You are on page 1of 27

Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

BÀI TẬP LỚN


HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA
NHÀ MÁY XI MĂNG
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DÂY
CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG VCM

Sinh viên thực hiện :

Mssv :

Lớp :
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyền sản xuất xi măng VCM

I) Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng VCM.

1. Quá trình chuẩn bị nguyên liệu.

2. Quá trình sản xuất clinker thành phẩm.

3. Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm.

II) Nghiên cứu cấu hình hệ thống điều khiển DCS của dây chuyền sản xuất xi măng.

1. Mô tả cấu hình hệ thống DCS của nhà máy.

2. Trình bày chức năng của các khâu trong hệ thống.

3. Mô tả các bus và phương thức truyền thông.

III) Nghiên cứu bộ điều khiển PLC chính (S7-400) của dây chuyền sản xuất

1. Giới thiệu chung.

2. Đặc tính kĩ thuật của phần cứng:CPU, I/O, ghép nối truyền thông.

3. Phần mềm lập trình.

I. Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng VCM.


Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng VCM

Quá trình sản xuất xi măng được mô tả qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:

1. Quá trình chuẩn bị nguyên liệu.

Từ mỏ, đá vôi được khai thác (nổ mìn) và được vận chuyển bằng xe tải về đổ qua máy
đập búa (1) đưa về kích thước nhỏ hơn và đưa lên máy rải liệu (2) để rải liệu chất thành đống
trong kho (đồng nhất sơ bộ). Tương tự với đất sét, phụ gia điều chỉnh (quặng sắt, đá silic,
quặng bô xít…), than đá và nguyên liệu khác cũng được chất vào kho và đồng nhất theo cách
trên.

Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu (5) và (6) cào từng lớp (đồng nhất lần hai)
đưa lên băng chuyền để nạp vào từng Bin chứa liệu (7) theo từng loại đá vôi, đất sét, quặng
sắt….
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Than đá thô từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng (20) để nghiền, với những
kích thước hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa vào Bin chưa (21) , còn những hạt chưa đạt sẽ hồi về
máy nghiền nghiền lại đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hoàn toàn khi cấp cho lò nung và tháp
trao đổi nhiệt.

2. Quá trình sản xuât clinker thành phẩm:

Từ các Bin chứa liệu (7), từng loại nguyên liệu được rút ra và chạy qua hệ thống cân
định lượng theo đúng tỷ lệ cấp phối đưa ra từ nhân viên vận hành điều khiển (tỷ lệ phối liệu
được quyết định từ phòng thí nghiệm). Tất cả các nguyên liệu đó sẽ được gom vào máy nghiền
đứng (8) để nghiền về kích thước yêu cầu, tại đây nguyên liệu đã được đồng nhất một lần nữa.
Bột liệu sau khi nghiền được chuyển lên silo đồng nhất (9) chuẩn bị để cấp cho lò nung, dưới
silo đồng nhất có hệ thống sục khí nén liên tục vào silo để tiếp tục đồng nhất lần nữa.

Để có một sản phẩm Clinker ổn định chúng ta thấy nguyên liệu phải qua ít nhất 4 lần
đồng nhất.

Tháp trao đổi nhiệt (11) và Lò quay nung Clinker(12):

Tháp trao đổi nhiệt (11) là một hệ thống gồm từ 3-5 tầng, mỗi tầng có 1 hoặc 2 Cyclone có cấu
tạo để tang thời gian trao đổi nhiệt của bột liệu. Bột liệu được cấp từ trên đỉnh tháp và đi
xuống, nhiệt nóng từ than được đốt cháy từ Calciner và lò nung đi lên sẽ tạo điều kiện cho phản
ứng tạo khoáng bên trong bột liệu. Mặc dù bột liệu đi xuống và khí nóng đi lên nhưng thực chất
quá trình này là trao đổi nhiệt cùng chiều do cấu tạo đặc biệt của các Cyclon trao đổi nhiệt.

- Lò nung (12) có dạng hình trụ tròn đường kính từ 3-5 mét và dài từ 30-80 mét tùy thuộc
vào công suất của lò. Vỏ lò nung được làm bằng thép chịu nhiệt, bên trong có lót một lớp vật
liệu chịu lửa. Góc nghiêng của lò từ 3%-5% để tạo độ nghiêng cho dòng nguyên liệu chảy bên
trong. Tại đầu ra của Clinker sẽ có một dàn quạt thổi gió tươi làm nguội nhanh Clinker.

Than mịn được rút từ Bin chứa trung gian (21) cấp cho các vòi đốt ở tháp trao đổi nhiệt
và lò nung để được đốt cháy nung nóng bột liệu.
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Phối liệu được rút ra từ silo chưa (9) , qua cân định lượng và được đưa lên đỉnh tháp trao
đổi nhiệt. Từ trên đỉnh tháp (11), liệu từ từ đi xuống qua các tầng Cyclone kết hợp với khí nóng
từ lò nung đi lên được gia nhiệt dần lên khỏng 800-900 0C trước khi đi vào lò nung (12). Trong
lò, ở nhiệt độ 14500C các oxit CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 có trong nguyên liệu kết hợp với
nhau tạo thành một số khoáng chính quyết định chất lượng của Clinker như: C3S, C2S, C3A và
C4AF. Viên Clinker ra khỏi lò sẽ rơi xuống dàn làm lạnh (13), hệ thống quạt cao áp đặt bên
dưới sẽ thổi gió tươi vào làm nguội nhanh viên Clinker về nhiệt đọ khoảng 50 -90 0C, sau đó
Clinker sẽ được chuyển lên Silo chứa Clinker.

3. Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm:

Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào Bin chứa (15) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình
nghiền xi măng. Tương tự thạch cao và phụ gia từ kho cũng được chuyển vào Bin chứa riêng
theo từng loại. Dưới mỗi Bin chứa, nguyên liệu được qua cân định lượng theo đúng khối lượng
của đơn phối liệu, xuống băng tải chính đưa vào máy cán (16) để cán sơ bộ, sau đó được đưu
vào máy nghiền xi măng (17). Bột liệu ra khỏi máy nghiền được đưa lên thiết bị phân li (18),
tại đây những hạt chưa đạt yêu cầu sẽ được hồi lưu về máy nghiền để nghiền tiếp, còn những
hạt đạt kích thước yêu cầu được phân li tách ra, đi theo dòng quạt hút đưa lên lọc bụi (19) thu
hồi toàn bộ và đưa vào Silo chứa xi măng (22). Quá trình nghiền sẽ diễn ra theo một chu trình
kín và liên tục.

Từ Silo chứa (22) xi măng sẽ được cấp theo 2 cách khác nhau:

1. Rút xi măng cấp trực tiếp cho xe bồn nhận hàng dạng xá/rời.

2. Và cấp qua máy đóng bao (23), để đóng thành từng bao 50kg giao đến từng phương
tiện nhận hàng.

II. Nghiên cứu cấu hình hệ thống điều khiển DCS của dây chuyền sản xuất xi măng
VCM:
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Cấu hình DCS nhà máy xi măng VCM

1. Mô tả cấu hình hệ thống DCS của nhà máy.

Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy xi măng VCM được thực hiện tự động hóa ở
mức độ caoo và điều khiển tập trung CCR (Central Control Room) để kiểm soát toàn bộ hoạt
động của nhà máy đồng thời cho phép điều chỉnh kịp thời các thông số khi chất lượng của sản
phẩm thay đổi hoặc khi có sự cố bất thường xảy ra.

Hệ DCS là hệ điều khiển chia sẻ, tại một thời điểm đảm nhận một lượng lớn các tác vụ.
Để thực hiện được điều này toàn bộ nhà máy được trang bị 2 server được chia thành nhiều
nhóm.

Tầng trên cùng là 6 trạm vận hành OS1, OS2, OS3, OS4, OS5, OS6 (Operator Station)
để điều khiển và giám sát các công đoạn như: chứa và vận chuyển nguyên liệu, đồng nhất bột
liệu và cấp cho lò nung, làm nguội clanker, kho chứa xuất clanker và các bộ phận dịch vụ,
nghiền xi măng, nghiền than, các trạm đập đá vôi, vận chuyển và chứa phụ gia, đóng bao, xuất
xi măng bao và xi măng rời, cảng nhà máy, các trạm điện của toàn nhà máy. Hệ thống thiết kế
sao cho mỗi trạm vận hành OS có thể kiểm tra và giám sát từ 2 công đoạn trở lên.
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Nhìn trên sơ đồ DCS nhà máy ta thấy toàn bộ nhà máy được chia thành 5 trạm trường
(Field Station)

Field Station Field Station Field Field Field Field


Name 1 Station2 Station3 Station4 Station5
Field Station Limstone Raw Raw Clinker Coal
Location crushing & material material Cooling and Grinding
conveying crushing & grinding/ Conveying (805)
E.R (801) conveying Waste gas Electric
E.R(802) treatment Room (805)
and (804)
Limestone
pre-blending
& storage
E.R(803)
OS Location CCR CCR CCR CCR CCR

Mỗi trạm trường được điều khiển bởi 1 hoặc 2 PLC S7-400 CPU 414-3PN. Sử dụng 2
PLC để dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.

PLC S7 400 được nối vào các thiết bị vào ra phân tán ET 200M. ET 200M với cấu
hình gồm modul giao diện IM-153x, các modul tín hiệu SM và modul chức năng FM. Được kết
nối mạng Profibus DP.

Mỗi thiết bị vào ra phân tán ET200M được đặt tên trên sơ đồ là FCS01, FCS02…để
phân biệt chúng ở trong từng trạm trường khác nhau.

Các thiết bị vào ra phân tán ET 200M này được đưa tới các trạm điện, điều khiển các
nhiệm vụ khác nhau của từng công đoạn trong nhà máy.

Cấu hình hệ thống DCS của nhà máy gồm:

-Các phòng điều khiển cục bộ (local control room, LCR), trạm cục bộ (local station, LS).
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

-Các trạm vận hành (operator station,OS).

-Trạm kỹ thuật (Engineering Station)

-Hệ thống truyền thông: Bus hệ thống, Bus trường.

Hệ thống điều khiển DCS của dây chuyền sản xuất xi măng được chia thành 3 cấp: cấp
trường, bộ điều khiển và cấp giám sát vận hành.

a. Cấp trường:

Gồm các cơ cấu chấp hành và sensor dùng để thu thập thông tin từ đối tượng hay hiện
trường sản xuất, xử lý và truyền số liệu đến các thiết bị trong hệ thống.

b. Bộ điều khiển:

Bộ điều khiển nhận thông tin từ các cảm biến, xử lí thông tin đó theo một thuật toán điều
chỉnh (PID, điều khiển logic) và truyền kết quả đến cơ cấu chấp hành.

Bộ điều khiển thực hiện việc điều khiển quá trình công nghệ, thiết bị điều khiển có thể
là: máy tính công nghiệp, DCS, PLC. Bộ điều khiển điều khiển cục bộ các công đoạn của cả
dây chuyền sản xuất và toàn nhà máy.

c. Cấp giám sát vận hành:

Hỗ trợ người dùng trong việc cài đặt ứng dụng, thao tác theo dõi, giám sát, vận hành và
xử lý các tình huống bất thường. Ngoài ra, cấp này còn thực hiện các bài toán điều khiển cao
cấp như điều khiển phối hợp, điều khiển trình tự và điều khiển theo công thức. Khác với các
cấp dưới. Việc thực hiện chức năng ở cấp vận hành thường không đòi hỏi phương tiện, thiết bị
phần cứng đặc biệt ngoài các máy tính thông thường.

2. Trình bày chức năng của các khâu trong hệ thống.

a. Phòng điều khiển cục bộ (local control room, LCR):


Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

a. Phòng ĐK công đoạn đập đá vôi b. Phòng ĐK công đoạn pha trộn và lưu trữ
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

c. Phòng ĐK công đoạn nghiền và xử lí khí thải d. Phòng điều khiển công đoạn làm mát
clinker
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

e. Phòng ĐK công đoạn nghiền than.

Phòng điều khiển cục bộ thuộc cấp điều khiển, là nơi thực hiện mọi chức năng điều
khiển cho một công đoạn. Các phòng điều khiển được đặt cạnh phòng điều khiển trung tâm và
các khu vực hiện trường.

Chức năng của phòng điều khiển cục bộ:

+ Điều khiển quá trình (process control): Điều khiển các mạch vòng kín (nhiệt độ, áp suất, lưu
lượng). Hầu hết các mạch vòng đơn được điều khiển trên cơ sở luật PID, giải quyết bài toán
điều chỉnh, điều khiển tỉ lệ, điều khiển tầng.

+ Điều khiển trình tự, điều khiển logic, thực hiện các công thức.

+ Đặt trạng thái đầu ra về trạng thái an toàn trong trường hợp có sự cố hệ thống.

+ Lưu trữ tạm thời các tín hiệu quá trình trong trường hợp mất liên lạc với trạm vận hành hoặc
bus hệ thống gặp sự cố.

Yêu cầu kĩ thuật của trạm điều khiển cục bộ là:


Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

+ Tính năng thời gian thực.

+ Độ tin cậy và tính sẵn sàng.

+ Lập trình thuận tiện, cho phép sử dụng và cài đặt các thuật toán cao cấp.

+ Khả năng điều khiển lai (liên tục, trình tự và logic).

b. Trạm vận hành (opration station, OS):

Trạm vận hành nhà máy xi măng VCM

Các trạm vận hành OS được đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Các trạm vận hành có
thể đặt song song và độc lập với nhau.

Tại nhà máy xi măng VCM, để tiện cho việc vận hành hệ thống người ta thường xắp xếp
mỗi trạm vân hành tương ứng với một phân đoạn hoặc một phân xưởng như: trạm vận hành
nghiền liệu (OS Raw Mil), trạm vận hành lò nung (OS kiln), trạm vận hành làm mát clinker
(OS clinker cooler), trạm vận hành nghiền xi măng, trạm vận hành nghiền than đá (OS coal
mil). Bên cạnh đó còn có các trạm kỹ thuật (engineering station), trạm quản lý (management
station) nối với máy in, tối ưu hóa lò nung (kiln optimization).

Tuy nhiên các phần mềm chạy trên các trạm là giống nhau nên trong trường hợp cần
thiết mỗi trạm có thể thay thế chức năng cho nhau.

Chức năng của trạm vận hành:


Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

+ Hiển thị các hình ảnh chuẩn (hình ảnh tổng quan, hình ảnh nhóm, hình ảnh từng mạch vòng,
hình ảnh điều khiển trình tự, các đồ thị thời gian thực và đồ thị quá khứ).

+ Hiển thị các hình ảnh đồ họa tự do (lưu đồ công nghệ, các phím điều khiển).

+ Hỗ trợ vận hành hệ thống qua các công cụ thao tác tiêu biểu, các hệ thống hướng dẫn chỉ đạo
và hướng dẫn trợ giúp.

+ Tạo và quản lý các công thức điều khiển.

+ Xử lý các sự kiện, sự cố.

+ Xử lý, lưu trữ và quản lý dữ liệu.

+ Chuẩn đoán hệ thống, hỗ trợ người vận hành và bảo trì hệ thống.

Hầu hết các hệ thống DCS hiện đại đều sử dụng các máy tính cá nhân, hoặc máy tính
trạm. Một trạm vận hành bố trí theo kiểu một người sử dụng (một hoặc nhiều màn hình), hoặc
nhiều người sử dụng.

c. Trạm kĩ thuật (Engineering Station):

Trạm kĩ thuật (Engineering Station) nhà máy xi măng VCM

Trạm kỹ thuật là nơi cài đặt các công cụ phát triển, cho phép cài đặt cấu hình cho hệ
thống, tạo và theo dõi các chương trình ứng dụng điều khiển và giao diện người máy, đặt cấu
hình và tham số hóa các thiết bị trường.

Ở trạm kĩ thuật có máy chủ để lưu chương trình, dữ liệu toàn nhà máy.
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Để đảm bảo clanker đúng yêu cầu thì nhà máy còn có hệ thống điều khiển chất lượng
QCS. Hệ thống này là một hệ thống kiểm tra chất lượng bằng tia X. Máy phân tích sẽ được
cung cấp 10 kênh đo có định cho 10 nguyên tố (Ca,Si,Al,Fe,Na,K,S,Mg,Cl,P) điều khiển bằng
bộ vi xử lý được trang bị chương trình đo kiểm tra hệ thống. Máy tính xử lí dữ liệu của máy
phân tích tia X sẽ được nối với các máy tính điều khiển của hệ thống thông qua các tuyến cáp
truyền dữ liệu. Dựa trên đó hệ thống sẽ quyết định thay đổi lượng đặt để đảm bảo chất lượng xi
măng theo yêu cầu.

3. Các bus và phương thức truyền thông trong hệ thống.

Các bus gồm bus hệ thống và bus trường.

a. Bus trường.

Là các hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kĩ thuật truyền tin số để kết nối các thiết bị thuộc
cấp điều khiển (PC, PLC) với nhau và với các thiết bị ở cấp trường.

Các thiết bị cấp trường có khả năng nối mạng và nối vào các vào ra phân tán (distributed
I/O), các thiết bị đo lường (sensor, transmitter) hoặc cơ cấu chấp hành (actuator,valve) có tích
hợp khả năng xử lý truyền thông.

Bus trường có nhiệm vụ chuyển dữ liệu quá trình lên cấp điều khiển để xử lý và chuyển
quyết định điều khiển xuống các cơ cấu chấp hành, vì vậy tính năng điều khiển thời gian thực
được đặt lên hàng đầu.

Đặc điểm của việc trao đổi thông tin qua bus trường là:
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

+ Tốc độ truyền phải nhanh.

+ Lượng thông tin vừa phải.

+ Được chia làm 2 mạng chính:

 Mạng DP: Được dùng chủ yếu, giao tiếp PLC với cấp trường qua cáp DP, cáp đồng
trục, RS485.
 Mạng PA: Được dùng cho các môi trường nguy hiểm, cháy nổ… dùng cho các công
đoạn lò, khí dễ cháy…

b. Bus hệ thống.

Bus hệ thống nhà máy xi măng VCM

Bus hệ thống có chức năng nối các trạm điều khiển cục bộ với nhau và với các trạm vận
hành và trạm kỹ thuật (các hệ thống mạng công nghiệp được dùng để kết nối các máy tính điều
khiển và các máy tính trên cấp điều khiển giám sát với nhau).

Đặc điểm của việc trao đổi thông tin qua bus hệ thống là:

+ Lượng thông tin xử lý nhiều (toàn nhà máy).

+ Tốc độ xử lý không cần nhanh.

+ Đường truyền có thể là cáp đồng trục hoặc cáp quang.


Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

III. Nghiên cứu bộ điều khiển PLC (S7-400 CPU 416-2DP) chính của dây chuyền sản
xuất.

1. Giới thiệu chung.

Các modul của PLC S7-400

PLC S7-400 là một sản phẩm PLC mạnh, tốc độ xử lý cao, quản lý bộ nhớ tốt, kết nối
mạng công nghiệp. Về tính năng S7-400 có nhiều tính năng so với S7-300. Đặc biệt về tính
năng truyền thông.

-Tốc độ xử lý: Tốc độ nhanh, tốc độ xử lý lệnh nhanh lên tớn 0.1 tới 0.2us, chu kì vòng
quét nhỏ. Tập lệnh mạnh và hoàn chỉnh đáp ứng các nhiệm vụ phức tạp. Có thẻ nhớ để mở rộng
bộ nhớ hoặc back up dữ liệu.

-Truyền thông: S7-400 sử dụng các mạng truyền thông INDUSTRIAL ERTHERNET
cho cấp giám sát, PROFIBUS cho cấp trường, AS-I cảm biến thiết bị chấp hành, MPI nối giữa
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

các thiết bị CPU, PG/PC, TD/TO. Sử dụng các loại hình mạng điểm điểm hoặc bus truyền
thông qua giao diện tích hợp trên bus trường sử dụng CPU hoặc IM (modul giao diện hoặc
FM,CP).

-Giao diện MPI: MPI là giao diện để tích hợp các hệ thống PG/PC, HMI với các hệ
thống SIMATIC S7/C7/WinAC, có thể nối tối đa tới 125 điểm MPI với tốc độ truyền tới
187.5Kbit/s. Thông qua MPI mà ta có thể truyền dữ liệu giữa các bộ điều khiển với nhau, có
nghĩa là một CPU có thể truy cập tới nhiều các đầu vào ra khác nhau của các bộ điều khiển
khác. Ngoài ra HM còn được tích hợp trong hệ điều hành S7-400 và truyền dữ liệu tới các trạm
vận hành mà không cần lập trình giúp điều khiển vận hành giao diện.

-Giao diện PROFIBUS-DP: S7-400 có thể nối vào bus trường PROFIBUS có thể dễ
dàng tạo ra chương trình phân tán giúp truyền thông với các thiết bị trường. Các modul vào ra
phân tán được thiết lập bằng STEP7 tương tự như các modul vào ra tập trung, do vậy S7-400
có thể được sử dụng làm các trạm master hay slave.

- Tính năng chia sẻ: Có thể điều khiển giám sát và lập trình thông qua cả 2 giao diện
(MPI và PD) ví dụ như cho một thiết bị PG có thể lập trình và vận hành cho nhiều CPU hoặc
nhiều thiết bị PG có thể truy cập 1 CPU.

-Giao diện phụ: Ngoài giao diện MPI, DP, S7-400 còn có thêm một số cổng serial (Point
to Point), nối các máy quét. Đây là giao diện RS422/RS485 cho phép tốc độ truyền 38.4Kbit/s.

- Một số CPU có cấu trúc đầu vào ra đặc biệt để đếm hoặc đo lường các máy phát xung,
hoặc có các chức năng tích hợp để điều khiển vị trí đối với những đầu vào ra đặc biệt.

2. Đặc tính kĩ thuật của phần cứng:CPU, I/O, ghép nối truyền thông.

a. Trung tâm vi xử lý CPU.

CPU là khối vi xử lý là thành phần cơ bản của S7-400 là nơi xử lý mọi thông tin của hệ
thống, nhận thông tin đưa về và sử dụng các thuật toán điều khiển để đưa ra tín hiệu phù hợp.
Là modul có chưa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ thời gian, bộ đếm, các cổng truyền
thông và có 1 số các cổng vào ra số, còn được gọi là cổng vào ra onboard. Trong đó các trị số
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

của bộ đếm được chứa trong bộ nhớ ứng dụng, tùy theo yêu cầu của người dùng mà có thể
chọn các bộ nhớ sau.

- Bộ nhớ ROM là bộ nhớ không thể thay đổi được, bộ nhớ này chỉ nạp vào một lần nên nó
ít được sử dụng phổ biến như các bộ nhớ khác.

- Bộ nhớ RAM là loại bộ nhớ có thể thay đổi được và được dùng để chứa chương trình
ứng dụng cũng như dữ liệu, dữ liệu này sẽ bị mất đi khi mất điện. Tuy nhiên ta khắc phục được
điều này bằng cách dùng Pin dự phòng.

Cấu trúc của CPU bao gồm các thành phân sau:

- Khối đèn Led hiển thị các trạng thái và các trạng thái lỗi.

Đèn Đèn sang màu Hiển thị lỗi


INTF Red Báo lỗi bên trong.
EXTF Red Báo lỗi ngoài.
MAINT Yellow Chức năng.
RUN Green Chế độ chạy.
STOP Yellow Chế độ dừng.
BUS1F Red Báo lỗi tại cổng MPI/PRO1
BUS2F Red Báo lỗi tại cổng MPI/PRO2
IFM1F Red Báo lỗi modul giao diện 1
IFM2F Red Báo lỗi modul giao diện 2
- Các công tắc chọn chế độ.

Công tắc dùng để lựa chọn các chế độ hiện hành của CPU và lựa chọn bằng công tắc 3 vị trí.

- Khe cắm các thẻ nhớ mở rộng.

Ta dùng 1 khe cắm cho các thẻ nhớ mở rộng (2 thẻ nhớ mở rộng)

+ RAM CARD: Ta có thể mở rộng cho bộ nhớ của CPU bằng RAM CARD, RAM là bộ nhớ
ngoài của PLC có thể đọc ghi hỗ trợ cho việc xử lý thông tin của CPU.

+ FLASH CARD.

- Các cổng truyền thông (giao diện).


Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Giao diện MPI/DP: Ta có thể dùng nó để kết nối với các thiết bị khác nhau như:

+ Thiết bị chương trình.

+ Công cụ điều khiển và thiết bị giám sát.

+ Một số bộ điều khiển S7-400 và S7-300 khác.

Cổng truyền thông PROFIBUS DP: Chức năng dùng để kết nối với các thiết bị vào ra phân tán,
thiết bị chương trình và một số các trạm chủ.

Giao diện PROFINET: Ta có thể kết nối với PROFINET IO bằng giao diện PROFINET, cổng
PROFINET có thể kết nối với mạng ETHENET công nghiệp.

- Khối nguồn và các Pin dự phòng.

Trong PLCS7-400 ta có thể cài 1 trong 2 pin dự phòng còn phụ thuộc vào từng loại modul, nhờ
việc sử dụng này mà đem lại những hiệu quả sau:

+ Chương trình ứng dụng được lưu giữ lại ở trong RAM.

+ Lưu giữ được các giá trị của bộ đếm thời gian, bộ đếm counter, dữ liệu của hệ thống và các
dữ liệu khác.

+ Làm nguồn dự phòng cho đồng hồ bên trong.

b. Vào ra I/O

- Modul mở rộng đầu vào số: Modul vào số biến đổi các tín hiệu ngoại lai thường là 24V
một chiều thành mức tín hiệu nội bộ. Để cho các modul hoạt động chính xác, các cảm biến đầu
vào phải được quy định về điện áp và có thể cung cấp dòng vào đòi hỏi ở trạng thái tín hiệu
“1”. Ngoài ra tín hiệu còn phải được lọc có nghĩa là loại bỏ nhiễu trên đường dây và các điện
áp quá độ phải giảm thiểu, quá trình lọc làm trễ tín hiệu vào. Các modul vào số có xử lý tín
hiệu ngắt quá trình, có thể giảm sự trễ của tín hiệu vào. Tuy nhiên nếu giảm độ trễ của tín hiệu
vào cũng cần phải ghi nhớ mức độ chống nhiễu cũng cần phải giảm theo. Cần phải luôn kết
hợp giữa độ chống nhiễu cao (thời gian trễ kéo dài) và độ tín hiệu tiếp nhận nhanh (thời gian trễ
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

ngắn). Có thể kể đến 2 loại modul vào số của S7-400 là SM 421 DI32x24 VDC và SM421 DI
16x24 VDC.

- Modul mở rộng đầu ra số: Để có thể giao tiếp được trong quá trình xử lý, CPU đòi hỏi
các bộ biến đổi tín hiệu thành mức điện áp và dòng điện sử dụng trong quá trình. Các modul ra
số có bộ nhớ lưu trữ các dữ liệu nhận được và chuyển thông tin này đến các bộ khuếch đại. Bộ
khuếch đại sẽ tạo ra khả năng đóng cắt cần thiết. Với bộ khuếch đại điện áp một chiều, bảo vệ
ngắn mạch bằng các mạch điện tử. Còn với bộ khuếch đại xoay chiều thì bảo vệ ngắn mạch
bằng cầu chì.

Khi lựa chọn các modul ra số, cần phải xét tới công suất đóng cắt, mức tải điện áp cho
phép và dòng điện dư, ở trạng thái tín hiệu “0” dòng điện này không được dưới giới hạn cho
phép , nếu không bộ phận thực hiện sẽ không đáp ứng được tín hiệu dừng (STOP).

Trong chế độ stop và cả trong thời gian khởi động thực hiện chương trình. Một tín hiệu
đầu ra (OD) có thể làm vô hiệu hóa tất cả các modul ra số. Trong trạng thái này các modul ra sẽ
không cung cấp một điện áp nào.

Có thể kể đến modul mở rộng đầu ra số của S7-400 là SM 422 có các loại 16DO/32DO
với đầu ra roley và đầu ra số.

- Modul mở rộng đầu vào tương tự: biến đổi các tín hiệu tương tự thành các tín hiệu số để
xử lý trong CPU của các trạm SIMATIC. Các modul vào tương tự sử dụng phương pháp tích
phân để biến đổi tín hiệu tương tự nhận được từ các quá trình thành đại lượng số. Tùy theo tần
số sử dụng điện áp (400/60/50/10 Hz) quá trình sẽ biến đổi kéo dài 2.5/20/20/100 mili giây. Độ
phân giải tương đối cao (9/12/12/15) bit + dấu. Dải điện áp dòng cơ bản được đặt bằng các núm
mã. Sử dụng bộ công cu STEP7HW để điều chỉnh các giá trị một cách chính xác.

Có thể kể đến modul mở rộng đầu vào tương tự của S7-400 là SM431 có các loại 8AI với độ
phân giải 13bit/14bit/16bit, 16AI 16bit.

- Modul mở rộng đầu ra tương tự: biến đổi các giá trị digital thành điện áp và dòng điện
analog cho các quá trình. Các modul khác nhau với dải điện áp và dòng điện khác nhau. Các tín
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

hiệu bên trong và bên ngoài được cách li về điện. Từ đó các giá trị này chuyển sang bộ biến đổi
digital-analog để biến thành các đại lượng analog trong khoảng 0.8/1.5 ms và được chuyển tới
các trình.

Có thể kể đến modul mở rộng đầu ra tương tự của S7-400 là SM432 có các loại 8AO với độ
phân giải 13 bit.

c. Ghép nối truyền thông.

Ghép nối truyền thông với S7-400

Truyền thông: S7-400 sử dụng các mạng truyền thông INDUSTRIAL ERTHERNET cho
cấp giám sát, PROFIBUS cho cấp trường, AS-I cảm biến thiết bị chấp hành, MPI nối giữa các
thiết bị CPU, PG/PC, TD/TO. Sử dụng các loại hình mạng điểm điểm hoặc bus truyền thông
qua giao diện tích hợp trên bus trường sử dụng CPU hoặc IM (modul giao diện hoặc FM, CP).

 Giao diện MPI

Trong nhà máy, giao diện MPI/DP của một CPU S7-400 được lập trình như giao diện
MPI và được ấn định địa chỉ 2. MPI là giao diện để tích hợp các hệ thống PG/PC, HMI với các
hệ thống SIMATIC S7/C7/WinAC, có thể nối tối đa tới 125 điểm MPI. Tốc độ truyền mặc định
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

là 187.5Kbit/s, tối đa lên tới 12Mbps nếu cab mạng hỗ trợ tốc độ baud. Thông qua MPI mà ta
có thể truyền dữ liệu giữa các bộ điều khiển với nhau, có nghĩa là một CPU có thể truy cập tới
nhiều các đầu vào ra khác nhau của các bộ điều khiển khác. Các CPU tự động phát sóng thông
số cấu hình bus của nó thông qua giao diện MPI. Một thiết bị lập trình có thể cung câp thông
tin chính xác và tự động kết nối với một mạng MPI con. Các nút có thông số bus khác nhau
được thiết lập trên các CPU không thể hoạt động được trên cùng một mạng MPI con. Ngoài ra
HM còn được tích hợp trong hệ điều hành S7-400 và truyền dữ liệu tới các trạm vận hành mà
không cần lập trình giúp điều khiển vận hành giao diện.

Ta có thể đồng bộ thời gian qua giao diện MPI của CPU. CPU có thể là master hoặc
slave. Ngoài ra, ta có thể cấu hình cho các MPI cho hoạt động như giao diện PROFIBUS DP.
Ta có thể chỉnh các thông số MPI cho phù hợp trong HW Config của STEP 7. Cấu hình này
cho phép thiết lập một đoạn DP lên tới 32 slave.

 Giao diện PROFIBUS-DP

Các CPU 41x-2, 41x-3 và 417-4 được tích hợp tính năng giao diện PROFIBUS DP. Giao
diện PROFIBUS DP có sẵn như các modul plug-in với các CPU 41x-2, 41x-3, 417-4 và các
CPU có hậu tố PN/DP. Để sử dụng giao diện cho các hoạt động, phải cấu hình cho nó trong
HW Config. Ta có thể sử dụng modul DP cắm sau khi tải cấu hình.

Cấu hình của giao diện MPI/DP kèm theo một CPU được thiết lập mặc định ở chế đô
MPI. Để hoạt động giao diện MPI/DP trong chế độ DP, phải cấu hình phù hợp trong STEP 7.

Các giao diện PROFIBUS DP chủ yếu được sử dụng để kết nối I/O. Ta có thể cấu hình
giao diện PROFIBUS DP cho các hoạt động trong chế độ master hoặc slave. Giao diện hỗ trợ
tốc độ truyền tải lên tới 12Mbps. Các CPU phát ra thông số bus của nó (vd: tốc độ truyền dẫn)
thông qua giao diện PROFIBUS DP nếu ở chế độ master. Một thiết bị lập trình có thể nhận
thông số chính xác và tự kết nối nó với một mạng PROFIBUS con.

Một CPU hoạt động như master thời gian phát khung truyền tin đồng bộ trên PROFIBUS
để đồng bộ các trạm bổ xung. Nếu nọ hoạt động như slave thời gian, CPU sẽ nhận khung đồng
bộ từ master thời gian khác.
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Các thiết bị có thể là master thời gian:

- CPU 41x với giao diện PROFIBUS nội


- CPU 41x với giao diện PROFIBUS bên ngoài
- Máy tính với CP 5613 hoặc CP 5614

Giao diện PROFIBUS DP có thể được sử dụng đề thiết lập một hệ thống master
PROFIBUS hoặc để kết nối thiết bị PROFIBUS I/O.

Các thiết bị có thể kết nối với PROFIBUS DP:

- PG/PC
- OP/TP
- PROFIBUS DP slave
- PROFIBUS DP master

Các CPU dù được hoạt động như DP master hoặc DP slave được kết nối với nhau thông
qua bus trường PROFIBUS DP với trạm slve thụ động hoặc master DP khác.

 Profinet

Các CPU có hậu tố PN và PN/DP có tính năng giao diện Ethernet với chức năng
PROFINET.

Các thiết bị có thể kết nối thông qua PROFINET:

- Thiết bị lập trình/PC với bộ chuyển đổi Ethernet và giao thức TCP
- Các thành phần trong mạng Active
- S7–300/S7–400 với Ethernet CP
- Thành phần PROFINET CBA

Luôn sử dụng kết nối RJ45 để nối các thiết bị đến giao diện PROFINET.

Giao diện PROFINET của các thiết bị được cài đặt mặc định “tự động thiết lập”
(Autonegotiation). Hãy kiểm tra xem tất cả các thiết bị kết nối với giao diện PROFINET của
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

CPU đã được thiết lập chế độ “Autonegotiation” chưa. Đó là thiết lập mặc định của các thành
phần PROFINET/Ethernet tiêu chuẩn.

Khi kết nối thiết bị với giao diện PROFINET on-board của CPU không hỗ trợ chế độ hoạt
động Autonegotiation hoặc lựa chọn chế độ khác với Autonegotiation, cần lưu ý những điều
sau:

- PROFINET IO và PROFINET CBA yêu cầu hoạt động tại 100Mbps trong chế độ
full-duplex, nghĩa là nếu giao diện PROFINET on-board của CPU cho truyền
thông PROFINETIO/CBA và truyền thông Ethernet được sử dụng cùng một thời
gian thì các giao diện PROFINET chỉ được vận hành ở 100Mbps trong chế độ
full-duplex.
- Có thể hoạt động ở 100 Mbps hoặc 10 Mbps full-duplex nếu các giao diện
PROFINET on-board của CPU chỉ sử dụng để truyền thông Ethernet. Chế độ
half-duplex không được phép trong mọi tình huống.

3. Phần mềm lập trình.

 Giới thiệu về phần mềm Step 7:

Step 7 là phần mềm lập trình và đặt cấu hình cơ bản cho các PLC S7-300 và S7-400 của
Siemens. Nó bao gồm một hệ thống các ứng dụng, mỗi ứng dụng đảm nhiệm một chức năng cụ
thể phục vụ cho việc lập trình hệ thống như:

- Đặt cấu hình và ấn định các tham số cho phần cứng.


- Soạn thảo và kiểm tra lỗi phần mềm ứng dụng.
- Đặt cấu hình mạng và các kết nối.

Cửa sổ SIMATIC Manager là nơi quản lí toàn bộ dữ liệu của các dự án (Project) được
soạn thảo. Các công cụ cần thiết sẽ được tự động kích hoạt khi người sử dụng truy cập đến dữ
liệu đang được chọn.
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Cửa sổ SIMATIC Manager

Các dự án là nơi lưu trữ các dữ liệu và chương trình được tạo cho một giải pháp tự động
hóa. Các dữ liệu trong một dự án bao gồm:

+ Dữ liệu cấu hình về cấu trúc phần cứng và các tham số cho các modul

 Dữ liệu cấu hình cho các giao tiếp mạng.


 Các chương trình cho các modul.
 Các trạm (station) trong Simatic Step 7 đại diện cho một cấu trúc phần cứng của
một bộ điều khiển khả trình và nó chứa các dữ liệu để đặt cấu hình và tham số
cho mỗi modul trong trạm.

+ HW Config là cửa sổ (phần mềm) đặt cấu hình cho các trạm, bao gồm sắp xếp các giá (rack),
các modul, các giá vào ra phân tán và các modul giao tiếp. Các giá được thể hiện như một bảng
cấu hình cho phép gắn một số xác định các modul, giống như các giá gắn modul thực trên PLC.
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Cửa số khai báo cấu hình phần cứng HW Config

+ Cửa sổ LAD/STL/FBD là cửa sổ soạn thảo chương trình của người sử dụng.
Hệ thố ng TĐH nhà má y xi mă ng ĐHBKHN

Cửa sổ soạn thảo chương trình

+ NetPro là cửa sổ đặt cấu hình mạng cho dự án.

Cửa sổ khai báo cấu hình mạng NetPro

You might also like