You are on page 1of 11

Quan hệ thương mại của Việt Nam và Thái

Lan

Việt Nam - Thái Lan: Hướng tới quan hệ đối tác chiến
lược tăng cường
Ngày 06-8-1976, Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao. Nhìn lại 40 năm qua, có thể khẳng định quan hệ hữu nghị
và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước liên tục được duy trì và phát triển
mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay,
cả hai bên đang nỗ lực, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược,
hướng tới quan hệ đối tác chiến lược tăng cường trong thời gian tới.

Tăng cường sự hiểu biết và tin cậy


Quan hệ Việt Nam - Thái Lan là mối quan hệ có ảnh hưởng trên bán
đảo Đông Dương trong thời kỳ nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân, là trục chính của mối quan hệ Đông Dương - Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhưng
cũng là lực đẩy cho sự hợp tác và hội nhập ở Đông Nam Á trong thời
gian gần đây.
Cho đến nay, hai nước đã ký hơn 50 hiệp định, thỏa thuận hợp tác,
tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt, lãnh đạo cấp cao hai nước chỉ đạo rất sát sao việc thực
hiện tất cả 21 lĩnh vực hợp tác đã được thỏa thuận trong Chương
trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2014
- 2018. Đầu năm 2015, hai bên nhất trí mở kênh hợp tác lao động -
một lĩnh vực mới mà hai nước đang phối hợp chặt chẽ để triển khai.
Hợp tác kinh tế hiệu quả
Trong lĩnh vực thương mại, Thái Lan là một đối tác quan trọng của
Việt Nam cũng như Việt Nam là một trong các đối tác thương mại
chủ yếu của Thái Lan ở châu Á. Trong quan hệ thương mại hai chiều,
Việt Nam là nước nhập siêu. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ
cấu mặt hàng của hai nước tương đối giống nhau, trong khi đó một
số mặt hàng của Thái Lan có tính cạnh tranh cao hơn, thậm chí ngay
tại thị trường nội địa Việt Nam; nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu
vào từ Thái Lan của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà
đầu tư Thái Lan tăng cao; Thái Lan thực hiện hoạt động xúc tiến
thương mại rất mạnh và hiệu quả, có chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Về hợp tác đầu tư, tính đến cuối tháng 3-2016, Thái Lan đứng thứ 11
trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 428
dự án đầu tư còn hiệu lực, có tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7,88 tỷ
USD. Công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô-
tô, mô-tô, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, dịch vụ, lưu
trú, ăn uống là những lĩnh vực mà các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư
nhiều nhất tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Thái Lan đã có mặt tại
41/63 tỉnh, thành của Việt Nam. Có thể kể đến một số dự án đầu tư
lớn của Thái Lan vào Việt Nam, như Công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) Hóa dầu Long Sơn với tổng số vốn đăng ký đạt 3,77 tỷ USD,
Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam: 328 triệu USD và Công ty
TNHH Giấy Kraft Vina: 193 triệu USD.
Việt Nam có 10 dự án đầu tư sang Thái Lan với tổng số vốn đầu tư
cấp mới và tăng vốn là 25,79 triệu USD, đứng thứ 22 trên tổng số 55
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan; trong đó phải kể tới
Dự án Hoàng Anh Gia Lai Co.Ltd với tổng số vốn đầu tư đạt 10 triệu
USD, Dự án NAGATA Automotive Pacific Co.Ltd có tổng số vốn đầu tư
780 nghìn USD, Dự án Buffalo Tours Ltd có số vốn đầu tư đạt 300
nghìn USD. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy số lượng dự án cũng
như số vốn đầu tư của Thái Lan sang Việt Nam cao hơn nhiều so với
chiều ngược lại.
Hợp tác được mở rộng trên nhiều lĩnh vực
Hợp tác an ninh - quốc phòng song phương không ngừng được thúc
đẩy, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình; không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, không can thiệp
công việc nội bộ của nhau; hợp tác trao đổi kinh nghiệm, phối hợp
tuần tra chung trên biển, các chuyến thăm của các đoàn quân sự, an
ninh hai nước diễn ra thường kỳ và ngày càng đạt hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực văn hóa, sự tương đồng về văn hóa, xã hội là cơ sở
thuận lợi để Việt Nam và Thái Lan tăng cường xây dựng mối quan hệ
giao lưu giữa nhân dân hai nước. Trong những năm gần đây, hai bên
tích cực mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, như các hoạt động
giao lưu nghệ thuật biểu diễn, trại sáng tác mỹ thuật, trưng bày triển
lãm, tham gia các hội thảo về văn hóa nghệ thuật tại mỗi nước.
Về khoa học - công nghệ, Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ hợp
tác khoa học - công nghệ từ năm 1997 thông qua việc ký kết Hiệp
định hợp tác về khoa học - công nghệ giữa Chính phủ hai nước. Trên
cơ sở Hiệp định, hai bên tiến hành các khóa họp thường niên hai năm
một lần ở cấp bộ trưởng, và đến nay đã tổ chức được 6 khóa họp
luân phiên ở hai nước. Trong những năm qua, hai bên đã tăng cường
xây dựng và triển khai nhiều dự án hợp tác nghiên cứu chung có sự
hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ hai nước; trao đổi chuyên gia,
các nhà khoa học để nghiên cứu, khảo sát, đào tạo về một số lĩnh
vực, đặc biệt là các lĩnh vực hiện đang là thế mạnh của Thái Lan, như
công nghệ sinh học, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ sau thu hoạch... Hiện hai nước đang chuẩn bị ký kết Thỏa
thuận hợp tác về khoa học - công nghệ để phù hợp với điều kiện tình
hình mới.
Về hợp tác giáo dục - đào tạo, hằng năm, Chính phủ Thái Lan cấp
một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học
cho các sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục của Thái
Lan cũng cấp một số chương trình học bổng ngắn hạn cho các sinh
viên Việt Nam. Song song với đó, Chính phủ Thái Lan hiện đang hỗ
trợ dạy tiếng Thái cho 5 trường đại học của Việt Nam, nhằm hỗ trợ
đáp ứng nhu cầu học tiếng Thái của học sinh, sinh viên Việt Nam và
góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, công ty
của Thái Lan muốn triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và
ngược lại.
Về hợp tác nông nghiệp, Việt Nam và Thái Lan đã ký thỏa thuận tăng
cường hợp tác về thủy hải sản. Theo thỏa thuận này, hai bên nhất trí
hợp tác ngăn chặn và giải quyết tình trạng tàu cá hai nước vi phạm
lãnh hải của nhau, tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm về
nuôi trồng, phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh thủy sản, quản lý
chất lượng hàng thủy sản và thúc đẩy thương mại thủy sản giữa hai
nước.
Về giao thông vận tải, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Việt Nam và
Thái Lan đều tích cực tham gia xây dựng, ký kết và phê duyệt 3 Hiệp
định Đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng hóa, tự do
hóa hoàn toàn vận tải hàng không cùng các nghị định thư thực hiện.
Nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược tăng cường trong tương
lai
Việt Nam và Thái Lan có khá nhiều nét tương đồng về văn hóa, gần
gũi với nhau về mặt địa lý. Thực tế 40 năm quan hệ hợp tác đã minh
chứng, Việt Nam và Thái Lan là những đối tác quan trọng, giàu tiềm
năng của nhau. Hướng tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tăng
cường trong tương lai và kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao, hai bên nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác.
Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
trong ASEAN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Thái Lan là đối
tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với kim ngạch
thương mại hai chiều năm 2018 đạt 17,2 tỷ USD, tăng 13,4% so với
năm 2017; sáu tháng đầu năm 2019 đạt 8,8 tỷ USD,tăng 8,6% so với
cùng kỳ 2018.

 Năm 2019
Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Thái Lan không ngừng
phát triển trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế-thương
mại. Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1976 đến nay đã là 43 năm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước Việt Nam và
Thái Lan phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt năm
2013, Việt Nam và Thái Lan đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối
tác chiến lược nhân chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng. Mục tiêu đặt ra cách đây khoảng 6 năm trước giữa hai
nước là phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch song phương đạt 20 tỷ
USD.
Hai bên đã triển khai hiệu quả Chương trình Hành động triển khai
quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan giai đoạn 2014-2018
và đang gấp rút hoàn tất nội dung Chương trình hành động giai đoạn
2019-2024.
Về thương mại, Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của
Việt Nam trong ASEAN trong khi Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn
thứ 2 của Thái Lan trong ASEAN và thứ 7 trên thế giới. 
Chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu giữa hai nước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Thái Lan hiện nay đứng thứ 9 trong 129 quốc gia với khoảng trên
10 tỷ USD vốn đăng ký (đứng trong tốp 10) và vùng lãnh thổ đã đầu
tư tại Việt Nam, với 500 dự án FDI và khoảng 10,2 tỷ USD vốn đầu tư
đã được đăng ký.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống
phân phối của các nước, trong đó có Thái Lan.
- Từ ngày 26/9 đến ngày 30/9/2019:
Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) và Hiệp hội
Doanh nhân Thái Lan – Việt Nam (BAOTV) phối hợp tổ chức Hội nghị
Xúc tiến thương mại Thái Lan – Việt Nam quốc tế mở rộng tại tỉnh
Udon Thani ở Đông Bắc Thái Lan. Sự kiện được tổ chức dưới sự bảo
trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, với mục đích kết nối các doanh
nghiệp hai nước và doanh nghiệp kiều bào từ Thái Lan cũng như các
nước trên thế giới, tạo cơ hội giao thương, hợp tác xúc tiến đầu tư –
thương mại, giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Tham dự hội nghị có hơn 500 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp
Việt Nam, Thái Lan và doanh nghiệp kiều bào từ 28 quốc gia, vùng
lãnh thổ.
Quang cảnh các gian hàng tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Quang - PV
TTXVN tại Thái Lan
- Ngày 18/9/2019
Chương trình Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2019 với chủ
đề “Taste of Vietnam” (Hương vị Việt Nam) đã khai mạc tại Trung
tâm thương mại Central World ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Tuần
hàng Việt Nam tại Thái Lan lần này là sự kiện quan trọng để hàng
hóa Việt Nam có thể tiếp cận và xuất khẩu vào hệ thống phân phối
của Tập đoàn Central Group.

Các đại biểu cắt băng khai trương Tuần lễ hàng Việt Nam tại
Thái Lan năm 2019. (Ảnh: Hữu Kiên/TTXVN)
- Ngày 27/8/2019
Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Thái Lan. Chủ tịch
Quốc hội nhấn mạnh Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam trong ASEAN, đề nghị Thái Lan tạo điều kiện hơn nữa cho
thương mại hàng hóa, nhất là các mặt hàng hoa quả Việt Nam.
- Ngày 25/8/2019
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan phát triển tích cực
- Từ ngày 8/8/2019 đến ngày 18/8/2019
Tại Công viên Chiến Thắng, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tổ
chức khai mạc Hội chợ mua sắm và ẩm thực hàng Việt Nam – Thái
Lan. Hơn 450 gian hàng với nhiều sản phẩm: đồ gỗ, hàng thủ công
mỹ nghệ, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp; ẩm thực các vùng
miền được bán và trưng bày tại hội chợ.
Thương chiến Mỹ-Trung: Thái Lan ráo riết cạnh tranh với Việt
Năm. Việt Nam, nhờ nhân công rẻ, đang có vẻ là điểm đến hàng
đầu của các công ty muốn chạy khỏi Trung Quốc vì chiến tranh
thương mại, và điều này đang làm nước láng giềng Thái Lan sốt
ruột.

 Năm 2018
- Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại song phương
hai nước đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017
(trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt trên
2,7 tỷ USD, tăng 22,7%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái
Lan đạt 5,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017). Trong lĩnh
vực thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 giữa hai
nước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2017.
- Ngày 2/8/2018 đến ngày 3/8/2018
Kỳ họp lần thứ 3 Uỷ ban hỗn hợp về Thương mại Việt Nam-Thái
Lan. Thông qua Uỷ ban hỗn hợp, cả Việt Nam và Thái Lan sẽ trao đổi
và cùng thống nhất một số biện pháp để giải quyết, tháo gỡ khó
khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Cụ thể,
Việt Nam đề nghị phía Thái Lan tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông
sản và thực phẩm xuất sang Thái Lan, đẩy nhanh quy trình và các
thủ tục cấp phép nhập khẩu một số loại trái cây tươi. Việt Nam cũng
đề nghị Thái Lan cân nhắc, bãi bỏ thủ tục cấp phép nhập khẩu sữa
và sản phẩm sữa từ Việt Nam cũng như dỡ bỏ các biện pháp phòng
vệ thương mại đối với sản phẩm sắt thép. Ngoài ra, hai nước sẽ trao
đổi một số vấn đề phía Thái Lan quan ngại như việc nhập khẩu ôtô
của Thái Lan vào Việt Nam, quy định của Việt Nam về quyền phân
phối thuốc và nguyên liệu làm thuốc, phạm vi hoạt động dịch vụ vận
chuyển, kho hàng marketing thuốc tại thị trường Việt Nam.
- Từ ngày 24 đến 27/5/2018
Tại trung tâm triển lãm Quốc tế (Hà Nội) diễn ra hội chợ hàng Thái
Lan 2018 với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp đến từ Thái Lan
và nhà phân phối, công ty liên doanh Việt Nam – Thái Lan giới thiệu
và bán các mặt hàng điện tử, hàng may mặc, đồ dùng gia đình,…
phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

 Năm 2017
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch
trao đổi hàng hóa hai chiều tăng từ 11,5 tỷ USD trong năm 2015 lên
15,3 tỷ USD trong năm 2017 với tốc độ tăng trưởng trung bình
khoảng 15,5%/năm.
- Ngày 16/8/2017
Trong 7 tháng/2017 nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại chủ yếu
có xuất xứ từ Thái Lan với gần 21,9 nghìn chiếc, tăng 16,1%;
Indonesia với 12,6 nghìn chiếc, gấp hơn 9 lần; Hàn Quốc 5,4 nghìn
chiếc, giảm 52,6%; Ấn Độ 5,2 nghìn chiếc, giảm 34%; Trung Quốc:
4,1 nghìn chiếc, giảm 46,9% so với cùng kỳ năm 2016.
- Ngày 12/8/2017
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị phía Thái Lan mở
rộng ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam.
- Ngày 23/5/2917
Hội thảo “Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Thái Lan: Thúc
đẩy quan hệ đối tác chiến lược”. Trong khuôn khổ hội thảo cũng đã
diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến đầu tư
phát triển Công Thương (thuộc Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công
Thương) và Ngân hàng Kasikorn.
- Ngày 11/5/2017
Nhiều doanh nghiệp Thái Lan thâm nhập hệ thống bán lẻ tại Việt
Nam. Triển lãm Thương hiệu hàng đầu Thái Lan 2017 (TOP THAI
BRANDS 2017) có sự góp mặt của gần 300 doanh nghiệp trưng bày
các mặt hàng là thế mạnh của Thái Lan như: Thực phẩm, đồ uống
đóng gói sẵn, thời trang, đồ gia dụng; phụ tùng, phụ kiện ô tô xe
máy; sản phẩm dành cho thú cưng; mỹ phẩm. Ngoài ra, những khu
gian hàng đặc biệt giới thiệu về du lịch, tư vấn về giáo dục, nhượng
quyền thương hiệu cũng sẽ là những điểm nổi bật góp phần gia tăng
phát triển thương mại song phương giữa Việt Nam – Thái Lan.
Tính đến hết tháng 3/2017, các nhà đầu tư Thái Lan đã đầu tư vào
458 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 8,13 tỷ USD, đứng thứ 10
trong tổng số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Thông tấn xã Việt Nam
2. Hải quan online cơ quan của tổng cục hải quan.
3. Hanoimoi

You might also like