You are on page 1of 9

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: XÃ HỘI HỌC


Đề tài : Thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay

Sinh viên thực hiện : Trần Hoài Nhật Huy


Mã sinh viên : 17L3031035
Lớp : CNSTH 51
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Diệu Hiền

Huế, 7/2020
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
I. Thực trạng..............................................................................................................2
II. NGUYÊN NHÂN.................................................................................................3
1. Nguyên nhân từ gia đình...................................................................................3
2. Nguyên nhân từ xã hội......................................................................................3
3. Nguyên nhân bản thân.......................................................................................3
III. HẬU QUẢ...........................................................................................................4
1. Tiêu cực.............................................................................................................4
2. Tích cực.............................................................................................................5
IV. GIẢI PHÁP.........................................................................................................6
1.Về phía bản thân.................................................................................................6
2. Về phía xã hội....................................................................................................6
KẾT LUẬN...............................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ lụy, con người cũng
phải hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để theo kịp với cuộc sống
thời @ của những người trẻ tuổi hiện nay. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng
liêng của lứa đôi nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện
đại của phong cách và lối sống, sự du nhập của văn hóa phương Tây mà mỹ từ
“ tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó.
Theo phong tục của người Việt Nam, những đôi trai gái chỉ được sống
chung như vợ chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có một thực trạng hiện nay tại
Việt Nam là số sinh viên thanh niên sống chung với nhau trước hôn nhân ngày
càng tăng mà báo chí trong nước gọi là " sống thử". Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề
này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại nững lợi ích gì? Tác hại ra
sao? Câu trả lời không còn là vấn đề của các nhà chức trách mà đang trở thành một
vấn đề rất nóng hổi của toàn xã hội.
Để hiểu rõ hơn về vấn để “sống thử”, sau đây nhóm em tiến hành nghiên
cứu “thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay”. Từ đó đưa ra những mặt tiêu
cực và tích cực của nó để có những cái nhìn đúng đắn về vấn đề này.

1
I. Thực trạng
Ở Hoa Kỳ, sống với nhau thay vì lập gia đình đã trở thành tiêu chuẩn cho
các cặp vợ chồng - một nửa số thanh niên trẻ tuổi từ 20- 40 đang sống chung với
nhau thay vì kết hôn. Sự sống chung đã tăng đáng kể từ năm 1980, và tỷ lệ kết
hôn đã giảm hơn 40% kể từ năm 1960.
Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã
xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ
chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến
tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không
phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống
thử”.
Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang
trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới
công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà
trường.
Ví dụ: Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010,
có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân: Lan, sinh viên năm thứ 2
trường Đại học Nông Lâm TPHCM, cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các
bạn sống thử trước hôn nhân”. Tôi được một bạn công nhân chia sẻ, dãy phòng trọ
của em có 10 phòng thì có đến sáu phòng “góp gạo thổi cơm chung”.
Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng
tương lai là có lấy nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong
mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên
khuyến khích, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng
tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp
nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo
đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống.
Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang
có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến cách phổ biến,
lại rơi vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải
sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản
lĩnh để bươn chải vào đời.

2
II. NGUYÊN NHÂN
 1. Nguyên nhân từ gia đình
Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã
thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến
hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, hoặc chỉ như cơ hội để
người ta lợi dụng nhau.
Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình,
không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục
của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi
cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ.
2. Nguyên nhân từ xã hội
Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục
và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật
dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Theo tiến sĩ tâm lý
Vũ Gia Hiền: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng
của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do
ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất
hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”.
Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu
thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục là
điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò
mò “sống thử để biết”, và sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang
sống chung đấy thôi. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả
mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay, không còn xem trọng việc hệ
trọng cả đời là hôn nhân và gia đình. “Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm,
vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất
thời. Mặt khác, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn
biết đến nền tảng đạo đức của con người”
3. Nguyên nhân bản thân
Do ảnh hưởng của "yêu nhanh sống gấp", một số bạn trẻ quan niệm về tình
yêu "rất hiện đại" hay còn gọi "Speed love", rằng yêu thì cần "hết mình". Họ bị
thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho

3
tương lai. Họ thích một cuộc sống hưởng thụ, không cần tôn trọng chuẩn mực đạo
đức của cộng đồng, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình.

III. HẬU QUẢ


1. Tiêu cực
 Học hành sa sút
Một trong những hậu quả của việc sống thử chính là học hành sao nhãng, sa
sút. Ví dụ như sau mỗi giờ học hay tham gia các hoạt động tình nguyện, các cô gái
lại vội vàng về nhà lo bữa cơm cho cả hai người, rồi lo toang nhiều thứ như cuộc
sống vợ chồng từ tiền bạc, đến các công việc nhỏ như nấu nướng, giặt giũ chưa kể
những tranh cãi xảy ra giữa hai người sẽ khiến bạn buồn phiền, bực bội, không còn
tâm trí hay động lực học hành, mất quá nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc cho
đối phương. Khi sống với nhau, nếu bạn không dành nhiều thời gian cho nhau hơn
trước thì bạn sẽ cảm thấy tình cảm bị phai nhạt nên bạn sẽ bỏ bê việc học hành.
 Mất đi cuộc sống tự do và mối quan hệ với những người xung quanh
Một khi về chung nhà, chính là bạn chấp nhận để cuộc sống còn lại của
mình cho người kia kiểm soát. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian bên người yêu của
mình, thường xuyên bị theo dõi, quan sát, chính vì vậy mà bạn cũng đánh mất cuộc
sống tự do và những mối quan hệ bên ngoài vì không có nhiều thời gian cho
chúng. Thay vì sau giờ học bạn cùng bạn bè mình tụ tập, ăn uống, nói chuyện, thư
giãn thì bạn lại tranh thủ về nhà chăm sóc người yêu hay sợ đối phương nghi ngờ,
hỏi han và cuộc đi chơi nào cũng có người yêu kè kè bên cạnh khiến bạn không
thoải mái nói chuyện với bạn khác giới làm mất tính năng động.
 Thường xuyên bị stress, căng thẳng
Vấn đề của một mình bạn đôi khi làm bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực thì nói
gì đến vấn đề của cả hai người, không chỉ lo cho bản thân mà còn phải lo cho thêm
một người nữa. Không những vậy, trong quá trình chung sống, đặc biệt ở tuổi còn
nhỏ, các bạn chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ cũng như hành động, khi có bất
đồng, tranh cãi giữa hai người sẽ dễ gây ra những hành vi bồng bột. Những áp lực
trong học tập cộng với cuộc sống sẽ khiến bạn rất mệt mỏi, căng thẳng, và thậm
chí là túng quẫn nếu không tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đặc biệt, nếu xung đột
quá lớn sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khó lường. Và quan trọng hơn nữa khi hai
người ở gần nhau nhiều thì có thể sẽ dẫn đến có thai ngoài ý muốn hay bạn phải sử
dụng nhiều thuốc tránh thai, cả hai yếu tố đó đều không tốt cho việc có con.

4
 Gây nhàm chán vì quá hiểu đối phương
Vì sống chung lâu ngày nên mọi ưu, khuyết điểm của người yêu sẽ dần lộ ra.
Bên nhau hàng ngày, gặp mặt nhau thậm chí là ngủ chung với nhau sẽ gia tăng sự
thấu hiểu của hai người. Tuy nhiên, vì ngày nào cũng gặp nhau sẽ dễ gây nhàm
chán, tẻ nhạt cho mối quan hệ. Đặc biệt, khi xảy ra tranh cãi điều đó còn làm bạn
cảm thấy ngán ngẫm người yêu của mình. Hình ảnh người yêu phong độ hay xinh
đẹp không còn nữa mà thay vào đó là một người sống ích kỷ, bừa bộn hay lười
nhác…Và những cuộc cãi nhau sẽ dày lên theo thời gian, để đến một ngày bạn
quay lưng nhìn lại quá khứ thì sự lãng mạn của tình yêu và sự tự do ngày trước đã
biến mất nhường chỗ cuộc sống chung và những lo toan vất vả. Chính vì thế mà
tình yêu của hai bạn sẽ giảm theo thời gian, điều này nếu kéo dài đến hôn nhân sẽ
chỉ còn là nghĩa vụ, thật sự quá tẻ nhạt và vô vị.
Kết cục của sống chung sẽ làm cho tình yêu mờ nhạt theo thời gian vì cả hai
bên đã quá hiểu nhau nên mất dần đi sự hấp dẫn trong mắt nhau. Khi bạn nhận ra
được điều này thì tốt nhất hãy thẳng thắn nói chuyện với nhau, tìm ra giải pháp làm
vừa lòng nhau nhằm cải thiện tình hình xuống dốc của tình yêu khi đã quyết định
sống thử sau này.

2. Tích cực
 Có nhiều thời gian bên nhau hơn
Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, bạn khó có thể sắp xếp thời gian để ở
bên người đặc biệt của đời mình. Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn sẽ
không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi
ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ bạn
vào cuối mỗi ngày.
 Hiểu nhau rõ hơn
Những lần hẹn hò có thể giúp bạn hiểu phần nào về anh ấy. Tuy nhiên, nếu
sống cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ hơn nhiều. Bạn có
thể hiểu rõ hơn về sở thích, lối sống, và nhiều điều khác của người ấy, và ngược
lại.
 Chia sẻ tài chính
Sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và người ấy phải chi trả hóa đơn của mỗi
người. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê

5
nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Đây là một ưu điểm của lối sống này.
Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và người ấy sẽ đỡ nặng nề hơn.
 Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp
Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể
quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy nhiên, bạn làm sao biết được
liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể
tìm ra nhờ sống thử. Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem liệu
bạn và người ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không.
 Tự do “yêu đương”
Một lợi ích khác nữa mà sống thử có thể mang lại cho bạn - đó chính là sự tự
do “yêu đương”. Sự thân mật về mặt thể xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc xây dựng sự tin tưởng và thoái mái trong cuộc sống của các cặp đôi. Nó cũng
giúp bạn giải tỏa mọi ức chế khi những ham muốn tình dục của bạn được thỏa
mãn.

IV. GIẢI PHÁP


1.Về phía bản thân
Bản thân các bạn, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về
hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua
những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Hơn nữa, các bạn nên tham
gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi và phải quyết tâm
nói không với việc “sống thử”.

2. Về phía xã hội
Xã hội nên có những buổi tuyên truyền, những buổi hội thảo, những diễn
đàn và những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới
nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội cũng như trong Giáo hội Công giáo một
cách sôi động. Giới trẻ có rất nhiều điều hấp dẫn, bổ ích trong học tập, làm việc,
giao lưu bạn bè, giải trí… Hơn nữa, chúng ta sinh ra ở Việt Nam, một nước
phương Đông với nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp. Vì vậy, người Việt Nam dù có văn
minh hay học hỏi ở nước ngoài thế nào, cũng nên giữ lại một chút truyền thống của
dân tộc mình. Biết rằng, phương Tây họ có nhiều cái hay, cái mới mình cần nên
học, nhưng họ cũng có những cái xấu mà mình không nên học, hoặc dù có học
cũng nên điều chỉnh sao cho phù hợp với nước mình một chút

6
KẾT LUẬN
Tình yêu là một sự thiêng liêng và kỳ diệu, hãy tận hưởng thứ tình cảm đó
bằng sự trong sáng, chân thành, đừng thương mại hóa tình yều bằng việc sống vội,
sống thử.
Em có kèm theo 1 video clip mà em đã ghép từ những bức ảnh chế em tìm
hiểu được.

You might also like