You are on page 1of 2

Họ và Tên: Nguyễn Minh Nhật Nam

MSSV: 44.01.601.023
KIỂM TRA VIỆC ĐỌC TÀI LIỆU TUẦN 2
Nội dung: Danh từ và động từ

1. Trình bày (ngắn gọn) khả năng kết hợp của danh từ.
- Danh từ (DT) có khả năng kết hợp với từ chỉ lượng như những, mấy,… (ở trước)
và từ chỉ định như này, kia,… (ở sau) trong khi các từ khác không có khả năng
này.
- DT có khả năng làm thành tố chính trong cụm DT.
- DT riêng kết hợp hạn chế với từ chỉ lượng.

2. Danh từ đơn vị là gì? Phân biệt danh từ đơn vị và danh từ khối.


- DT đơn vị là loại DT biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị (sự) vật
được ngôn ngữ đối xử như (những) cá thể phân lập, có kích thước xác định, có thể
phân lượng hóa được, dùng để chỉ đơn vị của thực thể, chuyên đảm đượng chức
năng thành tố chính trong cụm DT. DT đơn vị bao gồm DT đơn vị (cái, chiếc,
quyển,…) và DT chỉ đơn vị (ngành, khối, khoa,…).
- Phân biệt DT đơn vị và DT khối:
DT đơn vị DT khối
+ Thiên về chỉ hình thức tồn tại của + Thiên về chỉ thuộc tính chủng loại
thực thể và/hoặc quan hệ của thực thể
+ Biểu thị thực thể phân lập về hình + Biểu thị thực thể phân lập về chủng
thức, có kích thước xác định nên chia loại hoặc quan hệ, được xem như một
được chỉnh thể, nên không chia được
+ Hàm nghĩa số và hàm nghĩa tính xác + Không hàm nghĩa số, không hàm
định nghĩa tính xác định
+ Kết hợp với phân lượng từ + Không kết hợp với phân lượng từ
+ Thường không độc lập làm danh ngữ + Có thể độc lập làm danh ngữ
+ Không kết hợp với nhau theo quan hệ + Có thể kết hợp với nhau theo quan hệ
chính phụ chính phụ
+ Không có khả năng chuyển loại + Phần lớn có thể chuyển thành DT
đơn vị hoặc từ loại khác

3. Trình bày (ngắn gọn) khả năng kết hợp của động từ.
- Động từ (ĐT) có khả năng kết hợp với các loại phụ từ, trừ phụ từ chỉ lượng.
- ĐT có khả năng làm thành tố chính của cụm từ chính phụ (cụm ĐT).

4. Theo tài liệu, động từ được phân chia thành các loại nào?
Nguyễn Thị Ly Kha:
ĐT được chia làm ĐT tình thái và ĐT ngôn liệu. ĐT ngôn liệu bao gồm:
- ĐT chỉ hành động, ĐT chỉ quá trình, ĐT chỉ tư thế và ĐT chỉ trạng thái (căn cứ
vào phương diện ngữ nghĩa);
- ĐT nội động và ĐT ngoại động (căn cứ vào khả năng chi phối bổ ngữ).
Diệp Quang Ban & Hoàng Văn Thung:
ĐT được chia làm ĐT không độc lập và ĐT độc lập. ĐT không độc lập bao gồm
ĐT chỉ trạng thái và ĐT chỉ quan hệ.

You might also like