You are on page 1of 3

Họ và tên: Trần Thị Hiền Lương

Lớp: 60B1 Điều dưỡng


Mã SV: 19577203010007
Môn: Tâm lý đạo đức y học
Bài tập cá nhân
Đề bài:
 Em hãy trình bày quá trình phát triển nhân cách bản thân.
 Là điều dưỡng viên, em cần rèn luyện những phẩm chất đạo đức gì để thực hiện tốt
nghĩa vụ nghề nghiệp của mình.
Bài làm:
Nhân cách là yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy, từ xa xưa, con người đã
chú ý đến việc rèn luyện nhân cách và đạo đức để có được một phẩm giá cao đẹp. Đối với con người
trong xã hội hiện đại, trau dồi bsg rèn luyện nhân cách và phẩm chất càng trở nên quan trọng hơn cả.
Xã hội hiện đại có đủ mọi điều kiện cho con người ta phát triển, ai ai cũng được bình đẳng,
tuy nhiên lại có sự phân hóa giàu nghèo quá rõ ràng, kẻ được tôn trọng và người đáng bị khinh rẻ. Sự
thật như vậy, bởi, mỗi người khác nhau ở cách suy nghĩ và cách hành xử hàng ngày xuất phát từ
cách suy nghĩ. Chính nhân cách con người là giá trị riêng khiên sự khác nhau trong giá trị bản thân.
Vậy nhân cách là gì?
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc,
giá trị xã hội của con người, là nói về con người có tư cách, là một thành viên của xã hội nhất định.
Đó là chủ thể của mối quan hệ, của sự giao tiếp và hoạt động có ý thức, là toàn bộ những đặc điểm,
phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của người đó.
Nhân cách là một trong những yếu tố làm nên thành công lớn trong cuộc đời mỗi con người,
nhân cách được hình thành nhiều bởi môi trường sống, học tập của cá nhân đó. Một đứa trẻ từ khi
sinh ra cho đến lúc trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn sẽ biết trân trọng những thứ mình đang
có và một tinh thần sắt đá vượt lên để đạt được ước mơ. Mặt khác, nếu sinh ra và lớn lên không được
giáo dục đàng hoàng, sẽ khiến đứa trẻ đó mất đi tính cá nhân, ở đây là sự tự lập, dẫn đến dễ dàng bỏ
cuộc. Tuy nhiên, yếu tố tác động từ môi trường sống không quyết định tất cả nhân cách của một
người, để hình thành một con người có chuẩn mực đạo đức, đó còn là sự tác động từ giáo dục của
gia đình. Trẻ được nuôi dưỡng trong tình yêu thương, một nền giáo dục tốt đẹp sẽ tạo nền tảng cho
sự phát triển toàn diện về khả năng nhận thức kiến thức về mọi mặt xã hội.
Sự hình thành và phát triển nhân cách bao gồm ba yếu tố thuận lợi.
Thứ nhất, về yếu tố cơ thế bao gồm yếu tố di truyền, đặc điểm sinh lý giải phẫu của cơ thể và
nhất là thần kinh nội tiết. Những yếu tố này tiền đề, cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách,
Nhân cách tự thân là nhân cách được hình thành một cách tự nhiên và tự do, không có sự can thiệp
từ bên ngoài hoặc phụ thuộc yếu tố bên ngoài. Có thể nói rằng, nhân cách tự thân thể hiện cho người
thực chúng ta.
Thứ hai, về yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội đều được nói đến ở đây là
việc danh tính của cá nhân là bộ phận quan trọng của nhân cách, được gắn chặt hay thậm chí định
nghĩa hoàn toàn bởi cái mác bên ngoài như tên tuổi, xuất thân, bằng cấp, tài sản, quốc tịch, dân tộc.
Điều này mang lại nhiều bất lợi cho cá nhân bởi tất cả các yếu tố trên , kể cả những thứ tưởng
chừng trường tồn như quốc gia hay dân tộc, đều có thể biến mất, hoặc lãng quên bất cứ lúc nào.
Nhân cách, ý chí và năng lực tự thân mới là những thứ thực sự chắc chắn đi theo một cá nhân suốt
đời. Đồng thời tạo nên ở con người đó sức hấp dẫn và lôi cuốn bền bỉ với những người xung quanh.
Bất lợi này càn rõ ràng hơn khi cá nhân sinh sống và làm việc ở mô trường mới lạ như ở nước
ngoài, nơi mà sự phân biệt khiến giá trị con người bị xem nhẹ. Có thể nói rằng, một trong những
phép thử cho nhân cách một con người là cách người xung quanh nhìn nhận người đó như thế nào.
Chính vì nhân cách tự thân có vai trò quan trọng như vậy nên mỗi người chúng ta đều nên để
ý xây dựng cho mình một nhân cách độc lập và vững vàng theo mong muốn của bản thân, những
người cho rằng tính cách hay nhân cách do môi trường sống tạo nên thì khẳng định đó có thể phần
nào phản ánh đúng hiện thực nhưng gián tiếp phủ nhận vai trò của ý chí tự do của mỗi cá nhẫn, cũng
tức là thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm đối với nhân cách và qua đó là vận mệnh của chính mình.
Vậy chúng ta có thể làm gì để phát triển nhân cách bản thân?
Trước hết nếu một người không hề ý thức được một thứ gì đóm thì cũng có nghĩa là thứ đó
không hề tồn tại trong ý thức của người đó, và đồng nghĩa không có cách nào phát triển được.
Do vậy, điều đầu tiên chúng ta nên làm là tự nhận thức và quan sát nhân cách bản thân. Điều
này không nhất thiết là cái gì to tát mà có thể đơn giản từ sở thích cá nhân, mở rộng ra là dành thời
gian, quan sát và suy nghĩ về tính cách, năng lực đạo đức của bản thân: mình đối xử với mọi thứ
xung quanh như thế nào, mình thích làm gì, mình làm tốt điều gì, mình thấy bực bội vì điều gì,…
Một phần rất lớn nhân cách chúng ta vốn đã tồn tại bên trong nội tâm mỗi người. Vấn đề là chúng ta
đủ tinh tế nhận thức được chúng và diễn đạt những nội dung đó thành hình ảnh, ngôn từ được hay
không mà thôi.
Yếu tố thứ ba về tâm lý cá nhân ý thức được hành động của cá nhân tác động trực tiếp quyết
định hinh thành và phát triển nhân cách song song với việc tự quan sát chính bản thân. Chúng ta nên
thường xuyên tìm kiếm, tiếp xúc với những ý tưởng, quan điểm và suy nghĩ mới mẻ để có thêm
nguyên liệu cho quá trình xây dựng nhân cách qua những phương tiện thông tin như sách vở, báo
chí, internet, nói chuyện với mọi người,…
Đối với bản thân em, là một người điều dưỡng với nhân cách được rèn luyện và chăm chút từ
nhỏ, gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em rất nhiều để em có thể tự tin giao tiếp, hoạt động ở xã
hôi. Nhất là đối với người làm cho người khác tin tưởng, an tâm khi giao tiếp và thực hiện các thủ
thuật điều trị. Qua đó học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm xã hội, tiếp thu lịch sự văn hóa, tinh thần để
hoàn thiện mình, cần có tập thể vì đó là tiền đề, môi trường hình thành và phát triển nhân cách.

You might also like