You are on page 1of 5

Văn bản quy phạm pháp luật quy định về thành lập, hoạt động của nhà thuốc ,

chuỗi nhà thuốc


1. Chứng chỉ hành nghề do Sở Y Tế cấp .
2. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo diện doanh nghiệp hoặc kinh doanh cá
thể do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp hoặc Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện cấp.
             Giấy tờ bao gồm:
Chứng chỉ hành nghề Dược
Bản sao giấy chứng minh thư của Dươc sĩ chủ nhà thuốc GPP xin cấp phép.
Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh. (mẫu giấy lấy tại cơ quan đăng kí cấp phép
đặt nhà thuốc GPP).
Thời hạn giải quyết trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y Tế cấp.
4. Thẩm định GPP (Good Practice Pharmacy: Thực hành nhà thuốc tốt).
-Người phụ trách chuyên môn nhà thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược (bằng
dược sỹ và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp theo quy định
tại Điều 18 Luật dược 2016). Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà
thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
- Cơ sở bán lẻ thuốc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo
quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật
Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc do bệnh viện tự tổ chức không thể có Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, Sở Y tế báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương để chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiện
cho cơ sở bán lẻ thuốc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thực hiện các
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Cách thức và các tiêu chí để lựa chọn địa điểm cụ thể cho một nhà thuốc giả
định tại cộng đồng
 Trước mặt tiền: Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng
mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm; xây dựng chắc chắn, có trần chống
bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để
thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời
 Giao thông: Gần chợ, khu đông dân- công nhân, trường học...
 Cơ hội: Có những doanh nghiệp gần đó, chẳng hạn như các văn phòng y tế,
sẽ cung cấp một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Vd: Mở trong phòng
khám hoặc gần một phòng khám y tế có thể cho bạn sự tiếp cận sẵn sàng với
khách hàng khi họ rời văn phòng bác sĩ
 Tầm nhìn: Mọi người có thể nhìn thấy hiệu thuốc của bạn
 Truy cập. Mọi người có thể dễ dàng vào và ra khỏi không? Có nhiều bãi đậu
xe, cũng như chỗ cho một cửa sổ lái xe qua cửa hoặc dịch vụ lề đường?
 Kích thước: diện tích phù hợp với điều kiện kinh doanh nhưng tối thiểu là
10m2, phải có khu vực trung bày sản phẩm và giao tiếp với khách
=>> Thuận lợi :Nếu lựa chọn một địa điểm với đầy đủ các yếu tố trên sẽ đảm bảo
về mặt doanh thu cho quầy thuốc
=>>Khó khăn Bên cạnh đó chi phí thuê mặt bằng cao
Về biển hiệu:  Nội dung biển hiệu của nhà thuốc phải đảm bảo đủ các thông tin cơ
bản sau:
- Tên cơ sở kinh doanh thuốc (ghi tên đầy đủ theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh);
- Địa chỉ: ghi đủ địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ nơi đặt địa điểm kinh doanh;
- Họ tên và trình độ chuyên môn của người quản lý chuyên môn về dược của
nhà thuốc;
- Phạm vi kinh doanh: ghi đầy đủ theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc;
- Số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, thời gian hoạt động, điện
thoại, số fax liên hệ (nếu có).
Sơ đồ mô hình thiết kế một nhà thuốc GPP giả định
1.Nhân sự
Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học
Nhân viên trực tiếp tham gian bán thuốc , giao nhận bảo quản thuốc ,quản lý chất
lượng thuốc trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học
Lương từ 6.000.000-8000.000 đồng /2 người
2.Trang thiết bị
-Tủ kiếng , quầy thuốc khoảng 5 tủ và 2 quầy thuốc để dễ dàng phân loại thuốc
40.000.000
-Nhiệt kế , ẩm kế để theo dõi nhiệt độ bảo quản thuốc 500.000
-Hệ thống quạt mát điều hòa 5000.000
-Đèn chiếu sáng 5000.000-1.000.000
-Tủ lạnh để bảo quản các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh 3000.000
-Bàn , Ghế cho người mua thuốc , hoặc tư vấn thuốc 1.000.0000
-Bản hiệu thuốc 500.000
-Bồn rửa tay

3.Thiết kế và bố trí nội thất như sơ đồ


+ Quầy thuốc cao bao nhiêu để vừa tầm với người bán thuốc, quầy thuốc có mấy
tầng, cửa mở hay cửa lùa, và đặc biệt quầy thuốc phải có nơi ra thuốc lẻ,...

+ Tủ thuốc chiều rộng bao nhiêu là vừa, chia thành mấy tầng kệ, mỗi tầng kệ phải
cao bao nhiêu để có thể để vừa các hộp thuốc, chai thuốc và đặc biệt là khi bạn
trưng bày thuốc, khách hàng nhìn vào sẽ không làm loãng tủ thuốc, hay nhìn tủ
trưng bày thuốc quá chật, không có khoảng hở giữa các họp thuốc, chai thuốc,…

+ Bảng hiệu nhà thuốc như thế nào để được xét duyệt GPP, bảng hiệu được làm
như thế nào, thiết kế ra sao để Khách hàng có thể chú ý, và đặc biệt có thể thấy
được nhà thuốc từ xa.

+ Cách lắp đặt, kết nối tủ thuốc, quầy thuốc như thế nào để tạo nên một không gian
nhà thuốc khép kín, mang nét thẩm mỹ cao và tối ưu diện tích nhà thuốc của Quý
khách.

+ Máy lạnh bố trí ở vị trí nào để có thể làm mát toàn bộ nhà thuốc.

+ Bồn rửa tay gắn ở đâu để thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng.

+ Cửa kính lắp đặt như thế nào để vừa đạt yêu cầu, vừa tiết kiệm diện tích,…

 Cần phải đầu tư và thiết kế nội thất một cách hợp lý đáp ứng đủ điều kiện và các
nguyên tắc GPP ( Thực hành nhà thuốc tốt )
*Nhận xét
Chi phí đầu tư cho một nhà thuộc đạt chuẩn GPP cần được tính toán kỹ và dự trù
kinh phí một cách hợp lý

You might also like