You are on page 1of 2

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ TƯ VẤN AN TOÀN LAO ĐỘNG HẢI PHÒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********o0o*********
Hải Phòng, ngày.......tháng........năm 2020.
BÀI THU HOẠCH
HUẤN LUYỆN CÔNG TÁC ATVSLĐ NĂM 2020
(NHÓM 5)
Họ và tên: ............................................................. Năm sinh: ............................. Số CMT: ....................................
Nghề nghiệp: ............................................Đơn vị công tác:......................................................................................
Người chấm bài Người làm bài
Kết quả
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Anh (chị) khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời đúng nhất của câu hỏi.
1. Người lao động có nghĩa vụ nào sau đây về công tác BHLĐ?
a. Chấp hành những quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
b. Sử dụng các phương tiện BHLĐ, nếu làm mất do lỗi của NLĐ thì không phải bồi thường;
c. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, BNN gây độc hại hoặc sự cố nguy
hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của người sử dụng LĐ;
d. Ý a và c. e. Tất cả các ý trên
2. Người lao động có quyền nào sau đây về công tác BHLĐ?
a. Có quyền nghỉ giải lao giữa buổi làm việc tối thiểu 02 giờ đồng hồ/1 buổi làm việc;
b. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức
khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó
chưa được khắc phục.
c. Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng LĐ vi phạm quy định của nhà nước hoặc
không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng LĐ, thoả ước LĐ;
d. Tất cả các ý trên e. Cả 2 ý b và c
3. Việc bồi dưỡng hiện vật được thực hiện là:
a. Trả bằng tiền, tính vào lương
b. Cấp phát bằng hiện vật, mang về nhà c. Cấp phát bằng hiện vật thực hiện ngay trong ca làm việc
4. Xác định các yếu tố nguy hiểm có hại và đề ra các biện pháp kiểm soát, cải thiện điều kiện lao động là trách nhiệm
của ai trong cơ sở lao động?.
a. Giám đốc b. Trưởng phòng kỹ thuật, Quản đốc phân xưởng
c. Cán bộ làm công tác an toàn d. Công đoàn đơn vị e. Các ý đều đúng
5. Khi được tuyển dụng anh (chị) phải qua mấy bước huấn luyện về ATTVSLĐ-PCCN
a. 1 bước b. 2 bước c. 3 bước
6. Khi xảy ra TNLĐ anh (chị) có trách nhiệm gì?
a. Kịp thời sơ cấp cứu người bị nạn; b. Thông báo nhanh nhất tới những người có trách nhiệm;
c. Giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra TNLĐ;
d. Cung cấp ngay tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ TNLĐ theo yêu cầu của đoàn điều tra TNLĐ;
e. Tất cả các ý trên
7. Khi phát hiện thấy sự cố cháy nổ, nhiệm vụ của anh (chị) phải làm?
a. Hô hoán cho mọi người biết; b. Cúp cầu dao điện khu vực có cháy, nổ; c. Tham gia dập tắt cháy nổ
d. Báo cho người có trách nhiệm; e. Tất cả các nhiệm vụ trên.
8. Đâu là những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất?
a. Người lao động chưa được huấn luyện công tác ATLĐ hoặc huấn luyện chưa đầy đủ;
b.Vi phạm các quy trình vận hành, quy phạm về ATLĐ;
c. Điều kiện lao động khắc nghiệt không đảm bảo AT theo tiêu chuẩn;
d. Không có trang bị cá nhân hoặc có nhưng không đạt yêu cầu;
e. Do trạng thái tâm sinh lý hoặc ý thức của người lao động;
f. Tất cả các ý trên.
9. Nguyên nhân nào dễ gây TNLĐ do điện giật cho người lao động?
a. Dùng sục tự chế để đun nước b. Sử dụng dây điện cũ rách, bị hở điện
c. Dây không có phích cắm, cắm trực tiếp vào nguồn d. Không đấu nối tiếp đất e. Tất cả các ý trên
10. Khi phát hiện có trường hợp NLĐ bị điện giật và ngất tại chỗ, bạn phải xử lý như thế nào?
a. Nhanh chóng đưa nạn nhân về đơn vị để chữa; b. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay
c. Nhanh chóng cắt nguồn điện và làm sơ cấp cứu tại chỗ d. Đi mua thuốc về cứu chữa;
11. Theo anh (chị) những khu vực nào cấm hút thuốc?
a. Tại vị trí có biển cảnh báo nguy hiểm, kho hóa chất độc hại; b. Nhà ăn, căng tin, phòng làm việc;
c. Khu vực có biển báo “Cấm hút thuốc”; d. Tất cả các khu vực trên;
12. Những công việc nào sau đây khi làm việc bắt buộc phải có người làm nhiệm vụ cảnh giới?
a. Làm việc trong hầm két kín; b. Làm trên sông nước; c. Sửa chữa điện;
d. Khi hàn, cắt hơi, phát sinh nguồn nhiệt; e. Cả 4 công việc trên.
13. Khi thấy dây dẫn điện hoặc thiết bị điện bị rách, hở, có nguy cơ bị rò rỉ điện. Anh (chị) xử lý như thế nào?.
a. Bỏ đi, coi như không biết
b. Treo lên hoặc đánh dấu và báo ngay cho người có trách nhiệm biết
c. Tự động sửa chữa.
14. Khi phát hiện có người bị điện giật Anh (chị) phải làm như thế nào?.
a. Chạy vào cầm tay kéo người bị nạn ra b. Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
c. Cùng mọi người phối hợp sơ cấp cứu d. Gọi điện thoại báo cấp cứu e. Ý A. f. Ý B, C, D.
15. Cấp cứu cho người bị điện giật như thế nào là đúng?.
a. Để người bị nạn nằm sấp để hô hấp b. Kê cao đầu
c. Để người bị nạn nằm nghiêng, tay người bị nạn đặt bên dưới mặt cho đờm, rãi chảy ra....
d. Đặt người bị nạn nằm ngửa, lấy một vật kê hơi cao gáy, lấy các vật trong mồm ra để khai thông đường hô hấp.
e. Ý A, B f. Ý C, D
16. Khi phát hiện ra đám cháy Anh (chị) phải làm gì?
a. Chạy đi gọi người có trách nhiệm b. Hô hoán, báo động cho mọi người cùng biết.
c. Tham gia chữa cháy cùng mọi người d. Bỏ về đơn vị làm công việc của mình được giao
e. Ý A, D f. Ý B, C.
17. Sau khi kết thúc buổi làm việc người lao động có cần phải vệ sinh sạch sẽ máy móc, thiết bị, vị trí làm việc và
kiểm tra lần cuối không?.
a. Có b. Không c. Thấy bẩn thì dọn
18. Những điều kiện làm việc ở văn phòng dễ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe như:
a. Sử dụng máy giữ độ ẩm không khí (máy điều hòa), b. Thiết bị làm mát, tiếp xúc với bụi,
c. Sử dụng màn hình máy tính và sự hiện diện của các hóa chất gây ô nhiễm trong máy móc sử dụng,
d. Trong các loại thuốc xịt côn trùng hoặc thuốc tẩy rửa... môi trường làm việc nóng, khô hơn và ngột ngạt (do không gian
văn phòng làm việc thường chật hẹp, chất nhiều hồ sơ)
e. Tất cả các ý trên.
19. Đâu là các biểu hiện bệnh khi làm việc lâu trong văn phòng
a. Sức đề kháng kém, dễ mệt mỏi và bệnh vặt do nhịp độ công việc nhanh, liên tục trong nhiều giờ nên có cảm giác uể oải,
thiếu năng lượng.
b. Nếu bị stress hoặc mệt mỏi kéo dài sẽ làm sức đề kháng giảm nhanh, dẫn đến hệ miễn dịch cơ thể yếu đi, dễ mắc các
bệnh lặt vặt như nhức đầu, nghẹt mũi, khô mắt, khô họng, khô da và thỉnh thoảng chảy nước mắt, nước mũi, hoặc làm
nghiêm trọng hơn bệnh suyễn nếu có.
c. Các biểu hiện như xây xẩm, hoa mắt chóng mặt, dễ bị hạ đường huyết. Những bệnh như huyết áp thấp, đau nửa đầu,cảm
cúm phổ biến
d. Tất cả các ý trên
20. Một số biện pháp phòng chống chứng khô mắt là
a. Để máy tính cách xa tầm mắt ít nhất 70cm
b. Ánh sáng trong phòng làm việc phải tương đồng với ánh sáng màn hình máy tính.
c. Sau 30-60 phút làm việc, nên hướng mắt nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn xuống phía dưới để mắt được thư giãn, đỡ mỏi
và khô.
d. Ý a và c e. Ý b và c f. Ý c, b và a
21. Biện pháp phòng chống vẹo đốt sống cổ là
a. Luôn giữ ấm cổ, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa thích hợp
b. Bàn để máy vi tính không được cao quá 70 cm
c. Nên xoay người (đặc biệt là cổ) ở nhiều tư thế (sang trái, phải, trước, sau...) sau mỗi tiếng ngồi làm việc.
d. Tất cả các ý trên

You might also like