You are on page 1of 18

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật:


- được chi phối (governed) bởi một hệ thống các quy tắc và hướng dẫn
- cung cấp những ý kiến trong quá trình ra quyết định
- sử dụng nhanh chóng (khi đã học được kỹ năng)
- có thể áp dụng cho tất cả các khung thời gian
- có thể áp dụng cho tất cả các thị trường
- thông thường bao gồm các dữ liệu căn bản
- đã được chứng minh trên thị trường 200 năm qua
- rất vui và có thể kiếm tiền cho bạn

Nội dung

Thế nào là phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật bao gồm dữ liệu căn bản
Tâm lý mạnh hơn tỷ lệ
Lạc quan, bi quan, tham lam và sợ hãi
Các loại đồ thị và cấu trúc đồ thị
Hỗ trợ và kháng cự
Đường xu hướng
Vùng đầu tư
Xu hướng nào?
Đường trung bình động
Đường trung bình động đơn giản
Đường trung bình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Sự giao cắt của các đường trung bình động
Xung lượng
Xung lượng, các dấu hiệu chỉ báo
Các chỉ báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Sự phối hợp giữa xu hướng và xung lượng
Đảo chiều và phân phối
Phân tích vốn (equity)
Các chu kỳ phân phối
Nguyên tắc sóng Elliot
Mục lục sóng đẩy
Mục lục mẫu hình điểu chình
Mẫu hình sóng đẩy, ví dụ
Mẫu hình sóng điều chỉnh, ví dụ
Mô hình vai đầu vai đảo ngược
Fibonaci quyến rũ
Sóng điều chỉnh
Sự tương quan của Fibonaci – nhiều hơn sự trùng hợp
Chứng chỉ phân tích kỹ thuật cơ bản

Trang 3
Thế nào là phân tích kỹ thuật?
Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu các hoạt động của thị trường tài chính. Những
người phân tích kỹ thuật nhìn vào sự thay đổi giá cả diễn ra hàng ngày hoặc hàng
tuần hoặc bất kỳ một khoảng thời gian cố định nào đó diễn ra dưới dạng đồ họa, gọi
là đồ thị. Vì vậy mà có tên phân tích đồ thị. Người phân tích đồ thị chỉ phân tích đồ
thị giá trong khi đó người phân tích kỹ thuật nghiên cứu những chỉ báo xuất phát từ
sự thay đổi giá và bản thân đồ thị giá.
Người phân tích kỹ thuật xem xét hoạt động giá trên thị trường tài chính thay vì các
yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Người PTKT tin rằng nếu có một
thông tin liên quan đến một thị trường hoặc chứng khoán thì bạn vẫn không thể đánh
giá chính xác thị trường sẽ phản ứng thế nào với thông tin đó. Cùng một lúc có quá
nhiều yếu tố tương tác với nhau đến nỗi có thể những thông tin quan trọng dễ dàng
bị bỏ qua thay vì được coi là “tâm điểm của ngày”
Những người PTKT tin rằng tất cả những thông tin liên quan được phản ánh vào giá,
ngoại trừ trường hợp những tin sốc như thiên tai hoặc hành động của chúa. Những
yếu tố này, tuy nhiên cũng sẽ được phản ánh nhanh chóng.

Trang 4
PTKT bao hàm những dữ kiện cơ bản
Những người phân tích căn bản tin rằng có nguyên nhân và hệ quả giữa các yếu tố
căn bản và sự thay đổi giá cả. Có nghĩa là, nếu tin cơ bản là tốt thì giá sẽ tăng, và
nếu tin xấu thì giá sẽ giảm. Tuy nhiên, phân tích dài hạn sự thay đổi giá trong thị
trường tài chính trên thế giới cho thấy những tương quan này chỉ có trong ngắn hạn
hoặc rộng hơn rất ít. Và không có tương quan giữa giá cả và các yếu tố cơ bản trong
trung và dài hạn. Tuy nhiên, điều ngược lại lại đúng. Thị trường chứng khoán là dự
báo tốt nhất của xu hướng căn bản trong tương lai. Thông thường, giá cả thường
tăng trong một xu hướng tăng trong khi kinh tế vẫn còn đang trong thời kỳ suy thoái
(vị trí B trong đồ thị trên), nghĩa là mặc dù không có lý do nào cho xu hướng tăng
như vậy cả. Ngược lại, giá cả bắt đầu giảm trong một xu hướng giảm trong khi kinh
tế vẫn đang phát triển (vị trí A) và không có yếu tố cơ bản nào cho lý do bán. Xu
hướng cơ bản thường có độ trễ nhiều tháng so với xu hướng thị trường chứng
khoán. Hơn nữa, điều này không chỉ đúng với thị trường chứng khoán và kinh tế mà
còn đúng với xu hướng giá cả của các tài sản cá nhân và thu nhập của công ty. Giá
chứng khoán ở đỉnh trước khi thu nhập lên cao điểm và xuống đến đáy trước khi
thua lỗ tối đa.
Mục đích của phân tích kỹ thuật là xác định những thay đổi xu hướng xảy ra trước xu
hướng căn bản và chưa có ý nghĩa (make sense) nếu so sánh với xu hướng căn bản
hiện tại.

Trang 5
Cảm xúc mạnh hơn tỷ lệ
Hiểu rõ chính bản thân bạn và những kiến thức về thị trường chứng khoán sẽ sớm
theo sau. Cái tôi và xúc cảm quyết định nhiều hơn đến những quyết định của nhà
đầu tư chứng khoán hơn bất cứ điều thú nhận nào khác.
Trong nhiều năm, chúng tôi đã làm việc với các nhà quản lý tiền tệ và ủy ban đầu tư
chuyên nghiệp và thấy rằng họ đã lệ thuộc rất nhiều vào đám đông và các lỗi cảm
xúc vô lý khác như bất kỳ nhà đầu tư mới nào. Trong hầu hết trường hợp, họ đã có
thông tin tốt hơn, nhưng các sự kiện riêng lẻ không đủ để ra các quyết định có lợi
nhuận. Những yếu tố con người, bao gồm một phạm vi xúc cảm từ lo sợ đến tham
lam, đóng vai trò lớn
hơn trong quá trình ra quyết định hơn hầu hết nhận thức của các nhà đầu tư.
Trong thực tế, hầu hết nhà đầu tư hành động ngược lại với lời khuyện lý trí là mua
thấp, bán cao dựa trên phản ứng cảm xúc rất dễ đoán đối với giá tăng và giảm. Sự
giảm giá đầu tiên xuất hiện để chống lại nỗi sợ bị lỗ ớ giá thấp hơn khi cơ hội tuyệt
vời nhất. Giá tăng lúc đầu xuất hiện như là cơ hội tốt cuối cùng để bán được dẫn đến
lòng tham xui khiến mua vào ở mức giá cao hơn. Lý do được thay thế bới cảm xúc
và nhận thức tương ứng với những chu kỳ đều đặn, do đó những ai nhận ra hiện
tượng và xu hướng thay đổi trên đồ thị có thể đạt được lợi nhuận tốt từ những kiến
thức này.
Trong lịch sử, điều này luôn là chỉ báo của thị trường.

Trang 6
(Contempt: bi quan
Caution: sự thận trọng
Confidence: sự tin tưởng
Complacency: sự chủ quan
Concern: sự lo lắng
Capitulation: sự đầu hàng)

Lạc quan, bi quan, lòng tham và nỗi sợ hãi


Tại sao không có nhiều người kiếm được nhiều tiền hơn trong thị trường chứng
khoán? Bởi vì, như chúng ta thấy, con người bị thúc đẩy bới lòng tham (lạc quan) khi
mua và nỗi sợ hãi (bi quan) khi bán. Con người bị thúc đẩy mua và bán bởi sự thay
đổi cảm xúc từ lạc quan đến bi quan và ngược lại. Họ đã tạo ra những kịch bản căn
bản dựa trên trạng thái cảm xúc (sự hợp lý hóa của cảm xúc), nó ngăn cản họ nhận ra
rằng yếu tố chi phối chính là cảm xúc.
Đồ thị trên cho thấy nếu nhà đầu tư mua dựa trên sự tự tin hoặc sự thuyết phục (lạc
quan) là họ mua ở gần đỉnh. Ngược lại, nếu nhà đầu tư lo lắng hoặc đầu hàng, họ bán
gần đáy.
Nhà đầu tư vẫn có ấn tượng lạc quan về xu hướng tăng vừa qua sau khi giá đã qua
đình và trong phần lớn xu hướng giảm sau đó. Ngược lại, họ vẫn bi quan bởi ấn
tượng về xu hướng giảm trước đó trong suốt đáy thị trường và phần lớn thời kỳ tăng
điểm tiếp theo. Họ điều chỉnh kịch bản từ lạc quan sang bi quan sau khi trở nên bi
quan bởi áp lực của xu hướng giảm hoặc sau khi trở nên lạc quan dưới áp lực của
xu hướng tăng.
Sau khi đã trở nên bi quan, nhà đầu tư tạo kịch bản bi quan, họ mong đợi thị trường sẽ
xuống nữa khi đã đến lúc để mua vào. Tương tự trong một xu hướng tăng khi trạng
thái chuyển từ bi quan sang lạch quan. Nhà đầu tư hình thành kịch bản tăng sau khi
trở nên lạc quan, trong khi phần lớn xu hướng tăng đã kết thúc. Cảm xúc là trở ngại
đối với phân tích căn bản. Nhà đầu tư phải học cách mua khi họ lo sợ (bi quan) và bán
khi họ cảm thấy phởn phơ (lạc quan). Điều này nghe có vẻ dễ (đơn giản chỉ là ý kiến
trái ngược) nhưng nếu không có đồ thị thì rất khó để đạt được. Mục đích chính của
PTKT là giúp nhà đầu tư xác định điểm đảo chiều mà họ không thể nhìn thấy bởi các
yếu tố riêng lẻ hoặc các yếu tố tâm lý khác.

Trang 7

Đồ thị dạng thanh

Trên đây là 4 đồ thị dạng thanh của thị trường Thụy Sĩ. Chúng là những dạng đồ thị
được sử dụng rộng rãi nhất.
Đồ thị dạng thanh có thể là dạng đồ thị Cao nhất – thấp nhất hoặc dạng đồ thị Đóng
cửa – Cao – Thấp – Mở cửa
Một thanh đơn biểu thị giá cao nhất và thấp
nhất của chu kỳ giao dịch tương ứng. Một thanh dọc được sử dụng để nối giá cao
nhất và giá thấp nhất. Thanh ngang được sử dụng để biểu thị giá mở cửa (bên trái)
của chu kỳ giao dịch nhất định và giá đóng cửa (bên phải) của cuối chu kỳ đó. Ví dụ,
trên đồ thị tháng một thanh chỉ giá thấp nhất và giá cao nhất của giao dịch đồng đô la
trong suốt một tháng.

Đồ thị dạng đường


Thỉnh thoảng chúng tôi cũng sử dụng đồ thị đường, đặc biệt khi phân tích sóng Elliot.
Một đồ thị đường là dạng đơn giản nhất trong tất cả các phương pháp, nó được cấu
tạo bằng các nối các giá đóng cửa của các giao dịch lại với nhau.

Trang 8
Support and resistance
Hỗ trợ và kháng cự
Đường kháng cự là các đường kẻ ngang bắt đầu từ đình giá trước đó kéo dài ra.
Đường hỗ trợ là các đường kẻ ngang bắt đầu từ đáy trước đó và kéo dài ra theo thời
gian. Một xu hướng tăng tiếp tục nếu các đỉnh gần đó đã bị vượt qua và các đỉnh
mới đang được hướng tới. Một xu hướng giảm tiếp tục khi mà các đáy trước đó bị
phá vỡ, tạo thành một chuỗi các đáy thấp dần và đỉnh thấp dần. Chú ý là các điểm
hỗ trợ trước đó thường trở thánh ngưỡng kháng cự và kháng cự trở thành hỗ trợ.
Các đường hỗ trợ hoặc kháng cự trở nên quan trọng hơn và sự phá vỡ của nó trở
nên đáng tin cậy hơn khi số lần đáy đỉnh mà nó có thể nối lại tạo thành một đường
thẳng tăng lên.
Một vài ví dụ cho Microsoft được hiển thị trên đồ thị trên. Microsoft đạt tới mức giá
76$ vào tháng 7 năm 1997. Giá bắt đầu điều chỉnh từ lúc đó và Microsoft vẫn giữ giá
dưới mức này đến tận tháng 2 năm 1998. Mức giá 76 trở thành ngưỡng kháng cự,
nghĩa là chỉ khi mức giá 76 (đỉnh cao nhất trong xu hướng tăng) bị bẻ gãy lên trên thì
cổ phiếu này mới có thể xác nhận xu hướng tăng. Tương tự với đỉnh 120 và tháng 7
năm 1998, xu hướng tăng được xác nhận khi giá vượt qua khỏi ngưỡng kháng cự vào
tháng 11 năm 1998.
Ngưỡng hỗ trợ là các mức giá 20, 27, 43, 59, 82 và 87. Ngay khi giá vượt qua các
đỉnh cũ (ngưỡng kháng cự) và giữ trên ngưỡng hỗ trợ cũ (không phá vỡ chúng) thì xu
hướng tăng vẫn giữ nguyên. Điều tương tự đối với xu hướng giảm. Xu hướng giảm
giữ nguyên khi giá giảm dưới các đáy gần đây (ngưỡng hỗ trợ) và không thể vượt lên
trên các ngưỡng kháng cự cũ.
Một xu hướng giảm đảo chiều xuất hiện ( trước đó là xu hướng tăng, chuyển sang xu
hướng giảm) khi giá phá vỡ hầu hết các ngưỡng hỗ trợ sau khi không vượt lên được
ngưỡng kháng cự gần nhất. Một xu hướng tăng đảo chiều xuất hiện khi giá đâm thủng
hầu hết các ngưỡng kháng cự sau khi giữ giá trên hầu hết các ngưỡng hỗ trợ.
Trang 9

Xu hướng
Các ngưỡng kháng cự có thể được vẽ bằng các đường ngang hoặc bằng cách vẽ
đường xu hướng tăng hoặc giảm.
Đường xu hướng đơn giản là đường thẳng nối ít nhất 3 điểm. Trong một xu hướng
tăng, các đáy được nối với nhau tạo thành đường xu hướng tăng. Trong một xu
hướng giảm các đỉnh được nối với nhau. Điểm quan trọng là nó không nên vẽ cắt
qua đường giá. Đường xu hướng phải bao hàm tất cả dữ liệu giá, nghĩa là nối tất cả
các đỉnh trên một xu hướng giảm và các đáy trong một xu hướng tăng. Giá đóng cửa
không được nối.
Đường xu hướng trở nên quan trọng hơn và trở nên đáng tin cậy hơn khi số các
đỉnh/đáy được nối lại tăng lên. Độ chính xác và khả năng đứng vững được của
đường chỉ nối 2 điểm là đáng nghi ngờ.
Đường xu hướng bị phá vỡ khi giá giảm xuống dưới đường xu hướng tăng hoặc
tăng cao hơn đường xu hướng giảm. Một số nhà phân tích sử dụng quy tắc 2 ngày,
nghĩa là xu hướng chỉ được coi là bị phá vỡ nếu giá giảm/tăng với đường xu hướng
ít nhất 2 ngày. Những người khác sử dụng mức 1% (có thể cao hơn tùy thuộc vào
độ linh hoạt của thị trường) nghĩa là xu hướng chỉ được coi là bị phá vỡ nếu giá giảm
1% so với đường xu hướng.
Đồ thị trên đây hiển thị xu hướng tăng của Intel từ tháng 7 năm 1996 đến tháng 3
năm 1997. Dựa trên đường xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể giữ nguyên trạng thái
tứ mức 38/40 đến 66 hoặc thậm chí 74/76.
Hầu hết nhà đầu tư chốt lời quá sớm. Hãy theo xu hướng cho đến khi nó bị phá vỡ.

Trang 10
Investment horizons
Các phạm vi đầu tư
Đồ thị trên cho thấy các nhà đầu tư cần có tầm nhìn. Đó là điều bắt buộc phải phân
biệt giữa xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nếu ai đó bảo bạn mua đồng đô
la Mỹ bởi vì nó có thể sẽ tăng, phải đảm bảo rằng bạn hiểu đồng đô la sẽ tăng sau
vài ngày hoặc vài tháng hoặc nếu bạn định mua đô la với ý định giữ nó trong nhiều
ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Đối với nhà đầu tư trên sàn, phạm vi dài hạn
khác hoàn toàn với một tổ chức đầu tư. Đối với một nhà đầu tư, dài hạn có thể là
nhiều ngày trong khi đó với tổ chức nó có thể là 12 đến 18 tháng.
Chúng ta có thể so sánh đồ thị và chỉ báo với cái đồng hồ. Xu hướng ngắn hạn
(giây) được phân tích tốt nhất trên đồ thị ngày. Xu hướng trung hạn (phút) được
phân tích tốt nhất trên đồ thị tuần và xu hướng dài hạn (giờ) thì tốt nhất xem trên đồ
thị tháng. Một số nhà đầu tư chỉ muốn biết giờ, một số khác muốn biết giây và số
khác muốn biết chính xác thời gian.
Kết quả đầu tư tốt nhất sẽ đạt được nếu tất cả 3 xu hướng trên đồ thị ngày, tuần và
tháng chỉ cùng một xu hướng.

Trang 11
Xu hướng nào?
Đồ thị trên thể hiện 3 xu hướng của xu hướng giá giữa đồng đô la Mỹ và đồng mark
Đức
1) Xu hướng tăng từ năm 1995 đến 1997 là xu hướng dài hạn. Nó còn được gọi là xu
hướng chính. Nó bị phá vỡ bởi thời kỳ sụt giá năm 1998. Xu hướng tăng dài hạn
không phải là một đường thẳng mà nó bị ngắt quãng bởi các chu kỳ điều chỉnh với
mức độ nhỏ hơn.

2) Những chu kỳ điều chỉnh này được gọi là kỳ trung hạn hoặc xu hướng trung
hạn. Chúng cũng được gọi là xu hướng phụ. Những chu ký điều chỉnh trung
hạn này cũng không là đường thẳng mà được tạo nên bởi các điều chỉnh nhỏ
hơn nữa.

3) Nhưng xu hướng nhỏ hơn này được gọi là xu hướng ngắn hạn. Chúng còn
được gọi là xu hướng nhỏ. Những xu hướng giảm nhỏ có thể là một phần của
xu hướng tăng trung hạn và xu hướng trung hạn này bản thân nó lại là một
phần của xu hướng giảm dài hạn chính. Đôi khi rất khó để phân biệt rõ ràng
giữa xu hướng trung hạn và dài hạn. Vì vậy ta cần phải có sự hỗ trợ từ các chỉ
báo kỹ thuật.
1) Xu hướng tăng: Các đỉnh cao dần và các đáy cao dần lên

2) Xu hướng giảm: Các đỉnh thấp dần và các đáy thấp dần xuống

3) Xu hướng đi ngang hoặc tích lũy: Các đỉnh và các đáy ngang nhau

Trang 12
Đường trung bình động

Đường trung bình động được dùng rất phổ biến để xác định xu hướng giá. Chúng làm mịn
những dao động trong thị trường giá giúp ta có thể dễ dàng xác định xu hướng bên dưới.
Một chức năng khác của đường trung bình động là báo hiệu những thay đổi quan trọng trong
xu hướng một cách sớm nhất có thể.
Đường trung bình động đơn giản được dùng rộng rãi nhất. Cách tính của nó thể hiện trong
bảng trên và hiển thị trong biểu đồ dưới đây.
Ví dụ với đường trung bình động 5 ngày, bạn chỉ đơn giản công giá đóng cửa của 5 ngày cuối
cùng và chia tổng này cho 5. Tiếp tục như thế, bạn cứ cộng giá 5 ngày liền kế và chia cho 5.
Như vậy, tổng của các giá đóng cửa luôn luôn tồn tại hằng số tại 5 ngày.
Trang 13
Đường trung bình động đơn giản
Đường trung bình động đơn giản tạo ra trung bình số liệu trong một chu kỳ nào đó. Ví dụ, một
đường trung bình đơn giản 21 ngày sẽ bao gồm 21 ngày dữ liệu cuối cùng chia cho 21, kết quả là
một số trung bình (Xem đồ thị của chỉ số công nghiệp Down phía trên). Ta có thể tính cho bất kỳ
thời gian nào sử dụng 21 ngày cuối, vì vậy, đường trung bình sẽ di chuyển tiếp tục với mỗi ngày
giao dịch. Đường trung bình động thường được đặt trên cùng một biểu đồ với sự thay đổi giá, vì
vậy một sự thay đổi xu hướng có thể được chỉ ra bởi sự giao cắt giữa các đường trung bình động
đơn giản. Thường thì một dấu hiệu mua được tạo ra khi giá cắt lên trên đường
Trung bình động và một dấu hiệu bán được tạo ra khi đường giá cắt xuống dưới đường trung bình
động. Tín hiệu sẽ được xác nhận khi đường trung bình động đổi theo hướng của xu hướng giá.
Đường trung bình động thường chậm hơn so với chuyển động giá, và sự mở rộng bởi sự chậm trễ
(hay độ nhậy) chính là một chức năng của khoảng thời gian. Nói chung, đường trung bình động
càng ngắn thì độ nhạy càng nhiều. Một đường trung bình động 5 ngày sẽ phản ứng nhanh với
đường giá so với đường trung bình động 20 ngày. Tuy nhiên, đường trung bình động 5 ngày cũng
có khả năng tạo tín hiệu giả và whipsaw nhiếu hơn đường 20 ngày mà đường 20 ngày thường đưa
tín hiệu chậm hơn và có thể làm mất cơ hội.
Do vậy, nếu thị trường đang trong xu hướng (xu hướng tăng hoặc giảm) thì ta nên dùng chu kỳ
dài hạn, còn nếu thị trường đang tích lũy thì chu kỳ ngắn hạn sẽ bắt được các thay đổi nhỏ dễ
dàng hơn. Đường trung bình động cũng có thể được dùng làm ngưỡng hỗ trợ và kháng cự (nhìn
mũi tên trong đồ thị của chỉ số công nghiệp Dow Jones phía trên), tương tự như ngưỡng hỗ trợ và
kháng cự được thảo luận ở trang 8 và 9.

Trang 14:
Đường trung bình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Chúng tôi kết hợp ba đường trung bình động căn bản để theo dõi 3 mảng đầu tư như đã thảo luận
ở trang 10. Chúng được thể hiện trong 3 đồ thị dưới đây.
Trên đồ thị tháng, đường trung bình động 11 tháng theo dõi xu hướng dài hạn.
Trên đồ thị tuần, đường trung bình động 11 tuần theo dõi xu hướng trung hạn.
Trên đồ thị ngày, đường trung bình động 11 ngày theo dõi xu hướng ngắn hạn.
Hướng của các đường trung bình chỉ ra hướng của 3 xu hướng căn bản. Thay vì dùng 3 đồ thị
riêng biệt để minh họa cho 3 xu hướng căn bản, chúng tôi thường dùng một đồ thị ngày để thể
hiện cả ba đường trung bình động. Trên đồ thị ngày, đường trung bình động 11 tháng tương ứng
với đường trung bình động233 ngày, đường trung bình động 11 tuần tương ứng với đường trung
bình 55 ngày và đường trung bình 11 ngày thì được giữ nguyên. Điều này được thể hiện trên đồ
thị sau:
Trang 15

Sự giao cắt của đường trung bình


Hiển thị các đường trung bình động 11 ngày (xu hướng ngắn hạn), đường trung bình động 55
ngày (Xu hướng trung hạn) và đường trung bình động 233 ngày (theo dõi xu hướng dài hạn) trên
cùng 1 đồ thị cung cấp cho ta rất nhiều tín hiệu quan trọng dựa trên sự giao cắt giữa các đường
trung bình động.
Tín hiệu MUA và BÁN xuất hiện:
- khi giá cắt đường trung bình
- khi đường trung bình đổi hướng và
- khi các đường trung bình cắt nhau
Tín hiệu mua ngắn hạn (B1) xuất hiện khi giá cắt lên đường trung bình 11 nga2yl tín hiệu mua
được xác nhận khi đường trung bình 11 ngày bắt đầu tăng. Tín hiệu bán (S1) được đưa ra theo
hướng ngược lại.
Tín hiệu mua trung hạn (B2) được đưa ra khi giá vượt lên trên đường trung bình 55 ngày và được
xác nhận khi đường trung bình 55 ngày bắt đầu tăng và đường trung bình 11 ngày cắt lên trên
đường trung bình 55 ngày. Tín hiệu bán (S2) xuất hiện theo hướng ngược lại.
Tín hiệu mua dài hạn (B3) xuất hiện khi giá vượt lên đường trung bình 233 ngày, tín hiệu được
xác nhận khi đường trung bình 233 ngày bắt đầu tăng và đường trung bình 55 ngày cắt lên trên
đường trung bình 233 ngày. Tín hiệu bán xuất hiện theo hướng ngược lại.

You might also like