You are on page 1of 4

II Vấn đề môi trường tại địa điểm tham quan

2.1. Khí thải

2.1.1. Môi trường không khí tại khu vực nội vi, ngoại vi nhà máy

-Khi có gió lớn thì một lượng khí thải phát sinh chưa kịp xử lý sẽ phát tán ra các
khu vực gần nhà máy.

2.1.2. Khí thải phát ra từ giếng bơm của trạm bơm nâng

-Khí thải của nhà máy chủ yếu phát sinh từ khu vực giếng bơm của trạm bơm nâng.
Thành phần khí thải chủ yếu là CH4, CO, CO2, H2S.

- Mùi và khí độc sinh ra từ trạm bơm do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong
nước thải và một phần từ rác thải của song chắn rác.

2.1.3. Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, khí thải và bụi,

-Do hoạt động của máy bơm, máy thổi khí, máy cô đặc ly tâm, thiết bị tách nước.

-Ngoài ra các phương tiện giao thông như: xe tải, xe máy, xe ô tô, cũng gây tiếng ồn, khí
thải và bụi

2.2. Nước thải

2.2.1. Nước thải sinh hoạt

-Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của các cán bộ công
nhân viên trong nhà máy.

2.2.2. Nước thải sản xuất

-Từ hoạt động vận hành và chức năng xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy.

-Nước thải từ hoạt động vận hành nhà máy bao gồm nước vệ sinh nhà xưởng, vệ
sinh máy móc thiết bị, nước giải nhiệt,…

Công tác xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân của quận 1, 3,
5 và và của một phần quận 10 sẽ được thu gom qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
2.2.3. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn được quy định là nước sạch

-Nước mưa từ các mái nhà và nước mưa chảy tràn trên mặt đất được thu vào hệ
thống thoát nước mưa riêng biệt đổ ra kênh Tắc Bến Rô theo 3 miệng cửa xả nên không
ảnh hưởng đến khu vực xử lý nước của nhà máy.

2.3. Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy bao gồm: chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải rắn sản xuất nguy hại

Chất thải rắn Dịch vụ thu


Vị trí tập trung gom rác thải
sinh hoạt
sinh hoạt

Chất thải rắn Chôn lấp hoặc


sản xuất không Vị trí tập trung Phân loại, hợp đồng đơn
nguy hại thu gom vị xử lý

Chất thải rắn Hợp đồng đơn


sản xuất Vị trí tập trung Phân loại, vị có chức
nguy hại thu gom
năng xử lý

Hình 2. Quy trình phân loại và xử lý chất rắn và CTNH tại nhà máy Bình Hưng

2.3.1. Chất thải sinh hoạt

-Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm rác thải sinh hoạt của công nhân
viên nhà máy. Lượng rác sinh hoạt phát sinh trong nhà máy khoảng 2m3/ngày.

2.3.2. Chất thải rắn sản xuất

a. Chất thải rắn không nguy hại


Phát sinh từ các công trình tại đơn vị và từ quy trình xử lý nước thải của nhà
máy gồm có rác thải và bùn cát.
Lượng rác thải rắn này từ các hộ dân cư theo hệ thống thu nước thải về nhà
máy, nên được xem là chất thải sinh hoạt.
Bùn thải: Bùn thải sau quá trình tách nước có độ ẩm 70-80% với khối lượng
khoảng 1022 tấn/tháng. Bùn thải tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã được
Sở nguyên và Môi trường công nhận không phải là chất thải nguy hại

b. Chất thải rắn nguy hại

-Phát sinh trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cũng như công tác vận hành
và giám sát quy trình. Bao gồm: giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh
quang, mực in, mực photo, acquy thải, pin thải, các loại dầu động cơ và bôi trơn,
bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phòng thí nghiệm.

Nhận xét chung các vấn đề môi trường

-vấn đề môi trường tại nhà máy chủ yếu ở đây là khí thải, nước thải, chất thải rắn là
chính. Như chúng ta đã biết, khi bắt đầu vận hành một nhà máy là không hề đơn giản,
chắc chắn sẽ có những sự cố ngoài ý muốn.

-Mặc dù có những khó khăn và sự cố môi trường nhưng nhà máy đã khắc phục và giảm
thiểu.

-Hiện nay nhà máy đã đi vào nề nếp ổn định, chất thải được xử lý, chất lượng môi trường
tương đối ổn định. Tương lai, nhà máy tiếp tục nâng cấp hệ thống và cam kết đi đôi với
bảo vệ môi trường.

You might also like