You are on page 1of 10

2.

1 Máy phát VLC


Trong các hệ thống VLC,các bộ phát là một mô-đun gồm nguồn dữ liệu, mô-đun điều
chế và đèn LED. Hai yếu tố cuối cùng là các yếu tố rất quan trọng trong một máy phát
VLC. Hai loại đèn LED được sử dụng trong các hệ thống VLC: Đèn LED một màu và
đèn LED nhiều màu. Đèn LED nhiều màu nhóm trong một gói nhiều đèn LED một
màu. Đèn LED nhiều màu được sử dụng nhiều nhất là đỏ-lục-lam (RGB) LED. Trong các
hệ thống đa sóng mang, mỗi đèn LED màu có trong gói đại diện cho một Anten, tương
ứng với một kênh. Có nhiều kênh trong hệ thống cũng như có đèn LED trong gói. Do đó,
một số đèn LED màu nhất định sẽ cung cấp cùng số lượng kênh khác nhau. Do đó, bộ
phát RGB-LED được xem là một bộ phát đa kênh đặc biệt có thể được sử dụng để triển
khai các kỹ thuật điều chế đa sóng. Ví dụ: với một đèn LED RGB đơn, 3x3 kỹ thuật
nhiều đầu vào - nhiều đầu ra (3 × 3 MIMO) được áp dụng trên kênh VLC. Hình 2 mô tả
hai loại máy phát VLC phổ biến: Hình 2.1-a, máy phát VLC đơn kênh và Hình 2.1-b,
máy phát VLC đa kênh.

Hình 2.1-a máy phát VLC đơn kênh và Hình 2.1-b, máy phát VLC đa kênh.

2.2 Môi trường truyền dẫn (kênh VLC)


Trong truyền thông, kênh đại diện cho không gian giữa máy phát và máy thu. Nó là đặc
trưng bởi khả năng truyền tín hiệu sóng mang và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như suy
hao, nhiễu. Trong công nghệ VLC, kênh là không gian giữa đèn LED và PD
(photodetector). 
2.2.1 Mô hình kênh
Truyền thông VLC sử dụng phương pháp điều chế cường độ và tách sóng
trực tiếp IM/DD, trong đó thông tin được mã hóa bằng cách thay đổi cường độ
quang tức thời của nguồn phát. Như vậy kênh truyền VLC sẽ là một kênh băng
gốc tuyến tính với đáp ứng kênh h(t), nhiễu cộng độc lập với tín hiệu và được mô
hình hóa dưới dạng kênh tạp âm Gaussian trắng cộng (AWGN).

Hình 2.2. Mô hình kênh truyền VLC IM/DD

Mô hình kênh truyền VLC được mô tả như hình 2.2, dòng tách quang I p (t)
sẽ được tính theo biểu thức (2.18):

(
2
I p ( t )=R Pt ( t ) ⨂ h ( t ) +n(t) .
4
)

Trong đó: Pt ( t ) là công suất quang tức thời.

h ( t ) là đáp ứng xung của kênh.

n(t) là nhiễu được cộng độc lập với tín hiệu.

Công suất phát trung bình Pt được tính theo công thức (2.5):

(
T 2
1
Pt = lim ∫ Pi ( t ) dt P i ( t )> 0 .
T→∞ T 0
5
)

Công suất thu trung bình Pr được tính theo công thức (2.6):

Pr =Pt H (0) (
2
.
6
)

Trong đó: H (0) là độ lợi kênh truyền.

2.2.2 Mô hình kết nối


Hiệu năng của quá trình truyền dẫn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình kết
nối. Trong VLC phân ra hai loại mô hình kết nối: đường nhìn thấy (Line of Sight –
LOS) và đường không nhìn thấy (None Light of Sight – NLOS).

 Mô hình kết nối Line of Sight


Đặc điểm của mô hình kết nối này đó là ánh sáng từ máy phát sẽ được
truyền thẳng đến máy thu (tùy theo trường nhìn thấy Field of View – FOV). Mô
hình này có nhiều ưu điểm như suy hao, tán sắc thấp nhưng lại khó để bao phủ cho
không gian cần sử dụng. Mô hình kết nối LOS không chịu ảnh hưởng của nhiễu đa
đường. Có hai loại LOS, tương ứng với trường nhìn thấy FOV. Mô hình LOS với
FOV hẹp (Narrow – NLOS) sẽ đạt được tốc độ dữ liệu cao hơn mô hình LOS với
FOV rộng (Wide – WLOS).

Hình 2.3. Minh họa mô hình kết nối Wide-LOS (FOV rộng)
Hình 2.4. Minh họa mô hình kết nối Narrow-LOS (FOV hẹp)

 Mô hình kết nối None Line of Sight

Hình 2.5. Minh họa mô hình kết nối NLOS

Đặc điểm của mô hình này là ánh sáng không đi trực tiếp từ máy phát đến
máy thu mà sẽ phản xạ qua các bề mặt khác nhau trước khi đến máy thu. Do vậy
có thể hình dung các bề mặt này đóng vai trò như máy phát ảo phát ánh sáng đến
máy thu. Nhược điểm của mô hình này là suy hao rất lớn, nhiễu đa đường nhưng
lại cung cấp độ bao phủ tốt cho không gian cần truyền thông.
Công suất thu trong cả hai trường hợp LOS và NLOS được tính theo (2.6):

Pr =∑ P t H tt (0)+ ∫ P t d H px (0) (
N LED { Phản xạ } 2
.
6
)

Trong đó: H tt (0) và H px (0) lần lượt là độ lợi kênh đối với kết nối LOS và
NLOS.

2.3 Bộ thu VLC


Thiết bị quan trọng nhất trong máy thu VLC đó là thiết bị chuyển đổi từ tín
hiệu quang thành tín hiệu điện. Có hai cách chính để xử lý tín hiệu quang truyền
đến trong hệ thống VLC đó chính là sử dụng Diode tách sóng quang hoặc chip
cảm biến hình ảnh (Image Sensor – IS). Mô tả các bước thu trong hệ thống VLC
như hình 2.6.

Hình 2.6. Các bước thu tín hiệu VLC

 Diode tách quang: Hai loại Diode tách quang được sử dụng đó là Diode tách
quang PIN và Diode tách quang thác APD.

 Chip cảm biến hình ảnh (Image Sensor – IS): Chip cảm biến hình ảnh sử dụng
trong VLC là loại chip cảm biến điểm ảnh chủ động (Active Pixel Sensor) hay còn
được gọi là CMOS, loại chip này được sử dụng rất rộng rãi, tích hợp trong các
smart phone, máy ảnh.

 Bộ tập trung quang: Tác dụng của bộ tập trung quang là tập trung ánh sáng vào
máy thu. Bộ tập trung quang thường được sử dụng trong VLC là bộ tập trung
quang CPC (Compound Parabolic Concentrator).
 Bộ lọc quang: Dùng để loại bỏ các ánh sáng từ nguồn bên ngoài (ánh sáng mặt
trời, ánh sáng đèn) cũng như ánh sáng khác gây nhiễu. Ngoài ra sau đó tín hiệu sẽ
được qua các bộ khuếch đại trước khi được giải điều chế.

2.4 Điều chế


2.4.1 Phương pháp điều chế khóa bật tắt On-Off Keying (OOK)
Phương pháp điều chế khóa bật tắt OOK là một phương pháp điều chế rất
phổ biến trong các hệ thống truyền dẫn không dây sử dụng tia hồng ngoại. Phương
pháp này đôi khi còn được gọi là mã hóa non-return-to-zero (NRZ).
Điều chế khóa tắt bật là một phương pháp điều chế hai mức bao gồm hai ký
hiệu tương ứng với mức công suất 2P hoặc 0. Tín hiệu có thể được biểu diễn bằng
hàm cơ sở ϕOOK (t ) với biểu thức (2.7) dưới đây:

(2
1 t
ϕOOK ( t )=
√T
rect
T() .7
)

Trong đó:
T là chu kỳ kí hiệu và rect(t) được tính như (2.8) :

(2
rect ( t )= 1 với 0 ≤t ≤1
{ 0 với t ≠
.8
)
Hình 2.7. Hàm cơ sở (a) và Không gian tín hiệu OOK (b)

2.4.2 Phương pháp điều chế vị trí xung biến đổi (Variable Pulse Position
Modulation – VPPM)
Phương pháp điều chế vị trí xung biến đổi là phương pháp điều chế mới
hơn, là sự kết hợp của hai phương thức điều chế: điều chế vị trí xung (2 Pulse
Position Modulation – 2PPM) và điều chế độ rộng xung (Pulse Width Modulation
– PWM).
Trong phương pháp điều chế PPM, mỗi chu kỳ ký hiệu sẽ được chia thành
M chu kỳ con. Thông tin sẽ được gửi bằng cách truyền một cường độ quang khác
không trong một chu kỳ con, trong khi các chu kỳ con còn lại vẫn giữ nguyên. Mỗi
chu kỳ con sẽ không trùng lặp về thời gian, do đó mỗi ký hiệu là trực giao với
nhau. Ví dụ ta có không gian tín hiệu M = N, M-PPM ký hiệu có thể được xem
như một khối mã OOK với chu kỳ là MT trong đó cường độ ra bằng không ngoại
trừ trong chu kỳ T. Hàm cơ sở của M-PPM có dạng (2.9):
(
T
( )
( )
t− (m−1) 2
M M
ϕ m ( t )=
√ T
rect
T
M
.
9
)

Trong đó: m ϵ M và T là chu kỳ con.


Không gian tín hiệu của M-PPM là không gian Euclid M chiều với một
điểm tín hiệu trên mỗi trục M.

Hình 2.8. Hàm cơ sở của 2-PPM

2.5 Nhiễu trong VLC


Các loại nhiễu trong VLC gồm hai loại: nhiễu nhiệt (Thermal Noise) và
nhiễu nổ (Shot Noise).

2.5.1 Nhiễu nhiệt


Là dòng điện không mong muốn gây ra dưới tác động của chuyển động
nhiệt của các hạt mang điện. Nguồn gây ra nhiễu nhiệt trong hệ thống VLC chính
là do các yếu tố trong bộ tiền khuếch đại ở phía thu gây ra. Nhiễu nhiệt được tạo ra
độc lập với tín hiệu thu và được mô hình hóa theo phân bố Gaussian.

2.5.2 Nhiễu nổ
Là loại nhiễu chính trong hệ thống VLC, nguồn gây ra nhiễu nổ gồm có nguồn nhiễu tự
nhiên (mặt trời) và nhân tạo (đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, …), các nguồn nhiễu này sẽ
tạo ra một bức xạ nền. Bức xạ nền này sẽ gây ra một dòng liên tục trong diode tách
quang và do tính chất ngẫu nhiên của quá trình tách quang sẽ hình thành nhiễu nổ. Một
thành phần nữa gây ra nhiễu nổ đó chính là do dòng tối ngược chiều nhỏ đi qua tải khi
không có ánh sáng tới bộ tách quang. Nguyên nhân gây ra là do nhiệt ở lớp tiếp giáp
hoặc khiếm khuyết ở bề mặt. Loại nhiễu này có thể mô hình theo phân bố Poisson với
mật độ phổ công suất trắng. Để dễ dàng, ta mô hình hóa nhiễu theo phân bố Gaussian.
Đối với các mô hình liên kết có FOV hẹp (Narrow-LOS), nhiễu sẽ phụ thuộc vào tín hiệu
(do ảnh hưởng bên ngoài không nhiều). Đối với trường hợp FOV rộng (Wide-LOS), ảnh
hưởng từ các nguồn sáng bên ngoài lên tín hiệu lớn, nhiễu sẽ độc lập với tín hiệu.
2.5.3 Tỷ số tín hiệu / nhiễu
Ta có công thức tính mật độ phổ công suất (PSD) của nhiễu nổ theo công thức
(2.10):

(
2
S ( f )=2 qR P n
.
1
0
)

Trong đó: q là điện lượng ¿ 1,6.10−19 (coulomb).


R là độ nhạy.
Pn là công suất trung bình của ánh sáng gây nhiễu.

Từ đó ta có tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR tính theo biểu thức (2.11):

(
2
R 2 P2 R2 P2 .
SNR= 2 =
σ 2qR Pn I Rb 1
1
)

Trong đó: P là công suất trung bình của tín hiệu.


I là hệ số băng nhiễu (Hz).
Rb là tốc độ dữ liệu.

Ngoài ra, SNR còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như phổ phát xạ,
góc ánh sáng gây nhiễu, băng nhiễu của bộ lọc, diện tích tách sóng hiệu dụng, chỉ
số chiết suất của bộ tập trung quang nên kết quả tính toán SNR có thể khác nhau.
Thường trong khoảng từ 10 dB đến 20 dB tùy theo mô hình liên kết.

You might also like