You are on page 1of 5

Case 1- B6

TÓM LƯỢC:
Trải qua quá trình vận động của lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế…Nhật Bản đã trở thành đất nước
có nền kinh tế tiên tiến trên thế giới hiện nay. Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản là những cuộc đấu
tranh quyền lực giữa hoàng đế và các gia tộc hùng mạnh. Cho đến cuối thế kỷ 19, thống nhất đất
nước, hoàng đế giành lại quyền kiểm soát khi Minh Trị phục hồi năm 1868- một nền văn hóa
tuân thủ, tôn trọng, nhấn mạnh truyền thống và sự vâng phục đối với chính quyền được thành
lập. Sau nhiều thời kì thì Nhật Bản đã dần khẳng định vị trí quốc gia trên thế giới. Một nước
Nhật yêu nước từ bị cô lập với phương Tây đến mở cửa với thị trường thế giới, Nhật Bản đã chịu
nhiều áp lực. Trong tình huống này chúng ta sẽ cùng làm rõ các nhân tố lịch sử, địa lý tác động
đến chủ nghĩa dân tộc ở Nhật Bản, phân tích các chỉ số kinh tế của Nhật Bản qua các năm, so
sánh các chỉ số tương ứng với các nước tiên tiến và các nước kinh tế thị trường mới nổi để đánh
giá hiệu quả kinh tế của quốc gia, phân tích cán cân thương mại Nhật Bản và những tác động
của nó đến thương mại của Nhật Bản.
XỬ LÝ:
1. Review Japan’s geography and brief history. Japan has been profiled as ethnocentric
(feelings of home country superiority) and nationalistic; protectionist, xenophobic, and
very wary of Westernization; very export-oriented; and a culture characterized by social
distinctions and deferential respect for superiors. What factors do you think have
contributed to this profile?
Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ mà còn là
cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và nền
khoa học tiên tiến. Dưới đây là những yếu tố góp phần xây dựng Nhật Bản trở thành “ Con rồng
Châu Á”
I. Ảnh hưởng của địa lý:
1. Vị trí đất nước:
Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á, thuộc phía tây của Thái Bình Dương với cấu thành từ 4
quần đảo lớn là Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, Ryukyu và Izu-
Ogasawara. Đây là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên
đất liền, được bao bọc bởi các vùng biển. Địa lý của Nhật Bản có thể nói là đã đóng góp cho văn
hóa và phát triển quốc gia.Khoảng cách địa lý của Châu Á từ phương Tây đảm bảo rằng những
ảnh hưởng của châu Âu đối với văn hóa Nhật Bản bị vô hiệu trong thời kỳ thuộc địa từ thế kỷ 16
đến thế kỷ 19. Điều này đóng góp vào việc duy trì văn hóa truyền thống của họ.
2. Khí hậu:
Với địa hình lãnh thổ kéo dài 25 độ vĩ tuyến, do đó khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp và
phân theo vùng và theo mùa.Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không
hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển,
khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng.
Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa
chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt
động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần
trong một thế kỷ. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối
nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng. Khí hậu Nhật
Bản thích hợp cho cây cỏ và đời sống con người, đồng thời đem lại nhiều loại cá ( cá sống ở các
hải lưu ấm cũng như cá sống ở các hải lưu lạnh ) đến vùng biến xung quanh nước Nhật.
Với địa hình khắc nghiệt cùng với khí hậu thất thường, tưởng chừng cuộc sống ở Nhật sẽ rất khó
khăn, nhưng không phải thế. Họ tận dụng những yếu tố đó, xây dựng và phát triển chúng để phù
hợp với đời sống của họ.
3. Mật độ dân số và thành phần dân tộc ( tôn giáo, ngôn ngữ):

Dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng thứ 11 trên thế giới. Dân cư
Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước (khí hậu là một trong những lý do ảnh hưởng
đến sự phân bố không đều này). Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất
thế giới, trung bình là 81,25 tuổi (2006). Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả
của sự bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai
99% dân số nói tiếng Nhật. Đối với người Nhật Bản, việc có thể nói tiếng Anh là điều không cần
thiết. Họ mang trong mình tinh thần dân tộc.
4. Tài nguyên:
Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia
này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải
nhập khẩu từ nước ngoài.
Tuy có mỏ than nhưng chất lượng không tốt và chỉ cung cấp một lương ít số lượng tiêu thị,
hầu hết phải nhập từ nước người.
II. Ảnh hưởng của lịch sử:
1. Xu hướng chính trị,cơ sở quyền lực:
Nhật Bản là nước theo chế độ độc tài nhưng không bóc lột, áp bức người như những
nước khác, tính dân chủ đa nguyên đa đảng trong hoạt động chính trị của Nhật BẢn là biểu hiện
sự kết hợp hài hòa bản chất giai cấp và nội dung nên dân chủ Nhật Bản chứa đựng bản chất giai
cấp tư sản nắm quyền và bản chất xã hội của XHTBCNNC.
Đối với các quan hệ đấu tranh giành quyền lực, dân chủ là mục đích và phương tiện, hình thức
và nội dung, là triển vọng và hiện thực, là xu hướng phát triển và phạm vi kiềm chế. Tuy nhiên
các thành tố của nền dân chủ tư sản phương Tây không thể chịu sự chi phối mạnh mẽ của các
đặc trưng văn hóa bản địa Nhật Bản.

2. Công nghiệp hóa, thay đổi và phát triển kinh tế:


Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa
học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Năm 2006, gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130
tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Một vài đóng góp
công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy
móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế
giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500)
số robot cho công nghiệp sản xuất (năm 2000). Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và
Aibo. Nhật Bản cũng là nước sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc, năm
2012 và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7
trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
 Mặc dù là đất nước đi sau trong quá trình phát triển. Đây là ví dụ điển hình cho quá trình công
nghiệp hóa chủ yếu dựa trên công nghệ vay mượn. Ngay từ những ngày đầu tiên của quá trình
tăng trường kinh tế hiện đại cho đến gần đây, ngafh công nghiệp chế tạo của Nhật Bản phụ thuộc
nhiều vào kiến thức công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay Nhật Bản đã
dần biến hóa những công nghệ đó và phát triền hơn nữa thành trong những nước công nghiệp
dẫn đầu.
3. Ảnh hưởng bên ngoài đến hành vi của đất nước:
a. Sự tham gia của các quốc gia và là thành viên trong các hiệp ước công ước toàn:
Nhật Bản là thành viên của nhóm G8, khối APEC và ASEAN+3, đồng thời tham dự Hội
nghị cấp cao Đông Á. Nhật Bản đã ký một hiệp ước an ninh với Úc vào tháng 3 năm 2007 và
với Ấn Độ vào tháng 10 năm 2008.Nhật Bản là nhà tài trợ lớn thứ năm thế giới qua hình thức hỗ
trợ phát triển chính thức; nước này đã đóng góp 9,2 tỷ US$ trong năm 2014.
b. Tham gia vào các tổ chức chính trị khu vực:
Nhật Bản xây dựng quan hệ chặt chẽ về kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ; liên minh an ninh
Mỹ-Nhật đóng vai trò nền tảng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này

2. Below are some current statistics on the Japanese economy (Tables A and B). What is your
assessment?
Để đánh giá hiệu suât kinh tế của quốc gia nên so sánh nó với các quốc gia khác, không nên đánh
giá một các cô lập. Để giải quyết câu hỏi trong tình huống này, chúng tôi sẽ sử dụng phương
pháp phân tích kinh tế so sánh.
Trong Bảng A, so sánh các chỉ số kinh tế năm 2007 giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ, Đức và Trung
Quốc.
- Về quy mô GDP: tổng sản phẩm quốc nội của Nhật tạo ra là 4384 tỷ USD, chỉ xếp sau cường
quốc đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ ( 13 840 tỷ USD), cao hơn cả Đức (3322 tỷ USD) và Trung
Quốc (3251 tỷ USD). Quy mô GDP của Nhật Bản lớn, thể hiện nền kinh tế có quy mô lớn và sức
sản xuất cao.
- GDP bình quân đầu người theo tỷ lệ PPP (ngang giá sức mua) của Nhật cao (33 600
USD/người), thu nhập bình quân đầu người cao so với tổng quy mô GDP, điều này cũng tương
tự với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ và Đức, khác với nước thuộc nhóm
kinh tế thị trưởng mới nổi như Trung Quốc, tổng GDP tạo ra xấp xỉ Nhật nhưng thu nhập bình
quân đầu người lại thấp hơn nhiều (5 300 USd/ người). Thu nhập bình quân đầu người theo mức
giá quốc gia phản ánh chính xác hơn thu nhập và sức mua.
- Chỉ số lạm phát của Nhật Bản ở mức 0%, lạm phát ổn định tác động tích cực hiệu quả kinh tế,
chính sách kinh tế ổn định chính trị và tỷ giá hối, tuy nhiên nên duy trì lạm phát ở mức thấp để
kích thích nền kinh tế phát triển, nước thuộc kinh tế thị trường mới nổi như Trung Quốc, lạm
phát 4.8%, kích thích kinh tế, tuy nhiên kém ổn định chính trị và tỷ giá hiệu quả kinh tế, chính
sách kinh tế
- Cán cân thanh toán: phản ánh độ mở của nề kinh tế, Nhật 212.8 tỷ USD, cho thấy tính tương tác
của Nhật cao với phần còn lại của thế giới.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật thấp so với 3 nước còn lại, xuất khẩu(676.9 tỷ USD0
cao hơn nhập khẩu (572.4 tỷ USD), xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại.
- Ngoại thương của Nhật chiếm 28.5% trong tổng GDP, chiếm tỉ trọng vừa phải. Trong khi các
nước Như đức và Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP.

Bảng B: So sánh các chỉ số kinh tế của Nhật Bản qua từng năm từ năm 2004 đến năm 2007.
- GDP bình quân đầu người theo tỷ lệ PPP tăng dần từ 29142 USD/ người năm 2004 lên 33603
USD/ người năm 2007, thu nhập bình quân đầu người tăng, sức sản xuất của nề kinh tế tăng, đời
sống người dân ngày càng nâng cao chất lượng.
- Tỉ lệ GDP thực dao động ổn định quanh mức từ 1.8 đến 2.6%, nền kinh tế ổn định.
- Chi tiêu chính phủ chiếm tỷ lệ vừa phải trong tổng GDP, ổn định quanh mức 20%, chi tiêu chính
phủ thấp làm lãi suất thấp.
- Tiêu dùng hộ gia đình cao, tăng dần từ 284 428 tỷ yên Nhật lên 293 939 tỷ yên, mức chi tiêu
ngày càng tăng, sức mua tăng, trong điều kiện lạm phát thấp cho thấy mức sống của người dân
ngày càng được cải thiện.
- Chỉ số giá tiêu dùng ngày càng được cải thiện.
- Tỷ lệ thấp nghiệp giảm từ 4.7 xuống 3.8%, người dân có công việc ổn định, tăng múc sản xuất
- Lãi suất thấp như là một chính sách kinh tế vĩ mô có thể là rủi ro và có thể dẫn đến việc tạo ra
một bong bóng kinh tế, trong đó một lượng lớn các đầu tư được đổ vào thị trường bất động sản
và thị trường chứng khoán, tăng thu nhập, năng suất nền kinh tế tăng.
- Tỷ giá hối đoái tăng 108.2 yên/USD lên 117.7 yên/USD đồng yên Nhật ngày càng có giá trị hơn
trên thị trường quốc tế.
- Dự trữ ngoại hối tăng: nguồn lực quốc gia được củng cố.

Vậy, qua phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô của Nhật và so sánh nó với một số nước phát triển,
qua phân tích số liệu kinh tế Nhật từ năm 2004 đến 2007, Nhật Bản là quốc gia phát triển với nền
kinh tế phát triển cao, quy mô kinh tế lớn và ổn định, mức sống người dân ngày càng nâng cao.

3. Evaluate Japan’s balance of payment ( Table C). What do you see? Do you see any
connectión wth Japan’s national history?
Phân tích cán cân thương mại Nhật Bản:
1. Cán cân vãng lai:
- Cán cân thương mại thặng dư tăng cao vào năm 2004 sau đó giảm dần
- Lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hớn chi tiêu cho xuất khẩu, việc mất cân
bằng trong cán cân thơng mại này khiến nhiều nước lo ngại cho rằng Nhật Bản dựng lên các rào
cả đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác. Nhật Bản đã có một số động thái tích cực để
giải quyết vấn đề này như hỗ trợ tài chính của chính phủ cho nông dân đã giảm xuống, đồng
nghĩa với việc người dân trồng lúa nước khác có thể bán sản phẩm của họ ở Nhật.
- Cán cân dịch vụ thâm hụt, tiến về năm 2006 có sự gia tăng xuất khẩu dịch vụ
- Cán cân thu nhập gia tăng đáng kể
Nền kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế hướng ngoại, cán cân thương mại thặng dư lớn, vì vậy cán
cân vãng lai cũng ở trong tình trạng thặng dư, là đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều
năm.
2. Tài khoản vốn và tài chính
- Tình trạng thiết hụt cán cân di chuyển vốn phần lớn do sự thiếu hụt của di chuyển tài chính,
điều này gắn iển với lịch sử phất triển của Nhật Bản. Đầu tư nước ngoài vào quốc gia này không
được chú trọng, hơn nữa giá lao động cao cũng với những hạn chế về nguồn tài nguyên là những
lí do dẫn đến mức FDI vào Nhật Bản rất thấp ( FDI thị trường nội địa giảm nhanh từ 2002-2003).
Trong khi đó việc di chuyển đầu tư ra nước ngoài ngày một tăng lại là xu hướng nổi bật .Quá
trình liên kết và đầu tư trục tiếp nước ngoài đang được đẩy mạnh
- Vì tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách Big Bang, hướng tới mở cửa thị trường Nhật Bản,
thích ứng với sự phát triển của quá trình hội nhập và toàn câu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

=>Cán cân thanh toán của Nhật Bản phụ thuộc lớn vào hoạt động thương mại và hoạt động đầu
tư.Trên thực tế, nền kinh tế găph khó khăn trong cả hai lĩnh vực này đều có cu hướng giảm sút.
Vào những năm 2002 2003 chính phủ thúc đẩy xuất khẩu nhắm phát triển, khôi phục lại nền kinh
tế và cho kết quả khả quan.

* Liên hệ với lịch sử


Koizumi Junichirō từng là chủ tịch của đảng và thủ tướng của Nhật từ tháng 4 năm 2001 đến
tháng 9 năm 2006. Koizumi được sự ủng hộ rất cao. Ông từ là người tham gia cải cách kinh tế.
Ông đã tư nhân hóa hệ thống bưu điện quốc gia. Koizumi còn tham gia rất nhiều hoạt động tích
cực trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Ông đã gởi 1 ngàn lính lực lượng Phòng vệ Nhật
Bản để giúp Iraq kiến thiết lại sau chiến tranh Iraq. Đó là số lượng binh lính nhiều nhất được gửi
ra hải ngoại của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong giai đoạn đó, Nhật Bản xúc tiến 6 chương trình cải cách trong đó có cải cách cơ cấu kinh
tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,...Dù cải
cách chậm nhưng cải cách đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản
và đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nên kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng trở lại

You might also like