You are on page 1of 2

Họ và Tên: Nguyễn Minh Nhật Nam

MSSV: 44.01.601.023

KIỂM TRA ĐỌC TÀI LIỆU TUẦN 3


Nội dung: Tính từ, đại từ, phụ từ

1. Có ý kiến cho rằng không nên phân chia hai nhóm động từ, tính từ mà nên
gộp chung thành một nhóm vị từ vì động từ và tính từ có bản chất ngữ pháp
giống nhau. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?
Tôi đồng ý với quan điểm này. Trong tiếng Việt, động từ và tính từ không có khác
biệt về bản chất ngữ pháp, tức là không đối lập về khả năng kết hợp và chức năng
cú pháp. Chúng đều có khả năng thay thế nhau trong cùng một chu cảnh, đều có
thể làm nòng cốt của vị ngữ:
+ Cả hai (động từ và tính từ) đều có thể kết hợp với các nhóm phụ từ, tuy rằng
động từ dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, từng, chớ) hơn, còn
tính từ thì phần nhiều dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, khá lắm,
cực kỳ, vô cùng...) hơn.
+ Cả hai từ loại động từ và tính từ đều có thể đảm nhiệm được chức năng của các
thành phần câu, đặc biệt là các chức năng vị ngữ. định ngữ. bổ ngữ. Hơn nữa cả hai
đều có thể làm vị ngữ một cách trực tiếp.
2. Trình bày (ngắn gọn) đặc điểm ngữ pháp của đại từ. Đại từ được phân chia
thành những loại nào?
- Đặc điểm ngữ pháp của đại từ:
+ Khả năng kết hợp: Đại từ chủ yếu có khả năng hoạt động trên trục đối đoạn, hạn
chế trên trục cú đoạn. Đại từ có thể thay thế cho thực từ, cụm từ, câu, đoạn văn.
+ Chức năng cú pháp: Đại từ có thể đảm nhiệm chức năng cú pháp của thực từ
được thay thế. Ngoài ra, đại từ còn dùng để thay thế và chỉ trỏ vào người/ vật tham
gia quá trình giao tiếp.
- Phân loại đại từ:
+ Đại từ xưng hô: Đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định; đại từ xưng hô dùng ở
nhiều ngôi linh hoạt
+ Đại từ chỉ định: Đại từ xác chỉ; đại từ phiếm chỉ
3. Trình bày (ngắn gọn) đặc điểm ngữ pháp của phụ từ. Phụ từ được phân
chia thành những loại nào?
Phụ từ có hai loại: định từ và phó từ
- Định từ: chuyên dùng kèm với danh từ, làm thành tố phụ trong kết hợp từ có
trung tâm ngữ pháp là danh từ (cụm danh từ).
- Phó từ:
+ Phó từ là hư từ thường dùng kèm với thực từ.
+ Không có khả năng làm trung tâm ngữ pháp trong kết hợp thực từ và rất ít có khả
năng làm thành phần chính trong câu.
+ Thường ở vị trí thành tố phụ trong kết hợp thực từ và trong cấu tạo thành phần
câu.

You might also like