You are on page 1of 95

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố tác động đến quyết định chọn
thuốc kê đơn của bác sĩ tại các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,
tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2015

Trần Quang Hoàng

i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên
cứu này. Đặc biệt nhất, tôi vô cùng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tình và tâm
huyết của thầy PSG. TS Nguyễn Văn Ngãi. Thầy đã tận tình chỉ bảo cho tôi
phương pháp, kiến thức cũng như những lời khuyên bổ ích đã giúp tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy, cô khoa Đào tạo
Sau đại học đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học thực tiễn. Đó là nền
tảng quan trọng giúp tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu cũng như ứng
dụng vào thực tiễn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2015

Trần Quang Hoàng

ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “các nhân tố tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn
thuốc” của các bác sĩ tại Tp.HCM, từ đó đưa ra những gợi ý cho các giám đốc
kinh doanh, ban lãnh đạo các công ty kinh doanh dược phẩm hiểu rõ về hành vi
chọn thuốc kê đơn của bác sĩ để xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ
trình dược viên chuyên nghiệp, cung cấp kịp thời và đáp ứng những yêu cầu và
mong đợi của bác sĩ khi quyết định chọn thuốc kê đơn, đồng thời làm tăng hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm
Nghiên cứu được chia ra làm hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng chính thức. (1) Nghiên cứu định tính được thực hiện
bằng phương pháp thảo luận tay đôi để xây dựng và hoàn chỉnh thang đo kết
hợp với nghiên cứu sơ bộ để hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức. (2) Nghiên
cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng qua
việc thu thập dữ liệu từ việc phát bảng câu hỏi trực tiếp đến các bác sĩ với số
lượng bảng câu hỏi khảo sát là 250. Các công cụ phân tích dữ liệu được sử
dụng trong nghiên cứu: thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha,
phân tích EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi qui đa biến,...bằng phần
mềm SPSS thế hệ 20.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu nhân tố tác động đến quyết định
chọn thuốc kê đơn của bác sĩ gồm: (1) Giá thuốc, (2) Đồng nghiệp, (3) Chất
lượng thuốc, (4) Nguồn thông tin thuốc, (5) Chẩn đoán bệnh, (6) Trình dược
viên. Kết quả đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho thấy mô hình hồi qui
tuyến tính bội đã được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và hệ số R 2 là 0.758
điều này chỉ ra rằng 75.8% sự biến thiên của quyết định chọn thuốc kê đơn
được giải thích bởi các biến độc lập đưa ra trong mô hình. Kết quả cũng cho

iii
thấy nhân tố “Giá thuốc” có tác động mạnh nhất đến quyết định chọn thuốc kê
đơn của bác sĩ với hệ số beta trong phương trình hồi qui bội là 0,440 và thấp
nhất là nhân tố “chẩn đoán bệnh” với hệ số beta là 0,108.
Kết luận của nghiên cứu đem lại một số hàm ý cho các giám đốc kinh
doanh của các công ty dược trong việc đưa ra chiến lược cho các trình dược
viên viếng thăm các bác sĩ để hiểu rõ hành vi chọn thuốc kê đơn của bác sĩ.
Theo đó, các quản lý kinh doanh cần tập trung vào chính sách giá thuốc, thông
tin đặc trị của thuốc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề giới thiệu về thuốc và
thảo luận về công dụng của thuốc đối với các bác sĩ đầu ngành và xây dựng đội
ngũ trình dược viên chuyên nghiệp

iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình ra quyết định mua..........................................................................10
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................23
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu...................................................................................24
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu......................................................................................44
Hình 4.2: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết...........................................................54
Hình 4.3 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy bội........55
Hình 4.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa.........................................................56

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các phương pháp nghiên cứu..........................................25

v
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát...............................................................................34
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu............................................................35
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha..........................................................37
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và mức ý nghĩa...................................................41
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và mức ý nghĩa...................................................43
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố............................................................................44
Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan............................................................................45
Bảng 4.9: Các thông số thống kê từng biến độc lập của mô hình................................46
Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình................................................49
Bảng 4.11: Kiểm định độ phù hợp của mô hình..........................................................49
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết.....................................................53

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................v

vi
MỤC LỤC....................................................................................................................vi
CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN...................................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu.....................................................................................................1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu............................................................................3
1.6 Kết cấu của nghiên cứu............................................................................................3
CHƯƠNG HAI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................5
2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPP)........................................................................5
2.2 Hành vi kê đơn thuốc của bác sĩ:.............................................................................6
2.2.1 Hành vi:............................................................................................................6
2.2.2 Hành vi kê đơn thuốc......................................................................................6
2.3 Quyết định chọn thuốc kê đơn:................................................................................8
2.3.1 Quyết định mua cá nhân:...............................................................................9
2.3.2 Quyết định mua của tổ chức........................................................................11
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước:...........................................................................11
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................13
2.5.1 Bác sĩ kê đơn:.................................................................................................13
2.5.2 Đơn thuốc:.....................................................................................................14
2.5.3 Trình dược viên bệnh viện:..........................................................................15
2.5.4 Giá thuốc........................................................................................................17
2.5.7 Chẩn đoán bệnh............................................................................................20
CHƯƠNG BA: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................24
3.1 Quy trình nghiên cứu.............................................................................................24
3.2 Nghiên cứu định tính..............................................................................................25
3.3 Nghiên cứu định lượng..........................................................................................25
3.4 Xây dựng thang đo................................................................................................26
3.5 Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................................30
3.5.1 Mẫu nghiên cứu.............................................................................................30
3.5.2 Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu........................................30
CHƯƠNG BỐN: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.................................................................34
4.1 Thống kê mô tả......................................................................................................34
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát......................................................................34
4.1.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu...........................................................35
4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu..............................................................................37
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha:.....................................................................37
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA...............................................................41
4.3. Phân tích hệ số tương quan...................................................................................45
4.4 Phân tích hồi quy bội.............................................................................................46
CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................57
5.1 Kết luận..................................................................................................................57
5.2 Kiến nghị................................................................................................................58
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................60
Tài liệu tham khảo........................................................................................................62

vii
Tài liệu tham khảo tiếng Việt...............................................................................62
Tài liệu tham khảo tiếng Anh...............................................................................62
Phụ lục A - Bảng câu hỏi định tính......................................................................65
Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................................69
Phụ lục B - Bảng câu hỏi định lượng..................................................................70
Phụ lục C: Phân tích định lượng..........................................................................74

viii
CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN
Chương một sẽ trình bày tổng quan về lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của
nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu
1.1 Lý do nghiên cứu
Thị trường dược phẩm ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
đang phát triển rất sôi động. Cùng với chính sách mở cửa kinh tế và khuyến khích các
công ty dược trong nước đầu tư vào dây chuyền sản xuất các loại dược phẩm thuốc
chữa bệnh có chất lượng để cạnh tranh với các công ty dược phẩm nước ngoài tạo nên
thị trường dược phẩm thuốc phong phú và đa dạng. Ngoài ra, các công ty dược đã
không ngừng nghiên cứu, đào tạo và phát triển đội ngũ trình dược viên, gửi tặng mẫu
thuốc, tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu các sản phẩm thuốc, đầu tư viết bài quảng
cáo trên các tập chí y khoa nhằm giới thiệu đến các bác sĩ sản phẩm thuốc của mình.
Các hoạt động này nhằm tác động đến quyết định chọn thuốc để kê đơn trong các toa
thuốc của các bác sĩ khi kê đơn thuốc cho người bệnh
Trước đây, người bệnh vẫn còn có thói quen tự ý sử dụng thuốc, tự mua
thuốc theo hình thức truyền miệng khi có người đánh giá thuốc đó tốt. Thói
quen này dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn do việc sử dụng thuốc không theo kê
đơn của bác sĩ. Điều này dẫn đến những khó khăn cho các công ty dược trong
việc cung cấp và kiểm soát các thông tin có giá trị để hướng đến việc sử dụng
thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, thói quen của người bệnh cũng
đang dần thay đổi, họ dần nhận thấy rằng việc tự ý mua thuốc không theo chỉ
dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bản thân họ.
Chính vì vậy, việc sử dụng toa thuốc kê đơn là rất quan trọng đối với người
bệnh và cả bác sĩ. Khi sử dụng toa thuốc kê đơn, người bệnh sẽ giảm thiểu
những nguy hiểm do uống thuốc quá liều, do chống chỉ định với thuốc, do phản
ứng phụ của thuốc…
Ngoài ra, các công ty dược phẩm nhận thấy rằng người bệnh ngày nay
chỉ là người sử dụng và mua thuốc theo toa, còn bác sĩ là người chọn thuốc để
kê đơn, là người sẽ chọn một sản phẩm thuốc trong số nhóm sản phẩm thuốc
cạnh tranh có cùng thành phần hoạt chất. Theo Saenz (2004), bác sĩ chọn thuốc
kê đơn tùy thuộc vào kinh nghiệm khám chữa bệnh cũng như thông tin từ các
nguồn khác nhau về sản phẩm thuốc như từ các trình dược viên của công ty, từ
các tạp chí y khoa, từ các kết quả thử nghiệm lâm sàng…và từ các kênh thông
tin khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định
chọn thuốc kê đơn của bác sĩ tại các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh”
giúp cho các công ty dược phẩm có được các thông tin hữu ích về các yếu tố
tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ, hiểu được hành vi và các
quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ, từ đó khai thác được lợi thế cạnh
tranh và giúp đẩy mạnh sản phẩm thuốc của mình có trong các toa thuốc của
bác sĩ là điều cấp thiết và quan trọng trong bối cảnh thị trường dược phẩm ngày
càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
1. Các nhân tố nào tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác
sĩ?
2. Mức độ tác động của các nhân tố này đến quyết định chọn thuốc kê
đơn của bác sĩ như thế nào?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn của
bác sĩ được thực hiện nhằm mục tiêu:
 Xác định được các yếu tố tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn
của bác sĩ
 Xác định được mức độ tác động của từng yếu tố trên đến quyết định
chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung khám phá các yếu tố tác
động đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ thông qua phương pháp
khảo sát trực tiếp lấy ý kiến của các bác sĩ làm việc tại các bệnh viện tại
Tp.HCM. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.
Đối tượng khảo sát: là các bác sĩ trực tiếp khám bệnh và kê đơn thuốc
cho người bệnh đang làm việc tại các bệnh viện ở Tp.HCM
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các yếu tố tác
động đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ, khám phá mức đô ̣ tác đô ̣ng
của các yếu tố này đến quyết định chọn sản phẩm thuốc khi kê đơn. Từ kết quả
nghiên cứu có thể giúp các công ty dược xây dựng chiến lược kinh doanh,
chiến lược marketing hiệu quả, các cách thức tiếp cận phù hợp đến các bác sĩ
để giúp các trình dược viên nâng cao doanh số
Từ các giải pháp đề nghị, công ty có thể khai thác hiệu quả từng yếu tố
này, và cuối cùng là được các bác sĩ chọn sản phẩm thuốc của công ty mình khi
kê đơn cho người bệnh.
Nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các trình dược viên
trong việc tiếp cận các khách hàng là bác sĩ để giới thiệu và chào bán sản phẩm
thuốc hiệu quả hơn
1.6 Kết cấu của nghiên cứu
Bố cục của nghiên cứu được chia thành 5 chương:
Chương một: Tổng quan
Trình bày tóm lược các nội dung về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của nghiên cứu
Chương hai: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các lý thuyết về hành vi hoạch định, hành vi của bác sĩ chọn
thuốc kê đơn, các yếu tố tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn
Chương ba: Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của chương là trình bày về phương pháp lấy mẫu, phương
pháp phân tích, xác định thang đo và bảng câu hỏi điều tra
Chương bốn: Phân tích kết quả nghiên cứu
Phân tích tác động của các yếu tố đến quyết định chọn thuốc kê đơn của
bác sĩ bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp độ tin cậy Cronbach’s
Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis), các phương pháp kiểm định sự khác biệt và phân tích hồi quy với sự
hỗ trợ của phần mềm phân tích thống kê SPSS 20. Diễn giải các kết quả từ
phần mềm thành các kết quả mang ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh dược
phẩm hiện nay
Chương năm: Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị
Kết luận, tóm tắt những kết quả chính và đưa ra các hàm ý cho nhà quản
trị nhằm triển khai kế hoạch bán hàng hiệu quả, nâng cao doanh số và hiểu rõ
quyết định của bác sĩ trong việc chọn thuốc kê đơn và cuối cùng là hạn chế của
nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo
CHƯƠNG HAI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chính của chương hai là trình bày các lý thuyết về hành vi
hoạch định, hành vi kê đơn, quyết định chọn thuốc kê đơn, tổng quan các
nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết để kiểm định
mô hình nghiên cứu
2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPP)
Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of planned behavior – TPB) là
một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng được sử dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu về hành vi của con người (Hung và đồng sự, 2010 được dẫn bởi
Trần Thị Lam Phương và Phạm Ngọc Thúy, 2011). Lý thuyết này được Ajzen
(1991) phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action –
TRA), cho rằng hành động thực tế của con người chịu ảnh hưởng bởi ý định
thực hiện hành vi đó (Fishbein & Ajzen, 1975 được dẫn bởi Trần Thị Lam
Phương và Phạm Ngọc Thúy, 2011), khi thêm yếu tố kiểm soát hành vi. Lý
thuyết này giả định rằng, một hành vi có thể dự báo hoặc giải thích bởi ý định
thực hiện hành vi đó và được dùng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau
(Ryu và đồng sự, 2003; Bock và Kim, 2002, được dẫn bởi Trần Thị Lam
Phương và Phạm Ngọc Thúy, 2011). Ion (2013) cũng thấy rằng ý định và hành
vi phải tương ứng về hành động, mục tiêu/ mục đích, bối cảnh/ hoàn cảnh liên
quan đến bệnh nhân và thời gian (khoản thời gian mà bệnh nhân thừa nhận
hành vi). Theo Vưu Thị Thùy Trang (2012), ý định là sự biểu thị về sự sẵn sàng
của mỗi người khi thực hiện một hành vi đã qui định, và nó được xem như là
tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi. Ý định dựa trên các ước lượng bao gồm thái
độ dẫn đến hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Vưu Thị
Thùy Trang (2012) nêu rõ rằng thái độ dẫn đến hành vi là mức độ mà biểu hiện
của hành vi đó được chính bản thân cá nhân đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực.
Dựa trên mô hình kỳ vọng – giá trị, thái độ dẫn đến hành vi được định nghĩa là
toàn bộ niềm tin có thể dẫn đến hành vi liên hệ hành vi đó với những hậu quả
và các thuộc tính khác nhau. Chuẩn chủ quan là sức ép xã hội về mặt nhận thức
để tiến hành hoặc không tiến hành hành vi nào đó. Tương tự như mô hình kỳ
vọng – giá trị về thái độ dẫn đến hành vi, giả định rằng chuẩn chủ quan được
định nghĩa là toàn bộ những niềm tin được chuẩn hóa liên quan đến mong đợi
về những ám chỉ quan trọng (Vưu Thị Thùy Trang, 2012). Nhận thức về kiểm
soát hành vi nói đến nhận thức của con người về khả năng của họ để thực hiện
một hành vi đã qui định. Tương tự như mô hình kỳ vọng – giá trị về thái độ dẫn
đến hành vi, giả định rằng Nhận thức về kiểm soát hành vi được định nghĩa là
toàn bộ niềm tin về sự kiểm soát, ví dụ như, những niềm tin về sự hiện diện của
các yếu tố xúc tiến hoặc cản trở sự thực hiện hành vi (Vưu Thị Thùy Trang,
2012)
Ion (2013) lập luận rằng cách thức mà hành vi thay đổi diễn ra có liên
quan đến hành vi kê đơn thuốc đã được tiếp cận và nghiên cứu từ quan điểm
của các lý thuyết về hành vi hoạch định (TBP). Lý thuyết hành vi hoạch định
(TBP) thuộc về thể loại của lý thuyết nhận thức xã hội mà nhận thức cá nhân
cũng như các tác nhân tác động đến việc xử lý thông tin trước khi hình thành
một số hành vi ý định cụ thể, sau đó sẽ chuyển đổi chúng thành chính hành vi
đó (Ajzen, 1991).
2.2 Hành vi kê đơn thuốc của bác sĩ:
2.2.1 Hành vi:
Hành vi là sự phản ứng hiển nhiên có thể nhận thấy được thực hiện
trong tình huống đã qui định cùng với mục tiêu đã qui định trước đó. Những
quan sát hành vi đơn lẻ có thể được tổng hợp nhiều lần trong các phạm vi để
tạo ra một phép đo tiêu biểu về hành vi mang tính bao quát (Vưu Thị Thùy
Trang, 2012).
2.2.2 Hành vi kê đơn thuốc
Hành vi kê đơn thuốc của bác sĩ là một khái niệm nghiên cứu rất rộng.
Nhiều nghiên cứu đã xác định một số nhóm yếu tố tác động đến hành vi kê đơn
thuốc của các bác sĩ. Nhóm đầu tiên bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ của
bác sĩ, phẩm chất (Lipton và Bird, 1993; Sutters, 1990 được dẫn bởi Nguyễn
Anh Tuấn, 2011), và lo ngại rủi ro (Haaijer Ruskamp và Denig, 1996 được dẫn
bởi Nguyễn Anh Tuấn, 2011). Nhóm thứ hai, đó là nhóm bệnh nhân; Lipton và
Bird, (1993) được dẫn bởi Nguyễn Anh Tuấn (20011) nhận thấy rằng bệnh
nhận hay gia đình bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi nhu cầu, việc từ chối điều trị,
nhân khẩu học và niềm tin văn hóa tác động đến hành vi kê đơn. Nhóm thứ ba,
đó là nhóm nhân tố hệ thống, nhóm này bao gồm các chính sách của các công
ty dược, chính sách hoàn trả, công thức pha chế thuốc, các tổ chức hành nghề,
các chương trình xúc tiến của công ty dược (Lipton và Bird, 1993; Sutters,
1990 được dẫn bởi Nguyễn Anh Tuấn, 2011)
Ion (2013) khẳng định rằng không thể hiểu đầy đủ hành vi kê đơn thuốc
của bác sĩ nếu chúng ta chỉ phân tích dựa vào hành động của họ. Hành vi này
diễn ra trong một bối cảnh xã hội, mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân, sự ảnh
hưởng bởi nhiều khía cạnh khác như: sự mong đợi của bệnh nhân, tiếp tục điều
trị hay từ bỏ việc điều trị tương ứng tiếp theo. Hành vi kê đơn của bác sĩ chủ
yếu dựa trên việc kê đơn chứ không so sánh về hiệu quả của đơn thuốc (Caves
và đồng sự, 1991). Điều này không chỉ giải thích là do có ít thông tin so sánh
hiệu quả sử dụng của các loại thuốc kê đơn mà còn bởi vì thủ tục kê đơn có thể
là một văn bản pháp lý có hiệu lực (Caves và đồng sự, 1991). Abratt và
Lanteigne (2000) được dẫn bởi Waheed và đồng sự (2011) xác định rằng các
nhân tố marketing (trình dược viên, giá của sản phẩm thuốc bán cho bệnh nhân,
các hội chợ thương mại và hội nghị chuyên đề) và các nhân tố chuyên môn (tạp
chí y khoa, kinh nghiệm và giáo dục trước đây, sự tác động bởi ý kiến của lãnh
đạo, kiến nghị từ các đồng nghiệp và nhu cầu của bệnh nhân) tác động đến
hành vi kê đơn của bác sĩ
2.3 Quyết định chọn thuốc kê đơn:
Ljungberg (2010) nhận định quyết định chọn thuốc kê đơn bị tác động
bởi nhiều nhân tố, thật vậy, “việc kê đơn liên quan đến bênh nhân, bác sĩ và
môi trường của tổ chức”. Các yếu tố tác động đến bác sĩ trong việc đưa ra các
quyết định chọn thuốc kê đơn là: giáo dục, kiến thức, kỹ năng và thái độ. Thói
quen cũng tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn. Các bác sĩ có thể chọn
thuốc bởi thói quen hay thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề. Tuy nhiên,
theo Điều 6, Quyết định về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc
theo đơn Bộ Trưởng Bộ Y Tế (2003) qui định: Chỉ được kê đơn thuốc điều trị
các bệnh được phân công khám chữa bệnh hoặc các bệnh trong phạm vi hành
nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cấp và Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã: Trực tiếp khám
bệnh và nắm vững các chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, tương
tác, tương kỵ, tác dụng không mong muốn, phản ứng có hại của thuốc chỉ định
cho người bệnh. Theo Kiều Khắc Đôn (2014), kê đơn thuốc là một việc làm
thường xuyên, có tính chất chuyên nghiệp của bác sĩ. Mỗi khi khám xong cho
một bệnh nhân nào đó, bác sĩ thường có định hướng chẩn đoán xem họ mắc
bệnh gì và sau đó là kê đơn thuốc
Karayanni (2010) thấy rằng quyết định của bác sĩ về chọn thuốc kê đơn
dường như nằm giữa quyết định mua của tổ chức và quyết định mua cá nhân,
mà tác giả định nghĩa như là sự lai tạp. Cụ thể, Liu (1995) được dẫn bởi
Karayanni (2010) thấy rằng đặc trưng của đơn thuốc như tổ chức (hay công
nghiệp) mua và người bệnh mua thuốc thuốc tại các quầy thuốc như là quyết
định mua cá nhân
Karayanni (2010) chỉ ra một số đặc điểm khác biệt trong quyết định mua
thuốc của tổ chức và quyết định mua của cá nhân như sau:
Bác sĩ không thay mặt người bệnh của mình để thương lượng giá thuốc
Người bệnh khó nhận thức được phương pháp điều trị thay thế, để tạo ra
nhu cầu cho việc mua thuốc (nghĩa là nhận biết nhu cầu)
Việc điều trị chỉ bao gồm một thành viên mua chính (ví dụ: ngoại trừ
phương pháp điều trị của bệnh viện, còn có đội ngũ bác sĩ quyết định loại thuốc
thích hợp cho người bệnh)
Karayanni (2010) nhận định với những đặc điểm trên, có thể thấy rằng
việc quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ có những yếu tố của loại khách
hàng cá nhân và tổ chức, vì vậy có thể xem như là tình huống mua “lai tạp”.
2.3.1 Quyết định mua cá nhân:
Quy trình mua đề cập đến giai đoạn mà người tiêu dùng tiến đến ra
quyết định về việc có nên tiếp tục hay dừng việc sử dụng một sản phẩm hay để
bắt đầu sử dụng thử hay không sử dụng (Schiffman và Kanuk, 1994 được dẫn
bởi Patel, 2003)
Patel (2003) mô tả quy trình ra quyết định mua bao gồm các bước sau:
Nhận biết nhu cầu (Need recognition): Khách hàng bị kích thích hành
động bởi nhu cầu. Các bác sĩ bị kích thích hành động bởi nhu cầu chính của
mình là cải thiện sức khỏe của bệnh nhân
Xác định các thông tin thay thế (Identification of alternatives): Khách
hàng xác định và thu thập thông tin về sản phẩm và thương hiệu thay thế. Các
bác sĩ sẽ xác định các phương pháp điều trị khác nhau
Đánh giá các thông tin thay thế (Evaluation of the alternatives): Các bác
sĩ đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của từng phương án điều trị
Quyết định (Decisions): Một trong những phương án điều trị được chọn
Hành vi sau khi mua (Post-purchase Behaviour): Khách hàng/ bác sĩ tìm
kiếm sự đảm bảo rằng quyết định chọn của họ là đúng
Việc ra quyết định của bác sĩ là một quyết định có sự tham gia chặt chẽ
các giai đoạn vì việc chọn các phương án điều trị (loại điều trị) được xem như
mang đến những hiệu quả đáng kể và hoặc những nguy cơ tiềm ẩn từ các tác
dụng phụ đến người bệnh (Patel, 2003)
Theo Lidstone và Collier (1987) được dẫn bởi Patel (2003), quy trình ra
quyết định mua sản phẩm bao gồm các bước sau:
Hình 2.1: Mô hình ra quyết định mua

Khô ng nhậ n biết Nhậ n biết Quan tâ m Đá nh giá Dù ng thử

Sử dụ ng lặ p lạ i Sử dụ ng

(Nguồn: Lidstone và Collier, 1987 được dẫn bởi Patel, 2003)


Từ không nhận biết đến nhận biết: Các bác sĩ chuyển từ giai đoạn không
biết sản phẩm đến thân thuộc với sản phẩm. Giai đoạn này, các trình dược viên
báo cho các bác sĩ về sự tồn tại của sản phẩm và các phương pháp điều trị kết
hợp giữa các sản phẩm và các triệu chứng bệnh mà các công ty dược nhắm đến
Từ nhận biết đến quan tâm: Các bác sĩ tìm kiếm thông tin về thuốc trong
suốt giai đoạn này. Các trình dược viên khơi gợi sự quan tâm của bác sĩ thông
qua các điểm bán độc đáo của sản phẩm thuốc và cung cấp nhiều thông tin hơn.
Trong giai đoạn này các bác sĩ cân nhắc lựa chọn một vài phương án điều trị
theo tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh.
Từ quan tâm đến đánh giá: Bác sĩ sẽ cân nhắc thông tin mà họ nhận
được từ các trình dược viên, và chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân hay bên
ngoài các bác sĩ sẽ đánh giá xem thuốc có đáp ứng được nhu cầu của người
bệnh hay không
Từ dùng thử đến sử dụng: Mẫu cùng với các kết quả thử nghiệm lâm sàn
được thông tin đến cho các bác sĩ thông qua các trình dược viên, tạp chí y khoa,
các hội nghị y khoa là các công cụ marketing chính yếu để các bác sĩ dùng thử
sản phẩm thuốc (Corstjens, 1991). Đồng thời các bác sĩ sẽ kê toa hoặc phân
phát thuốc mẫu cho người bệnh
Từ sử dụng đến sử dụng lặp lại: Mục tiêu là tạo ra các đơn thuốc lặp lại
từ bác sĩ nghĩa là tạo ra thói quen chọn cùng loại thuốc khi bác sĩ điều trị cho
cùng một chỉ định dùng thuốc. Vì nếu giai đoạn dùng thử ban đầu thành công
đáp ứng được nhu cầu của bác sĩ, bác sĩ sẽ kê thuốc cho nhiều người bệnh
2.3.2 Quyết định mua của tổ chức
Theo Patel (2003), các các công ty dược được xem như là công ty kinh
doanh bởi vì người bệnh là người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm thuốc và các
bác sĩ kê đơn thuốc là các trung gian. Vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc bắt nguồn
từ người bệnh.
Trong một doanh nghiệp bình thường sẽ có nhiều người tham gia vào
quá trình ra quyết định mua. Những người tham gia bao gồm: người sử dụng
sản phẩm, những người ảnh hưởng cung cấp thông tin cho việc đánh giá sản
phẩm, những người quyết định phê duyệt quyết định mua cuối cùng, những
người thật sự mua sản phẩm, những người giữ cửa là những người kiểm soát
dòng thông tin đi đến những người khác hay nhân viên kinh doanh tiếp xúc với
những người khác (Kotler và Armstrong, 2001 được dẫn bởi Patel, 2003)
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước:
Patel (2003) nghiên cứu các yếu tố chiêu thị tác động đến hành vi chọn
thuốc kê đơn của các bác sĩ trong đó tập trung chủ yếu vào yếu tố trình dược
viên. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 11.0 để đánh giá độ tin cậy của
thang đo và kiểm định sự khác biệt T-test. Nghiên cứu đã khám phá ra các yếu
tố như: hiệu quả của thuốc, giá thuốc, kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ,
đồng nghiệp và các công cụ chiêu thị hỗn hợp của các công ty dược đặc biệt là
trình dược viên tác động đến việc chọn thuốc để kê đơn của bác sĩ, kiến thức
của các bác sĩ và những kinh nghiệm trước đây. Nghiên cứu cũng khẳng định
rằng kinh nghiệm của các bác sĩ về một loại thuốc cụ thể tác động mạnh đến
việc chọn thuốc kê đơn và nhấn mạnh rằng những lời nhận xét của các chuyên
gia về thuốc cũng tác động mạnh đến việc chọn thuốc kê đơn
Nghiên cứu của Erah và đồng sự (2003) về các yếu tố tác động đến chọn
thuốc kê đơn của các bác sĩ ở hai cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Warri, Negeria.
Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố chính tác động đến chọn thuốc kê đơn
của bác sĩ là sự sẵn có của thuốc, mức độ đào tạo của các bác sĩ, giá thuốc,
phản hồi của bệnh nhân và tình trạng kinh tế xã hội của bệnh nhân. Nghiên cứu
đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố tác động đến chọn thuốc kê đơn bằng
điểm số được gán cho từng câu trả lời trong bảng câu hỏi. Sau đó tiến hành so
sánh các dữ liệu đã được thực hiện bằng cách sử dụng Kiểm tra chi-bình
phương hoặc kiểm tra chính xác của Fisher (sử dụng cho việc so sánh dữ liệu
nhỏ) tại mức ý nghĩa khoảng 95%. Giá trị P hai đuôi ít hơn hoặc bằng 0,05
được coi là có ý nghĩa
Nghiên cứu của Carolyn (2004) đã khám phá ra những nhân tố tác động
mạnh đến quyết định chọn thuốc kê đơn của các bác sĩ là kinh nghiệm của các
bác sĩ đối với loại thuốc mà họ sử dụng, đồng nghiệp, tạp chí y khoa, giá thuốc,
trình dược viên và kết quả thử nghiệm lâm sàn của thuốc. Nghiên cứu sử dụng
phần mềm phân tích SPSS để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định
chọn thuốc kê đơn
Theodorou và đồng sự (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành
vi kê đơn của các bác sĩ ở Hy Lạp và đảo Síp. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
1463 bác sĩ tại Hy Lạp và 240 bác sĩ tại đảo Síp sau đó tiến hành kiểm tra độ
tin cậy của bảng hỏi bằng thí nghiệm thử (pilot study). Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng hiệu quả của thuốc là nhân tố tác động mạnh đến quyết định chọn thuốc
kê đơn của bác sĩ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bác sĩ tại Hy Lạp quan
tâm đến thông tin thuốc từ các tạp chí y khoa, thông tin từ các hội thảo về dược
phẩm, và ít quan thông đến thông tin cung cấp từ các trình dược viên. Nghiên
cứu khẳng định rằng nhân tố trình dược viên tác động mạnh đến quyết định
chọn kê đơn với các loại thuốc mới. Các tác giả cũng chỉ ra rằng giá thuốc cũng
được xem là một nhân tố quan trọng tác động đến quyết định chọn thuốc kê
đơn của bác sĩ
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.1 Bác sĩ kê đơn:
Theo quyết định về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc
theo đơn Bộ Trưởng Bộ Y Tế (2003) quy định người kê đơn là bác sĩ khám
chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước, tư nhân, bán công, dân lập,
cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở khám chữa bệnh từ
thiện, nhân đạo, người bán thuốc tại các cơ sở hành nghề dược Nhà nước và tư
nhân, và người kê đơn thuốc phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê
cho người bệnh và chỉ được kê đơn thuốc điều trị các bệnh được phân công
khám chữa bệnh hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng
nhận đủ điều kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo Ljungberg (2010), các bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ phẫu thuật thú y, nữ hộ sinh, y
tá nha khoa và y tá tất cả đều có thể kê đơn thuốc ở từng mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ nghiên cứu bác sĩ là người kê đơn thuốc.
Magno (2013) lập luận rằng bác sĩ kê đơn giữa vai trò quan trọng trong
việc quyết định toa thuốc hay phương pháp điều trị tốt nhất phù hợp với tình
trạng sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ chọn thuốc kê đơn cũng có vai trò quan
trọng trong quá trình mà người bệnh được kê loại thuốc có thương hiệu hay
không nhưng quyết định chọn thuốc này thì không được giải thích bởi những
đặc điểm của người bệnh (Hellerstein, 1998 được dẫn bởi Magno, 2013). Bác sĩ
cũng có thể do dự trong việc chuyển đổi đơn thuốc cho những lần kê đơn điều
trị tiếp theo vì những rủi ro liên quan đến chuyển đổi đơn thuốc điều trị cụ thể
là các loại thuốc quan trọng được kê dành cho người bệnh (Gonul, Carter,
Petrova, và Srinivasan, 2001 được dẫn bởi Magno, 2013). Thói quen ổn định
trong hành vi kê đơn của bác sĩ có thể lý giải vì sao các loại thuốc có thương
hiệu luôn giữ thị phần ổn định (Coscelli, 2000 được dẫn bởi Magno, 2013).
Ching và Ishihara (2007) nhận thấy rằng bác sĩ có nghĩa vụ phải thường
xuyên cập nhật thông tin mới nhất các loại thuốc. Vì họ khám cho nhiều bệnh
nhân với những chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh và điều trị khác nhau. Các bác
sĩ phải cập nhật nhiều loại thuốc và biết nhiều công dụng khác nhau của thuốc
(Rahmner, 2009)
Tuy nhiên, với lượng thuốc mới được tung ra trên thị trường mỗi năm,
thật khó cho các bác sĩ cập nhật lượng lớn thông tin mà nó thường xuyên thay
đổi. Hầu hết các bác sĩ đều bận rộn trong việc khám bệnh. Vì vậy, các bác sĩ
đều dựa vào ba nguồn thông tin: (1) các đồng nghiệp (Haug, 1997; Thompson,
1997 được dẫn bởi Ching và Ishihara, 2007); (2) các trình dược viên
(Schweitzer, 1997; Coleman và đồng sự, 2004; Greider, 2003 được dẫn bởi
Ching và Ishihara, 2007) và (3) các tạp chí y khoa. Ion (2013) khẳng định rằng
một toa thuốc phù hợp bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như đặc điểm của thuốc
(chất lượng, giá thuốc và sự sẵn có), tình trạng bệnh nhân, trình độ chuyên môn
của bác sĩ. Các quyết định chọn kê đơn thuốc điều trị có thể nói lên thông qua
hành vi kê đơn thuốc của bác sĩ (Venkataraman và Stremersch, 2007)
2.5.2 Đơn thuốc:
Theo Điều 1, Quyết định về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc và bán
thuốc theo đơn Bộ Trưởng Bộ Y Tế (2003) qui định: Đơn thuốc là tài liệu chỉ
định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh; Là cơ sở pháp lý cho việc chỉ định
sử dụng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn. Theo Huỳnh Hồng Quang
(2009), đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải
bán theo đơn và những thuốc có thể mua tự do. Ðó là một "y lệnh" hướng dẫn
cho các bệnh nhân ngoại trú cả nội trú cần uống, bôi, thoa, phun, dán hay tiêm
truyền. Ðơn thuốc liệt kê tên thuốc, số lượng, liều lượng, số lần dùng thuốc
trong ngày, thời điểm dùng thuốc (trước, trong hay sau bữa ăn). Một đơn thuốc
được xem là chẩn phải đạt được các yêu cầu: “hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn
trong dùng thuốc và tiết kiệm”. Một đơn thuốc dù có ít hay nhiều loại thuốc thì
tiêu chí - hiệu quả, độ an toàn và tính kinh tế vẫn luôn phải được tôn trọng, từ
đó làm cơ sở lựa chọn các loại thuốc phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Nghĩa
là chúng ta thực hiện đúng Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị của Bộ Y tế đã
được ban hành và triển khai, khi đó kết quả mang lại rất lớn, đặc biệt cho người
bệnh và chủ yếu nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và hoàn
thiện qui trình làm việc cho các bác sĩ nhằm đảm bảo thực hiện tốt dịch vụ
khám chữa bệnh đạt chất lượng.
Mặc dù các quốc gia khác nhau có những quy định về đơn thuốc khác
nhau nhưng thuốc theo toa cần có những thông tin sau: (a) Tên, địa chỉ, số điện
thoại, chữ ký của bác sĩ kê đơn; (b) Tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc, tuổi và giới
tính của người bệnh; (c) ngày kê đơn thuốc, tên thuốc, số lượng và liều sử
dụng; (d) Những chỉ định, hướng dẫn và cảnh báo cho người bệnh tác dụng phụ
cho người bệnh (Gupta và Basai, 2007; De Varies và đồng sự, 1994 được dẫn
bởi Ghoto và đồng sự, 2013)
2.5.3 Trình dược viên bệnh viện:
Trình dược viên là nhân viên công ty dược thường xuyên viếng thăm các
bác sĩ để cung cấp các thông tin về sản phẩm thuốc của công ty (Alssageer và
đồng sự, 2012)
Patel (2003) đề cập rằng hoạt động bán hàng cá nhân bao gồm sự viếng
thăm bác sĩ của các trình dược viên được hẹn trước hoặc không hẹn trước.
Trong một số tình huống, các tiếp tân của bác sĩ hành động như người gác cổng
kiểm soát sự tiếp cận của các trình dược viên với bác sĩ. Suốt quá trình bán
hàng trực tiếp, các trình dược viên sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ để chỉ ra
những lợi ích vượt trội và hoặc hiệu quả hơn, cải thiện chi phí và an toàn hơn
so với thuốc của các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ các trình dược viên nhấn mạnh
đến những lợi điểm của bán hàng độc nhất. Thậm chí một số trình dược viên
nhấn mạnh rằng sản phẩm thuốc của họ là thuốc được ưu tiên lựa chọn bởi các
chuyên gia địa phương hay chuyên gia nổi tiếng khu vực/ quốc gia trong cùng
lĩnh vực. Sau cùng, các trình dược viên để lại một số bài báo hoặc món quà nhỏ
(ví dụ: bút bi có ghi tên sản phẩm) hay là tập sách quảng cáo / tờ rơi.
Mục tiêu của các trình dược viên là nhắm đến các bác sĩ chọn kê sản
phẩm thuốc của công ty với tần suất thường xuyên/ không thường xuyên và với
số lượng thuốc cao/ thấp trong các đơn thuốc. Các bác sĩ có tần suất sử dụng
sản phẩm thuốc thường xuyên và nhiều lần để kê trong đơn thuốc của mình là
các bác sĩ chọn kê đơn thuốc với số lượng thuốc của một công ty dược mỗi
ngày cao hơn các đồng nghiệp tại trong cùng một bệnh viện. Nhiệm vụ của các
trình dược viên là hỗ trợ và đảm báo các bác sĩ chọn thuốc của mình thường
xuyên và cố gắng thuyết phục các bác sĩ không thường xuyên; thành các bác sĩ
thường xuyên sử dụng thuốc của công ty dược trong các đơn thuốc của bác sĩ.
Các trình dược viên thường làm nổi bật các điểm nổi bật của sản phẩm trong
bài trình bày của mình và cung cấp bằng chứng từ đánh giá hiệu quả của thuốc
qua kinh nghiệm sử dụng của họ (Lidstone và Collier, 1987 được dẫn bởi Patel,
2003).
Lidstone và Colliers, (1987) được dẫn bởi Patel, (2003) mô tả 4 kiểu
viếng thăm mà các trình dược viên thường sử dụng :
Viếng thăm giới thiệu sản phẩm: Các trình dược viên thường sử dụng
các bài thuyết trình để các bác sĩ nhận biết các sản phẩm thuốc mới trong suốt
những lần viếng thăm này
Viếng thăm thuyết phục: Nhiệm vụ của trình dược viên trong những lần
viếng thăm này là vượt qua sự kháng cự kê thuốc của công ty bởi các bác sĩ đã
nhận biết được sản phẩm thuốc nhưng có động cơ thấp trong việc kê đơn thuốc
Viếng thăm hỗ trợ: Mục đích của viếng thăm này là cũng cố và thuyết
phục sử dụng thuốc của công ty nhiều hơn bằng những yếu tố thúc đẩy tích cực
Viếng thăm mở rộng: Các bác sĩ thường xuyên sử dụng sản phẩm của
công ty, mục đích của trình dược viên lúc này là khai thác các dòng sản phẩm
mới bằng cách thảo luận kết quả thử nghiệm lâm sàn với các sản phẩm mới này
Magno-Gatmaytan (2013) thấy rằng viếng thăm bán hàng là một trong
những chiến lược marketing tích cực nhất của ngành dược phẩm. Ion (2013)
thấy rằng việc viếng thăm thường xuyên của các trình dược viên được xem là
công cụ chiêu thị hiệu quả nhất của các công ty dược. Điều này thể hiện sự
viếng thăm thường xuyên từ các trình dược viên đến việc tặng những món quà,
mẫu thuốc và những bữa ăn với các bác sĩ. Vì vậy, Ching và Ishihara (2007)
nhấn mạnh rằng, không có hoạt động viếng thăm bán hàng của các trình dược
viên, các bác sĩ có thể quên những thông tin về các thuộc tính của thuốc (ví dụ:
tác dụng phụ hay công dụng của thuốc) theo thời gian, dẫn đến các bác sĩ do dự
khi kê đơn thuốc. Trình dược viên là nguồn thông tin tiết kiệm thời gian nhất vì
mỗi lần họ viếng thăm chăm sóc bác sĩ, họ tổng hợp thông tin nghiên cứu lâm
sàn cho các bác sĩ và nhắc họ thông tin sản phẩm thuốc. MacLean (2001),
Reekie và Weber (1979) được dẫn bởi Patel (2003) thấy rằng trình dược viên
đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt những thông tin về kết quả nghiên
cứu lâm sàng cho các bác sĩ. Từ đó, nghiên cứu đưa ra giải thuyết nghiên cứu
như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H1: Trình dược viên tác động cùng chiều đến quyết
định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
2.5.4 Giá thuốc
Magno (2013) giá thuốc chỉ là một phần của thông tin được cung cấp
bởi các trình dược viên. Các bác sĩ có rất ít thông tin về giá của các loại thuốc
kê đơn và có thể không có bất cứ điều gì thúc đẩy họ kê đơn thuốc với giá thấp
hơn (Caves và đồng sự 1991 được dẫn bởi Magno-Gatmaytan, 2013). Gönül và
đồng sự (2001) được dẫn bởi Gallan (2004) khẳng định rằng các bác sĩ không
nhận biết được giá thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sử dụng giá thuốc như là
dấu hiệu về chất lượng. Khi hiệu quả thuốc là yếu tố xem xét chính, các bác sĩ
có thể kê thuốc đắt tiền hơn dựa vào niềm tin, tính hiệu quả hơn của thuốc
(Gönül và đồng sự, 2001 được dẫn bởi Magno, 2013). Giá thuốc đôi khi được
sử dụng như thước đo về chất lượng (Olson, 1977 được dẫn bởi Magno, 2013).
Điều này có thể xảy ra khi khách hàng không có đủ thông tin về chất lượng nội
tại của sản phẩm hay khi không có sự khác biệt lớn về bản chất sản phẩm qua
tên thương hiệu (Zeithaml, 1988; Zeithaml, 1991 được dẫn bởi Magno, 2013).
Gönül và đồng sự (2001) được dẫn bởi Magno (2013) nhận định các bác sĩ có
thể suy đoán mức sẵn lòng chi trả của người bệnh thông qua loại bảo hiểm mà
người bệnh đang dùng hay thông qua trao đổi với người bệnh. Người bệnh
thường không nhạy cảm trực tiếp với giá thuốc bởi vì sự chi trả của bảo hiểm y
tế. Từ đó, nghiên cứu đưa ra giải thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H2: Giá thuốc tác động cùng chiều quyết định chọn
thuốc kê đơn của bác sĩ
2.5.5 Chất lượng thuốc
Samba (2004) đưa ra các định nghĩa thuốc là hợp chất hóa học có ảnh
hưởng đến trạng thái tinh thần hay cơ thể. Thuốc là bất kỳ hợp chất hóa học
được sử dụng cho con người hay động vật như là một sự hỗ trợ trong chẩn
đoán, điều trị hay ngăn ngừa bệnh tật hay những tình trạng bất thường, hay làm
giảm cơn đau, hay để kiểm soát và cải thiện tình trạng sinh lý hay bệnh lý.
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao
gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ
thực phẩm chức năng (Khoản 2, Điều 2 Luật Dược, 2005)
Ion (2003) nhận định chất lượng thuốc là một trong những yếu tố chính
đóng góp đến sự thành công của công ty dược trên thị trường điều này cũng
được nhận thấy khi mà phần lớn các bác sĩ ưu tiên kê đơn những sản phẩm
thuốc có chất lượng ổn định. Girdharwal và Singh (2007) nhận định rằng chất
lượng thuốc là quan trọng nhất cho các bác sĩ, vì nó không chỉ giúp chữa bệnh
mà còn giúp xây dựng danh tiếng của các bác sĩ. Các bác sĩ đánh giá chất lượng
sản phẩm dựa vào hình ảnh công ty và các kết quả thử nghiệm phù hợp. Ion
(2013) cũng nhận thấy rằng các bác sĩ đánh giá chất lượng thuốc dựa vào hình
ảnh của công ty dược và xem xét các kết quả thí nghiệm lâm sàn mà một sản
phẩm nhất định có thể làm thuyên giảm bệnh tật khi được chọn kê đơn thuốc.
Các bác sĩ tỏ ra ấn tượng về chất lượng thuốc trên cơ sở kết quả mà các bác sĩ
quan sát trong quá trình điều trị của mình. Nếu sản phẩm thuốc của công ty
dược được đánh giá là có hiệu quả, các bác sĩ sẽ chọn kê cùng sản phẩm thuốc
này trong toa thuốc tiếp theo cho triệu chứng bệnh tương tự (Waheed và đồng
sự, 2011). Từ đó, nghiên cứu đưa ra giải thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H3: Chất lượng thuốc tác động cùng chiều đến quyết
định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
2.5.6 Nguồn thông tin
Các nguồn kê đơn thuốc liên quan đến rất nhiều nguồn thông tin khác
nhau mà các bác sĩ dùng để cung cấp cho việc kê đơn của họ. Ví dụ: tạp chí y
khoa, trang mạng trực tuyến mà cung cấp thông tin để kê đơn thuốc (Arroll và
đồng sự, 2005)
Smith (1996) được dẫn bởi Arroll và đồng sự (2005) cũng nhận định
rằng nguồn thông tin được các bác sĩ sử dụng để tìm kiến thức y khoa bao gồm
sách y khoa, các bài báo y khoa, và các cơ sở dữ liệu điện tử về y khoa nhưng
rất khó cho các các bác sĩ tìm kiếm được thông tin cập nhật phù hợp với triệu
chứng của người bệnh và họ có thể bị “chôn vùi” trong khối lượng thông tin
cực kỳ lớn này. Verhoeven và đồng sự (1995) được dẫn bởi Aroll và đồng sự
(2005) thấy rằng các nguồn thông tin mà các bác sĩ thường sử dụng theo trật tự
sau: đồng nghiệp, sách báo, tạp chí và các thông tin trực tuyến. Tuy nhiên,
Aroll và đồng sự (2005) chỉ ra rằng các nhân tố chi phí như thời gian và năng
lượng cần thiết để tìm kiếm thông tin được xem là quan trọng hơn chất lượng
thông tin. Bởi vì trong thời kỳ thông tin bùng nổ, rất khó cho các bác sĩ lựa
chọn được thông tin liên quan hơn là tiếp cận thông tin có liên quan (Gerrett và
Clark, 1997 được dẫn bởi Aroll và đồng sự, 2005). Connelly và đồng sự (1990)
được dẫn bởi Aroll và đồng sự (2005) xác định năm tiêu chí mà các bác sĩ
thường sử dụng để đánh giá các nguồn thông tin đó là: uy tín, sẵn có, khả năng
tìm kiếm, dễ hiểu và tính ứng dụng
Thông tin công ty dược phẩm, đặc biệt được cung cấp bởi các trình dược
viên khi viếng thăm, có thể có ảnh hưởng rất quan trọng đến chọn thuốc kê đơn
(Prosser và Walley, 2003 được dẫn bởi Aroll và đồng sự, 2005). Patel (2003)
nhận định các công ty dược, không phải các bác sĩ, có đầy đủ thông tin về
thuốc của họ. Như vậy, các hoạt động giáo dục được thực hiện bởi các trình
dược viên, như một phần của hoạt động quảng cáo của các công ty dược phẩm,
là nguồn thông tin chính của các loại thuốc khác nhau cho các bác sĩ. Điều này
rất quan trọng đối với trường hợp của các loại thuốc mới. Ban đầu, chỉ có các
công ty sản xuất có các nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả, an toàn và tác dụng
phụ… và liên quan đến thuốc mới. Từ đó, nghiên cứu đưa ra giải thuyết nghiên
cứu như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H4: Nguồn thông tin thuốc tác động cùng chiều đến
quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
2.5.7 Chẩn đoán bệnh
Sketris và đồng sự (2009) được dẫn bởi Ljungberg (2010) chỉ ra rằng
người bệnh là một trong những yếu tố tác động đến việc kê đơn thuốc. Đó là
hiểu biết của người bệnh về bệnh tình, giá trị, niềm tin và sở thích có thể tác
động đến quyết định chọn thuốc kê đơn. Bệnh nhân thường biết loại thuốc mà
họ được kê đơn, hay loại thuốc mà họ sẽ dùng. Kinh nghiệm của người bệnh
cũng tác động động đến quyết định chọn thuốc kê đơn vì các bác sĩ thỉnh
thoảng kê đơn thuốc với sự không thoải mái khi phải đáp ứng nhu cầu của bệnh
nhân. Khi bác sĩ chẩn đoán được chính xác căn bệnh, bác sĩ và bệnh nhân bắt
đầu xem xét lựa chọn phương thức điều trị, bác sĩ chịu trách nhiệm cung cấp
thông tin điều trị. Các bác sĩ thảo luận về chẩn đoán và phương thức điều trị
với bệnh nhân. Trong khi các bác sĩ có thể hiểu được ý nghĩa của việc chẩn
đoán và khuyến cáo điều trị, người bệnh vẫn không chắc chắn về nhu cầu dùng
thuốc nói chung và đơn thuốc cụ thể. Từ đó, nghiên cứu đưa ra giải thuyết
nghiên cứu như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H5: Chẩn đóan bệnh tác động cùng chiều đến quyết
định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
2.5.8 Đồng nghiệp
Ljungberg (2010) nhận thấy rằng các quyết định chọn thuốc kê đơn
được thực hiện bởi các bác sĩ bị ảnh hưởng bởi hệ thống thứ bậc trong bệnh
viện và các mối quan hệ với các đồng nghiệp khác; các bác sĩ thường chọn kê
những gì được mọi người mong đợi thậm chí những quyết định này có thể gây
khó chịu
De Souza và đồng sự (2006), Lewis (2009) được dẫn bởi Ljungberg
(2010) nhận định đồng nghiệp là quan trọng trong môi trường bệnh viện, các
bác sĩ được đào tạo ban đầu thường sử dụng thông tin trao đổi từ đồng nghiệp
hơn là tham khảo các tài liệu y khoa. Điều này có thể vì sự thuận tiện bởi các
đồng nghiệp thì thường ngay sát bên. Gallan (2004) thấy rằng các bác sĩ thường
tìm đến các bác sĩ đồng nghiệp hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giúp
họ có những quyết định chọn thuốc kê đơn chính xác nhất
Waheed (2011) thấy rằng hầu hết các bác sĩ đều tham dự hội nghị, hội
thảo nơi họ được khuyên nên chọn thuốc của một công ty cụ thể. Các bác sĩ
cũng gặp đồng nghiệp và tương tác với họ về kinh nghiệm sử dụng thuốc. Hơn
nữa, các bác sĩ có thể quan sát thấy những bác sĩ kinh nghiệm thường chọn
thuốc kê đơn của một công ty dược phẩm cụ thể. Những ảnh hưởng này không
trực tiếp bởi công ty dược phẩm, nhưng nó có khả năng tác động đến các quyết
định chọn thuốc kê đơn. Các bác sĩ cũng có thể tin rằng có một sự thành công
khi dựa vào kinh nghiệm của những đồng nghiệp khác- cũng có thể áp dụng
vào phương pháp điều trị của mình. Từ đó, nghiên cứu đưa ra giải thuyết
nghiên cứu như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H6: Đồng nghiệp tác động cùng chiều đến quyết định
chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
2.5.9 Yêu cầu thuốc của người bệnh:
Mintzes và đồng sự (2002) Yêu cầu của bệnh nhân đối với thuốc ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn thuốc kê đơn. Trong nhiều trường hợp
các bác sĩ quy định yêu cầu các loại thuốc nhưng thường mâu thuẫn về sự lựa
chọn điều trị. Nếu bác sĩ chọn thuốc được yêu cầu mặc dù dành riêng cho cá
nhân, bán hàng có thể tăng nhưng sự phù hợp của việc chọn kê đơn có thể bị
ảnh hưởng. McKinlay và đồng sự (2014) nhận định quyết định chọn một loại
thuốc kê đơn, và thuốc được kê, theo truyền thống đã được thực hiện chủ động
bởi các bác sĩ, đối với bệnh nhân thì họ giữ vai trò thụ động hơn. Điều này đã
thay đổi một cách đáng kể trong những thập kỷ gần đây; khi người bệnh trở
thành những người tham gia tích cực hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của họ.
Người bệnh chủ động hơn trong quá trình khám bệnh với một kế hoạch điều trị
theo mong muốn, chẳng hạn như một đơn thuốc
Ljunberg (2010) người bệnh là nhân tố quan trọng tác động đến việc
chọn thuốc kê đơn. Bệnh nhân thường biết loại thuốc mà họ được kê, cụ thể là
loại thuốc mà họ sẽ sử dụng. Mong đợi của người bệnh cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc chọn thuốc kê đơn, vì các bác sĩ đôi khi ra quyết định chọn
thuốc kê đơn mà họ cảm thấy không thoải mái khi đáp ứng nhu cầu của người
bệnh (Bradley, 1992; De Souza, 2006 được dẫn bởi Ljunber, 2010). Từ đó,
nghiên cứu đưa ra giải thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H7: Yêu cầu thuốc của người bệnh tác động ngược
chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
Từ những phân tích, nhận định và các cơ sở lý thuyết trên, mô hình nghiên cứu
được đề xuất như sau:
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trình dượ c viên +

Giá thuố c +

+ Quyết định chọ n


Chấ t lượ ng thuố c kê đơn
thuố c
+
Nguồ n thô ng tin
+
Chẩ n đoá n bệnh
+

Đồ ng nghiệp -

Yêu cầ u thuố c
củ a ngườ i bệnh

Các giả thuyết nghiên cứu:


H1: Trình dược viên tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn
H2: Giá thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn
H3: Chất lượng thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn
H4: Nguồn thông tin thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê
đơn
H5: Chẩn đoán bệnh tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn
H6: Đồng nghiệp tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn
H7: Yêu cầu thuốc của người bệnh tác động ngược chiều đến quyết định chọn
thuốc kê đơn
Tóm tắt chương hai
Nội dung của chương hai tập trung làm rõ các nội dung về lý thuyết và
các khái niệm có liên quan như quyết định chọn thuốc kê đơn, đơn thuốc, đồng
nghiệp, chất lượng thuốc, giá thuốc, nguồn thông tin thuốc, tổng quan các
nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứ
CHƯƠNG BA: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương ba trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây
dựng thang đo, hoàn thiện thang đo, đối tượng điều tra, phương pháp lấy mẫu,
phương pháp phân tích, bảng câu hỏi khảo sát và kiểm định mô hình, các giả
thuyết đề ra.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1 và tiến độ thực hiện
được trình bày trong bảng 3.1
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết,
Vấ n đề nghiê n cá c nghiên cứ u Thang đo nhá p
cứ u trướ c

Nghiê n cứ u sơ bộ Hoà n thiệ n thang Thả o luậ n tay


đo đô i

Bả ng câ u hỏ i khả o Nghiên cứ u định Viết bá o cá o


sá t hoà n chỉnh lượ ng tổ ng hợ p

* Cronbach’s Alpha
* Phâ n tích nhâ n tố
EFA
* Phâ n tích hồ i quy
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh qua hai giai
đoạn: Giai đoạn một là nghiên cứu định tính thực hiện thông qua phỏng vấn tay
đôi với lần lượt 20 bác sĩ tại các bệnh viện ở khu vực Tp.HCM nhằm mục đích
hoàn thiện thang đo cho các khái niệm nghiên cứu để bác sĩ hiểu rõ ý nghĩa các
biến quan sát. Giai đoạn hai là nghiên cứu định lượng chính thức được tiến
hành bằng việc phát 250 bảng câu hỏi khảo sát đến các bác sĩ kê đơn thuốc.
Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý
thuyết và các giả thuyết trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang, 2007)
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các phương pháp nghiên cứu
Giai
Dạng nghiên Phương Kỹ thuật thu Thời
đoạ Địa điểm
cứu pháp thập dữ liệu gian
n
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay 9/2014 Bệnh viện
đôi
2 Chính thức Định lượng Phát bảng câu 12/2014 Bệnh viên
hỏi
3.2 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu dựa vào các lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước, xây
dựng thang đo nháp. Kế tiếp, tác giả thực hiện phỏng vấn tay đôi với khoản 20
bác sĩ dựa trên dàn bài thảo luận (xem phụ lục A) để hoàn thiện thang đo từ đó
xây dựng bảng câu hỏi chính thức (xem phụ lục B) nhằm mục đích thu thập
thông tin cần thiết và tiến hành khảo sát thu thập thông tin để tiến hành nghiên
cứu định lượng. Sau đó, nghiên cứu tiến hành nghiên cứu sơ bộ khảo sát 100
bác sĩ nhằm mục đích đánh giá lại bảng câu hỏi khảo sát xem có điểm nào cần
điều chỉnh lại trước khi các trình dược viên gửi 250 bảng hỏi khảo sát đến các
bác sĩ để thu thập số liệu phân tích. Thời gian nghiên cứu định tính được thực
hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2014
3.3 Nghiên cứu định lượng
Sau khi, các trình dược viên thu lại 250 bảng câu hỏi khảo sát từ các bác
sĩ. Tác giả tiến hành phân tích thông qua các bước như thống kê mô tả, phương
pháp kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS thế
hệ hai mươi. Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được
đưa vào phân tích tương quan Pearson’s nhằm phân tích các mối liên hệ có ý
nghĩa thống kê giữa các biến trước khi đưa vào phân tích hồi quy bội. Thời
gian thực hiện khảo sát từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015. Sau đó,
tiến hành phân tích số liệu thu thập được và viết báo cáo tổng hợp
3.4 Xây dựng thang đo
Dựa vào cơ sở lý thuyết, các thang đo tổng hợp từ các bài nghiên cứu
trước đã được chứng minh có độ tin cậy và có ý nghĩa thống kê. Các biến quan
sát trong bảng hỏi đều sử dụng thang đo Likert 5 mức đô ̣ để đo lường, cụ thể
như sau:
(1) (2) (3) (4) (5)
hoàn toàn không đồng không đồng bình đồng hoàn toàn đồng
ý ý thường ý ý
Thang đo Likert này được sử dụng cho các yếu tố sau:
* Trình dược viên (5 biến quan sát)
* Giá thuốc (5 biến quan sát)
* Chất lượng thuốc (4 biến quan sát)
* Nguồn thông tin (5 biến quan sát)
* Chẩn đoán bệnh (4 biến quan sát)
* Đồng nghiệp (4 biến quan sát)
* Yêu cầu thuốc của người bệnh (3 biến quan sát)
* Quyết định chọn thuốc kê đơn (6 biến quan sát)
* Trình dược viên (TDV)
Trình dược viên được ký hiệu TDV và được đo bằng 5 biến quan sát.
Nghiên cứu dựa vào thang đo đo lường trình dược viên của Saenz (2004) và
Ion (2013). Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert 5
mức độ:
Ký hiệu Biến quan sát
TDV1 Theo tôi, mối quan hệ với các trình dược viên có vai trò quan trọng
trong quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
TDV2 Tôi luôn hỗ trợ cho các trình dược viên mà tôi cảm thấy thân thiết
TDV3 Khi chọn thuốc kê đơn, tôi luôn cân nhắc đến mối quan hệ với các
trình dược viên
TDV4 Trình dược viên gửi đầy đủ các loại thuốc mẫu cho tôi
TDV5 Khi chọn thuốc kê đơn tôi cân nhắc mức độ viếng thăm của các
trình dược viên

* Giá thuốc (GT)


Giá thuốc được ký hiệu là GT và được đo lường bởi 5 biến quan sát.
Nghiên cứu sử dụng thanh đó lường giá thuốc của Saenz (2004), Waheed và
đồng sự (2011). Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo
Likert 5 mức độ
Ký hiệu Biến quan sát
GT1 Yếu tố giá thuốc là quan trọng khi quyết định chọn thuốc kê đơn
GT2 Giá thuốc là yếu tố quan trọng đối với người bệnh
GT3 Các loại thuốc có sẵn giá trong danh mục thuốc của tôi
GT4 Tôi luôn quan tâm đến giá thuốc khi chọn thuốc kê đơn cho người
bệnh
GT5 Tôi cân nhắc thuốc có mức giá hợp lí cho từng người bệnh
* Chất lượng thuốc (CLT)
Chất lượng thuốc được ký hiệu CLT và được đo bằng 4 biến quan sát.
Nghiên cứu dựa vào thang đo đo lường chất lượng thuốc của Waheed và đồng
sự (2011). Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert 5
mức độ
Ký hiệu Biến quan sát
CLT1 Thuốc có liều lượng dùng phù hợp với tình trạng người bệnh
CLT2 Thuốc ít có tác dụng phụ cho người bệnh
CLT3 Thuốc có mức giá phù hợp với chất lượng
CLT4 Thuốc của công ty dược phẩm có uy tín
* Nguồn thông tin thuốc (NTT)
Nguồn thông tin thuốc được ký hiệu NTT và được đo bằng 5 biến quan
sát. Nghiên cứu dựa vào thang đo đo lường chất lượng thuốc của Waheed và
đồng sự (2011) và Oshikoya và đồng sự (2011). Tất cả các biến quan sát đều
được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ
Ký hiệu Biến quan sát
NTT1 Tham gia các hội thảo về thuốc dẫn đến tôi chọn thuốc có uy tín
NTT2 Tạp chí y khoa đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chọn
thuốc kê đơn của tôi
NTT3 Tôi thường dựa vào kết quả thử nghiệm lâm sàn của thuốc để chọn
thuốc kê đơn
NTT4 Thông tin thuốc từ trình dược viên chính xác và tin cậy
NTT5 Thông tin thuốc từ trình dược viên hữu ích và nhanh chóng
* Chẩn đoán bệnh (CDB)
Chẩn đoán bệnh được ký hiệu CDB và được đo bằng 4 biến quan sát.
Nghiên cứu dựa vào thang đo đo lường trình dược viên của Saenz (2004). Tất
cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ
Ký hiệu Biến quan sát
CDB1 Theo tôi, chẩn đoán bệnh là yếu tố quan trọng quyết định chọn
thuốc kê đơn
CDB2 Tôi chọn thuốc kê đơn chủ yếu dựa vào chẩn đoán tình trạng của
người bệnh
CDB3 Tình trạng sức khỏe của người bệnh quyết định loại thuốc mà tôi
chọn kê đơn
CDB4 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn theo kết quả chẩn đoán bệnh của
tôi
* Đồng nghiệp (DN)
Đồng nghiệp được ký hiệu DN và được đo bằng 4 biến quan sát. Nghiên
cứu dựa vào thang đo đo lường đồng nghiệp của Waheed và đồng sự (2011).
Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ

Ký hiệu Biến quan sát


DN1 Các đồng nghiệp đề nghị tôi chọn thuốc của công ty dược uy tín
DN2 Tôi tin tưởng ý kiến của các chuyên gia cùng lĩnh vực khi chọn
thuốc kê đơn
DN3 Tôi cân nhắc ý kiến của các đồng nghiệp về loại thuốc trước khi
chọn kê đơn
DN4 Nhận xét của đồng nghiệp tác động đến quyết định chọn thuốc kê
đơn của tôi
* Yêu cầu thuốc của người bệnh (YCT)
Yêu cầu thuốc của người bệnh được ký hiệu YCT và được đo bằng 3
biến quan sát. Nghiên cứu dựa vào thang đo đo lường chất lượng thuốc của
Saenz (2004). Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert
5 mức độ
Ký hiệu Biến quan sát
YCT1 Người bệnh thường yêu cầu tôi chọn loại thuốc kê đơn khi họ cảm
thấy không khỏe
YCT2 Người bệnh thường ra lệnh cho tôi chọn loại thuốc mà họ thích
YCT3 Người bệnh thường yêu cầu chọn thuốc mà họ biết từ các phương
tiện truyền thông đại chúng
* Quyết định chọn thuốc kê đơn (QDK)
Quyết định chọn thuốc kê đơn được ký hiệu QDK và được đo bằng 6
biến quan sát. Nghiên cứu dựa vào thang đo đo lường quyết định chọn thuốc kê
đơn của Karayanni (2010), Oshikoya (2011), Waheed và đồng sự (2011). Tất
cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ
Ký hiệu Biến quan sát
QDK1 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi có đủ thông tin thuốc từ trình
dược viên
QDK2 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi có hiệu quả điều trị đối với
người bệnh
QDK3 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn theo ý kiến của đồng nghiệp
QDK4 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi thuốc có chất lượng tốt
QDK5 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn theo mong muốn của người bệnh
QDK6 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi thuốc có giá cạnh tranh
3.5 Dữ liệu nghiên cứu
3.5.1 Mẫu nghiên cứu
Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng kích thước mẫu càng lớn càng tốt
(Nguyễn Đình Thọ, 2012). Hair và đồng sự (2006) trích bởi Nguyễn Đình Thọ
(2012) khẳnh định để phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối
thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1
biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Ngoài ra, theo Tabachnick và Fidell
(1991) trích bởi Nguyễn Đình Thọ (2012), để phân tích hồi quy đạt được kết
quả tốt nhất, thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức tính kích thước mẫu:
n ≥ 50 + 8 p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu và p là số lượng biến độc
lập trong mô hình.
Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất có 7 biến độc lập
tương đương 30 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố
khám phá. Ta tính được số mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là 30 x 7 =
210. Nếu dựa theo công thức n ≥ 50 + 8 p ta tính được n ≥ 50 + 8 x 7 = 106. Do
EFA luôn đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn nhiều so với dùng hồi quy nên ta
chọn kích thước mẫu tối thiểu n = 210 Như vậy, số liệu được thu thập đảm bảo
thực hiện tốt mô hình nghiên cứu.
3.5.2 Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu
Thực tế, tác giả đã tiến hành gửi 250 bảng câu hỏi đến các bác sĩ thông
qua đội ngũ trình dược viên. Các bác sĩ tham gia trả lời câu hỏi là những bác sĩ
kê đơn thuốc cho người bệnh để đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với
nghiên cứu. Khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014
đến tháng 12/2014. Sau đó tác giả thu về được 230 bảng câu hỏi, trong đó có
42 bảng trả lời không hợp lệ do để trống hoặc không trả lời nên đã loại bỏ. Vì
vậy, tác giả tiến hành phân tích và xử lý số liệu trên 188 bảng câu hỏi được trả
lời hợp lệ
Nhằm đảm bảo tính bảo mật của các bác sĩ tham gia vào nghiên cứu, tác
giả cam kết thông tin khảo sát và thông tin bác sĩ lời được bảo mật và chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu. Để nhanh chóng giải đáp những thắc mắc mà
các bác sĩ có thể gặp phải trong quá trình phỏng vấn, tác giả ghi rõ địa chỉ
email và số điện thoại liên lạc. Sau khi thu thập bảng câu hỏi, tác giả tiến hành
phân tích như sau:
Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Nguyễn Đình Thọ (2012) chỉ ra rằng cần đánh giá độ tin cậy của thang
đo. Độ tin cậy thường dùng nhất là tính nhất quán nội tại, nói lên mối quan hệ
của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Độ tin cậy thường dùng nhất đó
là hệ số α của Cronbach alpha. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng khi
Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần
0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng cronbach alpha từ
0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là
mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978;
Peterson, 1994; Slater, 1995 được dẫn bởi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).
Ngoài ra, Nunnally và Burnstein (1994) được dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ
và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) nhận định rằng các biến quan sát có hệ số
tương quan biến tổng dưới 0,3 sẽ bị loại bỏ
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), chúng ta có thể
thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với
nhau và số lượng chúng phải được giảm bớt xuống một lượng mà chúng ta có
thể phân tích. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem
xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Do đó, khi phân tích
nếu thấy các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA
sẽ tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích được (>= 50%). Các
biến quan sát còn lại (thang đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào phân tích hồi quy
(Gerbing và Aderson, 1998) được dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị
Mai Trang, 2007)
Các tham số thống kê sử dụng trong phân tích nhân tố là:
Kaiser-Meyer- Olkin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích
hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để
phân tích nhân tố là thích hợp còn trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố
có khả năng không thích hợp với các dữ liệu
Eigenvalue: là đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân
tố
Factor loading (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa
các biến và các nhân tố
Correlation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến
trong phân tích
Factor matrix (ma trận nhân tố): chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả
các biến đối với các nhân tố được rút ra
Factor scores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho
từng biến quan sát trên các nhân tố được rút ra
Phân tích hồi quy bội
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), để ước lượng các trọng số hồi quy βk (k
= 1,…7) trong mô hình hồi quy bội ta dùng phương pháp bình phương bé nhất
(Ordinary Least Squares – OLS). Một thước đo sự phù hợp của mô hình tuyến
tính thường dùng là hệ số xác định R2. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc (2008), hệ số xác định R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng
thích hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp. Hệ số xác định R2 này đã
được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập đưa vào mô hình,
càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R 2 càng tăng, tuy nhiên điều này
cũng được chứng minh rằng không phải phương trình càng có nhiều biến phụ
thuộc sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu (tức tốt hơn). Vì thế, R2 thường có
khuynh hướng là một ước lượng lạc quan. Vì vậy, R 2 hiệu chỉnh (Adjusted R
square) từ R2 được sử dụng để đánh giá phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì
nó không thổi phòng mức độ phù hợp của mô hình
Tóm tắt chương ba
Nội dung của chương ba tập trung làm rõ các nội dung về qui trình
nghiên cứu, xây dựng thang đo, tổng thể và thủ tục lấy mẫu, thu thập và xử lý
dữ liệu, phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS gồm có thống kê mô tả, kiểm
định thang đo, phân tích nhân tố, ma trận tương quan, mô hình hồi qui bội

CHƯƠNG BỐN: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ


Mục đích của chương bốn là phân tích dữ liệu đã thu thập được thông
qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp độ tin cậy của
Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy
bội
4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Dữ liệu phân tích dựa vào số liệu thu thập được từ 188 bảng câu hỏi
khảo sát hợp lệ. Kết quả nghiên cứu được mô tả cụ thể sau đây:
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát
Thông tin mẫu khảo sát Tần suất (n) Phần trăm (%)
1 Giới tính
Nam 118 62.8
Nữ 70 37.2
Tổng 188 100%
2 Độ tuổi
Từ 31 đến 40 tuổi 51 27.1
Từ 41 đến 50 tuổi 88 46.8
Từ 51 đến 60 tuổi 43 22.9
Trên 60 tuổi 6 3.2
Tổng 188 100%
3 Trình độ học vấn
Đại học 64 34.0
Thạc sĩ 112 59.6
Tiến sĩ 12 6.4
Tổng 188 100%
4 Thu nhập
Từ 21 - 31 triệu 50 26.6
Từ 31 -41 triệu 79 42.0
Trên 41 triệu 59 31.4
Tổng 188 100%
Nhóm giới tính: Trong tổng số 188 phiếu trả lời thì nhóm giới tính nam
chiếm 62.8% (118 phiếu trả lời), nhóm nữ chiếm 37.2% (70 phiếu trả lời), kết
quả cho thấy công việc của bác sĩ chịu nhiều áp lực và đa phần là bác sĩ nam
Nhóm tuổi: trong tổng số 188 phiếu trả lời thì nhóm tuổi từ 31 tuổi đến
40 tuổi chiếm tỷ lệ 27.1% (51 phiếu trả lời), nhóm tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi
chiếm 46.8% (88 phiếu trả lời), nhóm tuổi từ 51 tuổi đến 60 tuổi chiếm 22.9%
(43 phiếu trả lời), nhóm trên 60 tuổi chiếm 3.2% (6 phiếu trả lời). Kết quả cho
thấy phần lớn nhóm tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi là nhóm tuổi được đào tạo
chuyên sâu về chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động
khám chữa bệnh tại các bệnh viện trong thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm trình độ học vấn: trong tổng số 188 phiếu trả lời thì nhóm đối
tượng có trình độ đại học chiếm 34.0% (64 phiếu trả lời), nhóm có trình độ thạc
sĩ 59.6% (112 phiếu trả lời), nhóm tiến sĩ 3,2% (6 phiếu trả lời). Kết quả cho
thấy hầu hết các bác sĩ đều có trình độ từ đại học trở lên. Điều này cho thấy xã
hội đang cần nhóm có trình độ cao này trong hoạt động khám và chữa bệnh tại
các bệnh viện
Nhóm thu nhập: trong tổng số 188 phiếu trả lời thì nhóm dưới 20 triệu
chiếm 0 %, (0 phiếu trả lời), nhóm có thu nhập từ 21-31 triệu chiếm 26.6% (50
phiếu trả lời), nhóm từ 31-41 triệu chiếm 42.0% (79 phiếu trả lời), nhóm trên
41 triệu chiếm 31.4% (59 phiếu trả lời). Kết quả cho thấy nhóm có bác sĩ có
trình độ và kinh nghiệm khám chữa bệnh lâu năm sẽ có mức thu nhập trung
bình tương đối cao
4.1.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Biến quan sát Ký Mẫ Giá trị nhỏ Giá trị lớn Trung Độ lệch
hiệu u nhất nhất bình chuẩn
Chẩn đoán bệnh CDB1 188 1 5 3.29 1.145
CDB2 188 1 5 3.29 1.163
CDB3 188 1 5 3.58 1.080
CDB4 188 1 5 3.09 1.087
Chất lượng thuốc CLT1 188 1 5 3.86 1.211
CLT2 188 1 5 3.80 1.218
CLT3 188 1 5 3.75 1.181
CLT4 188 1 5 3.57 1.133
Đồng nghiệp DN1 188 1 5 2.54 1.110
DN2 188 1 5 2.97 1.035
DN3 188 1 5 2.97 1.022
DN4 188 1 5 2.76 1.074
Giá thuốc GT1 188 1 5 3.23 1.167
GT2 188 1 5 3.30 1.199
GT3 188 1 5 3.13 1.153
GT4 188 1 5 3.36 1.221
GT5 188 1 5 3.36 1.216
Nguồn thông tin NTT1 188 1 5 3.50 .925
thuốc NTT2 188 1 5 3.30 .944
NTT3 188 1 5 3.53 .992
NTT4 188 1 5 3.05 .967
NTT5 188 1 5 3.19 .987
Trình dược viên TDV1 188 1 5 2.74 1.127
TDV2 188 1 5 2.83 1.080
TDV3 188 1 5 2.90 1.055
TDV4 188 1 5 3.06 .939
TDV5 188 1 5 2.87 .948
Yêu cầu thuốc của YCT1 188 1 5 1.95 1.310
người bệnh YCT2 188 1 5 1.83 1.266
YCT3 188 1 5 1.91 1.293
Quyết định chọn QDK1 188 1 5 3.06 1.276
thuốc kê đơn QDK2 188 1 5 3.40 1.363
QDK3 188 1 5 2.72 1.128
QDK4 188 1 5 2.98 1.258
QDK5 188 1 5 2.26 1.065
Theo kết quả thống kê mô tả, hầu hết các biến quan sát có mức độ cảm
nhận từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Điều này chứng
tỏ có sự khác nhau về quyết định chọn thuốc kê đơn của từng nhóm đối tượng
bác sĩ khác nhau
4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha:
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nhiều nhà
nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach's Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo
lường là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu cho
rằng Cronbach's Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp
khái niệm đang nghiêu cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối
cảnh nghiên cứu.
Kết quả chạy Cronbach’s Alpha cho thấy các nhân tố trong thang đo đều
đạt được độ tin cậy. Đối với từng nhân tố ý định nghỉ việc đều có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 nếu bỏ đi bất cứ biến quan sát nào trong nhân tố
này thì hệ số Alpha đều giảm, đồng thời hệ số tương quan biến tổng đều lớn
hơn 0,3 nên tất cả quan sát đều được giữ lại
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Thang đo CDB: Cronbach's Alpha = 0,853
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
CDB1 9.96 7.211 .877 .731
CDB2 9.96 7.174 .865 .735
CDB3 9.66 10.140 .380 .931
CDB4 10.16 8.315 .705 .809
Thang đo "chẩn đoán bệnh" (CDB) có hệ số Cronbach's Alpha là 0.853
lớn hơn 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn > (0.3). Tất cả các
biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Thang đo CLT Cronbach's Alpha = 0,972
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sátthang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
CLT1 11.13 11.516 .947 .958
CLT2 11.18 11.578 .929 .963
CLT3 11.24 11.695 .949 .957
CLT4 11.42 12.356 .894 .973
Thang đo "Chất lượng thuốc" (CLT) có hệ số Cronbach's Alpha là 0.972
lớn hơn 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn > (0.3). Tất cả các
biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Thang đo DN Cronbach's Alpha = 0,931
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
DN1 8.70 8.586 .785 .929
DN2 8.28 8.523 .883 .896
DN3 8.27 8.681 .864 .903
DN4 8.48 8.561 .829 .914
Thang đo "Đồng nghiệp" (DN) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,931 lớn
hơn 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn > (0.3). Tất cả các biến
quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Thang đo GT Cronbach's Alpha = 0,966
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
GT1 13.14 20.541 .887 .961
GT2 13.07 19.738 .949 .951
GT3 13.24 21.459 .795 .975
GT4 13.01 19.593 .943 .952
GT5 13.02 19.609 .946 .951
Thang đo “Giá thuốc" (GT) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,966 lớn hơn
0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn > (0.3). Tất cả các biến quan
sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Thang đo NTT Cronbach's Alpha = 0,801


Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
NTT1 13.07 8.735 .610 .756
NTT2 13.28 8.365 .673 .736
NTT3 13.05 9.428 .413 .816
NTT4 13.52 8.458 .629 .749
NTT5 13.38 8.444 .612 .755
Thang đo “Nguồn thông tin" (NTT) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,801
lớn hơn 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn > (0.3). Tất cả các
biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Thang đo TDV Cronbach's Alpha = 0,575
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
TDV1 11.66 5.556 .574 .359
TDV2 11.57 6.298 .445 .452
TDV3 11.50 6.237 .480 .432
TDV4 11.34 8.587 .074 .643
TDV5 11.52 8.288 .127 .620
Thang đo “Trình dược viên" (TDV) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,575
nhỏ hơn 0.6. Hai biến quan sát TDV4 và TDV5 có hệ số tương quan biến tổng
nhỏ hơn < (0.3) nên bị loại bỏ. Tiến hành chạy Cronbach’s alpha lần 2 ta có kết
quả như sau:
Thang đo TDV Cronbach's Alpha = 0,760
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
TDV1 5.73 3.302 .640 .620
TDV2 5.64 3.904 .498 .779
TDV3 5.56 3.540 .641 .623
Thang đo “Trình dược viên" (TDV) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,760
lớn hơn 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn > (0.3). Tất cả các
biến quan sát của thang đo này được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Thang đo YCT Cronbach's Alpha = 0,969
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
YCT1 3.73 6.393 .903 .975
YCT2 3.86 6.360 .960 .934
YCT3 3.78 6.336 .935 .952
Thang đo “Yêu cầu thuốc" (YCT) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,969
lớn hơn 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn > (0.3). Tất cả các
biến quan sát khác của thang đo này được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Thang đo QDK Cronbach's Alpha = 0,657
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
QDK1 11.36 11.131 .353 .633
QDK2 11.02 9.759 .487 .566
QDK3 11.70 10.756 .505 .565
QDK4 11.44 9.114 .667 .471
QDK5 12.16 14.006 .078 .730
Thang đo “Quyết định chọn thuốc kê đơn" (QDK) có hệ số Cronbach's
Alpha là 0,657 lớn hơn 0.6. Biến quan sát QDK5 có hệ số tương quan biến tổng
nhỏ hơn < (0.3) nên bị loại bỏ. Tiến hành chạy cronbach alpha lần 2 ta có kết
quả như sau:
Thang đo QDK Cronbach's Alpha = 0,730
Biến Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
QDK1 9.10 9.075 .430 .721
QDK2 8.76 8.368 .480 .696
QDK3 9.44 9.157 .524 .670
QDK4 9.18 7.753 .667 .580
Thang đo “Quyết định chọn thuốc kê đơn" (QDK) có hệ số Cronbach's
Alpha là 0,730 lớn hơn 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn >
(0,3). Tất cả các biến quan sát khác của thang đo này được giữ nguyên cho
phân tích EFA.
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá thang đo nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân
tố khám phá EFA. Kiểm định Bartlett’s được dùng để kiểm định giả thuyết Ho
là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể còn KMO dùng để
kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay
không. Trị số KMO trong nghiên cứu này là 0,790 với mức ý nghĩa 0,000 cho
thấy các nhân tố có độ kết dính với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích
nhân tố.
Kết quả sau khi phân tích EFA cho thấy hệ số KMO của các nhóm biến
là 0.790, thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1 với mức ý nghĩa là Sig.= 0.000 trong
kiểm định Barlett’s (Sig<0.05) (bảng 4.4). Điểm dừng khi rút trích các nhân tố
tại eigenvalues =1.000, tổng phương sai trích được là 82.941%, các biến quan
sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 ngoài trừ biến CDB3 có hệ số tải nhân tố <
0.5 nên bị loại bỏ; điều này thể hiện kết quả phân tích nhân tố là phù hợp và
các biến tương quan với nhau trong tổng thể và số nhân tố trích được là 7 hoàn
toàn phù hợp với lý thuyết về các nhân tố tác động đến quyết định chọn thuốc
kê đơn đưa ra.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và mức ý nghĩa
Kết quả Đánh giá
Kaise- Meyer-Olkin Measure of Sampling
0.790 Chấp nhận
Adequacy
Mức ý nghĩa (Sig) 0.000 Chấp nhận
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố
Nhân tố
Ký Chất Yêu Nguồn Chẩn Trình
Giá Đồng
hiệu lượng cầu thông đoán dược
thuốc nghiệp
thuốc thuốc tin bệnh viên
CDB1 .887
CDB2 .878
CDB
3
CDB4 .877
CLT1 .873
CLT2 .866
CLT3 .863
CLT4 .862
DN1 .841
DN2 .924
DN3 .889
DN4 .870
GT1 .866
GT2 .886
GT3 .741
GT4 .907
GT5 .871
NTT1 .781
NTT2 .766
NTT3 .625
NTT4 .711
NTT5 .730
TDV1 .786
TDV2 .766
TDV3 .818
YCT1 .937
YCT2 .966
YCT3 .932
Bảy nhân tố trong bảng 4.5 được mô tả như sau:
Nhân tố 1: Gồm 5 biến quan sát của thành phần “Giá thuốc” được đặt
tên là “Giá thuốc”.
Nhân tố 2: Gồm 4 biến quan sát của thành phần “Chất lượng thuốc”
được đặt tên là “chất lượng thuốc”.
Nhân tố 3: Gồm 4 biến quan sát của thành phần “Đồng nghiệp” được đặt
tên là “Đồng nghiệp”.
Nhân tố 4: Gồm 3 biến quan sát của thành phần “Yêu cầu thuốc” được
đặt tên là “yêu cầu thuốc”.
Nhân tố 5: Gồm 5 biến quan sát của thành phần “Nguồn thông tin” được
đặt tên là “Nguồn thông tin”.
Nhân tố 6: Gồm 3 biến quan sát của thành phần “Chẩn đoán bệnh” được
đặt tên là “chẩn đoán bệnh”
Nhân tố 7: Gồm 3 biến quan sát của thành phần “Trình dược viên” được
đặt tên là “trình dược viên”
* Kết quả sau khi phân tích EFA cho thấy hệ số KMO của nhóm biến
quyết định chọn thuốc kê đơn là là 0.625, thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1 với
mức ý nghĩa là Sig.= 0.000 trong kiểm định Barlett’s (Sig<0.05) (bảng 4.6).
Điểm dừng khi rút trích các nhân tố tại eigenvalues =1.000, tổng phương sai
trích được là 55.845%, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.5; điều
này thể hiện kết quả phân tích nhân tố là phù hợp và các biến tương quan với
nhau trong tổng thể và số nhân tố trích được là 1 hoàn toàn phù hợp với lý
thuyết về quyết định chọn thuốc kê đơn
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và mức ý nghĩa
Kết quả Đánh giá
Kaise- Meyer-Olkin Measure of Sampling
0.625 Chấp nhận
Adequacy
Mức ý nghĩa (Sig) 0.000 Chấp nhận

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố


Nhân tố
Ký hiệu
Quyết định chọn thuốc kê đơn
QDK1 .670
QDK2 .724
QDK3 .740
QDK4 .845
Gồm 4 biến quan sát của thành phần “quyết định chọn thuốc kê đơn”
được đặt tên là “quyết định chọn thuốc kê đơn”
Mô hình lý thuyết được giữ nguyên gồm 7 biến độc lập tác động đến
quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ. Sau đó, nghiên cứu tiến hành phân
tích hồi quy bội.
Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sự tác động của các biến độc lập đến
quyết định chọn thuốc kê đơn
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu

Trình dược viên H1+

Giá thuốc H2+

Chất lượng thuốc H3+

Nguồn thông tin thuốc


H4+ Quyết định chọn thuốc kê đơn
Chẩn đoán bệnh H5+

Đồng nghiệp
H6+
Yêu cầu thuốc H7-

Với các giả thuyết:


 H1: Trình dược viên tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê
đơn
 H2: Giá thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn
 H3: Chất lượng thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê
đơn
 H4: Nguồn thông tin thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn
thuốc kê đơn
 H5: Chẩn đoán bệnh tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê
đơn
 H6: Đồng nghiệp tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn
 H7: Yêu cầu thuốc của người bệnh tác động ngược chiều đến quyết định
chọn thuốc kê đơn
4.3. Phân tích hệ số tương quan
Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội là xem xét
các mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với từng biến phụ thuộc
và chính giữa các biến độc lập với nhau. Vì nếu có bất cứ liên hệ tương quan
qua lại chặt chẽ nào giữa các biến độc lập có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của
phân tích hồi quy bội
Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan

Chẩn Chất Đồng Giá Nguồn Trình Yêu Quyết


đoán lượng nghiệp thuốc thông dược cầu định
bệnh thuốc tin viên thuốc chọn
thuốc
kê đơn
Chẩn
đoán 1
bệnh
Chất
lượng .295** 1
thuốc
Đồng
.175* .089 1
nghiệp
Giá
.187* .638** .307** 1
thuốc
Nguồn
thông .183* .239** .258** .310** 1
tin
Trình
dược -.126 -.041 .317** .054 .164* 1
viên
Yêu
cầu -.319** -.052 -.014 .181* .085 -.028 1
thuốc
Quyết
định
chọn .329** .568** .556** .761** .410** .274** -.004 1
thuốc
kê đơn
**. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.01 (2-đuôi).
*. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.05 (2-đuôi).
Kết quả phân tích cho thấy có sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và
độc lập trong mô hinh trong đó tương quan giữa biến “giá thuốc” và “quyết
định chọn thuốc kê đơn” là cao nhất 0.761, “chất lượng thuốc” và biến “quyết
định chọn thuốc kê đơn” là 0.568 và thấp nhất là biến “yêu cầu thuốc”có hệ số
tương quan là – 0.04.
4.4 Phân tích hồi quy bội
Nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy bội với từng mô hình nghiên
cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp enter)
khi phân tích hồi quy bội. Cụ thể:
Bảng 4.9: Các thông số thống kê từng biến độc lập của mô hình
Mô hình Hệ số chưa Hệ số t Ý Chuẩn đoán hiện
chuẩn hóa chuẩn nghĩa tượng đa cộng tuyến
hóa
Hệ số Sai số Beta Độ Hệ số phóng
Beta chuẩn chấp đại phương
nhận sai
(Constant) -.789 .225 -3.507 .001

Chẩn đoán
.108 .037 .122 2.938 .004 .748 1.338
bệnh

Chất lượng
.125 .041 .152 3.068 .002 .525 1.905
thuốc
Đồng
.275 .040 .284 6.851 .000 .753 1.328
nghiệp
Giá thuốc .440 .044 .526 10.092 .000 .475 2.104

Nguồn
.121 .051 .093 2.358 .019 .834 1.199
thông tin

Trình dược
.168 .041 .160 4.085 .000 .840 1.190
viên

Yêu cầu
-.039 .030 -.053 -1.305 .193 .798 1.254
thuốc
Ta thấy biến biến yêu cầu thuốc không có ý nghĩa về mặt thống kê vì có
mức ý nghĩa là 0.193 lớn hơn 0.05. Mức ý nghĩa của các biến còn lại đều có ý
nghĩa về mặt thống kê vì có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05. Ngoài ra, ta cũng thấy
rằng hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Phương trình hồi quy thể hiện quyết định chọn thuốc kê đơn dự đoán
theo tất cả các biến độc lập là:
Quyết định chọn thuốc kê đơn = -0.789 + 0.108 (Chẩn đoán bệnh) +
0.125 (Chất lượng thuốc) + 0.275 (Đồng nghiệp) + 0.440 (Giá thuốc) +
0.121 (Nguồn thông tin) + 0.168 (Trình dược viên) - 0.039 (Yêu cầu thuốc)
* Kiểm định giả thuyết:
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến yêu cầu thuốc không tác động
đến quyết định chọn thuốc kê đơn vì có mức ý nghĩa là 0.193 lớn hơn 0.05 hay
nói cách khác biến biến yêu cầu thuốc không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên,
nghiên cứu vẫn giữ biến yêu cầu thuốc vì yêu cầu thuốc giữ vai trò là biến kiểm
soát trong phương trình hồi quy bội
Sáu biến còn lại gồm chất lượng thuốc, chẩn đoán bệnh, đồng nghiệp,
giá thuốc, nguồn thông tin, trình dược viên có mức ý nghĩa < 0.05 nghĩa là sáu
biến này đều có ý nghĩa thống kê. Cả sáu biến này đều tác động dương đến
quyết định chọn thuốc kê đơn. Do đó, nghiên cứu chấp nhận 6 giả thuyết đặt ra.
Kết quả cũng cho ta thấy được mức độ tác động của các biến độc lập
đến quyết định chọn thuốc kê đơn: biến giá thuốc có hệ số beta là 0.440, biến
đồng nghiệp có hệ số beta là 0.275, biến chất lượng thuốc có hệ số beta 0.125,
biến trình dược viên có hệ số beta là 0.168, biến nguồn thông tin có hệ số beta
là 0.121, biến chẩn đoán bệnh có hệ số beta là 0.108.
Ngoài ra, kết quả giá trị hồi qui chuẩn hoá (Standardized Coefficients
Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
Cụ thể:
Giá trị hồi quy chuẩn hoá của biến đồng nghiệp ảnh hưởng 28.4% đến
quyết định chọn thuốc kê đơn
Giá trị hồi quy chuẩn hoá của biến giá thuốc ảnh hưởng 52.6% đến
quyết định chọn thuốc kê đơn
Giá trị hồi quy chuẩn hoá của biến trình dược viên ảnh hưởng 16.0%
đến quyết định chọn thuốc kê đơn
Giá trị hồi quy chuẩn hoá của biến chất lượng thuốc ảnh hưởng 15.2%
đến quyết định chọn thuốc kê đơn
Giá trị hồi quy chuẩn hoá của biến chẩn đoán bệnh ảnh hưởng 12.2%
đến quyết định chọn thuốc kê đơn
Giá trị hồi quy chuẩn hoá của biến nguồn thông tin thuốc ảnh hưởng
0.93% đến quyết định chọn thuốc kê đơn
* Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy, ta dùng hai hệ số là
hệ số xác định R2 hiệu chỉnh và kiểm định F
Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình
Mô 2 R2 hiệu Dự báo độ lệch Durbin- Watson
R R
hình chỉnh chuẩn
a
1 .876 .767 .758 .46005 1.610
a. Dự đoán: (Hằng số), yêu cầu thuốc, đồng nghiệp, chất lượng thuốc, trình
dược viên, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, giá thuốc
Qua bảng 4.10, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.758. Hệ số R2 hiệu chỉnh nhỏ
hơn R2 vì vậy dùng hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ
an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình chứng tỏ mô
hình hồi quy là phù hợp để giải thích các nhân tố yêu cầu thuốc, đồng nghiệp,
chất lượng thuốc, trình dược viên, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, giá thuốc
tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn.
Ý nghĩa của hệ số R2 hiệu chỉnh là 75.8% sự biến thiên của quyết định
chọn thuốc kê đơn được giải thích bởi bảy biến độc lập đưa ra trong mô hình.
* Kiểm định Durbin – Watson
Kiểm định Durbin – Watson dùng để kiểm tra tính tương quan chuỗi
trong sai số đo lường, khi giá trị Durbin – Watson gần bằng 2 thì phần dư
không có tương quan chuỗi với nhau. Kết quả trong mô hình Durbin – Watson
là 1.610 cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có ý
nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số
Bảng 4.11: Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Tổng bình Giá trị trung bình bình
Mô hình Df F Ý nghĩa
phương phương
Hồi quy 125.605 7 17.944 84.781 .000b
Phần
38.096 180 .212

Tổng 163.701 187
a. Biến phụ thuộc: Quyết định chọn thuốc kê đơn
b. Dự đoán: (Hằng số), yêu cầu thuốc, đồng nghiệp, chất lượng thuốc, trình
dược viên, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, giá thuốc
Từ kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (bảng 4.11), ta thấy giá
trị F là 84.781 và có mức ý nghĩa rất nhỏ 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên giả thiết H0 bị
bác bỏ với độ tin cậy 95%. Hay nó cách khác, mô hình đưa ra là phù hợp với
dữ liệu và các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của
biến phụ thuộc. Cụ thể:
Giả thuyết H1: Trình dược viên tác động cùng chiều đến quyết định
chọn thuốc kê đơn
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy giữa trình dược viên
và quyết định chọn thuốc kê đơn có hệ số beta là 0.168 với mức ý nghĩa là
0.001 nhỏ hơn 0.05. Ta có thể kết luận rằng giả thuyết H1 được chấp nhận hay
mối tương quan giữa trình dược viên và quyết định chọn thuốc kê đơn có ý
nghĩa thống kê. Nhận biết được những công việc và mối quan hệ của trình
dược viện giúp cho các công ty thuốc hiểu được các bác sĩ cần những thông tin
gì về thuốc cũng như các nhân tố nào tác động đến việc chọn thuốc kê đơn của
các bác sĩ, giúp các công ty dược chủ động trong việc tiếp cận, giới thiệu sản
phẩm thuốc và tăng doanh số cho lực lượng trình dược viên. Những công ty
dược có lực lượng trình dược viên chuyên nghiệp làm việc hiệu quả tận tam sẽ
giúp tạo nên sự khác biệt giữa các công ty dược về chăm sóc khách hàng, đáp
ứng được các loại thuốc có chất lượng cho các bác sĩ khi kê đơn thuốc cho
người bệnh. Do đó, Ching và Ishihara (2007) cũng đã nhấn mạnh rằng, không
có hoạt động viếng thăm bán hàng của các trình dược viên thường xuyên, các
bác sĩ có thể quên những thông tin về các thuộc tính của thuốc (ví dụ: tác dụng
phụ hay công dụng của thuốc) theo thời gian, dẫn đến các bác sĩ do dự khi kê
đơn thuốc.
Giả thuyết H2: Giá thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn
thuốc kê đơn
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy giữa giá thuốc và
quyết định chọn thuốc kê đơn có hệ số beta là 0.440 với mức ý nghĩa là 0.000
nhỏ hơn 0.05. Ta có thể kết luận rằng giả thuyết H2 được chấp nhận hay mối
tương quan giữa giá thuốc và quyết định chọn thuốc kê đơn có ý nghĩa thống
kê. Vì Gönül và đồng sự (2001) được dẫn bởi Gallan (2004) cũng khẳng định
rằng các bác sĩ không nhận biết được giá thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sử
dụng giá thuốc như là dấu hiệu về chất lượng thuốc khi quyết định chọn thuốc
kê đơn cho người bệnh.
Giả thuyết H3: Chất lượng thuốc tác động cùng chiều đến quyết định
chọn thuốc kê đơn
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy giữa chất lượng thuốc
và quyết định chọn thuốc kê đơn có hệ số beta là 0.125 với mức ý nghĩa là
0.002 nhỏ hơn 0.05. Ta có thể kết luận rằng giả thuyết H3 được chấp nhận hay
mối tương quan giữa chất lượng thuốc và quyết định chọn thuốc kê đơn có ý
nghĩa thống kê. Vì, Girdharwal và Singh (2007) nhận định rằng chất lượng
thuốc là quan trọng nhất cho các bác sĩ, vì nó không chỉ giúp chữa bệnh mà còn
giúp xây dựng danh tiếng của các bác sĩ. Các bác sĩ cũng tỏ ra ấn tượng về chất
lượng thuốc trên cơ sở kết quả mà các bác sĩ quan sát trong quá trình điều trị
của mình. Nếu sản phẩm thuốc của công ty dược được đánh giá là có hiệu quả,
các bác sĩ sẽ chọn kê cùng sản phẩm thuốc này trong toa thuốc tiếp theo cho
triệu chứng bệnh tương tự (Waheed và đồng sự, 2011)
Giả thuyết H4: Nguồn thông tin thuốc tác động cùng chiều đến quyết
định chọn thuốc kê đơn
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy giữa nguồn thông tin
thuốc và quyết định chọn thuốc kê đơn có hệ số beta là 0.121với mức ý nghĩa
là 0.019 nhỏ hơn 0.05. Ta có thể kết luận rằng giả thuyết H4 được chấp nhận
hay mối tương quan giữa nguồn thông tin thuốc và quyết định chọn thuốc kê
đơn có ý nghĩa thống kê. Vì, Smith (1996) được dẫn bởi Arroll và đồng sự
(2005) cũng nhận định rằng nguồn thông tin được các bác sĩ sử dụng để tìm
kiến thức y khoa bao gồm sách y khoa, các bài báo y khoa, và các cơ sở dữ liệu
điện tử về y khoa nhưng rất khó cho các các bác sĩ tìm kiếm được thông tin cập
nhật phù hợp với triệu chứng của người bệnh và họ có thể bị “chôn vùi” trong
khối lượng thông tin cực kỳ lớn này. Do đó, nguồn thông tin hiệu quả về thuốc
sẽ giúp các bác sĩ nhanh chóng ra quyết định chính xác loại thuốc cho người
bệnh
Giả thuyết H5: Chẩn đoán bệnh tác động cùng chiều đến quyết định
chọn thuốc kê đơn
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy giữa chẩn đoán bệnh
và quyết định chọn thuốc kê đơn có hệ số beta là 0.108 với mức ý nghĩa là
0.004 nhỏ hơn 0.05. Ta có thể kết luận rằng giả thuyết H6 được chấp nhận hay
mối tương quan giữa nguồn thông tin thuốc và quyết định chọn thuốc kê đơn có
ý nghĩa thống kê. Vì, Khi bác sĩ chẩn đoán được chính xác căn bệnh, bác sĩ và
bệnh nhân bắt đầu xem xét lựa chọn phương thức điều trị, bác sĩ chịu trách
nhiệm cung cấp thông tin điều trị.
Giả thuyết H6: Đồng nghiệp tác động cùng chiều đến quyết định chọn
thuốc kê đơn
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy giữa đồng nghiệp và
quyết định chọn thuốc kê đơn có hệ số beta là 0.275 với mức ý nghĩa là 0.000
nhỏ hơn 0.05. Ta có thể kết luận rằng giả thuyết H 6 được chấp nhận hay mối
tương quan giữa nguồn thông tin thuốc và quyết định chọn thuốc kê đơn có ý
nghĩa thống kê. Vì, Gallan (2004) thấy rằng các bác sĩ thường tìm đến các bác
sĩ đồng nghiệp hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giúp họ có những
quyết định chọn thuốc kê đơn chính xác nhất
Giả thuyết H7: Yêu cầu thuốc của người bệnh tác động ngược chiều đến
quyết định chọn thuốc kê đơn
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy giữa yêu cầu thuốc và
quyết định chọn thuốc kê đơn có hệ số beta là - 0.039 với mức ý nghĩa là 0.193
lớn hơn 0.05. Ta có thể kết luận rằng giả thuyết H 7 bị bác bỏ hay mối tương
quan giữa yêu cầu thuốc và quyết định chọn thuốc kê đơn không có ý nghĩa
thống kê. Vì, Ljunberg (2010) người bệnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc kê đơn thuốc. Bệnh nhân thường biết loại thuốc mà họ được kê, cụ thể là
loại thuốc mà họ sẽ sử dụng. Mong đợi của người bệnh cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc chọn thuốc kê đơn, vì các bác sĩ đôi khi ra quyết định chọn
thuốc kê đơn mà họ cảm thấy không thoải mái khi đáp ứng nhu cầu của người
bệnh (Bradley, 1992; De Souza, 2006 được dẫn bởi Ljunber, 2010). Do đó, các
bác sĩ thường không chọn thuốc kê đơn theo yêu cầu của người bệnh mà
dựa vào chẩn đoán bệnh và các nhân tố khác để kê đơn thuốc
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Kết quả kiểm
Giả thuyết
định

H1: Trình dược viên tác động cùng chiều đến quyết định chọn Chấp nhận
thuốc kê đơn
H2: Giá thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc Chấp nhận
kê đơn
H3: Chất lượng thuốc tác động cùng chiều đến quyết định chọn Chấp nhận
thuốc kê đơn
H4: Nguồn thông tin thuốc tác động cùng chiều đến quyết định Chấp nhận
chọn thuốc kê đơn
H5: Chẩn đoán bệnh tác động cùng chiều đến quyết định chọn Chấp nhận
thuốc kê đơn
H6: Đồng nghiệp tác động cùng chiều đến quyết định chọn Chấp nhận
thuốc kê đơn
H7: Yêu cầu thuốc của người bệnh tác động ngược chiều Bác bỏ
đến quyết định chọn thuốc kê đơn
Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi qui với 06 biến độc lập và 01
biến phụ thuộc. Qua bảng trên (Bảng 4.12) chúng ta thấy các giả thuyết H1, H2,
H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận, vì khi tăng những yếu tố này sẽ làm gia
tăng quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ cho người bệnh, điều đó có nghĩa
là khi các yếu tố trên tăng lên thì quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ cũng
tăng theo.
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết thích hợp
với dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận (H 1, H2,
H3, H4, H5 và H6). Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa qua
hình sau:
Hình 4.2: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Trình dượ c viên Hệ số bêta
0.168

Giá thuố c Hệ số bêta


0.440
Chấ t lượ ng thuố c Hệ số bêta
0.125 Quyết định chọ n thuố c kê
Hệ số bêta đơn
Nguồ n thô ng tin thuố c
0.121

Chẩ n đoá n bệnh Hệ số bêta


0.108

Đồ ng nghiệp Hệ số bêta
0.275

Từ hệ số beta, ta thấy rằng biến giá thuốc có tác động mạnh nhất đến
quyết định chọn thuốc kê đơn vì giá thuốc cao nghĩa là thuốc có chất lượng tốt
hơn và được sản xuất từ các công ty dược có thương hiệu và quyết định chọn
thuốc kê đơn của bác sĩ tin rằng giá thuốc cao đồng nghĩa với thuốc đó tốt cho
người bệnh. Ngoài ra, đối tượng khảo sát là các bác sĩ cũng thường quan tâm
đến chất lượng thuốc, thông tin thuốc và nguồn thông tin thuốc, mối quan hệ
với các đồng nghiệp và trình dược viên và chẩn đoán bệnh.
Kiểm tra liên hệ tuyến tính
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì sự thay đổi có
hệ thống giữa các giá trị dự đoán và phần dư chứng tỏ rằng giả định có quan hệ
tuyến tính đã bị vi phạm và nếu giả định tuyến tính được thỏa mãn (đúng) thì
phần dư phải phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua
tung độ 0.
Hình 4.3 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi
quy bội
Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán mà mô hình
hồi quy tuyến tính (Hình 4.3) cho ta thấy các giá trị phần dư phân tán một cách
ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứng tỏ rằng
giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
* Kiểm định bằng biểu đồ Histogram
Hình 4.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Trong biểu đồ Histogram phần dư chuẩn hóa cho thấy phân phối của
phần dư xấp xỉ chuẩn (có giá trị trung bình xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn là
0.995 xấp xỉ bằng 1). Do đó, có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn
của phần dư không bị vi phạm.
Tóm tắt chương bốn
Nội dung chương bốn thực hiện phân tích hồi qui, kết quả phân tích cho
thấy có 6 yếu tố:(1) giá thuốc, (2) chất lượng thuốc, (3) đồng nghiệp, (4) nguồn
thông tin thuốc, (5) chẩn đoán bệnh, (6) trình dược viên đều có tác động cùng
chiều đế quyết định chọn thuốc kê đơn của bán sĩ cho người bênh. Trong đó,
giá thuốc và đồng nghiệp tác động mạnh nhất đến quyết định chọn thuốc kê
đơn của bác sĩ. Trong chương năm tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày tóm tắt
kết luận nghiên cứu, gợi ý giải pháp, hạn chế của đề tài cũng như gợi ý hướng
nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Nội dung chương năm là tóm tắt lại quá trình nghiên cứu, đưa ra kết
luận và kiến nghị. Từ kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu đưa ra kết
luận về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Nghiên cứu cũng sẽ giúp bộ
phận kinh doanh đưa ra các kiến nghị, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động tư
vấn viếng thăm của trình dược viên đến các bác sĩ và mức giá thuốc của từng
loại thuốc hợp lý để các bác sĩ đưa ra quyết định chọn thuốc kê đơn cho người
bệnh hiệu quả nhất và góp phần tằng doanh số kinh doanh cho các công ty
dược
5.1 Kết luận
Mục đích nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa từng nhân tố như:
giá thuốc, chất lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, trình dược viên,
đồng nghiệp và quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ. Các kết quả nghiên
cứu đạt được đã cung cấp cho bộ phận kinh doanh những thông tin hữu ích về
quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ cũng như những nhân tố như giá
thuốc, chất lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, trình dược viên,
đồng nghiệp tác động cùng chiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
Bố cục của nghiên cứu được sắp xếp như sau: chương hai trình bày cơ
sở lý thuyết về giá thuốc, chất lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh,
trình dược viên, đồng nghiệp, yêu cầu thuốc của người bệnh và quyết định
chọn thuốc kê đơn, mô hình nghiên cứu. Chương ba trình bày thang đo đo
lường các biến nghiên cứu trong mô hình, phương pháp nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn tay đôi 20 bác sĩ nhằm hoàn thiện
thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Thang đo chính thức của
nghiên cứu bao gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc gồm đó có 30 biến
quan sát. Sau đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng dựa
vào các thang đo thu thập được trong quá trình nghiên cứu định tính
Dữ liệu dùng để nghiên cứu định lượng chính thức được thu thập bằng
cách khảo sát bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh cho người bệnh tại các bệnh viện
tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả được phân tích bằng phần mềm thống kê
SPSS thế hệ hai mươi, quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước như
sau: phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá
nhân tố EFA để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập (gồm 27 biến quan sát) tác động đến
quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ. Sau đó, phương pháp phân tích hồi
quy bội được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu đều phù hợp và
các giả thuyết được chấp nhận đều có mức ý nghĩa 0.05. Dựa vào mô hình
nghiên cứu, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa các nhân tố giá thuốc,
chất lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, trình dược viên, đồng
nghiệp và quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ. Trong đó, biến giá thuốc
tác động mạnh nhất đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ.
5.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm tăng
quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ như sau:
* Quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
Theo kết quả phân tích hồi quy bội, ta thấy biến giá thuốc có hệ số beta
là 0.440 lớn nhất vì vậy biến giá thuốc tác động mạnh nhất đến quyết định chọn
thuốc kê đơn, kế đến là các biến đồng nghiệp, trình dược viên, chất lượng
thuốc, nguồn thông tin thuốc, và cuối cùng biến chẩn đoán bệnh có hệ số beta
là 0.108 tác động yếu nhất đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ. Dựa
vào thang đo lường các biến trên, ta nhận thấy bộ phận kinh doanh cần có các
hoạt động sau hoạt động sau:
Đối với biến giá thuốc: bộ phận kinh doanh, cụ thể là trình dược viên
cần nhấn mạnh các yếu tố tạo nên giá thuốc (như thuốc ngoại, thuốc được sản
xuất từ công nghệ được nhập khẩu từ công ty nước ngoài, hoa hồng…chất
lượng thuốc tương xứng với giá thuốc) để các bác sĩ nhận thấy được việc quyết
định chọn thuốc kê đơn của mình với loại thuốc tốt nhất cho người bệnh
Đối với biến chất lượng thuốc: bộ phận kinh doanh và trình dược viên
phải nhấn mạnh được những đặc điểm nội bật của thuốc, nguồn gốc xuất xứ
của thuốc, có ít tác dụng phụ của thuốc…để các bác sĩ tin vào thuốc của công
ty dược và dùng để quyết định chọn thuốc kê đơn cho người bệnh
Đối với biến nguồn thông tin thuốc: Bộ phận kinh doanh và các trình
dược viên thương xuyên cập nhật và cung cấp các thông tin thuốc đầy đủ và
chính xác nhất về thuốc, cung cấp các bằng chứng về chất lượng và các thông
tin có liên quan đến thuốc để các bác sĩ tham khảo và tin dùng sản phẩm thuốc
của công ty
Đối với trình dược viên: Bộ phận kinh doanh cần chú trọng khâu tuyển
chọn và đào tạo trình dược viện có kiến thức về loại thuốc của mình đang chào
bán và các trình dược viên phải chú trọng tạo mối quan hệ với các bác sĩ qua
các lần viếng thăm để nắm bắt được thông tin và yêu cầu từ các bác sĩ cũng
như các chính sách bán hàng từ các công ty dược cạnh tranh khác để các bác sĩ
chủ động sử dụng thuốc của mình trong những lần tiếp theo cho các triệu
chứng bệnh tương tự của người bệnh khác nhau
Đối với chẩn đoán bệnh: Các trình dược viên cũng nên tham khảo và tìm
hiểu các triệu chứng bệnh từ các chẩn đoán bệnh của các bác sĩ để đưa ra các
thông tin tư vấn về thuốc kịp thời, các loại thuốc phù hợp với triệu chứng bệnh
mà các bác sĩ đưa ra để chủ động việc chọn loại thuốc để kê cho người bệnh
Đối với đồng nghiệp: Các bác sĩ thường tham khảo ý kiến của các
chuyên gia hoặc các bác sị đầu ngành có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng
loại thuốc đặc trị, loại thuốc của công ty đang cung cấp, do đó, các trình dược
viên, bộ phận kinh doanh thướng xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về
thuốc, tác dụng thuốc để các bác sĩ có thời gian trao đổi và chia sẻ các kinh
nghiệm tại buổi hội thảo này giúp tạo sự tin tưởng trong quyết định chọn thuốc
kê đơn của bác sĩ
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong quá trình phân tích, nghiên cứu chắc chắn gặp phải những hạn
chế có thể làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu như sau:
Nghiên cúu chỉ thực hiện khảo sát các bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh
cho người bệnh tại Tp. HCM. Kết quả nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu quá trình khảo
sát được thực hiện thêm các bác sĩ công tác tại các bộ phận dược hoặc các bác
sĩ tại các bệnh viện tại các địa phương khác để làm rõ hơn mức độ tác động của
từng nhân tố giá thuốc, chất lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh,
trình dược viên, đồng nghiệp đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
Nghiên cứu thực hiện chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Số lượng
mẫu trong nghiên cứu chỉ có 188 còn ít so với một nghiên cứu định lượng. Nên
mẫu sẽ không mang tính đại diện cho các bác sĩ đang trực tiếp khám và chữa
bệnh cho người bệnh tại các bệnh viện tại TP.HCM. Do đó, nghiên cứu sẽ tốt
hơn nếu mẫu được chọn với số lượng mẫu lớn hơn
Nghiên cứu chỉ mới khám phá sự tác động từng nhân tố giá thuốc, chất
lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, trình dược viên, đồng nghiệp
đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ trong khi vẫn còn có một số nhân
tố khác có thể tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn này mà nghiên cứu
chưa khám phá thêm các yếu tố mới. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ mới sử dụng mô
hình hồi quy bội để khám phá sự tác động của từng nhân tố giá thuốc, chất
lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán bệnh, trình dược viên, đồng nghiệp
đến quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ mà chưa khám phá sự tác động lẫn
nhau giữa từng nhân tố giá thuốc, chất lượng thuốc, nguồn thông tin, chẩn đoán
bệnh, trình dược viên, đồng nghiệp trong mô hình nghiên cứu. Cần sử dụng mô
hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM để nghiên cứu mối quan hệ giữa
các nhân tố trên. Điều này giúp mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm khám
phá sâu hơn về các nhân tố tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn của các
bác sĩ
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức
Huỳnh Hồng Quang (2009), “Kê đơn thuốc và khía cạnh y đức của
người thầy thuốc”, http://www.impe-qn.org.vn/impe-
qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1093&ID=2434, truy cập ngày
14/04/2014
Kiều Khắc Đôn, (2014), “Ðôi điều về kê đơn thuốc”,
http://www.ykhoa.net/duoc/sudungthuoc/27_086.htm, truy cập ngày 14/04/
2014
Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), “Nghiên cứu khoa
học Marketing”, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.
Nguyễn Đình Thọ (2012), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
kinh doanh”, NXB Lao động xã hội.
Nguyễn Anh Tuấn, (2011), “Medicine Prices and Pricing Policies in
Viet Nam”, Doctor of Philosophy, Faculty of Medicine, University of New
South Wales, Australia
Vưu Thị Thuỳ Trang, (2012), “các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách Khoa –
ĐHQG-HCM
Quyết định 1847/2003/QĐ-BYT ban hành Quy chế kê đơn thuốc và bán
thuốc theo đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Arroll B., Goodyear-Smith F., Patrick D., Kerse N., Harrison J.,
Halliwell J., Pearson J., Lay-Yee R., von Randow M. (2005), “Prescribing
Information Resources: Use and preference by general practitioners: An
exploratory survey of general practitioners”, Report to the Ministry of Health,
Wellington, New Zealand, available on the Ministry of Health’s website:
http://www.moh.govt.nz
Alssageer, M. A., Kowalsk, S. R. (2012), “A survey of pharmaceutical
company representative interactions with doctors in Libya
“, Libyan J Med, doi:  10.3402/ljm.v7i0.18556
Ching, A., Ishihara, M. (2007), “The Effects of Detailing on Prescribing
Decisions under Two-Sided Learning”, MPRA Paper, Rotman School of
Management, University of Toronto
Gallan, A. S. (2004), “Factors That Influence Physicians’Prescribing of
Pharmaceuticals: A Literature Review”, Journal of Pharmaceutical Marketing
& Management, 16(4),
Ghoto, M. A., Dayo, A., Akram, M., Surehyani, I., Ali, A. (2013),
“Identification of errors in antibiotics’ prescriptions and prescription writing
trends in areas of Hyderabad Sindh, Pakistan”, African Journal of Pharmacy
and Pharmacology, . 7(17), pp. 1009-1014
Girdharwal, N., Singh, A. (2007), “A Study of Physicians Behaviour
toward Marketing of Pharmaceutical Products (A Case Study of Indian
Market)” 5 (6) , available on http://www.pharmainfo.net/.
Karayanni , D. (2010), “A Cluster Analysis of Physician’s Values,
Prescribing Behaviour and Attitudes towards Firms’ Marketing
Communications”, International Journal of Customer Relationship Marketing
and Management, 1(4), pp. 62-79.
McKinlay, J.B., Marceau, L.D., Katz,, J.N., and Fischer, M.A. (2014),
“Effects of Patient Medication Requests on Physician Prescribing Behavior”,
Medical Care, 52 ( 4), pp. 294–299
Mintzes, B., Barer, M. L., Kravitz, R. L., Kazanjian, A., Bassett, K.,
Lexchin, J., Evans, R. G., Pan, R., Marion, S. A. (2002), “ Influence of direct to
consumer pharmaceutical advertising and patients' requests on prescribing
decisions: two site cross sectional survey”, Centre for Health Services and
Policy Research, University of British Columbia, Vancouver BC, Canada
Oshikoya, K. A., Oreagba, I., Adeyemi, O. (2011), “Sources of drug
information and their influence on the prescribing behaviour of doctors in a
teaching hospital in Ibadan, Nigeria”, Pan African Medical Journal
Rahmner, P. B. (2009), “Doctors and drugs – How Swedish Emergency
and family phycicians understand drug prescribing”, Medical Management
Center, Karolinska Institutet, Stockholm, Sweden.
Samba, E. M. (2004), “Management of Drugs at Health Centre Level”,
manual training document, World Health Organization, Republic of South
Africa
Theodorou, M., Tsiantou, V., Pavlakis, A., Maniadakis, N., Fragoulakis,
V., Pavi, E., and Kyriopoulos, J. (2009), “Factors influencing prescribing
behaviour of physicians in Greece and Cyprus: results from a questionnaire
based survey”, BMC Health Serv Res, doi:10.1186/1472-6963-9-150
Venkataraman, S. , Stremersch, S. (2007),“ The Debate on Influencing
Doctors’ Decisions: Are Drug Characteristics the Missing Link?”, Erasmus
Research Institute Of Management, RSM Erasmus University
Waheed, K. A., Jaleel, M., and Laeequddin, M. (2011), “Prescription
loyalty behavior of physicians: an empirical study in India”, International
Journal of Pharmaceutical and Heathcare Marketing, 5 (4), pp. 279-298
Phụ lục A - Bảng câu hỏi định tính
1. DÀN BÀI THẢO LUẬN (BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH)
Phần giới thiệu
Xin chào các anh/chị. Tôi là Trần Quang Hoàng, học viên cao học trường Đại
học Mở TPHCM, hôm nay tôi rất hân hạnh được đón tiếp các bác sĩ để cùng
thảo luận về đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn
của bác sĩ tại các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong sự thảo
luận nhiệt tình của các bác sĩ để công ty dược chúng tôi hiểu hơn công tác kê
đơn của các bác sĩ. Mọi ý kiến thẳng thắn của các bác sĩ đều đóng góp vào sự
thành công của đề tài nghiên cứu này.
I. Trình dược viên
1. Dưới đây là những phát biểu đánh giá về trình dược viên, xin các bác sĩ vui
lòng cho biết:
- Theo các bác sĩ có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Các bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng,
và dễ hiểu hơn?
- Các bác sĩ có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về Trình dược
viên không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Theo tôi, mối quan hệ với các trình dược viên có vai trò quan trong
trong quyết định chọn thuốc kê đơn
2. Tôi luôn hỗ trợ cho các trình dược viên mà tôi cảm thấy thân thiết
3. Khi kê đơn, tôi luôn cân nhắc đến mối quan hệ với các trình dược
viên
4. Trình dược viên gửi đầy đủ thuốc mẫu cho tôi
5. Khi kê đơn tôi cân nhắc mức độ viếng thăm của các trình dược viên
Kết quả sau khi nghiên cứu định tính, 85% bác sĩ đồng ý những phát
biểu trên và điều chỉnh phát biểu thứ 4 thành “trình dược viên gửi đầy đủ thông
tin thuốc cho tôi” thay vì là phát biểu “trình dược viên gửi thuốc mẫu cho tôi”.
Đồng thời cũng nhấn mạnh mối quan hệ với các trình dược viên
II. Giá thuốc (GT)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về giá thuốc, xin các bác sĩ vui lòng cho
biết:
- Theo các bác sĩ có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Các bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng,
và dễ hiểu hơn?
- Các bác sĩ có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về giá thuốc
không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Yếu tố giá thuốc là quan trọng khi quyết định chọn thuốc kê đơn
2. Giá thuốc là yếu tố quan trọng đối với người bệnh
3. Các loại thuốc có sẵn giá trong danh mục thuốc của tôi
4. Tôi luôn quan tâm đến giá thuốc khi kê đơn cho bệnh nhân
5. Tôi cân nhắc thuốc có chi phí hợp lí cho từng người bệnh
90% phần trăm bác sĩ đồng ý và nhận định giá thuốc cũng nhấn mạnh
rằng phát biểu thứ hai và thứ năm là các phát biểu mà các bác sĩ thường xem
xét khi kê đơn thuốc

III Chất lượng thuốc (CLT)


Dưới đây là những phát biểu đánh giá về Chất lượng thuốc, xin các bác
sĩ vui lòng cho biết:
- Theo các bác sĩ có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Các bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng,
và dễ hiểu hơn?
- Các bác sĩ có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về chất lượng
thuốc không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Thuốc có liều lượng dùng phù hợp với tình trạng người bệnh
2. Thuốc ít có tác dụng phụ cho người bệnh
3. Thuốc có mức giá phù hợp với chất lượng
4. Thuốc của công ty dược có uy tín
80% các bác sĩ đồng ý rằng phát biểu thứ 2 và thứ 4 là các phát biểu
thường được quan tâm xem xét khi kê đơn thuốc
* Nguồn thông tin thuốc (NTT)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về nguồn thông tin thuốc, xin các
bác sĩ vui lòng cho biết:
- Theo các bác sĩ có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Các bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng,
và dễ hiểu hơn?
- Các bác sĩ có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về nguồn thông
tin thuốc không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Tham gia các hội thảo về thuốc dẫn đến tôi chọn thuốc có uy tín
2. Tạp chí y khoa đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chọn thuốc
kê đơn của tôi
3. Tôi thường dựa vào kết quả thử nghiệm lâm sàn của thuốc để chọn
thuốc kê đơn
4. Thông tin thuốc từ trình dược viên chính xác và tin cậy
5. Thông tin thuốc từ trình dược viên hữu ích và nhanh chóng
90% các bác sĩ khẳng định phát biểu thứ nhất và thứ ba thường được các bác sĩ
quan tâm nhất và tin cậy về chất lượng thuốc. Các bác sĩ đề nghị nên đều chỉnh
lại phát biểu thứ 4 và thứ 5 bỏ “tin cậy” và “nhanh chóng”
* Chẩn đoán bệnh (CDB)
Chẩn đoán bệnh được ký hiệu CDB và được đo bằng 4biến quan sát.
Nghiên cứu dựa vào thang đo đo lường trình dược viên của Saenz (2004). Tất
cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ
1. Theo tôi, chẩn đoán bệnh là yếu tố quan trọng quyết định đến việc
chọn thuốc kê đơn
2. Tôi chọn thuốc kê đơn chủ yếu dựa vào chẩn đoán tình trạng của
người bệnh
3. Tình trạng sức khỏe của người bệnh quyết định loại thuốc mà tôi
chọn kê đơn
4. Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn theo kết quả chẩn đoán bệnh của
tôi
100% các bác sĩ đồng ý rằng các kết quả chẩn đoán là rất quan trọng và
các phát biểu còn lại cũng được quan tâm đến nhưng độ tin cậy trung bình
* Đồng nghiệp (DN)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về Đống nghiệp, xin các bác sĩ
vui lòng cho biết:
- Theo các bác sĩ có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Các bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng,
và dễ hiểu hơn?
- Các bác sĩ có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về đồng nghiệp
không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Các đồng nghiệp đề nghị tôi chọn loại thuốc của công ty dược có uy
tín
2. Tôi tin tưởng ý kiến của các chuyên gia cùng lĩnh vực khi chọn thuốc
kê đơn
3. Tôi cân nhắc ý kiến của các đồng nghiệp về loại thuốc trước khi chọn
kê đơn
4. Nhận xét của đồng nghiệp tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn
của tôi
90 % bác sĩ tham gia nghiên cứu đồng ý rằng họ thường cân nhắc kinh nghiệm
và ý kiến của các đồng nghiệp về loại thuốc mà họ kê đơn cho người bệnh
* Yêu cầu thuốc của người bệnh (YCT)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về yêu cầu thuốc của người bệnh,
xin các bác sĩ vui lòng cho biết:
- Theo các bác sĩ có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Các bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng,
và dễ hiểu hơn?
- Các bác sĩ có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về yêu cầu thuốc
của người bệnh không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Người bệnh thường yêu cầu tôi chọn loại thuốc để kê đơn khi họ cảm
thấy không khỏe
2. Người bệnh thường ra lệnh cho tôi chọn loại thuốc mà họ thích
3. Người bệnh thường yêu cầu chọn loại thuốc mà họ biết từ các
phương tiện truyền thông đại chúng
100% các bác sĩ nhận định rằng phát biểu thứ hai chỉ để tham khảo chứ
không ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn thuốc kê đơn của họ cho bệnh
nhân và sẽ giải thích cho bệnh nhân biết rõ tình trạng của người bệnh và loại
thuốc được chọn để kê cho các bệnh nhân

* Quyết định chọn thuốc kê đơn (QDK)


Dưới đây là những phát biểu đánh giá về quyết định chọn thuốc kê đơn
của người bệnh, xin các bác sĩ vui lòng cho biết:
- Theo các bác sĩ có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Các bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng,
và dễ hiểu hơn?
- Các bác sĩ có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về quyết định
chọn thuốc kê đơn không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn vì có đủ thông tin thuốc từ trình
dược viên
2. Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn vì có hiệu quả điều trị đối với người
bệnh
3. Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn vì ý kiến của đồng nghiệp
4. Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn vì nguồn thông tin thuốc tin cậy
5. Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn vì mong muốn của người bệnh
6. Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn vì thuốc có giá cạnh tranh
90 % đồng ý rằng phát biểu trên là phù hợp và nhấn mạnh phát biểu thứ hai thường
được xem xét nhiều nhất. đồng thời 85% bác sĩ bác bỏ phát biểu thứ 5 vì các bác sĩ
khẳng định rằng họ chọn thuốc có giá phù hợp với hiệu quả của thuốc. Đồng thời các
bác sĩ đề nghị sử dụng “khi có” thay vì “vì” trong các phát biểu trên

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA BÁC SĨ !


Nghiên cứu sơ bộ
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CDB1 100 1 5 3.20 .933
CDB2 100 1 5 3.20 .933
CDB3 100 1 5 3.20 .933
CDB4 100 1 5 3.20 .933
CLT1 100 1 5 3.22 1.252
CLT2 100 1 5 3.19 1.228
CLT3 100 1 5 3.14 1.181
CLT4 100 1 5 3.17 1.198
DN1 100 1 5 2.73 1.245
DN2 100 1 5 2.93 1.206
DN3 100 1 5 2.93 1.206
DN4 100 1 5 2.89 1.186
GT1 100 1 5 2.68 1.092
GT2 100 1 5 2.68 1.092
GT3 100 1 5 2.68 1.092
GT4 100 1 5 2.68 1.092
GT5 100 1 5 2.68 1.092
NTT1 100 1 5 3.28 .939
NTT2 100 1 5 3.13 .935
NTT3 100 1 5 3.41 .971
NTT4 100 1 5 2.99 .986
NTT5 100 1 5 3.02 .917
TDV1 100 1 5 2.82 1.139
TDV2 100 1 5 2.99 1.028
TDV3 100 1 5 3.13 .949
TDV4 100 1 5 3.06 .923
TDV5 100 1 5 2.96 .869
YCT1 100 1 4 1.50 1.009
YCT2 100 1 4 1.50 1.009
YCT3 100 1 4 1.50 1.009
QDK1 100 1 5 2.79 1.320
QDK2 100 1 5 2.95 1.424
QDK3 100 1 5 2.61 1.222
QDK4 100 1 5 2.60 1.255
QDK5 100 1 4 2.03 1.039
Valid N (listwise) 100

Phụ lục B - Bảng câu hỏi định lượng


BẢNG CÂU HỎI
Xin chào các Bác sĩ,
Tôi là Trần Quang Hoàng, học viên cao học trường Đại học Mở TP.HCM. Tôi đang thực hiện
luận văn tốt nghiệp và tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định chọn thuốc
kê đơn của bác sĩ tại các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu là tìm
hiểu các yếu tố tác động đến công tác kê đơn thuốc. Tất cả các câu trả lời của bác sĩ sẽ được
giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Sự trả lời khách quan của Bác sĩ sẽ góp phần
quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này. Rất mong Bác sĩ dành một chút thời
gian trả lời các câu hỏi liên quan dưới đây.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Bác sĩ!
I. QUAN ĐIỂM CHUNG:
Xin Bác sĩ vui lòng trả lời bằng cách chọn một con số ở từng dòng. Những con số này thể
hiện mức độ đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau:
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
    

STT Câu hỏi Mức độ đồng ý


1 Theo tôi, mối quan hệ với các trình dược viên có vai trò quan trọng 1 2 3 4 5
trong quyết định chọn thuốc kê đơn của bác sĩ
2 Tôi luôn hỗ trợ cho các trình dược viên mà tôi cảm thấy thân thiết 1 2 3 4 5
3 Khi chọn thuốc kê đơn, tôi luôn cân nhắc đến mối quan hệ với các 1 2 3 4 5
trình dược viên
4 Trình dược viên gửi đầy đủ thuốc mẫu cho tôi 1 2 3 4 5
5 Khi chọn thuốc kê đơn tôi cân nhắc mức độ viếng thăm của các trình 1 2 3 4 5
dược viên
6 Yếu tố giá thuốc là quan trọng khi quyết định chọn thuốc kê đơn 2 3 4 5
7 Giá thuốc là yếu tố quan trọng đối với người bệnh 1 2 3 4 5
8 Các loại thuốc có sẵn giá trong danh mục thuốc của tôi 1 2 3 4 5
9 Tôi luôn quan tâm đến giá thuốc khi chọn thuốckê đơn cho bệnh nhân 1 2 3 4 5
10 Tôi cân nhắc thuốc có mức giá hợp lí cho từng người bệnh 1 2 3 4 5
11 Thuốc có liều lượng dùng phù hợp với tình trạng người bệnh 1 2 3 4 5
12 Thuốc ít có tác dụng phụ cho người bệnh 1 2 3 4 5
13 Thuốc có mức giá phù hợp với chất lượng 1 2 3 4 5
14 Thuốc của công ty dược có uy tín 1 2 3 4 5
15 Tham gia các hội thảo về thuốc dẫn đến tôi chọn thuốc có uy tín 1 2 3 4 5
16 Tạp chí y khoa đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chọn thuốc kê 1 2 3 4 5
đơn của tôi
17 Tôi thường dựa vào kết quả thử nghiệm lâm sàn của thuốc để chọn 1 2 3 4 5
thuốc kê đơn
18 Thông tin thuốc từ trình dược viên chính xác 1 2 3 4 5
19 Thông tin thuốc từ trình dược viên hữu ích 1 2 3 4 5
20 Theo tôi, chẩn đoán bệnh là yếu tố quan trọng quyết định đến việc 1 2 3 4 5
chọn thuốc kê đơn
21 Tôi chọn thuốc kê đơn chủ yếu dựa vào chẩn đoán tình trạng của 1 2 3 4 5
người bệnh
22 Tình trạng sức khỏe của người bệnh quyết định loại thuốc mà tôi chọn 1 2 3 4 5
kê đơn
23 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn theo kết quả chẩn đoán bệnh của tôi 1 2 3 4 5
24 Các đồng nghiệp đề nghị tôi chọn thuốc của công ty dược có uy tín 1 2 3 4 5
25 Tôi tin tưởng ý kiến của các chuyên gia cùng lĩnh vực khi chọn thuốc 1 2 3 4 5
kê đơn
26 Tôi cân nhắc ý kiến của các đồng nghiệp về loại thuốc trước khi chọn 1 2 3 4 5
kê đơn
27 Nhận xét của đồng nghiệp tác động đến quyết định chọn thuốc kê đơn 1 2 3 4 5
của tôi
28 Người bệnh thường yêu cầu tôi chọn loại thuốc để kê đơn khi họ cảm 1 2 3 4 5
thấy không khỏe
29 Người bệnh thường ra lệnh cho tôi chọn loại thuốc mà họ thích 1 2 3 4 5
30 Người bệnh thường yêu cầu chọn loại thuốc mà họ biết từ các phương 1 2 3 4 5
tiện truyền thông đại chúng
31 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi có đủ thông tin thuốc từ trình 1 2 3 4 5
dược viên
32 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi có hiệu quả điều trị đối với 1 2 3 4 5
người bệnh
33 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn theo ý kiến của đồng nghiệp 1 2 3 4 5
34 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi thuốc có chất lượng tốt 1 2 3 4 5
35 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn theo mong muốn của người bệnh 1 2 3 4 5
36 Tôi quyết định chọn thuốc kê đơn khi thuốc có giá cạnh tranh
II. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
1. Giới tính:
1. Nam □ 2. Nữ □
2. Tuổi:
1. Dưới 25 tuổi □ 2. Từ 26 đến 35 tuổi □
3. Từ 36 đến 45 tuổi □ 4. Từ 46 đến 55 tuổi □
5. Trên 55 tuổi □
3. Trình đô ̣ học vấn:
1. Trung học phổ thông □ 2. Trung cấp □
3. Cao đẳng □ 4. Đại học □
5. Khác (Xin nêu rõ):……………………………………..............................…
4. Loại hình hợp đồng
1. Chính thức □
2. Bán thời gian (part-time) □
3. Thời vụ (casual labour) □
5. Thời gian làm việc
1. Dưới 1 năm □ 2. Từ 1 đến 2 năm □
3. Từ 2 đến 5 năm □ 4. Từ 5 đến 10 năm □
5. Trên 5 năm □
6. Mức thu nhập hàng tháng:
1. Dưới 5 triệu/tháng □ 2. Từ 5 đến 8 triệu/tháng □
3. Từ 9 đến 12 triệu/tháng □ 4. Từ 13 đến 16triệu/tháng □
5. Khác (Xin nêu rõ):……………… ……………………..............................…
7. Bộ phận công tác: ............................................................................................

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH/CHỊ !


Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ email: ledaoduang@gmail.com
Phụ lục C: Phân tích định lượng
* Thống kê mô tả:

GIOITINH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Nam 118 62.8 62.8 62.8
Valid Nữ 70 37.2 37.2 100.0
Total 188 100.0 100.0

THUNHAP
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Từ 11 - 20 triệu 50 26.6 26.6 26.6
Từ 21 - 30 triệu 79 42.0 42.0 68.6
Valid
Trên 30 triệu 59 31.4 31.4 100.0
Total 188 100.0 100.0

TRINHDOHOCVAN
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Đại học 64 34.0 34.0 34.0
Thạc sĩ 112 59.6 59.6 93.6
Valid
Tiến sĩ 12 6.4 6.4 100.0
Total 188 100.0 100.0

TUOI
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Từ 31 đến 40 tuổi 51 27.1 27.1 27.1
Từ 41 đến 50 tuổi 88 46.8 46.8 73.9
Valid Từ 51 đến 60 tuổi 43 22.9 22.9 96.8
Trên 60 tuổi 6 3.2 3.2 100.0
Total 188 100.0 100.0
Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CDB1 188 1 5 3.29 1.145
CDB2 188 1 5 3.29 1.163
CDB3 188 1 5 3.58 1.080
CDB4 188 1 5 3.09 1.087
CLT1 188 1 5 3.86 1.211
CLT2 188 1 5 3.80 1.218
CLT3 188 1 5 3.75 1.181
CLT4 188 1 5 3.57 1.133
DN1 188 1 5 2.54 1.110
DN2 188 1 5 2.97 1.035
DN3 188 1 5 2.97 1.022
DN4 188 1 5 2.76 1.074
GT1 188 1 5 3.23 1.167
GT2 188 1 5 3.30 1.199
GT3 188 1 5 3.13 1.153
GT4 188 1 5 3.36 1.221
GT5 188 1 5 3.36 1.216
NTT1 188 1 5 3.50 .925
NTT2 188 1 5 3.30 .944
NTT3 188 1 5 3.53 .992
NTT4 188 1 5 3.05 .967
NTT5 188 1 5 3.19 .987
TDV1 188 1 5 2.74 1.127
TDV2 188 1 5 2.83 1.080
TDV3 188 1 5 2.90 1.055
TDV4 188 1 5 3.06 .939
TDV5 188 1 5 2.87 .948
YCT1 188 1 5 1.95 1.310
YCT2 188 1 5 1.83 1.266
YCT3 188 1 5 1.91 1.293
QDK1 188 1 5 3.06 1.276
QDK2 188 1 5 3.40 1.363
QDK3 188 1 5 2.72 1.128
QDK4 188 1 5 2.98 1.258
QDK5 188 1 5 2.26 1.065
Valid N (listwise) 188

Cronbach’s Alpha:
* Chẩn đoán bệnh

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.853 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
CDB1 9.96 7.211 .877 .731
CDB2 9.96 7.174 .865 .735
CDB3 9.66 10.140 .380 .931
CDB4 10.16 8.315 .705 .809

* Chất lượng thuốc


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.972 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
CLT1 11.13 11.516 .947 .958
CLT2 11.18 11.578 .929 .963
CLT3 11.24 11.695 .949 .957
CLT4 11.42 12.356 .894 .973

* Đồng nghiệp

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.931 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
DN1 8.70 8.586 .785 .929
DN2 8.28 8.523 .883 .896
DN3 8.27 8.681 .864 .903
DN4 8.48 8.561 .829 .914

* Giá thuốc:

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.966 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
GT1 13.14 20.541 .887 .961
GT2 13.07 19.738 .949 .951
GT3 13.24 21.459 .795 .975
GT4 13.01 19.593 .943 .952
GT5 13.02 19.609 .946 .951

* Nguồn thông tin thuốc

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.801 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
NTT1 13.07 8.735 .610 .756
NTT2 13.28 8.365 .673 .736
NTT3 13.05 9.428 .413 .816
NTT4 13.52 8.458 .629 .749
NTT5 13.38 8.444 .612 .755
* Trình dược viên

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.575 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
TDV1 11.66 5.556 .574 .359
TDV2 11.57 6.298 .445 .452
TDV3 11.50 6.237 .480 .432
TDV4 11.34 8.587 .074 .643
TDV5 11.52 8.288 .127 .620
* Trình dược viên lần 2

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.760 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
TDV1 5.73 3.302 .640 .620
TDV2 5.64 3.904 .498 .779
TDV3 5.56 3.540 .641 .623

* Yêu cầu thuốc


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.969 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

YCT1 3.73 6.393 .903 .975


YCT2 3.86 6.360 .960 .934
YCT3 3.78 6.336 .935 .952

* Quyết định chọn thuốc kê đơn

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.657 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
QDK1 11.36 11.131 .353 .633
QDK2 11.02 9.759 .487 .566
QDK3 11.70 10.756 .505 .565
QDK4 11.44 9.114 .667 .471
QDK5 12.16 14.006 .078 .730

* Quyết định chọn thuốc kê đơn lần 2

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.730 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
QDK1 9.10 9.075 .430 .721
QDK2 8.76 8.368 .480 .696
QDK3 9.44 9.157 .524 .670
QDK4 9.18 7.753 .667 .580

Phân tích nhân tố khám phá EFA

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .790
Approx. Chi-Square 6146.793
Bartlett's Test of Sphericity df 378
Sig. .000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared

Loadings Loadings

Total % of Cumulative % Total % of Cumulative % Total % of Cumulative %

Variance Variance Variance

1 8.317 29.705 29.705 8.317 29.705 29.705 4.700 16.784 16.784

2 4.101 14.645 44.350 4.101 14.645 44.350 4.001 14.288 31.072

3 3.830 13.679 58.029 3.830 13.679 58.029 3.698 13.206 44.278

4 2.328 8.316 66.345 2.328 8.316 66.345 2.959 10.569 54.848

5 1.995 7.126 73.471 1.995 7.126 73.471 2.913 10.402 65.250

6 1.421 5.073 78.544 1.421 5.073 78.544 2.816 10.057 75.306

7 1.231 4.397 82.941 1.231 4.397 82.941 2.138 7.635 82.941

8 .848 3.028 85.969

9 .619 2.212 88.181

10 .534 1.909 90.090

11 .425 1.518 91.609

12 .335 1.196 92.804

13 .293 1.046 93.850

14 .277 .990 94.841

15 .242 .864 95.704

16 .221 .791 96.495

17 .191 .681 97.177

18 .165 .590 97.767

19 .130 .465 98.232

20 .112 .399 98.631

21 .078 .280 98.910

22 .066 .237 99.147

23 .061 .218 99.365

24 .053 .188 99.553

25 .050 .177 99.730

26 .040 .144 99.874

27 .023 .082 99.955

28 .012 .045 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5 6 7
CDB1 .887
CDB2 .878
CDB3
CDB4 .877
CLT1 .873
CLT2 .866
CLT3 .863
CLT4 .862
DN1 .841
DN2 .924
DN3 .889
DN4 .870
GT1 .866
GT2 .886
GT3 .741
GT4 .907
GT5 .871
NTT1 .781
NTT2 .766
NTT3 .625
NTT4 .711
NTT5 .730
TDV1 .786
TDV2 .766
TDV3 .818
YCT1 .937
YCT2 .966
YCT3 .932
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .625
Approx. Chi-Square 209.476
Bartlett's Test of Sphericity df 6
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
QDK1 1.000 .449
QDK2 1.000 .524
QDK3 1.000 .547
QDK4 1.000 .714
Extraction Method: Principal
Component Analysis.

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Total % of Cumulative % Total % of Cumulative %
Variance Variance
1 2.234 55.845 55.845 2.234 55.845 55.845
2 .978 24.460 80.306
3 .482 12.060 92.366
4 .305 7.634 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

* Ma trận tương quan:

Correlations

CHANDOA CHATLUON DONGN GIATH NGUONTH TRINHDU YEUCAU QUYETD

NBENH GTHUOC GHIEP UOC ONGTIN OCVIEN THUOC INHKE

Pearso

n
1 .295** .175* .187* .183* -.126 -.319** .329**
Correl

CHANDOAN ation

BENH Sig.

(2- .000 .016 .010 .012 .085 .000 .000

tailed)

N 188 188 188 188 188 188 188 188


Pearso

n
.295** 1 .089 .638** .239** -.041 -.052 .568**
Correl

CHATLUON ation

GTHUOC Sig.

(2- .000 .225 .000 .001 .576 .482 .000

tailed)

N 188 188 188 188 188 188 188 188

Pearso

n
.175* .089 1 .307** .258** .317** -.014 .556**
Correl

DONGNGHI ation

EP Sig.

(2- .016 .225 .000 .000 .000 .852 .000

tailed)

N 188 188 188 188 188 188 188 188

Pearso

n
.187* .638** .307** 1 .310** .054 .181* .761**
Correl

ation
GIATHUOC
Sig.

(2- .010 .000 .000 .000 .462 .013 .000

tailed)

N 188 188 188 188 188 188 188 188

Pearso

n
.183* .239** .258** .310** 1 .164* .085 .410**
Correl

NGUONTHO ation

NGTIN Sig.

(2- .012 .001 .000 .000 .025 .247 .000

tailed)

N 188 188 188 188 188 188 188 188

TRINHDUOC Pearso

VIEN n
-.126 -.041 .317** .054 .164* 1 -.028 .274**
Correl

ation

Sig. .085 .576 .000 .462 .025 .704 .000

(2-

tailed)
N 188 188 188 188 188 188 188 188

Pearso

n
-.319** -.052 -.014 .181* .085 -.028 1 -.004
Correl

YEUCAUTH ation

UOC Sig.

(2- .000 .482 .852 .013 .247 .704 .951

tailed)

N 188 188 188 188 188 188 188 188

Pearso

n
.329** .568** .556** .761** .410** .274** -.004 1
Correl

QUYETDINH ation

KE Sig.

(2- .000 .000 .000 .000 .000 .000 .951

tailed)

N 188 188 188 188 188 188 188 188

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

* Hồi quy tuyến tính bội


Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson
Square Estimate
1 .876a .767 .758 .46005 1.610
a. Predictors: (Constant), YEUCAUTHUOC, DONGNGHIEP, CHATLUONGTHUOC,
TRINHDUOCVIEN, NGUONTHONGTIN, CHANDOANBENH, GIATHUOC
b. Dependent Variable: QUYETDINHKE

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 125.605 7 17.944 84.781 .000b
1 Residual 38.096 180 .212
Total 163.701 187
a. Dependent Variable: QUYETDINHKE
b. Predictors: (Constant), YEUCAUTHUOC, DONGNGHIEP, CHATLUONGTHUOC,
TRINHDUOCVIEN, NGUONTHONGTIN, CHANDOANBENH, GIATHUOC

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
(Constant) -.789 .225 -3.507 .001
CHANDOANBENH .108 .037 .122 2.938 .004 .748 1.338
CHATLUONGTHUOC .125 .041 .152 3.068 .002 .525 1.905
DONGNGHIEP .275 .040 .284 6.851 .000 .753 1.328
1
GIATHUOC .440 .044 .526 10.092 .000 .475 2.104
NGUONTHONGTIN .121 .051 .093 2.358 .019 .834 1.199
TRINHDUOCVIEN .168 .041 .160 4.085 .000 .840 1.190
YEUCAUTHUOC -.039 .030 -.053 -1.305 .193 .798 1.254
a. Dependent Variable: QUYETDINHKE1

You might also like