You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN

GVHD: Trần Thị Minh Duyên


Lớp : 43K02.2
Họ và tên : Hồ Thắng

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 03 năm 2020.


1. Ở linh vực sáng tạo như Agency, thì các khách hàng ở Việt Nam thuờng
gây áp lực cho các công ty Agency về việc thay dổi yêu cầu về sản phẩm một
cách gấp gáp, đòi hỏi việc chỉnh sửa một cách nhanh chóng và bất kể thời gian
nghỉ ngơi của Agency vì
• Theo tiêu chuẩn hofstede thì Việt Nam là một nước có khoảng cách quyền lực
cao (70 điểm) điều này thể hiện mọi người ở VN đều chấp nhận một trật tự thứ
bậc. Theo lẽ đó thì khách hàng ở Việt Nam được doanh nghiệp xem như là
“thượng đế” bởi vì họ luôn coi trọng người mua hàng, khách hàng của mình,
chăm sóc chu đáo tận tình, phục phụ hết mình để mang lại sự hài lòng cho
khách hàng, để khách hàng khi đã tới mua hàng cho họ một lần lần sau sẽ đến
nữa. Nhờ có những người khách hàng mà mọi nhu cầu của người kinh doanh
được giải quyết. Việc so sánh khách hàng là thượng đế, vì thượng đế là người
có quyền lực tối cao mang lại cho con người những ước mơ biến thành hiện
thực,. Thì khách hàng cũng vậy, nếu người kinh doanh có nhiều khách hàng thì
họ có thể đạt được những ước mơ của mình. Vì vậy, khách hàng ở Việt Nam họ
có quyền lực rất cao, và việc các công ty ở lĩnh vực Agency đáp ứng yêu cầu
của họ bất kể thời gian là chuyện hiển nhiên bởi vì họ là người bỏ tiền ra để
mua dịch vụ, họ là nguồn sống của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn tăng sức
cạnh tranh thì phải cần đến họ. Các doanh nghiệp nhỏ ở VN nếu không muốn
mất khách hàng của mình thì phải chấp nhận điều đó, trừ khi bạn là một doanh
nghiệp có thị phần khổng lồ và có dịch vụ chất lượng đến mức mà khách hàng
phải tôn trọng thời gian làm việc của bạn. Cal Newport đã từng nói rằng “Hãy
giỏi đến mức mà không ai có thể phớt lờ bạn”.
2. Thái độ của nhân viên nói chung đối với OT ở Trung Quốc
• Cải cách kinh tế Trung Quốc không chỉ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc mà
còn sinh ra một hiện tượng làm việc ngoài giờ. Đối với nhiều nhân viên ở các
siêu đô thị Trung Quốc, thời gian làm việc dài đã trở thành một phần không thể
tách rời trong cuộc sống làm việc của họ, một quy tắc bất thành văn. Từ năm
2006, sự lan rộng của công việc làm thêm giờ bắt đầu được gọi là "văn hóa làm
thêm giờ và hình thành một phần văn hóa doanh nghiệp của các công ty Trung
Quốc. Ở các công ty công nghệ Trung Quốc có một văn hóa làm việc “996”.
Con số này ám chỉ thời gian làm việc 12 giờ/ngày (từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối),
6 ngày/tuần. Văn hóa được áp dụng trong nhiều công ty công nghệ từ lớn cho
tới nhỏ ở Trung Quốc. Mặc dù văn hóa làm việc này được sự đồng thuận của
những nhân viên muốn kiếm thêm thu nhập hay muốn phát triển bản thân hơn
nhưng cũng vấp phải không ít những phản đối vì văn hóa này giống như đang
“bóc lột” sức lao động vậy. Tuy nhiên đối với các nhân viên ở Trung Quốc nói
chung thì OT vẫn là một điều gì đó rất hiển nhiên vì cuộc sống tấp nập, nhộn
nhịp và công việc bộn bề ở nơi này.
3. Các quản lí của các công ty Agency ở Việt Nam nên làm gì để có thể
thay đổi thái độ của nhân viên đối với việc OT sang huớng tích cực hơn?
❖ Làm cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc đối với công việc mình làm. Những nhân
viên không hạnh phúc trong công việc không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe
tinh thần và cảm xúc của bản thân họ, mà còn vô tình ảnh hưởng đến năng suất và
thành công của công ty. Với một vài thay đổi đơn giản, bạn sẽ nhận thấy sự gia
tăng về năng suất làm việc nhân viên mình, đồng thời tạo điều kiện đôi bên cùng
có lợi.
• Giao những công việc có ý nghĩa cho nhân viên
Tháp nhu cầu của Maslow đã đặt nhu cầu tự thể hiện bản thân lên đỉnh tháp, cao
hơn cả nhu cầu căn bản nhất thuộc “thể lý” của con người, ý thức sở hữu và nhu
cầu được quý trọng, kính mến. Một mức lương cao và được cấp trên công nhận có
thể làm cho nhân viên gắn bó với công ty của bạn trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, nếu nhân viên cảm thấy sự đóng góp của mình không có tác động thực sự
nào cho sự phát triển của doanh nghiệp, họ buộc phải rời bỏ công ty để đến làm
việc cho nơi nào họ thực sự có giá trị.

• Đừng lãng phí thời gian của nhân viên vào những việc không cần thiết và
không hiệu quả.
Những quá trình như lưu trữ tài liệu và chấm công là một phần trong hoạt động
hàng ngày của công ty. Nhưng những bất tiện có vẻ nhỏ bé này đôi khi cũng khiến
nhân viên cảm thấy bất mãn. Việc tính toán bảng lương không thích hợp, chế độ
đãi ngộ kém hoặc thời gian làm ngoài giờ quá dài do sự quản lý quan liêu và hệ
thống thiếu tổ chức có thể gây ra sự bất mãn trong những nhân viên, cũng như
ngốn nhiều thời gian và nguồn lực.

• Trao quyền cho nhân viên


Hãy thúc đẩy quyền làm chủ công việc của họ. Trao trách nhiệm cho nhân viên
của mình. Khuyến khích sự hợp tác nội bộ với sự can thiệp từ bên ngoài càng ít
càng tốt. Điều này giúp thấm nhuần tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy lòng tin
giữa những thành viên trong từng bộ phận của công ty.Nhiều nhân viên rời bỏ
doanh nghiệp khi họ cảm thấy mình chỉ đơn thuần được công ty sử dụng như một
công cụ để phát triển. Nếu họ có thể phần nào đóng góp cho những quyết định
quan trọng, nếu họ được phép tự do hành động mà không bị giám sát quá chặt chẽ,
nhân viên sẽ phát triển được lòng tin để lãnh đạo, đóng góp công sức, và trở thành
một thành viên đáng giá trong tổ chức của bạn.

• Chỉ rõ cho nhân viên thấy lộ trình phát triển


Nhân viên cần được cảm thấy bản thân có tiền đồ tươi sáng trong công ty của
bạn. Nếu họ hình dung được tương lai sự nghiệp trong công ty họ có nhiều khả
năng sẽ gắn bó làm việc và không tìm việc làm ở một nơi nào khác. Việc theo kịp
hiệu suất làm việc là điều quan trọng, nhưng biết làm việc với từng nhân viên của
mình để xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân của những người này
cũng quan trọng không kém.

• Khuyến khích định kỳ và củng cố đội nhóm


Công ty có thể tổ chức những buổi tập thể dục chung riêng dành cho nhân viên với
huấn luyện viên để tạo dựng khoảng thời gian thư giãn cho họ. Hoặc có thể tổ
chức một bữa ăn trưa ở công ty vào mỗi tuần, hoặc một giờ nghỉ ngơi mỗi tuần mà
ở đó moi người chơi một trò chơi để giải trí hoặc chơi cờ với nhau. Việc này sẽ
làm cho nhân viên của bạn thêm gắn bó với nhau hơn trong những hoạt động mà
bình thường không làm việc cùng nhau. Những hoạt động này rẻ hơn so với việc
tổ chức một chuyến hoạt động xây dựng đội nhóm (team-building) hàng năm và
cực kỳ hiệu quả.

• Ghi nhận và thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt công việc
Có thời điểm bạn chỉ tập trung cải tiến công việc của doanh nghiệp nhưng cũng
cần phải nhìn nhận những nỗ lực của nhân viên. Điều này có thể rất khó, nhưng
việc lấy một chút thời gian nghỉ ngơi hàng ngày để thưởng cho nhân viên của bạn
với một bữa ăn trưa được công ty tài trợ hoặc có một ngày mời ăn miễn phí là
những cách đơn giản để giữ nhân viên có động lực làm việc và tăng năng suất và
mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc. Những phần thưởng không phá vỡ
ngân sách công ty. Một lá thư viết tay giản đơn để cảm ơn nhân viên chắc chắn sẽ
giúp bạn diễn đạt lòng cảm kích đối với nhân viên của mình.
Mọi mối quan hệ đều như một con đường hai chiều và nơi làm việc cũng không có
ngoại lệ. Điều đó nói lên rằng bạn sẵn sàng đầu tư cho hạnh phúc và thành công
của nhân viên mình và nhân viên sẽ trả lại lợi ích bằng những nỗ lực thúc đẩy
công việc và gắn bó với nhau để tiếp tục đạt được thành công cho doanh nghiệp
của bạn.

You might also like