You are on page 1of 11

"Tư Duy Nhanh Và Chậm": Cuốn Sách Nhất-Định-

Phải-Có Của Những Ai Quan Tâm Đến Hành Vi Và


Kinh Tế.
Trong Tư duy nhanh và chậm, Kahneman mô tả hai cách thức mà não
chúng ta vận hành. Ông gọi đó là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Nếu như
Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được
sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức; thì Hệ thống 2 với cơ chế
nghĩ chậm, đòi hỏi nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic, có tính toán và ý
thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý, Daniel Kahneman và Amos
Tversky (đồng nghiệp của ông) chúng minh rằng con người chúng ta
thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm.
Phần lớn nội dung của cuốn sách là chỉ ra những sai lầm trong Hệ thống
1. Chẳng hạn, chúng ta vẫn tưởng con người vốn đầy lý trí, quyết định
có suy tính cẩn thận, nhưng Kahneman và Tversky đã chứng minh trong
cuộc sống hàng ngày và cả đời sống kinh tế, chúng ta thường quyết định
một cách thiếu nhất quán, cảm tính và đầy chủ quan. Kahneman chứng
minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta
không biết những gì chúng ta không biết.

Cơ chế hoạt động của 2 hệ thống trong một con người, khi được nhìn
nhận trên quy mô lớn hơn, có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh tế
xã hội. Hai hệ thống này chính là con người Kinh tế hư cấu sống trên
mảnh đất lý thuyết và con người Hành động trong thế giới thực tại. –
PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT.

Cuốn sách này được chia làm năm phần.

PHẦN I: HAI HỆ THỐNG

Dưới đây là một số ví dụ về những hoạt động tự động làm nên Hệ thống
1:
 Phát hiện ra một đồ vật nằm xa hơn so với các đồ vật khác.
 Nhận ra người khác đang giận dữ, vui mừng.
 Nhăn mặt khi ăn một quả chanh.
 Nhận ra sự ganh ghét, thù địch trong một giọng nói.
 Trả lời được câu hỏi 1+1=?
 Đọc chữ trên những tấm biển lớn.
 Lái xe trên một con đường vắng.
 Hiểu nghĩa những câu đơn giản.
 Nhận ra cụm từ “một người hiền lành và gọn gàng”, ám chỉ người
thuộc loại nghề nghiệp nào.

Một vài hoạt động trí não trong danh sách trên diễn ra hoàn toàn tự động
không cần bất cứ sự tập trung nào. Bạn không thể ngăn mình hiểu những
câu nói đơn giản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hay nhận ra âm thanh lạ bất chợt
xuất hiện, cũng như bạn không thể ngăn bản thân biết được phép cộng
đơn giản 1+1= 2 hay nghĩ đến Hà Lan có những cánh đồng hoa tuy-lip
rực rỡ, tuyệt đẹp. Khả năng của Hệ thống 1 còn bao gồm cả những kỹ
năng bẩm sinh của loài người cũng như các loài động vật khác. Chúng ta
sinh ra đều được chuẩn bị nhận thức về thế giới xung quanh, nhận biết
các đồ vật, định hướng chú ý, tránh sự mất mát và khiếp sợ những con
rắn có nọc độc chết người. Những hoạt động đó trở nên nhanh nhẹn và
tự động vì nó thường xuyên được luyện tập. Hệ thống 1 còn học cách
liên kết các ý tưởng (ví dụ: “Thủ đô của nước Việt Nam là gì?”), nó
cũng  học được những kỹ năng như đọc và hiểu những sắc thái khác
nhau trong những tình huống xã hội khác nhau. Tri thức được lưu trữ
trong bộ nhớ và chúng ta truy cập vào nó mà không cần huy động sự cố
gắng cũng như phải có sự tập trung cao độ.

Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, với rất ít hoặc hầu như
không cần cố gắng và không tự động kiểm soát.

Còn các hoạt động của Hệ thống 2 rất đa dạng nhưng chúng có một
điểm chung: Chúng đều đòi hỏi sự chú ý và sẽ kết thúc khi bạn không
còn tập trung nữa. Dưới đây là một số hoạt động thuộc Hệ thống 2:

 Tập trung vào diễn biến của trận bóng chày.


 Dỏng tai lên đợi tiếng súng ra hiệu bắt đầu một cuộc đua.
 Tập trung lắng nghe tiếng nói của một người nhất định trong một căn
phòng ồn ào.
 Duy trì tốc độ đi bộ nhanh hơn tốc độ đi bộ bình thường.
 Cho ai đó biết số điện thoại của bạn.
 So sánh hai chiếc điện thoại dựa trên giá trị sử dụng của chúng.
 Lục trong trí nhớ tên của một bộ phim đã được trình chiếu từ rất lâu.
 Đếm số xuất hiện chữ cái a trong một trang sách dày đặc chữ.
 Tìm kiếm một người đàn ông đầu trọc.

Trong tất cả những tình huống trên, bạn buộc phải tập trung chú ý và
hiệu quả thường kém, thậm chí là tệ hại nếu bạn không sẵn sang hoặc sự
chú ý của bạn bị chuyển hướng sang các chủ đề không thích hợp. Hệ
thống 2 có khả năng thay đổi cách thức hoạt động của Hệ thống 1, bằng
cách lập trình tự động những chức năng chú ý và ghi nhớ thông thường.

Cụm từ hay được sử dụng “tập trung chú ý” là để chỉ khả năng: Bạn
phải sử dụng sự chú ý tạm thời của bản thân, đổi lại bạn có thể phán
đoán được các hoạt động và nếu cố gắng sử dụng vượt quá khả năng chú
ý của mình, bạn sẽ thất bại. Đó chính là dấu hiệu của những hoạt động
đòi hỏi sự chú ý mà chúng có sự tương tác lẫn nhau, đó là lý do vì sao
bạn không thể xử lý nhiều vấn đề phức tạp cùng một lúc. Bạn có thể vừa
lau nhà vừa tám điện thoại với cô bạn thân, nhưng bạn không thể vừa
tính nhẩm 11 x 97 vừa cố lái cho xe rẽ trái được.

Hệ thống 2 tập trung sự  chú ý đối với những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ
lực, bao gồm những phép tính phức tạp. Cơ chế hoạt động của Hệ thống 2
thường gắn với những kinh nghiệm chủ quan, sự lựa chọn và tập trung của
chủ thể.

Theo suy nghĩ của tác giả về hai hệ thống,

Khi nghĩ về bản thân, chúng ta thường nhận mình gần với Hệ thống 2, là một
con người ý thức và duy lý, có đức tin, luôn suy nghĩ chín chắn trong từng
hành động khi phải đưa ra những quyết định và lựa chọn. Hệ thống 2 luôn
nghĩ rằng nó chính là nguồn gốc của hành động, tuy nhiên, Hệ thống tự động
1 mới là “ người hùng” của vở kịch tâm lý này. Tôi mô tả Hệ thống 1 như là
những ấn tượng và cảm xúc thụ động ban đầu, là nguồn gốc chính hình thành
những niềm tin và lựa chọn cẩn trọng của hệ thống 2. Cơ chế tự động củ Hệ
thống 1 hình thành lên những ý tưởng với những khía cạnh phức tạp kinh
ngạc, nhưng Hệ thống 2 mới có khả năng cấu trúc lại những suy nghĩ đó tuần
tự theo từng bước.

Sự tương tác giữa hai hệ thống là chủ đề lập đi lặp lại trong cuốn sách
này. Hệ thống 1 hoạt động tự động và Hệ thống 2 thì thường xuyên thoải
mái ở chế độ ít nỗ lực. Hệ thống 1 liên tục phát đi những tín hiệu gợi ý
cho Hệ thống 2 như: ấn tượng, trực giác, sự chú ý và cảm xúc. Nêu
chúng được Hệ thống 2 xác nhận, ấn tượng à trực giác sẽ chuyển thành
niềm tin và thúc đẩy chúng trở thành những hành động tự động. Khi mọi
thứ hoạt động nhuần nhuyễn, vốn thường ăn ý trong hầu hết thời gian,
Hệ thống 2 sẽ tiếp nhận sự gợi ý của Hệ thống 1 mà rất ít thay đổi hoặc
lhoong thay đổi gì.

Chúng ta cũng cảm giác cố gắng tập trung đọc một cuốn sách tẻ nhạt,
đôi khi bạn đọc lại cả một đoạn văn vì bạn bỗng chẳng hiểu nó viết về
cái gì. Chúng ta đều biết cảm giác cố gắng không nhìn chằm chằm vào
một cặp đôi ăn vận kỳ cục ở bàn kế bên trong một nhà hàng. Hay tất cả
mọi người sống trên đời này đều từng trải nghiệm cảm giác đừng
nguyền rủa một ai đó cút xuống địa ngục. Một trong những nhiệm vụ
của Hệ thống 2 là vượt qua những thôi thúc của Hệ thống 1. Hay chính
Hệ thống 2 đảm nhận phần tự chủ trong chúng ta. Vì vậy, mà Hệ thống
2 càng cần đến sự chú ý và nỗ lực.

Nếu bỗng nhiên có cơ hội biến cuốn sách này thành một bộ phim thì hẳn Hệ
thống 2 sẽ chỉ được nhận vai phụ, song nó lại đinh ninh mình là vai chính chứ
chẳng sai. Trong bộ phim này, điểm hạn chế của vai diễn phụ - Hệ thống 2 là
nó được vận hành bằng cơ chế nỗ lực và một trong những tính cách điển hình
của nhân vật này là lười biếng, nó miễn cưỡng đầu tư thêm nỗ lực trừ khi rơi
vào những tình huống bắt buộc. Hệ quả là, những tư duy và hành động mà Hệ
thống 2 tin chọn lại thường bị nhân vật chính thực sự (Hệ thống 1) của bộ
phim chỉ đạo. Tuy vậy, có những nhiệm vụ quan trọng mà chỉ Hệ thống 2 mới
thực hiện được, bởi chúng đòi hỏi nỗ lực và hành động tự kiểm soát mà sự
bản năng và bôc đồng của Hệ thống 1 không thể nào làm được.

Thông thường vừa đi bộ vừa suy nghĩ cu cơ là chuyện bình thường và


trong thực tế còn là điều khá dễ chịu nữa, nhưng trong trường hợp
những hoạt động này bị đẩy lên một mức căng thẳng nào đó thì sẽ là
thách thức đối với nguồn lực có hạn của Hệ thống 2. Ví dụ, bạn đang đi
chơi thoải mái với một người bạn, bỗng nhiên bạn bảo anh ta thử tính 23
x 45 bằng bao nhiêu, và tính ngay lập tức. Gần như anh ta sẽ khựng lại
trong giây lát. Việc đang thảnh thơi đi dạo mà bắt não hoạt động tải một
lượng dữ liệu lớn trong bộ nhớ ngắn hạn, quả thật rất khó khăn.

Hệ thống 2 – Bận rộn và suy yếu

Giờ đây người ta đã tổng kết một danh sách dài và đa dạng những tình
huống và nhiệm vụ được cho là có khả năng rút kiệt sự tự chủ của con
người. Tất cả đều tiềm ẩn những mâu thuẫn và đi ngược lại nhu cầu xu
hướng tự nhiên của con người. Ví dụ:

 Tránh xa những con hổ


 Kiềm chế bộc lộ cảm xúc khi xem một bộ phim gay cấn, hồi hộp hoặc
quá tình cảm, sướt mướt.
 Đưa ra một loạt lựa chon gây tranh cãi.
 Cố gắng gây ấn tượng với người khác.
 Phản ứng tử tế trước một hành động xấu của bạn đời.

Danh sách những chỉ dẫn suy yếu cũng khá đa dạng:

 Lên thực đơn ăn kiêng, tập gym.


 “Vung tay quá chán” trong một cơn cuồng mua sắm.
 Phản ứng thái quá khi bị khiêu khích.
 Thể hiện kém trong một nhiệm vụ phải tư duy và khi phải đưa ra lời
giả thích cần sự logic.

Tất cả quá trình ấy khiến ta cảm thấy kiệt sức và không mấy dễ chịu.
Không giống quá trình tư duy, sự suy yếu bản ngã khiến ta bị mất ít nhất
một phần động lực sau mỗi nhiệm vụ đòi hỏi sự kiểm soát. Có thể sau
khi bạn hoàn thành chúng, bạn không muốn cố gắng trong những nhiệm
vụ tiếp theo, nếu như bạn bị bắt buộc thì vẫn có thể tiếp tục nhưng hay
ho cho lắm.

Hệ thống 2 lười biếng

Hãy cố gắng xác định, càng nhanh càng tốt, nếu bạn thấy lập luận này
hợp logic. Từ hai mệnh đề này thì kết luận sau có hợp lý không?

Hoa hồng là một loài hoa.


Vài loài hoa chóng tàn.
Cho nên có vài loài hoa hồng chóng tàn.
Thoáng qua có vẻ hợp lý, nhưng không.

Đa số các sinh viên đại học được hỏi đều xác nhận tam đoạn luận này
hợp logic. Thực tế, lập luận này không chặt chẽ, bởi vì có thể xảy ra khả
năng hoa hồng không nằm trong số những loài hoa chóng tàn. Một đáp
án có vẻ hợp lý đã lập tức xuất hiện trong đầu bạn. Để tránh “cái bẫy”
này đòi hỏi đầu óc phải làm việc căng thẳng – tức chống lại “tiếng nói”
khe khẽ cất lên trong đầu: “Đúng rồi, đúng rồi!” khiến cho việc kiểm tra
tính chuẩn xác của vấn đề trở nên khó khăn hơn và mọi người hầu như
ngại suy nghĩ thấu đáo cho một vấn đề nào đó. Thí nghiệm này cho thấy,
khi người ta đặt lòng tin vào một kết luận, họ sẽ có xu hướng tin tưởng
vào những ý kiến bổ trợ cho kết luận đó, ngay cả khi chúng không có
căn cứ.
Sự kỳ diệu của hiệu ứng mồi

Khi bạn nhìn thấy hay nghe từ ĂN (EAT) thì trong khoảnh khắc bạn sẽ
điền từ còn thiều của từ SO_P là SOUP (cháo, súp) thay vì từ SOAP (xà
phòng). Và ngược lại, nếu bạn nhìn thấy từ TẮM (WASH) thì chắc rằng
bạn sẽ điền là SOAP chứ không phải SOUP. Đó là hiệu ứng mồi, cách
mà từ ĂN đã mồi cho từ SOUP, từ TẮM mồi cho từ SOAP. “Hiệu ứng
mồi” được thể hiện ở rất nhiều dạng thức. Và tất nhiên bạn sẽ không chỉ
được mồi để bật ra ý tưởng liên quan đến súp, mà còn hàng nghìn ý
tưởng liên quan khác như đói, béo, ăn kiêng…Một ý tưởng nhỏ bé có
thể tạo làn sóng lan tỏa cho những ý tưởng nối tiếp nhau như khi ném
một hòn sỏi xuống mặt hồ. Hiệu ứng mồi có thể chạm đến mọi ngóc
ngách trong đời sống.

Ví dụ, hầu hết chúng ta đều nghĩ bầu cử là một hành động được cân nhắc kỹ
lưỡng, không bị tác động bởi bất cứ điều gì và phiếu bầu của chúng ta không
thể bị ảnh hưởng bởi địa điểm diễn ra cuộc bầu cử, nhưng thực tế lại chứng
minh ngược lại. Một nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến bầu cử ở Arizona
năm 2000 đã chứng minh: Tỷ lệ ủng hộ gây quỹ cho các trường học đã tăng
một cách đáng kể khi địa điểm bỏ phiếu được diễn ra ở trường học so với khi
tổ chức bầu cử ở một địa điểm gần đó. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy
trưng bày những hình ảnh về các lớp học và trường học cũng giúp tăng xu
hướng ủng hộ các sáng kiến của nhà trường của những người bỏ phiếu. Hiệu
ứng hình ảnh đối với phụ huynh và những thành phần cử tri là khác nhau.

Hiệu ứng hào quang

Xu hướng yêu thích (hoặc ghét bỏ) mọi thứ thuộc về một người, bao
gồm cả những thứ bạn không bao giờ trực tiếp quan sát được biết với tên
gọi “Hiệu ứng hào quang”. Đó là cái tên hay cho sai lệch phổ biến, đóng
vai trò lớn trong cách chúng ta nhận định về con người và hoàn cảnh.
Đó là một trong những cách tái hiện một thế giới mà Hệ thống 1 vận
hành một cách đơn giản hơn và nhiều liên kết hơn so với đời thực.

Bạn nghĩ thế nào về Ben và Alan khi thấy những điều này:
Alan: thông minh – chăm chỉ - bốc đồng – khó tính – cứng đầu – đố kỵ
Ben: đố lỵ - cứng đầu – khó tính – bốc đồng – chăm chỉ - thông minh

Giống hầu hết mọi người, bạn sẽ thấy Alan đáng mến hơn Ben rất nhiều.
Có phải do nét tính cách “thông minh – chăm chỉ”? Nào bạn hãy quan
sát thật kỹ lần nữa, có phải điều đó cũng xuất hiện trong phần tính cách
của Ben? Những nét tính cách đầu tiên trong danh sách đã làm thay đổi
hầu hết ý nghĩa của những tính cách cuất hiện phía sau. Sự cứng đầu của
một người thông minh thường dễ được chấp nhận và thậm chí còn khiến
người ta phải tôn trọng hơn nhưng sự thông minh trong một kẻ đố kỵ và
cứng đầu khiến anh ta trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Tuy vậy, thứ tự
xuất hiện là cả vấn đề , bởi vì hiệu ứng hào quang sẽ làm tăng sức nặng
của những ấn tượng đầu tiên, đôi khi khiến những thông tin phía sau trở
nên vô nghĩa.

Bạn chỉ biết điều mà bạn biết (WYSIATI)

Sự kết hợp giữa Hệ thống 1 tìm kiếm sự liên kết với Hệ thống 2 lười
biếng khiến cho Hệ thống 2 sẽ xác lập rất nhiều niềm tin bản năng ,
phản ánh khá sát những ấn tượng thông thường do Hệ thống 1 xác lập.
Tất nhiên, Hệ thống 2 có khả năng hệ thống hóa và cẩn trọng hơn khi
tiếp cận với các chứng cứ và sẽ có một loạt lựa chọn được đánh dấu
trước khi đưa ra quyết định, ví dụ khi mua một căn nhà, bạn sẽ phải tìm
kiếm cho được những thông tin mà bạn không có. Tuy nhiên, Hệ thống
1 được cho là ảnh hưởng nhiều hơn đến các quyết định cần sự suy tính
cẩn trọng và đầu vào của nó không bao giờ ngừng thu nhận thông tin.
Cơ chế nhảy tắt đến kết luận dựa trên dữ liệu giới hạn cơ bản rất quan
trọng trong việc lý giải tư duy trực giác, và được tác giả sử dụng cụm từ
viết tắt cho khái niệm này: WYSIATI (What you see is all there is – bạn
chỉ biết cái mà bạn biết).

WYSIATI giải thích tại sao chúng ta có thể suy nghĩ rất nhanh và làm thế nào
mà chỉ từ rất ít thông tin trong thế giới phức tạp này, chúng ta xây dựng thành
một câu chuyện có ý nghĩa. Hầu hết thời gian, những câu chuyện gắn kết với
nhau, được chúng ta đặt cạnh nhau một cách tương thích nhằm cổ vũ cho
những hành động có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, tôi cũng dungfWWYSIATI để giải
thích cho rất nhiều những loại sai lệch khi phải đưa ra nhận định và lựa chọn,
sau đây là một số cách lý giải:

 Tự tin thái quá: Khi áp đặt nguyên tắc WYSIATI thì chất lượng hay số
lượng các bằng chứng không có mấy giá trị đối với một chủ thể đầy tự
tin. Sự tự tin mà các cá nhân có được trong đức tin của họ phụ thuộc
hầu hết vào sức thuyết phục của câu chuyện mà họ kể từ những gì họ
nhìn thấy , dù chỉ rất ít. Con người hiếm khi thừa nhận một khả năng
hiển nhiên có thể xảy ra, đó là lập luận của chúng ta thiếu tính phản
biện. Bởi vì đó là tất cả những gì mà chúng ta biết. Hơn thế nữa, hệ
thống liên kết có xu hướng ngừng hoạt động ngay khi tìm thấy một
khía cạnh liên kết, và ngăn chặn nghi ngờ và sự tối nghĩa.
 Hiệu ứng khung: Những cách diễn giải khác nhau từ cùng một nguồn
dữ liệu thường tạo ra nhiều tâm trạng khác nhau. Câu khẳng định “tỷ
lệ sống sót sau một tháng sau phẫu thuật là 90%” nghe dễ chịu hơn
câu khẳng định “tỷ lệ tử vong sau một tháng phẫu thuật là 10%”, mặc
dù hai câu có ý nghĩa tương đương. Tương tự, khi miêu tả thịt nguội
đã được “giảm 90% chất béo” sẽ hấp dẫn hơn khi miêu tả thịt nguồi
với “10% chất béo”. Rõ ràng các công thức tương đương nhau về
nghĩa nhưng thông thường một người chỉ nhìn thấy một công thức và
đó là tất cả những gì anh ta biết.
 Bỏ qua đánh  giá  cơ bản: Steve, anh chàng chỉn chu và cẩn thận,
người được mọi người cho là có nhiều khả năng trở thành thủ thư
mẫn cán. Dù anh ta chỉ được mô tả bằng hai nét tính cách nổi bật và
sống động nhất, dù bạn biết chắc số lượng nông dân cũng có tính
cách như thế nhiều hơn so với những người làm thủ thư, nhưng thực
tế thì con số thống kê chắc chắn không xuất hiện trong hiểu biết của
bạn khi phải trả lời cho câu hỏi phỏng đoán nghề nghiệp của anh
chàng này. Tất cả những gì bạn biết đến chỉ có từng ấy mà thôi.  

PHẦN II: SUY NGHIỆM VÀ SAI LỆCH

Phần này cập nhật những nghiên cứu về những phán đoán suy nghiệm
và khám phá một vấn đề cơ bản: Tại sao con người lại khó khăn tư duy
dựa trên những hiện thực thống kê? Chúng ta dễ dàng tư duy liên tưởng,
tư duy ẩn dụ, hay tư duy nguyên nhân – hệ quả nhưng chúng ta lại thấy
khó khăn khi tư duy dựa trên hiện thực thống kê,bởi sự tư duy này đòi
hỏi não bộ của chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều thứ xảy ra cùng một lúc,
đó chính là điều mà Hệ thống 1 không được thiết kế đảm nhiệm.

PHẦN III: TỰ TIN THÁI QUÁ

Những khó khăn của việc tư duy dựa trên hiện thực thống kê là nội dung
của phần III này, trong đó mô tả những giới hạn của não bộ chúng ta
như: Niềm tin thái quá vào những gì chúng ta tin là mình hiểu biết và
hiển nhiên đó chính là sự bất lực của chúng ta trong việc nhận ra sự “vô
tri” của chính mình ở cấp độ cao nhất của quá trình nhận thức, và sự
thiếu chắc chắn cảu thế giới mà chúng ta đang sống. Chúng ta dễ dãi
đánh giá quá cao sự hiểu biết của mình về thế giới, bên cạnh đó, lại đánh
giá quá thấp vai trò cơ hội trong mỗi sự kiện diễn ra hàng ngày. Đây
chính là sự tự tin thái quá được chính ảo tưởng giá trị về sự “nhận thức
muộn” nuôi nấng. Cùng những câu chuyện phiếm của Kahneman mở ra
cho chúng ta bài học hữu ích mỗi người có thể học tập từ quá khứ trong
khi cưỡng lại sức quyến rũ của “nhận thức muộn” và “ảo tưởng về giá
trị”.

PHẦN IV: NHỮNG LỰA CHỌN

Phần này tập trung thảo luận các nguyên tắc của ngành Kinh tế học về
bản chất của vấn đề ra quyết định, với giả định các nhân tố kinh tế học
và lý trí. Kahneman có đưa ra quan điểm hiện nay về những khái niệm
chính trong “lý thuyết viễn cảnh” được hình thành bởi một mô hình hai
hệ thống, một mô hình của sự lựa chọn mà ông cùng đồng nghiệp Amos
đã xuất bản năm 1979. Sau đó, chỉ ra một vài lựa chọn của con người sai
lệch so với nguyên tắc của tư duy duy lý. Ông phải xử lý một xu hướng
đáng tiếc thường thấy của con người khi giải quyết các vấn đề, đó là
tách biệt các vấn đề, và chịu ảnh hưởng từ các “hiệu ứng khung”, trong
đó các quyết định được đưa ra dựa trên những lựa chọn các yếu tố bất
hợp lý liên quan. Những quan sát như vậy, hoàn toàn có thể dễ dàng
được giải thích bằng Hệ thống 1, lại trở thành một thách thức lớn đối với
giả định các yếu tố chuẩn trong Kinh tế học đều lý trí vốn đã rất được ưa
chuộng.
PHẦN V: HAI BẢN THỂ

Phần này mô tả các nghiên cứu gần đây mà trong đó tác giả muốn giới
thiệu tới sự khác biệt giữa hai cái tôi, một cái tôi kinh nghiệm và một cái
tôi ghi nhớ, cả hai có những mối quan tâm riêng. Ví dụ, chúng ta có thể
thấy con người có hai kiểu trải nghiệm không mấy dễ chịu. Một số trải
nghiệm của chúng ta diễn ra trong thời gian dài, do đó chắc chắn nó là
trải nghiệm tệ hại hơn những trải nghiệm còn lại. Nhưng chức năng tự
động của bộ nhớ - một tính năng của Hệ thống 1 – có những nguyên tắc,
mà chúng ta có thể lợi dụng sao cho những ký ức tệ hơn được ghi nhớ
tốt hơn. Sau này khi con người chọn những hồi ức để nhớ lại, một cách
tự nhiên, họ sẽ được dẫn dắt bởi sự ghi nhớ bản thân và nhờ vào đó (cái
tôi kinh nghiệm) đã gợi đến những ký ức không cần thiết. Sự phân biệt
giữa hai cái tôi được ứng dụng để kiểm nghiệm hành vi, ở đó chúng ta
lại một lần nữa nhận thấy cái gì khiến cho cái tôi kinh nghiệm hạnh phúc
hóa ra là không hoàn toàn là cái làm cho cái tôi ghi nhớ. Làm thế nào để
hai cái tôi này trong cùng một cơ thể, có thể theo đuổi hạnh phúc là một
câu hỏi không hề dễ dàng trả lời được, trong đó hành xử đúng đắn của
đại đa số mọi người đã trở thành một chuẩn mực chung được quy ước và
công nhận là cách xử sự khách quan, đa số hành xử đúng đắn sẽ lầ tham
chiếu chung để đánh giá hành động của từng cá nhân riêng lẻ.

Trên đây là một phần tóm gọn lại những ý chính trong cuốn sách Tư duy
nhanh và chậm. Biết rằng chúng chưa thể nào lột tả hết những nghiên
cứu lớn của tác giả cũng như sự dí dỏm, thông minh của ông trong từng
tình huống, ví dụ ông đưa ra, nhưng mong rằng đây sẽ là lý do bạn chọn
cuốn sách để tô điểm vào “thế giới sách” của chính mình.

 Review chi tiết bởi Thu - Bookademy

You might also like