You are on page 1of 5

Chương 1

KHUẾCH ĐẠI VÀ CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG


1.1 ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠI
1.1.1 Định nghĩa:
Khuếch đại là làm gia tăng tín hiệu về mặt năng lượng.
Năng lượng của tín hiệu chính là công suất của tín hiệu. Như vậy khuếch đại là
nâng cao công suất của tín hiệu.
Mặt khác ta có P=U.I. Do đó để tăng công suất của tín hiệu ta có thể tăng biên độ
điện áp hoặc dòng điện mà không làm thay đổi dạng tín hiệu
Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng thì bản chất của khuếch đại là
mạch biến đổi năng lượng có điều khiển. Ở đây dùng nguồn tín hiệu có công suất nhỏ
để điều khiển, biến đổi năng lượng của của nguồn cung cấp một chiều thành tín hiệu
có năng lượng lớn hơn.
1.1.2 Phân loại
Dựa vào nhiều dấu hiệu để phân loại mạch khuếch đại
a. Theo tín hiệu vào
- Khuếch đại tín hiệu nhỏ
- Khuếch đại tín hiệu lớn
Chúng ta thường hiểu đơn giản mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ là tín hiệu vào – ra
đủ nhỏ. Hiểu như vậy chưa đủ, để hiểu đầy đủ có thể nhắc lại đặc tuyến truyền đạt của
transistor như hình vẽ:
IC
ICB B

ICA A
IB
IBA IBB
H1-1 Đặc tuyến truyền đạt của transistor
Trên đặc tuyến này chỉ có đoạn đặc tuyến A – B là có dạng tuyến tính
Nếu IV chỉ thay đổi trong đoạn I BA đến IBB. Và dòng ra thay đổi trong đoạn I CA đến
ICB lúc này dòng ra thay đổi tuyến tính với dòng vào và không bị méo ta gọi là khuếch
đại tín hiệu nhỏ.
Ngược lại tín hiệu vào quá vùng AB gọi là khuếch đại tín hiệu lớn. Vì vậy bộ
khuếch đại tín hiệu nhỏ còn gọi là bộ khuếch đại tuyến tính.
b. Theo tần số của tín hiệu
- Bộ khuếch đại một chiều (Khuếch đại biến thiên chậm)
- Mạch khuếch đại tần số thấp
- Mạch khuếch đại tần số cao
c. Theo phần tử tích cực xây dựng mạch khuếch đại
- Mạch khuếch đại dùng đèn điện tử
- Mạch khuếch đại dùng transistor lưỡng hạt (BJT)
- Mạch khuếch đại dùng transistor trường (FET)
- Mạch khuếch đại dùng tổ hợp mạch (IC)
Do đèn điện tử hiện nay hầu như không còn sử dụng nên trong tài liệu này không
đề cập đến các mạch khuếch đại dùng đèn điện tử

1.2 CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA MẠCH KHUẾCH ĐẠI

1.2.1 Sơ đồ khối
Bộ khuếch đại điện tử là bộ khuếch đại 4 cực và thường có sơ đồ khối như sau:
ZN IV IR
en K
UV UR
ZV ZR ZT

H1-2 Sơ đồ khối của bộ khuếch đại

Thông số vào gồm IV, Uv, Zv, Thông số ra gồm Ur, Ir, Zr
Ký hiệu ► mô tả đây là một bộ khuếch đại
1.2.2Hệ số khuếch đại:
Hệ số khuếch đại là đại lượng đánh giá khuếch đại của một bộ khuếch đại, có ký
hiệu là K. K được tính theo công thức:
Đại lượng ra
K =
Đại lượng vào
Có ba hệ số khuếch đại chủ yếu đó là:
Hệ số khuếch đại điện áp
U ra
KU 
Uv
Hệ số khuếch đại dòng điện
I ra
KU 
Iv
Hệ số khuếch đại công suất
Pra
KU 
Pv
1.2.3 Hiệu suất:
Là tỉ số của công suất tín hiệu ra và công suất của nguồn cung cấp tính theo %
Pra
 %
Pv
1.2.4Các thông số vào ra:
a. Thông số vào
en và Zn là sức điện động và trở kháng trong của nguồn tín hiệu đặt vào mạch
khuếch đại. Zn thường rất nhỏ
Zv là trở kháng vào của mạch khuếch đại: nó đặc trưng cho sự tiêu hao tín hiệu ở
lối vào:
Uv
Zv 
Iv
Như vậy ta thấy rằng Zv tỉ lệ nghịch với dòng đầu vào, do đó yêu cầu trở kháng
vào càng lớn thì tiêu hao năng lượng tín hiệu vào càng nhỏ.
b. Thông số ra
Trở kháng ra là đại lượng đặc trưng cho nội trở trong của nguồn tín hiệu ra của bộ
khuếch đại trở kháng ra được tính bằng công thức:
U ra
Z ra 
I ra
Trở kháng ra thì tỉ lệ nghịch với dòng đầu ra. Nó đánh giá khả năng cấp dòng điện
cho tải của bộ khuếch đại. Do đó yêu cầu đối với một bộ khuếch đại là trở kháng ra
càng nhỏ càng tốt.
1.2.5Phối hợp trở kháng
Phối hợp trở kháng giữa các bộ khuếch đại, hoặc giữa bộ khuếch đại với nguồn tín
hiệu vào hoặc giữa bộ khuếch đại với tải. Là đảm bảo sao cho sự tiêu hao năng lượng
hữu ích là bé nhất.
Nếu trở kháng vào của bộ khuếch đại càng lớn thì dòng tiêu thụ tín hiệu càng nhỏ.
Tức là nó dễ phối hợp trở kháng với nguồn tín hiệu vào.
Nếu trở kháng ra của một bộ khuếch đại bé khi cấp dòng điện cho tải sự tiêu hao
của nguồn tín hiệu ra nhỏ. Ta nói bộ khuếch đại dễ phối hợp trở kháng ra với tải.
1.2.6 Đặc tuyến biên độ
Đặc tuyến biên độ là đường biểu diễn mối quan hệ giữa biên độ của tín hiệu ra với
biên độ của tín hiệu vào tại một tần số nào đó. Tức là U ra  f (U v ) hoặc I ra  f ( I v ) tại
một tần số nào đó. Ví dụ đường đặc tuyến biên độ của một bộ khuếch đại âm tần tại
tần số 1Khz được vẽ như hình H1-3

Ura

Ura
H1-3 Đặc tuyến biên độ của bộ KĐ

Yêu cầu của đường đặc tuyến biên độ là càng tuyến tính càng tốt.
1.2.7Đặc tuyến biên độ tần số
Là đường biễu diễn mối quan hệ giữa hệ số khuếch đại hoặc biên độ của tín hiệu
ra với tần số của tín hiêu vào. Với một bộ khuếch đại chuẩn đặc tuyến biên độ - tần số
có dạng như hình H1-4
K (U)

1
0.707

f
fmin ∆f fmax

H1-4 Đặc tuyến biên độ tần sốcủa mạch khuếch đại

Qua đặc tuyến biên độ - tần số chúng ta có thể xác định được giải thông của một
bộ khuếch đại. Là giới hạn tần số mà trong đó hệ số khuếch đại Là giới hạn tần số mà
trong đó hệ số khuếch đại hoặc biên độ suy giảm đi 2 lần
f  f max  f min
Yêu cầu giải thông của một bộ khuếch đại càng lớn càng tốt
1.2.8 Méo tín hiệu:
a. Định nghĩa
Méo tín hiệu là sự sai khác về dạng của tín hiệu ra với tín hiệu vào. Méo tín hiệu có
hai loại
- Méo phi tuyến
- Méo tuyến tính
b. Méo phi tuyến
Méo phi tuyến do đặc tuyến biên độ không đường thẳng. Điều này dẫn đến khi tín
hiệu vào của mạch khuếch đại chỉ có một tần số ω, thì trong thành phần đầu ra xuất
hiện các thành phần tần số lạ ω, 2ω, … nω.
Giả sử ở đầu vào chỉ có một tín hiệu xoay chiều U v  U vM . cos t  thì
U ra  U 0  U1M . cos t  U 2 M . cos 2t  U 3M . cos 3t  ...  U nM cos nt
Trong đó chỉ có một thành phần U 1M có tần số giống tần số tín hiệu vào được gọi
là thành phần cơ bản có ích, còn các thành phần có có tần số bội của tần số cơ bản
(nω) được gọi là sóng hài và gây méo, nếu n=2 gội là sóng hài bậc 2, n=3 gọi là sóng
hài bậc 3…. Khi sóng hài bậc càng cao thì biên độ càng giảm.
Để đánh giá méo không đường thẳng ta có hệ số méo không đường thẳng được
tính theo công thức:
U 22m  U 32m  ...  U nm
2
  % hệ số méo không đường thẳng càng bé càng tốt
U1m
c. Méo tuyến tính (méo tần số)
Là méo do hệ số khuếch đại không đồng đều trong cả dải tần công tác. Nguyên
nhân chủ yếu là do trong mạch khuếch đại có các phần tử dẫn điện phụ thuộc vào tần
số, như cuộn cảm, tụ điện và đặc biệt là các tụ ký sinh điều đó làm biến dạng tín hiệu
đầu ra dẫn đến méo. Méo tần số làm hẹp dải thông của mạch khuếch đại.

You might also like