You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ


----------

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: MÃ SỐ MÃ VẠCH VÀ ỨNG DỤNG TRONG
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM .

GVHD: T.S Lê Thanh Long


SVTH : Nhóm 3
Lê Thị Thanh Lam
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trần Hoài Nhật Huy
Lớp : CNSTH51

Huế - 2020
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1


1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH.........................................2
2. TÔ CHỨC EAN-VIỆT NAM VÀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MSMV Ở
VIỆT NAM............................................................................................................2
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH.............................................................3
4. CẤU TẠO MSMV CỦA EAN-13 VÀ EAN-8.................................................4
4.1. Cấu tạo mã số EAN-13 và EAN-8.................................................................4
4.2. Cấu tạo mã vạch..............................................................................................6
5. GIỚI THIỆU VỀ MÃ QR CODE......................................................................7
6. ỨNG DỤNG CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG ĐỜI SỐNG.........................8
6.1. Ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.............................................................8
6.1.1. Vai trò của truy xuất nguồn gốc..................................................................8
6.1.2. Các loại mã số GS1 sử dụng để truy xuất nguồn gốc................................10
6.1.3. Yêu cầu của truy xuất nguồn gốc thực phẩm............................................10
6.1.4. Thông tin cần lưu giữ cho mục đích truy xuất nguồn gốc.........................11
6.1.5. Trình tự và thủ tục truy xuất nguồn gốc....................................................11
6.1.6. Cách truy xuất nguồn gốc nhờ mã số mã vạch..........................................12
6.1.7. Truy xuất nguồn gốc thủy sản...................................................................14
6.2. Một số ứng dụng khác của mã số mã vạch...................................................16
KẾT LUẬN........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mã số mã vạch..........................................................................................4
Hình 2: Cấu tạo mã số mã vạch EAN-13 và EAN-18...........................................7
Hình 3: Mã QR Code.............................................................................................8
Hình 4: Ứng dụng QR & Barcode Scanner.........................................................13
Hình 5: Icheck Scanner.......................................................................................13
Hình 6: Khách hàng sử dụng điện thoại tra cứu mã vạch...................................14
Hình 7 : Quản lí dụng cụ y tế..............................................................................18
Hình 8: Giấy báo trúng tuyển có in mã vạch.......................................................19

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Mã quốc gia EAN của một số nước.........................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây, nhiều mặt hàng xuất hiện trôi nổi, tràn lan trên thị trường không
rõ nguồn gốc, nhất là các mặt hàng thiết yếu như sữa bột, mỹ phẩm, thực
phẩm…đặc biệt là các hàng hóa từ Trung Quốc gây nguy hại cho người tiêu
dùng, nên khi mua bất cứ sản phẩm hay hàng hóa nào, khách hàng đều quan tâm
đến nguồn gốc xuất xứ. Mã vạch chính là một trong các yếu tố để người tiêu
dùng dễ dàng truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mình mua. Vậy
một nhu cầu thiết yếu đặt ra là các nhà sản xuất phải có và nên có một ký hiệu
riêng có thể nhận biết được nhanh chóng và dễ dàng sản phẩm của mình trong
thời đại công nghệ 4.0 thông qua việc đăng ký mã vạch sản phẩm.
Việc sử dụng mã số mã vạch cho hàng hóa càng phổ biến đem lại lợi ích
như vậy, nhiều người khi mua hàng cũng biết nên kiểm tra mã vạch xem có
đúng không. Nhưng thực chất mã vạch là gì, lợi ích của chúng rõ như thế nào,
kiểm tra ra sao thì không phải ai cũng biết. Và chủ đề nhóm lựa chọn để tìm hiểu
là “ Mã số mã vạch và ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm ” .

1
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH.
Việc nghiên cứu phát minh ra mã vạch bắt đầu từ nước Mỹ, ý tưởng về mã
vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver.Thiết bị
đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đó đang làm
việc cho IBM) và Silver năm 1952. Thiết bị này đã không được áp dụng trong
thực tế). Năm 1960 Sylvania đã áp dụng mã số mã vạch (MSMV) vào việc
kiểm soát toa xe lửa đáp ứng thời kì phát triển của kĩ thuật điện tử và thông tin.
Năm 1970, Uỷ ban thực phẩm Mỹ là cơ quan đầu tiên ứng dụng vào bán
hàng hoá thực phẩm đã đưa máy quét và máy thu tiền kết hợp, giảm thiểu số
lượng nhân viên phục vụ bán hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đây, đánh
mốc cho thành công lớn từ việc áp dụng MSMV.
Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc
mã vạch điểm đen, với sự trợ giúp của RCA. Đến năm 1973, Hiệp hội công
nghiệp tạp hoá thực phẩm Mỹ thống nhật thành lập hiệp hội UCC (Uniform
Code Council) bao gồm hệ thống các nhà quản lý mã số - mã vạch của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh và quản lý thông tin.
Năm 1974, các nhà sản xuất và cung cấp của 12 nước châu Âu đã thành lập
một hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống mã số vật phẩm
tiêu chuẩn và thống nhất cho châu Âu, tương tự như UPC của Mỹ.
Tháng 12.1977, Hội EAN ( European Article Numbering ) chính thức được
thành lập, đặt trụ sở tại Bỉ và do Bỉ làm tổng thư kí.
Mục đích của tổ chứ EAN là phát triển MSMV tiêu chuẩn toàn cầu và đa
ngành để phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm, nhằm cung cấp ngôn ngữ
chung cho thương mại quốc tế. Đến năm 1992 tổ chức EAN trở thành EAN-
quốc tế. (EAN international)
Từ năm 2005, EAN International đã đổi tên thành GS1.
2. TÔ CHỨC EAN-VIỆT NAM VÀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MSMV Ở
VIỆT NAM
Hệ thống MSMV EAN chính là một hình thức thông tin hiệu quả, là chìa
khóa của sự thành công và quản lý trong thương mại quốc tế. Lợi ích của hệ
thống này đã được chứng minh : việc cốt lõi là thành lập hệ thống thông tin hiệu
quả , hòa nhập được các bên thương mại trong mạng lưới cung cấp ( từ nhà sản
xuất, bán buôn, phân phối, bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng). Với lợi ích
đó, Việt Nam cũng nhanh cóng hòa nhập vào tổ chức này.

2
EAN-VN là tổ chức mã số mã vạch vật phẩm quốc gia của Việt Nam được
thành lập vào tháng 3-1995 và được công nhận là thành viên chính thức của
EAN quốc tế tháng 5-1995, được giao nhiệm vụ quản lý và triển khai hoạt động
MSMV ở Việt Nam. Cụ thể:
- Hướng dẫn cấp mã số vật phẩm
- Xây dựng và ban hành bộ TCVN về MSMV cho Việt Nam
- Đào tào và dự bị các dự án áp dụng công nghệ MSMV
- Tham gia các hoạt dộng EAN quốc tế
Để quản lý mã mặt hàng doanh nghiệp phải hệ thống tất cả các sản
phẩmcủa mình, các sản phảm hiện có cũng như trong tương lai tầm 2-3 năm tới
thành bảng và sẽ có mã số ứng với từng loại sản phẩm để khi cần có thể tra cứu
được ngay. Bảng này được gọi là bằng đăng ký sản phẩm sử dụng mã số ãm
vạch.
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH
Mã số mã vạch vật phẩm là loại kí mã ( dấu hiệu) để phân định vật phẩm.
qua MSMV và hệ thống máy vi tính có thể biết được nhiều thông tin cần thiết
của vật phẩm ( đặc tính, khối lượng , thể tích, loại bao bì, số lượng hàng hóa…).
Nếu thẻ căn cước (chứng minh thư) giúp ta phân biệt người này với người
khác. Thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt
được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Mã số là một dãy
con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng
hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu
dùng. Nó chính là 1 dãy con số tự nhiên từ 0 – 9 được sắp xếp theo quy luật.
Mã số là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận
diện bởi một dãy số. Và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Bản
thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc
điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay thể hiện chất lượng của
hàng hoá. Trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Còn mã vạch có thể nói cũng giống như một đạo quân các ký hiệu quen
thuộc, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, trên hầu hết các sản phẩm lưu
hành hợp pháp trên thị trường. Ai cũng đều thấy chúng nhưng ít ai hiểu được
nhiều về chúng. Bản chất mã vạch là một dãy ký tự đặc biệt dùng để truyền tải
thông tin. Dãy ký tự này bao gồm tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để
biểu thị các mẫu tự, ký hiệu và con số. Mã vạch khó có thể đọc được bằng mắt
thường, tuy nhiên có thể đọc được bằng máy quét chuyên dụng.
3
MSMV là dấu hiệu đại diện cho từng loại hàng hóa và không trùng nhau
trên phạm vi toàn thế giới. MSMV được in trên nhãn hiệu ở góc phải và gần
cạnh đáy nhãn hiệu bao bì.
MSMV được ghi trên bao bì hàng hóa không dùng để cho người tiêu dùng
đọc, phân định hàng hóa mà cho hệ thống máy scanner đọc và máy tính ghi vào
bộ nhớ và sao lưu đặc tính quy cách hàng hóa, giá cả, số lượng nhập xuất, lưu
kho và thời gian tương ứng.

Hình 1: Mã số mã vạch

Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số
hàng hoá: Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ
và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ
thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay. Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử
dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,..
trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number).
Và trong tiểu luận này sẽ giới thiệu về hai loại mã vạch khá thông dụng là
EAN-8 và EAN-13.
4. CẤU TẠO MSMV CỦA EAN-13 VÀ EAN-8
Đây là hai loại mã số mã vạch sử sụng cho hàng hóa bán lẻ.4
4.1. Cấu tạo mã số EAN-13 và EAN-8
Mã số EAN-13 : gồm 13 con số, có cấu tạo như sau, từ trái sang phải:
Mã quốc gia : Có 2 hoặc 3 chữ số
Mã doanh nghiệp : Có thể gồm 4 hoặc 5,6 chữ số
Mã mặt hàng : Có thể là 5,4 hoặc 3 tùy thuộc vào mã số doanh nghiệp
Số cuối cùng : Số kiểm tra
Để đảm bảo tính thống nhất của mã số, mã quốc qia phải do tổ chức

4
MSMV quốc tế cấp cho mỗi quốc gia là thành viên của tổ chức. Mã quốc gia
của Việt Nam là 893.
Bảng 1: Mã quốc gia EAN của một số nước

Mã số Quốc gia Mã số Quốc gia


00-13 Mỹ và Canada 759 Venazuela
30-77 Pháp 76 Thụy Sỹ
40-44 Đức 770 Columbia
45,49 Nhật bản 789 Brazil
46 Nga 80-83 Italia
471 Đài Loan 84 Tây Ban Nha
480 Philippines 87 Hà Lan
489 Hongkong 880 Hàn Quốc

50 Vương quốc Anh 885 Thái Lan


650 Bồ Đào Nha 888 Singapo
57 Đan Mạch 890 Ấn Độ

64 Phần Lan 983 Việt Nam


690-692 Trung Quốc 899 Indonexia
70 Nauy 93 Australia
73 Thụy Điển 94 New Zeland
750 Mexico 955 Malaysia

Từ những năm 1995 đến 3/1998, EAN- VN cấp mã doanh nghiệp (M) gồm
4 con số và theo tháng 3-1998 theo yếu cầu của EAN quốc tế thì đổi thành 55
chữ số. Ví dụ hiện này mã EAN-13 của doanh nghiệp Việt Nam có hai dạng
như sau:
Đối với doanh nghiệp được cấp mã M gồm 4 con số:
893 4065 01001 C
Mã quốc gia Mã doanh nghiệp Mã mặt hàng Số kiểm tra

Đối với doanh nghiệp được cấp mã M gồm 4 con số:

5
893 50012 0101 C
Mã quốc gia Mã doanh nghiệp Mã mặt hàng Số kiểm tra
Mã EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:
3 số đầu là mã quốc gia giống như EAN-13
4 số sau là mã mặt hàng
Số cuối cùng là số kiểm tra
Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ
chỗ ghi như mã EAN-13 ví dụ như thỏi kẹo, gói trà túi lọc.
893 0130 C
Mã quốc gia Mã mặt hàng Số kiểm tra
Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-8 và EAN-13 như sau:
Bước 1: Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải
sang trái của dãy mã số (trừ số C)
Bước 2: Nhân tổng của kết quả bước 1 với 3
Bước 3: Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại
Bước 4: Cộng giá trị bước 2 với bước 3
Bước 5: Lấy giá trị của bước 4 làm tròn theo bội số của 10 gần nhất, lớn
hơn hoặc bằng giá trị bước 4, rồi trừ đi giá trị của bước 4 được số kiểm tra C.
Ví dụ cụ thể là tính số kiểm tra cho mã: 893348100106C
Bước 1: 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27
Bước 2: 27 x 3 = 81
Bước 3: 0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16
Bước 4: 81 + 16 = 97
Bước 5: 100 - 97 = 3 Vậy số kiểm tra C=3
Mã EAN-13 hoàn chỉnh sẽ là Mã số 8933481001063
4.2. Cấu tạo mã vạch
Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN
mỗi con số được thể hiện hai vạch và hai khoảng trống. mỗi vạch hay khoảng
trống có chiều rộng từ 1-4 môđun, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là
0,33mm.

6
Hình 2: Cấu tạo mã số mã vạch EAN-13 và EAN-18

Mã vạch EAN là mã đa chiều rộng, tức là mỗi mã vạch có thể có chiều


rộng từ 1 đến 4 môđun. Do vậy, mật độ mã hóa cao cần có sự chú ý đặc biệt khi
in mã. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29mm và
có chiều cao 25,93mm. Mã EAN-8 có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều
cao là 21,31mm.
Độ phóng đại EAN-13 VÀ EAN-8 nằm trong khoảng 0,8-0,2. Thông
thường trên các sản phẩm bán lẻ người ta thường dùng mã EAN có độ phóng đại
từ 0,9-1,0.
5. GIỚI THIỆU VỀ MÃ QR CODE
Mã QR code là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi
công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick
Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý
định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. QR Code bản chất cũng là một loại
mã số mã vạch với hình dạng hình vuông có các modun mã hóa 3 mắt ở các góc
của hình vuông.
Vì ra đời sau, QR Code có những ưu điểm vượt trội mà Barcode không thể
có được như:
- Kích thước của QR Code có thể thay đổi tùy chỉnh dựa vào từng loại sản
phẩm, tiết kiệm chi phí in ấn.
- QR Code có thể được thiết kế nhiều phong cách màu sắc khác nhau, gắn
được logo, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn.
- Lượng thông tin chứa được trong mã QR Code có thể lên tới hơn 7000 ký
tự bao gồm cả các chữ tượng hình, số và các ký tự đặc biệt, ngoài ra có thể tạo
mã QR Code để gắn được website, facebook, slide, PDF, video, ảnh… giúp đa
7
thông tin đến khách hàng đa dạng, thu hút hơn.
- Thông tin gắn đến mã QR Code dù đã in và phân phối hoàn toàn có thể
thay đổi được bất kỳ lúc nào tùy theo từng mục đích, chiến dịch truyền thông
của doanh nghiệp.
- Hệ thống phần mềm QR Code có thể thống kê được số lượt quét, vị trí
quét và số điện thoại quét mã, giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý, hành vi mua
sắm của khách hàng theo từng khu vực, đánh giá chính xác hiệu quả của việc tạo
mã QR và sử dụng.

Hình 3: Mã QR Code

6. ỨNG DỤNG CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG ĐỜI SỐNG


6.1. Ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc
6.1.1. Vai trò của truy xuất nguồn gốc
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoành hành khắp nơi
khiến cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp rất phiền lòng. Bởi người tiêu dùng
không biết chính xác hàng thật giả để mua, sản phẩm của doanh nghiệp thì
không bán được và bị tồn kho, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số
cũng như niềm tin của khách hàng. Còn các cơ quan thẩm quyền các nước nhập
khẩu thực phẩm: Quy định những yêu cầu và biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt
để đảm bảo ATTP, yêu cầu thực hiện truy xuất và triệu hồi được nguồn gốc của
sản phẩm không an toàn, không cho phép nhập khẩu những sản phẩm không an
toàn, thậm chí hủy bỏ khi nhập khẩu. Bên cạnh đó các nước xuất khẩu thực
phẩm phải đáp ứng thực hiện truy xuất nguồn gốc để vượt qua rào cản kĩ thuật
và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước. Vì vậy việc truy xuất nguồn
gốc thực phẩm là hết sức cần thiết.
Truy suất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản
phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối. Nó còn có
8
nghĩa là khả năng tìm ra nguồn gốc một loại thực phẩm, thức ăn gia súc, động
vật sản xuất thực phẩm hoặc một hợp chất muốn bổ sung vào thực phẩm. 
- Đối với doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc có vai trò:
+ Là bước đầu tạo sự tin tưởng với khách hàng.
+ Khẳng định sự minh bạch đối với mọi thông tin về sản phẩm và thương
hiệu.
+ Dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh đường đi của hàng
hóa.
- Hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe.
+ Giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, tăng khả năng cạnh tranh.
+ Giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi tại sao cần truy xuất nguồn gốc để
người tiêu dùng hiểu rõ về vấn đề nhận diện thương hiệu.
- Đối với người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc có vai trò:
+ Giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm và nhà sản xuất hiệu quả, nhanh
gọn
+ Trực tiếp tìm hiểu, thu thập thông tin về sản phẩm đầy đủ và chi tiết.
+ Giúp hiểu rõ về hàng hóa cũng như an toàn trong quá trình sử dụng.
+ Hạn chế mua phải hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.
- Đối với các đơn vị quản lí thị trường:
+ Là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường
hàng hóa.
+ Kiểm tra thông tin hàng hóa và nơi sản xuất dễ dàng, nhanh chóng và
chính xác.
+ Kịp thời ngăn chặn và hạn chế nạn sao chép thương hiệu, làm giả sản
phẩm.
- Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại.
+ Đối với xuất khẩu hàng hóa: truy xuất giống như hàng rào kỹ thuật bảo
đảm hàng chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu: truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát chất
lượng, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa
hàng nhập khẩu và hàng nội địa.
9
6.1.2. Các loại mã số GS1 sử dụng để truy xuất nguồn gốc
- Mã số địa điểm toàn cầu (GLN): sử dụng để phân định đơn nhất các bên
+ Ý nghĩa giúp nhận diện các bên tham gia chuỗi cung ứng theo các thông
tin: nước xuất xứ, mã số doanh nghiệp , địa điểm thuộc doanh nghiệp (công ty,
phòng ban, nhà kho)
+ Cấu trúc: GLN luôn có những đặc điểm sau: Dạng chữ số có chiều dài cố
định 13 chữ số kết thúc với một số kiểm tra, số này đảm bảo việc đọc dữ liệu
chính xác.
- Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN
+ Là một phần của hệ thống toàn cầu GS1 và giúp phân định đơn nhất các
sản phẩm, đơn vị bán, đơn vị và dịch vụ thương mại. Sử dụng trên nhãn sản
phẩm bán lẻ.
+ Ý nghĩa: giúp nhận định sản phẩm theo thông tin: nước sản xuất, cơ sở
sản xuất, sản phẩm,t hông tin liên quan đến sản phẩm (tên nguyên liệu, phương
pháp chế biến,..) đã được cung cấp cho bên mua và lưu vào cơ sở dữ liệu.
- Mã số đơn vị giao nhận theo seri SSCC
+ Ý nghĩa giúp nhận định đơn vị giao nhận với các thông tin: nước sản
xuất, cơ sở sản xuất, số seri của đơn vị giao nhận
6.1.3. Yêu cầu của truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Truy xuất nguồn có thể được thực hiện bằng các phương pháp như truyền
thống là ghi chép trên giấy, bằng mã số mã vạch được nhận dạng bằng máy quét
tia hồng ngoại, và phương pháp tần số RFDI nhận dạng bằng máy đọc qua tần số
vô tuyến. Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào các cơ sở kinh doanh
sao cho đáp ứng yêu cầu của cơ quan thành tra, tiện lợi trong sử dụng và đảm
bảo hiệu quả kinh tế.
Trong đó mã số mã vạch là công cụ để truy xuất nguồn gốc khá phổ biến
nhất ngày nay, nhờ MSMV ta có thể biết được nguồn gốc thực phẩm. Hệ thống
truy xuất nguồn gốc bằng MSMV phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại mỗi công đoạn
- Người tiêu dùng có thể biết được nơi các thực phẩm đến từ đâu.
- Nhà cung cấp có thể biết những người mua thực phẩm
- Nếu cần thiết nó có thể cung cấp cho việc tìm và theo dõi lại.

10
- Ngoài theo dõi được chuỗi sản phẩm thông qua chuỗi phân phối phải
cung cấp được thông tin về thành phần của sản phẩm và ảnh hưởng của quá
trính sản xuất và phân phối sản phẩm lên chất lượng và tính an toàn của chúng.
6.1.4. Thông tin cần lưu giữ cho mục đích truy xuất nguồn gốc
Thông tin cấp 1: bắt buộc, sẵn sàng cung cấp ở mọi thời điểm. Thông tin
này được mã hóa để rút gọn nhằm dễ lưu trữ và bí mật thông tin với những
người không liên quan.
- Tên, địa chỉ người cung cấp sản phẩm
- Tên, địa chỉ người mua sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm được cung cấp, trao đổi
- Ngày phân phối, tiếp nhận sản phẩm
Thông tin cấp 2 ( khuyến khích )
- Khối lượng thể tích hàng hóa
- Mã số/ lô sản phẩm nếu có
- Các thông tin liên quan khác của sản phẩm ( đóng gói sơ bộ, sơ chế/tinh
chế)
6.1.5. Trình tự và thủ tục truy xuất nguồn gốc.
Cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện truy xuất như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu truy xuất
- Bước 2: Đánh giá sự cần thiết thực hiện/không thực hiện truy xuất.
- Bước 3: Nhận diện lô hàng sản xuất/lô hàng xuất dựa trên thông qua hồ sơ
lưu trữ.
- Bước 4: Nhận diện công đoạn sản xuất liên quan tới lô hàng sản xuất/lô
hàng xuất
- Bước 5: Xác định nguyên nhân công đoạn mất kiểm soát.
- Bước 6: Đề xuất phương pháp xử lí.
- Bước 7: Lập báo cáo kết quả truy xuất nguồn gốc.
Các sản phẩm khi truy xuất nguồn gốc khồn đạt yêu cầu thì sẽ thực hiện
thu hồi sản phẩm với trình tự sau: Tiếp nhận yêu cầu thu hồi => Đánh giá sự cần
thiết/không cần thiết thu hồi sản phẩm => Lập kế hoạch thu hồi => tổ chức thực
hiện thu hồi theo phương án đã duyệt => Báo cáo kết quả: thu hồi hết/ không hết

11
sản phẩm vi phạm, biện pháp xử lý/kết quả sau xử lý đối với sản phẩm bị thu
hồi.
6.1.6. Cách truy xuất nguồn gốc nhờ mã số mã vạch
Các đơn vị đăng ký với cơ quan thẩm quyền để được cấp mã số mã vạch.
Sau khi được cấp, các đơn vị sẽ sử dụng mã số mã vạch in trên các bao bì sản
phẩm do mình sản xuất, phân phối. Trong mỗi mã số mã vạch chứa đựng các
thông tin về tên, đặc điểm, thành phần và giá cả của sản phẩm…Chính vì vậy,
mã số mã vạch sẽ giúp ích cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác trong việc
kiểm tra nguồn gốc sản phẩm.
Sản phẩm hàng hóa áp dụng mã số mã vạch sẽ được theo 1 chuẩn mực và
có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc cho người tiêu dùng biết. MSMV giúp quá
trình truy xuất được thực hiện một cách nhanh chóng, gọn lẹ mà lại khó dẫn tới
sai sót, nâng cao hiệu quả ghi chép, trao đổi thông tin giữa các bên cung ứng.
Hiện nay, mã số mã vạch là một trong những dạng công nghệ nhận dạng và thu
thập dữ liệu tự động được thế giới sử dụng rộng rãi với đủ mã số mã vạch. Việc
sử dụng mã vạch truy xuất nguồn gốc có thể thực hiện thông qua các hình thức:
- Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xác minh
- Liên hệ với đơn vị sản xuất – phân phối – đơn vị sử dụng mã số mã vạch
- Sử dụng phần mềm để check, quét mã số mã vạch.
Trong đó việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại, máy tính
thông minh có kết nối internet giúp chúng ta có thể quét mã số mã vạch để thực
hiện truy xuất nguồn gốc là thuận thiện và hiệu quả nhất. Hiện nay có một số
phần mềm phổ biến được sử dụng như: . I-Check, Barcode Viet, Redlaser,
George Barcode Scanner, VietCheck, Boycott – Barcode Scanner Vote,
ScanLife Barcode & QR Reader, Lightning QRcode Scanner, QuickMark
Barcode Scanner, QR Droid Private, QR Code Reader and Scanner: App for
Android….

12
Hình 4: Ứng dụng QR & Barcode Scanner

Hình 5: Icheck Scanner

Cách sử dụng những phần mềm này hết sức đơn giản và cho kết quả nhanh
chóng. Đầu tiên ta cần tải phần mềm, mở ứng dụng và tiến hành quét mã vạch,
nhấn vào biểu tượng màu xanh chính giữa màn hình. Sau đó, chỉ cần hướng
camera về mã vạch, mã của sản phẩm, các thông tin về sản phẩm sẽ được hiển
thị.
Việc sử dụng những phần mềm này giúp kiểm tra được những thông tin cơ
bản của sản phẩm từ thành phần, giá cả, chất lượng, nơi sản xuất.., được tham
khảo các ý kiến của những người tiêu dùng trước, được đóng góp ý kiến về sản
phẩm thông qua tính năng bình luận trên app, giới thiệu những sản phẩm phổ
biến có nguồn gốc rõ ràng. Giúp chúng ta phân biệt được đâu là hàng giả, đâu là
hàng nhái vì đơn giản nhìn bằng mắt thường thì đến 90% chúng ta không phân
biệt được điều đó.

13
Hình 6: Khách hàng sử dụng điện thoại tra cứu mã vạch

6.1.7. Truy xuất nguồn gốc thủy sản.


- Thủy sản mặt hàng rất được quan tâm bởi chúng được xuất khẩu sang thị
trường các nước từ nhiều năm nay, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Điều
này đòi hỏi thủy sản phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển và
trình độ dân trí cao như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…Truy xuất nguồn gốc thủy sản
luôn là vấn đề được quan tâm và triển khai từ sớm. Điều này đòi hỏi các cơ sở,
doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và cung cấp các loại thủy sản phải vô cùng kỹ
lưỡng trong việc xây dựng môi trường nuôi, hệ thống nguồn nước, chú ý về khí
hậu đặc biệt là chế độ thực phẩm cho thủy sản. Việc truy xuất này sẽ giúp các cơ
sở và doanh nghiệp nuôi trồng, sản xuất và phân phối thủy sản ý thức được việc
chăm sóc thủy sản tốt hơn, cũng như việc chế biến phải đảm bảo đúng quy định
ATTP của thế giới. Để tránh việc thủy sản bị nhiễm độc gây ảnh hưởng đến sức
khỏe người sử dụng, đặc biệt là trong vấn đề xuất khẩu hiện nay.
- Nguyên tắc chung: “ Một bước trước- một bước sau” : tại mỗi công đoạn
chuỗi cung ứng cần: truy nguyên công đoạn trước đó và truy xuất công đoạn sau
đó. Mọi sản phẩm đều được truy nguyên, mọi sản phẩm có vấn đề đều phải được
truy xuất để thu hồi và điều chỉnh.
- Cơ sở dữ liệu: Đảm bảo truy xuất thông tin một cách chính xác và minh
bạch cần lưu trữ thông tin về lô hàng nhận, sản xuất và xuất.
+ Lưu trữ thông tin đối với lô hàng nhận: gồm cơ sở cung cấp ( tên, địa
chỉ, mã số nếu có), lô hàng nhận (chủng loại, khối lượng, mã số nếu có), giao
nhận (thời gian, địa điểm).
+ Thông tin đối với lô hàng sản xuất : là của từng công đoạn của quy trình
sản xuất: chủng loại, khối lượng, thời gian sản xuất, mã số nhận diện/mẻ hàng.

14
+ Lô hàng xuất: gồm cơ sở cung cấp (tên, địa chỉ, mã số nếu có), lô hàng
nhận (chủng loại, khối lượng, mã số nếu có), giao nhận (thời gian, địa điểm).

TT Chỉ tiêu Loại sản phẩm


1 6 tháng Sản phẩm tươi sống
Thức ăn cho thủy sản
Sản phẩm xử lí, cải tạo môi trường
nuôi thủy sản
2 2 năm Sản phẩm thúy sản đông lạnh chế biến
3 1 chu kỳ sản xuất Giống thủy sản

- Quá trình quản lí này được thực hiện:


+ Mỗi hộ nuôi trồng sẽ được cấp một mã số, mã vạch riêng, mỗi đợt nuôi,
người nuôi trồng sẽ giữ một mẫu truy xuất nguồn gốc riêng.
+ Quy trình quản lý này được thực hiện theo các bước: đầu vào (con giống)
sẽ có một nhãn truy xuất từ nhà cung cấp; Sau khi thu hoạch, sản phẩm đầu ra sẽ
được dán nhãn truy xuất của hộ nuôi trồng lên lô sản phẩm trước khi giao cho
nhà thu mua.
+ Sau khi nhận các lô hàng này, các nhà nhập khẩu xem nhãn như một dữ
liệu quan trọng để đánh dấu lên vận đơn hoặc hoá đơn thanh toán để có thể kiểm
tra, truy xuất nguồn gốc lô hàng khi cần thiết, nhất là khi phát hiện lô hàng
không đảm bảo chất lượng.
+ Tem nhãn truy xuất nguồn gốc này bao gồm tên hộ nuôi trồng, hai nhãn
phụ có thể bóc rời với mã số truy xuất nguồn gốc trong định dạng mã số vạch, ô
trống để bổ sung thông tin viết tay, các thông tin khác để truy cập trên mạng
điện tử. Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản này cho phép giám sát toàn bộ
quy trình sản xuất một cách hiện đại, khoa học thông qua hệ thống điện tử mà lại
không mất nhiều công sức. Ngoài việc kiểm soát thực phẩm an toàn hơn, hệ
thống này còn tạo khả năng triệu hồi sản phẩm hiệu quả. Nếu lô hàng nào bị
phát hiện không đảm bảo chất lượng thì sẽ lần hồi kiểm tra từng khâu và quy
trách nhiệm ở khâu có

15
- Sơ đồ minh họa quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi sản
phẩm thủy sản nuôi

CS bán
Thức ăn lẻ
Hóa chất, chế phẩm
sinh học

CS
phân
phối

Cơ sở CS
Cơ sở Đại lý CS
xản Cơ sở đóng
ương nguyên chế
xuất nuôi gói /BQ
giống liệu biến
giống

Dòng thông tin mã hóa

Dòng thông tin truy xuất

6.2. Một số ứng dụng khác của mã số mã vạch


Sản xuất hành hóa:
- Góp phần bảo vệ thương hiệu thông qua nhãn mã vạch.
- Kiểm soát tiến độ sản xuất một cách trực tuyến (ngay lập tức).
- Tăng năng suất: Nhanh chóng nhập, xuất kho tính tiền, làm hóa đơn phục
vụ khách hàng.
- Tiết kiệm: Sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính
toán bằng máy quét mã vạch
- Chính xác: Nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loại hàng hóa,
mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn, khi
tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Thuận tiện trong việc thực hiện các dịch vụ sau bán hàng: Chăm sóc
16
khách hàng, giải quyết phàn nàn, khiếu nại, bảo hành sản phẩm.
- Việc sử dụng mã vạch cho sản phẩm còn góp phần nâng cao hình ảnh sản
phẩm trong nhận thức của khách hàng, v.v...
Sử dụng mã vạch trong sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu trong
nền sản xuất công nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
trên con đường hội nhập quốc tế và xâm nhập thị trường thế giới, đặc biệt mã
vạch rất cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Lĩnh vực y tế- chăm sóc sức khỏe:
Công nghệ mã vạch được áp dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực y tế.
Hiện nay tại các bệnh viện ở Việt Nam, các thiết bị quản lý mã số mã vạch đã
được áp dụng ở khá nhiều khâu hiện nay như quét mã vạch trên thẻ bảo hiểm y
tế, hiệu thuốc bệnh viện, trên ống nghiệm… Mặc dù chưa được áp dụng đồng bộ
từ khâu nhận bệnh nhân cho tới quản lý bệnh nhân, thiết bị vật tư y tế như tại
các bệnh viện nước ngoài, nhưng máy quét mã vạch cũng đã trở thành thiết bị
không thể thiếu của các bệnh viện, phòng khám.
- Quản lý bệnh nhân, quét mã vạch bảo hiểm y tế: Đối với quản lý thẻ bảo
hiểm y tế, máy quét mã vạch không thể thiếu được trong công tác này. Chỉ cần
quét mã vạch trên thẻ, mọi dữ liệu về bệnh nhân được cung cấp cho bệnh viện.
Giúp bệnh viện dễ dàng quản lý và kiểm tra thông tin người bệnh. Ngoài ra,
nhiều bệnh viện hiện nay còn ứng dụng mã vạch đối với từng bệnh nhân. Mã
khám bệnh của bệnh nhân sẽ được dán lên tay, bác sĩ thăm khám chỉ cần dùng
đầu đọc mã vạch quét mã trên tay. Tránh việc phải lưu đầy đủ thông tin bệnh
nhận, tình trạng bệnh lý, đơn thuốc… theo phương pháp nhớ thủ công. Điều này
tiết kiệm tối đa thời gian cho y bác sĩ, tránh nhầm lẫn, sai sót do nhớ nhầm.
- Quản lý thuốc phát cho bệnh nhân hay sử dụng cho hiệu thuốc bệnh viện:
Việc cấp phát thuốc tại bệnh viện cũng được quản lý bởi hệ thống mã số mã
vạch, giúp kiểm soát lượng thuốc. Giúp các y bác sĩ kiểm tra xem lượng thuốc
nhiều hay ít, có cần nhập thêm thuốc hay không. Đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho
các bệnh nhân. Ngoài ra, với hiệu thuốc bệnh viện thì máy quét mã vạch giúp
quản lý quầy thuốc hiệu quả. Giúp nhân viên bán thuốc nhanh chóng, tránh thất
thoát, nhầm lẫn.
- Quản lý dụng cụ y tế: Với máy quét mã vạch, giúp bệnh viên có thể kiểm
soát các trang vật tư, thiết bị trong kho một cách logic, nhanh chóng và hiệu quả.
Các dụng cụ y tế sử dụng trong ngày được kiểm soát hiệu quả, xuất nhập dụng
cụ dễ dàng chỉ trong 1 thao tác quét mã vạch đơn giản. Theo đó, các thông tin

17
trên ống nghiệm, ống truyền, túi máu cũng được quản lý hiệu quả. Giúp nhận
biết thông tin chính xác, tránh tối đa sự nhầm lẫn gay tác hại lớn đến bệnh nhân.

-
Hình 7 : Quản lí dụng cụ y tế

Lĩnh vực giáo dục:


- Kiểm soát dữ liệu, thông tin hiệu quả về các tài sản được gắn mã vạch của
nhà trường
- Áp dụng tại thư viện về quản lí quy trình thuê mượn giáo trình của giảng
viên, sinh viên. Trên thẻ học sinh, sinh viên hiện đã tích hợp các mã vạch. Do
vậy dễ dàng để xác định, quản lý được HS-SV đó mượn những sách nào và thời
hạn bao lâu,...
- Áp dụng trong xét tuyển sinh viên tại các trường trong các kì thi đại học.
các trường đại học đã sử dụng mã vạch trong xét tuyển bằng cách tích hợp dữ
liệu của thí sinh gồm họ và tên, ngày sinh, quê quán, số báo danh, điểm thi…
Nhờ đó, khi thí sinh tới nộp hồ sơ để đăng kí xét tuyển hay nhập học, nhân viên
nhà trường chỉ việc quét mã vạch trên giấy báo, mọi thông tin của thí sinh đều
được hiện ra và tích hợp với thông tin trên phần mềm của nhà trường. Việc này
giúp giảm được những rắc rối và sai sót cho nhân viên nhà trường khi làm hồ sơ
tuyển sinh và không mất thời gian nhập lại dữ liệu thay vì hình thức nhập liệu
như phương pháp tuyển sinh cũ.

18
Hình 8: Giấy báo trúng tuyển có in mã vạch

- Giúp tiết kiệm thời gian cho cán bộ giáo viên, đáp ứng nhu cầu của phụ
huynh học sinh, đảm bảo tính chính xác trong quá trình làm việc.
Lĩnh vực vận tải:
- Giải pháp mã vạch là một trong những phương thức quản lý hiện đại và
hiệu quả nhất cho phép nhân viên biết bất cứ thông tin nào về hàng hóa, sản
phẩm.
- Giúp nhân viên quản lý kho, quản lý nhân sự bốc vác hàng, nhân viên sân
bãi và các nhân viên khác có liên quan trong hoạt động vạn chuyển hàng hóa
- Giảm được số lượng nhân viên và chi phí hơn nhiều so với phương pháp
thủ công.

19
KẾT LUẬN
Qua bài phân tích trên, ta có thể thấy lợi ích mà mã số mã vạch đem lại vô
cùng lớn. Nó không chỉ có ích với người tiêu dùng, các doanh nghiệp mà cả cơ
quan quản lí nhà nước, đóng vai trò quan trong trong lưu thông hàng hóa trong
và ngoài nước. việc tìm hiểu mã số mã vạch của hàng hóa không chỉ là của các
cơ quan hay doanh nghiệp, mà đối với người tiêu dùng cũng hết sức cần thiết và
có ích. Việc sản phẩm hàng hóa áp dụng mã số mã vạch theo một chuẩn mực,
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về nhà
nhập khẩu khi sử dụng mã nước ngoài, có vai trò tích cực hỗ trợ công tác quản
lý như trao đổi và kiểm soát thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, đặc biệt áp
dụng trong xác định nguồn gốc sản phẩm. Nhờ đó, tăng thêm niềm tin của người
tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức
khỏe của chính mình. Do vậy, việc sử dụng mã số mã vạch trong việc truy xuất
nguồn gốc và đảm bảo chất lượng thực phẩm là hết sức cần thiết.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Đống Thị Anh Đào (2005), Kĩ thuật bao bì thực phẩm, NXB
ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
2. T.S Lê Thanh Long ( 2015), Bao Gói Thực Phẩm, Trường ĐH Nông
Lâm Huế.
3. Gắn mã số, mã vạch cho thủy sản (23/08/2009), Báo điện tử Tiền Phong
Link: https://www.tienphong.vn/kinh-te/gan-ma-so-ma-vach-cho-thuy-san-
169722.amp.tpo
4. Mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa (15/1/2019), trang
web VNEXPRES.
Link: https://vnexpress.net/hon-25-000-doanh-nghiep-viet-quan-ly-bang-
cong-nghe-ma-vach-3868692.html
5. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: ứng dụng công nghệ, trang web
VNEXPRES.
Link: https://vnexpress.net/truy-xuat-nguon-goc-san-pham-dang-bi-hieu-
sai-4012348.html

21

You might also like