You are on page 1of 4

Ôn tập học kỳ 2- 2019-2020 Trang- 1- GV: Lê Khánh Việt Hà

TỔNG ÔN 1
Câu 1) Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A) quặng pirit. B) quặng boxit. C) quặng manhetit. D) quặng
đolomit.
Câu 2) Cho sắt dư tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được
A) muối sắt (II). B) muối sắt (III). C) oxit sắt (II). D) oxit sắt
(III).
Câu 3) Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội là 
A) Crôm. B) Sắt. C) Đồng. D) Nhôm.
Câu 4) Chất không có tính lưỡng tính là
A) ZnO B) Al(OH)3 C) Al2O3 D) Al
Câu 5) Kết tủa Fe(OH)3 có màu
A) nâu đỏ B) keo xanh C) trắng xanh D) keo trắng
Câu 6) Sắt không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A) FeCl3. B) CuSO4. C) FeSO4. D) AgNO3.
Câu 7) Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại
nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe.
Câu 8) Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
Câu 9) Chất không tan trong dung dịch NaOH là
A) Al. B) Al2O3. C) Na. D) Fe.
Câu 10) Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây mưa axit, gây ra tác hại rất lớn cho môi trường. Hai khí
đều là nguyên nhân gây mưa axit là
A) NH3 và HCl. B) H2S và N2. C) SO2 và NO2. D) CO2 và O2.
Câu 11) Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn đồng với kim loại sắt. B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Câu 12) Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của 3 kim loại nhôm, sắt, crom là
A) Al, Cr, Fe. B) Cr, Fe, Al. C) Cr, Al, Fe. D) Al, Fe, Cr.
Câu 13) Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A. nước vôi trong. B. giấm ăn.
C. dung dịch muối ăn. D. ancol etylic.
Câu 14) Sắt có thể phản ứng với dung dịch nào sau đây để thu được muối Fe 3+.
A) H2SO4 loãng, dư. B) AgNO3 loãng, dư.
C) HNO3 đặc, nguội. D) Al(NO3)3 loãng, dư.
Câu 15) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3. B. CuCl2, FeCl2. C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2.
Câu 16) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.
Câu 17) Nhôm là kim loại có màu trắng sáng, nhẹ, dễ dát mỏng, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt... nên được dùng
làm nhiều vật dụng sinh hoạt. Tính chất vật lý nào của nhôm không liên quan đến việc nhôm được sử dụng
làm nồi, chảo... dụng cụ nấu ăn?
A) Dẫn nhiệt B) Nhẹ C) Dẫn điện D) Dễ dát
mỏng
Câu 18) Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCl2, Fe2(SO4)3. Có bao nhiêu chất
khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thì giải phóng khí NO?
A) 4 B) 5 C) 6 D) 7
Câu 19) Cho a gam Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư thu được 7,38 gam muối. Giá trị của a là
A) 4,59. B) 6,12. C) 9,18. D) 2,55.
Câu 20) Cho m gam sắt phản ứng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được 2,016 lít khí đktc. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
A) 12,00 gam. B) 36,00 gam. C) 18,24 gam. D) 13,68 gam.
Câu 21) Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp các oxit sắt cần vừa đủ 12,32 lít khí CO (đktc) và thu được 22,4
gam sắt. Giá trị m là
A) 13,6. B) 28,8. C) 31,2. D) 40,0.
Ôn tập học kỳ 2- 2019-2020 Trang- 2- GV: Lê Khánh Việt Hà

Câu 22) Cho 8 gam Fe2(SO4)3 vào 450 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M. Lọc kết tủa, rửa sạch, đem nung đến
khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
A) 12,885 B) 17,18 C) 13,695 D) 2,4
Câu 23) Cho hỗn hợp X gồm Al và 2,3 gam Na vào nước thấy thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị nào sau đây
của V không phù hợp?
A) 1,064. B) 3,024. C) 2,464. D) 4,592.
Câu 24) Cho hỗn hợp gồm 2,16 gam Al và 5,6 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng (lấy dư) thu
được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) khí không màu dễ hóa nâu. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
A) 0,24 mol B) 0,45 mol C) 0,69 mol D) 0,72 mol
Câu 25: Dãy nào sau đây gồm các chất gây ô nhiễm không khí?
A.CO, CO2, SO2, H2S, N2 B.CO, CO2, SO2, H2S, NOx, CFC, các chất bụi,...
C.CO, O2, SO2, H2S, NOx, CFC D.O3, CO2, SO2, H2S, NOx, các chất bụi,...
Câu 26: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. SO42-. Cl- B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+ D. Mg2+, Ca2+.
Câu 27: Phương trình phản ứng nào được viết đúng?
A. Al+Mg(OH)2+2H2OMgAlO2+3H2 B. Al + 2NaOH  NaAlO2 + H2
C. 2Al+2NaOH+2H2O2NaAlO2+3H2 D. Al + Ba(OH)2  BaAlO2 + H2
Câu 28: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dd H2SO4 loãng và đun nóng, vì:
A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh
B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt
C. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm
D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 29: Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) →; b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → ; d) Cu + dung dịch FeCl3 → ;
f) Fe2O3 + HNO3 →
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
A. a, b, c, B. a, b, d C. a, b, c, d, . D. a, b, d, f
Câu 30: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. FeO, Fe2O3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. D. Fe(NO3)2, FeCl3.
Câu 31: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu
được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. MgO, Fe, Cu. C. Mg, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu
Câu 32: Cho 2 lá sắt (1),(2). Lá (1) cho tác dụng hết với khí Clo. Lá (2) cho tác dụng hết với dung dịch HCl
. Hãy chọn câu phát biểu đúng.
A. Lá (1) thu được FeCl3, lá (2) thu được FeCl2.
B. Trong cả 2 trường hợp đều thu được FeCl3.
C. Trong cả 2 trường hợp đều thu được FeCl2.
D. Lá (1) thu được FeCl2, lá (2) thu được FeCl3.
Câu 33: Cho phương trình hoá học: a Al + b Fe 3O4 →cFe + dAl2O3. (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản).
Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 25 B. 26. C. 24. D. 27.
Câu 34: Cho V lít CO2 (đktc) tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch Ba(OH) 2 1M và NaOH 0,5M. Kết
thúc phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 11,2 lít. D. 8,96 lít.
Câu 35: Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl vừa đủ
A. tạo muối FeCl3 B. tạo muối FeCl2 và FeCl3
C. tạo muối FeCl2 D. không phản ứng
Câu 36: Cho các chất sau: Na2CO3, K3PO4, H2S, Ca(OH)2, Na2SO4. Số chất có thể sử dụng để làm mềm
nước cứng tạm thời là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO 3 đâ ̣m đă ̣c nóng ,thấy
thoát ra 0,5 mol khí NO2 duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt bằng:
A. 0,2 mol và 0,3 mol B. 0,1 mol và 0,1 mol C. 0,4 mol và 0,6 mol D. 0,3 mol và 0,3 mol
Câu 38: Hòa tan 43,2gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO 3 loãng thu được V lít khí NO (đktc). V bằng
bao nhiêu lít:
A. 3,36lít B. 4,48lít C. 2,24lít D. 6,72lít
Câu 39:Cho 10,8 gam kimloại M tác dụng vừa hết với dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí duy
nhất NO ở đktc. Kim loại M là
Ôn tập học kỳ 2- 2019-2020 Trang- 3- GV: Lê Khánh Việt Hà

A. Mg B. Fe C. Cu D. Zn
Câu 40: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 25,2. B. 19,6. C. 22,4. D. 28,0.
Câu 41. Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung
dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
A. FeCl3, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.
C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl2, NaCl.
Câu 42. Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch
HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần
lượt là
A. AgNO3 và FeCl2. B. AgNO3 và FeCl3.
C. Na2CO3 và BaCl2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
Câu 43. Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag + trong dung dịch thành Ag.
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl 3 dư, không thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng rồi thêm ít giọt CuSO4.
2. Cho thanh đồng nguyên chất và dung dịch HCl loãng.
3. Nhỏ dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.
4. Cho thanh nhôm vào dung dịch NaOH.
5. Để một vật bằng gang trong không khí ẩm.
6. Cho một vật bằng kẽm dư vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm kim loại bị ăn mòn điện hóa học là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 45. Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để
hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 375. B. 600. C. 300. D. 400.
Câu 46. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12
lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml
dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 27,96. B. 29,52. C. 36,51. D. 1,50.
Câu 47. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO và Al2O3. Để hòa tan vừa đủ 29,1 gam hỗn hợp X cần 2,2 lít dung
dịch HCl 0,5M. Lấy 14,55 gam hỗn hợp X cho tác dụng hoàn toàn với H2 dư (nung nóng) thu được
3,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong X là
A. 57,10%. B. 55,00%. C. 54,98%. D. 42,09%.
Câu 48. Cho mô ̣t lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 1M.
Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 0,98. B. 1,28. C. 0,64. D. 1,96.
Câu 49. Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau mô ̣t thời gian thu được chất
rắn X và khí Y. Cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa.
Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất và ở
đktc). Giá trị của m là
A. 4,48. B. 2,24. C. 6,72. D. 3,36.
Câu 50. Hòa tan hoàn toàn hh Al và Al2O3 trong 200 ml dd HCl nồng độ a mol/l, thu được dd X. Cho từ từ
dd NaOH 1M vào X, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dd NaOH (V ml) được
biểu diễn bằng đò thị bên. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 1,5.
C. 1,0. D. 2,0.
Ôn tập học kỳ 2- 2019-2020 Trang- 4- GV: Lê Khánh Việt Hà

Câu 51. Hòa tan hoàn toàn a gam hh X gồm Al2O3 và Na2O vào nước, thu được dd Y. Cho từ từ dd HCl 1M
vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dd HCl (V ml) được biểu diễn bằng
đồ thị bên. Giá trị của a là
A. 14,40. B. 19,95. C. 29,25. D. 24,60.

Câu 52. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và
Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được
biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của m là
A. 7,68. B. 5,55.
C. 12,39. D. 8,55.

y
9,33

6,99

0 x
Câu 53. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc
của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị
bên, khối lượng kết tủa cực đại là m gam. Giá trị của m là
A. 10,11. B. 6,99.
C. 11,67. D. 8,55.
y
m

0 0,03 0,08 x

You might also like