You are on page 1of 35

Chương 7: Cấu trúc của cơ thể thực vật

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 7


Chương này sẽ giới thiệu một cách khái quát nhất về cấu trúc cơ thể thực vật; về
phân loại, đặc điểm cấu tạo và chức năng của các loại mô thực vật; về đặc điểm cấu
tạo, hình thái, giải phẫu và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân và lá.
Bên cạnh đó, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan bộ phận của cơ
thể thực vật cũng được đề cập đến. Đồng thời, các con đường, cách thức vận chuyển
các chất trong cơ thể thực vật là một trong những nội dung quan trọng của chương
cũng được đề cập đến.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 7
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể:
Mô tả được đă ̣c điểm cấu tạo, chức năng, hoạt đô ̣ng của mô, cơ quan, hệ cơ quan và
G5
cơ thể thực vật
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG 7
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể:
Trình bày đă ̣c điểm của mô, của các cơ quan thực vật;các con đường vâ ̣n
G5.1
chuyển các chất trong cây
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 7
7.1. Các loại mô của cơ thể thực vật
7.1.1. Khái niệm về mô thực vật
Chỉ ở thực vật bậc cao, cơ thể mới có sự phân hóa thành các mô. Sự phân hóa
thành các mô trong cơ thể thực vật bậc cao đảm bảo cho chúng có khả năng thích ứng
với các điều kiện môi trường sống phức tạp. Còn ở cơ thể thực vật bậc thấp, cơ thể
chưa có sự phân hóa thành các mô, các cơ quan. Cơ thể của chúng chỉ là một tản, gồm
những tế bào có hình dạng và chức năng giống nhau.
Vậy mô là gì? Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng
thực hiện một chức phận sinh lí và có chung nguồn gốc. Ví dụ. Ở phía ngoài của cây
gồm một nhóm tế bào có màng ngoài dày, các tế bào xếp xít nhau, làm nhiệm vụ che
chở cho các phần trong. Tập hợp các tế bào đó được gọi là mô che chở.
7.1.2. Phân loại mô
Phân loại mô dựa vào hình dạng của các tế bào. Cách phân loại này không hợp
lý vì có những tế bào tuy cùng hình dạng nhưng lại đảm nhận chức năng khác nhau.
Phân loại mô dựa vào chức năng: Cách phân loại này tuy có đi sâu nhưng vẫn
không thích hợp vì có những tế bào có hình dạng và thực hiện chức năng sinh lý giống
nhau, nhưng không cùng nguồn gốc hình thành. Ví dụ : Mô hấp thu, Mô đồng hóa,
Mô tiết...
Phân loại mô dựa vào chức năng sinh lý, cấu tạo và nguồn gốc: Là cách phân
loại thích hợp và hợp lý nhất hiện nay.
Căn cứ vào lịch sử phát sinh cá thể có thể phân biệt :
Mô phân sinh: Gồm những tế bào có khả năng phân chia tạo thành các tế bào
mới.
Mô chuyên hóa: Gồm những tế bào đã phân hóa có nguồn gốc từ mô phân sinh.
Trong các mô này người ta lại phân biệt: Mô che chở, mô cơ, mô dẫn, mô mềm và mô
tiết
7.1.2.1. Mô phân sinh
Mô phân sinh bao gồm những tế bào còn non, chưa phân hóa, có khả năng phân
chia liên tục trong suốt đời sống của cây.
Các tế bào của mô phân sinh thường có kích thước nhỏ bé, màng sơ cấp rất
mỏng, chất sống chiếm ưu thế so với chất không sống, không bào rất nhỏ, nhân lớn
tròn vì không bị sức ép của không bào.Trong tế bào, nước chiếm tới 92,5%; các chất
khác chỉ chiếm 7,5%. Màng tễ bào chủ yếu là hợp chất pectin và hemicellulose, ít
cenlullose. Tế bào thường có góc cạnh vì sự phân chia xảy ra liên tục nên tế bào
không kịp tròn lại, các tế bào xếp xít nhau, không trừ ra các khoảng gian bào. Tế bào
chứa nhiều cơ quan tử, hoạt động tăng, do đó dẫn đến mâu thuẩn là tế bào nhỏ, khả
năng sinh trưởng lớn, mối liên hệ giữa bề mặt và thể tích bị phá vỡ và quá trình phân
chia tế bào xảy ra.
Mô phân sinh có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong cây: Chồi ngọn, đầu rễ,
trong trụ giữa hay ở phần vỏ của thân, rễ.
Các loại mô phân sinh
Căn cứ vào vị trí, phân biệt 3 loại mô phân sinh: Mô phân sinh ngọn, mô phân
sinh gióng và mô phân sinh bên.
+ Mô phân sinh ngọn: Nằm ở ngọn của chồi chính, chồi bên của thân và ngọn rễ
của cây 1 và 2 lá mầm. Có tác dụng làm cho cây tăng trưởng về chiều cao của ngọn và
chiều dài của rễ.
+ Mô phân sinh gióng: Nằm ở gốc của các gióng ở cây 1 lá mầm. Hoạt động của
mô phân sinh gióng làm tăng chiều dài của gióng, kết quả làm tăng chiều cao của cây.
+ Mô phân sinh bên: Nằm song song với các cạnh của các cơ quan, giúp cây
tăng trưởng theo chiều ngang. Gặp ở các loài cây Hạt trần, đa số các cây hạt kín (cây 2
lá mầm) và một số ít loài Dương xỉ
Mô phân sinh bên gồm: Tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ
Tầng sinh trụ: chủ yếu có ở các cơ quan trục (rễ, thân), làm thành một lớp liên
tục hay những dải dài, nằm ở giữa gỗ và libe.
Các tế bào của tầng sinh trụ thường hẹp, hình thoi dài, chiều dài gấp nhiều lần
chiều rộng.
Tế bào tầng sinh trụ phân chia cho phía ngoài là libe và phía trong là gỗ. Tuy
nhiên số lượng tế bào gỗ thường nhiều gấp 3-4 lần tế bào libe. Do đó, gỗ thường phát
triển mạnh hơn libe.
Tầng sinh vỏ (hay tầng sinh bần): Nằm ở phần vỏ của rễ và thân cây. Trong đời
sống của một cá thể, tầng sinh vỏ có thể xuất hiện nhiều lần. Ở những lần xuất hiện
sau, tầng này thường nằm lùi vào bên trong.
Các tế bào của tầng sinh vỏ có hình nhiều cạnh, đôi khi hơi kéo dài theo trục cơ
quan, màng mỏng, không bào phát triển. Các tế bào xếp xít nhau, chúng phân chia
nhiều lần, tạo ra bên ngoài là lớp bần và bên trong là lớp vỏ lục. Tập hợp cả 3 lớp: bần
– tầng sinh bần và vỏ lục gọi là chu bì.
7.1.2.2. Mô che chở
Mô che chở hay còn gọi là mô bì, bao gồm các tế bào bao bọc phía ngoài cơ thể
thực vật. Có chức năng bảo vệ cho các mô bên trong khỏi các tác động vật lí, hóa học
hay sự phá hoại của các sinh vật khác, đồng thời cũng thực hiện chức năng trao đổi
giữa cơ thể thực vật với môi trường bên ngoài.
Căn cứ vào nguồn gốc, đặc điểm sinh lí và hình thái của mô bì có thể phân biệt:
- Mô che chở sơ cấp (biểu bì)
Biểu bì được hình thành từ mô phân sinh ngọn. Che chở cho lá, thân non, rễ non,
các cơ quan sinh sản. Biểu bì có thể tồn tại suốt đời hay được thay thế bởi mô che chở
thứ cấp.
Biểu bì là những tế bào sống, thường chỉ gồm 1 lớp tế bào, chứa chất sống trong
suốt và ánh sáng có thể xuyên qua vào đến các tế bào của mô đồng hóa. Các tế bào
biểu bì xếp sát nhau không chừa khoảng gian bào, các vách bên thường khớp với nhau
một cách vững chắc, trên vách ngoài của biểu bì thường được phủ các chất như cutin,
sáp, silic... Lớp cuticun hạn chế sự thoát hơi nước, không dẫn nhiệt, điện và bảo vệ
chống sự phá hoại của vi khuẩn.
Ở những thực vật thủy sinh biểu bì không có lớp cuticun, những cây chịu hạn
thường có lớp cuticun dày ngăn cản sự thoát hơi nước (thuốc bỏng, xương rồng).
- Lông
Là phần kéo dài của biểu bì ra phía ngoài, chúng có hình dạng, kích thước khác nhau
Người ta phân biệt các loại lông: Lông che chở, lông tiết và lông hút
Lông che chở: có tác dụng ngăn cản sự thoát hơi nước, màu trắng sáng giúp phản
tác một phần nhiệt, ánh sáng mạnh đốt nóng cơ thể. Ngoài ra, lông che chở còn có tác
dụng chống hạn bằng cách giữ ẩm ở các khoảng trống chân lông.
Lông che chở có loại đơn bào như ở mía, măng tre, táo ta. Có loại đa bào xếp theo
nhiều kiểu khác nhau: Xếp chồng tạo thành lông đa bào 1 dãy như ở bí đỏ, mướp, mơ tam
thể. Cũng có thể xếp tỏa tròn như hình sao như ở lá nhót, lá sầu riêng.
Lông có thể hóa gỗ và trở nên cứng rắn, biến thành gai như ở thân cây hoa hồng,
cây mây hoặc có đầu nhọn sắc như ở bẹ măng, mai, nứa để thực hiện chức năng bảo
vệ.
Lông tiết (lông tuyến): chứa các dịch kiềm hay axit, có vai trò bảo vệ, ví dụ một
số loại lông ngứa ở một số cây họ Gai. Lông tiết cũng có thể thải ra môi trường ngoài
các sản phẩm trao đổi chất của tế bào như tiết mật ở hoa.
Lông hút: Được hình thành ở miền hút của rễ, gồm những tế bào có màng mỏng
bằng xenlulozo, không bào lớn, chất tế bào và nhân nằm sát màng tế bào, có chức
năng hấp thu nước, muối khoáng cho cây.
Lỗ khí: Lỗ khí là một khe hở giữa hai tế bào chuyên hóa, gọi là tế bào lỗ khí (hai
tế bào lỗ khí có dạng hạt đậu úp mặt lõm vào nhau). Thực hiện chức năng trao đổi khí
giữa cây với môi trường và thực hiện sự thoát hơi nước.
Tế bào lỗ khí có, vách trong (vách bụng) dày hơn vách ngoài (vách lưng), chứa
lục lạp và tinh bột.
Lỗ khí thường gặp ở lá, phần non của thân. Ở các lá của cây 2 lá mầm, thường lỗ
khí tập trung và phân bố nhiều ở mặt dưới, còn mặt trên thì rất ít. Nhưng ở cây 1 lá
mầm thì số lượng lỗ khí ở hai mặt gần như nhau. Các cây sống trong môi trường nước
mà có lá nằm trên mặt nước thì lỗ khí có mặt ở mặt trên của lá, còn những cây có lá
nằm trong nước thì lá không có lỗ khí.
Tế bào lỗ khí giãn ra
Tế bào lỗ khí co lại

Lục lạp Không bào

Vách

Lỗ khí
Nhân

Lỗ khí mở Lỗ khí đóng

Hình 7.1. Cấu tạo tế bào lỗ khí


- Mô che chở thứ cấp
Ở các cây hạt trần và cây hạt kín 2 lá mầm, sau khi biểu bì trên thân và rễ chết đi
thì mô che chở thứ cấp được hình thành để thay thế cho mô che chở sơ cấp. Mô che
chở thứ cấp thường hình thành ở chỗ cách ngọn thân và ngọn rễ một đoạn. Khi mô che
chở thứ cấp hình thành thì thân cây thường có màu sẫm, và trên thân có những nốt sần
sùi nhỏ nổi lên gọi là lỗ vỏ. Tổ chức mô che chở thứ cấp mới được hình thành gọi là
chu bì. Chu bì là một yếu tố cấu trúc gồm 3 lớp tế bào: Bần – Tầng sinh vỏ - vỏ lục.
Các tế bào bần là những tế bào hình phiến chữ nhật có cùng vách xuyên tâm dần
dần mất hết sinh chất, tẩm suberin và trở thành các tế bào chết, vì vậy các tế bào ở
phía ngoài các lớp bần sẽ không nhận được các chất hữu cơ nuôi dưỡng do đó chết
dần và bóc đi để lộ các lớp tế bào bần.
Các tế bào bần xếp xít nhau, không trừ ra khoảng gian bào, không thấm nước,
khí nên có tác dụng bảo vệ cho cây khỏi bị mất nước, chống sự xâm nhập của vi sinh
vật, nấm và bảo vệ các mô bên trong.
Tầng sinh vỏ: Gồm những tế bào sống, có khả năng phân chia. Chúng phân chia
theo hướng tiếp tuyến, phía ngoài cho tế bào bần và phía trong là các tế bào vỏ lục.
Các tế bào vỏ lục là những tế bào sống, màng xenlulô, trong có chứa lục lạp.
Trên vỏ thứ cấp của thân thường xuất hiện các nốt sần sùi đó là lỗ vỏ, thường
được hình thành dưới các khí khổng ở biểu bì.
Cơ chế hình thành lỗ vỏ: Các tế bào tầng sinh vỏ (ỏ phía dưới lỗ khí) phân chia
tạo ra các tế bào, nhưng không phải tế bào bần, mà là các tế bào hình tròn hay bầu
dục, không chứa diệp lục. Các tế bào này xếp không xít nhau trừ ra các khoảng gian
bào, các tế bào này được gọi là các tế bào bổ sung, các tế bào này xé rách biểu bì và
phình ra ngoài tạo thành các u nổi. Những tế bào bổ sung cũ cũng bị chết đi và hình
thành các tế bào bổ sung mới.
Ở một số cây chỉ hình thành một lớp chu bì, nhưng ở nhiều cây lại hình thành
nhiều lớp chu bì, vì có nhiều lớp tầng sinh vỏ xuất hiện sâu dần vào phía trong thay
thế cho các tầng ngoài chết đi. Khi này các tế bào nằm phía ngoài bị chết đi do bị ngăn
cách bởi lớp bần. Tập hợp tất cả các tế bào bị chết đi ở phía ngoài tầng sinh vỏ mới
nhất được gọi là thụ bị. Thụ bì có thể bị bong tróc ra từng mảng lớn.
7.1.2.3. Mô cơ
Thực vật ở môi trường nước, cơ thể được nâng đỡ bởi lực đẩy Archimetre. Sự
bền vững của cây chủ yếu do vai trò cơ học của tế bào từ ảnh hưởng của sức trương tế
bào và sự bền vững của vách tế bào thực vật.
Khi thực vật tiến lên môi trường cạn, lúc còn non sức trương của tế bào đủ để đảm
bảo độ bền vững cơ thể, nhưng khi lớn lên với khối lượng và thể tích cây phát triển
nhiều thì cần đến những yếu tố cơ học giúp các cơ quan, tổ chức cơ thể đứng vững, chịu
được các tác nhân cơ học của môi trường. Hệ thống đó được gọi là mô cơ.
Vậy, mô cơ là tập hợp các tế bào có màng dày lên gấp bội, vững chắc để có thể
đảm nhận chức năng cơ học của cây.
Căn cứ vào tính chất của màng tế bào, hình dạng và cấu tạo của tế bào người ta
phân biệt 2 loại mô cơ sau đây
Mô dày (hậu mô)
Là những tế bào sống, có màng cellulose cấp 1 dày lên (không hóa gỗ), thường
chứa diệp lục.
Mô dày thường gặp ở các cơ quan phát triển của cây 2 lá mầm của những cây
thân cỏ trưởng thành. Thường không gặp ở những cây 1 lá mầm, mà ở những cây này
thường sớm xuất hiện mô cứng. Vị trí của mô dày trong cây thường gặp ở vùng ngoại
biên của thân, lá. Ở thân chúng xếp thành đoạn, thành bó hoặc thành vòng liên tục. Ở
lá, chúng phân bố ở gân chính lá cây 2 lá mầm, bên ngoài bó mạch và dọc theo mép
phiến lá.
Chức năng chủ yếu của mô dày là nâng đỡ các cơ quan còn non. Tùy theo sự dày
lên của vách tế bào mà người ta phân loại mô dày góc, mô dày phiến, mô dày
xốp.vv...
Mô dày góc: Chỗ dày nằm ở góc của tế bào.
Mô dày phiến: Màng dày lên theo vách tiếp tuyến phía trong và phía ngoài của tế
bào.
Mô dày xốp: Màng dày lên ở những nơi tiếp giáp với khoảng gian bào
Mô dày tròn: Vách tế bào dày đồng đều về mọi phía
Mô cứng (cương mô)
Là những tế bào màng dày hóa gỗ, thường tập hợp từng nhóm hoặc riêng lẻ, là
những tế bào có màng cấp 2 phát triển đàn hồi và cứng rắn. Tế bào mô cứng có ở khắp
nơi trong cơ thể thực vật thường gặp ngay từ khi còn non ở thực vật một lá mầm và
khi già ở thực vật 2 lá mầm, chúng thường thay đổi về hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc
và sự phát triển.

Hình 7. 2.Các tế bào mô cứng ở thân cây bí ngô


Tùy theo hình dạng, cấu tạo, tính chất phân thành:
- Sợi: Là những tế bào hẹp, có chiều dài gấp nhiều lần chiều ngang. Màng tế bào
rất dày, hóa gỗ ở nhiều mức độ. Sợi thường nằm rải rác, thành đám hay thành vòng
liên tục bao quanh bó dẫn của thân, cuống lá.
-  Tế bào đá: Tế bào đá có vách hóa gỗ dày cứng, khoang tế bào chỉ còn rất hẹp.
Vách có cấu trúc dày lên thứ cấp, có các lỗ đơn, kép. Ban đầu chúng là những tế bào
sống nhưng về sau chúng là những tế bào chết
Tế bào đá có ở hạt, quả, lá, thân, nằm ở các vị trì vỏ hay ruột với nhiều dạng
khác nhau, như dạng hình đều nhau, phân nhánh, hình sao hay hình que... Tế bào đá
có thể được hình thành từ các mô phân sinh hay cũng có thể từ mô mềm cơ bản.

Hình 7.3. Tế bào đá phân nhánh ở lá chè


7.1.2.4. Mô dẫn
Mô dẫn bao gồm những tế bào chuyên hóa cao, thực hiện chức năng chính là dẫn
truyền các chất trong cơ thể thực vật.
Mô dẫn hình thành trong cây rất sớm, thậm chí có ngay trong phôi khi còn nằm
trong hạt. Đó là các yếu tố dẫn truyền sơ cấp. Ở cây trưởng thành mô dẫn giữ vai trò
đặc biệt quan trọng trong cấu trúc của cơ quan trục và bao gồm nhiều tổ chức khác
nhau, vì vậy người ta còn gọi là hệ thống mô dẫn.
Thành phần chính của mô dẫn là gỗ và libe.
Gỗ (xylem)
Gỗ là một tổ chức phức tạp gồm cả tế bào sống và tế bào chết, thực hiện chức
năng chủ yếu là dẫn truyền nước và khoáng từ rễ lên thân, lá. Ngoài ra gỗ còn tham
gia việc giữ vững cơ thể và làm chức năng dự trữ...
Gỗ chiếm phần chủ yếu về khối lượng trong các cơ quan trục, nhất là những cây
thân gỗ chiếm 80-90% khối lượng.
Các yếu tố dẫn truyền của gỗ gồm quản bào và mạch gỗ
+ Quản bào: là những tế bào chết, kéo dài, vát nhọn 2 đầu, xếp nối tiếp nhau
thành một hệ thống dẫn truyền. Vách ngăn ngang giữa các tế bào không hóa gỗ và
nhựa nguyên được vận chuyển từ tế bào này sang tế bào khác qua các cặp lỗ trên các
vách đó.Còn vách bên thì có sự dày lên thứ cấp và hóa gỗ. Tuy nhiên sự dày lên này là
không đồng đều, có chỗ vách tế bào vẫn bằng xenlulo, nên qua đó nhựa nguyên vẫn
được vận chuyển sang quản bào bên cạnh. Quản bào là thành phần duy nhất của gỗ
các cây hạt trần và một số cây có hệ thống dẫn nguyên thủy, cũng gặp ở cây hạt kín.
+ Mạch: Là yếu tố dẫn chính của thực vật hạt kín. Bao gồm các tế bào ngắn hơn,
nhưng to hơn so với tế bào quản bào, nối đầu cuối với nhau, màng ngăn ngang giữa
các tế bào đã có sự thủng lỗ, màng bên dày và hóa gỗ theo nhiều kiểu khác nhau, bên
trong không có chất tế bào do đó đây là những tế bào chết. Do đã có sự thủng lỗ nên
nước được vận chuyển dễ dàng.
.

Quản bào Mạch gỗ

Hình 7.4.Cấu tạo của quản bào và mạch gỗ


Libe (Phloem)
Chức năng chính của lipe là dẫn truyền các chất hữu cơ, sản phẩm của quá trình
quang hợp được tổng hợp ở lá xuống các bộ phận khác của cây; ngoài ra còn tham gia
trong nhiệm vụ nâng đỡ và dự trữ.
- Mạch rây
Cấu tạo bởi những tế bào sống, có dạng hình trụ, nối đầu cuối với nhau gọi là tế
bào rây. Vách cuối của mỗi tế bào rây thủng lỗ li ti tạo nên đĩa rây. Thể nguyên sinh
của yếu tố ống rây còn sống mặc dù nhân tế bào bị phân rã khi tế bào phân hoá. Màng
không bào và nhiều bào quan của tế bào cũng mất đi, chỉ để lại vùng trung tâm chứa
đầy dịch bào, tiếp xúc trực tiếp với tầng tế bào chất mỏng, sát vách tế bào. Trong tế
bào ống rây, còn chứa một khối các sợi sinh chất xuyên qua dịch bào và thâm nhập
vào các đĩa rây, liên kết trực tiếp phần trong của mỗi yếu tố ống rây với ống rây kế
tiếp. Sợi sinh chất chứa lượng lớn protein hình sợi gọi là protein – p.
- Tế bào kèm
Mỗi yếu tố ống rây kết hợp với một hoặc nhiều tế bào kèm (gọi là tế bào kèm vì
các tế bào này luôn luôn nằm cạnh các thành phần mạch rây).
Tế bào kèm có nguồn gốc từ tế bào khởi sinh của tế bào rây. Tế bào khởi sinh
phân chia theo chiều dọc tạo 2 tế bào không bằng nhau: Tế bào có kích thước lớn hình
thành tế bào rây, còn tế bào có kích thước bé phân chia theo chiều ngang tạo các tế
bào kèm. Tế bào kèm có thể nguyên sinh bình thường và giữ đầy đủ các bào quan của
tế bào. Chỗ tế bào kèm tiếp xúc với mạch rây có màng mỏng, sự trao đổi chất giữa
mạch rây với tế bào kèm được thực hiện qua các sợi liên bào. Tế bào kèm chỉ gặp ở
thực vật hạt kín
Tế bào rây

Tế bào kèm

Vùng lỗ bên

Đĩa rây

Hình 7.5. Cấu tạo của lipe


Tập hợp các yếu tố gỗ và libe được gọi là hệ thống dẫn. Hệ thống dẫn ở các cơ
quan thực vật đều có cấu tạo theo một trật tự nhất định. Chúng có thể tập hợp thành
những nhóm riêng gọi là bó mạch. Kiểu cấu tạo này thường thấy ở cơ quan non của đa
số cây và ở trong cơ quan trưởng thành của một số cây khác. Ở những giai đoạn sinh
trưởng sau của phần lớn thực vật 2 lá mầm và hạt trần thân gỗ, hệ thống dẫn thường
họp thành một trụ dẫn liên tục với lipe nằm ngoài, gỗ nằm trong, tầng phát sinh trụ
nằm giữa gỗ và libe.
Tùy theo vị trí giữa gỗ và libe, phân biệt các kiểu bó dẫn sau:
+ Bó xếp chồng: Libe phía ngoài, gỗ ở trong (libe và gỗ xếp chống lên nhau)
Nếu chỉ có libe và gỗ xếp chồng lên nhau thì gọi là bó dẫn kín (gặp ở cây 1 lá
mầm và một số cây 2 lá mầm)
Nếu ở giữa libe và gỗ có tầng phát sinh ngăn cách thì gọi là bó dẫn hở (gặp ở
phần lớn cây 2 lá mầm)
+ Bó mạch chồng chất kép: Có cả libe ngoài và libe trong. Tầng phát sinh nằm
giữa gỗ và libe ngoài. Kiểu này gặp nhiều ở các loài thuộc họ bầu bí, trúc đào, khoai
lang, cà.
+ Bó xuyên tâm: Trong cấu tạo của rễ sơ cấp thì các bó gỗ và libe riếng rẽ, xếp
xen kẽ nhau theo hướng xuyên tâm.
+ Bó đồng tâm: Các bó gỗ bao quanh libe hoặc ngược lại. Loại này gặp ở thân rễ
của một số loại cây như thân rễ củ gấu, huyết dụ....
Ngoài ra còn có bó xếp hình chữ V, gặp ở thân cây măng tây, lá lốt.
7.1.2.5. Mô mềm (mô cơ bản)
Mô mềm hay còn được gọi là mô cơ bản. Mô mềm gồm những tế bào chuyên
hóa kém, đó là những tế bào sống, kích thước đồng đều, màng mỏng bằng xenlulozo,
có không bào lớn, chất tế bào thường nằm sát màng.
Mô mềm chiếm một thể tích lớn trong cây, có mặt ở khắp các bộ phận.
Các tế bào mô mềm thường xếp xít nhau, nhưng các cây thủy sinh thì thường
không xếp xít nhau mà trừ ra các khoảng lớn khoang trống.
Chức năng chính của mô mềm là dự trữ và dinh dưỡng
Tùy theo chức năng của các loại mô mềm khác nhau người ta phân biệt:
- Mô mềm đồng hóa
Cấu tạo bởi các tế bào chứa nhiều diệp lục, thực hiện chức năng quang hợp. Các
tế bào mô mềm đồng hóa thường nằm ngay sát lớp tế bào biểu bì. Chúng có ở thịt lá,
một phần ở thân non, gồm mô giậu và mô khuyết.
Mô giậu: Là những tế bào dài,
xếp thẳng góc với bề mặt cơ quan. Các
tế bào này có màng mỏng, xếp xít nhau
hầu như không trừ ra các khoảng gian
bào, chứa nhiều diệp lục, do đó thực
hiện chức năng quang hợp.
Mô xốp: Các tế bào mô xốp chứa
ít các tế bào diệp lục hơn mô giậu. Các
tế bào thường có hình tròn, xếp không
sát nhau, trừ ra các khoảng gian bào.
Ngoài chức năng đồng hóa, mô xốp
còn tham gia vào chức năng thoát hơi
nước và dự trữ khí Hình 7. 6. Cấu tạo của mô giậu và
mô xốp
- Mô mềm dự trữ
Mô mềm dự trữ có ở các cơ quan quả, hạt, ngay cả ở thân và rễ, là những tế bào
có màng mỏng bằng xenlulozo, bên trong chứa các sản phẩm dự trữ như tinh bột, dầu,
prôtit, các chất đường v.v... Ở những cây mọng nước, mô mềm dự trữ nước như cây
xương rồng, thuốc bỏng. Ở các cây thủy sinh hoặc ngập nước, bùn lầy, mô mềm hình
thành các khoảng gian bào chứa khí như ở sen, súng, bần, đước...
Hình 7.7. Mô mềm dự trữ khí ở cuống lá Hình 7.8.Mô mềm dự trữ tinh bột ở rễ rau
súng muống biển
7.2. Các cơ quan sinh dưỡng cuả cơ thể thực vật
Các cơ quan sinh dưỡng của thực vật bậc cao bao gồm: Rễ, thân và lá. Trong đó
thân và rễ xếp nối tiếp nhau trên một trục thẳng đứng nên chúng được gọi là cơ quan
trục.
7.2.1. Rễ
a.1. Hình thái của rễ
Rễ là phần dưới đất của cây, chuyên hoá với chức năng hấp thụ, dẫn truyền nước,
chất khoáng từ đất vào rễ và đến các bộ phận khác của cây. Có thể coi rễ như là phần tiếp
thêm của trục chính cây, nhưng không tồn tại ranh giới rõ ràng giữa thân và rễ.
Rễ có khả năng phân nhánh cho ra các rễ bên, nên tuy có thể tích nhỏ nhưng lại
có diện tích bề mặt rất lớn, chính vì thế diện tích tiếp xúc với đất là lớn nên rễ dễ dàng
hút nước và khoáng.
Các rễ thường có hình trụ, hơi nhọn đầu. Một rễ điển hình gồm các phần sau:
- Miền trưởng thành (miền hấp thụ, miền phân hóa (1)): Mang
nhiều lông nhỏ do đó miền này là nơi thực hiện quá trình hút nước và
khoáng cho rễ. Độ dài của miền lông hút là không đổi đối với mỗi
loài. 1
- Miền kéo dài (2): Là kết quả hoạt động của mô phân sinh
đỉnh rễ tạo nên
- Miền phân chia (3): Miền này bao gồm phần chóp rễ và 2
mô phân sinh đỉnh rễ. Chóp rễ là phần tận cùng của rễ, thường có
màu sẫm hơn các phần khác. Có chức năng bảo vệ mô phân sinh
của rễ khỏi bị hư hạivà xây xát khi đâm sâu vào đất. 3
Mô phân sinh đỉnh rễ nằm ngay trên chóp rễ, chứa mô phân
sinh ngọn rễ, có chức năng làm cho rễ dài ra.
a.2.Các kiểu rễ
Rễ chùm: Đặc trưng cho cây 1 lá mầm, rễ chính sớm ngừng phát tiển và thay vào
đó là các rễ phát sinh từ gốc thân. Chúng phát triển với mức độ gần giống nhau, tương
đối đồng đều về kích thước.
Rễ cọc (rễ trụ): Đặc trưng cho cây 2 lá mầm, gồm rễ chính và rễ bên. Rễ chính
(rễ cấp 1) mọc từ mầm rễ đâm xuống đất, sau đó ở miền trường thành chúng mọc ra
các rễ bên (rễ cấp 2), rễ cấp 2 lại tiếp tục phân nhánh.

Hình 7.10.A. Rễ cọc; B. Rễ Chùm


a.3. Biến dạng của rễ
Tùy theo từng môi trường sống khác nhau, tùy theo từng loài mà rễ có những
biến đổi để cây thích nghi với điều kiện sống khác nhau như:
+ Rễ củ: Rễ phồng to và nạc, chứa chất dự trữ. Rễ củ có thể phát triển từ rễ
chính (củ cải, cà rốt), cũng có thể phát triển từ rễ bên (sắn, khoai lang).
+ Rễ chống: Thường gặp ở các cây ngập mặn và ven biển như các loài cây
Đước. Các rễ phụ phát triển từ thân, cành mọc toả ra thành hình cung rồi cắm xuống
đất. Có tác dụng chỗng đỡ cho cây chịu được tác dụng của sóng, gió…
+ Rễ thở: Loại rễ này thường thấy ở những loài sống trong điều kiện thiếu oxi,
do đó các rễ ngoi lên khỏi mặt đất để lấy oxi cung cấp cho các phần dưới đất. Trên rễ
có nhiều lỗ vỏ để lấy oxi cho phần rễ ở dưới đất lầy. Gặp ở các loài cây bụt mọc, vẹt,
bần.
+ Rễ cột: Là những rễ mọc từ thân, cành, đâm xuống đất và cắm chặt vào đất,
sau khi xuống đất chúng sẽ to dần trở thành những cột để nâng đỡ cây. Ví dụ, gặp ở rễ
cột cây đa
+ Rễ không khí: Rễ cũng mọc từ thân, rơi thõng xuống, lơ lửng trong không khí,
rễ thường có màu xanh do chứa diệp lục. Loại rễ này có chức năng dự trữ nước, khí.
Ví dụ gặp nhiều ở rễ các loài cây Phong lan
+ Rễ bám: thường gặp ở các dây leo, chúng giúp cây bám chắc vào tường, vào
giàn. Ví dụ, gặp ở cây trầu không
+ Rễ mút: loại rễ này thường gặp ở các loài cây kí sinh và nửa kí sinh, chúng có
tác dụng hút thức ăn từ cây chủ. Ví dụ, gặp ở rễ cây tơ hồng, tầm gửi.
b. Cấu tạo giải phẫu của rễ
b.1. Cấu tạo sơ cấp của rễ
Biểu bì: Biểu bì được phát triển từ tầng sinh bì, là tầng phủ ngoài của rễ, thường
chỉ dày một lớp tế bào, ở rễ không khí (họ Lan) biểu bì rễ có nhiều lớp gọi là
lớp velamen gồm những tế bào có màng dày, khi trời hanh chúng chứa đầy không khí,
khi trời mưa chúng chứa đầy nước. Phần lớn tế bào biểu bì có vách mỏng, không thấm
cutin, chất nguyên sinh sống. Ở vùng phân hoá mỗi tế bào biểu bì tạo một lông hút
mảnh, dài khoảng 5 – 8 mm xuyên sâu vào đất. Lông hút có tính hướng ngọn (mọc
thêm ở phần non và chết đi ở phần già) nên độ dài của đoạn rễ mang lông hút không
đổi.
Quá trình tạo thành lông hút diễn ra như sau:

Hình7.11. Sự phát triển của lông hút


1. nhân; 2. mấu lồi từ vách tế bào; 3. các không bào kết hợp lại; 4. nhân và chất
tế bào chuyển vào lông hút; 5. không bào trung tâm lớn; 6. chất tế bào; 7. nhân ở đầu
của lông hút
Lông hút làm tăng đáng kể diện tích bề mặt để hấp thụ nước, chất dinh
dưỡng.Ví dụ, hệ rễ của lúa mạch đen cao 0.5 m có tổng diện tích bề mặt khoảng 210
m2. Tuy nhiên lông hút sống ngắn và thường được thay bằng lông hút mới trên cùng
phân hoá. Với phương thức phát triển lông hút, hệ rễ có khả năng hấp thụ đủ nước và
chất dinh dưỡng vô cơ cho mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây.
Vỏ sơ cấp
Tiếp giáp với biểu bì là các tế bào mô mềm lớn, vách mỏng, dạng không đều,
sắp xếp lỏng lẻo, có khoảng gian bào lớn cấu thành vỏ của rễ. Vỏ là tầng tế bào tương
đối dày, phát sinh từ mô phân sinh cơ bản. Tế bào vỏ có thể để nước và chất khoáng đi
qua mà không thâm nhập vào tế bào. Tế bào chứa hạt tinh bột và vỏ có chức năng dự
trữ chất dinh dưỡng làm thức ăn cho hoạt động trao đổi chất của rễ.

Hình 7.12.Vỏ trong cây 2 lá mầm Hình 7.13.Vỏ trong cây 1 lá mầm
1. Tế bào có đai caspari, 2. tế bào hút, 3. bó gỗ, 4.bó lipe, 5. vỏ trụ

Các tế bào nằm trong vùng của vỏ tạo tầng nội bì. Trong rễ, nội bì có dạng hình
trụ gồm các tế bào chuyên hoá cao, chỉ dày một lớp tế bào, xếp xít nhau, đươc viền
bốn phía bằng chất sáp tao thành dải liên tục gọi là đai caspari bao quanh mỗi tế bào
Đối với cây Hai lá mầm, đai caspari là một khung hóa bần tại các vách xuyên tâm của
tê bào vỏ trong.  Còn ở cây Một lá mầm, khung hóa bần có hình chữ U do vách tế bào
vỏ trong dày lên đáng kể ở cả 3 phía, do đó việc dẫn truyền từ ngoài vào trong không
thực hiện được. Việc thực hiện chức năng dẫn truyền các chất hút từ ngoài vào là nhờ
các tế bào hút vách mỏng nằm xen giữa các tế bào khung hóa bần. Tế bào hút thường
nằm đối diện với các bó gỗ.
Trụ giữa (trung trụ)
Trụ giữa phát sinh từ mô tiền phát sinh. Tầng ngoài cùng của tế bào tiền phát
sinh tạo nên trụ bì của rễ, trụ bì chỉ dày môt lớp tế bào nằm ngay bên trong nội bì, giữ
khả năng phân chia và tham gia trong viêc hình thành rễ bên. Do đó, rễ bên có nguồn
gốc nội sinh.
Tuỷ thường vắng mặt trong rễ cây hai lá mầm và trung tâm của trụ giữa chứa
đầy mô xilem với các mạch gỗ lớn nhất thấm nhiều lignin. Thông thường,gỗ tạo vùng
có dạng ngôi sao với mô phloem nằm giữa các nhánh gỗ mở rộng. Môt số tế bào tiền
phát sinh không phân hoá nằm giữa gỗ và lipe và trong tru bì, chúng có thể phát sinh
thành tầng phát sinh mạch, cho phép sinh trưởng thứ cấp theo kiểu tương tự trong
thân. Tế bào trụ bì thường tạo nên tầng phát sinh bần để tao lớp vỏ phủ bảo vệ trong rễ
hoá già. Rễ cây môt lá mầm thường có tuỷ nằm giữa và không trải qua sinh trưởng thứ
cấp

Gỗ Gỗ lipe
lipe Ruột
Đai caspary Đai caspary
Vỏ
Vỏngoài Vỏ
Vỏ trong Vỏ trong
Biểu bì Biểu bì

Hình 7.14.Rễ cây 2 lá mầm Hình 7.15.Rễ cây 1 lá mầm

b.2. Cấu tạo thứ cấp của rễ (miền trưởng thành)


Ở đa số cây một lá mầm, và một số ít cây 2 lá mầm, cấu tạo sơ cấp của rễ tồn tại
tới cuối đời của cây. Còn ở các cây hai lá mầm sống lâu năm, rễ tăng thêm kích thước
về đường kính nhờ có cấu tạo thứ cấp .
Cấu tạo thứ cấp của rễ có ở miền trưởng thành. Do hoạt động của mô phân sinh
bên tạo nên. Mô phân sinh bên phân chia tạo tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Tầng sinh vỏ: sinh ra phía ngoài là lớp bần và phía trong là lớp tế bào vỏ lục.
Bần hoạt động làm cho nội bì và vỏ sơ cấp chết đi, bong ra và được thay thế bằng lớp
chu bì. Tập hợp tất cả các mô nằm bên ngoài tầng sinh vỏ mới xuất hiện tạo thành thụ
bì.
Tầng sinh trụ: một số tế bào có vách mỏng bằng xenlulo, nằm giữa lipe sơ cấp
và gỗ sơ cấp bắt đầu phân chia tạo nên một dải tế bào có khả năng phân sinh
Tầng sinh trụ hoạt động hình thành nên lipe thứ cấp ở phía ngoài và gỗ thứ cấp ở
phía trong. Ngoài ra nó còn sinh ra tia ruột thứ cấp gồm các tế bào có vách mỏng bằng
cellulose làm chức năng trao đổi chất và trao đổi khí giữa mô mềm ruột với các tổ
chức bên ngoài
Trụ giữa (trung trụ): Chứa hệ thống dẫn, xilem thường tạo vùng có dạng ngôi
sao, phloem nằm giữa các nhánh xilem mở rộng. Một số tế bào tiền phát sinh không
phân hoá nằm giữa xilem và phloem và trong trụ bì, chúng có thể phát sinh thành tầng
phát sinh mạch.
c. Chức năng của rễ
+ Chức năng hấp thụ: Chức năng quan trọng nhất của rễ là hấp thụ nước và các
ion khoáng, trong đó một phần được rễ hấp thụ còn một phần được chuyển lên các bộ
phân khác.
Rễ có những biến đổi nhất định để thích nghi với chức năng hấp thụ như: vách tế
bào biểu bì mỏng, không thấm cutin, từ biểu bì hình thành vô số lông hút, làm tăng
diên tích tiếp xúc bề mặt rất lớn, tế bào vỏ có nhiều khoảng gian bào để dự trữ nước
và ion khoáng. tế bào nội bì có đai Caspari khiến cho rễ có khả năng điều chỉnh dòng
vật chất vào trụ mạch dẫn.
Ở các đối tượng cây kí sinh thì rễ còn hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây sinh
trưởng và phát triển.
+ Chức năng đính cây vào giá thể, chống đỡ: Rễ còn có chức năng đính cây vào
giá thể (đất) nên cây có khả năng chịu đươc gió mạnh. Rễ dễ uốn cong nhưng chúng
phải chịu đươc lưc căng lớn mà có khuynh hướng kéo và nhổ cây ra khỏi đất. Để thích
nghi, rễ có cách sắp xếp các mô mạch dưới dạng lõi trung tâm vững chắc và hệ rễ có
khả năng phân nhánh rộng lớn giữ chăt hạt đất tại chỗ, chống hiên tượng xói mòn
thường xảy ra trong mùa mưa.
+ Chức năng trong sinh sản: Rễ phụ được tạo trực tiếp từ mô thân hay lá, chứ
không phải phân nhánh từ rễ trụ hoăc rễ bên. Chúng có cấu trúc tương tự cấu trúc của
rễ thực. Có vai trò trong sự sinh sản vô tính với thân nằm ngang và trong cây leo như
cây thường xuân với rễ phụ được biến thái thành cơ quan dính bám.
+ Chức năng dự trữ: Củ cải đường, cà rốt và nhiều loài cây khác có rễ phồng lên
chứa khối mô mềm dự trữ, có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Ở nhiều loài
nó còn thực hiện một chức năng quan trọng đó là thưc hiện chức năng sinh sản vô
tính.
+ Chức năng trao đổi khí: Đó là dạng rễ phân nhánh mà sinh trưởng hướng lên,
chúng có vai trò trong việc trao đổi khí.
7.2.2. Thân
Thân là phần cơ quan trục ở trên mặt đất, tiếp với rễ, mang lá và cơ quan sinh
sản. Thân cây có chức năng chính là dẫn truyền các chất và nâng đỡ cho cây.
a. Hình thái của thân
a.1. Các dạng thân
Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỉ lệ tương đối giữa
thân và cành mà phân thành các dạng
Thân gỗ: Thân chính phát triển mạnh, thân chỉ phân cành từ chiều cao nhất định
so với mặt đất. Là những cây sống lâu năm. Tùy theo chiều cao của cây mà phân
thành: Cây gỗ lớn (>18m), Cây gỗ vừa (12-18m), cây gỗ nhỏ (6-12m)
Thân bụi: Thân dạng gỗ sống lâu năm, nhưng thân chính không phát triển, các
nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây thường nhỏ
hơn 4 m. Ví dụ gặp ở mua, sim.
Thân nửa bụi: Cây sống nhiều năm, có thân hóa gỗ một phần ở gần gốc, còn
phần trên không hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kì dinh dưỡng. Từ gần gốc hình thành
nên các chồi mới, quá trình này được lặp lại hàng năm. Ví dụ gặp ở cây cỏ lào, cây
xương sông.
Thân cỏ: Phần trên mặt đất chết vào cuối thời kì quả chín, thân không lớn được.
Thân có nhiều loại: một năm, hai năm, nhiều năm. Cây 1 năm là cây mà vòng đời chỉ
diễn ra trong vòng 1 năm, cây sẽ bị chết sau khi cây ra quả và hạt chín. Cây 2 năm là
cây mà trong năm đầu lá chỉ mọc phần gần gốc, còn phần thân mang hoa sẽ xuất hiện
vào năm thứ hai (ví dụ cây cà rốt). Cây lâu năm là cây có thân ngầm sống nhiều năm,
còn phần thân trên mặt đất thường chết đi hàng năm, sang năm khác thì phần thân mới
lại được hình thành. Ví dụ gặp ở các loài cây họ Gừng.
a.2. Các loại thân trong không gian
Tùy theo tư thế đứng của thân trong không gian mà phân biệt thành các dạng
thân:
+ Thân đứng: Thân mọc thẳng đứng, tạo góc vuông với mặt đất. Dạng này gặp ở
đa phần cây thân gỗ và một số cây thân cỏ
+ Thân bò: Thân không đủ cứng rắn để đứng thẳng được do đó phải bò sát mặt
đất, tại các phần chạm đất của thân thường mọc ra các rễ phụ. Ví dụ cây rau má, cây
khoai lang.
+ Thân leo: Cây không thể mọc thẳng đứng một mình, mà phải dựa vào các cây
khác, hay vào giàn để vươn cao. Ví dụ gặp ở bìm bìm, bầu bí.
Có nhiều cách leo khác nhau:
Leo nhờ tua cuốn: Tua cuốn có thể do cành (bầu bí) hoặc lá biến đổi tạo thành
(cây đậu Hà lan).
Leo nhờ thân quấn: Thân leo lên cao được là nhờ thân cây quấn vào giá thể:
Mồng tơi, bìm bìm, củ từ.
Leo nhờ gai móc: Móc này là do các lá biến đổi tạo thành, ví dụ gặp ở các loài
song mây.
Leo nhờ rễ bám: Rễ bám mọc từ các mấu thân, ví dụ gặp ở trầu không.
a.3. Biến dạng của thân
Ngoài chức năng chính là dẫn truyền và nâng đỡ, mang hoa và lá, trong những
điều kiện sống nhất định, thân có những biến đổi về hình thái ngoài và cấu tạo trong
phù hợp với các chức năng khác
+ Gai: Mọc ở nách lá, do cành biến dổi tạo thành, ví dụ gặp ở nhiều loài thuộc
họ cam: Chanh, bưởi
+ Cành hình lá: Thân hoặc cành biến đổi có dạng hình lá để thích nghi với điều
kiện sống ít nước, lá là những vảy nhỏ sớm rụng. ví dụ như ở cây quỳnh
+ Giò thân: Là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang 1 hoặc 2 lá.
Từ chồi nách sẽ phát triển thành giò mới. Ví dụ gặp ở các loài phong lan, các loài
trong họ củ nâu.
+ Thân mọng nước: Một số loài cây sống ở nơi khô hạn, thân thường dày lên rất
nhiều để dự trữ nước và khí, đồng thời thân có diệp lục nên thực hiện chức năng
quang hợp.
+ Hành: Các bẹ lá xếp úp lên nhau, chứa chất dự trữ. Các bẹ đó gọi là vảy hành.
Nằm giữa các vảy đó là chồi ngọn, nách các vảy có thể có chồi nách, từ đó có thể phát
triển các hành con. Thân chính thường rất ngắn, hình nón hay hình đĩa, mang nhiều rễ
phụ ở phía dưới. Ví dụ, gặp ở hành, tỏi.
+ Thân củ: Là do thân hoặc cành phòng lên, tích lũy chất dinh dưỡng. Thân củ
có thể hình thành trên mặt đất (củ su hào), cũng có thể hình thành dưới mặt đất (củ
khoai tây).
Thân củ khác với rễ củ ở chỗ nó không có chóp rễ và lông hút, rễ bên. Trên thân
có những mắt mang các sẹo lá, trong nách các sẹo có các chồi nách.
+ Thân rễ: Là loại thân ngầm dưới mặt đất, nhìn giống rễ, nhưng phân biệt với
rễ ở đặc điểm: thân rễ không có chóp rễ nhưng trên thân có những vảy nhỏ, trong vách
các vảy đó có các chồi. Ví dụ, thân rễ dong riềng
b. Cấu tạo giải phẫu của thân
b.1. Cấu tạo sơ cấp của thân
Cấu tạo sơ cấp của thân cây 2 lá mầm
Ở những phần còn non của thân thì thân cây có cấu tạo sơ cấp. Trên lát cắt
ngang, cấu tạo sơ cấp của thân gồm: biểu bì, vỏ sơ cấp, trụ giữa và ruột.
- Biểu bì: Bề mặt của thân cây được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu bì. Tế bào
biểu bì gồm những tế bào sống, kéo dài dọc theo trục của thân, không chứa diệp lục,
có ít lỗ khí. Ở những bộ phận hay mất nước, tế bào biểu bì thường tiết ra tầng cuticun
có tác dụng bảo vệ cây chống lại các tác động cơ học, chống lại sự xâm nhập của các
vi sinh vật khác và hạn chế sự thoát hơi nước (cuticun là chất trùng hợp gồm các axit
béo chuỗi dài tạo mạng liên kết chéo, thấm chất sáp).
- Lớp vỏ: thường rất mỏng, cấu tạo gồm các phần
+ Mô dày: có vị trí nằm dưới lớp biểu bì thân, có vách sơ cấp hoá dày không
đều, có dạng sợi hay hình trụ. Các tế bào mô dày tạo ra nhiều khả năng nâng đỡ và
bảo vệ cho mô sơ cấp của các cơ quan trong cây, khi mà sinh trưởng thứ cấp chưa xảy
ra.
+ Mô mềm vỏ: Nằm phía trong mô dày, tế bào mô mềm có kích thước lớn, vách
mỏng, khoảng gian bào lớn, thường chứa diệp lục do đó thân khi còn non có màu
xanh. Thực hiện chức năng: quang hợp, bài tiết, nâng đỡ, dự trữ các chất.
+ Tầng sinh bột (vỏ trong): Là lớp trong cùng của vỏ. Cấu tạo gồm 1 lớp tế bào
chứa nhiều tinh bột, xếp xít nhau, có dạng gần giống tế bào mô mềm nhưng bé hơn và
hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến..
- Trụ giữa: Thường dày, cấu tạo
+ Trụ bì: Là lớp ngoài cùng của trụ giữa, gồm một lớp tế bào, xếp xen kẽ với tế
bào tầng sinh bột.
+ Hệ dẫn: Các bó dẫn không xếp riêng biệt tạo thành từng bó lipe và gỗ mà các
bó dẫn hợp lại thành từng bó với lipe ở ngoài, gỗ ở trong, ở giữa là tầng trước phát
sinh. Các bó dẫn xếp thành vòng đều đặn hoặc thành trụ.
+ Ruột và tia ruột: Khoảng cách giữa hai bó dẫn gọi là tia ruột, còn khối mô
mềm bên trong các bó dẫn gọi là ruột.
Cấu tạo giải phẫu của thân cây 1 lá mầm
Thân cây 1 lá mầm khác thân cây 2 lá mầm ở đặc điểm, thân cây không có tầng
sinh trụ, có bó dẫn kín. Cấu tạo của thân thường không phân hóa rõ thành phần vỏ và
trụ giữa.
Do không có tầng sinh trụ nên cây không có sự sinh trưởng thứ cấp, hoạt động
tăng trưởng về bề ngang của thân cây là do sự tăng lên về thể tích của tế bào chứ
không phải sự tăng lên về số lượng tế bào nghĩa là sự tăng lên về đường kính của thân
cây rất hạn chế. Trên lát cắt ngang, thân cây cấu tạo gồm các phần:
+ Biểu bì: Có tầng cuticun khá phát triển
+ Mô cứng: xếp tạo thành một vòng dưới biều bì
+ Mô mềm: Gồm những tế bào hơi tròn, càng đi vào bên trong tế bào càng lớn.
trống.
Cây 2 lá mầm Cây 1 lá mầm
lipe

Bó mạch

Mô mềm
Tầng sinh mạch Gỗ

Hình 7.16. So sánh cấu tạo sơ cấp của thân cây 1 lá mầm với 2 lá mầm.
+ Hệ dẫn: Là các bó mạch chồng chất kín xếp lộn xộn ở trong thân. Số lượng bó
dẫn ở phía ngoài nhiều hơn nhưng có kích thước bé, còn càng đi vào bên trong số
lượng bó dẫn càng ít dần nhưng lại có kích thước lớn hơn, xung quanh mỗi bó có các
tế bào mô cứng xếp quanh. Bên trong là lipe và gỗ. Lipe cấu tạo gồm ống rây và tế
bào kèm; phần gỗ có 2 mạch điểm lớn, 1 quản bào xoắn và 1 quản bào vòng nhỏ hơn.
Các tế bào mô mêm ở xung quanh quản bào vòng sớm bị phân hủy để lại 1 khoang.
Cấu tạo thứ cấp của thân cây 2 lá mầm
Thân cây hạt trần và cây 2 lá mầm lâu năm, cứ mỗi năm một lớn lên nhờ sự hoạt
động của mô phân sinh bên. Hoạt động của mô phân sinh bên tạo nên tầng sinh bần
(tầng sinh vỏ) và tầng sinh trụ
Tầng sinh bần: Phân chia cho lớp bần ở ngoài, cấu tạo gồm những tế bào chết có
màng hóa bần. Mặt ngoài tầng bần có nhiều lỗ vỏ đảm bảo sự trao đổi khí giữa thân
cây và môi trường, còn bên trong là lớp vỏ lục, cấu tạo gồm các tế bào sống chứa lạp
lục, có màng mỏng bằng cellulose. Tập hợp các lớp này tạo thành tầng chu bì. Tầng
sinh bần cứ tiếp tục hoạt động thì sẽ tạo thành lớp chu bì mới. Tập hợp các lớp chu bì
này được gọi là lớp thụ bì. Lớp thụ bì thường bị bong ra thành mảng lớn.
Tầng sinh trụ: Trong cấu tạo sơ cấp của thân, hoạt động của tầng trước phát sinh
đã hình thành nên lipe và gỗ sơ cấp. Tuy nhiên một phần của các tế bào này vẫn giữ
trạng thái phân chia, khi kết thúc hoạt động sinh trưởng sơ cấp sẽ chuyển thành tầng
phát sinh (hay tầng sinh trụ).
Các tế bào của tầng sinh trụ có cấu trúc màng tế bào chắc chắn hơn, gồm 2 loại
tế bào: Tế bào hình thoi và tế bào hình tròn. Các tế bào hình thoi có chiều dài lớn hơn
chiều rộng hàng chục lần. Chúng phân chia theo mặt phẳng tiếp tuyến. Một trong hai
tế bào được hình thành vẫn là tế bào của tầng sinh trụ, tế bào còn lại sẽ phân hóa thành
gỗ thứ cấp hay lipe thứ cấp là tùy vị trí được hình thành, do sự phân hóa không đồng
đều mà số lượng tế bào lipe thứ cấp được tạo ra ít hơn tế bào gỗ thứ cấp. Sự sinh
trưởng sơ cấp.
Như vậy, kết qủa của sự sinh trưởng thứ cấp giúp cây tăng trưởng về bề ngang
(đường kính) của thân.
Tầng sinh trụ chỉ hoạt động trong thời kì thuận lợi cho sự dinh dưỡng. Khi tầng
sinh trụ hoạt động mạnh mẽ sẽ tạo nên yếu tố gỗ và lipe nhiều và có kích thước lớn.
Lúc tầng phát sinh hoạt động kém, các yếu tố được tạo thành bé lại. Trong thời kì
lạnh kéo dài, tầng sinh trụ hầu như không hoạt động. Do đó, trong thân có những
lớp hàng năm hay vòng hàng năm. Dựa vào vòng gỗ này có thể xác định được tuổi
cây.
Ở vùng ôn đới, có lớp gỗ sớm xuất hiện về mùa xuân và lớp gỗ muộn được hình
thành trong mùa hè. Lớp gỗ sớm dày hơn, kích thước rộng, vách mỏng, yếu tố cơ học
ít phát triển. Lớp gỗ muộn thì ngược lai.
Ở vùng nhiệt đới ẩm, không có mùa lạnh thì tầng sinh trụ hoạt động liên tục,
không có thời kì nghỉ, do đó vòng hàng năm thường không rõ.
Dác và ròng
Ở các cây gỗ ít tuổi thì gỗ thứ cấp có màu nhạt đều. Ở cây gỗ trưởng thành, gỗ
thường chia làm 2 phần: phần ngoài có màu nhạt gọi là gỗ dác, gỗ dác có chức năng
chủ yếu là vận chuyển nước và khoáng. Còn phần trong có màu xẫm, là gỗ ròng, có
chức năng chủ yếu là nâng đỡ
Lipe thứ cấp Lipe sơ cấp Bần
Vỏ

Mô mềm ruột

Mô cứng
Tấng sinh mạch
lipe Mô cứng
Gỗ Biểu bì
Gỗ sơ cấp
Gỗ thứ cấpTầng sinh bần
Cấu tạo sơ cấp
Cấu tạo thứ cấp
Hình7.17. So sánh cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp ở thân cây 2 lá mầm
c. Chức năng của thân
Thân có 3 chức năng quan trọng nhất: Nâng đỡ, dẫn truyền và sinh trưởng, ngoài
ra thân còn có các chức năng khác như sinh sản sinh dưỡng, dự trữ các chất, quang
hợp, hô hấp.
+ Chức năng nâng đỡ: chức năng nâng đỡ do một hoặc nhiều tế bào khác nhau
đảm nhận. Các tế bào sống của biểu bì, vỏ và tuỷ đều hấp thụ nước nhờ quá trình thẩm
thấu. Kết quả là xuất hiện áp suất thuỷ tĩnh bên trong tế bào gọi là áp suất trương đẩy
thể nguyên sinh hướng ra, ép vào vách tế bào. Tế bào trương lên vững chắc nên chịu
được sự uốn cong. Nếu tế bào mất nước, chúng mềm ra và làm cho thân bị héo rũ
xuống như ở cây thân thảo.
Các tế bào mô dày, mô cứng và các tế bào bị lignin hoá mạnh của mô xilem cũng
có chức năng trong nâng đỡ. Ở phần lớn cây sống trên cạn thì nhân tố bất lợi cơ học
chủ yếu đối với cây là gió, khiến cho thân phải có khả năng chịu được sự uốn cong để
giữ dáng đứng thẳng. Có thể hình dung vai trò của các bó mạch xilem trong thân như
là que thép cứng không thể giãn ra, tạo kết cấu bền chắc trong bê tông cốt sắt. Cách
sắp xếp thành vòng của bó mạch trong thân làm tăng đáng kể sức chịu đựng đối với
gió mạnh. Trong thân một số loại cay có thêm bằng sợi mô cứng tạo mũ bao bó mạch.
+ Chức năng dẫn truyền: Yếu tố ống rây và tế bào kèm của phloem, quản bào và
yếu tố mạch của xilem là chuyên hoá cho quá trình dẫn truyền các chất trong thân,
ngoài ra các chất còn được vận chuyển trong thân nhờ hiện tượng thẩm thấu và
khuếch tán.
+ Chức năng sinh trưởng: Cây cao lên là nhờ hoạt động của mô phân sinh đỉnh
chồi, còn sự tăng lên về đường kính của cây là nhờ hoạt động của mô phân sinh bên.
Ngoài các chức năng cơ bản trên, một số thân bị biến thái và chuyên hoá để thực
hiện các nhiệm vụ khác nhưquang hợp, dự trữ các chất, sinh sản sinh dưỡng, bảo vệ.
+ Chức năng dự trữ các chất: Đó là một số biến dạng của thân, như thân củ, thân
rễ có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.
+ Chức năng quang hợp: Thân cây còn non và một số cây có màu xanh, có khả
năng thực hiện quang hợp tổng hợp chất sống cho cây. Ví dụ như thân cây xương rồng
vừa có chức năng dự trữ nước, đồng thời thực hiện chức năng quang hợp.
+ Chức năng sinh sản sinh dưỡng
7.2.3. Lá
Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây, đảm nhận chức năng chính là quang hợp tổng
hợp chất sông cho cây, ngoài ra lá còn thực hiện các chức năng khác như hô hấp, trao
đổi khí, sinh sản sinh dưỡng.
a. Hình thái của lá
a.1. Các bộ phận chính của lá
- Phiến lá:Là bản mỏng, thường có màu xanh do chứa diệp lục. Phiến lá phân
thành 2 mặt:
+ Mặt bụng (mặt trên): Tập trung mô đồng hóa chứa nhiều diệp lục.
+ Mặt lưng (mặt dưới): Tập trung mô vận chuyển chứa ít diệp lục hơn.
Trên phiến lá có các gân nổi lên, tương ứng với các bó dẫn
+ Gân song song hay gần hình cung: Đặc trưng cho cây một lá mầm.
+ Gân hình mạng (mạng lông chim và mạng chân vịt): đặc trưng cho cây hai lá
mầm.
- Cuốnglá: Là phần nối lá vào thân hoặc cành, có tiết diện tròn, mặt trên thường
dẹp và có một rãnh dọc.
- Bẹ lá: Một phần gốc cuống lá phình to thành bẹ ôm lấy mấu thân hoặc cành
(Phổ biến ở cây 1 lá mầm). Đôi khi bẹ này rất lớn ôm lấy 1 phần thân như ở cây cau,
dừa; thậm chí nhiều loài bẹ lá phát triển, ôm lấy nhau tạo thành thân giả như ở cây
chuối, dong, riềng.
- Lá kèm: mọc ở gốc cuống lá, là những vảy nhỏ, hình tam giác hay hình sợi. Lá
kèm của một số loài làm nhiệm vụ che chở cho chồi non, nên chúng sớm rụng đi khi
chồi được lộ ra ngoài để lại các vết sẹo như ở các cây trong họ dâu tằm (mít, dâu tằm).
Nhiều loài lá kém đính ngay vào gốc cuống lá (cây hoa hồng), hay có thể biến thành gai
(cây xương rắn). Lưỡi lá là một trong những tiêu chí để phân loại thực vật.
- Lưỡi nhỏ: là bộ phận nhỏ, mỏng nằm giữa phiến lá và bẹ lá có tác dụng làm cho lá
ngả ra để tiếp nhận được nhiều ánh sáng, đồng thời hạn chế sự xâm nhập của nước, sâu
bọ vào phần non của thân. Bộ phận này gặp nhiều ở các cây họ Lúa, họ Gừng.
- Bẹ chìa: Là một màng mỏng ôm lấy thân ở chỗ cuống lá đính vào thân. Bộ
phận này gặp ở các loài cây thuộc họ rau răm.
a.2. Các dạng lá
Tùy theo sự phân chia của cuống lá hay không, lá được phân thành lá đơn và lá
kép.
- Lá đơn: Cuống lá không phân nhánh, cuống lá chỉ mang một phiến lá, khi rụng
thì cả cuống và phiến cùng rụng một lúc.
Dựa vào hình dạng của phiến lá, lá đơn được chia thành:
+ Lá đơn nguyên: Phiến lá nguyên hòa toàn, không bị chia cắt, mép lá có thể
phẳng (lá xoài, ổi…) hoặc có răng cưa (lá chè).
+ Lá đơn có thùy: Phiến lá bị cắt thành nhiều thùy, nhưng chỗ cắt không vào quá
½ chiều rộng của nửa phiến lá.
+ Lá đơn chia thùy: Phiến lá bị cắt sâu vào quá ½ của nửa phiến lá.
+ Lá đơn xẻ thùy: Phiến lá bị cắt rất sâu, vào gần hết chiều rộng của nửa phiến
lá, có khi đến tận gân chính, khiến cho các thùy hầu như tách rời khỏi nhau. Ví dụ như
lá sắn, ngải cứu.
- Lá kép: Cuống lá phân thành rất nhiều nhánh, nên phiến lá cũng chia thành
nhiều thùy riêng biệt. Mỗi thùy có hình dạng giống như một lá thật, được gọi là lá
chét. Tất cả các lá này đều đính trên một cuống chung.
Lá kép phân biệt với lá đơn ở đặc điểm, khi rụng thì phiến lá rụng trước, còn
cuống lá chính rụng sau. Tùy theo sự sắp xếp của các lá chét, phân biệt 2 loại lá:
+ Lá kép lông chim: Các lá chét xếp thành 2 dãy ở 2 bên cuống chính, nếu tổng
số các lá chét trong lá kép là một số lẻ thì được gọi là lá kép lông chim lẻ và ngược lại,
nếu tổng số lá chét trong lá kép là số chẵn thì được gọi là lá kép lông chim chẵn.
+ Lá kép chân vịt: Đầu ngọn cuống chính phân chia thành nhiều cuống nhỏ, các
cuống nhỏ mang các lá chét. Ví dụ lá các cây họ nhân sâm như Ngũ gia bì chân chim.
a.3. Các dạng biến đổi của lá
Để thích nghi với các điều kiện môi trường sống khác nhau,lá có một số biến
dạng:
+ Vảy: thường là những lá ở dưới đất, có chức năng bảo vệ thân. Gặp ở các thân
rế, thân củ của dong, riềng. Trong một số trường hợp các loài cây sống trong điều kiện
nắng nóng thì là biến thành những vảy nhỏ nhằm hạn chế sự thoat hơi nước như ở lá
phi lao. Lá ở đây không thực hiện chức năng quang hợp.
+ Gai: Ở nhiều cây, lá biến đổi thành gai để bảo vệ tránh sự xâm hại của các
động vật hoặc hạn chế sự thoát hơi nước thích nghi với điều kiện khô hạn, ví dụ như ở
cây xương rồng hoặc ở cây xương rắn.
+ Tua cuốn: Tua cuốn có thể do một phần của phiến lá biến đổi thành, ví dụ ở
cây đậu hà lan, phần ngọn của lá kép biến dổi tạo thành tua cuốn.
+ Lá bắt mồi: Một số lá cây có lá biến đổi hình dạng thành cơ quan chuyên hóa,
dùng để bắt sâu bọ nhỏ. Những loại cây có lá này thường là những loại cây sống trong
môi trường thiếu chất dinh dưỡng như vùng đất khô, chua mặn, đầm lầy… Ví dụ gặp
ở lá vây bắt ruồi, lá cây nắp ấm.
a.4. cách mọc của lá
Lá mọc trên thân và cành theo những kiểu sau đây:
+ Mọc cách: Mỗi mấu lá chỉ mang 1 lá. Hai mấu liền nhau không bao giờ cùng
nằm trên một dãy dọc. Mà thường cách nhau vài gióng. Khoảng cách giữa hai lá trên
cùng một dãy gọi là một chu kì. Nếu ta nối các mẫu lá lại với nhau thì sẽ được một
đường xoắn khá đều.

Lá mọc cách Lá mọc đối Lá mọc vòng


Hình 7.18. Các dạng mọc của lá.
+ Lá mọc đối: Mỗi mấu mang 2 lá mọc đối diện nhau. Trong mọc đối ta có thể
gặp kiểu mọc đối chéo chữ thập, nghĩa là đôi lá ở phía dưới và ở phía trên đối nhau,
không che lấp nhau.
+ Lá mọc vòng: Mỗi mấu có từ 3 lá trở lên. Ví dụ, lá cây sữa, lá trúc đào.
b. Cấu tạo giải phẫu của lá
b.1. Cấu tạo giải phẫu lá cây 1 lá mầm
Lá cây 1 lá mầm thường không có cuống, chỉ có bẹ lá và phiến lá. Lá thường xếp
thẳng đứng, hai mặt lá được chiếu sáng tương đối đồng đều nhau do đó hai mặt có cấu
tạo tương đối đồng nhất. Cấu tạo giải phẫu của lá cây 1 lá mầm gồm: Biểu bì trên và
biểu bì dưới, thịt lá và hệ thống dẫn.
- Cả hai lớp biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lỗ khí, biểu bì cũng có cutin hoặc
sáp (lá chuối) hoặc silic (cỏ tranh). Riêng biểu bì của các cây họ Lúa đôi khi có các tế
bào đặc biệt lớn hơn các tế bào bên cạnh, xếp thành hình quạt gọi lá tế bào vận động
có vai trò cuộn hay mở phiến lá.
- Thịt lá có cấu tạo
đồng nhất, không phân
thành mô giậu hay mô
xốp, gồm các tế bào mô
mềm tròn cạnh hay có
cạnh sắp xếp để hở các
khoảng trống gian bào.
- Các bó dẫn nằm
Hình 7.19. Cấu tạo lá cây Một lá mầm (cây ngô)
trong khối mô đồng hóa, 1. biểu bì trên; 2. biểu bì dưới; 3. lỗ khí; 4. tế bào vận
số lượng thường nhiều. động; 5. thịt lá; 6. tế bào thâu góp; 7. bó dẫn nhỏ; 8. gỗ;9. lipe;
Các bó chính xếp song 10. mô cứng
song nhau, các bó nhỏ xếp thành mạng giữa các bó chính. Ở đây mô cơ phát triển, xếp
thành vòng bao quanh bó dẫn hoặc kéo dài đến hai lớp biểu bì ở mép lá, xung quanh
bó dẫn có vòng tế bào thâu góp.
b.2. Cấu tạo giải phẫu lá cây 2 lá mầm
Lá cây 2 lá mầm thường có gân dạng lông mạng (mạng lông chim hay chân vịt).
Do đó, khi cắt ngang phiến lá, ta thấy phần giữa thường dày và lồi hẳn ở mặt dưới,
còn hai bên phiến lá thì mỏng hơn.
Hình 7.20. Cấu tạo lá cây Hai lá mầm
1. biểu bì; 2. mô giậu; 3. mô xốp; 4. bó dẫn gân lá

- Mặt trên và mặt dưới đều có giới hạn bởi hai lớp biểu bì, bên trong là các tế
bào mô giậu, mô xốp và hệ thống dẫn.
+ Biểu bì trên: vách tế bào biểu bì có tầng cutin dày có tác dụng bảo vệ lá tránh
lại các tác động cơ học và sự đốt nóng ánh sáng mặt trời. Trên lá không có hoặc có ít
lỗ khí, do đó giảm sự thoát hơi nước.
+ Biểu bì dưới: tầng cutin ở biểu bì dưới mỏng hơn so với biểu bì trên, có nhiều
lỗ khí hơn. Số lượng lỗ khí trên 1 mm 2 thay đổi tùy loài và tùy điều kiện môi trường
sống.
+ Mô giậu (Hình 7.20): nằm tiếp giáp với biểu bì trên, gồm 1 đến nhiều lớp tế
bào hình chữ nhật dài, xếp sát nhau chừa các khoảng gian bào rất nhỏ, các tế bào chứa
nhiều lục lạp thích nghi với quá trình quang hợp.
+ Mô xốp (mô khuyết): nằm dưới mô giậu và tiếp với biểu bì dưới, gồm các tế
bào đa giác cạnh tròn, không đều, sắp xếp rời rạc tạo nên nhiều khoảng trống chứa
khí, thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cây với môi trường. Ngoài ra, trong phần
thịt lá, giữa các tế bào mô giậu và mô xốp còn có các tế bào thực hiện chức năng thâu
góp các sản phẩm quang hợp rồi chuyển vào lipe của gân lá, đó là các tế bào thâu
góp.
+ Các bó dẫn: các bó dẫn của lá nằm trong khối mô đồng hóa, chỗ tiếp giáp giữa
mô giậu và mô xốp làm thành hệ gân lá. Gân lá gồm có gân chính ở giữa và các gân
con, thực hiện chức năng dẫn truyền. Xung quanh các bó dẫn có các tế bào thâu góp,
ngoài ra xung quanh bó dẫn còn có vòng mô cơ (mô dày hoặc mô cứng), do đó gân lá
còn có chức năng nâng đỡ.
Ở lá (cuống và phiến) đều không có tầng phát sinh, đó là lối cấu tạo sơ cấp, vì
vậy lá sinh trưởng có hạn.
c. Chức năng cuả lá
+ Chức năng quang hợp: Các tế bào mô giậu của lá có chứa diệp lục, do đó lá
thực hiện chức năng quang hợp tổng hợp chất sống.
+ Lá thực hiện chức năng bảo vệ, tránh tác động của động vật ăn cỏ, lá tồn tại
nhiều cơ chế mà hiệu quả nhất là tạo ra các hợp chất độc, có mùi khó chịu không tiêu
hoá được. Lá anh đào hoang dại và nhiều họ hàng của nó thường tích luỹ một lượng
lớn xyanua có thể gây chết với động vật ăn cỏ. Xyanua được hình thành trong lá theo
quá trình gọi là sự phát sinh xyanua. Khi các hợp chất glycozit sinh ra xyanua bị phân
giải do hoạt động của enzyme thì tạo ra axit hidroxianic rất độc và đường đơn. Tanin
trong lá sồi cũng có chức năng tương tự để ngăn cản côn trùng phá hoại. Sự có mặt
của gai và lông gai ở cây nhựa ruồi cũng có tác dụng bảo vệ hiệu quả.
+ Chức năng bắt bẫy thức ăn: Để bẫy thức ăn biến thái đặc trưng của lá là biến
thành cơ quan hấp thụ thức ăn. Cây sống ở môi trường nghèo chất dinh dưỡng, do đó
chúng thường bẫy côn trùng và một số động vật không xương sống nhỏ khác để làm
thức ăn. Thí dụ, cây mao cao, cây bắt ruồi, cây nắp ấm và rong đuôi chó biến thái
thành dạng cái bẫy để bắt con mồi. Rong đuôi chó là loài thực vật thuỷ sinh có lá biến
thái thình cái túi nhỏ, một đầu có nắp. Áp suất của nước bên trong túi thường nhỏ hơn
áp suất bên ngoài và khi con mồi đụng phải lông khởi động trên nắp thì lập tức bị hút
vào và các phía của túi xa nhau ra để đẩy nước vào và giữ con mồi ở lại. Lúc này, cái
bẫy đóng lại và cơ thể con mồi bị phân giải từ từ, rồi chất dinh dưỡng và nước được
cây hấp thụ và bẫy trở lại trạng thái hoạt động bắt mồi như đã diễn ra.
+ Chức năng sinh sản sinh dưỡng: Nhiều lá của các loại cây, khi rụng xuống có
thể phát triển thành cây mới. Ví dụ lá cây thuốc bỏng
+ Chức năng nâng đỡ cơ thể: Biến thái của lá chét ở cây đậu tạo thành tua cuốn
cuốn quanh vật tiếp xúc do đó nó có khả năng nâng đỡ cây
7.3. Vận chuyển vật chất ở cơ thể thực vật.
Để sinh trưởng cây cần nước, các ion khoáng, khí carbonic và oxi. Cây hấp thụ
chất khoáng và ion khoáng từ đất thông qua hệ rễ và từ rễ chúng được dẫn truyền đến
thân, lá và các bộ phận khác thông qua hệ xilem. Quá trình thoát hơi nước thông qua
lỗ khí với tế bào bảo vệ, giúp cây tiến hành thu nhận khí carbonic thực hiện quá trình
quang hợp và khí Oxi cho quá trình hô hấp. Đồng thời quá trình tạo thành các hợp
chất hữu cơ như đường cũng được dẫn truyền đến thân và rễ qua hệ dẫn phloem.
a. Sự hấp thụ và dẫn truyền nước và các ion khoáng
Nước được hút từ đất vào rễ, qua than, cành, lên lá rồi thoát ra khí quyển qua
hiện tượng thoát hơi nước. Như vậy, có thể chia quá trình vận chuyển nước này thành
3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ đất vào hệ mạch của rễ
Giai đoạn 2: từ rễ đến hệ mạch dẫn của thân, lên lá
Giai đoạn 3: Từ gấn lá đến tế bào thịt lá, gian bào rồi ra ngoài không khí
a.1. Sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ
Vùng trưởng thành hay vùng phân hóa của rễ là nơi phát sinh nhiều lông hút là
vùng hấp thụ nước và các ion khoáng chủ yếu của cây. Nước và các ion khoáng được
dẫn truyền trong mạch xilem từ rễ lên thân, lá..
Để thực hiện vai trò hút nước và các ion khoáng cây có một hệ rễ phát triển, ăn
sâu và lan rộng
- Sự hấp thụ nước ở rễ
Nước được vận chuyển từ đất vào bề mặt của rễ qua:
+ Nhờ hiện tượng thẩm thấu (nghĩa là nó được vận chuyển từ nơi có thế nước
cao (trong đất) đến nơi có thế nước thấp (tế bào lông hút của rễ). Thường thì trong đất,
thế năng nước của rễ thấp hơn thế năng nước của đất (do từ rễ nước được vận chuyển
lên các phần khác của cây để thực hiện quá trình trao đổi chất và do quá trình thoát
hơi nước của lá).
+ Nhờ hiện tượng khuếch tán: Khi có sự chênh lệch về nồng độ các chất hòa tan
trong tế bào rễ và dung dịch đất thì nước sẽ được hấp thụ vào rễ nhờ quá trình khuếch
tán, nghĩa là nước sẽ được vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có
nồng độ chất tan cao hơn. Trong trường hợp này nước sẽ vào cây một cách thụ động.
+ Qua các kênh Protein: Trên màng sinh chất cũng có kênh là các protein có
chức năng vận chuyển nước qua màng. Do đó màng tế bào có tính thấm chọn lọc, chỉ
cho phép nước đi qua gọi là kênh chọn nước hay kênh đặc hiệu nước mang tên
aquaporin. Aquaporin không cho các ion hay các sản phẩm trao đổi chất qua màng.
- Sự hấp thu khoáng ở rễ
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế: Thụ động và chủ
động:
+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng được vận chuyển từ nơi có nồng độ ion
khoáng cao (trong đất) đến nơi có nồng độ ion khoáng thấp hơn (tế bào rễ).Cơ chế này
không có tính chọn lọc, không phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cây.
+ Cơ chế chủ động: Không phải lúc nào trong đất nồng độ các ion cần thiết cho
hoạt động sinh trưởng của cây cũng cao hơn nồng độ các ion khoáng trong rễ. Trên
thực tế rất nhiều các ion khoáng cần thiết cho hoạt động sinh trưởng của cây lại có
nồng độ thấp hơn ở ngoài môi trường đất. Do đó, các chất này không thể vận chuyển
từ đất vào rễ nhờ cơ chế thụ động mà chúng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động,
đòi hỏi cần cung cấp năng lượng.
Con đường vận chuyển nước và ion khoáng ở rễ
Toàn bộ phần sống của tế bào thực vật được gọi là symplasm còn phần không
sống là apoplasm. Phần symplasm được nối với nhau từ tế bào này sang tế bào khác
nhờ các sợi liên bào.
Đường vận chuyển từ tế bào này sang tế bào khác qua phần sống của tế bào qua
các sợi liên bào gọi là con đường symplastic, còn đường vận chuyển qua thành tế bào
và các khoảng gian bào gọi là đường vận chuyển apoplastic.
Như vậy, ở rễ nước có thể được hấp thụ nhờ hai con đường chính.
+ Con đường gian bào (Apoplastic): Thông qua vách tế bào và các khoảng gian
bào, nước có thể từ đất qua biểu bì, đến các tầng của vỏ rồi đến tầng nội bì. Đó là con
đường apoplast. Nhưng do vách tế bào nội bì có đai caspary nên con đường này bị
chặn lại. Tất nhiên để đến hệ mạch của hệ rễ, nước phải đi qua màng sinh chất của nội
bì. Như vậy con đường này là hệ liên tục gồm vách tê bào và các khoảng gian bào
trong các mô của thực vật. Động lực cho con đường hấp thụ này là gradien nồng độ
khuêch tán từ thế năng nước cao đến thế năng nước thấp.
+ Con đường tế bào chất (Symplastic): Nước cũng có thể được hấp thụ thông
qua con đường tế bào mà gồm hai con đường thành phần. Thành phần thứ nhất là con
đường màng tế bào ở đó nước đi qua con đường màng sinh chất từ tế bào lông hút
đến tế bào vỏ, qua nội bì đến hệ mạch dẫn của vỏ. Động lực cho con đường này là
gradien thế nước do nước thẩm thấu qua màng giữa tế bào lông hút với dung dịch đất
và giữa các tầng tế bào tiếp theo. Do thế nước của tế bào chất trong tế bào lông hút rễ
thường âm hơn nhiều so với thế nước của dung dịch đất nên xuất hiện một gradien thế
nước và nước được hấp thụ nhờ thẩm thấu từ thế nước cao –âm ít hơn trong dung dịch
đất đến thế nước thấp – âm nhiều hơn trong lông hút rễ. Trong thành phần thứ hai của
con đường tế bào, nước đi qua cầu sinh chất hay sợi liên bào nối tế bào với nhau mà
không đi qua màng sinh chất.
a.2. Quá trình vận chuyển nước và các ion khoáng trong cây
Mỗi khi nước và ion khoáng thâm nhập vào mạch xilem thì được vận chuyển
hướng lên một chiều bị động do hệ xilem đảm nhận. Xilem gồm hai loại yếu tố dẫn
truyền là mạch và quản bào. Chúng là loại tế bào không sống lúc trưởng thành, có
vách hoá lignin. Yếu tố xilem có vai trò chủ yếu, là yếu tố rỗng liên tục từ rễ lên lá, có
khả năng dẫn truyền vật chất trên các khoảng cách dài đền mọi bộ phận khí sinh của
cây, đặc biệt là cây gỗ cao.
Đông lực của quá trình vận chuyển nước trong cây: Áp suất rễ, thoát hơi nước ở
lá, lực liên kết giữa các phân tử nước, quá trình trao đổi chất của cây, lực dính bám
của phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ. Trong các động lực đó thì thoát hơi
nước ở lá là động lực chính của quá trình vận chuyển nước
Áp suất rễ
Rễ thường hấp thụ chủ động các ion khoáng tạo nồng độ chất tan cao, làm giảm
thế năng của nước ở rễ, nên nước được hấp thụ vào, từ đó làm phát sinh áp suất rễ. Áp
suất có xu hướng đầy dịch xilem hướng lên. Có thể xác định áp xuất rễ theo mô hình
sau đây. Nếu ta cắt phần thân cây trên mặt đất và gắn vào đầu bị cắt một ống mao
quản có đường kính hẹp thì dịch xilem dâng lên trong ống và trong điều kiện tự nhiên
dịch mang đến lá. Trong khi đó về đêm, đặc biệt là sáng sớm đầu xuân với ẩm độ
không khí cao, thoát hơi nước hầu như không xảy ra, dịch xilem bị đẩy tới hệ gân lá,
đẩy ra các mép có lỗ thoát nước làm ứa ra các giọt nước nhỏ, hợp thành giọt lớn rơi
xuống đất gọi là hiện tượng ứa giọt. Ban ngày, khi xảy ra quá trình thoát hơi nước thì
mất đi hiện tương này.
Thoát hơi nước
Thoát hơi nước là quá trình hơi nước rời khỏi cây chủ yếu thông qua lỗ khí trên
bề mặt lá đi vào khí quyển. Nói gọn hơn, đó là sự mất nước từ lá và các bộ phận khí
sinh khác của cây.
Vào ngày nắng nóng, cây gỗ lớn hấp thụ từ đất hàng trăm lit nước, nhưng chỉ
dùng cho quang hợp khoảng 1%, còn chủ yếu là mất đi do thoát hơi nước. Dòng nước
và các chất dinh dưỡng hoà tan hướng lên trong các tế bào dẫn truyền của xilem đựơc
gọi là dòng thoát hơi nước. Động lực kéo dòng thoát hơi nước hướng lên là lực kéo.
Lực kéo là hoàn toàn bị động, nghĩa là thoát hơi nước không cần ATP và không chịu
tác động của các chất ức chế trao đổi chất. Chính sự thoát hơi nước là nguồn của lực
kéo.
Vị trí bay hơi nước là mặt phân giới giữa tế bào thịt lá và các khoảng không gian
bào dưới lỗ khí. Ban ngày trong điều kiện bình thường, ở mặt phân giới này thường
tồn tại một gradien nồng độ hơi nước giữa bề mặt tế bào là rất ẩm ướt với không khí
bên ngoài có ẩm độ tương đối khá thấp. Đó chính là lực phát động hay động lực cho
sự mất nước từ lá vào khí quyển. Khi nước bay hơi tới bề mặt tế bào thịt lá làm cho tế
bào này trở nên ít trương hơn. Sự mất độ trương này dẫn đến sự hình thành một
gradien thẩm thấu, khiến cho phân tử nước đi ra khỏi mạch xilem vào tế bào thịt lá.
Việc nước bay hơi khỏi tế bào này làm cho thế nước của tế bào trở nên âm hơn so với
mạch xilem, dẫn đến một gradien thế nước mạnh và áp suất hút cao làm cho cột nước
nước trong các mạch xilem có sức căng lớn. Do đó, thóat hơi nước tạo ra một sức
căng lớn được truyền xuống thân đến rễ mà có thể kéo cột nước hướng lên lá cây dọc
theo dòng thoát hơi nước.
Như đã đề cập ở trên, thoát hơi nước qua lỗ khí chiếm hơn 90% lượng nước do
rễ hấp thụ. Trong khi thoát hơi nước qua tầng sáp cutin ở biểu bì trên, biểu bì dưới và
toàn bộ bề mặt cơ thể ở những vị trí khác chỉ chiếm 5%. Khi xảy ra tình trạng thiếu
nước thì các lỗ khí đóng lại, lúc này cây sẽ mất ít nước, tuy nhiên khi lỗ khí đóng lại
CO2 không thể thâm nhập vào lá qua lỗ khí, và cây không thể tiến hành quang hợp,
điều này cho thấy quang hợp đòi hỏi sự cung cấp nước đầy đủ để lỗ khí mới có thể mở
ra cho phép CO2 thâm nhập vào.
Cơ chể đóng mở lỗ khí:
Mỗi lỗ khí có hai tế bào bảo vệ, có chức năng điều chỉnh sự đóng mở lỗ khí. Tế
bào bảo vệ có dạng như hạt đậu hay quả thận, các tế bào có độ dày vách tế bào khác
nhau, trong đó vách lưng thường mỏng, còn vách bụng gần lỗ khí thường dày. Khi
nước xâm nhập vào tế bào hạt đậu, làm cho tế bào trương lên lúc này do vách lưng
mỏng hơn nên bắt đầu kéo căng ra, kéo vách bụng uốn cong xuống làm cho lỗ khí mở
ra. Ngược lại khi mất nước thì tế bào hạt đậu mất trương không còn uốn cong nữa nên
lỗ khí đóng lại.
Nhân tố tham gia sự hấp thụ và mất nước ở tế bào bảo vệ
Quan niệm đầu tiên cho rằng do tế bào bảo vệ có lục lạp nên khi quang hợp xảy
ra thì đường được tích luỹ trong tế bào, làm tăng nồng độ chất tan, nước thấm vào làm
tăng độ trương và lỗ khí mở ra
Như vậy, nếu nước có sẵn lỗ khí có khuynh hướng mở ra và cây tiến hành quang
hợp, còn khi bị thiếu nước thì lỗ khí đóng lại. Ở các cây sa mạc thì lỗ khí mở vào ban
đêm và đóng ban ngày thích nghi với điều kiện hạn hán.
Lực liên kết giữa các phân tử nước
Bản thân phân tử nước có tính phân cực cao nên chúng hút nhau. Đó là sự cố kết
tạo nên lực cố kết đủ mạnh để kéo nước hướng lên những khoảng cách lớn mà cột
nước không bị đứt.
Lực dính bám của phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ
Phân tử nước bị hút vào các phía bề mặt vách của mạch xilem làm phát sinh lực
dính bám để nâng đỡ cột nước cao hơn. Như vậy, điều cần thiết là các mạch xilem của
cây cấu thành một loạt các ống liên tục mà mỗi ống nâng một cột nước xuất phát từ rễ
lên đến các gân lá.
b. Sự vận chuyển các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ là sản phẩm quang hợp và các qúa trình sinh tổng hợp khác
trong lá cây tạo ra được vận chuyển thông qua phloem đến các bộ phận khác của cây.
Thông qua dẫn truyền phloem, các hidrocarbon được dẫn truyền đến các bộ phận khác
của cây, lúc này các hidrocarbon thường tồn tại dưới dạng tinh bột ở củ và cũng biến
đổi thành các phân tử dẫn truyền như saccharose.
Áp suất thuỷ tĩnh do quá trình thẩm thấu gây ra là động lực cho dòng khối các
chất được dẫn truyền trong phloem. Đầu tiên, quang hợp tạo ra saccharose được mang
chủ động đến ống dẫn truyền phloem của gân nhánh, làm giảm thế nước của các ống
rây và nước thẩm thấu vào đó. Vùng saccharose được tạo ra gọi là vùng source, còn
vùng mà saccharose bị lấy đi khỏi ống rây gọi là sink (vùng tiêu thụ và vùng dự trữ
như tế bào rễ, củ, quả đang sinh trưởng thân và các vùng khác). Ở đây nước của ống
rây tăng lên khi saccharose bị bài xuất. Kết quả là nước vận động trong ống rây từ
vùng mà saccharose được hấp thụ vào đến vùng mà nó bị rút đi và nó bị dẫn truyền bị
động với nước thành một khối nên gọi là dòng khối.
Do áp suất thuỷ tĩnh xuất hiện trong ống rây khi tế bào bơm chủ động chất hữu
cơ vào làm nước thẩm thấu bị động tạo một áp suất nên còn gọi nó là dòng áp suất.
Saccharose và nước thâm nhập vào tế bào ống rây ở source. Tế bào ống rây tạo thành
một hệ thống dẫn truyền liên tục từ source đến sink, ở đây saccharose và nước rời khỏi
tế bào ống rây.
Sự dẫn truyền nước, saccharose và các chất khoáng thômg qua ống rây không
cần năng lượng, nhưng quá trình háp thụ và bài xuất vào và ra khỏi ống rây cần sử
dụng năng lượng. Tế bào kèm hoặc tế bào mô mềm khác có mặt trong hệ phloem cung
cấp năng lượng ATP cho quá trình dẫn truyền này. ATP qua sinh chất vào tế bào ống
rây, các tế bào rây và yếu tố ống rây ở trạng thái trưởng thành thiếu nhân và không
tham gia trực tiếp trong quá trình cung cấp năng lượng này.
Rõ ràng sự sản xuất đường trong các vùng của cây và việc sử dụng đường trong
các vùng khác có thể khiến cho dòng khối dẫn truyền các chất tan thông qua phloem
diễn ra với tốc độ nhanh. Như vậy, nước vận động qua phloem là nhờ thế nước giảm
trong vùng quang hợp mạnh mẽ mà ở đó saccharose được tải nạp chủ động vào ống
rây và thế năng tăng lên trong vùng mà saccharose bị lấy đi, năng lượng cho việc tải
nạp và bài xuất chủ động saccharose và các phân tử khác được tế bào kèm và tế bào
mô mềm khác cung cấp. Song sự dẫn truyền hay vận động của nước và các chất dinh
dưỡng hoà tan bên trong các ống rây là quá trình bị động và do đó không cần tiêu
dùng năng lượng.

You might also like