You are on page 1of 54

THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

MỤC LỤC 1

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH .............................................................. 4


2. HỆ THỐNG ĐIỆN....................................................................................................... 4
2.1. CĂN CỨ - TIÊU CHUẨN CHUNG ............................................................................ 4
2.2. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN........................................................................................ 6
2.2.1. Lựa chọn dây dẫn ............................................................................................. 6
2.2.2. Lựa chọn thiết bị bảo vệ .................................................................................... 7
2.2.3. Tính toán chiếu sáng ................................................................................................ 7
2.3. HỆ THỐNG ĐIỆN....................................................................................................... 7
2.3.1 Nguồn điện .......................................................................................................... 7
2.3.2 Nhu cầu điện năng ............................................................................................... 8
2.3.3 Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................................ 9
2.3.4 Hệ thống phân phối điện.................................................................................... 11
a. Hệ thống thanh dẫn điện .................................................................................... 11
b. Hệ thống cáp điện .............................................................................................. 11
c. Hệ thống tủ điện tổng ........................................................................................ 12
2.4. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT ........................................................................................ 12
2.4.1 Xác định nhóm công trình ................................................................................. 12
2.4.2 Cơ sở lập thiết kế ............................................................................................... 12
2.4.3 Phân tích lựa chọn giải pháp chống sét cho công trình ..................................... 13
2.4.4. Tính toán thiết kế chống sét............................................................................... 14
a. Thiết bị thu sét ................................................................................................... 14
b. Dây dẫn và thoát sét .......................................................................................... 15
c. Hộp đo kiểm tra tiếp đất .................................................................................... 15
d. Hệ thống tiếp địa ............................................................................................... 15
3. HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ .......................................................................................... 16
3.1. CĂN CỨ - TIÊU CHUẨN CHUNG ........................................................................ 16
3.2. HỆ THỐNG PHÁT THANH CÔNG CỘNG......................................................... 17
3.2.1 Tiêu chuẩn áp dụng ......................................................................................... 17
3.2.2 Mô tả hệ thống ................................................................................................... 17
a. Hệ thống phát thanh công cộng được thiết kế với các mục tiêu sau ................. 17
b. Giải pháp thiết kế............................................................................................... 18
c. Phần thiết bị tại hiện trường .............................................................................. 18
d. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn.............................................................. 19
3.3. HỆ THỐNG AN NINH KIỂM SOÁT VÀO/ RA, CCTV. .................................... 19
3.3.1 Tiêu chuẩn áp dụng .......................................................................................... 19
3.3.2 Mô tả hệ thống ................................................................................................... 19
a. Hệ thống camera giám sát được thiết kế với mục tiêu sau ................................ 19

1 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

b. Giải pháp thiết kế............................................................................................... 19


c. Phần thiết bị tại hiện trường .............................................................................. 20
d. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn.............................................................. 20
3.4. HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH ................................................................................. 21
3.4.1 Tiêu chuẩn áp dụng .......................................................................................... 21
3.4.2 Mô tả hệ thống ................................................................................................... 21
a. Hệ thống truyền hình được thiết kế với các mục tiêu sau ................................. 21
b. Giải pháp thiết kế............................................................................................... 21
c. Phần thiết bị tại hiện trường: Bao gồm các ổ cắm mạng truyền hình ............... 22
d. Hệ thống truyền dẫn .......................................................................................... 22
3.5. HỆ THỐNG MẠNG ĐIỆN THOẠI ..................................................................... 22
3.5.1 Tiêu chuẩn áp dụng .......................................................................................... 22
3.5.2 Mô tả hệ thống ................................................................................................... 23
a. Hệ thống điện thoại và dữ liệu được thiết kế với các mục tiêu sau ................... 23
b. Giải pháp thiết kế............................................................................................... 23
c. Phần thiết bị tại hiện trường .............................................................................. 24
d. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn.............................................................. 24
3.6. HỆ THỐNG MẠNG DỮ LIỆU ............................................................................... 24
3.6.1. Hệ thống mạng dữ liệu được thiết kế với các mục tiêu sau .............................. 24
3.6.2. Giải pháp thiết kế............................................................................................... 25
3.6.3. Phần thiết bị tại hiện trường .............................................................................. 25
3.6.4. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn.............................................................. 25
3.7. HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÃI ĐỖ XE ..................................................................... 26
3.7.1 Mô tả hệ thống................................................................................................. 26
3.7.2 Chức năng của hệ thống .................................................................................. 26
a. Chức năng cơ bản .............................................................................................. 26
b. Chức năng nâng cao .......................................................................................... 28
3.7.3 Quy trình hoạt động ........................................................................................ 29
a. Tại lối vào nhà để xe ......................................................................................... 29
b. Tại lối ra của nhà để xe...................................................................................... 30
c. Tại các vị trí vị trí để xe ô tô và đầu các đoạn rẽ nhánh .................................... 30
3.7.4. Phần thiết bị tại hiện trường ............................................................................ 30
3.7.5. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn ........................................................... 30
3.8 HỆ THỐNG BMS- HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TÒA NHÀ ................................ 31
3.8.1 Tiêu chuẩn áp dụng ......................................................................................... 31
a. Tiêu chuẩn Việt Nam......................................................................................... 31
b. Tiêu chuẩn quốc tế............................................................................................. 31
3.8.2. Tài liệu hồ sơ thiết kế căn cứ ............................................................................ 32
3.8.3. Nhiệm vụ thiết kế ............................................................................................ 32
3.8.4. Giải pháp thiết kế, tính toán và chỉ dẫn kỹ thuật : .......................................... 34
3.8.5. Phần thiết bị tại hiện trường ............................................................................. 38
3.8.6. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn ............................................................ 38

2 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

3.9. HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA AN TOÀN ĐIỆN NHẸ .................................................... 38


4. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ......................................................................... 38
4.1. PHẠM VI CÔNG VIỆC .......................................................................................... 38
4.2. CƠ SỞ THIẾT KẾ ................................................................................................... 38
4.3. Giải pháp thiết kế ..................................................................................................... 39
4.3.1. Hệ thống cấp nước lạnh................................................................................... 39
4.3.2. Hệ thống thoát nước trong nhà ....................................................................... 42
5. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA VÀ THÔNG GIÓ ......................................................... 46
5.1. CĂN CỨ - TIÊU CHUẨN CHUNG .......................................................................... 46
5.2. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ........................................................................................... 47
5.2.1. Giới thiệu chung các hệ thống ........................................................................... 47
5.2.2. Thông số đầu vào............................................................................................... 48
a. Thông số ngoài nhà ........................................................................................... 48
b. Thông số trong nhà ............................................................................................ 48
5.3. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT. .............. 49
5.3.1. Hệ thống cấp khí tươi. ....................................................................................... 49
5.3.2. Hệ thống hút khí vệ sinh. ................................................................................... 50
5.3.3 Hệ thống thông gió tầng hầm ............................................................................ 50
5.4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ. ............................................ 51
5.4.1 Tính toán nhiệt ................................................................................................... 51
5.4.2 Lựa chọn phương án điều hòa ........................................................................... 51
5.4.3 Yêu cầu – Lựa chọn thiết bị .............................................................................. 54

MỤC LỤC 2

BẢNG PHỤ LỤC TÍNH TOÁN:


Mời xem bản phụ lục tính toán điện, điều hòa không khí- thông gió và cấp thoát
nước (bản pdf).

3 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH


Tháp Tài Chính Quốc Tế- Tên Tiếng Anh Là IFT
Địa điểm: Số 220 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
 Công trình bao gồm 34 tầng nổi và 03 tầng hầm.
 Cơ cấu công trình:
- Tầng hầm 1-3: Khu kỹ thuật – để xe.
- Tầng 1 : Sảnh, giao dịch ngân hàng.
- Tầng 2-3 : Văn phòng ngân hàng.
- Tầng 4 : Khu dịch vụ thương mại.
- Tầng 5 : Khu dịch vụ nhà hàng.
- Tầng 6 : Trung tâm hội nghị.
- Tầng 7- 15 : Khu văn phòng.
- Tầng 16 : Khu kỹ thuật, cafe.
- Tầng 17- 33 : Khu văn phòng.
- Tầng 34 : Khu kỹ thuật, cafe.
 Hồ sơ thiết kế Cơ – Điê ̣n này (bản vẽ – thuyết minh – yêu cầu kỹ thuật –
dự toán…) cầ n đươ ̣c xem xét cùng với các hê ̣ thố ng hồ sơ khác: Hồ sơ
Kiế n trúc, Hồ sơ Nội thấ t, Hồ sơ Kết cấ u… cũng như xem xét tổ ng thể các
hê ̣ thống Cơ – Điê ̣n không tách rời.
 Nhà thầu / nhà cung cấp – sản xuất… có thể/ khuyến khích/ cần đề xuất,
cho ý kiến nhằm có lợi cho dự án / Chủ đầu tư ( Nhất là phù hợp theo thiết
bị / vật tư… cụ thể được phê duyệt ).
2. HỆ THỐNG ĐIỆN
2.1. CĂN CỨ - TIÊU CHUẨN CHUNG
 Hồ sơ TKTC phần điện của công trình được lập dựa trên các cơ sở sau:
 Căn cứ vào Hồ sơ thiết phần kiến trúc, kết cấu của công trình.
 Các tiêu chuẩn quy phạm thiết kế:
 Căn cứ vào Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
 Căn cứ vào TCXDVN 333- 2005: Chiếu sáng nhân tạo trong bên ngoài
công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị- tiêu chuẩn thiết kế.
 Căn cứ vào TCVN 9206:2012 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công
trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

4 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Căn cứ vào TCVN 9207:2012 - Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công
trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
 Căn cứ vào TCVN 7447 ( gồm 14 tiêu chuẩn TCVN) - Hệ thống lắp đặt
điện tòa nhà.
 Căn cứ vào 11 TCN - (18 đến 21):2006 - Quy phạm trang bị điện.
 Căn cứ vào TCVN 4756:1989 - Quy phạm nối đất và nối không các thiết
bị điện.
 Căn cứ vào TCVN 7114-1:2008 Ecgônômi- Chiếu sáng nơi làm việc-
phần 1: trong nhà.
 Căn cứ vào TCVN 7114-3:2008 Ecgônômi- Chiếu sáng nơi làm việc-
phần 3: yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài
nhà.
 Căn cứ vào QCXDVN 09: 2013 - Các công trình sử dụng năng lượng có
hiệu quả.
 Căn cứ vào QCVN 12: 2014/ BXD–Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ
thống điện của nhà ở và nhà công cộng.
 Căn cứ vào TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công
trình- Yêu cầu thiết kế.
 Căn cứ vào TCVN 6160: 1996 Phòng cháy chữa cháy- Nhà cao tầng- Yêu
cầu thiết kế.
 Căn cứ vào TCVN 3254: 1989 An toàn cháy- Yêu cầu chung.
 Căn cứ vào TCXD 16: 1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân
dụng- các tiêu chuẩn liên quan đến chiếu sáng trong công trình.
 Căn cứ vào TCVN 95: 1983 Tiêu chuẩn thiết kế- Chiếu sáng nhân tạo bên
ngoài công trình xây dựng dân dụng- Các tiêu chuẩn liên quan đến chiếu
sáng nhân tạo bên ngoài công trình.
 Căn cứ vào TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các
công trình công nghiệp- Yêu cầu chung.
 Căn cứ vào TCVN 9385: 2012 Chống sét cho công trình xây dựng- hướng
dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

5 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 NFC 17- 102: Tiêu chuẩn chống sét của CH Pháp (Protection of
structrures and open areas against lightning using Early Streamer
Emission air terminals).
2.2. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN
 Công suất tiêu thụ: Pđ (kw)
 Hệ số sử dụng đồng thời: Ksd
 Hệ số công suất: cos = 0.85
 Công suất tính toán: Ptt (kw)
 Công suất biểu kiến: Stt = Ptt/cos (kva)
 Dòng điện tính toán:
- Với thiết bị 1 pha:
Ptt
I tt  A
U dm .cos 
- Với thiết bị 3 pha:
Ptt
Itt   A
3 . U dm . cos
2.2.1. Lựa chọn dây dẫn
 Tiết diện dây theo biểu thức: k1 *k2 *Icp Itt
Trong đó:
 k1: Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, ứng với môi trường đặt dây, cáp;
 k2: Hệ số hiệu chỉnh kể đến số lượng dây hoặc cáp đi chung một rãnh.
 Icp: dòng điện lâu dài cho phép ứng với tiết diện dây hoặc cáp định lựa
chọn.
 Itt : Cường độ dòng điện tính toán .
 Thử lại theo điều kiện kết hợp bảo vệ bằng áp tô mát:
k1 * k 2 * k 3 * Icp IkddtA

4 .5
IkdnhA 1.25 IdmA
hoặc k1 * k 2 * k 3 * Icp  =
1.5 1 .5
Trong đó:

6 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 IkddtA : Dòng điện khởi động điện từ của áp tô mát (dòng chỉnh định áp
tô mát cắt ngắn mạch).
 IkdnhA : Dòng điện khởi động nhiệt của áp tô mát (dòng tác động rơ le
nhiệt để cắt quá tải).
2.2.2. Lựa chọn thiết bị bảo vệ
Chọn thiết bị bảo vệ dựa theo ba điều kiện:
 U đmAUđm lưới
 Icp cápIđmAItt
 IcđmAIn
Trong đó:
 U đmA : Điện áp định mức của thiết bị bảo vệ
 U đm lưới : Điện áp định mức của lưới
 Icp : Dòng điện lâu dài cho phép ứng với tiết diện dây hoặc cáp lựa
chọn.
 Itt : Dòng điện tính toán .
 IđmA : Dòng điện định mức của thiết bị bảo vệ
 IcđmA: Dòng ngắn mạch định mức của thiết bị bảo vệ
 In : Dòng ngắn mạch tính toán.
2.2.3. Tính toán chiếu sáng
Công thức tính toán chiếu sáng như sau:

E (Lux)
S
Trong đó:
 E: Độ rọi đèn(Lux)
 : Quang thông (Lm), (do nhà sản xuất cung cấp ).
 S: Diện tích sử dụng(m2).
2.3. HỆ THỐNG ĐIỆN
2.3.1 Nguồn điện
 Nguồn điện trung thế 22kv được cấp cho công trình theo thỏa thuận cấp
điện với công ty điện lực Hà Nội.

7 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nguồn điện trung thế 22 kv cấp đến phòng kỹ thuật điện đặt tại tầng hầm
1 qua tủ trung thế cấp điện đến các máy biến áp 4 x 2000 kva và 2 x 2500
kva đặt tại tầng hầm.
 Ngoài nguồn điện chính kể trên còn có nguồn dự phòng lấy từ máy phát
điện khi nguồn chính bị gián đoạn qua bộ chuyển nguồn tự động ATS,
máy phát điện công suất 2 x 2500 kva cấ p nguồn cho 2 tổ chiller và 4 x
2000 kva cấp nguồn cho các phu ̣ tải ưu tiên còn lại: Thang máy, thông gió
tầng hầm, phòng cháy chữa cháy, bơm sinh hoa ̣t, hê ̣ thố ng chiế u sáng - ổ
cắ m tầ ng hầm, tầng 1 đến tầng 34, hành lang ... khi nguồn chính bị gián
đoạn.
2.3.2 Nhu cầu điện năng
Tổng công suất của công trình được thống kê như sau:
 Máy biến áp 1.1 : Máy biến áp khô 2000 kva cung cấp nguồn điện cho
chiếu sáng, ổ cắm cho khu vực thương mại, dịch vụ từ tầng 3 đến tầng 5,
bơm cấp nước, thang máy, thang cuốn và các phụ tải phục vụ phòng cháy
chữa cháy.
Công suất tính toán 1916.2 kVA
Lựa chọn máy biến áp 2000 kVA.
 Máy biến áp 1.2 : Máy biến áp khô 2000 kva cung cấp nguồn điện cho
AHU khu thương mại từ tầng 1 đến tầng 34 và các phụ tải thang máy.
Công suất tính toán 1841.6 kVA
Lựa chọn máy biến áp 2000 kVA.
 Máy biến áp 2.1 : Máy biến áp khô 2000 kva cung cấp nguồn điện cho hệ
thống chiếu sáng khu thương mại, công cộng, văn phòng từ tầng 6 đến
tầng 20.
Công suất tính toán 1973.2 kVA
Lựa chọn máy biến áp 2000 kVA.
 Máy biến áp 2.2 : Máy biến áp khô 2000 kva cung cấp nguồn điện cho hệ
thống chiếu sáng khu thương mại, công cộng, văn phòng từ tầng 21 đến
tầng 34.
Công suất tính toán 2063.5 kVA

8 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Lựa chọn máy biến áp 2000 kVA.


 Máy biến áp 3.1 : Máy biến áp khô 2500 kva cung cấp nguồn điện cho hệ
thống chiller 1.
 Máy biến áp 3.1 : Máy biến áp khô 2500 kva cung cấp nguồn điện cho hệ
thống chiller 2.
 Công suất tính toán 4134.2 kVA
Lựa chọn 2 máy biến áp 2500 kVA cấp cho chiller1 và chiller 2.
 Máy phát điện:
Sử dụng 2 máy phát điện 2500 kva cấp điện cho 2 tủ chiller và toàn bộ các
phụ tải còn lại được hòa đồng bộ 4 máy phát 2000 kva chia làm 2 tủ hòa
mỗi tủ hòa 2 máy phát 2000 kva ở hạ thế để cấp nguồn dự phòng cho các
tải dự phòng còn lại.
 Lựa chọn công suất tụ bù cho máy biến áp:
Hệ số cosfi trước khi bù: cosφ1 = 0.7
Hệ số cosfi sau khi bù: cosφ2 = 0.95
2.3.3 Tiêu chuẩn lựa chọn
 Hệ thống chiếu sáng:
- Chiếu sáng ngoài nhà: Bố trí 1 tủ điện cấp nguồn tổng cho hệ thống
chiếu sáng ngoài nhà, việc thiết kế đèn sẽ được phối hợp với đơn vị
thiết kế cảnh quan.
- Chiếu sáng trong nhà:
+ Các đèn chiếu sáng cho khu văn phòng sử dụng là loại đèn led âm
trần bóng tiết kiện năng lượng, màu sáng trắng.
+ Các khu vực công cộng sử dụng đèn phù hợp với yêu cầu thiết kế
của kiến trúc đảm bảo yêu cầu về độ sáng cũng như độ sang trọng
trong thiết kế nội thất.
+ Các đèn báo sự cố và các đèn báo lối ra sẽ được bố trí tại tất cả các
lối ra vào như: sảnh chính, hành lang, cầu thang và một số khu vực
công cộng khác.
+ Chiếu sáng các khu vực công cộng như: lối thoát nạn, phòng điều
khiển, phòng an ninh, phòng điều khiển trung tâm,... sử dụng các

9 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

loại đèn chiếu sáng có kèm ác qui có thời gian làm việc 2 giờ, khi
nguồn điện chính bị gián đoạn.
+ Hệ thống chiếu sáng được bảo vệ bằng attomat. Dây dẫn cấp điện
cho chiếu sáng có tiết diện tối thiểu 1,5 mm2, dây dẫn được luồn
trong ống PVC chôn ngầm trong tường, trần hoặc sàn nhà.
- Điều khiển chiếu sáng công cộng:
Hệ thống điều khiển bật/ tắt, điều chỉnh độ sáng, chiếu sáng bối cảnh
được thực hiện từ xa qua bộ điều khiển trung tâm hay được thực hiện
tại chỗ qua các công tắc.
+ Đặt giờ bật/ tắt.
+ Đặt độ sáng theo giờ (đường phố và sân vườn hay theo sự có mặt
của người trong khu vực chiếu sáng (hầm, hành lang, sảnh).
+ Đặt chiếu sáng theo phối cảnh đối với hệ thống chiếu sáng mỹ thuật.
+ Chức năng điều khiển bât/ tắt tại chỗ được thực hiện qua công tắc.
- Đèn báo không:
Đèn báo hiệu cho máy bay để các phi công có thể nhận dạng tòa nhà từ
xa trong đêm, các đèn được lắp đặt như sau:
+ Đèn nhấp nháy với độ phát sáng cao: Được lắp trên mái và nhìn
được từ tất cả các hường.
+ Đèn chiếu sáng liên tục có độ phát sáng thấp: Được lắp trên cột thu
sét của tòa nhà.
- Tiêu chuẩn độ rọi cho từng khu vực:
+ Khu vực sảnh chính: 200 Lux
+ Khu vực tầng hầm: 100 Lux.
+ Khu vực sảnh công cộng: 200 Lux.
+ Khu vực hành lang, wc: 100Lux.
+ Phòng kỹ thuật: 200 Lux.
+ Khu vực phòng làm việc, ngân hàng: 500 Lux.
+ Khu vực trung tâm thương mại, cafe: 400Lux.
- Cao độ lắp đặt công tắc: 1200mm so với sàn hoàn thiện (ngoại trừ ghi
chú khác). ( Vị trí: thay đổi phù hợp nội thất khi thi công – nếu cần).

10 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Ổ cắm:
- Bố trí ổ cắm tại những vị trí thích hợp (mời xem bản vẽ).
- Công suất cho mỗi ổ cắm: 180VA/1 đơn vị ổ cắm.
- Cao độ lắp đặt: 400mm so với sàn hoàn thiện (ngoại trừ ghi chú khác).
- Sử dụng ổ cắm chống nước trong khu vệ sinh, cao 1400mm (nếu có).
- Vị trí ổ cắm có thể thay đổi khi thi công phù hợp với nội thất.
 Lựa chọn cáp
- Lựa chọn tiết diện dây- cáp theo điều kiện điều kiện phát nóng và điều
kiện tổn thất điện cho phép:
Ucp ≥ Uđm
k1.k2.Icp ≥ Itt
Trong đó:
+ Uđm , Itt: Điện áp định mức và dòng điện làm việc lâu dài của dây
dẫn.
+ Ucp, Icp: điện áp và dòng điện cho phép của dây dẫn.
+ k1: Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, tính đến sự chênh lệch nhiệt độ môi
trường chế tạo và môi trường đặt dây dẫn.
+ k2: Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, tính đến số lượng cáp đặt chung 1
rãnh, một máng cáp.
- Theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép:
Ri X
Ptti . +Q tti i
ΔU%= 2 2 . 100  [ΔU%]=5%
2
U dm 1000

2.3.4 Hệ thống phân phối điện


a. Hệ thống thanh dẫn điện
 Các tủ điện hạ thế tổng (đặt tại tầng hầm) phân phối tới các tủ điện của tòa
nhà bằng hệ thống thanh dẫn nhôm.
b. Hệ thống cáp điện
Cấp nguồn cho hệ thống tủ bảng điện và các phụ tải điện.
 Cáp điện cấp điện cho các tủ bảng điện là cáp đồng 0,6/ 1kv
CU/XLPE/PVC được đi trên thang máng cáp lắp trên tường, trần tòa nhà.

11 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Từ tủ điện tổng của mỗi tầng sẽ cấp điện cho các bảng điện tổng của từng
văn phòng và các khu vực thương mại bằng cáp 0,6/ 1kv CU/XLPE/PVC
được đi trên máng cáp.
 Dây điện cấp cho các phụ tải chiếu sáng, ổ cắm sử dụng dây đồng 0,6/ 0,45
CU/ PVC đi trong máng cáp hoặc ống luồn dây PVC chôn trong tường, sàn,
trần.
 Ngoài ra các phụ tải pccc như bơm chữa cháy, quạt hút khói,... sẽ sử dụng
cáp chống cháy 0,6/ 1kv CU/ FR/PVC.
c. Hệ thống tủ điện tổng
 Được thiết kế, phân bố tương ứng với trạm biến áp và được đặt tập chung
tại phòng hạ thế tầng hầm 1.
 Tủ MSB1.1: Phân phối nguồn điện cho chiếu sáng, ổ cắm cho khu vực
thương mại, dịch vụ từ tầng tầng 3 đến tầng 5, bơm cấp nước, thang máy,
thang cuốn và các phụ tải phục vụ phòng cháy chữa cháy.
 Tủ MSB 1.2: Phân phối nguồn điện cho AHU cho khu thương mại từ tầng 1
đến tầng 34, các phụ tải thang máy.
 Tủ MSB2.1: Phân phối nguồn điện cho hệ thống chiếu sáng khu công cộng,
thương mại văn phòng từ tầng 6 đến tầng 20.
 Tủ MSB2.2: Phân phối nguồn điện cho hệ thống chiếu sáng khu công cộng,
thương mại văn phòng từ tầng 21 đến tầng 34.
 Tủ MSB3.1: Phân phối nguồn điện cho hệ thống chiller 1.
 Tủ MSB3.2: Phân phối nguồn điện cho hệ thống chiller 2.
2.4. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

2.4.1 Xác định nhóm công trình


Công trình xây dựng thuộc nhóm III với những lý do sau đây:
Chiều cao công trình >35mét.

2.4.2 Cơ sở lập thiết kế


 Căn cứ vào số liệu thiết kế kỹ thuật công trình.
 Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình
 Căn cứ vào các tiêu chuẩn chống sét hiện hành như sau:

12 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 TCN 68-174-2006: Quy phạm chống sét và tiếp đất của Bộ Bưu Chính,
Viễn Thông.
 NF C17-102: 2011 Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
 UNE 21186: 1995 Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Tây Ban Nha
 TCVN 9385 - 2012: Chống sét cho công trình – Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống.
 TCVN 4756-86: Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của Việt
Nam.

2.4.3 Phân tích lựa chọn giải pháp chống sét cho công trình
a. Mô hình hình học:
 Cột thu sét hay mô hình hình học cổ điển có phạm vi bảo vệ là một hình
nón úp, với chiều cao là chiều cao đặt cực thu sét góc bảo vệ là 450 lập giữa
chiều cao và đường sinh. Cột thu sét chỉ chống được sét đánh trực tiếp có
hiệu quả tốt cho các toà nhà, công trình có chiều cao từ 15-20m.
 Vì vậy, sự hạn chế của mô hình chống sét là chỉ áp dụng an toàn cho những
toà nhà có chiều cao từ 15-20m.

b. Mô hình điện hình học


 Đối với những toà nhà hay công trình xây dựng có chiều cao lớn hơn 20m
người ta ứng dụng mô hình điện hình học với phương pháp quả cầu lăn.
Người ta hình dung ra các quả cầu có đường kính 20-45-60mét được lăn
theo phía ngoài những bức tường và trên đỉnh mái của toà nhà để xác định
vùng bảo vệ.
 Tuy vậy, mô hình điện hình học với phương pháp Quả cầu lăn cũng chỉ có
thể bảo vệ tốt cho những toà nhà cao đến 40m. Khi chiều cao toà nhà lớn
hơn 40 m người ta áp dụng mô hình phát xạ sớm.

c. Mô hình phát xạ sớm


 Mô hình phát xạ sớm là một giải pháp tổng thể toàn diện hơn, nó có thể bảo
vệ chống sét trực tiếp cho các toà nhà cao ốc có chiều cao lên tới 300m.
Vùng bảo vệ có dạng hình chuông, bán kính rất rộng với một cực thu sét ít
hơn rất nhiều. Mức bảo vệ có thể lên đến 98% tỷ lệ xác suất dòng sét đánh.

13 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

d. Kết luận
 Dựa vào kết quả phân tích trên và kết hợp với bản vẽ kiến trúc của công
trình chúng tôi chọn giải pháp chống sét mô hình phát xạ sớm kết hợp với
hệ thống chống sét lồng faraday theo TCVN 9385: 2012 để đảm bảo an
toàn.

2.4.4. Tính toán thiết kế chống sét


a. Thiết bị thu sét
Kim thu sét chủ động.
 Bố trí 01 bộ thiết bị thu sét tia tiên đạo, thiết bị này được liên kết với bộ
ghép nối bằng Inox & chân trụ đỡ do vậy chịu mọi hoàn cảnh thời tiết
khắc nghiệt và được đặt trên mái công trình có bán kính bảo vệ cấp 3: Rbv
= 95m, h=5m. Thiết bị thu sét được đặt tại vị trí cao nhất của công trình
và bán kính bảo vệ được tính theo công thức sau đây:

h  2D  h   L(2D  L)
Rp =
Trong đó :
- Rp : Bán kính bảo vệ mặt phẳng ngang tính từ chân đặt
- h : Chiều cao đầu thu sét ở trên bề mặt được bảo vệ
- D : Chiều cao ảo tăng thêm khi chủ động phát xung theo tiêu chuẩn
cấp 3 (level III) bảo vệ dựa vào tiêu chuẩn NFC 17-102: 2011

Thay vào công thức trên với: h =5m, D = 45 m, L= 106 .T (Đường dẫn

chủ động), T = 30s = 30* 10 -6s.

Rp = 5*(2*45-5) + 106 *30*10-6 *(2*45+106 *30*10-6 ) = 95mét


 Chú ý: Để đảm bảo an toàn cho công trình khi thiết bị chống sét được lắp
đặt cần lưu ý mỗi thiết bị chống sét tia tiên đạo ngoài C/O & C/Q còn phải
có test thử nghiệm ít nhất 5 đến10 lần với điện áp 30kV & 1lần dòng xung
sét 100kA dạng sóng 10/350#s tại Hãng sản xuất trước khi xuất xưởng.

Thiết bị thu cổ điển.


 Bố trí lưới đồng trên bề mặt mái với khoảng cách không quá 10x20 mét.
Các giao điểm được hàn hóa nhiệt.

14 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

b. Dây dẫn và thoát sét


Cáp thoát sét hệ thống thu sét chủ động.
 Bố trí 02 đường cáp đồng bện dẫn và thoát sét tại vị trí đặt thiết bị thu sét
tia tiên đạo từ mái xuống hệ thống tiếp đất đảm bảo khả năng dẫn sét
nhanh chóng an toàn cho công trình, cáp thoát sét với diện tích cắt ngang
là 70mm2. Cách 1.5 mét có một kẹp đinh vị.

Cáp thoát sét hệ thống thu sét cổ điển.


 Bố trí các đường thoát sét xuống đất dọc theo chu vi công trình với
khoảng cách giữa các đường thoát sét không quá 20 mét.
 Dây thoát sét bằng đống tiết diện M70.
c. Hộp đo kiểm tra tiếp đất
 Hộp đo kiểm tra sẽ được mở để kiểm tra tại thời điểm đang lắp đặt và thử
nghiệm thường xuyên để theo dõi và kiểm tra định kỳ giá trị điện trở nối
đất hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
 Hộp kiểm tra được đặt ở trên cốt sàn 1.5m dây thoát sét xuống để điện cực
tiếp đất có thể được kiểm tra một cách riêng biệt. Trường hợp các yếu tố
xây dựng tự nhiên được sử dụng như cáp thoát sét sau hộp kiểm tra sẽ
được đặt ở đầu công trình để đo điện trở đất.
d. Hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp cho hệ thống điện hạ áp và thông tin


 Sử dụng 2 hệ thống tiếp địa cho hệ thống điện hạ áp và điện nhẹ, hệ thống
tiếp địa sẽ được nối với hệ thống tiếp địa của nhà kỹ thuật điện và một hệ
thống cho hệ thống thông tin liên lạc. Giá trị của điện trở đất nhỏ hơn
hoặc bằng 4 đối với tiếp địa an toàn và nhỏ hơn hoặc bằng 1 đối với
hệ thống điện nhẹ.
 Toàn bộ các vỏ tủ điện, thang máng cáp bằng kim loại và các phần kim
loại có thể mang điện đều được đấu với hệ thống tiếp địa an toàn, bằng
các sợi dây đồng có thể kết nối với hệ thống tiếp địa an toàn của tòa nhà.
 Hệ thống nối đất dùng 2 hệ thống cọc riêng biệt: 6 cọc thép mạ đồng D16
dài 2,4M cho hệ thống điện an toàn hạ áp và 6 cọc thép mạ đồng D16 dài
2,4M cho hệ thống điện nhẹ.

15 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Trong quá trình thi công, sau khi thi công cần đo kiểm tra điện trở nối đất
nếu không đạt yêu cầu cần có biện pháp khắc phục như đóng thêm cọc
hoặc đổ thêm hóa chất làm giảm điện trở đất.

Hệ thống tiếp đất chống sét bao gồm


 5 cọc nối đất bằng thép bọc đồng D16 dài 2,4M chôn cách nhau 3.0M và
liên kết với nhau bằng cáp đồng trần M70.
 Đầu trên của cọc được đóng sâu cách mặt đất 0,8M và dây đồng trần được
đặt trong các rãnh 0,5M.
 Việc liên kết giữa cọc đồng, băng đồng và cáp đồng thoát sét bằng mối
hàn nhiệt tạo cho hệ thống tiếp đất có điện trở 10 tuân theo tiêu chuẩn
TCVN 9385 - 2012 chống sét cho công trình xây dựng Việt Nam có tác
dụng tải dòng điện hiệu quả do khả năng tiếp xúc giữa cọc, băng đồng và
cáp thoát sét rất cao vì vậy đạt độ bền và tuổi thọ không cần phải bảo
dưỡng định kỳ hệ thống nối đất.
2.4.5 Hệ thống chống sét lan truyền
 Sử dụng các bộ chống lan truyền 4 cực 65 KA lắp cho các ngăn đầu vào
của tủ điện tổng.
3. HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ
 Phạm vi công việc
- Thiết kế hệ thống mạng điện thoại.
- Thiết kế hệ thống mạng dữ liệu.
- Thiết kế hệ thống loa công cộng.
- Thiết kế hệ thống truyền hình vệ tinh.
- Thiết kế hệ thống an ninh kiểm soát vào, ra.
- Thiết kế hệ thống BMS.
- Thiết kế hệ thống quản lý bãi đỗ xe.
3.1. CĂN CỨ - TIÊU CHUẨN CHUNG
Hồ sơ thiết kế hệ thống điện nhẹ dựa vào các tiêu chuẩn và các tài liệu như sau:
 Hồ sơ thiết kế phần kiến trúc - kết cấu và các yêu cầu của dự án.
Các tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành và các tiêu chuẩn quốc tế như sau:

16 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 TCVN 8238:2009: Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội
hạt - Yêu cầu kỹ thuật.
 QCVN 19:2010/BTTTT: Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng công cộng
qua giao diện tương tự - Yêu cầu kỹ thuật chung.
 QCVN 22:2010/BTTTT: Thiết bị đầu cuối viễn thông - Yêu cầu an toàn
điện.
 TCVN 5830:1999: Truyền hình. Các thông số cơ bản.
 IEC 60849: Tiêu chuẩn an toàn
 EN 60065: Tiêu chuẩn an toàn
3.2. HỆ THỐNG PHÁT THANH CÔNG CỘNG
3.2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
 Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông
tin – yêu cầu kỹ thuật: TCN 68 – 161:1995
 Tiêu chuẩn IEC 60849
3.2.2 Mô tả hệ thống
a. Hệ thống phát thanh công cộng được thiết kế với các mục tiêu sau
 Thông báo: Tin nội bộ, đọc bản tin, tìm người.
 Báo động khẩn cấp: Chức năng này có thể chủ động hoặc tự động phát
thông báo khi: cháy nổ, động đất, khủng bố hoặc sự nguy hiểm nào đó cần
phải hướng dẫn thoát hiểm.
 Tính chất và yêu cầu:
- Có thể thông báo tức thời đến một hoặc nhiều vùng khác nhau.
- Có thể kết nối các hệ thống báo cháy, báo động,...
- Có thể hoạt động ngay cả khi hệ thống điện trung tâm bị mất (khi kết
nối với hệ thống UPS).
- Phát nhạc nền: Chức năng này cho phép phát nhạc từ 2 đầu vào âm
nhạc: Máy CD, tunner.
- Hệ thống này được bố trí hệ thống loa công cộng, phân vùng trong
tòa nhà. Đầu vào âm thanh kèm bộ trộn khuyếch đại âm thanh sẽ
được nối với các bộ điều khiển và chọn vùng âm, cho phép phát
thanh các thông báo đến các khu vực khác nhau của tòa nhà (có khả
năng phân kênh).

17 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

b. Giải pháp thiết kế


 Sử dụng giải pháp hệ thống phát thanh ANALOG. Tủ thiết bị trung tâm
của hệ thống âm thanh được đặt tại phòng kỹ thuật điện nhẹ - tầng hầm
của tòa nhà.
 Các loa sẽ được lắp đặt theo sự phân chia của các khu vực quản lý, cung
cấp tại các khu vực hành lang và thang bộ cũng như các khu vực trung
tâm thương mại.
 Các thiết bị chính của hệ thống bao gồm:
- Bộ thu tiếng/ phát tiếng (Micro, bàn điều khiển thông báo, đầu DVD,
bộ thu phát AM/ FM…)
- Hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh (Bộ điều khiển trung tâm, thiết bị
phân vùng âm thanh, thiết bị xử lý các bản tin thông báo…)
- Hệ thống khuếch đại âm thanh (âm li) và hệ thống tái tạo âm thanh
(các loa thông báo...)
 Tín hiệu âm thanh được tạo ra hoặc thu được nhờ hệ thống thu tiếng/ phát
tiếng được đưa đến bộ xử lý âm thanh để hiệu chỉnh, sau đó được khuếch
đại công suất đưa ra loa.
 Tại phòng trực: kỹ thuật viên có thể điều khiển và kiểm soát toàn bộ các
hoạt động của các hệ thống. Các thiết bị được đặt trong tủ thiết bị chuyên
dụng được thiết kế theo chuẩn, có nguồn cung cấp, quạt làm mát, bộ gá
chuẩn.
c. Phần thiết bị tại hiện trường
Các loa thông báo được bố trí như sau:
 Loa hộp lắp tường 6W, loa hộp lắp tường loại chống nước 6W, loa kèn
lắp tường 10W, loa âm trần 3W được lắp ở các khu vực tầng hầm .
 Loa hộp lắp tường 6W, loa hộp lắp tường loại chống nước 6W, loa âm
trần 3W được lắp ở các khu vực tầng 1 .
 Loa hộp lắp tường 6W, loa âm trần 3W được lắp ở các khu vực tầng 2 đến
tầng mái .

18 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

d. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn


 Cáp loa sử dụng cáp chuyên dụng 2x1.5mm2 và 20x 1,5mm2, dẫn từ
trung tâm phát thanh tới các loa.
 Hệ thống cáp được đặt trong ống, thang , máng và trên trần giả .
 Hệ thống được cấp nguồn từ mạng điện ưu tiên công trình, ngoài ra còn
được cấp nguồn UPS.
3.3. HỆ THỐNG AN NINH KIỂM SOÁT VÀO/ RA, CCTV.
3.3.1 Tiêu chuẩn áp dụng
 TCN 68-141:1999 ; TCN 68-135:2001: Truyền dẫn phát sóng vô tuyến
điện.
 TCVN 8238:2009: Cáp thông tin kim loại.
 ISO/IEC 10918-1: Tiêu chuẩn về nén và mã hóa hình ảnh số.
3.3.2 Mô tả hệ thống
a. Hệ thống camera giám sát được thiết kế với mục tiêu sau
 Cung cấp nhận dạng người tại các khu vực vào ra.
 Quan sát khu vực hành lang, khu vực cầu thang bộ lên xuống, và những
khu vực công cộng khác.
 Giám sát liên tục 24/ 24 giờ.
 Ghi nhận những hoạt động bất thường trong phạm vi tòa nhà và hiển thị
cho bộ phận chỉ định.
 Giám sát tại chỗ và có thể giám sát bằng máy tính qua mạng LAN/WAN
hoặc Internet.
 Cung cấp dữ liệu thường xuyên các hoạt động camera.
 Hình ảnh được lưu trữ vào thiết bị lưu trữ và dễ dàng kiểm tra lại.
 Tối ưu hóa chi phí đầu tư – vận hành.
b. Giải pháp thiết kế
 Tòa nhà sẽ được thiết kế 1 hệ thống camera quan sát riêng biệt với hệ
thống máy chủ và màn hình đươc bố trí tại phòng bảo vệ của tòa nhà.
 Bố trí camera ngày/ đêm và các đèn chiếu tia hồng ngoại cho phép giám
sát toàn bộ hình ảnh xung quanh nhà.

19 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Tại khu văn phong nhằm đảm bảo kiểm soát an ninh cũng như an toàn của
nhân viên, các hành lang, sảnh thang máy sẽ được lắp camera loại lắp
trần.
 Tại khu vực thương mại các camera sẽ được lắp đặt và theo dõi các sảnh
thang máy, các khu vực vào/ ra, thoát hiểm.
 Các cửa của tòa nhà đều được kết nối với hệ thống kiểm soát vào/ ra.
 Phòng điều khiển trung tâm đặt tại tầng 1, việc theo dõi và điều khiển các
camera được thực hiện tại đây. Trong phòng đặt server máy chủ bao gồm
những thiết bị chính sau:
- Đầu ghi kỹ thuật số.
- Màn hình quan sát.
- Hệ thống máy tính quản lý và lưu trữ (Tùy chọn)
- Phần mềm giám sát camera.
- Bộ lưu điện UPS 5 kva.
Ưu điểm hệ thống:
 Vừa quan sát tại chỗ vừa có thể quan sát qua mạng LAN, Internet.
 Hệ thống hoạt động độc lập 24/ 24 giờ.
 Vận hành hoạt động hệ thống dễ dàng.
c. Phần thiết bị tại hiện trường
Bao gồm các camera giám sát:
 Camera IP bán cầu cố định quan sát ngày và đêm.
 Camera IP cố định hình chữ nhật quan sát ngày và đêm loại trong nhà,
khoảng cách quan sát ≥ 14M.
 Camera IP cố định hình chữ nhật quan sát ngày và đêm loại ngoài nhà,
khoảng cách quan 30M.
 Các camera được đặt tại vị trí các cửa, hành lang cầu thang, các vị trí nhạy
cảm.
d. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn
 Cáp tín hiệu camera sử dụng loại cáp UTP CAT6

20 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Hệ thống cáp truyền dẫn tín hiệu, cáp nguồn từ các camera chạy trong hệ
thống ống nhựa bảo vệ PVC D20 và thang , máng cáp về phòng điều
khiển trung tâm tầng 1.
 Hệ thống lưu trữ dữ liệu an toàn, đảm bảo phục vụ cho các công tác quản
lý sau này (Dung lượng theo phê duyệt).
 Hệ thống quản lý có khả năng cung cấp các tín hiệu camera lên mạng diện
rộng hoặc internet phục vụ cho các giám sát từ xa.
3.4. HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH
3.4.1 Tiêu chuẩn áp dụng
 Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông
tin – Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-161:1995.
 Thiết bị Vsat (Băng Ku) – Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-214:2002
 Thiết bị Vsat (Băng C) – Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-215:2002
3.4.2 Mô tả hệ thống
a. Hệ thống truyền hình được thiết kế với các mục tiêu sau
 Hê ̣ thố ng truyề n hiǹ h của công trình sẽ là hê ̣ thống truyề n hiǹ h cáp (cable
CATV), nhâ ̣n tín hiê ̣u từ nhà cung cấp truyề n hình cáp. Kết hợp với hệ
thống truyền hình vệ tinh.
 Cung cấp tín hiệu và ổ cắm truyền hình tại các khu vực yêu cầu.
 Tối ưu chi phí đầu tư – vận hành.
b. Giải pháp thiết kế
 Tủ thiết bị trung tâm của hệ thống truyền hình đặt tại phòng điều khiển
trung tâm - tầng hầm 1. Tủ bao gồm: Bộ khuếch đại trung tâm, các bộ
chia tín hiệu đại , hệ thống nguồn nuôi cho các thiết bị...
 Tủ kỹ thuật tầng bao gồm : Các bộ khuếch đại tín hiệu tầng, các bộ chia
tin hiệu truyền hình .
 Hệ thống khuếch đại có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu truyền hình giúp
cho tín hiệu thu được từ máy thu truyền hình là tốt nhất.
 Tín hiệu ra từ bộ khuếch đại tầng được đưa tới bộ chia để phân tới từng ổ
đầu cuối tivi tại các phòng/ khu vực.

21 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Hệ thống cáp trục sử dụng loai cáp đồng trục RG11 đi dọc theo trục thang
cáp , cáp nhánh là loại cáp đồng trục RG6 dùng trong căn hộ và kéo từ tủ
kỹ thuật tầng tới các khu vực của tầng đó .
c. Phần thiết bị tại hiện trường: Bao gồm các ổ cắm mạng truyền hình
 Ổ cắm mạng truyền hình được thiết kế cho công trình là loại ổ cắm âm
tường 1 nhân, lắp cách sàn hoàn thiện 400mm.
d. Hệ thống truyền dẫn
 Hệ thống cáp trục chính gồm 01 sợi cáp RG11 từ truyền hình cáp tới
phòng điều khiển trung tâm - tầng hầm 1.
 Hệ thống cáp trục truyền tải tín hiệu đến các tủ kỹ thuật tầng là cáp RG11.
Tín hiệu từ tủ kỹ thuật tầng chuyển đến các ổ đầu cuối hoặc từ tủ kỹ thuật
tầng đến hộp kỹ thuật các phòng và từ hộp kỹ thuật các phòng đến các
điểm đầu cuối nhờ hệ thống cáp nhánh RG6.
 Thiết kế cấp tín hiệu truyền hình 3 tầng / 1 sợi cáp RG11
 Hệ thống cáp được lựa chọn và lắp đặt phải đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ
thuật hiện hành và có khả năng chịu ẩm, chịu nhiệt và có độ bền cơ khí
cao.
3.5. HỆ THỐNG MẠNG ĐIỆN THOẠI
3.5.1 Tiêu chuẩn áp dụng
 Tổng đài điện tử PABX – yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-136:1995.
 Tổng đài số dung lượng nhỏ - yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-146:1995.
 Tổng đài điện từ số dung lượng lớn - yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-179:1999.
 Chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin – yêu
cầu kỹ thuật: TN 68-140:1995
 Cống, bể cáp và tủ đấu cáp – yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-153:1995.
 Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông
tin – yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-161:1995.
 Tiếp đất cho các công trình viễn thông (soát xét lần 1) – yêu cầu kỹ thuật :
TCN 68-141:1999.
 Thiết bị đầu cuối viễn thông – yêu cầu an toàn điện: QCVN 22:2010.

22 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông (soát xét lần 1) – yêu cầu kỹ
thuật: TCN 68-135:2001.
 ISO 11801 ED.2: Hệ thống cáp cho tòa nhà cao ốc thương mại.
3.5.2 Mô tả hệ thống
a. Hệ thống điện thoại và dữ liệu được thiết kế với các mục tiêu sau
 Cung cấp tín hiệu điện thoại và dữ liệu cho toàn bộ công trình.
 Độ an toàn, tin cậy cao.
 Sẵn sàng đáp ứng mọi khả năng phát triển trong tương lai gần. Dễ dàng
mở rộng khi có nhu cầu.
b. Giải pháp thiết kế
 Chủ đầu tư sẽ cung cấp hạ tầng kỹ thuật liên quan đến hệ thống điện thoại
đến từng tầng, khách thuê sẽ lắp hệ thống điện thoại theo nhu cầu riêng và
đấu nối với hệ thống điện thoại từng từng.
 Hạ tầng hệ thống điện thoại trong tòa nhà được thiết kế và trang bị bao
gồm 1 tủ cáp chính MDF 3000 đôi được đặt tại phòng MDF dưới tầng
hầm 1 của tòa nhà.
 Bố trí tủ đấu dây điện thoại tổng MDF- 1 50 đôi để đấu nối điện thoại cho
khu vực công cộng thuộc quản lý chung của tòa nhà, bao gồm tầng hầm,
tầng 1, tầng 6. Từ tủ MDF- 1 kéo cáp điện thoại 10 đôi đến IDF- B1 cho
tầng hầm, kéo cáp điện thoại 20 đôi đến IDF- 1 tầng 1, IDF- 6 tầng 6.
 Bố trí tủ đấu dây điện thoại tổng MDF- 2 150 đôi cho ngân hàng tầng 1, 2,
3. Từ tủ MDF- 2 kéo cáp điện thoại 50 đôi đến các tủ đấu dây tầng dành
cho ngân hàng:
IDF - 1.1 (tầng 1), IDF - 2 (tầng 2), IDF - 3 (tầng 3).
 Từ tủ tổng MDF của tòa nhà cấp đến các tủ đấu trung gian IDF và được
thiết kế tại trục kỹ thuật. Cáp nối từ tủ tổng MDF tới các IDF tầng văn
phòng là cáp thoại 10 đôi dây đến 100 đôi dây tùy vào mục đích sử dụng
của tầng.
 Từ tủ IDF tầng, cáp điện thoại đến các khu vực cho thuê sẽ được cung cấp
lắp đặt và đấu nối bởi bên thuê.
 Toàn bộ hệ thống được đấu nối theo cấu trúc hình sao.

23 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Các cáp được chạy trên máng và trong ống bảo vệ.
 Tất cả các ống và máng cáp chạy trong trục kỹ thuật xuyên tầng, trên trần
giả và được gắn nổi. Tất cả các ống nơi công cộng được đi chìm.
 Các đoạn ống nhựa đi nhầm trong tường, cứ 10- 12M đặt 1 hộp kéo cáp
để luồn cáp.
c. Phần thiết bị tại hiện trường
 Tại mỗi tầng thiết kế 01 tủ kĩ thuật dùng chung cho hệ thống điện nhẹ .
 Trừ tầng hầm 1 đặt tủ MDF chính, MDF- 1, MDF- 2.
 Tại tủ kỹ thuật tầng khác đặt 01 tủ IDF tầng có số đôi dây từ 20 đến 100
đôi dây
(xem bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống mạng thoại) .
 Ổ cắm là loại âm tường.
 Cao độ lắp đặt: 400mm so với sàn hoàn thiện (ngoại trừ ghi chú khác).
d. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn
 Hệ thống cáp trục điện thoại: Cáp tín hiệu kéo từ tủ trung tâm tới các tủ kỹ
thuật tầng sử dụng loại cáp UTP Cat3.
 Cáp từ modem tầng đến ổ cắm điện thoại UTP Cat3 2 đôi.
3.6. HỆ THỐNG MẠNG DỮ LIỆU
3.6.1. Hệ thống mạng dữ liệu được thiết kế với các mục tiêu sau
 Hệ thống mạng LAN được thiết kế để đảm bảo các tiêu chí chính xác, an
toàn, hiệu quả với công nghệ cao và hiện đại.
 Sẵn sàng đáp ứng mọi khả năng phát triển trong tương lai gần. Dễ dàng
mở rộng khi có nhu cầu.
 Đảm bảo chất lượng truyền dẫn tốt và độ suy hao tín hiệu phải nằm trong
khoảng cho phép. Hệ thống cáp tối thiểu được thiết kế theo tiêu chuẩn
CAT6 và hệ thống cáp khối sợi quang. Cấu hình dạng sao nhằm tối ưu về
băng thông, tốc độ và độ linh hoạt của hệ thống mạng.
 Đáp ứng các ứng dụng truyền số liệu hiện nay như: Ethernet, Fast
Ethernet, Gigabit Ethernet, ... và có thể đáp ứng các ứng dụng về thoại kỹ
thuật số.
 Đồng bộ về công nghệ và chất lượng.

24 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

3.6.2. Giải pháp thiết kế


 Bố trí tủ đấu cáp quang chính Main MCC 250 cổng tại tầng hầm 1 để đấu
với hệ thống cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ. Từ tủ cáp quang chính
MCC kéo cáp quang loại 4, 8, 16 lõi đến các tủ đấu nối cáp quang ODF
tại các tầng (mời xem bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống mạng Lan).
 Từ tủ ODF tầng, cáp mạng Lan/ Internet đến các khu vực cho thuê, sẽ
được cung cấp và lắp đặt bởi bên thuê.
 Bố trí tủ cáp quang chính MCC- 1 32 cổng riêng cho khu vực ngân hàng
(tầng 1, 2,3). Từ tủ MCC- 1 kéo cáp quang 8 lõi đến các tủ ODF- 1.1
(tầng 1),
ODF- 2 (tầng 2), ODF- 3 (tầng 3) để chờ đấu nối tín hiệu cho khu vực
ngân hàng.
 Tủ phân phối tầng sẽ được đặt tại phòng kỹ thuật tầng, sau này tùy thuôc
vào nhu cầu cụ thể sẽ kết nối tới các điểm dịch vụ.
 Cáp khối sợi quang, hỗ trợ dữ liệu từ server đến các switch, giữa các
switch với nhau và với các tầng.
 Hệ thống switch ở mỗi tầng đảm bảo khoảng cách chạy dây không vượt
quá cự ly cho phép là 100M.
3.6.3. Phần thiết bị tại hiện trường
 Tại mỗi tầng thiết kế 01 tủ kĩ thuật dùng chung cho hệ thống điện nhẹ .
 Trừ tầng hầm 1 đặt tủ Main MCC chính và MCC- 1.
 Tại tủ kỹ thuật tầng khác đặt 01 tủ RACK tầng chờ đấu nối cho cac khu
vực của tầng
(xem bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống mạng lan) .
 Ổ cắm là loại RJ45 lắp âm tường và RJ45 lắp gắn trần cho bộ phát Wifi.
 Cao độ lắp đặt: 400mm so với sàn hoàn thiện (ngoại trừ ghi chú khác).
3.6.4. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn
 Hệ thống cáp trục mạng dữ liệu: Cáp tín hiệu kéo từ tủ trung tâm tới các
tủ kỹ thuật tầng sử dụng loại cáp quang multi moden loại 4, 8,16 (mời
xem bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống mạng lan).
 Cáp từ tủ Rack đến ổ cắm mạng là UTP Cat6.

25 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

3.7. HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÃI ĐỖ XE


3.7.1 Mô tả hệ thống
 Hệ thống kiểm soát thu phí ra vào: thực hiện kiểm soát tất cả các lượt ra

vào nhà để xe của các loại xe ô tô, xe máy, xe đạp điện … Các thông tin

cung cấp cho hệ thống thu phí hiện hữu như biển số xe, thời gian xe đậu,

hình ảnh người điều khiển…, dựa trên các thông tin này mà hệ thống thu

phí hiện hữu tính toán mức phí tương ứng cho phương tiện tại ngõ

ra.Không chỉ vậy , với ứng dụng tự đông hóa hệ thống còn có khả năng

điều khiển việc sắp xếp việc đỗ xe một cách thông minh , linh hoạt rút

ngắn thời gian tìm chỗ để xe ô tô .

3.7.2 Chức năng của hệ thống


a. Chức năng cơ bản
 Nhóm kiểm soát điều khiển ra/ vào:

- Thông báo số xe đang trong bãi.


- Thông báo số xe đã vào trong ngày.
- Thông báo số xe đã đi ra trong ngày.
- Tự động nhận dạng biển số xe ra/ vào.
- In hóa đơn.
- Cảnh báo xe ra/ vào không trùng biển số.
- Hiển thị hình ảnh camera chụp biển và chụp toàn cảnh trạm kiểm
soát.
- Thiết đặt bắt buộc trùng biển mới được phép ra.
- Cho phép sử dụng thẻ khuyến mại.
- Hiển thị thông tin thuê bao khi ra/ vào.
- Cho phép hiệu chỉnh thông tin biển số xe ra/ vào.
- Cho phép khoá thẻ khi báo mất thẻ và ra bằng số thẻ.
- Chụp ảnh biển số và ảnh toàn cảnh đối với sự kiện xe ra/ vào.

26 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Hiển thị thông tin xe và hình ảnh ra/vào để so sánh khi xe ra khỏi
bãi.
- Cho phép thanh toán trước, khi lưu lượng xe ra/ vào lớn để giảm thời
gian lưu thông qua trạm.
 Nhóm quản lý thẻ:

- Quản lý loại thẻ: CPK được thiết lập thẻ thay vé xe. Thẻ được phận
loại thành các nhóm sử dụng: Sử dụng cho xe máy, sử dụng cho ô tô.
Mỗi loại thẻ có thể thiết lập các thông số: Loại xe sử dụng, thẻ thuê
bao hay thẻ vẵng lai, thẻ vip, thời gian miễn phí khi gửi xe.
- Quản lý thẻ: Mỗi thẻ xe sẽ được phát cho người gửi xe và được thu
hồi khi xe ra. Thẻ xe sử dụng khi quẹt vào đầu đọc. Thẻ được nhập
vào hệ thống ba đầu khi quan lý. Không chấp nhận thẻ không được
đăng kí với hệ thống. Mỗi thẻ có 2 thông số: Số thẻ và mã thẻ. Số thẻ
được ẩn trong chíp, mã thẻ được in trên thẻ.
- Khóa/ mở thẻ: Khóa thẻ khi thẻ bị mất và mở thẻ khi thẻ có thể sử
dụng để gửi xe.
 Nhóm quản lý hàng gửi xe cố định:

- Quản lý công ty/ nhóm khách hàng: CPK được nghiên cứu thiết kế
để sử dụng cho những bãi đỗ xe lớn phục vụ nhiều cơ quan đơn vị.
Vì vậy CPK quản lý chính sách gửi xe theo công ty/ nhóm khách
hàng. Các công ty đươc quản lý theo mức cha con. Quản trị có thể
phân quyền quản lý theo từng công ty/ nhóm khách hàng.
- Cấp phát tài khoản khách hàng: Cấp phát thẻ cho khách hàng. Mỗi
khách hàng có một tài khoản có thể sử dụng cho nhiều xe khác nhau.
Một thời điểm có thể sử dụng cho 1 xe.
- Thiết đặt xe cho khách hàng: Thiết đặt biển số cho các xe khách gửi.
Mỗi xe có thể thiết đặt thời hạn nhất định.
 Nhóm quản lý phí trông giữ:

27 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Quản lý nhóm phí: Hệ thống có thể quản lý nhiều mức phí đồng thời
theo thời gian. Mỗi loại phí gắn với loại xe và loại thẻ. Mức phí có
thể thiết đặt trước khi áp dụng.
- Các chính sách phí: CPK hỗ trợ các loại tính phí sau
+ Phí theo lượt.
+ Phí theo block (số giờ trên block có thể thay đổi được):
Phí theo block có thể thiết lập phân biệt bởi: Ngày thường với
ngày chủ nhật, ngày lễ. Block đầu với block tiếp theo. Ngày
với đêm.
 Báo cáo tình hình gửi xe:

- Báo cáo thông tin thuê bao.


- Báo cáo sự kiện quẹt thẻ.
- Báo cáo sự kiện sử dụng thẻ vip.
- Báo cáo xe tồn trong bãi.
- Báo cáo lượng xe ra/ vào.
- Thống kê chi tiết lượng xe ra/ vào.
 Nhóm báo cáo doanh thu:

CPK có các chức năng báo cáo doanh thu tổng hợp và doanh thu chi tiết.
Các báo cáo doanh thu có thể được phân biệt theo trạm kiểm soát, loại
xe...
 Nhóm kiểm soát tổng thể:
- Thu và ghi hình liên tục video của các điểm kiểm soát.
- Tra cứu video, hình ảnh và các thông tin liên quan đến các sự kiện
ra/ vào bãi xe.
 Nhóm quản lý hệ thống:
- Quản lý các máy trạm tham gia hệ thống.
- Quản lý điểm kiểm soát.
- Thiết lập chức năng khởi động khi chạy phần mềm.
- Thiết đặt danh sách xe cảnh báo mất trộm.
b. Chức năng nâng cao
 Quản lý ra/ vào tự động:
Cho phép xe thiết đặt hệ thống tự động hoàn toàn. Hệ thống tự động nhận
dạng xe theo biển số và cho phép xe ra vào không cần điều khiển bởi bảo

28 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

vệ. Giải pháp này thường được áp dụng cho xe ô tô. Ngoài ra có thể thiết
đặt lựa chọn hệ thống chỉ cho phép vào tự động, ra bằng thẻ hoặc áp dụng
cho các chủ xe đăng kí trước.
 Điều khiển Barrier:
Hệ thống sẽ quản lý Barrier được kết nối với hệ thống. Khi xe được phép
qua, Barier sẽ tự động mở và tự động đóng khi xe đã đi qua.
 Cảnh báo bằng còi, đèn:
Bổ sung thêm tính năng khi cần cảnh báo như không khớp biển giữa xe ra
và xe vào, cảnh báo khi xe trộm, cắp gửi xe vào bãi. Khi cảnh báo còi sẽ
hú và đèn sẽ sáng.
3.7.3 Quy trình hoạt động
 Hệ thống được phát triển dựa trên nền tảng khoa học tự động hóa và công
máy tính hiện đại, đảm bảo hạn chế sự tác động và phụ thuộc vào con
người. Hệ thống thu phí được thiết kế đảm bảo tính năng tính phí theo
thời gian xe đậu tại bãi đỗ. Để đảm bảo tính năng này, cần xác định thời
gian xe bắt đầu đi vào bãi đỗ, thời gian xe đi ra khỏi bãi dựa vào biển số
kiểm soát phương tiện và vé đã phát hành cho lái xe là vật đối chứng cho
phương tiện khi vào bãi đỗ xe.
 Hệ thống kiểm soát ra vào nhà để xe cho phép sử dụng vé (làm bằng thẻ
thông minh).
a. Tại lối vào nhà để xe
 Khi xe lưu thông tới làn xe kiểm soát tại lối vào nhà để xe:
- Nếu là khách có vé tháng:
Lái xe dừng lại đưa vé cho nhân viên bảo vệ quét vé vào đầu đọc
thẻ.
- Nếu là khách vãng lai:
Lái xe dừng lại và nhận thẻ từ nhân viên bảo vệ .
- Barrier tự động mở.
Lái xe lưu thông vào nhà để xe, khi xe qua khỏi barrier, barrier tự
động đóng lại.

29 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

b. Tại lối ra của nhà để xe


 Khi xe lưu thông tới làn xe kiểm soát tại lối ra của nhà để xe:
- Nếu là khách có vé tháng:
Lái xe dừng lại đưa thẻ cho nhân viên bảo vệ quét thẻ, phần mềm sẽ
tự động ghi nhận mọi thông tin, tính phí và trừ phí tự động trên hệ
thống sau đó nhân viên bảo vệ trả lại vé cho khách.
- Nếu là khách vãng lai:
Lái xe dừng lại, đưa vé cho nhân viên trực ban quẹt thẻ, phần mềm
sẽ ghi nhận mọi thông tin, so sánh thông tin và tự động tính ra mức
phí phải trả.
 Barrier tự động mở :
Lái xe lưu thông ra khỏi bãi đỗ xe, khi xe qua khỏi barrier, barrier tự động
đóng lại.
 Thông tin đỗ xe của phương tiện được đồng bộ đến hệ thống thu phí bãi
đỗ xe, căn cứ trên thông tin này mà hệ thống thu phí bãi đỗ thực hiện thu
phí của phương tiện tại cổng ra căn cứ vào thời gian xe đậu trong nhà để
xe.
c. Tại các vị trí vị trí để xe ô tô và đầu các đoạn rẽ nhánh
 Sau khi ô tô đã được quẹt thẻ ở lối vào bãi để xe ô tô , tại mỗi đầu đoạn rẽ
sẽ có mộ biển chỉ dẫn hướng đi và số lượng chỗ xe còn trống tại hướng
đó.
 Việc xác định số lượng chỗ trống và và báo điểm trống nhờ hệ thống các
cảm biến và dèn báo được đặt tại mỗi vị trí để xe ô tô .
3.7.4. Phần thiết bị tại hiện trường
 Hệ thống 01 bộ máy tính và 01 bộ switch 24 cổng đặt tại tầng hầm 1.
 Các cảm biến được bố trí tại các khu vực đỗ xe.
 Các đầu đọc thẻ và Barrier được bố trí tại cổng vào/ ra.
3.7.5. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn
 Hệ thống cáp trục quản lý bãi đổ xe: Cáp tín hiệu kéo từ tủ trung tâm tầng
hầm 1 tới các bộ điều khiển mạng, bộ điều khiển truy cập cửa ra vào chính
sử dụng loại cáp UTP Cat6. Cáp tín hiệu từ bộ điều khiển mạng, bộ điều

30 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

khiển truy cập cửa ra vào chính đến bộ điều khiển trường, bộ điều khiển
Barrie sử dụng loại cáp tín hiệu RS485. Cáp từ bộ điều khiển trường đến
cảm biến vị trí xe sử dụng cáp 2x1.0 mm2.
3.8 HỆ THỐNG BMS- HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TÒA NHÀ
3.8.1 Tiêu chuẩn áp dụng
a. Tiêu chuẩn Việt Nam
 Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng –
TCXDVN 394: 2007.
 Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm - Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-144:
1995.
 Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông
tin - Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-161: 1996.
 Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông. Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-
135: 2001.
 Tiêu chuẩn về giao diện kết nối mạng. yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-172:198.
 Tiêu chuẩn về môi trường hoạt động của thiết bị: TCN 68-149:1995.
 Tiêu chuẩn về an toàn điện cho các thiết bị điều khiển đầu cuối. Yêu cầu
an toàn điện: TCN68-190:2003.
b. Tiêu chuẩn quốc tế
 Tiêu chuẩn Châu Âu về kết nối dữ liệu mở trong tự động hóa tòa nhà
EN14908.
 IEC 60332-1 Tests on electric and optical fibre cables under fire
conditions.
 UL196, UL916 is the UL standard for safety for energy management
equipment.
 UL508, The UL safety standard for industrial control equipment
 ANSI/IEC 60529-2004, Degrees of Protection Provided by Enclosures (IP
Code)/ Tiêu chuẩn về cấp độ bảo vệ của các thiết bị (bộ tiêu chuẩn mã IP)
 Tiêu chuẩn IEC (International Electro-Technical Commission).
 Tiêu chuẩn Anh (BS - British Standard).

31 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Tiêu chuẩn của Mỹ: NEC (National Electrical Code), IES (Illumination
Engineering Society), NEMA (National Electrical Manufacturer
Association).
 Tiêu chuẩn của Viện kỹ thuật lạnh và điều hoà không khí Mỹ (ARI) (Air-
conditioning and Refrigeration Institute)
 Tuyển tập sổ tay của Hiệp hội các kỹ sư lạnh, điều hoà không khí và sưởi
ấm Mỹ (ASHRAE handbooks).
 (American Society of Heating Refrigerating and Air-conditioning
Engineers)
 Tiêu chuẩn Anh BS5588-1985: Phòng cháy chữa cháy cho công trình.
 Tiêu chuẩn truyền thông cho toà nhà Building Automation Control
Network (BACnet).
3.8.2. Tài liệu hồ sơ thiết kế căn cứ
 Căn cứ vào thiết kế thi công các hạng mục cơ - điện toà nhà như: hệ thống
điều hoà không khí, thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, hệ thống phòng
cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện nhẹ.
 Căn cứ vào yêu cầu quản lý giám sát hệ thống cơ - điện toà nhà của chủ
đầu tư.
 Căn cứ vào mục đích và công năng sử dụng của toà nhà.
3.8.3. Nhiệm vụ thiết kế
 Công trình phải đảm bảo tính tiện nghi, hiện đại, tính kinh tế cao đáp ứng
được nhu cầu sử dụng và không bị lạc hậu ít nhất sau 10 năm.
 Hệ thống BMS cung cấp cho tòa nhà BMS phải là hệ thống hiện đại, hoàn
chỉnh và đồng bộ cho phép các hệ thống của cơ điện khác của tòa nhà vận
hành một cái tối ưu – tiết kiệm năng lượng nhất. Bên cạnh đó hệ thống
BMS sẽ cho phép chủ đầu tư quản lý tốt hơn các thiết bị và tiện ích của
tòa nhà, linh hoạt trong quá trình thay đổi mục đích sử dụng, tăng tuổi thọ
cho các thiết bị của tòa nhà và giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng các thiết
bị của tòa nhà.
 Có tính đến khả năng dự trữ, mở rộng trong tương lai và đáp ứng được
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao nhất.

32 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Mục tiêu thiết kế:


- Cung cấp hệ thống điều khiển dựa trên khả năng thu thấp tin tức để
điều khiển và giám sát:
+ Hệ thống điều hòa HVAC: Điều khiển/ giám sát các thiết bị
thuộc hệ thống điều hòa HVAC như: chiller, PAU, AHU,
VAV, quạt thông gió, tăng áp, hút khói.
+ Hệ thống điện và chiếu sáng:
Giám sát thiết bị đóng cắt thuộc tủ hạ thế tổng MSB.
Giám sát mức tiêu thụ điện năng tổng.
Giám sát trạng thái hoạt động, lỗi và thông số hoạt động của
máy phát.
Điều khiển/ giám sát lộ đèn chiếu sáng ở khu vực tầng hầm
và hành lang công cộng tầng nổi.
............
+ Hệ thông cấp thoát nước:
Giám sát trạng thái hoạt động, lỗi của các thiết bị bơm sinh
hoạt, bơm nước thải,...
Giám sát mức nước bể sinh hoạt, bể nước thải.
+ Hệ thống PCCC:
Tích hợp bậc cao với hệ thống báo cháy qua BACnet IP để
giám sát trạng thái hoạt động, cảnh báo lỗi từ hệ thống báo
cháy.
Giám sát trạng thái hoạt động, lỗi của bơm chữa cháy.
+ Hệ thống thang máy: Giám sát trạng thái hoạt động, lỗi, trạng
thái bảo trì của hệ thống thang máy.
+ Hệ thống CCTV: Giám sát hình ảnh ghi được từ hệ thống
camera, liên động với các hệ thống khác để tự động pop up
hình ảnh ghi được tại khu vực có sự cố sảy ra.
- Cung cấp hệ thống có thể thu thập và lưu trữ thông tin quản lý hoạt
động của tòa nhà.

33 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Hệ thống BMS được cấu hình với giao thức truyền thông mở như
BACnet, Mobbus, Lontalk,... Hệ thống cho phép thực hiện các thuật
toán tùy biến và rất dễ sử dụng.
- Hệ thống phải được cấu hình dự phòng với 2 máy chủ được cấu hình
tương tự nhau trong cấu trúc này. Tại bất cứ thời điểm nào, một máy
tính sẽ hoạt động chủ yếu, máy kia là dự phòng nóng. Trong trường
hợp máy chủ chính bị lỗi, máy chủ dự phòng sẽ đảm nhiệm thay và
trở thành máy chủ chính, kết nối lại với các bộ điều khiển và các
máy trạm một cách tự động trong vòng dưới 10 giây, không gây ra
sự mất mát dữ liệu.
- Hệ thống có khả năng quản lý tới 180.000 điểm dữ liệu. Từng máy
chủ có khả năng quản lý tới 65.000 điểm dữ liệu, 2000 cảnh báo
đồng thời, 80 kết nối đồng thời từ máy trạm vận hành.
3.8.4. Giải pháp thiết kế, tính toán và chỉ dẫn kỹ thuật :
 Mô tả hệ thống:
- Quá trình điều khiển tự động và BMS trong tòa nhà, bao gồm các bộ
từ xa, bộ điều khiển, bẳng điều khiển và bảng chỉ báo/ tín hiệu báo
động, bộ cảm biến nhiệt, độ ẩm và áp suất. Bộ cảm biến báo động và
chỉ báo, hệ thống dây dẫn và cầu dao, các van , bộ phận cách điện,
động cơ van , bộ dò, hệ thống truyền thông, mô đen, phần
mềm,…được nhà chuyên môn về lĩnh vực điều khiển tiến hành thiết
kế, cung cấp, lắp đặt, kiểm tra và hoạt động thử.
- Cung cấp chương trình chống virus, như một phần của gói phần
mềm. Nhà cung cấp chương trình chống virus sẽ cung cấp thông báo
nâng cấp chương trình và xác định virus.
- Cung cấp ‘ fire wall’ thích hợp để chống sự xâm nhập trái phép vào
hệ thống BMS từ các kết nối internet.
- Cung cấp server BMS chạy ở chế độ dự phòng nóng và một bộ máy
tính điều hành viên cho phòng quản lý an ninh và phòng giám sát.
Màn hình là loại màn hình phẳng công nghệ tiên tiến nhất.

34 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Hệ thống BMS là hệ thống bình đẳng truyền thông trên cơ sở bình


đẳng với các hệ thống điều khiển tòa nhà. Chuyên gia điều khiển
cung cấp tất cả các cổng giao thức cần thiết hoặc các giao diện thông
tin liên lạc để liên kết các hệ thống này với mạng Lan BMS.
- Toàn bộ hệ thống BMS có thể truy cập từ bất kỳ nút nào.
- Hệ thống điều khiển thuộc loại điện, điện tử do bất kỳ hệ thống dây
và hệ thống tải nào đều phải được nhà chuyên môn về điều khiển và
nhà thầu thông qua.
- Nhà chuyên môn cung cấp và lắp hệ thống điều khiển tự động hoàn
chỉnh bao gồm phần mềm giám sát, thiết bị điều khiển hoạt động và
các bảng điều khiển có toàn bộ các bộ phận, bộ điều khiển cần
thiết,… để các máy móc thiết bị hoạt động một cách tự động.
- Nhà sản xuất sẽ chuẩn bị các sơ đồ đấu dây và các bản vẽ bảng theo
yêu cầu của chủ thầu và có mặt trong buổi thuyết trình.
- Nhà lắp đặt và nhà chuyên môn về điều khiển chịu trách nhiệm thiết
kế, cung cấp và lắp đặt các hệ thống dây điều khiển giữa các bảng
điều khiển, thiết bị điều khiển, các bộ cảm biến,… và toàn bộ các
thiết bị nối trực tiếp từ các bảng điều khiển, bơm, quạt,…
- Tại những vị trí cần có giao diện điều khiển, giám sát và các hàm
trạng thái từ BMS cùng với thiết bị do nhà sản xuất cung cấp theo
hợp đồng phụ, nhà lắp đặt đảm bảo thiết bị được thiết kế để có thể
nhận được tín hiệu tương thích với quá trình lắp đặt BMS.
 Cấu trúc : Hệ thống BMS chia thành 4 cấp
- Cấp quản lý vận hành, giám sát.
- Cấp điều khiển mạng.
- Cấp điều khiển trường.
- Câp trường.
- Tất cả các phần của hệ thống BMS được cấp nguồn bởi mạng điện
UPS (220 VAC- 50 Hz).
 Cấp quản lý vận hành :

35 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Bao gồm 02 máy chủ chạy ở chế độ dự phòng nóng, 01 máy vận
hành được cài đầy đủ phần mềm để vận hành hệ thống.
 Cấp điều khiển mạng :
- Bao gồm các bộ điều khiển mạng để quản lý các bộ điều khiển DDC
và là cầu nối để đưa các dữ liệu từ bộ điều khiển DDC lên máy chủ
vận hành.
- Bộ điều khiển mạng kết nối với hệ thống quản lý vận hành giao thức
BACnet IP và hỗ trợ cấu hình tối thiểu như sau :
+ Xuất xứ : G7
+ Hỗ trợ các chuẩn truyền thông mở : BACnet IP (ISO 116484-
5), BACnet MSTP (ISO 116484- 5), LONWORKS (ISO
14908), Modbus RTU master, M- Bus (EN 1434- 3).
+ Hỗ trợ các chuẩn truyền thông : BACnet IP, BACnet MSTP
theo tiêu chuẩn ANSI/ ASHRAE 135- 2010.
+ Tích hợp màn hình LCD trên thân bộ điều khiển, màn hình có
thể hiện thị tối đa 5 dòng văn bản và mỗi dòng tối đa 20 kí tự.
Phương án màn hình ngoài gắn rời là không được chấp nhận.
+ Bộ nhớ : 128 MB DDR2 RAM, 1GB Flash.
 Cấp điều khiển trường:
- Bao gồm các bộ điều khiển DDC kết nối truyền thông BACnet MS/
TP hoặc Lonworks để xử lý các ứng dụng điều khiển/ giám sát các
hệ thống cơ điện trong tòa nhà.
- Bộ điều khiển DDC phải có cấu hình tối thiểu như sau:
+ Xuất xứ : G7
+ Kết nối truyền thông Bacnet MSTP.
+ Đầu vào/ ra:
Hỗ trợ 10UI, 6AO, 8DO
UI độ phân giải 12 bit, hỗ trợ cảm biến NTC 20 kΏ, 0… 10V
có thể cấu hình thành đầu vào số.
AO: 0… 10V
DO dạnh relay hoặc triac

36 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

+ Nguồn: 24VAC ± 20% (50/60 Hz), 7VA.


 Cấp trường:
- Bao gồm các thiết bị cảm biến (nhiệt độ, áp suất, CO,…) và các cơ
cấu chấp hành để kết nối tới các bộ điều khiển DDC nhằm phục vụ
bài toán điều khiển/ giám sát cho hệ thống cơ điện liên quan.

Hình 1: Cấu trúc hệ thống quản lý tòa nhà điển hình

37 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

3.8.5. Phần thiết bị tại hiện trường


 Hệ thống 03 bộ máy chủ và 01 bộ chia tín hiệu đặt tại tầng hầm 1.
 Tại các tầng đều có bộ điều khiển DDC cho từng bộ phận chức năng
(xem bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống BMS).
3.8.6. Phần truyền dẫn tín hiệu và cấp nguồn
 Hệ thống cáp trục:
 Nguồn :
3.9. HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA AN TOÀN ĐIỆN NHẸ
 Việc thi công tiếp đất tương tự hệ thống nối đất chống sét, tuy nhiên do
yêu cầu của hệ thống nối đất An toàn có độ nhạy cảm lớn, tản dòng xung
sét nhanh hơn, yêu cầu đáp ứng cao hơn hệ thống nối đất chống sét vì vậy
Rnđ  2 tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4756-86.
 Kết nối tất cả các bộ phận kim loại tủ phân phối, ngoài "đấu trực tiếp", tới
thanh tiếp đất trong Bản nối đất đã được phê duyệt.
 Kết nối dây nối đất từ Busbar tủ điện phân phối chính đến bản nối đất
bằng đầu cốt đồng (ép thủy lực) hoặc mối hàn hóa nhiệt và tiếp đất ống
dẫn kim loại.
 Kết nối giáp bọc thép và nhôm với hệ thống nối đất.
 Hoá chất GEM TVT có tác dụng làm giảm điện trở suất đất, tăng độ liên
kết phần kim loại với đất và ổn định đất theo mùa, hoá chất này được dải
tại các điện cực tiếp đất và dọc theo băng đồng tiếp đất.
4. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
4.1. PHẠM VI CÔNG VIỆC
 Hệ thống cấp nước trong nhà, ngoài nhà
 Hệ thống thoát nước trong nhà, ngoài nhà (nước thải sinh hoạt và nước
mưa)
4.2. CƠ SỞ THIẾT KẾ
 Hồ sơ bản vẽ kiến trúc được duyệt.
 Các tiêu chuẩn.
 Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Tập II xuất bản năm 1997

38 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 TCVN 4037 - 1985: Cấp nước. Thuật ngữ và định nghĩa


 TCVN 4038 - 1985: Thoát nước. Thuật ngữ và định nghĩa
 TCVN 4513 - 88: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
 TCVN 4474 - 87: Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
 TCVN 4615 - 1988: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước
trang thiết bị vệ sinh
 TCVN 4036 - 1985: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu đường
ống trên hệ thống kỹ thuật vệ sinh.
 TCVN 7957 - 2008: Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình -
Tiêu chuẩn thiết kế
 TCVN 5502 - 2003: Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng
 TCVN 5422 - 1991: Hệ thống tài liệu thiết kế. Ký hiệu đường ống
 TCVN 6073 - 1995: Sản phẩm sứ vệ sinh.Yêu cầu kỹ thuật
 TCXD 188 - 1995: Nước thải đô thị. Tiêu chuẩn thải.
 TCXDVN 33 - 2006: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình –
Tiêu chuẩn thết kế
 TCXDVN 372 - 2006: ống bê tông cốt thép thoát nước
 TCVN 6151 - 2002: ống và phụ kiện làm bằng nhựa PVC
 AS 3500 - 2003: Plumbing and Drainage Set
 DIN 1988: Drinking water system supply systems
 DIN EN 12056: Gravity Drainage System inside the Building
4.3. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
4.3.1. Hệ thống cấp nước lạnh

4.3.1.1. Hệ thống cấp nước lạnh


 Nguồn nước cấp cho công trình được lấy từ mạng lưới đường ống phân
phối của thành phố. Chi tiết và vị trí đấu nối sẽ được Chủ đầu tư làm việc
với Công ty cấp nước sạch của thành phố.
 Cấu trúc hệ thống cấp nước: Nước được tuyến ống phân phối của thành
phố cấp đến qua đồng hồ tổng đo nước đến bể chứa nước ngầm của tòa
nhà. Bơm cấp nước sẽ bơm nước từ bể chứa nước ngầm lên bể chứa nước
trên mái của tòa nhà. Nước từ bể nước mái theo đường ống chính, ống

39 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

nhánh cấp đến các thiết bị dùng nước trong công trình và được chia thành
nhiều vùng cấp nước. Vùng cấp nước của tòa nhà được phân chia như sau:
- Vùng 1: từ tầng hầm 3 đến tầng hầm 1: Nước từ bể chứa nước mái
theo ống đứng, ống nhánh tại từng tầng cấp đến tất cả các thiết bị
dùng nước. Bố trí cụm van giảm áp cho trục chính cấp nước ở tầng 1
để đảm bảo áp lực tại mọi thiết bị trong vùng không vượt qua 3
kg/cm2.
- Vùng 2: từ tầng 1 đến tầng 5: Nước từ bể chứa nước mái theo ống
đứng, ống nhánh tại từng tầng cấp đến tất cả các thiết bị dùng nước.
Bố trí cụm van giảm áp cho trục chính cấp nước ở tầng 6 để đảm bảo
áp lực tại mọi thiết bị trong vùng không vượt qua 3 kg/cm2.
- Vùng 3: từ tầng 6 đến tầng 11: Nước từ bể chứa nước mái theo ống
đứng, ống nhánh tại từng tầng cấp đến tất cả các thiết bị dùng nước.
Bố trí cụm van giảm áp cho trục chính cấp nước ở tầng 12 để đảm
bảo áp lực tại mọi thiết bị trong vùng không vượt qua 3 kg/cm2.
- Vùng 4: từ tầng 12 đến tầng 17: Nước từ bể chứa nước mái theo ống
đứng, ống nhánh tại từng tầng cấp đến tất cả các thiết bị dùng nước.
Bố trí cụm van giảm áp cho trục chính cấp nước ở tầng 18 để đảm
bảo áp lực tại mọi thiết bị trong vùng không vượt qua 3 kg/cm2.
- Vùng 5: từ tầng 18 đến tầng 23: Nước từ bể chứa nước mái theo ống
đứng, ống nhánh tại từng tầng cấp đến tất cả các thiết bị dùng nước.
Bố trí cụm van giảm áp cho trục chính cấp nước ở tầng 24 để đảm
bảo áp lực tại mọi thiết bị trong vùng không vượt qua 3 kg/cm2.
- Vùng 6: từ tầng 24 đến tầng 29: Nước từ bể chứa nước mái theo ống
đứng, ống nhánh tại từng tầng cấp đến tất cả các thiết bị dùng nước
- Vùng 7: từ tầng 30 đến tầng tum: Do sự chênh áp từ tầng mái đến
thiết bị dùng nước rất thấp, do đó sử dụng cụm bơm tăng áp tự động
để cấp cho các thiết bị dùng nước trong vùng này.
 Đồng hồ đo nước tổng được bố trí trong hố thăm bên ngoài công trình,
đồng hồ đo nước từng căn hộ được bố trí tập trung tại các phòng kỹ thuật

40 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

từng tầng để thuận tiện cho việc vận hành và quản lý khi công trình được
đưa vào sử dụng.

4.3.1.2. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC LẠNH

a. Tính toán nhu cầu sử dụng nước.


Bảng tính toán nhu cầu dùng nước cho công trình

Tiêu Lưu lượng


Stt Hạng mục Số lượng
chuẩn tính toán
A Lượng nước sinh hoạt
l/ng -
Văn phòng 7318 Người 45 329 m3/ngđ
ngđ
l/ng -
Ngân hàng 377 Người 45 17 m3/ngđ
ngđ
l/ng -
Cửa hàng bán lẻ 1735 Người 15 26 m3/ngđ
ngđ
l/ng -
Khu ăn uống + Nhà hàng 2801 Người 20 56,02 m3/ngđ
ngđ
Tổng lượng nước sinh hoạt 428 m3/ngđ
Lượng nước cấp cho tháp
246 m3/ngđ
giải nhiệt
B Dung tích bể chứa ngầm 674 m3/ngđ
Thời gian dùng nước 8.50 h
Hệ số tải đỉnh 2.25
C Lưu lượng bơm
Lưu lượng bơm trung
142 m3/h
chuyển
D Dung tích bể nước mái 82 m3
Lưu lượng nước dùng
79 m3
trung bình
Lưu lượng nước chữa
3 m3
cháy trong 10’

b. Tính toán dung tích bể chứa nước ngầm:


 Dung tích bể chứa nước ngầm được tính theo công thức:

VBC = WSH + Wcấp cho tháp giải nhiệt (m3)


 Dung tích của bể chứa nước sinh hoạt:

41 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

WBC = 428 + 246 = 674 (m3)


 Xây dựng bể chứa nước ngầm cho sinh hoạt bằng BTCT bên trong dưới
tầng hầm 3 có dung tích hữu ích là 670m3.

c. Tính toán dung tích bể chứa nước mái


 Vkét = k(Wđh) + Wcc
Trong đó:
- Wcc =3 m3: Lượng nước chữa cháy trong 10’ (số liệu do bên PCCC
cung cấp)
- k: Hệ số dự trữ két nước, k = 1,1 - 1,5
- Wđh: Dung tích điều hoà của két nước mái được tính theo công thức:
- Wđh = Qngđ/4n (m3)
- n : Số lần mở bơm nhiều nhất trong giờ , n = từ 2 đến 4 . Chọn n=2
 Dung tích bể nước mái.
Wkét = 1,5*(428/4x2) + 3= 82 (m3)
 Xây dựng bể nước mái có dung tích hữu ích 82 m3 đặt trên mái công
trình.
4.3.2. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ

4.3.2.1. Mô tả hệ thống thoát nước


 Nguồn thoát: Nước thải xí, tiểu, nước rửa từ các khu vệ sinh, nhà bếp
được thu gom về trạm xử lý nước thải đặt tại tầng hầm 3 của công trình.
Sau khi nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành sẽ được
bơm ra hệ thống thoát nước thành phố. Việc đấu nối với hệ thống thoát
nước thành phố chủ đầu tư và nhà thầu thi công cần làm việc cụ thể với cơ
quan quản lý hệ thống thoát nước thành phố.
 Cấu trúc hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước trong nhà được thiết
kế phân thành các loại sau:
- Ống thoát nước xí, tiểu: Tất cả các ống thoát nước từ xí, tiểu được
thu gom về trạm xử lý trước khi thoát vào cống thoát nước của thành
phố. ống đứng thoát nước xí tiểu có đường kính từ D110 - D200

42 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Ống thoát nước từ chậu rửa, phễu thu sàn được thu gom về trạm xử
lý trước khi thoát vào hệ thống thoát nước của thành phố. ống đứng
thoát nước tắm rửa có đường kính từ D110 – D150
- Trên ống đứng thoát nước bẩn, thoát xí tiểu, khoảng 3 tầng đặt một
cụm tê kiểm tra thông tắc.
- Các ống đứng thoát nước đều được bố trí 1 ống thông hơi phụ. ống
đứng thông hơi có đường kính D90 đến D200 và cao hơn mái 0.7m
và trên đỉnh ống thông hơi có lưới ngăn côn trùng
- Trạm xử lý nước thải được đặt 1 ống thông hơi riêng có đường kính
D200 và đưa cao vượt qua mái tối thiểu 0.7m và trên đỉnh ống thông
hơi có lưới ngăn côn trùng
- Nước mặt trong gara tầng hầm được thu về hệ thống rãnh đậy tấm
đan bằng gang đục lỗ thu nước dẫn về các hố thu gom và lắng cát
trước khi được bơm ra hệ thống thoát nước mưa hoặc nước sinh hoạt
ngoài nhà bằng các cụm bơm nước thải tự động.
- Các ống thoát nước tự chảy ở trong nhà có độ dốc 1-2% hoặc không
được nhỏ hơn 1/D.

4.3.2.2.Tính toán hệ thống thoát nước thải

a. Công suất trạm xử lý nước thải


 Công suất trạm xử lý: WTXL=80%WSH
Trong đó:
- WSH : Lưu lượng nước sinh hoạt trong ngày (m3)
- WTXL = 0.8*428 = 342,4 (m3)
- Tuy nhiên để đảm bảo về xử lý và mục đích có thể mở rộng quy mô.
Thiết kế lựa chọn công suất xử lý của trạm lớn hơn với hệ số K=1,2.
Lựa chọn trạm xử lý có công suất là: 1,2x342,4=420 m3 đặt bên
trong tại tầng hầm 3 của công trình.
 Nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải 420 m3/ngày.đêm tại công
trình
Sơ đồ nguyên lý hoạt động

43 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nước thải Hố ga thoát


sinh hoạt nước
Máy thổi khí
khkhíkhí

Bể điều Bể thiếu Bể MBBR Bể lắng Bể khử


hòa khí trùng

Hồi Hồi
lưu lưu Bể chứa
bùn
nướ nước
c

 Mô tả chi tiết bể xử lý nước thải công suất 420m3/ngày.đêm


- Hệ thống xử lý nước thải của chung cư bao gồm 01 khối bể xử lý có
công suất xử lý 420m3/ngày.đêm, vị trí đặt bể tại hầm 3 của tòa nhà.
- Cơ chế vận động của nước thải xuyên suốt trong hệ thống là lấy từ
đáy ngăn trước sang bề mặt ngăn tiếp theo nhằm tạo môi trường tiếp
xúc tốt nhất cho vi sinh phát triển. Cơ chế nước chảy dùng bơm
cưỡng bức để tạo sự hòa trộn nồng độ các chất trong nước thải.
- Nước thải sinh hoạt của công trình được thu gom và chảy trực tiếp về
ngăn tiếp nhận (bể điều hòa), sau đó nước được chảy sang ngăn xử lý
thiếu khí (bể thiếu khí) bằng hệ thống bơm cưỡng bức
- Sau xử lý thiếu khí nước thải được xử lý hiếu khí tại bể MBBR. Tại
các ngăn này có các vi sinh hiếu khí phát triển và nguồn khí được
cung cấp đầy đủ nhờ hệ thống máy thổi khí cưỡng bức nhằm xử lý
hết các thành phần chất thải còn lại như nito, photpho,…
- Nước sau xử lý được lắng tự nhiên tại bể lắng. Sau bể lắng lượng
bùn vi sinh được tách bỏ hoàn toàn, nước trong chảy sang bể chứa và
được khử trùng. Tại đây nước rất trong và luôn đảm bảo đạt tiêu
chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thoát ra ngoài môi trường.
Một phần bùn ở bể lắng được hồi lưu lại bể MBBR, phần còn lại
được bơm về bể chứa bùn và được hút định kỳ để đem đi xử lý.

b. Dung tích bể tự hoại


 Dung tích bể tự hoại: Wbth=0,75xQth+4.25

44 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Trong đó:
- Qth : Lưu lượng nước thải trong ngày (m3) tiêu chuẩn thải nước
được lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước.
- Wbth = 0.75*342,4 + 4.25 = 261,05 (m3).
 Xây dựng 01 bể tự hoại có dung tích hữu ích 265 m3 đặt bên trong tầng
hầm cùng với khu vực trạm xử lý nước thải. Bể tự hoại được đổ bằng bê
tông cốt thép.

c. Tính toán thủy lực ống thoát nước


 Lưu lượng tính toán ống đứng thoát nước tính theo công thức:
qth = qc  qdc max (l/s)

Trong đó
- qth: Lưu lượng nước thải tính toán
- qc: Lưu lượng nước cấp tính theo công thức trên
- qdcmax: Lưu lượng thải lớn nhất của thiết bị vệ sinh trong nhóm tính
toán.

4.3.2.3. Đường ống


 Đường ống cấp nước sinh hoạt sử dụng ống nhựa hàn nhiệt Polypropylene
(PP-R), ống nước lạnh sử dụng ống PN10 đến PN20.
 Ống cấp nước nóng và các ống đứng sử dụng ống PN20.
 Ống hút và ống đẩy của bơm nước sinh hoạt sử dụng ống thép mạ kẽm
PN20
 Ống đứng thoát nước bẩn, thoát nước xí tiểu sử dụng uPVC PN10 đến
PN16 ống nhánh thoát nước, ống thông hơi, sử dụng ống uPVC PN8,
PN10.
 Cống thoát nước ngoài nhà sử dụng cống bê tông cốt thép tải trọng C.
 Đường kính ống cấp nước thép mạ kẽm ghi trong bản vẽ là đường kính
trong.
 Đường kính ống thoát nước uPVC ghi trong bản vẽ là đường kính ngoài.
 Đường kính ống thoát nước BTCT ghi trong bản vẽ là đường kính ngoài.

45 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Toàn bộ ống được thiết kế đi trong hộp kỹ thuật, ngầm sàn, ngầm tường
hoặc trên trần giả.

4.3.2.4. Van khóa


 Đối với van khoá có đường kính dưới 80mm: sử dụng loại van cầu làm
bằng đồng thau hoặc inox, nối ren.
 Đối với van có đường kính trên 80mm: sử dụng van cửa, nêm đồng, thân
thép, nối bích.
 Tất cả các van chịu áp lực PN16 trở lên.

4.3.2.5.Thiết bị vệ sinh
 Các thiết bị vệ sinh và phụ tùng cấp thoát nước phải được sản xuất từ các
vật liệu rắn, bền và có bề mặt trơn, sạch và không thấm nước. Tất cả các
thiết bị phải đảm bảo đúng chất lượng thiết kế yêu cầu, phù hợp với các
tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn khác được cơ quan quản lý chấp
thuận.
5. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA VÀ THÔNG GIÓ
5.1. CĂN CỨ - TIÊU CHUẨN CHUNG
Hệ thống Điều hòa - Thông gió được thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt
Nam dựa vào tình hình điều kiện thực tế về khí hậu tại TP Hà Nội và tham
khảo một số tiêu chuẩn nước ngoài:
 Dựa trên hồ sơ kiến trúc, kết cấu và các yêu cầu của dự án.
 TCVN 5687 - 2010: Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế
 TCVN 4605 - 1988: Kỹ thuật nhiệt xây dựng - Kết cấu bao che - Tiêu
chuẩn thiết kế.
 TCXD 232 - 1999: Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh -
Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.
 QCVN 02:2009/BXD
 QCVN 08:2009/BXD
 TCVN 5949 - 1998: Âm ho ̣c - Tiế ng ồ n khu vực và dân cư - Mức độ ồ n tố i
đa cho phép.

46 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 TCXDVN 175 - 2005: Mức ồn tối đa cho phép trong công triǹ h công cô ̣ng
- Tiêu chuẩ n thiết kế .
 Qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo quyết
định số 17/2000/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
 Các catalogue kỹ thuật và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của các hãng
Carrier, Daikin, Toshiba, LG, Midea;
 Các thiết bị điều hoà không khí phải thoả mãn tiêu chuẩn hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001,ISO 9002 và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 1400;
 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
 Và tham khảo một số tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
5.2. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
5.2.1. Giới thiệu chung các hệ thống
 Tháp tài chính quốc tế- IFT được xây dựng trên lô đất có diện tích 13. 159
m2 tại số 220 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà
Nội. Tháp tài chính là khối nhà 34 tầng nổi, 3 tầng hầm với chức năng là
trung tâm văn phòng và dịch vụ tài chính cao cấp hạng A.
 Dự án được thiết kế theo các tiêu trí sau:
- Cao cấp.
- Hiệu quả.
- Đảm bảo độ an toàn và tin cậy cao.
- Chi phí vận hành thấp.
 Phương án được thiết kế được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm
kết cấu, kiến trúc xây dựng và chức năng sử dụng, yêu cầu về các thông số
nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch không khí yêu cầu. Mục tiêu của phương án là
đưa ra một giải pháp tổng thể, nhằm tạo ra một môi trường khí hậu phù
hợp, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu vệ sinh môi trường, tiện nghi và tiêu
chuẩn về kỹ thuật cho toàn bộ công trình. Trong phương án thiết kế, các
vấn đề như tối ưu vốn đầu tư ban đầu, khả năng mở rộng cũng như đáp ứng
các tiêu trí đa năng của tòa nhà, giảm tối thiểu chi phí vận hành của hệ
thống cũng được đặt ra và xem xét một cách kỹ lưỡng.
- Hệ thống điều hòa không khí.

47 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Hệ thống cấp khí tươi.


- Hệ thống hút khí khu vệ sinh.
- Hệ thống thông gió chung.
5.2.2. Thông số đầu vào
a. Thông số ngoài nhà
 Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5678- 2010 hệ thống điều hòa cung cấp
cho công trình là hệ thống điều hòa cấp 2 do vậy các thông số nhiệt độ và
độ ẩm được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5678- 2010. Kết quả như sau
Vị trí/ Site Mùa/ season DB RH Enthanpy Ghi chú
{° C} {%} {kj/kg} Remark
Hà Nội, Hè/ Summer 36,4 55,2 91,53
Việt Nam Đông/ Winter 10,2 85,7 26,79

b. Thông số trong nhà


 Thông số thiết kế gồm các điều kiện thiết kế trong nhà, số người, lưu lượng
thông gió và tải nhiệt trong nhà cho từng khu vực riêng biệt được liệt kê
trong bảng.

Tên Mùa/ D RH Entha Người Khí Hex Light Elect


phòng Season B {% npy People tươi {%} ing ricity
Room {° } {kj/kg {Perso Fresh {w/ {w/
name C} } n air m2} m2}
/ m2} {m3/h/
person

Văn Hè/ 24 50 47,79 0,15 30 55 20 40


phòng Summer
Đông/ 22 40 38,79
Winter
Ngân Hè/ 24 50 47,79 0,15 30 55 20 40
hàng Summer
Đông/ 22 40 38,79

48 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Winter
Cửa Hè/ 24 60 52,61 0,3 25 55 30 0
hàng Summer
Đông/ 22 45 36,67
Winter
Nhà Hè/ 23 60 49,89 0,5 25 0 30 0
hàng Summer
Đông/ 22 45 36,67
Winter

5.3. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT.


5.3.1. Hệ thống cấp khí tươi.
 Lượng khí tươi cấp vào công trình thông qua việc cấp vào cưỡng bức bằng
quạt gió, do mở cửa khi người ta vào trong phòng hoặc do rò gió qua khe
cửa, vì vậy để đảm bảo điều kiện vệ sinh trong phòng ta phải cung cấp một
lượng khí tươi nhât định vào trong phòng. Có hai phương án cấp khí tươi
đó là phương án cấp khí tươi tự nhiên và phương án cấp khí tươi cưỡng
bức. Phương án cấp khí tươi tự nhiên là phương án không sử dụng đến
quạt cấp khí cũng như hệ thống đường ống, mà lợi dụng sự chênh lệch áp
giữa không khí trong và ngoài để cấp không khí vào trong không gian điều
hòa, phương án cấp khí cưỡng bức là phương án sử dụng hệ thống quạt và
hệ thống ống gió kết nối với nhau để cấp không khí từ bên ngoài vào bên
trong không gian cần điều hòa, ở dự án này chúng tối sử dụng phương án
cấp khí tươi cưỡng bức để đáp ứng nhu cầu tuần hoàn không khí và đảm
bảo nhu cầu vệ sinh trong các không gian làm việc. Lưu lượng khí tươi cấp
vào từng phòng được xác định theo TCVN 5687- 2010 là không được nhỏ
hơn 7L/s.người tức là 25 m3/h người, tổng lưu lượng khí tươi cấp vào
phòng được xác định theo công thức (3.2).
LKT= m.N (m3/h) (3.2)
Trong đó:
- m: Là lượng không khí tươi cấp cho một người 25 (m3/h).
- N: Là số người trong không gian tính toan.
- LKT: Là lưu lượng khí tươi cần cấp vào (m3/h).

49 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

 Phương án cấp khí tươi cho các khu vực là sử dụng PAU đặt tại tầng 16 và
tầng 34 cấp cho các không gian riêng biệt của các khối.
5.3.2. Hệ thống hút khí vệ sinh.
 Hệ thống hút khí vệ sinh của từng khu vực được bố trí các quạt trục hút khí
bẩn trong nhà vệ sinh thổi ra ngoài. Lưu lượng không khí hút ra được xác
định theo công thức (3.3).
LHutkhi= V.m (m3/h) (3.3)
Trong đó:
- m: Là bội số trao đổi không khí (lần/h) đối với khu vệ sinh thì bội số
trao đổi không khí lấy bằng 10 (lần/h).
- V: Là thể tích của khu vệ sinh cần tính (m3).
- LHút khí : Là lưu lượng khí cần hút ra ngoài (m3/h).
 Khí thải khu vệ sinh được hút thông qua cửa gió vào trục kỹ thuật lên tầng
16 đối với khối dưới và tầng 34 đối với khối trên.
5.3.3 Hệ thống thông gió tầng hầm
 Lưu lượng không khí hút cần tính toán cho tầng hầm được xác định theo
công thức (3.1).
L= V.m (m3/h) (3.1)
Trong đó:
- m: Là bội số trao đổi không khí (lần/h), bội số trao đổi không khí
được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam là 6 cho trường hợp hệ
thống hút khói bình thường và 9 đối với hệ thống hút khói có cháy.
- V: Khối tính của tầng hầm (m3).
- L: Là lưu lượng khí cần hút ra ngoài (m3/h).
 Trong tầng hầm bố trí các đầu cảm biến CO được đặt trên một số cột của
tầng hầm, các đầu cảm biến CO này sẽ đo nống độ CO trong tầng hầm, khi
nồng độ CO nhỏ hơn 9 ppm thì quạt hút khí tầng hầm sẽ dừng hẳn, khi
nồng độ CO từ 9- 25 ppm thì quạt hút khí tầng hầm sẽ chạy ở chế độ bình
thường. Lúc này trong điều kiên thông gió bình thường van MD tại cửa gió
cho hệ thống thông gió thông thường sẽ mở, van MD tại nhánh ống gió cho
hệ thống hút gió sẽ đóng và các van SD tại các cửa gió hút khói sẽ đóng.

50 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Khi nồng độ CO > 25ppm thì quạt hoạt động ở chế độ khi có cháy: Lúc
này van MD tại cửa thông gió thông thường đóng lại, van MD tại nhánh
ống gió cho hút khói sẽ được mở ra, van SD tại nhánh phục vụ cho việc hút
khói cũng được mở ra, trong khi các van SD khác tại các nhánh khác
không phục vụ cho việc hút khói sẽ ở vị trí đóng…
 Trong tầng hầm hệ thống thông gió tầng hầm được phân theo từng zone
phòng cháy. Hệ thống sử dụng quạt jetfan kết hợp với quạt ly tâm đặt ở
phòng quạt, không khí sẽ được đẩy lên trên tầng 1 rồi ra bên ngoài. Khí
tươi cấp cho tầng hầm thông qua 2 trục kỹ thuật lớn đặt trong tầng hầm và
vào trong tầng hầm thông qua các louver đặt trên trục kỹ thuật này.
5.4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.
5.4.1 Tính toán nhiệt
 Tính toán nhiệt lạnh và sưởi khu văn phòng.
 Đề nghị xem bảng tính toán phụ lục kèm theo.
5.4.2 Lựa chọn phương án điều hòa
Dưới đây là phân tích và lựa chọn phương án điều hòa hợp lý nhất về chi
phí đầu tư, tối ưu sử dụng và thuật tiện cho thi công. Các phương án đó
bao gồm:
 Hệ thống chiller cho toàn bộ tòa nhà (PA1).
 Hệ thống VRV cho các tầng 4, 5, 6, 16, 34 và 01 cụm chiller cho các tầng
còn lại cho tòa nhà (PA2).
 Hệ thống 01 cụm chiller cho các tầng 4, 5, 6, 16, 34 và 01 cụm chiller cho
các tầng còn lại cho tòa nhà (PA3).
 Hệ thống 01 cụm chiller/ trữ lạnh cho các tầng 4, 5, 6, 16, 34 và 01 cụm
chiller cho các tầng còn lại cho tòa nhà (PA3).
 Bảng chi tiết chi phí lắp đặt và thiết bị.

51 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

PA1- Tư vấn đề PA2- Nghiên cứu PA3- Nghiên PA4- Nghiên


Mục xuất. Hệ VRV cho các cứu cứu
Hệ chiller cho tầng 4,5,6,16,34 01 chiller độc Hệ thống trữ
toàn bộ. và chiller cho các lập cho các tầng lạnh cho các
tầng còn lại. 4, 5, 6, 16, 34. tầng 4, 5, 6,16,
34.
Tổng chi phí
thiết bị+lắp đặt 9.651.095 9.907.155 9.876.136 10.064.296
(USD)
Tổng chi phí
thiết bị+lắp đặt 202.673.000.000 208.050.263.077 207.398.850.000 211.350.221.424
(VND)
 Sau khi so sánh các phương án chúng tôi đã lựa chọn PA1- Phương
án
điều hòa chiller giải nhiệt nước cho toàn bộ công trình.
 Trong phương án này chúng tôi sử dụng 3 máy lạnh trung tâm loại 1 chiều
lạnh công suất 1000RT lạnh và 500 RT lạnh hệ Water cooled liquid chiller
cấp cho toàn bộ khối công trình này. Hệ thống máy lạnh trung tâm Water
cooled liquid chiller, các bơm nước tải lạnh, bơm nước tải nhiệt, tháp giải
nhiệt, boiler cấp nước nóng, hệ thống đường ống phân phối nước lạnh, các
dàn trao đổi nhiệt và hệ thống tủ điện điều khiển trung tâm tạo nên một hệ
thống tổng thể đảm bảo chức năng của một hệ thống điều hòa trung tâm
nhằm mục đích duy trì nhiệt độ, độ ẩm và độ sạch của không khí trong
phạm vi cho phép của các phòng trong toàn khối công trình. Máy lạnh
trung tâm- water chiller được lắp đặt tại phòng máy của công trình ở tầng
hầm 1.
Hệ thống bơm nước lạnh và bơm nước tản nhiệt cũng được lắp đặt luôn
trong phòng máy cùng máy lạnh trung tâm, nhưa vậy sẽ không gây rung và
ồn cho tòa nhà.
Tháp tản nhiệt được lắp đặt trên bộ giảm chấn quán tính được lắp đặt tại
tầng 1.

52 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Cấp lạnh cho các không gian chúng tôi sử dụng phương án AHU có 02 coil
là coil lạnh sử dụng trong trường hợp cấp lạnh và coil nóng sử dụng trong
cấp nóng.
Trong phương án này: Máy lạnh trung tâm có nhiệm vụ sản xuất ra nước
lạnh (nhiệt độ nước lạnh ra khoảng 5°C khi yêu cầu cần cấp lạnh) sau đó
nước lạnh được các bơm sơ cấp nước lạnh được cấp đến bộ trao đổi nhiệt
AHU- Air handing unit đặt trong các phòng kỹ thuật của từng tầng. Tại
đây dàn lạnh sẽ thực hiện chức năng trao đổi nhiệt với không khí để làm
lạnh không khí trong phòng thông qua các VAV, cửa gió và ống gió. Việc
điều chỉnh lưu lượng của từng khu vực sẽ được điều chỉnh thông qua các
VAV. Nước lạnh sau khi thông qua dàn lạnh và trao đổi nhiệt ở dàn lạnh
được hút tuần hoàn trở về máy để thực hiện một vòng tuần hoàn mới.
Phần không khí sau khi nhận nhiệt trong phòng (nghĩa là làm hạ nhiệt độ
trong phòng) sẽ được hồi trở về AHU và được hòa trộn với một phần
không khí sạch lấy từ bên ngoài vào để thực hiện chức năng cấp bổ xung
không khí sạch cho phòng và sau đó không khí được hòa trộn tiếp tục đi
qua dàn lạnh, làm lạnh trở lại và tiếp tục cấp lạnh cho phòng… quá trình
thực hiện tạo thành 1 vòng tuần hoàn. Nhiệt độ trong phòng được đặt và
khống chế bởi các THERMOSTAT (điều hòa nhiệt độ) dùng cho nhiều dàn
lạnh, trong quá trình hoạt động tín hiệu nhiệt độ trong phòng được gửi về
THERMOSTAT để khống chế nhiệt độ trong phòng theo nhiệt độ cài đặt.
Trong quá trình hoạt động, tủ điện điều khiển khống chế trung tâm sẽ nhận
tín hiệu nhiệt độ (là tín hiệu nhiệt độ nước về) của hệ thống, tín hiệu được
xử lý và so sánh với các tín hiệu nhiệt độ đặt và chuyển tín hiệu tới điều
khiển, cho phép máy lạnh trung tâm hoạt động hay dừng đảm bảo phù hợp
với phụ tải lạnh thực tế. Khi cần chạy ở chế độ sưởi thì boiler sẽ được chạy
và cấp nước nóng vào trong hệ thống nhiệt độ nước nóng là 45°C và nhiệt
độ boiler là 55°C. Đường ống nước nóng và đường ống nước lạnh đi cùng
hệ thống cấp đến các dàn FCU, AHU và PAU.
 Ưu điểm của phương án:

53 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n


THÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

- Chất tải lạnh là nước nên dễ kiểm soát thuận lợi cho việc vận hành,
sửa chữa và bảo dưỡng. Có vòng tuần hoàn môi chất lạnh là nước
nên không gây độc hại hoặc tác hại do rò rỉ môi chất lạnh ra ngoài
đảm bảo yêu tố công trình xanh của dự án.
- Hệ thống có chi phí đầu tư cho thiết bị và thi công thấp nhất so với
các phương án khác.
- Việc thay đổi công năng phòng sau này được thực hiện dễ dàng do
không phải can thiệp vào hệ thống mà chỉ việc dịch chuyển các cửa
gió tới vị trí theo yêu cầu.
- Không mất thêm diện tích đặt tháp tản nhiệt so với các PA3, PA4.
- Không mất thêm diện tích đặt dàn nóng như PA2.
- Hệ thống vận hành đơn giản do tính đồng nhất cao (không nhiều hệ
thống như các phương an khác).
 Nhược điểm của hệ thống:
- Khi các tầng 4, 5, 6, 16 và 34 có yêu cầu hoạt động độc lập thì hệ
thống phải cắt 03 chiller 1000RT và chạy 02 chiller 500RT ở chế độ
non tải (25%, 50%, 75% tải).
5.4.3 Yêu cầu – Lựa chọn thiết bị
Hê ̣ thố ng Điề u hòa - Thông gió phải đảm bảo các yêu cầ u sau:
 Đảm bảo các thông số nhiệt độ, độ ẩm tương đối, độ sạch và độ ồn của các
phòng chức năng theo tiêu chuẩn tiện nghi của con người.
 Đảm bảo cung cấp đủ lượng không khí tươi cho con người.
 Tổ chức thông gió đảm bảo cho các khu vực thông thoáng, tránh sự lan tỏa
mùi ra các khu vực xung quanh khác.
 Thông thoáng cho các khu vực, phòng kĩ thuật, các phòng chức năng
không điều hòa…
 Ngoài các chức năng về kỹ thuâ ̣t, hê ̣ thố ng điề u hòa không khí phải xem
xét đế n tối ưu hóa vố n đầ u tư, giảm chi phí vâ ̣n hành, tiế t kiê ̣m năng lượng.
 Các hệ thống đường ống gió, đường ống gas, nước ngưng đảm bảo bố trí
trên mặt bằng một cách khoa học, không xếp chồng lên nhau.

54 Thuyế t Minh TKKT Cơ - Điê ̣n

You might also like