You are on page 1of 12

Chương 2

HỒI TIẾP
2.1KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỒI TIẾP
2.1.1 Định nghĩa
Hồi tiếp là ghép một phần tín hiệu ra (điện áp hoặc dòng điện) của mạng 4 cực
(Phần tử khuếch đại là transistor hoặc khuếch đại thuật toán) về đầu vào thông qua
một mạng bốn cực. mạng bốn cực này được gọi mà mạng hồi tiếp.

Us +(-) Uv K Ur

Uf β
=β.Ur
H2-1 Sơ đồ khối của mạch hồi tiếp

Trong đó:
Us : là tín hiệu vào
Uv : là tín hiệu vào phần tử khuếch đại
Ur : là tín hiệu ra
Uf : là tín hiệu hồi tiếp
K : là hàm truyền của khâu khuếch đại
β : Là hệ số hồi tiếp.
Hồi tiếp đóng một vai trò quan trọng trong kỹ thuật mạch điện tử tương tự. Nó
cho phép cải thiện các tính chất của bộ khuếch đại như: trở kháng vào, trở kháng ra,
băng thông ..vv. Điều này sẽ được phân tích kỹ ở phần tiếp theo.
2.1.2 Phân loại hồi tiếp.
Có nhiều dấu hiệu để phân loại hồi tiếp cụ thể như sau:
a. Dựa vào pha của tín hiệu hồi tiếp và tín hiệu vào
- Hồi tiếp âm: là tín hiệu hồi tiếp ngược pha với tín hiệu vào
- Hồi tiếp dương: là tín hiệu hồi tiếp đồng pha với tín hiệu vào.
b. Dựa vào cách lấy tín hiệu hồi tiếp ở đầu ra
- Hồi tiếp điện áp: Là tín hiệu hồi tiếp tỉ lệ với điện áp ra
- Hồi tiếp dòng điện: Là tín hiệu hồi tiếp tỷ lệ với dòng điện đầu ra.
c. Dựa vào cách đưa tín hiệu hồi tiếp trở về đầu vào
- Hồi tiếp nối tiếp: Tín hiệu hồi tiếp nối tiếp với tín hiệu vào
- Hồi tiếp song song: Tín hiệu hồi tiếp mắc song song với tín hiệu vào
Trong các mạch khuếch đại người ta chỉ sử dụng hồi tiếp âm vì nó cải thiện được
các thông số của mạch. Còn hồi tiếp dương làm cho mạch hoạt động mất ổn định. Tuy
nhiên hồi tiếp dương có tác dụng trong các mạch dao động, điều này được đề cập
trong chương mạch dao động. Còn ở đây chỉ phân tích mạch có hồi tiếp âm. Tổng hợp
lại có 4 mạch hồi tiếp âm chủ yếu như sau
2.1.3 Các mạch hồi tiếp âm:

Us Uv K Ur Rt

Uf β
=β.Ur
H2-2 Hồi tiếp điện áp nối tiếp
Hồi tiếp điện áp nối tiếp (hình 2-2): Tín hiệu hồi tiếp tỷ lệ với điện áp đầu ra và
nối tiếp với tín hiệu vào
Iv
K
Is Uv Ur Rt

β
If
=β.Ur
H2-3 Hồi tiếp điện áp song song
Hồi tiếp điện áp song song (hình 2-3): Tín hiệu hồi tiếp tỷ lệ với điện áp đầu ra và
song song với tín hiệu vào.
Ir
K
Us Uv Rt

β
Uf
=β.Ur
H2-4 Hồi tiếp dòng điện nối tiếp

Hồi tiếp dòng điện nối tiếp (Hình 2-4) tín hiệu hồi tiếp tỉ lệ với dòng điện đầu ra
và nối tiếp với tín hiệu vào
Iv Ir = It
K
Is Uv Rt

β
If
=β.Ur
H2-5 Hồi tiếp dòng điện song
Hồi tiếp dòng điện song song (hình 2-5) tín hiệu hồi tiếp tỷ lệ với dòng điện đầu
song
ra và song song với tín hiệu vào

2.2 PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA MẠNG BỐN CỰC HỒI TIẾP
2.2.1 Sơ đồ khối tổng quát
Để phân tích và viết phương trình cơ bản của mạng bốn cực có hối tiếp ta xét sơ
đồ khối tổng quát của một mạng bốn cực có hồi tiếp như sau:

Xn Kn XV + Xh K Xr

Xht β

Trong đó: H2-6 Sơ đồ khối tông quát của mạch khuếch đại có hồi tiếp
Xv : là tín hiệu vào
Xr : là tín hiệu ra
Xht: là tín hiệu hồi tiếp
Xn : Là tín hiệu nguồn của bộ khuếch đại
Xh : là tín hiệu thực đưa vào phần tử khuếch đại
K : là hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại
β : là hệ số truyền đạt của mạch hồi tiếp
Kn: là hệ số của mạch ghép
2.2.2 Phương trình cơ bản
Từ sơ đồ khối tổng quát ta có phương trình cơ bản của mạch khuếch đại có hồi
tiếp như sau:
+ Xr = K.Xh
+ Xv = Kn.Xn
+ Xh = Xv – Xht (nếu Xv và Xh ngược pha)
+ Xh = Xv + Xht (nếu Xv và Xh đồng pha)
+ Xht = β. Xr
Từ đó suy ra được
Xr
Xr Xr Xh K
K'   
X v X h  X ht X ht X r 1  K .
1 .
Xr Xh
Ta có hệ số khuếch đại toàn phần của mạch là:
Xr
K tp   K ' .K n
Xn
Trong đó : K’ là hàm truyền của một mạng 4 cực có hồi tiếp
Ktp Là hàm truyền toàn phần của nó
Kn Là hàm truyền đạt của khâu ghép
Nếu ta gọi Kv = K.β là hệ số khuếch đại vòng
g  1  K v  1  K . độ sâu hồi tiếp.
Các tham số Kv và g là những tham số để đánh giá mức độ thay đổi các tham số
của bộ khuếch đại do hồi tiếp gây ra. Và đánh giá độ ổn định của bộ khuếch đại đó
Nếu g > 1 tức K’ < K Tức là K giảm ta có hồi tiếp âm
Nếu g <1 tức K’ > K tức là K tăng ta có hồi tiếp dương.
Nếu g = 1 K’=K có mạch dao động (ở chế độ xác lập)

2.3 TÁC DỤNG CỦA HỒI TIẾP ÂM


2.3.1 Ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến hệ số khuếch đại
Khi không có hồi tiếp: K là hệ số khuếch đại. Khi có hồi tiếp: β là hệ số hồi tiếp
của khâu hồi tiếp thì hệ số khuếch đại của mạch giảm đí (1 + Kβ) lần so với khi không
có hồi tiếp. Chi tiết hệ số khuếch đại của khâu khuếch đại, hệ số hồi tiếp của khâu hồi
tiếp và hế số khuếch đại của mạch có hồi tiếp được thể hiện ở bảng 2-1 sau
Bảng 2-1 Hệ số khuếch đại, hệ số hồi tiếp và hệ số khuếch đại khi có hồi tiếp
Điện áp Điện áp Dòng điện Dòng điện
Nối tiếp Song song nối tiếp song song
Hệ số khuếch đại khi Ur Ur Ir Ir
K Uv Iv Uv Iv
không có hồi tiếp
U ht I ht U ht I ht
Hế số hồi tiếp β Ur Ir Ir Ir
Hệ số khuếch đại khi Ur Ur Ir Ir
Kf Us Is Us Is
có hồi tiếp
a. Hồi tiếp âm điện áp nối tiếp

Us Uv K Ur Rt

Uht =β.Ur β

H2-7 Hồi tiếp điện áp nối tiếp


Từ sơ đồ khối của mạch hồi tiếp âm điện áp nối tiếp ta có:
Ta có:
Ur Ur
Ur Ur Uv Uv K
K'    
U s U v  U ht U ht U ht U r 1  K .
1 1 .
Uv Ur Uv
Từ đó ta thấy rằng khi có hồi tiếp âm thì mạch khuếch đại điện áp nối tiếp sẽ có
hệ số khuếch đại giảm đi 1 + K.β lần so với khi không có hồi tiếp
b. Hồi tiếp điện áp song song
Sơ đồ hồi tiếp điện áp song song như hình H2-8 sau:

Iv
Is Uv K Ur Rt

Iht=β.Ur β

H2-8 Hồi tiếp điện áp song song


Công thức tính hệ số khuếch đại của mạch
Ur Ur
Ur Ur Iv Iv K
K'    
I v  I ht 1  ht 1  ht . r 1  K .
Is I I U
Iv U r Iv
Hệ số khuếch đại dòng điện của mạch hồi tiếp điện áp song song sẽ giảm đi 1+K.β
lần so với khi không có hồi tiếp.
c. Hồi tiếp âm dòng điện nối tiếp
Us Uv K Ur Rt

Uht =β.Ir β

H2-9 Hồi tiếp dòng điện nối tiếp

Từ sơ đồ khối của mạch hồi tiếp âm điện áp nối tiếp ta có:


Ta có:
Ir Ir
Ir Ir Uv Uv K
K'    
U s U v  U ht 1  ht 1  ht . r 1  K .
U U I
Uv Ir Uv
Từ đó ta thấy rằng khi có hồi tiếp âm dòng điện nối tiếp thì mạch khuếch đại điện
áp nối tiếp sẽ có hệ số khuếch đại giảm đi 1 + K.β lần so với khi không có hồi tiếp
d. Hồi tiếp âm dòng điện song song
Iv
Is Uv K Ur Rt

Iht=β.Ur β

H2-10 Hồi tiếp dòng điện song song

Công thức tính hệ số khuếch đại của mạch


Ir Ir
Ir Ir Iv Iv K
K'    
I s I v  I ht I ht I ht I r 1  K .
1 1 .
Iv Ir Iv
Hệ số khuếch đại dòng điện của mạch hồi tiếp điện áp song song sẽ giảm đi 1+K.β
lần so với khi không có hồi tiếp.
2.3.2Ảnh hưởng của hồi tiếp đến trở kháng vào
a. Hồi tiếp điện áp nối tiếp
Mạch hồi tiếp điện áp nối tiếp có sơ đồ khối như hình vẽ sau:
Zv ZR
Us
UV K ZR UR
ZV ZT

Uht =β.Ur β

H2-11 Sơ đồ khối của bộ khuếch đại có hồi tiếp điện áp nối tiếp

UV
Ta có: ZV 
IV
Khi có hồi tiếp:
U S U V  U ht U V   U r U V   .K .U V U V
ZVf      1  K .   Z V 1  K . 
IV IV IV IV IV
Kết luận: Khi có hồi tiếp âm điện áp nối tiếp thì trở kháng vào sẽ tăng lên một
lượng là (1+Kβ) lần khi không có hồi tiếp.
b. Hồi tiếp dòng điện nối tiếp
Mạch hồi tiếp dòng điện nối tiếp có sơ đồ khối như hình vẽ sau:
Zv ZR
Us
UV K ZR UR
ZV ZT

Uht =β.Ir β

H2-12 Sơ đồ khối của bộ khuếch đại có hồi tiếp dòng điện nối tiếp

UV
Ta có: ZV 
IV
Khi có hồi tiếp:
U S U V  U ht U V   I r U V   .K .U V U V
ZVf      1  K .   Z V 1  K . 
IV IV IV IV IV
Kết luận: Khi có hồi tiếp âm dòng điện nối tiếp thì trở kháng vào sẽ tăng lên một
lượng là (1+Kβ) lần khi không có hồi tiếp.
c. Hồi tiếp điện áp song song
Zv ZR
Is
UV K ZR UR
ZV ZT

Iht =β.Ur β

H2-13 Sơ đồ khối của bộ khuếch đại có hồi tiếp điện áp song song

Hồi tiếp điện áp song song được thể hiện chi tiết trong hình vẽ H2-10
Với sơ đồ hồi tiếp điện áp song song ta có trở kháng vào khi có hồi tiếp được tính
theo công thức sau:
Uv
UV Uv Uv Iv
Zv
Z vf     
IS IV  I ht IV   U r I v   U r 1  K .
Iv Iv

Như vậy ta thấy rằng đối với mạch hồi tiếp điện áp song song trở kháng vào giảm đi
1+K.β lần so với khi không có hồi tiếp.
d. Hồi tiếp âm dòng điện song song
Zv ZR
Is
UV K ZR UR
ZV ZT

Iht =β.Ir β

H2-14 Sơ đồ khối của bộ khuếch đại có hồi tiếp dòng điện song song
U
Ta có: ZV  V
IV
Khi có hồi tiếp:
Uv UV UV UV U 1 Zv
ZVf      v. 
IS IV  I ht IV   I r IV   .K .IV I v 1  K . 1  K .
Kết luận: Khi có hồi tiếp âm dòng điện song song thì trở kháng vào sẽ giảm đi
một lượng là (1+Kβ) lần khi không có hồi tiếp
2.3.3 Ảnh hưởng của hồi tiếp đến trở kháng ra.
Trở kháng ra chỉ phụ thuộc và hồi tiếp điện áp hay hồi tiếp dòng điện mà không
phụ thuộc vào hồi tiếp nối tiếp hay hồi tiếp song song. Để thuận tiên ta chỉ nghiên cứu
mạch hồi tiếp nối tiếp.
a. Hồi tiếp điện áp nối tiếp
Zv ZR ZRf
Us
UV ZV U ZT
K.Uv
R

Uht=β.Ur β

H2-15 Sơ đồ khối của bộ khuếch đại hồi tiếp điện áp nối tiếp

Trở kháng ra được xác định bằng điện áp cung cấp U gây ra dòng điện I, khi ngắn
mạch đầu vào (Us = 0) điện áp ra được tính:
U  I .Z r  K .U v
Nếu Us = 0 thì Uv = - Uht
Vì vậy ta có:
U  I .Z r  K .U ht  I .Z r  K . .U  I .Z r  U  K . .U  U 1  K . 
Vì vậy trở kháng ra khi có hồi tiếp điện áp nối tiếp sẽ là:
U Zr
Z rf  
I 1  K .
Kết luận: Trong mạch khuếch đại có hồi tiếp âm điện áp nối tiếp làm trở kháng ra
của mạch đi 1+K.β lần so với khi không có hồi tiếp.
b. Hồi tiếp dòng điện nối tiếp.

Zv Iv ZRf
Us Ir=K.U
UV v
ZR U ZT
ZV
R

Uht =β.Ir β

H2-16 Sơ đồ khối của bộ khuếch đại hồi tiếp dòng điện nối tiếp
Trở kháng ra khi có hồi tiếp nối tiếp dòng điện được xác định bằng tín hiệu U ở
đầu ra tạo ra dòng điện I khi ngắn mạch Us tỉ số giữa U và I chính là trở kháng đầu ra.
Trong hình H2-11 chỉ rõ chi tiết hồi tiếp dòng điện nối tiếp. giá trị của trở kháng ra
được tính như sau:
Với Us = 0 thì Uv = -Uht ta có:
U U U
I  KU v   K .U ht   K . .I  Z r .I  Z r .K . .I  U
Zr Zr Zr

 Z r 1  K . 
U
Z r .I (1  K . )  U  Z rf 
I
Như vậy hồi tiếp dòng điện nối tiếp làm trở kháng ra tăng 1+Kβ lần
Bảng tổng kết ảnh hưởng của hồi tiếp đến trở kháng vào ra
Bảng 2-2 Ảnh hưởng của hồi tiếp đến trở kháng vào và ra
Dòng điện nối Điện áp song Dòng điện song
Điện áp nối tiếp
tiếp song song
Zvf Z v 1  K .  Z v 1  K .  Z v / 1  K .  Z v / 1  K . 
Tăng Tăng Giảm Giảm
Zrf Z r / 1  K .  Z r 1  K .  Z r / 1  K .  Z r 1  K . 
Giảm Tăng Giảm Tăng

2.3.4 Ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến méo tần số:
K
Theo phân tích ở những phần trên ta thấy rằng khi có hồi tiếp âm có: K f 
1  K .
K 1
nếu K.β>>1 thì lúc này K f   : khi đó có thể xem mạch khuếch đại đơn thuần
K . 
như một điện trở, nó không phụ thuộc vào tần số. cho dù mạch khuếch đại có chứa
những phần tử phụ thuộc vào tần số. Thực tế thì méo tần số giảm là do sự thay đổi hệ
số khuếch đại theo tần số trong mạch có hồi tiếp âm điện áp được giảm đáng kể.
2.3.5Ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến tạp âm và méo phi tuyến.
Khi có hồi tiếp âm làm nhỏ tín hiệu nhiễu (ví dụ tiếng ù của nguốn cung cấp) và
giảm nhỏ méo phi tuyến.
Khi hệ số khuếch đại giảm đi 1 + K.β lần thì độ méo phi tuyến cũng giảm đi
1 + K.β. Vì vậy để giảm được méo phi tuyến mà vẫn đảm bảo được hệ số khuếch đại
cần thiết ta sử dụng phần tử có hệ số khuếch đại lớn hoặc số tầng khuếch đại tăng lên.
Kết luận: Khi có hồi tiếp âm thì giảm được tạp âm và giảm được méo phi tuyến.
2.3.6Ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến hệ số khuếch đại và dải tần
Theo công thức tính hệ số khuếch đại khi có hồi tiếp âm là:
K K 1
Kf   
1  K K . 
1
Như vậy khi K.β>>1 thì hệ số khuếch đại K  . Nếu K .  1 , hệ số khuếch đại

1
của mạch K  . Ở tần số thấp, đặc tuyến biên độ tần số có độ dốc khá lớn do dung

kháng trong mạch khuếch đại khá lớn, ngược lại ở tần số cao đặc tuyến dốc xuống,
dung kháng trong mạch khuếch đại rất nhỏ. Do vậy hệ số khuếch đại của mạch ở các
tần số khác nhau sẽ rất khác nhau (H2-11). Khi mà hệ số khuếch đại giảm xuống thấp
1
đến giá trị mà hệ số K . Không còn lớn hơn nhiều so với 1, thì công thức K 

không còn đúng nữa

K0
K0/0.7

B
Kf
Kf/0.7 f

Bf
H2-17 Đặc tuyến tần số của mạch KĐ khi có hồi tiếp
Trong hình H2-17 chỉ ra mối quan hệ giữa hệ số khuếch đại và tần số làm việc.
Khi có hồi tiếp âm dải tần làm việc Bf sẽ rộng hơn dải tần làm việc B khi không có
hồi tiếp các giới hạn tần số trên và dưới được xác định khi hệ số khuếch đại của mạch
giảm đi 2 lần (3dB)
1.3.7 Ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến độ ổn định hệ số khuếch đại.
Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề ổn định hệ số khuếch đại khi có hồi tiếp
so với khi không có hồi tiếp.
Hệ số ổn định hệ số khuếch đại khi không có hồi tiếp được tính theo công thức:
dK
K
K
Khi có hồi tiếp ta có hệ số khuếch đại là K f  , lấy vi phân 2 vế ta có:
1  K
dK f 1 d
 . K
Kf 1  K . K
dK f 1 dK
Khi K .  1 ta có:  .
Kf K . K
Nhìn vào công thức trên ta thấy mạch có hồi tiếp, hệ số khuếch đại có độ ổn định
hơn mạch khi không có hồi tiếp với hệ số K . .

You might also like