You are on page 1of 22

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Kiến trúc tham chiếu cho Internet vạn vật

Hà Nội – 2017
MỤC LỤC
1. Hiện trạng xây dựng tiêu chuẩn về kiến trúc tham chiếu IoT 2
2. Sơ lược về chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT 3
2.1. Giớới thiệệệ u chung 3
2.2. Môệ tảả chung vệề IôT RA 4
3.Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về IoT RA 6
3.1 Cảớ c vảấ n đệề chung 6
3.2. Cảớ c đảặệ c tíớnh cớ bảả n cuả ả IôT RA 8
3.3. Cảớ c yệệ u cảề u cuả ả kiệấ n truớ c thảm chiệấ u IôT 9
4. Lựa chọn tài liệu tham chiếu để xây dựng tiêu chuẩn về kiến trúc tham chiếu
IoT 13
4.1 Cảớ c tảà i liệệệ u môệ tảả vệề kiệấ n truớ c thảm chiệấ u IôT trệệ n thệấ giớới 13
4.2 Lựệả chôệ n tảà i liệệệ u thảm chiệấ u chíớnh đệể xảệ y dựệng tiệệ u chuảể n 18
5. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT 19
5.1 Phựớng phảớ p xảệ y dựệng 19
5.2 Nôệệ i dung dựệ thảả ô tiệệ u chuảể n 19
Tài liệu tham khảo 21

1
1. Hiện trạng xây dựng tiêu chuẩn về kiến trúc tham chiếu
IoT

Hiện nay trên thế giới đang tồn tại rất nhiều tiêu chuẩn mang tính quốc tế, khu vực, và địa
phương có liên quan đến hoặc tương ứng với các hệ thống IoT (ví dụ: các mạng cảm
biến, mạng điều khiển, cảm biến/đầu dò thông minh, RFID, các giao thức, hệ thống thông
tin di động, các loại mạng vô tuyến và hữu tuyến, phần mềm, hệ thống trung gian, v.v.).
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có các tiêu chuẩn mang tính chuyên dụng và
thực tiễn nhằm hướng dẫn việc thiết kế, phát triển và triển khai các hệ thống IoT. Đã có
nhiều tài liệu mô tả về các mô hình, kiến trúc và khung tham chiếu tương ứng với kiến
trúc tham chiếu của IoT (IoT RA) được phát triển và xuất bản bởi rất nhiều tổ chức phát
triển tiêu chuẩn khác nhau (Standard Developing Organizations - SDOs, như ISO, IEC,
ITU-T, ISO/IEC JTC 1, OneM2M , v.v.), hay bởi các dự án của Châu Âu (ví dụ: IoT-A,
IoT-i, và IoT@Work), cùng các hiệp hội khác (ví dụ như GS1, EPCglobal, v.v.). Tuy
nhiên, các mô hình và kiến trúc tham chiếu trong các tài liệu đó không phải là các tiêu
chuẩn, hoặc là ở dạng tiêu chuẩn nhưng không cung cấp đủ thông tin chi tiết hướng dẫn
về mặt kiến trúc, hoặc không đủ để mô tả một cách tổng quát về các hệ thống IoT. Mặc
dù vậy, các tài liệu này là những thông tin tham khảo có giá trị cho việc phát triển nên
một tiêu chuẩn về IoT RA một cách hiệu quả và thiết thực.

Song song với quá trình xây dựng nên một tiêu chuẩn chung cho IoT RA, các nhà phát
triển ứng dụng/dịch vụ miền vẫn đang liên tục phát triển và triển khai các hệ thống IoT
mà không tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn định hướng nào về IoT. Nếu thiếu các tiêu chuẩn
định hướng cho các hệ thống IoT từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghệ IoT,
thì rất khó để có thể đạt được một trong những mục tiêu cơ bản của IoT về việc xây dựng
được một kiến trúc chung/mở cùng khả năng tương tác giữa các loại hệ thống IoT khác
nhau. Đây chính là lý do tại sao phải xây dựng và phát triển một kiến trúc tham chiếu cho
(IoT RA) càng sớm càng tốt. Kiến trúc tham chiếu này không chỉ cung cấp những hướng

2
dẫn và kiến trúc hệ thống tổng quát cùng với các yêu cầu chung, mà nó còn phải được các
nhà phát triển IoT trên toàn cầu chấp nhận và hỗ trợ.

Trong tiêu chuẩn IoT RA được xây dựng, nó cần phải được mô tả theo ba hướng công
nghệ chính như sau:

- Kiến trúc tham chiếu hệ thống IoT (SRA): mô tả các hệ thống IoT theo khía
cạnh hệ thống
- Kiến trúc tham chiếu truyền thông IoT (CRA): mô tả các hệ thống IoT theo
khía cạnh truyền thông.
- Kiến trúc tham chiếu thông tin IoT (IRA): mô tả các hệ thống IoT theo khía
cạnh thông tin.

Các thực thể kiến trúc được định nghĩa trong SRA, CRA, và IRA đều trùng hợp và liên
quan đến nhau xuyên suốt ba kiến trúc tham chiếu IoT này. Việc biểu diễn IoT RA bằng
ba góc nhìn kiến trúc khác nhau sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các nhà phát triển tiêu
chuẩn IoT mà còn cho các nhà phát triển các hệ thống IoT. Ví dụ, để phát triển kiến trúc
an ninh IoT hoặc triển khai bảo mật IoT, thì những người thực hiện có thể tiến hành công
việc của mình tương ứng với ba quan điểm về an ninh vật lý, an ninh truyền thông, và an
ninh thông tin. Các yêu cầu khác cũng có thể được mô tả dựa trên ba quan điểm kiến trúc
này.

Mục tiêu của tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT này là:

- Cung cấp những hướng dẫn nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế và phát triển các hệ
thống IoT
- Thúc đẩy việc hình thành kiến trúc định hướng mở và chung nhất nhằm tạo ra
sự tương tác liền mạch giữa các hệ thống IoT
- Tạo ra các thành phần của hệ thống IoT có thể hoạt động độc lập, giúp dễ dàng
thêm/bớt chúng trong các hệ thống IoT.

2. Sơ lược về chuẩnkiến trúc tham chiếu IoT

2.1.Giới thiệu chung

Chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT cần phải bao hàm các nội dung chính sau:

3
- Là một khung kiến trúc IoT bao gồm cấu trúc phân lớp lớp nhằm xác định các
vùng chuẩn hóa IoT cùng các thành phần chính của các hệ thống IoT;
- Gồm một mô hình khái niệm IoT được hình thành bởi việc xác định và định
nghĩa các miền IoT tổng quát;
- Là một kiến trúc tham chiếu IoT (IoT RA) được thiết lập thông qua ba quan
điểm kiến trúc, cụ thể là các quan điểm hệ thống, truyền thông và thông tin,
cho phép xác định các thực thể của các miền IoT cùng các giao diện nội miền
và liên miền ở mức cao;
- Chứa các yêu cầu chung của IoT;
- Gồm các thuật ngữ và định nghĩa IoT được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc tế,
hoặc là được phát triển, điều chỉnh từ những chuẩn hiện tại, hoặc bằng cách
xây dựng và phát triển các định nghĩa mới nếu chúng chưa tồn tại;

Tiêu chuẩn về IoT RA tập trung vào khả năng tái sử dụng IoT RA sẵn có của các nhà phát
triển và triển khai các hệ thống IoT để phục vụ các ứng dụng và dịch vụ mà họ đang
hướng tới.

2.2.Mô tả chung về IoT RA

IoT RA là kiến trúc ở mức hệ thống mang tính khái quát chung, tổng quát cho các hệ
thống IoT có sử dụng chung các miền. Do đó, một kiến trúc hệ thống IoT đang được phát
triển cho một ứng dụng hoặc dịch vụ nhất định có thể tái sử dụng một số, hầu hết, hoặc
tất cả các miền và thực thể trong kiến trúc tham chiếu. Kiến trúc sư có thể chọn một vài
miền và thực thể IoT RA nào đó cho việc phát triển một kiến trúc ứng dụng hoặc dịch vụ
IoT để tái sử dụng mà không cần quan tâm đến các miền và các thực thể khác trong IoT
RA. Mặt khác, kiến trúc sư cũng có thể bổ sung các miền và các thực thể nào đó trong
kiến trúc ứng dụng hoặc dịch vụ IoT nếu như các miền và thực thể này chưa tồn tại trong
IoT RA. Những miền và thực thể nói trên cần được xem xét ký lưỡng để bổ sung vào
danh mục tiêu chuẩn quốc tế về IoT RA khi quá trình cập nhật tiêu chuẩn được tiến hành.
Ngoài ra, IoT có thể cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật và chính sách để xây dựng một
kiến trúc hệ thống IoT cụ thể.

4
IoT RA cung cấp một điểm khởi đầu nhất quán để phát triển và triển khai các giải pháp
kiến trúc cho các hệ thống IoT Systems sao cho tất cả các hệ thống được tạo ra đều có các
điểm chung như sau:

a. Nhất quán về sự tổ hợp thành phần cũng như các mảng thiết kế hệ thống;

b. Giảm chi phí bằng cách tận dụng tối đa việc tái sử dụng các dịch vụ, sản phẩm, dữ
liệu, các định nghĩa, vv;

c. Giảm thời gian bằng cách bắt đầu với IoT RA hiện tại và toàn diện có thể được
điều chỉnh cho một kiến trúc của hệ thống IoT mục tiêu;

d. Giảm nguy cơ bằng cách:

• Kết hợp các khả năng toàn cầu cần thiết;

• Tận dụng các bài học kinh nghiệm và chuyên môn liên quan được nhúng trong IoT
RA.

IoT RA không chỉ liệt kê những gì cần thiết phải có trong cấu trúc tổng thể nhằm thúc
đẩy khả năng cộng tác giữa các hệ thống IoT với nhau bằng việc mô tả cấu trúc kiến trúc,
mà còn chỉ rõ cách thức hoạt động của kiến trúc đó cùng với các miền/thực thể của nó
bằng việc phát triển các định nghĩa giao diện một cách tường minh. Tóm lại, IoT RA
cung cấp các quy tắc và hướng dẫn để phát triển một kiến trúc hệ thống IoT cùng với các
giao diện bên trong kiến trúc đó.

Mỗi một nhà phát triển cũng như kiến trúc sư sẽ có các yêu cầu về thống một cách cụ thể
đối với các năng lực ứng dụng và dịch vụ mà một hệ thống IoT mục tiêu cần đáp ứng.
Cho dù các yêu cầu hệ thống có thể thay đổi từ một hệ thống IoT này tới một hệ thống
IoT khác nhưng IoT RA vẫn đảm bảo cung cấp nền tảng kiến trúc chung cùng với các
quy tắc và hướng dẫn giống nhau để IoT RA có thể được tái sử dụng. Việc tuân theo các
quy tắc và hướng dẫn chung do IoT RA đặt ra sẽ đảm bảo việc phát triển nên các hệ
thống IoT có thể hợp tác và tương tác với nhau.

5
3.Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về IoT RA

3.1 Các vấn đề chung

Tiêu chuẩn về IoT RA cần phải đề cập đến ít nhất là các khía cạnh chính sau đây:

• Khả năng tương tác của các thực thể IoT, ví dụ như các hệ thống, các hệ thống
con, các thành phần, bao gồm phần cứng, phần mềm, máy móc, phi máy móc,
dữ liệu, thông tin, v.v.
• Lớp dịch vụ - làm thế nào để tích hợp các dịch vụ hiện có với các dịch vụ mới
tại lớp dịch vụ
• Giao tiếp không giới hạn - các giao thức mở
• Cơ sở hạ tầng tài nguyên - độ chi tiết của nguồn tài nguyên, sự khám phá ra các
thực thể mới trong thế giới thực. Quá trình liên kết giữa các thực thể như thế
nào? Các thực thể ảo được xử lý thế nào?
• Làm thế nào để xây dựng nên các thiết bị và các thành phần? Những tiêu chuẩn
IoT nào mà các nhà sản xuất phải tuân theo? Khả năng tận dụng các tiêu chuẩn
sẵn có như thế nào?
• Cấn phải phát triển các kịch bản sử dụng, các lược tả hệ thống nào? Xác định
được các phạm vi ứng dụng và kinh doanh của các sản phẩm / hệ thống hiện có
dựa trên việc triển khai IoT sẽ thay đổi ra sao.
• Những khía cạnh phi kỹ thuật của IoT, ví dụ như quy trình kinh doanh, hành vi
của con người, các yếu tố văn hoá, các yếu tố kinh tế xã hội, v.v ... sẽ thay đổi
thế nào?

IoT RA cần phải làm rõ các khía cạnh đa chiều của IoT, và một vài trong số các khía cạnh
đó không được mô tả trong tiêu chuẩn này; Tuy nhiên, những khía cạnh đa chiều này cần
được xem xét bởi các nhà phát triển và triển khai các hệ thống IoT.

a. Các khía cạnh về kiến trúc

- Khung kiến trúc IoT cần cho phép sự tích hợp một cách liền mạch các công
nghệ IoT không đồng nhất, bao gồm các mạng, cảm biến, các bộ truyền động,
kết cấu trung gian, phần mềm ... nhằm tạo ra sự hợp tác giữa chúng.

6
- Khung kiến trúc cần cung cấp những chỉ dẫn cho việc phát triển kiến trúc IoT
theo định hướng thị trường, ví dụ: kiến trúc riêng cho hệ thống/ứng dụng hoặc
kiến trúc mục tiêu.

b. Các khía cạnh kinh doanh

- Mô hình về quy trình kinh doanh IoT


- Quy trình triển khai các ứng dụng và dịch vụ
- Giải quyết các vấn đề về sự riêng tư và an ninh

c. Các khía cạnh truyền thông

- Các giao thức chuyển đổi cho các cổng giao tiếp cho đến khi có một hoặc
nhiều giao thức thống nhất về IoT được phát triển và trở nên sẵn có.
- Truyền thông giữa các thực thể IoT, chẳng hạn như các thiết bị, ứng dụng, dịch
vụ, v.v.
- Tính năng sẵn sàng sử dụng của các thiết bị
- Các chỉ dẫn về các kế hoạch và giao thức truyền thông.

d. Các khía cạnh về vật thể

- Khả năng tìm kiếm các thiết bị cần tìm trên hệ thống
- Tìm kiếm linh hoạt đối với các vật thể
- Chức năng tìm kiếm riêng tư và bí mật / ẩn danh
- Điều khiển truy nhập và quản trị nhận dạng

e. Các khía cạnh mạng

- Những mạng nào là cần thiết trong IoT – Kiến trúc hệ thống cần bao gồm tất cả
các loại mạng hiện nay đang kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới internet tại mọi
thời điểm.

f. Các khía cạnh khác

- Các loại dữ liệu cùng định dạng của chúng, thông tin, các vấn đề về con
người / kinh tế xã hội,...

3.2. Các đặc tính cơ bản của IoT RA

Tiêu chuẩn quốc tế về IoT RA này cần giữ được các đặc tính của kiến trúc tham chiếu đã
được xây dựng tốt từ trước đến nay. IoT RA cần có các đặc tính:

7
- Là một kiến trúc rộng nhất, bao hàm tất cả - có khả năng kết hợp các kiến trúc
khác;
- Thích ứng với các cách tiếp cận về kỹ thuật hệ thống;
- Xác định các thực thể chính (miền, các hệ thống con, vv) và các giao diện quan
trọng;
- Các quy trình được trình bày rõ ràng và có phương pháp luận tốt;
- Phương pháp tiếp cận từ trên xuống (bắt đầu từ hệ thống tổng thể tới các hệ
thống con) - mô hình tham chiếu hai cấp (từ cách tiếp cận tổng quát đến các
tiếp cận chi tiết hơn);
- Bảo mật, hỗ trợ các đặc tính liên quan đến tính bảo mật, toàn vẹn và tính sẵn
sàng;
- Tính mô đun, khả năng mở rộng và khả năng hợp tác - xác định các điểm phân
định rõ ràng giữa các "thực thể" - điểm giao tiếp chung;
- Sử dụng phương pháp tiếp công nghệ mang tính trung lập – sự thích ứng công
nghệ chỉ được dùng làm ví dụ để đánh giá và minh hoạ mô hình;
- Kiến trúc có tính linh hoạt và có thể cải tiến;
- Bao trùm toàn bộ các hệ thống IoT, truyền thông, và thông tin hiện có và tương
lai;
- Có ích cho các đối tác có liên quan trong hệ thống (chủ sở hữu, nhà cung cấp,
SDO, vv) - công cụ về triển khai thực tế đo điểm công nghiệp tốt;
- Hướng tới khả năng áp dụng trên toàn thế giới.

Một nhà thiết kế sẽ sử dụng IoT RA để phát triển kiến trúc hệ thống cho các dịch vụ và
ứng dụng cụ thể, bắt đầu bằng cách tích hợp các thành phần sau:

- Các hệ thống IoT hiện tại và tương lai, truyền thông và kiến trúc thông tin;
- Các lược đồ người dùng / ứng dụng bao gồm luồng dữ liệu / thông tin;
- Các tham số giao tiếp, ví dụ: các yêu cầu về hiệu suất và chức năng, bảo
mật/mức độ đảm bảo (LOA), chất lượng dịch vụ (QoA) ...

3.3. Các yêu cầu của kiến trúc tham chiếu IoT

Các yêu cầu đối với các hệ thống IoT đã được xác định bởi các nhân tố như SDOs, các
liên doanh và các nhà sản xuất khác nhau. Một số trong các yêu cầu này có vai trò trực
tiếp trong việc hình thành một kiến trúc tham khảo, một số khác trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động đến thiết kế và kiến trúc của một hệ thống cụ thể. Các yêu cầu có thể mang tính

8
chung chung và áp dụng cho tất cả các hệ thống, hoặc mang tính cụ thể cho một miền
hoặc lĩnh vực ứng dụng nào đó.

Kiến trúc tham chiếu không cần quy định bất kỳ phương thức cụ thể nào cho việc triển
khai, trừ các yêu cầu cho một miền ứng dụng cụ thể. Kiến trúc cần mô tả được hệ thống
hoặc các hệ thống cho IoT, các thành phần chính có liên quan, mối quan hệ giữa chúng,
cùng các thuộc tính biểu hiện ra bên ngoài của chúng.

Mức hiệu năng của từng yêu cầu có thể rất quan trọng, và nó có thể bao gồm không chỉ
hiệu năng của một thành phần nào đó cụ thể mà còn về hiệu năng tổng thể của hệ thống.
Đối với một số ứng dụng, các yêu cầu cụ thể rất quan trọng cho việc triển khai thành
công.

a. Tuân thủ quy định

IoT RA cần hỗ trợ việc tuân thủ bất kỳ quy định nào có liên quan đến hệ thống cùng với
các yêu cầu mang tính địa phương.

b. Chức năng tự chủ

IoT RA cần hỗ trợ các năng lực về tự cấu hình, tự phục hồi, tự tối ưu hóa và tự bảo vệ ở
cấp độ mạng, nhằm thích ứng với các miền ứng dụng khác nhau, môi trường truyền thông
khác nhau, số lượng lớn người dùng và các loại thiết bị khác nhau.

c. Tự động cấu hình

IoT RA cần phải hỗ trợ chức năng tự động cấu hình để hệ thống IoT có thể làm việc với
sự bổ sung hay loại bỏ các thành phần, như các thiết bị và các mạng.

d. Khả năng mở rộng

IoT RA cần hỗ trợ một lượng lớn các ứng dụng khác nhau về quy mô, độ phức tạp và
dung lượng. IoT RA cũng cần hỗ trợ các hệ thống có bao gồm một số lượng lớn các thiết
bị, ứng dụng, người sử dụng, lưu lượng lớn về dữ liệu truyền tải, tần suất báo cáo sự
kiện ... Về mặt lý tưởng, các thành phần được sử dụng trong một ứng dụng đơn giản cũng
có thể được sử dụng trong một hệ thống phân tán phức tạp và lớn.

e. Khả năng phát hiện

9
IoT RA cần hỗ trợ các dịch vụ tìm kiếm để những người dùng, dịch vụ, tính năng, thiết bị
và dữ liệu của IoT có thể được phát hiện dựa theo các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như
thông tin vị trí địa lý, loại thiết bị, vv. Các dịch vụ tìm kiếm cần được hỗ trợ bởi nhiều
miền khác nhau trong các hệ thống IoT phức tạp.

f. Tính không đồng nhất

IoT RA cần hỗ trợ các thiết bị và mạng không đồng nhất với các loại thiết bị khác nhau
về công nghệ truyền thông, năng lực tính toán, khả năng lưu trữ và tính lưu động, các nhà
cung cấp dịch vụ khác nhau và các người dùng khác nhau, đồng thời hỗ trợ khả năng
tương tác giữa các mạng và hệ điều hành khác nhau. IoT RA cần hỗ trợ kết nối toàn cầu
với việc liên kết các hệ thống kế thừa.

g. Sự nhật dạng duy nhất

IoT RA cần hỗ trợ nhận dạng duy nhất có chuẩn hóa cho mỗi thành phần của IoT (ví dụ:
thiết bị và dịch vụ) nhằm cung cấp các dịch vụ cộng tác và hỗ trợ, như khám phá và xác
thực qua các mạng không đồng nhất.

h. Sự hữu dụng

IoT RA cần hỗ trợ tính năng “cắm là chạy” để cho phép tạo ra, tổng hợp hoặc thu nhận
các cấu hình dựa trên ngữ nghĩa nhằm hỗ trợ quá trình tích hợp và hợp tác một cách liên
tục giữa các thành phần kết nối với các ứng dụng, và đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng.

i. Các giao diện đã chuẩn hóa

IoT RA cần hỗ trợ giao diện chuẩn cho các thành phần IoT RA dựa trên các tiêu chuẩn
được xác định rõ ràng, có thể chuyển hóa được, và tường minh. Các thiết bị cung cấp khả
năng hợp tác bên ngoài thông qua các giao diện chuẩn hóa có thể hỗ trợ tính linh hoạt của
các thành phần nội bộ và tùy chỉnh cho các ứng dụng. Các dịch vụ web đã chuẩn hóa cần
phải có để cho phép truy cập các thông tin cảm biến cùng dữ liệu quan sát từ các cảm
biến.

j. Các thành phần đã được xác định rõ

10
IoT RA cần hỗ trợ sự kết nối của rất nhiều thành phần không đồng nhất và đa dạng nhằm
thực hiện các chức năng khác nhau tùy theo nhu cầu của các nhà đầu tư hệ thống. Kiến
trúc cũng cần hỗ trợ phát hiện và sử dụng các thành phần có các đặc điểm mang tính phổ
biến và được mô tả bằng cách sử dụng ngữ nghĩa và cú pháp đã được chuẩn hóa.

k. Tính kết nối mạng

IoT RA cần hỗ trợ các tính năng kết nối mà độc lập với các miền ứng dụng cụ thể, đồng
thời cũng cần hỗ trợ sự tích hợp của các công nghệ truyền thông không đồng nhất nhằm
cho phép sự tương tác giữa các thiết bị và các dịch vụ IoT khác nhau. Các hệ thống được
kết nối qua mạng có thể cần cung cấp một chất lượng dịch vụ (QoS) cụ thể, và hỗ trợ các
tính năng như nhận thức về thời gian, nhận thức về vị trí, nhận thức về bối cảnh, và nhận
thức về nội dung.

l. Tính kịp thời

IoT RA cần hỗ trợ sự kịp thời, bởi vì việc cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian
nhất định là rất cần thiết để xử lý một loạt các chức năng ở các cấp khác nhau bên trong
hệ thống IoT.

m. Nhận thức về thời gian

IoT RA cần hỗ trợ sự đồng bộ về mặt thời gian giữa các tác vụ của các thành phần kết nối
với nhau khi sử dụng các năng lực truyền thông và dịch vụ. Sự chính xác về mặt đo thời
gian trong hệ thống so với việc đo thời gian trong thế giới vật lý là một vấn đề quan trọng
đối với các thành phần IoT. Lý do là đôi khi cần phải kết hợp hoặc liên kết một cách
chính xác các dữ liệu từ nhiều bộ cảm biến và nguồn dữ liệu khác nhau. Cả giá trị thời
gian lẫn sự dao động về giá trị của nó đều cần thiết để đánh giá đúng liệu một thành phần
cụ thể nào đó có thực hiện được công việc cần thiết hay không.

n. Nhận thức về vị trí

IoT RA cần hỗ trợ các thành phần IoT trong việc tương tác với các vật thể vật lý và có thể
nhận thức về vị trí vật lý của chúng. Tùy các ứng dụng khác nhau sẽ có các yêu cầu riêng
về độ chính xác của vị trí. Do đó, sẽ là rất quan trọng nếu như các thành phần có thể cung
cấp thông tin về không chỉ vị trí của chúng, mà còn là độ sai lệch của các vị trí đó.

11
o. Nhận thức về ngữ cảnh

IoT RA cần hỗ trợ khả năng nhận thức ngữ cảnh để các hệ thống IoT có thể cho phép
triển khai các dịch vụ linh hoạt, tùy theo nhu cầu người dùng, và tự động, dựa trên ngữ
cảnh có liên quan của các thành phần và/hoặc người dùng IoT. Thông tin về ngữ cảnh
được sử dụng làm cơ sở để thực hiện các tác vụ tương ứng với tình hình hiện tại, có thể
thông qua việc sử dụng thông tin về cảm biến và các thiết bị truyền động.

p. Nhận thức về nội dung

IoT RA cần hỗ trợ sự nhận thức về nội dung để thúc đẩy triển khai các dịch vụ như lựa
chọn đường dẫn và định tuyến truyền thông dựa trên nội dung.

q. Tính mô đun

IoT RA cần hỗ trợ các thành phần mà có thể được kết hợp trong các cấu hình khác nhau
để tạo ra các hệ thống theo yêu cầu. Bằng cách tập trung vào việc chuẩn hóa các giao
diện thay vì xác định chi tiết hoạt động cho mỗi thành phần, nhờ vậy người triển khai có
sự linh hoạt trong việc thiết kế các thành phần cũng như các hệ thống IoT.

r. Tính tin cậy

IoT RA cần hỗ trợ tính tin cậy ở một mức độ thích hợp nhằm đảm bảo các tính năng như
truyền thông, dịch vụ và khả năng quản lý dữ liệu có thể đáp ứng yêu cầu của hệ thống.
IoT RA cần có khả năng chịu đựng và hỗ trợ việc đáp ứng các yêu cầu thay đổi do các
ảnh hưởng bên ngoài, quá trình xảy ra lỗi và tự hồi phục.

s. Tính bảo mật

IoT RA cần hỗ trợ tính bảo mật cho các thành phần, truyền thông, kiểm soát truy cập vào
hệ thống, cùng các dịch vụ quản lý và bảo mật dữ liệu. IoT RA cần phải hỗ trợ cả các vấn
đề về an ninh vật lý lẫn an ninh không gian mạng.

t. Tính riêng tư và bí mật

IoT RA cần hỗ trợ các yêu cầu bí mật và riêng tư của việc triển khai IoT.

u. Các thành phần kế thừa

12
IoT RA cần hỗ trợ việc tích hợp và di chuyển các thành phần kế thừa. Các thành phần và
hệ thống mới nên được thiết kế sao cho các thành phần hiện tại hoặc kế thừa không làm
hạn chế sự phát triển của hệ thống trong tương lai. Phải xây dựng một kế hoạch cho việc
thích ứng và di chuyển các hệ thống kế thừa để đảm bảo các khoản đầu tư cũ không bị
loại bỏ sớm. Các thành phần kế thừa phải được tích hợp sao cho vẫn đảm bảo rằng tính
an toàn bảo mật và các yêu cầu về chức năng và hiệu năng khác đều được đáp ứng.

v. Khả năng quản trị

IoT RA cần hỗ trợ các khả năng quản trị để giải quyết các vấn đề như quản lý dữ liệu,
quản lý thiết bị, quản lý mạng, bảo trì giao diện và cảnh báo.

w. Quản trị rủi ro

IoT RA cần hỗ trợ khả năng phục hồi hoạt động trong các điều kiện bình thường và bất
thường.

4. Lựa chọn tài liệu tham chiếu để xây dựng tiêu chuẩn về
kiến trúc tham chiếu IoT

4.1Các tài liệu mô tả về kiến trúc tham chiếu IoT trên thế giới

Hiện nay đang tồn tại nhiều tài liệu mang tính quốc tế khác nhau có nội dung về kiến trúc
tham chiếu IoT. Đó là: bản nháp về tiêu chuẩn IoT RA của ISO [1], tài liệu về kiến trúc
tham chiếu cho internet công nghiệp (IIRA) [2], mô hình kiến trúc tham chiếu cho công
nghiệp 4.0 (RAMI 4.0) [3], bản nháp về kiến trúc của web cho vạn vật (WoT
Architecture) [4], tiêu chuẩn ITU-T Y.4115 [7] về kiến trúc tham chiếu cho IoT DCE, tiêu
chuẩn ITU-T Y.2060 [5] quy định về các yêu cầu chung đối với các hệ thống IoT, kiến
trúc tham chiếu IoT mức cao của Microsoft [8], mô hình kiến trúc tham chiếu IoT của
WSO2 [9].

Dự thảo tiêu chuẩn của ISO về IoT RA bao gồm các thông tin IoT tổng quát. Tài liệu này
trình bàyvề các đặc trưng của hệ thống, mô hình khái niệm, mô hình tham chiếu, và các
góc nhìn kiến trúc của IoT. Tài liệu được xây dựng tại buổi làm việcnhóm số 10 của Uỷ
ban liên kết kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc
13
tế (ISO/IEC JTC1 WG10). Sau này, nếu tài liệu này trở thành một tiêu chuẩn quốc tế, nó
sẽ là một tài liệu tham khảo chính thống cho các thuật ngữ và các khái niệm về IoT. Các
đặc tính của IoT được phân tích bao gồm33 điểm, và được gom thành chín nhóm. Mô
hình khái niệm bao gồm một mô hình tổng thể cho các khái niệm IoT (bức tranh tổng
thể)cộng với 5 khái niệm quan trọng của IoT: khái niệm về các miền, khái niệm về nhận
dạng, khái niệm về dịch vụ và truyền thông, khái niệm về người dùng IoT, và khái niệm
về thiết bị IoT.Có hai loại mô hình tham chiếu bao gồm: mô hình tham chiếu dựa trên
thực tể và mô hình tham chiếu dựa trên miền. Mô hình tham chiếu dựa trên thực thểmô tả
về mối liên quan lẫn nhau giữacác người dùng, hệ thống, mạng, cổng, thiết bị và thực thể.
Mô hình tham chiếu dựa trên miền biểu diễn mối quan hệ giữa các miền, bao gồm miền
người dùng, miền vận hành và quản trị, miền dịch vụứng dụng, miền tài nguyên và trao
đổi, miền cảm biến và điều khiển, và miền thực thể vật lý.

IIRA định nghĩa Internet công nghiệp là "internet của sự vật, máy móc, máy tính và con
người, cho phép thực hiện các hoạt động công nghiệp thông minh trong đó có sử dụng
các phân tích dữ liệu tiên tiến nhằm tạo ra các kết quả kinh doanh chuyển đổi", và chỉ ra
rằng "internet công nghiệplà sự hội tụ của hệ sinh thái công nghiệp toàn cầu, quá trình
tính toán và sản xuất tiên tiến, hệ thống cảm rộng khắp, và kết nốimạng mọi lúc mọi nơi".
Tài liệu này thừa nhận định nghĩa về "Internet vạn vật" của ISO, và chủ yếu tập trung vào
các ứng dụng công nghiệp của IoT.IIRA đã được xuất bản vào tháng 6 năm 2015. Nó bao
gồm một sự mô tả ngắn gọn và toàn diện về kiến trúc IoT từ đầu cuối tới đầu cuối cho
nền công nghiệp Internet công nghiệp. Tài liệu này cung cấp một định nghĩa về các thành
phần cấu thành nền cùng các giao diện IoT, với các yêu cầu chức năng và các công nghệ
thực hiện. Nó được xây dựng và được chứng thực dựa trên các kịch bảnvận hành cốt lõi,
và đã được triển khai và thử nghiệm trong môi trường thí nghiệm của IIC. Mục tiêu trọng
tâm của IIRA là cung cấp và đảm bảo các đặc tính hệ thống đầu cuối then chốt là an toàn,
an ninh, tin cậy, riêng tư và khả năng phục hồi.Báo cáo kỹ thuật IIRA có hai phần. Phần
đầu tiên mô tả một số quan điểm và các miền chức năng cần thiết để đánh giá hệ thống
Internet công nghiệp. Các quan điểm này được thảo luận trong sự so sánh và đối chiếu
giữa các góc nhìn khác. Phần thứ hai bao gồmsự phân tích về các vấn đề trọng tâm của hệ
thống, bao gồm cả sựphổ biến và đảm bảo các đặc điểm hệ thống then chốt.
14
RAMI 4.0 tập trung vào mô tả IoT và các hệ thống mạng vật lý trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp.Nền tảng công nghiệp 4.0 nhận định rằng chúng ta đang trải qua cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, và cuộc cách mạng này dựa trên các hệ thống IoT và mạng
vật lý. Trọng tâm của tài liệu là về các ứng dụng công nghiệp, về việc sử dụng các công
cụ vi tính, cùng các vấn đề liên quan đến những khái niệm này.RAMI 4.0 là một mô hình
kiến trúc tham khảo cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Đây là ma trận ba
chiều có thể được sử dụng để định vị các tiêu chuẩn và mô tả các kịch bản sử dụng. Nó
đề cập tới sự hội nhập giữa các nhà máy, kỹ thuật kết nối đầu cuối tới đầu cuối, cùng sự
kết hợp với giá trị con người.Học viện Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đức (ACATEC)
đã tiến hành nghiên cứu về nền tảng công nghiệp 4.0 từ tháng 4 năm 2013. Một tổ chức
chuyên trách vềnền tảng công nghiệp 4.0 sau đó được hình thành để quản lý quá trình
triển khai ý tưởng này.

W3C diễn giải các hoạt động về web của vạn vật theo cách sau: "internet vạn vật (IoT)
chịu ảnh hưởng của việc thiếu khả năng tương tác giữa các nền tảng công nghệ. Hệ quả là
các nhà phát triển đang phải đối mặt với các kho dữ liệu khổng lồ, chi phí cao, và tiềm
năng thị trường hạn chế. Điều này có thể được so sánh với tình cảnh trước khi có
Internet, khi đótồn tại những công nghệ mạng không có khả năng tương thích lẫn nhau.
Internet ra đời đã tạo điều kiện cho việc phát triển các ứng dụng của những công nghệ
độc lập đó được kết nối với nhau một cách dễ dàng. W3C đang tìm cách làm tương tự đối
với internet vạn vật". Ở đây, Internet được xem như là một mô hình chứ không phải là
một thành phần thiết yếu (cho dù trên thực tế nó thường đóng vai trò là một thành phần
thiết yếu). Trọng tâm của tài liệu là về khả năng tương tác nói chung, chứ không tập trung
vào bất kỳ lĩnh vực ứng dụng cụ thể nào.Web của vạn vậtđưa ra khái niệm về một lớp
tương hợp dành cho IoT, theo đó nó có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng và tiêu
chuẩn khác nhau. Nó tương tự như mối quan hệ giữa Internet và các công nghệ mạng lớp
dưới. Internet định nghĩa một lớp trừu tượng với các địa chỉ và các gói IP, cùng với các
khe kết nối API hoạt động độc lập với những công nghệ đó. Web vạn vật cũng làm đơn
giản hóa việc phát triển ứng dụng và chuyển gánh nặng về khả năng tương tác giữa các
nền tảng cho các nhà phát triển nền tảng dựa trên việc sử dụng siêu dữ liệu. Web vạn vật
sử dụng khung mô tả tài nguyên (RDF) như là một ngôn ngữ chuyển đổi cho siêu dữ
15
liệu,đồng thời hỗ trợ phát hiện, tích hợp dịch vụ, và đánh giá dựa trên các mô hình dịch
vụ có tính ngữ nghĩa.Web vạn vật cung cấp một khuôn khổ cho sự tương hợp giữa các hệ
thống IoT, dựa trên các tiêu chuẩn liên nền tảng, và sử dụng các khái niệm của World-
Wide-Web. Hiện nay đã tồn tại một kiến trúc nháp không chính thức, tính đến tháng 9
năm 2016, nhưng nó chưa được chính thức hóa thành tài liệu về kiến trúc tham chiếu.

Trong tiêu chuẩn ITU-T Y.2060 [5] quy định về các yêu cầu chung đối với các hệ thống
IoT cũng nêu lên một phác thảo về mô hình tham chiếu IoT. Về cơ bản, mô hình tham
chiếu IoT là một thành phần của kiến trúc tham chiếu IoT nói chung. Mô hình tham chiếu
trong tài liệu [5] được biểu diễn dưới dạng các lớp/tầng thành phần khác nhau, bao gồm
tầng ứng dụng, tầng hỗ trợ dịch vụ và hỗ trợ ứng dụng, tầng mạng và tầng thiết bị.Ngoài
ra, mô hình cũng đề cập đến một số vấn đề liên quan đến năng lực bảo mật và năng lực
quản lý của hệ thống IoT.Những thông tin này được mô tả vắn tắt dưới dạng khái niệm.
Trong tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu của IoT được thực hiện trong đề tài này, các thành
phần của mô hình tham chiếu được mô tả ở [5] đã được trình bày đầy đủ và chi tiết, đảm
bảo tính thống nhất về mặt nội dung giữa các tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến IoT.

Tiêu chuẩn ITU-T Y.4115 [7] đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn cho khả năng nhận diện và
kết nối các thiết bị IoT. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc hỗ trợ các ứng dụng IoT trên
các thiết bị DCE (chẳng hạn như điện thoại thông minh, tablets, cổng thông minh,...)
nhằm truy cập vào các tính năng thiết bị IoT mà kết nối đến thiết bị DCE. Khuyến nghị
này cũng mô tả rõ khái niệm về IoT DCE cùng các đặc tính chung và các yêu cầu cơ bản
của nó, đồng thời cung cấp một kiến trúc tham chiếu cho IoT DCE và các thủ tục kết nối
tương ứng ở mức cao. Những nội dung trong tiêu chuẩn [7] của ITU-T có ý nghĩa lớn
trong quá trình thiết kế và sản xuất các thiết bị IoT. Tuy nhiên, mục tiêu của đề tài này là
xây dựng một kiến trúc tham chiếu tổng quát cho tất cả các hệ thống IoT nên tài liệu [7]
sẽ đóng vai trò là nguồn tham khảo và kiểm chứng thông tin.

Microsoft [8] giới thiệu một kiến trúc tham chiếu ở mức cao, bao gồm các dịch vụ nền
tảng cốt lõi và các thành phần ở mức ứng dụng, nó cung cấp các giải pháp xử lý cho một
hệ thống IoT điển hình: kết nối thiết bị, xử lý dữ liệu, phân tích và quản lý, biểu diễn và
kết nối nghiệp vụ. Về cơ bản, đây là một mô hình kiến trúc cho các giải pháp IoT dựa

16
trên nền tảng của Microsoft Azure (hệ thống đám mây cung cấp các dịch vụ công nghệ
thông tin của Microsoft). Mục đích của kiến trúc này là cung cấp một tầm nhìn và hướng
dẫn cho các khách hàng, đối tác của Microsoft, những người đang sử dụng cũng như
cung cấp các dịch vụ IoT trên nền tảng của Microsoft Azure. Do vậy, kiến trúc tham
chiếu này chỉ có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo và chưa đủ các yếu tố để
trở thành một tiêu chuẩn chung cho các hệ thống IoT.

WSO2 [9] đưa ra mô hình kiến trúc tham chiếu IoT với các thành phần được biểu diễn
theo lớp (hình 6), bao gồm: lớp thiết bị, lớp kết nối, lớp tổ hợp, kênh, lớp xử lý và phân
tích sự kiện, lớp truyền thông/đối ngoại, lớp quản lý thiết bị, lớp quản lý nhận dạng và
truy cập. Kiến trúc tham chiếu cho IoT của WSO2 được WSO2 khuyến cáo sử dụng trên
nền tảng WSO2 (WSO2 Platform), đây là một nền tảng mã nguồn mở dạng mô-đun được
phát triển hoàn toàn bởi WSO2 theo mô hình đám mây. Nền tảng này cung cấp một kiến
trúc tổng quan phía máy chủ, bao gồm cổng kết nối và một số thành phần tham chiếu cho
lớp thiết bị. Nền tảng WSO2 hỗ trợ triển khai dựa trên các nội dung:

- Sử dụng trên các máy chủ truyền thống như: Linux, Windows, Solaris và AIX.
- Triển khai các dịch vụ đám mây công cộng như: Amazon EC2, Microsoft Azure và
Google Compute Engine.
- Phát triển điện toán đám mây trên các nền tảng gồm: OpenStack, Suse Cloud,
Eucalyptus, Amazon Virtual Private Cloud và Apache Stratos.

Kiến trúc tham chiếu cho IoT của WSO2 được mô tả khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn ở
mức tổng quát và thiếu những yêu cầu cụ thể để có thể tạo nên một tiêu chuẩn về kiến
trúc tham chiếu chung cho các hệ thống IoT.

4.2 Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính để xây dựng tiêu chuẩn

Căn cứ vào thực tế là hiện nay chưa có một tiêu chuẩn hoàn chỉnh và chính thống mang
tínhquốc tế nào về kiến trúc tham chiếu IoT nên quá trình xây dựng tiêu chuẩn IoT RA tại
Việt Nam trong đề tài này chủ yếu dựa trên sự tổng hợp một sốtài liệu như: dự thảo tiêu
chuẩn của nhóm xây dựng tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT của tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế (ISO) [1], và các tài liệu của ITUT[5][6][7].

17
Mặc dù dự thảo về tiêu chuẩn IoT RA củaISO về cơ bản vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, và
chưa phải là bản cuối cùng của quá trình xây dựng nên tiêu chuẩn này của ISO, tuy nhiên,
đến thời điểm này, đây là tài liệu có tính đầy đủ nhất về tiêu chuẩn cho kiến trúc tham
chiếu IoT.Ngoài ra, một số thành phần của IoT RA, như mô hình tham chiếu IoT, được
mô tả trong tài liệu này cũng hoàn toàn phù hợp với các nội dung trong các tiêu chuẩn
của ITUT về IoT [5].

Nội dung chính đề xuất cho dự thảo bao gồm:

Các đặc tính cơ bản của IoT, bao gồm cáctập đặc tính sau:

- Các đặc tính hệ thống,


- Các đặc tính dịch vụ
- Các đặc tính thành phần
- Các đặc tính tương thích
- Các đặc tính khả dụng
- Các đặc tính bền vững
- Các đặc tính an toàn bảo mật
- Vấn đề về bảo vệ thông tin nhận dạng cá nhân
- Các đặc tính khác

Các thành phần của kiến trúc tham chiếu IoT, bao gồm các nội dung sau:

- Mô hình khái niệm của IoT


- Mô hình tham chiếu của IoT

Phụ lục A:Diễn giải lược đồ mô hình

Phụ lục B:Các bảng về quan hệ các thực thể CM

Phụ lục C: Tổng thể cơ sở hạ tầng IoT mức cao

5.Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT

5.1 Phương pháp xây dựng

Dự thảo được xây dựng trên nguyên tắc tham khảo dự thảo tiêu chuẩn quốc tếISO/IEC
CD 30141:20160910(E) [1] về tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT.

5.2 Nội dung dự thảo tiêu chuẩn

Nội dung của tiêu chuẩn “Kiến trúc tham chiếu IoT”, được biên soạn dựa trên tài
18
liệuISO/IEC CD 30141:20160910(E), với các nội dung chính:

Tên dự thảo TCVN: Kiến trúc tham chiếu IoT.

Cấu trúc:

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Các mục tiêu và đối tượng của kiến trúc tham chiếu IoT

5 Những đặc tính chính của các hệ thống IoT

5.1 Giới thiệu

5.2 Các đặc tính hệ thống của IoT

5.3 Các đặc tính dịch vụ của IoT

5.4 Các đặc tính thành phần IoT

5.5 Các tính năng tương thích

5.6 Đặc tính khả dụng

5.7 Đặc tính bền vững

5.8 Đặc tính an toàn – bảo mật

5.9 Bảo vệ thông tin nhận dạng cá nhân

5.10 Các đặc tính khác

6 Mô hình khái niệm của IoT (IoT CM)

6.1 Mục tiêu

6.2 Mô hình tổng quát

6.3 Các khái niệm

7 Mô hình tham chiếu (RM) và kiến trúc tham chiếu (RA) của IoT

7.1 Mối quan hệ giữa CM, RM, và RA

19
7.2 Các mô hình tham chiếu của IoT

7.3 Các góc nhìn về kiến trúc tham chiếu của IoT

Phụ lục A: Diễn giải lược đồ mô hình

Phụ lục B: Các bảng về quan hệ các thực thể của CM

Phụ lục C: Tổng thể cơ sở hạ tầng IoT ở mức cao

Thư mục tài liệu tham khảo

20
Tài liệu tham khảo

[1]. ISO/IEC CD 30141, Information technology –Internet of Things Reference


Architecture (IoT RA).
https://www.w3.org/WoT/IG/wiki/images/9/9a/10N0536_CD_text_of_ISO_IEC_30
141.pdf
[2]. The Industrial Internet of Things - Volume G1: Reference Architecture

https://www.iiconsortium.org/IIC_PUB_G1_V1.80_2017-01-31.pdf

[3]. Reference Architectural Model Industrie 4.0 (RAMI 4.0

http://www.omg.org/news/meetings/tc/berlin-15/special-events/mfg-
presentations/adolphs.pdf

[4]. Web of Things (WoT) Architecture. https://w3c.github.io/wot-architecture/

[5]. ITU-T Y.2066: Common requirements of the Internet of Things


[6]. ITU-T Y.2069: Terms and definitions for the Internet of things
[7]. ITU-T Y.4115: Reference architecture for IoT device capability exposure
[8]. Microsoft Azure IoT RA. https://azure.microsoft.com/en-us/updates/microsoft-
azure-iot-reference-architecture-available/
[9]. WSO2 IoT RA. http://wso2.com/whitepapers/a-reference-architecture-for-the-
internet-of-things/

21

You might also like