You are on page 1of 16

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN: DINH DƯỠNG


BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: CÁC OMEGA 3,6,9 VÀ VAI TRÒDINH DƯỠNG


CỦA CHÚNG

Nhóm: 04
Thứ 5 – Tiết 9-10
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Sang
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Hoàng Thu Thủy
Tân Thị Mỹ Linh
Thị Hương
Phan Thị Kim Dung
Nguyễn Khánh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 218


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và Tên MSSV


1 Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2005160279
2 Hoàng Thu Thủy 2005160236
3 Tân Thị Mỹ Linh 2005160115
4 Thị Hương 2005160405
5 Phan Thị Kim Dung 2005160026
6 Nguyễn Khánh 2006160168

i
MỤC LỤC

1. Omega 3.........................................................................................1
1.1 Thành phần chính của omega 3............................................................................1
1.2 Vai trò của omega-3.............................................................................................1
1.2.1 Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch..................................................1
1.2.2 Giảm mỡ trong gan........................................................................................2
1.2.3 Cải thiện chất lượng giấc ngủ........................................................................2
1.2.4 Tốt cho da......................................................................................................2
1.2.5 Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.....................................................3
1.2.6 Hỗ trợ điều trị trầm cảm................................................................................3
1.2.7 Phát triển não bộ và cải thiện thị lực..............................................................3
1.2.8 Giúp chống lại bệnh tự miễn..........................................................................4
1.2.9 Ngăn ngừa ung thư........................................................................................4
1.3 Nguồn cung cấp omega 3:....................................................................................5
1.4 Cách sử dụng omega 3:........................................................................................5
1.4.1 Liều lượng sử dụng........................................................................................5
1.4.2 Có nên uống thuốc bổ sung Omega-3?..........................................................6
1.4.3 Những người không nên dùng dầu cá để bổ sung omega-3...........................6

2. Omega 6.........................................................................7
2.1 Thành phần dinh dưỡng........................................................................................7
2.2 Vai trò của omega 6.............................................................................................7
2.2.1 Mất cân bằng và dư thừa Omega 6................................................................9
1.1.1. Tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 tối ưu...............................................................10
2.3 Nguồn cung cấp omega 6...................................................................................10
2.4 Lượng khuyên dùng của LA...............................................................................11

3. Omega 9.......................................................................11
3.1 Thành phần chính trong Omega 9......................................................................11
3.2 Vai trò của Omega 9...........................................................................................11
3.3 Nguồn cung cấp omega 9...................................................................................12
3.4 Cách sử dụng omega 9.......................................................................................12

4. Tỷ lệ lý tưởng tốt nhất của Omega 6/Omega 3 là tỷ lệ 1:1...........13

ii
1. Omega 3

1.1 Thành phần chính của omega 3

Omega 3 là loại acid béo chưa no có nhiều nối đôi, trong omega 3 có chứa 2 EPA và
DHA.EPA thực chất cũng chính là acid mạch dài thuộc nhóm omega 3, EPA giúp tạo
ra Prostagladin trong máu, có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, giảm và phòng
ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm bớt lượng Cholesterol, giảm bớt
Triglyceride trong máu làm giảm độ nhớt dính của máu, giữ cho tuần hoàn được
thông thoáng.

EPA cũng có tác dụng chống viêm mạnh và được sử dụng trên thực tế như một loại
thực phẩm vàng để chống viêm.

DHA cũng là một acid mạch dài thuộc omega 3, DHA đóng vai trò quan trọng đối với
não bộ, thần kinh cũng như tác động đến các nơ-ron thần kinh của con người.

1.2 Vai trò của omega-3

Omega-3 mang lại những lợi ích không ngờ cho sức khỏe, không những ngăn ngừa
nhiều bệnh mà chúng còn có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên khác.

1.2.1  Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch

Đau tim và đột quỵ là hai trong số những nguyên nhân gây tử vong cao nhất
trên thế giới. Nhiều thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã quan sát rằng những
người ăn nhiều cá có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ít hơn so với người bình thường.
Sau đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều này là do tác dụng của việc
hấp thụ omega-3 từ cá.

Vì vậy, các axit béo omega-3 được cho là mang lại nhiều lợi ích trong việc
giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch:

 Triglycerides: dầu cá giúp giảm khoảng một lượng lớn – khoảng


15-30% – triglyceride trong cơ thể.
 Huyết áp: omega-3 trong dầu cá có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh
nhân mắc chứng cao huyết áp.
 HDL-cholesterol: axit béo omega-3 giúp tăng lượng HDL-cholesterol (loại
cholesterol tốt cho cơ thể).
 Bệnh đông máu: omega-3 có thể giữ cho các tiểu huyết cầu không kết khối
vào nhau. Điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu có hại
cho tim.
 Các mảng xơ vữa: dầu cá giúp các động mạch hoạt động bình thường và
không bị tổn thương bằng cách ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động
mạch.
 Sưng viêm: axit béo omega-3 giúp giảm sự sản sinh ra một số chất gây hại
cho tim giải phóng trong suốt quá trình chống lại chứng viêm.

1
Giảm mỡ trong gan

Bệnh gan nhiễm mỡ mà tác nhân không phải do rượu là một căn bệnh rất phổ
biến. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và là nguyên nhân chính gây ra
bệnh gan mãn tính. Cung cấp đủ lượng omega-3 mà cơ thể bạn cần sẽ làm
giảm lượng mỡ trong gan và chứng viêm đối với những người mắc bệnh gan
nhiễm mỡ không do rượu.

Việc bổ sung dầu cá cho cơ thể cũng sẽ giúp làm giảm hàm lượng triglycerides
cao trong máu. Do đó, nguy cơ mắc các các vấn đề về tim mạch cũng sẽ giảm
đi.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một giấc ngủ sâu là một trong những yếu tố cơ bản để có một sức khỏe tối ưu.
Các nghiên cứu cho thấy bệnh thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác như béo
phì, tiểu đường và trầm cảm. Thiếu hụt omega-3 sẽ gây ra bệnh mất ngủ ở trẻ
em và bệnh ngưng thở lúc ngủ ở người trưởng thành. Ngoài ra, thiếu hụt DHA
còn làm giảm lượng hormone melatonin – hormone giúp bạn dễ chìm vào giấc
ngủ.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ đủ axit béo omega-3 ở cả trẻ em và
người lớn có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ.

Tốt cho da

DHA là thành phần cấu trúc của da, chịu trách nhiệm xây dựng các màng tế
bào và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng da.

2
Một màng tế bào khỏe mạnh sẽ đem lại cho bạn làn da mềm mịn, không nếp
nhăn và không khô ráp. EPA cũng có tác dụng tích cực cho da, bao gồm:

 Kiểm soát lượng dầu của da


 Kiểm soát độ ẩm của da
 Ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông – những vết sưng màu đỏ
nhỏ thường thấy trên cánh tay
 Ngăn ngừa da bị lão hóa sớm
 Ngăn ngừa mụn

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Hấp thụ các loại cá (EPA và DHA) thường xuyên có thể giúp làm giảm chứng
cứng cơ và đau khớp. Ngoài ra, omega-3 trong các béo còn giúp tăng cường
hiệu quả của các loại thuốc chống viêm.

Hỗ trợ điều trị trầm cảm

Bệnh trầm cảm là một trong các chứng rối loạn thần kinh phổ biến nhất trên
thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy các nước văn minh có dân số sử dụng
nhiều thực phẩm chứa nhiều omega-3 thì số lượng người mắc chứng trầm cảm
ít hơn. Vì vậy, người ta cho rằng dầu cá có thể tăng cường hiệu quả trong việc
ngăn ngừa trầm cảm và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm khi bị mắc chứng
rối loạn lưỡng cực.

Phát triển não bộ và cải thiện thị lực

Có đến 60% não là chất béo và DHA chiếm 1/4 trong số đó. DHA là một chất
dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Đó là lý do
các bà mẹ thường bổ sung DHA cho con từ lúc còn rất nhỏ.

3
DHA cũng là thành phần cấu trúc chủ yếu của não bộ và võng mạc mắt. Khi
không hấp thụ đủ DHA thì có thể bạn sẽ gặp phải các vấn đề về thị giác. Khi
nạp đủ lượng omega-3 cơ thể cần sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
của mắt – một trong các nguyên nhân chính gây ra mù và tổn thương mắt vĩnh
viễn.

Giúp chống lại bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là căn bệnh mà hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh
là các tế bào lạ và bắt đầu tấn công chúng. Bệnh tiểu đường loại 1 là một ví dụ
điển hình. Căn bệnh này khiến cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản sinh
insulin trong tuyến tụy.

Omega-3 trong dầu cá có tác dụng chống lại các căn bệnh này và đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn đầu đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc cung cấp đủ
lượng omega-3 thì rất cần thiết trong suốt năm đầu đời để giảm nguy cơ mắc
các bệnh tự miễn bao gồm bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường tự miễn ở
người trưởng thành và bệnh đa xơ cứng,…

Ngoài ra, dầu cá còn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh luput (bệnh ban đỏ hệ
thống nguy hiểm), thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (bệnh viêm mãn
tính ở ruột) và bệnh vảy nến.

1.2.2 Ngăn ngừa ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới.
Từ lâu, dầu cá đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một
số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều dầu cá
có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh uống dầu cá cũng có thể làm
giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và bệnh ung thư vú
ở nữ giới.

4
1.3 Nguồn cung cấp omega 3:

Axit béo Omega-3 có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các
loại omega 3 tìm thấy trong cá, gọi là DHA và EPA. Đây là 2 loại có lợi cho
sức khỏe nhất. Một dạng khác gọi là ALA được tìm thấy trong các loại dầu thực
vật, hạt lanh, quả óc chó và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi. Cơ
thể cũng có thể biến đổi một số lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA.

Nguồn thực phẩm chứa axit béo omega-3 DHA và EPA tốt nhất là cá. Một số
loại cá chứa nhiều omega 3 hơn những loại khác bao gồm cá hồi, cá thu, cá
trích, cá hồi hồ, cá mòi, cá cơm, cá ngừ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim
mạch Mỹ về việc sử dụng omega-3 thì chúng ta nên ăn cá ít nhất hai lần một
tuần.

Hiệp hội cũng khuyến cáo sử dụng 1 gam EPA cùng với DHA mỗi ngày đối với
những người bị bệnh tim. Ăn cá chứa nhiều mỡ là tốt nhất, nhưng bạn cũng có
thể uống viên nang dầu cá. Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa nhiều omega-3.
Cá ngừ sống có nhiều omega-3 hơn cá ngừ đóng hộp. Lượng omega-3 trong
một miếng thịt cá ngừ tươi là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại.

Tham khảo thêm những nguồn thực phẩm giàu omega-3, một trong số đó là cá
hồi, loại cá quen thuộc với nhiều gia đình Việt.

1.4 Cách sử dụng omega 3:


1.4.1 Liều lượng sử dụng

Mặc dù omega-3 rất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu bổ sung quá ít hoặc quá
nhiều cũng đều không tốt.  Vì vậy bạn cần đặc biệt quan tâm đến liều lượng mà
bạn đang cung cấp cho cơ thể.

Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO thì chúng ta nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần
để đảm bảo cơ thể có đủ lượng DHA. Hầu hết các tổ chức đều đề nghị dùng tối

5
thiểu 250-500 mg EPA và DHA mỗi ngày cho người trưởng thành khỏe mạnh.
Với phụ nữ mang thai, họ nên cung cấp khoảng 500 mg mỗi ngày trong suốt
chu kì và hàm lượng này có thể tăng vào cuối chu kì vì đây là thời điểm thai
nhi cần omega-3 để hình thành não bộ và thần kinh.

Một số người khác với tình trạng sức khỏe đặc trưng sẽ được yêu cầu lượng
omega-3 tiêu thụ khác với người bình thường. Những bệnh nhân mắc bệnh
động mạch vành nên dùng 1000 mg omega-3 mỗi ngày. Con số này ở những
bệnh nhân có lượng chất béo trung tính cao là từ 2000 đến 4000 mg EPA và
DHA mỗi ngày.

Có nên uống thuốc bổ sung Omega-3?

Đây là việc nên làm bởi không chắc rằng nguồn thực phẩm bạn ăn vào đã cung
cấp đủ Omega-3 cho cơ thể. Dầu cá có cả EPA và DHA, còn dầu tảo thì có
DHA và là lựa chọn tốt nhất cho những ai không ăn cá. Tuy nhiên, hãy đến gặp
bác sĩ để có được những lời khuyên, cảnh báo dựa trên sức khỏe của bạn và
hướng dẫn bạn liều dùng chính xác nhất.

Những người bị bệnh tim sẽ uống khoảng 1 gram/ngày kết hợp DHA /EPA từ
dầu cá. Những người có vấn đề về sức khỏe có thể uống 4 gram/ngày dưới sự
giám sát của bác sĩ.

Những người không nên dùng dầu cá để bổ sung omega-3

Dầu cá với nhiều công dụng đối với sức khỏe và được xem là nguồn bổ sung
omega-3 rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được dầu cá.

Với những ai có bệnh đường tiêu hóa, việc bổ sung quá nhiều dầu cá sẽ gây ra
trướng bụng, đầy hơi khi không được tiêu hóa. Trẻ em dưới 15 tháng tuổi là đối
tượng không nên sử dụng dầu cá vì mặc dù DHA có trong dầu cá rất tốt cho sự
phát triển của trẻ nhưng EPA sẽ gây hại cho các cơ quan của bé. Với các bà
bầu, việc cung cấp dầu cá thô sẽ không tốt vì các kim loại nặng và chất ô nhiễm
trong dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và cả người mẹ. Mẹ bầu
tốt nhất nên cung cấp axit này thông qua chế độ ăn các thực phẩm giàu omega-
3.

6
2. Omega 6

2.1 Thành phần dinh dưỡng

Đây là một loại acid béo nằm trong nhóm chất béo không bão hòa đa thể. Trong
nhóm nầy, quan trọng nhất là:
 Linoleic acid (LA): là một acid béo thiết yếu hiện diện trong hầu hết các
loại dầu thực vật mà chúng ta thường dùng hằng ngày. Chiếm 85-90%
trong số omega 6 có trong thực phẩm.
 Gamma linolenic acid (GLA): một phần được cơ thể tổng hợp từ chất LA,
một phần khác hiện diện trong một số dầu thực vật như primrose oil, borage
oil và trong sữa mẹ.Trong cơ thể, GLA chuyển thành chất prostaglandins.
Chất nầy có tính chống viêm sưng, rất hữu hiệu để làm giảm thiểu triệu
chứng bệnh viêm khớp tự miễn.
 Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA): là một chuyển hóa chất của
GLA… DGLA chuyển thành eicosanoids serie1 giúp bảo vệ tim mạch, kích
thích miễn dịch, và đồng thời có tính chống viêm sưng (antiinflammatory).
 Arachidonic acid (AA): là một chuyển hóa chất của DGLA… AA chuyển
ra thành eicosanoids serie 2 giúp vào việc làm lành các vết thương, cũng
như dự phần vào cơ chế của phản ứng dị ứng. Tuy vậy, một sự thặng dư
chất AA rất có hại cho sức khỏe như nó có thể kéo theo bệnh viêm khớp,
bệnh ngoài da và một số bệnh tự miễn (autoimmune) khác. Eicosanoids
serie 2 và eicosanoids serie 4 biến thể từ Arachidonic acid (AA) có thể gây
viêm sưng, làm co các mạch máu, kích thích sự kết tụ tiểu cầu và là những
hóa chất độc tùy theo nơi nào trong cơ thể mà eicosanoids được tăng hoạt.

2.2 Vai trò của omega 6


Omega 6 là chất béo cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng cơ thể không thể tự
tổng hợp được mà cần bổ sung cho cơ thể từ nguồn thức ăn cung cấp.

- Cũng như Omega 3, Omega 6 có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa các bệnh tim
mạch bằng cách làm giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride trong máu.
Bởi vậy, Omega 6 thường chỉ cần cho người lớn để ngăn ngừa các bệnh tim

7
mạch, còn tác dụng cho trí não và mắt là không có và tác dụng chống oxy hóa
cũng không nhiều.

Bên cạnh đó, bổ sung dư thừa Omega 6 sẽ không tốt, nó có thể làm gia tăng sự
giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, và tăng nguy cơ máu bị
đóng cục trong lòng mạch. Nếu như tỉ lệ Omega 6 và Omega 3 không cân đối
với lượng Omega 6 quá cao sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong quá trình cơ thể sử
dụng, hai chất Omega 6 và Omega 3 đều sử dụng chung một số enzymes,
vitamins (B3, B6, C, E) và các chất khoáng magie và kẽm. Nếu Omega 6 quá
nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzymes và vitamins cần thiết khiến Omega 3
không thể hoạt động một cách hoàn hảo được, nhất là trong việc bảo vệ tim
mạch, và còn có thể gây nên cơn đau nhức viêm sưng chẳng hạn như viêm
khớp và hen suyễn. Tỷ lệ lý tưởng tốt nhất của Omega 6/Omega 3 là tỷ lệ 1:1.

- Có khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào từ đó giúp chống lão hóa.

- Cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

- Đối với phụ nữ, Omega 6 làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu trước kinh
nguyệt, giảm các chứng bệnh thời kỳ tiền mãn kinh.

- Omega 6 tốt cho hoạt động của não bộ và mắt: Giảm mệt mỏi cho mắt khi hoạt
động nhiều, phòng chống lão hóa mắt và thoái hóa não ở người lớn tuổi.

- Đối với thai nhi, Omega 6 đóng vai trò quan trọng sự phát triển não bộ và thị
lực.

- Đối với mẹ, Omega 6 giúp giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật, nguy cơ mắc
bệnh trầm cảm sau sinh.

- Cùng với Omega 3, Omega 6 là hai loại axit béo thiết yếu, cần thiết cho sự
phát triển bình thường của não bộ, ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ
của trẻ.

- Bên cạnh đó, Omega 6 còn góp phần nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ
hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

- Một số nghiên cứu trên cơ thể con người cho rằng omega 6 có thể liên quan
đến nguy cơ gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu
hóa sinh đã chứng minh omega 6 không gây viêm nhiễm mà chính các tác nhân
môi trường bên ngoài ( như khói bụi, hút thuốc, và các độc tố khác trong không
khí) mới là nguyên nhân kích thích viêm nhiễm.

8
Do đó mặc dù bản thân omega 6 không có hại nhưng việc nạp quá nhiều
omega 6 cộng với việc tiếp xúc với các độc tố bên ngoài sẽ liên tục kích thích
các chứng viêm, ngăn tế bào tự sửa chữa và dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

2.2.1 Mất cân bằng và dư thừa Omega 6

Mất cân bằng Omega 6 và Omega 3 gây ra tác hại cho cơ thể. Do Omega 6 và
Omega 3 cùng sử dụng chung các dưỡng chất để hoạt động. Lượng Omega 6
nhiều hơn sẽ chiếm hết các dưỡng chất, khiến Omega 3 hoạt động kém hiệu
quả.

Omega 6 dư thừa sẽ gây béo phì, gây đau nhức, viêm khớp, suyễn, khiến cơ
thể giữ nước nhiều hơn, tăng áp lực máu, dẫn đến tăng nguy cơ máu vón cục
trong mạch.

Đối với phụ nữ mang thai, mất cân bằng giữa Omega 6 và Omega 3 làm tăng
nguy cơ ung thư vú.

2.2.2 Tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 tối ưu

9
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ Omega 6 và Omega 3 tốt cho sức khỏe bạn nên tuân
theo là từ 1:1 đến 5:1.

Tỉ lệ Omega 6 và Omega 3 tốt nhất cho phụ nữ mang thai là 2:1. Vượt quá tỉ lệ này,
lượng Omega 6 dư thừa sẽ gây hại cho sức khỏe.

2.3 Nguồn cung cấp omega 6

Omega 6 hiện diện trong các loại dầu thực vật như: dầu bắp (corn oil), dầu hạt bông
vải (cottonseed oil), dầu hạt nho (grapeseed oil, huile de pepins de raisin), primrose
oil (huile d’onagre), safflower oil (huile de carthame), borage oil (huile de bourrache),
hemp oil (huile de chanvre), dầu mè (sesame oil), dầu đậu nành (soybean oil), dầu hoa
hướng dương (sunflower oil, huile de tournesol)

Trứng gà, cá, mỡ, ngũ cốc và bánh mì nguyên cám cũng có chứa lượng Omega
6 cần thiết cho cơ thể.

Sữa bột chính là nguồn thực phẩm bổ sung đồng thời Omega 6 và Omega 3.
Hàm lượng Omega 6 có trong sữa bột được nghiên cứu cho phù hợp với từng
độ tuổi, từng mục đích sử dụng khác nhau.

2.4 Lượng khuyên dùng của LA


17 gam mỗi ngày đối với nam giới từ 19-50 tuổi. 14 gam mỗi ngày đối với nam
giới trên 50 tuổi. 12 gam đối với nữ giới từ 19-50 tuổi. 11 gam đối với nữ giới trên
50 tuổi.
3. Omega 9

3.1 Thành phần chính trong Omega 9


Omega 9 cũng là các acid béo không no và không bão hoà đơn, gồm Acid oleic,
Acid mead, Acid erucic, Acid nervonic

10
Không giống như Omega 3 và Omega 6, cơ thể có thể tự sản xuất được Omega 9.
Có nghĩa, bạn cũng không quá cần thiết phải bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm
chức năng mà chỉ cần thêm thắt qua nguồn thực phẩm là đủ

3.2 Vai trò của Omega 9


- Omega-9 giúp cân bằng omega-3 và omega-6 :
 Việc mất cân bằng 2 acid này sẽ gia tăng các yếu tố thúc đẩy bệnh béo
phì và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động lâu dài đến sức khỏe
con người. Trong quá trình thoái biến, 2 chất omega-6 và omega-3 đều
sử dụng chung một số enzym, vitamin (B3, B6, C, E) và các chất khoáng
magnesium và zinc
- Omega-9 giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ :
 Bằng cách tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDC (cholesterol xấu).
Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, giúp
tăng năng lượng và cải thiện tâm trạng, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer...
- Ngoài những lợi ích trên. Sữ dụng omega 9 từ dầu ô liu còn có những lợi ích
sau:
 Giúp giảm táo bón
 Ung thư vú và trực đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy người nào sử
dụng càng nhiều dầu ô liu trong bữa ăn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung
thư vú và trực đại tràng
 Cao huyết áp. Việc bổ xung lượng dầu ô liu tinh khuyết ( extra virgin
olive oil) trong khẩu phần ăn và kết hợp điều trị trong 6 tháng giúp cải
thiện tình trạng cao huyết áp

3.3 Nguồn cung cấp omega 9


Chất béo omega 9 là loại rất phổ biến trong dầu thực vật và dầu hạt như : dầu Ô
liu, Dầu hạt điều, dầu hạnh nhân, dầu bơ, dầu đậu phộng và các loại hạt như hạt
điều và hoạt óc chó

11
3.4 Cách sử dụng omega 9
Mặc dù omega-9 rất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu bổ sung quá ít hoặc quá
nhiều cũng đều không tốt. Vì vậy bạn cần đặc biệt quan tâm đến liều lượng mà
bạn đang cung cấp cho cơ thể
Không giống như Omega 3 và Omega 6, cơ thể có thể tự sản xuất được Omega
9. Có nghĩa, bạn cũng không quá cần thiết phải bổ sung thêm từ nguồn thực
phẩm chức năng mà chỉ cần thêm thắt qua nguồn thực phẩm là đủ.
Nếu cơ thể thiếu omega 9, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh
dưỡng để có thể sử dụng hiệu quả và oan toàn.

Đặc biệt nếu bạn bị dị ứng khi dùng dầu cá như bị nổi mẫn, viêm họng, buồn nôn, khó
thở,… thì nên ngừng ngay lập tức. Nếu bạn cần bổ sung do nhu cầu đặc biệt của cơ thể
thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn phù hợp.

4. Tỷ lệ lý tưởng tốt nhất của Omega 6/Omega 3 là tỷ lệ 1:1


Vì: bổ sung dư thừa Omega 6 sẽ không tốt, nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong
cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong lòng
mạch. Nếu như tỉ lệ Omega 6 và Omega 3 không cân đối với lượng Omega 6 quá cao
12
sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong quá trình cơ thể sử dụng, hai chất Omega 6 và Omega
3 đều sử dụng chung một số enzymes, vitamins (B3, B6, C, E) và các chất khoáng
magie và kẽm. Nếu Omega 6 quá nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzymes và vitamins
cần thiết khiến Omega 3 không thể hoạt động một cách hoàn hảo được, nhất là trong
việc bảo vệ tim mạch, và còn có thể gây nên cơn đau nhức viêm sưng chẳng hạn như
viêm khớp và hen suyễn.

13

You might also like