You are on page 1of 74

CHƯƠNG 4: BẾN TƯỜNG CỪ

Khái niệm:

Kết cấu bến tường cừ là kết cấu dạng tường mỏng, được đóng sâu vào trong đất, tạo
nên thế ổn định. Điều kiện đảm bảo thế ổn định cho tường cừ là cân bằng lực tác động
lên cừ theo phương ngang và phương đứng.

∑H=0

∑V=0
Phân loại:

- Theo dạng kết cấu

CÁC DẠNG KẾT CẤU BẾN TƯỜNG CỪ


- Theo vật liệu chế tạo cừ
. Cừ gỗ;
. Cừ thép;
. Cừ BTCT;
. Cừ nhựa.
- Theo độ cứng của cừ
. Cừ cứng;
. Cừ mềm.
CẤU TẠO MỘT BẾN TƯỜNG CỪ GỖ
Điều kiện áp dụng tường cừ gỗ:

Tường cừ gỗ áp dụng cho các cảng nhỏ, khi gỗ là vật liệu dễ kiếm và môi trường
nước ít xâm thực đến vật liệu gỗ.

- Bến có chiều cao nhỏ: H=3-5 m;

- Nền đất dễ đóng cừ;

- Cừ nên ngập hoàn toàn trong nước.


CẤU TẠO BẾN SỐ 10 CẢNG HOÀNG DIỆU - HẢI PHÒNG DÙNG TƯỜNG CỪ THÉP

§¸ r¨m 4x6, d ?y 40cm


Ray cÇn trôc
§¸ héc tr?ng lý ? ng 15-30kg
c§mb +4.50 Ray tµu háa
C¸t san l?p
mnctk +3.50 Ma n?d45
+3.0
mntb +2.0
+1.50
.5
mnttk +0.60
+0.40 1:1 +0.2
-0.3
Thanh neo 85 ° -1.5
dµi 2770°
B?n m?t BTCT
1
Cäc ð? thanh neo
M300 ®óc s½n
Gç D20 cm° -4.30

Ðá h?c Cäc c? th?p


(15-30kg) Lasen V° -7.5 2
c®tk -8.70 §-êng tù nhiªn
-9.50
10.70 -10.5
1
1:

Ðý ? ng lún c?a cát, ðá 2a


-12.80

4
-20.00

-23.26

S? LI?U Ð?A CH? T T? I L? KHOAN LK02/09


5
CẤU TẠO MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA BẾN TƯỜNG CỪ THÉP
Điều kiện áp dụng tường cừ thép:

So với cừ gỗ, cừ thép được sử dụng nhiều hơn, bởi:

- Độ đàn hồi dẻo lớn;

- Tuổi thọ cao hơn cừ gỗ;

- Có tính công nghiệp, lắp ghép cao;

- Cừ thép áp dụng cho bến nước sâu và bến xa bờ.

Ở nước ta, cừ thép vẫn phải nhập và tương đối đắt; cừ thép cần được bảo vệ chống
ăn mòn bằng các phương pháp phù hợp.
LIÊN KẾT THANH NEO VỚI TƯỜNG NEO
LIÊN KẾT THANH NEO VỚI TƯỜNG MẶT
CẤU TẠO HỆ NEO
MẶT CẮT NGANG MỘT SỐ LOẠI CỪ THÉP
KẾT CẤU BẾN TƯỜNG CỪ BTCT CHỮ T
KẾT CẤU BẾN TƯỜNG CỪ
BTCT CHỮ T HỖN HỢP
BẾN TƯỜNG CỪ BTCT CÓ CỌC NEO CHÉO
BẾN TƯỜNG CỪ CỌC CHỮ NHẬT BTCT 1 TẦNG NEO
BẾN TƯỜNG CỪ CỌC ỐNG BTCT
MCN CỪ BTCT CHỮ T VÀ CHỮ NHẬT
MCN CỪ BTCT (TIẾP)
QUÂN CẢNG LIÊN XÔ CŨ SỬ DỤNG

QUÂN CẢNG CỦA MỸ SỬ DỤNG


CỪ VÁN BTCT UST

Một số thông số kỹ thuật về vật


liệu của cừ:
- BT có cường độ: 7250 N/cm2;
- Cáp thép cường độ cao nhóm
SD40, đường kính 12,7 hoặc
15,2 mm.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CỪ VÁN BTCT UST

STT Ký hiệu Dài (m) Rộng Cao Dày SL cáp Đường Mô men Khối lượng
(mm) (mm) (mm) kính cáp kháng (T)
(mm) nứt (Tm)
1 SW 350A 9m - 18m 996 350 120 14 12,7 ≥ 16,31 3,5 - 6,92

2 SW 350B 9m - 18m 996 350 120 16 12,7 ≥ 17,33 3,5 - 6,92

3 SW 400A 10m - 20m 996 400 120 16 12,7 ≥ 20,39 4,18 - 8,37

4 SW 400B 11m - 20m 996 400 120 18 12,7 ≥ 23,45 4,61 - 8,37

5 SW 450A 11m - 20m 996 450 120 18 12,7 ≥ 27,52 5,26 - 9,56

6 SW 450B 12m - 20m 996 450 120 16 15,24 ≥ 31,6 5,74 - 9,56

7 SW 500A 12m - 22m 996 500 120 16 15,24 ≥ 35,68 5,74- 10,52

8 SW 500B 13m - 24m 996 500 120 20 15,24 ≥ 40,77 6,22- 10,52

9 SW 600A 14m - 28m 996 600 120 20 15,24 ≥ 50,97 7,65- 16,39

10 SW 600B 15m - 30m 996 600 120 24 15,24 ≥ 60,14 8,19- 16,39

11 SW 740 16m - 32m 996 740 160 20 15,24 ≥ 60,4 11,09- 22,17

12 SW 840 17m - 34m 996 840 160 22 15,24 ≥ 77,1 12,63 - 25,27

13 SW 940 17m - 36m 996 940 160 24 15,24 ≥ 93,3 13,53 - 28,66

14 SW 1100 17m - 40m 1246 1100 200 28 15,24 ≥ 136 18,28 - 43,0

15 SW 1200 17m - 40m 1246 1200 200 30 15,24 ≥ 158 19,55 - 46,0
CỪ BẢN NHỰA
CÁC CHUYỂN VỊ CƠ BẢN CỦA TƯỜNG CỪ VÀ
BIỂU ĐỒ ÁP LỰC LÊN TƯỜNG CHẮN

MÁNG THÍ NGHIỆM ÁP LỰC ĐẤT CỦA DUBROVA:


- Máng có kích thước: dài 2,0 m; cao 1,4 m; rộng 1,0 m;
- Tường chắn có gắn các đầu đo áp lực.

Hình ảnh máng thí nghiệm của Dubrova


CÁC CHUYỂN VỊ CƠ BẢN CỦA TƯỜNG CHẮN VÀ BIỂU ĐỒ ÁP LỰC ĐẤT
CÁC BIẾN DẠNG CƠ BẢN CỦA CỪ

Tùy theo độ cứng chịu uốn EJ của cừ, dạng lực tác dụng, chiều sâu chôn cừ và tình
trạng của đất nền mà cừ tự do hoặc cừ không neo có 3 sơ đồ biến dạng sau:

- Sơ đồ a: Cừ có độ cứng tương đối lớn, độ sâu chôn cừ đủ, lực ngang H tương đối lớn,
mô men M nhỏ, cừ chỉ xoay quanh 1 điểm D nằm sâu trong đất.

- Sơ đồ b: Cừ tương đối mềm, mô men M khá lớn, ngoài chuyển vị xoay quanh điểm D,
cừ có thêm biến dạng cong.

- Sơ đồ c: Đối với cừ không neo, do có thêm áp lực E của đất, cừ mềm và chôn sâu hơn
so với 2 trường hợp trên, cừ có biến dạng cong ở trên và dưới điểm D.
Trường hợp cừ có neo tại điểm B, vai trò của neo ảnh hưởng khá rõ đến biến dạng
của cừ:

- Sơ đồ a’: Điểm neo B không chuyển dịch, nền đất tốt, độ sâu chôn cừ đủ, độ cứng EJ
của cừ không lớn, cừ bị uốn như dầm có hai gối B và D.

- Sơ đồ b’: Nền đất tương đối yếu, độ sâu chôn cừ nhỏ, điểm neo B có chuyển vị ra
phía ngoài, cừ cũng dịch chuyển ra ngoài kèm theo biến dạng cong.

- Sơ đồ c’: Điểm neo B nằm ngay tại đỉnh cừ, nền đất tương đối tốt, biến dạng cừ gần
như sơ đồ a’.
SỰ LÀM VIỆC CỦA CỪ 1 NEO THEO ĐỘ SÂU CHÔN CỪ

Tường cừ 1 neo chiếm 1 tỷ lệ lớn trong bến tường cừ nên mục này tập trung phân
tích quan hệ giữa chiều sâu chôn cừ với biểu đồ áp lực đất, biến dạng cừ và biểu đồ
mô men uốn trong cừ. Giả thiết cao độ điểm neo trùng với cao độ mặt bến.

- Trường hợp chiều sâu chôn cừ t≤tmin

Vì chiều sâu chôn cừ nông, đỉnh cừ được điểm neo giữ chặt, nên cừ có xu hướng dịch
chuyển chân cừ ra phía ngoài, đồng thời xoay quanh điểm neo. Cừ làm việc như 1 dầm
trên 2 gối tựa, một gối tại điểm neo, và một gối tại gần chân cừ. Mô men uốn trong cừ
có 1 dấu, cừ biến dạng như trên hình a.
- Trường hợp chiều sâu chôn cừ tmin≤ t <tmax

Nếu tăng tiếp chiều sâu chôn cừ, chuyển vị tại chân cừ giảm dần tới “0”, làm cho biểu
đồ áp lực đất tổng cộng cũng giảm dần tới “0”. Cừ vẫn làm việc như 1 dầm trên 2 gối
tựa. Mô men giảm nhỏ so với trường hợp chiều sâu chôn cừ nông.

- Trường hợp chiều sâu chôn cừ t = tmax

Trường hợp này tường coi ngàm chặt trong đất, trục đàn hồi của cừ có điểm uốn, biểu
đồ mô men lúc này đổi dấu, mô men uốn ở nhịp nhỏ nhất trong 3 trường hợp.

Nếu tăng tiếp chiều sâu chôn cừ có thể làm tăng mô men uốn ở bụng cừ.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ÁP LỰC ĐẤT LÊN TƯỜNG CỪ

1. Phương pháp của Coulomb;

2. Phương pháp dựa trên xây dựng thực nghiệm biểu đồ áp lực đất;

3. Phương pháp theo xu hướng tăng mạnh sức chống của đất ở gần đáy bến;

4. Phương pháp xét đến tính đàn hồi của đất;

5. Phương pháp dựa trên đặc trưng biến dạng của cừ có neo;

6. Phương pháp theo trạng thái giới hạn.


PHƯƠNG PHÁP CỦA COULOMB

Tổng quát, cường độ ALĐ chủ động và bị động theo phương ngang xác định như sau:

𝜎𝑎ℎ = (𝑞 + σ 𝛾𝑖 ℎ𝑖 )𝜆𝑎 − 𝑐𝜆𝑎𝑐 =𝑞𝜆𝑎 + (𝜆𝑎 σ 𝛾𝑖 ℎ𝑖 − 𝑐𝜆𝑎𝑐 )

𝜎𝑝ℎ = 𝜆𝑝 ෍ 𝛾𝑖 ℎ𝑖 + 𝑐𝜆𝑝𝑐
PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN XÂY DỰNG THỰC NGHIỆM BIỂU ĐỒ ÁP LỰC ĐẤT CỦA
GONCHAROV

Một số giá trị về cường độ ALĐ theo Goncharov:

σ1 = σ2 = σc2

σ3 = (0,3-0,4)σc3

ở đây, σc2 và σc3 là cường độ ALĐ chủ động tương ứng tính theo Coulomb.
PHƯƠNG PHÁP THEO XU HƯỚNG TĂNG MẠNH SỨC CHỐNG CỦA ĐẤT Ở GẦN ĐÁY
BẾN THEP THEO TSCHEBOTARIOFF
PHƯƠNG PHÁP XÉT ĐẾN TÍNH ĐÀN HỒI CỦA ĐẤT

Các tác giả theo phương pháp này coi cừ như dầm đặt trên nền đàn hồi và đưa hệ số
nền vào các công thức xác định ALĐ chủ động và bị động lên tường cừ.
PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN ĐẶC TRƯNG BIẾN DẠNG CỦA CỪ CÓ NEO THEO
DUBROVA
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ÁP LỰC ĐẤT THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN
PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHỐI LẠI ĐƠN GIẢN HÓA CỦA GUREVICH

Dựa trên các kết quả thí nghiệm, Gurevich rút


ra:

- Tổng ALĐ tính theo phương pháp trạng thái


giới hạn gần bằng tổng ALĐ tính theo
Coulomb.

- Khi tường uốn cong thì cường độ ALĐ tại


bụng cừ đạt tới giá trị nhỏ nhất (giảm khoảng
40% so với tính theo Coulomb).

- Xung quanh điểm neo ALĐ tăng so với tính


theo Coulomb.
Phương pháp phân phối lại đơn giản hóa của Gurevich xây dựng biểu đồ ALĐ chủ
động tại 5 điểm trên chiều dài cừ:

σA=q.λa

σB=(q+∑γihi).Ca.tg(0,7φ)

σC=(q+∑γihi).kC. λa

σD=(q+∑γihi).kD. λa

σE=(q+∑γihi).kE. λa

Với: Ca=1-α(1-λa)

α - Hệ số phụ thuộc tỷ số hc/H; hc là khoảng cách từ mặt bến đến điểm neo, H là
chiều cao trước bến;

kC - Hệ số giảm áp lực, phụ thuộc tỷ số fmax/hc

𝑓𝑚𝑎𝑥 0,4. 𝜂. 𝐸𝑎 . ℎ𝑐2


=
ℎ𝑐 𝐵
𝐵 = 𝜃𝐸𝑐 𝐼𝑐
η - Hệ số phụ thuộc tỷ số hc/2hs

Ea - Tổng áp lực chủ động trên phạm vi 1,15H tính theo Coulomb

θ - Hệ số xét đến tính dẻo và tính từ biến của bê tông, phụ thuộc tính chất
cấu kiện BTCT (căng trước hay không căng trước, có chống nứt hay không chống
nứt) và dạng tải trọng.

EcIc - Độ cứng chịu uốn của cừ

kD - Hệ số giảm áp lực, kD=0,8-0,85

kE - Hệ số giảm áp lực, kE=0,9-1,0


TÍNH TOÁN CỪ TỰ DO

Trụ neo tàu

Cọc neo thuyền ở Venice, Ý


GIẢI CỪ TỰ DO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI TÍCH XEM MỤC 5.10.3 - GIÁO TRÌNH CÔNG
TRÌNH BẾN CẢNG

GIẢI CỪ TỰ DO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ GIẢI

- Mục đích giải cừ tự do:

. Xác định chiều sâu chôn cừ;


. Xác định mô men trong cừ;
. Xác định phản lực đất nền.

- Trình tự thực hiện:

. Thay biểu đồ ALĐ bị động bằng các lực tập trung;


. Xây dựng đa giác lực;
. Xây dựng đa giác dây với đường khép kín thẳng đứng;
. Xác định các đại lượng cần tìm.
Mmax=η.ymax
E’P=∑Pi - P

𝐸𝑃′
tmin = t0 + Δt = 𝑡0 + ≈(1,1 - 1,2).t0
2 (𝜎𝑝 −𝜎𝑎 )
TÍNH TOÁN CỪ KHÔNG NEO
GIẢI CỪ KHÔNG NEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI TÍCH XEM MỤC 5.11.1 - GIÁO TRÌNH
CÔNG TRÌNH BẾN CẢNG

GIẢI CỪ TỰ DO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ GIẢI

- Mục đích giải cừ không neo: tương tự như cừ tự do

- Trình tự thực hiện: tương tự như cừ tự do


GIẢI CỪ KHÔNG NEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ GIẢI

t to y

ɳ
Mmax=η.ymax

𝐸𝑃′
tmin = t0 + Δt = 𝑡0 + ≈(1,1 - 1,2).t0
2 (𝜎𝑝 −𝜎𝑎 )
TÍNH TOÁN CỪ MỘT NEO
GIẢI CỪ MỘT NEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ GIẢI

- Mục đích giải cừ một neo:

. Xác định chiều sâu chôn cừ;


. Xác định mô men trong cừ;
. Xác định phản lực đất nền;
. Xác định lực căng trong thanh neo.

- Trình tự thực hiện:

. Thay biểu đồ ALĐ bị động bằng các lực tập trung;


. Xây dựng đa giác lực;
. Xây dựng đa giác dây với đường khép kín;
. Xác định các đại lượng cần tìm.
XÁC ĐỊNH ÁP LỰC ĐÂT LÊN TƯỜNG CỪ
q2
q1
A A

45+
h1

A1 A1

Ø/2
B B B

2 B1 B1
h2

C 1
MNTT C
h3

C1 C1

D D
D
3

D1 D1
h4

D2 D2

E E
E1 E1
h5

F
F
ALĐ bị động ALĐ chủ động AL do AL do đất
hoạt tải nằm trên
Thông số các lớp đất: lăng thể
. Lớp số 1: cát lấp có γ1, φ1; đá
. Lớp số 2: đá hộc sau bến có γ2, φ2;
. Lớp số 3: sét có γ3, φ3, c3;
. Lớp số 4: cát có γ4, φ4.
1. Áp lực đất chủ động do bản thân đất gây ra:
σaA=0
σaB1=γ1h1λa1
σaB2=γ1h1λa2
σaC=(γ1h1+γ2h2)λa2
σaD1=(γ1h1+γ2h2+ γd2h3)λa2
σaD2=(γ1h1+γ2h2+ γd2h3)λa3-c3λac3
σaE1=(γ1h1+γ2h2+ γd2h3+ γd3h4)λa3-c3λac3
σaE2=(γ1h1+γ2h2+ γd2h3+ γd3h4)λa4
σaF=(γ1h1+γ2h2+ γd2h3+ γd3h4 + γd4h5)λa4

Ghi chú:
- Chỉ số a biểu thị sự liên quan đến ALĐ chủ động;
- Chỉ số 1,2, ví dụ σaD1 và σaD2, biểu thị vị trí tính toán cường độ ALĐ chủ động ở trên
và dưới ngay tại điểm D đang xét;
- Chỉ số d biểu thị trọng lượng riêng đẩy nổi.

2. Áp lực do hàng hóa, thiết bị trên mặt bến gây ra:


- Từ điểm A1 đến B: σaq1=q1λa1
- Từ điểm B đến C1: σaq1=q1λa2
- Từ điểm D1 đến D2: σaq2=q2λa3

3. Áp lực do đất nằm trên mái dốc lăng thể đá (nếu có) gây ra:
Đọc kỹ mục 13.31 của 22TCN 207-92
4. Áp lực đất bị động do bản thân đất gây ra:
σpD=0
σpE1=γd3h4λp3+c3λpc3
σpE2=γd3h4λp4
σpF=(γd3h4+γd4h5)λp4

Ghi chú:
- Chỉ số p biểu thị sự liên quan đến ALĐ bị động;
- Chỉ số 1,2, ví dụ σpE1 và σpE2, biểu thị vị trí tính toán cường độ ALĐ bị động ở trên
và dưới ngay tại điểm E đang xét;
- Chỉ số d biểu thị trọng lượng riêng đẩy nổi.
GIẢI CỪ MỘT NEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ GIẢI

y
y

to

to y
t

ɳ
ɳ
1. Đối với tường cừ thép được coi là tường cừ mềm:
- Mô men bụng cừ:
Mmax=η.ymax
Lưu ý: đường khép kín là đường A’C (xem hình trên)
- Chiều sâu chôn cừ thiết kế:
𝐸𝑃′
tmin = t0 + Δt = 𝑡0 + ≈(1,1 - 1,2).t0
2 (𝜎𝑝 −𝜎𝑎 )

- Lực căng thanh neo theo đồ giải RA:


Độ lớn của RA được xác định từ gốc của lực số 1 đến điểm giao
cắt A (xem hình trên). Đoạn 0A lấy song song với đường khép
kín A’C.
2. Đối với tường cừ BTCT cần phải xét đến độ cứng của một cấu
kiện cừ
Độ cứng 1 cấu kiện cừ:
3 12. 𝑛. 𝐽
𝛿=
𝑏+Δ

Ở đây: J là mô men quán tính của tiết diện một cấu kiện cừ; b là
kích thước một cấu kiện cừ theo phương dọc bến; Δ là khoảng hở
thiết kế giữa các cấu kiện cừ; n là hệ số lấy bằng tỷ số giữa mô
đun đàn hồi ban đầu của BT mác cao hơn 300 với mô đun đàn
hồi của BT mác 300.
Xét tỷ số δ/t0, trong đó t0 là độ sâu chôn cừ khi coi cừ là ngàm
hoàn toàn.
- Nếu δ/t00,06 thì cừ được xem là mềm. Khi đó mô men uốn,
lực căng thanh neo và chiều sâu chôn cừ xác định như mục 1
ở trên.
- Nếu δ/t0>0,06 thì cừ được xem là cứng. Khi đó:
. Mô men bụng cừ:
Mmax=η.y’max
Lưu ý: đường khép kín lúc này là đường A’D (xem hình trên)
. Chiều sâu chôn cừ lúc này xác định theo điều kiện quay của
tường quanh điểm gắn thanh neo:
kn.nc.n.md.Mq ≤ m.Mg
Mq - Mô men của các lực chủ động làm quay tường mặt quanh
điểm gắn thanh neo
Mg - Mô men của các lực bị động và lực chủ động phía trên thanh
neo giữ cho tường khỏi bị quay quanh điểm neo
Nếu điều kiện này không thỏa mãn thì cần gia tăng chiều sâu chôn
cừ t:
𝑘𝑛 . 𝑛𝑐 . 𝑛. 𝑚𝑑
𝑀𝑞 − 𝑀𝑔
Δ𝑡 = 𝑚
𝜎𝑝 − 𝜎𝑎 ℎ𝑡
σp & σa - Tương ứng là cường độ ALĐ bị động và chủ động lấy
tại cao độ tiếp điểm của đường khép kín với đa giác dây
ht - Khoảng cách từ điểm gắn thanh neo đến cao độ tiếp điểm của
đường khép kín với đa giác dây
. Lực căng thanh neo theo đồ giải R’A:
Độ lớn của R’A được xác định từ gốc của lực số 1 đến điểm giao
cắt A’ (xem hình trên). Đoạn 0A’ lấy song song với đường khép
kín A’D.
Đối với tường cừ có độ cứng cao, khi tỷ số ttk/t0≥1,3 thì giá trị
mô men uốn Mmax và lực neo Ra phải nhân với hệ số tính đổi cho
trong bảng sau:

Tỷ số ttk/t0
Nội lực
< 1,3 1,4 1,8 2,0

Mô men 1,0 1,15 1,4 1,45

Lực căng thanh


1,0 1,1 1,2 1,25
neo
- Giá trị của mô men uốn ở nhịp trong 1 cấu kiện tường cừ:
M=Mmax.mc(b+Δ)
Trong đó:
Mmax - Mô men uốn lớn nhất lấy từ kết quả đồ giải
b - Kích thước cấu kiện cừ theo phương dọc bến
Δ - Khoảng hở thiết kế giữa các cấu kiện cừ
mc - Hệ số giảm mô men uốn xét đến sự phân bố lại ALĐ
lên tường cừ do tường bị biến dạng và chuyển vị, phụ thuộc vào
loại đất đắp sau tường và tỷ số δ/l
δ - Chiều cao mặt cắt tính đổi
l - Nhịp qui ước của tường mặt
l=h+0,667t0
h - Khoảng cách từ điểm gắn thanh neo đến đáy bến
t0 - Khoảng cách từ đáy bến đến tiếp điểm của đường khép kín
với đa giác dây

mc
Loại đất
δ/l ≤ 0,04 0,04 ≤ δ/l≤0,1 δ/l≥0,1

Cát 0,75 0,85 1,0


Đá, đất đá có
0,65 0,75 1,0
φ>350
- Giá trị lực căng tính toán của thanh neo
R’att =mb.ma.Ra.la
Trong đó:
mb - Hệ số điều kiện làm việc, mb=1,0
ma - Hệ số xét đến sự phân bố lại áp lực lên tường mặt và
lực căng không đều trong các thanh neo; ma=1,3 đối với thanh neo
có căng trước, ma=1,5 đối với thanh neo không căng trước
Ra - Lực căng thanh neo nhận được từ đồ giải
la - Khoảng cách giữa các thanh neo theo phương dọc bến
Tính toán các cấu kiện bến tường cừ

Tính toán cừ
Theo nhóm I trạng thái giới hạn, mô men tính toán của cấu kiện
cừ:
MI=kn.nc.n.md.M
Điều kiện cừ đảm bảo an toàn theo ứng suất:
𝑀𝐼
≤ 𝑚. 𝜎
𝑊
Trong đó: W là mô men kháng của tiết diện cấu kiện cừ, m là hệ
số điều kiện làm việc, [σ] là ứng suất kéo cho phép của vật liệu
cừ.
Theo nhóm II trạng thái giới hạn, mô men tính toán của cấu
kiện cừ:
MII=M
Dùng MII nhằm tính toán bố trí cốt thép cho cấu kiện cừ bằng
BTCT theo độ mở rộng vết nứt cho phép.
Tính toán thanh neo

a. Kiểm tra cường độ thanh neo


Theo nhóm I trạng thái giới hạn, lực căng tính toán của thanh
neo:
RI= kn.nc.n.md.R’att
Điều kiện thanh neo đảm bảo an toàn theo ứng suất:
𝑅𝐼
≤ 𝑚. 𝜎
𝐹
Trong đó: F là diện tích tiết diện ngang của thanh neo, m là hệ số
điều kiện làm việc, [σ] là ứng suất kéo cho phép của vật liệu
thanh neo.
b. Xác định chiều dài thanh neo

tn
hn

Ln

Chiều dài thanh neo xác định như sau:

Ln=hn.tg(450-0,5φ)+tn.tg(450+0,5φ)

Trong đó:

hn - Khoảng cách từ mép bến đến cao độ tiếp điểm của đường
khép kín với đa giác dây

tn - Khoảng cách từ mặt bến đến chân bản neo hay đối với tường
neo là điểm nằm cao hơn chân tường neo 1 khoảng bằng 2Δt
Tính toán bộ phận giữ neo

Bộ phận giữ neo có thể là:


- Bản neo: Bản neo đơn, bản neo kép, bản neo liên tục;
- Cọc neo chụm đôi;
- Tường neo.
Tính toán bản neo
Khi đỉnh bản neo chôn sâu dưới mặt đất 1 đoạn bằng chiều cao bản thì
áp lực chủ động và bị động của đất được lấy trên phạm vi từ chân bản
neo lên đến mặt bãi. Khi bản neo chôn sâu hơn nữa thì áp lực đất tác
động lên bản chỉ tính trong phạm vi chiều cao bản.

σa
σp
Ep
Ea

γD2λp (q+γD2)λa
Thường lấy chiều sâu chôn đỉnh bản neo bằng chiều cao bản neo và
kiểm tra theo điều kiện sau:

kn.nc.n.md.Ra≤m(Ep-Ea)
Trong đó: Ep là hợp lực của áp lực bị động trong phạm vi từ mặt bãi
đến chân bản neo; Ea là hợp lực của áp lực chủ động trong phạm vi
từ mặt bãi đến chân bản neo có kể đến ảnh hưởng của hoạt tải trên
mặt bãi.
Tính toán cọc neo chụm đôi

Lực nén dọc trục Nc và lực kéo dọc trục Np của các cọc trong chụm cọc:
V
R’att

Nc Np
𝑠𝑖𝑛𝛼𝑝 ′
𝑐𝑜𝑠𝛼𝑝
𝑁𝑐 = 𝑉 + 𝑅𝑎𝑡𝑡 + 𝑊𝑝
sin 𝛼𝑐 + 𝛼𝑝 sin 𝛼𝑐 + 𝛼𝑝

𝑠𝑖𝑛𝛼𝑐 ′
𝑐𝑜𝑠𝛼𝑐
𝑁𝑝 = 𝑉 − 𝑅𝑎𝑡𝑡 + 𝑊𝑝
sin 𝛼𝑐 + 𝛼𝑝 sin 𝛼𝑐 + 𝛼𝑝

Trong đó:

V - Tải trọng thẳng đứng, lấy trên chiều dài bằng khoảng cách giữa các trụ neo
gồm trọng lượng dầm mũ, trọng lượng đất trên dầm mũ. Đối với cọc chịu nén còn tính
thêm cả hoạt tải khai thác trên bãi.

R’att - Lực căng thanh neo thực tế tính đến khoảng cách giữa các trụ neo

αc, αp - Góc nghiêng so với phương đứng của cọc chịu nén và chịu kéo

Wp - Trọng lượng cọc


Tính toán tường neo

Tính toán tường neo bằng đồ giải:


Tổng chiều cao của tường neo xác định theo công thức:

hc=t1+tc+Δt

Trong đó:

t1 - Đoạn chiều cao tường neo bên trên điểm gắn thanh neo

tc - Độ chôn sâu của tường neo theo tính toán đồ giải, tính từ thanh neo đến
giao điểm của đường khép kín với đa giác dây khi tường chịu tác động của lực căng
thanh neo bằng:
𝑘𝑛 𝑛𝑐 𝑚𝑑 𝑚𝑏
𝑅𝑎
𝑚
Δt - Gia số độ chôn sâu cho tường đủ ngàm
𝐸𝑝′
Δ𝑡 =
2. 𝑛[(𝑞 + σ 𝛾𝑖 ℎ𝑖 )𝜆𝑝 + 𝑐𝜆𝑝𝑐 − 𝜆𝑎 σ 𝛾𝑖 ℎ𝑖 + 𝑐𝜆𝑎𝑐 ]

mb - Hệ số, lấy bằng 0,95 trong tính toán có xét đến lực sóng, và bằng 1,0
trong tính toán không xét đến lực sóng
n - Hệ số an toàn, n=0,8
Tính toán dầm mũ
Tính toán như dầm conson chịu tải trọng ngang gồm: Áp lực đất chủ động (có xét
đến hoạt tải) và lực neo tàu.
Tính toán dầm ốp
Dầm ốp được tính toán theo sơ đồ dầm liên tục nhiều nhịp. Chiều dài dầm và số lượng
nhịp căn cứ vào phương án cắt dầm ốp thành từng đoạn rời nhau.
Tải trọng truyền lên dầm qua các bu lông liên kết dưới dạng các lực tập trung bằng
nhau hoặc truyền qua toàn bộ mặt phẳng cọc ván dưới dạng tải trọng phân bố đều.

- Theo sơ đồ hình a:
P=0,5.ma.Ra.la
M=0,08.ma. Ra.l2a
QI=0,33. kn.nc.n.md.ma.Ra.la
- Theo sơ đồ hình b:
P=0,33.ma.Ra.la
M=0,094.ma. Ra.l2a
QI=0,427. kn.nc.n.md.ma.Ra.la
- Theo sơ đồ hình c:
q=ma.Ra
M=0,105.ma. Ra.l2a
QI=0,6. kn.nc.n.md.ma.Ra.la
m - hệ số điều kiện làm việc, để xét đến sự phân bổ lại áp lực lên tường và sự căng
không đều của các thanh neo, lấy theo điều 20.18 của 22TCN 207-92;
Ra - Lực căng thanh neo lấy từ đồ giải;
la - nhịp tính toán của dầm nhiều nhịp; bằng bước thanh neo.

You might also like