You are on page 1of 171

häc viÖn kü thuËt qu©n sù

bé m«n ®¹n khoa vò khÝ

hoµng h¶i s¬n

C¬ së kÕt cÊu ngßi næ kh«ng


tiÕp xóc

(Gi¸o tr×nh dïng cho häc viÖn ®µo t¹o ®¹i häc)

hµ néi - 2008
MỤC LỤC

Trang
Mục lục 3
Ký hiệu (chữ viết tắt) 6
Lời nói đầu 7
Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÒI NỔ KHÔNG TIẾP 9
XÚC
1.1 Công dụng, phân loại ngòi nổ không tiếp xúc 9
1.2 Đặc điểm cấu tạo và những đặc trưng cơ bản của ngòi không 13
tiếp xúc
1.3 Giới thiệu nguyên lý hoạt động của một số loại ngòi không 15
tiếp xúc
1.3.1. Ngòi nổ quang học 15
1.3.2. Ngòi nổ tĩnh điện 26
1.3.3. Ngòi nổ từ trường 29
1.3.4. Ngòi nổ âm thanh 33
Chương 2: NHỮNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 37
CỦA NGÒI NỔ VÔ TUYẾN
2.1 Đặc điểm của hệ thống ra đa gần 37
2.1.1. Đặc tính của tín hiệu phản xạ 38
2.1.2. Đặc tính năng lượng 38
2.1.3. Đặc tính thời gian 39
2.1.4. Đặc tính ra lệnh 39
2.1.5. Vùng chết 40
2.2 Những nguyên lý hoạt động chính của ngòi vô tuyến 41
2.2.1. Theo phương pháp tách biệt tín hiệu phát và tín hiệu 41
thu.
2.2.2. Theo cách xây dựng sơ đồ cấu trúc. 42
2.2.3. Theo dải tần số sử dụng. 42
2.3 Ngòi vô tuyến xung 42
2.3.1. Nguyên lý làm việc 42
2.3.2. Các tham số chính của ngòi vô tuyến xung 46
2.3.3. Ưu nhược điểm của ngòi nổ vô tuyến xung 48
2.4 Ngòi vô tuyến xung - Đốple 50

3
2.4.1. Nguyên lý hoạt động 50
2.5 Ngòi vô tuyến điều tần 54
2.5.1. Phương pháp phổ 55
2.5.2. Phương pháp thời gian 59
2.6 Ngòi vô tuyến có phương pháp phân biệt tín hiệu bằng pha 62
(ngòi Đốple)
2.6.1. Bản chất của hiệu ứng Đốp le 63
2.6.2. Nguyên lý hoạt động của ngòi Đốple 67
2.6.3. Hiệu ứng pha Đốple ứng dụng cho ngòi Áptôđin 68
2.7 Ngòi vô tuyến bán chủ động 70
Chương 3: SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA 74
RA ĐA GẦN
3.1 Các đặc điểm động học của rađa gần 74
3.2 Sự tương tác của các mục tiêu với sơ đồ tạo phách 75
3.2.1. Tương tác với mục tiêu điểm 75
3.2.2. Tương tác với các mục tiêu phân bố 77
3.3 Sự tương tác của các mục tiêu với sơ đồ tự tạo phách 79
3.3.1. Tương tác với mục tiêu điểm 79
3.3.2. Tương tác với các mục tiêu phân bố 85
Chương 4: CÁC PHẦN TỬ CHÍNH CỦA NGÒI NỔ VÔ 87
TUYẾN
4.1 Thiết bị anten 87
4.1.1 Anten không độc lập 87
4.1.2. Anten độc lập 91
4.2 Phần cao tần 93
4.2.1. Bộ tạo dao động manhêtrôn 93
4.2.2. Các bộ tạo dao động dùng đèn 3 cực 96
4.2.3. Chế độ áp tô đin của bộ tự dao động dùng đèn ba cực 98
4.2.4. Bộ trộn 103
4.3 Phần thấp tần 105
4.3.1. Xác định các tham số chủ yếu của KĐTT 107
4.3.2. Sử dụng RC để tạo các bộ khuếch đại dải hẹp 110
4.3.3. Sự chọn lọc kết hợp trong các phần tử thấp tần 114
4.3.4. Tầng chấp hành 117
4.3.5. Khối nguồn 121

4
4.4 Các yêu cầu chiến kỹ thuật đối với ngòi nổ vô tuyến và các 123
bước thiết kế
4.5 So sánh hai phương pháp làm việc tạo phách và tự tạo phách 127
của ngòi vô tuyến Đốp le
4.5.1. Đánh giá về tín hiệu có ích ở đầu ra phần cao tần 127
4.5.2. Đánh giá về tạp âm nội bộ lớn nhất là các phần tử cao 129
tần (bộ dao động, bộ trộn, anten).
4.6 Các quan hệ chính khi chọn các tham số của ngòi vô tuyến 132
Chương 5: CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÒI KHÔNG 136
TIẾP XÚC PHÁO BINH
5.1 Các ngòi vô tuyến hệ I 136
5.1.1. Ngòi nổ vô tuyến AP-21 136
5.1.2. Ngòi nổ vô tuyến AP-21M 140
5.1.3. Ngòi nổ vô tuyến AP-26 141
5.1.4. Ngòi nổ vô tuyến AP-30 144
5.1.5. Ngòi nổ vô tuyến AP-27 147
5.2 Ngòi vô tuyến hệ II 150
5.2.1. Ngòi nổ vô tuyến T80E9A 152
5.2.2. Ngòi nổ vô tuyến T226A (M513) 155
Tài liệu tham khảo 168

5
KÝ HIỆU (CHỮ VIẾT TẮT)

MF1: Máy phát1


MF2: Máy phát2
MT: Máy thu
Máy phát CT: Máy phát cao tần
KĐTT: Khuyếch đại thấp tần
KĐ tr.gian: Khuyếch đại trung gian
KĐ: Khuyếch đại
BTS: Bộ tách sóng
KĐ tần số Đốp le: Khuyếch đại tần số Đốp le
TĐK: Tự động điều chỉnh hệ số khuyếch đại
KTX: Không tiếp xúc
TLCĐK: Tên lửa có điều khiển
CCCH: Cơ cấu chấp hành

6
LỜI NÓI ĐẦU

Ngòi nổ là một phần tử rất quan trọng của đạn dược, có nhiệm vụ điều khiển
sự làm việc của đầu đạn sau khi bắn ở một thời điểm nào đó nhằm đảm bảo hiệu
quả tác dụng cực đại của đầu đạn đối với mục tiêu. Trong đó ngòi nổ không tiếp
xúc giữ một vai trò đặc biệt và cần thiết cho việc tăng cường sức mạnh cho quân
đội, tăng độ chính xác tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất, mặt nước từ trên không,
các mục tiêu cơ động, đã dẫn đến sự ra đời của các loại ngòi có điều khiển. Ngòi
nổ không tiếp xúc có khả năng tự động chọn thời điểm làm việc để phát huy hết uy
lực của đầu đạn. Do vậy ngòi nổ không tiếp xúc đang được phát triển và sử dụng
rộng rãi trong tất cảc các loại đạn của không quân, hải quân, lục quân. Việc áp
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào bom đạn thường được đưa vào
hệ thống điều khiển quỹ đạo bay, điều khiển nổ của đạn. Ngày nay trong quân đội
xuất hiện nhiều loại ngòi đạn như: ngòi nổ lade, ngòi nổ hồng ngoại, ngòi nổ vô
tuyến với sự tích hợp các linh kiện điện tử, bán dẫn và vi mạch, vv… Hiện nay
trong trang bị của quân đội ta ngoài những lọai ngòi đạn do nước bạn cung cấp,
còn có một khối lượng lớn đạn dược mà ta thu được của địch, trong đó có rất
nhiều loại ngòi nổ vô tuyến. Chính vì vậy bất kỳ một sỹ quan, kỹ sư chuyên
nghành đạn đều phải cần thiết hiểu được đặc điểm, cấu tạo cũng như nguyên lý
hoạt động cơ bản của loại ngòi nổ không tiếp xúc nói chung và ngòi nổ vô tuyến
nói riêng, để có kiến thức khai thác sử dụng trong quá trình làm việc ở đơn vị. Số
lượng và chủng loại ngòi nổ không tiếp xúc rất phong phú nhưng chưa có giáo
trình, tài liệu nào giới thiệu một cách hệ thống và đầy đủ về cấu tạo, hoạt động,
tính năng công dụng của ngòi cũng như cách sử dụng, tính toán các thông số của
chúng.
Do đó giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích:
- giúp bạn đọc nắm được lý thuyết cơ bản về cấu tạo, công dụng, nguyên lý
hoạt động chung của ngòi nổ không tiếp xúc nói chung và ngòi nổ vô tuyến nói
riêng.

7
- giúp bạn đọc hiểu được đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các
loại ngòi nổ không tiếp xúc cụ thể, để hiểu rõ hơn lý thuyết chung đã nghiên cứu,
từ đó có cơ sở để tìm hiểu bất kỳ loại ngòi nổ không tiếp xúc nào.
- biết được tính năng tác dụng để từ đó có kiến thức nghiên cứu sử dụng, bảo
dưỡng và cải tiến các loại ngòi nổ không tiếp xúc thường gặp một cách khoa học
và hiệu quả.
Giáo trình này được viết với sự thu thập kiến thức từ nhiều tài liệu khác
nhau. Vì nguồn tài liệu có hạn nên trong giáo trình chỉ đề cập đến lý thuyết chung
nhất về cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của ngòi nổ không tiếp xúc và ngòi
nổ vô tuyến và chỉ đề cập đến nguyên lý hoạt động của một số ngòi nổ vô tuyến cụ
thể.

8
Chương 1
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÒI NỔ KHÔNG TIẾP
XÚC

1.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI NGÒI NỔ KHÔNG TIẾP XÚC


Ngòi nổ không tiếp xúc được dùng để kích nổ đầu đạn hay phần chiến đấu
ở một khoảng cách nhất định tới mục tiêu. Ngòi được sử dụng phổ biến nhất
trong tên lửa có điều khiển (TLCĐK), dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không.
Ngoài ra ngòi nổ không tiếp xúc còn dùng để kích nổ bom, thuỷ lôi, ngư lôi, đạn
pháo mặt đất tên lửa không điều khiển và có điều khiển khi bắn các mục tiêu trên
mặt đất. Việc sử dụng ngòi nổ không tiếp xúc cùng với các loại ngòi chạm nổ
hay ngòi hẹn giờ sẽ làm tăng hiệu quả chiến đấu của đạn được.
Ví dụ việc sử dụng ngòi nổ không tiếp xúc cho bom chống tầu thuỷ sẽ làm
tăng xác suất tiêu diệt tầu thuyền vì diện tích vùng văng mảnh đạn sẽ tăng lên so
với ngòi chạm nổ. Diện tích cần thiết mà bom phải rơi vào bị giới hạn bởi đường
cong (hình 1.1) tương đương với đường bao của tầu, cách đường bao đó một
khoảng bằng bán kính hoạt động của ngòi nổ.

rm
rm

Hình 1.1. Vùng không gian sát thương của bom chống tầu thuỷ

Trong trường hợp tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khi sử dụng dùng ngòi
không tiếp xúc sẽ tăng diện tích sát thương so với loại ngòi chạm nổ (hình 1.2)
Với ngòi nổ tiếp xúc (ngòi cơ khí) (hình 1.2a) thì diện tích vùng văng mảnh
đạn không lớn.
Còn đối với ngòi không tiếp xúc, do nổ cách mặt đất một khoảng cách H
nào đó cho nên diện tích vùng văng mảnh đạn rõ ràng sẽ cao hơn, và tạo ra một

9
vùng mảnh rộng hơn (hình 1.2b). Có nghĩa là khi H tăng thì diện tích vùng
văng mảnh đạn tăng, dẫn đến diện tích sát thương Sst tăng và hiệu quả tiêu diệt
mục tiêu W tăng.

a/ b/

Hình 1.2. Diện tích vùng văng mảnh đạn


a/ diện tích vùng văng mảnh đạn của ngòi cơ khí
b/ diện tích vùng văng mảnh đạn của ngòi cơ khí

Nhưng độ cao H chỉ tăng đến mức độ nào đó cho phép. Nếu H tăng quá giới hạn
thì mật độ mảnh rơi xuống mục tiêu lại giảm, động năng của các mảnh sẽ yếu đI,
lúc này hiệu quả tiêu diệt mục tiêu W lại giảm. Bởi vậy để đạt được hiệu quả sát
thương tốt nhất cần chọn độ cao điểm nổ tối ưu.

10o÷20o

Hình 1.3 Vùng không gianvăng mảnh đạn

10
Trường hợp bắn tên lửa phòng không ngòi nổ không tiếp xúc có ảnh hưởng
lớn tới hiệu quả bắn. Như đã biết khi bắn mục tiêu trên không ngay cả trường
hợp tên lửa có điều khiển xác suất rơi trúng vào mục tiêu cũng không lớn lắm.
Do vậy đối với tên lửa “không-không” người ta sử dụng phần chiến đấu có ngòi
nổ tác động xa, ngòi nổ này có khả năng tiêu diệt mục tiêu khi rơi thẳng vào nó,
cũng như khi kích nổ ở một khoảng cách nào đó. Dạng phần chiến đấu đặc trưng
của loại này là phần chiến đấu nổ mảnh định hướng. Không gian văng mảnh
thường giới hạn bởi hai mặt hình nón với đỉnh tại khối tâm của phần chiến đấu
(hình 1.3). Trong mặt phẳng bất kỳ có chứa trục tên lửa, nó được biểu thị bởi
hình quạt với góc kẹp 10o÷20o. Điều đặc biệt này của phần chiến đấu tác động
mảnh là do những yêu cầu rất nghiêm ngặt về độ chính xác của thời điểm kích
hoạt ngòi nổ. Để hướng luồng mảnh về phía mục tiêu việc kích nổ phần chiến
đấu phải được tiến hành ở vị trí xác định tương đối giữa tên lửa với mục tiêu.
Trên hình 1.4 biểu thị sơ đồ tiếp cận của tên lửa với mục tiêu trong trường hợp
khi tên lửa đuổi mục tiêu theo cùng đường bay. Nhưng do sai số của hệ thống
điều khiển nên tên lửa bay theo đường cách mục tiêu một khoảng r. Khi xét
chuyển động tương đối của tên lửa ta dễ dàng kết luận rằng để mảnh đạn bay vào
mục tiêu hay sự tiêu diệt mục tiêu chỉ có thể xẩy ra nếu ngòi nổ làm việc trong
đoạn quỹ đạo O-O’ giữa hai đoạn thẳng kẻ từ điểm đầu và điểm cuối mục tiêu với
góc ϕ1, ϕ2 tương ứng với dẻ quạt văng mảnh của phần chiến đấu. Đoạn O-O’
được xác định bởi sai số cho phép của điểm kích hoạt ngòi nổ dọc theo quỹ đạo
tên lửa.

ϕ2 ϕ2
ϕ1 ϕ1

O’ O

Hình 1.4 Sơ đồ tiếp cận của tên lửa với mục tiêu

11
Đối với trường hợp quạt văng mảnh hẹp và độ bắn trượt thực tế của tên lửa
đoạn thẳng O-O’ xấp xỉ bằng chiều dài của mục tiêu. Nếu như coi chiều dài trung
bình của máy bay tiêm kích là 12m, còn máy bay ném bom là 30-40m thì xác
suất độ lệch cho phép điểm làm việc của ngòi nổ có thể lấy bằng 1,5÷2m đối với
máy bay tiêm kích và 3÷5m đối với máy bay ném bom. Với độ chính xác như thế
này các cơ cấu ngòi nổ hẹn giờ không thể bảo đảm được, vì sai số làm việc của
nó lớn hơn nhiều. Trong trường hợp này chỉ có dùng ngòi nổ không tiếp xúc mới
có thể bảo đảm được độ chính xác nói trên.
Ngòi nổ không tiếp xúc làm việc hoặc dưới tác động của mục tiêu mà nó
cần tiêu diệt, hoặc dưới tác động của môi trường bao quanh mục tiêu. Tác động
của mục tiêu tới ngòi nổ có liên quan tới khả năng của một số mục tiêu có thể
bức xạ hoặc phản xạ năng lượng ở dạng này hay dạng khác. Ví dụ như máy bay,
tên lửa có cánh, phần chiến đấu của tên lửa đạn đạo, vệ tinh… Máy bay khi bay
sẽ là nguồn bức xạ âm thanh và năng lượng điện từ trường từ tia hồng ngoại, tới
tia cực tím, đồng thời nó cũng có tính phản xạ sóng vô tuyến rất tốt. Độ lớn của
năng lượng ở mỗi điểm trong không gian quanh mục tiêu phụ thuộc vào vị trí
tương đối của nó so với mục tiêu. Khi biết mối phụ thuộc này ta có thể xác định
được vị trí tương đối của mục tiêu và đạn.
Tuỳ thuộc vào nguồn gốc phát sinh ra năng lượng mà ngòi nổ không tiếp
xúc sử dụng để đưa nó vào trạng thái làm việc mà chúng có thể phân chia thành
các dạng: bị động, chủ động và nửa chủ động. Ở dạng thứ nhất dùng năng lượng
bức xạ từ mục tiêu, ở dạng thứ hai ngòi nổ tự bức xạ năng lượng và sử dụng một
phần năng lượng phản xạ từ mục tiêu để xác định thời điểm làm việc của ngòi nổ.
Ngòi nổ dạng nửa chủ động cũng giống như ngòi chủ động là sử dụng năng
lượng phản xạ từ mục tiêu để xác định điểm làm việc của ngòi, nhưng khác một
điểm là nó không có nguồn bức xạ năng lượng. Để chiếu xạ mục tiêu trong
trường hợp này người ta dùng nguồn đặt ở mặt đất hoặc trên máy bay. Để cho
ngòi nổ không tiếp xúc làm việc có thể sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác
nhau: điện từ trường, từ trường, điện trường, âm thanh,…
Ngòi nổ không tiếp xúc có thể chia thành:
- ngòi điện tĩnh (dùng năng lượng điện trường);
- ngòi từ trường (dùng năng lượng từ trường);
- ngòi nổ quang học (dùng năng lượng điện từ trường trong dải từ tia hồng
ngoại tới tia cực tím);
- ngòi nổ âm thanh (dùng năng lượng âm thanh);

12
- ngòi thuỷ động học (dùng năng lượng dao động của nước khi tầu chuyển
động);
- ngòi chấn động (dùng năng lượng dao động (chấn động) của đất khi xe
tăng, tầu hoả… chuyển động);
- ngòi vô tuyến (dùng năng lượng điện từ trường ở dải sóng vô tuyến).
Hoạt động của những loại ngòi nổ làm việc dưới ảnh hưởng của môi trường
bao quanh mục tiêu, dựa trên quy luật thay đổi áp suất của môi trường theo
hướng vuông góc với mặt đất. Những ngòi nổ dạng này là: ngòi khí áp và ngòi
thuỷ tĩnh. Ngòi nổ khí áp không tiếp xúc xác định thời điểm làm việc của nó theo
sự phụ thuộc vào áp suất khí quyển ở độ cao trên mục tiêu (phía trên mặt đất).
Ngòi nổ loại này sẽ làm việc ở độ cao cho trước khi áp suất khí quyển đạt được
giá trị tương ứng. Các ngòi nổ thuỷ tĩnh dùng để kích nổ những quả thuỷ lôi
(bom) ở độ sâu cho trước so với mặt nước.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA NGÒI KHÔNG TIẾP XÚC
Ngòi không tiếp xúc khác các dạng ngòi khác ở cấu trúc của cảm biến mục
tiêu. Cảm biến mục tiêu có nhiệm vụ tạo lệnh kích nổ phần chiến đấu do tác động
tương tác không tiếp xúc với mục tiêu. Cảm biến của ngòi không tiếp xúc dạng
chủ động gồm có thiết bị thu phát, nó dùng để chiếu xạ vào mục tiêu bằng dạng
năng lượng này hay dạng năng lượng khác, thu nhận năng lượng bức xạ từ mục
tiêu và tạo ra lệnh kích nổ. Cảm biến của ngòi dạng bị động hay nửa bị động là
một máy thu, dùng để tiếp nhận năng lượng bức xạ của chính mục tiêu.
Ngoài ra ngòi không tiếp xúc còn có mạch kích nổ (phát hoả) cơ cấu mở
bảo hiểm xa, cơ cấu bảo hiểm và bộ phận tự huỷ về nguyên tắc chúng cũng giống
như ở các ngòi cơ khí và diện tác động va đập hay hẹn giờ. Thông thường các bộ
phận nói trên của ngòi không tiếp xúc được bố trí thành một khối và được gọi là
cơ cấu chấp hành - bảo hiểm. Theo kết cấu và các đặc trưng của nhiệm vụ cần
giải quyết cơ cấu chấp hành - bảo hiểm có thể gọi là ngòi nổ cơ điện làm việc
theo lệnh từ cảm biến mục tiêu.
Những đặc trưng cơ bản của ngòi không tiếp xúc ảnh hưởng tới hiệu quả
chiến đấu của đạn là: bề mặt làm việc, độ chính xác, khả năng chống nhiễu và độ
tin cậy.
- Bề mặt làm việc của ngòi kông tiếp xúc là vị trí hình học của mục tiêu so
với đạn hay là vị trí tương đối của đạn so với mục tiêu tại thời điểm làm việc của
ngòi. Đối với mỗi quỹ đạo tương đối của đạn (hình 1.5) bề mặt làm việc được

13
xác định bởi vị trí trung bình của điểm đặc trưng cho vị trí tương đối của đạn với
mục tiêu tại thời điểm làm việc của ngòi. Để đơn giản gọi điểm đó là điểm làm
việc của ngòi nổ.
Hình dáng của bề mặt làm việc phụ thuộc vào loại ngòi nổ, các đặc trưng…,
còn vị trí tương đối của mục tiêu lại phụ thuộc vào điều kiện tiếp cận của đạn với
mục tiêu (hướng tiếp cận, tốc độ tương đối của đạn…). Trong trường hợp khi
cảm biến của ngòi không tiếp xúc tác động tương tác với mục tiêu có kích thước
nhỏ như máy bay chẳng hạn, thì kích thước của bề mặt làm việc bị hạn chế bởi
độ trượt giới hạn của đạn rm, nó được gọi là bán kính hoạt động của ngòi không
tiếp xúc. Khi độ trượt vượt quá giá trị rm thì ngòi nổ không làm việc, bởi vì tín
hiệu từ

rm

Hình 1.5. Bề mặt làm việc của ngòi kông tiếp xúc

mục tiêu nhỏ hơn độ nhậy của thiết bị thu tin của cảm biến.
Ttong trường hợp bắn mục tiêu mặt đất, khi ngòi nổ tác động tương tác với
mặt đất thì vị trí tương đối của đạn so với mục tiêu tại thời điểm đạn nổ xác định
bởi độ cao làm việc của ngòi nổ. Độ cao làm việc của ngòi là đặc trưng của ngòi
nổ không tiếp xúc khi bắn mục tiêu mặt đất.
- Độ chính xác của ngòi nổ là một đặc trưng xác định những giá trị độ lệch
có thể của những điểm làm việc thực tế của nó. Những nguyên nhân gây ra
những sai lệch điểm làm việc ngòi nổ có thể là: sai lệch chế tạo các tham số của
các bộ phận trong cảm biến mục tiêu của ngòi nổ không tiếp xúc, độ ổn định làm
việc không của cảm biến, đặc tính ngẫu nhiên của quá trình tương tác giữa cảm
biến với mục tiêu… Giá trị đặc trưng cho độ chính xác của ngòi nổ không tiếp
xúc là độ sai lệch quân phương trung bình của điểm làm việc của ngòi nổ so với
bề mặt làm việc của nó.
14
- Tính chống nhiễu của ngòi nổ đó là khả năng không kích hoạt dưới tác
động của các tín hiệu giả - nhiễu. Sự chịu đựng được những tác động của nhiễu
tạp là ưu điểm cơ bản của ngòi nổ không tiếp xúc so với ngòi nổ va đập và ngòi
nổ hẹn giờ. Những nhiễu tạp đối với sự hoạt động của ngòi nổ không tiếp xúc có
thể phát sinh ngay trong cảm biến của nó hay do đối phương gây ra. Loại nhiễu
thứ nhất là các loại nhiễu tự nhiên, loại nhiễu thứ hai là các nhiễu nhân tạo.
Ví dụ về các loại nhiễu tự nhiên là những nhiễu tạp do các đèn điện tử sinh
ra, hoặc do các phần tử của cảm biến, sự rung lắc của các bộ phận khi đạn bay
hoặc do sự có mặt của sương mù, mây, tuyết hoặc những sự không đồng nhất cục
bộ của môi trường. Ví dụ về các loại nhiễu nhân tạo là máy phát nhiễu chuyên
dùng, những đám dải băng kim loại. Dưới tác động của nhiễu ngòi nổ có thể bị
kích hoạt sớm hơn và gây nổ ở cự ly cách xa mục tiêu, như vậy sẽ không gây
nguy hiểm cho mục tiêu. Bởi vậy những loại ngòi không tiếp xúc có độ nhậy cao
là điểm bất lợi của nó trong sử dụng.
- Độ tin cậy của ngòi nổ không tiếp xúc được đánh giá bởi xác suất làm việc
không hỏng hóc của ngòi dưới tác động của mục tiêu. So với ngòi nổ cơ khí thì
ngòi nổ không tiếp xúc có độ tin cậy thấp hơn bởi vì trong nó có chứa nhiều linh
kiện điện tử, mà những linh kiện điện tử có độ tin cậy kém hơn các linh kiện cơ
khí.
1.3. GIỚI THIỆU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
NGÒI KHÔNG TIẾP XÚC
1.3.1. Ngòi nổ quang học
a. Nguyên lý hoạt động của ngòi nổ quang thụ động
Ngòi nổ quang học không tiếp xúc thụ động được ứng dụng trong các tên
lửa phòng không. Hoạt động của chúng chủ yếu dựa trên sự ứng dụng bức xạ
hồng ngoại của mục tiêu.
Nguồn bức xạ hồng ngoại của mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa…) là
những bộ phận bị nung nóng của chúng như động cơ, thân khi tốc độ bay thấp thì
sự bức xạ của thân cũng thấp so với bức xạ của động cơ và dòng khí của nó.
Song sự bức xạ này sẽ tăng khi tốc độ chuyển động tăng lên. Ví dụ vỏ của máy
bay bay ở dộ cao 10 km với vận tốc M = 0,8 có nhiệt độ là 250oK, khi tăng tốc độ
lên M = 2,4 thì nhiệt độ của vỏ máy bay tăng lên khoảng 2 lần, còn công suất bức
xạ hồng ngoại lại tăng lên 16 lần.

15
Sự bức xạ của động cơ phản lực có biểu hiện định hướng rất rõ nét. Phần
chủ yếu của bức xạ động cơ sinh ra ở vùng phía sau vật bay nơi mà luồng khí thải
ra của động cơ. Do tính chất bức xạ đó nên làm hạn chế việc sử dụng ngòi nổ
quang học nghĩa là chỉ có thể bắn ở nửa cầu phía sau mục tiêu. Đối với sự bức xạ
của vỏ mục tiêu được phân bố đều về mọi phía. Khi ứng dụng sự bức xạ năng
lượng của thân có thể tiến hành bắn từ mọi hướng. Dải bước sóng mà ở đó năng
lượng bức xạ hồng ngoại lớn nhất được xác định bởi nhiệt độ của nguồn bức xạ.
Khi tăng nhiệt độ của nguồn bức xạ, bức xạ lớn nhất sẽ dịch về vùng có bước
sóng ngắn hơn. Ví dụ nhiệt độ nguồn bức xạ là 300oC sẽ có cường độ bức xạ
hồng ngoại lớn nhất ở bước sóng khoảng 5µm khi nhiệt độ nguồn bức xạ bằng
100oC, thì bức xạ cực đại xẩy ra ở bước sóng 7,8µm. Phần vật liệu kim loại bị
nung nóng của động cơ phản lực có bức xạ cực đại ở bước sóng khoảng 3,5µm.
Đặc tính phổ bức xạ của động cơ phản lực hoàn toàn tương ứng với phổ đặc
trưng nhậy cảm của quang trở chế tạo từ sunfua chì. Quang trở bằng sunfua chì
(PbS) có độ nhậy cực đại ở dải sóng λ = 3 ÷ 3,5 µm nên có thể sử dụng nó làm
phần tử cảm biến của ngòi nổ quang học không tiếp xúc để kích hoạt ngòi nổ từ
sự bức xạ của động cơ phản lực ở mục tiêu trên không. Độ nhậy của quang trở
sunfua chì phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Khi giảm nhiệt độ vùng nhậy cảm cực
đại di chuyển về phía bước sóng lớn hơn. Khi quang trở là PbS được làm mát tới
nhiệt độ tương ứng có thể dùng cho các ngòi nổ làm việc ở nhiệt độ bức xạ thấp
ví dụ như bức xạ của vỏ máy bay.
Cũng với mục đích trên người ta đã sử dụng những quang trở chế tạo từ
gecmani (Ge), hợp chất antimon-inđi… có vùng nhậy cảm đến 10µm. Để làm
mát quang trở, người ta sử dụng những thiết bị chuyên dùng nitơ lỏng, hiđrô
lỏng, axit cacbonnic rắn…
Sơ đồ khối của ngòi nổ quang học làm việc theo bức xạ hồng ngoại của các
mục tiêu trên không biểu thị trên hình 1.6. Cảm biến mục tiêu của ngòi nổ là máy
thu quang học, thu nhận bức xạ hồng ngoại từ mục tiêu rồi biến đổi thành tín hiệu
điện - lệnh kích hoạt ngòi nổ quang học không tiếp xúc. Máy thu có vùng nhậy
cảm rất hẹp giới hạn bởi hai mặt hình nón có góc mở 1,5-2o. Hình dáng của vùng
nhạy cảm như vậy sẽ bảo đảm quan sát không gian bao quanh tên lửa và bảo đảm
sự đồng bộ hoạt động định hướng của ngòi nổ với phần chiến đấu. Vùng nhậy
cảm sẽ xác định vị trí hình học của nguồn bức xạ so với tên lửa khi các tia bức xạ
lọt vào máy thu. Khi vùng nhậy cảm nhỏ sẽ bảo đảm cho việc hạn chế những tín
hiệu nhiễu tạp lọt vào máy thu đồng thời giảm tác động ảnh hưởng của phông tới

16
sự làm việc của ngòi. Ngòi nổ sẽ được kích hoạt ở vị trí tương đối, xác định giữa
đạn và mục tiêu tại thời đểm nguồn bức xạ đi qua vùng nhậy cảm, nó sẽ tác động
vào quang trở, làm thay đổi độ dẫn điện của nó. Trong máy thu sẽ sinh ra xung
điện áp, mặt đầu của xung này tương ứng với thời điểm nguồn bức xạ đi vào
vùng nhậy cảm, mặt sau của xung trùng với thời điểm nguồn bức xạ thoát ra khỏi
vùng nhậy cảm của máy thu.

Máy thu Khối giữ Cơ cấu


Khuếch đại
quang học chậm chấp hành

Hình 1.6. Sơ đồ khối của ngòi nổ quang học

Xung điện áp này chính là lệnh kích hoạt ngòi nổ. Sau khi được khuếch đại
và giữ chậm một thời gian xác định nó sẽ được dẫn tới cơ cấu chấp hành. Việc
giữ chậm nhằm mục đích làm trùng hợp bề mặt làm việc của ngòi nổ ở vị trí cần
thiết.
Thành phần của máy thu quang học gồm có: hệ thống quang, quang trở lắp
trong sơ đồ điện. Hệ thống quang có nhiệm vụ thu nhận năng lượng bức xạ của
mục tiêu và hội tụ nó trên mặt làm việc của quang trở.

1 2

1 2
f

Hình 1.7 Hệ thống quang dùng một thấu kính thu dạng hình trụ

17
Sơ đồ mạch điện dùng để biến đổi sự biến thiên độ dẫn điện của quang trở
dưới tác động của nguồn bức xạ từ mục tiêu thành xung điện áp - tín hiệu làm
việc của ngòi. Trong các ngòi nổ quang học có thể áp dụng một trong hai dạng hệ
thống quang: hệ thấu kính và hệ thống gương.
Hệ thống thấu kính gồm một hay nhiều thấu kính quan sát vòng tròn. Trên
hình 1.7 là hệ thống quang dùng một thấu kính thu dạng hình trụ. Trục của thấu
kính trùng với trục của tên lửa. Bán kính trong của thấu kính bằng tiêu cự f. Dọc
theo trục của thấu kính đặt quang trở dạng hình trụ. Lớp cảm quang của quang
trở được phủ lên bề mặt bên của hình trụ. Trường nhìn của thấu kính là vùng
nhậy cảm của máy thu, giới hạn bởi hai mặt côn (nón), nó được tạo nên bằng
cách quay các tia 1-1 và 2-2 quanh trục của thấu kính. Độ rộng trường nhìn của
thấu kính trong mặt phẳng kinh tuyến xác định bởi góc 2α theo công thức

2α = 2artg
2f
trong đó lφ - chiều dài của quang trở.
Độ nghiêng trường nhìn của thấu kính lệch đi một góc cho trước so với
pháp tuyến của trục thấu kính được tiến hành bằng cách dịch chuyển quang trở
dọc theo trục của thấu kính.
Để giảm ảnh hưởng của các bia nhìn thấy và các tia hồng ngoại ở ngoài dải
làm việc của phổ, người ta đặt ở phía trước quang trở bộ lọc ánh sáng chuyên
dụng. Các bộ lọc tia hồng ngoại có thể làm bằng kính trên phủ lớp keo động vật
hay bằng chất dẻo hoặc các loại vật liệu khác…

Rφ R
1 i
E
2

a/ b/
Hình 1.8. Hệ thống gương quang trong ngòi
a/ Hệ thống gương quang
b/ Sơ đồ mạch điện của máy thu quang học
18
Hệ thống gương quang (hình 1.8a) được cấu tạo từ một hay một số gương
parabol 1, gương này có nhiệm vụ thu nhận hồng ngoại chiếu vào chúng và
hướng chúng về quang trở 2 đặt ở tiêu diện của gương. Mặt gương sau khi làm
bóng còn được tráng một lớp phản xạ mỏng, thường là bằng nhôm.
Gương được đặt trong thân ngòi nổ hay trong tên lửa. Để cho các chùm tia
hồng ngoại lọt vào gương trên thân của ngòi có các lỗ chuyên dụng. Sơ đồ mạch
điện của máy thu quang học biểu thị trên hình 1.8b. Trước khi tên lửa tới gần
mục tiêu, qua quang trở có một dòng điện cố định
E
i= (1.1)
R + Rφ
trong đó E - điện áp nguồn nuôi.
Khi mục tiêu bay qua vùng nhậy cảm của ngòi trong mạch xuất hiện một
xung dòng điện ∆i xác định theo công thức
∂i
∆i = ∆Rφ (1.2)
∂Rφ
trong đó ∆Rφ - giá trị thay đổi điện trở khi có mục tiêu bay qua vùng nhạy cảm
của máy thu (khi có dòng bức xạ từ mục tiêu vào máy thu).
Từ (1.1) ta có
∂i E
=− (1.3)
∂Rφ ( R + Rφ ) 2
Thay (1.3) vào (1.2) ta có:
E ∆Rφ
∆i = (1.4)
( R + Rφ ) 2
Xung điện áp của tín hiệu hữu ích lấy từ phụ tải dẫn tới đầu vào của khuếch
đại là:
ER∆Rφ
∆U = ∆iR =
( R + Rφ ) 2
hay là
EP φ
∆U = Sφ (1.5)
(1 + P ) 2
R
trong đó P = ;

19
φ - thông lượng bức xạ chiếu vào quang trở;
∆R
Sφ = φ - độ nhậy của quang trở.
φRφ
Trong (1.5) độ nhậy của quang trở là đại lượng thay đổi quang trở khi ta
chiếu lên nó một thông lượng bức xạ là 1W hay 1 numen. Từ (1.5) ta thấy giá trị
tín hiệu tạo ra bởi máy thu quang học của ngòi nổ quang học không tiếp xúc phụ
thuộc vào: thông lượng bức xạ φ, độ nhậy của quang trở Sφ, điện áp nguồn và tỉ
R
số giữa phụ tải với quang trở ( ). Khi cho trước các đặc tính bức xạ của mục

tiêu, các đặc trưng của máy thu quang học và độ bắn trượt của đạn, đại lượng ∆U
được xác định theo phương pháp đã biết của kỹ thuật hồng ngoại.
Khi tên lửa tiếp cận với mục tiêu theo cùng hướng bay làm việc theo bức xạ
nhiệt của động cơ thì bề mặt làm việc của ngòi quang học không tiếp xúc là một
hình nón (hình 1.9) có đỉnh là tâm tiết diện mặt cắt tới hạn của loa phụt động cơ,
còn trục của hình nón trùng với trục đối xứng của loa phụt kéo dài.

Rm

Z

β
l1 Vtd
r

Hình 1.9. Bề mặt làm việc của ngòi quang học khi đạn tiếp cận với mục tiêu

Góc hợp bởi trục của hình nón với các đường sinh của nó bằng góc hợp bởi
trường nhìn của máy thu với trục của tên lửa. Độ dài của hình nón hạn chế bởi
bán kính hoạt động của ngòi nổ rm. Tại thời điểm tên lửa bay vào bất kỳ điểm nào

20
đó của mặt nón thì bức xạ năng lượng từ loa phụt của động cơ sẽ hướng vào máy
thu của ngòi.
Từ đó ta thấy phương trình của bề mặt làm việc của ngòi nổ quang học
không tiếp xúc có thể viết dưới dạng
Zo = a + br (1.6)
Trong đó b = ctgβ
β - góc giữa trục tên lửa với trường nhìn của máy thu.
Đối với ngòi nổ không quán tính a = l1, l1 - khoảng cách từ trọng tâm máy
bay tới miệng loa phụt của động cơ. Trong trường hợp ngòi nổ có mạch giữ chậm
thì a = l1 - V1dtK. Sự tản mát điểm làm việc của ngòi là do sự dao động (thăng
giáng) của luồng phụt của động cơ và sự sai lệch của thời gian giữ chậm tK.
Nhiễu tự nhiên đối với ngòi nổ quang học thụ động là bức xạ thẳng của mặt
trời và của những đám mây được mặt trời chiếu xạ. Khi có bức xạ của ánh sáng
mặt trời hay phản xạ của các đám mây vào máy thu thì ngòi nổ sẽ bị nổ sớm. Để
làm giảm ảnh hưởng của tia bức xạ mặt trời người ta dùng các bộ lọc đặt trước
máy thu quang học.

Kênh I
Máy thu Khuếch đại Mở rộng
quang học xung xung

Kênh II τ
Máy thu Khuếch đại Sơ đồ Khối Cơ cấu
quang học xung trùng hợp giữ chậm chấp hành

Hình 1.10. Sơ đồ khối của ngòi nổ quang học có hai kênh

Để nâng cao khả năng chống nhiễu tự nhiên người ta chế tạo ngòi nổ có hai
kênh (hình 1.10). Trường nhìn của kênh I tạo với trục tên lửa một góc β1 nhỏ hơn
góc β2 của trường nhìn kênh II. Khi tên lửa bay tới mục tiêu phần năng lượng
bức xạ từ mục tiêu sẽ cắt trường nhìn của kênh I trước, sau đó đến trường nhìn
của kênh II. Ở thời điểm các trường nhìn cắt mục tiêu, trong máy thu xuất hiện
xung điện áp, xung này dùng để khởi động ngòi nổ. Xung xuất hiện ở kênh I sau
khi khuếch đại và hạn chế theo biên độ, nó được mở rộng theo thời gian tác động
τ (tăng độ rộng của xung). Xung được mở rộng dẫn tới khối trùng hợp. Đồng thời

21
xung xuất hiện ở kênh II cũng được dẫn tới sơ đồ trùng hợp. Nếu hai xung này
trùng hợp với nhau theo thời gian tác động thì từ đầu ra của sơ đồ xuất hiện một
xung mới, đó là lệnh điều khiển ngòi nổ làm việc. Xung này đưa qua khối giữ
chậm rồi tới cơ cấu chấp hành. Qua đó ta thấy rằng ngòi nổ quang học chỉ làm
việc trong trường hợp khi xung của kênh II xuất hiện chậm hơn xung của kênh I
một khoảng thời gian ∆t < τ. Khi bỏ qua độ rộng trường nhìn của các máy thu
quang học ta có thể xác định đại lượng ∆t từ hình 1.11 theo biểu thức sau:
∆Z
∆t =
Vtd

trong đó ∆Z - quãng đường bay được của tên lửa so với mục tiêu trong khoảng
thời gian ∆t.
Đại lượng ∆Z phụ thuộc vào độ trượt của tên lửa và hướng tiếp cận mục
tiêu.

∆Z = r ( ctg β1 − ctg β 2 )
r ( ctg β1 − ctg β 2 ) (1.7)
∆t =
Vtd

∆Z r

Z β1 β
2
O

Hình 1.11

Giá trị ∆t tăng khi độ trượt tăng. Mối phụ thuộc này dẫn tới việc hạn chế
bán kính hoạt động của ngòi nổ. Bán kính hoạt động của ngòi nổ quang học ro bị
hạn chế bởi thời gian lựa chọn của sơ đồ, được tính theo điều kiện.
∆t = τ

22
Sử dụng điều kiện này và công thức (1.7) ta xác định được ro theo biểu
thức:
τVtd
ro = (1.8)
ctg β1 − ctgβ 2
Vì bán kính hoạt động của ngòi quang học không tiếp xúc còn bị hạn chế
bởi độ nhậy của máy thu, nên nó có thể tính như sau:
⎧rm khi ro 〉 rm
Rm = ⎨ (1.9)
⎩ro khi ro 〈 rm
trong đó rm - bán kính độ nhạy của máy thu quang học.
Sở dĩ ngòi quang học hai kênh có khả năng chống nhiễu cao là vì nếu tên
lửa bay cách vùng nhiễu một khoảng r > ro, ngòi nổ vẫn không làm việc mặc dù
cường độ xung ở đầu vào của tầng trùng hợp có lớn bao nhiêu đi nữa. Ngòi nổ
quang học kiểu này cũng loại trừ khả năng làm việc bởi phát xạ từ mặt trời. Do
mặt trời ở cách xa tên lửa gần như vô cực cho nên nó không thể cắt vùng nhậy
cảm của hai kênh máy thu lập với trục tên lửa ở những góc khác nhau.

Nhiễu tích cực đối với ngòi nổ quang học còn có thể là nguồn phát xạ hồng
ngoại do mục tiêu phóng ra.

b. Nguyên lý hoạt động của ngòi nổ quang học chủ động

Ngòi nổ quang chủ động dùng để bắn các mục tiêu trên không, trên mặt đất
sơ đồ nguyên lý cảm biến của ngòi nổ dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất biểu thị
trên hình 1.12.

23
C
e 2 3 R
E
1

2α 2α
β β HD
H

δ1

Hình 1.12 sơ đồ nguyên lý cảm biến của ngòi nổ quang học chủ động dùng để
tiêu diệt mục tiêu mặt đất

Cấu tạo của cảm biến gồm máy phát và máy thu năng lượng bức xạ. Phần
tử chính của máy phát là hệ quang 1, nguồn năng lượng phát xạ 2, bộ phận điều
biến 3.
Nguồn năng lượng phát xạ là một bóng đèn sợi đốt đặt ở tiêu điểm của thấu
kính. Nguồn nuôi đèn có thể là nguồn điện 1 chiều hoặc xoay chiều e. Nguồn
năng lượng bức xạ của đèn được thấu kính hội tụ thành chùm tia hẹp hướng tới
vật cản và chiếu vào diện tích δ1 của nó. Từ diện tích này sẽ xẩy ra khuếch tán
phản xạ chùm tia bức xạ
Bộ phận điều chế là một đĩa có các rãnh (hình 1.13), đĩa điều chế quay nhờ
động cơ. Đĩa được đặt ở giữa đèn và thấu kính sao cho các rãnh cắt của đĩa nằm
đối diện với đèn. Nhờ có đĩa mà năng lượng bức xạ chỉ rơi vào kính vật tại thời
điểm mà

24
Hình 1.13. Đĩa điều chế
rãnh của đĩa đối diện với đèn. Do vậy năng lượng bức xạ được truyền ra không
liên tục mà ngắt quãng dưới dạng xung.. Hình dạng của xung phụ thuộc vào hình
dạng của rãnh cắt trên đĩa, còn tần số của chúng phụ thuộc vào số lượng rãnh và
tốc độ quay của đĩa. Đĩa điều chế dùng để cho máy thu có khả năng phân biệt
(tách) dòng bức xạ của máy phát phản xạ từ vật cản với cường độ cố định của
ánh sáng mặt trời.
Thành phần chính của máy thu là hệ quang, quang trở và sơ đồ biến đổi.
Quang trở được bố trí ở tiêu diện của thấu kính, thấu kính này có hình dạng và
kích thước tương tự như thấu kính của máy phát. Độ rộng trường nhìn của máy
thu xác định bởi góc 2α, và bằng độ rộng của chùm tia, trong đó thông lượng
được hội tụ nhờ thấu kính của máy phát.
Sơ đồ biến đổi của máy thu gồm nguồn điện một chiều E, quang trở Rφ và
phụ tải, phụ tải này thông qua tụ phân cách C liên hệ với đầu vào của khuếch đại.
Khi không có thông lượng biến đổi tác động lên quang trở thì trong mạch biến
đổi có dòng điện cố định chạy qua Rφ và R. Điện áp rơi trên phụ tải R là một đại
lượng không đổi nên không truyền qua tụ C tới đầu vào của khuếch đại. Khi tiến
dần tới vật cản (mục tiêu) phần diện tích bị “chiếu sáng” của nó sẽ rơi vào trường
nhìn của máy thu. Thông lượng phản xạ từ diện tích này sẽ rơi vào thấu kính của
máy thu và hướng nó vào quang trở. Dưới tác động của thông lượng biến thiên
theo thời gian làm cho giá trị của quang trở cũng thay đổi theo dẫn đến làm thay
đổi giá trị dòng điện chạy trong mạch. Điện áp xoay chiều rơi trên phụ tải R được
dẫn qua tụ phân cách tới đầu vào của KĐ và là tín hiệu làm việc của ngòi nổ. Tín
hiệu này sẽ kích nổ ngòi nổ ở độ cao đã định. Trong những điều kiện như nhau
độ cao làm việc của ngòi nổ phụ thuộc vào dạng vật cản, nó xác định bởi hệ số
phản xạ thông lượng.
25
Trong điều kiện thực tế của việc sử dụng ngòi nổ quang học trong chiến
đấu, hệ số phản xạ có thể thay đổi từ 0,03 (nhựa đường, đất canh tác) đến 0,9
(tuyết). Để giản đơn cho việc điều hưởng sơ đồ ngòi nổ làm việc với vật cản có
hệ số phản xạ nhỏ nhất người ta làm lệch trường nhìn của hệ quang trong máy
phát và máy thu so với trục ngòi nổ một góc β. Để tạo được góc nghiêng β người
ta dịch chuyển đèn sợi đốt và quang trở trong tiêu diện của thấu kính. Trong
trường hợp khi độ nghiêng của trường nhìn thấu kính ở độ cao Ho tất cả diện tích
được chiếu sáng bởi máy phát trùng với trường nhìn của máy thu. Ở độ cao này
tín hiệu làm việc của ngòi nổ quang học đạt giá trị cực đại. Độ cao Ho được gọi là
độ cao điều hưởng của ngòi nổ. Sơ đồ của ngòi nổ sẽ được điều hưởng sao cho
nó sẽ làm việc ở độ cao Ho khi vật cản có hệ số phản xạ nhỏ nhất. Rõ ràng là sự
hoạt động của ngòi nổ quang học đối với tất cả các dạng vật cản khác sẽ tiến
hành ở độ cao hơn Ho. Ngoài dạng vật cản ra độ cao làm việc của ngòi quang học
không tiếp xúc còn chịu ảnh hưởng của: tham số kết cấu ngòi (công suất của đèn
nguồn, độ nhậy của quang trở, độ rộng của trường nhìn, hệ số khuếch đại của
khuếch đại…), góc gặp giữa đạn và vật cản, trạng thái khí quyển, độ chiếu sáng
của vật cản, các tia mặt trời…
Sơ đồ cảm biến của ngòi nổ quang học không tiếp xúc cho trên hình 1.14,
nó dùng cho tên lửa bắn mục tiêu trên không.Trong hệ quang của máy phát và
máy thu có các thấu kính hình trụ bảo đảm trường nhìn vòng tròn xung quanh tên
lửa. Vì máy phát cần phải bức xạ năng lượng trong phạm vi không gian giới hạn
bởi trường nhìn vòng tròn, nên năng lượng tiêu thụ đòi hỏi lớn hơn nhiều so với
trường hợp bắn mục tiêu mặt đất. Máy phát cần nguồn năng lượng bức xạ lớn
như vậy có thể bảo đảm khi dùng đèn phóng qua chất khí như Hiđrô, Xênon,
Agon…
Sự bức xạ của loại đèn này xuất hiện khi phóng điện qua các tụ có dung
lượng lớn của chúng, các tụ này được nạp tới điện áp 1000 ÷1500V. Khi tụ
phóng đến sẽ lóe áng trong thời gian 1-1500µs nhưng có độ sáng cao. Để điều
khiển hoạt động của đèn cần có khối điều khiển chuyên dùng bảo đảm tần số lóe
sáng nhất định của đèn. Máy thu tương tự như máy thu ở ngoài thụ động.

26
Máy
thu

Máy phát
Hình 1.14. Sơ đồ cảm biến của ngòi nổ quang học

Hoạt động của ngòi như sau trong thời gian mục tiêu bay qua vùng bức xạ
của máy phát sẽ xuất hiện phản xạ quang thông về máy thu. Chùm tia phản xạ
này được thấu kính hội tụ trên mặt nhậy cảm của quang trở. Trong sơ đồ của máy
thu xuất hiện xung điện áp, xung này sau khi được khuếch đại sẽ dẫn tới cơ cấu
chấp hành bắt ngòi nổ làm việc. Để đảm bảo độ làm việc tin cậy của ngòi khoảng
nghỉ giữa hai xung cần phải nhỏ hơn thời gian bay của đạn trong khoảng cách
bằng độ dài của mục tiêu.
1.3.2. Ngòi nổ tĩnh điện
Ngòi nổ tĩnh điện không tiếp xúc xác đinh thời điểm làm việc theo cường
độ của điện trường do bản thân mục tiêu tạo ra. Loại ngòi này có thể áp dụng đối
với các mục tiêu trên không, mà khi bay có tạo ra những điện tích tĩnh với điện
thế khoảng vài nghìn vôn. Do có những điện tích tĩnh này mà xung quanh mục
tiêu sẽ tạo ra một trường điện.
Hoạt động của ngòi nổ tĩnh điện không tiếp xúc được dựa trên hiện tượng
cảm ứng điễn tĩnh do sự phân bố lại các điện tích trong vật dẫn điện dưới
tác động của trường điện bên ngoài. Trong trường hợp đang xét điện trường tác
động là trường điện do mục tiêu sinh ra, còn vật dẫn điện chính là ngòi nổ

27
Đ

MLĐ

Hình 1.15. Sơ đồ nguyên lý đơn giản nhất của ngòi nổ tĩnh điện
Sơ đồ nguyên lý đơn giản nhất của ngòi nổ không tiếp xúc loại này được biểu thị
trên hình 1.15 nó gồm bộ phóng điện dùng khí, mồi lửa điện (MLĐ), nguồn điện,
E và điện cực được cách li với thân ngòi nổ. Sức điện động E của nguồn (ắc quy)
được chọn nhỏ hơn điện áp đánh thủng của bộ phóng cho nên khi đạn bay cách
xa mục tiêu không có dòng điện chạy qua mồi lửa điện. Khi đạn bay tới gần mục
tiêu thì giữa điện cực và thân ngòi nổ xuất hiện một hiệu điện thế ∆u áp vào điện
trở R. Do hiệu điện thế này cũng rơi trên hai cực của bộ phóng nên điện thế trên
hai cực của nó sẽ bằng E+∆u. Khi đạn càng gần mục tiêu thì ∆u càng lớn. Đến
một khoảng cách xác định nào đó điện áp E+∆u đạt giá trị đủ để cho đèn có khí
làm việc. Lúc này ngòi nổ được mới làm việc. Ưu điểm của dạng ngòi nổ này là
đơn giản về kết cấu. Nhược điểm cơ bản của nó là độ nhạy so với nhiễu tạp tự
nhiên ở dạng các đám mây tích điệnvà bán kính hoạt động nhỏ. Khi tăng bán
kính hoạt động của ngòi sẽ dẫn đến làm tăng khả năng làm việc sớm do sự không
đồng nhất về trường điện của khí quyển.
Một dạng khác của ngòi nổ loại này đó là ngòi nổ điện dung. Điểm khác
biệt cơ bản của loại ngòi này so với ngòi điện tĩnh nói trên là sự áp dụng trường
điện tạo ra trong không gian giữa thân ngòi nổ và thân đạn. Giữa ngòi nổ và thân
đạn tạo thành một tụ điện Co (hình 1.16). Khi đạn tới gần mục tiêu điện dung sẽ
thay đổi và dẫn đến sự phân bố lại trường điện xung quanh đạn. Khi tới gần mục
tiêu ngòi nổ và đạn cùng với mục tiêu sẽ tạo nên những tụ điện C1, C2 và đấu
song song với tụ Co do đó:

28
C1C 2
CΣ = Co +
C1 + C 2

Co

C1 C2

Hình 1.16. Sơ đồ nguyên lý của ngòi nổ điện dung

giá trị của các tụ C1, C2 phụ thuộc vào khoảng cách giữa đạn với mục tiêu. Khi
biết được mối phụ thuộc này, căn cứ vào giá trị của CΣ ta có thể xác định được
khoảng cách giữa đạn và mục tiêu.
Sơ đồ khối của dạng ngòi nổ nói trên được biểu diễn trên hình 1.17. Sơ đồ
gồm hai máy phát cao tần, bộ trộn tần, khuếch đại thấp tần (KĐTT) và cơ cấu
chấp hành. Tần số f1 của máy phát MF1 được giữ ổn định, còn tần số f2 của máy
phát MF2 được xác định bởi các tham số của mạch dao động trong đó có chứa tụ

MF1
f1
Bộ trộn tần KĐTT CCCH
MF2 f2

Hình 1.17. Sơ đồ khối của dạng ngòi nổ điện dung


CΣ, các tín hiệu của hai máy phát điện dẫn tới bộ trộn tần, nó có nhiệm vụ xác
định hiệu của hai tần số này F = f1 – f2. Dao động này được khuếch đại sau đó
dẫn tới cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành sẽ làm việc khi điện áp ở đầu ra của
khuếch đại đạt giá trị xác định. Khuếch đại có dải thông tần hẹp nên nó có khả
năng chỉ khuếch đại những tín hiệu có tần số xấp xỉ tần số Fo mà khuếch đại đã
điều hưởng. Khi hiệu chỉnh mạch của ngòi nổ các tần số của máy phát f1, F2 phải
chọn sao cho chúng nằm ngoài dải thông tần của khuếch đại. Trong quá trình tiếp
29
cận mục tiêu tụ CΣ của ngòi nổ tăng lên dẫn đến làm thay đổi hiệu tần số F. Khi F
≈ Fo thì tín hiệu được khuếch đại và bắt ngòi nổ làm việc. Nhược điểm chính của
dạng ngòi nổ này là cự ly hoạt động nhỏ.
1.3.3. Ngòi nổ từ trường
Nguyên lý hoạt động của ngòi nổ từ trường dựa vào khả năng làm biến
dạng từ trường trái đất của những mục tiêu có tính sắt từ. Trong giới hạn phạm vi
bay của đạn từ trường của trái đất có thể coi là đồng nhất, có nghĩa là các đường
sức của nó song song với nhau. Ở vùng chung quanh vật sắt từ (máy bay, tàu
thuỷ, xe tăng…) tính đồng nhất của từ trường bị phá vỡ. Các đường sức ở lân cận
mục tiêu sẽ dầy đặc vì độ dẫn từ của vật sắt từ rất lớn so với không khí (hình
1.18). Có thể coi dưới tác động của từ trường trái đất, chung quanh mục tiêu sẽ
xuất hiện một từ trường riêng. Cường độ của từ trường này là hiệu số hình học
của cường độ từ trưòng trái đất khi có và không có mục tiêu.
Để xác định thời điểm làm việc của ngòi nổ từ trường không tiếp xúc có thể
sử dụng cường độ từ trường của mục tiêu, hoặc sự biến đổi nhanh của từ trường
so với sự chuyển động của đạn. Khi đó ngòi nổ từ trường không tiếp xúc có thể
chia thành ngòi nổ từ trường tĩnh và ngòi nổ từ trường động. Loại thứ nhất
thường thường gọi đơn giản là ngòi nổ từ trường loại thứ hai gọi là ngòi nổ cảm
ứng từ trường.
Nhược điểm cơ bản của ngòi nổ từ trường tĩnh không tiếp xúc là cấu tạo
phức tạp và khả năng chống nhiễu thấp. Độ phức tạp của ngòi tập trung ở bộ
phận bù trừ từ trường của tái đất tại nơi đặt ngòi nổ. Bão từ có ảnh hưởng rất lớn
tới sự làm việc của ngòi. Biện pháp duy nhất để đối phó với sự ảnh hưởng của
bão từ là giảm độ nhạy của cảm biến, điều này dẫn đến làm giảm cự ly hoạt động
của ngòi.
Ngòi nổ từ trường động hay ngòi nổ cảm ứng hoạt động dưới tác động của
sự thay đổi từ trường, cảm biến mục tiêu của nó là cuộn cảm ứng. Khi đạn
chuyển động tương đối với mục tiêu dòng từ thông cắt cuộn dây sẽ thay đổi theo
thời gian và trong cuộn cảm sẽ xuất hiện sức điện động. Giá trị của sức điện động
trong cuộn dây sẽ là

e = −n (1.10)
dt
trong đó n - số vòng của cuộn dây; φ - từ thông xuyên qua cuộn dây

30
Z

Y
Hình 1.18. Phân bố đường sức của từ trường quanh ngòi nổ từ trường

Dòng từ thông φ được xác định theo công thức:


φ = µ H S cos α (1.11)
trong đó µ - hệ số từ thẩm của vật liệu lõi cuộn dây;
H - cường độ từ trường của mục tiêu;
S - diện tích cuộn dây;
α - góc hợp giữa pháp tuyến của cuộn dây với hướng véc tơ cường độ từ
trường.
Véc tơ cường độ từ trường của mục tiêu thường cho dưới dạng ba đại lượng
Hx, Hy, Hz theo ba trục của hệ tọa độ vuông góc OXYZ (hình 1.18). Nếu cho rằng
khi đạn chuyển động trục của cuộn dây luôn song song với trục Z, thì để tạo ra
sức điện động cảm ứng trong cuộn dây ta chỉ cần sử dụng thành phần cường độ
từ trường theo phương thẳng đứng Hz. Trường hợp cá biệt này tương ứng với
trường hợp chuyển động thẳng đứng của bom chống tàu ở gần tầu ngầm đang
đứng cố định, nếu như trục của cuộn dây song song với trục của bom.
Trong trường hợp tổng quát để tạo ra sức điện động cảm ứng người ta sử
dụng cả ba thành phần từ trường của mục tiêu. Khi chỉ sử dụng thành phần thẳng
đứng thì công thức (1.11) có dạng:
φ = µ SH z (1.12)

31
thay (1.12) vào (1.10) ta có
dH z
e = −k (1.13)
dt
trong đó k = nµS.
Gọi V vận tốc của bom trong nước, công thức (1.13) được viết dưới dạng
dH z dZ dH z
e = −k . = −kV (1.14)
dZ dt dZ
Từ (1.14) ta thấy rằng sức điện động cảm ứng sinh ra trong cuộn dây khi
chuyển động thẳng đứng của bom bên cạnh tầu ngầm sẽ tỉ lệ thuận với vận tốc
của bom và tốc độ thay đổi của cường độ từ trường dọc theo trục Z.
Đường cong thay đổi cường độ từ trường của thành phần thẳng đứng của từ
trường tầu ngầm có dạng hình chuông (hình 1.19)
Với đặc tính thay đổi như vậy của Hz, từ công thức (1.14) suy ra trong cuộn
dây sẽ xuất hiện hai xung với dạng gần giống tín hiệu hình sin.
Dấu của xung thứ nhất phụ thuộc vào dấu của cường độ từ trường, nên có
thể âm hoặc dương.

- HZ + HZ

Hình 1.19. Phần thẳng đứng của từ trường tầu ngầm

Độ rộng của tín hiệu phụ thuộc vào khoảng cách giữa tầu, bom và vận tốc
của bom. Trong điều kiện thực tế độ rộng của tín hiệu (xung) khoảng vài phần
giây đến vài giây. Tín hiệu này có tần số khoảng vài phần HZ đến vài HZ.

32
Sơ đồ khối của ngòi tự cảm không tiếp xúc đơn giản nhất của bom phá tầu
biểu diễn trên hình 1.20

Cảm biến Khuếch Cơ cấu


mục tiêu đại chấp hành

Hình 1.20. Sơ đồ khối của ngòi tự cảm không tiếp xúc đơn giản nhất của bom
phá tầu

Ngoài cảm biến mục tiêu ra sơ đồ còn có khối khuếch đại thấp tần số và
khối chấp hành. Việc kích hoạt cơ cấu chấp hành là xung dương từ đầu ra của
khuếch đại. Sơ đồ ngòi nổ không tiếp xúc hoạt động dưới tác động của một xung
như trên có khả năng chống nhiễu thấp. Để nâng cao khả năng chống nhiễu có
thể biến đổi tín hiệu hai xung thành tín hiệu ba xung và đưa vào sơ đồ một khối
bổ trợ - máy đếm xung. Sơ đồ loại này được biểu thị trên hình1.21
Việc biến đổi tín hiệu xung kép sang tín hiệu ba xung được khuếch đại tiến
hành do sự lựa chọn độ quán tính tương ứng. Từ đầu ra của khuếch đại tín hiệu
được dẫn tới hai kênh chấp hành. Các bộ đếm xung được bố trí ở phía trước các
khối chấp hành, chúng được điều hưởng sao cho các khối này chỉ làm việc khi ở
đầu ra của khuếch đại có không ít hơn hai xung dương hoạt động. Khối chấphành
thứ nhất làm việc khi ở đầu ra của khuếch đại có hai xung dương xuất hiện.

Cảm biến Khuếch Đếm xung Khối


mục tiêu đại c. hành

Đảo pha Đếm xung Khối


c. hành

Hình 1.21. Sơ đồ khối của ngòi tự trường có tính chống nhiễu cao
33
Khối chấp hành thứ hai sẽ làm việc khi tín hiệu đó có một xung dương và hai
xung âm. Giữa khuếch đại và khối chấp hành thứ hai là bộ đảo pha dùng để đảo
pha của tín hiệu đi 180o và biến đổi tín hiệu với hai xung âm sang tín hiệu có hai
xung dương.
Ngòi nổ cảm ứng không tiếp xúc có thể sử dụng cho bom chống tầu và
chống ngư lôi.
Yếu điểm chung của ngòi nổ từ trường là khả năng dễ bị vô hiệu hoá. Để vô
hiệu hoá ngòi nổ từ trường trong kết cấu của tầu thuyền có một bộ phận khử từ
chuyên dùng, nó có nhiệm vụ điều hoà từ trường của tầu và gây khó khăn cho sự
hoạt động của ngòi nổ.
1.3.4. Ngòi nổ âm thanh
Ngòi nổ âm thanh thụ động là một trong những dạng ngòi nổ không tiếp
xúc đầu tiên được sử dụng trong đạn không quân và phòng không để bắn các
mục tiêu trên không. Cảm biến mục tiêu của ngòi nổ loại này là màng đàn hồi và
micrô thạch anh. Trên hình 1.22 biểu diễn sơ đồ nguyên lý của ngòi nổ với cảm
biến là màng đàn hồi. Sơ đồ này được áp dụng trong ngòi nổ “Cranix” của Đức
dùng cho đạn phản lực cỡ nhỏ. Màng đàn hồi M đặt ở đầu của đạn. Ở giữa tâm
màng gắn cọc tiếp xúc để nối mạch công tác cho ngòi khi màng bị rung do dao
động âm thanh của mục tiêu. Ngòi này hoạt động ở cự ly đến 7m.

MLĐ
M Ω

Hình 1.22. Sơ đồ nguyên lý của ngòi nổ với cảm biến là màng đàn hồi

C đến KĐTT

Hình 1.23. Sơ đồ nguyên lý của ngòi nổ dùng micrô làm cảm biến

34
Trên hình 1.23 là sơ đồ nguyên lý của ngòi nổ dùng micrô làm cảm biến
mục tiêu. Bộ phận chính của cảm biến là một thỏi làm từ vật liệu có tính áp điện
(thạch anh, tita, natbari…) gọi tắt là phần tử áp điện. Dưới tác động của áp lực
âm thanh phần tử áp điện sẽ biến đổi nó thành tín hiệu điện dạng hình sin, tín
hiệu này qua tụ C, áp vào điện trở R ở đầu vào của khuếch đại. Tụ C có nhiệm vụ
loại trừ thành phần điện áp cố định do tác động của cột khí lưu tốc (áp suất động
của không khí). Ngòi nổ “Mêyde” của Đức có tầm hoạt động đến 15m.
Nhược điểm cơ bản của loại ngòi nổ âm thanh là khả năng chống nhiễu
thấp. Nó có thể làm việc sớm trên quỹ đạo do các quả đạn khác nổ hoặc do rung
động của chính bản thân quả đạn… Ngòi nổ âm thanh không thể sử dụng khi
mục tiêu có vận tốc vượt âm. Ngòi nổ âm thanh chủ động chỉ áp dụng trong môi
trường nước (tốc độ truyền âm trong nước C = 1500m/s) vì nó lớn hơn đáng kể
so với vận tốc của đạn (bom, ngư lôi). Tốc độ âm trong không khí (C = 340m/s)
nhỏ thua rất nhiều so với trong nước và không lớn hơn vận tốc của đại đa số đạn.
Ngòi nổ âm thanh không tiếp xúc với nguồn bức xạ siêu âm được sử dụng trong
các loại đạn hàng không chống tầu (bom, ngư lôi). Làm việc ở dải siêu âm (tần số
dao động lớn hơn 20000Hz) có thể đạt được độ định hướng cao với thiết bị bức
xạ có kích thước nhỏ. Độ định hướng bức xạ phụ thuộc vào tỉ số giữa bước sóng
bức xạ với kích thước của đầu bức xạ. Độ dài bước sóng càng nhỏ so với kích
thước của thiết bị bức xạ thì độ định hướng bức xạ càng cao. Ở trong nước siêu
âm có tần số 20000 Hz thì bước sóng là 7,5cm, còn khi tần só 150000Hz thì
bước sóng sẽ là 0,01cm. Ngòi nổ siêu âm không tiếp xúc có thể dùng để xác định
thời điểm làm việc bằng phương pháp định vị thuỷ âm biểu diễn trên hình 1.24

Máy dò Khối chấp


thuỷ âm Khuếch đại Tách sóng hành

Máy phát
cao tần Điều biến

Hình 1.24. Ngòi nổ siêu âm không tiếp xúc có thể dùng để xác định thời điểm làm
việc bằng phương pháp định vị thuỷ âm

Máy phát cao tần để tạo ra những dao động điện có tần số siêu âm, với biên
độ cố định. Để điều khiển làm việc của máy phát cao tần dùng bộ điều biến. Tín
35
hiệu từ máy phát cao tần dẫn tới máy dò thuỷ âm, ở đấy nó được biến đổi thành
tín hiệu siêu âm và được bức xạ môi trường xung quanh. Máy dò thuỷ âm được
chế tạo từ vật liệu có tính áp điện. Hình dạng và kích thước của nó sẽ xác định
biểu đồ định hướng (của) bức xạ. Ngòi nổ không tiếp xúc của các loại đạn chống
tầu ngầm phải có giản đồ định hướng bảo đảm sự quan sát không gian bao quanh
đạn (bom, ngư lôi). Giản đồ đó có dạng biểu thị trên hình 1.25 nó giới hạn bởi
hai bề mặt hình nón có đỉnh ở trung tâm đầu bức xạ còn trục trùng với trục dọc
của đạn. Khi tầu ngầm lọt vào vùng bức xạ của máy dò thuỷ âm (ghiđrôfôn) sẽ
xẩy ra sự phản xạ của các xung siêu âm. Trong giới hạn cự ly làm việc của ngòi
các xung phản xạ từ tầu ngầm sẽ dẫn tới máy dò siêu âm trong khoảng thời gian
giữa hai xung thăm dò của máy phát. Các xung siêu âm phản xạ tác động vào
máy dò thuỷ âm tạo ra các xung điện, các xung này được dẫn tới khuếch đại rồi
đến bộ phận tách sóng ở đây tín hiệu được biến thành xung thị tần rồi dẫn đến cơ
cấu chấp hành. Để nâng cao khả năng chống nhiễu của ngòi trước khối chấp hành
có thể bố trí bộ đếm xung, nó có nhiệm vụ chỉ cho cơ cấu chấp hành làm việc khi
có một số lượng xung nhất định đi qua. Ở đầu vào của khối chấp hành trong thời
gian bức xạ xung thăm dò người ta còn đưa xung âm từ bộ điều biến tới, những
xung này bảo vệ cho cơ cấu chấp hành không làm việc khi các xung từ máy phát
dò rỉ qua khuếch đại.

Hình 1.25. Biểu đồ định hướng bức xạ ngòi nổ thủy âm của các loại đạn chống
tầu ngầm

36
Ngoài các ngòi không tiếp xúc kể trên, thì ngày nay một trong những loại
ngòi không tiếp xúc thông minh sử dụng dải sóng điện từ vô tuyến, áp dụng công
nghệ kỹ thuật tiên tiến và hiện đại với mục đích nâng cao sự chọn lọc mục tiêu
trên nền nhiễu cũng như sử lý, gia công tín hiệu mang thông tin về mục tiêu, để
tính ổn định cũng như độ chống nhiễu, sắc xuất tiêu diệt mục tiêu cao nhất - Đó
chính là ngòi nổ vô tuyến. Chính vì vậy đặc điểm, nguyên lý làm việc tổng quan
của ngòi nổ VT, sự tương tác của ngòi nổ VT với các loại mục tiêu khác nhau, ưu
nhược điểm, tính năng kỹ chiến thuật và các phương pháp thiết kế nổ VT được
trình bày trong các chương tiếp theo.

37
Chương 2
NHỮNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
CỦA NGÒI NỔ VÔ TUYẾN

Ngòi nổ vô tuyến (VT) là loại ngòi nổ không tiếp xúc sử dụng năng lượng
điện từ trường ở dải sóng vô tuyến. Nguyên lý hoạt động của nó tương tự như
một hệ thống ra đa. Nhưng do đặc điểm hoạt động của nó ở những cự ly rất ngắn
nên nó thuộc hệ ra đa gần. Ra đa gần là một hệ thống ra đa mà cự ly hoạt động
của nó tương đương với kích thước hình học của các đối tượng tương tác, khi
làm việc có thể phát ra một số lệnh điều hành với một sai số nào đó.
Các hệ ra đa xa dùng để phát hiện mục tiêu hoặc điều khiển bay của các
đối tượng như máy bay, tên lửa, tầu vũ trụ…Còn các ra đa gần chỉ làm việc ở
đoạn cuối cùng của quỹ đạo để điều khiển việc mở các động cơ hãm, khởi động
các thiết bị… Nghĩa là nó phải phát ra một lệnh điều hành trong vùng không gian
xác định gần mục tiêu mà nó gặp. Vùng không gian này không lớn lắm nên quỹ
đạo bay của ra đa gần hầu như không thay đổi.
Ngòi nổ vô tuyến là hệ thống ra đa gần được áp dụng trong các loại đạn
pháo và tên lửa để làm nổ phần chiến đấu ở một điểm cách mục tiêu một khoảng
nhất định nhằm tiêu diệt mục tiêu. Vì vậy lý thuyết về ngòi nổ vô tuyến được xây
dựng dựa trên cơ sở lý thuyết ra đa gần
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG RA ĐA GẦN
Do tính chất và chức năng nên ra đa gần khác các loại ra đa khác. Sự khác
nhau này biểu hiện cả đặc tính kỹ thuật vô tuyến, cũng như trong đặc tính kỹ
chiến thuật của hệ thống. Ví dụ như: năng lượng của tín hiệu phản xạ, đặc tính
lệnh đầu ra, đặc tính không gian, thời gian của các chỉ tiêu hiệu quả…
Sơ đồ chức năng điển hình của hệ ra đa gần chủ động biểu thị trên hình 2.1.
Về nguyên tắc nó giống như sơ đồ của bất kỳ hệ ra đa chủ động nào, nhưng do
điều kiện làm việc trong vùng gần nên nó có những đặc điểm quan trọng đặc
trưng.

38
Anten Thu

Các phần tử vào


Anten Phát

Máy phát Các phần tử gia


công tín hiệu

Thiết bị ra

Hình 2.1. Sơ đồ làm việc của hệ thống ra đa gần

2.1.1. Đặc tính của tín hiệu phản xạ


Đối với ra đa, trong điều kiện bình thường mục tiêu phản xạ được coi là
một điểm phản xạ. Sự thay đổi cường độ tín hiệu phản xạ sinh ra do sự thay đổi
hướng của mục tiêu được coi như sự thăng giáng tín hiệu từ vật phản xạ điểm.
Trong điều kiện của ra đa gần khi khoảng cách giữa các đối tượng tương tác
tương đương với kích thước hình học của chúng thì sự phản xạ có đặc tính tập
hợp. Để hình thành tín hiệu phản xạ ngoài biên độ còn có cả quan hệ pha giữa
các sóng phản xạ từ các phần tử khác nhau của mục tiêu. Điều này làm cho cấu
trúc của tín hiệu phản xạ phức tạp lên rất nhiều và mang đặc tính tín hiệu dải
rộng.
2.1.2. Đặc tính năng lượng
Công suất của tín hiệu phản xạ ở đầu vào của máy thu được xác định theo
công thức:

PΣ D ph Dth λ 2 S∋ M
Pth = (2.1)
64π 3 r 4
trong đó Pth, PΣ - Tương ứng là công suất thu và công suất phát.
Dth, Dph - Hệ số định hướng của anten thu và của an ten phát.

39
λ - Bước sóng.
S∋M - Bề mặt phản xạ hiệu dụng của mục tiêu.
r - Khoảng cách giữa các đối tượng.
Do yêu cầu về tính cơ động nên ra đa gần bị hạn chế về kích thước và trọng
lượng do đó công suất phát PΣ cũng bị hạn chế. Song từ (2.1) ta thấy Pth tỉ lệ
nghiệch với bậc bốn của r, nên khi r giảm thì Pth vẫn tăng lên so với ra đa xa.
Nếu ký hiệu thế năng lương là Π ta có:

PΣ 64π 3 ro4
Π= = (2.2)
PN D ph Dth λ 2 S ∋ M

trong đó PN - độ nhậy danh nghĩa của máy thu theo công suất.
Thế năng lượng Π sẽ giảm khi cự ly ro giảm. Tuy nhiên sự giảm này không
nhanh như từ công thức (2-2), vì do nhiều nguyên nhân mà ở ra đa gần hệ số định
hướng D của anten nhỏ hơn ở ra đa xa, mặt khác vì PΣ của ra đa xa rất lớn, trong
khi đó năng lượng của tín hiệu được gia công trong cả hai hệ ra đa là gần như
nhau, nên thế năng lượng của ra đa gần nhỏ hơn rất nhiều so với ra đa xa (tới vài
cấp).
2.1.3. Đặc tính thời gian
Sự giảm khoảng cách giữa các đối tượng tương tác làm thay đổi đáng kể tới
đặc tính thời gian của hệ thống. Khoảng cách vài chục mét giữa các đối tượng
chuyển động luôn xẩy ra trong khoảng thời gian 10-1 ÷ 10-3s, do đó thời gian gia
công tín hiệu của hệ ra đa gần bị hạn chế dẫn tới kết quả năng lượng của tín hiệu
gia công trong ra đa gần mặc dù có sự tăng công suất của tín hiệu phản xạ vẫn là
cùng cấp với tín hiệu trong ra đa xa.
Sự phân bố lại công suất và thời gian nói trên về nguyên tắc không ảnh
hưởng lớn tới sự đánh giá thế năng của hệ thống, mà dẫn tới các nhiệm vụ kỹ
thuật khác nhau.
2.1.4. Đặc tính ra lệnh
Đặc tính thời gian của ra đa gần đã ảnh hưởng lớn tới tính chất đặc biệt của
lệnh phát ra. Thời gian làm việc của hệ thống càng nhỏ, thì càng yêu cầu hệ
thống phải tác động nhanh. Trong các giai đoạn của quá trình điều khiển, các
lệnh chấp hành ở đầu ra thường phát ra liên tục hoặc có gián đoạn nhỏ, còn trong
giai đoạn cuối (giai đoạn ra đa gần) thời gian làm việc nhỏ tới mức các lệnh chấp
hành phát ra rất gián đoạn, thường chỉ là một lệnh duy nhất. Bởi vậy ra đa gần
thực sự trở thành một thiết bị ngưỡng đợi, có một thời điểm làm việc, thời gian
40
đợi của nó lớn hơn rất nhiều so với độ rộng của tín hiệu. Do đó dễ xẩy ra sự làm
việc sớm ngoài ý muốn.
2.1.5. Vùng chết
Khi sử dụng hệ thống chọn lọc theo thời gian và không gian ở các khoảng
cách nhỏ sẽ xuất hiện “vùng chết” theo cự ly. Nó là một đặc trưng của ra đa gần
và mang những đặc điểm riêng, thể hiện ở một số nguyên lý làm việc của ra đa
gần.
Nội dung đặc biệt của các đặc tính và tham số cơ bản
Các đặc điểm của ra đa gần không những chỉ biểu hiện ở các đặc tính kỹ
thuật vô tuyến kể trên, mà còn xác định một nội dung đặc biệt của các đặc tính và
chỉ tiêu thể hiện công dụng chính của hệ thống. Có thể nói một cách tổng quát
rằng: tập hợp các đặc tính chiến - kỹ thuật cơ bản liên quan với chức năng của
một hệ thống bất kỳ là hiệu quả, độ chống nhiễu và độ tin cậy. Các đặc tính
chung này áp dụng đối với mỗi hệ thống đều mang nội dung cụ thể phản ảnh đặc
điểm công dụng và sơ đồ của hệ thống đó, trong đó hiệu quả là đặc tính quan
trọng nhất.
Công dụng của ra đa gần là phát ra lệnh chấp hành ở vùng Q nào đó gần mục
tiêu hay ở gần điểm gặp nhau O (hình 2.2), mà tại đó tác dụng của ra đa gần đảm
bảo giải quyết được nhiệm vụ đã đề ra, do vậy vùng Q được gọi là vùng tác dụng
hiệu quả. Hình dạng và kích thước của nó phụ thuộc vào tính chất và đặc tính của
đối tượng tương tác. Phần không gian mà ở đó có sự tương tác giữa ra đa gần với
mục tiêu gọi là vùng phát lệnh q.

V
O

Hình 2.2. Vùng không gian tác dụng hiệu quả của ra đa gần

Nhiệm vụ chủ yếu của ra đa gần đặc biệt khác với các hệ ra đa khác là: phối
hợp vùng phát lệnh với vùng tác dụng hiệu quả. Tương ứng với nó, chỉ tiêu hiệu
quả phải nói lên mức độ định lượng của sự phối hợp này. Các tính năng còn lại

41
của ra đa gần là độ chống nhiễu, độ tin cậy cùng gắn kết với nhiệm vụ căn bản
đó, chúng càng ảnh hưởng tới mức độ phối hợp các vùng nói trên bao nhiêu, thì
càng được chú ý bấy nhiêu. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu đặc biệt đối với ra đa
gần về phương diện kỹ thuật vô tuyến: chúng là những thiết bị vô tuyến giải
quyết được hai nhiệm vụ cơ bản là phát hiện tín hiệu trên nền nhiễu và đảm bảo
sự tương tác hiệu quả giữa các đối tượng.
Trong quá trình điều khiển cac hệ ra đa đều giải quyết bài toán hình học
không gian nhưng đối với ra đa gần phải giải quyết bài toán thể tích trong vùng
phát lệnh thực gồm ba chiều.
Về thời gian trong tất cả các giai đoạn điều khiển, chức năng của hệ thống
đều được thực hiện trong những khoảng thời gian hữu hạn, quyết định bởi điều
kiện sử dụng nói chung và bởi tốc độ chuyển động V nói riêng (hình 2.2) nhưng ở giai
đoạn ra đa gần, do kích thước vùng Q khá nhỏ, thời gian bay của mục tiêu qua
vùng này rất ngắn, nên vấn đề thời gian làm việc của hệ ra đa gần có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng.
Như vậy đặc điểm riêng của hệ ra đa gần khác hẳn các hệ điều khiển khác
chính là tính chất không gian và thời gian. Những tính chất này sẽ chi phối các
dặc tính chức năng cơ bản như hiệu quả, độ chống nhiễu, độ tin cậy và các đặc
tính kỹ thuật vô tuyến của ra đa gần.
2.2. NHỮNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÒI VÔ
TUYẾN
Tất cả mọi nguyên lý chung các phương pháp và sơ đồ của ra đa xa đều có
thể sử dụng cho ngòi vô tuyến, tuy nhiên khi ứng dụng về mặt lý thuyết cũng như
thực thực tiễn đều có những nét riêng.
Theo nguyên lý kỹ thuật vô tuyến ngòi nổ vô tuyến có thể phân loại theo
các dấu hiệu sau:
2.2.1. Theo phương pháp tách biệt tín hiệu phát và tín hiệu thu.
Dao động điện từ có thể biểu diễn bằng toán học dưới dạng:
U = Umsin(ω t + ϕo)
Trong đó: Um - biên độ của tín hiệu
ω - tần số
ϕ - pha (ϕo pha ban đầu) ϕ = ω t + ϕo
t - thời gian.
Về nguyên tắc có thể tách biệt tín hiệu phát với tín hiệu thu theo bất kỳ một
trong bốn tham số kể trên. Nhưng việc tách biệt theo biên độ nói chung rất khó
42
khăn vì tín hiệu thu nhỏ hơn tín hiệu phát rất nhiều. Bởi vậy trong thực tế ta
thường sử dụng ba phương pháp tách biệt tín hiệu sau:
- theo thời gian (phương pháp xung);
- theo tần số (phương pháp biến tần);
- theo pha (phương pháp tách pha).
Ngoài ra còn có thể sử dụng kết hợp giữa các phương pháp với nhau.
2.2.2. Theo cách xây dựng sơ đồ cấu trúc.
Máy thu và anten thu độc lập với máy phát và anten phát (phương pháp tạo
phách có thu phát riêng). Tạo phách còn có tên gọi là ngoại sai.
Các máy thu, phát riêng nhưng anten chung (phương pháp tạo phách có thu
phát kết hợp).
Kết hợp hoàn toàn các phần tử thu phát và một anten (phương pháp tự tạo
phách phương pháp áptôđin).
2.2.3. Theo dải tần số sử dụng.
Dải sóng centimet.
Dải sóng mét.
2.3. NGÒI VÔ TUYẾN XUNG
2.3.1. Nguyên lý làm việc.
Theo nguyên lý hoạt động ngòi vô tuyến xung tương tự như nguyên lý hoạt
động của rađa xác định cự ly tới mục tiêu.
Máy phát của ngòi VT xung phát ra các dao động cao tần dưới dạng một dẫy
xung có độ rộng tx xác định (hình 2.3) với chu kỳ lặp là Tx gọi là các xung thăm
dò hay là xung phát xạ.
U
Xung thăm dò
Xung phát xạ

O
t
t3
tx
T
Hình 2.3. Xung thăm dò và xung phản xạ của ngòi VT xung

Các xung này khi gặp mục tiêu sẽ phản xạ trở lại máy thu với thời gian giữ

43
chậm t3 tỉ lệ với cự ly tới mục tiêu. Ngòi nổ có thể điều hưởng để làm việc hoặc
theo khoảng cách xác định tới mục tiêu, hoặc khi khoảngcách này nằm trong một
giới hạn xác định.
Sơ đồ khối điển hình của ngòi nổ vô tuyến xung (hình 2.4).

Bộ ngoại sai KĐ tr.gian Tách sóng KĐTT



A2
Bộ trộn tần Máy phát Máy đếm xung
xung cửa
P∆
A1 Cơ cấu
Máy phát CT Bộ điều chế

Hình 2.4. Sơ đồ khối điển hình của ngòi nổ vô tuyến xung

Hệ thống phát của ngòi nổ gồm có bộ điều chế, máy phát cao tần, anten
phát A1 và máy phát xung cửa. Bộ điều chế tạo ra các xung vuông với độ rộng
xác định tx và tần số lặp F (hình 2.5a), những xung này để điều chế các dao động
cao tần và để điều khiển sự làm việc của máy phát xung cửa.
Máy phát xung cửa cũng tạo ra những xung vuông với độ rộng xác định và
được giữ chậm so với xung phát một khoảng thời gian ∆t. Các xung này được
dẫn tới khuếch đại trung gian. Xung phản xạ từ mục tiêu sau khi được biến đổi ở
bộ trộn tần cũng được dẫn tới khuếch đại trung gian. Trong khoảng thời gian
giữa hai xung cửa khuếch đại trung gian không làm việc, mà nó chỉ làm việc
trong khoảng thời gian tác động của xung cửa. Tần số của bộ điều chế được chọn
sao cho ở khoảng cách lớn giữa đạn và mục tiêu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu trở
vềkhuếch đại trung gian trong thời gian nghỉ giữa hai xung cửa kế tiếp.
Trong trường hợp này khuếch đại trung gian sẽ không làm việc, có nghĩa là
từ đầu ra của nó không có tín hiệu. Khi đạn càng đến gần mục tiêu thì thời gian
chậm của xung phản xạ càng giảm. Khi đến một khoảng cách nhất định nào đó
thì xung phản xạ từ mục tiêu sẽ lọt vào khuếch đại trung gian trong thời gian tác
động của xung cửa (hình 2.5d), tín hiệu được khuếch đại và dẫn tới khuếch đại

44
thị tần thông qua tách sóng thị tần. Tín hiệu từ đầu ra của khuếch đại thị tần qua
máy đếm xung khi đã đủ số xung tích luỹ theo thiết kế, tín hiệu làm việc sẽ dẫn
tới cơ cấu chấp hành.

Xung điều chế


t
a/
Xung thăm dò tx
t
b/

τc Xung cửa t
c/
∆t
Xung phản xạ t
d/

t3 tx

Hình 2.5. Giản đồ xung của ngòi nổ VT theop sơ đồ hình 2.4

Cự ly làm việc của ngòi nổ Do có thể xác định từ điều kiện:


t3 = ∆t +τc − tx
trong đó τc - độ rộng của xung cửa;
∆t - thời gian giữ chậm của xung cửa
từ đó suy ra:

Do =
( ∆t + τ c − tx ) C
(2.3)
2
Để đảm bảo cho ngòi nổ làm việc tin cậy, độ rộng của xung cửa τc phải
chọn từ điều kiện τc ≥ tx. Để tăng khả năng chống nhiễu giá trị τc chọn nhỏ nhất
có thể, vì trong khoảng thời gian giữa hai xung cửa khuếch đại trung gian bị đóng
(không làm việc).
Khi τc = tx từ (2.3) suy ra;
C .∆ t
Do = (2.4)
2
45
Như vậy là việc điều chỉnh cho ngòi vô tuyến làm việc ở cự ly cho trước
được tiến hành bằng cách chọn thời gian giữ chậm xung cửa ∆t.
Máy đếm xung đặt trước cơ cấu chấp hành nhằm mục đích làm tăng khả
năng chống nhiễu của ngòi nổ. Khi có mặt máy đếm xung thì ngòi nổ chỉ làm
việc khi máy thu nhận được không nhỏ hơn số lượng xung phản xạ đã định. Nếu
ký hiệu n là số lượng xung cần thiết để ngòi nổ làm việc, thì rõ ràng là sau thời
gian tác động của n xung khoảng cách từ đạn tới mục tiêu sẽ thay đổi một
lượng là:

∆D = ( n −1) TVtd =
( n −1)Vtd
F
trong đó T - chu kỳ lặp của xung thăm dò.
Như vậy cự ly hoạt động của ngòi khi tính đến thời gian làm việc của máy
đếm xung sẽ là

Do′ = Do − ∆D = Do −
( n − 1)Vtd
F
Thời điểm làm việc của ngòi vô tuyến xung khi bắn mục tiêu trên không,
trong trường hợp vùng văng mảnh của đạn có dạng hình nón được xác định theo
thời điểm khi mục tiêu lọt vào giản đồ định hướng của anten (hình 2.6). Tín hiệu
hữu ích trong trường hợp này sẽ là xung phản xạ đã qua khuếch đại trung tần.
Thời gian giữ chậm của xung này phụ thuộc vào độ bắn trệch của tên lửa và thay
đổi trong khoảng từ không khi r = 0 đến tm khi r = rm

2Dm 2rm
tm = =
C ⎛ θ⎞
C sin ⎜ ϕo − ⎟
⎝ 2⎠
Để đảm bảo thời điểm làm việc của ngòi vô tuyến trong khoảng 0 ÷ rm cần
phải bảo đảm cho mặt đầu của xung cửa trùng với mặt đầu của xung thăm dò,
còn độ rộng của nó phải chọn bằng thời gian giữ chậm của xung phản xạ tm khi
độ bắn trệch r bằng bán kính hoạt động của ngòi rm.
Khi có thêm máy đếm xung thời điểm làm việc của ngòi bị giữ chậm một
khoảng thời gian là:
n −1
T3 = ( n − 1) T =
F

46
Giá trị n được chọn từ việc tính toán sao cho thời gian giữ chậm (tổng số
xung) nhỏ hơn thời gian mục tiêu lưu lại trong giản đồ định hướng của anten tM.

θ
L
r

o

Hình 2.6. Giản đồ định hướng của anten của ngòi vô tuyến xung khi bắn mục
tiêu trên không

Thời gian tM nhỏ nhất khi độ bắn trệch r = 0 là:


L
tM = (2.5)
Vtd

trong đó L - chiều dài mục tiêu theo hướng véc tơ Vtd .

n −1 L
Khi giải bất đẳng thức 〈 theo n ta nhận được công thức xác định
F Vtd
giá trị nm cực đại cho phép:
LF
nm 〈 1 + (2.6)
Vtd
2.3.2. Các tham số chính của ngòi vô tuyến xung
Độ rộng xung: để không bị làm việc bởi tín hiệu trực tiếp lọt từ máy phát
sang máy thu, thì máy thu cần được mở bằng xung cửa không sớm hơn thời điểm
kết thúc xung thăm dò. Như vậy trong khoảng thời gian tác động của xung thăm
dò, máy thu phải khoá lại. Do đó sẽ xuất hiện “vùng chết” của ngòi nổ. Vùng này
được đặc trưng bởi khoảng cách nhỏ nhất rmin mà gần hơn nữa ngòi VT xung
không thể làm việc được:
47
txC
rm in =
2
Để bảo đảm cho ngòi nổ bắt đầu làm việc ở khoảng cách rmin thì độ rộng
của xung thăm dò cần thoả mãn điều kiện:
*
2 rmin
tx 〈
C
*
2rmin L
Trong tính toán thường lấy t x = *
còn rmin = M ; LM - kích thước đặc
C 2
trưng của mục tiêu (sải cánh hay chiều dài thân…)
1
- Tần số lặp của xung thăm dò: F = được chọn từ điều kiện làm việc của
T
máy đếm xung đó là số lượng xung nx cần thiết để tích vào máy trong khoảng
thời gian cho phép. Thời gian tích lũy này được xác định theo công thức:
∆ X cp
Tcp =
Vtd
trong đó ∆XCP - quãng đường bay cho phép của tên lửa
Vtd - tốc độ tương đối giữa tên lửa và mục tiêu
Tần số lặp được xác định từ điều kiện:
n ∆X cp
nxT ≤ Tcp hay x ≤
F Vtd
Từ đó suy ra
n xVtd
F ≥
∆ X cp
- Thời gian giữ chậm ∆t. Thời gian giữ chậm hay điểm đầu của xung cửa
thường chọn bằng: ∆t = 1,3tx
* Trong một số trường hợp còn tính đến cấu trúc của ngòi xung:
- Khi ngòi xung có độ nhậy cao (P∆ > PN) tức là:
∆t ≥ tx
- Khi ngòi xung có độ nhậy thấp (P∆ < PN):
∆t = 0
trong đó P∆ công suất lọt từ máy phát sang máy thu
Điểm cuối của xung cửa trong cả hai trường hợp trên được xác định theo
biểu thức:
48
2rmax
tk =
C
trong đó rmax - cự ly hoạt động lớn nhất của ngòi
- Dải thông tần của các bộ khuếch đại
+ Dải thông tần của khuếch đại trung tần thường lấy trong phạm vi
1
∆fTG ≈
tx
+ Dải thông tần của khuếch đại thị tần:
1
∆fTT ≈ ( 0,5 ÷ 1)
tx
2.3.3. Ưu nhược điểm của ngòi nổ vô tuyến xung:
- Ưu điểm tăng khả năng chống nhiễu nhân tạo vì:
+ có thể tăng công suất xung phát;
+ có khả năng chống nhiễu nhiệt và nhiễu chấn động;
+ chọn lọc tín hiệu theo cự ly tới mục tiêu.

U Xung cửa

O
t
∆t τC

O
t
∆t τC

Hình 2.7. Biểu diễn mối quan hệ giữa độ lớn xung cửa và hệ số khuyếch đại theo
t

Việc chọn theo cự ly đảm bảo bằng phương pháp chỉ mở máy thu trong
khoảng thời gian có tín hiệu phản xạ tương ứng với cự ly hoạt động cực đại của
49
ngòi. Cự ly giới hạn mà ở đó ngòi nổ có thể làm việc sớm do nhiễu được xác
định bằng vị trí mặt sau của xung cửa:
C (τ c + ∆ t )
D gh =
2
ở những cự ly lớn hơn Dgh, nhiễu sẽ tác động trong khoảng thời gian gián đoạn
giữa hai xung cửa nên ngòi nổ sẽ không làm việc.
Với mục đích nâng cao khả năng chống nhiễu trong ngòi nổ vô tuyến xung
người ta sử dụng chương trình điều chỉnh hệ số khuếch đại bằng cách làm thay
đổi hệ số khuếch đại theo thời gian tác động của xung cửa. Ở đoạn đầu của xung
cửa (hình 2.7) tương ứng với cự ly tới mục tiêu nhỏ thì hệ số khuếch đại nhỏ. Sau
đó hệ số khuếch đại tăng lên theo thời gian và đạt giá trị lớn nhất ở cuối xung cửa
tương ứng với cự ly lớn nhất tới mục tiêu tại thời điểm làm việc của ngòi.
Chương trình điều chỉnh hệ số khuếch đại được tiến hành bằng cách đưa tới lưới
cực thứ hai của đèn ở khuếch đại trung tần một xung có hình dạng xác định. Các
xung này được tạo ra nhờ một máy phát xung chuyên dụng nó được điều khiển
bởi máy phát xung cửa và được dẫn tới khuếch đại trung tần cùng với xung cửa.
Ngoài ra ngòi nổ xung còn cho phép khả năng xác định được kích thước
mục tiêu, điều này rất cần thiết đối với trường hợp tự động xác định vị trí các
điểm làm việc của ngòi phụ thuộc vào các dạng mục tiêu. Việc xác định kích
thước của mục tiêu được dựa trên sự phụ thuộc kích thước mục tiêu vào độ rộng
của xung.
- Nhược điểm.
+ Khả năng bị dò các xung phát vào máy thu dẫn đến làm ngòi nổ sớm. Khả
năng này xẩy ra khi sự ngăn cách giữa anten phát và anten thu không bảo đảm.
ảnh hưởng của sự dò dỉ xung phát vào máy thu có thể loại trừ nếu chọn thời gian
giữ chậm của xung cửa ∆t > tX . Song những ngòi nổ có thời gian giữ chậm như
trên khi bắn mục tiêu trên không sẽ xuất hiện “vùng chết”, ngòi nổ nằm trong
vùng này sẽ không có khả năng làm việc. “Vùng chết” nằm trong khoảng từ 0
đến rmin. Bán kính “vùng chết” khi ∆t = t X sẽ là
Cτ x
rmin = sin ϕo
2
Để giảm rmin phải chọn độ rộng của xung thăm dò nhỏ nhất có thể. Khi đánh
giá “vùng chết” cần phải chú ý là do kích thước hữu hạn của mục tiêu, xung phản
xạ sẽ xẩy ra ở các điểm có cự ly khác nhau so với ngòi nổ. Điều này dẫn đến làm
tăng độ rộng của xung phản xạ so với xung thăm dò và làm cho “vùng chết” giảm
50
xuống. Khi giảm tx sẽ dẫn đến khả năng tăng thêm công xuất của xung PΣx mà
không thay đổi công suất phát trung bình Ptb, công suất này lại bị hạn chế bởi
công suất cho phép của máy phát
P t
Ptb = Σx x
T
Việc tăng PΣX cho phép làm giảm độ nhậy của máy thu cũng có nghĩa là
làm tăng khả năng chống nhiễu của ngòi.
+ So với ngòi nổ phát sóng liên tục thì ngòi nổ xung phức tạp hơn nhiều vì
phải tạo ra và thu nhận các xung rất hẹp.
2.4. NGÒI VÔ TUYẾN XUNG - ĐỐPLE
2.4.1. Nguyên lý hoạt động
Trong ngòi xung - Đốple việc phân tích tín hiệu làm việc được thực hiện
bằng phương pháp xung - kết hợp để chọn mục tiêu di động được sử dụng trong
ra đa. Sơ đồ khối của ngòi xung - Đốple biểu diễn trên hình 2.8

A1
Khuếch đại
Bộ điều chế
công suất

Máy phát
sóng chủ

A2
Khuếch đại Tách sóng Khuếch đại tần
Bộ trộn số Đốpler
thị tần đỉnh

Hình 2.8. Sơ đồ khối của ngòi xung - Đốple

Máy phát của ngòi gồm có máy phát sóng chủ phát ra những dao động liên
tục (hình 2.9a) và được đưa tới khuếch đại công suất. Khuếch đại công suất được
điều khiển nhờ bộ điều chế, biến các dao động liên tục của máy phát thành các
xung vô tuyến thăm dò phát ra không gian nhờ anten phát A1.

51
u

t
a/

b/ t

t
c/

t
d/

t
e/

t
g/

h/ t

Hình 2.9. Giản đồ xung của ngòi xung - Đốple


a- Tín hiệu máy phát sóng chủ, b- Các xung điều chế;
c- Các xung thăm dò; d- Các xung thăm dò; e- Điện áp trong bộ trộn
h- Điện áp ra bộ rách sóng đỉnh; g- Điện áp ra của bộ trộn;

52
Các xung phản xạ (29,d) từ mục tiêu được anten A2 thu nhận đưa tới bộ
trộn cùng với điện áp của máy phát sóng chủ. Biên độ của dao động tổng hợp tác
động trong bộ trộn trong thời gian thu nhận các xung phản xạ (hình 2.9e) được
⎛ U ⎞
xác định bằng biểu thức: Um = U1m ⎜1 + 2m cos ∆ϕ ⎟
⎝ U1m ⎠
trong đó U1m - biên độ của tín hiệu phát;
U2m - biên độ của tín hiệu phản xạ;
∆ϕ - góc dịch pha của tín hiệu phát và tín hiệu phản xạ.
Các xung thị tần ở đầu ra của bộ trộn, sau khi khuếch đại được dẫn tới bộ
tách sóng đỉnh. ở đây chúng được biến đổi thành điện áp hình sin (hinh 2.9h) có
tần số bằng tần số Đốple và dùng để làm tín hiệu điều khiển cơ cấu chấp hành.
Đặc điểm đặc biệt của ngòi nổ vô tuyến xung - Đốple là ở chỗ chúng không có
“vùng chết” cho nên không yêu cầu phải tạo ra các xung cực ngắn. Ngòi nổ vô
tuyến xung - Đôple không những chỉ thực hiện ở phương án tạo phách
(hgeterôđin) mà còn thực hiện ở phương án tự tạo phách (Aptôđin). Trong
phương án tự tạo phách, để bảo đảm sự làm việc bình thường của ngòi, yêu cầu
độ rộng của xung thăm dò phải lớn hơn thời gian giữ chậm lớn nhất có thể của
xung phản xạ.
Ưu điểm của ngòi vô tuyến xung - Đốple là có thể dùng một anten cho cả
phát lẫn thu.
a. Chọn tần số lặp của xung
Việc chọn tần số lặp F của xung thích hợp ta có thể thay đổi độ rộng của
vùng không có nhiễu. Để bảo đảm phát hiện mục tiêu tốt nhất khi mục tiêu đến
gần tần số lặp được chọn thỏa mãn điều kiện sau:
2 ( 2VT +VM )
F ≥ Fd1max + FdM max = (2.7)
λ
trong đó: VM - tốc độ của mục tiêu,
VT - tốc độ của tên lửa.

b. Đặc điểm tính toán cự ly tác động của ngòi vô tuyến xung
Đốp le
Qua phân tích phổ của tín hiệu phản xạ ta thấy rằng nếu một dao động liên
tục với tần số fo biên độ Um được điều chế bởi các xung có độ rộng là tx với tần
số lặp là Fl thì biên độ đường phổ lớn nhất ứng với tần số fo sẽ bằng
53
Um
gm ( fo ) = Umtx F =
Q
T
trong đó Q = - độ rỗng xung.
tx
Công suất trung bình của tín hiệu tương ứng với gm(fo) tính theo điện trở
đơn vị.
g m2 ( f o )
U m2
Ptbm = =
2 Q2
Cự ly cực đại hoạt động của ngòi xung - Đốp le
APtbm
rxdm = 4
(2.8)
∆f .N oxd
trong đó A - hệ số tỉ lệ
∆f - dải thông tần của bộ lọc tần số Đốp le
Noxd - mật độ công suất tạp âm
Công suất trung bình của tín hiệu trong ngòi xung Đốple bằng
U m2 Pxxd
Ptbxd = =
2Q Q
trong đó Pxxd- công suất xung của ngòi xung - Đốp le
Giá trị công suất trung bình lúc này có thể viết
Ptbxd Pxxd
Ptbm = = 2
Q Q
Khi đó cự ly cực đại của ngòi có thể biểu thị
APtbm APxxd
rxd max = 4 =4 (2.9)
∆f .Noxd Q ∆f .Noxd Q2
Nếu tạp âm ban đầu là No, thì mật độ tạp âm ở đầu vào của bộ lọc là:
No
N oxd =
Qc
trong đó QC - độ rỗng xung cửa.
Khi đó:

54
APtbxd Qc APxxd .Qc
rxd max = 4 =4 (2.10)
∆f .NoQ ∆f .NoQ2
từ (2.10) ta thấy nếu Ptbld = Ptbet và với τc = tx thì
rxdmax = rltmax
2.5. NGÒI VÔ TUYẾN ĐIỀU TẦN
Sơ đồ khối của ngòi vô tuyến điều tần (hình 2.10).
Nguyên lý hoạt động: Máy phát phát ra những dao động liên tục có biên
độ Um không đổi, với tần số phát fph thay đổi theo một qui luật nhất định tương
ứng với tín hiệu của bộ điều chế. Do quảng đường truyền sóng, nên tần số của tín
hiệu phản xạ có tần số fth khác với tần số phát một giá trị nào đó. Sự tương tác
của tín hiệu phản xạ với tín hiệu phát chuẩn từ máy phát đưa sang bộ trộn
tạo ra tín

A1 A2

Máy phát Máy thu

CCCH

Bộ điều chế
Bộ trộn

Khuyết đại Bộ lọc

Hình 2.10. Sơ đồ khối của ngòi vô tuyến điều tần


hiệu ở đầu ra của bộ trộn có tần số fh = fph – fth. Tần số này chứa đựng các thông
tin về sự chuyển động tương đối giữa các đối tác. Bộ lọc chỉ cho qua các tín hiệu
có tần số nằm trong giới hạn của dải tần fh. Tín hiệu này được dẫn tới cơ cấu chấp
hành của ngòi.
Nhiệm vụ chủ yếu của các thiết bị điều tần là xác định các than số của vật
chuyển động như cự ly chẳng hạn.

55
Để phân tích các tín hiệu ở những thiết bị điều tần có thể áp dụng một
trong hai phương pháp: phương pháp phổ và phương pháp thời gian.
2.5.1. Phương pháp phổ
Ta xét trường hợp đơn giản nhất là điều tần hình sin. Máy phát của ngòi
phát ra điện áp hình sin, tần số của nó cũng thay đổi theo qui luật hình sin:
ω = ωo + ∆ω cos ΩM t (2.11)
Trong đó: Ω M - tần số điều chế.
Điện áp chuẩn Uc từ máy phát đưa vào bộ trộn có pha là:
∆ω
t t
ϕC = ∫ ωdt = ∫ (ωo + ∆ω cos ΩM t ) dt = ωo + sin ΩM t (2.12)
o o
ΩM
Và điện áp chuẩn là:
⎛ ∆ω ⎞
uC = UC sinϕ = UC sin ⎜ωot + sin ΩM t ⎟
⎝ ΩM ⎠
Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu Ut cũng đưa vào bộ trrọn, tần số của nó thay đổi
2r
theo cùng một qui luật như (2.11) nhưng với thời gian chậm trễ là τ = , tương
C
ứng với thời gian lan truyền của tín hiệu, nên pha của nó sẽ là:
t −τ
∆ω
ϕt = ∫ ω dt = ωo ( t − τ ) +
o
ΩM
sin Ω M ( t − τ )

Và điện áp của tín hiệu phản xạ là:


⎡ ∆ω ⎤
ut = U t sin ϕt = U t sin ⎢ωo ( t − τ ) + sin Ω M ( t − τ ) ⎥
⎣ ΩM ⎦
Không phụ thuộc vào đặc tuyến vol-ampe của bộ trộn, hiệu quả có ích được xác
định bởi các thành phần bậc chẵn của nó. Điện áp của bộ trộn Ubt tỷ lệ với tích
các điện áp đặt vào nó, nghĩa là:
u b t = β b t u c .u t
Trong đó: β bt - hệ số xác định các thành phần bậc chẵn.

Giả sử đặc tuyến Von-ampe của bộ trộn có dạng bình phương: ubt = β ( uc + ut ) ,
2

thì điện áp ra của bộ trộn sẽ là:

56
⎧⎪ ⎡ ∆ω ⎤ ⎡ ∆ω ⎤⎫⎪
ubt = 2βUcUt ⎨sin ⎢ωot + sin ΩM t ⎥ x sin ⎢ωo ( t −τ ) + sin ΩM ( t −τ ) ⎥⎬
⎪⎩ ⎣ ΩM ⎦ ⎣ ΩM ⎦⎪⎭
Biến đổi theo công thức:
1
sin a.sin b = ⎡⎣cos ( a − b) − cos ( a + b) ⎤⎦
2
Ta nhận thấy số hạng thứ hai chứa các thành phần có tần số rất cao (gần bằng
2 ωo ), nên chỉ giữ lại số hạng thứ nhất, ta được.
⎧ ∆ω ⎫
ubt = β U cU t cos ⎨ωoτ + ⎡⎣sin Ω M t − sin Ω M ( t − τ ) ⎤⎦ ⎬
⎩ ΩM ⎭
Tiếp tục biến đổi thành phần trong dấu [...] theo công thức
⎡ ( a − b) ( a + b) ⎤
sin a − sin b = 2 ⎢sin cos ⎥ , ta được
⎣ 2 2 ⎦
⎡ ∆ω Ω τ ⎛ τ ⎞⎤
ubt = U bt cos ⎢ωoτ + sin M cos ΩM ⎜ t − ⎟⎥ (2.13)
⎣ ΩM 2 ⎝ 2 ⎠⎦
Sử dụng các biểu thức đã biết:


cos ( a cos x ) = J o ( a ) + 2 ∑ J 2 n ( a )( − 1) cos 2 nx ⎪
n

n =1 ⎪
∞ ⎬ (2.14)
sin ( a cos x ) = −2 ∑ J 2 n −1 ( a )( −1) cos ( 2 n − 1) x ⎪
n

n =1
⎪⎭
ở đây Jm là hàm Bec-sen loại 1 cấp m.
Biểu thức (2.13) lúc đó có dạng:

57
⎧⎪ ⎛ 2∆ω Ω t⎞
ubt = U bt ⎨ J o ⎜ sin M ⎟ cos ωoτ +
⎩⎪ ⎝ Ω M 2 ⎠

⎛ 2 ∆ω Ω t⎞ ⎛ τ⎞
+2 cos ωoτ ∑ J 2 n ⎜ sin M ⎟ ( −1) cos 2nΩ M
n
⎜t − ⎟
n =1 ⎝ ΩM 2 ⎠ ⎝ 2⎠

⎛ 2 ∆ω Ω t⎞ ⎛ τ ⎞ ⎫⎪
+ 2 sin ωoτ ∑ J 2 n −1 ⎜ sin M ⎟ ( −1) cos [ 2n − 1] Ω M
n
⎜ t − ⎟⎬
n =1 ⎝ ΩM 2 ⎠ ⎝ 2 ⎠ ⎪⎭
⎧ ⎛ τ⎞
= U bt ⎨ J o ( A ) cos τ − 2 J1 ( A ) sin ωoτ cos Ω M ⎜t − ⎟ −
⎩ ⎝ 2⎠
(2.15)
⎛ τ⎞
−2 J 2 ( A ) cos ωoτ cos 2Ω M ⎜ t − ⎟ +
⎝ 2⎠
⎛ τ⎞
+2 J 3 ( A ) sin ωoτ cos 3Ω M ⎜ t − ⎟ +
⎝ 2⎠
⎛ τ⎞ ⎫
+2 J 4 ( A ) cos ωoτ cos 4Ω M ⎜ t − ⎟ − ...⎬
⎝ 2⎠ ⎭
ở đây đối số của hàm Bec-sen là:
2∆ω ΩMτ
A= sin (2.16)
ΩM 2
τ
Giá trị trong các dấu ngoặc của mỗi số hạng xác định pha ban đầu của
2
tất cả các thành phần, ở đây chúng không có ý nghĩa gì nên có thể bỏ qua.
Như vậy dao động ở đầu ra của bộ trộn có phổ gián đoạn, tần số của các
thành phần là bội của tần số điều biến.
Biên độ hài bậc n của tần số điều biến là:
Un = 2Ubt .Jn ( A)cos ωoτ
sin
(2.17)
Ta thấy Un phụ thuộc vào thời gian chậm trễ qua hai hàm số: đối số của
hàm Bec-sen và hàm lượng giác cos ωoτ . Tuy các đối số của hàm Bec-sen và hàm
sin

lượng giác đối với tất cả các hài đều giống nhau, nhưng vì bản thân hàm Bec-sen
và các hàm lượng giác đều thay đổi theo chỉ số của hài, nên đối với các hài khác
nhau giá trị biên độ Um cũng khác nhau.

58
Nếu giá trị của τ trong các biểu thức (2.16) và (2.17) được biểu diễn qua
⎛ 2r ⎞
cự ly giữa các đối tượng r theo ⎜ τ = ⎟ thì:
⎝ c ⎠
sin
⎛ 2 ∆ω Ω r⎞ ⎛ r⎞
U n = 2U bt J n ⎜ sin M ⎟ ⎜ 2π ⎟ (2.18)
⎝ ΩM C ⎠cos ⎝ λ ⎠
Sự phụ thuộc vào khoảng cách r nói chung khá phức tạp. Trong thực tế để tránh
sự không đơn trị về giá trị tần số điều biến Ω M được chọn sao cho.
ΩM r
<< 1
C
(2.19)
Hoặc τ 〈〈 TM với TM – là chu kỳ điều biến.
Với điều kiện trên ta có:
sin
⎛ 2ω ⎞ ⎛ r ⎞
U n ≈ 2U bt J n ⎜ r ⎟ ⎜ 4π ⎟ (2.20)
⎝ C ⎠cos ⎝ λo ⎠
Trong đó λ0 là bước sóng tương ứng với tần số trung tâm ω0 (hay f0)
Đôi khi người ta còn dùng kháI niệm bước sóng điều biến.
C ∆ω
λM = , với ∆F = (2.21)
∆F 2π
Từ (2.20) ta they sự phụ thuộc của biên độ hài bậc n vào khoảng cách r có dạng
⎛ r ⎞
⎜ 4π ⎟ “đường bao” của nó biến đổi theo hàm Bec-sen
sin
hàm biến đổi mạnh
⎝ λ0 ⎠
cos

cấp n. Sự thay đổi khoảng cách giữa 2 đối tượng không những làm cho biên độ
hài thay đổi không rõ rệt, mà quan trọng hơn là nó sinh ra hiệu ứng Đốp-le làm
thay đổi hẳn phổ của dao động ở đầu ra của bộ trộn.
Nếu khoảng cách giữa các đối tượng r được biến đổi với một tốc độ V nào đó, thì
khi tiếp cận mục tiêu:
r = ro - Vt
lúc đó thời gian chậm trễ τ sẽ là:
2r 2V 2V
τ= 0− t=− t (2.23)
C C C
Nếu thay (2.23) vào (2.15) và chú ý rằng ω 〉〉 Ω M ta được:

59
ubt = Ubt { J0 ( A) cos ( Ωdτ − ω0τ 0 ) − J1 ( A) sin ⎡⎣( ΩM −Ωd ) t + ω0τ 0 ⎤⎦ −
(2.24)
}
− sin ⎡⎣( ΩM +Ωd ) t − ω0τ 0 ⎤⎦ + cos ⎡⎣( 2ΩM +Ωd )τ − ω0τ 0 ⎤⎦ ...
2ω 0V
Trong đó: Ωd =
C
nghĩa là mỗi thành phần phổ được tách làm hai thành phần có biên độ bằng nhau
từng cặp và nằm cách tần số của hài tương ứng một khoảng bằng tần số Đốp-le
Ω d , khi đó tần số của tất cả các thành phần đối không còn là bội số chính xác của
tần số điều biến Ω M .
Sự xuất hiện các thành phần tần số có dịch tần Đốp-le cho phép đo hoặc đánh
dấu tốc độ tiếp cận của các đối tượng. Tóm lại dao động điều tần sau bộ trộn
chứa đựng thông tin về cự ly cũng như về tốc độ của các đối tượng.
2.5.2. Phương pháp thời gian
Xét ví dụ đơn giản tần số được điều biến theo qui luật tam giác vuông
(hình 2.11a).
Do tác động đồng thời của hai tín hiệu nên từ đầu ra của bộ trộn là nhận
được tín hiệu (hình 2.11c) có tần số Fh bằng hiệu của hai tần số fph và fth. Từ hình
(2.11) ta có:
∆f 2∆f
Fh = τ = r
TM C TM
nghĩa là giá trị Fh tỷ lệ với khoảng cách giữc các đối tượng. Nếu chỉ dừng lại ở
nhận xét bằng trực quan như trên sẽ dẫn tới một kết luận sai lầm là: dao động ở
đầu ra của bộ trộn chỉ có một thành phần tần số duy nhất liên hệ chính xác với
khoảng cách r theo công thức trên và do đó cho phép ta đo nó một cách liên tục.
Song trong thực tế vì có “ hành trình về” ở một phần của chu kỳ biến đổi tần số
phát, nên dao động ở đầu ra của bộ trộn có tần số không phải là Fh đã tính, mà là
tần số Fh’ không tỷ lệ với khoảng cách r (hình 2.11,b).
Ở đầu ra của bộ trộn có hai đoạn dao động với tần số khác nhau nên
không phải là dao động điều hoà, nghĩa là nó được biểu diễn bởi phổ có nhiều
thành phần (đa hài).

60
tín hiệu phản xạ tín hiệu chuẩn
Fmax

∆fM

Fh
Fo
t
O τ
a/
TM

Fh
F'h t
Fh

Utb b/

t
O
c/

Hình 2.11. Giản đồ xung của ngòi điều tần theo phương pháp thời gian

Tuỳ thuộc vào khoảng cách r hài nào ở trong phổ Ubt mà cho tần số của nó gần
tần số Fh nhất đối với cự ly đã cho thì hài đó được tăng cường. Từ đó ta thấy
bằng cách chọn qui luật điều biến và các tham số của nó thích hợp có thể đảm
bảo tăng cường mạnh nhất một hài, còn các hài khác nhỏ hơn sẽ làm mất nó đi
bằng những biện pháp kỹ thuật.
* Các tham số kỹ thuật vô tuyến chủ yếu của ngòi điều tần
Các quan hệ định lượng trong ngòi điều tần có thể nhận được từ hình 2.11a.
Từ các tam giác đồng dạng ta có:
∆f M TM
= ; ∆f M - độ dịch tần.
Fh τ
Từ đó suy ra
τ .∆f M
Fh = (2.25)
TM

61
∆f M
TM = (2.26)
νM
Fh
trong đó ν M = - tốc độ thay đổi tần số điều tần [Mhz/s]
τ
2r
Thay (2.26) và τ = vào (2.25) ta được:
C
2r.∆f Mν M 2ν M
Fh = = r (2.27)
C ∆f M C
Như vậy giá trị Fh tỉ lệ với khoảng cách r giữa ngòi và mục tiêu. Nếu cự ly
làm việc của ngòi bị giới hạn trong khoảng rmin và rmax, thì:
2ν M 2ν
Fh = rmin ÷ M rmax , nghĩa là
C C

∆Fh = M ( rmax − rmin ) (2.28)
C
Một trong những nhược điểm của ngòi điều tần là có sự điều biến ký sinh, làm
cho khi không có tín hiệu phản xạ, nhưng ở đầu ra của bộ trộn vẫn có các thành
phần điện áp có tần số F M và các hài của nó, nên có thể gây cho ngòi nổ sớm. Để
khắc phục ngoài việc dùng các biện pháp như: chọn đèn phát thích hợp, dùng bộ
trộn cân bằng, mắc bộ hạn chế vào phần tử ngoại sai, dùng phản hồi âm… còn
phải chọn các tham số của hệ thóng một cách hợp lý, sao cho tách xa được tần số
tín hiệu có ích F h với tần số điều biến F M . Để thực hiện yêu cầu trên cần thoả
mãn điều kiện
2ν M 1
Fh 〉 〉 FM hay r〉〉
C TM
2r∆f M 1 C
Hoặc r〉〉 , ∆f M 〉 〉
C TM TM 2r
Ta có thể biểu diễn biểu thức dưới dạng :
m.C
∆f M = (2.29)
2r
Trong đó m >>1
Từ (2.29) ta nhận thấy khi cự ly hoạt động của ngòi càng nhỏ, thì độ dịch
tần càng phải lớn. Điều này gây nên nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, nhất là ở cự
ly nhỏ. Mặt khác khi tăng tốc độ dịch tần còn làm tăng sự điều biến ký sinh. Vì

62
vậy ngòi điều tần thường dùng trong các loại đạn cỡ lớn để tiêu diệt mục tiêu mặt
đất có r min đủ lớn.
Tần số điều biến chọn từ điều kiện:
1 2r
TM 〉 〉 τ max hay r 〉 〉 max
FM C
Từ đó suy ra
C C
FM 〈 〈 , FM = (2.30)
2rmax n.2rmax
Với n >>1.
Các tham số kỹ thuật cơ bản của ngòi điều tần là :
- tần số điều biến F M ;
- độ dịch tần ∆f M ;
- tốc độ thay đổi tần số υ M ;
- dải tần số hiệu ∆Fh ;
- tần số hiệu cự đại F h max ;
- tần số hiệu cực tiểu F h min .
- Ưu điểm của ngòi điều tần.
+ Do có chọn lọc tần số nên nâng cao được độ chống nhiễu đối với các
loại nhiễu nhân tạo .
+ Vì tấn số hiệu F h cao hơn nhiều so với tần số chấn động cơ khí , nên có
khả năng chống được cả nhiễu chấn động.
- Nhược điểm.
+ Khó xây dựng ngòi làm việc ở cự ly nhỏ, vì phải có thêm nhiều thiết bị
bổ trợ để tạo ra độ dịch tần lớn.
+ Để chống những ảnh hưởng xấu của dao động ký sinh của hiệu ứng
Đốple phải có thêm nhiều phần tử bổ trợ nên kết cấu phức tạp.
2.6. NGÒI VÔ TUYẾN CÓ PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT TÍN HIỆU
BẰNG PHA (NGÒI ĐỐPLE)
Phương pháp pha để phân biệt tín hiệu được dựa trên hiệu ứng Đốple. Hiệu
ứng Đốple là sự thay đổi tần số của dao động khi máy phát hoặc máy thu chuyển
động.
Trong ngòi vô tuyến, hiệu ứng Đốple được sử dụng theo ba phương án:
- thu phát riêng biệt (hình 2.12a);
63
- thu phát kết hợp chung anten (hình 2.12b);
- thu phát kết hợp hoàn toàn (Aptôdin) (hình 2.12c).

A
Máy phát Máy thu Máy phát Máy thu

Bộ trộn Bộ trộn

K .đại K. đại

Chấp hành Chấp hành

a/ b/

áp tô đin K.đại Chấp hành

c/
Hình 2.12. Sơ đồ cấu trúc của ngòi nổvô tuyếnsử dụng, hiệu ứng Đốple
a/ Thu phát riêng biệt. b/ Thu phát kết hợp chung anten.
c/ Thu phát kết hợp hoàn toàn

2.6.1 Bản chất của hiệu ứng Đốp le


a. Trong âm học xét trường hợp máy phát và máy thu chuyển
động trong môi trường (không khí hoặc nước).
Để xem xét ta có thể gắn vào môi trường một hệ tọa độ cố định.
Cho nguồn phát xạ S chuyển động với vận tốc tuyệt đối VS về phía máy thu
cố định R (hình 2.13)
Sóng phát ra ở thời điểm t1 khi nguồn cách máy thu một khoảng bằng r sẽ
tới máy thu ở thời điểm
r
θ 1 = t1 + (2.31)
a
64
VS
S R

r
VR
S R
Hình 2.13. Sơ đồ nguồn phát xạ S chuyển động tương đối về phía máy thu R
trong môi trường (không khí hoặc nước).

sóng phát và ở thời điểm t2 = t1 + τ sẽ tới máy thu ở thời điểm θ2:
r ± VSτ
θ 2 = t2 + (2.32)
a
Trong đó a - Vận tốc âm thanh trong môi trường, còn dấu ± trong biểu thức
phụ thuộc vào hướng chuyển động của nguồn ra xa hay lại gần máy thu.
Giả thiết tần số phát của nguồn là Fo thì sau thời gian τ nguồn sẽ phát đi
một số lượng sóng là:
N = Foτ (2.33)
còn tần số nhận được ở máy thu sẽ là:
N
F = (2.34)
θ
trong đó θ = θ2 - θ1 - là khoảng thời gian có N sóng phát tác động vào máy thu.
Thay (2.31), (2.32), (2.33) vào (2.34) ta có
Fo
F = (2.35)
⎛ VS ⎞
1± ⎜ ⎟
⎝ a ⎠
- Trường hợp cho máy thu chuyển động với vận tốc tuyệt đối VR về phía
máy phát cố định, tương tự như trên ta có
r r ± VRτ
θ1 = t1 + ; θ 2 = t2 +
a ± VR a ± VR
⎛ ⎞ (2.36)
V ⎛ V ⎞
θ = ⎜1 m R ⎟τ ; F = Fo ⎜1 ± R ⎟
⎝ a ± VR ⎠ ⎝ a ⎠

65
Từ (2.35) và (2.36) ta thấy tuỳ theo chuyển động tuyệt đối của nguồn hay
máy thu mà tần số thu được do hiệu ứng Đốple sẽ có giá trị khác nhau. Trường
hợp khi vận tốc tuyệt đối của nguồn hay máy thu bằng tốc độ âm thanh thì hiệu
ứng Đốple chỉ xuất hiện khi nguồn và máy thu chuyển động.
Nếu cả nguồn và máy thu cùng chuyển động theo hướng đuổi nhau
thì:
V
1+ R
F = Fo a
V (2.37)
1+ S
a
Khi VS = VR thì hiệu ứng Đốple không có và chính trường hợp này đã dẫn
tới kết luận sai về ảnh hưởng quyết định của tốc độ tương đối với hiệu ứng
Đốple.
b. Trong điện động học
Ở đây theo lý thuyết tương đối, khái niệm chuyển động tuyệt đối so với môi
trường (chân không) không có ý nghĩa mà tất cả quá trình diễn ra chỉ có vai trò
của chuyển động tương đối giữa máy phát và máy thu. Vì vậy ở phần này chúng
ta phải sử dụng các hệ thức của lý thuyết tương đối. Ta gắn lên máy thu hệ tọa độ
K có gốc ở điểm O, còn đối với máy phát là hệ tọa độ K’ với gốc là O’ (hình
2.14)

Z Z’

K
O O V
x,x’
y y’

Hình 2.14. Hệ tọa độ biểu diễn chuyển động tương đối giữa máy phát và
máy thu trong môi trường điện động học

66
Cho hệ K’ (máy phát) chuyển động so với hệ K dọc theo trục OX với vận
tốc V tần số phát trong hệ K’ là fo. Hãy xác định tần số nhận được bởi máy thu
trong hệ K.
Theo các công thức biến đổi của Anstanh-Lorens các tọa độ và thời gian
trong các hệ K và K’ liên hệ với nhau theo các biểu thức:


x − Vt x′ + Vt ′ ⎪
x′ = ; x= ; ⎪
1− β 2 1− β 2 ⎪

y ′ = y; z′ = z ⎬ (2.38)

⎛V ⎞ ⎛V ⎞
t −⎜ 2 ⎟x t′ + ⎜ 2 ⎟ x ⎪
t′ = ⎝C ⎠ ; t = ⎝ C ⎠ ;⎪

1− β 2
1− β 2 ⎭

V
trong đó: β =
C
C - tốc độ ánh sáng
Trong quá trình phát tín hiệu người quan sát đánh dấu trong hệ K hai thời
điểm và t1 và t2 và các tọa độ x1, x2 tương ứng với vị trí của nguồn ở các thời
điểm đó. Độ rộng của phần tín hiệu đã tách ra (đo trong hệ K) bằng: τ = t2 –t1,
còn tọa độ x2 = x1 + Vτ
Vì nguồn phát chuyển động ra xa máy thu nên các thời điểm θ1 và θ2 là
điểm đầu và cuối của phần tín hiệu đã tách ra tác động vào máy thu được đo
trong hệ K sẽ khác t1 và t2 và bằng:
r ⎫
θ 1 = t1 + ⎪⎪
C
⎬ (2.39)
r + Vτ ⎪
θ 2 = t2 +
C ⎪⎭
trong đó r - khoảng cách giữa máy phát và máy thu ở thời điểm t1. Thời gian tác
động vào máy thu trong hệ tọa độ K theo (2.39) là
⎛ V⎞
θ = θ2 − θ1 = ⎜1 + ⎟τ (2.40)
⎝ C ⎠

67
Ta hãy xác định số dao động đến được máy thu trong khoảng thời gian
đó.
Trong 1s máy phát pháp ra fo dao động (trong hệ K’). Để tính số dao động
trong phần tín hiệu đã tách ra cần phải biết độ rộng của nó trong hệ K’. Độ rộng
này sẽ là

τ ′ = t2′ − t1′ (2.41)

theo (2.17) t1′ vµ t2′ có thể viết

⎛V ⎞ ⎛V ⎞
t1 − ⎜ 2 ⎟ x1 t2 − ⎜ 2 ⎟ x2
t1′ = ⎝ C ⎠ ; t′ = ⎝C ⎠
2
1− β 2
1− β 2

Từ đó suy ra

τ ′ = τ 1− β 2 (2.42)

Như vậy số dao động đến được máy thu trong thời gian θ sẽ là

N = f oτ ′ = foτ 1 − β 2

và tần số thu ở máy thu sẽ là

V
1− β 2 1m
N C .F
F = = Fo = (2.43)
θ 1+
V

V o
C C
Trong đó các dấu ở dưới tương ứng với chuyển động theo chiều ngược với
chiều chuyển động xét trong hình 2.14
Biểu thức (2.33) trong đó V là tốc độ tương đối của máy phát và thu, về bản
chất cũng như về dạng đều khác với các công thức (2.35) và (2.36).
Như vậy ba trường hợp đã xét cho ba biểu thức khác nhau đối với hiệu ứng
Đốple. Tuy nhiên với tốc độ chuyển động cơ học nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ
truyền sóng thì các công thức trên đều tiến gần tới một dạng chung là công thức
(2.36) và thường được viết dưới dạng phổ biến
V
F = Fo ±
λ
68
trong đó V - tốc độ thay đổi cự ly
λ - bước sóng
2.6.2. Nguyên lý hoạt động của ngòi Đốple
Sơ đồ khối điển hình của ngòi Đốple được trình bày ở hình 2.15
Máy phát phát ra các dao động điều hoà có tần số fo. Tần số của dao
động phản xạ nhận được ở máy thu fth khác với fo một lượng bằng Fđ. Trong
trường hợp cả máy thu phát đều đặt trên một đối tượng, thì hiệu ứng
Đốple

fo A1 A2 fo+ Fđ
Máy phát fo Bộ trộn


KĐ tần số Chấp hành
Đốp le

Hình 2.15. Sơ đồ khối điển hình của ngòi Đốple

xẩy ra hai lần khi truyền từ máy phát tới mục tiêu và khi phản xạ từ mục tiêu
về máy thu. Vì vậy giá trị của tần số Đốple sẽ là:
2V
Fd =
λ

và fth = fo + Fd
Tín hiệu có tần số Fđ sau khi khuếch đại sẽ dẫn tới cơ cấu chấp hành.
2.6.3 Hiệu ứng pha Đốple ứng dụng cho ngòi Áptôđin (tự tạo phách
(tự dao động))
Áptôđin tạo ra trong anten một sức điện động phát xạ ea và phát ra không
gian. Khi gặp mục tiêu, các dao động điện này tạo nên trong bề mặt kim loại của
mục tiêu các dòng điện cảm ứng gây nên sự phát xạ thứ cấp và tạo thành tín hiệu
phản xạ truyền về phía ngòi nổ, tín hiệu phản xạ tạo ra trong anten của áptôđin
một sức điện động bổ xung ∆ea có pha khác với pha của ea (hình 16,b). Tuỳ theo
69
mức độ thay đổi khoảng cách r đến mục tiêu mà giá trị độ lệch pha ∆ϕ cũng thay
đổi theo do đó các quá trình xẩy ra trong áptôđin cũng thay đổi và thay đổi theo
chu kỳ, vì pha của tín hiệu phản xạ thay đổi theo chu kỳ. Khi ∆ea và ea trùng pha
thì biên độ tín hiệu tăng lên và ngược lại hình 2.16,c
Ta hãy xác định tần số đường bao (tức là tần số thay đổi độ lệch pha). Nếu r
= r1 thì lệch pha giữa dao động phát xạ và phản xạ sẽ là:

ϕ1 = 2r1
λ

∆ea U ea
∆ea
Áptôđin ea
∼ Vtđ O
r ∆ϕ t
a/ b/

t O
t

c/ d/

Hình 2.16. Giản đồ làm việc tổng quát của ngòi Áptôđin


nếu r = r2 thì ϕ2 = 2r2
λ
Trong thời gian ngòi tiếp cận mục tiêu từ r1 đến r2 tự thay đổi pha của tín
hiệu là:

ϕ 2 − ϕ1 = ( r2 − r1 )
λ
Ta tính thời gian mà trong đó pha thay đổi 2π thì khoảng cách thay đổi là
4π λ
( r2 − r1 ) từ đó suy ra: r2 − r1 =
, nghĩa là khi khoảng cách thay đổi một nửa
λ 2
bước sóng thì pha của dao động thay đổi là 2π tương ứng với khoảng thời gian là

70
∆r λ
Tϕ = =
Vtd 2Vtd

trong đó ∆r = r2 − r1
Vtd - vận tốc tương đối giữa ngòi và mục tiêu
Tần số thay đổi pha
1 2Vtd
Fϕ = = = Fd
Tϕ λ
Tức là tần số thay đổi pha bằng tàn số Đốple vì vậy ngòi này được gọi là
ngòi Đốple
* Ưu nhược điểm:
- ưu điểm:
+ không có “vùng chết”;
+ có khả năng nâng cao chóng nhiễu vì có dải thông tần hẹp;
+ có khả năng xác định được Vtd bằng phương pháp đơn giản;
+ kết cấu đơn giản.
- Nhược điểm: Độ ổn định với tạp âm chấn động thấp
2.7. Ngòi vô tuyến bán chủ động
Ngòi vô tuyến bán chủ động có thể dùng trong tên lửa có hệ thống tự dẫn
bán chủ động.
Trong hệ thống tự dẫn bán chủ động mục tiêu được chiếu xạ bởi ra đa đặt ở
mặt đất hay trên máy bay. Nếu ra đa chiếu xạ đặt ở mặt đất dùng cho hệ tên lửa
“đất - không”. Nếu ra đa chiếu xạ đặt trên máy bay thì dùng cho tên lửa “không -
không”.
Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu được máy thu của đầu tự dẫn thu nhận dùng
để xác định tọa độ của mục tiêu, từ đó sẽ tạo ra lệnh điều khiển tên lửa. Tín hiệu
này cũng dùng để xác định thời điểm làm việc của ngòi vô tuyến bán chủ động.
Nguyên lý làm việc của vô tuyến bán chủ động được xác định bởi chế độ
làm việc của ra đa chiếu xạ. Khi ra đa chiếu xạ phát sóng liên tục thì ngòi nổ có
thể sử dụng hiệu ứng Đốple nếu tần số phát là cố định, hoặc dùng sự khác nhau
về thời gian giữa tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và tín hiệu từ đài ra đa chiếu xạ
nếu ra đa phát xạ được điều biến tần số. Khi ra đa chiếu xa làm việc ở chế độ

71
xung thì thời điểm làm việc của ngòi được xác định theo thời gian chậm sau của
tín hiệu phản xạ từ mục tiêu so với xung từ ra đa phát xạ dẫn tới tên lửa.
Sau đây chúng ta xét hoạt động của ngòi bán chủ động khi ra đa chiếu xạ
làm việc ở chế độ phát xạ liên tục.
Trên hình 2.17 biểu thị sơ đồ tiếp cận mục tiêu của máy bay tấn công và tên
lửa. Trong quá trình dẫn tên lửa, ra đa chiếu xạ luôn quay anten bám theo mục
tiêu và giữ cho mục tiêu nằm trong giản đồ định hướng của an ten. Sóng phản xạ
từ mục tiêu bắt đầu lọt vào máy thu của ngòi nổ khi mục tiêu lọt vào thị giới
máy

VN

− VM VTM

ϕo
VT δ DM
DT

V1

Hình 2.17. Giản đồ hướng tiếp cận mục tiêu của máy bay tấn công và tên
lửa

thu của ngòi nghĩa là lọt vào giản đồ hướng của anten thu A (hình 2.18). Tín hiệu
cao tần từ an ten dẫn tới bộ trộn, đồng thời tín hiệu từ máy ở đuôi tên lửa cũng
dẫn tới bộ trộn (máy thu ở đuôi tên lửa sẽ thu nhận tín hiệu trực tiếp từ ra đa
chiếu xạ) hình 2.18.

72
Do hiệu ứng Đốple tín hiệu tổng hợp trong bộ trộn bị điều biến (điều chế
theo biên độ). Bởi vậy từ đầu ra của bộ trộn, ta nhận được điện áp thấp tần tỉ lệ
với đường bao của tín hiệu tổng hợp. Điện áp này là tín hiệu làm việc của ngòi,
sau khi khuếch đại sẽ dẫn đến tầng chấp hành.
Hệ số khuếch đại của KĐTT có thể điều chỉnh tự động nhờ hệ thống tự
động điều chỉnh khuếch đại (TĐK) tuỳ thuộc vào tín hiệu phản xạ dẫn vào máy
thu của đầu tự dẫn. TĐK đảm bảo giá trị tín hiệu đầu ra của KĐTT ít phụ thuộc
vào khoảng cách giữa mục tiêu và ra đa chiếu xạ DM.
Trường hợp trên tên lửa không có đài thu ở đuôi, để tách tín hiệu làm việc
có thể dùng bộ tạo dao động (phách) cục bộ được điều hưởng ở tần số của ra đa
chiếu xạ.
Ta xác định biểu thức tần số làm việc của ngòi vô tuyến. Tần số sóng phản
xạ từ mục tiêu bằng:

A
Anten mũi Anten đuôi

Máy thu Bộ trộn Máy thu


đầu tự dẫn trạm đuôi

KĐTT
TĐK
(APY)
Tầng
Chấp hành
Ngòi nổ

Hình 2.18. Sơ đồ khối của ngòi VT bán chủ động

73
VM 1
f M = fo + cos ϕM (2.44)
λ
trong đó fo - tần số phát của ra đa chiếu xạ
λ - bước sóng của ra đa chiếu xạ
VM - vận tốc của mục tiêu so với máy bay tấn công
ϕM - góc giữa DM vµ VM1
Số hạng thứ hai trong (2.44) chính là tần số Đốple do sự chuyển động tương
đối giữa mục tiêu và máy bay tấn công.
Tần số tín hiệu của anten ngòi nổ có tính đến hiệu ứng Đốple bằng:
V
f1 = f M + TM cos (ϕ o − δ ) (2.45)
λ
trong đó VTM - tốc độ của tên lửa so với mục tiêu
ϕo - góc giữa trục tên lửa với hướng cực đại của giản đồ định hướng
chính của ngòi
δ - góc giữa trục tên lửa với VTM
Thành phần tần số Đốple của f1 là do tên lửa tiến đến gần mục tiêu. Thay
(2.44) vào (2.45) ta được
1
f1 = fo + ⎡⎣VM 1 cos ϕM + VTM cos (ϕo − δ ) ⎤⎦
λ
Tần số của tín hiệu ở trạm thu đuôi
V
f 2 = f o + T 1 cos ϕ T (2.46)
λ
trong đó VT1 - tốc độ của tên lửa so với máy bay tấn công
ϕT - góc giữa DT và VT 1 .
Thành phần tần số Đốple trong (2.46) là do tên lửa bay ra xa máy bay
tấn công.
Tần số của tín hiệu làm việc F bằng hiệu của f1 và f2
1
F = ⎡⎣VM 1 cos ϕ M + VTM cos (ϕo − δ ) − VT 1 cos ϕT ⎤⎦ (2.47)
λ
Trong trường hợp trạm đuôi được thay bằng bộ tạo phách cục bộ thì f2 = fo
nên:
1
F= ⎡VM 1 cos ϕ M + VTM cos (ϕo − δ ) ⎤⎦ (2.48)
λ⎣

74
Ngòi nổ vô tuyến bán chủ động được sử dụng phổ biến trong các loại tên
lửa phòng không
* Ưu điểm: chủ yếu là trọng lượng và kích thước nhỏ, độ tin cậy cao vì
không có máy phát và anten phát.
* Nhược điểm: độ chính xác và khả năng chống nhiễu thấp.

75
Chương 3
SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA RA ĐA
GẦN

Sự tương tác giữa các đối tượng của ra đa gần có những đặc điểm riêng.
Trước hết do sự tương đương giữa kích thước của các đối tượng tương tác với
khoảng cách giữa chúng, nên không thể xét các sóng phát xạ và phản xạ là những
sóng phẳng được, đồng thời các phần khác nhau của mục tiêu sẽ phản xạ với
cường độ khác nhau.
Trong chương này chúng ta sẽ xét một số vấn đề về sự phát xạ thứ cấp
(phản xạ), sự tương tác giữa các mục tiêu điểm và phân bố với các sơ đồ ngoại
sai và tự tạo phách của ra đa gần và lý thuyết thu tự tạo phách (áptôđin).
3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG HỌC CỦA RAĐA GẦN
Việc tính toán trường phản xạ bởi các mục tiêu thật có hình dạng phức tạp,
thực tế là không thể làm được ngay cả trong điều kiện ra đa xa. Vì vậy trong tất
cả các tính toán kỹ thuật đều sử dụng khái niệm bề mặt phản xạ hiệu quả S∋, được
xác định bằng phương pháp thực nghiệm khi đo đạc trên mô hình.
Trong những trường hợp đơn giản hoặc để đánh giá có tính chất định hướng
sơ bộ, người ta có thể sử dụng các biểu thức gần đúng, chúng được thiết lập đối
với những vật thể có dạng hình học đơn giản nhất. Các công thức gần đúng này
đều nhận được trong điều kiện ra đa xa.
- Chấn tử nửa sóng (chiều dài l= λ/2) khi phân cực của trường trùng với
trục chấn tử
S∋ = 0,86λ2
- Chấn tử cơ bản (l<< λ) với cùng điều kiện như trên:
S∋ = 0,72l2
- Lá kim loại chữ nhật có diện tích S với các cạnh a, b >> λ:
S∋ = 4πS2/λ2
- Lá kim loại như trên khi phản xạ khuếch tán lý tưởng theo quy luật
Lambeprt với suất phản chiếu ρ:
S∋ = 4Sρ

76
- Vật phản xạ góc có cạnh a >> λ:
a2
S∋ =
3

- Hình trụ kim loại bán kính R, chiều dài l (R1l >> R):
S∋ = 2πRl2/λ
Trong điều kiện ra đa gần các biểu thức tính S∋ ngay cả những vật thể đơn
giản nhất này cũng không đúng. Để biểu thị các đặc điểm phản xạ từ mục tiêu
trong điều kiện ra đa gần, người ta sử dụng mô hình toán học dưới dạng tập hợp
“các điểm sáng” có vị trí cố định hay thay đổi hỗn loạn trong quá trình tiếp cận
mục tiêu. Mô hình trong thực tế thường là 2÷3 điểm sáng, nó cho ta một hình ảnh
gần đúng với sự phản xạ thực, cụ thể là sự phân bố thống kê các giá trị của bề
mặt phản xạ hiệu quả S∋.
Các kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng các giá trị trung bình của S∋, cũng
như phân bố thống kê của chúng trong các điều kiện ra đa gần và ra đa xa đều
gần giống nhau.
Như đối với máy bay kết cấu thông thường (máy bay cánh quạt), giá trị
trung bình của bề mặt phản xạ hiệu quả có thể tính sơ bộ theo công thức thực
nghiệm:
S∋tb[m2]≈ 2L
trong đó L - chiều dài của máy bay [m]
3.2. SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC MỤC TIÊU VỚI SƠ ĐỒ TẠO
PHÁCH
Việc phân tích sự tương tác của các mục tiêu với sơ đồ tạo phách, về hình
thức được tiến hành tương tự như ra đa xa. Ta hãy khảo sát hai trường hợp điển
hình: tương tác với mục tiêu điểm (bắn mục tiêu trên không) và tương tác với
mục tiêu phản xạ phân bố.
3.2.1. Tương tác với mục tiêu điểm
Máy phát của ngòi phát xạ công suất PΣ (hình 3.1). Mật độ dòng công suất
ở mục tiêu phản xạ thụ động Πi ở khoảng cách r là:

PΣ .D ph .Fph2
Πi = (3.1)
4π r 2
trong đó Dph, Fph - hệ số tác dụng định hướng và hàm phương hướng của anten
phát ở hướng tới mục tiêu phản xạ.

77
Công suất phản xạ bởi mục tiêu ở hướng về ngòi vô tuyến là:
PΣ .D ph .Fph2 S∋
PS = Π i S∋ = (3.2)
4π r 2
Mật độ dòng công suất của trường phản xạ ở an ten thu của ngòi vô tuyến
là:

PS PΣ .D ph .Fph2 S∋
ΠS = = (3.3)
4π r 2 (4π r 2 ) 2

Bề mặt hiệu quả của anten:


Dth λ 2 Fth2
SA = (3.4)

trong đó Dth, Fth - hệ số tác dụng định hướng và hàm phương hướng của anten
thu ở hướng tới mục tiêu phản xạ.

Πi Π PS

Máy phát Máy thu

Hình 3.1. Sự tương tác của sơ đồ tạo phách với mục tiêu điểm

Sử dụng (3.4) ta xác định được công suất ở tải phối hợp của anten thu (ở
đầu vào của máy thu):
PΣ .λ 2 D ph Fph2 Dth Fth2 S ∋
PA = Π S .S A = (3.5)
64π 3 r 4
Biểu thức (3.5) được thiết lập khi chưa tính đến các đặc điểm của ra đa gần
(như đặc tính cầu của sóng phát xạ và phản xạ…) nên về nguyên tắc nó không
chính xác. Tuy nhiên trong công thức này giá trị S∋ thực tế luôn lấy từ thực
nghiệm, nên có thể coi mọi sai lệch so với công thức ra đa thông thường đều
được tính vào giá trị S∋.

78
Như đã nhận xét ở trên giá trị S∋ xác định trong các điều kiện ra đa xa và ra
đa gần thực tế không khác nhau. Vì vậy công thức (3.5) vẫn đảm bảo độ chính
xác cho ngòi vô tuyến mà không cần một điều kiện nào.
Công thức (3.5) còn có thể viết dưới dạng công thức cự ly hoạt động của
ngòi vô tuyến: nếu tại khoảng cách r = ro, ta có PA = PN, trong đó PN là độ nhậy
của máy thu theo công suất, thì cự ly hoạt động của ngòi ro được xác định từ
công thức (3.5) sẽ là:

PΣ .λ 2 D ph Fph2 Dth Fth2 S ∋


ro = 4 (3.6)
64π 3 PN

Đôi khi để thuận tiện người ta biểu diễn ro qua độ nhậy của phần tử khuếch
đại sau bộ trộn hoặc bộ tách sóng theo điện áp nhậy UN. Trong trường hợp này
ta có

U bt = χ Pbt (3.7)
trong đó Ubt, Pbt - tương ứng là điện áp ở đầu ra của bộ trộn và công suất tín hiệu
ở đầu vào của nó.
χ - hệ số xác định bằng thực nghiệm.
Cho Pbt = PA ta có U N = χ PN , thay giá trị này vào (3.6) ta có:

PΣ .λ 2 D ph Fph2 Dth Fth2 S∋ χ 2


ro = 4 (3.8)
64π 3U N2
3.2.2. Tương tác với các mục tiêu phân bố
Mục tiêu phản xạ phân bố điển hình đó là mặt đất. Khi độ nhấp nhô của mặt
đất nhỏ so với bước sóng thì sẽ xẩy ra sự phản xạ gương. Ở đây ta giả thiết là
mục tiêu phản xạ gương, nên trường phản xạ có thể tìm theo phương pháp ảnh
gương.
Mật độ dòng công suất của tín hiệu phản xạ ở điểm đặt ngòi vô tuyến A
bằng mật độ dòng công suất tạo bởi nguồn phát xạ ảo đặt ở điểm A′ - là ảnh
gương của điểm A (hình 3.2). Công suất nguồn phát xạ ảo bằng công suất thực,
còn các giản đồ định hướng của anten phát và anten thu là các ảnh gương của các
giản đồ thực. Do vậy

79
PΣ .D ph .F ph2 ⊥ N 2
ΠS = (3.9)
4π (2 H ) 2

trong đó Fph ⊥ - Hàm phương hướng của anten phát ở hướng vuông góc với mặt
đất.
N - Hệ số tính tới các mất mát vật lý khi phản xạ (hệ số này thường
được biểu diễn theo trường, nên trong công thức năng lượng có dạng bình
phương).

P Σ

H F ⊥

H’
P Σ

Hình 3.2. Sự tương tác của sơ đồ tạo phách với mục tiêu phân bố

Tương tự như trên ta có:


PΣ .λ 2 D ph Fph2 ⊥ Dth Fth2⊥ N 2
PA = (3.10)
64π 2 H 2

λ Fph⊥ Fth⊥ N PΣ Dph .Dth


Ho =
8π PN

hoặc là:

λ Fph⊥ Fth⊥ χ N PΣ Dph .Dth


Ho =
8πU N

ở đây Ho - chiều cao làm việc của ngòi

80
Trong các công thức trên hệ số N đối với sự truyền sóng thẳng đứng tới mặt
đất có thể tính được, hoặc thuận tiện hơn, xác định từ các đồ thị trong tài liệu
chuyên dùng. Đối với đa số các loại đất thực tế N = 0,3÷0,9.
Sự phụ thuộc của công suất tín hiệu phản xạ PA vào khoảng cách (r hoặc H)
trong các trường hợp mục tiêu điểm (3.5) và mục tiêu phân bố (3.10) khác nhau
chủ yếu ở số mũ của r và H. Về mặt vật lý điều này được giải thích như sau. Đối
với mục tiêu phân bố khi chiều cao (khoảng cách) tăng lên thì dường như diện
tích chiếu xạ hiệu quả tăng lên, nên công suất phản xạ giảm ít, có nghĩa là ảnh
hưởng của sự tăng khoảng cách không lớn. Còn với mục tiêu điểm, khi tăng
khoảng cách thì công suất phản xạ giảm nhiều vì diện tích phản xạ của mục tiêu
không đổi.
Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là ở chỗ: ở các khoảng cách lớn các mục
tiêu tập trung có thể coi là mục tiêu điểm, còn ở các cự ly nhỏ bắt đầu xuất hiện
các tính chất phân bố. Vì vậy tuỳ theo mức độ tiếp cận của ngòi nổ vô tuyến với
mục tiêu tập trung, sự thay đổi công suất của tín hiệu phản xạ lúc đầu theo quy
luật tỉ lệ nghịch với luỹ thừa bậc bốn của khoảng cách, sau đó sự thay đổi này trở
lên nhỏ hơn, tiến dần tới phụ thuộc theo quy luật bậc 2.
3.3. SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC MỤC TIÊU VỚI SƠ ĐỒ TỰ TẠO
PHÁCH (ÁP TÔ ĐIN)
Như đã nêu ở trên sự làm việc của áp tô đin dựa trên các quan hệ pha giữa
các dao động phát xạ và phản xạ nhận được. Vì vậy việc phân tích các bộ áp tô
đin của ngòi vô tuyến, mà trong đó các chức năng phát và thu được kết hợp hoàn
toàn, đòi hỏi phải tính đến các quan hệ pha. Để mô tả và phân tích sự làm việc
của chúng, cần phải sử dụng các công cụ thích hợp. Cụ thể là từ mối quan hệ
năng lượng đã nói ở phần trước, cần phải chuyển sang mối quan hệ giữa các điện
áp hoặc dòng điện, vì trong các biểu thức đối với công suất, mối quan hệ pha
không có dạng rõ ràng.
Để đặc trưng cho các tính chất của áp tô đin như một hệ thống ra đa thu
phát, người ta đã đưa ra một khái niệm “độ nhậy tần số vô tuyến” của áp tô đin,
đó là hệ số tỷ lệ giữa biên độ tín hiệu có ích ở đầu ra của áp tô đin với sự thay đổi
tương đối điện trở phát xạ của anten tương đương với sự tác động của tín hiệu
phản xạ. Dưới đây chúng ta trình bầy nội dung xác định "độ nhậy tần số vô
tuyến" của áp tô đin.

81
3.3.1. Tương tác với mục tiêu điểm
Theo mối quan hệ với áp tô đin, hệ thống các đối tượng tương tác gồm ngòi
áp tô đin và mục tiêu phản xạ M (hình 3.3) có thể xem như gồm có hai phần:
- Phần “ngoài” là mối liên hệ giữa anten với mục tiêu, sự tương tác được
thực hiện trong trường điện từ.
- Phần “trong” là mối liên hệ giữa anten với bản thân áp tô đin A, sự tương
tác xẩy ra trong khung anten.
Áp tô đin đưa tới các cực của anten một sức điện động EA, nhờ đó phát ra công
suất PΣ.


EA
A r M
PS
es

ΠS

Hình 3.3. Sự tương tác của sơ đồ tự tạo phách với mục tiêu điểm

Cường độ trường phản xạ bởi mục tiêu M ở khoảng cách r đối với anten A
được đặc trưng bởi giá trị ΠS:

PS PΣ .D ph .Fph2 S∋
ΠS = =
4π r 2 (4π r 2 )2
Để biểu diễn quan hệ pha sinh ra giữa các dao động do áp tô đin EA và do
tín hiệu phản xạ eS kích thích trong anten, cần phải chuyển từ mật độ dòng công
suất ΠS sang cường độ trường ES rồi chuyển tiếp sang sức điện động cảm ứng eS.
Biết rằng:

E S2
ΠS =
2W
trong đó ES - biên độ thành phần điện của trường phản xạ.

82
W = 120π (ôm) - trở kháng sóng của không gian tự do.
Từ đó ta có:
ES = 2W Π S (3.12)

Biên độ sức điện động cảm ứng do tín hiệu phản xạ gây ra trong anten:

ξS = eS hq F (3.13)

trong đó hq - chiều cao tác dụng của anten.


Thay (3.12) vào (3.13), có lưu ý tới (3.3) ta được:

hq F 2 2WPΣ DS∋
eS ξS = (3.14)
4π r 2
Vì chức năng phát và thu đều thực hiện bởi một anten, nên các chỉ số của
các đặc tính định hướng trong công thức (3.14) được bỏ qua.
Khái niệm chiều cao tác dụng hq chỉ tiện lợi đối với các anten tuyến tính,
còn với các loại anten phức tạp hơn nó mất tính chất rõ ràng về mặt vật lý và rất
khó tính toán trực tiếp. Vì vậy người ta thay nó bằng một khái nhiệm tổng hợp
hơn đó là điện trở phát xạ RΣ. Quan hệ giữa hq và RΣ được biểu thị qua biểu thức:
2
π W ⎛ hq ⎞
RΣ = ⎜ ⎟ (3.15)
D ⎝ λ ⎠

Từ đó suy ra:

DR Σ
hq = λ (3.16)
πW
Ta có thể biểu thị công suất PΣ qua điện trở phát xạ RΣ:
1 2
PΣ = I m RΣ (3.17)
2
Trong đó Im - biên độ cực đại của dòng điện chạy trong anten.
Thay (3.16) và (3.17) vào (3.14) ta được:

λ DF 2 RΣ S ∋
ξS = I m = BI m (3.18)
4π π r 2

83
λ DF 2 S ∋
trong đó B= RΣ (3.19)
4π π r 2
Ta dễ dàng thấy rằng B có thứ nguyên là điện trở và có thể xem như trở
kháng cảm ứng. Biểu thức (3.18) là kết quả của bài toán “bên ngoài”.
Để giải bài toán “bên trong” ta xét khung anten của áp tô đin (hình 3.4)

RΣ XA

&I m
A E ξ& S
&
A
UΩ

Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý của khung anten ngòi áp tô đin

Sức điện động của áp tô đin E& A cân bằng với sụt áp trên điện trở thuần RΣ
và trở kháng (điện trở phản kháng) XA của khung anten và sức điện động ξ&S cảm
ứng bởi tín hiệu phản xạ, nghĩa là:

E& A = I&m ( RΣ + JX A ) +ξ&S = I&mzA0 +ξ&S (3.20)

trong đó Z A0 = RΣ + JX A

Biểu thức (3.20) có thể viết dưới dạng

⎛ ξ& ⎞
E& A = I&m ⎜ Z A0 + S ⎟
⎝ I&m ⎠

ξ& S
ở đây = ∆Z A (3.21)
&I
m

Có thể xem ∆Z A như trở kháng phức bổ xung, phản ánh trong khung anten
có tác động của tín hiệu phản xạ.
Môđun của ∆Z A bằng tỉ số môđun của ξ&S , I&m , còn acgumen của nó bằng
hiệu acgumen của ξ&S , I&m trong (3.21). Khi đó do sự chuyển dịch tương đối giữa
các đối tượng nên tần số của tín hiệu phản xạ sẽ khác với tần số của dòng điện do

84
aptôđin kích thích trong anten một lượng bằng tần số Đốple. Thực vậy, nếu ta lấy
pha của dòng điện làm điểm gốc để tính và chỉ xét khi các đối tượng tiến lại gần
nhau, thì biểu thức (3.21) có thể viết dưới dạng:

ξs e j(ω +Ω
o d )t
ξS
∆Z A = jωot
= e jΩd t = ∆Z A e jΩd t (3.22)
I m .e Im
Nếu ta lưu ý rằng theo mức độ tiến lại gần nhau của các đối tượng (r giảm),
giá trị ξ S theo (3.18) tăng lên thì biểu thức (3.22) có thể được mô tả rõ ràng dưới
dạng đồ thị véc tơ (hình 3.5).

Ωđ
&I m
∆XA
Ωđ XA

&I m X A ∆ZA
ZAO
&I m ∆Z A = ξ& S
&I m R Σ RΣ ∆RΣ

&I m ( Z AO + ∆Z A ) = E& A
&I m Z AO = E& AO
ZA
a/ b/

Hình 3.5 Giản đồ véc tơ của khung anten


a- Giản đồ điện áp; b- Giản đồ trở kháng

Từ hình (3.5) ta thấy rằng trong lúc giá trị mô đun ∆Z A ở những khoảng
cách r nhỏ hầu như không thay đổi, thì hình chiếu của nó ∆RΣ , ∆X A thay đổi
nhanh với tần số Đốple. Vì vậy khi có tín hiệu phản xạ, áptôđin là bộ tự dao động
làm việc với tải có các thành phần thuần và kháng thay đổi một cách có chu kỳ
theo tần số Đốple. Biên độ thay đổi của ∆RΣm , ∆X Am rõ ràng bằng mô đun ∆Z A ,
còn chính sự thay đổi của chúng xẩy ra trong hình cầu phương. Sự thay đổi tuần
hoàn các thành phần của tải dẫn tới các điện áp và dòng điện cao tần trong các

85
mạch của áp tô đin cũng biến đổi theo chu kỳ với cùng một tần số Đốple. Nhờ sự
tách sóng các dao động tự điều biến đó, ở đầu ra của áp tô đin xuất hiện điện áp
UΩ, tức là xuất hiện tín hiệu có ích với biên độ ∆UΩm và tần số Đốple Ωđ.
Tuỳ thuộc vào cách xây dựng sơ đồ mà áp tô đin có thể phản ứng với sự
thay đổi của thành phần thuần ∆R Σ hoặc của thành phần kháng ∆XA. Trong
trường hợp thứ nhất phản ứng của áp tô đin sẽ gắn liền với sự điều biến biên độ,
còn trường hợp thứ hai sẽ gắn liền với điều biến tần số. Nhưng trong trường hợp
bất kỳ có thể coi rằng, trong phép gần đúng bậc nhất, giá trị ∆UΩm sẽ tỷ lệ với
biên độ của tín hiệu phản xạ ξS, hoặc giá trị tương đương với nó ∆Z A , nghĩa là:

∆UΩm = S′ ∆ZA (3.23)

trong đó S’ - hệ số tỉ lệ.
Xây dựng áp tô đin phản ứng với sự thay đổi của thành phần thuần RΣ là
đơn giản nhất. Sau đây chúng ta cũng hạn chế chỉ khảo sát loại áp tô đin đó. Khi
đó, nếu tính rằng:

∆RΣm = ∆Z A (3.24)

thì (3.23) được viết dưới dạng


∆UΩm = S′∆RΣm (3.25)

Với điều kiện (3.24), từ (3.21) cũng có thể nhận được biên độ

ξS = ∆RΣm Im (3.26)

Như vậy bài toán “bên trong” đến đây đã được giải quyết xong.
So sánh (3.26) nhận được khi giải bài toán “trong” với các hệ thức tương tự
giữa ξ S , Im (3.18) nhận được do giải bài toán “ngoài” và kết hợp cả hai cách giải
này thì rõ ràng là:

λ DF 2 s∋
∆RΣm = B = RΣ (3.27)
4π π r 2
Như vậy ∆RΣ là trở kháng tích cực cảm ứng, hay là sự thay đổi điện trở
phát xạ của anten, khi có tác động của tín hiệu phản xạ. Vì nó tỉ lệ với điện trở

86
phát xạ RΣ nên để thuận tiện người ta thường thay giá trị ∆RΣm trong biểu thức
∆RΣm
(3.25) bằng sự thay đổi tương đối điện trở phát xạ ; nghĩa là:

⎛ ∆ RΣ m ⎞
∆ U Ωm = S ⎜ ⎟ (3.28)
⎝ RΣ ⎠
Ở dạng này, hệ số S được gọi là “độ nhậy tần số vô tuyến” của áp tô đin.
Theo định nghĩa, nó có thứ nguyên là điện áp và bằng:
∆ U Ωm
S = (3.29)
∆ RΣ

Nghĩa là: độ nhậy của áp tô đin bằng tỉ số biên độ tín hiệu có ích ở đầu ra của áp
tô đin với biên độ sự thay đổi tương đối điện trở phát xạ của anten, tương đương
với tác động của tín hiệu phản xạ. (Từ nay về sau chúng ta sẽ bỏ chỉ số m đi)
Chú ý rằng đại đa số trường hợp ∆RΣ 〈〈 RΣ , nên biểu thức (3.29) có thể viết
dưới dạng
dU Ω dU Ω
S= = (3.30)
dRΣ d ln RΣ

nghĩa là S có thể tính như đạo hàm của sự phụ thuộc giữa biên độ thay đổi điện
áp ở đầu ra của áp tô đin với lôgarít điện trở phát xạ anten của nó.
Thay (3.27) vào (3.28) ta được;
λ DF 2 s∋
∆U Ω = S (3.31)
4π π r 2
Đặt ∆U Ω = U N (UN độ nhậy danh nghĩa của phần tử khuếch đại sau áp tô
đi), ta sẽ nhận được công thức tính cự ly hoạt động của ngòi áp tô đin

S λ D F 2 s∋
ro = (3.32)
4π π U N

Sự độc đáo của công thưc (3.32) là ở chỗ cự ly hoạt động của ngòi vô tuyến
áp tô đin không phụ thuộc vào công suất phát xạ ở dạng rõ ràng. Điều đó không
có gì đáng nghi ngờ, nếu ta chú ý rằng sự phân tích đã dẫn xuất phát không phải
87
từ chỗ khảo sát riêng rẽ các tính chất phát và thu của áp tô đin, mà từ sự tổng hợp
các tính chất thu - phát bằng các biểu thức chung của chúng và một khái niệm
tổng quát mới, được nêu ra đó là độ nhậy của áp tô đin. Độ nhậy cũng như công
suất đều phụ thuộc vào hàng loạt các tham số của áp tô đin, tuy nhiên giữa chúng
không có mối liên hệ trực tiếp và đơn trị.
3.3.2. Tương tác với các mục tiêu phân bố
Tương tự như ở mục 3.2. ở đây sự phản xạ cũng được giả thiết là phản xạ
gương.
Từ các biểu thức (3.9) và (3.12) ta có
F⊥ N 2WPΣ D
ES = (3.33)
4H π
Thay (3.17) vào (3.33), rồi sau đó thay (3.33) và (3.16) vào (3.13) ta được
λ DF⊥2 NRΣ
ξS = Im (3.34)
4H π
Tương tự như trước, hệ số đứng trước Im là:
λ DF⊥2 N
∆ RΣ = RΣ ,
4π H
từ đó ta có:
∆RΣ S λ DF⊥2 N
∆U Ω = S =
RΣ 4π H

Cự ly hoạt động (chiều cao làm việc) của ngòi vô tuyến là


S λ DF⊥2 N
Ho = (3.35)
4π U N

88
Chương 4
CÁC PHẦN TỬ CHÍNH CỦA NGÒI NỔ VÔ TUYẾN

Cấu tạo của ngòi nổ vô tuyến thường có hai phần chính là phần vô tuyến và
phần cơ khí. Ở đây chúng ta chỉ xét tới phần vô tuyến của ngòi. Phần vô tuyến
của ngòi bao gồm: các phần tử tạo dao động, phát và thu các dao động cao tần,
các phần tử gia công tín hiệu, khuếch đại và phần tử chấp hành.
4.1. THIẾT BỊ ANTEN
Các anten của ngòi vô tuyến được chia thành hai loại: anten độc lập và
anten không độc lập.
4.1.1. Anten không độc lập
Anten không độc lập là các loại anten liên hệ với thân đạn. Điển hình là loại
anten thân hình 4.1 nó được sử dụng phổ biến trong ngòi nổ vô tuyến của các loại
đạn pháo. Tuy bề ngoài có vẻ giống chấn tử đơn giản (hình 4.1b) nhưng thực chất
nó khác rất nhiều vì:
- Phần chóp anten và phần thân đạn có kích thước khác nhau, điểm kích
không ở tâm (hình 4.1c) nên anten thân tương đương với một chấn tử không đối
xứng;
D
- Kích thước tương đối của anten lớn hơn nhiều so với chấn tử đối xứng
2
vì vậy nó thuộc loại anten “dày”.
Các đặc điểm này ảnh hưởng tới điện trở vào của anten, dẫn đến ảnh hưởng
tới giản đồ định hướng của anten.
Công suất phát xạ tính theo điện trở phát xạ được xác định bằng biểu thức
1 2
PΣ = ImR Σ (4.1)
2
trong đó RΣ - điện trở phát xạ
Im - biên độ cực đại của dòng điện trong anten
Sự phân bố biên độ dòng điện theo chiều dài tương đối của anten so với
bước sóng và vị trí nối với máy phát ở anten chấn tử đối xứng mảnh vô hạn có
dạng như hình 4.2.a Còn đối với anten “dày” như hình 4.2b. Do đó công suất
phát
xạ có thể biểu diễn dưới dạng

89
1
PΣ = I a2 R a (4.2)
2
trong đó Ia, Ra - dòng điện và điện trở của anten ở điểm nối với máy phát gọi là
điện trở vào của anten.
Một dạng cụ thể của an ten thân là các chấn tử không đối xứng được bố trí
trong ngòi đạn được trình bày ở hình 4.1d.

Chóp anten
Điện môi


∼ 2l
Thân đạn
D

a/ b/ c/

d/

Hình 4-1. Anten không độc lập


a- Anten thân, b- Chấn tử đối xứng; c- Sơ đồ tương đương của anten thân

90
d/ Vị trí của anten thân trong ngòi VT (là chấn tử không đối xứng)

Ia, Ra
Ia=Imax ∼ Imax
∼ RΣ Ua RΣ
Ua

a/ b/

Hình 4.2. Giản đồ bức xạ của Anten không độc lập

Từ (4.2) có thể viết:

1 U a2
PΣ = (4.3)
2 Ra
Như vậy có nghĩa là công suất phát tỉ lệ nghịch với điện trở vào của anten.
Ngoài ra công suất phát xạ còn phụ thuộc vào bước sóng λ khi λ giảm thì PΣ tăng
lên. Nhưng việc giảm bước sóng bị hạn chế bởi giản đồ định hướng của anten
(hình 4.3). Từ hình vẽ ta thấy khi bước sóng càng nhỏ thì số cánh sóng phụ sẽ
2l
tăng lên, số cánh sóng phụ gần bằng số nửa bước sóng trên chiều dài anten ( ).
λ
Khi số cánh sóng phụ tăng sẽ làm giảm công suất phát theo cánh sóng
chính. Mặt khác do tính không đối xứng và chiều dày của anten thân lớn nên các
cánh sóng của anten không xuất phát từ tâm máy phát (điểm kích thích) mà
thường lùi về phía thân đạn gần với trọng tâm và khi đó nếu bước sóng càng
ngắn so với chiều dài thân thì giản đồ định hướng càng bị kéo lùi. Do đó nếu
bước sóng càng giảm thì sự phối hợp giữa vùng làm việc và vùng sát thương
càng xấu đi dẫn đến hiệu quả bắn thấp. Do vậy người ta thường chọn

λmin ≈ 3 ( 2l ) (4.3)

91
l

2l 2l 5 2l 2l
0< <1 1< ≤ = 2 = 4
λ λ 4 λ λ

Hình 4.3. Giản đồ định hướng của anten không độc lập

Một dạng khác của anten không độc lập là anten khung từ (hình 4.4a). Nếu
có sóng lan truyền thì trong aten xuất hiện sức điện động cảm ứng:
& .K.n.SK cosϕ
E& K = JE (4.4)
0

a/ b/

Hình 4.4. Anten khung


a/ anten khung; b/ Giản đồ hướng ( cánh sóng)
Trong đó: Eo - cường độ điện trường ở tâm khung;
K = 2π/λ

92
n - số vòng dây của anten
SK - diện tích khung dây
ϕ - góc giữa tia sóng tới và mặt phẳng khung dây.
Từ biểu thức (4.4) rút ra hàm phương hướng của anten khung là:
F(ϕ)= cosϕ (4.5)
Dạng giản đồ định hướng theo (4.5) biểu diễn trên hình 4.4b.
Điện trở phát xạ của anten khung từ được xác định:
RΣ = 20(n.K2.SK)2 (4.6)
Độ cao tác dụng của anten khung
hq = n.K.SK (4.7)
4.1.2. Anten độc lập
Sự làm việc của anten độc lập dựa trên các hiện tượng trong các trường của
đường đồng trục, ống dẫn sóng… và ít liên hệ tới đạn. Trong kỹ thuật vô tuyến
thường dùng phổ biến nhất trong ống dẫn sóng là sóng điện ngang đơn giản
(TE10) hay còn gọi là sóng từ dọc H10. Sơ đồ kích thích tạo trường trong ống dẫn
sóng hay dùng biểu thị trên hình 4.5. Thành a dùng để điều chỉnh cộng hưởng
bảo đảm cường độ kích thích ống dẫn sóng là lớn nhất.

a
E

Hình 4.5. Sơ đồ kích thích tạo trường trong ống dẫn sóng

Trong ngòi nổ vô tuyến đường đồng trục thường dùng để truyền năng lượng
(phiđe), còn các ống dẫn sóng dùng làm anten. Điển hình là loại anten khe. Vì
loại anten này không nhô ra ngoài nên không gây ảnh hưởng tới tính khí động
của đạn.
Để tạo anten khe trên thành của ống dẫn sóng ở những vị trí nhất định ta xẻ
những khe có hướng và kích thước xác định.
93
Bản chất vật lý sự làm việc của anten khe: khi sóng điện từ lan truyền dọc
thoe ống dẫn sóng thì trên các thành của ống dẫn sóng xuất hiện những dòng điện
mặt. Nếu khe cắt ngang dòng điện mặt thì sẽ dẫn đến sự tích luỹ các điện tích trái
dấu trên hai thành khe. Vì sóng lan truyền dọc theo ống dẫn sóng nên khe sẽ phát
xạ năng lượng ra không gian.
Điều kiện để khe phát xạ là nó phải cắt ngang dòng điện mặt. Trên hình
4.6b chỉ có khe 1 phát xạ năng lượng còn các khe 2, 3 không phát xạ được.
λ
Điều kiện để khe phát xạ cực đại l K =
2
Bước sóng lan truyền trong ống dẫn sóng được xác định theo công thức:

λ
λoˆ = (4.8)
2
⎛ λ ⎞
1− ⎜ ⎟
⎝ λth ⎠
trong đó:
λ - bước sóng trong không khí
λth - bước sóng tới hạn (cực đại) có thể lan truyền trong ống dẫn sóng.
Với ống dẫn sóng chữ nhật: λth = 2a.

1
λô
2 z

b λ«
2
3
a
a/ b/

Hình 4.6. Anten khe

Khoảng cách giữa các tâm khe dK ở anten cộng hưởng dK = λô/2. Ở anten
không cộng hưởng dK ≠ λô/2. Hệ số định hướng của anten khe phụ thuộc vào số
lượng khe DK ≈ 3,2nK.
NK - số lượng khe

94
Dạng đặc tính phương hướng của hệ phụ thuộc vào quan hệ pha của các dao
động mà từng khe được kích thích. Khi kích thích đồng pha, giản đồ hướng có
cực đại phát xa ở mặt phẳng vuông góc với trục khe. Khi đó khoảng cách giữa
các khe cần phải bằng bước sóng trong ống dẫn sóng:
dK = λÔ
Để giảm kích thước anten, các khe có thể xẻ ở cả hai phía của trục ống dẫn
sóng, theo thứ tự so le như hình 4.6.a,b. Lúc đó tất cả các khe được kích đồng
pha, vì hiệu pha ở các phía đối diện với trục ống dẫn sóng bằng 180o.
Để anten phát xạ công suất cực đại cần bảo đảm sự phối hợp trở kháng giữa
các khe với phiđe cung cấp cho nó (thường là đường đồng trục). Sự phối hợp
được tiến hành theo điện trở đầu vào của ống dẫn đối với các khe, nên phải biết
điện trở vào của chính các khe. Theo sơ đồ tương đương của anten khe có thể xác
định điều kiện phối hợp trở kháng sóng của phiđe Zph với điện trở vào của anten
ZV:
Zph = ZV
4.2. PHẦN CAO TẦN
Phần cao tần của ngòi vô tuyến gồm có: thiết bị phát và thiết bị thu. Thiết bị
phát là các bộ tạo dao động cao tần thường dùng đèn manhêtrôn hoặc đèn ba cực,
ngoài ra còn có thể có bộ điều biến. Ở thiết bị thu phần cao tần là bộ trộn và
khuếch đại cao tần.
4.2.1. Bộ tạo dao động manhêtrôn
Manhêtrôn là một điốt có kết cấu đặc biệt đặt trong từ trường (hình 4.7). Các
điện tử bay ra từ katốt đến anôt chịu tác dụng của hai lực
r
- Lực điện trường FE = qe E
- Lực từ trường FH = qe ⎡⎣Ve H ⎤⎦
trong đó qe - điện tích của điện tử
Ve - tốc độ của điện tử
Dưới tác dụng của lực FH , quĩ đạo của điện tử bị uốn cong, mức độ cong
phụ thuộc vào cường độ từ trường H. Khi H > Hth thì tất cả các loại điện tử bay
ra khỏi katốt lại trở về katốt.

Eo
H th ≈ 3,36 (4.9)
d aK

trong đó Eo - cường độ điện trường giữa anốt và katốt.

95
dak - khoảng cách giữa anôt và katôt.
Nếu giữa anốt và katốt ta mắc một khung dao động (hình 4.7b) thì trong
khung này sẽ phát sinh dao động. Nhưng với sơ đồ này hiệu suất làm việc
thấp.

A H

FH
K L C
FE

a/ b/

Hình 4.7. Bộ dao động Manhêtrôn

Để tăng hiệu suất người ta thay các khung dao động bằng các hốc cộng
hưởng các hốc này được xẻ ngay ở anốt của đèn manhetrôn (hình 4.8a). Số hốc
cộng hưởng được chọn là số chẵn và N = 6 ÷ 40.

a/ b/

Hình 4.8. Hốc cộng hưởng

Phụ thuộc vào hiệu pha giữa các hốc cộng hưởng nên trong đèn manhêtrôn
có thể có nhiều dạng dao động khác nhau. Số lượng các dạng dao động khác
nhau xác định theo biểu thức (4.10) với N là số chẵn các hốc giống nhau
N
n= +1 (4.10)
2
Hiệu pha giữa các dao động ở các hốc lân cận sẽ là :
96
N
∆ϕ n = 2π n / N , n = 0,1,2,3,... số dạng dao động.
2

Với n = 0 → ϕo = 0o - dao động đồng pha


N
n= → ϕ N = 180o - dao động ngược pha hay còn gọi là dao động π, dao
2 2

động này được dùng nhiều nhất.


Để giảm khả năng xuất hiện các dạng dao động ở các tần số khác nhau
người ta dùng các hốc cộng hưởng có hình dạng khác nhau (hình 4.8b).
Xét quá trình xẩy ra trong manhêtrôn.
Quỹ đạo của điện tử là đường xiclôit. Tốc độ tiếp tuyến của điện tử:
Eo 8
Ve = 10 (4.11)
Ho

Ho - cường độ từ trường giữa anốt và katốt, nó được tạo bởi nam châm bên
ngoài.
Để các dao động trong các hốc cộng hưởng không tắt dần cần phải có năng
lượng duy trì chúng. Trong khi chuyển động các điện tử có thể trao năng lượng
của mình cho trường (khi đó bị hãm lại) hoặc nhận năng lượng của trường (tốc
độ tăng lên).
Do cấu tạo nên trong manhêtrôn số điện tử trao năng lượng lớn hơn rất
nhiều so với điện tử nhận năng lượng của trường nên các dao động được duy trì.
Bằng cách chọn các giá trị Eo, Ho sao cho khi điện tử bay từ hốc cộng
hưởng này sang hốc cộng hưởng khác pha của các dao động trong hộp cộng
hưởng thay đổi 180o. Nếu điện tử rơi vào không gian tương tác với trường của
hốc cộng hưởng ở pha có lợi thì nó sẽ trao năng lượng cho trường nhờ đó khi về
tới katốt tốc độ của nó gần bằng không, từ trường không tác động vào điện tử ở
thời điểm này và dưới tác dụng của điện trường, điện tử lại bay về phía katốt,
nhưng do có từ lực tác động nên quỹ đạo của nó lại bị cong đi, nếu thời điểm đó
nó rơi vào không gian tương tác với trường của hốc cộng hưởng ở pha có lợi thì
nó lại trao năng lượng cho trường của hộp cộng hưởng và quá trình cứ thế tiếp
tục.
Nếu các điện tử nào bay ra mà nhận năng lượng của trường thì nó lập tức
bay về katốt và va đập vào katốt.
97
Như vậy trong manhêtron có thực hiện sự lựa chọn các điện tử có ích.
Trường của các hốc cộng hưởng cũng tự động điều chỉnh điện tử. Nhờ vậy mà
các điện tử

Hình 4.9. Vòng ghép để truyền dao động từ manhêtrôn

chuyển động tụ thành “đám” tương tự như “nan hoa”. Các “nan hoa” này sẽ quay
giữa katốt và anốt với vận tốc Ve khi tương tác với trường của hộp cộng hưởng
chúng sẽ trao năng lượng cho trường.
Để truyền dao động từ manhêtrôn ra người ta dùng vòng ghép (hình 4.9).
vòng ghép bố trí sao cho các đường sức của từ trường xuyên qua mặt phẳng của
vòng. (vuông góc với mặt phẳng vòng ghép).
4.2.2. Các bộ tạo dao động dùng đèn 3 cực
Bộ tạo dao động dùng đèn ba cực thường gồm ba phần chính: đèn, khung
dao động và nguồn
+ Kết cấu của đèn có nhiều dạng khác nhau nhưng đều có ba cực
- anôt được chế tạo ở dạng tấm, thanh, trụ…
- lưới được chế tạo ở dạng thanh, dây xoắn…
- katốt dạng tấm có sợi đốt để nung nóng.
+ nguồn nuôi tạo ra năng lượng dòng điện một chiều nhưng nhờ có đèn điện
tử năng lượng này được biến đổi thành dòng xoay chiều.
+ khung dao động gồm mạch LC
Ví dụ đèn sứ - kim loại có các điện cực phẳng anốt làm dạng khối để làm
nguội tốt, các đầu ra có dạng đĩa nên giảm được khá nhiều giá trị điện cảm và
nhờ có khoảng cách giữa các điện cực nhỏ, nên loại đèn này làm việc ở tấn số rất
cao, ngoài ra nó còn cho phép làm việc ở chế độ xung.
98
Việc duy trì các dao động trong khung thực hện nhờ sử dụng phản hồi nên các
dao động sinh ra trong khung được đèn khuếch đại sau đó lại đưa về khung.
Biên độ dao động tăng lên một giá trị ổn định phụ thuộc vào độ dốc của đặc
tuyến của đèn (hình 4.10).

ia i

t
L C Ug

- -

Hình 4.10. Đặc tuyến của đèn 3 cực

Hệ số phản hồi cần thiết để tự kích được xác định theo công thức:
1
K ph 〉 D + (4.12)
S o Rtd
trong đó D - độ thẩm thấu của đèn
So - độ dốc của đặc tuyến ở thời điểm đầu.
Rtd - trở tương đương của tải mạch dao động.
1 1
D= ; µ = SRi ; Rtd = (4.13)
µ CRtha
ở đây Rtha - điện trở tiêu hao trong khung
L, C - điện cảm, điện dung của khung.
Khi xây dựng phương trình phát sinh dao động ta giả thiết rằng
dia
S= = const
dug

99
Nhưng trong thực tế S là một đại lượng biến đổi vì vậy người ta đưa vào
khái niệm độ dốc trung bình Stb. Khi đó khuếch đại các dao động thiết lập được
biểu thị bởi công thức
1
K ph = D + * (4.14)
S Rtd
tb

trong đó S tb* - độ dốc trung bình, mà nó biến bất đẳng thức (4.12) thành đẳng thức
(4.14).
Nhờ đồ thị mối phụ thuộc của độ dốc trung bình vào biên độ dao động trên
lưới Ugm (hình 4.11a) ta có thể dễ dàng thiết lập các điều kiện của chế độ ổn định.
Khi tăng hệ số phản hồi thì dao động tăng lên, còn tải trung bình giảm đi.
Khi tăng điện trở tương của khung (tức là giảm Rtha) thì dao động cũng tăng lên.

S
So

S *tb Rtđk
A

U *gm Ugm
a/ b/ Áp tô đin

Hình 4.11
a/đồ thị mối phụ thuộc của độ dốc trung bình vào biên độ dao động trên lưới Ugm
b/Sơ đồ nối ghép giữ anten và đèn 3 cực

4.2.3. Chế độ áp tô đin của bộ tự dao động dùng đèn ba cực


Sơ đồ bộ dao động của áp tô đin biểu diễn trên hình 4.11b làm việc với
anten và tương tác với mục tiêu, áp tô đin của ngòi vô tuyến thực hiện ba chức
năng:
- Tạo ra những dao động từ cao tần và phát ra không gian qua anten.
- Thu những dao động điện từ cao tần phản xạ từ mục tiêu về và biến đổi
chúng thành các dao động điều biến.
- Tách sóng các dao động điều biến lấy ra tín hiệu có ích thấp tần.

100
Như vậy áp tô đin thực hiện các chức năng của thiết bị phát, thu và tách
sóng tín hiệu. Các chức năng này đều là phi tuyến nên việc khảo sát là rất khó
khăn.
Ta xét sự làm việc của nó với anten khi có mục tiêu làm thay đổi điện trở
phát xạ của anten ∆RΣ/RΣ dẫn đến làm biến đổi điện trở vào của anten ở điểm nó
được áp tô đin kích thích ∆Ra/Ra dẫn đến làm thay đổi điện trở tải tương đương
của áp tô đin ∆Rd/Rd dẫn đến làm thay đổi biên độ dao động trên lưới ∆Umg. Sau
khi tách sóng các dao động có biên độ thay đổi ta nhận được tín hiệu có ích UΩ.
Có thể quy ước quá trình trên được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

∆R∑ ∆R ∆R
Mục tiêu → → a → td → ∆Umg → UΩ
R∑ Ra Rdt
Việc thay thế tác động của mục tiêu bằng sự thay đổi điện trở phát xạ của
anten như chương 3 đã phân tích cho phép ta đơn giản hoá việc phân tích các quá
trình trong áp tô đin.
Xét các mối liên hệ giữa các đại lượng trong sơ đồ áp tô đin.
∆ RΣ
a. Liên hệ giữa mục tiêu với sự thay đổi .

Dưới tác động của mục tiêu điện trở phát xạ của anten bị thay đổi:

∆RΣ λ Da Fa S∋M
2

= (4.15)
RΣ 4π π r 2
trong đó: Da, Fa - hệ số định hướng và hàm phương hướng của anten.
S∋M - diện tích phản xạ hiệu quả của mục tiêu
∆RΣ ∆Ra
b. Liên hệ giữa và
RΣ Ra
Xét hai anten giống nhau, công suất phát xạ bằng nhau nhưng một anten
kích ở tâm, còn một anten kích ở mút, khi đó có thể viết

PΣ = I m2 RΣ = I a2 Ra (4.16)
trong đó Im, RΣ lấy ở tâm anten
Ia, Ra - lấy đối với mút
Từ đó ta có
101
2
⎛I ⎞
Ra = RΣ ⎜ m ⎟ (4.17)
⎝ Ia ⎠
dRa ∆RΣ
Lấy vi phân (4.17) và qua một vài biến đổi ta được =
Ra RΣ
∆Ra ∆Rtd
c. Liên hệ giữa và
Ra Rtd

Sơ đồ tương đương mạch anôt của áp tô đin biểu thị trên hình 4.12. Từ sơ
đồ ta có
R tdk R a
R td = (4.18)
R tdk + R a

trong đó Rtđk - điện trở tương đương của khung.

Rtđ Rtđk Ra

Hình 4.12. Sơ đồ tương đương mạch anôt của áp tô đin

Khi lấy vi phân (4.18) theo Ra ta có

Rtdk ( Rtdk + Ra ) − Rtdk Ra 2


Rtdk
dRtd = dRa = dRa
( Rtdk + Ra ) ( Rtdk + Ra )
2 2

Chia cả hai vế cho R td ta được:


2
dRtd Rtdk dRa
=
( Rtdk + Ra ) Rtd
2
Rtd

Thay (4.18) vào vế phải của biểu thức trên ta được:

102
dRtd Rtdk2 ( Rtdk + Ra )
= dRa
( Rtdk + Ra ) Rtdk Ra
2
Rtd

dRtd Rtdk dRa


= (4.19)
Rtd Rtdk + Ra Ra
∆ R td k
gọi η a = là hiệu suất truyền năng lượng từ khung tới anten
∆ R td k + R a
Thực vậy hiệu suất được xác định theo công thức
Pa Pa
η= =
P~ Pk + Pa
trong đó P~ - công suất dao động toàn phần (trong khung và trong anten).
Pk - công suất đưa ra khung dao động .
Chú ý rằng:
U2 U2
Pa = ; Pk = , từ đó ta có
Ra Rtdk

U2
Pa Ra Rtdk Rtdk
ηa = = =
U 2
U 2
Ra ( Ra + Rtdk ) Rtdk + Ra
+
Rtdk Ra
vì vậy (4.19) có thể viết:
dRtd dRa
= ηa
Rtd Ra
∆ R td ∆ Ra
hay = ηa
R td Ra
∆ Rtd
d. Liên hệ giữa với ∆Umg
Rtd

Với chế độ làm việc ổn định (xác lập) ta có


1
K ph = D + (4.20)
S Rtd′
*
tb

103
Khi R’tđ biến đổi, để bảo đảm đẳng thức (4.20) vẫn đúng, thì độ dốc trung
bình Stb* phải thay đổi. Nhưng trị số của đèn lại liên hệ với giá trị biên độ dao
động trên lưới đèn, nên sự thay đổi Stb* dẫn tới sự thay đổi Umg. Việc chuyển đổi
∆Rtd
từ sang ∆Umg là quá trình phi tuyến.
Rtd
e. Liên hệ giữa ∆Umg và UΩ
UΩ = KTS.∆Umg (4.23)
Trong đó KTS - hệ số tách sóng. Giá trị của nó phụ thuộc vào các tham số
của đèn và của sơ đồ áp tô đin.
Tóm lại chế độ làm việc của áp tô đin được xác định bởi bốn tham số trong
biểu thức:
1
K ph = D + * .
S Rtd
tb
*
Các tham số D và Stb là tham số của đèn; các tham số Rtđ và Kph là tham số
của sơ đồ.
Theo đặc tính tách sóng người ta chia áp tô đin thành hai nhóm:
- áp tô đin có tách sóng điện áp (tách sóng đi ốt)
- áp tô đin có tách sóng dòng điện (tách sóng anốt)
* Tách sóng điốt: Sơ đồ tương đương của tách sóng điốt cho trên hình
4.13a.

D U

C 2 1 3

i RT CT

a/ b/

Hình 4.13. Sơ đồ tương đương của tách sóng điốt


a/ Sơ đồnguyên lý tương đương của tách sóng điốt
b/ Đồ thị biểu diễn các thành phần đầu ra của bộ tách sóng

104
Từ đồ thị hình 4.13b ta thấy tín hiệu sau khi tách sóng có ba thành phần
dòng điện: thành phần 1 chiều 1, thành phần tấp tần 2 và thành phần cao tần 3.
Thành phần thấp tần của dòng điện lặp lại đường bao, nó là thành phần có
ích đặc trưng cho tác động của mục tiêu. Thành phần cao tần khép kín qua CT,
điện dung của CT có kháng trở lớn đối với thành phần cao tần, vì vậy thành phần
thấp tần sẽ khép kín qua RT tạo nên một sụt áp nào đó - chính là tín hiệu có ích.
Tín hiệu này sau khi khuếch đại sẽ dẫn tới tầng chấp hành.
* Tách sóng anốt: dựa trên tính chất phi tuyến của sự phụ thuộc giữa Ia
và Ug. Khi tách sóng ở đoạn cong phía dưới nếu biên độ dao động trên lưới
đèn tăng thì thành phần dòng một chiều Iao tăng lên, ngược lại nếu tách sóng
ở đoạn cong trên thì thành phần một chiều Iao sẽ giảm xuống.
4.2.4. Bộ trộn
Trong ngòi nổ vô tuyến sử dụng rất phổ biến các bộ trộn tinh thể.
Xét bộ trộn tần hình 4.14 dùng với ống dẫn sóng ba chạc hình 4.15.

3 C
1 2
MF D R

a/ b/

c/

Hình 4.14. Bộ trộn tần

Hoạt động của ống nối ba chạc (hình 4.15a) như sau:

105
Nếu công suất đưa vào qua nhánh 4 thì nó sẽ phân ra làm đôi và truyền vào
các nhánh 1 và 2 của ống dẫn sóng chính mà không truyền vào nhánh 3. Ngược
lại nếu công suất truyền vào nhánh 3, thì nó sẽ được phân ra làm đôi và truyền
vào các nhánh 1 và 2 của ống sóng chính mà không truyền vào nhánh 4.
Giả sử các thành phần điện trường của sóng trong nhánh 4 có hướng như hình
4.15b nghĩa là thành dưới của ống dẫn sóng tích điện dương, còn thành trên tích
điện âm. Vì ống dẫn sóng (1, 2) là phần kéo dài của nhánh 4 nên hướng của véc
tơ điện trường giống như ở nhánh 4, có nghĩa là trường trong nhánh 1 và 2 là
đồng pha.
Nhánh 3 nối vói thành trên của ống dẫn sóng chính nên hai thành của nó
mang cùng cực tính (âm) nên sẽ không có trường trong nhánh 3.

Tín hiệu thu

3
3
1 2
1 2
4

Ngoại sai
a/ b/

1 2

c/

Hình 4.15. Ống dẫn sóng 3 chạc


a/ Ống nối ba chạc; b/ Phân bố thành phần điện trường của sóng trong nhánh
4; c/ phân bố điện trường ở nhánh 3

Bây giờ nếu cho điện trường trong nhánh 3 có hướng như hình 4.15c, thành
bên phải của nhánh mang điện tích dương, thành bên trái tích điện âm. Vì thành
106
trên của nhánh 2 nối với thành bên phải của nhánh 3 nên tích điện dương, thành
dưới của nhánh 2 được cảm ứng các điện tích âm. Ở một khoảng cách nào đó
tính từ nhánh 3 thì trường trong nhánh 2 được thiết lập.
Thành nhánh 1 thông với thành bên trái của nhánh 3 nên cũng tích điện âm,
còn thành dưới của nhánh 1 sẽ cảm ứng điện tích dương. Ở khoảng cách xác định
kể từ nhánh 3 trường trong nhánh 1 sẽ được thiết lập.
Trong nhánh 4 xuất hiện hai trường, một là trường cảm ứng bởi trường tồn
tại trong nhánh , còn trường kia là trường cảm ứng bởi trường của nhánh 2. Do
các trường ở nhánh 1 và 2 ngược pha nhau nên các trường cảm ứng trong nhánh
4 cũng ngược pha nhau nên triệt tiêu.
Trong trường hợp này bộ dao động ngoại sai mắc vào nhánh 4, tín hiệu thu
đưa vào nhánh 3. Để biến đổi năng lượng trong ống dẫn chính (nhánh 1 và 2) ta
mắc vào đó các bộ tách sóng tinh thể. Mỗi bộ tách sóng làm việc độc lập và có sơ
đồ tương đương hình 4.14b.
Để loại trừ các tín hiệu tạp ta có thể mắc các bộ tách sóng vào tải chung là
biến áp (hình 4.14c).
Trong điều kiện bảo đảm sơ đồ cân bằng ta có:
- Dòng điện chạy trong nhánh 1 là:
I1 = Ing + IΩ
- Dòng điện chạy trong nhánh 2 là:
I2 = Ing - IΩ
Trong đó Ing - dòng điện của điện áp ngoại sai
IΩ - dòng điện của điện áp có ích
Nếu tính đến tác động của tạp âm ngoại sai biểu thị bằng dòng Itd tạo nên
sau khi tách sóng ta có:
I1 = Ing + Itd + IΩ
I2 = Ing + Itd - IΩ
Dòng điện tổng trong biến áp sẽ là
I = I1 – I2 = 2IΩ
Như vậy trong biến áp chỉ có điện áp do tín hiệu có ích tạo nên.

107
4.3. PHẦN THẤP TẦN
Phần thấp tần của ngòi vô tuyến gồm khuếch đại thấp tần (KĐTT), tầng
chấp hành. Nhiệm vụ của KĐTT là khuếch đại tín hiệu có ích tới giá trị đủ lớn để
cơ cấu chấp hành làm việc tin cậy.
Các tham số chủ yếu của KĐTT.
Độ nhậy hay hệ số khuếch đại K của KĐTT (hình 4.16a):
U
K= r
Uv

U0
Độ nhậy của KĐTT còn được đặc trưng bởi giá trị U N =
K
trong đó Uo - điện áp cần thiết để tầng chấp hành làm việc

Tầng chấp
UV KĐTT Ur Uo
hành
a/
K UN
Kmax 2UN

0,5Kmax UN
f f
∆fTT ∆fTT
b/ c/

Hình 4.16
a/ Sơ đồ khối nối tầng KĐTT và tầng chấp hành
b/ Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số khuyếch đại vào tần số f
c/ Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ nhậy của KĐTT vào tần số f

Đặc tính tần số: Đặc tính tần số là sự phụ thuộc của hệ số khuếch đại vào
tần số. Trên hình 4.16b biểu diễn dạng điển hình của đặc tính tần số. ∆fTT là dải
thông của KĐTT. Tuỳ thuộc vào độ chính xác theo yêu cầu mà dải thông lấy ở
các mức 0,5Kmax, 0,7Kmax… trong các ngòi nổ VT khi đánh giá phần tử thấp tần

108
người ta thường hay sử dụng đặc tính độ nhạy. Dạng điển hình của đặc tính độ
nhậy của KĐTT biểu thị trên hình 4.16.c
Quán tính: quán tính đặc trưng bởi thời gian nhỏ nhất kể từ thời điểm bắt
đâu tác động của tín hiệu tới thời điểm tầng chấp hành làm việc. Đo quán tính
phải đảm bảo cho ngòi làm việc ở vị trí có lợi nhất để phần chiến đấu tiêu diệt
được mục tiêu.
4.3.1. Xác định các tham số chủ yếu của KĐTT
a. Hệ số khuếch đại
Điện áp làm việc của tầng chấp hành thường cho trước là Uo. Do vậy hệ số
khuếch đại được xác định theo biểu thức
U0
K KDTT = (4.22)
Uv
Nếu ngòi nổ có KĐ trung tần (KĐTG) thì tín hiệu đầu vào của nó được tính
ở phần cao tần. Tín hiệu ra của KĐTG đưa tới bộ tách sóng → KĐTT. Để đảm
bảo cho bộ tách sóng làm việc thì tín hiệu đầu vào của nó khoảng 0,1÷1 vol. Hệ
số tách sóng thuỳ thuộc vào tham số của nó thường là KTs ≈ 0,5 ÷ 0,8 vì vậy điện
áp vào của KĐTT vào khoảng 0,1÷0,8 Vol.
b. Đặc tính tần số
- Phải bảo đảm được dải thông theo yêu cầu và phù hợp với tần số tín hiệu
có ích.
- Trong ngòi nổ vô tuyến xung hay điều tần dải thông cần phải bảo đảm
khuếch đại các tín hiệu ở các dạng xung thị tần hoặc điện áp ở tần số fh.
- Trong ngòi vô tuyến Đốple dải tần tín hiệu có ích được xác định bởi tần số
Đốple
2Vtd
Fd = cos γ
λ
γ - góc giữa véc tơ vận tốc tương đối với hướng từ ngòi tới mục tiêu.
Ở cự ly gần coi Vtđ = const nên sự thay đổi Fđ phụ thuộc vào góc γ
- Khi bắn mục tiêu mặt đất khi càng tới gần mục tiêu (độ cao càng giảm)
thì biên độ tín hiệu tăng lên (hình 4.17a) còn Fđ hầu như không thayđổi vì Vtđ và
γ thay đổi rất ít.

109
Vì vậy ngòi vô tuyến dùng trong bom không quân có dải tần Đốp le không
rộng do tốc độ bom rơi và góc chạm thay đổi không đáng kể. Đối với mục tiêu
trên không khi càng tiếp cận mục tiêu biên độ tín hiệu càng tăng lên, còn tần số
thì giảm do góc γ tăng (hình 4.17b).
π
Phạm vi thay đổi góc γ là từ 0 ÷ nên các giá trị giới hạn của tần số Đốp
2
le là:

γ ϕ1 ϕ2

UΩ
a/ b/
Hình 4.17

2Vtd 2Vtd
Fd max = cos γ min = (γ min = 0)
λ λ
2Vtd ⎛ π⎞
Fd min = cos γ max = 0 ⎜ γ = ⎟
λ ⎝
max
2⎠
Tuy nhiên để đảm bảo đạn nằm trong vùng có thể sát thương mục tiêu (hình
4.17b) các giá trị giới hạn của dải thông KĐTT chọn bằng:
2Vtd
- Giới hạn trên: Fdt = cos ϕ 1 (4.23)
λ
2Vtd
- Giới hạn dưới: Fdd = cos ϕ 2 (4.24)
λ
trong đó ϕ1, ϕ2- góc đặc trưng cho vùng sát thương.
Vì mục tiêu được coi như một điểm, nên giá trị giới hạn dưới của dải tần
Đốple nhận được thường cao ơn thực tế. Vì vậy cần phải giảm giá trị tính toán 2-
3 lần.
Trong trường hợp nếu nhận được Fđd = 0 thì người ta thường lấy Fđd =
(20÷30) HZ để ngòi nổ có thể làm việc bình thường.

110
Tuỳ thuộc vào công dụng của ngòi có thể sử dụng khuếch đại có dải thông
rộng dải tần thực tế là:
- Trong dải sóng mét: từ vài chục đến vài trăm HZ.
- Trong dải sóng centimét: từ vài trăm HZ đến vài HZ.
Đặc điểm của khuếch đại dải rộng trong ngòi vô tuyến so với trong kỹ thuật
phát thanh là hệ số bao trùm tần số của nó nhỏ hơn nhiều (hệ số bao trùm tần số
là tỷ số giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của dải thông). Vì vậy việc tính toán
bộ KĐ dải rộng của ngòi được tiến hành theo sơ đồ tương đương toàn bộ mà
không phân chia các vùng cao tần, thấp tần, trung tần như thường dùng.
Khuếch đại dải hẹp được sử dụng trong các ngòi Đốple của bom đạn không
quân. Đặc tính tần số của nó có dạng cộng hưởng (hình 4.18). Khi sử dụng khung
cộng hưởng L, C nhận được là rất lớn nên tần số của điện áp được khuếch đại sẽ
nhỏ vì:
1
Fo =
2π L C
Tuy nhiên nếu dùng mạch phản hồi thì có thể tạo được đặc tính cộng
hưởng.
Nếu ký hiệu hệ số truyền của mạch phản hồi là β và hệ số khuếch đại là K
(hình 4.18a) ta có:
U&
K& = r
U& v

Tín hiệu vào khi có mạch phản hồi sẽ là:


U& v′ = U& v + U& β
Lúc này hệ số khuếch đại tương đương của toàn sơ đồ sẽ là:
K& ′
K& td = (4.25)
1 − K& ′β&

trong đó K& ′ - hệ số khuếch đại khi không có mạch phản hồi. Với các bộ khuếch
đại điện trở thông thường thì K ′ = − K ′ nghĩa là pha của hệ số khuếch đại phức =
180o, hay điện áp trên anốt và trên lưới ngược pha nhau. Khi đó ta có:
−K ′
Ktd =
1 + K ′β
Trường hợp phản hồi dương K& ′β 〉 0 , khi đó acgumen của β bằng 180o, hay
β& = -β nên:

111
−K ′
K td = (4.26)
1 − K ′β
Giá trị tới hạn của hệ số phản hồi mà ứng với nó bắt đầu tự kích là:
1
β th =
K′
Trong trường hợp phản hồi âm K& ′β& 〈 0 và β& = β nên:
−K ′
Ktd = (4.27)
1 + K ′β
1
Với K’ và β lớn thì Ktd ≈ − .
β

K
K
&V
U & ′V F &r
U
U


U
f F

∆f

&V
Ktđ
U & ′V
U &′ &r
U
K


U
β&

F
a/ b/
Hình 4.18. Đặc tính tần số của KĐTT có dạng cộng hưởng

4.3.2. Sử dụng RC để tạo các bộ khuếch đại dải hẹp


a. Hệ thống cầu RC
Để nhận được đặc tính có dạng cộng hưởng ta có thể sử dụng hệ thống RC
gồm các điện trở và điện dung kết hợp với nhau và được cân bằng ở tần số nhất
định. Hệ thống RC có nhiều dạng khác nhau. Song các chữ T kép là một trong
những hệ thống cầu RC được áp dụng phổ biến trong các bộ khuếch đại của ngòi

112
nổ vô tuyến. Sơ đồ cầu T kép biểu thị trên hình 4.19.a và được đưa về dạng cầu
thông thường của dòng điện xoay chiều hình 4-19,b.
Trong những điều kiện nhất định, điện áp giữa các điểm 3 và 5 bằng không.
Trường hợp khi cầu đối xứng ta có:
R1 = R2 = R; C1 = C2 = C;
R C
R3 = ; C3 = ;
2 2
Với cầu này tần số "cộng hưởng" bằng:
1 1
Fo = hay Ωo =
2π RC RC
2

C1 4 C2 R1 C3
R2
2 5
1 &2
1 R1 R2 3 U
3
&1
U C3
&2
U C
R3 C R3

4
5 &
U1
a/ b/
Hình 4-19. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống cầu RC
a/ Sơ đồ cầu T kép; b/ Sơ đồ dạng cầu thông thường của dòng điện xoay chiều
Đôi khi người ta sử dụng cả cầu không đối xứng. Khi đó phản hồi không
phải là phản hồi âm, mà có đặc tính phức, lực này nếu là phản hồi dương thì có
thể xuất hiện tự kích. Tuy nhiên ngay cả cầu đối xứng cũng không thể đạt độ
chính xác lý tưởng, nên một cầu bất kỳ trong thực tế có thể coi là cầu không đối
xứng.
Hệ số khuếch đại lớn nhất của khuếch đại có cầu đối xứng lý tưởng là
K max = K ′ .
Từ lí thuyết về khung dao động ta đã biết dải thông ∆F ở mức 0,7Kmax được
Fo
đặc trưng bởi phẩm chất của khung QK = với Fo là tần số cộng hưởng của
∆F
khung.

113
Theo tính chất chọn lọc, phẩm chất tương đương của cầu T kép bằng:
K
Q td =
4
Xét trường hợp đơn giản khi giá trị tất cả các điện trở và điện dung của cầu
thực tế đều lệch so với giá trị danh nghĩa của chúng một lượng là ∆, nghĩa là
R = RN ± ∆ và C = CN ± ∆
Trường hợp xấu nhất là khi các độ lệch nói trên khuếch đại lẫn nhau, khi đó
giá trị cực tiểu của hệ số phản hồi sẽ bằng: β min = 0,5∆ , nghĩa là khi "cộng
hưởng" phản hồi nhận được có thể là âm (nếu các độ lệch của điện trở đều âm và
của điện dung đều dương), hoặc có thể là dương (trong trường hợp ngược lại).
Do đó đặc tính tần số thực tế khác đặc tính tần số lý tưởng (khi β min = 0 ) như hình
4.20
Ta đã biết rằng suy giảm tương đương của cầu lý tưởng có thể xác định
theo công thức:
1 ∆F
d dt = = (4.28)
Q td F0
Đối với cầu không lý tưởng thì
dtd′ = dtd + 4βmin

β& Kph
βmin < 0

βmin = 0

βmin > 0

βmin

0 Fo F 0 Fo F
a/ Hình 4.20. Đặc tính tần số b/

Khi phản hồi dương dtd′ < dtd , khi phản hồi âm thì dtd′ > dtd . Điều này được
phản ánh vào dạng đặc tính tần số: khi phản hồi âm hệ số khuếch đại tương
đương sẽ giảm xuống, nhưng dải tần lại được mở rộng ra, còn khi phản hồi
dương thì ngược lại.
114
Từ đó ta thấy rằng cầu T kép rất nhậy với chất lượng của các linh kiện tạo
nên nó. Đó là một nhược điểm của cầu T kép. Trong trường hợp xấu nhất, khi
các giá trị của tất cả mọi phần tử của cầu đều lệch về một phía so với giá trị danh
nghĩa, thì ảnh hưởng của độ lệch đối với tần số "cộng hưởng " được biểu thị bằng
biểu thức

δF
= 2∆ (4.29)
Fo
trong đó δF - sai lệch tần số "cộng hưởng"
Có thể khắc phục những hạn chế nói trên của cầu T kép bằng những biện
pháp sau:
- Chọn các linh kiện có độ chính xác cao, hoặc dùng kiểu lắp ráp chọn lọc.
- Lắp ráp bình thường (tức là từ những linh kiện thông thường), sau đó tiến
hành hiệu chỉnh.
b. Hệ thống dịch pha RC
Một dạng khác của hệ thống RC có sử dụng phản hồi để tạo đặc tính tần số
theo yêu cầu, đó là hệ thống RC có các mắt (khâu) dịch pha.

Ea &I1
&3
U
&2
U
C1 C2 C3 &I1
&1
U
ϕ
&a
U i1 i2 i3 &I1
&I1
R1 R2 R3
Ug
&β &β &β
U
U U

U
U′3 F>Fo

F<Fo
a/
b/ Ug

Hình 4.21. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống dịch pha RC sử dụng phản hồi
a/ Sơ đồ nguyên lý b/ Giản đồ véc tơ

115
Nếu như ở hệ thống cầu T kép sử dụng mối phụ thuộc của môđun hệ số
phản hồi vào tần số thì hệ thống dịch pha RC sử dụng mối phụ thuộc của pha hệ
số phản hồi vào tần số. Phần tử phản hồi của hệ thống này là mạch RC hay là các
khâu RC (hình 4.21a).
Trong sơ đồ này điện áp phản hồi U & β lấy từ điện trở R3 của mắtt thứ ba. Từ
giản đồ véc tơ (hình 4.21b) của các điện áp và dòng điện trong hệ thống, rõ ràng
là lệch pha tổng cộng ϕ phụ thuộc vào tần số dao động tác động vào hệ thống và
tồn tại tần số F = Fo (tần số cộng hưởng) mà ở đó ϕ = 180o.
Các tham số chính của bộ khuếch đại có các mắt dịch pha là:
- Tần số giả cộng hưởng Fo (hoặc Ωo).
- Hệ số khuếch đại tổng hợp.
- Phẩm chất tương đương Qtd.
Trong trường hợp đơn giản (khi các mắt dịch pha giống nhau), tần số giả
cộng hưởng được xác định theo công thức:
1
Ωo = (4.30)
b RC
Hệ số Ktdmax khó xác định một cách chính xác song nó được chọn trong quá
trình hiệu chỉnh, nhưng cần lưu ý đối với hệ thống có các mắt dịch pha giống
nhau khi K ′ ≥ 29 bộ khuếch đại sẽ bị tự kích.
Phẩm chất tương đương có thể xác định theo biểu thức:
Qtd = 0,055Ktd max + 1, 2 (4.31)
Các mắt dịch pha còn có thể xây dựng theo sơ đồ hình 4.22. Khi các mắt giống
nhau thì

R1 R2 R3

UV I1 C1 U1 I2 C2 U2 I3 C3 &β
U

Hình 4.22. Sơ đồ nguyên lý các mắt dịch pha

116
So với sơ đồ hình 4.21a, tần số "cộng hưởng" của sơ đồ hình 4.22 tăng lên 6
lần. Do đó nó được sử dụng cho khuếch đại của những ngòi nổ vô tuyến làm việc
ở tần số rất cao.
4.3.3. Sự chọn lọc kết hợp trong các phần tử thấp tần
Trong các bộ khuếch đại có dải thông hẹp, việc chọn lọc tần số là phương
pháp để giảm ảnh hưởng của tạp âm nội bộ và nhiễu. Tuy nhiên nó có hiệu quả
thấp đối với các khuếch đại dải rộng, ở đó không thể thu hẹp dải thông vì cần
phải đảm bảo sự khuếch đại trong toàn bộ dải tần của tín hiệu có ích. Vì vậy
trong các bộ khuếch đại này có sử dụng các dạng chọn lọc bổ xung khác. Trong
thức tế người ta thường sử dụng đồng thời cả chọn lọc tần số, biên độ và thời
gian. Sơ đồ khối của chọn lọc kết hợp ứng dụng trong ngòi vô tuyến Đốp le biểu
diễn trên hình 4.23.

Ur K U

UrO Uo

F UVO UV F τ t

Bộ Bộ Bộ Bộ tách sóng Tầng


khuếch đại hạn chế khuếch đại quán tính chấp hành
Hình 4.23. Sơ đồ khối của chọn lọc kết hợp ứng dụng trong ngòi vô tuyến Đốp le
và đặc tính biên độ của nó

Chọn lọc biên độ được thực hiện nhờ bộ khuếch đại hạn chế. Đặc tính biên
độ của nó được biểu thị trên hình 4.23, Uro là ngưỡng hạn chế. Trong ngòi nổ vô
tuyến sử dụng các sơ đồ gọn nhất của bộ hạn chế, trong đó việc hạn chế điện áp
âm là do sự cắt dòng anốt, còn việc hạn chế điện áp dương là do xuất hiện dòng
điện lưới và sự phân bố lại dòng điện. Nếu dùng đèn năm cực thì việc phân bố
lại
các dòng điện xẩy ra giữa anốt và lưới màn; điện áp trên lưới màn được thiết lập
lớn hơn ở anốt, nên sự phân bố lại khá rõ rệt.
Để xây dựng phần tử chọn lọc thời gian thường dùng các bộ tách sóng quán
tính mắc nối tiếp hoặc song song (hình 4.24), sự hoạt động của bộ tách sóng quán

117
tính dựa trên quá trình nạp điện cho tụ C qua điện trở. Thời gian nạp phụ thuộc
vào giá trị của R và C: τ nap = RC .

Để bảo đảm hiệu quả bắn, độ quán tính của bộ tách sóng không được vượt
quá 3÷5 ms (đến 10ms), điều đó được thực hiện bằng cách chọn các giá trị R và
C thích hợp.
D R

UV R C Ur UV D C Ur

a/ b/
Hình 4.24. Sơ đồ của bộ tách sóng quán tính
a/ Mắc nối tiếp; b/ Mắc song song
Bộ tách sóng quán tính còn có tác dụng chống tạp âm và nhiễu dạng xung. Khi
biên độ xung đủ lớn, ngòi vô tuyến có thể bị đưa vào trạng thái làm việc thậm chí
chỉ bởi một xung. Để khắc phục hiện tượng nay người ta sử dụng bộ hạn chế biên
độ, vì nó chỉ cho qua các xung có giá trị bằng giá trị hạn chế Ung.
C1 RC C3 R

• Bộ R1 Tầng
C2 Đ R3 C
• hạn chế chấp hành

a/
U
1

U 2
1
3 t

2 U 3
2
Uo
4
t
t
b/ c/

118
Hình 4.25. Sơ đồ bộ chọn lọc tần số
a/ Sơ đồ nguyên lý; b/ Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U và t
c/ Giản đồ xung
Như vậy sự kết hợp giữa bộ hạn chế biên độ và bộ tách sóng quán tính cho
phép ngòi nổ vô tuyến chống được các nhiễu xung đơn có biên độ bất kỳ nhưng
độ rộng không lớn lắm.
Nếu như ngòi không có chọn lọc tần số thì tác động của nhiễu xung đơn có
độ rộng đủ lớn để có thể dẫn ngòi tới trạng thái làm việc (hình 4.25 đường 1).
Để khắc phục loại nhiễu này có thể sử dụng bộ chọn lọc tần số đặt sau bộ
hạn chế như trên hình 4.25a.
Từ hình vẽ ta thấy bộ chọn lọc tần số là sơ đồ kết hợp mạch vi phân và tích
phân đặt trước bộ tách sóng quán tính, do đó xung đơn có độ rộng lớn được vi
phân thành các xung ngắn (hình 4.25c), nên điện áp do chúng tạo ra trên
bộ tách sóng quán tính chưa đạt tới điện áp làm việc Uo của ngòi, do vậy ngòi
chống được nhiễu xung đơn có độ rộng bất kỳ.Việc sử dụng bộ hạn chế kết hợp
với chọn lọc tần số làm cho đặc tính tần số của phần tử khuếch đại tốt hơn, điều
đó có thể thấy rõ trên đặc tính tần số của độ nhậy (hình 4.26). Tất cả tín hiệu nằm
ngoài dải tần ∆F không qua được hệ thống, nghĩa là đặc tính tần số nhận được
gần với dạng lý tưởng (hình 4.26b).

U U
∆F
2UN

F F
b/
a/

Hình 4.26. Đặc tính tần số của độ nhậy


a- Không có hạn chế, b - Có hạn chế

Ngoài ra trong ngòi vô tuyến còn sử dụng các dạng chọn lọc khác như hạn
chế theo cực đại, ...
4.3.4. Tầng chấp hành

119
Trường hợp tổng quát tầng chấp hành thực hiện ba chức năng:
- bảo hiểm;
- mở bảo hiểm xa;
- tự huỷ.
Trong thực thế chức năng bảo hiểm thường được kết hợp giữa sơ đồ điện với
các bộ phận khác.
Mở bảo hiểm xa được thực hiện bằng hai phương pháp:
- mở bảo hiểm xa bằng điện trong sơ đồ tầng chấp hành.
- mở bảo hiểm xa bằng cơ cấu cơ khí trong mạch phát hoả.
Phần tử chính của tầng chấp hành của các ngòi nổ vô tuyến là đèn ba cực
tiratron đây là loại đèn có khí bên trong. Đặc tuyến anôt - lưới của đèn biểu thị
trên hình 4.27a.

Ia

EZ
a/

0 Ug
Ri

b/ Ug

Hình 4.27. Đặc tuyến anôt - lưới của đèn

Khi điện áp âm ở lưới cực còn nhỏ hơn điện áp mở đèn EZ thì điện trở trong
của đèn Ri rất lớn và dòng điện Ia = 0. Nếu tăng điện áp Ug tới giá trị EZ thì điện
trở trong của đèn giảm đột ngột làm cho dòng Ia tăng đột ngột từ không đến một
giá trị nào đó khi Ia đạt giá trị bão hoà thì dù Ug có tăng hay giảm thì dòng Ia vẫn
không thay đổi. Muốn tắt đèn chỉ có một cách là ngắt nguồn điện áp anôt. Đặc
tính Ri = f(Ug) biểu diễn trên hình 4.27b. Ngoài đèn tiratron cũng có thể dùng
thiristo (là điốt điều khiển). Do đặc tính của nó nên đèn tiratron có thể coi như vai
trò của một rơle điện tử, nó bảo đảm sự tác động nhanh cần thiết.

120
a. Nguyên lý hoạt động của tầng chấp hành dùng đèn tiratron
(hình 4.28)
Trước khi có tín hiệu đèn bị khoá, khi có tín hiệu đưa vào lưới đèn đạt giá
trị EZ thì đèn thông (mở) trong mạch anốt của đèn có dòng điện Ia chạy qua làm
hạt lửa điện hoạt động.

HLĐ C
C1 C1
HLĐ
R1 E R1

a/ b/

Hình 4.28. Sơ đồ của tầng chấp hành dùng đèn tiratron

Thường ta dùng tụ điện làm nguồn năng lượng cho hạt lửa điện (hình
4.28b) vì để hạt lửa điện làm việc cần có dòng điện lớn trong một thời gian rất
ngắn.
Năng lượng tích luỹ trong tụ điện được xác định theo công thức:
CU c2
Wc = (4.32)
2
Nếu tính tới sự mất mát năng lượng trong trong đèn tiratron thì:
Wc = (Wz + WT)n (4.33)
trong đó n - hệ số dự trữ (n = 2÷4)
WT - năng lượng tiêu hao trong đèn tiratron thường xác định bằng thực
nghiệm.
Trong các ngòi vô tuyến các hạt lửa điện thường tiêu thụ:
WZ = ( 2,5 ÷ 4,5) 10−4 J .
Điểm đặc biệt của đèn tiratron là khi có dòng điện bất kỳ chạy qua thì sự sụt
áp trên đèn là không thay đổi. Với đa số đèn tiratron sụt áp này là 20-30V.
b. Các dạng tầng chấp hành
Tầng chấp hành đơn giản nhất của ngòi vô tuyến biểu thị trên hình 4.29.

121
Tụ C được nạp từ thời điểm đạn bay ra khỏi nòng hay khỏi bệ phóng. Tuy
nhiên việc mắc nối tụ C với hạt lửa điện chỉ thực hiện sau khi các tiếp điểm đã
được nối.
Trong sơ đồ này thời gian mở bảo hiểm xa được xác định hoàn toàn bởi các
cơ cấu cơ khí. Do khi mở bảo hiểm tụ C đã được nạp đầy, nên điện áp anốt của
đèn thay đổi đột biến, nên sẽ dẫn tới sự nạp điện cho tụ ký sinh Cgk và có thể làm
đèn mở. Để loại bỏ khả năng này ta mắc vào giữa lưới và katốt một điện dung có
giá trị lớn hơn nhiều so với Cgk. Kết quả là khi mở bảo hiểm xa điện áp trên lưới cực
của đèn thay đổi rất nhỏ nên đèn vẫn khoá.

Cag C

HLĐ
Cgk

Hình 4.29. Tầng chấp hành đơn giản nhất của ngòi vô tuyến

Sơ đồ tầng chấp hành được sử dụng nhiều nhất là sơ đồ biểu thị trên hình
4.30. Trong các sơ đồ này thời gian mở bảo hiểm xa được xác định bởi thời gian
nạp của tụ C qua điện trở R.

R R

e C UC e C Rrò
UC

a/ b/

Hình 4.30. Sơ đồ tầng chấp hành được sử dụng nhiều nhất

122
Dòng điện nạp có thể qua hay không qua hạt lửa điện. Nhưng vì giá trị của
dòng điện rất nhỏ nên không đủ gây cho hạt lửa điện làm việc.
Một đặc trưng quan trọng của đèn tiratron là đặc tính khởi động - sự phụ
thuộc của điện áp mở Ez vào điện áp trên anốt của đèn. Trên hình 4.30.a biểu thị
sơ đồ thời gian mạch mở bảo hiểm xa. Thời gian mở bảo hiểm xa được xác định
theo công thức:
e
tbbx = 2,3E.C lg (4.24)
e − U c min
trong đó Ucmin - điện áp nhỏ nhất trên tụ cần thiết để HLD làm việc.
tbbx được chọn từ điều kiện bảo đảm an toàn và các yêu cầu chiến kỹ thuật
của ngòi.
Vì các tham số R, C, e, Ucmin có sự thăng giáng nên tbbx nằm trong một phạm
vi khá rộng. Khi đó yêu cầu giới hạn dưới của tbbx phải bảo đảm điều kiện an toàn
(hình 4.31a).
Tụ điện cần có độ cách điện lớn, nghĩa là độ rò điện phải nhỏ. Điện áp thiết
lập trên tụ khi có rò điện được xác định theo công thức:
R ro
U ro = e (4.35)
R + R ro
trong đó Rrò - điện trở rò

UC
Ra Ea
E
erò
C
UC HLĐ
UCmin Rrò

tbhx tbhxrò t
a/ b/

Hình 4.31. Sơ đồ tầng chấp hành tính đến điện trở Rrò
a/ Đồ thị mối lien hệ giữa UC và t; b/ Sơ đồnguyên lý tầng chấp hành
123
Như vậy từ công thức (4.35) và hình 4.31a sự rò điện ảnh hưởng lớn tới trị
số tbbx. Sơ đồ dùng tụ thuận lợi cho ngòi có tbhx không lớn hơn vài giây. Còn đối
với trường hợp tbhx lớn thì việc bảo đảm điện trở cách điện của tụ gặp khó khăn.
Việc tự huỷ được thực hiện bằng các cách khác nhau: có thể dùng cơ cấu
khí, cơ - điện, điện hay thuốc cháy. Đối với tên lửa có điều khiển có thể tự huỷ
theo lệnh từ hệ thống điều khiển.
4.3.5. Khối nguồn
Khối nguồn với nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho các khối vô tuyến làm
việc trong quá trình ngòi VT tiếp cận mục tiêu. Khối nguồn sẽ cung cấp các
nguồn điện khác nhau như: ± 12v, ± 5v,… tùy theo thiết kế của từng loại ngòi cụ
thể.

+ -

Hình 4.32. Khối nguồn


1. Vỏ thép; 2. Vỏ hợp kim kẽm; 3. Các lá pin; 4. Lớp nhựa;
5. Tấm nhựa đệm; 6. Đế nhựa; 7. Cốc thép; 8. Tấm bảo hiểm;
9. Lớp nhựa; 10. ống thủy tinh; 11.Tấm nhựa đen; 12. đầu nối
Nguồn là loại pin điện khoá, gồm 2 lớp vỏ kim loại, làm bằng hợp kim kẽm,
Khối nguồn bao gồm: ống dung dịch điện phân; Các lá pin; Đĩa bảo hiểm; Cốc
kim loại; Nhựa; Tấm đệm; Đáy thép. Lớp ngoài được làm bằng thép, có vành tai
để khi lắp vào thân ngòi, thì vành này tỳ vào gờ phía trong thân ngòi. Hai lớp vỏ
này tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với thân ngòi, phía trên lớp vỏ có các phích
cắm, được cách điện với vỏ, các phích cắm được đưa lên, để ăn khớp với các đầu
124
cắm của các khối vô tuyến. Ở giữa khối nguồn có một ống thuỷ tinh đựng dung
dịch điện phân màu nâu đỏ (10) phía đáy có 1 cốc nhỏ bằng thép, miệng cốc có
một chi tiết bảo hiểm cứng dạng sao có cạnh, đỡ lấy ống dung dịch, ở giữa đáy
cốc có một mấu nhỏ nhô cao lên, để làm điểm va đập phá vỡ ống dung dịch khi
bắn, bên dưới cốc có một tấm đệm bằng thép hình vành khăn.
Bên trong khối nguồn có các lá pin hình vành khăn xếp chồng lên nhau
(các lá pin là cả một hình vành khăn hoặc 2 nửa hình vành khăn) trên mỗi lá pin
một mặt được phủ than, một mặt được phủ một lớp kẽm, ở giữa các lá pin đều có
một tấm nhựa cách điện, hình vành khăn màu nâu hoặc màu đen. Bên ngoài và
bên trong của khối pin, được phủ một lớp nhựa trong suốt, nhằm giảm chấn động
do va đập của ống thuỷ tinh đựng dung dịch điện phân vào thành khối nguồn và
vỏ, chất dẻo này bị tan ra, khi bị dung dịch điện phân văng vào .
Khi bắn, dưới tác dụng của lực quán tính trục, làm vỡ ống thuỷ tinh đựng
dung dịch điện phân. Dưới tác dụng của lực ly tâm dung dịch điện phân văng
vào khoảng trống giữa các điện cực, nguồn điện bắt đầu hoạt động.
4.4. CÁC YÊU CẦU CHIẾN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGÒI NỔ VÔ
TUYẾN VÀ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ
Nhiệm vụ thiết kế ngòi nổ vô tuyến là tạo nên một mẫu ngòi vô tuyến thoả
mãn một cách tốt nhất các yêu cầu chiến kỹ thuật đặt ra đối với nó. Các yêu cầu
chiến kỹ huật đối với ngòi vô tuyến có thể chia thành các nhóm như trong hình
4.33.

Yêu cầu
chiến kỹ thuật

Điều Chỉ Yêu Yêu Yêu Yêu Yêu


kiện tiêu cầu cầu cầu cầu cầu
làm chủ an chống kết chế sử
việc yếu toàn nhiễu cấu tạo dụng

Hình 4.33. Các yêu cầu chiến kỹ thuật đối với ngòi nổ vô tuyến

125
Như vậy các yêu cầu chiến kỹ thuật đặt ra đối với ngòi vô tuyến cũng tương
tự như đối với các ngòi nổ nói chung. Tuy nhiên do đặc điểm của ngòi vô tuyến
nên ngoài những yêu cầu chung ra còn có những yêu cầu riêng. Mặt khác tuy
cùng một yêu cầu, nhưng mức độ đặt ra đối với ngòi vô tuyến cũng khác so với
các ngòi nổ cơ khí. Vì vậy ta cần phân tích một số nét nổi bật của các yếu tố này.
Điều kiện làm việc gồm: Mặt đất và trên không
Chỉ tiêu chủ yếu gồm: Cự ly hoạt động ro, Ho, Hiệu quả Kg, Độ tin cậy
Yêu cầu an toàn: Sản xuất bảo quản vận chuyển; Trên quỹ đạo; Hiệu
quả Kg; Độ tin cậy
Yêu cầu chống nhiễu: Nhiễu tích cực; Nhiễu thụ động
Yêu cầu kết cấu: Trọng lượng; Kích thước; Hình dạng
Yêu cầu chế tạo: Vật liệu; Số lượng chi tiết; Tính công nghệ
Yêu cầu sử dụng: Đơn giản tiện lợi; Nhiều tác dụng
Cự ly hoạt động ro (hay độ cao nổ Ho) là một tham số quan trọng nhất của
ngòi vô tuyến. Tất cả mọi đặc trưng chiến - kỹ thuật của ngòi đều phụ thuộc vào cự
lyhoạt động ro.
Sự phụ thuộc của hiệu quả Khq vào ro được biểu thị trên hình 4.34

Khq

ro
O

Hình 4. 34. Sự phụ thuộc của hiệu quả Khq vào ro

Khq = K1. K2. K3


trong đó:
K1 - hệ số tính tới độ tin cậy làm việc của ngòi nổ vô tuyến.
K2 - hệ số biểu thị mức độ phù hợp của vùng làm việc với vùng sát thương.
K3 - hệ số biểu thị mức độ phù hợp của vòng làm việc với vòng sát thương
theo kích thước hay chính xác hơn là theo bán kính tác dụng rtđ.

126
Sự phụ thuộc của khả năng chống nhiễu đối với nhiễu tích cực biểu diễn
trên đồ thị hình 4.35

Konh

ro
O

Hình 4.35. Sự phụ thuộc của khả năng chống nhiễu đối với nhiễu tích cực

Sự phụ thuộc độ chỗng niễu thụ động vào ro biểu thị trên hình 4.36

Pthđ K1=K1nh

Pthđ

Ktnh
ro
O

Hình 4.36. Sự phụ thuộc độ chỗng niễu thụ động vào ro

Sự phụ thuộc của độ in cậy vào ro biểu thị trên hình 4.37

Pqđ
Ktqđ

qqđ

ro

Hình 4.37. Sự phụ thuộc của độ in cậy vào ro

127
Từ những quy luật nêu trên, rõ ràng là cự ly hoạt động chi phối tất cả các
chỉ tiêu chiến kỹ thuật chủ yếu của ngòi. Nên nhiện vụ quan trọng nhất của thiết
kế ở bước phân tích các yêu cầu chiến kỹ thuật là biện luận về cự ly hoạt động
của ngòi. Khi tăng cự ly ro thì hiệu quả (Khq) tăng lên, những độ chống nhiễu và
độ tin cậy lại giảm xuống, nghĩa là các yêu cầu đối với ro mâu thuẫn nhau. Vì vậy
cần phải tìm giải pháp tối ưu.
Yêu cầu về hiệu quả tác dụng của ngòi vô tuyến đặt ra cao hơn và phức tạp
hơn của ngòi cơ khí, nhất là đối với ngòi bắn mục tiểu trên không. Bởi vậy vấn
đề cơ bản ở đây là tìm biện pháp phối hợp tốt nhất vùng làm việc của ngòi nổ và
vùng sát thương của đạn. để nâng cao hiệu quả có thể sử dụng các mạch hiệu
chỉnh cự ly hoạt động của ngòi phù hợp với từng loại mục tiêu.
Do trong kết cấu của ngòi vô tuyến có nhiều linh kiện điện tử, nên yêu cầu
về độ tin cậy làm việc của chúng không thể cao bằng ngòi cơ khí. Mặt khác sự có
mặt của các linh kiện điện tử trong ngòi làm cho yêu cầu về độ an toàn đối với
ngòi vô tuyến cũng khác so với ngòi cơ khí, nhất là trong giai đoạn bắn và trên
đường bay, khi lực quán tính trục rất lớn có thể phá huỷ các linh kiện hoặc phá
vỡ chức năng làm việc bình thường của sơ đồ, dẫn tới khả năng làm việc sớm của
ngòi. Đối với ngòi nổ vô tuyến sử dụng cho đạn pháo phòng không, nhất thiết
phải có bộ phận tự huỷ khi đạn không trúng mục tiêu.
Nhược điểm chính của ngòi vô tuyến so với ngòi cơ khí là sự nhậy cảm với
tác động của nhiễu tạp. do đó yêu cầu về tính chống nhiễu là một trong những
yêu cầu quan trọng của ngòi vô tuyến.
Ngoài ra khi thiết kế còn cần phải chú ý tới các yêu cầu như: độ cứng vững
cơ học của ngòi, tính công nghệ và đặc biết lưu ý việc kiểm tra chất lượng từng
khâu.
Từ những yêu cầu trên ta có thể nêu ra các bước cơ bản khi thiết kế ngòi
nổ vô tuyến như sau:
- phân tích và dung hoà các yêu cầu chiến kỹ thuật;
- thiết kế sơ bộ (phác);
- thiết kế kỹ thuật;
- gia công ở nhà máy;
- thử nghiệm ở trường bắn;
- thử nghiệm ở trận địa.
Nghiệm vụ của công đoạn thiết kế sơ bộ gồm bốn bước:
- chọn nguyên lý hoạt động và phương pháp làm việc của ngòi;

128
- phân tích chọn và tính toán các tham số kỹ thuật vô tuyến của ngòi;
- thiết kế, tính toán các phần tử của ngòi;
- gia công thí nghiệm các sơ đồ vô tuyến của ngòi, đồng thời thực hiện bố
trí kết cấu ngòi.
Việc chọn nguyên lý hoạt động của ngòi vô tuyến được xác định bởi tổ hợp
các yêu cầu cụ thể đối với ngòi. Nếu ngòi vô tuyến dùng để bắn mục tiêu mặt đất
thì cơ sở chọn nguyên lý hoạt động chủ yếu dựa vào độ cao nổ yêu cầu Ho. Khi
Ho lớn (trên 100m), thường dùng ngòi vô tuyến xung, hoặc ngòi vô tuyến điều
tần, với Ho trung bình thường dùng ngòi Đốp le tự tạo phách.
Nếu ngòi vô tuyến dùng để bắn mục tiêu trên không, việc chọn nguyên lý
hoạt động của nó xác định bởi tập hợp nhiều yếu tố phức tạp... Song vấn đề lại là
ở chỗ khi bắn mục tiêu có kích thước hạn chế, tên lửa (đạn) không phải lúc nào
cũng bay trúng vào mục tiêu, mà thường bay trệch mục tiêu một khoảng nào đó
gọi là độ bắn trượt. Độ trượt này là một đại lượng ngẫu nhiên. Với độ trượt nhỏ,
có thể sử dụng ngòi vô tuyến Đốp le tạo phách hoặc tự tạo phách.
Ngoài ra có thể sử dụng các ngòi vô tuyến kết hợp ví dụ: ngòi xung Đốp le
hay ngòi điều tần - Đốp le.
Việc chọn phương pháp làm việc tạo phách hay tự tạo phách là tuỳ thuộc
vào yêu cầu với từng loại ngòi trên cơ sở đánh giá các ưu nhược điểm của chúng.

4.5. SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC TẠO PHÁCH VÀ


TỰ TẠO PHÁCH CỦA NGÒI VÔ TUYẾN ĐỐP LE
Để chọn phương pháp làm việc của ngòi vô tuyến Đốp le được phù hợp cần
xuất phát từ việc đánh giá so sánh các ưu nhược điểm của ngòi tạo phách. Ở đây
ta tiến hành so sánh hai đặc trưng cơ bản của chúng là:
- Giá trị tín hiệu có ích ở đầu ra phần cao tần (tương ứng với tín hiệu đầu ra
của áp tô đin) .
- Cự ly hoạt động khi có tính đến tạp âm nội bộ.
4.5.1. Đánh giá về tín hiệu có ích ở đầu ra phần cao tần
Tín hiệu có ích ở đầu ra của áp tô đin là:
S λ DA FA2 S∋ M
U ΩA = (4.36)
4π π r 2
Đối với ngòi tạo phách biểu thị trên hình 4.38b, biên độ tín hiệu có ích ở
đầu ra của máy thu là:

129
U Sm = E Sm .hqth .Fath (4.37)
Thay vào (4.37) các giá trị:
2
2 PΣW D aph Faph S∋M
E Sm = ,
( 4π r 2 )
2

λ D aph RΣ
hqth =
πw
ta được
2
2WPΣ Daph Faph S∋ M .λ Daph PΣ .Faph
U Sm = (4.38)
4π r 2 π w

DA Daph DAth
FA Faph FAth

PtâG
Áp tô đin Máy phát Máy thu

USm
* Ptâph
UΩA U t⢠Bộ trộn

UΩG Pt′âG

a/ b/

Hình 4.38. Sơ đồ khối của ngòi nổ VT


a/ Sơ đồ khối của ngòi tự tạo phách; b/ Sơ đồ khối của ngòi tạo phách

Ta coi các tham số của anten thu và phát của ngòi ghêterôđin và áp tô đin
là như nhau, tức là:
Faph = Fath = FA = F
Daph = Dath = DA = F,

130
thì (4.38) sẽ có dạng:
2 PΣ S∋ M RΣ .λ DF 2
U Sm = (4.38)
4π π .r 2
Biên độ điện áp ở đầu ra bộ trộn của ngòi vô tuyến ghêterôđin là:
Kbt 2PΣ S∋M RΣ .λ DF 2
UΩG = KbtU Sm = (4.39)
4π π .r 2
trong đó Kbt - hệ số biến đổi của bộ trộn
So sánh các công thức (4.36) và (4.39) ta thấy:
U ΩA = U ΩG khi S = K bt 2 PΣ RΣ (4.40)
Từ đó suy ra công suất phát PΣ của ngòi ghêterôđin, mà ứng với nó tín hiệu
có ích nhận được ở đầu ra bộ trộn bằng tín hiệu có ích nhận được ở đầu ra bộ trộn
bằng tín hiệu ở đầu ra của áp tô đin có độ nhậy S sẽ là:

S2
PΣ = (4.41)
2 K bt2 R Σ
Trong chương 3 đã nhận xét độ nhậy S của áp tô đin không phụ thuộc trực
tiếp vào công suất, nghĩa là có thể nhận được giá trị S lớn khi công suất nhỏ. Các
tính toán cho thấy đèn điện tử ba cực dùng để thu, khuếch đại thông thường có
khả năng cho công suất khoảng vài phần mười wat có thể cho phép nhận được độ
nhậy S tới vài chục vol. Trong khi đó theo (4.41) để nhận được tín hiệu ở đầu ra
của bộ trộn giống như tín hiệu ở đầu ra của áp tô đin thì công suất phát xạ của
ngòi ghêterôđin phải lớn hơn ngòi áp tô đin rất nhiều.
Ví dụ: Ngòi áp tô đin dùng đèn phápt công suất 0,25w có thể nhận được độ
nhậy s = 10vol, nếu cho Kbt = 1 và R Σ = 20Ω thì:

10 2
PΣ = = 2, 5 w
2.12.20
Nếu S = 100vol, Kbt = 1, R Σ = 100Ω thì

104
PΣ = 2 = 50w .
2.1 .100
Như vậy về giá trị tín hiệu có ích thì phương pháp áp tô đin chiếm ưu thế
hơn.

131
4.5.2. Đánh giá về tạp âm nội bộ lớn nhất là các phần tử cao tần (bộ dao
động, bộ trộn, anten).
Ta coi rằng mức tạp âm do nguồn chính là đèn phát gây ra Utâph ở cả hai
loại ngòi là như nhau. Ta kí hiệu UtâA là mức tạp âm ở ngòi áp tô đin còn UtâG là
mức tạp âm ở ngòi ghêterôđin ta có:
U t aˆ p h
U t aˆ A = ;
δ A

U (4.42)
t aˆ p h
U t aˆ A =
δG
Trong đó δ A - hệ số đặc trưng cho sự khủ tạp âm trong ngòi áp tô đin còn
δ G - trong ngòi ghêterôđin.
Cự ly hoạt động lớn nhất của ngòi vô tuyến Đốple được xác định bởi tỉ số
tín/tạp. Với ngòi áp tô đin:

S λ DF 2 S∋ M
ro∆ max = (4.43)
4π π U N*
trong đó U*N - điện áp làm việc gần "ngưỡng" độ tin cậy ở đầu ra của áp tô
đin.
Với ngòi ghêterôđin:

Kbt 2 PΣ RΣ .λ DF 2 S∋ M
roG max = (4.44)
4π π U N*

Giá trị "ngưỡng" độ tin cậy của phân tử thấp tần tương ứng với điều
kiện:
U N*
= ao*
U taˆ

σ taˆ
trong đó U taˆ = với σ taˆ là phương sai tạp âm ở đầu ra tầng chấp hành.
KTT

Từ đó ta suy ra
U N* = ao*U taˆ (4.45)

132
Qua tính toán cho thấy vị trí ngưỡng làm giảm độ tin cậy một cách đột ngột
tương ứng với giá trị ao* = 4 ÷ 5 .
Thay (4.45) vào (4.43) và (4.44) ta có:

S λ DF 2 ¸ S ∋ M
roA max = (4.46)
4π π U ta&&ao*

Kbt 2 PΣ RΣ .λ DF 2 ¸ S∋ M
roG max = (4.47)
4π π U ta&&ao*
Giá trị tạp âm phụ thuộc vào mức độ khử tạp âm trong sơ đồ ngòi vô tuyến
tức là vào giá trị δA và δG. Do đó khi thay (4.42) vào (4.46) và (4.47) ta có:

S λ DF 2 ¸ S ∋ M δ A
roA max = (4.48)
4π π U taph *
&& ao

K bt 2 PΣ RΣ .λ DF 2 ¸ S ∋ M δ G
roG max = (4.49)
4π π U taph *
&& ao

So sánh các biểu thức (4.48) và (4.49) ta được:

roA max S δ
= . A (4.50)
roG max K bt 2 PΣ RΣ δ G
Nếu giả thiết rằng giá trị tín hiệu có ích ở đầu ra phần cao tần của ngòi áp tô
đin và ngòi ghêterôđin là như nhau: U ΩA = U ΩG , nghĩa là có các quan hệ (4.40) và
(4.41) ta sẽ có:

roA max δA
= (4.51)
roG max δG
Trong phương pháp áp tô đin, khi không áp dụng các biện pháp khử tạp âm,
thì từ đầu ra của áp tô đin tạp âm được đưa toàn bộ vào phẩn tử thấp tần nghĩa là
δ A = 1.
Ở phương pháp ghêterôđin, tạp âm của máy phát đưa vào bộ trộn qua phân
tử ngoại sai và qua anten (do sự ngăn cách không hoàn toàn giữa anten phát và
anten thu hình 4.37). Do đó ta có:

133
Ptaˆ = U tabt
ˆ + Ptaa
ˆ (4.52)
Ở đây công suất tạp âm đưa vào phần tử ngoại sai là:
Pb t
Ptaˆ b t = Ptaˆ p h . (4.53)

Còn công suất tạp âm đưa vào qua anten là:
Ptaˆ p h
Ptaˆ a = (4.54)
δ a2
Trong đó δ a - hệ số đặc trưng cho mức độ ngăn cách các anten.
Từ (4.52) đến (4.54) ta được
⎛ Pbt 1 ⎞
Ptaˆ = Ptaph
ˆ ⎜ + 2⎟ (4.55)
⎝ PΣ δ a ⎠
Ta đã biết:
U taph Ptaph
δG = ˆ
=
ˆ
(4.56)
U taˆ Ptaˆ
Thay (4.55) vào (4.56) ta được:

1
δG = (4.57)
Pbt 1
+ 2
PΣ δ a
Như vậy hệ số khử tạp âm trong sơ đồ ghêterôđin được xác định bởi tỉ số
Pbt
công suất và hệ số ngăn cách anten δa .

Khi công suất phát xạ nhỏ thì:
Pbt
δG = ; nghĩa là hệ số khử tạp âm trong trường hợp này phụ thuộc chủ


yếu vào tỉ số công suất .
Pbt
Khi công suất phát xạ lớn thì δ G = δ a ; có nghĩa là hệ số khử tạp âm trong
trường hợp này phụ thuộc vào mối liên hệ giữa các an ten.

134
Qua đó ta có thể rút ra kết luận: trong ngòi Đốp le, khi cự ly hoạt động
tương đối nhỏ, thì sử dụng phương pháp áp tô đin có lợi hơn, vì khi đó tỉ số
tín/tạp đủ lớn. Ngoài ra phương pháp này cũng có thể sử dụng khi việc ngăn cách
các anten khó thực hiện. Khi cự ly hoạt động lớn và có điều kiện ngăn cách tốt
giữa các anten thì nên dùng phương pháp ghêterôđin.
Trong thực tế, phương pháp tự tạo phách chủ yếu dùng cho các ngòi vô
tuyến có cự ly hoạt động không quá vài chục mét. Với các cự ly lớn tới 100m, thì
dùng phương pháp tạo phách. Còn khi yêu cầu cự ly lớn hơn nữa, người ta dùng
các ngòi xung hoặc ngòi điều tần. Tuy nhiên trong mỗi trường hợp cụ thể cần chú
ý tới mọi đặc điểm riêng của ngòi như phạm vi cự ly hoạt động, kích thước mục
tiêu, khả năng ngăn cách anten phát và thu...

4.6. CÁC QUAN HỆ CHÍNH KHI CHỌN CÁC THAM SỐ CỦA NGÒI
VÔ TUYẾN
Các vấn đề quan trọng nhất để lựa chọn các tham số của ngòi vô tuyến là:
nguyên lý hoạt động của ngòi VT khi bắn mục tiêu trên không, phương pháp làm
việc của chúng và các tham số kỹ thuật vô tuyến chủ yếu được biểu diễn trên sơ
đồ hình 4.39
Các mối quan hệ dựa vào hệ số hiệu quả

K hq = K 1 .K 2 .K 3 (4.58)

135
Kích thước hình
học của mục tiêu Phần chiến đấu

>(100 ÷110)<(90 ÷100)


đb đb
X ĐT Đo GĐB
K3 ro K2

<(50 ÷60) ∼(60 ÷90)


db db
ĐoA ĐoG

KC ĐB GCĐB

K1

Khq

NTC NTĐ

PΣ ↑ ĐB
∆f ∆F τ nx PK

Hình 4.39. Phương pháp làm việc của chúng và các tham số kỹ thuật vô tuyến
Các ký hiệu quy ước:
> lớn, < nhỏ
- Phần chiến đấu không có tác dụng định hướng.
- Phần chiến đấu có tác dụng định hướng.

136
∆Vtd - Phạm vi tốc độ tương đối.
• - Anten định hướng yếu.

- Anten định hướng mạnh.

- Anten định hướng mạnh có điều khiển giản đồ định hướng.

Việc chọn cách giải quyết về mặt kỹ thuật phụ thuộc vào:
- Cự ly hoạt động yêu cầu ro và các kích thước hình học của mục tiêu
(quy ước: khoảng cách lớn hơn vài chục mét được coi là cự ly hoạt động lớn, còn
mục tiêu có kích thước đặc trưng dưới vài mét được coi là mục tiêu nhỏ).
- Tính chất phản xạ của mục tiêu, độ nhạy của ngòi.
- Thế năng lượng (được biểu thị bằng đề xi ben - db).
- Đặc tính tác dụng của phần chiến đấu.
- Phạm vi của tốc độ tương đối.
Liên quan tới độ nhậy của ngòi (xác định hệ số K3 trong biểu thức (4.58) có
thể chọn các nguyên lý và phương pháp làm việc của ngòi như: ngòi vô tuyến
xung (X), ngòi vô tuyến điều tần (ĐT), ngòi Đốp le tự tạo phách (ĐoA) và ngòi
Đốp le tạo phách có điều biến trung gian (ĐoGĐB).
Căn cứ vào đặc tính tác dụng của phần chiến đấu và cự ly hoạt động của
ngòi (xác định hệ số K2) để chọn kiểu anten: định hướng yếu, định hướng mạnh
hay định hướng mạnh có điều khiển giản đồ định hướng. Để nâng cao độ tin cậy
của ngòi (xác định hệ số K1) có thể dùng các biện pháp: kết cấu (KC), điều biến
trung gian (ĐB), hoặc các phương pháp đặc biệt để gia công tín hiệu (GCĐB).
Muốn nâng cao độ chống nhiễu của ngòi vô tuyến đối với nhiễu tích cực
(NTC) và nhiễu thụ động (NTĐ) có thể áp dụng các biện pháp sau: tăng công
suất phát xạ PΣ , mở rộng dải tần ∆f, thu hẹp dải thông ∆F, tăng quán tính τ, tăng
số xung làm việc của máy đếm xung nX, dùng các kiểu điều biến đặc biệt
(ĐBĐB), bố trí các anten thu, phát xa nhau và các phương pháp khác nửa (ĐPK).
Việc chọn các tham số kỹ thuật vô tuyến xuất phát từ sự phân tích mối
quan hệ giữa chúng và các đặc tính chiến kỹ thuật của ngòi, đặc biệt là hiệu quả
tác dụng của nó trong điều kiện thực tế. Vấn đề chính ở đây là cần làm sao để
giá trị chỉ số hiệu quả K hq = K1.K 2 .K 3 đạt cực đại. Về mặt lý thuyết, trong trường
hợp lý tưởng các hệ số này đạt giá trị lớn nhất và bằng 1.

137
Các tham số kỹ thuật vô tuyến chủ yếu của ngòi gồm:
- Bước sóng làm việc λ
- Giản đồ hướng (hàm phương hướng) Fa
- Công suất phát xạ PΣ
- Độ nhậy của áp tô đin S (với sơ đồ tự tạo phách)
- Độ nhậy của phân tử khuếch đại UN
- Quán tính của phần tử gia công tín hiệu τ
- Đặc tính tần số của phần tử khuếch đại (dải thông, giới hạn dưới và giới
hạn trên của dải thông).
Ngoài những tham số chính nói trên, khi thiết kế từng ngòi cụ thể còn phải
xác định nhiều tham số khác như:
Với ngòi vô tuyến xung: độ rộng xung tX, tần số lặp F, dải thông của
khuếch đại trong tần ∆fTG, dải thông của khuếch đại thị tần ∆fTT, đặc tính thời
gian của xung chọn lọc...
Đối với ngòi vô tuyến điều tần: độ dịch tần ∆fM, dải tần hiệu ∆Fh, tần số
điều biến ΩM.

138
Chương 5
CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÒI KHÔNG TIẾP
XÚC PHÁO BINH

5.1. CÁC NGÒI VÔ TUYẾN HỆ I


5.1.1. Ngòi nổ vô tuyến AP-21
a. Công dụng và đặc điểm
- Ngòi vô tuyến AP-21 (kí hiệu N≡62) được dùng cho đạn pháo phòng
không 100mm KC-19.
- Ngòi nổ AP-21 là ngòi đầu, kiểu vô tuyến định vị, mở bảo hiểm xa dựa
trên nguyên tắc điện cơ và thuốc cháy.
- Giới hạn dưới của cự ly mở bảo hiểm xa là 500m tính từ miệng nòng
pháo.
- Giới hạn trên của cự ly mở bảo hiểm xa là 2000m ở nhiệt độ bình thường
và là 3500m ở nhiệt độ –35oC.
- Ngòi có ngăn cách kíp nổ với trạm nổ nhờ con chạy ly tâm.
- Bán kính hoạt động của ngòi đối với máy bay hạng trung là 18÷20m
- Tự huỷ ở nhánh xuống của quỹ đạo.
b. Cấu tạo
Gồm thân ngòi, đầu ngòi, máy thu phát (I), bộ khuếch đại thấp tần và tầng
chấp hành (II), nguồn điện (III), cụm mồi lửa tự huỷ điện cơ và sun ngắn mạch
(IV), bộ phận tự huỷ bằng thuốc cháy chậm (V) và cơ cấu gây nổ VI.
Thân ngòi bằng thép, bên trong chứa các bộ phận III, IV, V, VI.
Đầu ngòi làm bằng chất dẻo đặc biệt để sóng cao tần lọt qua với tiêu hao
nhỏ, đáy của phần đầu ngòi bằng kim loại nó là khâu liên kết giữa phần đầu với
thân đạn. Trong đầu đạn chứa bộ phận thu phát (I) và tầng chấp hành II. Phần
trên cùng là chóp anten đó chính là một nhánh của chấn tử không đối xứng.
Máy thu phát gồm đèn điện tử ba cực Đ1 (1C1A), khung dao động L1, C1,
điện trở R1 và cuộn chặn L2 (hình 5.1). Máy thu phát đặt trong khối chất dẻo.
Đèn Đ1 đặt trong ống cao su để giảm chấn động và được đặt ở giữa khối chất
dẻo.
Khuếch đại thấp tần gồm đèn điện tử 5 cực Đ2 (06ẽ1A) , các điện trở R2, R3,
R4, R5, R6, R7, các tụ điện C2, C3, C4.

139
Tầng chấp hành gồm đèn điện tử có khí tiratrôn Đ3, các điện trở R8, R9, R10,
các tụ C5, C6. Khuếch đại thấp tần và tầng chấp hành được lắp trong đầu ngòi. Để
giảm chấn động các đèn Đ2, Đ3 được đặt trong ống cao su và bố trí sát trục ngòi
để giảm ảnh hưởng của lực ly tâm. Các bộ phận còn lại đặt xung quanh đèn.
Toàn bộ các linh kiện lại được đặt trong khoang hình trụ của tụ mồi C6 phía
ngoài có vỏ bọc bằng kim loại. Khoảng trống trong ngòi được điền đầy chất dẻo
đặc biệt.
Nguồn điện cung cấp năng lượng gồm có: nguồn anốt, nguồn lưới cực và
nguồn sợi đốt được cấu tạo dưới dạng pin nguồn.
Các pin nguồn được làm từ các vòng điện cực bằng thép có dạng hình vành
khăn một mặt phủ lớp kẽm (cực âm) , mặt kia phủ lớp than (cực dương) và đặt
cách nhau bởi những vòng đệm cách điện. Các vòng điện cực có lỗ để cho dung
dịch điện phân lọt vào khoang giữa các điện cực và để thoát khí khi nguồn làm
việc. Nguồn sợi đốt được đặt ở giữa nguồn anốt và nguồn lưới. Để cách điện với
các khối nguồn anốt và lưới, mặt ngoài của pin sợi đốt được bọc lớp màng
nitrôxenlulô.

2 2
R6 R5
R1 R10
Ea
1 1
C6
Đ1 R2 R7
3 3
C2 Đ2 Đ3
C5
HLĐ
5 5
L1 C1 R8
R3
L2 R4 C3 C4
R9
sun Ea
4 4
6 6 EH

7 7 Ec

Hình 5.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của ngòi nổ vô tuyến AP-21

140
Dung dịch điện phân đựng trong ống thuỷ tinh, ống thuỷ tinh lại đặt trong
ống bằng kim loại. ống thuỷ tinh đặt trên vòng tựa dưới có lò xo đĩa và mấu đập
vỡ. Để giảm chấn động phía dưới nguồn điện có đệm cao su.
- Cụm mồi lửa gồm có hạt lửa điện, sun ngắn mạch hạt lửa điện trong thời
kì bảo quản vận chuyển. Sun gồm dây dẫn bằng đồng, hai cốc nhỏ bằng nhựa, vật
nặng và đệm bằng chất dẻo. Sun để bảo đảm an toàn cho hạt lửa trong quá trình
bảo quản.
- Bộ phận tự huỷ điện - cơ gồm cốc nhỏ bằng đồng thau, vít điều chỉnh, ống
lót bằng các tông, lò xo là làm từ đồng thanh beri được ép vào nắp bằng chất dẻo.
Khi chế tạo người ta điều chỉnh lò xo lá (bằng cách vặn vít) tương ứng với tốc độ
quay của đạn là 13.100v/f. Trong bảo quản lò xo lá tiếp xúc với vít làm ngắn
mạch điện của tụ mồi C6.
- Để tăng độ tin cậy tự huỷ trong ngòi nổ AP-21 còn có bộ phận tự huỷ
bằng thuốc cháy. Hai bộ phận tự huỷ hoạt động độc lập với nhau. Bộ phận tự huỷ
bằng thuốc cháy gồm có thân, vòng tự huỷ hai mặt có rãnh, trong rãnh có nén
thành phần thuốc cháy ít sinh khí, các đệm bằng dạ và các tông. Vòng tự huỷ
được cố định trên thân ngòi bởi đai ốc hãm. Trong lỗ trên thân có lắp cơ cấu kích
nổ gồm kim hoả , lò xo, hạt lửa và ống lót. Thời gian cháy của vòng thuốc là 45 ÷
55s tương ứng với thời gian đạn bay tới đỉnh của quỹ đạo trong trường hợp góc
bắn là 75o.
- Cơ cấu gây nổ gồm con chạy lytâm, khối đối trọng, đế dẫn hướng có liều
dẫn nổ, hai chốt hãm ly tâm, lò xo và nắp giữ cho chốt hãm không bị rơi ra. Con
chạy lytâm trước khi bắn được hai chốt ly tâm giữ ở vị trí sao cho kíp nổ không
trùng với liều dẫn nổ. Ngoài ra để bảo đảm an toàn và tin cậy mở bảo hiểm xa
ngòi nổ còn có một bộ phận đặc biệt gồm chốt hãm, đáy con của nó lọt vào lỗ
trên thân con chạy, lò xo, đai ốc liều bảo hiểm bằng thuốc phóng, giữ chốt không
dịch chuyển.
Trạm truyền nổ gồm cốc trong chứa thỏi thuốc nổ, nắp đậy bằng đồng được
vặn vào thân ngòi nổ.
* Những yếu tố đảm bảo an toàn cho ngòi nổ vô tuyến AP. 21 là:
- ngăn cách kíp nổ với trạm nổ;
- ngăn mạch nồi lửa điện bằng sun và ngắn mạch tụ mồi C6;
- nguồn điện chưa hoạt động vì dung dịch điện phân đựng trong ống thuỷ
tinh;

141
- Trường hợp nếu vì lý do nào đó làm ống thuỷ tinh vỡ thì dung dịch điện
phân cũng khó điền vào khoảng trống giữa các điện cực vì không có lực ly tâm.
c. Hoạt động
Khi bắn dưới tác dụng của lực quán tính dọc trục ống đựng dung dịch điện
phân tụt xuống uốn cong lò xo đĩa rồi va vào mấu đập vỡ nên bị vỡ ra. Do tác
dụng của lực ly tâm nên dung dịch điện phân văng vào khe hở giữa các điện cực
của pin sợi đốt. Đạn chuyển động đến gần miệng nòng lực quán tính giảm, lực ly
tâm tăng, phần còn lại của dung dịch điện phân tiếp tục điền vào khoang giữa các
điện cực của pin lưới, rồi đến pin anốt. Tuy vậy trong thời gian đạn chuyển động
trong nòng lòng phần vô tuyến của ngòi chưa làm việc vì điện áp nguồn chưa đạt
giá trị định mức. Cũng dưới tác dụng quán tính dọc trục, hạt lửa tụt xuống nén lò
xo và bị kim hoả đâm thủng. Tia lửa phát ra sẽ đốt cháy mồi thuốc tự huỷ và liều
bảo hiểm bằng thuốc phóng . Đồng thời dưới tác dụng của lực quán tính trục vật
nặng cũng tụt xuống cắt đứt dây đồng giải phóng ngắn mạch của hạt lửa điện.
Dưới tác dụng của lực ly tâm các chốt hãm ly tâm văng ra nhưng con chạy
vẫn chưa chuyển động vì còn bị chốt hãm giữ lại. Cũng dưới tác dụng của lực ly
tâm lò xo lá bị uốn cong và tách khỏi vít điều chỉnh, giải phóng đoản mạch cho tụ
mồi C6.
Trên đường bay điện áp âm từ nguồn EC được dẫn tới lưới cực của đèn Đ3
qua điện trở R8 để xác định ngưỡng làm việc của tầng chấp hành. Ngưỡng này
xác định cự ly làm việc của ngòi.
Tụ mồi C6 được nạp từ nguồn anốt qua điện trở R10. Lúc này tụ C6 và R10
tạo thành mạch mở bảo hiểm xa bằng điện. Thời gian mở bảo hiểm xa được xác
định bằng thời gian cần thiết để nạp cho tụ C6 đến điện áp đủ mồi cháy hạt lửa
điện khi phóng qua nó. Thời gian này phụ thuộc vào điện áp Ea và hằng số thời
gian nạp tnap = R10C6.
Khi nạp cho tụ mồi C6 dòng điện nạp từ +Ea→R10→C6→ hạt lửa điện →-
Ea. Nhưng vì R10 lớn nên dòng nạp rất nhỏ không đủ để mồi cháy mồi lửa điện
được. Cự ly mở bảo hiểm xa còn được đảm bảo bởi liều bảo hiểm bằng thuốc
phóng. Sau khi liều thuốc phóng cháy hết (trong khoảng thời gian 0,6 ÷1s) lò xo
nâng chốt hãm lên giải phóng con chạy ly tâm. Dưới tác dụng của lực ly tâm con
chạy di chuyển về vị trí chiến đấu mang kíp nổ về đối diện với liều dẫn nổ.
Trên đường bay máy phát luôn phát xạ các sóng cao tần ra không gian. Khi
gặp mục tiêu các sóng sẽ phản xạ trở lại ngòi và tạo ra trong anten sức điện động.
Một phần năng lượng trực tiếp tới đầu vào của áp tô đin. Ở đầu ra của nó xuất

142
hiện tín hiệu có ích với tần số Đốp le. Tín hiệu này được dẫn tới đầu vào của
khuếch đại (vào lưới thứ nhất của đèn Đ2). Tín hiệu từ đầu ra của khuếch đại
được dẫn tới đầu vào của tầng chấp hành. Khi đạn còn cách xa mục tiêu biên độ
tín hiệu phản xạ còn nhỏ hơn thiên áp ở lưới cực của đèn Đ3 nên tầng chấp hành
vẫn chưa làm việc.
Khi đạn bay tới gần mục tiêu (vùng hoạt động của ngòi) tín hiệu phản xạ
tăng lên lớn hơn thiên áp (điện áp âm) ở lưới cực của đèn Đ3 làm đèn thông
mạch, lúc này tụ mồi C6 phóng điện qua đèn Đ3, hạt lửa điện, hạt lửa điện làm
việc, tia lửa điện theo rãnh K truyền đến kíp nổ, gây nổ kíp, sau đó qua liều dẫn
nổ và trạm truyền nổ làm nổ đầu đạn.
Khi đạn bay qua mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn bán kính hoạt động của
ngòi thì đạn không bị kích nổ bởi tác dụng vô tuyến của ngòi, mà nó sẽ nổ nhờ cơ
cấu tự huỷ điện - cơ hay thuốc cháy.
Trên nhánh xuống của quỹ đạo, tốc độ quay của đạn giảm xuống khi giảm
tới 13000V/p, thì lò xo lá đàn hồi trở lại tiếp xúc với vít hiệu chỉnh khép kín
mạch điện. Tụ mồi C6 sẽ phóng điện qua bộ phận tự huỷ điện - cơ. Khi bắn ỏ góc
33 độ, độ cao tự huỷ của đạn là 800 ÷ 1000m.
Khi bộ phận tự hủy điện - cơ không hoạt động thì đạn sẽ tự huỷ nhờ bộ
phận tự huỷ bằng thuốc cháy. Trong trường hợp này, sau khi đạn bay được 45 ÷
55s, vành thuốc tự huỷ cháy hết, tia lửa truyền tới kíp nổ 84 làm đạn nổ.
Cấm bắn đạn lắp ngòi nổ AP-21 ở góc bắn nhỏ hơn 33độ, vì khi đó tự huỷ
đạn xẩy ra ở độ cao thấp hơn 800m nên có thể gây nguy hiểm cho người và các
phương tiện ở mặt đất.
5.1.2. Ngòi nổ vô tuyến AP-21M
Ngòi nổ vô tuyến AP-21M (ký hiệu N≡64) dùng cho đạn pháo phòng không
cỡ 100mm. Đây là kiểu ngòi phức tạp hơn ngòi AP-21M nhưng cũng hoàn thiện
hơn. Điểm khác nhau quan trọng nhất là ở sơ đồ nguyên lý mạch điện (hình 5.2).
Trong ngòi AP-21M sử dụng áp tô đin có phản hồi bằng biến áp và làm việc ở
chế độ tự kích cứng nhờ thiên áp dương từ nguồn +Ea qua bộ phân áp R1, R2.
Việc tách sóng tín hiệu thấp tần có ích không thực hiện bằng tách sóng anốt như
ở ngòi AP-21 mà bằng tách sóng anốt như ở ngòi AP-21 mà bằng tách sóng lưới.
Nhờ sử dụng khối thu phát kiểu mới nên độ nhậy của ngòi tăng lên dẫn tới cự ly
hoạt động của nó tăng lên 25÷30m. Do giữ nguyên các điều kiện của tầng chấp
hành như ở ngòi AP-21, mà tín hiệu phản xạ lại nhỏ hơn nên phải dùng bộ
khuếch đại gồm hai tầng xây dựng trên hai đèn năm cực Đ2 và Đ3 (kiểu 06ẽ1A).

143
Để bộ khuếch đại làm việc ổn định người ta đưa vào mạch phản hồi âm đối với
tầng thứ hai. Để tầng chấp hành làm việc tin cậy, trong mạch katốt của đèn
triratrôn có các mác cuộn cảm L4 nhằm duy trì dòng điện phóng của tụ mồi ở giá
trị cần thiết trong thời gian lâu hơn:
Đầu của ngòi AP-21M được chế độ từ chất dẻo có độ bền nhiệt cao và tiêu
hao công suất nhỏ, nên cho phép không cần đặt chóp anten nhô ra ngoài mà đặt ở
trong đầu bằng chất dẻo, nên nâng cao được độ bền và độ bịt kín của ngòi. Các
linh kiện sử dụng trong ngòi AP-21 đèn là loại chất lượng cao, nên giảm được tạp
âm nội bộ và trong đầu ngòi không cần chất dẻo điền đầy.
Để nâng cao khả năng chống nhiễu tích cực do đối phương tạo ra, ngòi AP-
21M được chế tạo với các dải tần làm việc khác nhau. Điều này được thực hiện
bằng cách thay đổi gái trị của các điện trở R1, R2, tụ C2, các cuộn cảm L1, L2, L3.
Các phương án của ngòi tương ứng với các tần số làm việc khác nhau được
quy ước ký hiệu bởi chữ E và A ở trên đầu ngòi. Ngoài những điểm khác nhau
nói trên, kết cấu phần còn lại hoàn toàn giống ngòi AP-21

Hình 5.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điện ngòi nổ vô tuyến AP-21M

5.1.3. Ngòi nổ vô tuyến AP-26


a. Công dụng và tính năng
- Ngòi vô tuyến AP-26 (kí hiệu N65) dùng cho đạn phá sát thương oφ của
pháo mặt đất nòng ngắn (lựu pháo) 122mm kiểu 1938 và 152mm kiểu 1938 và
1943. Đạn lắp ngòi vô tuyến AP-26 có thêm chữ “P” ví dụ oφ-463P, oφ-536P…

144
- Ngòi nổ AP-26 là ngòi đầu dạng vô tuyến định vị, mở bảo hiểm xa. Thời
gian mở bảo hiểm xa là 5,2÷8s tương ứng cự ly mở bảo hiểm không nhỏ hơn
1500m.
- Ngòi có ngăn cách giữa kíp nổ và trạm nổ.
- Độ cao hoạt động của ngòi là 25m.
b. Đặc điểm cấu tạo
- Ngòi được chế tạo theo hai kiểu " ậ " và "E" có tần số làm việc khác nhau
để phân biệt ở vành đáy của đầu ngòi kiểu " ậ " có sơn màu xanh nước biển.
- Để bảo đảm đạn nổ tin cậy ngoài sự làm việc của phần vô tuyến ngòi còn
được bố trí thêm công tắc chạm nổ kiểu quán tính đặt ở phần dưới của đầu ngòi.
Công tắc chạm nổ gồm có tiếp điểm động, tiếp điểm cố định, lò xo.
- Ngòi có khoá thay đổi độ cao nổ dựa trên nguyên lý thay đổi hệ số khuếch
đại của khuếch đại thấp tần. Khoá có hai mức điều chỉnh: “B” - cao; “H”- thấp.
Khi xuất xưởng ngòi đã được điều chỉnh ở mức “B”. Khi chuyển từ mức “B”
sang “H”, độ cao nổ giảm đi gần một nửa.
Thành phần chính của khoá thay đổi độ cao nổ gồm ống điều chỉnh có sợi
dây dẫn ngắn mạch R7 luồn qua ống. Khi ở vị trí “B”, điện trở R7 bị ngắn mạch
điện áp trên lưới chắn của đèn Đ2 được xác định bởi bộ phân áp R6, R8. Khi
chuyển sang mức “H” dây đồng đứt lúc này bộ phận áp gồm R6, R7, R8 vì vậy
điện áp trên lưới chắn của đèn hạ xuống do đó độ nhạy của ngòi giảm nên đạn nổ
thấp hơn.
Mức “B” dùng để bắn các mục tiêu trên nền đất khô, trong rừng hoặc trên
nền đất có độ ẩm trung bình khi góc rơi θc > 40o.
Mức “H” thường dùng để bắn các mục tiêu bố trí trên mặt nước hoặc khi
bắn để quan sát điểm nổ.
Ngòi nổ được trang bị thêm cơ cấu phá vỡ ống đựng dung dịch điện phân
theo kiểu đẩy nhờ áp lực khí thuốc của hạt lửa và liều tăng lửa. Cơ cấu này gồm
có: khối va đập mang hạt lửa và liều tăng lửa, lò xo và kim hoả
- Ngoài việc mở bảo hiểm xa dùng mạch nạp tụ mồi, ngòi còn trang bị thêm
cơ cấu mở bảo hiểm xa bằng thuốc cháy chậm. Nó gồm có: liều thuốc cháy
chậm, liều thuốc nổ bằng Stinat chì và dây ngắn mạch (sun) của hạt lửa điện, thời
gian cháy chậm 5,1÷7,1s.
- Cơ cấu ngăn cách dùng khối quay chứa kíp nổ và cơ cấu đồng hồ đơn
giản. Cơ cấu này bảo đảm đưa kíp nổ về vị trí chiến đấu sau khoảng thời gian
0,2÷0,9s.

145
Những yếu tố đảm bảo an toàn cho ngòi nổ:
- chất điện phân được cách ly với các điện cực;
- muốn cho chất điện phân thấm vào khoang của các điện cực cần phải có
lực ly tâm;
- kíp nổ ngăn cách với trạm nổ;
- hạt lửa điện bị ngắn mạch bởi sun, nguồn điện anốt cũng bị “ngắn mạch”
qua sun và điện trở R19;
- Cơ cấu bảo hiểm bằng quán tính.
c. Quá trình hoạt động của ngòi
Sơ đồ mạch điện nguyên lý của ngòi biểu thị trên hình 5.3.
Khi bắn, dưới tác dụng của lực quán tính trục, khối va đập mang hạt lửa tụt
xuống đâm vào kim hoả, tia lửa sinh ra sẽ đốt cháy liều cháy chậm của cơ cấu
bảo hiểm xa, đồng thời khối va đập của nguồn điện cũng tụt xuống, hạt lửa đâm
vào kim hoả, tia lửa sinh ra đốt cháy liều tăng lửa tạo ra áp lực làm vỡ ống thuỷ
tinh đựng dung dịch điện phân. Dưới tác dụng của lực ly tâm các chốt hãm của
cơ cấu ngăn cách văng ra giải phóng cơ cấu đồng hồ, đồng hồ bắt đầu làm việc.
Cũng dưới tác dụng của lực ly tâm dung dịch điện phân văng vào khoảng trống
giữa các điện cực, nguồn điện bắt đầu hoạt động.

Hình 5.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điện ngòi VT AP-26

Sau khi đạn bay được khoảng 0,2÷0,9s, khối quay mang kíp nổ quay về vị
trí chiến đấu và được cố định ở vị trí này nhờ hai chốt hãm lytâm. Liều cháy
chậm của cơ cấu mở bảo hiểm xa vẫn tiếp tục cháy, nguồn điện đã ở trạng thái

146
làm việc nhưng bị sun và điện trở R19 ngắn mạch nên chưa cung cấp điện áp cho
anốt của các đèn.
Sau khoảng thời gian 5,1÷7,1s liều cháy chậm cháy hết và kích nổ liều
thuốc Stipnát chì làm đứt sun, khi đó:
- Nguồn điện Ea sẽ cung cấp cho anốt của các đèn, áp tô đin của ngòi hoạt
động phát sóng ra không gian.
- Tụ điện mồi C7 được nạp theo mạch +Ea→R19→R17→C7→HLĐ→-Ea.
Thời gian nạp khoảng 0,1÷0,9s. Khi tụ C7 nạp đủ năng lượng để đốt cháy được
HLĐ thì ngòi được mở bảo hiểm hoàn toàn.
Đạn tiếp tục bay tới mục tiêu khi tín hiệu phản xạ từ mục tiêu về đủ độ lớn
(khoảng cách từ đạn tới mục tiêu nằm trong phạm vi hoạt động của đạn), tầng
chấp hành sẽ làm việc tụ C7 phóng điện qua đèn triratrôn, qua hạt lửa điện làm
đạn nổ. Trường hợp tác động vô tuyến có ngòi bị hỏng. Nếu đạn chạm mục tiêu,
công tắc chạm nổ hoạt động tiếp điểm N chập lại, nguồn điện Ea sẽ trực tiếp
phóng qua hạt lửa điện gây nổ đạn. Nếu đạn không trúng mục tiêu thì công tắc
chạm nổ cũng sẽ làm việc như trường hợp gặp mục tiêu.
5.1.4. Ngòi nổ vô tuyến AP-30
a. Công dụng và đặc điểm
Ngòi nổ vô tuyến AP-30 (ký hiệu Nº67) dùng cho các loại đạn của những
pháo mặt đất sau:
- đạn oφ 122mm ký hiệu 30φ1 cho pháo nòng dài A79;
- đạn oφ 122mm ký hiệu 30φ2 cho pháo nòng dài Đ74;
- đạn oφ 130mm ký hiệu 30φ3 cho pháo nòng dài M46;
- đạn oφ 122mm ký hiệu 30φ7 cho pháo nòng ngắn M30, Đ30;
- đạn oφ 122mm ký hiệu 30φ8 cho pháo nòng ngắn M30, Đ30;
- đạn oφ 152mm ký hiệu 30φ9 cho pháo nòng ngắn M1.
AP-30 là ngòi đầu, kiểu vô tuyến định vị, có mở bảo hiểm xa bằng thuốc
cháy. Ngòi có ngăn cách kíp nổ với trạm nổ.
- Có cơ cấu chạm nổ khi tác động vô tuyến không làm việc.
- Có khoá điều chỉnh độ cao nổ, ở mức cao “B” độ cao nổ lớn gấp hai lần
độ cao nổ ở mức thấp “H”. Khi xuất xưởng ngòi được điều chỉnh ở mức “H”.
b. Cấu tạo
Cấu tạo của ngòi AP-30 gồm những bộ phận chính sau:
- khối tự tạo phách (áp tô đin);
- khối KĐTT và tầng chấp hành;
147
- cơ cấu mở bảo hiểm xa;
- khoá điều chỉnh độ cao nổ;
- cơ cấu chạm nổ;
- cơ cấu ngăn cách và chạm nổ;
- nguồn điện.
Sơ đồ nguyên lý mạch điện của ngòi AP-30 (hình 5.4).
Khối áp tô đin dùng đèn điện tử ba cực loại nhỏ kiểu 1C1A, xây dựng theo
sơ đồ có mạch phản hồi. Cuộn cảm L2 làm nhiệm vụ phối hợp trở kháng để tạo ra
công suất phát lớn nhất. Phụ tải của áp tô đin là R1. Tín hiệu ra của áp tô đin
được truyền tới khuếch đại thấp tần thông qua bộ phân áp R2, R3 và tụ phân cách
C2.
Khuếch đại thấp tần gồm hai tầng, dùng đèn điện tử năm cực kiểu 6Π1A.
Tầng thứ nhất làm việc ở chế độ khuếch đại. Điện áp trên lưới chặn được xác
định bởi bộ phân áp gồm R6, R7, điển trở R6 chọn sao cho nhỏ hơn điện trở trong
của đèn Ri để bảo đảm ổn định hệ số khuếch đại khi nhiệt độ làm việc thay đổi.
Tầng hai được bao bởi mạch phản hồi âm chọn lọc tần số gồm C5, L4, R12, có đặc
tính bộ lọc dải thông. Tầng hai làm việc ở chế độ hạn chế, nghĩa là trong nửa chu
kỳ âm của tín hiệu, đèn bị đóng.
Phần giữa lưới và katốt của tầng hai cùng với các điện trở R13, R14,R15 và tụ
C5 tạo thành bộ tách sóng quán tính để nâng cao khả năng chống nhiễu của ngòi.

Hình 5.4. Sơ đồ nguyên lý mạch điện ngòi VT AP-30


148
Tầng chấp hành gồm đèn điện tử ba cực có khí tiratrôn kiểu 1T1A, tụ mồi
C6 điện trở R17 và hạt lửa điện. Tầng chấp hành bị khoá bởi điện áp âm của
nguồn thiên áp Ec qua các điện trở R14, R15 đặt lên lưới cực.
Cơ cấu bảo hiểm xa được chế tạo theo nguyên lý dùng thuốc cháy chậm, nó
đồng thời là cơ cấu hẹn giờ chống nhiễu của ngòi. Cấu tạo gồm có: cơ cấu phát
hoả và vòng thuốc cháy chậm . Vòng thuốc cháy chậm gồm hai phần, phần cong
phía trên có thời gian cháy là 8s, phần cong phía dưới nối tiếp với phần cong phía
trên có thời gian cháy là 82s. Tuỳ theo vị trí của vành hẹn giờ được điều chỉnh
trước khi bắn có thể đảm bảo thời gian mở bảo hiểm xa từ 8s÷90s. Khi vành
thuốc hẹn giờ cháy hết công tắc K làm việc, các tiếp điểm, sẽ nối với nhau đóng
kín mạch nguồn anốt cho phần vô tuyến của ngòi và mạch nạp cho tụ mồi C6.
Khi tụ C6 nạp đủ điện áp cần thiết thì ngòi được mở bảo hiểm.
Cơ cấu thay đổi độ cao nổ được chế tạo theo hai dạng khác nhau. Với ngòi
chế tạo trước năm 1964 giống như ngòi AP-26, với những ngòi chế tạo sau 1964
thì khoá có dạng nút ấn. Nguyên tắc làm việc giống như ngòi AP-26. Khi xuất
xưởng ngòi được điều chỉnh ở mức thấp “H”. Sau khi điều chỉnh sang mức cao
“B” thì không điều chỉnh về mức “H” được nữa.
Nguồn điện trong AP-26 gồm ba nguồn: nguồn nuôi anốt Ea, nguồn sợi đốt
EH và nguồn thiên áp EC. Để đưa nguồn vào trạng thái làm việc có cơ cấu phát
hoả.
Cơ cấu ngăn cách giữa kíp nổ và trạm nổ dựa trên cơ cấu đồng hồ đơn giản.
Thời gian làm việc của cơ cấu ngăn cách là 0,1÷0,3s.
Những yếu tố bảo đảm độ an toàn cho ngòi AP-30 trong bảo quản:
- Chất điện phân được đặt trong ống thuỷ tinh cách ly với các điện cực.
- Để đưa nguồn điện vào hoạt động phải đập vỡ ống thuỷ tinh và phải có
lực ly tâm.
- Trường hợp nếu xuất hiện điện áp ở đầu ra của nguồn thì khoá K vẫn
không cho phép đưa nguồn nuôi tới anốt các đèn của phần vô tuyến.
- Cơ cấu chạm nổ chưa làm việc.
- Cơ cấu ngăn cách muốn làm việc phải có lực ly tâm.
c. Nguyên lý hoạt động
Khi bắn, dưới tác động của lực quán tính cơ cấu phát hoả của nguồn hoạt
động phá vỡ ống thuỷ tinh đựng dung dịch điện phân, đồng thời bộ phận phát hoả
của cơ cấu mở bảo hiểm xa cũng hoạt động, nó mồi cháy cho vòng thuốc hẹn

149
giờ. Cũng dưới tác dụng của lực quán tính cơ cấu chạm nổ được mở bảo hiểm.
Trong thời gian đạn chuyển động trong nòng lòng dưới tác dụng của lực ly tâm,
dung dịch điện phân văng ra điền đầy vào khoảng trống giữa các điện cực, đồng
thời các chốt hãm ly tâm của cơ cấu ngăn cách văng ra giải phóng đế quay mang
kíp nổ. Sau khi đạn bay ra khỏi nòng khoảng 0,1÷0,3s đế quay đưa kíp nổ về vị
trí chiến đấu - kíp nổ đối diện với liều dẫn nổ.
Trên đường bay các nguồn sợi đốt EH và nguồn thiên áp Ec bắt đầu cung
cấp điện cho phần vô tuyến, nhưng mạch anôt Ea vẫn bị hở và tụ mồi C6 vẫn bị
ngắn mạch, vòng thuốc hẹn giờ vẫn tiếp tục cháy. Khối quán tính của cơ cấu
chạm nổ có xu hướng lao lên nhưng vẫn bị hãm lại bởi lò xo bảo hiểm.
Khi vòng thuốc hẹn giờ (tương ứng với thời gian đã điều chỉnh trước khi
bắn) cháy hết nó giải phóng chốt hãm khoá K làm các tiếp điểm và nối lại với
nhau, mạch nuôi nguồn anốt các đèn thông mạch, đồng thời mạch nạp tụ C6
thông, tụ C6 được nạp thông qua điện trở R17, thời gian nạp khoảng tư 0,6÷0,9s.
Từ thời điểm này ngòi được mở bảo hiểm.
Như vậy ngòi được mở bảo hiểm ở cự ly khá gần mục tiêu, điều này làm
tăng khả năng chống nhiễu của ngòi. Khi đạn bay tới khoảng cách mà tín hiệu
phản xạ đạt giá trị đã định thì cơ cấu chấp hành làm việc, đèn tiratrôn thông, tụ
C6 phóng điện qua hạt lửa điện, qua đèn tiratrôn, qua cuộn cảm L4 gây nổ đạn.
Cuộn cảm L4 có tác dụng duy trì cường độ dòng điện phóng của tụ C6 đủ lớn
trong một khoảng thời gian xác định để bảo đảm tin cậy gây cháy hạt lửa điện.
Điểm đặc biệt của ngòi AP-30 là dòng nạp tụ mồi không đi qua hạt lửa điện như
các ngòi khác nên bảo đảm an toàn hơn và khi đèn tiratrôn mở thì ngoài dòng
điện phóng của tụ C6 thêm dòng điện một chiều từ nguồn Ea đi qua hạt lửa điện
theo mạch: + Ea → tiếp điểm 6 → R17 →HLĐ → đèn tiratrôn → L4 → -Ea, điều
đó làm tăng thêm độ tin cậy làm việc của ngòi.
Trường hợp phần vô tuyến không làm việc, khi đạn va vào vật cản, khối
quán tính của cơ cấu chạm nổ thắng lực cản lò xo lao về phía trước giải phóng bệ
mang hạt lửa, dưới tác dụng của lò xo nén bệ mang hạt lửa lao vào kim hoả gây
cháy hạt lửa và kích nổ đạn.
5.1.5. Ngòi nổ vô tuyến AP-27
a. Công dụng và đặc điểm
Ngòi nổ vô tuyến AP-27 (ký hiệu N≡60) dùng cho các loại đạn cối: 120mm
Kí hiệu oφ-5 và đạn cối 160mm ký hiệu oφ-6.

150
AP-27 là loại ngòi nổ đầu, kiểu vô tuyến định vị, mở bảo hiểm xa bằng
thuốc cháy chậm, có ngăn cách giữa kíp nổ với trạm nổ. Ngòi có lắp cơ cấu va
đập để gây nổ khi phần vô tuyến bị hỏng. Độ cao làm việc của ngòi từ 1÷5m.
b. Cấu tạo
Thành phần của ngòi gồm: nắp bảo vệ, khối thu - phát, khối khuếch đại và
chấp hành, nguồn điện, cơ cấu mở bảo hiểm xa, cơ cấu ngăn cách, cơ cấu chạm
nổ và bộ phận gây nổ.
Nắp bảo vệ bằng chất dẻo vặn vào đầu ngòi nổ bằng ren trái. Khi bắn phải
tháo nắp bảo vệ ra. Mũ ngòi bằng chất dẻo, ở đỉnh có lỗ để cho không khí thổi
vào khi đạn bay. Bên trong mũ là khối thu - phát (áp tô đin) và khối KĐTT. Để
loại bỏ ảnh hưởng cao tần do áp tô đin tạo ra, khối KĐTT và khối chấp hành
được đặt trong vỏ bằng kim loại. Vành ngoài của đầu ngòi người ta phun một lớp
kim loại mỏng để làm anten khung của ngòi. Trên mặt bên của đầu ngòi có sáu lỗ
để thoát không khí.
Nguồn điện gồm hai bộ phận chính: máy phát và bộ phận điều chỉnh. Máy
phát tạo ra điện áp xoay chiều, sau khi chỉnh lưu nó được cung cấp cho phần vô
tuyến. Cấu tạo của máy phát gồm stato, hai cuộn dây (riêng cuộn dây tạo điện áp
sợi đốt được quấn xen kẽ với cuộn tạo nguồn thiên áp), rôto gắn với cánh tua bin
khí, rôto quay với tốc độ 100000v/f. Bộ phận điều chỉnh có nhiệm vụ ổn định tốc
độ quay của tua bin (rôto máy phát điện) nhằm ổn định điện áp phát ra của máy.
Nguyên lý làm việc của bộ phận ổn định máy quay dựa trên nguyên lý tự hoạt
động điều chỉnh áp suất của luồng khí thổi vào tua bin nhờ bộ phận tự động thay
đổi điện tích lỗ dẫn không khí vào tua bin.
Cơ cấu ngăn cách gồm con chạy, khối quán tính mang liều dẫn nổ, lò xo
con chạy.
Bộ phận mở bảo hiểm xa gồm cơ cấu phát hoả, vòng thuốc cháy chậm, liều
thuốc bảo hiểm chốt hãm và con chạy chứa kíp nổ, ngoài ra còn có sun ngắn
mạch hạt lửa điện.
Cơ cấu bảo hiểm gồm chốt hãm quán tính, lò xo, các bi tựa và bi bảo hiểm.
Cơ cấu chạm nổ gồm khối va đập mang kim hoả, chi tiết bảo hiểm cứng,
khối quán tính mang kíp nổ và lò xo bảo hiểm. Mạch nổ của ngòi gồm: hạt lửa
điện, kíp nổ, liều dẫn nổ và trạm nổ.
Sơ đồ nguyên lý mạch điện (hình 5.5):
- áp tô đin dùng đèn ba cực Đ1, Đ2 lắp theo sơ đồ đẩy kéo có tách sóng
lưới.

151
- Mạch dao động gồm cuộn cảm L1, điện cảm của anten LA và các tụ ký
sinh.
- Để ngăn dao động cao tần vào nguồn anốt dùng bộ lọc L2C3, đối với
nguồn sợi đốt dùng bộ lọc L3C2. Bộ lọc thấp tần của tách sóng lưới R1, R2, C1.
- Bộ khuếch đại tần số Đốple gồm hai tầng dùng đèn điện tử năm cực
kiểu GΠ1A (Đ3, Đ4). Tầng thứ nhất làm việc ở chế độ khuếch đại, tầng thứ hai
làm việc ở chế độ hạn chế.
Để đảm bảo cho KĐTT có dải thông hẹp, ta mắc thêm các tụ C5, C8, C9 ở
đầu vào mỗi tầng nhằm hạn chế tần số cao của dải thông.
Để giảm sự phân tán độ cao hoạt động của ngòi ta lắp bộ đếm xung gồm
các điốt BC3, tụ C11.
- Tầng chấp hành xây dựng trên đèn tiratrôn kiểu 1T1A cùng với tụ mồi
C12, điện trở R13 và hạt lửa điện.
Để biến đổi nguồn xoay chiều của máy phát thành nguồn một chiều dùng
các bộ chỉnh lưu và các mạch lọc. Với nguồn Ea dùng chỉnh lưu BC1 và mạch lọc
hình Π gồm C13, C14, R15, với nguồn Ec dùng bộ chỉnh lưu BC2, mạch lọc gồn
R17, C14, R14. Riêng nguồn sợi đốt EH không dùng chỉnh lưu.

Hình 5.5. Sơ đồ mạch điện nguyên lý ngòi AP-27

152
c. Nguyên lý hoạt động
Những yếu tố đảm bảo an toàn trong bảo quản:
- nguồn không thể hoạt động khi đạn không chuyển động.
- cơ cấu mở bảo hiểm xa chưa phát hoả.
- cơ cấu bảo hiểm quán tính chưa làm việc vì không có lực quán tính.
- cơ cấu ngăn cách chưa hoạt động.
- hạt lửa điện bị sun làm ngắn mạch.
Khi bắn dưới tác dụng của lực quán tính trục, khối quán tính chứa hạt lửa
của cơ cấu mở bảo hiểm xa tụt xuống đâm vào kim hoả, tia lửa sinh ra đốt cháy
vòng thuốc cháy chậm, đồng thời chốt hãm quán tính của cơ cấu bảo hiểm tụt
xuống, các bi tựa văng ra.
Khi đạn bay ra khỏi nòng lực quán tính giảm nhỏ, chốt quán tính nâng lên
các bi bảo hiểm được giải phóng, vòng thuốc cháy chậm tiếp tục cháy.
Trên đường bay do luồng không khí ngược chiều qua lỗ trung tâm thổi vào
cánh tua bin của máy phát, máy phát điện làm việc nhưng hạt lửa điện vẫn bị
ngắn mạch. ở cuối nhánh lên của quỹ đạo, do tốc độ của đạn giảm làm tốc độ
quay của máy phát giảm xuống gần như ngừng làm việc. ở thời điểm này vòng
thuốc cháy cháy chậm hết, tia lửa của nó đốt cháy liều bảo hiểm và liều tăng lửa
của sun. Khi liều bảo hiểm cháy hết, chốt hãm được giải thoát. Dưới tác dụng của
lực ép lò xo con chạy dịch chuyển về vị trí chiến đấu và bị chốt cố định hãm ở vị
trí này, lúc này kíp nổ nằm đối diện với kim hoả của cơ cấu chạm nổ và cũng đối
diện với liều dẫn nổ của cơ cấu ngăn cách. Khi liều tăng lửa cháy sẽ cắt đứt sun
ngắn mạch của hạt lửa điện ngòi được mở bảo hiểm, nhưng tụ mồi C12 chưa được
nạp, vì nguồn điện ngừng làm việc.
Trên nhánh xuống của quỹ đạo tốc độ bay của đạn tăng lên, làm tăng áp lực
của dòng không khí tác động vào các cánh tua bin, nguồn điện lại bắt đầu làm
việc, phần vô tuyến của ngòi được cung cấp điện sẽ hoạt động và tụ mồi C12
được nạp theo mạch +Ea→R13→C12→HLĐ→-Ea. Dòng nạp bị hạn chế bởi R13
nên hạt lửa điện không làm việc.
Khi đạn tới gần mục tiêu ở khoảng cách từ 1÷5m, tín hiệu phản xạ đủ lớn,
đèn Đ5 thông mạch, tụ mồi C12 phóng điện qua hạt lửa điện theo mạch
+C12→Đ5→HLĐ→-C12. Hạt lửa điện bốc cháy, dưới tác động của áp lực khí
thuốc, khối va đập mang kim hoả cắt đứt bảo hiểm cứng và đâm vào kíp nổ gây
nổ đạn.

153
Trường hợp tác dụng của vô tuyến bị hỏng, ngòi sẽ làm việc khi đạn chạm
vật cản. Lúc đó dưới tác dụng của lực quán tính, khối quán tính mang kíp nổ nén
lò xo bảo hiểm lao xuống đâm vào kim hoả gây nổ đạn.
Muốn bắn chạm nổ thì khi bắn ta để nguyên nắp bảo vệ của ngòi khi đó
máy phát điện sẽ không làm việc.
Muốn bắn chạm nổ thì khi bắn ta để nguyên nắp bảo vệ của ngòi khi đó
máy phát điện sẽ không làm việc.
5.2 NGÒI VÔ TUYẾN HỆ II
Các ngòi vô tuyến dùng cho đạn pháo, cối và tên lửa không điều khiển của
Mỹ (hệ 2) thường là loại ngòi chủ động phát xạ liên tục có sử dụng hiệu ứng Đốp
le. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của chúng cũng tương tự như các ngòi vô
tuyến hệ 1. Chúng đều là loại ngòi áp tô đin và gồm những bộ phận chính như:
mũ ngòi, thân, áp tô đin, khuếch đại, chấp hành, nguồn điện, cơ cấu ngăn cách,
cơ cấu hẹn giờ chống nhiễu và bộ phận gây nổ.
Đại bộ phận các ngòi đều dùng loại anten kiểu chấn tử không đối xứng,
phần tử được kích thích là chóp anten ở đầu ngòi, nhánh còn lại của chấn tử là
thân ngòi và thân đạn. Giản đồ hướng của các ngòi vô tuyến trong mặt phẳng
chứa trục đạn thường có dạng hình số 8, hướng cực đại chính gần vuông góc với
trục đạn. Để tăng độ dẫn điện chóp anten thường được mạ bạc.
Khối tự tạo phách thường dùng đèn điện tử ba cực, mắc theo kiểu 3 điểm
điện cảm, có phản hồi dương bằng biến áp tự ngẫu. Sơ đồ nguyên lý cách lắp ráp
và trị số các linh kiện thường giống nhau. Để tạo nên các kiểu ngòi khác nhau
người ta chỉ thay đổi số vòng của cuộn cảm dao động và trị số của một vài linh
kiện, vì vậy có thể tạo ra nhiều mẫu ngòi có tần số làm việc khác nhau, mà quy
trình sản xuất không cần thay đổi nhiều. Tần số phát của các ngòi này thường ở
trong khoảng 90÷150HZ, tức là các ngòi làm việc ở dải sóng mét.
Bộ khuếch đại thường gồm hai tầng dùng đèn điện tử ba cực hay năm cực,
có hệ số khuếch đại khoảng vài trăm lần. Để ổn định sự làm việc của khuếch đại
thường sử dụng các mạch phản hồi âm hoặc mạch tự động điều chỉnh hệ số
khuếch đại. Để chống nhiễu thường dùng mạch tách sóng quán tính, phần tử tách
sóng thường dùng điốt hoặc dùng đèn ba cực đấu thành đèn hai cực.
Tầng chấp hành thường dùng đèn ba cực có khí tiratrôn kích thước nhỏ,
lưới đèn được khoá bởi một điện áp âm (thiên áp). Tín hiệu có ích được nạp cho
một tụ điện mắc ở mạch lưới cực để nâng điện áp của lưới đèn lên. Khi điện áp

154
lưới đạt giá trị mở đèn thì đèn thông mạch, tụ mồi sẽ phóng điện qua đèn, qua
mồi lửa điện gây nổ điện.
Nguồn điện của ngòi hệ hai gồm hai loại: điện hoá và nhiệt điện hoá. Các
nguồn này có kích thước nhỏ, gọn công suất khá lớn và thời gian khởi động
nhanh. Điện áp một chiều cung cấp cho anốt của các ngòi thường từ 90÷135vol.
Để tăng khả năng chống nhiễu, các ngòi hệ hai thường sử dụng cơ cấu hẹn
giờ bằng đồng hồ để khống chế thời gian làm việc của ngòi sao cho chỉ khi đạn
còn cách mục tiêu một khoảng cách nào đó thì phần vô tuyến của ngòi mới bắt
đầu phát sóng, còn trên đường bay ngòi chưa làm việc. Cơ cấu đồng hồ còn dùng
để mở bảo hiểm xa ở một số ngòi.
Đa số các cơ cấu đồng hồ dùng động cơ ly tâm, phía dưới có đế chứa kíp
điện, phía trên có các bi trụ dùng để nối mạch điện cho ngòi.
Cơ cấu ngăn cách dùng trong các ngòi thường giống nhau, đây là loại gồm
hai đĩa ly tâm có chứa hai liều thuốc dẫn nổ, các đĩa được hãm bằng các chốt ly
tâm. Khi làm việc cả hai đĩa đều quay đưa hai liều dẫn nổ về vị trí chiến đấu, nối
liền mạch nổ giữa kíp nổ và trạm nổ. Trạm nổ là một cối bằng thép, bên trong
chứa một khối thuốc têtrin.
Đối với các ngòi vô tuyến dùng cho đạn pháo phòng không, để tự huỷ
thường dùng cơ cấu tự huỷ điện - cơ, còn đối với ngòi vô tuyến dùng cho đạn
pháo mặt đất thường có một cơ cấu va đập để gây nổ khi đạn gặp vật cản trong
trường hợp phần vô tuyến không làm việc.
Nhìn chung các ngòi vô tuyến hệ 2 có kết cấu gọn, bền, kích thước nhỏ, các
linh kiện vô tuyến đều được bao bọc trong các khối nhựa đặc biệt để chống va
đập và ngăn cách ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Các linh kiện cơ khí
được gia công chính xác một số chi tiết được mạ vàng, bạc. Ngòi rất an toàn
trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
Nhược điểm cơ bản của các loại ngòi này là: kích thước so với ngòi cơ khí
còn lớn, tỉ lệ hỏng hóc trong quá trình bảo quản lâu còn cao, không có khoá thay
đổi độ cao nổ.
5.2.1. Ngòi nổ vô tuyến T80E9A
a. Công dụng và đặc điểm.
Ngòi vô tuyến T80E9A dùng cho đạn pháo 75mm và 105mm của Mỹ dùng
để bắn mục tiêu trên không.
- T80E9A là ngòi đầu, kiểu vô tuyến định vị, có ngăn cách kíp nổ với trạm
nổ bằng khối ly tâm. Ngòi đưa vào hoạt động sau khi bắn 5s. Đạn nổ ở khoảng

155
cách 5-7m khi bắn mục tiêu trên không và ở độ cao 10m khi bắn mục tiêu mặt
đất.
b. Cấu tạo
Thành phần chính của ngòi gồm: mũ ngòi, khối thu phát, khối khuếch đại -
chấp hành, nguồn điện, khối chứa kíp nổ và cơ cấu ngăn cách.
Mũ ngòi làm bằng chất dẻo gần trong suốt, màu xanh lá cây, có đặc tính
cho sóng điện từ cao tần đi qua với tổn hao nhỏ. Phía dưới mũ ngòi có đai thép
làm thành vành thân ngòi, phía trên đỉnh mũ có chóp anten bằng đồng mạ bạc và
được gắn liền vào giữa hai lớp chất dẻo. Chóp anten có 12 lỗ φ3mm xếp thành
hai hàng quanh chu vi và có vết núng hình tam giác cân. Đỉnh chóp được dập xen
kẽ vào giữa các lỗ, trên đỉnh chóp có một nắp phẳng bằng kim loại. Một đầu của
khung dao động được hàn vào giữa nắp. Mũ ngòi lắp vào thân ngòi bằng ren phải
và có một chất chống tháo φ4mm đóng vào giữa hai lớp ren. Mũ ngòi có tác dụng
bảo vệ các bộ phận bên trong và đảm bảo dạng khí động của đầu đạn.
Sơ đồ nguyên lý phần vô tuyến biểu thị trên hình 5.6 trong đó tụ C∋ là tụ ký
sinh giữa các cực của đèn, giữa các vòng dây…
Khối thu phát gồm đèn điện tử ba cực Đ1 để giảm chấn động đèn được đặt
trong ống nhựa của cuộn dây của khung dao động L - cuộn L có 2,5 vòng đầu
trên nối với chóp anten, đầu dưới nối với mát. 0,5 vòng kể từ đầu trên được nối
với lưới cực của đèn Đ1. Hai chân katốt của Đ1 nối với hai cuộn chặn L1, L2,
ngoài ra còn có tụ C1 và các điện trở R1, R2. Các linh kiện R1, R2, L1, L2, C1 được
bố trí xung quanh cuộn cảm L. Các khoảng trống được điền đầy chất dẻo mầu
trắng đục.
Khối khuếch đại gồm hai đèn điện tử ba cực Đ2, Đ3 và các linh kiện R3, R4,
R5, R6, R7, C2 ÷ C5 mắc thành hai tầng khuếch đại. Tín hiệu từ đầu ra của khuếch
đại được dẫn tới tầng chấp hành thông qua mạch tách sóng quán tính.
Mạch tách sóng quán tính gồm đi ốt D1 tụ C7 điện trở R8. Nguyên lý làm
việc như sau: tín hiệu đầu ra của khuếch đại là hình sin được đưa vào bộ tách
sóng, nửa chu kỳ dương đi ốt D1 thông dòng diện qua đi ốt về đất, nửa chu kỳ âm
đi ốt đóng, tụ C7 nạp theo chiều âm (dương ở lưới đèn Đ4). Như vậy sau một số
bán chu kỳ âm điện áp trên tụ C7 được nâng lên đến giá trị làm đèn Đ4 mở lúc đó
tầng chấp hành sẽ làm việc. Như vậy nhiệm vụ của mạch tách sóng quán tính là
tăng khả năng chống nhiễu của ngòi.

156
Hình 5.6. Sơ đồ mạch điện nguyên lý ngòi nổ T80E9A

Tầng chấp hành xây dựng trên đèn ba cực có khí tiratrôn với các linh kiện
R8, R9, C7 và tụ mồi C8. Nguồn thiên áp âm đặt lên lưới cực là ngưỡng làm việc
của đèn.
Các đèn Đ2, Đ3, Đ4 đều được bọc cao su đế chống va đập và được bố trí
thành một khối quanh trục ngòi nhằm giảm tác động của lực ly tâm khi đạn bay.
Các linh kiện khác được bố trí đều quanh các đèn. Toàn bộ phần này được đặt
trong lòng tụ mồi C8. Tụ C8 là tụ giấy. Bên ngoài tụ C8 là lớp vỏ kim loại, các
khoảng trống bên trong được điền đầy paraphin.
Khối nguồn là loại pin điện hoá. Cấu tạo của pin gồm các lá pin hình vành
khăn, giữa các lá pin là vòng đệm cách điện. Dưới đáy có tấm nhựa mỏng và có
ba chân cắm. Trong lỗ của các lá pin là cốc bằng chất dẻo, đáy cốc có chi tiết bảo
vệ bằng nhôm để đỡ ống thuỷ tinh đựng dung dịch điện phân. Tất cả có lá pin
mỗi lá pin khi làm việc có điện áp khoảng 1,5v.
Khối chứa kíp nổ được bố trí kế tiếp sau khối nguồn. Cấu tạo gồm: tấm
bakelít cách điện, khối nhựa đen, đáy kim loại. Trong khối nhựa có chứa kíp nổ
điện, và cơ cấu tự huỷ, công tắc thuỷ ngân đặt theo hướng kính.
Công tắc thuỷ ngân K1 dùng để làm ngắn mạch kíp điện trong thời gian bảo
quản và đưa kíp điện về trạng thái chiến đấu khi bắn. Cấu tạo của công tắc thủy
ngân gồm cốc đựng thuỷ ngân ở đáy cốc có nhiều lỗ nhỏ, vỏ đồng , lõi tiếp điểm
trong, tấm cách điện.

157
Ở điều kiện bình thường áp suất không đủ làm cho thuỷ ngân lọt qua các lỗ
nhỏ sang khoang trống của vỏ nên thuỷ ngân sẽ nối mạch giữ vỏ và lõi.
Khi bắn dưới tác dụng của lực ly tâm thuỷ ngân bị ép lọt qua các lỗ của cốc
nên ngắt mạch giữa vỏ và lõi.
Khi sản xuất người ta vặn vít điều chỉnh để xác định độ đàn hồi của lò xo lá
tương ứng với lực ly tâm ở tốc độ quay nào đó của đạn. Khi bắn cho lực ly tâm
làm hạt ly tâm văng ra uốn cong lò xo lá làm ngắt mạch điện khi đạn chuyển
động ở nhánh xuống của quỹ đạo tốc độ quay giảm xuống lực ly tâm nhỏ đi lò xo
lá đàn hồi trở lại làm thông mạch điện phóng của tụ mồi C8 qua K2 và kíp điện.
Cơ cấu ngăn cách gồm có hai đĩa quay ly tâm trên mỗi đĩa có một liều dẫn
nổ và một vật đối trọng. Bình thường các đĩa ly tâm nằm ở vị trí như hình vẽ,
nghĩa là các liều dẫn nổ lệch khỏi tâm trục ngòi và được giữ bởi các chốt ly tâm
nhờ các lò xo.
Khi bắn do lực ly tâm các chốt ly tâm văng ra giải phóng các đĩa, cũng do
lực ly tâm các đĩa cùng quay đưa các liều dẫn nổ về trùng với trục ngòi, nối liền
mạch nổ đưa ngòi về trạng thái chiến đấu. Để đảm bảo đĩa quay về đúng vị trí
dùng gờ 5 để định vị.
c. Hoạt động của ngòi
Các yếu tố bảo đảm an toàn khi bảo quản vận chuyển:
- Nguồn điện chưa làm việc vì dung dịch điện phân được cách ly, không có
lực ly tâm.
- Khoá K1 nối tắt kíp điện.
- Khoá K2 đấu tắt nguồn Ea qua R9 nên nếu có điện áp xuất hiện thì bị ngắn
mạch.
Khi bắn dưới tác dụng của lực quán tính trục, ống thuỷ tinh đựng dung dịch
điện phân bị phá vỡ, nhờ lực ly tâm dung dịch văng vào khe hở giữa các lá pin
của nguồn EH và Ec. Các pin hoạt động cung cấp nguồn sợi đốt cho các đèn và
khoá đèn tiratrôn. Đồng thời khóa K2 hở mạch nối nguồn nuôi anốt, K1 hở mạch
mở bảo hiểm cho kíp điện, cơ cấu ngăn cách hoạt động đưa ngòi về trạng thái
chiến đấu. Nhưng lúc này phần vô tuyến vẫn chưa hoạt động vì nguồn Ea chưa đủ
điện áp.
Khi đạn bay ra khỏi nòng dung dịch điện phân tiếp tục văng vào các lá pin
của nguồn Ea.Trên đường bay ngòi liên tục phát sóng ra không gian.

158
Khi tiến gần tới mục tiêu, tín hiệu phản xạ từ mục tiêu về máy thu được
khuếch đại. Khi cách mục tiêu khoảng 5-7m thì tín hiệu phản xạ đủ lớn để mở
đèn tiratrôn tụ mồi C8 phóng điện qua kíp gây nổ đạn.
Trường hợp đạn bay qua xa mục tiêu thì phần vô tuyến không gây nổ mà
đạn nổ do bộ phận tự huỷ.
Khi bắn với ngòi T80E9A không cần một động tác chuẩn bị nào khác ngoài
việc vặn ngòi nổ vào đạn và bắn. Ngòi sẽ bắt đầu hoạt động sau khi bắn 53 và
gây nổ ở độ cao 10m so với mặt đất và ở khoảng cách 5÷7m so với mục tiêu trên
không. Khi bắn qua đồi núi cần bảo đảm cho đường đạn cao hơn đỉnh núi tối
thiểu là 60m để ngòi không bị nổ sớm.
5.2.2. Ngòi nổ vô tuyến T226A (M513)
a. Công dụng và đặc điểm
Ngòi nổ vô tuyến T226A (M513) là kiểu ngòi ra đời sớm nhất của họ ngòi
T226 (M513), nó dùng để lắp vào các loại đạn:
- pháo nòng ngắn cỡ 75mm, 105mm;
- pháo nòng dài cỡ 75mm, 90mm và 120mm;
- súng cối cỡ 106,7mm.
Để bắn các mục tiêu mặt đất.
Ngòi nổ T226A là loại ngòi vô tuyến có cơ cấu hẹn giờ chống nhiễu, có
ngăn cách kíp nổ với trạm nổ. Ngòi không điều chỉnh để bắn chạm nổ được,
nhưng khi phần vô tuyến hỏng đạn có thể nổ khi chạm mục tiêu.
b. Cấu tạo
Cấu tạo của ngòi gồm các bộ phận chính sau: mũ ngòi, thân ngòi, anten,
khối thu phát, khối khuếch đại - chấp hành, nguồn điện, các công tắc điện, cơ cấu
đồng hồ chứa kíp nổ, cơ cấu ngăn cách, trạm nổ. Ngòi có chiều dài toàn bộ là
218mm, phần nhô ra khỏi đầu đạn là 95mm.
Mũ ngòi (hình 5.7) làm bằng nhựa không trong suốt, màu xanh quân sự,
phần đáy có đai thép, phía ngoài đai có rãnh để khi lắp ngòi với thân, lò xo vòng
ở thân ngòi sẽ ôm lấy rãnh là cho mũ ngòi có thể xoay được so với thân ngòi
nhưng lại không bị tuột ra khỏi thân ngòi. Trên vành mũ ngòi có phay rãnh cho
clê vặn mũ và một vạch khắc để đối chiếu với số vạch trên thân ngòi khi hẹn giờ.
Mũ ngòi có nhiệm vụ bảo vệ các chi tiết bên trong và tạo dáng khí động cho đạn.

159
Hình 5.7. Mũ ngòi
1. Mũ Nhựa; 2. Đai thép; 3. Rãnh vòng; 4. Vạch chỉ hẹn giờ;
5. Rãnh thép

Thân ngòi (hình 5.8) làm bằng thép hoặc hợp kim nhôm (nếu bằng thép thì
trọng lượng ngòi là 630g, nếu bằng hợp kim nhôm thì có trọng lượng là 500g).
Phía trên vành thân ngòi có khắc các vạch từ 5÷100, cứ 5 vạch lại có một vạch
ghi số. Phía trong vành thân ngòi có lò xo vòng để lọt vào vòng lõm của mũ ngòi
khi lắp ráp. Bên ngoài có 4 lỗ ren để vặn vít để ép lò xo vòng vào rãnh của mũ
ngòi. Trên vành thân ngòi có phay hai rãnh đối xứng để lắp clê khi vặn ngòi vào
thân đạn. ở giữa vạch số 5 và 100 có phay một rãnh, trong rãnh có một vạch ứng
với chữ S, đó là vị trí an toàn của ngòi

160
15 10 5 100

Hình 5.8. Thân ngòi


1. Ren lắp ngòi; 2. Rãnh clê vặn; 3. Vạch điều chỉnh hẹn giờ; 4. Vít hãm lò
xo vòng; 5. Lò xo vòng; 6. Lỗ ren lắp vít hãm; 7. Đệm nhựa; 8. Ren ốc đáy

Trên hình trụ của thân ngòi có một vết nhấn lõm vào trong làm thành gờ
chống xoay của cơ cấu đồng hồ. Thân ngòi chứa các bộ phận: nguồn điện, cơ cấu
đồng hồ, cơ cấu ngăn cách và trạm nổ.
Anten của ngòi (hình 5.9) gồm chóp anten là phần tử bị kích thích và là một
cánh của chấn tử không đối xứng. Cánh còn lại của chấn tử là thân ngòi và đan.
Chóp anten bằng đồng, mạ bạc, đỉnh chóp là nửa hình cầu, đáy là phần hình nón,
xung quanh có đột ba tai để bẻ gập vào ôm lấy nút nhựa phía trên củ đèn thu phát
giữ cho anten cố định. Trên đỉnh anten có hàn một đầu của cuộn cảm của khung
dao động.
Khối thu phát gồm đèn điện tử ba cực loại nhỏ đặt dọc trục ngòi, chân đèn
hướng lên phía trên, bao quanh đèn là một ống bằng nhựa màu xanh trong suốt
dùng để làm lõi của cuộn cảm, các linh kiện khác được bố trí đều quanh đèn, phía
trên ống nhựa có nút nhựa màu đỏ, dùng để cố định chóp anten. ở tâm nút nhựa
có một tiếp điểm dùng làm công tắc và đạp gây nổ khi đạn chạm mục tiêu trong
trường hợp phần vô tuyến làm việc. Khoảng trống giữa các linh kiện được điền
đầy một loại chất dẻo màu trắng đục để chống va đập, cách điện, cách nhiệt và
chống ẩm, đồng thời giảm tạp âm chấn động cho ngòi. Chất dẻo này có đặc điểm

161
Hình 5.9. Bố trí anten ở ngòi
vừa cứng vừa dai và không bị hoà tan trong các loại dung môi thông thường kể
cả loại dung môi mạnh như axêtôn ở nhiệt độ bình thường khi nung nóng đến
120oC thì chất dẻo bị nóng chảy, khi nguội lại đông rắn như cũ.
Sơ đồ mạch điện nguyên lý biểu thị trên hình 5.10.
- Cuộn L là cuộn cảm của khung dao động máy phát được chia thành ba
đoạn: L′ để phối hợp trở kháng với anten để đưa công suất ra lớn nhất,
L′′ vµ L′′′ để tạo nên dao động điện từ không tắt.
- Cuộn L1 gồm 41 vòng quấn xít nhau trên lõi nhựa φ4, chiều dài cuộn dây
là 11mm, mắc trong mạch katốt của đèn Đ1 để ngăn những dao động cao tần và
cuộn sợi đốt.

Hình 5.10. Sơ đồ mạch điện nguyên lý ngòi nổ T226A

162
- Tụ C∋ =f(CL, Cay,CaK, CgK) là tụ ký sinh hợp với cuộn L tạo thành khung
dao động của máy phát.
- C1 để lọc cao tần xuống đất và ngăn thành phần âm tần.
- R1- điện trở tải của đèn Đ1.
- R2- là điện trở hạn chế độ nhấp nhô của điện áp tín hiệu có ích trước khi
đưa vào tầng khuếch đại.
- C2 để ngắt mạch một chiều từ tiếp điểm va đập N xuống đất.
Từ sơ đồ nguyên lý ta thấy khối thu phát có phản hồi dương bằng biến áp tự
ngẫu và việc tách sóng tín hiệu có ích bằng tách sóng anốt.
Khối khuếch đại - chấp hành gồm: khuếch đại, mạch tách sóng quán tính
tầng chấp hành, ngoài ra còn có mạch tự động điều chỉnh (hệ số) khuếch đại
(TĐK). Toàn bộ phần này gồm ba đèn Đ2, Đ3, Đ4, điốt D1, các điện trở R3 ÷R11,
các tụ C3 ÷ C10. Các đèn được bố trí thành một khối quanh trục ngòi để giảm ảnh
hưởng của lực ly tâm. Các linh kiện khác được bố trí quanh khối đèn, sau đó cả
cụm được đặt trong vỏ bằng kim loại, các khoảng trống được điền đầy chất dẻo
màu trắng đục như ở khối thu phát. Phần đáy là một đế nhựa có bẩy chân cắm
đánh số thứ tự từ 2 ÷8 để đấu với phích cắm của khối nguồn. Tụ mồi C9 không
phải là tụ giấy bao bọc khối khuếch đại như ở ngòi T80E9, mà là một tụ hoá nằm
trong khối khuếch đại chấp hành.
Bộ khuếch đại gồm hai đèn Đ2, Đ3 tạo thành hai tầng khuếch đại, nguyên lý
hoạt động tương tự như ở ngòi T80E9.
Mạch tự động điều chỉnh khuếch đại gồm điốt D1, các điện trở R3, R7, R8
các tụ C4, C8, nó dùng để đảm bảo ổn định thời điểm nổ, nghĩa là làm cho tín
hiệu có ích dù lớn hay nhỏ đều phải sau một thời gian T mới nạp được cho tụ C8
đến mức điện áp mở đèn U3T. Như đã biết điện áp nạp cho tụ C8 được xác định
theo công thức
⎛ − ⎞
t
U C 8 = U 1 ⎜ 1 − e T ⎟ = U 3T
⎝ ⎠
Ui U3T cố định (phụ thuộc vào đền D4), nên muốn T không đổi thì U phải
không đổi. Từ đồ thị ta thấy đến một giá trị Uv nào đó thì Ur không còn phụ thuộc
vào Uv nữa. Do vậy thời gian nổ sẽ ổn định.
Hoạt động của mạch TĐK như sau: nửa chu kỳ dương của tín hiệu điốt D1
thông, tụ C8 không được nạp. Nửa chu kỳ âm, điốt D1 đóng, tụ C8 được nạp,
đồng thời tụ C4 cũng được nạp qua bộ phân áp R7, R8. Cực âm của C4 đặt vào
lưới của đèn Đ2 thông qua R3 làm cho hệ số khuếch đại giảm xuống (hồi tiếp
163
âm). Tín hiệu vào càng lớn thì điện áp hồi tiếp âm càng lơn do đó tín hiệu đưa
vào bộ khuếch đại gần như là một đại lượng không đổi, nên điện áp ra Ur cũng
không thay đổi, mà U1 = Ur nên U1 cũng không đổi. Như vậy thời gian quân tính
T được ổn định.
Tầng chấp hành gồm đèn Đ4 (tiratrôn), tụ mồi C9 các điện trở R9, R10. Hoạt
động của tầng chấp hành như sau: khi các công tắc nguồn làm việc, tụ C9 được
nạp theo mạch +Ea →R10 → C9 → KĐ → đất → K2 → -Ea. Tuy đi qua KĐ
nhưng bị D10 khống chế nên dòng điện chỉ bằng 9.10-6A nên không đủ để Đ làm
việc. Khi tín hiệu đủ lớn, tụ C8 được nạp sau thời gian T đạt giá trị điện áp mở
đèn Đ4 - U3T , đèn Đ4 mở, tụ mồi C9 phóng qua đèn qua KĐ gây nổ đạn.
Trường hợp phần vô tuyến của ngòi bị hỏn đạn sẽ nổ khi chạm vật cản.
Mạch điện chạm nổ gồm tụ C10, C2, điện trở R11 và tiếp điểm va đập N.
Hoạt động của mạch chạm nổ như sau: khi tụ C9 nạp thì tụ C10 cũng được
nạp theo mạch +Ea →R11 → C10 → KĐ → đất → K2 → -Ea. Nhưng tụ C10 chưa
phóng được vì do tụ C2 ngăn cách. Khi đạn chạm vật cản các tiếp điểm N chập
lại, tụ C10 phóng điện qua mạch C10 →N → cuộn dây L → đất → KĐ → C10, gây
nổ đạn.
Nguồn điện (hình 5.11) thuộc nguồn điện hoá cũng tương tự như ở ngòi
T80E9. Gồm các lá pin xếp chồng nhau, ở giữa là ống thuỷ tinh đựng dung dịch
điện phân. Nhưng về mặt kết cấu có khác.

Hình 5.11. Khối nguồn


1. Vỏ thép; 2. Vỏ hợp kim kẽm; 3. Các lá pin; 4. Lớp nhựa;
5. Tấm nhựa đệm; 6. Đế nhựa; 7. Cốc thép; 8. Tấm bảo hiểm;
9. Lớp nhựa; 10. Ống thủy tinh; 11. Tấm nhựa đen; 12. Đầu nối

164
Khối nguồn bao gồm: ống dung dịch điện phân; Các lá pin; Đĩa bảo hiểm;
Cốc kim loại; Nhựa; Tấm đệm; Đáy thép.
các phích cắm được đưa lên phía trên để nối với các đầu cắm của khối khuếch
đại.
Bộ pin giữa cực và gồm 60 pin mắc nối tiếp có điện áp là 60x1,5=90vol đó
là nguồn anốt Ea.
- Bộ pin giữa cực (-) và cực (+) gồm bốn phin mắc song song có điện áp là
1,5vol đây là nguồn nung En.
- Bộ pin giữa cực (+) và cực (-) gồm bốn phin mắc nối tiếp có điện áp là
4x1,5vol đó là nguồn thiên áp Ec rơi trên lưới cực đèn triratrôn Đ4.
Phần dưới khối nguồn có một khối nhựa đen chứa các công tắc. Từ khối
nguồn có hai chân cắm lọt vào khối nhựa, một chân hàn với đầu cắm tạo thành
K2, một chân nối với phích cắm hàn với thanh trượt của K1 và tiếp xúc với thanh
trượt của K3.
Để tăng khả năng chống nhiễu từ bên ngoài trong ngòi T226A và các họ
ngòi sau này đề dùng cơ cấu đồng hồ hẹn giờ (hình 5.12) để khống chế các công
tắc điện. Mục tiêu nhằm khi đạn tới gần mục tiêu thì mới nối mạch cho phần vô
tuyến làm việc. Cơ cấu đồng hồ dùng để khống chế ba công tắc: K1 để mở bảo
hiểm xa, K2 và K3 để mở nguồn.
Công tắc K1 gồm thanh tiếp xúc, chất tiếp xúc, móc gắn liền với trục quay
của cơ cấu đồng hồ, vòng tiếp xúc với vấu, thanh trượt nối với chốt của khối
nguồn. Hoạt động của K1: bình thường K1 đấu hai đầu kíp điện với đất, để bảo
đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển. Khi bắn cơ cấu đồng hồ hoạt động, đạn
ra khỏi nòng móc quay cùng với cơ cấu đồng hồ khi quay được một góc nào đó,
móc sẽ nhả chốt , do lực ly tâm chốt văng ra tỳ sát vào vấu của vòng tiếp xúc.
Khi đó mạch điện từ tụ C9 đến kíp nổ được nối thông, ngòi đã mở bảo hiểm cho
kíp nổ.
Công tắc K2 gồm hai chốt tiếp điểm cố định và, tiếp điểm hàn vào đáy khối
nguồn (đất) còn tiếp điểm mối với đầu của khối nguồn, bi trụ nằm trong hộp trụ
(đóng vai trò tiếp điểm động). Hoạt động của công tắc K2: lúc đầu hai tiếp điểm
và tách nhau làm mạch điện nung các đèn hở. Khi bắn cơ cấu đồng hồ làm việc
quay đi một góc đúng bằng góc ta xoay cơ cấu hẹn giờ trước khi bắn, bi trụ do
lực ly tâm lọt qua cửa trên hộp trụ tì vào hai tiếp điểm, làm mạch điện nung đóng
lại các đèn bắt đầu làm việc.

165
Để tăng thêm khả năng an toàn, ngoài việc dùng công tắc K2 để khống chế
nguồn, trong ngòi còn dùng công tắc K3 để khống chế việc nạp của tụ C9, không
cho dòng nạp đi qua kíp nổ trong giai đoạn đầu của quá trình nạp.

Hình 5.12. Cơ cấu đồng hồ hẹn giờ


1. Đòn quay; 2. 2,4,7,24,25. Chốt tiếp xúc; 3. Vòng tiếp xúc; 5. Thanh
trượt; 6. Móc; 8. Thanh tiếp xúc; 9. Trọng vật; 10. Con chạy ly tâm; 11. Bánh
răng vận hành; 12. Thanh lắc; 13. Con lắc ly tâm; 14. Chốt quán tính; 15. Lò xo;
16. Chốt quay ly tâm; 17. Lò xo lá; 18. Dây tóc;19. 2 vành răng khởi động; 20.
Mấu giữ chốt 7; 21,22. Bi trụ; 23. Hộp chứa bi trụ
166
Công tắc K3 gồm đòn quay, chốt tiếp xúc, bi trụ nằm trong hộp của cơ cấu
đồng hồ. Hoạt động của K3 như sau: bình thường, một đầu của đòn quay tiếp xúc
với chốt nên ngắn mạch đầu của nguồn với đất. Lúc này dòng nạp của tụ C9
không đi qua kíp điện mà đi theo mạch +Ea →R10 → C9 (và qua R11 → C10) →
đầu cắm → K3 → đất → +En → -En → -Ea (lúc này K2 vẫn hở). Dòng điện nạp
này đi qua katốt của các đèn nhưng vì dòng nhỏ và chỉ chạy qua trong thời gian
ngắn nên không đủ đốt nóng katốt do đó các đèn vẫn không làm việc. Khi cơ cấu
đồng hồ quay đến lúc K2 hoạt động thì đồng thời cửa thoát của bi cũng đối diện
với miệng của công tắc K3. Do lực ly tâm nên bi trụ văng vào đầu b của đòn quay
làm cho đầu a của nó tách khỏi chất tiếp xúc. Lúc này các tụ C9 và C10 tiếp tục
được nạp theo mạch: +Ea →R10 (R11) → C9 (C10) →K1 → KĐ → đất → K2 → -
Ea.
Do cách bố trí bi ở phía dưới, còn bi ở phía trên nên các bi chỉ có thể văng
vào các cửa tương ứng nghĩa là bi chỉ văng vào K2; còn bi chỉ văng vào K3 và hai
công tắc K2, K3 đều cùng hoạt động một lúc.
Cơ cấu đồng hồ dùng để khống chế các công tắc thuộc loại có động cơ ly
tâm kết hợp với lò xo vặn, ưu điểm của kết cấu dạng này là có mô men quay ít
thay đổi vì:
- Lúc đầu khi vận tốc góc còn nhỏ vì bán kính lệch tâm còn bé nên mô men
quay do lực ly tâm nhỏ, nhưng mô men xoắn của lò xo lại lớn nhất nên sẽ bù cho
mô men quay của cơ cấu đồng hồ.
- Khi vận tốc góc tăng, bán kính lệch tâm tăng mô men quay do ly tâm tăng,
nhưng mômen xoắn của lò xo lại giảm dần nên mô men tổng cộng hầu như
không thay đổi.
- Khi vận tốc góc giảm dần nhưng bán kính lệch tâm vẫn tăng nên mômen
quay do lực ly tâm vẫn tăng, còn mômen xoắn của lò xo giảm nhiều nên mômen
tổng có thay đổi nhưng rất nhỏ.
Do mô men quay của cơ cấu đồng hồ ít thay đổi nên hoạt động của đồng hồ
khá chính xác.
Cơ cấu đồng hồ gồm các bộ phận chính sau: hai vành răng với các vật đối
trọng để tăng mômen ly tâm, hệ thống các bánh răng truyền động, bánh răng vận
hành, thanh lắc, gối đỡ dây tóc, con chạy ly tâm, con lắc ly tâm, chốt hãm quán
tín, chốt quay ly tâm, lò xo lá.
Bình thường cơ cấu đồng hồ không làm việc vì:

167
+ Thanh lắc bị hãm bởi:
- Chốt hãm của con chạy ly tâm bởi lò xo lá;
- Chốt của con lắc ly tâm, con lắc bị hãm bởi chốt quay ly tâm, (có lò xo
lá giữ), ngoài ra con lắc còn bị hãm bởi chốt quán tính.
+ Trục chính của cơ cấu đồng hồ còn bị hãm bởi chốt của công tắc K1.
Khi bắn do lực quán tính chốt tụt xuống giải phóng con lắc, do lực ly tâm
của các chi tiếtvăng ra giải phóng thanh lắc. Cũng do lực ly tâm các trọng vật của
động cơ ly tâm văng ra làm quay các hệ thống bánh răng. Khi quay được một góc
nhỏ, chốt của công tắc K1 được giải phóng văng ra mở bảo hiểm cho kíp nổ điện.
Hộp trụ giữ các bi được gắn trên trục chính của cơ cấu đồng hồ nên khi
đồng hồ làm việc sẽ mang hộp quay theo, khi quay đến vị trí thích hợp tương ứng
với số vạch hiệu chỉnh của ngòi trước khi bắn, các bi trụ và sẽ văng ra đưa các
công tắc K2 và K3 về vị trí làm việc.
Cấu tạo của hộp chứa bi gồm có thân hộp, nắp, bên trong có ba tấm , xếp
chồng lên nhau, có lò xo một đầu cài vào lỗ của tấm , một đầu cài vào lỗ của
tấm, lò xo có tác dụng khép hai tấm đó lại với nhau không bi lọt ra ngoài. Trên
tấm (b) có gờ hãm và hai vết khía để dễ bẻ gẫy phần có gờ móc vào rãnh của tấm
C. Bình thường các bi không văng ra được bởi lò xo giữ tấm C và gờ hãm tấm C.
Khi bắn do lực ly tâm hai bi văng ra tì vào tấm C bẻ gẫy phần có chứa gờ của
tấm b theo rãnh khía, tấm C được giải phóng và quay đi (thắng sức cản của lò xo)
làm khe hở giữa hai tấm rộng ra để các bi có thể văng ra ngoài.
Cơ cấu ngăn cách kíp nổ điện và trạm nổ giống như ngòi T80E9A.
Cơ cấu ngăn cách :

168
Hình 5.13. Cơ cấu ngăn cách
1,1’. Thân; 2.2’. Lò xo vặn; 3,3’. Chốt ly tâm; 4,4’. Liều dẫn nổ; 5,5’. Mấu
hạn chế; 6,6’. Khối quay; 7,7’. Đối trọng tăng mô men quay.
Cơ cấu ngăn cách của ngòi nổ T226A gồm có :
- 2 đĩa quay ly tâm 6 và 6’
- 2 liều dẫn nổ 4 và 4’ chứa trong 2 đĩa quay ly tâm.
- Vật đối trọng 7 và 7’.
- Thân 1 và 1’ của các khối quay ngăn cách có gắn các trục quay, của các
khối quay dưới và trên.
- Các mấu hạn chế 5 và 5’, có tác dụng giữ liều dẫn nổ 4 và 4’ về trùng
với trục ngòi.
- Các chốt ly tâm 3 và 3’.
- Các lò xo vặn 2 và 2’ giữ các chốt ly tâm.
Bình thường các đĩa ly tâm nằm ở vị trí sao cho liều dẫn nổ 4, 4’ lệch khỏi
tâm trục ngòi, vị trí này được duy trì nhờ các chốt ly tâm (3) (3’), chưa chuyển
động được, vì bị các lò xo vặn (2) (2’) giữ.
Khi bắn nhờ lực ly tâm nên các chốt ly tâm (3) (3’) thắng lực cản của 2 lò
xo vặn (2) (2’) văng ra, giải phóng các đĩa quay ly tâm (6) (6’), đồng thời nhờ
các trọng vật (7) (7’) mà cả 2 đĩa quay cùng quay.
Tuy nhiên không phải 2 đĩa quay quay đến một vị trí bất kỳ, mà quay về
đúng vị trí các liều dẫn nổ (4) và (4’) trùng với tâm trục ngòi, nhờ các mấu hạn
chế (5) và (5’), chèn vào các gờ trên các đĩa quay, khi đó mạch nổ được nối liền,
ngòi ở vị trí đợi nổ :
Khối chạm nổ : Khối trạm nổ bao gồm các bộ phận sau :

169
Hình 5.13. Khối chạm nổ
1. Nắp; 2. ốc đáy; 3. Rãnh đệm bằng đồng; 4. Đai ốc hãm; 5. Cốc trạm nổ; 6.
Tấm đệm giấy; 7. Vòng đệm cao su; 8. Thuốc nổ Teetryl; 9. Liều dẫn nổ;
10. Cơ cấu ngăn cách;
- ốc đáy (2) là một ống ren gồm có 2 ngăn, ngăn trên chứa cơ cấu ngăn cách,
ngăn dưới chứa cơ cấu chạm nổ.
Ren ngoài của ốc đáy là ren trái, để liên kết với thân ngòi, bên trong ngăn
dưới, được gia công ren để lắp cốc chạm nổ, cơ cấu ngăn cách được cố định
trong ngăn trên nhờ nắp (1).
- Đai ốc hãm (4)
- Đệm vòng cao su (7), 2 rãnh đệm bằng đồng hồ (3).
- Liều dẫn nổ (9).
- Trạm truyền nổ : là một cốc bằng thép (5) bên trong chứa khối thuốc nổ
têtryl nén (8), các tấm đệm giấy (6) bịt 2 đầu thỏi thuốc truyền nổ.
c. Hoạt động của ngòi
Trong bảo quản, vận chuyển ngòi được bảo đảm an toàn do:
- Nguồn điện chưa làm việc;
- Công tắc K1 ngắn mạch kíp nổ điện;
- Công tắc K2 ngắy mạch nguồn;
- Công tắc K3 ngắn mạch không cho dòng điện qua kíp nổ điện;
- Cơ cấu ngăn cách chưa hoạt động;
Trước lúc bắn có hẹn giờ theo số vạch ghi trên mũ ngòi (từ 5÷100s). Khi
bắn do lực quán tính ống thuỷ tinh đựng dung dịch điện phân bị đập vỡ, đồng
thời chốt quán tính của cơ cấu đồng hồ tụt xuống giải phóng con lắc ly tâm. Do
lực ly tâm, dung dịch điện phân lọt vào kẽ hở giữa các lá pin nguồn điện bắt đầu
làm việc. Đạn bay ra khỏi nòng công tắc K1 hoạt động mở bảo hiểm cho kíp điện.
Trên đường bay phần vô tuyến vẫn chưa hoạt động.
Khi đạn tới gần mục tiêu, theo thời gian hẹn giờ đã lấy trước khi bắn các
công tắc K2, K3 hoạt động nối mạch nguồn cho đèn đưa phần vô tuyến vào hoạt
động. Khi đạn cách mục tiêu khoảng từ 5 đến 15m (tuỳ thuộc vào tính chất của
mục tiêu) tín hiệu phản xạ về đủ lớn, tầng chấp hành làm việc gây nổ đạn.
Trường hợp phần vô tuyến không làm việc, khi đạn gặp mục tiêu (vật cản),
tiếp điểm N chập lại nối mạch phóng của tụ C10 qua kíp nổ điện gây nổ đạn.
Khi hẹn giờ có thể vặn mũ ngòi theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại
không gây ảnh hưởng tới hoạt động của ngòi. Tuy nhiên để tránh khả năng khi

170
quay ngòi bị rời ra khỏi đạn, ta quy định chỉ vặn mũ ngòi theo chiều kim đồng hồ
nếu nhìn từ phía mũi đạn. Khi đó cả tác dụng vô tuyến và chạm nổ đều được mở
bảo hiểm.
Ngòi T226A không có tác dụng điều chỉnh bắn chạm nổ. Tuy nhiên trường
hợp phần vô tuyến không làm việc thì khi đạn chạm mục tiêu hay vật cản đạn
vẫn nổ. Khi xuất xưởng ngòi được đặt ở vạch s là vạch an toàn. Nếu khi bắn ta sơ
ý vẫn để nguyên ở vị trí s mà không điều khiển thì đạn sẽ không nổ theo mạch vô
tuyến vì các công tắc K2, K3 không làm việc mà chỉ có K1 hoạt động, thời gian
mở bảo hiểm cho kíp nổ là 5s kể từ thời điểm bắn. Trong trường hợp này phần vô
tuyến không làm việc mà chỉ có mạch nạp cho tụ C10 hoạt động mà thôi. Khi gặp
mục tiêu tụ C10 có thể phóng qua, hoặc không phóng qua kíp nổ điện nên có thể
gây nổ hoặc không gây nổ đạn, nghĩa là độ tin cậy chạm nổ thấp.

171
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Tự Lập - Cơ sở cấu tạo và thiết kế ngòi nổ vô


tuyến - Học viện KTQS - Năm 1977.
2- Nguyễn Ngọc Dương - Cấu tạo và hoạt động của ngòi nổ vô tuyến của Mỹ
dùng cho đạn pháo và đạn cối - Học viện KTQS - Năm 1989.
3- Nguyễn Ngọc Dương - phân tích khả năng chống nhiễu của cơ cấu hẹ giờ
trong ngòi nổ không tiếp xúc - Tổng cục kỹ thuật số 9 - Năm 1984.
4- Nguyễn Ngọc Dương - Cấu tạo và tác dụng của một số ngòi nổ không tiếp xúc
pháo binh - Học viện KTQS - Năm 1974.
5- Nguyễn Ngọc Dương - Phân tích khả năng nhận biết theo độ rộng xung của tín
hiệu làm việc trong ngòi nổ vô tuyến Đôple dùng cho đạn pháo binh mặt đất -
Học viện KTQS - Số 1 - Năm 1984.

172

You might also like