You are on page 1of 4

CẤP CỨU BAN ĐẦU CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT

1. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU


- Đánh giá chấn thương một cách hệ thống
→ Xử trí theo trình tự ưu tiên (ABC)
→ Ngăn ngừa 25-30% tử vong do chấn thương
- Đánh giá nguy cơ:
+ Nghiêm trọng (5%) > 50% tử vong do CT
+ Khẩn cấp (10 – 15%)
Không đe doạ tính mạng
+ Không khẩn cấp (80%)

2. CHẤN THƯƠNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG


1. Đụng xe cực mạch
2. Rơi từ độ cao > 6 mét
3. Chấn thương trong môi trường nguy hại (tòa nhà cháy, trong nước đóng băng )
4. Tai nạn ô tô được mang ra > 20 phút
5. Hư hỏng nặng phương tiện chuyên chở
6. Tai nạn lộn vòng ô tô
7. Tử vong các người cùng đi phương tiện chuyên chở
8. Bắn ra khỏi phương tiện chuyên chở

3. MỤC TIÊU CHÍNH ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU


- Nhận ra được BN có chấn thương đe dọa tính mạng
- Thiết lập các trình tự ưu tiên xử trí
- Chăm sóc tích cực BN

4. KHÁM XỬ TRÍ BAN ĐẦU ABCs


AIRWAY maintenance with cervical spine control
1. Quy tắc
- Tránh để gập hoặc kéo giãn cổ trong quá trình thiết lập đường thở
- Duy trì cột sống ở vị trí trung tính → BN nằm ngửa trên băng ca (có nền cứng tựa lưng) &
đai cố định đầu
- Càng sớm càng tốt (trong 4 phút đầu)
2. Xử trí
(1) Đánh giá nhanh chóng đường thở có tắc nghẽn

(2) Thực hiện các động tác thông đường thở


1. Loại bỏ các mảnh gãy răng, hàm giả gãy, các mảnh gãy xương không an toàn
2. Hút đàm, nhớt, dịch tiết, máu …
3. Tư thế BN thuận tiện nhất nếu không có chấn thương cột sống cổ/ BN tỉnh
4. Nắn chỉnh các mảnh gãy đúng vị trí → thuận lợi đặt nội khí quản
5. Nâng cằm, giữ hàm dưới/ lưỡi ở tư thế ra trước
6. Đặt ống thông khí miệng – hầu/ mũi – hầu

1
Ống thông miệng – hầu
 Đo kích thước: khoé miệng – góc hàm
 Quay ngược ống lên trên khi đưa
Ống thông mũi – hầu
 Đo kích thước: cánh mũi – nắp tai
 Đặt ống theo hướng như bình thương

(3) Thực hiện thông khí bằng mặt nạ có bóng


CHỈ thực hiện khi máu đã được cầm, CHỈ có tác dụng thông khí
1) Áp sát mặt nạ vào mũi – miệng BN → 2) Bóp bóng → 3) Ấn sụn nhẫn

(4) Đặt nội khí quản


Chỉ định
Bảo vệ đường thở Thông khí
1. Bất tỉnh 1. Ngưng thở
(không khả năng khạc nhổ khi bị nghẹt thở ) 2. Khó thở
2. Gãy xương vùng hàm mặt trầm trọng + Thở nhanh
3. Nguy cơ (viêm phổi) hít + Thiếu oxy
(từ mũi-miệng/dạ dày) + Tăng carbonic
4. Chảy máu nhiều + Tím tái
5. Nôn ói 3. Chấn thương sọ kín trầm trọng
6. Nguy cơ tắc nghẽn (trung khu hô hấp → ngưng thở)
7. Tụ máu vùng cổ
8. Chấn thương thanh – khí quản
9. Thở khò khè

Dụng cụ - Thao tác


- Lưỡi đèn đặt nội khí quản
- Ống nội khí quản: mũi/ miệng , ± có bóng
+ Bảo vệ đường thở: áp sát thành khí quản → máu không chảy vào đường thở
+ Bóng trong & ngoài: bơm bóng ngoài căng = trong cũng căng và ngược lại
- Cây hướng dẫn
- Ống kết hợp nội khí – thực quản

(5) Không đặt được nội khí quản → Mở thông đường thở bằng phẫu thuật
Chọc màng nhẫn giáp (TH không có máu chảy xuống sụn nhẫn giáp)
Mở màng giáp nhẫn (thuận lợi so với mở khí quản)
- Nhanh hơn, < 2 phút - Ít biến chứng, ít chảy máu
- Dễ thực hiện, cần ít dụng cụ - Không cần kéo giãn cổ
- Chống chỉ định:
+ Trẻ < 11 tuổi
+ Chấn thương dập nát thanh quản
+ Bệnh lý ở thanh – khí quản trước đó
Mở khí quản: CHỈ có mở khí quản mới có tác dụng bảo vệ đường thở

2
BREATHING & VENTILATION
Nhận ra và xử trí các tình trạng chấn thương cổ và lồng ngực đe dọa tính mạng:
1. Tắc nghẽn khí quản vùng cổ
2. Tràn khí màng phổi
3. Tràn máu màng phổi trầm trọng
4. Dập phổi
5. Chèn ép phổi

CIRCULATION with hemorrhage control


1. Kiểm soát sốc giảm thể tích do chảy máu nhiều
2. Thực hiện 2 đường truyền tĩnh mạch kim lớn
3. Hồi sức bằng dịch truyền (Saline, Lactate Ringer, Glucose 30%, cao phân tử)
4. Dùng thuốc cầm máu toàn thân
5. Truyền máu/ chế phẩm thay thế máu
6. Đặt bấc (tẩm epinephrine/ dd thrombin) hoặc Surgicel vào VT chảy máu nhiều trong miệng
7. Đặt bấc mũi (trước/sau) TH chảy máu mũi trầm trọng
8. Băng ép, kẹp & cột các mạch máu chảy ở mặt và các điểm chảy máu ở da đầu
9. Kiểm soát chảy máu từ ổ gãy xương trong miệng: nắn chỉnh & cố định R quanh ổ gãy

DISABILITY neurologic status


- Đánh giá nhanh các vấn đề thần kinh để nhận diện tổn thương hệ TK trung ương
- Thiết lập mức độ hôn mê, kích thước đồng tử và các phản xạ
- Hôn mê + phản xạ đồng tử với ánh sáng → Chụp CT-scan sọ não & truyền tĩnh mạch
- Thang đánh giá hôn mê Glasgow (GCS) → < 7 phải cẩn trọng
- Khám TK chi tiết thực hiện ở đánh giá thì 2

EXPOSURE/ Environment control


- Cắt bỏ trang phục BN
- Đắp mền ấm để tránh giảm thân nhiệt
- Làm ấm dịch truyền và giữa ấm nhiệt độ phòng
- Bỏ hàm giả và mắt kiếng

5. ĐÁNH GIÁ THÌ HAI


- Được thực hiện sau khi hoàn tất đánh giá ban đầu
- Đã thiết lập hồi sức tốt & Dấu hiệu sinh tồn bình thường
- Đánh giá BN từ đầu đến chân
- Khi thác đầy đủ bệnh sử & khám lâm sàng kỹ lưỡng
- Tái đánh giá tất cả dấu hiệu sinh tồn
- Trong bất kỳ thời điểm nào lúc đánh giá thì hai, nếu tình trạng BN tệ hơn
 Thực hiện đánh giá ban đầu trở lại do có thể hiện diện nguy cơ đe dọa tính mạng
BỆNH SỬ ĐẦY ĐỦ – AMPLE
 Allergies  Last meal
 Medications currently used  Events /Environment related to injury
 Past illnesses/ Pregnancy

3
CÁC VÙNG KHÁM BN ĐA THƯƠNG
(1) Sọ não (5) Bụng
(2) Hàm mặt (6) Niệu dục
(3) Cổ (7) Chi
(4) Ngực

KHÁM MIỆNG – HÀM MẶT


(1) Sàn sọ: Trán – ổ mắt – NOE (6) Trước tai
(2) Tầng mặt giữa (7) HT và HD
(3) Mũi (8) Răng và XOR
(4) Tai (9) Mô mềm
(5) Hốc miệng và tầng mặt dưới
 Đánh giá hình ảnh => kế hoạch điều trị

You might also like