You are on page 1of 33

LONG MẠCH ĐẤT VIỆT

Đỗ Thị Anh Thư


Apr 17, 2015

Ai chưa tìm hiểu về long mạch quốc gia thì sẽ hiểu hơn sau khi đọc bài viết AT
sưu tầm này. Đặc biệt có nội dung nói đến vị trí quan trọng của Núi Hàm Rồng (
chính là Hòn Chẹ) trong dãy núi Bà Vì ( thuộc Ba Vì, TP Hà Nội) mà hiện nay
đang được cho 1 DN khai thác đá và phá hủy gần hết núi Hàm Rồng ( ảnh hiện
trạng Núi Hàm Rồng ngày 12/4/2015)
--------------
LONG MẠCH ĐẤT VIỆT
Trong Phong Vân có khái niệm Long mạch. Vậy hãy tìm hiểu sơ bộ 1 chút về
Long mạch đất Việt:
Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây
có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất
thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những
thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn
mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó
Trước huyệt kết có đất nổi lên cao che chắn (gọi là án), hoặc có gò bao quanh
kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).

I. Núi Tản Viên


Ngay sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn địa thế “tiền thủy -
hậu thạch”, trước mặt nơi hội tụ của ba dòng: sông Hồng, sông Đà, sông Thao
và dựa lưng vào núi Tản Viên, nước sông Đà chảy từ bên trái sang bên phải
“Trường lưu thủy”, tất cả đều chảy về biển lớn, nhìn toàn cảnh hình thế tay
ngai, mạch đất linh thiêng.
Theo sách “ Bắc – Thành Địa dư chí” của Lê Đại Cương chép : “ Núi này ở
huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Hình núi tròn
như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn
cho cả nước, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có Đà Giang
chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp”.
Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm
thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành “Thế tay ngai”
trong luật phong thủy do triều đại Vua Hùng tạo lập.
Vua nhà Đường (Trung Quốc) đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh,
còn thân rồng chạy suốt tời phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước
Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù
thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì
để trấn yểm tà triệt long mạch nước ta. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì
giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng – núi Tổ
của nước Đại Việt.

II. Đường kinh mạch linh thiêng


Ở phương diện hẹp, phong thuỷ hài hoà, gia đình mới hạnh phúc. Nhìn rộng
hơn, phong thuỷ quốc gia hanh thông, đất nước mới thịnh vượng. Chẳng phải
ngẫu nhiên mà 1.000 năm trước, vua Lý Thái Tổ đã chọn thế “rồng cuộn, hổ
chầu” của Thăng Long để ngày nay tiếng thơm muôn đời. Nói vậy để nhớ lại
rằng, từ xưa các cụ coi linh khí, long mạch đối với sự phát triển của đất nước là
điều tối quan trọng.
Từ đỉnh Everest trên dãy Hymalaya cao 8.880 m so với mặt biển, có đường kinh
mạch linh thiêng trông giống hình con Rồng lớn, đi từ nóc nhà thế giới là cao
nguyên Tây Tạng dọc theo biên giới Ấn Độ, xéo qua cao nguyên Vân Nam, đến
đỉnh Panxipang cao 3.143 m của dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh Lao Cai, rồi toả ra
trên Đồng bằng Bắc Bộ nước ta và chui xuống biển sâu ở Vịnh Hạ Long, cuối
cùng đường kinh mạch kết thúc ở Vịnh Mindanao - Philippines ở đáy Đại
dương sâu 10.800 m.
Đây là “con Rồng” lớn nhất thế giới. Những nhà nghiên cứu phong thuỷ đã phát
hiện ra đường kinh mạch này và cho rằng, đây là đường kinh mạch quan trọng
quyết định vận mệnh của quốc gia.

III. Thăng Long - tâm điểm của Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước
Trên sơ đồ NÚI CHẦU SÔNG TỤ mà nhà nghiên cứu phong thuỷ Ngô Nguyên
Phi đã mô tả, thì 8 dãy núi vòng cung xoáy theo hình rẻ quạt đi lần lượt từ dãy
Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm theo hướng Đông Bắc Tây Nam,
đến dãy Sông Đà và Ninh Bình từ phía Tây Nam hất ngược lên, cuối cùng là
dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Tam Đảo đi từ chính Bắc xuống… Tám dãy núi
vòng cung quy tụ ở tâm điểm Thăng Long. Kèm theo hướng núi là hướng các
con sông cũng đồng quy về trung tâm Thăng Long, đúng như 2 câu thơ vịnh của
thầy Tả Ao:
“Thiên sơn vạn Thuỷ triều lai
Can Chi bát quái trong ngoài tôn nghinh”
Đó chính là thế quý hiểm độc nhất vô nhị của nước ta.
Trên bản đồ địa hình, trong thế đồng quy của 8 dãy núi xoáy lại, không rõ từ
mạch ngầm nào mà ngọn núi Ba Vì sừng sững “mọc lên”, như thể tạo hoá đã cố
công dụng nạp linh khí của “bốn phương tám hướng” về đây.
Đỉnh núi chỉ cao 1.296 m, nhưng là đỉnh cao nhất của khu vực Thăng Long, là
nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh với bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, như
chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh thời Hùng Vương; chuyện từng đoàn quạ đen sà
xuống bên Hồ Tây uy hiếp giấc ngủ của Mã Viện, sau khi ông tướng già đó truy
đuổi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, khiến hai bà phải nhảy xuống sông tự vẫn ở
thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên; đến câu chuyện thầy phong thuỷ Cao Biền bị
Tản Viên Sơn Thánh phạt khi ông phù thuỷ này định dùng tà thuật để đùa giỡn
với Thánh Nhân Đất Việt.

IV. Hồ Tây - yếu huyệt của Thăng Long


Lịch sử 1.200 năm trước, khi quan đô hộ sứ kiêm thầy phong thuỷ Cao Biền
phát hiện ra linh khí của vùng đất quý hiển này, nên quyết tâm xây dựng Thành
Đại La có 30 km bờ đê bao quanh, để lập ra một Vương quốc cho riêng mình,
thì ông ta đã chọn Hồ Tây là “Não Thuỷ”, tức là nơi “Hào kiệt thời nào cũng
có”.
Sông Hồng, Sông Tô đối với yếu huyệt Hồ Tây cũng có mối liên hệ mật thiết, là
Long Mạch chủ của yếu huyệt. Câu chuyện Tản Viên Sơn luôn luôn gắn liền
với hiện tượng các dòng sông sau khi chúng “gặp nhau” ở Việt Trì và thực sự
“hội tụ” ở Thăng Long, khi sông Hồng mở ra rất rộng, rồi nối với sông Đuống,
sông Cầu ở bên Tả ngạn và rất nhiều sông con ở bên Hữu ngạn, tất cả đều liên
thông với Hồ Tây qua Long mạch chủ là sông Tô Lịch.
Việc sông Tô Lịch bị lấp, xây nên các phố Chợ Gạo, Ngõ Gạch, Hàng Buồm,
Hàng Lược, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Thuỵ Khuê, Hồ Khẩu, Chợ Bưởi...
cắt đứt quan hệ với Hồ Tây và ngã ba tam hợp với sông Thiên Phù và sông
Nhuệ thông với sông Hồng, đã tạo ra một dòng sông chết, khiến Sông Tô trong
xanh ngày xưa thành nơi đổ nước thải.

V. Núi Hàm Rồng – cuộc chiến giữa Cao Biền và Tả Ao


Truyền thuyết kể, Biền thấy đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, sợ dân
nơi đây bất khuất, khó lòng cai trị, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét và
tìm cách trấn yểm các long mạch để phá vượng khí của người Nam.
Một lần bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Biền nói rằng
địa thế này tuy không phải là hung địa “xương long vô túc” (rồng không chân)
nhưng cũng là hình con rồng què chân, không phải đất cực quý, nên bỏ đi.
Miệng nói vậy nhưng chính y lại âm thầm trở lại, mang theo hài cốt cha để táng
vào mong sau này có thể phát đế vương. Sau nhiều lần táng mả cha vào, xương
cốt cứ bị huyệt núi đùn ra, không kết phát.
Cao Biền biết rằng đây là long mạch cực mạnh, cực quý thì lại càng ham thích,
rắp tâm làm đến cùng. Biền bèn tán nhỏ xương vừa tung lên thì có muôn con
chim nhỏ cùng bay đến, vỗ cánh quạt vù vù làm xương cốt bám trên vách đá
bay tứ tán.
Biền than rằng linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu. Quả nhiên
không lâu sau, Biền bị triệu về nước rồi bị giết.

VI. Kinh đô
Ở nước ta cũng vậy, một ngàn năm trước, khi vừa lên ngôi mới ngoài 30 tuổi,
vua Lý Thái Tổ đã có thể tự tay viết bản Thiên Đô Chiếu bất hủ “Huống chi
thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế Rồng
cuộn Hổ chầu, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước”,
rồi lập tức nhà Vua cho triều đình rời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Đỉnh núi Ba Vì, và cụ thể tại đỉnh cao 1296m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản
Viên Sơn Thánh chính là một cột ăng teng thu Thiên Khí giáng xuống, kết hợp
với Địa Khí của Long mạch trầm hùng ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest
cao 8.888m nóc nhà của thế giới), Long mạch này sẽ kết Huyệt tại vùng nước
cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. Đây
chính là Đế Vương Huyệt của Việt Nam và tạo nên Thăng Long - Hà Nội. Như
vậy Thăng Long chính là Đại Minh đường của Tản Viên.

VII. Kết
Hà Nội với thế núi, thế sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng mấy trăm dặm tiến
tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất
kinh đô muôn đời. Bởi thế nên từ trước khi Hà Nội (tức Thăng Long) được chọn
làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, sánh ngang hàng với những nước
nhỏ như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp, Lão Qua (tức Ai Lao)…đã vậy lại
còn bị Trung Hoa đô hộ suốt gần 10 thế kỷ. Phải đến khi vua Lý Thái Tổ dời đô
về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh. Chẳng những thế, tổ tiên ta
còn nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng quy mô rất lớn và khốc liệt của các
triều đại phong kiến Trung Hoa.

Sưu tầm.
KTS Trần Thanh Vân

TÔI BIẾT GÌ VỀ TRUNG QUỐC?

Lâu nay mọi người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến trúc sư cảnh quan có hiểu chút
ít về phong thủy Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những
vấn đề gì liên quan đến phong thủy của Kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội mở
rộng ngày nay thì họ hay hỏi tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng
tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhạy cảm mà tôi
không thông thạo như kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và
thời sự quốc tế!

Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa linh của Chương trình văn
hóa 1000 năm Thăng Long, một nhóm nghiên cứu của Ban khoa giáo Đài
truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa mạch và Hồn cốt
Thăng Long. Giữa chừng câu chuyện, họ hỏi tôi “Chị nghiên cứu đề tài này lâu
chưa?”

Tôi lưỡng lự giây lát, rồi trả lời họ: “Khoảng chừng đã 55 năm”

– “Cái gì? 55 năm?”

– “Vâng! từ ngày còn là con bé con”.

Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải
tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ.. Vào đại học, tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến
điện hoặc Tổng hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến trúc. Sau
này, tôi học phong thủy cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý
thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người
đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể
không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt
nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý
thuyết.

Sự thật và trải nghiệm


Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn
đề Trung Cộng mà tôi sắp kể ra, đó là lý do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu
bản chất của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa này. Có thể có
những nhà nghiên cứu chiến lược lâu năm có cách nhìn khác và chưa công nhận
những điều tôi sắp nói, nhưng với trách nhiệm của một công dân, một người con
đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng định rằng ít ai có cơ hội để
“hiểu” Trung Cộng hơn tôi. Cho nên, dù đã có thời gian dài tôi tránh nhắc tới
những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng thấy phải nói ra hôm nay để mọi
người cùng biết.

Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời
mọi người hay hát “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông / Chung
một Biển Đông, thắm tình hữu nghị…”; trước đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm
và rất hãi hùng liên quan đến Trung Quốc.

Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953

Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo
mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chịu
cảnh máy bay bắn phá. Nhưng, cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những
cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy
giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem
mạch bốc thuốc và ông tôi đã cứu sống nhiều người nên được dân trong vùng nể
trọng gọi bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy,
trong nhà ông ngoại tôi không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh
nhân mang đến tạ ơn cứu mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo
nếp, mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục
trứng tươi… Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy
người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ ông tôi
vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.

Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông
ngoại ra sinh sống ở Hà Nội nhiều năm và có cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nội.
Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã bỏ lại hết nhà cửa và tài sản,
đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận động nhiều nữ thanh niên bỏ
nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi, nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ
đội. Cặm cụi làm việc đó, mẹ tôi vừa nuôi sống cho gia đình và bản thân, vừa
đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ bài hát “Áo mùa đông” của
nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc heo may / xào xạc
rung cây lá lá bay / một mùa đông bao người đan áo…” chính là nói về công
việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội phụ nữ kháng chiến cứu quốc. Vào
những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để đan
áo, sáng kiến xe sợi bông, nhuộm sợi thành các màu xanh, màu nâu, màu cỏ úa
rồi đan thành áo gửi ra chiến trường, đã được ca ngợi như một chiến công lớn.

Nhưng trong CCRĐ thì công cũng thành tội, có một người bạn thân hồi nhỏ của
mẹ tôi là Bí thư chi bộ xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị
gán tội là trùm Quốc dân đảng đã giết ông Bí thư Q. để bịt đầu mối hoạt động
gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội cải
cách bồì dưỡng để đứng lên đấu tổ mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản
cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ.

Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vội
vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt Bắc để lánh nạn. Vừa đặt chân đến Chợ
Chu – Định Hóa – Thái Nguyên thì tôi được nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà
Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ. Một vụ xử bắn oan nghiệt
đối với một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay mọi người vẫn còn nhớ.

Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hôì đó, người ta bàn tán về hoạt động của các
chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta kinh nghiệm phát động quần chúng đấu
tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do
Liên khu 4 được chọn làm điển hình.

Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại
chuyện cũ, mọi người đều bảo nhau hãy nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi.

Kỷ niệm thứ hai: Trời phạt

Chưa hết hoang mang về chuyện bức hại chém giết lẫn nhau trong CCRĐ, thì
chúng tôi được ném vào “Trận đồ bát quái” của tháng hữu nghị Việt – Trung –
Xô.

Liên Xô thì ở tận đẩu tận đâu xa xôi lắm, nhưng Trung Cộng thì ở ngay bên
cạnh. Suốt ngày hễ gặp nhau ngoài đường dù chưa quen biết là người ta cũng
liền nắm tay nhau hát múa rộn ràng. Hòa bình lập lại, Chính phủ về tiếp quản
Thủ đô, thì trên đường phố Hà Nội cũng xuất hiện rất nhiều chuyên gia Trung
Cộng. Còn nhỏ xíu nhưng tôi dễ dàng nhận ra họ vì cái áo kiểu Tôn Trung Sơn
rộng thùng thình dài đến gần đầu gối, cái quần xanh công nhân cũng rộng thùng
thình và cái mũ lưỡi trai bằng vải cũng mầu xanh như vậy. Tòa dinh thự hoành
tráng của Hoàng Trọng Phu trước Vườn hoa Canh nông và các biệt thự kế tiếp
trên phố Hoàng Diệu và phố Khúc Hạo trở thành Đại sứ quán và khu dành riêng
của người Trung Cộng. Mỗi buổi sáng sớm họ đứng kín nửa Vườn hoa Canh
nông tập thể dục và hô “I, ơ, xan, xư” ầm vang khu phố Cột Cờ.
Ngày đó gia đình tôi ở gần kề các Đại sứ quán. Là con bé mới học đến cấp 2, tôi
không thể hiểu nổi những chuyện đã xẩy ra, nhưng tôi có thói quen ghi nhật ký
đến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ
niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân Thủ đô chào đón TW Đảng và
Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ
niệm về một người con gái Trung Cộng tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi
tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buổi chiêu đãi Đoàn văn công Tề Tề Cáp
Nhĩ do Chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung thiếu nhi
Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị
Văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng
vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm
Trị – Phủ Tây Hồ.

Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn quàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết
trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn và hai người nữa.. Mộ
của họ mai táng ở nghĩa trang Bất Bạt huyện Ba Vì...

Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc
chiếc khăn quàng đỏ thì ít mà vì sợ hãi như thể tôi có liên can tới cơn lốc làm lật
úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang
thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai
tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham
gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Cộng và Việt Nam thân
nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như tôi
không sao hiểu nổi thứ tình hữu nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết”
lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tội nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống
Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?

Mấy chục năm sau, để giải tỏa tâm lý cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng
đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh làng Xuân Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó
có mấy câu: “Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu / Dấu nhà Trời ai thấu được đâu
/ Một dải khăn đào kết một cái cầu / Để hồ thẳm nước sâu / Bà là nhịp cầu giữ
yên non nước…”.

Du học ở Trung Cộng

Tuổi trẻ hồn nhiên với nhiều ham thích đã có lúc cuốn hút tôi, khiến tôi tạm
quên đi cảm giác hoang mang lẫn sợ hãi hồi nhỏ.

Năm 1960 tôi tốt nghiệp phổ thông trung học, được miễn thi đại học, tôi được
cử đi học ngoại ngữ để sang Trung Cộng theo học ngành kiến trúc. Niềm háo
hức khiến tôi và các bạn cùng lứa sung sướng trong cảnh được “ăn cơm Bác
Mao”, được chăm sóc dạy dỗ ân cần, lúc ốm đau được đầu bếp nấu những món
ăn theo ý thích rồi mang đến tận phòng riêng phục vụ tận tình.

Những năm tháng đó, mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của chúng tôi đều
được chăm sóc đặc biệt. Học Kiến trúc thì được học vẽ mỹ thuật trong 3 năm
đầu, học kỳ nào chúng tôi cũng được thầy giáo là một hoạ sĩ danh tiếng dẫn đi
vẽ dã ngoại ở các khu danh lam thắng cảnh cách Thượng Hải hàng trăm cây số,
như các thành phố Hàng Châu, Vô Tích, Tô Châu và ở hẳn đấy vài tuần. Ông
họa sĩ già hai bàn tay lấm mầu nhem nhuốc tận tình hướng dẫn chúng tôi cầm
bút lông chấm phá các mảng mầu xanh đỏ, còn vợ ông thì đi theo chăm sóc
chồng và cần mẫn gọt những trái lê trái táo bê đến từng góc vườn chia cho đám
học trò chúng tôi. Ngoài ra, những ngày ở trong trường chúng tôi luôn luôn
được hưởng ưu đãi hơn người, riêng tôi vì ham thích âm nhạc nên còn được giữ
chìa khoá một căn phòng có chiếc Piano sang trọng để tự do luyện tập. Đó là
những thứ mà khi ở nhà với cha mẹ, tôi chưa bao giờ dám mơ tới.

Chưa bao giờ tôi tự đặt cho mình câu hỏi: “Có phải họ đang vỗ béo chúng tôi để
sau này về nước chúng tôi sẽ trở thành hạt giống cho họ gieo mầm bành trướng
phá hoại đất nước mình hay không?” Chưa bao giờ tôi tự hỏi như thế cả, nhưng
trong lòng không thể không gợn lên những thắc mắc vô cớ. Tôi biết Trung Cộng
ngày đó còn nghèo lắm, các bạn sinh viên Trung Cộng phải ăn ở chen chúc
trong những căn phòng chật chội của ký túc xá, bữa cơm của họ chỉ có chiếc
bánh bao không nhân, một bát cháo hoa loãng và vài miếng ca-la-thầu.

Ngược lại tôi và chị bạn gái người Sài Gòn tập kết thì được hai cô bạn người
Thượng Hải nữa ở cùng trong một ngôi nhà dành riêng cho giáo viên và trợ
giảng. Đó là một tòa nhà 2 tầng có nhiều phòng, chúng tôi ở tầng hai cùng các
giáo viên nữ, còn tầng một dành cho giáo viên nam. Đã là giáo viên và trợ giảng
đại học, nhưng họ còn rất trẻ và đều chưa có gia đình riêng. Tôi hay lui tới thăm
nom họ và ái ngại thấy họ sống rất đạm bạc. Hóa ra họ phải nhịn ăn nhịn mặc để
nuôi chúng tôi. Tôi phát hiện biết có một thầy giáo bị bệnh gan và tiểu đường
rất cần bồi dưỡng nhưng tiêu chuẩn tem phiếu không đủ cung cấp, thầy luôn
luôn bị ngất xỉu, thấy vậy tôi hay đi mua thêm các thức ăn mang đến biếu thầy.
Chúng tôi trở thành người thân của các thầy cô giáo. Có những buổi chiều ngày
thứ 7, khi 2 cô bạn Thượng Hải đã về nhà, tôi và chị bạn Sài Gòn xuống ghế đá
trên vườn hoa ngồi hóng gió, thì các thầy cô giáo lân la đến bên chúng tôi, họ
tâm sự, chuyện trò và cho chúng tôi biết rất nhiều chuyện bí mật trong trường
và trong xã hội, tôi có cảm giác như đất nước này sắp có đại loạn.

Rồi đại loạn đến thật, cách mạng văn hóa nổ ra, đại đa số học sinh trung học và
sinh viên đều bỏ học, xuống đường tham gia Hồng vệ binh. Chúng tôi phải
chứng kiến cảnh suốt ngày Hồng vệ binh đi phá phách, hò hét, rạch quần áo, cắt
tóc người qua đường và báo chữ to xuất hiện khắp mọi nơi. Thê thảm hơn là
chính mắt chúng tôi được chứng kiến các Giáo sư trong trường đã từng giảng
dạy chúng tôi tận tình, bị làm nhục ngay trong sân trường bằng cách phải đeo
các biểu ngữ bằng giấy báo dán trên lưng hoặc đội những chiếc mũ có chóp
nhọn, ghi những dòng chữ tục tĩu.

Là một đứa con gái xuất thân trong một gia đình có nền giáo dục truyền thống ở
Việt Nam, tôi không sao chấp nhận nổi thứ triết lý cách mạng cho phép học trò
đấu tố thầy, hành hạ và sỉ nhục thầy như vậy. Nhận thức về một nước Trung
Hoa có truyền thống văn hóa lâu đời, hơi phong kiến một chút, nhưng rất nề nếp
và rất có kỷ cương đã hoàn toàn sụp đổ trong tôi. Đây là lần đầu và cũng là lần
duy nhất tôi phải chứng kiến hiện tượng vô đạo và bất nhân đáng sợ đó. Rất lâu
về sau tôi vẫn không thể hàn gắn được vết thương như những nhát chém trong
tim mình, về hình ảnh những Giáo sư đáng kính của chúng tôi bị hành hạ lên bờ
xuống ruộng bởi chính những người bạn sinh viên đã từng học tập ca hát bên
chúng tôi. Trong số đó, tôi biết, có người không muốn hành xử đê tiện như vậy,
nhưng nếu họ đi ngược lại phong trào chung, thì chính họ bị lôi ra đấu tố.

Chúng tôi rất sợ bị liên lụy nên nín lặng quan sát và nhìn nhau thầm hỏi: “ Họ
đang cắn xé nhau, đến bao giờ thì họ cắn mình đây?”

Đó là giữa năm 1966, đúng lúc chúng tôi làm xong đồ án tốt nghệp, trường học
gần như không hoạt động, chúng tôi không được bảo vệ luận án tốt nghiệp mà
chỉ được cấp bằng có đóng dấu nhưng không có chữ ký. Chúng tôi khăn gói vội
vàng rút về nước. Tất cả bạn học và thầy giáo đã bị đưa đi ra khỏi trường, một
số đi lao động quản thúc ở vùng nông thôn nào đó, một số khá đông đang là
Hồng vệ binh ngày ngày đi đập phá hò hét hoặc đả đảo ai đó. Cảnh Trường đại
học Đồng Tế, ngôi trường được xếp loại nhất nhì Trung Cộng, do người Đức
thành lập đã gần 100 năm trở nên hoang vắng buồn thảm đến lạnh sống lưng.
Giáo sư nổi tiếng Lý Đức Hóa, người từng được nhiều giải thưởng Quốc tế và
bà vợ Bác sĩ người Đức của ông không biết đã trôi dạt đi đâu? Lúc chúng tôi lên
xe để ra ga về nước, chỉ có mấy ông bà cấp dưỡng từng chăm sóc bữa cơm hàng
ngày lặng lẽ gật đầu đưa tiễn chúng tôi, mắt họ rơm rớm lệ.
Đến lúc đó thì tình cảm trong tôi hoàn toàn mất phương hướng và tôi thực sự
hiểu rằng người dân lao động Trung Cộng rất tốt, giới trí thức Trung Cộng cũng
thật tốt, các bạn học của tôi cũng tốt lắm. Nhưng các nhà cầm quyền? Tôi không
sao hiểu nổi các nhà cầm quyền và thứ “tình hữu nghị” mà suốt ngày họ ra rả
trên đài phát thanh và trên báo chí. Tôi rất muốn tìm hiểu xem cái gì là động lực
thúc đẩy họ? Nhưng điều đó nằm ngoài khả năng của tôi.
Chúng tôi rời Thượng Hải buồn bã và vội vàng như ma đuổi..

Thời kỳ đã trưởng thành


Chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc máy bay Mỹ đang đánh phá Miền Bắc ác
liệt. Không khí cả nước có chiến tranh cuốn hút chúng tôi, khiến chúng tôi tạm
quên đi những cảm giác khó chịu của những ngày cuối cùng sống trên đất
Thượng Hải. Ngày ấy sinh viên từ nước ngoài về vẫn chưa nhiều, nên hôm đầu
tiên về nhận công tác ở Bộ Kiến trúc, chúng tôi đã được Bộ trưởng Bùi Quang
Tạo đón tiếp ân cần. Bộ trưởng khuyên chúng tôi vứt bỏ lối sống cậu ấm cô
chiêu ở nước ngoài và sớm thích nghi với khẩu hiệu “Ba sẵn sàng” của thanh
niên thời chiến.
Sau đó, mỗi người đến nơi sơ tán ở các làng quê theo địa chỉ riêng của từng đơn
vị công tác. Viện Quy hoạch đô thị của tôi ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên.

Vĩnh Tường của bà Hồ Xuân Hương rất đẹp, nhưng chỉ đẹp ban ngày. Còn đêm
đến, khi ngồi tư lự một mình bên ngọn đèn dầu trong nhà dân, những ký ức thời
trẻ thơ và những kỷ niệm ở Thượng Hải lại ập về khiến tôi suy nghĩ nhiều lắm.
Lúc này đã đủ lớn để có những chính kiến của riêng mình, nhưng tôi không thể
nói ra với ai. Tôi ở cùng nhà với má»™t chị tốt nghiệp ở thành phố Kiev về,
chúng tôi quý nhau và luôn giúp đỡ nhau, còn “Liên Xô xét lại” và “Trung
Cộng giáo điều” thì mặc kệ họ, miễn là họ vẫn đang giúp ta những chiếc máy
bay Mic bay trên bầu trời và những phong lương khô để chống đói.
Dù sao, 5 năm ở Thượng Hải cũng để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp hơn kỷ
niệm xấu, tôi cố tự lý giải rằng sự cố đã xẩy ra là do sự quá đà của một nhóm
người hãnh tiến nào đó. Khoảng 10 năm tiếp theo, không thể liên lạc thư từ với
bạn học cũ, nhưng tôi theo dõi và nuôi trong lòng chút hy vọng đổi thay của một
đất nước đã nuôi tôi ăn học thời sinh viên, ở đó tôi từng có những thầy giáo và
bạn học thân thiết. Khi nghe tin ông Đặng Tiểu Bình được phục chức, tôi những
tưởng tình hình sẽ khá hơn, nhưng tôi chưa kịp mừng thì liền xẩy ra cuộc tấn
công biên giới đầu năm 1979 do ông Đặng Tiểu Bình chỉ huy để “Cho Việt
Nam một bài học”. Không chỉ có thế, mười năm sau lại thấy cuộc tàn sát đẫm
máu nội bộ của Sự kiện Thiên An Môn cũng do Đặng Tiểu Bình chỉ huy, tôi
thực sự thất vọng và hiểu rằng những người cầm đầu nhà nước Trung Cộng thời
nào cũng vậy, họ chống nhau, phá nhau chỉ vì tranh cướp quyền lực và càng lộ
rõ thói cường quyền, tàn bạo kiểu thời Trung cổ của họ mà thôi.

Trung Quốc hôm nay?

Sau 60 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, chẳng tìm hiểu kỹ thì ai cũng
biết Trung Cộng đã thay đổi rất nhiều và rất đáng kính nể. Tuy vậy, khi tôi trở
lại thăm trường cũ, thăm thầy giáo và thăm bạn học cũ, thì tôi hiểu: ngoài bộ
mặt hào nhoáng đầy khí thế của một Trung Cộng đại nhảy vọt mà họ đang ra
sức quảng bá, vẫn còn có một Trung Cộng khác rất âm thầm, u uất và đau đớn
của tầng lớp trí thức và những người dân lương thiện ở trên khắp nước Trung
Hoa đã từng bị chà đạp, bị sỉ nhục và chịu nhiều đắng cay trong nửa thế kỷ qua.
Tầng lớp này không ít đâu, con số có thể đến hàng trăm triệu hoặc hơn và đang
sống trên khắp miền của đất nước họ. Chính quyền hiện tại đang áp đảo họ,
khiến họ phải câm lặng, nhưng chính quyền không thể thu phục được lòng họ và
họ sẽ bùng lên bất cứ lúc nào.

Đến Thượng Hải, tôi thấy Thượng Hải thay đổi rất nhiều. Nhưng khi tôi về
thăm trường cũ, đến thăm thầy cô giáo cũ vẫn đang sống trong “Đồng Tế tân
thôn” bên cạnh trường và thăm nhà riêng một vài bạn học cũ, tôi thấy một cuộc
sống khác hẳn. Họ rất nghèo nàn và thật khắc khổ. Có bạn vừa gặp tôi, liền ôm
hai vai tôi và khóc nức nở. Đây không phải vì họ cảm động, vì mừng vui hội
ngộ sau nhiều năm xa cách. Họ khóc vì gặp lại chúng tôi là gặp lại nhân chứng
của một thời nhục nhã và đáng xấu hổ. Tôi đọc được tình cảm đó khi tôi xem bộ
phim truyện “Nghiệp chướng” nói về những éo le và mất mát đeo đẳng suốt đời
lớp thanh niên trí thức Thượng Hải, trong đó có rất nhiều người từng là bạn tôi.
“Nghiệp chướng” là cái giá rất đắt mà những người cầm đầu đất nước này đã
gây ra cho bao gia gia đình trí thức để rồi đến lúc họ sẽ phải trả. Một người bạn
tôi nói vơí tôi: “Tôi từng là Hồng vệ binh và đang là nạn nhân của Hồng vệ binh
suốt đời. Đó là lũ con tôi, cháu tôi hôm nay”.

Có trong tay cuốn địa chỉ và số điện thoại của bạn cũ ở khắp nơi, chúng tôi đã
dành ra gần 2 tháng đi thăm bạn và để quan sát sự thay đổi của nước Trung
Hoa. Nhưng khắp Trung Cộng hôm nay, ngoài những người rất câm lặng, rất
đau khổ như tôi vừa nói, còn lớp người Trung Cộng thứ ba đang vừa là chỗ dựa
vừa là gánh nặng uy hiếp Nhà nước Trung Cộng: Bọn này đông lắm. Đó là lũ
lưu manh mạnh vì gạo bạo vì tiền. Đáng tiếc, các vị trong chính quyền Nhà
nước Trung Hoa đã từng có thói quen dùng bọn lưu manh này làm “chỗ dựa” để
đối phó với các lực lượng thù địch, nhưng khi không cần nữa hoặc không sử
dụng được nữa thì họ tiêu diệt “chỗ dựa” đó đi.

Tôi nhớ lại ngày chúng tôi chuẩn bị về nước năm 1966, bà Giang Thanh nổi lên
oai phong y như Võ Tắc Thiên ngày xưa, cạnh bà có 3 kẻ thân cận là Vương
Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trịnh Xuân Kiều, tạo thành một “Bộ tứ trụ”
điều khiển gần một tỷ dân. Nhưng thời nay còn có rất nhiều người cao thủ hơn
bè lũ bốn tên thời đó. Thời nay có các băng đảng lưu manh kết hợp với công an
và chính quyền hình thành hệ thống Mafia ở khắp mọi nơi. Sự kiện triệt phá
Mafia ở thành phố Trùng Khánh vừa qua là một thí dụ. Không thể tin được
trong một đô thị hiện đại của một quốc gia hùng mạnh mà bọn lưu manh côn đồ
bị truy bắt trong một đợt đã lên đến ngót 2000 tên, trong số đó có cả Giám đốc
Sở Tư pháp và nhiều sĩ quan công an.

Cuôí cùng, có thể quan sát “Trung Cộng hùng cường hôm nay” bằng cách quan
sát những người Trung Cộng đang xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều với
vai trò lao động chui. Những người này có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tội
phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa sang đây để sống cuộc đời phá phách,
trộm cắp, lừa đảo và để tìm cách lấy vợ sinh con và sẽ là lực lượng nằm vùng
nội ứng cho các cuộc tấn công của quân chính quy sau này.

Lũ người này có đáng sợ không? Làm cách nào để dẹp chúng? Thiết nghĩ mọi
người đều hiểu.

TÔI HIỂU GÌ VỀ TRUNG QUỐC?

Sau khi đã biết quá rõ mục tiêu truyền kiếp của nhà cầm quyền Trung Hoa suốt
mấy ngàn năm là trấn áp nội bộ, tranh chấp quyền lực và chiếm bằng được đất
nước ta, tôi quyết định xin về hưu từ năm 1992 với nhiều lý do riêng, một lý do
trong đó là muốn tập trung thời gian vào nghiên cứu các lý thuyết về phong thủy
địa mạch, thứ lý thuyết mà từ năm 1955 tôi đã “không may” bị tận mắt chứng
kiến.

Chúng ta phải cám ơn các nhà truyền giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ
Bồ Đào Nha có công đầu về việc sử dụng chữ gốc La-tinh để phiên âm tiếng
Việt trong việc truyền đạo vào nước ta ở thế kỷ XVI-XVII như Francisco de
Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La đầu tiên là Alexandre de
Rhodes (1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ XIX
để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ XX là Bá Đa Lộc –
Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine. Cám ơn các vị Giáo sĩ đã góp phần
giúp ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa. Nhưng đây
cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ XX đã lãng quên
một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó có Phong thủy,
Địa mạch và Kinh Dịch.

Sau 17 năm nghỉ việc ở Bộ Xây dựng, tôi đã cố bù lại những lỗ hổng mà lớp trí
thức ở lứa tuổi của tôi đã mắc phải. Lúc này tôi đã có nhiều thời gian để hiểu rõ
trong cấu trúc phong thủy địa mạch của nước ta có một thứ mà nhà cầm quyền
Trung Cộng rất thèm muốn. Họ thèm muốn vì họ không có và họ hiểu rằng làm
chủ được cái đó là họ chiếm được nước ta và chiếm được nước ta là họ làm chủ
được cả thế giới. Tôi nói nhà cầm quyền thèm muốn chứ không phải nhân dân,
bởi vì thực hiện mộng bá quyền, người dân lương thiện Trung Cộng không hề
được hưởng lợi.

Hệ Địa mạch nước Trung Hoa: Chiếc bánh sandwich

Một đất nước rộng lớn mà các lớp đất, đá, núi, sông… chồng xếp thành từng lớp
như cái bánh sandwich

Nước Trung Hoa hình quẻ chấn


Theo phân tích và tổng kết hệ thống đã công bố tháng 5/2005 của KTS Lý Thái
Sơn, thì đó là một thứ liên kết rời rạc của hệ Tam đại càn long sẽ bị trôi tuột đi
bất cứ lúc nào, đó là một nước Trung Hoa có các khu vực Bắc Hoàng Hà, khu
kẹp giữa Hoàng Hà và Trường Giang, khu Nam Trường Giang, tạo thành một
quẻ Chấn gồm hào một liền và hào hai gãy, hào ba gãy có nghĩa là sấm sét,
không ổn định, dễ vỡ tung; cũng như khu Đông và khu Tây là hai vệt thẳng
đứng, không có mối quan hệ về kinh tế, phong tục tập quán, sắc tộc và có thể
tách ra thành 4 hoặc 5 quốc gia độc lập.

Mặt khác, ngay cả đến dân tộc Đại Hán cũng là kết quả của một quá trình chiến
tranh và đồng hóa lẫn nhau, vì người Hán nguyên gốc rất ít, nhưng người ta có
chính sách cưỡng chế người dân tộc khác biến thành người Hán, nên họ bị phản
đối và ở nước Trung Hoa chưa bao giờ hết nội chiến. Ở Trung Hoa không có hai
chữ “ĐỒNG BÀO” và trên đất nước này không có cụm từ sức mạnh đoàn kết
toàn dân.. Hiện nay không chỉ Đài Loan là quốc gia độc lập mà Tây Tạng, Tân
Cương, Hồng Kông, Ma Cao… đang như các quốc gia bị Bắc Kinh đô hộ. Nếu
tách được ra thì các quốc gia đó sẽ giàu có và trù phú hơn nhiều. Còn Bắc Kinh
thì luôn phải dùng biện pháp đàn áp. Họ đã đàn áp ở ngay giữa Thủ đô như sự
kiện Thiên An Môn năm 1989 và đàn áp dã man các vùng xa xôi như Tây
Tạng, Tân Cương trong năm 2008 và 2009.

Tuy vậy, các thế hệ cầm quyền Trung Hoa từ thời cổ đến nay đều đã nghiên cứu
kỹ phong thủy địa mạch và họ ý thức được rằng có một cách vãn hồi được điểm
yếu cấu trúc trượt của chiếc bánh sandwich là phải làm chủ đường kinh mạch
lợi hại đi từ đỉnh Everest cao gần 9000m của dãy Hymalaya qua cao nguyên
Tây Tạng, qua cao nguyên Vân Nam, qua đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, xuống
vịnh Hạ Long rồi đi đến đáy đại dương sâu nhất thế giới gần 11Km ở vịnh
Mindanao Philippin. Đó cũng là mạch đất độc đáo nối từ “Cổng Trời” đầy thiên
khí đến “Địa Huyệt” đầy của cải có độ cao chênh nhau ngót 20Km và là đường
kinh mạch quan trọng nhất thế giới. Nếu họ làm chủ được đường kinh mạch này
thì không những họ có gọng kìm xiết chặt chiếc bánh sandwich đó, không cho
nó trôi trượt đi, mà họ còn có thể mau chóng làm chủ cả thế giới. Bởi vậy, lúc
này họ đang cố sức “củng cố nơi họ đã là chủ và chiếm thêm nơi họ chưa chiếm
được” để thực hiện ước nguyện bá chủ toàn cầu.

* Sau hàng ngàn năm với nhiều thủ đoạn, cao nguyên Vân Nam rộng
390.000Km2 có 26 dân tộc đến nay đã bị họ khống chế hoàn toàn, người dân
tộc Di, dân tộc Choang mỗi ngày một ít, người Hán đã di cư về đây trên 20 triệu
và thành phố Côn Minh hiện đại hơn ba triệu dân ngày nay là thành phố của
người Hán (người Hán thật thì ít, người Hán mới bị đồng hóa thì nhiều).

* Ngược lại, khu tự trị Tây Tạng, nóc nhà của thế giới và là Thủ đô của Đạo
Phật, vốn là một quốc gia độc lập văn minh, đã bị chính thức lệ thuộc vào Trung
Hoa từ năm 1914 đến nay. Thật xấu hổ và nhục nhã cho một cho một chính thể,
một Nhà nước suốt ngày hô hào “đoàn kết các dân tộc” lại đang đàn áp và hủy
diệt người Tây Tạng, đập phá chùa chiền đến mức người đại diện cho Đạo Phật
và là linh hồn của dân tộc Tạng là Đức Đa Lai Lạt Ma phải đi lưu vong, việc đó
đã khiến Ấn Độ và các quốc gia Tây Á không thể làm ngơ và đang ở bên dân
tộc Tạng. Điều đó cũng có nghĩa là Nhà nước Trung Cộng sẽ không thể đạt
được cái họ muốn (Tây Tạng).

Cung điện Tây Tạng Potola


Còn ở Việt Nam chúng ta? Lịch sử bốn ngàn năm của nước ta là lịch sử chống
ngoại xâm. “Ngoại xâm” đây là chỉ giặc Phương Bắc, bởi vì Phương Đông,
Phương Tây và Phương Nam gần như không có. Hơn hai ngàn năm qua thì giặc
ngoại xâm đã bị chỉ đích danh những những nhân vật cụ thể như Triệu Đà, Mã
Viện, Cao Biền… Bởi thế ta rất cần biết tại sao họ quyết chiếm nước ta và tại
sao họ không thể chiếm nổi?

Địa mạch Việt Nam: Khúc quan trọng trong địa mạch toàn cầu

Trong quá trình địa kiến tạo vỏ trái đất, có những nếp gấp lớn tạo ra dãy núi cao
đóng vai trò đường kinh mạch trọng yếu xuyên qua nhiều quốc gia như phần
trên đã phân tích. Sau Tây Tạng, Vân Nam, thì đồng bằng Bắc Bộ nước ta là
phần rất quan trọng của mạch đất này (đọc Đại địa mạch quốc gia). Dãy
Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn, đoạn đến nước ta là dãy
Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, đến Việt Trì mạch đất lặn
xuống, tỏa ra và qua sông Đà lại xuất hiện cụm Ba Vì cao 1226m, điểm nhấn
của THĂNG LONG NÚI CHẦU SÔNG TỤ. Trước khi Vua Lý Thái Tổ chọn
nơi này dựng Kinh đô Thăng Long thì người Trung Hoa đã dòm ngó vùng đất
kỳ bí này và Cao Biền tấu thư kiểu tự là một trong những kết quả tìm kiếm công
phu nhất. Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài giỏi gốc Mãn Châu thì
vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền
tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng, huyệt
phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tông yểm phá các báu
huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu giá trị của vùng đất
này, nên đã xây thành Đại La, mưu đồ thực hiện mộng bá vương và đã bị vua
Đường trị tội.. Âm mưu yểm huyệt Thăng Long chưa bao giờ ngơi nghỉ trong
đầu các nhà cầm quyền Trung Hoa và hành động thô bạo ngày 11/9/1955 mà tôi
vô tình chứng kiến có làm cho họ thận trọng hơn.

Hiện nay họ biết không thể ngang nhiên đổ bộ vào Thủ đô, họ đi vòng vèo từ
phía Tây qua Lào, qua Cam pu chia và họ đang chiếm Bauxite Tây nguyên, còn
tại Trung tâm Thủ đô, họ đang nhờ bàn tay nào phá Thủ đô của ta? Tinh ý,
chúng ta sẽ biết.
Địa mạch Việt Nam: Vùng Biển Đông, yết hầu của Đông Nam Á

Không phải ngẫu nhiên vô cớ mà trên vịnh Bắc Bộ rộng lớn của chúng ta còn có
vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, ngay sát Cảng Vân Đồn lại có
vịnh Bái Tử Long, và ngoài khơi xa của Hải Phòng có đảo Bạch Long Vĩ, ngoài
ra còn có nhiều đảo có tên liên quan đến Rồng như Hòn Rồng, Long Châu, thôn
Cái Rồng…, cái tên Long liên quan đến phần đuôi của con Rồng lớn xòe ra ở
đồng bằng Bắc Bộ, đi xuống nước ở Cảng Vân Đồn và kết thúc ở đáy Đại
dương thuộc vịnh Mindanao thuộc Philippin. Có lẽ đây cũng chính là cái chốt
trọng yếu khiến Trung Quốc quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh
và ngang nhiên công bố đường lưỡi bò chín đoạn trên Biển Đông vào tháng
5/2009, vi phạm trực tiếp đến 5 quốc gia Đông Nam Á và nền an ninh cả thế
giới. Đây là sản phẩm kế thừa của chính quyền Quốc dân Đảng từ năm 1947,
điều đó cũng cho thấy thời nào cũng vậy, mưu đồ bá quyền của chính quyền nhà
nước Trung Quốc không thay đổi. Chắc hẳn lúc này không chỉ các nước Việt
Nam, Philippines, Brunei, Indonesia và Malaysia ý thức được đường lưỡi bò
này vi phạm đến chủ quyền của mình, mà gần như cả thế giới đã nhận ra mưu
đồ chiếm cứ con Rồng lớn nhất thế giới của nhà nước Trung Hoa, bởi vì chiếm
cứ được cái yết hầu này là họ chiếm được cả Á Châu và một khi chiếm được Á
Châu rồi thì bước đi tiếp sẽ ra sao? Thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Ấn Độ và
các nước Âu Châu có để cho họ làm điều đó không ?

Địa mạch Việt Nam: Cấu trúc Âm Dương hoàn chỉnh

Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi đầu tiên của Nhà nước Văn Lang, nhưng hình chữ
S của Con Rồng đất nước Việt Nam ngày nay đã tạo nên một thế cân bằng Âm
Dương rất hoàn chỉnh. Như sự ví von của nhà thơ Xuân Diệu, thì Đất nước ta
như một con tàu / Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.
Núi chầu sông tụ Thăng Long theo hình thế Âm Dương

Điều đó cho thấy từ mấy ngàn năm trước cái nôi đồng Bằng Bắc Bộ đã vững
như bàn thạch, từ thế kỷ XVI trở lại đây, khi đất nước đã phát triển xuống phía
Nam thì con thuyền đất nước đã đủ tư cách rẽ sóng ra khơi và điều đó cũng cho
thấy đã là con thuyền thì các phần mũi thuyền, thân thuyền và đuôi thuyền
không thể tách rời nhau. Bởi vậy hơn lúc nào hết, chúng ta cần ý thức được sự
sống còn của vận mệnh đất nước, để xác định thái độ và hành động của mình..

Xin hãy nhìn vào hình Con Rồng Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Gia Minh cung
cấp. Nếu dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây và Dự án Nhà hát Thăng Long ở đầu
con Rồng nước Việt, thì dự án Bauxite lại ở phần đuôi Rồng.
Con Rồng nước Việt. Phạm Gia Minh vẽ
Trước tiên xin hãy bảo vệ cái đầu. Nếu một cơ thể có cái đầu sáng suốt, lành
mạnh, thì các bộ phận khác cũng sẽ lành mạnh, thậm chí khi đuôi Rồng quẫy
một cái thì những kẻ bám theo ở phần đuôi, ở phần ngoài rìa như biên giới, hải
đảo sẽ rơi rụng. Nhưng nếu cái đầu bị rỗng nát, LONG MẠCH bị triệt thì nước
mất nhà tan.
VN
Lời giới thiệu.
Thần núi Tản Viên là một trong những huyền thoại in đậm trong ký ức người
Việt từ rất nhiều đời. Đó là cả một chùm sự tích xâu chuỗi với nhau, từ câu
chuyện một chàng trai trẻ khởi đầu cắm gậy ở núi Tản Viên, trải qua việc chàng
cưới con gái vua Hùng, rồi cuộc tranh tài cao thấp “năm năm báo oán đời đời
đánh ghen” giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh, cho đến những hệ quả của
trận thư hùng chưa bao giờ dứt ấy đưa đến sự hình thành địa mạo một quốc gia
Việt Nam uốn lượn như con Rồng ngày nay mà mắt Rồng là Hồ Tây với bao
nhiêu kỳ tích còn để lại trong địa danh và truyền thuyết: Đầm Xác Cáo, Đầm
Trâu Vàng…
Trong vòng mấy thập niên lại đây, Hồ Tây đã và đang bị con người xâm hại
bằng nhiều cách, làm cho mặt Hồ bị co dần lại từng tháng từng ngày. Rừng đào
Nhật Tân đỏ thắm hàng năm gần ngay ven hồ đã không còn dấu vết, thay vào
đấy là những dãy nhà cao tầng Made in In Đô lạnh lùng sừng sững. Giờ đây, lại
đang có nguy cơ rừng hồng xiêm Xuân Đỉnh sẽ bị triệt hạ để cho phía Tây Hồ
Tây dựng lên một bức tường bê tông kiểu Hàn còn trơ tráo hơn thế, ngang nhiên
che khuất Tản Lĩnh hàng nghìn năm luôn soi bóng xuống lòng Hồ như một sự
chiếu ứng linh thiêng mà nhà thơ nổi tiếng đời Trần Phạm Sư Mạnh đã nhắc tới
trong thơ. Những việc ấy sẽ để lại hậu quả gì? Chúng có liên quan gì đến cái cơ
thể con Rồng đang ngày một lở loét đau nhức vì mọi sự chặt phá, bới đào… mà
kẻ hưởng lợi quyết không phải là dân tộc này, một dân tộc không ngu xuẩn cũng
không hám lợi?
Và khi bị đâm thọc vào lưng – vào tử huyệt – thì Rồng có cam lòng chịu chết
không hay là sẽ quẫy? Và quẫy như thế nào? Bằng kiến thức nhiều mặt của một
nhà kiến trúc am hiểu sâu môi trường học (environnement), cùng với cái học về
phong thủy, về Kinh Dịch, và với bản lĩnh của một người hàng chục năm nay
quyết dấn thân bảo vệ bằng được sự nguyên vẹn của Hồ Tây, Kiến trúc sư Trần
Thanh Vân đưa ra vài lời giải đáp với chúng ta về những “động loạn trái lẽ trời”
do ai đó gây ra mà lịch sử đất nước từng chứng kiến hoặc đang hứng chịu.
Trang mạng bauxite xin giới thiệu ý kiến của chị, để bạn đọc cùng thử suy ngẫm
về ý nghĩa thực tiễn nằm phía sau những lời giải đoán tưởng như rất huyền vi
này.
Nguyễn Huệ Chi

Từ truyền thuyết xa xưa…


Dân tộc nào cũng có những câu chuyện truyền thuyết và truyền thuyết nào cũng
xuất phát từ một hiện tượng có thật xảy ra ở đâu đó, được nhân dân lưu truyền
và kiểm chứng. Có những câu chuyện rất xác thực, được kể lại với những tình
tiết rất xúc động, được nhân dân truyền tụng râm ran, nhưng chỉ một thời gian
sau, chuyện đó bị lãng quên. Không ai phê phán, không ai nghi ngờ, nhưng có lẽ
do tính tiêu biểu của câu chuyện không cao, kể cả thời gian lẫn phạm vi ảnh
hưởng, nên mọi người tự cho phép mình được quên đi. Ngược lại có những
chuyện nghe ra thật phi lý, nhưng không ai thắc mắc về những điều phi lý đó,
câu chuyện luôn luôn được nhắc lại, được bổ sung nhiều tình tiết diệu kỳ và
được sống mãi trong lòng dân.

Chuyện giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh với sự tích Vua Hùng kén rể là
một trong những truyền thuyết sống đời trong lòng dân như thế. Hàng ngàn năm
qua, Sơn Tinh là nhất đẳng Sơn Thần, là Tản Viên Sơn Thánh, là vị Thánh đứng
đầu trong Tứ Bất Tử, được nhân dân cả nước mãi mãi tôn thờ là như vậy. Đền
Thượng, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh ở trên trục tọa độ 21 độ 3’ 28’’ Bắc Vĩ
tuyến và 105 độ Kinh Đông 21’ 57’’, đỉnh núi này cao 1226 m so với mặt biển
và là một trong ba đỉnh núi cao tạo nên Cụm núi Ba Vì.
Có lẽ đã được bàn tay tạo hóa khéo léo sắp đặt, nên cũng trên 21 độ 3’ 28’’ Bắc
Vĩ tuyến này, dịch sang phía Đông khoảng 25Km, tại 105 độ 49’ 9’’ Kinh
Đông, có một địa điểm rất đặc biệt mà trong dân gian lưu truyền rằng đó là
huyệt đạo quốc gia.
Huyệt đạo quốc gia này là gì? Đóng vai trò gì trong việc thịnh suy của dân tộc
mà tại sao cả người trong nước và kẻ ngoại bang đều quan tâm đến nó như vậy?
Xin phép điểm qua một số sự kiện mà đến nay sách vở vẫn còn lưu truyền.
1. Gần 2000 năm trước, khi Mã Viện được triều đình Đông Hán cử sang dẹp
cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thì ông ta đã là một vị tướng già đầy tài năng.
Cuộc chiến diễn ra thật không cân sức, Mã Viện đã nhanh chóng đánh tan được
đội quân của Trưng nữ Vương ở Kinh đô Mê Linh, hai chị em Trưng Trắc và
Trưng Nhị quyết không chiụ rơi vào tay giặc, để bảo toàn khí tiết, hai bà nhảy
xuống dòng Hát Giang tự vẫn. Chiến thắng mà không cảm thấy vẻ vang, trên
đường thu quân trở về, tướng Mã Viện nghỉ lại bên bờ Hồ Dâm Đàm (tức là Hồ
Tây ngày nay), ở đó ông ta đã nếm trải những ngày khiếp sợ và thấy hôí hận về
hành động tận truy, tận diệt của mình. Hình ảnh “mặt hồ đầy khí lam chướng,
đến nỗi đàn diều hâu bay lượn trên hồ đều bị lộn cổ rớt xuống nước” chứng tỏ
Mã Viện đã đến vùng trung tâm của Hồ Dâm Đàm tức Bán đảo Tây Hồ ngày
nay, nơi đó có huyệt đạo quốc gia mà ngày nay nhân dân ta thường nhắc tới,
đàn chim mà ông ta nhìn thấy trong tâm trạng thảng thốt đó chắc không phải là
diều hâu mà là Sâm Cầm, cho đến ngày nay, đêm đêm Sâm Cầm vẫn thường
bay về sà xuống Hồ Sen nơi đây, đã từng khiến nhiều kẻ có tà tâm khiếp sợ.
2. Sau Mã Viện 800 năm lại có viên quan Tiết độ sứ của vua Đường Trung
Tông là Cao Biền. Ông này là một thầy phong thủy kỳ tài, khi sang nước ta
nhận chức, ông thầy phong thủy này đã đi khắp nơi trên đất nước ta để tầm long
điểm huyệt, ông ta đã viết hẳn một cuốn sách có tên là Cao Biền tấu thư địa lý
kiểu tự. Cao Biền không ngờ rằng trên đất nước nhỏ bé này lại có nhiều báu
huyệt sản sinh ra nhiều hiền tài đến thế. Theo chỉ đạo của vua Đường, Cao Biền
đã cố công trấn yểm rất nhiều nơi, nhưng ông ta đều thất bại. Chuyện kể rằng ở
quanh thành Đại La, nơi Cao Biền đã xây dựng “Kinh đô” cho mình và đã tự
xưng là Cao Vương, ông ta đã cho yểm rất nhiều bùa huyệt, nhằm củng cố vị trí
cai trị vững chắc của mình và nhằm ngăn cản thế lực nổi dậy của nhân dân Giao
Chỉ, nhưng ông ta đã uổng công. Không chỉ có vậy, nghe nói ở chính trên đỉnh
Tản Viên Sơn, Cao Biền định thực hiện một âm mưu gì đó nên cũng đã bị Tản
Viên Sơn Thánh tát vào mặt và hốt hoảng bỏ chạy. Vào lúc cuối đời, số phận
con người có tài nhưng thâm hiểm này chẳng ra gì, điều đó cho thấy độc ác, tàn
bạo thì trước tiên bị vận vào thân.
3. Mùa xuân năm 1010, sau khi lên ngôi ở Hoa Lư, Vua Lý Thái Tổ đã đi
thuyền ngược sông Hồng vào thăm thành Đại La của Cao Vương để lại từ 200
năm trước. Nhờ có sự dìu dắt của Thiền sư Vạn Hạnh về phong thủy được phát
hiện từ thời Cao Biền để lại, nhà vua đã đỗ thuyền giữa Hồ Tây để chứng kiến
hiện tượng Rồng cuốn nước mà sách phong thủy goị là Long quyển thủy được
phát tích tại chính huyệt đạo quốc gia là vị trí Đền Kim Ngưu cạnh Phủ Tây Hồ
ngày nay. Người quyết định dời đô về La Thành, lấy tên là Thăng Long và tự
tay viết bản Thiên Đô Chiếu ngắn gọn chỉ có 214 chữ với tứ văn quan trọng: “Ở
giữa khu vực trời đất, được thế Rồng cuộn Hổ chầu, chính giữa Nam, Bắc,
Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước”.
Một quyết định trọng đại được nhà vua ban ra một cách nhanh chóng và được
quần thần nhất trí thông qua chỉ dựa trên những phát hiện về phong thủy đã từng
bị kẻ thù Phương Bắc nhăm nhăm triệt phá, chứng tỏ sự táo bạo và sáng suốt
của Vua-Tôi thời bấy giờ. Lịch sử diễn biến ngót 1.000 năm qua chứng tỏ sự lựa
chọn đó là vô cùng chuẩn xác. Hai trăm năm trở lại đây với việc kinh đô dời vào
Phú Xuân-Huế (1802-1945) và việc lập ra Tỉnh Hà Nội và xây dựng Thành phố
Hà Nội (1831- 2009) đã đẩy đất nước vào cảnh lao đao. Vậy về phong thủy, về
âm dương ngũ hành có vi phạm điều gì cấm kỵ không? Thiết nghĩ lúc này phải
nhận thức được căn nguyên của sự lao đao đó để tìm quyết sách và từng bước
vãn hồi.

Đến truyền thuyết thời nay

1. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, Nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời và chọn Hà Nội là Thủ đô, nhưng có lẽ hai chữ
Hà Nội và hai chữ Việt Nam không “tương sinh” nên Chính phủ VNDCCH
thành lập chưa được bao lâu thì toàn quốc kháng chiến nổ ra. Chính phủ và
nhân đã phải bỏ Hà Nội ra đi, lên trú ngụ ở chiến khu Việt Bắc để trường kỳ
kháng chiến.
2. Ngày 1/1/1955 Chính phủ VNDCCH chính thức ra mắt quốc dân mười năm
trước đã trở về lại Thủ đô Hà Nội, “Hòa bình đã lập lại” nhưng nửa nước vẫn
còn trong tình trạng chiến tranh.
3. Ngày 2/9/1955, lần đầu tiên ở quảng trường Ba Đình diễn ra cuộc mít tinh
trọng thể và biểu tình mừng Quốc khánh sau 9 năm thành lập nước. Người ta
thấy đội quân nhạc danh dự mặc lễ phục mầu trắng, giầy da mầu đen, mũ kê-pi,
ngù tua vàng… đứng ngay trước lễ đài. Sau đội quân nhạc là các cháu thiếu nhi
quần xanh, váy xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ, tay cầm cờ và hoa. Trước đội
quân nhạc là khoảng trống cho các đoàn quân duyệt binh, các đội diễu hành và
đặc biệt đó cũng là “sân khấu” cho các đoàn văn công dừng lại biểu diễn. Ai đã
được chứng kiến cảnh đó sẽ không bao giờ quên được các cô văn công vừa đi
vừa múa, nổi trội nhất là điệu múa Hoa sen của đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ
đến từ Trung Quốc. Váy áo xiêm y cực kỳ lộng lẫy và cô nào cũng đẹp như
những nàng tiên.
4. Chiều ngày 11/9/1955 ở Hồ Tây nổi lên một cơn lốc dữ dội, trong phút chốc
cướp đi 4 mạng người, trong đó có cô diễn viên chính trong điệu múa Hoa sen
của đoàn Tề Tề Cáp Nhĩ tên là Khương Nãi Tuệ và chàng nghệ sĩ thổi sáo
Phùng Tử Tồn. Còn hai người nữa là ai thì không thấy nói tới. Ngày đó tình hữu
nghị Việt – Trung – Xô thắm thiết lắm, đến đâu người ta cũng thấy thanh niên
nam nữ nắm tay nhau xếp thành vòng tròn cùng vỗ tay múa hát tập thể bài
Thắm thiết tình Việt Trung Xô.
Đế quốc càng nhiều mối lo,
Đó là tình người lao động,
Mối tình tràn ngập núi sông…
Nhưng không hiểu sao sau cơn lốc dữ dội chiều hôm đó, khắp Hà Nội lại râm
ran bàn về một âm mưu yểm huyệt để phá Long mạch ở Hồ Tây nhưng không
thành. Chuyện đó thực hư thế nào không ai biết, báo chí không hề đăng, thủ
phạm không bị vạch mặt, nhưng chỉ biết cơn lốc là có thật, người chết là có thật
và những người chứng kiến là có thật và nhiều người trong số họ đang còn sống
khoẻ mạnh.
5. Đầu năm 1979, không cần giấu mặt, người bạn phương Bắc từng thân thiết
như môi với răng ngang nhiên tấn công biên giới nước ta. Đúng là môi hở thì
răng lạnh, nhưng răng cắn thì môi đau.
6. Năm 1998, dự án Thủy Cung Thăng Long sử dụng hơn 20 ha đất thiêng ở
Tây Hồ. Đúng tại nơi xưa kia Vua Lý Thái Tổ đã dừng thuyền quyết định viết
Thiên Đô Chiếu (21 độ vĩ bắc 3’ 28’’). Dự án đã được một Phó Thủ tướng
Chính phủ ký quyết định phê duyệt và một phó Thủ tướng nữa ký quyết định
cấp 21 ha đất thiêng. Đây là một dự án được hình thành do lòng tham lam và sự
ngu dốt chứ chưa hẳn đã có dụng ý phá hoại. Nhưng cho dù vì động cơ gì mà
một kẻ có chức có quyền lại vi phạm vào vùng đất thiêng của huyệt đạo quốc
gia, kẻ đó sẽ nếm đủ đòn trừng phạt. Bởi vậy tuy dự án này mới bắt đầu, hậu
quả tai hại chưa kịp gây ra, nhưng đã có kẻ phải vào tù, một Phó Thủ tướng mất
chức, mất luôn cả chân Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Trung ương; một Phó
Chủ tịch thành phố Thủ đô mất chức và mất tất cả. Hình phạt quả là nặng. Phải
chăng đó là lời nhắc nhở cho những ai có quyền, có chức, biết sai mà vẫn cố
tình làm và còn định hại người khác?
7. Ngày 29/5/2008 Quốc hội đã thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành
chính Thủ đô theo cấu trúc phong thủy “TỰA NÚI NHÌN SÔNG – RỒNG
CUỘN HỔ NGỒI”. Nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của trục phong thủy đó, khơi
thông dòng nước để phục hồi Long mạch, và nếu Thủ đô ta nhanh chóng lấy lại
tên Thăng Long để ta có quan hệ Hỏa – Thổ tương sinh thì tình hình sẽ dần tốt
đẹp lên. Nhưng hôm nay đang có 3 dự án xằng bậy uy hiếp sự an ninh của quốc
gia:
Một là dự án KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY 100% VỐN HÀN QUỐC MANG
PHONG CÁCH HÀN QUỐC RỘNG 210,43ha Ở TRÊN TRỤC LONG MẠCH
21 độ 3’ 28’’, TRÊN ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐỀN THƯỢNG NÚI TẢN VIÊN VỀ
TỚI ĐẦM TRỊ BÊN PHỦ TÂY HỒ.
Hai là dự án NHÀ HÁT THĂNG LONG Ở NGAY TRÊN KHU ĐẤT ĐỊNH
LÀM THUỶ CUNG THĂNG LONG 10 NĂM TRƯỚC.
Ba là dự án BAUXTE Ở TÂY NGUYÊN.
Xin hãy nhìn vào hình Con Rồng Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Gia Minh cung
cấp. Nếu dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây và Dự án Nhà hát Thăng Long ở đầu
con Rồng nước Việt, thì dự án Bauxite lại ở phần đuôi Rồng.
VN
Con Rồng nước Việt. Phạm Gia Minh vẽ
Trước tiên xin hãy bảo vệ cái đầu. Nếu một cơ thể có cái đầu sáng suốt, lành
mạnh, thì các bộ phận khác cũng sẽ lành mạnh, thậm chí khi đuôi Rồng quẫy
một cái thì những kẻ bám theo ở phần đuôi, ở phần ngoài rìa như biên giới, hải
đảo sẽ rơi rụng. Nhưng nếu cái đầu bị rỗng nát, LONG MẠCH bị triệt thì nước
mất nhà tan.
Thưa quý độc giả,
Tôi viết những dòng này hết sức chân thành với mong muốn khai minh mở tuệ
cho những ai đầu óc đang u tối. Mong hãy tin rằng Tản Viên Sơn Thánh Ngài
rất công bằng và rất sáng suốt. Xin hãy hết sức lưu tâm đến lời nhắc nhở hôm
nay.
TTV

LỜI CUỐI BÀI

Để kết thúc bài viết, tôi muốn quay lại những dòng mở đầu, rằng tôi không có
chút năng khiếu nào trong những vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh chính trị,
nhưng do nghề nghiệp và do số phận, tôi đã có dịp hiểu rất sâu vào cốt lõi của
vấn đề kinh tế và chính trị trong mối quan hệ với Trung Cộng hiện nay. Bởi vậy
tôi muốn khuyên tất cả mọi người, nhất là các vị sinh ra sau tôi và chưa có dịp
kinh nghiệm như tôi, là hãy tỉnh táo để thoát ra khỏi cõi u mê của sự hoang
tưởng trong mối quan hệ với Trung Cộng. Cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm
mới đưa ra được lời dạy bảo và bản thân tôi phải trải qua hơn 55 năm để chiêm
nghiệm và thấm nhuần lời dạy bảo của cha ông.

Tôi biết, lúc này đã có rất nhiều người suy nghĩ như tôi hoặc sâu sắc hơn tôi,
nhưng vẫn còn khá đông người đang lầm lẫn và ảo tưởng, không ít người còn
rất sợ vía người bạn lớn vĩ đại Trung Hoa, tôi không trách họ vì đôi lúc chính
tôi cũng tin ở họ và nể sợ họ lắm. Nhưng xin mọi người hãy bình tâm và suy
ngẫm xem cái gì tạo nên sức mạnh của họ và cái gì đang giết chết sức mạnh đó?

Đông dân là một sức mạnh

Đúng vậy, ngày tôi đang học ở Thượng Hải thì Trung Cộng mới xây xong cầu
Trường Giang, họ rất tự hào nói rằng, chỉ cần toàn dân Trung Hoa, mỗi người
tiết kiệm một cái bánh bao là đủ xây một cái cầu Trường Giang. Đó là một việc
làm tốt.

Trong thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh, họ xây dựng Sân vận động Tổ Chim độc
đáo hết 432 triệu USD, nếu chia cho 1,3 tỷ dân thì họ phải cắt xén của mỗi
người 0,32 USD, việc đó có vẻ cũng vẫn tốt.

Hiện nay họ đang làm nhiều việc ghê gớm hơn như xây dựng đại hàng không
mẫu hạm trên Biển Đông và các căn cứ hải quân… tôi nghĩ họ cũng sẽ làm
được đủ để dọa nạt chúng ta và các nước trong vùng,

Mô hình hàng không mẫu hạm ở Vũ Hán

Có điều, một thảm họa đông dân mà Nhà nước không vì dân thì Nhà nước sẽ
khốn đốn. Có ai biết rằng trên đất nước Trung Hoa vĩ đại đang có 200 triệu
người sống lang thang không nhà cửa và đặc biệt hệ thống băng đảng Mafia ở
hầu hết các thành phố lớn như Thẩm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu… đang
chia cắt quyền lực của đất nước họ hay không? Việc tầy trời này thiết nghĩ cũng
không cần nhiều lời và chính là việc của các nhà chiến lược.
Vậy thì mọi nỗ lực của họ có thể có một kết thúc có hậu hay không?

KTS Trần Thanh Vân

KTS Trần Thanh Vân

Đại địa mạch quốc gia


December 28, 2009

Chuyện 700 năm trước


Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, có hai người “phạm lỗi”
với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên chiến công lớn, góp phần không
nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư,
con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng,
con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài, nhưng ăn nói thì quá mạnh
bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị nhà Vua tước hết quan chức, bổng
lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.
Nhưng cũng tại nơi đây, Trần Khánh Dư được phục chức và đã trở thành Phó
tướng Vân Đồn. Ông đã chỉ huy quân ta phá tan đội thuyền tiếp tế lương thực
của quân Nguyên Mông và góp công lớn vào trận chiến thắng lịch sử trên sông
Bạch Đằng.
Võ đã giỏi, văn cũng hay, sau này Trần Khánh Dư là người viết lời tựa cho cuốn
“Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Trần Hưng Đạo, ông viết như sau:
Người giỏi võ cầm quân thì không cần bày trận
Người giỏi bày trận thì không cần đánh
Người giỏi đánh thì không thua

Người khéo thua thì không chết


Sách cũ cũng kể rằng Trần Quốc Tảng là một người có tài đặc biệt về quân sự,
nhưng vì lúc nhỏ luôn ở bên cạnh ông nội là Trần Liễu, nên Quốc Tảng từng có
biểu hiện muốn cướp ngôi vua từ trong tay dòng thứ, để giành ngôi cho cha
mình là dòng trưởng, khiến Trần Hưng Đạo giận, nên đã “đẩy” con trai đi trấn
thủ tận Cửa Suốt, là một nơi ở rất xa Triều đình để tránh hậu hoạ.
Nhưng cũng tại nơi biên cương Tổ quốc này, Hưng Nhượng Vương đã lập nên
kỳ tích trong trận thắng Bạch Đằng Giang năm 1288, khiến cho sau khi ngài qua
đời năm 1313, nhân dân đồn rằng Đức Ông Trần Quốc Tảng hiện về nhắc nhở,
nên đã xây Đền thờ Ngài cùng nhiều tướng lĩnh ở ngay trên đỉnh núi nhìn ra Bái
Tử Long.
Ngày nay ngôi Đền Cửa Ông toạ lạc trên núi cao, không khác gì một trạm gác
tiền tiêu nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, khiến cho hậu thế có nhiều người thắc mắc
rằng có thật là hai vị tướng danh tiếng đó do vì có tội nên bị điều ra tận nơi biên
cương ấy, hay phải chăng đây cũng là một trong những “bí truyền thư” mà Đức
Thánh Trần đã lưu lại để dạy bảo cho chúng ta?

Đền Cửa Ông không khác gì một trạm gác tiền tiêu nhìn ra Vịnh Bái Tử Long

Khi bí mật không còn là bí mật

Cách đây gần 10 năm, trên mạng thông tin quốc tế có một tấm bản đồ thật thú
vị: Hình một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh
Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông
Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam,
sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất
thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m).
Đó là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền
núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và
mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

Sơ đồ đại địa mạch

Thế mới biết tại sao vùng đất này luôn luôn bị người ngoài thèm khát và dòm
ngó. Và thế mới biết sự uyên bác kỳ tài của Thiền sư Vạn Hạnh và Vua Lý Thái
Tổ đã quyết rời bỏ Hoa Lư, để trở về vùng đất Thăng Long và triệt phá được
thiên la địa võng mà Cao Biền đã trấn yểm trên thành Đại La cũ 200 năm trước.

Cho đến hôm nay, tất cả những người có chút hiểu biết về phong thủy và lý
thuyết về địa mạch thì đã hiểu rằng tất cả mọi bí mật xa xưa về đường kinh
mạch, về huyệt đạo linh thiêng mà chỉ có các thầy pháp cao tay mới nắm giữ
được, thì nay đã bị phơi bày ra tất cả.
Cái chính là “thiên hạ” thì biết cả, nhưng những người trong cuộc có ý thức
được vấn đề và có những giải pháp mạnh để làm chủ các lợi thế đó hay không?
Nhìn vào sơ đồ “vi địa mạch”
Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung
tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam
Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình,
trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao
nhất Đông Dương (3143m).
Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông
Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu…
Thế nhưng các dãy núi chỉ “chầu” nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông
thì đã “tụ” lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng
Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã “mọc” lên ba ngọn núi
khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo
đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km.
Nhờ khoảng cách không quá xa, nên khi thuyền của vua Lý Thái Tổ đi từ sông
Hồng qua sông Tô Lịch vừa rẽ vào Hồ Dâm Đàm từ làng Hồ Khẩu mùa xuân
năm 1010, nhà vua có thể nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên, vừa nhìn thấy đỉnh
Ba Vì, nên cái tên Thăng Long và tứ văn “Đắc Long bàn Hổ cứ chi thế, tiện núi
sông hướng bối chi nghi” mới xuất hiện trong bản Thiên đô chiếu bất hủ.

Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m,
nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh
mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị
tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó
đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ
suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ
mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của Tổ quốc.
Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam
mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị,
lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và
cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp
phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và
Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại
bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288.
Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải
phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ,
lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức
Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ?
Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra
trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3’ 28’’ từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ
nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn
thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia.
Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng
dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Nhiều người vẫn còn nhớ
vào chiều thu nắng đẹp ngày 11/9/1955, người ta đã chứng kiến chính nơi đó đã
có cột nước bất chợt phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền gỗ khiến 4 người bị
thiệt mạng.
Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thế Hùng ở Viện Vật lý nghe mô tả lại hiện tượng đó thì
đoán rằng chắc có kẻ nào đó đã chui xuống đáy hồ sờ soạng, khiến mạch nước
có áp suất lớn bỗng bật lên như khi người ta mở nút chai rượu champagne?

Cảng Vân Đồn


Am Mỵ Châu thờ ai?

Lúc sinh thời, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng rất hay được mời đi nói chuyện
ở nơi này nơi khác. Với giọng nói đầy tự tin, giàu hình ảnh và hơi ngang ngang,
giáo sư Vượng có cách truyền đạt ý tưởng rất thuyết phục, khiến cho người
nghe chưa tin lắm mà vẫn phải tin, đặc biệt với người không theo học ngành sử,
hiểu biết sử liệu rất ít mà cũng trở thành rất “am hiểu” về lịch sử. Xin kể đôi
điều câu chuyện ông giải thích về am Mỵ Châu ở thành Cổ Loa như sau.
Trong một dịp ngày 8 tháng 3, chúng tôi được nghe một bài giảng của giáo sư
Trần Quốc Vượng về tầm quan trọng của Cổ Loa Thành và am thờ nàng Công
Chúa Mỵ Châu đối với Thủ đô của chúng ta.
Giọng đầy vẻ bí mật, giáo sư Vượng hỏi:
– Các cô có hiểu tại sao hơn 2000 năm qua, nhân dân ta, kể từ vua chúa đến
thường dân đều thành kính thờ một người con gái cụt đầu có tên là Công chúa
Mỵ Châu trong một cái am nho nhỏ ở Đền Cổ Loa hay không?
– Dạ không
Đó chính là ta thờ Người Mẹ Tổ Quốc của chúng ta đó. Chuyện tình duyên của
Mỵ Châu Trọng Thuỷ là chuyện bịa đặt, nhưng chuyện dân tộc ta vì quá nhân
hậu và thiếu cảnh giác nên trót đặt trái tim lên đầu để Triệu Đà cướp mất nước
là có thật. Đạo gốc của dân tộc ta là Đạo Mẫu. Bản chất người mẹ là bản chất
nhân hậu và dễ bị lừa.
Xưa kia dân tộc ta đã từng bị lừa, bởi vậy nàng Công Chúa Mỵ Châu cụt đầu là
hiện thân của Người mẹ Tổ quốc đã và đang đau khổ nhắc ta phải luôn cảnh
giác.”
– Vậy câu chuyện nỏ thần là có thật hay không?
– Không! Ta có một bí mật quốc gia quý hơn nỏ thần nhiều nhưng không ai ăn
cắp được. Từ 2000 năm trước bí mật đó đã không còn là bí mật nữa rồi, nhưng
kẻ thù đã từng ra sức phá. Ta đừng quên ta đang có báu vật trong tay.
– Vậy làm cách nào để khắc phục?
– Thiên cơ bất khả lộ. À, có cô nào thích xem tử vi không?
– Có ạ, có ạ!
– Tốt, tôi sẽ lập lá số cho từng người và sẽ có lời khuyên riêng từng người.
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng rất giỏi khoa tử vi, ông chỉ hỏi ngày sinh tháng
đẻ rồi bấm bấm ngón tay mấy cái là phán như thánh phán.
Ông cười nhạo, nói: “Tử vi liên quan đến số phận riêng của từng người thì ai
cũng quan tâm, nhưng cứ giấu giấu giếm giếm như kẻ ăn vụng. Còn có cái khác
quan trọng hơn Tử vi liên quan đến vận mệnh đất nước thì hễ ai quan tâm đều bị
coi là nhảm nhí. Thế mới khổ!”

Trần Thanh Vân

May 8, 2015

Đôi điều về phong thủy Hà Nội

Tưởng nhớ Đức Thái phó Lưu Khánh Đàm – Người dâng kế dời đô
Từ góc nhìn phong thuỷ, bàn về thế lớn trong thiên hạ, với trình độ còn thấp
kém song được sự cho phép của Trưởng ban phong thuỷ/ Trung tâm nghiên cứu
tiềm năng con người, tôi mạo muội có đôi điều như sau:

1. Việt Nam có bốn long mạch chính

Từ bản đồ vệ tinh trên trang web: www.wikimapia.org, dễ dàng nhận thấy địa
hình của Việt Nam gồm có bốn long mạch chính:
Mạch núi Trường Sơn: Phát nguyên từ cao nguyên Thanh Tạng hành long qua
Vân Nam, Thượng Lào vào Miền Trung Việt Nam tạo thành dãy Trường Sơn
kéo dài đến tận Miền Nam. Bên tả có Biển Đông, bên hữu có sông Mê Kông
làm giới hạn long mạch.

Mạch núi Ba Vì: Phát nguyên từ cao nguyên Thanh Tạng hành long qua Vân
Nam vào Miền Bắc Việt Nam, qua Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Nam Định đến
Ninh Bình, Thanh Hoá giới hạn bởi sông Hồng và sông Mã (sông Đà). Long
mạch này đi thẳng, ít phân chi nhánh, khiên liên, hùng cường và khí mạch
vượng nhất.
Mạch núi Tam Đảo: Từ Vân Nam vào Miền Bắc Việt Nam, qua Hà Giang,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên tới Thái Bình.

Mạch núi Huyền Đỉnh: Từ dãy Thập vạn đại sơn Quảng Đông/ Trung Quốc qua
Quảng Ninh đến Hải Phòng, Hải Dương, một chi ra biển tạo thành dãy đảo của
Vịnh Hạ Long, một chi qua Đông Triều, Phả Lại vào Bắc Giang, Bắc Ninh.

2. Đồng bằng châu thổ sông Hồng

Ba dãy núi Ba Vì, Tam Đảo, Huyền Đỉnh cùng hệ thống sông Hồng, sông Mã
chầu về tạo lên vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng tương đối rộng với thế
nghiêng Tây Bắc - Đông Nam. Đó cũng là hướng đi của mạch núi Ba Vì, mạch
núi này có ảnh hưởng chính lên độ nghiêng của Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Vấn đề đặt ra là: Trên đất nước Việt Nam thì phải chọn nơi nào làm Kinh đô ?

Trước hết phải dựa vào long mạch: Rõ ràng trong bốn mạch núi Trường Sơn,
Ba Vì, Tam Đảo và Huyền Đỉnh thì mạch Ba Vì là hùng mạnh nhất với Tông
sơn là đỉnh Phanxiphăng - nóc nhà của Đông Dương cao đến 3.143 m.

Thứ hai là phải dựa vào thuỷ: Lập kinh đô thì phải chọn nơi thuỷ tụ vì nước chủ
về tiền tài, các thành phố lớn trên thế giới đều ở bên một con sông. Xem ra,
trong vùng Bắc Bộ chỉ có 2 điểm thuỷ tụ lớn nhất đó là Hà Nội và Chí Linh/ Hải
Dương (Hà Nội là nơi giao hội của 3 con sông: sông Thao, sông Đà, sông Lô
tạo thành sông Hồng; Chí Linh là nơi giao hội của Lục đầu giang, xưa kia Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An và Nguyễn Trãi... đã chọn Chí Linh
làm nơi ở). Nhưng Chí Linh không phải là nơi hội tụ của các con sông lớn lên
không thể so sánh được với Hà Nội.

Thứ ba là phải dựa vào địa thế: Theo thuyết âm dương thì kinh đô phải là nơi
trung tâm của trời đất để cai quản bốn bề, nơi giao hoà, cân bằng giữa âm và
dương. Đồng bằng Bắc Bộ với thế nghiêng Tây Bắc - Đông Nam thì rõ ràng Hà
Nội là nơi cao và sáng sủa hơn hẳn.

3. Núi Ba Vì

3.1. Ba Vì - Một vùng đất sơn thủy hữu tình

Long mạch đi khiên liên hùng dũng từ Vân Nam về Lào Cai, Yên Bái rồi băng
hồng qua dòng sông Đà thoát bớt sát khí, khởi đột lên thành phụ mẫu sơn - núi
Ba Vì, đáo đầu quay ngang khai trướng (mở vòng cung) về phía sông Hồng. Ở
những mạch băng hồng như thế thường hay có quý địa.

Địa huyệt các thành phố lớn trên thế giới với thế long tả toàn hay hữu toàn
thường chỉ thu được một bên nước long thân từ tổ tông sơn chảy về. Hiếm có
nơi nào như địa huyệt Ba Vì - Hà Nội thu được cả lưỡng thuỷ thiếp thân là sông
Đà và sông Thao (chỉ có huyệt kết ở đại cán long mới thu được cả hai bên thiếp
thuỷ thân); hơn nữa còn thu được cả khách thuỷ sông Lô.

Lượng nước sông Đà và sông Thao gần như tương đương, rất nhiều và rất
mạnh, điều đó chứng tỏ dãy núi Phanxiphăng là một đại cán long ít phân chi
nhánh, đi thẳng và liên tục, khí mạch rất hùng cường, đó là một thế núi hiếm có.

Núi Ba Vì quay ngang khai trướng nhìn thủy tụ, dòng sông Hồng uốn cong như
muốn lưu luyến ôm vòng về phía núi Ba Vì, quả là một vùng đất sơn thủy hữu
tình.

3.2. Ngũ hành tinh thể, lưu ý Thủy và Thổ hình

“Long vô Thủy tinh bất thành biến hóa. Long vô Thổ tinh bất thành thượng
cách”. Nghĩa là long mạch mà không có Thủy tinh thì không biến hóa, không có
Thổ tinh thì không phải long quý thượng cách. Trong ngũ hành, lực lượng phát
động tối đại là Thủy, yên tĩnh mà tối trọng hậu là Thổ.

Nếu long mạch mà không có Thủy tinh thì long cương trực, ngoan ngạnh tức là
một phiến sơn sát triệt, đúc kết làm sao được. Nếu thấy núi có gãy khúc hoặc
uốn cong như hình sóng nước động cồn lên tức là có Thủy tinh dẫn đi trước, hẳn
là kết chân huyệt; nếu không có Thủy hình thì không kết huyệt.
Trên đỉnh núi mà hiện lên một hình Thổ tinh như cái bình phong thì lực lượng
long mạch rộng lớn, quyết đoán là kết đại quý. Nếu không có Thổ bình thì
không phải long hậu trọng, quyết nhiên không hay kết đại địa; dầu có Hỏa tinh,
Mộc tinh đứng giữa trời thì cũng chỉ kết tiểu địa.

Vậy, không biết Thủy tinh thì không phân biệt được có đất kết hay không.
Không biết Thổ hình thì không biết rõ đấy là đại địa hay tiểu địa. Thủy và Thổ
là “Long gia chi mệnh mạch”.

Thủy và Thổ là 2 lực lượng vật chất rất lớn. Vì vạn vật sinh ra ở Thổ, khi trở về
cũng ở Thổ; mà Thổ lại phải nhờ Thủy mới nuôi sống được muôn vật. Chỉ có
Thủy mới sinh sinh bất diệt, chỉ có Thổ mới gánh đội được hết thảy. Long có
đủ Thủy tinh mới đủ sinh khí, có đủ Thổ tinh thì mới tải nổi muôn vật. Nên có
câu “Vô thủy bất sinh, vô thổ bất thành”.

Nếu chỉ thấy Mộc, Hỏa, Kim tinh đứng sừng sững giữa trời mà mừng khoái, cho
là quý thì không thể cùng bàn nói chuyện địa đạo được.

3.3. Hình tượng, tinh thể của núi Ba Vì

Xét về hình tượng, Ba Vì là một thế núi phượng hoàng sải cánh (phi phụng), nó
khai trướng về phía sông Hồng, khoảng giữa Hà Nội và Sơn Tây.
Với độ cao gần 1.300m, nó cung cấp khí mạch cho vùng đất rộng lớn bao gồm
Hà Nội và Hà Tây cũ, giới mạch là sông Hồng.
Khí mạch của Ba Vì toả đi các hướng nhưng có lẽ thịnh vượng nhất vẫn là nơi
gần sông (khí chỉ thuỷ giới ) và về phía Ba Vì khai trướng.
Tinh thể của một ngọn núi là gì thì phải tuỳ theo góc độ của người quan sát, tức
là phụ thuộc vào địa điểm đứng nhìn. Chẳng hạn như cùng một quả núi, nếu
nhìn phía trước thì ra hình Kim, nhưng nhìn từ phía sau lại ra hình Hoả. Bởi
vậy, cùng một ngọn núi, tinh thể của nó chiếu về các phương là khác nhau, nên
kiểu cách kết huyệt khác nhau, cát hung cũng khác nhau.

Để quan sát núi Ba Vì nên bám sát bên dòng sông Hồng, chọn địa điểm Hà Nội
và Sơn Tây và khoảng giữa của 2 địa điểm này.
Theo Chính ngũ hành: Trên cả đoạn quan sát ta đều thấy tổng thể Ba Vì mang
hành Thuỷ mọc cao gọi là Trướng thiên thuỷ. Như vậy, có thể đoán rằng dải đất
từ Hà Nội đến Sơn Tây, Ba Vì sẽ kết thành nhiều huyệt (trong đó có địa danh
Đường Lâm).
Nhưng từ phía Hà Nội sẽ nhìn thấy rõ núi U Bò mang Thổ hình như một bức
bình phong lớn đứng giữa lưng trời, tại Sơn Tây lại không nhìn thấy rõ. Cho nên
có thể kết luận rằng khu vực Hà Nội là nơi kết đại địa.

Theo lục phù tinh: Trên núi Ba Vì lại khởi lên vài ngọn nhỏ nữa đó là "phong
thượng khởi tinh phong". Đứng xa đều trông thấy rõ tinh phong này, quyết đoán
vùng đất này có quý huyệt, không sai. Ngọn chính giữa của núi Ba Vì là Tản
Viên mang Hoả hình đó là bút "Kình thiên" (bút chống trời), với hình thể ở giữa
thắt ngẫng, trên xoè ra như cái lọng là "tôn quý chi khí sở sinh". Nơi nào đón
được khí mạch của nó sẽ kết thành kỳ huyệt.
Nhìn từ phía Sơn Tây, Ba Vì có ba đỉnh chính nhô cao tạo thành ngọn núi Tam
Thai rất đẹp. Trong phong thuỷ thì Tam Thai, Ngũ Nhạc, Thất Tinh... đều là thế
núi cát tường.

4. Trung tâm Hành chính Quốc gia

Thủ đô Hà Nội đã một nghìn năm tuổi. Trong Chiếu rời đô, Lý Thái tổ đã viết:
Đó là nơi rồng cuộn, hổ ngồi ( "long bàn hổ cứ" không hẳn là rồng chầu, hổ
phục như một số dịch giả đã viết). Nếu tại trung tâm thành phố nhìn theo hướng
Bắc - Nam sẽ thấy bên trái - thanh long, dòng sông Hồng cuộn khúc; bên phải -
bạch hổ, núi Ba Vì an toạ uy nghi.

Trung tâm Hành chính Quốc gia được xác định bởi nhiều yếu tố, song có lẽ 2
yếu tố đáng quan tâm nhất là: Thời bình và thời chiến. Thời bình nên ở nơi bằng
phẳng, rộng rãi, đô hội, giao thương phát triển. Thời chiến phải ở nơi trú ẩn an
toàn, vùng núi non hiểm trở.

Theo thuyết phong thuỷ thì bên trái - thanh long phát văn, bên phải - bạch hổ
phát võ. Vậy thời bình nên để Trung tâm Hành chính Quốc gia ở gần phía sông
Hồng để tập trung phát triển đất nước, thời chiến có thể lui về chân núi Ba Vì để
dụng võ là một kế sách hợp lý và sáng suốt.

Theo dòng lịch sử từ xa xưa đến nay, thuở Vua Hùng dựng nước đóng đô ở Việt
Trì, An Dương Vương đóng đô ở Đông Anh, Nhà Đinh và Tiền Lê ở Hoa Lư,
Nhà Hồ ở Thanh Hoá, Nhà Mạc ở Cao Bằng, Nhà Nguyễn ở Huế, Chế độ Mỹ -
Nguỵ ở Sài Gòn, chưa nơi nào có cả sơn lẫn thuỷ đủ sức mạnh để làm chủ địa
hình Việt Nam. Chỉ có Hà Nội - Nơi địa linh mới xứng tầm làm đế đô của muôn
đời.

"Thăng Long đệ nhất đại huyết mạch, Đế vương quý địa :


Đại Việt hữu chi địa (nước Đại Việt có một ngôi đất).
Thăng long thành tối hùng (Thăng Long tối hùng mạnh).
Tam hồng dẫn hậu mạch (ba con sông lớn dẫn hậu mạch là sông Thao, sông Lô,
sông Đà).
Song ngư trĩ tiền phương (hai con cá dẫn đường, chính là bãi Phúc Xá ngoài
sông Hồng).
Tản lĩnh trấn Kiền vị (núi Tản Linh trấn tại phương Kiền – Tây Bắc).
Đảo sơn đương Cấn cung (núi Tam Đảo giữ phương Cấn - Đông Bắc).
Thiên phong hồi Bạch hổ (nghìn ngọn núi dãy Phanxiphang quay về Bạch hổ -
Dãy núi Ba Vì).
Vạn thủy nhiễu Thanh long (muôn dòng nước từ ba con sông Thao, Lô, Đà đều
tụ lại, chảy về nhiễu Thanh Long – Dòng sông Hồng).
Ngoại thế cực trường viễn (thế bên ngoài rất rộng và xa, tất cả cá núi non cả 3
dãy núi Ba Vì, Tam Đảo, Huyền Đinh đều chầu về).
Nội thế tối sung dong (thế bên trong rất mạnh mẽ, đầy đặn).
Tô giang chiếu hậu hữu (sông Tô lịch chiếu từ phía sau, bên phải).
Nùng sơn cư chính cung (núi Nùng đóng tại chính cung).
Chúng sơn giai củng hướng (tất cả núi non đều hướng về rất đẹp).
Vạn thủy tận chiều tông (là nơi tận cùng, hợp lưu của mọi dòng nước từ thượng
nguồn dẫn khí mạch về).
Vị cư cửu trùng nội (là nơi ở của vua chúa -cửu trùng, đất làm kinh đô).
Ức niên bảo tộ long (có thể bền vững tới 10 vạn năm).
Cầu kỳ Hổ bất bức (nhưng cần phải di dịch để Bạch Hổ không bức cận huyệt).
Mạc nhược trung chi đồng (cùng đó, đừng tìm huyệt ở chi giữa)".

Trên đây là một số suy ngẫm thiển cận của hậu sinh, chắc có nhiều thiếu sót,
lệch lạc thậm chí sai lầm. Kính mong các vị cao nhân tiền bối, các bậc lão thành
trong khoa học tham gia ý kiến để hậu sinh được sáng tỏ đạo trời. Tôi vốn sinh
ra và lớn lên ở thôn Lưu Xá - xã Canh Tân - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình,
quê hương của Quang lộc đại phu súy thành tá lý công thần, nhập nội thị sảnh
đô, đô tri tiết độ sứ đồng tam ty Bình chương sự, thượng trụ quốc, khai quốc
công thần, thực ấp 6.000 hộ, thực phong 3.000 hộ, thái úy quốc công, gia thái
phó Lưu Khánh Đàm - Người đã dâng Kế rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La cho
Lý Thái tổ, mở ra một trang sử hào hùng. Hà Nội đã một nghìn năm tuổi, Chiếu
rời đô thuở nào vẫn còn nguyên giá trị cho hôm nay và mai sau. Thiết nghĩ việc
chọn nơi đặt Trung tâm Hành chính Quốc gia cần phải được nghiên cứu kỹ
lưỡng để xứng với Tiền nhân mở nước, để dân tộc Việt Nam cường thịnh, mãi
mãi vững bền./.

TRỊNH TẤN CƯỜNG

You might also like