You are on page 1of 7

Chương IV.

Các loại máy Tiếp liệu

CHƯƠNG IV

MÁY TIẾP LIỆU

Trang IV-1
Chương IV. Các loại máy Tiếp liệu

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Để đảm bảo năng suất và điều chỉnh liều lượng nguyên liệu vào các máy đập nghiền
hay các thiết bị gia công nhiệt cần phải sử dụng các máy tiếp liệu. Các máy tiếp liệu được thực
hiện theo hai phương pháp chính:

- Tiếp liệu theo phương pháp thể tích


- Tiếp liệu theo phương pháp trọng lượng

Việc lựa chọn phương pháp tiếp liệu thích hợp có liên quan chặt chẽ đến phương pháp
gia công nguyên liệu (khô hay ướt), kích thước vật liệu, độ chính xác yêu cầu...

Trong các nhà máy sản xuất VLXD thường sử dụng phổ biến phương pháp tiếp liệu theo
thể tích. Phương pháp tiếp liệu theo thể tích tuy không chính xác hoàn toàn, nhưng thiết bị có
cấu tạo đơn giản. Vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi đến mức sai số giữa các cấu tử cho phép
1÷1,5 %. Máy tiếp liệu thể tích có nhiều loại:

- Máy tiếp liệu đĩa - Máy tiếp liệu vít xoắn


- Máy tiếp liệu băng - Máy tiếp liệu hòm
- Máy tiếp liệu máng lắc - Máy tiếp liệu trống quay

II. MÁY TIẾP LIỆU ĐĨA


II.1 Cấu tạo và nguyên tắc làm việc

Máy tiếp liệu đĩa được dùng để định hướng thể tích các vật liệu dạng bột hoặc dạng hạt,
cần cung cấp liên tục cho các loại máy nghiền hay các loại máy khác.

1
6 7

5 2
r
R

Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lý làm việc 3


của máy tiếp liệu dạng đĩa
4

Trang IV-2
Chương IV. Các loại máy Tiếp liệu

‰ Cấu tạo:

Máy gồm có một ống hình trụ (1) gắn dưới đáy bunke chứa nguyên liệu. Đĩa (2) quay
tròn nhờ động cơ truyền chuyển động đến hệ bánh khía (3) qua trục (4) gắn liền với đĩa.

Vật liệu từ bunke rơi xuống đĩa tạo thành hình nón. Khi đĩa quay, vật liệu nằm trên đĩa
bị gạt ra khỏi đĩa nhờ cánh gạt (5). Lượng vật liệu bị gạt ra ngoài sau một vòng quay có thể
điều chỉnh bằng 2 cách:
- Quay vô lăng (6) để điều chỉnh cánh gạt (5)
- Quay vô lăng (7) để nâng hay hạ vòng (8) trượt trên ống (1) để điều chỉnh chiều cao
vật liệu trên đĩa.

II.2 Xác định số vòng quay của đĩa


Điều kiện để vật liệu trên đĩa không bị văng ra xun g quanh khi:

Plt < Fms (4.1)

mv 2 π2R 2n2
hay < mgf Æ < gf (4.2)
R 900R

Î n < 30 f R [v/ph]
16,5 23,5
Î n< hay n < (4.3)
R D
Trong đó:
f - hệ số ma sát giữa vật liệu và đĩa, thường f = 0,3
m - khối lượng của vật liệu [Kg sec2/m]
g - gia tốc trọng trường [m/sec2]
R - bán kính lớn nhất của nón vật liệu trên đĩa [m]
n - số vòng quay của đĩa [v/ph]

II.3 Xác định năng suất máy tiếp liệu đĩa.

Năng suất máy tiếp liệu đĩa phụ thuộc vào số vòng quay n và thể tích vật liệu bị cắt sau
một vòng quay bởi cánh gạt (5). Năng suất của máy tiếp liệu đĩa được xác định bằng công
thức:

 πh 2 2 
Q = 60nγ 
3
( )
R + r + Rr - πr 2h [T/h]

(4.4a)

πh2  h 
Hoặc Q = 60nγ r -  [T/h] (4.4b)
tgϕ  3tgϕ 

Trang IV-3
Chương IV. Các loại máy Tiếp liệu

Trong đó: R - bán kính ngoài của vòng liệu bị cắt bằng cánh gạt [m]
r - bán kính mép trên của cánh gạt đến tâm đĩa [m]
h - chiều cao của vòng liệu bị cắt (chiều cao cánh gạt) [m]
n - số vòng quay của đĩa [v/ph]
ϕ - góc chảy tự nhiên của vật liệu
γ - Trọng lượng thể tích của vật liệu [T/m3]

III. MÁY TIẾP LIỆU VÍT


Trong công nghiệp VLXD máy tiếp liệu vít được sử dụng rộng rãi. Nó có tác dụng vừa
tiếp liệu, vừa trộn, vừa vận chuyển.

III.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc

3 9 S 4 2 1 6

8
7 5
Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý máy tiếp liệu vít

Máy gồm có máng hay ống kim loại (1). Trục quay (2) xuyên qua ống kim loại (1) và
tựa trên 2 ổ trục đỡ (3). Trên trục có lắp vít xoắn (4). Ở vị trí có lỗ tháo (5) có đoạn vít xoắn
(6) lắp theo chiều ngược, với mục đích bảo vệ cho vật liệu khỏi bị kẹt. Trục vít quay nhờ động
cơ (7) truyền chuyển động đến hệ bánh khía (8), vật liệu được nạp qua cửa nạp liệu (9).

Khi trục vít quay, vật liệu di chuyển dọc theo máng mà không quay theo cánh vít (giống
như vặn ê-cu vào ren), là do ma sát giữa vật liệu và thành máy.

F= Gf (4.5)

Trong đó: G - Trọng lượng vật liệu


f - hệ số ma sát giữa vật liệu và thành máy.

Đối với vật liệu ẩm, dính (đất sét ẩm, vôi tôi) khi vận chuyển, sau một thời gian vật liệu
dính vào vít và trục, đồng thời quay theo vít và trục, làm cho tốc độ di chuyển dọc chậm lại. Vì
vậy, người ta thường cấu tạo các cánh vít gián đoạn:

Trang IV-4
Chương IV. Các loại máy Tiếp liệu

III.2 Xác định năng suất

Năng suất máy tiếp liệu vít được xác định theo công thức:

π D2
Q = 60. s.n.γ.ϕ [T/h] (4.6)
4
Trong đó:
D - dường kính của vít xoắn [m]
s - bước vít [m]
n - số vòng quay của trục vít [v/ph]
ϕ - hệ số tơi và đổ đầy
γ - trọng lượng thể tích của vật liệu [T/m3]

III.3 Xác định công suất


Đối với máy tiếp liệu vít đặt nằm ngang, công suất động cơ được xác định theo công
thức:

Q.L.k
N= [ml] (4.7)
270η

Đối với máy tiếp liệu vít đặt nghiêng, công suất động cơ được xác định theo công thức:

Q.L
N= ( sin α + cos α. K ) [ml] (4.8)
270η

Trong đó: Q - năng suất của máy [T/h]


L - chiều dài vận chuyển của trục vít [m]
α - góc nghiêng vận chuyển của trục vít
k - hệ số của trở lực. k = 1,5÷4
η - hệ số tác dụng hữu ích của động cơ

IV. MÁY TIẾP LIỆU BĂNG


IV.1. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc

Cấu tạo thiết bị gồm băng xích (1) (có thể là băng cao su, dùng định lượng vật liệu
nhỏ, mịn). Hai bên có thành chắn (2). Thành chắn có thể gắn liền với băng hoặc có thể gắn vào
máy, nhằm mục đích để vật liệu không bị văng ra ngoài. Tùy theo chiều rộng và kích thước vật
liệu mà thành chắn cao hay thấp.

Sự chuyển động của băng nhờ động cơ truyền chuyển động đến trục lệch tâm (3). Trục
lệch tâm lắp động với thanh trượt (4). Khi trục lệch tâm quay làm cho thanh trượt chuyển động
qua lại. Thanh trượt gắn liền với mỏ cò (5) ăn khớp với bánh răng (6), cấu tạo như vậy làm cho
xích có chuyển động cóc. Qua đó điều chỉnh tốc độ và năng suất của máy tiếp liệu băng, băng

Trang IV-5
Chương IV. Các loại máy Tiếp liệu

có thể đặt theo phương nằm ngang hoặc đặt nghiêng một góc 15÷18o. Vật liệu từ bunke chứa
rơi xuống phễu nạp liệu (7) theo băng tiếp liệu đến các thiết bị đập nghiền.

3 7
4
5

1 2
6

Hình 4.3 Sơ đồ nguyên lý máy tiếp liệu băng

IV.1. Xác định năng suất

Đối với tiếp liệu băng không có thành chắn, năng suất được xác định theo công thức:

Q = 3600.F.V.γ [T/h] (4.9)

2
Trong đó: F - tiết diện lớp vật liệu trên băng F = b.h [m2]
3
b - chiều rộng lớp vật liệu nằm trên bản b = B - 0,1 [m]
B - chiều rộng của bản [m]
h - chiều cao lớp vật liệu. h = ( 1/6÷1/8)b [m]
v - vận tốc của băng [m/sec]
γ - trọng lượng thể tích của vật liệu [T/m3]

hay Q = (300 ÷ 400)(B − 0,1)2 v.γ [T/h] (4.10a)

Đối với máy tiếp liệu băng có thành chắn, năng suất được xác định theo công thức.

Q = 3600.B hv.γ.ψ [T/h] (4.10b)

Trong đó: h - chiều cao của thành chắn [m]


ψ - Hệ số đổ đầy vật liệu, ψ = 0,5÷1

Trang IV-6
Chương IV. Các loại máy Tiếp liệu

IV.3 Xác định công suất


Công suất máy tiếp liệu băng được xác định theo công thức thực nghiệm:
N = 0, 0024.q.v.L + 0, 003Q(0,11L + H) [Kw] (4.11)
Trong đó:
v – vận tốc của băng [m/sec]
q - trọng lượng 1m chiều dài băng [KG/m]
q = 60B + k Băng nhỏ k = 65
Băng trung bình k = 80
Băng lớn k =100
L - hình chiếu ngang của toàn bộ chiều dài vận chuyển [m]
H - chiều cao nâng [m]
Q - năng suất của máy [T/h]

Công suất động cơ :


1,2N
Ndc = [Kw] (4.12)
η
Trong đó:
1,2 - hệ số chú ý đến trở lực phụ khi mở máy
η - hệ số tác dụng hữu ích. η = 0,6 ÷ 0,85.

Trang IV-7

You might also like