You are on page 1of 26

Phần II: Kinh tế học

Bài 1: Giới thiệu về kinh tế học

Mục tiêu:

1. Tb và giải thích được khái niệm KT học:

- KT học là gì? Cách tiếp cận nguồn lực”khan hiếm”?

- Ba vấn đề cơ bản của KTH

- Mô hình KT thị trường, KT mệnh lệnh, KT hỗn hợp.

2. Tb và giải thích được các khái niệm KT và các mô hình KT cơ bản

- Con người ra quyết định như thế nào? (các khái niệm KT cơ bản: đanh đổi, chi phí cơ hội, hiệu quả,
phân tích cận biên).

- Con người tương tác ntn? (lợi ích thương mại tự do, thị trường và vai trò của Chính phủ.

- Tổng thể nền KT vận hành ntn (NSLĐ, giá cả tăng vì sao, chính phủ cần cân nhắc sự đánh đổi gì khi
xđ mục tiêu KT).

- Các mô hình KT cơ bản: Mô hình dòng chu chuyển của nền KT, mô hình đường giới hạn khả năng sản
xuất, mô hình cung cầu.

3. Tb và giải thích được các đối tượng và pp nghiên cứu KT học

- Tại sao cần nghiên cứu KTH

- Tại sao việc kiểm định các giả thuyết KT rất khó khăn

4. Tb được cách phân loại trong KTH

- Phân biệt các vđ KT vi mô – KT vĩ mô

- Phân biệt KTH thực chứng – KTH chuẩn tắc: Vai trò nhà KT”Nhà KT học”và”nhà tư vấn chính sách”;
lý do luân tồn tại những bất đồng trong KT.

1
1. Trình bày và giải thích được khái niệm KT học.

1.1. Nguồn lực khan hiếm.

+ Việc quản lý nguồn lực xã hội có tính quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm.

+ ‘Khan hiếm’ có nghĩa là xã hội có các nguồn lực hạn chế  Không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch
vụ mà mọi người mong muốn  Cần chi tiêu hợp lý.

1.2. KT học là gì?

- KT học là môn khoa học nghiên cứu hành vi con người, xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình
ntn (nghiên cứu sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm vào các mục đích sử dụng khác nhau có tính cạnh
tranh nhau, làm tối đa hóa lợi ích của các cá nhân và xã hội).

- KT học là một môn khoa học NC cách thức xã hội giải quyết 3 vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất ntn, sản
xuất cho ai. Đây là 3 câu hỏi định hướng việc phân phối nguồn tài nguyên khan hiếm.

1.3. Vấn đề cơ bản của KT học.

- Sản xuất cái gì? Chọn loại sản phẩm để sản xuất.

- Sản xuất cho ai? Chọn đối tượng phục vụ.

- Sản xuất ntn? Chọn quy mô sx/công nghệ sản xuất.

Ai trả lời cho 3 câu hỏi trên: Thị trường (thị trường có vai trò phân bổ các nguồn lực).

1.4. Các nền KT.

- Nền KT mệnh lệnh:

+ Thị trường không tồn tại

+ Nhà nước quyết định người dân tiêu dùng gì, sản xuất hàng hóa, làm việc như thế nào.

- Nền KT thị trường:

+ Thị trường tự do: tt mà chính phủ không can thiệp được

+ “Bàn tay vô hình” cá nhân mưu cầu lợi ích riêng trong tt tự do có thể p/bổ các nguồn lực hiệu quả.

- Nền KT hỗn hợp: Chính phủ và tư nhân.

2
2. Trình bày và giải thích được các khái niệm KT và các mô hình KT cơ bản.

2.1. Con người ra quyết định như thế nào?

*Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi.

- “Mọi cái đều có giá của nó”. Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu nào đó để đạt được
mục tiêu khác.

- KT học: Đánh đổi giữa “súng và bơ”: Tăng chi quốc phòng  giảm chi hàng tiêu dùng trong nước

- Sự đánh đổi ‘công bằng’ và ‘hiệu quả’ khi chính phủ thực thi chính sách KT. Để tăng công bằng, XH
phải phân bố lại thu nhập, giảm động cơ làm việc, giảm hiệu quả bằng BHTN, thuế TNCN…

- Đánh đổi giữa ngắn hạn và dài hạn: Tăng trưởng nhanh- tổn hại về môi trường. Lợi ích của thế hệ hiện
tại - thế hệ tương lai.

*Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó.

- Mọi người so sánh chi phí và lợi ích. Cái khó là chi phí không phải lúc nào cũng rõ ràng. Vd: quyết
định đi học đại học tại HUP

+ Lợi ích: làm giàu thêm kiến thức và có cơ hội làm việc tốt hơn so với các ngành khác.

+ Chi phí: học phí, sách vở, nhà ở… lớn nhất là khoảng thời gian khi học ĐH, khoản tiền lương phải từ
bỏ để đi học ĐH.

- Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó (giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua). Là
giá trị của lợi ích mà bạn phải từ bỏ do quyết định phân bổ nguồn lực cho 1 lựa chọn tốt hơn.

+ Quyết định lựa chọn Thiên, tức là đã bao hàm việc từ bỏ Linh (vị chọn Thiên hiệu quả hơn hơn Linh,
so sánh lợi ích và chi phí)

+ Là 1 khoản chi phí, nhưng không phát sinh chi tiêu nào.

*Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý khi suy nghĩ tại điểm cận biên

- Thuật ngữ “những thay đổi cận biên” để chỉ những điều chỉnh gia tăng nhỏ so với kế hoạch hành động
hiện tại. Mọi người đưa ra được quyết định tối ưu nhờ nghĩ đến điểm cận biên bằng cách so sánh lợi ích
cận biên và chi phí cận biên. Vd: Giả định 1 chuyến xe khách chỗ Hà Nội – Vinh tốn 10 triệu, chi phí
bình quân mỗi chỗ 200k. Có tình huống nào chủ xe đồng ý cho khách lên xe với mức 150k.

- Rất nhiều quyết định không phải “có hay không” mà là “bao nhiêu” câu trả lời tùy vào việc điểm cận
biên. Vd: Với cá nhân: ăn mấy cái bánh là vừa, tại sao sv học Thạc sĩ nhiều hơn Tiến sĩ. Với doanh
nghiệp: Chi phí marketing là bao nhiêu, có nên thuê thêm lao động. Với Nhà nước: Có nên đầu tư đường
sắt cao tốc, cần xây thêm bao nhiêu cây cầu qua sông.

3
- Phân tích cận biên:

+ Hiệu quả khi việc sản xuất/tiêu dùng tăng thêm 1 đvsp mà chi phí tăng thêm không lớn hơn lợi ích do
đvsp đó mang lại.

+ Hiệu quả: Lợi ích cận biên ≥ chi phí cận biên.

- Quan điểm của nhà KT: Phân tích cận biên

+ Khó khăn: Trong việc tính toán các thay đổi cận biên, nhất là lợi ích cận biên.

+ Sự cần thiết: Phân tích cận biên rất quan trọng, giúp chúng ta nhận ra mức tiêu dùng/sản xuất tối ưu
nên lựa chọn (tối đa hóa lợi ích) chứ không phải là số lượng tiêu dùng/sản xuất.

*Nguyên lý 4: Con người đáp lại các kích thích/các thay đổi.

- Con người quyết định dựa trên sự so sánh lợi ích và chi phí, hành vi của họ thay đổi khi lợi ích, chi phí
hoặc cả 2 thay đổi. Vd: Tăng thuế xăng  Tăng sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu.

- Các nhà hoạch định chính sách “không được quên các kích thích” vì có thể nhận được “hậu quả không
lường trước”. Vd: Đạo luật về thắt dây an toàn  Khả năng sống sót của người lái xe cao, khả năng gây
tai nạn tăng (lái nhanh, ẩu)  Số vụ tai nạn nhiều hơn.

- Vai trò của các chính sách: Động viên, phạt. Vd: Tại sao mn đội mũ bảo hiểm. Tại sao nhiều công ty bị
phạt gây ô nhiễm nhiều lần vẫn tiếp tục vi phạm.

2.2. Con người tương tác với nhau ntn?

*Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi.

- Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào các lĩnh vực mà họ sx tốt nhất, nhờ vậy mà được
hưởng hàng hóa/dịch vụ phong phú hơn. Vd: Nhật và Mỹ cạnh tranh nhau trên thị trường ô tô cả 2 đều
có lợi; TQ, NB … vừa là bạn hành của chúng ta vừa là đối thủ của chúng ta trong nền KT thế giới.

- Lợi thế tuyệt đối- lợi thế tương đối.

- Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền KT. Vd: Các hiệp định thương mai tự do TPP, WTO, FTA…
nhằm giảm thuế  Thương mại tăng, miếng bánh to ra thì ai cũng có lợi nhưng mặt trái?

*Nguyên lý 6: Thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động KT.

- Sự thất bại của KT kế hoạch hóa:

+ KT kế hoạch hóa: C/phủ quyết định XH sx HH/dịch vụ gì, sản xuất bao nhiêu, ai sản xuất/ tiêu dùng

+ KT thị trường: Hàng triệu doanh nghiệp, hộ gia đình quyết định xã hội sản xuất….. ai tiêu dùng.

=> Mới nhìn qua, thành công của KTTT thật khó hiểu do không ai phụng sự xã hội vì tất cả mn đều quan
tâm đến lợi ích riêng của họ.
4
- Thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith: Giá cả là công cụ để “bàn tay vô hình” điều khiển hoạt
động KT, tối đa hóa lợi ích xã hội.

- Ngăn giá cả điều chỉnh 1 cách tự nhiên theo cung cầu  Cản trở bàn tay vô hình. Vd: Thuế làm bóp
méo giá cả, các chính sách kiểm soát giá (kiểm soát giá thuê nhà  Thiếu nhà, nhà chất lượng kém.).

*Nguyên lý 7: Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường.

- “Bàn tay vô hình” cần được Chính phủ bảo vệ, thị trường chỉ hoạt động khi quyền sở hữu được tôn
trọng. Vd: 1 nông dân sẽ không trồng lúa nếu như anh ta nghĩ rằng mùa màng sẽ bị đánh cắp, một nhà
hàng sẽ không phục vụ trừ khi được đảm bảo rằng khách hàng sẽ trả tiền trước khi rời quán. Chúng ta
đều dựa vào tòa án và công an do chính phủ cung cấp để thực thi quyền của chúng ta.

- Nguyên nhân chính phủ can thiệp vào nền KT là: Thúc đẩy hiệu quả và công bằng. Bàn tay vô hình
thường dẫn dắt thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả nhưng không đảm bảo rằng tất cả mọi người đều
có lương thực đầy đủ, quần áo và chăm sóc y tế thích hợp.

- Hiệu quả: Tối đa hóa lợi ích từ nguồn lực được sử dụng. Sử dụng nguồn lực hiệu quả  Đạt mục tiêu
với chi phí thấp nhất. Phân bổ nguồn lực hiệu quả  Đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất bằng sản
lượng sản xuất ra.

- Ngoại ứng và thất bại thị trường:

+ Thất bại TT: chỉ tình huống mà thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả.

+ Nguyên nhân thất bại: Ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại hiện): là ảnh hưởng do hành động của 1 người tạo
ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc. Vd: Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

- Sự can thiệp của chính phủ:

+ Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp mạnh tay (phong trào quây đất, hạ thấp tiền công…).

+ Nhà nước cung cấp các điều kiện cần thiết cho hoạt động của nền KT (pháp luật).

+ Nhà nước can thiệp vào nền KT để khắc phục các vấn đề mà tư nhân không giải quyết được (thất bại
thị trường như ô nhiễm, không công bằng…).

2.3. Nền KT vận hành như thế nào?

*Nguyên lý 8: Mức sống của 1 nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất HH và dịch vụ của nước đó.

- Mức sống của 1 nước phụ thuộc vào năng suất lao động của quốc gia, tức là số lượng hàng hóa làm ra
trong 1 giờ của công nhân. Tương tự, tốc độ tăng năng suất của 1 quốc gia quyết định tốc độ tăng thu
nhập bình quân của quốc gia đó.

- Để nâng cao mức sống, các nhà hoạch định cần nâng cao NSLĐ (đào tạo công nhân, công nghệ…).

5
*Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền.

- Lạm phát: Sự gia tăng của mức giá chung trong nền KT. Lạm phát cao gây tổn thất cho xã hội => Cần
giữ lạm phát ở mức thấp.

- Nguyên nhân: Sự gia tăng của lượng tiền: Khi chính phủ tạo một lượng tiền lớn, giá trị của tiền giảm.

*Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.

- Đường cong Phillips: Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (có thể đến vài năm).

- Do 1 số loại giá cả thay đổi chậm chạp, giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn.
Khi chính phủ giảm lượng tiền  giảm số tiền mn chi tiêu. Khi giá cả bị mắc
ở mức cao  Mức chi tiêu giảm  Giảm lượng hàng hóa và dịch vụ DN bán
ra  Sa thải công nhân.

- Ý nghĩa:

+ Tìm hiểu xu thế phát triển của nền KT.

+ Các nhà hoạch định chính sách có thể khai thác sự đánh đổi này bằng cách vận dụng các công cụ chính
sách khác nhau: Thay đổi chi tiêu của chính phủ, thuế, lượng tiền in ra trong ngắn hạn.

2.4. Các mô hình KT cơ bản.

a. Mô hình Cung- Cầu:

b. Mô hình KT: Dòng chu chuyển của nền KT.

1. Giả định:

+ Nền KT đóng (không có xuất nhập khẩu)

+ Không có sự can thiệp của Chính phủ.

+ Hàng hóa cuối cùng: không có hàng hóa trung gian (tư liệu sản xuất…)

+ Không có thị trường tài chính.

2. Giả định: có sự tham gia của chính phủ.

3. Giả đinh: có Thị trường tài chính.


6
- Doanh nghiệp: sẽ là người cung cấp hàng hóa và thị trường hàng hóa và nhận lại tiền từ các cá nhân hộ
gia đình dưới dạng tiền doanh thu. Để làm ra hàng hóa thì DN phải mua từ thị trường yếu tố SX.

- Hộ gia đình: sẽ cung cấp các yếu tố sản xuất cho DN trong thị trường yếu tố SX và nhận lại tiền dưới
dạng tiền lương, lãi suất, lợi nhuận. Còn trong thị trường hàng hóa thì các hộ gia đình sẽ là người mua
hàng và trả tiền cho DN.

- Chính phủ: đóng vai trò điều tiết các đối tường trong nền KT dưới dạng thu thuế hoặc trả trợ cấp.

- Đối tượng nước ngoài: cuất hiện khi nền KT mở. Trong trường hợp đó họ có thế đóng các vai trò của
người SX hoặc hộ gia đình.

c. Mô hình KT: đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

- Các giả định trong mô hình:

+ Nền KT chỉ sx 2 loại hàng hóa.

+ Không có thất nghiệp.

- Điểm nằm trong đường PPF thể hiện hiệu quả sản xuất không cao.

- Các điểm nằm trên đường giới hạn năng lực sx biểu thị các mức sx có hiệu quả.

3. Trình bày và giải thích được về đối tượng và PPNC KT học.

3.1. Phương pháp nghiên cứu KT:

- Xây dựng lý thuyết/mô hình để giải thích và/hoặc đưa ra đự đoán về hành vi của các tác nhân KT.

- Kiểm định dự đoán về hành vi của tác nhân KT bằng số liệu thực tế với sự hỗ trợ của các kĩ thuật thống
kê và KT lượng.

3.2. Cách tiếp cận khoa học của các nhà KT:

- Quan sát và đo lường: sự thay đổi của các biến số KT.

- Xây dựng lý thuyết/mô hình KT:

+ Xác định vấn đề nghiên cứu.

+ Xây dựng mối quan hệ dựa trên các giả định đơn giản hóa so với thực tế.

+ Lập các giả thuyết KT để giải thích vấn đề nghiên cứu.

- Kiểm định lý thuyết/mô hình KT: Thu thập số liệu/phân tích số liệu/kiểm định.

7
3.3. Các khái niệm cơ bản.

a. Lý thuyết KT: Được sử dụng để giải thích hiện tượng quan sát được trên thực tế và/hoặc dự báo về
những sự kiện sẽ xảy ra. Lý thuyết KT được xây dựng trên cơ sở các giả định ban đầu, các quy luật KT,
các lập luận logic.

b. Mô hình KT: Là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ toán của lý thuyết, được dùng để dự báo. Là cách biểu
hiện đơn giản hóa thực tiễn dựa trên 1/nhiều lý thuyết KT dưới dạng ngôn ngữ có tính cấu trúc.

c. Giả định: Là các giả thiết để đơn giản hóa mô hình. Các phân tích KT có thể sai lầm nếu không xem
xét các giả định (liệu có yếu tố nào bị bỏ sót).

- Giả định “những yếu tố khác được giữ không đổi”. Vd: Nghiên cứu lượng cầu iphone phụ thuộc vào
yếu tố nào trên thị trường. Mô hình cung cầu giả định, nó phụ thuộc giá iphone, giá HH thay thế Samsung,
thu nhập người tiêu dùng. Mặc dù, nó còn phụ thuộc sở thích cá nhân, toàn cầu hóa…

- Nghiên cứu tác động của thương mại quốc tế, chúng ta giả định thế giới chỉ có 2 nước, mỗi nước chỉ
sản xuất 2 hàng hóa.

d. Tại sao việc kiểm định các giả thuyết KT lại rất khó khăn?

- Nhà KT sử dụng lý thuyết và quan sát như nhà KH, nhưng các thực nghiệm khó thực hiện trong KT
học (không được phép thay đổi chính sách tiền tệ quốc gia chỉ để tạo ra các số liệu cần thiết).

- Nhà KT có thể quan sát các biến cố lịch sử (các thực nghiệm tự nhiên): Cuộc chiến Trung Đông làm
gián đoạn Cung dầu mỏ, giá dầu tăng.

4. Trình bày được các cách phân loại trong KTH

4.1. Phân biệt các vấn đề KTH vi mô- KTH vĩ mô:

KTH vi mô KTH vĩ mô
Nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia Nghiên cứu các hiện tượng của toàn bộ nền KT. Vd:
đình và DN cũng như sự tương tác giữa họ trên ảnh hưởng của hđ vay nợ của chính phủ, ảnh hưởng
thị trường cụ thể. Vd: Ảnh hưởng của sự cạnh của chính sách tiền lương làm tăng mức sống của
tranh nước ngoài đối với ngành Dược. đất nước.
- N/c thị trường của các hàng hóa đơn lẻ, xác - N/c các nền KT tổng thể tập, trung vào tương tác
định các hành vi của hộ gia đình và các hang của tác nhân KT này với tác nhân KT khác.
kinh doanh đơn lẻ. - Mối quan tâm chính: tổng lượng KT. N/c tại sao
- Tập trung n/c việc các thị trường cạnh tranh hoạt động KT tổng thể lại thường xuyên biến động:
phân bố nguồn lực để tạo ra thặng dư sản xuất giá trị sản xuất, tổng thu nhập, thất nghiệp, lạm
và thặng dư tiêu dùng, đồng thời n/c các thị phát, lãi suất, chứng khoán, tỉ giá hối đoái.
trường có thể thất bại ra sao.

=> Mối quan hệ chặt chẽ: chúng ta không thể hiểu được các hiện tượng KT vĩ mô nếu không tính đến
các quyết định vi mô liên quan. Vd: Tăng thuế bia làm giảm sản lượng tiêu thụ ngành bia ntn, tăng thu
Ngân sách Nhà nước ntn.
8
4.2. Phân biệt KTH thực chứng- KTH chuẩn tắc.

- Vai trò của nhà KT: Là nhà KH hoặc nhà tư vấn chính sách: Vd: Bàn luận về luật tiền lương tối thiểu:

+ Phanh nói: “Luật tiền lương tối thiểu gây ra thất nghiệp” => Nhận định thực chứng. Phanh nói như 1
nhà KH: Mô tả, k/định rằng thế giới là ntn. Phanh nghiên cứu nền KT thực tế hđ ntn => Khách quan

+ Troang nói: “C/phủ cần tăng lương tối thiểu” => Nhận định chuẩn tắc. Troang nói như 1 nhà tư vấn
c/sách: Khuyến nghị, k/định rằng TG cần phải ntn. Troang khuyến nghị nên làm cái gì => Chủ quan.

- Các nhà KT có thể thống nhất đối với những vấn đề KTH thực chứng. Không có lý do gì để mn phải
thống nhất về những nhận định chuẩn tắc.

- Phân loại:

KTH thực Xác nhận/bác bỏ nhận định thực chứng bằng cách xem bằng chứng Nhà khoa học: giải
chứng thực tế: Sử dụng lý thuyết và mô hình để giải thích, dự đoán tác động thích các hiện
của 1 sự lựa chọn hay 1 chính sách. tượng KT
KTH - Đánh giá nhận định chuẩn tắc liên quan đến cả giá trị và thực tế. Nhà tư vấn: đưa ra
chuẩn tắc Không thể đ/giá chỉ bằng số liệu vì nó không phải là 1 vđ thuần túy các chính sách
khoa học. Nó còn gắn với qđiểm đạo đức, tôn giáo, triết lý chính trị. khuyến nghị
- Nhìn nhận vấn đề theo quan niệm “điều gì nên là/nên làm”

- Tại sao các nhà KT lại bất đồng với nhau?

+ Các nhà KT tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách những lời khuyên mâu thuẫn nhau do có sự khác
biệt trong các đánh giá khoa học, hoặc do có sự khác biệt trong giá trị.

+ Mặc khác, các nhà KT có thể thống nhất quan điểm trong tư vấn nhưng các nhà hoạch định chính sách
chọn cách bỏ ngoài tai lời khuyên của họ.

- Nếu là Tổng thống, bạn quan tâm đến quan điểm thực chứng hay chuẩn tắc từ cố vấn KT? Nguyên lý:
Sự đánh đổi. Nhà KT nào nói các quyết định chính sách đều dễ dàng thì nhà KT đó không đáng tin cậy.

- Các nhà hoạch định chính sách có thể đòi hỏi phân tích vđ cả về mặt thực chứng và chuẩn tắc.

+ KTH thực chứng: Phân tích hậu quả của chính sách cụ thể, mô tả hoạt động.

+ KTH chuẩn tắc: Đánh giá xem các chính sách khác nhau vận hành tốt đến mức nào và việc xây dựng
những chính sách mới phù hợp với mục tiêu.

- Liệu các nhà hoạch định chính sách/nhà quản lý chỉ cần quan tâm đến KT vĩ mô? KT vi mô thường
không trả lời được câu hỏi Chính sách nào tốt nhất, nhưng việc phân tích giúp xđ rõ các lựa chọn đánh
đổi và làm sáng tỏ vấn đề.

9
Bài 2: Kinh tế vi mô

Mục tiêu:

1. Trình bày được khái niệm về thị trường, Cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, Cung và các yếu tố
ảnh hưởng đến cung, Quy luật Cầu, Quy luật Cung.

- Thị trường, phân loại thị trường cạnh tranh và độc quyền.

- Phân biệt cầu và lượng cầu, cung và lượng cung

- Phân biệt di chuyển và dịch chuyển trên đường cầu/cung. Các yếu tố tác động làm di chuyển/dịch
chuyển đường cầu/cung.

2. Phân tích thị trường: Tác động của biến cố kinh tế làm thay đổi cung, cầu; qua đó làm thay đổi giá và
lượng cân bằng.

3. Phân tích tác động của các biện pháp kiểm soát giá (giá trần và giá sàn).

4. Tb được khái niệm hệ số co giãn và các loại hệ số co giãn của cầu.

5. Giải thích nguyên nhân Thất bại thị trừơng, ngoại ứng và tại sao cần vai trò can thiệp của Chính phủ.

6. Phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Phân biệt lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội

1. Thị trường, cung, cầu

1. 1. Thị trường, phân loại thị trường cạnh tranh và độc quyền.

- Thị trường là một nhóm người bán và người mua hàng hóa/dịch vụ nhất định, người mua và người bán
tác động qua lại lẫn nhau (trao đổi).

- Các thuật ngữ “cung”, “cầu” ám chỉ hành vi của con người khi họ tương tác với nhau trên thị trường.
Mặc dù biểu hiện bên ngoài khác nhau: Thị trường thực phẩm, thị trường chứng khoán… nhưng tất cả
đều thực hiện 1 chức năng KT: Xác định giá cả để đảm bảo sản lượng mà người ta muốn mua bằng sản
lượng người ta muốn bán.

- Thị trường cạnh tranh là một thị trường trong đó có nhiều người mua và người bán sao cho mỗi người
có tác động không đáng kể lên giá TT. Người mua và người bán là người nhận giá do thị trường q/định.

Độc quyền Chỉ có 1 người bán và người bán này quy định giá cả
Độc quyền nhóm Chỉ một ít người bán và không phải lúc nào cũng cạnh tranh mạnh mẽ với nhau
C/tranh độc quyền Nhiều người bán và các sản phẩm có sự khác biệt
C/tranh hoàn hảo Người bán và người mua phải chấp nhận giá do TT q/định (người nhận giá)

- TT cạnh tranh chỉ có 1 mức giá. TT không cạnh tranh có thể đặt ra nhiều mức giá cho cùng 1 sản phẩm.
10
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

+ Hàng hóa đồng nhất

+ Số người tham gia rất nhiều, người tham gia là người chấp nhận giá (giá do thị trường quyết định).

+ Các nhà sản xuất (Cung) phải cạnh tranh với nhau.

+ Thông tin hoàn hảo.

+ Không có rào cản gia nhập ngành.

- Thị trường y tế không đáp ứng điều kiện của thị trường cạnh tranh vì:

Thị trường cạnh tranh Thị trường y tế


Nhiều người bán 1 số bệnh viện (trừ thành phố có nhiều bệnh viện)
Các công ty kinh doanh vì lợi nhuận Các BV không vì lợi nhuận
Hàng hóa đồng nhất HH không đồng nhất (chất lượng dịch vụ khác nhau)
Thông tin đối xứng: Người mua có đầy đủ Thông tin bất đối xứng: Người mua thông tin kém
thông tin như người bán (không có chuyên môn).
Người tiêu dùng là người trả tiền Bên thứ 3 trả (BHYT); người mua/BN chỉ trả 1 phần.

1.2. Cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến Cầu, Quy luật cầu.

- Cầu một hh/dv là số lượng hh/dv đó mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng ở các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.

- Các yếu tố tác động đến cầu:

+ Giá cả (Price): P ↑ QD ↓

+ Thu nhập (Income):

• I ↑  D ↑ (hh thông thường: nhu cầu tăng khi thu nhập tăng)
• I ↑  D ↓ (hh cấp thấp: nhu cầu giảm khi thu nhập tăng: đi xe buýt)

+ Giá cả hàng hóa liên quan (Price of related goods):

• P (hh thay thế) ↓  D↓ (sự giảm giá 1 hh làm giảm lượng cầu về hh khác: điện thoại – máy ảnh).
• P (hh bổ sung) ↓  D↑ (sự giảm giá 1 hh làm tăng lượng cầu về hh khác: xăng – xe máy)

+ Thị hiếu: Là sở thích, ý thích của người tiêu dùng, giúp xđ chủng loại hh người tiêu dùng muốn mua.
Phụ thuộc rất nhiều yếu tố: tập quán, tâm lý, giới tính, tôn giáo…

+ Kì vọng: Kì vọng về giá cả (P), kì vọng về thu nhập (I) trong tương lai ↑ hay ↓

11
- Hàm cầu:

+ Hàm biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cầu vào giá: QD = f (P)

+ Hàm cầu tuyến tính: QD = aP + b

- Biểu cầu: Bảng biểu thị mỗi quan hệ P – Q.

- Đường cầu:

+ Đồ thị biểu diễn mối quan hệ P – Q.

+ Luôn dốc xuống: người tiêu dùng sẵn lòng mua nhiều hơn khi mức giá thấp hơn.

- Quy luật cầu: Khi giá một hàng hóa tăng lên (trong đk các yếu tố khác không đổi) thì lượng cầu hàng
hóa sẽ giảm xuống.

- Cầu thị trường là tổng tất cả đường cầu cá nhân tại mỗi mức giá.

- Thuật ngữ “cầu” (D-Demand) có nghĩa là: Toàn bộ mối quan hệ giữa giá cả và số lượng yêu cầu và
được biểu thị bằng toàn bộ đường cầu. Khi một yếu tố nào đó (không phải giá) thay đổi, làm dịch chuyển
cả đường cầu, đó chính là sự thay đổi về cầu.

- Thuật ngữ “Lượng cầu” (QD Quantity of Demand) có nghĩa là: Một số lượng nào đó mà người mua
chọn để mua hh ở một mức giá nào đó. Đó là một con số được biểu thị bằng 1 điểm trên đường cầu. Khi
giá của 1 hh thay đổi làm chúng di chuyển dọc theo đường cầu, đó là sự thay đổi về số lượng yêu cầu.

- Sự di chuyển của đường cầu:

+ Sự di chuyển dọc theo đường cầu: Thuế làm tăng giá thuốc lá

+ Sự di chuyển cả đường cầu: Luật phòng cống tác hại của thuốc lá.

12
1.3. Cung, các yếu tố ảnh hưởng đến cung, Quy luật cung.

- Cung: số lượng của một hàng hóa mà những người bán sẵn lòng cung cấp ở những mức giá khác nhau
trong một giai đoạn.

- Hàm cung:

+ Hàm biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cung vào giá: Qs = f (P)

+ Hàm cầu tuyến tính: Qs = aP + b

- Quy luật cung: Khi giá một hàng hóa tăng lên thì lượng cung hàng hóa sẽ tăng lên thì lượng cung hàng
hóa sẽ tăng lên.

- Các yếu tố quyết định cung:

Giá cả
Giá các đầu vào Chi phí lao động, máy móc, nhiên liệu, NVL, yếu tố thời tiết…
Công nghệ - CN tiến bộ cho phép các hãng sx nhiều hơn ở mỗi mức giá (CN bảo quản, vận
chuyển, tinh chế…). CN hiểu theo nghĩa rộng: phương thức sx chứ không phải
chỉ tình trạng máy móc
- Quy định của Chính phủ đôi khi gấy rat hay đổi CN bất lợi cho người sx (quy
định an toàn, thiết bị chống ô nhiễm)
Kỳ vọng Lượng bán hôm nay thuộc kỳ vọng về giá cả trong tương lai

- Các yếu tố quyết định cung một cá nhân:

Giá cả P↑  Qs ↑
Nhà sx áp dụng CN cải tiến hơn S dịch chuyển sang phải: ↑
Quy định của CP gây thay đổi bất lợi cho nhà sx S dịch chuyển sang trái: ↓
Chi phí đầu vào ↓ S dịch chuyển sang phải: ↑
Đầu vào: thời tiết bất ổn gây giảm sản lượng S dịch chuyển sang trái
Kỳ vọng giá bán trong tương lai tăng Tích trữ một phần vào kho và cung ứng ít hơn (S
dịch chuyển sang trái)

- Sự di chuyển của đường cung:

+ Sự di chuyển dọc theo đường cung: Sự thay đổi giá

+ Sự di chuyển cả đường cung: Sự thay đổi của các yếu tố khác (trừ giá).

• Tăng cung => Dịch chuyển sang trái


• Giảm cung => Dịch chuyển sang phải.

13
2. Cân bằng TT – Thay đổi trạng thái cân bằng – Các biện pháp kiểm soát giá của chính phủ.

2.1. Cân bằng thị trường

- Trạng thái cân bằng: Là điểm mà tại đó đường cung và đường cầu cắt nhau. Tại điểm đó, mức giá
được gọi là giá cân bằng, lượng được gọi là lượng cân bằng. Tại mức giá cân bằng, lượng hàng hóa mà
người mua sẵn sàng và có khả năng mua bằng lượng hh mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán. Tại
mức giá này, mn đều thỏa mãn.

- Cơ chế TT: Hoạt động của nhiều người bán và người mua tự động đẩy giá thị trường tới mức cân bằng.

- Tóm lại:

+ Thị trường cân bằng khi cung cầu gặp nhau: QS = QD; PS = PD

+ Phản ứng của thị trường:

• Thiếu hụt (D>S) => Giá tăng


• Thặng dư (D<S) => Giá giảm

2.2. Thay đổi trạng thái cân bằng

- Cơ chế thị trường: Sử dụng tín hiệu giá để điều chỉnh lượng cung và cầu trên thị trường nhằm đạt đến
điểm cân bằng. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cơ chế trên mới hoạt động hiệu quả.

- Trạng thái cân bằng trên thị trường thay đổi do:

+ Cầu thay đổi (đường cầu dịch chuyển)

+ Cung thay đổi (đường cung dịch chuyển)

+ Cả cung và cầu thay đổi

- Ba bước để phân tích thay đổi trong trạng thái cân bằng:

+ Xác định sự kiện xảy ra tác động đến đường cung hay đường cầu hay cả 2.

+ Xác định hướng dịch chuyển của các đường

+ Sử dụng đồ thị cung cầu xem sự dịch chuyển tác động đến cân bằng ntn.
14
- Giá cả và sản lượng:

+ Tác động của sự dịch chuyển đường cầu:

• Tăng cầu (dịch chuyển sang phải) => Giá tăng


• Giảm cầu (dịch chuyển sang trái) => Giá giảm

+ Tác động của sự dịch chuyển đường cung:

• Tăng cung (dịch chuyển sang phải) => Giá giảm


• Giảm cung (dịch chuyển sang trái) => Giá tăng.

2.3. Các biện pháp kiểm soát giá của chính phủ

- Kiểm soát giá là những quy định hay luật lệ chính phủ đặt mức giá sàn hay giá trần cản trở cân bằng
của thị trường.

- Giá trần:

+ Mục đích: Bảo vệ người tiêu dùng

+ Chỉ có ý nghĩa khi thấp hơn giá thị trường (Pmax < Po)

+ Vd: điện, nước.

+ Gây ra thiếu hụt.

- Giá sàn:

+ Mục đích: Bảo vệ người sản xuất, người lao động

+ Chỉ có ý nghĩa khi cao hơn giá thị trường (Pmin > Po)

+ Vd: lương tối thiểu, giá bảo hộ nông sản…

+ Gây ra dư thừa:

• Nông sản: Chỉnh phủ phải tổ chức mua sản lượng thừa.
• Lương tối thiểu: Làm tăng tỷ lệ thất nghiệp  CP phải trợ cấp thất nghiệp.

3. Hệ số co giãn – Ngoại ứng – Phân tích chi phí lợi ích

3.1. Hệ số co giãn (độ co giãn)

- Hệ số co giãn của X theo Y là phần trăm thay đổi của X khi Y thay đổi 1%.

- Vd: Hệ số co giãn của cầu theo giá (độ co giãn của cầu theo giá):

15
- Phân loại:

a. Độ co giãn của cầu theo giá (ED):

- Đo lường sự phản ứng hay độ nhạy cảm của người tiêu dùng với những thay đổi về giá của 1 hàng hóa.

- Do P và Q có quan hệ nghịch biến theo luật cầu nên ED luôn âm. Giá trị tuyệt đối của ED càng lớn =>
Người mua càng nhạy cảm với sự thay đổi giá.

- Phân biệt sự khác nhau giữa “thay đổi đơn vị” và “thay đổi phần trăm”: Vd: Cùng là tăng thêm 1k đồng
nhưng từ 1k lên 2k thì giá tăng 100%, từ 2k lên 3k thì giá tăng 50%...

- Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá:

+ Sự có sẵn của các hàng hóa thay thế: Hàng hóa thay thế càng nhiều và càng tốt thì cầu của hàng hóa
đó càng co giãn.

+ Tỷ trọng chi tiêu trong ngân sách tiêu dùng: Tỷ lệ phần trăm trong ngân sách tiêu dùng dành cho hàng
hóa đó càng lớn thì cầu càng co giãn.

+ Khoảng thời gian điều chỉnh: Khoảng thời gian mà người tiêu dùng có thể điều chỉnh theo sự thay đổi
giá càng dài thì cầu càng co giãn.

b. Độ co giãn theo thu nhập (EI):

Đo sự phản ứng của số lượng yêu cầu theo sự thay đổi của thu nhập (giá và các yếu tố khác ảnh hưởng
đến cầu không đổi).

EI > 0: Hàng hóa thông thường

EI < 0: Hàng hóa cấp thấp

c. Độ co giãn giá chéo (Exy):

Đo sự phản ứng của số lượng yêu cầu về hàng hóa X theo sự thay đổi về giá của hàng hóa thay thế Y
(giữ X và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của X không đổi).

Exy > 0: Hàng hóa thay thế

Exy < 0: Hàng hóa bổ sung

- Ứng dụng về độ co giãn của cầu:

+ Định giá ntn trong thời suy thoái kinh tế

+ Định giá dựa trên chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh

+ Chiến lược làm cho sản phẩm ít co giãn giá chéo hơn…
16
3.2. Ngoại ứng

- Thị trường hàng hóa, dịch vụ CSSK:

+ Thông tin bất đối xứng giữa người mua và người bán (thông tin về tình trạng sk, thông tin về chất
lượng hàng hóa, dịch vụ cssk…)

+ Rào cản gia nhập (các công ty dược phẩm: R&D đòi hỏi vốn lớn, thời gian kéo dài…)

=> Không đáp ứng điều kiện của thị trường cạnh tranh

=> Thất bại thị trường, cần có sự can thiệp của nhà nước.

- Ngoại ứng: Khi hành động của 1 cá nhân/DN có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của 1 đối tượng
khác, nhưng những ảnh hưởng đó không được phản ánh trong giá cả thị trường.

+ Ngoại ứng tiêu cực: 1 hãng làm ÔNMT gây ngoại ứng tiêu cực đến mn.

+ Ngoại úng tích cực: Người nuôi ong – người trồng táo

- Hậu quả của ngoại ứng: Phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Vd: Bằng cách mở rộng các nguồn lực,
1 hãng có thể làm giảm mức ô nhiễm  Lợi ích XH lớn nhưng không có động cơ cá nhân để hãng chi
khoản tiền này.

+ Ngoại ứng tích cực: Khi người bán không được tính ngoại ứng tích cực vào giá bán  Họ sẽ cung cấp
ở mức sản lượng thấp hơn sản lượng hiệu quả XH (Q < Q*). Vd: DN trồng rừng không thể tính được lợi
ích của trồng rừng đối với XH.

+ Ngoại ứng tiêu cực: Khi người bán không được tính ngoại ứng tiêu cực vào giá bán  Họ sẽ cung cấp
ở mức sản lượng cao hơn sản lượng hiệu quả XH (Q > Q*). Vd: DN thép sx gây ÔNMT mà tổn thất về
mt trông được tính vào giá thép.

- Tại sao có ngoại ứng: Lợi ích tư nhân (DN) khác lợi ích XH.

- Khi có ảnh hưởng của ngoại ứng thì thị trường không hiệu quả.

- Vai trò của Chính phủ:

+ Ngoại ứng tích cực => Trợ cấp…

+ Ngoại ứng tiêu cực => Thuế môi trường…

17
3.3. Phân tích chi phí lợi ích

- Để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư (đánh giá hiệu quả KT của mọi quyết định nói chung)

- Quan điểm kinh tế: So sánh chi phí – lợi ích (Cost – benefice)

- Đối tượng của phân tích chi phí – lợi ích:

+ Tổng thể các bước để DN, chính phủ đánh giá xem có thực hiện chương trình, dự án hay không? Và
lựa chọn giữa chương trình, dự án khác nhau.

+ Phân tích chi phí lợi ích của tư nhân

+ Phân tích chi phí lợi ích của xã hội.

a. Phân tích chi phí lợi ích của tư nhân

- Để ra quyết định đầu tư, DN cần:

+ Xác định các phương án kinh doanh (các dự án đầu tư).

+ Dự báo về đầu vào và đầu ra đối với từng phương án.

+ Định giá của đầu vào và đầu ra.

+ Cộng tất cả lợi ích và trừ đi chi phí, tính lợi nhuận của từng phương án.

- Vấn đề: Lợi ích và chi phí dự án nảy sinh trong 1 khoảng thời gian kéo dài. “1$ ngày hôm nay khác 1$
của 10 năm sau” => Các lợi ích và chi phí phát sinh tại các thời điểm khác nhau so sánh với nhau ntn.

- Dòng tiền chiết khấu (DCF): Trong tài chính, giá trị danh nghĩa không có nhiều ý nghĩa để so sánh.
Thay vào đó, các khoản tiền cần phải được xem xét đến giá trị thời gian và quy về cùng 1 thời điểm hiện
tại mới có ý nghĩa so sánh.

- Một số thuật ngữ:

+ CF (Cash flow): dòng tiền dự án

+ r: tỷ lệ chiết khấu (tỷ suất hoàn vốn, chi phí vốn…)

+ FV (future value): giá trị dự kiến thu được trong tương lai.

+ PV (present value): giá trị hiện tại của 1 khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai.

+ NPV (Net present value): giá trị hiện tại ròng/thuần là chênh lệch giữa giá hiện tại của các khoản tiền
dự kiến thu được trong tương lai và chi phí đầu tư.

- Công thức tính NPV:

18
b. Phân tích chi phí lợi ích của xã hội: Chính phủ cần biết 1 dự án cụ thể nào đó khi đưa vào thực hiện,
lợi ích có nhiều hơn chi phí hay không.

Test: Tài liệu ôn tập kinh tế học – kinh tế vi mô.

19
Bài 3: Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu:

1. Tb được các khái niệm, phân loại và phương pháp đo lường các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản

- Khái niệm GDP và GNP; GDP và phúc lợi kinh tế; phương pháp tính GDP và GNP

- Khái niệm lạm phát, thước đo lạm phát (CPI và DGDP)

- Phân biệt chỉ số danh nghĩa và chỉ số thực tế (GDP danh nghĩa & GDP thực tế, lãi suất danh nghĩa và
lãi suất thực tế, tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế)

- Khái niệm thất nghiệp, cách tính tỉ lệ thất nghiệp.

2. Áp dụng lý thuyết để phân tích các vấn đề kinh tế vĩ mô (tăng trưởng & phúc lợi kinh tế, lạm phát,
thất nghiệp…)

1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP và các tài khoản TNQD khác

1.1. Khái niệm GDP

- Tổng sản phẩm trong nước (hay tổng sản phẩm quốc nội) là thước đo về tổng thu nhập và tổng sản
lượng của một nền kinh tế. Tại sao gọi là Tổng sản lượng nhưng lại được đo bằng đơn vị tiền tệ (VND,
USD...)?

- GDP là “tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một
quốc gia tại một thời kỳ nhất định”

- Các thuật ngữ cần chú ý:

+ “giá trị thị trường”: GDP cộng rất nhiều loại thành 1 chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế.
Nó phải sử dụng giá thị trường để làm được điều này (do giá thị trường biểu thị số tiền mà mọi người
sẵn sàng chi trả cho các hàng hóa khác nhau).

+ “của tất cả” GDP bao gồm tất cả các hàng hóa được sx ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên
thị trường. Có một số sản phẩm mà GDP bỏ sót: những sản phẩm được sản xuất và bán ra trong nền kinh
tế ngầm. VD: Dược phẩm bất hợp pháp, rau quả trồng trong vườn nhà bạn…

+ “hàng hóa và dịch vụ”: gồm tất cả các hàng hóa hữu hình và dịch vụ vô hình.

+ “cuối cùng”: để tránh tính trùng (không tính giá trị thị trường của HH trung gian).

+ “được sản xuất ra”: bao gồm những hàng hóa và dịch vụ được sx ra trong thời kì hiện tại không bao
gồm những giao dịch liên quan đến hàng hóa được sx trong quá khứ.

20
+ “trong một quốc gia”: Các sản phẩm được đưa vào GDP của một quốc gia khi chúng được sản xuất ra
trên quốc gia đó,bất kể nhà sx có quốc tịch nước nào.

+ “tại một thời kỳ nhất định”: 1 năm, 1 quý…

1.2. Các phương pháp đo lường GDP

a. Tính theo luồng chi tiêu: GDP là giá trị của sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian.

GDPmp = C + I + G + X – IM

= C + I + G + NX

+ C (consumption) là chi tiêu của hộ gia đình bao gồm chi tiêu cho: hàng hóa lâu bền (durable goods)
hàng hóa không lâu bền (nondurable goods) và dịch vụ (services)

+ I (investment) là tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân: gồm đầu tư của các hãng cho tư bản hiện
vật mới (nhà xưởng, máy móc, công cụ) cộng với hàng tồn kho và đầu tư của hộ gđình cho nhà ở mới

+ G (government purchases) là chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ. G không bao gồm các
khoản chuyển giao thu nhập

+ NX (net export) là giá trị xuất khẩu ròng. NX bằng tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trừ
đi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.

b. Tính theo luồng thu nhập: GDP là tổng các thu nhập của một nền kinh tế trong một giai đoạn.

GDPfc = w + i + r + ∏ + Dep+ Te.

Dep (khấu hao) i (interest - tiền lãi)


Te (thuế gián thu ròng) r (rent - tiền thuê)
w (wage - lương) ∏ : (profit - lợi nhuận DN)

c. Tính theo giá trị gia tăng: GDP là tổng các giá trị tăng thêm (giá trị gia tăng – value added) của một
nền kinh tế trong một thời đoạn.

- Giá trị gia tăng (Value Added, VA) là giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (doanh thu)
trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các doanh nghiệp khác (chi phí nguyên vật liệu…).

- Phương pháp này có thể được dùng để đo lường đóng


góp của từng ngành vào GDP

GDPVA = ∑ VAcác ngành

21
1.3. Các tài khoản TNQD khác: GNP, GNI…

- Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product – GNP) là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng do các nhân tố của một quốc gia sản xuất ra, có thể sản xuất trong nước hoặc nước ngoài.

- Thu nhập ròng tài sản từ nước ngoài ( Net Incom Property From Abroad – NIPA) là phần chênh lệch
giữa thu nhập từ các nhân tố nhận được từ nước ngoài và thu nhập phải trả cho nước ngoài. (NIPA=
GNP- GDP)

- Ngoài ra người ta còn sử dụng GNI là Tổng thu nhập quốc dân.

- Phân biệt GDP và GNP.

+ Tổng sản phẩm trong nước GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân GNP ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi
thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập
nhận được ở đó.

+ Ý nghĩa:

• GNP > GDP (NIPA > 0): nền kinh tế trong nước có ảnh hưởng đến các nước khác
• GNP < GDP (NIPA < 0): nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng của các nước khác
• GNP = GDP (NIPA = 0): chưa có kết luận

- GDP và các chỉ số TNQD khác (GNP, GNI):

+ Đánh giá tăng trưởng quốc gia một cách đầy đủ và thực lực của một quốc gia.

+ Tổng sản phẩm quốc dân GNP: cách tiếp cận sản xuất (GNP – Grosss National Product)

+ Thu nhập quốc dân GNI: cách tiếp cận thu nhập (GNI –Grosss National Income)

+ Công thức: GNI = GDP + Thu nhập nhận được từ ở ngoài nước - Thu nhập trả cho nước ngoài

1.4. GDP danh nghĩa (GDPn), GDP thực tế (GDPr), Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP)

- GDP danh nghĩa (GDPn ­ Nominal GDP ) là GDP tính theo giá cả thị trường

- GDP thực tế (GDPr - Real GDP) là GDP tính theo giá ở thời kỳ gốc

- Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP – GDP deflator)

22
1.5. GDP và phúc lợi kinh tế

- GDP là chỉ tiêu tốt về phúc lợi kinh tế vì mọi người thường muốn có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên GDP
không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về phúc lợi kinh tế: vd nó bỏ sót giá trị của thời gian nghỉ ngơi và môi
trường trong sạch.

- GDP không tính đến:

+ Sản xuất tự cung tự cấp của hộ gia đình

+ Nền kinh tế ngầm

+ Giá trị của nghỉ ngơi chưa đưa vào trong tính toán GDP

+ GDP không điều chỉnh những đầu ra có hại như ô nhiễm môi trường hay các ảnh hưởng tiêu cực trong
quá trình sản xuất

+ GDP không điều chỉnh thay đổi trong số lượng tội phạm và các vấn đề xã hội khác (tỷ lệ ly dị, tình
trạng nghiện thuốc)

+ GDP đo lường kích cỡ của chiếc bánh nhưng không chỉ ra cách chia chiếc bánh cho công bằng

- GDP đo lường tăng trưởng kinh tế, nhưng không thể đồng nhất với tiến bộ xã hội. Vì vậy người
ta còn sử dụng các chỉ số khác để đo lường một cách toàn diện phúc lợi kinh tế của một quốc gia:

+ Human Development Index (HDI),

+ Index of Sustainable Economic Welfare (ISEW),

+ Genuine Progress Indicator (GPI)

+ Gross national happiness (GNH),

+ Sustainable national income (SNI),

+ Green National Product

- Khái niệm Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) được phát triển. Chín yếu tố cấu thành phản ánh hạnh
phúc được đưa vào chỉ số GNH: tình trạng về tâm lý, sử dụng thời gian, sức sống của cộng đồng, văn
hóa (tính đa dạng và bảo tồn của truyền thống văn hóa), sức khỏe (y tế), giáo dục, môi trường (cảm nhận
và hiểu biết về sinh thái), mức sống, và quản trị (cảm nhận về công bằng, chân chính và chất lượng).

2. Lạm phát

2.1. Khái niệm

- Lạm phát (inflation) là sự tăng lên liên tục của mức giá chung. Giá cả tăng nhanh hơn thu nhập.

- Giảm phát (deflation): mức giá chung giảm. Giá cả giảm nhưng thu nhập chẳng có.

23
2.2. Các thước đo của lạm phát

Thước đo lạm phát : Mức giá chung. Thường mức giá chung được phản ánh bởi hai chỉ số giá là:

+ CPI ( Consumer Price Index): Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng

+ DGDP (GDP Deflator): Chỉ số điều chỉnh GDP

a. Khái niệm và cách tính CPI

- CPI: là thước đo chi phí mua hàng hoá và dịch vụ của một người tiêu dùng điển hình. Trên thực tế CPI
được tính cả theo tháng và theo năm. Cách tính CPI: Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số đo lường mức giá
trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.
Chi phí để mua giỏ hàng cố định trong thời kỳ t
CPI của thời kỳ t = x 100
Chi phí để mua giỏ hàng đó trong năm cơ sở

- Thực tế, người ta hay sử dụng qoi là tỉ trọng chi tiêu của từng mặt hàng trong giỏ:

+ Chi phí giỏ hàng ở năm t = ∑ pti x qoi

∑ pt x qo
+ Chỉ số giá tiêu dùng năm t = CPIt = ∑ poi x qio x 100
i i

- Tính CPI gồm 5 bước:

+ Cố định giỏ hàng: Ước tính lượng các sản phẩm mà một người tiêu dùng điển hình mua (tức là giỏ
hàng hoá và dịch vụ).

+ Xác định giá cả: Xác định giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm (mỗi năm khi
tính CPI hàng năm).

+ Tính chi phí để mua giỏ hàng: Sử dụng các giá cả và lượng để tính chi phí mua giỏ hàng cho mỗi năm.

+ Lựa chọn năm cơ sở và tính chỉ số giá: Lựa chọn một năm làm năm chuẩn (tức là năm cơ sở) so sánh
với các năm khác. Tính tỷ lệ giữa chi phí để mua giỏ hàng trong mỗi năm so với năm cơ sở.

- Có ba vấn đề nảy sinh khi sử dụng CPI đo lường chi phí sinh hoạt:

+ CPI lại không tính sự thay thế hàng hoá mà dựa trên giỏ hàng cố định

+ CPI không tính tới sự xuất hiện của những hàng hoá mới

+ CPI không đo lường được sự thay đổi về chất lượng hàng hoá

24
b. Phân biệt CPI và DGDP

- Giỏ hàng hoá được dùng để tính hai chỉ số là khác nhau:

DGDP sử dụng giá của mọi hàng hoá và dịch vụ CPI sử dụng giá của hàng hoá và dịch vụ được
cuối cùng sản xuất trong nước. mua bởi người tiêu dùng, bất kể những hàng hoá
này được sản xuất ở đâu
DGDP sử dụng lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất CPI sử dụng giỏ hàng cố định, do vậy giỏ hàng
ra trong thời kỳ nghiên cứu, do vậy "giỏ hàng hoá" hoá này chỉ thay đổi khi các nhà thống kê của
thay đổi mỗi năm. chính phủ điều chỉnh

CPIt − CPIt−1
- Tỷ lệ lạm phát tính theo CPI: πt = CPIt−1

𝑡 𝑡−1
𝐷𝐺𝐷𝑃 − 𝐷𝐺𝐷𝑃
- Tỷ lệ lạm phá tính theo DGDP: πt = 𝑡−1
𝐷𝐺𝐷𝑃

3. Thất nghiệp

3.1. Khái niệm thất nghiệp

- Đường Cung về lao động ( Labour of Supply = LS) biểu diễn tổng số lao động mà các hộ gia đình sẵn
sàng cung cấp cho các hãng ứng với mỗi mức tiền lương thực tế nhất định.

- Đường Cầu về lao động ( Labour of Demand = LD) biểu diễn tổng số lao động mà các hãng cần thuê
ứng với mỗi mức tiền lương thực tế nhất định.

- Cân bằng trên thị trường lao động tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu về lao động, biểu diễn
lượng cung lao động bằng lượng cầu về lao động tại mức lương cân bằng.

- Khái niệm thất nghiệp: những người trong tuổi lao động, thuộc lực lượng lao động, chấp nhận làm việc
với mức lương xã hội qui định, có nỗ lực tìm việc nhưng không kiếm được việc làm.

3.2. Thất nghiệp được tính toán ntn

- Các nhà thống kê sử dụng phương pháp Điều tra dân số hiện hành để chia tất cả những người trưởng
thành được điều tra thành ba nhóm:

+ Nhóm người có việc làm: Bao gồm tất cả những người đang làm việc được trả công trong hầu hết thời
gian của tuần trước khi điều tra.

+ Nhóm người thất nghiệp: Bao gồm tất cả những người đang tìm kiếm việc làm hoặc đang chờ đợi để
bắt đầu một việc làm mới.

+ Nhóm người không nằm trong lực lượng lao động: bao gồm tất cả những người không nằm trong hai
nhóm trên (sinh viên, người nội trợ, người nghỉ hưu,...).

25
- Các nhà thống kê tính toán ba chỉ tiêu thống kê quan trọng về thị trường lao động như sau:

+ Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp.

+ Tỷ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp/Lực lượng lao động) x 100%

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (Lực lượng lao động/Dân số trưởng thành) x 100%

- Chỉ có những người đang tìm kiếm việc làm mới được tính là thất nghiệp. Những người đang không
làm việc và không tìm việc thì không được tính vào lực lượng lao động.

- Các nhà kinh tế quan tâm đến thất nghiệp bởi hai lý do chính sau:

+ Do ảnh hưởng trực tiếp của thất nghiệp lên cuộc sống của người bị thất nghiệp.

+ Bởi vì nó chuyển tải tín hiệu về một nền kinh tế không sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình.

26

You might also like