You are on page 1of 4

“Nòi giống lạc lòng”

Thiện Tùng
09/04/2020

Nói dân tộc Việt Nam thuộc “Nòi giống Lạc Hồng, vỉ không rõ Lạc
Hồng là gì, tôi không cãi. Hơn 80 năm tuổi đời mà mình đã trải qua,
tôi thấy dân tộc Việt nam thuộc “Nòi giống lạc lòng”.

Lạc quyên chống COVI 19


1/Trong thời chiến tranh
Phía “Quốc gia” (Bảo Đại) hay phía “Việt nam Cộng hòa” có Pháp và
Mỹ bao cấp. Còn phía kháng chiến luôn khó khăn về vật chất, dựa
hoàn toàn vào dân thành thị và nông thôn. Người dân, không phân
biệt giàu nghèo, đạo đời luôn “nhường cơm xẻ áo” cho những người
tham gia kháng chiến suốt 30 năm (1945-1975). Đáng nói, trong
chiến tranh chống Pháp, lúc quá khó khăn, Hồ Chí Minh chủ trương
phát động “tuần lễ vàng”, hai nhân vật điển hình là bà Nguyễn thị
Năm, chủ tiệm buôn Cát Hanh Long và bà Nam phương Hoàng Hậu
(vợ Bảo Đai) đóng góp nhiều tiền của, vàng bạc, nữ trang cho cuộc
kháng chiến 9 năm (1945-1954) chống thực dân Pháp. Rốt cuộc, số
phận họ ra sao như nhiếu người đã nói mà mọi người đã biết.
2/ Trong thời hòa bình
Trong lúc khó khăn, đói khổ, nhân dân vui vẻ để cho Nhà nước trợ
giúp, nhứt là gạo, cho Cuba, Vénézuéla, Lào, Kampuchia trong lúc họ
khó khăn.
Ở trong nước, mỗi khi ở một vùng bất kỳ nào đó bị thiên tai, nhà
nước kêu gọi trợ cứu thì người dân, kể cả bần dân, ở những nơi khác
sẵn sàng “của ít lòng nhiều” tham gia cứu đói, cứu khổ đồng bào
mình.
3/ Trong nạn dịch COVID 19
- Trong lúc đất nước khó khăn kinh tế và dịch bịnh, nhưng không
mấy ai phiền trách khi Chính phủ quyết định cứu trợ cho Trung quốc,
Kampuchia, Lào… trong nạn dịch COVID 19 nầy.
- Về góp công, chỉ cần nhà nước kêu gọi hay cho phép thì người dân
sẵn sàng ra phía trước để cùng Quân đội, Công an trợ chiến với đạo
quân Áo trắng (ngành Y) ở tiền phương đang ngày đêm vất vả chống
giặc COVID 19.
- Trong khi khẩu trang khang hiếm, nhiếu người dân bỏ tiền, bỏ công
mua vải may khẩu trang phát miễm phí cho người nghèo đang thiếu
thốn.
- Khi dịch bịnh xảy ra, Nhà nước thiếu tiền cứu trợ cho người nghèo,
người thất nghiệp, Thủ tướng Chính phủ kêu gôi và chỉ đạo Mặt trận
lạc quyên tiền trong dân. Của ích lòng nhiều, người dân sẵn sàng vét
hồ bao đóng góp ngàn tỷ nầy ngàn tỷ nọ. Xúc động biết bao, theo
báo Lao Động, “có 5 cụ bà không nơi nương tựa, ủng hộ 23 triệu
đồng phòng chống dịch COVID 19” - đúng là đuối nước còn cố vớt
chết trôi.
- Đáng nói hơn, trong khi thiếu máu để cứu bịnh nhân, Tổng Bí thư
kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi nhân dân hiến máu.
Không phải do lời ông Trong “nặng ký” mà do người dân “lạc lòng”,
sẵn sàng hiến máu để cứu đồng loại.
..v.v…
Biệt phủ Tổng Bí thư Đảng CSVN Lê Khả Phiêu

Biệt phủ Tổng Bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh

Có câu “gia bần tri hiếu tử, quốc nạn mới biết tôi trung” – tạm dịch:
“nhà nghèo mới biết con thảo, nước loạn mới biết người trung”. Nói
đi rồi cũng phải nói lại, không còn cá biệt, đa số người dân đã và
đang thắc mắc: “Cũng cùng nòi giống, sao phần lớn quan chức giàu
quá, đang ngự trong các ngôi dinh/biệt thự nguy nga mà chưa thấy
góp của, góp máu cứu dân trong lúc khó khăn nầy?!”.
Để nâng cao hơn ý thức “hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly” trong
cộng đồng dân tộc, người viết gom một số câu mà nhân dân VN ta
truyền tụng cho nhau hết thế hệ nầy qua thế hệ khác, để nâng cao
tính người trong cộng đồng:
“Lá lành đèum lá rách”
“Lá rách ít đùm lá rách nhiều”
“Chị ngã em nâng”
“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”
“Thố tử Hồ bi”
“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn”.
Lại có câu: “Có rách áo mới thương người áo rách”.
Hỡi những người “áo lành”, nếu không thương người “áo rách” thì
thôi, xin đừng tìm cách xé những cái áo vốn rách, khiến cho nó thêm
te tua tội nghiệp lắm!. -/-

You might also like