You are on page 1of 27

ÔN TẬP LÝ THUYẾT BÀO CHẾ - ĐH MIỀN ĐÔNG

Bài: Nhũ tương thuốc

1. Chọn từ điền vào chỗ trống của câu “Theo DĐVN, nhũ tương thuốc gồm
các dạng thuốc lỏng hoặc mềm để uống, tiêm, dùng ngoài; được điều chế
bằng cách dùng tác dụng của các chất nhũ hóa thích hợp để trộn đều 2
chất lỏng không đồng tan được gọi …………………..là Dầu và Nước.”
(a )
A/ một cách quy ước
B/ chung
C/ theo độ tan
D/ theo phân loại
E/ theo khái niệm
2. Chọn từ điền vào chỗ trống của câu “Nhũ tương là một hệ phân tán .....
gồm 2 pha lỏng không đồng tan trong đó một pha lỏng gọi là pha phân
tán, được phân tán đồng nhất dưới dạng giọt mịn trong một pha lỏng khác
gọi là môi trường phân tán”
(b)
A/ (không điền gì hết)
B/ vi dị thể
C/ dị thể
D/ siêu vi dị thể
E/ B hoặc C hoặc D tùy trường hợp
3. Chọn từ điền vào chỗ trống của câu “Nhũ tương là một hệ phân tán vi dị
thể gồm 2 pha lỏng không đồng tan trong đó một pha lỏng gọi là pha
phân tán, được phân tán đồng nhất dưới dạng giọt mịn trong một pha
lỏng khác gọi là ..........” (d)
A/ pha không phân tán
B/ pha nội
C/ pha nước
D/ môi trường phân tán
E/ pha không liên tục
4. Không cần dùng chất nhũ hóa hoặc tạo độ nhớt trong điều chế nhũ
tương khi nồng độ pha phân tán:
(b)
A/ dưới 1%
B/ dưới 0,2%
C/ dưới 2%
D/ dưới 0,1%
E/ dưới 3%
5. Chỉ cần dùng chất tạo độ nhớt để ổn định nhũ tương khi nồng độ pha nội
trong khoảng ( b)
A/ 0,1 – 1%
B/ 0,2 – 2%
C/ 0,3-3%
D/ 0,4-4%
E/ 0,5-5%
6. Để xác định nhũ tương kiểu D/N/D, cần sử dụng phương pháp nào (c )
A/ đo tỉ trọng
B/ đo độ dẫn điện
C/ nhuộm màu
D/ pha loãng
E/ đo độ nhớt
7. Khi cho một giọt nhũ tương vào nước, hạt nhũ bị pha loãng ra, đó là nhũ
tương kiểu: (e )
A/ D/N
B/ N/D
C/ D/N/D
D/ N/D/N
E/ A và D đúng
8. Khi một nhũ tương có độ dẫn điện cao, đó là nhũ tương kiểu: (e )
A/ D/N
B/ N/D
C/ D/N/D
D/ N/D/N
E/ A và D đúng
9. Hai nhũ tương thiên nhiên quan trọng là: ( a)
A/ Sữa tươi và lòng đỏ trứng gà
B/ Sữa đậu nành và lòng đỏ trứng gà
C/ Bơ và lòng đỏ trứng gà
D/ Sữa tươi và bơ
E/ Sữa tươi và sữa đậu nành
10. Nhũ tương thiên nhiên D/N là (e )
A/ Sữa đậu nành
B/ Sữa tươi
C/ Lòng đỏ trứng gà
D/ Bơ
E/ A và B
11. Nhũ tương mịn có kích thước hạt nhũ từ (b)
A/ 0,1 – 1 micromet
B/ 0,5 – 1 micromet
C/ 1 -10 micromet
D/ 1 – 20 micromet
E/ 20 – 60 micromet
12. Nhũ tương truyền tĩnh mạch phải cùng cấu trúc giống nhũ tương
dùng đường nào sau đây ( e)
A/ Dùng ngoài
B/ Bôi trên niêm mạc
C/ Uống
D/ Tiêm bắp
E/ Tiêm dưới da
13. Kích thước hạt nhũ tương tiêm tĩnh mạch phải nhỏ hơn (b )
A/ 0,1 micromet
B/ 0,5 micromet
C/ 1 micromet
D/ 2 micromet
E/ 5 micromet
14. Để tránh nhũ tương đảo pha, nên (a)
A/ Pha nội có tỉ lệ ít hơn pha ngoại
B/ Pha ngoại có tỉ lệ ít hơn pha nội
C/ Chọn chất nhũ hóa thân với pha nội
D/ Chọn chất nhũ hóa thân với pha ngoại
E/ A và C
15. Để tránh nhũ tương có hiện tượng nổi kem, nên chọn giải pháp hợp
lý nhất là ( c)
A/ Điều chỉnh tăng tỉ trọng pha nội
B/ Điều chỉnh tăng tỉ trọng pha ngoại
C/ Làm tăng độ nhớt của pha ngoại
D/ Làm tăng độ nhớt của pha nội
E/ A và D
16. Hiện tượng nào sau đây không thể ngăn cản (c )
A/ Hiện tượng đảo pha
B/ Hiện tượng nổi kem
C/ Hiện tượng kết bông
D/ Hiện tượng sa lắng
E/ Hiện tượng tách pha
17. Để làm tăng độ ổn định của nhũ tương, nên thực hiện biện pháp nào
(c)
A/ Tăng sự chênh lệch tỉ trọng giữa hai pha
B/ Tăng kích thước pha phân tán
C/ Tăng độ nhớt pha ngoại
D/ Tăng nồng độ pha phân tán
E/ Tất cả các ý trên
18. Yếu tố tự nhiên nào giúp ổn định nhũ tương ( c)
A/ Tỉ trọng hai pha
B/ Ái lực giữa pha nước và pha dầu
C/ Chuyển động Brown
D/ Hiện tượng tích điện khi thêm các chất điện giải
E/ Độ nhớt pha nội
19. Khi điều chế nhũ tương, thời điểm quan trọng là khi (d )
A/ Phối hợp pha dầu và chất nhũ hóa
B/ Phối hợp pha nước và chất nhũ hóa
C/ Phối hợp pha dầu và pha nước
D/ Phối hợp pha dầu và pha nước và chất nhũ hóa
E/ Phối hợp pha dầu, pha nước, chất nhũ hóa và chất điện giải
20. Để điều chế nhũ tương ổn định nên ( a)
A/ Điều chế nóng
B/ Lực phân tán vừa phải
C/ Nồng độ chất nhũ hóa càng cao càng tốt
D/ Nồng độ pha dầu tăng cao
E/ Dùng lực phân tán càng lâu càng tốt
21. Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tác động của chất nhũ hóa (e )
A/ Nhiệt độ
B/ Nồng độ chất điện giải
C/ Nồng độ pha dầu
D/ Độ nhớt pha nước
E/ A và B
22. Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tác động của chất nhũ hóa (e )
A/ Nhiệt độ
B/ pH
C/ Nồng độ pha dầu
D/ Độ nhớt pha nước
E/ A và B
23. BHA thuộc thành phần nào trong nhũ tương (a)
A/ Pha dầu
B/ Pha nước
C/ Chất nhũ hóa
D/ A và B
E/ B và C
24. Vitamin C thuộc thành phần nào trong nhũ tương (b)
A/ Pha dầu
B/ Pha nước
C/ Chất nhũ hóa
D/ A và C
E/ B và C
25. Propyl gallat thuộc thành phần nào trong nhũ tương (a)
A/ Pha dầu
B/ Pha nước
C/ Chất nhũ hóa
D/ A và B
E/ B và C
26. Vaselin thuộc thành phần nào trong nhũ tương ( a)
A/ Pha dầu
B/ Pha nước
C/ Chất nhũ hóa
D/ A và B
E/ B và C
27. Lanolin thuộc thành phần nào trong nhũ tương (c)
A/ Pha dầu
B/ Pha nước
C/ Chất nhũ hóa
D/ A và B
E/ A và C
28. Chất nhũ hóa kiểu phân tán là (a)
A/ Gôm arabic
B/ Gôm adragan (Ổn định)
C/ Gôm xanthan
D/ PEG4000
E/ PEG6000
29. Chất nhũ hóa kiểu ổn định là ( a)
A/ PEG4000
B/ Gôm arabic
C/ Tween 80
D/ Span 80
E/ Saponin
30. Chất nhũ hóa thiên nhiên có độc tính là ( e)
A/ Gôm arabic
B/ Gôm xanthan
C/ Lecithin
D/ Cholesterol
E/ Saponin
31. Chất nhũ hóa thiên nhiên có tính an toàn cao được khuyên dùng
trong thuốc tiêm là ( c)
A/ Gôm arabic
B/ Gôm xanthan
C/ Lecithin ( thân nước & thân dầu )
D/ Cholesterol
E/ Saponin
32. Lượng nước tối thiểu cần để làm trương nở hoàn toàn 5g gôm
arabic là ( lượng nước gấp đôi lượng gôm)
( e)
A/ 1g
B/ 2g
C/ 4g
D/ 8g
E/ 10g
33. Gôm arabic có độ nhớt gấp bao nhiêu lần gôm adragant ( c)
A/ 10
B/ 20
C/ 50
D/ 100
E/ 500
34. Chất nhũ hóa thân nước là (c)
A/ span 60 ( thân dầu )
B/ span 80 ( thân dầu )
C/ gelatin
D/ lanolin ( thân dầu )
E/ sterol( thân dầu )
35. Chọn từ điền vào chỗ trống sau: theo nguyên tắc Bancroft, chất nhũ
hóa tan trong pha nào thì pha đó là ..... ( c)
A/ pha phân tán
B/ pha liên tục
C/ pha ngoại
D/ pha không liên tục
E/ pha nội
36. Chất nhũ hóa ổn định nào hay dùng cho thuốc nhỏ mắt (e)
A/ PEG (Polyethylen glycol ) có khả năng gây thấm biến dược chất rắn sơ nước
thành thân nước )
B/ NaCMC
C/ Glycerol
D/ Tween ( thân nước )
E/ PVA ( alcol polyvinylic ) ( trơ về hóa học, có thể tiệt khuẩn được )
37. Ít bị ảnh hưởng của nấm mốc, vi khuẩn, nhiệt độ là đặc điểm của
chất nhũ hóa nào (c)
A/ Tween
B/ Span
C/ Dẫn chất cellulose
D/ PVP
E/ PVA ( alcol polyvinylic ) ( trơ về hóa học, có thể tiệt khuẩn được )
38. Cần thấm ướt trước với nước nóng và để trương nở dần trong nước
nguội thì đó là đặc điểm của chất nhũ hóa nào (c)
A/ Tween
B/ Span
C/ Dẫn chất cellulose
D/ PVP
E/ PVA ( trơ về hóc học, có thể tiệt khuẩn được )
39. Khi điều chế nhũ tương, nếu cần đun pha dầu thì pha nước cần phải
được xử lý như thế nào (c)
A/ Để nguội
B/ Đun nóng bằng pha dầu
C/ Đun nóng hơn pha dầu 3-5 độ C
D/ Đun nóng hơn pha dầu 10-15 độ C
E/ Đun nóng thấp hơn pha dầu 3-5 độ C
40. Cho công thức nhũ tương gồm: (a )
Dầu: 600 ml → Pha dầu ( pha phân tán )
Gelatin A: 8g → Chất nhũ hóa thân nước
acid citric: → chất điều vị
ethanol: → chất bảo quản
Nước tinh khiết: vđ 1000 ml. →Pha nước ( môi trường phân tán)
Hãy cho biết đây là nhũ tương kiểu gì ?
A/ D/N
B/ N/D
C/ D/N/D
D/ N/D/N
E/ A và D
41. Cho công thức nhũ tương gồm ( a)
Dầu : 600 ml → pha dầu ( pha phân tán)
Gelatin A: 8g → chất nhũ hóa thân nước
acid citric: → chất điều vị,
ethanol: → chất bảo quản
Nước tinh khiết: vđ 1000 ml → pha nước ( môi trường phân tán)
Hãy cho biết nhũ tương này dùng theo đường nào?
A/ Uống
B/ Tiêm bắp
C/ Tiêm tĩnh mạch
D/ Thoa
E/ Nhỏ mắt
42. Cho công thức nhũ tương gồm (a)
Dầu : 600 ml → pha dầu ( pha phân tán)
Gelatin A: 8g → chất nhũ hóa thân nước
acid citric: → chất điều vị,
ethanol: → chất bảo quản
Nước tinh khiết: vđ 1000ml → pha nước ( môi trường phân tán)
Hãy cho biết nhũ tương này được điều chế theo phương pháp nào?
A/ Keo ướt ( thêm pha nội vào pha ngoại )
B/ Keo khô (thêm pha ngoại vào pha nội => Áp dụng thuận lợi cho điều chế nhũ
tương D/N với trường hợp chất nhũ hóa là thân nước .) ( chất nhũ hóa ở dạng bột
mịn ) ( 4-2-1: D-N-G )
C/ Trộn đều nhũ hóa
D/ Trộn đều phân tán
E/ A và C
43. Cho công thức gồm (b )
Dầu khoáng: 500 ml → pha dầu ( pha phân tán )
Gôm Arabic: 125 g → chất nhũ hóa thân nước ( bột)
Siro: 100 ml → chất điều vị, tăng độ nhớt, cố định mùi
Vanillin: 40 mg → chất điều hương
Ethanol: 60 ml → chất bảo quản
Nước tinh khiết: vđ 1000 ml. → pha nước ( môi trường phân tán )
Hãy cho biết nhũ tương trên điều chế theo phương pháp gì?
A/ Keo ướt ( thêm pha nội vào pha ngoại )
B/ Keo khô (thêm pha ngoại vào pha nội => Áp dụng thuận lợi cho điều chế nhũ
tương D/N với trường hợp chất nhũ hóa là thân nước .) ( chất nhũ hóa ở dạng bột
mịn ) ( 4-2-1: D-N-G )
C/ Trộn đều nhũ hóa
D/ Trộn đều phân tán
E/ A và C
44. Cho công thức gồm Dầu khoáng: ( a)
Dầu khoáng: 500 ml → pha dầu ( pha phân tán )
Gôm Arabic: 125 g → chất nhũ hóa thân nước ( bột)
Siro: 100 ml → chất điều vị, tăng độ nhớt, cố định mùi
Vanillin: 40 mg → chất điều hương
Ethanol: 60 ml → chất bảo quản
Nước tinh khiết: vđ 1000 ml.→ pha nước ( môi trường phân tán )
Hãy cho biết chất nhũ hóa là?
A/ gôm arabic
B/ siro
C/ vanilin
D/ ethanol
E/ nước
45. Cho công thức gồm: ( e)
Dầu khoáng: 500 ml → pha dầu ( pha phân tán )
Gôm Arabic: 125 g → chất nhũ hóa thân nước ( bột)
Siro: 100 ml → chất điều vị, tăng độ nhớt, cố định mùi
Vanillin: 40 mg → chất điều hương
Ethanol: 60 ml → chất bảo quản
Nước tinh khiết: vđ 1000 ml.→ pha nước ( môi trường phân tán )
Hãy cho biết chất được cho vào cuối cùng là?
A/ gôm arabic
B/ siro
C/ vanilin
D/ ethanol
E/ nước
46. Cho công thức gồm Dầu khoáng : (4.21 = D-N-G ) ( a)
Dầu khoáng: 500 ml → pha dầu ( pha phân tán )
Gôm Arabic: 125 g → chất nhũ hóa thân nước ( bột)
Siro: 100 ml → chất điều vị, tăng độ nhớt, cố định mùi
Vanillin: 40 mg → chất điều hương
Ethanol: 60 ml → chất bảo quản
Nước tinh khiết: vđ 1000 ml.→ pha nước ( môi trường phân tán )
Hãy cho biết gôm cần được trộn với chất nào đầu tiên
A/ dầu khoáng
B/ siro
C/ vanilin
D/ ethanol
E/ nước
47. Theo dõi độ ổn định nhũ tương có thể dùng phương pháp nào? (a )
A/ Ly tâm ( sốc nhiệt; Cảm quan: quan sát sự lắng cặn, sự nổi kem, sự kết dính or
sự phân lớp of các pha theo từng khoảng tg )
B/ Gia nhiệt
C/ Để trong điều kiện thực
D/ Sử dụng tủ vi khí hậu
E/ Tất cả các biện pháp trên
48. BHA là tá dược gì ( c)
A/ chất bảo quản chống nấm mốc
B/ chất điều chỉnh pH
C/ chất chống oxy hóa ( BHT = butyl hydroxytoluen, isopropyl galat, tocopherol)
D/ chất điều chỉnh độ nhớt
49. Trong công thức nhũ tương có tocopherol đóng vai trò tá dược, có
thể sử dụng tá dược nào sau đây thay thế ( a)
A/ BHT = butyl hydroxytoluen (chất chống oxy hóa)
B/ Natri bicarbonat
C/ Nipagin ( chất bảo quản thân nước)
D/ isotretinoin
50. Thiết bị giúp giảm kích thước hạt nhũ đồng đều là (b)
A/ máy đánh nhũ tương
B/ máy đồng nhất hóa
C/ máy khuấy từ
D/ B và C đúng
51. Yếu tố nào giúp tạo nhũ tương ổn định và bền vững ( a)
A/ Giai đoạn phối hợp các thành phần cần đánh mạnh, nhanh, liên tục
B/ Thời gian pha loãng nhũ tương càng lâu càng tốt
C/ Giai đoạn pha loãng nhũ tương đặc với pha ngoại càng nhanh càng tốt.
D/ Cần sử dụng chất nhũ hóa có HLB cao nhất
52. Cho công thức nhũ tương bao gồm : ( c)
dầu → Pha dầu ( pha phân tán )
nước → Pha nước ( môi trường phân tán )
gôm arabic → chất nhũ hóa thân nước
vanillin → chất điều hương
cồn : → chất bảo quản
siro đơn : → chất điều vị, tăng độ nhớt, cố định mùi
Chất nào có thể thêm vào sau khi tạo nhũ tương đặc ?
A/ dầu
B/ gôm arabic
C/ nước
D/ B và C
53. Cho công thức nhũ tương gồm ( a)
dầu → Pha dầu ( pha phân tán )
nước → Pha nước ( môi trường phân tán )
gôm arabic → chất nhũ hóa thân nước
vanillin → chất điều hương
cồn : → chất bảo quản
siro đơn : → chất điều vị, tăng độ nhớt, cố định mùi
Cần cho thêm chất nào?
A/ chất chống oxy hóa
B/ chất bảo quản
C/ chất tạo độ nhớt
D/ chất nhũ hóa
54. Chất nhũ hóa cần có khối lượng phân tử như thế nào: ( d)
A/ dưới 100
B/ từ 100 đến 200
C/ trên 200
D/ không có yêu cầu về khối lượng phân tử chất nhũ hóa
55. Cho công thức nhũ tương gồm ( c)
dầu → Pha dầu ( pha phân tán )
nước → Pha nước ( môi trường phân tán )
gôm arabic → chất nhũ hóa thân nước
vanillin → chất điều hương
cồn : → chất bảo quản
siro đơn : → chất điều vị, tăng độ nhớt, cố định mùi
Vai trò nào của siro đơn không đúng
A/ tạo vị ngọt
B/ tăng độ nhớt
C/ tăng tỉ trọng pha nước
D/ cố định mùi vanillin
56. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến độ ổn định của nhũ tương
(c )
A/ pH
B/ nhiệt độ
C/ thể tích đóng chai của nhũ tương
D/ thể tích nhũ tương khi điều chế

Bài: Hỗn dịch


57. Hỗn dịch thô là hỗn dịch có kích thước hạt từ ( d)
A/ 10 – 20 micromet
B/ 20 – 30 micromet
C/ 30 – 50 micromet
D/ 50 – 75 micromet ( > 1 micromet – giới hạn tối đa 50 – 75 micromet )
E/ 75 – 100 micromet
58. Hỗn dịch keo là hỗn dịch có kích thước ( a)
A/ Dưới 1 micromet
B/ Dưới 5 micromet
C/ Dưới 10 micromet
D/ Dưới 20 micromet
E/ Dưới 30 micromet
59. Đường kính hạt hỗn dịch phải từ ( b)
A/ 0,01 micromet trở lên
B/ 0,1 micromet trở lên
C/ 1 micromet trở lên
D/ 10 micromet trở lên
E/ 100 micromet trở lên
60. Góc tiếp xúc giữa dược chất và dung môi là 120 độ C, đây là dược
chất ? ( c)
A/ Thân nước
B/ Trung gian
C/ Sơ nước
D/ Không đủ dữ liệu xác định
61. Hỗn dịch cần được tồn tại ở trạng thái ( a)
A/ Luôn luôn treo
B/ Phân tán đồng nhất
C/ Kết tủa bền
D/ Kết bông bền
E/ Nổi lên bề mặt
62. Với dược chất sơ nước, nên dùng chất gì ( e)
A/ Chất nhũ hóa
B/ Chất diện hoạt
C/ Chất gây treo
D/ Chất gây thấm
E/ Tất cả các chất trên
63. Với dược chất thân nước, cần sử dụng chất gây treo nào (b)
A/ PVP (Polyvinyl pyrolidon = polyme tổng hợp, có độ dính cao, tan dược
cả trong nước và ethanol)
B/ Tween ( thân dầu )
C/ Lecithin ( thân nước or thân dầu )
D/ Dẫn chất cellulose ( thân nước )
E/ Gôm arabic ( thân nước )
64. Sự xuất hiện tinh thể trong hỗn dịch sau thời gian bảo quản hỗn
dịch là do: (c )
A/ Dược chất tự chuyển dạng
B/ Dược chất là hỗn hợp tinh thể
C/ Dược chất tan và kết tinh lại
D/ Dược chất bị nóng chảy
E/ Dược chất bị phân hủy
65. Để ngăn sự biến đổi hỗn dịch trong quá trình bảo quản, giải pháp
tốt nhất là ( a)
A/ Tăng độ nhớt
B/ Sử dụng chất diện hoạt
C/ Làm lạnh
D/ Sử dụng dung môi có khả năng làm tan dược chất kém nhất
E/ Tất cả phương pháp trên
66. Công thức có: ( c)
bismuth nitrat kiềm → rắn ( pha phân tán )
nước tiểu hồi → chất điều hương
nước cất. → môi trường phân tán
Công thức này có cấu trúc là
A/ Dung dịch
B/ Nhũ tương
C/ Hỗn dịch
D/ Hỗn nhũ tương
E/ Nhũ tương kép
67. Công thức có (a)
bismuth nitrat kiềm → rắn ( pha phân tán )
nước tiểu hồi → chất điều hương
nước cất. → môi trường phân tán
Công thức này dùng theo đường
A/ uống
B/ thoa
C/ tiêm bắp
D/ tiêm tĩnh mạch
E/ tiêm truyền
68. Công thức có: ( c)
bismuth nitrat kiềm → rắn ( pha phân tán )
nước tiểu hồi → chất điều hương
nước cất. → môi trường phân tán
Công thức này được điều chế theo phương pháp
A/ Nghiền ướt
B/ Nghiền khô
C/ Phân tán cơ học
D/ Ngưng kết
E/ Trộn đều đơn giản
69. Công thức gồm: ( c)
terpin hydrat → dược chất không tan trong nước, tan trong cồn 90o
gôm, → chất gây thấm
natri benzoate → chất bảo quản, hỗ trợ trị ho ( tan trong nước )
siro codein → sp:chất điều vị & tạo độ nhớt
& codein hỗ trợ trị ho long đàm
nước cất. → chất dẫn
Công thức này có cấu trúc là
A/ Dung dịch
B/ Nhũ tương
C/ Hỗn dịch
D/ Hỗn nhũ tương
E/ Nhũ tương kép
70. Công thức gồm: (a )
terpin hydrat → dược chất không tan trong nước, tan trong cồn 90o
gôm arabic → chất gây thấm
natri benzoate → chất bảo quản, hỗ trợ trị ho ( tan trong nước )
siro codein → sp:chất điều vị & tạo độ nhớt
& codein hỗ trợ trị ho long đàm
nước cất. → chất dẫn
Gôm Arabic cần được nghiền trộn với chất nào đầu tiên
nghiền mịn terpin hydrat với gôm Arabic Thêm từ từ siro codein , nghiền trộn kỹ
để được hỗn dịch đậm đặc, đồng nhất. Hòa tan Na benzoate vào 10 ml nước cất,
khuấy tan hoàn toàn. Lọc Cho từ từ dung dịch na benzoate vào cối, khuấy đều.
A/ terpin
B/ natri benzoat
C/ siro codein
D/ nước cất
E/ chất nào cũng được
71. Cho biết HLB của tween 80 và span 80 lần lượt là 15 và 4,3. Hãy cho
biết HLB của hỗn hợp gồm 90% tween 80 và 10% span 80 là bao nhiêu?
(d)
A/ 13,32
B/ 13,23 Tỉ lệ: Tween 80 = = 13,5 → HLB của hỗn
hợp Tween 80 & = 13,5 + 4,3 = 13,93
C/ 10,93 span 80 là
D/ 13,93 Tỉ lệ: span 80 = = 0,43
72. Thuốc nào cần thấm đến lớp biểu bì sống ( d)
A/ Chống vi khuẩn, nấm
B/ chống đổ mồ hôi
C/ làm rụng lông ( bề mặt )
D/ trị côn trùng cắn
73. Tá dược dầu được sử dụng phổ biến nhất là (c )
A/ dầu lạc
B/ dầu cọ
C/ dầu vừng
D/ dầu dừa
74. Mục đích của việc PEG hóa tá dược dầu mỡ sáp là (b )
A/ giúp cải thiện tính xơ nước của tá dược này
B/ giúp thuốc thấm sâu hơn
C/ cải thiện tính gây bẩn của tá dược này
D/ tất cả ý trên
75. Mục đích của việc sử dụng tá dược nhóm acid béo hoặc alcol béo
thay vì tá dược dầu mỡ sáp là: ( d)
A/ khối lượng phân tử nhỏ hơn
B/ có khả năng phối hợp tạo chất nhũ hóa
C/ dẫn thuốc thấm sâu do linh hoạt hơn
D/ tất cả ý trên
76. Ưu điểm của lanolin so với vaselin là ( a)
A/ lanolin có khả năng nhủ hóa, vaselin thì không
B/ lanolin ngậm nước, vaselin thì không
C/ lanolin màu vàng nhạt hơn vaselin
D/ lanolin bền vững hơn vaselin
77. Để tăng khả năng ổn định thuốc mềm dạng nhũ tương, nên phối
hợp sáp ong với (c)
A/ nước acid hóa
B/ nước kiềm hóa
C/ nước đã khử ion
D/ nước khoáng
78. Tá dược tạo gel nào có nhiều tính chất tương kỵ nhất (d)
A/ natri alginat
B/ carbopol ( hay sài : bột khô, tính hơi acid pH 4-5 + kiềm →tạo gel, dễ hút ẩm)
C/ dẫn chất cellulose( tương đối bền ở nhiệt độ cao, có thể chỉnh pH bằng hệ đệm,
có thể dùng làm thuốc mỡ tra mắt )
D/ PEG (có khả năng hòa tan nhiều hoạt chất; háo ẩm mạnh; độ nhớt cao; có khả
năng gây thấm; nhũ hóa; or phối hợp nhiều loại PEG khác nhau để chỉnh thể
chất; có thể làm giảm hoạt tính của 1 số dược chất: phenol, dẫn chất muối
amoni bậc 4, một số kháng sinh…; các parapen; duo chứa các vết KL, các
peroxyd nên PEG có thể gây tương kị làm biến tính 1 số hoạt chất; Không có
khả năng thấm qua da lành nên PEG thích hợp cho làm thuốc mỡ dùng tại chỗ:
vết thương mủ, vết thương ở nơi nhiều lông tóc & cần dễ rửa sạch; do tính hóa
ẩm nên làm khô da vì vậy không dùng làm thuốc mỗ trị chàm, vẩy nến… Khắc
phụ bằng: thêm 10% lanolin or 5% alcol cetylic.
79. Trong công thức có: ( a)
Cholesterol →chất nhũ hóa thân dầu
alcol cetylic →dẫn chất dầu mỡ sáp ( các alcol béo cao )
sáp →sáp ( là ester of acid béo cao với các alcol béo cao &
alcol thơm ) chỉnh thể chất & hỗ trợ nhũ hóa
vaselin →chỉnh thể chất
chất nhũ hóa là?
A/ cholesterol
B/ alcol cetylic
C/ vaselin
D/ sáp
80. Trong công thức có: ( d)
Cholesterol →chất nhũ hóa thân dầu
alcol cetylic →dẫn chất dầu mỡ sáp ( các alcol béo cao ) ( pha dầu)
sáp →sáp ( là ester of acid béo cao với các alcol béo cao &
alcol thơm ) chỉnh thể chất & hỗ trợ nhũ hóa (pha dầu)
vaselin →chỉnh thể chất ( pha dầu )
pha dầu là?
A/ cholesterol, alcol cetylic
B/ alcol cetylic, vaselin
C/ vaselin, sáp
D/ sáp, vaselin, alcol cetylic
81. Dầu mỡ sáp được hydrogen hóa nhằm mục đích: ( a)
A/ tăng độ ổn định
B/ tăng tính nhũ hóa
C/ cải thiện tính xơ nước
D/ tất cả ý trên.
82. Dung tích nang cứng số 1 là (c )
A/ 0,95ml
B/ 0,67ml
C/ 0,48ml (1)
D/ 0,38ml (2)
E/ 0,28 ml (3)
83. Tính chất nào không đúng với gelatin (b )
A/ Có khả năng tạo màng phim linh hoạt ở 100 micromet. (có khả năng tạo màng
phim vững chắc, ngay cả trong trường hợp màng phim rất mỏng đến khoảng
100µm.)
B/ Màng phim gelatin vững chắc, không chuyển về dạng dịch lỏng ở 50°C. (dung
dịch có nồng độ cao 40% vẫn còn tính linh hoạt ở nhiệt độ 50oC (nhiệt độ
thường áp dụng trong kỷ thuật đóng nang)
C/ Không độc hại.
D/ gelatinB có pHi cao hơn pHi của gelatinA.(pHi gela. B 7-9 & pHi gela.A: 4,8-5)
84. Khi khối bột được nén cứng trước khi cho vào nang, tính chất nào
sau đây không tốt: (b)
A/ Có tính chịu nén
B/ Có tỉ trọng khối thấp
C/ Có khả năng chống dính để không bám vào các bộ phận của máy
D/ Có độ chảy tốt
Note: Nên có tỉ trọng khối trung bình, khối bột có tỉ trọng khối thấp sẽ chứa nhiều
không khí nên tính chịu nén sẽ thấp dẫn đến khuynh hướng tách ra tương tự như
trường hợp dứt chỏm của viên nén )
85. Để đảm bảo dung dịch vỏ nang chảy lỏng và có độ bám dính trong
phương pháp nhúng khuôn điều chế vỏ nang (cứng và mềm), nồng độ và
nhiệt độ dung dịch gelatin thường là: ( c)
A/ 20%, 40°C
B/ 20%, 50°C
C/ 40%, 50°C
D/ 40%, 40°C
Note: Nhúng khuôn:
30-40% gelatin + phụ gia; nhúng khuôn45-50oC trong 12s ( năng suất không cao →
dùng trong nghiên cứu )
86. Phát biểu nào về sinh khả dụng của viên nang cứng KHÔNG đúng
(c )
A/ pH dịch vị càng acid vỏ nang càng dễ rã. đ
B/ Tương tác dược chất – vỏ nang có thể ảnh hưởng đến thời gian rã của vỏ nang. đ
C/ Phương pháp đóng thuốc vào nang ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan của dược chất
D/ Tá dược trơn bóng làm giảm độ hòa tan của dược chất trong nang. đ vì là chất sơ
nước
87. Tiêu chuẩn quan trọng nhất của khối bột thuốc khi đóng nang bằng
máy bán tự động (b)
A/ Tỉ trọng biểu kiến phải phù hợp với kích thước vỏ nang
B/ Phải có tính chịu nén tốt
C/ Tính liên kết giữa bột hoặc hạt tốt
D/ Khả năng chống ẩm cao
88. Ưu điểm nào không đúng của viên nang (d )
A/ Hình dạng dễ uống
B/ Che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
C/ Dùng thử nghiệm đánh giá dược chất mới
D/ Giá thành rẻ hơn viên nén

CÂU HỎI NGẮN


1. Mô tả quá trình điều chế viên nang mềm trên máy công nghiệp hiện
đang sử dụng tại Việt Nam? ( pp ép trục )

 Chuẩn bị nguyên liê ̣u

 Nhân : dc+tá dược

 Vỏ: gelatin; chất hóa dẻo, màu, chất cản quang, nước,..

 Pha chế dịch tạo vỏ

 Ngâm trương nở gelatin trong nước khử khoáng

 Khuấy trô ̣n, đun nóng, hòa tan gelatin

 Hòa tan chất hóa dẻo, trong dung dịch gelatin

 Thêm các chất màu, chất bảo quản, chất phụ

 Loại bọt khí: chân không, cánh khuấy.

 Pha chế dịch nhân

 Dạng bào chế: dd, hỗn dịch, nhũ tương

 Dịch nhân được pha chế theo kĩ thuâ ̣t và phương pháp bào chế thích hợp

 Tạo dải gel ướt

 Tạo vỏ và nạp nhân

 Lau nang

 Làm khô nang


 Chọn nang đóng gói

Note: Nguyên tắc hoạt đô ̣ng

Khi chế nang, dung dịch vỏ nang chứa trong bình được rót thành lớp mỏng sang
trống quay đã được làm lạnh trước. Gă ̣p lạnh, gelatin đông cứng thành màng mỏng.
Màng chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục tạo nang đã được làm nóng. Trục
tạo nang là hai ống hình trụ quay ngược chiều, trên mỗi trục có khuôn mô ̣t nửa vỏ
nang đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang tiếp xúc nhau, đãy nang được hàn kín
trước, cùng lúc đó, dược chất được đóng vào nang nhờ piston phân phối. Hai khuôn
tiếp tục quay, nang được hàn kín và cắt rời khỏi màng gelatin.

2. Cho công thức gồm:


Dầu khoáng 500 ml → pha dầu ( pha phân tán )
Gôm Arabic 125 g → chất nhũ hóa thân nước
Siro 100 ml → chất điều vị, tạo độ sánh, giữ mùi
Vanillin 40 mg → chất điều hương
Ethanol 60 ml → chất bảo quản
Nước tinh khiết vđ 1000 ml. → pha nước ( môi trường phân tán)
Hãy trình bày các bước điều chế công thức trên.

B1:
Pha nhũ tương đậm đặc theo tỉ lệ 4D:2N:1G
( 4 Dầu = 500; 2 nước = 250; 1 gôm = 125)
- Nghiền mịn 125g gôm arabic trong cối.
- Cho dầu paradin vào đảo đều để dầu thấm đều gôm. Để yên 2 phút.
- Cho 250ml nước vào cối, đánh nhanh, liên tục, 1 chiều tạo nhũ tương đậm đặc có
thể chất trắng, sánh như sữa.

B2
Pha loãng:
- Cho siro đơn, cồn Vanillin và ít nước cất vào cốc khuấy đều.
- Chuyển sang cối trộn đều.
- Cho nhũ tương vào ống đong – dùng nước tráng cối & bổ xung nước cất đến vạch
1000ml.
 Đóng chai. Dán nhãn. Nhãn có dòng chữ “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”
3. Cho công thức gồm : PP phân tán cơ học
lưu huỳnh → dược chất không tan trong nước, tan tốt trong cồn ( rắn)
tween 80 → chất diện hoạt
methol → chất sát khuẩn
ethanol → chất bảo quản
nước → chất dẫn
Hãy trình bày các bước điều chế công thức trên.
 Nghiền lưu huỳnh mịn
 Cho tiếp tween 80 + 2ml nước vào cối nghiền kỹ → tạo khối nhão
 thêm từ từ ½ lượng nước trong công thức nghiền kỹ
 thêm ethanol + menthol→ bổ xung nước vđ

4. Hãy trình bày tên gọi và chức năng của 4 nhóm tá dược chính trong
điều chế viên nén, trong đó mỗi nhóm nêu 1 tá dược điển hình:
 tá dược độn:
Tan trong nước: Lactose, glucose, đường…
Không tan trong nước: cellulose vi tinh thể, tinh bột-tinh bột biến tính.
Tá dược dính:
Gelatin, hồ tinh bột, gôm Arabic
 Tá dược rã ( trương nở, hòa tn, sủi):
Tinh bột, avicel
 tá dược trơn bóng:
Talc, aerosil, Cap-O-Sil, acid stearic & muối

You might also like