You are on page 1of 104

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ GIAO THÔNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
KỸ THUẬT XỬ LÝ KHÍ THẢI

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ


MÁY SẢN XUẤT BIA CÔNG SUẤT 4OOM3/ NGÀY.ĐÊM

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hiền


Nhóm 2:
Hà Âu Như Hảo
Đỗ Hồng Nhật Hạ
Bùi Nhật Hoàng

TP. Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 07 năm 2020


Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Viện Môi Trường.
Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM những người đã dìu dắc chúng em, tận
tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập tại
trường.

Để hoàn thành đồ án môn học này, trước hết em xin chân thành cảm ơn cô và thầy là
giảng viên hướng đãn trực tiếp, đã quan tâm và tận tình hướng dẫn em trong quá trình
làm bài.. Chính nhờ sợ hướng dẫn của cô Th.s Nguyễn Thị Mỹ Hiền đã giúp em hoàn
thành bài đồ án này.

Em xin cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình cùng nhau học tập góp ý giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu để
em hoàn thành đồ án này.

Mặc dù cố gắng nỗ lực hoành thành đồ án nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy
em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em có thể bổ sung kiến thức cho bản thân
mình.Thay mặt cho các sinh viên đang học tập và nghiên cứu em xin chân thành cảm ơn
đến nhà trường và quý thầy cô.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp của mình.

Tp.HCM. ngày 23 tháng 07 năm 2017

2
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2020

Giảng viên hướng dẫn

3
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

MỞ ĐẦU

Hiện nay, ngành công ngiệp sản xuất bia đã và đang phát triển rất mạnh trên thế giới
cũng như tại Việt Nam. Trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu đem lại
giá trị kinh tế cao cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp bia đã đem
lại rất nhiều lợi ích về kinh tế thì ngành công nghiệp bia cũng đem lại không ít các vấn đề
về môi trường cho môi trường xung quanh.

Trong quá trình hoạt động sản xuất thì các nhà máy bia ngoài tạo ra sản phẩm
là bia thương phẩm, còn phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó đặc biệt đáng quan
tâm đó là nước thải. Mặc dù, hiện nay khi các nhà máy bia được xây dựng thì đều quan
tâm đến việc xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải phục vụ cho nhà máy. Nhưng do
một số vấn đề khách quan cũng như chủ quan chưa xây dựng xong,công suất xử lý không
bảo đảm, hệ thống xây dựng không đồng bộ, chất lượng nước thải đầu ra không đạt tiêu
chuẩn, yếu tố kinh tế mà hiện nay có một số nhà máy bia đã thải trực tiếp nước thải chưa
qua xử lý ra môi trường, đem lại tác động xấu ảnh hưởng đến mỹ quan cho môi trường
xung quanh, cũng như chất lượng sống của người dân sống xung quanh các nhà máy bia.

Vậy nên việc thiết kế một hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia để phần nào hạn


chế được những tác động xấu do các nhà máy bia mang lại cho môi trường hiện nay càng
trở nên cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Vì vậy, em đã chọn đề tài
“Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia công suất 400m3/ ngày đêm,
với mong muốn góp một phần công sức của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường
ngành bia nói riêng và môi trường công nghiệp nói riêng.

4
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

MỤC LỤC
1. TÊN ĐỒ ÁN.........................................................................................................11
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN.....................................................................................11
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN.................................................................11
4. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN....................................................................................11
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ
MÁY BIA.................................................................................................................... 12
1.1 THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT BIA.......................................12
1.1.1 Nguyên liệu để sản xuất bia.............................................................................12
1.1.2 Quy trình sản xuất bia.....................................................................................12
1.2 Tổng quan về nước thải bia...................................................................................18
1.2.1 Nguồn gốc của nước thải bia...........................................................................18
1.2.2 Thành phần và tính chất của nước thải............................................................20
1.2.3 Ảnh hưởng của nước thải bia..........................................................................21
Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.......22
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.......................22
2.2 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC.........................................................22
2.2.1 Nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng..........................................................22
2.2.2 Song chắn rác..................................................................................................23
2.2.3 Bể lắng cát......................................................................................................24
2.2.4 Bể lắng cát ly tâm...........................................................................................25
2.2.5 Bể lắng ly tâm.................................................................................................26
2.3 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ.........................................................27
2.3.1 Phương pháp keo tụ - tạo bông.......................................................................28
2.3.2 Phương pháp tuyển nổi..................................................................................29
2.4 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC......................................................30
2.4.1. Nguyên lý hoạt động.......................................................................................30

5
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

2.4.2. Phương pháp trung hòa...................................................................................30


2.4.3. Phương pháp oxy hóa......................................................................................31
2.4.4. Phương pháp điện hóa học..............................................................................32
2.5 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC......................................................33
2.6 MỘT SỐ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA TRONG
THỰC TẾ....................................................................................................................43
2.6.1 Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Boonod Brewery Co. LTD
ở Thái Lan.................................................................................................................43
2.6.2 Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Sabmiller..........................................44
Chương 3 ĐỀ XUẤT & LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ.................................................47
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI........47
3.2. ĐỀ XUẤT.............................................................................................................48
3.2.1. Phương án 1:...................................................................................................48
3.2.2 Phương án 2:...................................................................................................52
3.2.3 Nhận xét..........................................................................................................54
Chương 4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ..............................................57
4.1 LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ....................................................................................57
4.2 SONG CHẮN RÁC..............................................................................................57
4.2.1 Chọn kích thước song chắn rác.......................................................................58
4.2.2 Ta có số khe hở giữa các thanh chắn rác:........................................................58
4.2.3 Tổn thất áp lực qua SCR..................................................................................59
4.3 Bể thu gom.............................................................................................................60
4.4 Bể điều hòa...........................................................................................................61
4.5 Bể lắng 1................................................................................................................ 66
4.6 Bể Trung gian 1.....................................................................................................68
4.7 Bể UASB..............................................................................................................69
4.8 Bể trung gian.........................................................................................................76
4.9 Bể MBBR.............................................................................................................78
4.10 Bể lắng 2..............................................................................................................89
4.11 Bể khử trùng........................................................................................................91
6
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

4.12 Bể nén bùn...........................................................................................................93


Chương 5 TÍNH TOÁN KINH TẾ..............................................................................96
5.1 Tính toán chi phí...................................................................................................96
5.1.1 Song chắn rắc:.................................................................................................96
5.1.2 Bể thu gom:.....................................................................................................96
5.1.3 Bể điều hòa......................................................................................................96
5.1.4 Bể lắng 1:........................................................................................................96
5.1.5 Bể UASB:.......................................................................................................96
5.1.6 Bể MBBR:......................................................................................................97
5.1.7 Bể lắng 2:.........................................................................................................97
5.1.8 Bể khử trùng:..................................................................................................97
5.1.9 Bể nén bùn:....................................................................................................97
5.1.10 Nhà điều hành:.............................................................................................97
5.1.11 Sân phơi bùn:.................................................................................................97
5.2 Chi phí cung cấp máy móc – thiết bị:...................................................................98
5.3 Chi phí bảo trì bảo dưỡng :................................................................................100
5.4 Chi phí vận hành :...............................................................................................100
5.5 Giá thành xử lý 1 m3 nước thải :.........................................................................100
KẾT LUẬN...............................................................................................................102
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................103

7
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Đặc tính nước thải của một số nhà máy bia.........................................................................20
Bảng 2.1 Thông số nước thải nhà máy bia Boonod Brewery Co. LTD................................................43
Bảng 2.2 Thông số nước thải nhà máy bia Sabmiller(Nguồn Phòng phân tích nhà máy bia Sabmiller)44
Bảng 3.1 Số liệu thành phần tính chất nước thải..................................................................................47
Bảng 3.2 Hiệu suất xử lý phương án 1.................................................................................................51
Bảng 3.3 Hiệu suất xử lý phương án 2.................................................................................................54
Bảng 4.1 Các thông số của song chắn rác làm sạch thủ công...............................................................57
Bảng 4.2 Hiệu suất bể điều hòa ...........................................................................................................61
Bảng 4.3 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa.......................................................................................62
Bảng 4.4 Các thông số cho thiết bị khuếch tán.....................................................................................62
Bảng 4.5 Tốc độ khí đặc trưng trong ống dẫn.......................................................................................63
Bảng 4.6 Tính chất nước thải đầu vào và ra.........................................................................................66
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng ly tâm ..............................................................66
Bảng 4.8 Tính chất nước thải đầu ra và vào bể UASB.........................................................................69
Bảng 4.9 Câc thông số thiết kể cho bể UASB......................................................................................77
Bảng 4.10 Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra bể MBBR ..............................................................78
Bảng 4.11 Thông số chi tiết giá thể trong bể MBBR............................................................................80
Bảng 4.12 Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng ly tâm.............................................................91
Bảng 4.13 loại nước thải khử trùng......................................................................................................91
Bảng 4.14 Liều lượng chlorine cho khử trùng.....................................................................................92
Bảng 4.15 Các thông số thiết kế bể nén bùn trọng lực..........................................................................95
Bảng 5.1 Chí phí xây dựng...................................................................................................................98
Bảng 5.2 Chi phí máy móc – thiết bị ..................................................................................................98
Bảng 5.3 Các chi phí .........................................................................................................................100

8
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Quy trình sản xuất bia ...........................................................................................................13


Hình 2.1 Song chắn rác ......................................................................................................................23
Hình 2.2 Bể lắng cát ngang .................................................................................................................24
Hình 2.3 Bể lắng đứng..........................................................................................................................26
Hình 2.4 Bể lắng ly tâm .......................................................................................................................26
Hình 2.5 Keo tụ tạo bông ....................................................................................................................28
Hình 2.6 Bể tuyển nổi...........................................................................................................................29
Hình 2.7 Ví dụ về dòng trao đổi vật chất trong hồ sinh học.................................................................35
Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo bể UASB.........................................................................................................41
Hình 2.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sabmiller..........................................................45

9
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD5: Tổng nhu cầu oxi hóa sinh học 5 ngày

COD: Nhu cầu oxi hóa học

SS: Chất rắn lơ lửng

MLVSS: Sinh khối lơ lửng

F/M: Tỉ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh vật trong mô hình đơn vị

SRT: Thời gian lưu bùn

TCVN: Tiêu chuẩn VN

QCVN: Tiêu chuẩn VN

10
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Mục tiêu đồ án

1. TÊN ĐỒ ÁN
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà sản xuất bia , công suất 400
m3/giờ. Giả định công suất này là phần lớn phát sinh từ các máy bia

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN


Nghiên cứu tìm hiểu quy trình xử lý nước thải, nắm bắt tính chất của nước thải.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia một cách hợp lý và hiệu quả, góp
phần bảo vệ môi trường.

Nước thải sau khi thải ra môi trường đạt QCVN 40:2011/BTNMT , cột B.

3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN


Đề tài sẽ được nghiên cứu và bổ sung cho nhà máy sản xuất bia trên địa bàn thành phố
và toàn quốc.

Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm nguồn nước Giảm lượng nước
thải ra môi trường, đồng thời cải thiện đáng kể môi trường tạo môi trường làm việc thông
thoáng, đảm bảo năng suất làm việc tốt nhất.

4. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN

Nội dung của đồ án gồm 5 phần chính:

+ Tổng quan về hoạt động sản xuất và đặc trưng nguồn thải

+ Phân tích và đề xuất công nghệ xử lý nước thải

+ Tính toán các công trình xử lý bụi thải

+ Tính toán chi phí - Kết luận và kiến nghị .

11
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ


NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA

1.1 THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT BIA


Thông thường các nguyên liệu để nấu bia là: Mạch nha, hoa bia và men. Ngoài ra, còn
có thêm phụ liệu, chất hỗ trợ sản xuất như các loại enzym, khoáng chất,...

1.1.1 Nguyên liệu để sản xuất bia


Bia được sản xuất từ các loại nguyên liệu chính là nước, malt hay còn gọi là mạch nha,
hoa houblon, men bia. Bia được cả thế giới đón nhận và lượng tiêu thụ bia thực sự là
khổng lồ. Bia là một loại đồ uống giàu dinh dưỡng, có hương thơm đặc trưng. Ngoài ra,
trong bia còn chứa một hệ enzim khá phong phú. Đặc biệt là nhóm enzim kích thích tiêu
hoá.

Malt đại mạch (mạch nha): Là loại cây nông nghiệp thuộc nhóm ngũ cốc, được trồng
để cung cấp tinh bột cho động vật và con người. Loại đại mạch hai hàng có hạt to tròn
đều, võ mỏng có sọc mãnh, có hàm lượng chất tan nhiều nên được lựa chọn để sản xuất
bia.

Hoa bia: Là nguyên liệu làm cho bia có vị đắng dịu, hương thơm đặc trưng, làm tăng
khả năng tạo và giữ bọt giúp ổn định thành phần sinh học của bia.

Nấm mem: Là nguyên liệu chính tạo nên độ cồn cho bia (C 2H5OH) và oxit cacbon
(CO2) trong quá trình chuyển hóa dịch đường. Ngoài ra, men này giúp kiểm soát được vị
chua của bia bởi các vi sinh vật không mong muốn.

Nước: Thành phần chính của bia là nước chiếm từ 80- 90% nên nguồn nước và các
đặc trưng của nó ảnh hưởng đến chất lượng bia. Nước cứng thì phù hợp cho sản xuất bia
đen, nước mềm phù hợp cho sản xuất bia sáng màu.

12
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Enzym: Tại công đoạn nấu, tinh bột trong malt bị phân hủy bởi hệ amylase thành
đường lên men.

1.1.2 Quy trình sản xuất bia

Hình 1.1 Quy trình sản xuất bia .

Thuyết minh quy trình:

Xay, nghiền:

13
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Phá vỡ cấu trúc hạt malt, gạo thành nhiều mảnh có kích thước nhỏ để tăng bề mặt tiếp
xúc với nước tạo điều kiện thuận lợi cho các biến đổi hóa lý, hóa sinh trong quá trình.
Làm cho nước xâm nhập vào thành phần nội nhũ cuả hạt nhanh hơn. Khi đường hóa sẽ
thu được nhiều chất tan có lợi cho các bước tiếp theo đồng thời hạn chế các chất không
tan vào dịch đường.

Nghiền nhỏ hạt malt (hoặc hạt gạo) đến kích thước yêu cầu để các thành phần trong
nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để xúc tác quá trình thủy
phân sau đó.

Nghiền malt là khâu có vai trò quan trọng. Nhà máy sẽ sử dụng máy nghiền trục Malt
là loại nguyên liệu có chứa vỏ trấu, khi nghiền cần giữ nguyên các mảnh vỏ trấu vì lớp vỏ
malt có tác dụng như một lớp màng trợ lọc cho quá trình lọc tách bã, nếu vỏ malt quá mịn
sẽ làm bít bề mặt lướt lọc. Mặc khác, nếu vỏ malt bị nghiền nát thì các chất có trong vỏ
malt như tannin, linhin, chất đắng… sẽ bị hòa tan vào dịch đường tạo vị đắng, chát cho
bia, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bia. Đồng thời, trong nội nhũ của malt chứa
chủ yếu là tinh bột, dextrin, đường, protein, các sản phẩm thủy phân protein và nhiều hợp
chất khác. Các hợp chất này là nguồn cung cấp chính chất hòa tan cho dịch đường.

Nghiền gạo: nhà máy sử dụng máy nghiền búa.

Gạo được xay thành bột mịn, nấu chín và đường hóa cùng bột malt. Cần nghiền gạo
thật mịn, lúc đó mới thu hồi được các chất hòa tan 1 cách triệt để cho dịch đường.

Hồ hóa gạo

Chuyển tinh bột trong gạo từ dạng không tan về dạng hòa tan phục vụ cho quá trình
đường hóa. Nhà máy bổ sung thêm một lượng enzyme α – amylase bằng bổ sung thêm
lượng malt lót trong quá trình hồ hóa để giúp cho giai đoạn hồ hóa và dịch hóa tinh bột
diễn ra nhanh.

Bước 1: Nồi hồ hóa sau mỗi lần nấu sẽ được tráng bằng hơi nước nóng 80 oC bởi hệ
thống CIP, sau mỗi ngày sẽ được vệ sinh bằng NaOH loãng (2.8%), H 2SO4 loãng, nước
nóng bằng hệ thống CIP.

14
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Bước 2: Tiến hành nấu cháo, khởi động cách khuấy, cấp 2200l nước ấm 50 oC vào nồi,
cho 650kg gạo nghiền và 150kg malt lót vào nồi. Malt lót được đưa vào nồi cháo nhằm
hỗ trợ quá trình hồ hóa vì malt lót chứa ít tinh bột, chứ một lượng lớn enzyme α –
amylase và các enzyme khác làm tăng khả năng thủy phân tinh bột và chống cháy nồi.

Bước 3: Cho 50ml acid lactic, 1kg CaCl2 vào nồi gạo (lượng acid lactic thêm vào nồi
nhằm điều chỉnh pH trở về pH thích hợp để enzyme hoạt động tốt nhất), pH nồi gạo vào
khoảng 5.6 – 5.8 là đạt. CaCl2 thêm vào nhằm mục đích giúp enzyme bền hơn trong nhiệt
độ cao

Bước 4: Nhiệt độ được giữ và làm tăng dần theo từng giai đoạn khác nhau:

+ Hòa gạo ở 50oC, giữ ở 50oC trong vòng 5 phút để gạo hút nước và trương nở, giúp
cho quá trình thủy phân được thực hiện dễ dàng. Trong quá trình này, các phân tử β –
glucan sẽ bị phân cắt và hòa tan vào dịch.

+ Nâng nhiệt từ 50oC lên 70oC trong khoảng 25 phút (tốc độ gia nhiệt: 0.8 –
1.0oC/phút), giữ ở 70oC trong vòng 20 phút: ở nhiệt độ và khoảng pH thích hợp để cho
enzyme hoạt động tối ưu nhất, giúp làm thủy phân lượng tinh bột có trong gạo, phân cắt
mạch dài thành các mạch dextrin ngắn hơn.

+ Nâng nhiệt từ 70oC lên 85oC trong khoảng 18 – 20 phút (tốc độ gia nhiệt: 0.8 –
1.0oC/phút), giữ 80oC trong vòng 10 phút: vô hoạt enzyme.

+ Nâng nhiệt từ 85oC lên 100oC trong khoảng 20 phút, giữ ở 100oC trong vòng 10
phút: thanh trùng dịch hồ hóa.

Bước 5: Nhân viên tiến hành lấy mẫu kiểm tra độ pH dịch cháo.

Bước 6: Dịch cháo nấu xong sẽ chuyển sang nồi đường hóa.

Nấu – đường hóa

Quá trình đường hóa nhằm trích ly các chất chiết từ nguyên liệu vào nước và thủy
phân những cơ chất có trong phân tử lượng cao (tinh bột, protein, β – glucan,…) thành

15
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

những có phân tử lượng thấp (đường, acid amin,…) để nấm men bia sử dụng trong quá
trình lên men tiếp theo

Bước 1: Sau khi dịch hồ hóa đã được nấu xong, tiến hành khởi động nồi đường hóa,
bơm hỗn hợp malt và 4500l nước ấm vào nồi, khuấy trộn ở 45oC trong vòng 2 phút.

Bước 2: Khởi động bơm cho toàn bộ dịch hồ hóa đã được gia nhiệt trước đó sang nồi
đường hóa và tiến hành nâng nhiệt đến 65oC trong vòng 15 phút. Tại đây gọi là điểm
dừng đam hóa vì nhiệt độ này thích hợp cho protease tham gia vào quá trình phân cắt
protein trong nguyên liệu ra những đoạn ngắn hơn

Bước 3: Tiến hành cho them lượng acid lactic để pH nồi malt đạt 5.4 – 5.6, 1kg CaCl 2
có tác dụng tang khả năng chịu nhiệt của enzyme.

Bước 4: Nhân viên đến lấy mẫu để đo pHdichj đầu của đường hóa.

Bước 5: Nâng nhiệt từ 65oC lên 70oC trong vòng 7 phút, đây là điểm dừng của đường
hóa, là nhiệt độ tối ưu cho enzyme β – amylase hoạt động.

Bước 6: Giữ nhiệt ở 70oC trong vòng 30 – 35 phút, nhiệt độ tối ưu để enzyme α –
amylase hoạt động.

Bước 7: Thử iod, nhân viên nấu sẽ lấy một ít dịch đường hóa để thử iod tại chỗ.

+ Nếu kết quả là âm tính (dịch chuyển từ không màu sang tím xanh): quá trình đườn
hóa đã hoàn thành.

+ Nếu kết quả là dương tính (dịch chuyển từ không màu sang tím xanh): quá trình
đường hóa vẫn còn đang tiếp diễn, tiếp tục giữ nhiệt ở 70oC.

Bước 8: Sau khi quá trình đường hóa hoàn toàn, nồi đường hóa được tăng nhiệt từ 70
lên 76oC trong khoảng 6 phút, giữ nhiệt ở 76 oC trong 2 phút: đay là điểm dừng dịch hóa,
tại nhiệt này enzyme α – amylase sẽ hoạt động mạnh mẽ giúp phân cắt toàn bộ glucid
thành đường maltose và dextrin mạch ngắn. Quá trình giữ ở 76 oC trong 2 phút là lúc vô
hoạt toàn bộ enzyme.

Bước 9: Nhân viên đến lấy mẫu đo pH sau của nồi đường hóa.

16
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Lọc dịch đường

Tách phần chất hòa tan ra khỏi vỏ và những phần nội nhũ của hạt không hòa tan, ngoài
ra giữ lại trong bã những chất không mong muốn như kim loại nặng, tannin và lipit,…

Bước 1: Trước lúc tiến hành lọc, thùng lọc được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh của đáy
mắt sang được ghép khít và chặt. Lỗ hở tròn để tháo bã malt và các van xả dịch được
đóng chặt. Cho nước nóng vào để làm nóng thiết bị, đuổi không khí nhưng đồng thời
cũng để chứa đầy khoảng không gian giữa hai lớp đáy thùng.

Bước 2: Bơm nước 77oC vào thùng lọc sao cho lượng nước cách mặt sàng khoảng
0.5cm, quá trình bơm hơi nước này được dùng để hạn chế khả năng bị tắc nghẽn lưới lọc.

Bước 3: Khối cháo trong nồi malt được khuấy đảo đều và liên tục mở vai đáy nồi và
bơm cháo sang thùng lọc. Trong thời gian bơm cháo, hệ thống dao cào được hạ thấp độ
cao và cho quay để dàn đều bã malt trên mặt đáy. Sau thời gian bơm là 10 phút thì độ cao
cuối cùng và khối cháo trong thùng được để yên làm cho bã lắng tạo thành lớp lọc phụ.

Kết lắng đầu tiên là những phần tử nặng nhất và những hạt tấm có kích thước tương
đối lớn, lô kết lắng này tạo thành một lớp mỏng trên đáy sàn của thùng lọc, gọi là lớp bùn
dưới.

Lô kết lắng tiếp theo là phần chính của pha rắn thành phần chủ yếu là vỏ trấu, các
phần tử nhẹ hơn và các phần tử có kích thước lớn. Lô kết lắng này rất dày và là bộ phận
chính của lớp lọc phụ.

Cuối cùng trên bề mặt của lớp lọc phụ được phủ lớp mỏng bao gồm các phần tử nhẹ
nhất và kích thước bé nhất, gọi là lớp bùn trên.

Bước 4: Sau khi bơm dịch từ nồi malt xong thì bắt đầu mở van thu dịch đường. Dịch
đường lúc này vẫn còn đục nên được bơm tuần hoàn trở lại thùng lọc. Sau thời gian tuần
hoàn tối thiểu là 15 phút thì dịch đường trong và được bơm ngay sang nồi hoa Houblon
hoặc nồi chờ trung gian. Thời gian lọc 30 phút.

17
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Bước 5: Phần bã malt còn lại được rửa bằng nước 77 oC. Quá trình rửa bã được thực
hiện gián đoạn với 3 lần lặp lại.

Bước 6: Sau khi nước cốt đường đầu tiên đầu tiên chảy hết thì đóng van xả dịch đường
lại và thực hiện phun nước rửa bã lần 1. Hệ thống dao cản sẽ được mở để xới đào bã mỗi
lần là 30 phút.

Quá trình rửa bã kết thúc khi hàm lượng dịch đường lấy đủ theo yêu cầu. Sau khi lọc
xong, thiết bị được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị cho mẻ sau.

1.2 Tổng quan về nước thải bia


1.2.1 Nguồn gốc của nước thải bia

- Nước thải của sản xuất bia bao gồm:

+ Nước làm lạnh, nước ngưng: đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không gây ô
nhiễm, có khả năng tuần hoàn tái sử dụng.

+ Nước thải từ bộ phận nấu, đường hoá: chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa,
sàn nhà… nên chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ…

+ Nước thải từ hầm lên men: là nước vệ sinh các thiết bị lên men, thùng chứa, đường
ống, sàn nhà, xưởng sản xuất… có chứa bã men và chất hữu cơ…

+ Nước thải từ công đoạn rửa chai: Đây cũng là một trong những dòng thải có độ ô
nhiễm lớn trong quá trình sản xuất bia. Về nguyên lý chai để đóng bia được rửa qua các
bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch kiềm loãng nóng (1 – 3% NaOH), tiếp đó là
rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai và cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và
bên ngoài chai, sau đó rửa sạch bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó dòng thải của quá
trình rửa chai có độ pH cao và làm cho dòng thải chung có giá trị pH cao, nếu không
kiểm soát có thể làm chết các vi sinh vật ở bể xử lý vi sinh. Vì vậy, trước khi đưa nước
thải vào hệ thống xử lý cần có bể điều hòa, trung hòa.

18
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

- Thành phần hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải của sản xuất bia bao gồm protein và
amino axit từ  nguyên liệu và  nấm men, hydrat cacbon  (dextrin và đường) cũng như
pectin tan hoặc không tan, axit hữu cơ, rượu… từ nguyên liệu và sản phẩm rơi vãi.

- Ngoài nước thải ra từ khu vực sản xuất, một nguồn ô nhiễm khác đó là nước thải sinh
hoạt thải ra từ nhà vệ sinh, nhà bếp phục vụ cán bộ công nhân viên. Nước thải sinh hoạt
chủ yếu chứa các thành phần ô nhiễm là BOD, SS, N, P, vi sinh vật với có mức độ ô
nhiễm trung bình. Nước thải này nếu không được xử lý hợp lý cũng gây ra những tác
động xấu đến môi trường và con người.

- Một nguồn khác đó là nước mưa chảy tràn. Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo
chất thải trong quá trình sản xuất khác như cặn dầu, đất cát, rác thải… Nguồn nước này
có thể được coi là nguồn nước quy ước sạch và cho phép xả trực tiếp vào nguồn thải sau
xử lý.

Nước thải có BOD thấp:

-Nước rữa chai công đoạn cuối.

-Nước thải từ hệ thống cấp nước.

-Nước làm mát máy, nước rữa sàn vệ sinh công nghiệp

-Nước thải từ các thiết bị giải nhiệt được coi là sạch những có nhiệt độ cao khoảng từ
40- 500C, có thể có một lượng dầu mỏ nhưng không đáng kể.

Nước thải có BOD cao:

-Nước thải từ công đoạn nấu, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu bể chứa, sàn nhà, bồn
lên men,... có chưa nhiều malt, tinh bột và bã hoa.

-Nước thải lọc bã hèm: Đây là nước thải ô nhiễm khá mạnh. Nước thải này chứa nhiều
các chất hữu cơ, bã hèm và các vi sinh vật.

-Nước thải lọc dich đường: Loại nước này thường nhiễm bẩn hữu cơ do hàm lượng
glucozo cao tạo điều kiện môi trường thích hợp cho vi sinh vật.

19
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

-Nước từ công đoạn lên men: Nước thải công đoạn này rất giàu xác men, protein, chất
khoáng và cặn bia.

-Nước rữa chai ban đầu, nước thải từ quá trình này có độ pH cao do trong quá trình rữa
chai có các bước như sau: rữa với nước nóng, rữa với dung dịch kiềm lỏng (1-3%NaOH)
tiếp đó rữa sạch bẩn bên ngoài và nhãn chai, phun kiềm nóng để rữa bên trong và bên
ngoài của chai, cuối cùng rữa bằng nước nóng.

-Nước thải từ công đoạn chiết chai và thanh trùng chai: Nước thải này chứa bột trợ lọc
lẫn xác men, bia chảy tràn ra ngoài.

-Nước thải từ công đoạn rữa thiết bị.

1.2.2 Thành phần và tính chất của nước thải

Đặc tính nước thải của công nghệ sản xuất bia là có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở
trạng thái hoà tan và trạng thái lơ lửng, trong đó chủ yếu là hiđratcacbon, protein và vài
axít hữu cơ, là các chất có khả năng phân hủy sinh học.

Bảng 1.1 : Đặc tính nước thải của một số nhà máy bia

Nhà máy bia Nhà máy bia Nhà máy bia


Thông số Đơn vị
Sài Gòn Bình Tây Hoà Bình
pH 4,5-5,0 6-8 5,17
Hàm lượng BOD5 mg/l 1700-2700 1400 298
Hàm lượng COD mg/l 3500-4000 2200 847,5
Chất rắn lơ lửng SS mg/l 250-300 500 192
Hàm lượng N- NH3 mg/l 12-15 2,85
Tổng N mg/l 30 4,21
Tổng P mg/l 20-40 25 0,8
Coliform Tế bào/ml 22.104
Hơi đen (có lúc
Màu (tại hố thải) Pt-co 250-350
trắng đục).
Mùi (tại hố thải) Hơi thối
Nguồn: + Báo cáo ĐTM dự án nhà máy bia Bình Tây công suất 50.000.000
lít/năm – Công ty bia Sài Gòn Tp.Hồ Chí Minh tháng 7/1997.

+ Nghiên cứu nước thải Công ty bia Bình Tây.

20
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

1.2.3 Ảnh hưởng của nước thải bia

Nước thải của bia khi xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý thì sẽ
gây ra tác hại rất lớn đến môi trường, hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

 Ảnh hưởng đến môi trường:

- Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thủy sinh, cây
trồng và vật nuôi.

- Phân hủy vi sinh vật từ các chât hữu cơ giải phóng ra các khí CO 2, NH4, H2S gây ra
mùi hôi thối.

- Chất rắn lơ lửng gây ảnh hưởng đến thủy sinh, gây tác hại về mặt cảm quan, gây tắc
nghẽn và bồi lắng dòng chảy.

- Các chất N, P lâu ngày trong nước làm tích tụ sẽ tạo ra hiện tượng phú dưỡng nguồn
nước, từ đó làm cho rong tảo phát triển làm giảm chất lượng nguồn nước

 Ảnh hưởng đến con người:

-Các vi khuẩn trong nước thải gây ra cho con người các bệnh cấp và mãn tính như: tiêu
chảy, viêm màng kết, ung thư,...Người dân sống gần đó mắc các loại bệnh tình nghi do sử
dụng nước trong sinh hoạt

-Các chất hữu cơ có độ bền sinh học khá cao khó phân hủy gây ảnh hưởng tới sức
khỏe của con người.

21
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Chương 2

PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ


NƯỚC THẢI

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.


Mỗi loại nước thải có thành phần, tính chất khác nhau. Vì vậy, mức độ gây ô nhiễm
của chúng cũng khác nhau. Khi XLNT, cần phải lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp
nhất với thành phần, tính chất của từng loại nước thải.

Các phương pháp xử lí nước thải như sau: Phương pháp cơ học, phương pháp hoá lý
và phương pháp sinh học.

Trong xử lý nước thải, người ta phân biệt 3 phương pháp xử lý nước thải:

- Xử lý cơ học

- Xử lý hóa lý

- Xử lý hóa học

- Xử lý sinh học

2.2 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

2.2.1 Nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng

Là phương pháp cơ học để loại bỏ tạp chất như: Chất rắn lơ lững, cát, sỏi, dầu mỡ, rơm
cỏ, bao bì chất dẻo, giấy, giẻ…. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả xử lý
chất lơ lửng cao và đang được sử dụng rộng rãi.

Một số công trình xử lý như sau: Song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng 1, bể lắng bùn (2),
bể vớt dầu, bể tuyển nổi…

22
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

2.2.2 Song chắn rác

Cơ chế hoạt động

Song chắn rác giữ lại các thành phần có kích thước lớn, tránh làm tắc máy bơm, đường
ống hoặc kênh dẫn.

Song chắn rác gồm các thanh đan sắp xếp cạnh nhau ở trên mương dẫn nước. Khoảng
cách giữa các thanh đan gọi là khe hở. Song chắn rác có thể phân thành các nhóm sau:

+ Theo khe hở song chắn phân biệt loại thô (30 - 200mm) và loại trung bình (5 -
25mm).

+ Theo đặc điểm cấu tạo phân biệt loại cố định và loại di động.

+ Theo phương pháp lấy rác khỏi song chắn phân biệt loại thủ công và cơ giới.

Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở của vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45 -
60o nếu làm sạch thù công hoặc nghiêng một góc 75 - 80 o nếu làm sạch bằng máy. Tiết
diện song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Vận tốc nước chảy qua song chắn giới
hạn trong khoảng từ 0,7 - 1 m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,7 5 - 1 m/s
nhằm tránh đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4 m/s nhằm tránh phân hủy
các chất thải rắn và lắng cặn

- Đặt trước bơm, hoặc bể lắng cát/ lắng 1.

23
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Hình 2.1 Song chắn rác .


Ưu điểm:

Lấy rác tương đối triệt để nhất là các loại rác "mềm" như giấy, vải, nylon,... các thanh
chắn được bảo vệ khỏi bị hư hại do các mãnh vỡ gây ra.

Khuyết điểm:

Bị kẹt do các loại rác "cứng" gây ra, đồng thời gặp khó khăn khi chỉnh sửa, bảo trì.

2.2.3 Bể lắng cát

Bể lắng cát ngang

Cơ chế hoạt động

Bể lắng cát có nhiệm vụ tách các tạp chất vô cơ chủ yếu là cát và được bố trí trước bể
lắng. Sử dụng bể lắng cát để tránh ảnh hưởng xấu tới các công trình xử lý nước thải khác.
Bể lắng cát có thể: Bể lắng cát ngang, bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến, bể lắng cát
thổi khí – tiếp tuyến

Dựa trên lắng rời rạc của hạt tự do. Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày. Từ bể lắng
cát, cát được chuyển ra sân phơi để làm khô bằng biện pháp trọng lực trong điều kiện tự
nhiên.

24
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Hình 2.2 Bể lắng cát ngang .


Ưu điểm: Hệ thống đơn giản

Nhược điểm: Hiệu quả thấp

- Thời gian lưu: 10-20 phút

- Lấy cát: Làm sạch thủ công

2.2.4 Bể lắng cát ly tâm

Cơ chế hoạt động

- Dựa trên lực ly tâm, khi dòng nước thải bơm vào với vận tốc cao, lực ly tâm làm các
hạt cát kích thước lớn lắng xuống.

Ưu điểm:

- Hiệu quả không phụ thuộc vào lưu lượng.

- Thổi khí cung cấp năng lượng tách cặn hữu cơ khỏi các hạt.

- Hiệu quả cao.

- Thời gian lưu: 3 - 5 phút.

- Tránh lắng cặn hữu cơ ở lưu lượng thấp.

Nhược điểm:

- Hiệu quả lắng dựa vào vận tốc dòng nước thải.

- Phụ thuộc vào kích thước bể.

- Chi phí xây dựng cao hơn các bể cùng loại.

Cơ chế hoạt động

- Tách cặn bằng trọng lực, nước thải sẽ được lưu ở bể một thời gian nhất định, dựa vào
trọng lực các hạt cặn sẽ lắng xuống đáy bể.

- Mục tiêu: Khử SS trong nước thải

25
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Hình 2.3 Bể lắng đứng


Ưu điểm:

- Thuận tiện trong công tác xả cặn, ít diện tích xây dựng.

- Dễ vận hành.

Nhược điểm:

-Chiều cao xây dựng lớn, làm tăng giá thành xây dựng, số lượng bể nhiều, hiệu suất
thấp .

2.2.5 Bể lắng ly tâm


Cơ chế hoạt động

- Nước chuyển động từ tâm ra xung quanh theo phương gần như bể ngang.

26
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Hình 2.4 Bể lắng ly tâm .


Ưu điểm:

- Tiết kiệm diện tích.

- Ứng dụng xử lý nước thải có hàm lượng cặn khác nhau.

- Hiệu suất cao.

- Tỉ trọng cặn nhỏ cũng có thể lắng được.

Nhược điểm:

- Vận hành đòi hỏi kinh nghiệm.

- Chi phí vận hành cao.

2.3 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ

Nguyên lý hoạt động

Là phương pháp dùng các phẩm hoá học, cơ chế vật lý để loại bỏ cặn hòa tan, cặn lơ
lửng, kim loại nặng góp phần làm giảm BOD và COD.

Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước cấp và nước thải dựa trên cơ
sở của những quá trình : keo tụ-tạo bông, hấp thụ, trích ly, trao đổi ion, bay hơi, tuyển
nổi, cô đặc, khử khí,…

Ưu điểm:

- Có khả năng loại các chất độc hữu cơ không bị oxy hóa sinh học.

- Hiệu quả xử lý cao hơn.

- Kích thước hệ thống xử lý nhỏ hơn.

- Độ nhạy đối với sự thay đổi tải trọng thấp hơn.

- Có thể tự động hóa hoàn toàn.

- Không cần theo dõi hoạt động của sinh vật.

- Có thể thu hồi các chất khác nhau.

27
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Nhược điểm:

- Lượng bùn sinh ra lớn.

- Chi phí cho hóa chất cao.

- Nếu dùng các muối sắt sẽ có hiện tượng nhuộm màu.

2.3.1 Phương pháp keo tụ - tạo bông

Cơ chế hoạt động

Ban đầu các hạt có kích thước nhỏ, lơ lửng khó lắng, các chất keo tụ được cho vào nước
nhằm thúc đẩy sự tạo keo, phá vỡ sự ổn định của hệ keo, tạo điều kiện cho các hạt keo
nhỏ tiến lại gần nhau, va chạm với nhau và dính kết thành những khối lớn có khối lượng
lớn hơn, dễ lắng hơn nhờ lắng trọng lực.

Hình 2.5 Keo tụ tạo bông .


Ưu điểm:

- Tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo, hòa tan có kích thước rất nhỏ,

các chất độc hại đối với vi sinh vật.

- Khử được độ màu của nước.

Nhược điểm:

- Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là phải
thường xuyên theo dõi điều chỉnh nhiệt độ và pH của nước thải.

28
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

- Tạo ra lượng bùn nhiều, tốn chi phí cho việc xử lí bùn cặn

2.3.2 Phương pháp tuyển nổi

Cơ chế hoạt động

- Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không
khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các
bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với
nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.

Hình 2.6 Bể tuyển nổi


Ưu điểm:

- Có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hay nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn, khi
các hạt nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.

- Quá trình được thực hiện liên tục và có phạm vi ứng dụng rộng rãi.

- Tốc độ của quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng và có khả năng cho bùn cặn có
độ ẩm thấp hơn.

- Vốn đầu tư và chi phí vận hành không lớn.

- Thiết bị đơn giản.

Nhược điểm:

29
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

- Các lỗ mao quản hay bị bẩn và tắc, khó chọn vật liệu có kích thước mao quản khác
nhau để bảo đảm tạo thành các bọt khí có kích thước đồng đều.

- Không giải quyết được vấn đề độ màu cho nước thải.

2.4 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC


2.4.1. Nguyên lý hoạt động
Là phương pháp dùng các phản ứng hóa học để chuyển các chất ô nhiễm thành các
chất ít ô nhiễm hơn, chất ít ô nhiễm thành các chất không ô nhiễm. Ví dụ: dùng các chất ô
xy hóa như ozone, H2O2, O2, Cl2... để oxy hóa các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải.
Phương pháp này giá thành xử lý cao nên có hạn chế sử dụng, thường chỉ sử dụng khi
trong nước thải tồn tại các chất hữu cơ, vô cơ khó phân hủy sinh học. Thường áp dụng
cho các loại nước thải như: nước thải rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy...

Phạm vi áp dụng:

- Người ta sử dụng phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong hệ thống
nước khép kín.

- Xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp
xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn.

- Khử màu, khử mùi, tiệt trùng nước, khử màu.

Các yếu tố ảnh hưởng:

- pH: Sự dao động pH làm gảm hiệu quả xử lý.

- Nồng độ các chất ô nhiễm: ảnh hưởng đến hiệu suất và liều lượng hóa chất.

- Ảnh hưởng của các phản ứng tỏa nhiệt, tạo cáo cặn và muối hòa tan.

- Tốc độ hòa tan hóa chất vào nước, tốc độ khuấy trộn.

2.4.2. Phương pháp trung hòa


- Phương pháp dùng các phản ứng hóa học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất
ít ô nhiễm hơn, chất ít ô nhiễm thành các chất không ô nhiễm.

30
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

- Các phương pháp trung hòa bao gồm:

+ Trung hòa lẫn nhau giữa nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm: sử dụng khi
trên khu công nghiệp có nước thải của một số nhà máy chứa axit và một số nhà máy có
nước thải chứa kiềm. Người ta trộn nước axit và kiềm vào bình có cánh khuấy hoặc
không có cánh khuấy (khuấy trộn bằng không khí).

+ Trung hòa dịch thải có tính axit, dùng các loại chất kiềm như: NaOH, KOH,

NaCO3, NH4OH, hoặc lọc qua các vật liệu trung hòa như: CaCO3, Dolomit...

+ Trung hòa nước thải chứa axit bằng cách lọc qua lớp vật liệu lọc trung hòa: đá vôi,
magiezit, đá hoa cương, đôlômit...

+ Trung hòa nước thải chứa kiềm bằng cách dùng khí thải - khói từ lò đốt: để trung
hòa nước thải chứa kiềm, có thể dùng khí thải chứa CO2, SO2... Việc dùng khí axit không
những cho phép trung hòa nước thải mà tăng hiệu suất làm sạch chính khí thải khỏi các
cấu tử độc hại.

Ưu điểm:

- Độ hòa tan CO2 kém nên mức độ nguy hiểm do oxy hóa quá mức các dung dịch được
trung hòa cũng giảm xuống.

- Tác động ăn mòn và độc hại nhỏ hơn ion khác.

- Giảm chi phí cho quá trình trung hòa.

Nhược điểm:

- Nguy hiểm nếu người vận hành không có chuyên môn.

- Tốn kém hóa chất.

2.4.3. Phương pháp oxy hóa


Cơ chế hoạt động

31
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Cơ chế của phương pháp quá trình oxi hóa diễn ra nhằm nhiệm vụ tách các chất ô
nhiễm độc hại chuyển thành chất ít độc và tách chúng ra khỏi nước. Quá trình này có tốc
độ xử lý cao tuy nhiên tiêu tốn khá nhiều hóa chất.

Ưu điểm:

- Làm sạch nước.

- Đơn giản khi vận hành.

Nhược điểm:

- Nguy hiểm nếu người vận hành không có chuyên môn.

- Phương pháp này yêu cầu chi phí hóa chất lớn, vì thế nó chỉ được ứng dụng khi chất
ô nhiễm không thể loại được bằng phương pháp khác. Ví dụ xử lý xianua, hợp chất tan
của Asen.

2.4.4. Phương pháp điện hóa học


Cơ chế hoạt động

Nhằm phá hủy các tạp chất độc hại ở trong nước bằng cách oxy hóa điện hóa trên cực
anốt hoặc dùng để phục hồi các chất quý.

Cơ sở của sự điện phân gồm hai quá trình: Oxy hóa ở anot và khử ở catot. Xử lý bằng
phương pháp điện hóa rất thuận lợi đối với những loại nước thải có lưu lượng nhỏ và ô
nhiễm chủ yếu do các chất hữu cơ và vô cơ đậm đặc.

Ưu điểm:

- Không cần pha loãng sơ bộ nước thải.

- Không cần tăng thành phần muối của chúng.

- Có thể tận dụng lại các sản phẩm quý chứa trong nước thải.

- Diện tích xử lý nhỏ.

Nhược điểm:

32
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

- Tốn kém năng lượng.

- Phải tẩy sạch bề mặt điện cực khỏi các tạp chất.

2.5 XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Phương pháp sinh học là sử dụng các vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ
có trong nước thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn
dinh dưỡng để xây dựng tế bào, đồng thời tổng hợp năng lượng cho quá trình sống. Nhờ
hoạt động sống của vi sinh vật, các chất ô nhiễm được chuyển hoá và nước thải được làm
sạch.

Quá trình xử lý sinh học nước thải có thể chia làm hai quá trình là phân huỷ yếm khí
và phân huỷ hiếu khí; có thể xử lý trong điều kiện tự nhiên hay trong điều kiện nhân tạo.

2.5.1 Xử lý sinh học nước thải trong điều kiện tự nhiên:

Cơ sở của phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên là dựa vào hoạt động
sống của hệ vi sinh vật có trong đất, nước mặt để chuyển hoá các hợp chất ô nhiễm.

Xử lý nước thải trong hồ sinh học:

Thực chất của quá trình xử lý này là sử dụng khu hệ vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, nguyên
sinh vật…) tự nhiên có trong nước mặt để làm sạch nước.

Hồ sinh học là dạng xử lý trong điều kiện tự nhiên được áp dụng rộng rãi hơn cả vì có
những ưu điểm như: tạo dòng nước tưới tiêu và điều hòa dòng thải, điều hoà vi khí hậu
trong khu vực, không yêu cầu vốn đầu tư, bảo trì, vận hành và quản lý đơn giản, hiệu quả
xử lý cao. Tuy nhiên, nhược điểm của hồ sinh học là yêu cầu diện tích lớn và khó điều
khiển được quá trình xử lý, nước hồ thường có mùi khó chịu đối với khu vực xung quanh.

Theo nguyên tắc hoạt động của hồ và cơ chế phân giải các chất ô nhiễm mà người ta
chia ra làm 3 loại hồ:

Xử lý nước thải bằng hồ hiếu khí:

33
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Hồ hiếu khí làm sạch nước bằng quá trình oxi hoá nhờ các vi sinh vật hiếu khí và hô
hấp tuỳ tiện có trong nước.

Nhu cầu oxi cho quá trình oxi hoá được đáp ứng nhờ khuếch tán bề mặt hoặc làm
thoáng nhân tạo. Ở hồ làm thoáng tự nhiên, oxi không khí dễ dàng khuếch tán vào lớp
nước phía trên và ánh sáng mặt trời chiếu rọi, làm cho tảo phát triển tiến hành quang hợp
thải ra oxi. Để đảm bảo ánh sáng qua nước, chiều sâu của lớp nước phải nhỏ, thường là
30 – 40cm, do chiều sâu nhỏ nên thường thì diện tích lớn. Thời gian lưu nước từ 3 – 12
ngày. Ở hồ làm thoáng nhân tạo nguồn cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí là các thiết
bị khuấy trộn cơ học hoặc nén khí. Nhờ vậy, mức độ hiếu khí trong hồ thường mạnh hơn,
đều hơn và độ sâu của hồ cũng lớn hơn (2 – 4,5m). Thời gian lưu nước trong hồ khoảng 1
– 3 ngày.

Xử lý nước thải bằng hồ kị khí:

Dùng để lắng và phân hủy cặn bằng phương pháp sinh hóa tự nhiên dựa trên cơ sở
sống và hoạt động của loại vi sinh vật kỵ khí.

Loại hồ này dùng để xử lý nước thải công nghiệp có độ nhiễm bẩn cao.Trong quá trình
xử lý sinh mùi thối khó chịu nên cần đặt cách xa nhà máy. Để duy trì điều kiện kỵ khí thì
chiều sâu hồ phải lớn, thường lấy bằng 2,4 – 3,6m.

Xử lý nước thải bằng hồ tùy nghi:

Hồ sinh học tùy tiện sâu từ 1,5 – 2m. Ngoài tầng hiếu khí phía trên hồ còn có các tầng
kỵ khí tùy tiện, kỵ khí lớp bùn cặn lắng phía dưới. Thời gian lưu nước trong hồ từ 3 – 5
ngày.

Oxi cung cấp cho quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong hồ chủ yếu là do quang hợp
của tảo và khuếch tán từ không khí qua bề mặt hồ. Ngoài ra các vi khuẩn tùy tiện hoặc vi
khuẩn kỵ khí còn sử dụng oxi liên kết từ nitrit, nitrat, sunphat… để oxi hóa chất hữu cơ.

34
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Vùng 1: Hiếu khí, vùng 2: tùy nghi, vùng 3: kị khí

Hình 2.7 Ví dụ về dòng trao đổi vật chất trong hồ sinh học.
Xử lý sinh học nước thải trong điều kiện nhân tạo:

 Cơ sở lý thuyết của quá trình sinh học yếm khí:

 Nguyên lý của phương pháp

Xử lý sinh học bằng vi sinh yếm khí là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, vô cơ có
trong nước thải khi không có oxi. Phương pháp này dùng để ổn định cặn và xử lý nước
thải công nghiệp có nồng độ COD, BOD cao. Quá trình phân hủy các chất thực hiện nhờ
các chủng vi khuẩn kị khí bắt buộc và kị khí không bắt buộc.

 Cơ chế của quá trình xử lý yếm khí

Cơ chế phân giải yếm khí:

Chuyển hóa yếm khí


Chất ô nhiễm CH4+CO2+H2S+E

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ là quá trình phức tạp trong môi trường không có
không khí, gồm nhiều giai đoạn và sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2, H2S, NH3…

Giai đoạn 1: Giai đoạn thủy phân

35
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Các hợp chất hữu cơ phân tử lượng lớn như protein, gluxit, lipit... bị phân hủy dưới tác
dụng của các Enzym hydrolaza của vi sinh vật thành các chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ
như đường đơn, axit amin, axit hữu cơ, peptit, glyxerin...

Trong giai đoạn này, các hợp chất gluxit phân tử lượng nhỏ, các hợp chất hữu cơ chứa
Nitơ (protein) phân hủy nhanh hơn, trong khi các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn
như tinh bột, các axit béo được phân hủy chậm, đặc biệt là cellulose và lignocellulose
chuyển hóa rất chậm và không triệt để do cấu trúc phức tạp. Các vi sinh vật tham gia vào
quá trình thủy phân phụ thuộc vào các chất ô nhiễm đầu vào và các đặc trưng khác của
nước thải.

Giai đoạn 2: Giai đoạn lên men axit hữu cơ

Các sản phẩm thủy phân sẽ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa trong điều kiện
yếm khí. Sản phẩm phân giải là các axit hữu cơ phân tử lượng nhỏ như axit propionic,
axit butyric, axit lactic..., các chất trung tính như rượu, andehyt, axeton. Ngoài ra, một số
khí cũng được tạo thành như CO2, H2, H2S, một lượng nhỏ CH4...

Thành phần của các sản phẩm trong giai đoạn lên men phụ thuộc vào bản chất các chất
ô nhiễm, tác nhân sinh học và điều kiện môi trường.

Đặc biệt trong giai đoạn này, nitơ được chuyển thành NH 4+ một phần nhỏ được sử
dụng để xây dựng tế bào, phần còn lại tồn tại trong nước thải dưới dạng NH4+.

Giai đoạn 3: Giai đoạn lên men axit axetic

Các sản phẩm lên men phân tử lượng lớn như axit béo, axit lactic... sẽ được từng bước
chuyển hóa thành axit axetic.

- Chuyển hóa axit lactic:

3CH3-CHOH-COOH 2CH3-CH2-COOH + CH3-COOH + CO2 + 2H2O

- Oxy hóa liên kết của các axit béo bằng cơ chế oxy hóa-khử:

R – CH3CH2COOH + 2H2O Rn-2 – COOH + CH3COOH

Axit béo mạch dài Axit béo mạch ngắn Axit axetic

36
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Giai đoạn 4: Giai đoạn Mêtan hóa

Mêtan hóa là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình xử lý yếm khí. Dưới tác
dụng của các vi khuẩn mêtan hóa, các axit hữu cơ, các chất trung tính... bị phân giải tạo
thành khí metan.

- Khoảng 30% khí CH4 tạo thành do quá trình khử CO2:

+ Khử CO2 bằng H2:

CO2 + 4H2 
VK
 CH4 + 2H2O

- Khoảng 70% khí mêtan còn lại được tạo thành nhờ các quá trình Decacboxyl hóa
các axit hữu cơ và các chất trung tính.

+ CH4 được tạo thành do Decacboxyl hóa axit axetic:

CH3COOH → CH4 + CO2

+ CH4 được hình thành do Decacboxyl hóa các axit hữu cơ khác:

4CH3-CH2-COOH + 2H2O → 7CH4 + 5CO2

2CH3-(CH2)2-COOH + 2H2O → 5CH4 + 3CO2

+ CH4 cũng có thể được hình thành do Decacboxyl các chất trung tính:

2C2H5OH → 3CH4 + CO2

CH3-CO-CH3 + H2O → 2CH4 + CO2

 Tác nhân sinh học

Trong phân giải yếm khí, các quá trình thủy phân và lên men xảy ra dưới tác dụng của
nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Thành phần hệ vi sinh vật trong phân giải yếm khí phụ
thuộc chủ yếu vào bản chất của các chất ô nhiễm có trong nước thải.

- Vi sinh vật trong giai đoạn thủy phân và lên men axit hữu cơ:

+ Môi trường giàu xenlulo thường có các vi khuẩn: Bacillus, Pseudomonas,


Alcaligenes.

37
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ Môi trường giàu protein : Bacillus, Clostridium, Proteus và E.Coli

+ Môi trường giàu lipit: Bacillus, Pseudomonas, Alcaligenes, Bacterioides.

+ Môi trường giàu tinh bột: Micrococus, Lactobacillus, Pseudomonas, Clostridium.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý sinh học yếm khí

- Nhiệt độ

Đây là yếu tố điều tiết cường độ của quá trình bỡi vì nó ảnh hưởng tới hoạt động
chuyển hóa của vi sinh vật. Nhiệt độ tối ưu cho toàn quá trình phụ thuộc vào chủng loại
vi sinh vật. Trong thực tế, cả 2 nhóm ưa nóng và ưa ấm đều có khả năng phân hủy yếm
khí.

Dải nhiệt độ cho quá trình phân giải yếm khí rộng từ 30 – 60 0C.Tuy nhiên, nhiệt độ tối
ưu cho mỗi quá trình còn phụ thuộc vào đặc tính ưa nhiệt của tác nhân sinh học. Bởi chỉ
một khoảng biến động nhiệt độ nhỏ cũng ảnh hưởng tới hoạt lực của vi sinh vật.

Với các vi sinh vật ưa nóng, khoảng nhiệt độ tối ưu của chúng từ 55 – 60 0C, còn với
các vi sinh vật ưa ấm thì 33 – 370C.

Để thu được hiệu suất tạo khí metan cao và ổn định thì phải ổn định nhiệt độ trong dải
ưa ấm.

- Độ pH

Thiết bị phân hủy yếm khí được vận hành trong khoảng pH từ 6,6 – 7,6 với khoảng tối
ưu từ 7 – 7,2. Mặc dù vậy, vi sinh vật axit hóa có thể chịu được pH = 5,5 nhưng ở giá trị
này vi khuẩn metan hóa bị ức chế mạnh.

Thiết bị phân hủy yếm khí cần được trang bị thiết bị đo và điều chỉnh pH khi cần thiết
để đảm bảo ổn định độ pH của hệ thống ở giá trị trung tính. Nếu pH xuống thấp cần bổ
sung kiềm hoặc ngừng cấp liệu để thiết bị tự điều chỉnh.

- Nồng độ cơ chất

38
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Vi khuẩn thực hiện quá trình phân giải yếm khí có tốc độ tạo sinh khối rất nhỏ. Thực
nghiệm cho thấy tỷ lệ C/N cần duy trì ở 30/1. Các yếu tố quan trọng khác như P, Ca, K,
Na cũng cần bổ sung tùy theo thành phần và tính chất nước thải cần xử lý.

- Tải trọng khối (Tk, kgCOD/m3/ngày)

Tải trọng chất hữu cơ phụ thuộc vào tải lượng có trong nước thải, tải trọng thủy lực
hay thời gian lưu. Khi tải lượng chất hữu cơ cao sẽ làm dư thừa các axit hữu cơ dẫn đến
pH giảm, gây bất lợi cho vi khuẩn metan hóa. Tải lượng chất hữu cơ thấp sẽ không có lợi
cho quá trình khí hóa.

Thời gian lưu nước phụ thuộc vào đặc tính của nước thải và điều kiện môi trường.
Thời gian lưu quá ngắn (tải trọng khối cao) sẽ không cho phép các vi khuẩn yếm khí, đặc
biệt là vi khuẩn metan tiếp xúc và trao đổi với các chất ô nhiễm nên làm giảm hiệu quả
xử lý; ngược lại thời gian lưu càng lâu càng có lợi cho hiệu quả tạo biogas và xử lý nước
thải nhưng gây chi phí tốn kém. Thời gian tối ưu cho quá trình phân hủy yếm khí trong hệ
thống UASB là 0,5 – 6 ngày.

- Thế oxy hóa khử (hàm lượng H2) trong giai đoạn tạo axit axetic

Lactat + H2O axetat + 2H2 + CO2 + Q

Etanol + H2O axetat + 2H2 - Q

Butyrat + H2O axetat + 2H2 - Q

Propionat + H2O axetat + 3H2 + CO2 - Q

Các phản ứng oxy hóa khử này sẽ được thực hiện khi không có các vi khuẩn có khả
năng sử dụng H2.

Thế oxy hóa khử ảnh hưởng tới quá trình phân giải yếm khí theo nguyên lý Le
Chaterier về chuyển dịch cân bằng hóa học: “Mọi sự thay đổi của các yếu tố xác định
trạng thái của một hệ cân bằng sẽ làm cho cân bằng chuyển dịch về phía chống lại những
thay đổi đó”. Khí H2 sinh ra từ các phản ứng trên nếu không được giải phóng sẽ gây ra áp

39
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

lực lớn (nồng độ cao), làm cho cân bằng chuyển dịch về phía không sinh ra H 2 nữa và
hiệu quả lên men axit axetic giảm xuống.

Nhờ có quá trình metan hóa làm giảm nồng độ axetat, hơn nữa H 2 được các vi khuẩn
metan hóa sử dụng để khử CO 2 tạo khí CH4 nên nồng độ khí H2 giảm, cân bằng sẽ chuyển
dich theo hướng tạo ra sản phẩm axetat và H2. Nếu quá trình này diễn ra liên tục thì hiệu
quả xử lý nước thải rất cao.

- Các chất độc

Các chất ức chế hoặc độc đối với các vi sinh vật phân giải yếm khí khá đa dạng:

+Amon: Ức chế quá trình metan hóa.

+Hydrocacbua halogen hóa: Ức chế quá trình metan hóa.

+Hydrocacbua vòng thơm: Ảnh hưởng lớn tới nhóm vi khuẩn metan hóa.

+Một số kim loại nặng.

 Đặc điểm thiết bị UASB

Các dạng thiết bị xử lý yếm khí rất đa dạng và phong phú. Từ loại đơn giản như hầm
Biogas đến phức tạp như thiết bị UASB. Các dạng xử lý yếm khí như: thiết bị yếm khí
tiếp xúc, thiết bị yếm khí giả lỏng, thiết bị xử lý chảy ngược qua lớp bùn hoạt tính dòng
hướng lên (UASB), thiết bị dạng tháp đệm...

Trong đó, UASB là dạng xử lý được sử dụng rộng rãi trong xử lý nhiều loại nước thải
có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao; nó rất phù hợp cho xử lý nước thải bia. Cấu tạo Bể
UASB được thể hiện trên hình vẽ 2.2

 Cấu tạo

Bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) có thể làm bằng bê tông cốt thép hoặc
bằng gạch, thường có mặt bằng hình chữ nhật, được cách nhiệt với bên ngoài. Để tách khí
ra khỏi nước thải, trong bể gá thêm tấm phẳng đặt nghiêng so với phương ngang góc
35o.

40
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo bể UASB.


1. Vùng phản ứng kị khí; 2. Vùng lắng cặn; 3. Cửa dẫn hỗn hợp bùn nước sau khi đã
tách khí đi vào ngăn lắng; 4. Cửa tuần hoàn cặn; 5. Máng thu nước; 6. Nước sang
Aeroten; 7. Khí sản phẩm thu được; 8. Ống dẫn hỗn hợp khí.

 Nguyên tắc hoạt động

Nước thải sau khi điều chỉnh pH theo ống dẫn vào hệ thống phân phối đều trên diện
tích đáy bể. Nước thải từ dưới lên với vận tốc 0,6 – 0,9 m/s để giữ cho lớp bùn luôn ở
trạng thái lơ lửng. Hỗn hợp bùn kị khí trong bể hấp thụ chất hữu cơ hòa tan trong nước
thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí (70 – 80% mêtan, 20 – 30% cácbonic) và
nước. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí được sinh ra nổi lên trên bề mặt làm xáo trộn
và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Khi hạt cặn nổi lên va phải tấm
chắn phía trên bị vỡ ra, khí thoát lên trên cặn rơi xuống dưới. Hỗn hợp bùn nước đã tách
hết khí được chuyển vào ngăn lắng. Hạt cặn trong ngăn lắng tách bùn lắng xuống đáy và
tuần hoàn lại vùng phản ứng kị khí. Nước trong được thu vào máng và được dẫn sang bể
xử lý đợt II (Aeroten). Khí biogas được thu về bình chứa rồi theo ống dẫn ra ngoài.

Bùn trong bể được hình thành hai vùng rõ rệt: ở chiều cao khoảng 1/4 tính từ đáy lên,
lớp bùn hình thành do các hạt cặn keo tụ có nồng độ từ 5000 – 7000 mg/l, phía trên lớp
này là lớp bùn lơ lửng có nồng độ 1000 – 3000 mg/l gồm các bông cặn chuyển động giữa
lớp bùn đáy và bùn tuần hoàn từ ngăn lắng rơi xuống.

41
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Bùn trong bể là sinh khối đóng vai trò quyết định trong việc phân hủy và chuyển hóa
chất hữu cơ. Nồng độ cao của bùn hoạt tính trong bể cho phép bể làm việc với tải trọng
chất hữu cơ cao.

Để hình thành khối bùn hoạt tính đủ nồng độ, làm việc hiệu quả đòi hỏi thời gian vận
hành khởi động từ 3 – 4 tháng. Nếu cấy vi khuẩn tạo axit và vi khuẩn tạo mêtan trước với
nồng độ thích hợp và vận hành với chế độ thủy lực nhỏ hơn 1/2 công suất thiết kế, thời
gian khởi động có thể rút xuống còn 2 – 3 tuần.

Lượng cặn dư bằng 0,15 – 0,2% lượng COD, tức bằng một nửa cặn sinh ra so với xử
lý hiếu khí. Cặn dư định kỳ xả ra bên ngoài và có thể tiếp tục đưa đi làm khô.

 Ưu, nhược điểm của UASB

- Ưu điểm

+ Năng lượng cần thiết cho hệ thống UASB rất thấp.

+ Lượng bùn tạo thành nhỏ (nhỏ hơn 3 – 20 lần xử lý hiếu khí).

+ Có thể tuần hoàn hay không tuần hoàn lại bùn.

+ Tạo sản phẩm khí sinh học CH4 (70 – 80%), là nguồn năng lượng sạch, có thể sử
dụng cho sinh hoạt.

+ UASB rất thích hợp cho xử lý nước thải có nhiều cặn lơ lửng.

+ UASB có thể phân hủy các chất hữu cơ phức tạp: vòng, halogen…

+ UASB thích hợp cho xử lý nước thải công nghiệp có hàm lượng và tải lượng ô
nhiễm cao.

- Nhược điểm

+ Các quá trình xảy ra trong thiết bị phức tạp.

+ Tác nhân sinh học rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường.

+ Quá trình khởi động kéo dài.

42
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ Yêu cầu cao sự tương thích giữa thức ăn và hàm lượng sinh khối.

+ Quá trình cố định vi khuẩn trên lớp đệm rất khó điều khiển.

Quá trình xử lý yếm khí tạo ra lượng bùn ít và chi phí năng lượng thấp. Nhược điểm
của xử lý yếm khí là thời gian lưu nước thải lớn, thời gian ổn định công nghệ dài (3 – 6
tháng). Quy trình vận hành tương đối phức tạp, hiệu quả xử lý phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố môi trường, biến động lớn từ 60 – 90%.

2.6 MỘT SỐ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA TRONG THỰC
TẾ

2.6.1 Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Boonod Brewery Co. LTD ở Thái Lan.

Công suất xử lý là: 5000 m3/ngày đêm.

Vận hành từ năm 1995 với các thông số như sau:

Thông số Đầu vào (mg/l) Đầu ra (mg/l) Hiệu quả


SS 110 22 – 35 > 80%
BOD 1440 9 – 19 > 90%
COD 2175 123 > 80%
Bảng 2.1 Thông số nước thải nhà máy bia Boonod Brewery Co. LTD

Ưu điểm:

- Công nghệ đơn giản, dễ vận hành, ít chiếm diện tích, hiệu quả xử lý COD, BOD cao.

- Bể Aerotank đạt mức độ xử lý triệt để, thời gian khởi động ngắn, ít tạo mùi hôi, có
tính ổn định cao trong quá trình xử lý.

Nhược điểm:

Nên xây dựng thêm các công trình xử lý như bể lắng, bể tuyển nổi nhằm tạo điều kiện
cho các công trình sinh học phía sau hoạt động tốt hơn.

43
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

2.6.2 Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Sabmiller


Nhà máy bia Sabmiller tọa lạc tại khu A, khu công nghiệp Mỹ Phước 2, huyện Bến
Cát, tỉnh Bình Dương. Nhà máy có tổng diện tích khuôn viên là 398.475 m 2, trong đó
phần diện tích đất sử dụng khoảng 80.000 m2 , diện tích khu xử lý nước thải 2000 m2 .

Hệ thống xử lý nước thải được đưa vào hoạt động vào tháng 1/2007 với lưu lượng thiết
kế 2400 m3/ngày đêm, nguồn thải đạt loại A, TCVN 5945 – 2005

Bảng 2.2 Thông số nước thải nhà máy bia Sabmiller(Nguồn Phòng phân tích nhà máy bia
Sabmiller)

STT Thông số Đơn vị Giá trị


1 pH - 5 – 12
2 Nhiệt độ mg/l 35
3 BOD mg/l 1700
4 COD mg/l 2500
5 TSS mg/l 800
6 N tổng mg/l 36
7 P tổng mg/l 15

44
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Nước thải

Thiết bị lược rác thô

Trạm bơm

Thiết bị lọc rác tinh

Hóa chất điều chỉnh pH


Bể điều hòa
Khuấy trộn

Thiết bị trộn tĩnh

Bể UASB Bioga Thiết bị đốt khí

Bể trung gian

Cấp khí Bể Aerotank

Bể lắng Máy nén bùn

Clorine Bể khử trùng Thiết bị keo tụ bùn

Bể chứa nước sau


Máy ép bùn
xử lý

Hệ thống thoát nước


mưa của khu công nghiệp

Hình 2.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sabmiller

45
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Ưu điểm:

- Xử lý, thu gom được lượng lớn rác và TSS do nước thải được đưa qua nhiều hệ thống
lược rác.

- Thu hồi được lượng khí đốt dùng cho mục đích sử dụng khác.

- Có bể trung gian đảm bảo cho vi sinh vật thích nghi khi chuyển từ trạng thái kị khí
sang hiếu khí.

Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích xây dựng.

46
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT & LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI


Việc đề xuất và lựa chọn phương án xử lí dựa vào các yếu tố:

- Công suất cần xử lí: công suất cần xử lý là 400m 3/ngày đêm, bao gồm nước thải vệ
sinh các thiết bị, nước thải từ công đoạn rửa chai, thanh trùng bia chai, nước thải vệ sinh
nhà xưởng.

- Tính chất và lưu lượng nước thải: nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, độ màu,
cặn lơ lửng cao.

- Thành phần và đặc tính của nước thải: nước thải có thành phần chất hữu cơ dễ phân
hủy cao.

- Tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận

Nguồn tiếp nhận là sông khu vực gần nhà máy.

Do không xác định chính xác lưu lượng cũng như dung tích của nguồn tiếp nhận nên
theo QCVN 40:2011/BTNMT

Các thông số đầu vào và chỉ tiêu đầu ra của nước thải:

Thông số nước thải nhà máy bia SG-NA

Lưu lượng 400m3/ngày

Bảng 3.1 Số liệu thành phần tính chất nước thải

QCVN
STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ 40 : 2011 BTNMT
Cột B
1 pH - 6-8 5.5 – 9

47
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

2 BOD5 mg/l 1400 50


3 COD mg/l 2200 150
4 SS mg/l 600 100
5 Tổng Nitơ mg/l 30 40
6 Tổng Photpho mg/l 25 6
7 Độ màu Pt/Co 165 150
8 NH4+ mg/l 13 10
9 Coliform MPN/100ml 250.000 5000
o
10 Nhiệt độ C 25 40

- Kinh nghiệm người vận hành

- Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lí nước thải: Chi phí thiết kế, xây dựng,

vận hành hệ thống xử lý nước thải ở mức vừa phải, sao cho chi phí thấp nhất mà

vẫn đảm bảo xử lý nước thải đạt hiệu quả.

- Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật khác: hệ thống xử lý nước thải vận hành phải đơn giản

nhưng đảm bảo hiệu quả phù hợp với trình độ của người vận hành.

3.2. ĐỀ XUẤT
3.2.1. Phương án 1:
 Sơ đồ công nghệ

48
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Nước thải

Song chắn rác

Bể gom

Bể điều hòa Máy thổi khí

Bề lắng đứng bậc I

Bể UASB Thu Khí

Máy thổi khí


Cặn tươi
Bể Aerotank
Bùn
hoạt
tính Bùn
Bể lắng đứng bậc II Bể chứa
tuần

Clorine Bể khử trùng Xử ký theo quy định

Nguồn tiếp nhận

49
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Chú thích:

Đường nước:

Đường hóa chất - khí:

Đường bùn tuần hoàn:

Đường bùn thải:

 Thuyết minh công nghệ:


Song chắn rác thường được đặt ở của vào kênh dẫn. Làm nhiệm vụ giữ lại các
tạp chất thô có trong nước thải. Nước thải qua SCR giảm được 4% SS và BOD 5.
Sau đó nước thải được đưa đến bể gom, sau đó được bơm lên bể điều hòa có nhiệm
vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải tạo điều kiện cho các công trình đơn vị
phía sau hoạt động ổn định. Bể điều hòa được sục khí nhằm tạo nên sự xáo trộn cần
thiết để ngăn cản lắng và phát sinh mùi hôi. Qua bể điều hòa giảm được 10% SS.
Tiếp tục nước thải được bơm sang bể lắng I (lắng đứng) để loại bỏ các hạt cặn lơ
lửng có kích thước nhỏ (Bể lắng đứng loại bỏ được 45% SS, 25% BOD).
Sau đó nước thải tiếp tục được đưa vào bể UASB (COD > 100mg/l, SS<
3000mg/l). Tại đây, khâu xử lý chính được bắt đầu. Tại bể UASB, các chất hữu cơ
phức tạp dễ phân hủy sinh học sẽ bị phân hủy, biến đổi thành các chất hữu cơ đơn
giản đồng thời sinh ra một số khí như: CO2, SO2, CH4… Nước thải sau khi qua bể
này sẽ giảm một lượng đáng kể BOD và một phần COD (hiệu quả xử lý của UASB
tính theo COD, BOD là 60 – 80%). Nước thải sau khi ra khỏi bể UASB được đưa
sang bể Aerotank.
Tại bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ không
khí cấp từ máy thổi khí. Tại đây các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ
phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn
giản như: CO2, H2O… Hiệu quả xử lý của bể Aerotank là 85 – 90% tính theo COD,

50
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

BOD. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng II (lắng dứng). Bể lắng II (lắng đứng)
được xây dựng để loại bỏ các bông bùn được hình thành trong quá trình sinh học
lắng xuống đáy. Sau khi qua bể lắng II (lắng đứng), để giảm nồng độ chất ô nhiễm
còn lại cho qua bể khử trùng rồi đưa ra nguồn tiếp nhận.
Bùn thu được từ bể lắng II (lắng đứng), một phần dùng bơm định lượng bơm
tuần hoàn lại bể Aerotank để bổ sung cho quá trình hiếu khí, phần bùn dư còn lại
đưa về bể nén bùn.
 Hiệu suất xử lý

Bảng 3.2 Hiệu suất xử lý phương án 1


SS BOD COD
% mg/l % mg/l % mg/l
Song chắn rác Vào - 600 - 1400 - -
Ra 4 576 4 1344 - -
Bể điều hòa Vào - 576 - 1344 - 2200
Ra 5 518 10 1209 10 1980
Bể lắng 1 Vào - 518 - 1209 - -
Ra 45 285 25 1008 - -
Bể UASB Vào - - - 1008 - 2200
Ra - - 70 303 70 660
BỂ aerotank Vào - - - 303 - 660
Ra - - 90 30,3 90 66
Bể lắng 2 Vào - 285 - - - -
Ra 65 99 - - - -

51
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

3.2.2 Phương án 2:
 Sơ đồ công nghệ

Nước thải

Song chắn rác

Bể gom

Bể điều hòa
Máy thổi khí

Bể lắng đứng bậc I


Cặn tươi

Bể UASB Thu Khí

Bể trung gian

Máy thổi khí


Bể MBBR

Bể lắng đứng bậc II Bùn Bể nén bùn

Clorine Bể khử trùng Xử ký theo quy định

Nguồn tiếp nhận

52
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Chú thích:

Đường nước:

Đường hóa chất - khí:

Đường bùn thải:

 Thuyết minh công nghệ:

Song chắn rác thường được đặt ở cửa vào kênh dẫn. Làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất
thô có trong nước thải. Sau đó nước thải được dẫn đến bể gom rồi được bơm lên bể điều
hòa, bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải tạo điều kiện cho
các công trình đơn vị phía sau hoạt động ổn định. Bể điều hòa được sục khí nhằm tạo nên
sự xáo trộn cần thiết để ngăn cản lắng và phát sinh mùi hôi. Sau đó nước thải được bơm
sang bể lắng 1 (lắng đứng), tại bể lắng 1 hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, COD sẽ được
xử lý đáng kể. Nước thải sẽ được lưu lại trong bể một thời gian nhất định tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xử lý sinh học cho các công trình sau.

Nước thải được bơm từ bể lắng 1vào bể UASB.Tại đây, khâu xử lý chính được bắt
đầu. Tại bể UASB, các chất hữu cơ phức tạp dễ phân hủy sinh học sẽ bị phân hủy, biến
đổi thành các chất hữu cơ đơn giản đồng thời sinh ra một số khí như: CO 2, SO2, CH4…
Nước thải sau khi qua bể này sẽ giảm một lượng đáng kể BOD và một phần COD (hiệu
quả xử lý của UASB tính theo COD, BOD là 60 – 80%). Nước thải sau khi ra khỏi bể
UASB được đưa sang bể MBBR.

Tại bể MBBR, chất hữu cơ trong nước thải bị ôxy hóa bởi các vi sinh vật có trong
nước thải và các vi sinh vật bám dính trên đệm sinh học lơ lửng trong nước thải. Ban đầu,
loại đệm này nhẹ hơn nước nên chúng sẽ lơ lửng trên mặt nước nhưng khi có màng bám
vi sinh vật xuất hiện trên bề mặt, khối lượng riêng của đệm sẽ tăng lên và trở nên nặng
hơn nước và sẽ chìm xuống dưới. Tuy nhiên, nhờ có chuyển động thủy lực của nước

53
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

trong bể được cấp bởi hệ thống sục khí, các đệm này sẽ chuyển động liên tục trong nước
thải. Các chất hữu cơ cũng bám vào các khe nhỏ của đệm. Các vi sinh vật bám dính trên
các đệm sẽ sử dụng chất hữu cơ để tạo thành sinh khối vi sinh vật, trong quá trình này các
chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý. Trước khi qua bể lắngII (lắng đứng), hỗn hợp
trong bể MBBR được chảy qua một tấm lưới chắn trong bể để ngăn các hạt nhựa lại.
Dòng nước được tách sinh khối và lắng bùn tại bể lắng đợt II (lắng đứng). Nước trong sẽ
chảy sang bể khử trùng đuợc hoà trộn chung với dung dịch chlorine nhằm diệt các vi
khuẩn. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B và được xả ra nguồn tiếp
nhận gần đó. Bùn từ bể UASB và bể lắng đợt 2 sẽ được bơm qua bể nén bùn sau đó được
đưa vào máy ép bùn, bùn khô sẽ được đưa đi chôn lấp hoặc tận dụng.

 Hiệu suất xử lý

Bảng 3.3 Hiệu suất xử lý phương án 2


SS BOD COD Tổng P Tổng N

% mg/l % mg/l % mg/l % mg/l % mg/l

Song chắn Vào - - - - - - - - - -


rác
Ra 0 - 0 - 0 - - - - -
Bể điều Vào - 600 - 1400 - 2200 - - - -
hòa
Ra 5 570 10 1260 10 1980 - - - -
Bể lắng 1 Vào - 570 - 1260 - - - 25 - 30
Ra 45 313,5 25 945 - - 20 20 20 24
Bể UASB Vào - 313,5 - 945 - 1980 - 20 - 24
Ra 75 78 70 283 70 594 10 18 50 12
Bể MBBR Vào - 78 - 283 - 594 - 18 - 12
Ra 80 15,6 90 59,4 90 28,3 15 15,3 60 4,8
Bể lắng 2 Vào - 15,6 - - - - - - - -
Ra 65 5,46 - - - - - - - -

3.2.3 Nhận xét


 Phương án 1

54
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Ưu điểm

-Hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm năng lượng.

-Chi phí đầu tư hợp lý.

-Có thể thu hồi năng lượng để phục vụ cho hoạt động sản xuất từ bể UASB

Nhược điểm

-Phải tuần hoàn bùn, diện tích xây dựng lớn.

-Dễ sốc tải lưu lượng và bùn kết tủa.

-Cần phải đào tạo kỹ cho nhân viên vận hành và bảo dưỡng.

-Dùng bể Aerotank nhất thiết phải có lắng đợt 1 và đợt 2.

 Phương án 2

Ưu điểm

-Hiệu quả xử lý cao.

-Tiết kiệm năng lượng.

-Chi phí đầu tư hợp lý.

-Có thể thu hồi năng lượng để phục vụ cho hoạt động sản xuât từ bể UASB.

-Quá trình oxy hóa để khử BOD, COD, N và P của bể MBBR diễn ra nhanh.

-Diện tích xây dựng nhỏ.

-Bảo dưỡng tương đối không phức tạp.

Nhược điểm

Tốn chi phí cho giá thể.

Dùng bể MBBR nhất thiết phải có bể lắng đợt 1 và đợt 2.

Dễ gây sốc tải lượng

Cần phải đào tạo kỹ cho nhân viên vận hành và bảo dưỡng.

55
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Chọn phương án 2 để tính toán

56
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

CHƯƠNG 4

TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

4.1 LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ


 Lưu lượng thiết kế: Qthiếtke = 400 (m3/ngđ)

 Lưu lượng TB giờ: Qtbh = 400/24 = 16,7 (m3/h)

 Lưu lượng TB giây: Qtbs = (400 x 103) / (24 x 3600) = 4,629(l/s)

Theo TCXD 51-84 ứng với Qtbs = 5,78 (l/s) ta có Kch = 2,961

(Dùng nội suy để tìm ra Kch)

 Lưu lượng lớn nhất giờ: Qmaxh = Qtbh x Kch = 16,7 x 2,961 = 49,45 (m3/h)

 Lưu lượng lớn nhất giây: Q maxs = Qtbs x Kch = 4,629x 2,961 = 13,71 (l/s) = 0.014
(m3/s)

4.2 SONG CHẮN RÁC

Song chắn rác giữ lại các tạp chất có kích thước lớn (chủ yếu là rác). Đây là công trình
đầu tiên trong thành phần của trạm XLNT.Chọn song chắn rác làm sạch bằng thủ công.
Rác sau thu gom thì được đưa đến bãi rác

Bảng 4.1 Các thông số của song chắn rác làm sạch thủ công

Thông số Làm sạch thủ công


Kích thước song chăn 5-15
Rộng, mm 26-38
Dày,mm
Khe hở giữa các thanh,mm 16-50
Độ dốc theo phương đứng ( độ) 30-45
Tốc độ dòng chảy trong mương đặt song 0,3-0,6
chắn,m/s
Tổn thất áp lực cho phép,mm 150
( Tài liệu “ XLNT đô thị và công nghiệp- Lâm Minh Triết “)

57
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

-Giả sử độ sâu đáy ống cuối cùng của mạng lưới thoát nước thải: h = 700mm

-Kích thước mương dẫn nước thải rộng x sâu: BxH = 0,3m x 0,7m

-Chọn 3 SCR (2 công tác và 1 dự phòng) với lưu lượng tính toán của mỗi SCR là :

Qtbs = 4,629 / 2 = 2,3145 (l/s)

Qmaxs = 13,71 / 2 = 6,855 (l/s)

4.2.1 Chọn kích thước song chắn rác.


Bề dày khe hở các thanh: 16 mm
Độ dốc theo phương thẳng đứng: 35o
4.2.2 Ta có số khe hở giữa các thanh chắn rác:
 Số khe hở của song chắn rác:
Qmax 0, 014  1, 05
n   52, 5
V  b  h1 0, 7  0, 02  0, 02

Vậy có 53 khe hở → có 52 song chắn rác


 Trong đó :
+ K: hệ số tính tới mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K= 1,05
+ b = khoảng cách giữa các khe hở, b = 20 mm = 0,02m
+ v: tốc độ nước qua song chắn rác, m/s từ 0.6 – 1 m/s. Chọn v = 0,7
Q
h1   O, 02
+ h1: chiều sâu lớp nước qua song chắn rác. Chọn V

+ Có 2 song chắn rác nên mỗi song sẽ là 26 khe


+ Chiều rộng song chắn rác được tính theo công thức:
Bs= s (n-1) + (b x n) = 0,01 x(26-1) + (0,02x 26) = 0,77 m
Trong đó: s: chiều rộng mỗi thanh, chọn s = 10 mm = 0,01 m
b: chiều rộng khe hở mỗi thanh, m

58
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Tổng tiết diệt số khe thanh chắn:

A = (B – b x n) x h = (0,6-0,02 x26) x 0,02 = 0,0016 m2

4.2.3 Tổn thất áp lực qua SCR


Vận tốc dòng chảy qua song chắn:

Q(smax) 0,0014
V= = = 8,75 m/s
A 0,0016

Tổn thất áp lực qua song chắn rác:

S 43 v 0,7
hs = β x( ) x sinα x max x K1 = 2,42 x¿ x sin600 x x 2,5 = 0,07 (m).
b 2g 2 x 9,81

Trong đó:
K1: hệ số ứng với sự tăng tổn thất do vướn rác ở SCR, K1 = 2,5
g: gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2.
β: hệ số phụ thuộc vào hình dạng thanh chắn, chọn thanh chắn hình chữ nhật, β
= 2,42.
α: góc nghiêng của SCR so với mặt phẳng, α = 600.
vmax = 0,7 (m/s)

Chiều rộng song chắn rác:

d: bề dày của thanh song chắn

Chọn d= 25mm (25-38mm)

Chiều dài đoạn mương dẫn mở rộng trước song chắn:


B s−B 0,77−0,6
L1 = = =0,233 m
2tgφ 2tg 20

Trong đó :

+ φ : góc mở rộng của buồng đặt song chắn, chọn φ = 20o

Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn:

L2= 0,5 x L1 = 0,5 x 0,233 = 0,1165 m


59
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Chiều dài mương đặt song chắn rác

L = L1 + L2 + L3 = 0,233 + 0,1165 + 1 = 1,3495 m

4.3 Bể thu gom


 Chọn thời gian lưu nước T= 20 phút (10 phút – 30 phút)
 Thể tích bể thu gom

20
V = Qhmax x T= 49,45 x = 16,48 m3
60

 Chọn chiều cao hữu ích h= 2m


 Chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5 m
 Chọn hầm bơm hình chữ nhật có D x R x C = 5 x 2 x 2,5
 Công suất bơm

Q maxs x ∆ P x ρ x g
N=
1000 x 0,8

 Trong đó:
+ ∆ P=¿ h1 + h2 : trở lực
+ h1 = 2m là chiều cao cột nước trong bể
+ h2 : tổn thất cục bộ qua các chỗ nối (2-3 mH2O). Chọn = 3 mH2O
 ∆ P=¿2 + 3 = 5
+ Hiệu suất bơm = 0,8
+ ρ : tỉ trọng H2O = 1000kg/m3

+ g: gia tốc trọng trường (m/s2) g= 9,81 m/s2

0.014 x 5 x 1000 x 9,81


=> N = = 0,86 kW
1000 x 0,8

 Công suất thực của bơm 110% công suất tính toán

Ntt = 1,1 x 0,86 = 0,946 kW = 1,27 HP

60
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Chọn 2 bơm hoạt động luân biên mỗi bơm có công suất 1,3 HP
 Đường kính ống dẫn qua bể điều hoà
s
4 x 0,0014
d = 4 x Q max =
√ vx π √ 1,5 x π
= 0,03 m

 Trong đó:
+ v: vận tốc nước trong ống chọn v = 1,5 m/s
 Chọn ống dẫn có d = 32 mm

Thông số thiết kế bể thu gom

Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị


Lưu lượng giờ lớn Q h
max 49,45 m /h3

nhất
m
Kích thước hầm tiếp D R C 5×2×2,5
nhận
Thời gian lưu nước t 20 phót
D mm
ống dẫn nước lên 32
giàn mưa

4.4 Bể điều hòa


Bảng 4.2 Hiệu suất bể điều hòa .

Đầu vào Hiệu suất Đầu ra


SS= 600mg/L SS = 570 mg/L
5% SS
BOD = 1400 BOD = 1260 mg/L
BOD, COD 10%
COD = 2200 COD = 1980 mg/L

 Chọn thời gian lưu nước trong bể là: T= 6 h


 Thể tích bể điều hòa là : V= Q×T = 100,2 m3
 Chọn bể điều hòa có hình dạng tròn, chiều cao lớp nước lớn nhất hmax = 4,5m

Hbv= 0,5m

=> H = hmax + Hbv = 4,5 + 0,5 = 5 m

61
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Diện tích đáy bể :

S=V/hmax =100,2/4,5=22,3 m2

 Chọn chiều dài bằng L=5m , chiều rộng B=2,5m


 Kích thước xây dựng : L x B x H = 5 x 2,5 x 5

Bảng 4.3 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa

Dạng khuấy trộn Giá trị Đơn vị


Khuấy trộn cơ khí 4÷8 W/m3 thể tích bể
Tốc độ khí nén 10÷ 15 L/m3.phút (m3 thể tích bể)
 Giả sử khuấy trộn điều hòa bằng hệ thống thổi khí. Lượng khí nén cần thiết cho khuấy
trộn:
 qkhí = R x Vđh = 0,015 (m3/phút) x 100,2(m3) = 1,503 m3/phút = 1503
lít/phút = 25,05 lít/s
 R: tốc độ khí nén, R= 15 l/phút = 0,015 m3/phút
 Vđh: thể tích thực bể điều hòa m3.

Bảng 4.4 Các thông số cho thiết bị khuếch tán

Hiệu suất chuyển hóa oxi


Loại khuếch tán – cách bố Lưu lượng khí
tiêu chuẩn ở độ sâu 4,6m,
trí Lít/phút.cái
%
Đĩa sứ - lưới 11 ÷ 96 25 ÷ 40
Chụp sứ - lưới 14 ÷ 71 27 ÷ 39
Bản sứ - lưới 57 ÷ 142 26 ÷ 33
Ống plastic xốp cứng bố trí:
+ Dạng lưới
68 ÷ 113 28 ÷ 32
+ Hai phía theo chiều dài
85 ÷ 311 17 ÷ 28
(dòng chảy xoắn hai bên)
+ Một phía theo chiều dài
57 ÷ 340 13 ÷ 25
(dòng chảy xoắn một bên)
Ống plastic xốp mềm bố trí:

62
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ Dạng lưới 28 ÷ 198 26 ÷ 36


+ Một phía theo chiều dài 57 ÷ 198 19 ÷ 37
Ống khoan lỗ bố trí:
+ Dạng lưới 28 ÷ 113 22 ÷ 29
+ Một phía theo chiều dài 57 ÷ 170 15 ÷ 19
Khuếch tán không xốp
+ Hai phía theo chiều dài 93 ÷ 283 12 ÷ 23
+ Một phía theo chiều dài 283 ÷990 9 ÷ 12

 Chọn ống khuếch tán khí bản sứ - lưới có lưu lượng khí 90 lít/phút.cái
 Số ống khuếch tán khí :

qkk 576
n= = = 6,4
90 90

Chọn số ống phân phối khí nhánh phụ là 7

 Với lưu lượng qkk =9,45 l/s và tốc độ khí đặc trưng trong ống dẫn 6 m/s

Bảng 4.5 Tốc độ khí đặc trưng trong ống dẫn

Đường kính, mm Vận tốc, m/s


25 ÷ 75 ¿ 3”) 6÷9
100 ÷ 250 ¿ 10”) 9 ÷ 15
300 ÷ 610 ¿ 24”) 14 ÷ 20
760 ÷1500 ¿ 60”) 19 ÷ 33

4 x qkk 4 x 0,012
=> D =
√ πv
=
√ π x9
= 0,04 m = 40 mm

 Chọn ống đường kính D = 42mm


 Công suất bơm qua bể phản ứng
 Công suất bơm
 Chọn: h1 = 4,5m là chiều cao cột nước trong bể
 h2 : tổn thất cục bộ qua các chỗ nối chọn h2 = 3 m (2-3 m).

63
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

∆ P=¿ h1 + h2 = hmax + h2 = 4,5 + 3 = 7,5 mH2O

 Trong đó :

ρ : tỉ trọng H2O = 1000kg/m3

g: gia tốc trọng trường (m/s2) g= 9,81 m/s2

Q max
s x ∆ P x ρ x g 0,014 x 7,5 x 1000 x 9,81
=> N= = = 1,29 kW
1000 x 0,8 1000 x 0,8

 Công suất thực tế

Ntt = 110% N = 1,1 x 1,29 = 1.419 kW = 1,9029 HP

 Chọn 2 bơm hoạt động luân biên mỗi bơm có công suất 2 HP.
 Công suất máy thổi khí bể điều hoà
0,283
p2
N=
W x R xT
29,7 x n x 0,8
x
[( ) ]
p1
−1

 Trong đó:
+ W : khối lượng không khí mà hệ thống cung cấp trong 1 giây (kg/s).
+ Lưu lượng không khí qkk = 12 lít/s = 0,012 m3/s
+ Tỉ trọng không khí: 0,0118 kN/m3 = 11,8 N/m3
0,012 x 11,8
W= = 0,014 kg/s
9,81
+ R : hằng số khí lý tưởng, R = 8,314 KJ/Kmol°K.

+ T : nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, T = 273 + 25 = 298°K.

+ p1 : ấp suất tuyệt đối của không khí đầu vào, p1 = 1 atm.

+ p2 : áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra


Hd 4,2
p2 = pm + 1 = +1= + 1 = 1,41 atm
10,12 10,12
+ với
+ pm : áp lực của máy nén khí tính theo atmotphe, (atm).

64
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ Hd : áp lực cần thiết cho hệ thống khí nén, Hd = 5, 2m với độ ngập nước của
ống phân phối khí = hmax = 4,5m

K−1
n= = 0,283 ( K = 1,395 đối với không khí )
K

+ 29,7 : hệ số chuyển đổi

+ 0,8 : hiệu suất của máy nén khí

0,283
0,014 x 8,314 x 298 1,41
=> N =
29,7 x 0,283 x 0,8
x [( ) ]
1
−1 = 0,53 kW

 Công suất thực tế

Ntt = 110% N = 1,1 x 0,53 = 0,583 kW = 0,78 HP

 Chọn 2 bơm hoạt động luân biên mỗi bơm có công suất 0,78 HP.
Thông số thiết kế bể điều hòa

Ký hiệu Đơn vị Giá trị


Thông số bể
Lưu lượng Q h max m3 / h 49,45
Thời gian lưu t Giờ 6
nước
Kích thước bể L  B H m 5×2,5×5
Chiều cao hữu ích H m 4,5
ống dẫn nước ra D mm 60
Hệ thống phân phối khí
ống dẫn khí chính Dc mm 42
ống phân phối khí Dn mm 27
nhánh
n
Số ống nhánh ống 7

4.5 Bể lắng 1
Bảng 4.6 Tính chất nước thải đầu vào và ra.

Tính chất nước thải Hiệu suất xử lí Tính chất nước thải

65
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

đầu vào đầu ra


SS = 570 mg/L SS = 313.5 mg/L
BOD = 1209 mg/L 45% SS và 25% BOD BOD = 945mg/L
N = 30 mg/ L 20% Tổng N và P N = 24 mg/L
P= 25 mg/L P = 20 mg/L

Bảng 4.7 Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng ly tâm .

Thông số Gía trị


Trong khoảng Đặc trưng
Thời gian lưu nước, giờ 1,5 -2,5 2,0
Tải trọng bề mặt,m3/m2.ngày 32-48
+ Lưu lượng trung bình 32-48
+ Lưu lượng cao điểm 80-120
Tải trọng máng tràn,m3/m.ngày 125-500
Ống trung tâm:
+ Đường kính 15-20%D
+ Chiều cao 55-65%H
Chiều sâu H của bể lắng,m 3,0-4,6 3,7
Đường kính D của bể lắng.m 3,0-60 12-
Độ dốc đáy.mm/m 45
Tốc độ thanh gạt bùn,vòng/phút 62-167 83
0,02-0,05 0,03
( Nguồn Internnet)

 Chọn bể lắng I có dạng hình tròn trên mặt bằng, nước thải vào từ tâm tâm và thu
nước theo chu vi (bể lắng li tâm).
 Giả sử tải trọng bề mặt thích hợp là 40m3/m2.Ngày.
 Diện tích bề mặt bể lắng:

Q tbngày 400 m 3 /ngày


A= = = 10m2
LA 40 m 3 /m2 . ngày

 Trong đó:
 Q tbngày = lưu lượng trung bình ngày, m3/ngày
 LA = tải trọng bề mặt, m3/m2.ngày.
 Đường kính bể lắng:

66
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

4 4

D= A ×
π √
= 10 m2 × = 3,6 m
π

 Đường kính ống trung tâm:

d = 20%D = 0,2×3,6 m = 0,72 m

 Chọn chiều sâu hữu ích bể lắng H = 4m, chiều cao lớp bùn lắng h b = 1 m ,chiều
cao lớp trung hòa hth = 0.3 m , chiều cao bảo vệ h bv = 0.3 m. Vậy chiều cao
tổng cộng của bể lắng đợt I là :

Htc= H + hb +hth + hbv = 4m + 1m + 0,3m + 0,3m = 5,6m

 Chiều cao ống trung tâm:

h = 60%H = 0,6 × 4 m=2,4 m

 Kiểm tra lại thời gian lưu nước bể lắng:


 Thể tích phần lắng:

π π
W = ( D 2−d 2 ) × H= ( 3,6 2−0,722 ) × 4 ≈39 m 3
4 4

 Thời gian lưu nước:

W 39 m3
t= = =2,3 h>1.5 h
Q tbh 16,7 m 3 /h

 Tải trọng máng tràn:

Q 400 m 3 /ngày 3
Ls = = =25,98/m. ngày <400 m /m. ngày
πD π × 4,9 m

 Giả sử hiệu quả xử lý cặn lơ lửng đạt 60% ở tải trọng 40m 3/m2.ngày. Lượng
bùn tươi sinh ra sinh ra mỗi ngày là:

gSS m3
M tươi=400 3 × 400 × (0,6)/1000 g/kg = 96 kgSS/ngày
m ngày

67
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Giả sử bùn tươi của nước thải nhà máy sản xuất bia có hàm lượng cặn 5% (độ
ẩm = 95%), tỉ số VSS: SS = 0,75 và khối lượng riêng bùn tươi 1,053 kg/l. Vậy
lưu lượng bùn tươi cần phải xử lý là:

96 kg /ngày
Q tươi= ≈ 1823 L/ngày ≈ 1,823 m3/ngày
0,05 ×1,053 kg /L

 Lượng bùn tươi có khả năng phân hủy sinh học:

M tươi=96 kgSS/ngày × 0,75 ≈ 72 kgVSS/ngày

 Bùn dư từ quá trình xử lý sinh học được đưa về bể lắng đợt I. Quá trình nén
bùn trọng lực xảy ra ngay tại phần đáy bể lắng I.
Thông số thiết kế bể lắng 1

4.6 Bể Trung gian 1


Chọn thời gian lưu nước T= 20 phút (10 phút – 30 phút)

Thể tích bể thu gom

20
V = Qhmax x T= 49,45 x = 16,48 m3
60

Chọn chiều cao hữu ích h= 2m

Chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5 m

Chọn hầm bơm hình chữ nhật có D x R x C = 5 x 2 x 2,5

Công suất bơm

Q smax x ∆ P x ρ x g
N=
1000 x 0,8

Trong đó:

+ ∆ P=¿ h1 + h2 : trở lực


+ h1 = 2m là chiều cao cột nước trong bể
+ h2 : tổn thất cục bộ qua các chỗ nối (2-3 mH2O). Chọn = 3 mH2O

68
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 ∆ P=¿2 + 3 = 5
+ Hiệu suất bơm = 0,8
+ ρ : tỉ trọng H2O = 1000kg/m3

+ g: gia tốc trọng trường (m/s2) g= 9,81 m/s2

13,71 x 5 x 1000 x 9,81


=> N = = 0,84 kW
1000 x 0,8

Công suất thực của bơm 110% công suất tính toán

Ntt = 1,1 x 0,84 = 0,924kW = 1,24HP

Chọn 2 bơm hoạt động luân biên mỗi bơm có công suất 1,8 HP

Đường kính ống dẫn qua bể điều hoà


s
4 x 0,014
d = 4 x Q max =
√ vx π √ 1,5 x π
= 0,11 m

Trong đó:

+ v: vận tốc nước trong ống chọn v = 1,5 m/s

Chọn ống dẫn có d = 120 mm

4.7 Bể UASB
Bảng 4.8 Tính chất nước thải đầu ra và vào bể UASB

Tính chất nước thải đầu Tính chất nước thải đầu
Hiệu suất xử lí
vào ra
COD = 1980 mg/L 60-80% COD và BOD Cho hiệu quả xử lý là 70%
BOD = 945 mg/L 50% Tổng N , COD = 594 mg/L ,
N= 24 mg/L 10% Tổng P N = 12 mg/L
P= 20 mg/L 75% SS BOD = 283 mg/L
SS=313.5 mg/L P = 18 mg/L

69
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

SS= 78mg/L

 Tính toán kích thước


 Với hiệu xuất của bể UASB đối với COD là 70%
 Lượng COD được các vi sinh vật chuyển hóa :
M = 1980 x 70% = 1386 mg/l

 Trong bể UASB, để duy trì sự ổn định của quá trình xử lý yếm khí phải duy
trì được tình trạng cân bằng với giá trị pH của hỗn hợp nước thải từ 6,6 ÷
7,6 (phải duy trì độ kiềm đủ khoảng 1000 ÷ 1500 mg/l để ngăn cản pH
xuống dưới mức 6,2) và phải có tỷ lệ chất dinh dưỡng N, P theo COD là
COD:N:P = 350 : 5 : 1.
 Như vậy lượng Nito cần cung cấp là :
1386
N cc = x 5=19.8mg /l
350

1540
 Lượng Photpho cần cung cấp: Pcc= =3,96 mg/l
350
 Lượng COD cần khử một ngày là
G = Qtbngày x M x 10-3 = 400 x 1386 x 10-3 = 554 kg/ngày.

 Kích thước của bể UASB


 Chọn tải trọng COD hằng ngày: a = 8 kg COD/m3.ngày
 Dung tích xử lý phần kị khí:

G 554
V y= = =69,25 m 3
a 8

 Diện tích bề mặt bể cần thiết

Q tbh 16,7 2
F= = =16,7 m
v 1

 Trong đó:

70
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ Q tbh : Lưu lượng nước dẫn vào bể UASB trong 1 giờ. Q tbh = 16,7 m3/h.
+ v : Vận tốc đi lên của nước trong bể, khoảng 0,6 –1 m/h.
o Chọn v = 0,9 m/h.
 Chiều cao phần xử lí kị khí:

V y 69,25
H 1= = =4,15 m
F 16,7

 Chọn chiều cao vùng lắng: H2 = 1,25 m.


 Chọn chiều cao bảo vệ: Hbv = 0,5 m.
 Chiều cao xây dựng bể UASB:

H = H1 + H2 + Hbv = 4,15 + 1,25 + 0,5 = 5,9 m.

 Thể tích toàn bộ bể UASB:


Vt = H x F = 5,9 x 23,14 = 136,52 m3

 Với diện tích bề mặt bể UASB: F = 23,14 m2, ta chọn tiết diện hình vuông.
 Vậy chiều rộng mỗi cạnh là B = 4,81 m.
 Thời gian lưu nước :

Vt 136,52
T= tb
= =8,17 giờ
Q h
16,7

 Tính toán phần ngăn lắng:


 Nước trước khi vào ngăn lắng sẽ được tách khí bằng các tấm chắn khí đặt nghiêng
so với phương ngang một góc từ 45 - 600. Chọn góc này là 600.
 Bể được chia làm 2 ngăn lắng, chiều rộng mỗi ngăn
B 4,81
b= = =2,405 m
2 2
 Chiều cao phần lắng:
( Hm+ H3)
tan60 o=
b /2
=> Hm + H3 = (b/2) x tan 60o = (2,405/2) x √ 3= 2,08 m.

71
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

=> Hm = 2,08 – H3 = 2,08 – 0,5 = 1,58 m.

 Chọn Hm = 1,58 m.
 Tính toán tấm chắn khí và tấm hướng dòng
 Chọn khe hở giữa các tấm chắn khí và tấm hướng dòng là như nhau.
 Tổng diện tích các khe hở chiếm từ 15 ÷ 20% diện tích bể. Chọn Skhe = 16% F.
 Trong bể có 4 khe hở, vì vậy diện tích mỗi khe là:

0,16 x F 0,16 x 16,7


Skhe = = =0,668 m 2
n 4
 Bề rộng một khe hở là:

Skhe 0,668
r khe = = =0,139 m=139 mm
B 4,81
 Tấm chắn khí:
 Tính tấm chắn khí 1:
+ Chiều dài tấm chắn khí bằng chiều rộng bể:
l1 = B = 4,81 m.

+ Chiều rộng:
H m −H 2 1,58−1,25
b 1= o
= =0,38 m
sin 60 sin 60o

Tính tấm chắn khí 2:

+
Chiều dài:

l2 = B = 4,81 m.

+
Chọn khoảng đè mí giữa 2 tấm chắn khí là: Δl = 0,2 m.

72
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+
Chiều rộng:

Hm+ H3 1,58+0.5
b 2= o
−b1+ Δl= −0,38+0,2=2.22m
sin 60 sin 60o

 Tấm hướng dòng:


 Tấm hướng dòng cũng được đặt nghiêng so với phương ngang một góc 600 và cách
tấm chắn khí dưới là rkhe = 139 mm.
 Chiều dài tấm hướng dòng: lhd = B = 4,81 m.
 Khoảng cách từ đỉnh tam giác của tấm hướng dòng đến tấm chắn dưới:

r khe 139
d= o 0
= 0
=160,5 mm
cos ⁡(90 −60 ) cos ⁡30

 Đoạn nhô ra của tấm hướng dòng nằm bên dưới khe hở từ 10 ÷ 20 cm. Chọn mỗi
bên nhô ra 20 cm.
 Như vậy, chiều rộng của tấm hướng dòng là:

D = 2 x d + 2 x 150 = 2 x 160,5 + 2 x 150 = 621 mm.

 Tính máng thu nước


 Máng thu nước được thiết kế một máng thu đặt giữa bể chạy dọc theo chiều dài bể.
 Máng răng cưa gồm nhiều răng cưa hình chữ v.
 Vận tốc nước chảy trong máng: 0,6 ÷ 0,7 m/s. Chọn Vm = 0,6 m/s.
 Diện tích mặt cắt ướt của máng thu nước:

Qtbh 16,7
A¿ = =0.008m2
V m 0,6 x 3600

 Với A = 0,0 m2, ta chọn chiều cao máng là hm = 100 mm, thì chiều rộng máng là
90 mm. Chiều dài máng thì bằng chiều rộng bể UASB, và bằng 4,81 m.
 Tính toán lượng khí sinh ra và ống thu khí
 Tính toán lượng khí mêtan sinh ra

73
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ Lượng khí sinh ra khi phân hủy 1 kg COD là: m = 0,5 m3/kg COD.
+ Vậy lưu lượng khí sinh ra trong một ngày là:

Qkhí = m x G = 0,5 x 693 = 347 m3/ngày.

+ Với G là lượng COD khử mỗi ngày. G = 693 kg COD/ngày.


+ Trong tổng toàn bộ thể tích khí sinh ra thì khí CH4 chiếm 75% thể tích, như
vậy lượng khí mêtan do bể UASB sinh ra trong ngày là:

Qmêtan= Qkhí x 75% = 347 x 75% = 260 (m3/ngày).

 Tính toán ống thu khí


+ Chọn vận tốc khí trong ống Vkhí = 10 m/s
+ Đường kính ống thu khí:

4 x Q khí 4 x 165
D=
√ π x V khí√=
π x 10 x 24 x 3600
=0,0156 m=¿ 15,6 mm

+ Chọn đường kính ống khí: Dkhí = 20 mm.


 Tính toán ống phân phối nước vào bể UASB
 Đường kính ống chính:
 Vận tốc nước chảy trong ống chính v = 0,8 ÷ 2 m/s. Chọn v = 1 m/s.

4 x Q ngày 4 x 400
D chính =
√ π xv √=
π x 3600 x 24 x 1
=0,077 m

 Chọn đường kính ống chính Dchính = 90 mm.


 Từ ống chính, chia thành 2 ống nhỏ đi vào 2 ngăn.
 Vậy đường kính ống nhánh là:

4 x Q ngày /2 4 x 400/2
D nhánh =
√ π xv √
=
π x 3600 x 24 x 1
=0,054 m

 Chọn đường kính ống phụ Dphụ = 60 mm.


+ a sát dọc theo chiều dài ống dẫn (m);

74
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ hc – Tổn thất cục bộ (m);


+ hf – Tổn thất qua thiết bị phân phối (m);
+ H – Chiều sâu hữu ích của bể, H = 4m.
+ Tổng tổn thất hd và hc thường không vượt quá 0,4m; tổn thất hf không quá
0,5m.
 Do đó áp lực cần thiết sẽ là:

Hct = 0.4 + 0.5 + 4 = 4.9m

 Áp lực không khí sẽ là:

10.33+ H ct 10.33+ 4,9


P= = =1.474 at
10.33 10.33

 Công suất máy nén khí:

34400 × ( P0.29 −1 ) × q 34400 × ( 1.474 0.29−1 ) ×0.725


N= = =36.4 kW
102 ×η 102× 0.8

 Trong đó:
+ q – Lưu lượng không khí, q = 0.725 m3/s;
+ η – Hiệu suất máy nén khí, η = 0.7 – 0.9. Chọn η = 0.8
 Lượng bùn sinh ra :
+ Lượng bùn sinh ra trong bể tương đương 0,05-0,1g VSS/g CODbịkhử.
+ Chọn Lượng bùn là 0,1g VSS/g CODbịkhử.
+ Khối lượng bùn sinh ra trong 1 ngày:

M bun =0,1∗693=69.3 kg VSS /ngay

 Theo quy phạm: 1m3 bùn tương đương 260 kg VSS.


 Thể tích bùn sinh ra trong 1 ngày:

69.3
V bun = =0,267 m 3 /ngay
260

 Chọn thời gian lưu bùn là 3 tháng:


 Lượng bùn sinh ra trong 3 tháng = 0,267 * 30 * 3=24 m3

75
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

24
 Chiều cao của bùn trong 3 tháng: = =0,35 m
69,25

 Đường kính ống thu bùn:


 Chọn thời gian xả că ̣n là 120 phút
11,7
 Lượng că ̣n đi vào ống thu bùn trong 120 phút = =0,00165 m3 / s
120∗60
 Bố trí 3 ống thu bùn , các ống này đă ̣t vuông góc với chiều rô ̣ng bể, mỗi ống cách
nhau 0,94m , 2 ống sát tường cách tường 0,96m.
 Vâ ̣n tốc trong ống xả bùn là 0,5 m/s.
 Diê ̣n tích ống xả că ̣n:
0,00165
F bun= =0,0011 m2
3∗0,5

 Đường kính ống thu bùn :


4∗F bun
D=
√ π
=0,038 m=38 mm

 Chọn đường kinh ống là 40 mm.


 Đường kính ống thu bùn trung tâm
 Chọn vâ ̣n tốc 0,3 m/s
 Đường kính ông thu bùn trung tâm:

4∗0,0011
D=
√ π∗0,3
= 0,068 m = 68mm

Theo TCXD -51-84 , đường kính ống thu bùn tối thiểu là 200mm. chọn đường kính ống
trung tâm là 200 mm

4.8 Bể trung gian


 Chọn thời gian lưu nước T= 20 phút (10 phút – 30 phút)
 Thể tích bể thu gom

20
V = Qhmax x T= 49,45 x = 16,5 m3
60

76
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Chọn chiều cao hữu ích h= 2m


 Chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5 m
 Chọn hầm bơm hình chữ nhật có D x R x C = 5 x 2 x 2,5
 Công suất bơm

Q smax x ∆ P x ρ x g
N=
1000 x 0,8

 Trong đó:
+ ∆ P=¿ h1 + h2 : trở lực
+ h1 = 2m là chiều cao cột nước trong bể
+ h2 : tổn thất cục bộ qua các chỗ nối (2-3 mH2O). Chọn = 3 mH2O
 ∆ P=¿2 + 3 = 5
+ Hiệu suất bơm = 0,8
+ ρ : tỉ trọng H2O = 1000kg/m3

+ g: gia tốc trọng trường (m/s2) g= 9,81 m/s2

13,71 x 5 x 1000 x 9,81


=> N = = 0,84 kW
1000 x 0,8

 Công suất thực của bơm 110% công suất tính toán

Ntt = 1,1 x 0,84= 0,924kW =1,24 HP

 Chọn 2 bơm hoạt động luân biên mỗi bơm có công suất 1,8 HP
 Đường kính ống dẫn qua bể điều hoà
s
4 x 0,014
d = 4 x Q max =
√ vx π √ 1,5 x π
= 0,11 m

 Trong đó:
+ v: vận tốc nước trong ống chọn v = 1,5 m/s
 Chọn ống dẫn có d = 120 mm

Bảng 4.9 Câc thông số thiết kể cho bể UASB

Thông số Gía trị

77
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Tải trọng bề mặt phần lắng(m3/m2 ngày)


khi: 72
+ Xử lý chất hữu cơ hòa tan 24-30
+ Xử lý nước thải có cặn lơ lửng 12
+ Đối với bùn dạng bông ( chưa tạo hạt )
Chiều cao bể, m 3-5
+ nước thải loãng 5-7 hoặc > 10m
+ nước thải đậm đặc ( COD> 3000mg/l)
Phểu tách khí – cặn 45-60 độ
+ Vách nghiên phểu thu khí >15-20% diện tích bề mặt bể
+ Diện tích bề mặt khe hở giữa các phểu 1,5-2m
thu khi 10-20cm
+ Chiều cao phểu thu khí
+ Đoạn nhô ra của tấm hướng dòng nằm 35-100 ngày
bên dưới khe hở
Thời gian lưu bùn,ngày
( Nguồn Internet)

4.9 Bể MBBR
Bảng 4.10 Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra bể MBBR .

Tính chất nước thải đầu Tính chất nước thải đầu
Hiệu suất xử lí
vào ra
Cho hiệu quả xử lý là 90%
COD = 594 mg/L
90% COD và BOD COD = 59,4 mg/L
BOD = 283 mg/L
60% Tổng N , N= 4,8 mg/L
N = 12 mg/L
15% Tổng P BOD= 28.3 mg/L
P = 18 mg/L
P= 15,3mg/L
80% SS
SS= 78 mg/L
SS= 15.6 mg/

Thể tích bể MBBR


 Thể tích làm việc của bể chưa có giá thể
θc × Q× Y ×(La −L) 10× 400 × 0,6(271−26,1)
V1 = = =130,61 m3
X ×(1+ k d θ c ) 3000 ×(1+ 0,05× 10)

78
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Trong đó:

+ : thời gian lưu bùn θc = 5 ÷15 ngày, chọn θc = 10 ngày

+ Q: lưu lượng trung bình ngày của nước thải, Q = 400 m3/ngày. đêm

+ Y: hệ số sản lượng bùn đối với nuớc thải đô thị Y = 0,4 ÷ 0,8
mgVSS/mgBOD5.

+ Chọn Y = 0,6 mgVSS/mgBOD5


+ La: BOD5 của nước thải dẫn vào bể MBBR

+ L: BOD5 hòa tan của nước thải ra khỏi bể MBBR

+ Nồng độ chất lơ lửng dễ bay hơi trong hỗn hợp bùn hoạt tính đối với nước thải
công nghiệp X = 3000 mg/l
+ Hệ số phân hủy nội bào, lấy Kd = 0,05 ngày-1 đối với nước thải công nghiệp
Xác định hệ số tuần hoàn
 Hàm lượng bùn trong bể:

MLSS = MLVSS/0,8 = 3000/0,8 = 3750 (mg/l)

 Phương trình cân bằng vật chất cho bể MBBR:

QX0 + QthXth = (Q+Qth)X

 Trong đó:

+ Q: Lưu lượng thải

+ Qth: Lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn

+ Xo: Nồng độ VSS trong nước thải dẫn vào MBBR, mg/l

+ X: Nồng độ VSS ở bể MBBR, X = 3000mg/l

+ Xth: Nồng độ VSS trong bùn tuần hoàn, Xth = 8000mg/l

 Giá trị Xo thường rất nhỏ so với X và Xth do đó trong phương trình cân bằng

79
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

vật chất ở trên có thể bỏ qua đại lượng QXo. Khi đó phương trình cân bằng
vật chất sẽ có dạng:

Qth× Xth = (Q+Qth) × X

 Hệ số tuần hoàn:

Q th X 3000
∝ b= = = =0,6
Q X th− X 8000−3000

 Lưu lượng trung bình của hổn hợp bùn hoạt tính tuần hoàn:

Qb . th=Q tbh ×∝=16,7 × 0,6=10,02 m3

 Thể tích bùn tuần hoàn từ bể trong 1h:

Q b .th 10,02
V2= = =12,48 m3
t 1

 Thể tích của bể MBBR:


V = V1+V2 = 130,61 + 10,02 = 140,63 m3
 Chọn chiều cao hữu ích của bể MBBR (theo điều 6.15.12-TCXD-51-84), H = 3
- 6m, chọn Hhi = 6m).Chiều cao bảo vệ: Hbv = 0,5 m.
 Diện tích mặt thoáng của bể:
V 140,63
F= = =23,44 m2
H 6

 Thể tích xây dựng bể :


L× B × H =6,5 m×5 m ×6 m
 Thời gian lưu nước thải:

V 140,63
T= = =8,42 giờ
Q tbh 16,7

 Tính toán thể tích vật liệu đệm


 Ta chọn giá thể lơ lững Biochip để xử lý trong bể MBBR với các thông số sau:
80
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Bảng 4.11 Thông số chi tiết giá thể trong bể MBBR..

Vật liệu Polyethylen (PE)


Ký hiệu Biochip
Khối lượng riêng 170 kg/m3
Dày 1 mm
Hình dạng Tròn, Paraboloid
Đường kính 22 mm
Diện tích bề mặt Sbm = 3000 m2/m3

Q×(La− Lt) 400(271−26,1)


 Lượng giá thể cho vào bể theo BOD5: V3= = =2,72
0,012× S bm 0,012 ×3000 ×1000

m3

 Trong đó:

- 0,012 là hệ số thực nghiệm khả năng xử lý BOD của giá thể S 20-4

(kgBOD/ng/m2)

+ Sbm: diện tích bề mặt giá thể 3000 m2/m3

+ La : BOD đầu vào


+ Lt : BOD đầu ra
Lượng bùn dư xả ra mỗi ngày
 Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính:

Y 0,6
Y obs = = =0,4
1+ k d × θc 1+0,05 ×10

 Trong đó:

+ Y: Hệ số sinh trưởng cực đại, lấy Y = 0,6 (mg bùn hoạt/ mg BOD5)

+ Kd: Hệ số phân hủy nội bào, hệ số này có giá trị từ 0,02 đến 0,1

81
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

(ngày) -1, ta chọn giá trị tiêu biểu kd = 0,05 (ngày) -1


+ θc : Thời gian lưu bùn =10 (ngày)

 Lượng bùn sinh ra trong một ngày:

Y obs ×Q ×(L a−Lt ) 0,4 ×400 ×(271−26,1)


P x= = =39,184 kg /ngày
10 3 103

 Tổng lượng cặn lơ lửng sinh ra trong một


ngày:

MLVSS = 0,8 MLSS

39,184
Pss = =48,98 kg/ngày
0,8

 Lượng cặn thải bỏ mỗi ngày:

+ Lượng bùn thải bỏ mỗi ngày = Lượng tăng sinh khối tổng cộng tính
theo MLSS – hàm lượng chất lơ lửng còn lại trong dòng ra
Pxả = Pss– (Q ×Cs ×10-3) = 48,98 – ( 400× 14,25 × 10-3) = 43,28 (kg/ngày)
+ Trong đó:

o Cs: là hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải sau xử lý,(14,25
mg/l).

 Lưu lượng bùn dư thải bỏ mỗi ngày:

Giả sử bùn dư được xả bỏ từ đường ống dẫn bùn tuần hòan, Qra = và hàm
lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi trong bùn ở đầu ra chiếm 80% hàm lượng chất rắn
lơ lửng.
 Khi đó lưu lượng bùn dư thải bỏ được tính theo công thức:
V  X  QX OC 140, 63  3000  400 11, 4 10
Qw    4, 7m3 / ngay
C X r 10  8000

 Trong đó :
+ V : thể tích hữu ích của bể

82
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

+ X : nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn hoạt tính có trong bể MBBR,X = 3000
mg/l
+ Xr : nồng độ VSS trong bùn hoạt tính Xr=10000 × 0,8=8000
+ X0 :nồng độ VSS trong lượng SS ra khỏi bể lắng ,
X0 = 14,25 X 0,8 =11,4 mg/l
+ θc :Thời gian lưu bùn công trình , 10 ngày
 Kiểm tra chỉ tiêu làm việc của bể :

 Tỷ số F/M:

S0 271
F/M= = =0,314 gBOD/bùn.ngày
T × X 6,9 ÷ 24 ×3000

 Trị số này nằm trong khoảng cho phép: F/M = 0,2 ÷ 0,6 gBOD/bun.ngay
 Trong đó:

+S0 : Hàm lượng BOD5 vào bể, 271 (mg/l)

+ T: Thời gian lưu của nước thải trong bể, T = 6,9 giờ = 0,2875 ngày

+ X: Nồng độ bùn hoạt tính, X = 3000mg/l.

 Tốc độ sử dụng chất nền của 1g bùn hoạt tính trong ngày:

s0−S 271−26,1
∅ c= = =0,284 gBOD/bùn.ngày
T × X 0,2875× 3000

 Trong đó:

+ S0: Hàm lượng BOD5 vào bể, (mg/l)

+ S: Hàm lượng BOD5 ra bể, (mg/l)

+ T: Thời gian lưu của nước thải trong bể, T = 6.9giờ = 0,2875 ngày

+ X: Nồng độ bùn hoạt tính, X = 3000mg/l

 Tải trọng thể tích:

83
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

S 0 × Q 271 × 400
La= ×10 =0,77 KgBOD/m3.ngày
−3
=
V 140,63

 Giá trị này nằm trong khoảng cho phép ( La = 0,2 – 1,6 KgBOD / m3.ngày
(Trang 10, Sổ tay hướng dẫn thiết kế các công trình xử lý sinh học - Bùi Xuân
Thành)
Lượng oxi cần cấp cho bể MBBR
 Lượng oxy cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng sinh học gồm lượng
oxy cần để làm sạch BOD5, oxy hóa amoni NH4+ thành NO3-, khử NO3-

 Lượng oxy cần cung cấp:

Q×(S0 −S) 4,57 ×Q( N 0−N )


OC0= −1,42 Px +
1000× f 1000

400 ×(271−26,1) 4,57 × 400 (12−4,8 )


= −1,42× 39,184+ =102,09 KgO2/Ngày
1000 ×0,68 1000

 Trong đó

+ OC0 Lượng oxy cần thiết theo điều kiện tiêu chuẩn của phản ứng ở 20oC,
(kgO2/ngđ).
+ f: Hệ số chuyển đổi từ BOD5 sang COD, f = BOD5/COD = 0,68

+ S0: Nồng độ BOD5 đầu vào

+ S : Nồng độ BOD5 đầu ra

+ Px : Lượng bùn sinh ra do khử BOD5

+ 1,42: Hệ số chuyển đổi từ tế bào sang COD

+ N0 : Tổng hàm lượng nito đầu vào

+ N: Tổng hàm lượng nito đầu ra

+ 4,57: Hệ số sử dụng oxy khi oxy hóa NH4+ thành NO3-

 Lượng oxi cần thiết trong điều kiện thưc tế:

84
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

C s 20 1 1
OCt=O C0 × × ×
β ×C sh−C d 1,024T −20 a

9,08 1 1
=139,5× 1 ×8,24−2 × 25−20
×
0,8
=225,3KgO2/ ngày
1,024

Trong đó

+ β : Hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối, đối với nước thải
thường lấy = 1)
+ Csh: Nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ứng với nhiệt độ (ToC = 25oC) và
độ cao so với mực nước biển tại nhà máy xử lý, lấy gần đúng Csh = 8,24 mg/l.
+ Cs20: Nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ở 20oC, Cs20 =9,08 mg/l.

+ Cd: Nồng độ oxy cần duy trì trong công trình (mg/l), Cd = 1,5 – 2 mg/l, chọn
Cd= 2mg/l
+ a: Hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng của hàm
lượng cặn, chất hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dạng kích
thước bể có giá trị từ 0,6 – 0,94, chọn = 0,8
 Giả sử không khí có 21% trọng lượng O2 và khối lượng riêng không khí là
1,2 kg/m3. Vậy lượng không khí lý thuyết cho quá trình là:
O Ct 225,3
Mkk= = =894,1 m3/ngày = 37,3 m3/h = 0,01 m3/s
0,21× 1,2 0,21 ×1,2

 Lượng không khí cần thiết:

O Ct
Qkk= f ×
OU

 Trong đó:

+ OCt: Lượng oxi cần thiết thực tế cần dùng cho bể, OCt= 225,3
kgO2/ngày

+ OU: công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối khí

85
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

tính theo gam oxy cho 1 m3 không khí ở độ sâu ngập nước h, OU
=Ou× h
+ Ou: công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối khí
tính theo ga, oxy cho 1 m3 không khí ở độ sâu ngập nước h = 1m.
Chọn thiết bị phân phối có kích thước bọt khí mịn (theo bảng 7.1
trang 112 “ tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – Trịnh
Xuân Lai”), ta có Ou= 7g O2/m3.m. Độ sâu ngập nước của bể,Hhi=
3m
OU=Ou×Hhi= 7 ×6=42
+ f: hệ số an toàn ; chọn f= 2

O Ct 225,3
Vậy Qkk = f × =2× −3
=10729 m3/ngày = 447 m 3/h = 0,124 m3/s
OU 42 ×10
 Tính toán hệ thống cấp khí cho MBBR

 Áp lực cần thiết cho hệ thống khí nén:

Hct= Hd + Hc+ Hf + Hhi = 0,4 + 0,5 + 6 = 6,9 m

 Trong đó:

+ Hd: tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên ống dẫn

+ Hc: Tổn thất cục bộ ống hd + hc 0,4. Chọn hd + hc = 0,4m

+ Hf: tổn thất qua thiết bị phân phối khí. Hf 0,5. Chọn Hf = 0,5m

+ Hhi: chiều cao hữu ích của bể, Hhi = 3m

 Công suất máy thổi khí:


0,283
p2
N=
W x R xT
29,7 x n x 0,8
x
[( ) ]
p1
−1

 Trong đó:
+ W : khối lượng không khí mà hệ thống cung cấp trong 1 giây (kg/s). Lưu lượng

86
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

không khí Qkk = = 0,124 m3/s


 Tỉ trọng không khí: 0,0118 kN/m3 = 11,8 N/m3
0,124 x 11,8
 W= = 0,149 kg/s
9,81
+ R : hằng số khí lý tưởng, R = 8,314 KJ/Kmol°K.

+ T : nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, T = 273 + 25 = 298°K.

+ p1 : ấp suất tuyệt đối của không khí đầu vào, p1 = 1 atm.

+ p2 : áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra


H ct 6,9
+ p2 = pm + 1 = +1= + 1 = 1,682 atm
10,12 10,12
+ Với :
+ pm : áp lực của máy nén khí tính theo atmotphe, (atm).

+ Hd : áp lực cần thiết cho hệ thống khí nén, Hd = 6,9 m

K−1
+ n= = 0,283 ( K = 1,395 đối với không khí )
K

+ 29,7 : hệ số chuyển đổi

+ 0,8 : hiệu suất của máy nén khí

0,283
0,149 x 8,314 x 298 1,682
=> N =
29,7 x 0,283 x 0,8
x [( ) ]
1
−1 = 8,7 kW

 Công suất thực tế

Ntt = 1,1 x N = 9,6 kW = 12,8 HP

 Chọn 4 máy thổi khí công suất 6 HP và 7 HP ( 2 máy sử dụng 2 máy dự phòng ) .

 Đường kính ống chính cung cấp cho bể MBBR

87
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

4 Q kk 1 4 x 0,124
Dkk chính=
√ πx v khí√=
πx 15
=-0,102

 Trong đó :
+ Qkk1= lượng không khí cần cung cấp =0,124
+ Vkhí= vận tốc khí trong ống, vkhí=15 m/s
 Để tránh hiện tượng ăn mòn lựa chọn vật liệu trong ống như sau:

+ Phần ống chính từ máy nén khí đến mặt nước là ống thép không ghi DN150, có
đường kính 168,28 mm độ dày 3,4 mm theo tiêu chuẩn SCH10.

+ Ống chính được đặt trên gối đỡ cao 20cm so với đáy.

+ Ống dẫn khí chính sẽ bố trí trên bề mặt đi dọc theo chiều rộng của bể, từ ống
khí sẽ rẽ ra các ống nhánh và đâm xuống bể, trên mỗi ống nhánh sẽ bố trí van điều lưu
lượng khí. Khoảng cách giữa các ống nhánh là 1m, ống cách tường 0,5m.

 Số ống nhánh

3,5−2 x 0,5
nnhánh= +1= 4
1

 Số đĩa thổi khí:


 Chọn đĩa thổi khí RSD 350, đường kính 350 mm, lưu lượng khí 12m3/h, xuất xứ
Đài Loan.

Q kk 1 447
nđĩa= = =38(đĩa)
r 12

 Chọn 40 đĩa thôi khí phân bố đều lên 4 nhánh, mỗi nhánh 10 đĩa.
+ Lưu lượng khí qua các ống nhánh:

0.124
Qkhí nhánh = =0,031 (m3/s)
4

 Đường kính ống nhánh dẫn khí:

88
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

4 Q kk nhánh 4 x 0,031 = (0,05 mm)


Dkhí nhánh =
√ πx 15
=
√ πx 15

 Chọn ống thép không gỉ đường kính 50mm


 Tính toán đường ống dẫn nước qua bể lắng 2
 Vì nước thải tự chạy sang bể lắng nên chọn vận tốc nước chảy trong ống có
không áp, v = 0,7 ÷ 1,5 m/s. Chọn v = 1m
 Đường kính ống dẫn nước:

4 x Qtbh 4 x 20,83
D=
√ vxπ
=
√ πx 3600 x 1
=0,085 (m)

 Chọn ống có đường kính 100mm làm đường ống dẫn nước sang bể lắng sinh học
4.10 Bể lắng 2
 Nhiệm vụ: Hốn hợp nước và bùn hoạt tính từ bể MBBR được đưa liên tục sang
bể lắng sinh học. Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước
thải. Một phần sẽ tuần hoàn lại bể MBBR để giữ ổn định mật độ của VSV tạo
điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ.
 Tính toán kích thước bể lắng

 Chọn bể lắng 2 có dạng hính tròn trên mặt bằng, nước thải vào từ tâm tâm và thu
nước theo chu vi (bể lắng li tâm).
 Giả sử tải trọng bề mặt thích hợp là 40m3/m2.Ngày.
 Diện tích bề mặt bể lắng:

Q tbngày 400 m 3 /ngày


A= = 3 2 = 10m2
LA 40 m /m . ngày

 Q tbngày = lưu lượng trung bình ngày, m3/ngày


 LA = tải trọng bề mặt, m3/m2.ngày.
 Đường kính bể lắng:

89
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

4 4

D= A ×
π √
= 10 m2 × = 3,6 m
π

 Đường kính ống trung tâm:

d = 20%D = 0,2×3,6 m = 0,72 m

 Chọn chiều sâu hữu ích bể lắng H = 4m, chiều cao lớp bùn lắng h b = 1 m ,chiều
cao lớp trung hòa hth = 0.3 m , chiều cao bảo vệ h bv = 0.3 m. Vậy chiều cao
tổng cộng của bể lắng đợt I là :

Htc= H + hb +hth + hbv = 4m + 1m + 0,3m + 0,3m = 5,6m

 Chiều cao ống trung tâm:

h = 60%H = 0,6 × 4 m=2,4 m

 Kiểm tra lại thời gian lưu nước bể lắng:


 Thể tích phần lắng:

π π
W = ( D 2−d 2 ) × H= ( 3,6 2−0,722 ) × 4 ≈39 m 3
4 4

 Thời gian lưu nước:

W 39 m3
t= = =2,3 h>1.5 h
Q tbh 16,7 m 3 /h

 Tải trọng máng tràn:

Q 400 m 3 /ngày 3
Ls = = =25,98/m. ngày <400 m /m. ngày
πD π × 4,9 m

 Giả sử hiệu quả xử lý cặn lơ lửng đạt 60% ở tải trọng 40m 3/m2.ngày. Lượng
bùn tươi sinh ra sinh ra mỗi ngày là:

gSS m3
M tươi=400 3 × 400 × (0,6)/1000 g/kg = 96 kgSS/ngày
m ngày

90
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Giả sử bùn tươi của nước thải nhà máy sản xuất bia có hàm lượng cặn 5% (độ
ẩm = 95%), tỉ số VSS: SS = 0,75 và khối lượng riêng bùn tươi 1,053 kg/l. Vậy
lưu lượng bùn tươi cần phải xử lý là:

96 kg /ngày
Q tươi= ≈ 1823 L/ngày ≈ 1,823 m3/ngày
0,05 ×1,053 kg /L

 Lượng bùn tươi có khả năng phân hủy sinh học:

M tươi=96 kgSS/ngày × 0,75 ≈ 72 kgVSS/ngày

 Bùn dư từ quá trình xử lý sinh học được đưa về bể lắng đợt I.

91
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Bảng 4.12 Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng ly tâm

Thông số Gía trị


Trong khoảng Đặc trưng
Thời gian lưu nước, giờ 1,5 -2,5 2,0
Tải trọng bề mặt,m3/m2.ngày 32-48
+ Lưu lượng trung bình 32-48
+ Lưu lượng cao điểm 80-120
Tải trọng máng tràn,m3/m.ngày 125-500
Ống trung tâm:
+ Đường kính 15-20%D
+ Chiều cao 55-65%H
Chiều sâu H của bể lắng,m 3,0-4,6 3,7
Đường kính D của bể lắng.m 3,0-60 12-
Độ dốc đáy.mm/m 45
Tốc độ thanh gạt bùn,vòng/phút 62-167 83
0,02-0,05 0,03
( Nguồn Internet)

4.11 Bể khử trùng.


 Nhiệm vụ của bể khử trùng
Nước thải sau khi qua qua trình xử lý sinh học, còn mang theo một lượng vi khuẩn theo
nước thải ra ngoài. Do đó bể khử trùng có nhiệm vụ tiêu diệt lượng vi khuẩn đó trước khi
đưa nước ra nguồn tiếp nhận.

Bảng 4.13 loại nước thải khử trùng

Nước thải Liều lượng, mg/l


Nước thải sinh hoạt đã lắng sơ bộ 5 – 10
Nước thải kết tủa bằng hoá chất 3 – 10
Nước sau xử lý bể lọc sinh học 3 – 10
Nước sau xử lý bùn hoạt tính 2–8
Nước thải sau lọc cát 1–5
(Nguồn: trang 467, Xử lý nước thải công nghiệp và đô thị, Lâm Minh Triết)

Bảng 4.14 Liều lượng chlorine cho khử trùng

92
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Thông số Giá trị


Tốc độ dòng chảy, m/phút  2 4,5
Thời gian tiếp xúc, phút 15  30
Tỉ số dài / rộng, L/W  10 : 1
(Nguồn: trang 468, Xử lý nước thải công nghiệp và đô thị, Lâm Minh Triết)

 Chọn thời gian lưu nước t= 30 p


3
 Liều lượng clo dùng là c=3 g/m
 Thể tích bể là :
30
V =Qtbh × t = 20,83 × =10,4 m3
60

 Chọn vận tốc chảy trong bể là v =2,5 ( m/ phút )


 Tiết diện ngang của bể tiếp xúc là :
Q 20 , 83
A= = =0 ,14 ( m2 )
v 2,5×60
 Giả sử chiều sâu tiếp xúc của bể là H=0,4 m , thì chiều rộng của bể là
A 0 ,14
W= = =0 ,35 ( m )
H 0,4
 Chiều dài tổng cộng của bể
V 10 . 4
L= = =74 ,2 ( m )
HW 0,4×0 , 35
 Vậy ta chọn W x L = 0,35 m x 74,2 m
 Kiểm tra tỷ số L/W = 74,2 : 0,35 = 212 > 10, do đó chọn kích thước của bể đạt yêu
cầu.
 Để giảm chiều dài xây dựng, chia bể làm 10 ngăn chảy theo hướng ziczac, mỗi
ngăn 0,35m vậy chiều dài bể được tính
V 10 , 4
L= = =7,4 ( m )
H ( 10 W ) 0,4×10×0 ,35

93
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Vậy kích thước bể tiếp xúc Hbv=0,5 : L×W ×H=7,4×0 , 47×0,9 ( 1 ngăn ) tổng
10 ngăn

 Với a: liều lượng hoạt tính, chọn a = 3 g/m3


 Dung tích hòa tan:
a ×Q htb × 100 3 × 20,83× 100 3
 W= = =0,052 m
1000 ×1000 × b 1000× 1000× 0,12

 Trong đó:
 b: Nống độ Clo hoạt tính trong nước Clo, b = 0,12-0,15%, chọn b = 0,12%
 Lượng hóa chất châm vào:
W 0.052× 1000
Qc = = =2,17 l/h
t 24
 Bể chứa dung dịch Clo (70%) và bơm châm Clo
 Lưu lượng thiết kế = Q = 400 m3/ngày
 Liều lượng Clo = 3mg/L
 Lượng Clo châm vào bể tiếp xúc = 3 x 400 x 10-3
 = 1,2 kg/ngày
 Nồng độ dung dịch Clo = 70%
 Lượng Clo 70% châm vào bể tiếp xúc = 1,2/0,7
 = 1,71 L/ngày
 Thời gian lưu = 1 ngày
 Thể tích cần thiết của bể chứa = 1 x 3,21 = 3,21 L
 Chọn 2 bơm chân Clo ( một bơm hoạt động một bơm dự phòng)
 Đặc tính bơm định lượng Q = 0,037 L/phút
4.12 Bể nén bùn
 Lượng bùn tươi từ bể lắng 1: 150 kg/ngày
 Lượng cặn tổng cộng của nhà máy:

P = Q x (0,8 x SSvào + 0,3 x BODvào)

94
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

= 400 x (0,8 x 600 + 0,3 x 1400) = 360 (kg/ngày)

 Và đó cũng là tổng lượng bùn dẫn đến bể nén bùn

 Lượng bùn từ bể UASB:


+ Mss = 6 kg (Cái này tui tự cho. Chứ nó là phải tính ở bể UASB rất chi là dài
dòng. Tham khảo XLNT bia công suất 428 m 3 có Mss là 4,8. Nên tui cho
đại là 6)
+ Lượng căn dư hằng ngày cần xả đi ở bể lắng 2:

P2 = P – (P1 +Mss)

= 360 – (150+6) = 204 (kg/ngày)

 Lượng bùn cực đại trong bể nén bùn:

P’ = P x k = 360000 x 1,15 = 414(kg/ngày)

+ K: hệ số không điều hòa tháng của bùn dư hoạt tính, chọn k=1,15 nên ρ=1006
kg/m3
 Vậy thể tích bùn trong bể nén:

P ' 414000 m3
= =1,15( )
p 360000 ngày

 Diện tích bề mặt bể nén bùn:

F = P’/a = 414/40 = 10,35 m2

+ a: Tải trọng cặn bùn bề mặt bể nén bùn, a =40 kg/m 2.ngày (Qui phạm từ 35-78
kg/m2.ngày )
 Diện tích bể nén bùn nếu kể thêm phần buồng phân phối trung tâm:

F’ = 1,2 x F = 1,2 x 10,35 = 12,42 m2

 Đường kính bể nén bùn:

4×F
Dbùn =
√ π
= 3,36 (m)

95
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Đường kính buồng phân phối trung tâm:

d = 0,25 x Dbùn = 0,84 (m)

 Đường kính miệng loe ống trung tâm:

d1 = 1,35 x d = 1,35 x 0,84 = 1,134 (m)

 Khoảng cách từ tấm chắn đến miệng loe ống trung tâm: 0,4 (m)
 Đường kính tấm chắn hình nón:

dc = 1,3 x d1 = 1,3 x 1,134 = 1,47 (m)

 Chiều cao công tác của bể:

hct = v ×t = 0,1 x 6 x 3600 = 2,16 (m)

+ v: vận tốc nước bùn dâng lên v=0,1


+ t: thời gian lưu bùn, t=6h
 Chiều cao phần nghiêng nón với góc nghiêng 45o:

Dd 3.36  1,134


hc  tg 45   tg 45  1,113(m)
2 2

 Chiều cao tổng cộng của bể:

H  hct  hc  hbv  2,16  1,113  0,5  3, 773

Bảng 4.15 Các thông số thiết kế bể nén bùn trọng lực

Tải trọng chất


Nồng độ bùn sau
STT Thông số thiết kế rắn
nén,(%)
( kg/m2.ngày)
1 Cặn tươi 98-146 8-10
2 Cặn tươi đã kiềm hóa bằng vôi 98-122 7-12
3 Cặn tươi+ bùn từ bể lọc sinh học 49-59 7-9
4 Cặn tươi + bùn ừ bể bùn hoạt tính 29-49 4-7
5 Bùn từ bể lọc sinh học 39-49 7-9
6 Bùn hoạt tính dư 24-29 2,5-3
7 Bùn xử lý bậc cao + vôi 293 12-15

96
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Chương 5

TÍNH TOÁN KINH TẾ

Đối với một hệ thống xử lý nước thải, ngoài hiệu quả xử lý thì mức độ khả thi của
hệ thống còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế của dự án. Các ước tính sơ bộ của dự án
được thể hiện như sau:

5.1 Tính toán chi phí


5.1.1 Song chắn rắc:

- Kích thước: Bề rộng 0,376m, bề dày 3mm, cao 0,5m.

- Vật liệu: Sắt tròn, sơn chống rỉ.

5.1.2 Bể thu gom:

- Kích thước: D x R x C = 5 x 2 x 2,5

- Vật liệu: Bê tông cốt thép, mác 200. Bên trong quét chống thấm.

5.1.3 Bể điều hòa

- Kích thước: DxRxC = 5 x 2 x 5

- Vật liệu: Bê tông cốt thép, mác 200. Bên trong quét chống thấm.

5.1.4 Bể lắng 1:

- Kích thước: Đường kính x chiều cao = 4 x 5,6

- Vật liệu: Bê tông cốt thép, mác 200. Bên trong quét chống thấm.

5.1.5 Bể UASB:

97
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

- Kích thước: DxRxC = 4,81 x 4,81 x 5,91

- Vật liệu: Bê tông cốt thép, mác 200. Bên trong quét chống thấm.

5.1.6 Bể MBBR:
- Kích thước: DxRxC = 6,5 x 5 x 6

- Vật liệu: Bê tông cốt thép, mác 200. Bên trong quét chống thấm.

5.1.7 Bể lắng 2:

- Kích thước: D x R x C = 4,85 x 4,85 x 4,2

- Vật liệu: Bê tong cốt thép , mác 200 . Bên trong quét chống thấm

5.1.8 Bể khử trùng:


- Kích thước: DxRxC = 7,4 x 0,35 x 0,9

- Vật liệu: Bê tông cốt thép, mác 200. Bên trong quét chống thấm.

5.1.9 Bể nén bùn:


- Kích thước: Đường kính x Chiều cao = 4,3 x 4,325

- Vật liệu: Bê tông cốt thép, mác 200. Bên trong quét chống thấm.

5.1.10 Nhà điều hành:


- Kích thước: DxRxC = 6 x 2 x 3

- Vật liệu: Tường xây gạch, mái lắp tôn, nền xi măng, trần đóng laphong.

5.1.11 Sân phơi bùn:


- Kích thước: DxR = 13 x 9

- Vật liệu: Xi măng

 Cơ sở tính toán
o Chi phí xây dựng dựng cho toàn bộ dự án được phân chia cho 3 hạng mục
chính:

- Kinh phí xây dựng các mục của trạm.

98
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

- Kinh phí cung cấp, lắp đặt và vận hành thiết bị.

Bảng 5.1 Chí phí xây dựng.

ĐƠN VỊ ĐƠN
HẠNG MỤC CÔNG THỂ THÀNH TIỀN (
STT TÍNH GIÁ
TRÌNH TÍCH VNĐ)
m3 VNĐ/m3
01 Hố thu gom 25 m3 1.500.000 37.500.000
02 Bể điều hòa 50 m3 1.500.000 75.000.000
03 Bể lắng 1 71 m3 1.500.000 106.500.000
04 Bể UASB 136,5 m3 1.500.000 204.750.000
05 Bể MBBR 195 m3 1.500.000 292.500.000
06 Bể lắng 2 99,3 m3 1.500.000 148.000.000
07 Bể khử trùng 21 m3 1.500.000 31.500.000
08 Bể nén bùn 63 m3 1.500.000 94.500.000
09 Nhà điều hành 36 m3 700.000 25.200.000

 Tổng kinh phí xây dựng: T1= 1.015.450.000 VNĐ

5.2 Chi phí cung cấp máy móc – thiết bị:


Bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm (trong và ngoài nước) thiết bị, gia công chế tạo thiết
bị, hệ thống điều khiển, van, đường ống,…

Bảng 5.2 Chi phí máy móc – thiết bị .

SỐ ĐƠN VỊ THÀNH TIỀN


STT TÊN THIẾT BỊ
LƯỢNG VNĐ/CÁI VNĐ

01 Song chắn rác 16mm 1 1.000.000 1.000.000

Bơm nước thải bể thu


02 2 3.000.000 6.000.000
gom công suất 1,8 hp

Bơm nước thải bể


03 điều hòa công suất 2 5.000.000 10.000.000
2,4 hp

99
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Máy thổi khí bể điều


04 2 5.000.000 10.000.000
hòa 2,4 HP

05 Tấm chắn khí 4 5.000.000 20.000.000

Máy thổi khí bể


06 4 10.000.000 40.000.000
MBBR 6HP và 7HP

Máy nén khí qua bể


07 1 50.000.000 50.000.000
UASB

08 Bơm bùn tuần hoàn 2 5.000.000 10.000.000

Bơm bùn dư và xả
09 2 5.000.000 5.000.000
bùn

Dàn quay bể tuyển


30.000.000
10 nổi, bể lắng 2, bể nén 3 65.000.000
+ 35.000.000
bùn

11 Máng rang cưa 2 5.000.000 10.000.000

12 Máy hút bùn 2 10.000.000 10.000.000

Các đường ống


chính,trung tâm , ống
13 200.000.000 200.000.000
nhánh, ống phân phối
khí, khuếch tán khí

 Tổng chi phí máy móc thiết bị T2= 427 .000. 000

5.3 Chi phí bảo trì bảo dưỡng :

 Chiếm 3% chi phí xây dựng và chi phí cho thiết bị:
T3=3%(T1+T2) = 3% x 1442450000 = 43.273.500 VNĐ / năm
5.4 Chi phí vận hành :
 Nhân công : 4
 Lương trung bình tháng : 10 tr đồng / tháng

100
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

 Chi phí điện năng :


1000đ/ m3 x 500 = 500.000 VNĐ / ngày
 Lượng hóa chất :

Nồng
Tên hoá chất Liều lượng Sử dụng Đơn giá Thành tiền
độ
Cl 10 mg/l 12% 1,5 kg/ngày 50.000 đ/kg 75.000đ

5.5 Giá thành xử lý 1 m3 nước thải :

Bảng 5.3 Các chi phí .

Phân loại chi phí Chi phí đơn vị, đồng/m3

Chi phí hoá chất 150

Chi phí điện 1000

Chi phí lương 2667

Bảo trì 237

Tổng cộng 4054


Tổng chi phí đầu tư: S = 1.442.450.000 (VNđồng)
Giá thành một m3 nước thải.
4054 Đồng/m3 + 1.442.450.000 /(Q x 365 x 20) = 4450 (VNĐ / ngày)
với niên hạn sử dụng : 20 năm .
Vậy chi phí 1m3 nước thải là 4.450 đồng/ ngày .

101
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

102
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

KẾT LUẬN

Bia đang là một ngành có đóng góp quan trong trong việc phát triển kinh tế ở nước ta
hiện nay. Bên cạnh đem lại nguồn thu lớn thì vấn đề về môi trường của ngành cần được
quan tâm nhiều hơn. Nước thải nhà máy bia là một trong những loại nước thải chứa nhiều
chất ô nhiễm, tải trọng COD, BOD, SS cao vượt nhiều lần tiêu chuẩn thải do nhà nước
quy định. Trước khi thải vào nguồn tiếp nhận cần xử lý để không gây ô nhiễm môi
trường. Sau một thời gian tham khảo, tra cứu các tài liệu và cũng với sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hiền, bản khóa luận của em với đề tài “ Thiết kế hệ
thống xử lý nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ngày.đêm” đã hoàn thành được một
số nội dung như sau: Luận văn đã đưa ra được sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy
bia, tính toán các thông số, đặc tính kĩ thuật của các thiết bị. Việc lựa chọn công nghệ
trong xử lý nước thải bia thì khá phù hợp với đặc điểm tính chất của nguồn thải. Nồng độ
các chất sau xử lý đạt cột B QCVN 40:2011/ BTNMT. Ngoài ra công nghệ này phù hợp
với công suất xử lý, giá thành thấp hơn các công nghệ khác, vận hành đơn giản, phù hợp
với thực tế,... Góp phần quan trọng cho việc xử lý đạt hiệu quả tốt hơn. Em đã nỗ lực hết
sức cho bài luận này, nhưng không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý
thầy (cô) chỉ dạy và góp ý thêm cho em để bài luận này được hoàn thiện hơn.

103
Đồ án xử lí nước thải. Tính toán xử lí nước thải nhà máy bia công suất 400m 3/ ngày.đêm

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Minh Triết, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – tính toán thiết kế công
trình, NXB ĐHQG, 2006.
2. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương, Xử lý nước thải công nghiệp, NXB Xây
Dựng Hà Nội, 2005.
3. Trịnh Xuân Lai, Tính toán – thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng.
4. Nguyễn Xuân Hoàn, Lê Thị Ngọc Diệu, Tài liệu xử lý nước cấp
5. Tiêu Chuẩn xây dựng TCXD 51 – 84.
6. QCVN : 40 : 2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
7. Bài giảng xử lý nước thải Nguyễn Ngọc Tiến .

104

You might also like