You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ


----------

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: CÁC QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN AN
TOÀN THỰC PHẨM TRONG GHI NHÃN HÀNG HÓA

GVHD: T.S Lê Thanh Long


SVTH : Nhóm 1
Phạm Văn Đạt
Hồ Thị Diễm
Hồ Thị Mỹ Hạnh

Lớp : CNSTH51

Huế - 2020
MỤC LỤC

PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1


PHẦN 2. NỘI DUNG....................................................................................................2
1. Định nghĩa.................................................................................................................2
2. Vai trò của nhãn hàng hóa thực phẩm........................................................................2
2.1. Vai trò trong sản xuất..............................................................................................2
2.2. Vai trò phân phối....................................................................................................3
2.3. Vai trò trong lưu thông...........................................................................................3
2.4. Thuyết phục người mua..........................................................................................3
3. Các quy định ghi nhãn hàng hóa................................................................................3
3.1. Tên thực phẩm........................................................................................................3
3.2. Tên địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu tránh nhiệm về hàng hóa....................................4
3.3. Liệt kê thành phần cấu tạo......................................................................................6
3.4. Thành phần cấu tạo.................................................................................................8
3.5. Hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng:........................................................12
3.5.1. Hướng dẫn bảo quản..........................................................................................12
3.5.2. Hướng dẫn sử dụng............................................................................................12
3.6. Xuất xứ hàng hóa..................................................................................................12
PHẦN 3. KẾT LUẬN..................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................15
DANH MỤC HÌNH

Hính 1.1. Các cách ghi tên sản phẩm.............................................................................4


Hính 1.2. Mẫu bao bì.....................................................................................................5
Hính 1.3. Ví dụ về một số sản phẩm..............................................................................6
Hính 1.4. Mẫu bao bì.....................................................................................................7
Hính 1.5. Mẫu bao bì ngủ cốc ăn kiêng.........................................................................8
Hính 1.6. Mẫu bao bì beone ngủ cốc dinh dưỡng..........................................................9
Hính 1.7. Mẫu bao bì...................................................................................................10
Hính 1.8. Mẫu bao bì...................................................................................................11
Hính 1.9. Ví dụ ghi nhãn..............................................................................................12
Hính 1.10. Ví dụ cách ghi hướng dẫn sử dụng.............................................................12
Hính 1.11. Ví dụ ghi xuất xứ hàng hóa........................................................................13
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, thực phẩm luôn được xem là nhu cầu quan trọng và thiết yếu
nhất đối với con người. Trước đâ, thực phẩm chỉ dược lựa chọn trên tính chất “ngon”
thì đến ngày nay, người tiru dùng hiện đại nhắm đến những sản phẩm thực phẩm
không chỉ đáp ứng đầy đủ về mặt dinh dưỡng mà còn Cả về mặt hình thức. Chính vì
thế, các nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm không ngừng nghiên cứu
và đổi mới sản phẩm cũng như khẳng định thương hiệu của mình thông qua nhãn hàng
hóa. Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, nhãn hàng hóa đã dần
được cải tiến và hoàn thiện với nhiệm vụ quảng bá, thu hút người tiêu dùng. Đồng thời
qua nhãn hàng hóa người tiêu dùng có thể nắm bắt được thông tin một cách cụ thể và
rõ ràng về sản phẩm thực phẩm mình định mua.
Nhãn hàng hóa được coi là cầu nối giữa người tiêu dùng và sản phẩm, hoặc là
giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì thế, nhãn đóng vai trò quan trọng đối
với một sản phẩm nói riêng, và nhà sản xuất thực phẩm nói chung. Nhóm chúng em đã
tiến hành bài tiểu luận” CÁC QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN AN TOÀN
THỰC PHẨM TRONG GHI NHÃN HÀNG HÓA” để chứng minh cho vai trò quan
trọng đó.

1
PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in,hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chiềm,
nổi trực tiếp hoặc được dán, cài chắc trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện thông tin
cần thiết, chủ yếu về mặt hàng hóa đó.
 Các yếu tố cần có nhãn hàng hóa thực phẩm
Những yếu tố cần có của nhãn hàng hóa thực phẩm là :
- Thông báo cho người tiêu dùng về sản phẩm định mua mà không cần dùng thử.
- Trình bày đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm: sản phẩm
bao gồm những gì , thành phần chi tiết, trọng lượng,..
- Chú trọng vào ngày sản xuất và hạn sử dụng.
- Trong một số trường hợp, trên nhãn phải trình bày đầy đủ điều kiện bảo quản
cụ thể đối với sản phẩm.
- Có 2 loại nhãn hàng hóa thông dụng:
+ Nhãn trực tiếp: được in trực tiếp trên bao bì.
+ Nhãn gián tiếp: được sản xuất rời, sau đó mới dán lên bao bì.
Hiện nay, tất cả các loại sản phẩm hàng hóa thực phẩm cũng như các loại hàng
hóa khác đều phải ghi nhãn đúng quy cách. Những hàng hóa ghi đúng quy cách và
thông tin về đặc tính hay thành phần thực phẩm một cách chi tiết thường tạo được thế
cạnh tranh cho sản phẩm một cách vững chắc trên thi trường.
Nhãn hàng hóa thực phẩm là nơi trình bày các thông tinchi tiết về sarn phẩm
chưa đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu của nhà sản xuất, hình ảnh và
màu sắc minh họa. Tất cả các thông tin đó đều phải được trình bày đúng theo quy trình.
2. Vai trò của nhãn hàng hóa thực phẩm
2.1. Vai trò trong sản xuất
- Đáp ứng quy định bắt buộc của nhà sản xuất.
- Thể hiện sự cam kết chịu trách nhiệm trước khách hàng.
- Là một hình thức quảng cáo tiếp thị thu hút khách hàng, nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hóa.
- Kí hiệu, màu sắc, hình ảnh... đẹp mắt nhất, sinh động nhất. Từ đó, giúp thu
hút khách hàng, khuyến khích sự tái tạo sản xuất và thu lợi nhuận.

2
- Bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua thương hiệu
độc quyền.
- Tạo niềm tin cho khách hàng.
2.2. Vai trò phân phối
- Trong quá trình phân phối hàng hóa đến nơi tiêu thụ 1 số kí hiệu đặc biệt được
ghi trên bao bì sẽ cho ta biết được cách vận chuyển và bảo quản phù hợp.
- Giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc kiểm tra và kiểm soát hàng hóa.
2.3. Vai trò trong lưu thông
- Là cầu nối giữa sản phẩm và người tiêu dùng.
- Thông qua nhãn hàng hóa, thời gian sử dụng, nơi sản xuất, cách dùng, cách
bảo quản,…
- Biết được nơi xuát xứ của sản phẩm.
- Phân biệt hàng nhái, hàng kém chất lượng nhờ tem chống hàng giả.
- Nhãn hàng hóa giúp việc thanh toán, ghi hóa đơn nhanh, dễ dàng, truy tìm
được hàng thất loạt nhờ mã số mã vạch.
2.4. Thuyết phục người mua
- Thuyết phục người tiêu dùng mua đặt hàng không cần thử nếm, ngửi sản phẩm
chứ không mua những hàng hóa cạnh tranh bên cạnh.
- Với người mua lần đầu, bề ngoài của thực phẩm, bao gồm nhãn hiệu là yếu tố
tác động mạnh nhất bởi sự hấp dẫn người tiêu dùng.Nếu người mua lần đầu không
thấy vấn đề gì sai sót với sản phẩm họ sẽ tiếp tục mua nữa và rất trung thành với sản
phẩm đó.
3. Các quy định ghi nhãn hàng hóa
3.1. Tên thực phẩm
- Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của sảm phẩm đó. Tên
gọi phải cụ thể, không trừu tượng. Sử dụng tên gọi đã được xác định cho một thực
phẩm cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản pháp qui của Nhà
nước. Trong trường hợp chưa qui định, sử dụng tên gọi của thực phẩm đã được xác
định trong tiêu chuẩn Codex hoặc ISO
- Ví dụ: muối lạc, chà bông heo, thịt bò khô, tôm khô

3
Hính 1.1. Các cách ghi tên sản phẩm
- Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên
hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên
nhãn hàng hóa
- Chữ viết hàng hóa hay tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn 2mm; thuật
ngữ ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm là những từ ngữ hoặc nhóm chữ nhằm xác
nhận về bản chất xác thực và tình trạng vật lý của thực phẩm bao gồm môi trường bao
gói, kiểu và điều kiện xử lý thực phẩm như sấy khô, cô đặc hoàn nguyên, xông khói…
hoặc đặc điểm nguồn nguyên liệu, hoặc đặc điểm nơi thu hoạch nguyên liệu
- Ví dụ: thịt heo xông khói, cá mòi sốt cà, sữa tươi hương dâu
3.2. Tên địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu tránh nhiệm về hàng hóa
- Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được
viết tắt.
- Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ
cơ sở sản xuất hàng hóa đó
+ Cơ sở sản xuất hàng hóa là một thành viên trong một tổ chức như công ty,
tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và
địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho
phép
+ Hàn hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở ản xuất khác
nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ
chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu

4
chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công
bố hoặc đăng kí lưu hành và phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa
- Ví dụ: đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản nội dung ghi là: sản xuất tại (
tên và địa chỉ cơ sở) hoặc sản phẩm của ( tên và địa chỉ cơ sở)

Hính 1.2. Mẫu bao bì


- Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của
tổ chức, cá nhân sẩn xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu
- Ví dụ: đối với cơ sở nhập khẩu thực phẩm thủy sản hoặc cơ sở làm đại lý bán
hàng cho nước ngoài, nội dung ghi là: thương nhân nhập khẩu ( tên và địa chỉ cơ sở)
hoặc thương nhân đại lý ( tên và địa chỉ cơ sở)

5
3.3. Liệt kê thành phần cấu tạo
a) Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn ghi thực phẩm được cấu
tạo từ hai thành phần trở lên. Không được ghi nhãn thực phẩm chỉ 1 thành phần.

Hính 1.3. Ví dụ về một số sản phẩm


VD: Trường hợp chất phụ gia vị thực phẩm là đường, muối, bột ngọt thì trên
bao bì không có mục thành phần.
Thành phần phải được ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn, nét chữ đậm hơn thành phần
liệt ghê các thành phần có trong thực phẩm.
Tất cả thành phần phải liệt kê theo thứ tự giảm dần từ tỷ lệ khối lượng của từng
thành phần với tổng thành phần thực phẩm.

6
Hính 1.4. Mẫu bao bì
Đối với các thành phần phức tạp gồm hai cái trở lên thì cần ghi các “thành phần
phụ hoặc thành phần dinh dưỡng” trong ngoặc đơn,bảng, theo thứ tự giảm dần,ghi sát
bên ngay thành phần chính. Nếu thành phần phụ có chứa tỷ lệ nhỏ hơn 25% thực phẩm
đó thì những thành phần phụ không nhất thiết phải ghi nhãn, trừ khi chúng là phụ gia
thực phẩm.
Lượng nước thêm vào thực phẩm phải được ghi vào thành phần cấu tạo, ngoại
trừ các dạng nước có trong một thành phần phức tạp : nước muối, siro,… đã ghi vào
bảng liệt kê các thành phần , không ghi lượng nước thêm vào trong thực phẩm có thể
chúng đã bay hơi trong quá trình chế biến. Đối với thực phẩm cô đặc cần ghi thêm nước.
b) Phải sử dụng một tên gọi cụ thể đối với từng thành phần không gây trừu tượng.
VD: +Tên tinh bột được hiểu là các loại tinh bột, trừ bột biến tính bằng phương
pháp hóa học.
+ Cá được hiểu là các loài cá khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác
và việc ghi nhãn không ám chỉ một loại cá cụ thể nào.

7
3.4. Thành phần cấu tạo
Thành phần các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai cách sau:
+ Tên nhóm và tên chất phụ gia.
+ Tên nhóm và mã số quốc tế của chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn.
VD: Trong chế biến nước mắm, khi dùng các chất phụ gia như mì chính,
cyclamate chất tạo ngọt, màu cam có thể ghi các chất đó trong bảng thành phần của
nước mắm theo 2 cách:
Chất phụ gia: mì chính, cyclamate, màu cam hoặc
Chất phụ gia:621, 951, E111.
Để ghi ngắn gọn thì người ta ưu tiên sử dụng cách ghi thứ 2.
Có thể ghi chung là hương liệu, chất tạo màu, chất tạo ngọt đối với những chất
tạo hương, tạo màu, tạo ngọt tương ứng. Sau các từ hương liệu, chất tạo màu cần ghi
thêm tự nhiên hay nhân tạo.
Nếu liều lượng chất phụ gia được đưa vào với liều lượng lớn hơn gần bằng hoặc
vừa đúng so với lượng max quy định bởi tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thì phải ghi vào
nhãn.Ngược lại, nếu thành thành phần thấp thì không cần ghi vào nhãn.
Ghi nhãn định lượng các sản phẩm.
Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện diện của một hay
nhiều nhiều thành phần đặc trưng có giá trị thì phải ghi tỷ lệ % thành phần đó theo
khối lượng tổng tại thời điểm sản xuất.
Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạng đặc biệt hàm lượng thấp của
một hay nhiều thành phần thì phải ghi tỷ lệ % thành phần đó theo khối lượng của nó
chứa trong thành phẩm.
Ghi nhãn thực phẩm đối với người ăn kiêng
Dùng các thuật ngữ:chế độ ăn uống đặc biệt, chế độ ăn kiêng đặc biệt, ăn kiêng.

Hính 1.5. Mẫu bao bì ngủ cốc ăn kiêng

8
Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của ác thành phần thực phẩm
- Các nội dung bắt buộc công bố gồm: giá trị năng lượng, lượng protein,
cacbonhydrat dễ tiêu và chất béo, lượng chất dinh dưỡng khác,…
- Ngoài việc bắt buộc phải công bố như trên cần liệt kê lượng vitamin và chất
khoáng có dinh dưỡng quan trọng và liều lương theo tiêu chuẩn đã được kiến nghị.

Hính 1.6. Mẫu bao bì beone ngủ cốc dinh dưỡng


3.4.1. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm những chỉ tiêu quyết định giá trị sử dụng,
bảo đảm sự phù hợp và an toàn đối với người tiêu dùng theo công dụng chính đã định
trước cùa sản phẩm.
- Đối với các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần chất lượng chủ
yếu gồm: đạm, béo, đường…
- Đối với sản phẩm có công dụng đặc biệt phải ghi các chỉ tiêu của các chất tạo
nên công dụng đó.

9
- Thực phẩm sử dụng công nghệ gien, ghi nhãn bằng tiếng Việt với dòng chữ:
“có sử dụng công nghệ gen”.
- Thực phẩm chiếu xạ Có trên nhãn hình biểu thị thực phẩm chiếu xạ theo quy
định quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.
- Thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng Ghi tên, hàm lượng chất bổ sung. Chú
ý ghi rõ đối tượng sử dụng, liều lượng và cách sử dụng.

Hính 1.7. Mẫu bao bì


Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
 Ngày sản xuất
Ngày sản xuất có thể được ghi “Ngày sản xuất” hoặc “NSX”. 
Quy định cách ghi như sau: 
Chỉ ngày gồm 2 chữ số ví dụ ngày 8 thì ghì ghi 08, 
Chỉ tháng gồm 2 chữ số ví dụ tháng 08 ghi 08, 
Chỉ năm gồm 2 chữ số hoặc 4 chữ số; Ví dụ như năm 2020 thì ghi là 20 hoặc 2020.
Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu (.) Ví dụ: 08.08.2020, gạch ngang (-) Ví
dụ 08-08-2020, gạch (/) 08/08/2020 hoặc không có dấu, Đặc biệt với trường hợp
không dùng dấu chỉ gồm 6 chữ số ví dụ: 080820.
 Thời hạn sử dụng
- Thời hạn sử dụng là chỉ số gày, tháng, năm mà quá mốc thời gian đó, hàng hóa
không được cho phép lưu thông và không sử dụng. Thời hạn sử dụng chính là thời hạn
sử dụng sản phẩm tốt nhất.Thời hạn phải được gi rõ bằng cụm từ:
“ Sử dụng tốt nhất trước: … (Best before end …) hoặc ghi HSD.

10
Ghi thời hạn sử dụng như sau:
- Ngày, tháng và năm đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất dưới
3 tháng.
- Tháng năm đối với các sản phẩm có hạn sử dụng tốt nhất trên ba tháng.
VD:
Với thực phẩm có hạn sử dụng dưới 3 tháng, ghi như sau:
“ Sử dụng tốt nhất trước 01.01.2020”
Với thực phẩm có thời hạn sử dụng trên 3 tháng, ghi như sau:
“ Sử dụng tốt nhất trước 01.20”
Đối với các sản phẩm nhập khẩu ghi nhãn bằng tiếng Anh, thường ghi tháng
bằng chữ.VD: APR 20 ( tháng 4 năm 2020).

Hính 1.8. Mẫu bao bì

11
3.5. Hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng:
3.5.1. Hướng dẫn bảo quản
- Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất lượng thực phẩm
nếu hiệu lực về thời hạn sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản

Hính 1.9. Ví dụ ghi nhãn


3.5.2. Hướng dẫn sử dụng
- Phải ghi hương dẫn sử dụng đối với các thực phẩm cần hướng dẫn khi sử dụng
kể cả cách “ tái tạo” sản phẩm khi dùng, để bảo đảm không sai sót trong sử dụng.
Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn thì phải ghi các nội
dung đó vào một tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp thong tin cho người tiêu dùng.

Hính 1.10. Ví dụ cách ghi hướng dẫn sử dụng


3.6. Xuất xứ hàng hóa
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng
hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp
luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc kí kết
12
- Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại”
hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm theo nước
hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó
- Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt

Hính 1.11. Ví dụ ghi xuất xứ hàng hóa

13
PHẦN 3. KẾT LUẬN

Nhóm đã tìm hiểu về định nghĩa, vai trò và các tiêu chí trong quá trình ghi nhãn
một vài sản phẩm cụ thể. Qua đó đã rút ra nhiều kinh nghiệm quan trọng giúp nhóm
hoàn thành được bài tiểu luận này. Có rất nhiều nội dung cần để ghi nhãn bao bì cho
một sản phẩm như thành phần các chất có trong sản phẩm, quy trình sản xuất sản
phẩm, nơi sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng sản phẩm đó. Tựu chung lại cách
quan trọng nhất để ghi nhãn bao bì là dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn và quy định ghi
nhãn bao bì của sản phẩm đó và với mỗi sản phẩm sẽ có một loại nhãn bao bì khác
nhau. Chức năng của bao bì giúp cung cấp thông tin về sản phẩm cho người dùng,
ngoài ra bao bì là một công cụ Marketing của nhà sản xuất, với những loại bào bì đẹp
và bắt mắt sẽ dễ dàng được sự ủng hộ của người dùng hơn.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều hơn những loại
bao bì bắt mắt trên thị trường. Công nghệ sản xuất bao bì ngày càng được các nhà kinh
doanh đầu tư mạnh mẽ từ đó thu hút nhiều người tiêu dùng. Nên chắc chắn những
thông tin do nhóm cung cấp cũng còn nhiều hạn chế, vì vậy mong thầy và các bạn góp
ý giúp nhóm hoàn thiện bài tiểu luận của mình .

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giáo trình Bao gói các sản phẩm nông sản, thực phẩm – Nguyễn Mạnh Khải
Tài liệu WEB
[2]. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
[3]. https://luatvietan.vn/ghi-nhan-thuc-pham.h
[4]. https://text.123doc.net/document/2794998-cong-nghe-bao-bi-va-dong-goi-thuc-
pham-vai-tro-cua-nhan-hang-hoa-doi-voi-viec-tieu-thu-san-pham-thuc-pham-
nhom-4.
[5]. https://laocai.dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nhan-hang-hoa-thuc-trang-va-
vai-tro-trong-bo-3-moi-quan-he-nguoi-tieu-dung-nha-san-xuat-kinh-doanh-co-
quan-quan-ly-nha-nuoc
[6]. https://www.eurofins.vn/vn

15

You might also like