You are on page 1of 1

THÁO DỠ NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ

11-1  Tuổi thọ của nhà máy điện nguyên tử là bao nhiêu năm?
Theo thiết kế, thời gian sử dụng của một nhà máy điện nguyên tử trong giai đoạn đầu là 30 năm.
Nhưng nếu kiểm tra cẩn thận, bảo dưỡng tốt và thay thế các thiết bị cũ, đảm bảo an toàn thì có thể
kéo dài thời gian vận hành thêm khoảng 20~30 năm.
Sau khi vận hành được 30 năm, hầu hết đã hoàn vốn thiết bị và nếu tiếp tục vận hành sẽ đem lại
rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Do vậy, việc kéo dài thời gian sử dụng và tiếp tục vận hành hiện
nay đang trở thành khuynh hướng chung trên thế giới.
Thời gian sử dụng theo thiết kế của các nhà máy điện nguyên tử xây mới hiện nay khoảng 50~60
năm.
11-2 Khi hết thời hạn hoạt động, nhà máy điện nguyên tử được tháo dỡ như thế nào?
Chi phí cho việc tháo dỡ các nhà máy điện nguyên tử hết hạn sử dụng khác nhau tuỳ theo từng
điều kiện, thường chiếm khoảng 15% chi phí xây dựng. Phương pháp tiêu chuẩn tháo dỡ lò phản
ứng như sau:
- Giai đoạn 1:
 Tháo dỡ toàn bộ nhiên liệu đã sử dụng, sau đó chuyển ra bên ngoài khu vực. Lò phản ứng có hoạt
độ phóng xạ sẽ được đóng chặt bên trong nhà lò và bảo quản 5~10 năm.
- Giai đoạn 2:
 Tháo dỡ và huỷ bỏ các thiết bị không có hoạt độ phóng xạ.
- Giai đoạn 3:
 Tháo dỡ và huỷ bỏ các thiết bị lò phản ứng có hoạt độ phóng xạ đã giảm.
 Tổng lượng chất thải, phế thải tháo dỡ là khoảng 500~550 nghìn tấn đối với trường hợp lò phản
ứng nước nhẹ công suất 1100 MW. Trong đó, người ta tính ra chất thải phóng xạ hoạt độ thấp
khoảng 10 nghìn tấn (dưới 3% tổng trọng lượng chất thải tháo dỡ), chất thải hoạt độ phóng xạ
tương đối cao như các thiết bị bên trong lò phản ứng là khoảng 200 tấn (dưới 0,1% tổng lượng
chất thải tháo dỡ).
 Do đó, trong số chất thải từ việc tháo dỡ lò phản ứng nhà máy điện nguyên tử thì có khoảng 95%
là chất thải có thể xử lý giống như các chất thải công nghiệp thông thường.
 Hiện nay, người ta đã xây dựng được phương pháp tháo dỡ nhà máy điện nguyên tử mà không
làm phát tán chất phóng xạ.

You might also like