You are on page 1of 2

20 năm thảm hoạ hạt nhân Chernobyl

25/04/2006 10:58
Đã 20 năm trôi qua kể từ thảm hoạ hạt nhân Chernobyl, những tổn thất về nhân mạng do thảm hoạ này gây
ra vẫn là rất nặng nề và còn kéo dài. Việc sử dụng năng lượng hạt nhân của Ukraine để phục vụ sản xuất
cũng bị ảnh hưởng.
Cho đến bây giờ, chính phủ Ukraine vẫn chưa thể giải quyết một cách triệt để hậu quả
của thảm hoạ này, và xác định chính sách năng lượng cho tương lai. Đối với hàng triệu
người trên thế giới, Chernobyl là biểu tượng của thảm hoạ và huỷ diệt. Còn trước mắt,
Ukraine và các nước phương Tây chỉ biết phong toả, không để xảy ra sự cố thứ hai tại
nhà máy.

Phải nhiều năm nữa thì việc đảm bảo an toàn cho nhà máy Chernobyl mới có thể kết
thúc. Các nhà khoa học Ukraine dự đoán, việc tháo dỡ thanh nhiên liệu cuối cùng của
nhà máy không thể được thực hiện trước năm 2008. Và hiện tượng phóng xạ tại nhà
máy sẽ chỉ chấm dứt hoàn toàn sau 30 đến 100 năm nữa.

Tuy nhiên, Ukraine vẫn hy vọng sẽ khai thác tốt nguồn năng lượng hạt nhân trong
tương lai. Ông Andrei Novicov, Phó Giám đốc kỹ thuật nhà máy Chernobyl phát biểu:
“Cuộc khủng hoảng hơi đốt gần đây cho thấy, nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới
và Ukraine vẫn đang tăng lên. Sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng sạch đang
ngày càng tăng lên, và vì thế, tôi cho rằng năng lượng hạt nhân sẽ trở nên vô cùng cần
thiết ở Ukraine.”

Tháng giêng vừa qua, giá hơi đốt trên thị trường Ukraine đã tăng gần gấp đôi, sau khi
công ty năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga tạm ngừng cung cấp loại nhiên liệu
này cho Ukraine qua hệ thống đường ống nối liền giữa 2 nước. Việc này ngay lập tức
gây ra những tác động mạnh tới nền kinh tế Ukraine. Và các nhà kinh tế đã cho rằng,
nếu giá nhiên liệu còn tăng, Ukraine sẽ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng kinh tế.

Ban lãnh đạo nhà máy Chernobyl cho rằng, Ukraine đã rút ra nhiều bài học từ tấn thảm
hoạ. Nhưng, như tất cả các nước khác trên thế giới, Ukraine sẵn sàng chấp nhận rủi ro
của việc này nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

Ngày 26/4/1986, nhiều vụ nổ đã liên tiếp xảy ra phá huỷ lò phản ứng số 4 của nhà máy
điện nguyên tử Chernobyl. Độ phóng xạ trong khu vực lập tức tăng vọt. Những cột khói
độc ngùn ngụt bốc lên trời.

Đến nay, 2 thập kỷ đã trôi qua kể từ sau sự cố, và 5 năm rưỡi đã qua kể từ khi lò phản
ứng hạt nhân cuối cùng của nhà máy được đóng cửa, nhưng người dân trong vùng
vẫn nhớ rất rõ mọi chuyện đã xảy ra.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, cảnh sát và nhân viên bộ tình trạng khẩn cấp vẫn
tuần tra vùng cấm có bán kính 30km bao quanh nhà máy Chernobyl, bởi độ phóng xạ
tại một số khu vực vẫn đang cao trên mức bình thường.

Trong khi đó, nhiều nước vẫn đang theo đuổi việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, coi
đây là nguồn năng lượng sạch quan trọng có tác dụng giúp giảm sự phụ thuộc vào dầu
mỏ và thúc đẩy cuộc chiến ngăn chặn tình trạng ấm dần lên toàn cầu.

Năng lượng nguyên tử : đang được chú trọng phát triển, kèm theo nhiều biện pháp bảo
đảm an toàn cho quá trình hoạt động . Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ra đời ở Liên
xô (6/1954), sau đó lần lượt được ra đời ở Anh (1956), Mỹ (1957), Pháp (1959) và
nhiều nước khác . Nhiên liệu cho nhà máy điện nguyên tử là Uran .

You might also like