You are on page 1of 24

I.

Địa lý Nhật Bản


1.1. Vị trí
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn
quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần
đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara.
Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn
Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là
Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp
giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo
Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.

Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách
bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì
phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản
không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản
có tổng chiều dài là 33.889 km.

Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nước này nổi tiếng thế giới đó là
nhiều núi lửa, lắm động đất.

Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1000 trận động đất lớn nhỏ.

Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa
là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản.

1.2. Địa hình


Địa hình Nhật Bản

Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự


nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có
những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm
cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều,
nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển
có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập
trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là
phía bờ Thái Bình Dương.

Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp
nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.

1.3. Khí hậu

Nhật Bản có khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

Thay đồi theo chiều Bắc-Nam:

+Bắc:ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi.

+Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to
và bão.

Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa
thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của
Nhật Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athens của Hy
Lạp, Tehran của Iran và Los Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa
với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao.
1.4. Kinh tế Nhật Bản
1.4.1. Nông nghiệp

Lúa, một loại cây trồng quan trọng của Nhật Bản.

Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối
với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh tác lúa
nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời
gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận.

Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người
Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều
loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng
được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc
thang trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp
nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.

1.4.2. Ngư nghiệp


Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia
nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát
triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.

1.4.3. Công nghiệp

Ô tô, một trong những sản phẩm chính trong công nghiệp của Nhật Bản.

Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản.
Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm: đóng tàu, điện
tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu.

1.4.4. Thương mại và dịch vụ


Thương mại và dịch vụ là hai ngành quan trọng của Nhật Bản, riêng ngành dịch
vụ chiếm 73,3% GDP của nước này.

-Thương mại

Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm
1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và đến năm 2003 đạt giá trị 54,55 nghìn
tỷ yên. Hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho
nhập khẩu và thặng dư thương mại vào năm 2003 đạt 10,19 nghìn tỷ yên.

-Dịch vụ

Một khu trung tâm mua sắm ở Yokohama.

Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi
đó, số người làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự
chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệ.
Giờ đây ở các nông trang và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vi và robot đảm
nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản
và nguy hiểm. Đồng nghĩa với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị
hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và
những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ.

-Mua sắm
Số lượng lớn những người làm việc trong các ngành dịch vụ là sự phản ánh về xã
hội tiêu dùng của Nhật Bản. Người Nhật rất thích mua sắm; trên thực tế, việc mua sắm
đang được xem như một thứ tôn giáo hiện đại của nước này. Vào mỗi Chủ nhật, tại
nhiều đại lộ, ô tô không được lưu thông để những đoàn người mua sắm có thể đi lại dễ
dàng hơn. Dù vậy, vào giờ nghỉ trưa của các ngày chủ nhật, việc mua bán tại siêu thị có
thể bị chậm lại.

-Ngành du lịch

Người Nhật là một trong những dân tộc ưa thích du lịch nhất trên thế giới và dành
một phần đáng kể trong thu nhập khả dụng của họ cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài. Thế
nhưng ngành du lịch trong nước của Nhật Bản lại không mấy thu hút khách nước ngoài.
Năm 2003, có đến 13,30 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài trong khi chỉ có 5,21
triệu du khách đến Nhật Bản. Năm 2002, nước này xếp thứ 32 trên thế giới về du lịch nội
địa, thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng ở Đông Nam
Á như Singapore và Malaysia. Hiện nay, hầu hết khách du lịch tới Nhật Bản là người Đài
Loan, Mỹ, Hàn Quốc và Anh.

1.5. Văn hóa –Xã hội Nhật Bản


-Văn hóa, giao tiếp, tập quán trong giao tiếp

Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, cho dù là ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh
hay đối với bất cư ai họ cũng đều tỏ rõ mình là người lịch sự và tôn trọng lễ nghi. Đây là
một tập quán tốt đẹp của người Nhật. Không chỉ vậy, người Nhật còn rất coi trọng các
mối quan hệ có liên quan đến thứ bậc, địa vị như bố mẹ – con cái, vợ – chồng, chủ –
tớ….

Cũng giống như tất cả các nước trên thế giới, Nhật bản cũng có Quốc phục, đó
chính là Kimono. Tùy theo độ tuổi, giới tính và địa vị mà màu sắc của Kimono được
kiểm soát rất nghiêm ngặt. Nhưng về cơ bản thì đó phải là những màu có gốc sáng, dịu
nhẹ, tươi mới mà không quá sặc sỡ.

Môn thể thao truyền thống của Nhật Bản là Sumo, nhưng đại đa số người dân
Nhật Bản lại yêu thích môn Bóng chày hơn. Ngoài ra, những môn võ như: Karate, Judo,
Kendo, Aikido cũng được xuất phát từ Nhật Bản.

Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá của người Nhật. Đối với người
Nhật, tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời
sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính
trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội. Do đó, nếu họ tặng bạn quà thì
đừng từ chối mà hãy vui vẻ đón nhận và tặng lại học một món

Người Nhật rất coi trong những lễ nghi truyền thống, việc chào hỏi, ăn uống, cách
để giày dép, xin lỗi, cảm ơn, hay uống trà,…cũng đều phát tuân theo lễ nghi và nguyên
tắc. Tuy nhiên, điều này không gò bó với khách nước ngoài, nhưng bạn vẫn phải chú ý để
không làm mất lòng người dân Nhật Bản nhé.

Trong giao tiếp , người Nhật thường có những kiểu như :Kiểu khẽ cúi chào , Kiểu
cúi chào bình thường , Kiểu Saikeirei, Sự im lặng, Giao tiếp mắt, Gián tiếp và nhập
nhằng, Ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn

-Lễ hội

Nhật Bản là quốc gia có nhiều lễ hội. Các lễ hội được gọi là Matsuri và được tổ
chức quanh năm. Các lễ hội tổ chức theo các nghi lễ cổ của Thần đạo hay tái hiện lại lịch
sử với đầy màu sắc, các nhạc cụ như chuông, trống và các chiếc xe Mikoshi được rước đi
cùng đoàn người nườm nượp.

Lễ hội duy nhất về tình yêu ở Nhật Bản, được gọi là Tanabata, được tổ chức vào
ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch.

-Văn học, nghệ thuật và ẩm thực


Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu có bậc nhất thế
giới. Các tác phẩm văn học đầu tiên có thể đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 thậm chí sớm hơn.
Lịch sử văn học Nhật Bản chia làm ba giai đoạn chính: Cổ đại, Trung cổ (hay Trung đại)
và Hiện đại, trên nhiều thể loại khác nhau.

Thơ Nhật Bản, mà điển hình là thơ haiku, với đặc trưng là các câu ngắn và việc sử
dụng nhuần nhuyễn các từ chỉ mùa

Nhật Bản nổi tiếng thế giới với thể loại truyện tranh manga và thể loại phim hoạt
hình anime

Về Nghệ thuật Nhật Bản nổi tiếng với Trà đạo, Thư đạo, Kiếm đạo, Nhu đạo….

Còn nói về ẩm thực có lẽ sushi là món ăn không thể không nhắc đến bên cạch đó
là rượu sake và đậu nành cũng là đặc trưng của Nhật Bản

II. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ


NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, đến nay
đúng tròn 45 năm. Trong 45 năm đó, đặc biệt là từ kể từ khi Việt Nam bắt đầu sự nghiệp
đổi mới toàn diện năm 1986 đến nay, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã có
sự phát triển vượt bậc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

2.1. Về kinh tế
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, Việt
Nam và Nhật Bản đã đàm phán và tiến tới ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-
Nhật Bản vào năm 2008, đây cũng là hiệp định tự do hóa thương mại song phương đầu
tiên của Việt Nam.
Hai nước cùng là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thế giới, điển hình như:
TPP, WTO…, nhờ đó mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia liên tục được cải thiện
và phát triển.
Trong nhiều năm, Nhật Bản là đối tác đầu tư FDI lớn nhất và quốc gia cung cấp
nguồn vốn ODA hàng đầu cho Việt Nam, do đó Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đối
với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước
không ngừng phát triển và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, Nhật Bản là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Trung Quốc và là thị trường tiêu thụ đặc
biệt về các mặt hàng nông sản, thủy sản và các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như: dệt
may, giày da, thực phẩm chế biến… Nhật Bản là đối tác nhập khẩu hàng đầu của Việt
Nam, đứng thứ 3 về kim ngạch sau Trung Quốc và Hàn Quốc, cung cấp những mặt hàng
rất cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam như máy móc,
thiết bị, phương tiện vận chuyển, các nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ đối với hoạt
động sản xuất trong nước.
Theo số liệu thống kê, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
trong tháng 5/2017 đạt trị giá 1,49 tỷ USD, tăng 17,5 so với tháng tháng 4/2017; nâng
tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2017 lên 6,51 tỷ USD, tăng trưởng
19,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 5 tháng đầu năm 2017, dệt may là nhóm hàng có kim ngach xuất khẩu lớn
nhất, đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng trị giá xuất khẩu, tăng trưởng 10,3% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Xếp thứ hai trong bảng xuất khẩu là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng,
kim ngạch đạt 833,77 triệu USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,8%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng khác, đạt 683,79 triệu USD, tăng trưởng 15,9% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm
10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2017, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản đều có mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng năm ngoái,
một số nhóm hàng có kim ngạch tăng trưởng cao gồm: sắt thép các loại tăng 179,3%;
điện thoại các loại và linh kiện tăng 157,7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 57,5%; hàng rau
quả tăng 56,1%.
Tuy nhiên, một số nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có kim
ngạch sụt giảm so với cùng kỳ như: hạt tiêu giảm 21,1%; thức ăn gia súc và nguyên liệu
giảm 17,2%; kim loại thường khác và sản phẩm giảm 15,7%.
Cụ thể, 5 năm gần đây (từ năm 2012 đến 2016), Việt Nam duy trì mức xuất siêu sang
Nhật Bản trong 3 năm đầu (2012, 2013, 2014), những 2 năm sau đó mức thặng dư thương
mại đảo chiều sang nước bạn.
Trong đó, năm 2012 Việt Nam xuất siêu được 1,462 tỷ USD; năm 2013 xuất siêu
2,016 tỷ USD; năm 2014 xuất siêu 1,767 tỷ USD. Bước sang năm 2015, Việt Nam nhập
siêu từ Nhật Bản 218 triệu USD; năm 2016 nhập siêu 393 triệu USD.

2.2. Về hợp tác khoa học, công nghệ


Kể từ khi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt Nam-Nhật Bản về khoa học và
công nghệ được ký năm 2006 đến nay, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác
khoa học và công nghệ đã tổ chức họp 3 lần. Số lượng các nhà khoa học Việt Nam sang
Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản sang Việt Nam tiến hành các hoạt động nghiên
cứu chung ngày càng tăng. Hiện tại, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ ta phát triển điện hạt
nhân và an toàn bức xạ và hạt nhân; khai thác và chế biến đất hiếm; hợp tác về tiêu
chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ.
Hai bên đang triển khai một số dự án quan trọng trong lĩnh vực này dưới hình thức
Nhật Bản hỗ trợ vốn vay ODA cho Việt Nam: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công
nghệ cao Hòa Lạc; Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam của Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.

2.3. Về hợp tác lao động và giáo dục đào tạo


Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều
hình thức: Hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá
nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại
lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị
bảo quản tư liệu Việt Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình.
Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp
nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Chính phủ Nhật
Bản tiếp nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng
năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật
Bản, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ
thông cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 2003-2013.
Năm 2012, tổng số người Việt Nam tại Nhật Bản là hơn 50.000 người, tới cuối
2017 con số đó đã lên tới 262.000 và đến giữa 2018 đã lên tới khoảng 300.000 người, tức
là đã tăng gấp 6 lần trong 6 năm qua. Trong số đó, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
là hơn 75.000, và số thực tập sinh kỹ năng là trên 140.000. Người Việt Nam đã có mặt
sinh sống, lao động và học tập tại tất cả các tỉnh, thành của Nhật Bản. 
Với việc dân số Nhật Bản đang bị già hóa và giảm về số lượng thì nguồn lao động thực
tập sinh nước ngoài, nhất là từ Việt Nam, đang là nguồn bổ sung quan trọng cho sự thiếu
hụt nhân lực của Nhật Bản trong hầu hết các ngành nghề. Tôi đi đến địa phương nào thì
Thống đốc và doanh nghiệp các tỉnh đều đánh giá rất cao chất lượng lao động của các
thực tập sinh kỹ năng và những người lao động Việt Nam; hiệu trưởng các trường học
nghề, trường đại học đều đánh giá cao học lực của các du học sinh Việt Nam. 
Con số hàng trăm nghìn lượt người sang Nhật Bản học tập và lao động thực sự là
biểu tượng sinh động của mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi đang ngày càng phát
triển giữa hai nước. Đây cũng là nguồn tài sản quí giá, là cầu nối vun đắp cho quan hệ hai
nước trong nhiều thập kỷ tới.

2.4. Về văn hóa


Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà
ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt
đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004.
Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được
thành lập. Đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam
cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm
việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi
nước. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức thường niên từ năm 2008; Đại nhạc
hội Việt Nam-Nhật Bản năm 2008 và 2010.

Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã gia hạn nhiệm kỳ Đại sứ Đặc biệt Việt Nam-
Nhật Bản (đến 31/3/2016) và Đại sứ Đặc biệt Nhật Bản-Việt Nam (đến 31/3/2016) cho
ông Sugi Ryotaro.

Tháng 4/2005, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt Nam-Nhật Bản,
tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Số lượng khách du
lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng đều trong những năm qua. Năm 2013 có 604.050 lượt
khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2012.

Lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2014 đạt 222.278
lượt (đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Hàn Quốc), tăng 8,45% so với cùng kỳ năm
2013 (Nguồn: Tổng Cục Du lịch).

2.5. Về chính trị


Về chính trị, hai bên duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao. Năm
2017, lần đầu tiên có 5 chuyến thăm cấp cao diễn ra trong vòng một năm, trong đó dấu
mốc lịch sử là chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản; Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe hai lần đến Việt Nam; Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản thăm Việt Nam
sau 15 năm. Năm 2017 cũng đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ song phương khi
hai nước ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng
Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc (tháng 6/2017). Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các
diễn đàn đa phương như Liên Hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM... Thành công của Năm
APEC Việt Nam 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 vừa qua có sự đóng góp,
hợp tác tích cực của Nhật Bản.

- Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại
các diễn đàn quốc tế và khu vực.

- Một số cơ chế đối thoại giữa hai nước:

+ Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng
Ngoại giao làm đồng Chủ tịch (đã họp 5 phiên).

+ Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản về ngoại giao-an ninh-quốc
phòng cấp Thứ trưởng ngoại giao từ năm 2010 (đã họp 4 phiên).

+ Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Nhật cấp Thứ trưởng từ tháng 11/2012
(đã họp 2 phiên).

+ Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng (đã họp phiên đầu tiên tháng 11/2013).

+ Đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993).

- Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội
nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt
Nam về kỹ thuật...).

Trong những năm qua, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản được củng cố
và tăng cường, ngày càng đi vào thực chất, trên cơ sở lợi ích chiến lược tương đồng.
Quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao và có sự tin cậy cao.

Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại
các diễn đàn quốc tế và khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chọn Việt Nam là
nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào tháng 1/2013 và là lãnh đạo
đầu tiên trong các nước G7 mời Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị
thượng đỉnh G7 mở rộng.

Hợp tác giữa hai Quốc hội được tăng cường thông qua trao đổi đoàn cấp cao và
giữa các Ủy ban chuyên môn. Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt-Nhật và Liên minh Nghị sĩ
Hữu nghị Nhật-Việt duy trì thường xuyên tiếp xúc và hợp tác tích cực, hiệu quả.

Hai bên cũng duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại như Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật
do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch từ năm 2007; Đối thoại Đối tác chiến
lược Việt-Nhật về ngoại giao-an ninh-quốc phòng cấp Thứ trưởng Ngoại giao từ năm
2010; Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Nhật cấp Thứ trưởng từ năm 2012; Đối
thoại An ninh cấp Thứ trưởng từ năm 2013.

Việt Nam và Nhật Bản ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp
quốc (LHQ), ASEAN, APEC, ASEM, Hội đồng nhân quyền LHQ... Việt Nam ủng hộ
Nhật Bản vào Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2016-
2017.

III. PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI


NHẬT BẢN:
3.1. Một số nét trong văn hóa ảnh hưởng tới phong cách đàm phán
của người Nhật Bản:
3.1.1. Sự trung thực, quan niệm về con người:
Sự trung thực của người Nhật được làm rõ nét ở những điểm tập trung mua sắm.
Họ trao lòng tin cho nhau và xóa bỏ hoàn toàn quan niệm “ăn cắp vặt”. Ở một số điểm
bán hàng thì quầy thanh toán không đặt tại cửa ra vào, cũng không có nhân viên bán
hàng, mà người mua sắm chỉ trả tiền theo giá niêm yết được ghi trên sản phẩm, mà tự bỏ
tiền vào thùng và sẽ có nhân viên đến lấy vào cuối ngày.  
Người Nhật rất coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng hay cái “tôi” cá nhân. Họ
coi trọng điều đó hơn là tiền bạc trong nhiều trường hợp. Người Nhật đã vận dụng được
điều đó để đưa vào phương pháp quản trị của mình. Bên cạnh đó người Nhật thường luôn
cố gắng hướng đến sự hòa hợp, trong học thuyết Z ta thấy sự hòa hợp của ba yếu tố đó là
năng suất lao động, sự tin cậy và sự khôn khéo trong quan hệ giữa người với người. Đó là
những điểm làm nên sự khác biệt cũng như thành công của học thuyết Z. 
→ Đối với văn hóa này của người Nhật thì việc đàm phán cần phải có độ trung
thực cao, họ sẽ đặt niềm tin vào đối tác và cũng không châm chước cho bất cứ bên nào
phá vỡ lòng tin đó.
3.1.2. Trọng tĩnh - thích sự ổn định (Static Centered):
Nói một cách dễ hiểu thì tính cẩn trọng cao đồng nghĩa với việc ghét thay đổi,
thích sự ổn định. Về cơ bản, người Nhật khá là bảo thủ, họ cứng nhắc và sợ thay đổi. Dù
lớp trẻ hiện nay đã suy nghĩ thoáng hơn nhưng vẫn chưa thể loại bỏ được quan niệm này. 
Việt Nam cũng là một quốc gia có văn hóa thích sự ổn định, những cách suy nghĩ
và cách thực hiện của nước ta lại khác với nước Nhật. Vì ghét sự thay đổi nên Nhật Bản
luôn đưa ra những tiêu chuẩn cao, họ phấn đấu đến mức đó và đạt được những thành tựu
đáng ngưỡng mộ. Khi đạt được điều này cũng tạo ra được sự ổn định lâu dài và giúp họ
không nhất thiết phải thay đổi liên tục, vừa đáp ứng bản mong muốn ổn định mà vẫn
không thua kém bất kỳ ai. Nhưng với Việt Nam, tuy vẫn đưa đạt được kết quả như mong
muốn nhưng với tư tưởng trọng tĩnh, chậm thay đổi khiến cho mọi việc không thể nào
phát triển nhanh được.
→ Đối với văn hóa này của người Nhật thì việc đàm phán cần chú trọng vào ngôn
từ, tránh sự thay đổi ý kiến trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, việc đàm phán cũng nên
mang theo những tiêu chuẩn cao và để khi đạt được những thành tựu thì sẽ có được sự tin
tưởng nhất định nào đó.
3.1.3. Tôn trọng thứ bậc (Hierarchy) - Nền văn hóa nhập nhằng (Diffuse):  
Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị và đây là tập tục đã có từ lâu đời.
Hệ thống thứ bậc phong kiến được hoàn thiện với nhiều đẳng cấp đại danh đã khiến
khoảng cách thứ bậc là điều vô cũng quan trọng. 
Ngày nay, ý thức này vẫn còn in sâu trong cuộc sống hàng ngày của người dân
Nhật Bản. Ví dụ, trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào,
người có chức vụ càng quan trọng thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong những
buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà
không cần sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện
rất rõ trong ngôn ngữ và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với
người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (Sonkeigo), khi nói
về mình và những người trong gia đình mình thì phải dùng ngôn ngữ khiên nhường
(Kenjogo).

→ Đối với văn hóa này của người Nhật nên cẩn trọng chú ý vị trí ngồi trong bàn
đàm phán. Khi ngồi vô bàn đàm phán, nên sử dụng ngôn ngữ kính trọng, khiêm nhường
để tránh xảy ra xung đột trước đàm phán.

3.1.4. Chủ nghĩa tập thể (Collectivism), sự đoàn kết là quan trọng nhất:
Trong văn hóa Nhật Bản thì chủ nghĩa tập thể luôn được đề cao hàng đầu. Trong
đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại trong
con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm, bất kể
anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm đã đạt
được. Tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường học hay hội đoàn… 
Phải luôn nhớ rằng khái niệm tập thể rất quan trọng đối với người Nhật Bản và họ
luôn phấn đấu để có được lòng tin với toàn bộ nhóm. Khi đàm phán Người Nhật sẽ dùng
từ “chúng tôi” thay vì tôi, những người đi họp chỉ là những người đại diện cho đa số ý
kiến.

→ Đối với văn hóa này của người Nhật cần phải cẩn trọng tôn trọng tất cả những
người ngồi trong bàn đàm phán, tránh vì hào quang cá nhân mà ảnh hưởng đến tập thể.

3.1.5. Phong cách giao tiếp - Kìm nén cảm xúc (Neutral):
Người Nhật là một dân tộc điển hình cho văn hóa kìm nén cảm xúc. Họ sống khá
là khép kín, có xu hướng che dấu cảm xúc của bản thân, không để lộ ra bản thân đang
nghĩ gì. 
Khi tiếp xúc với người Nhật, người đối thoại khó có thể biết được người Nhật
đang nghĩ gì, đánh giá, khen chê ra sao. Người Nhật biết ghìm mình, cố gắng tránh va
chạm và tranh cãi, thậm chí khi bị hiểu nhầm, nhiều người còn không giải thích, phân
bua. Người Nhật Bản không thích nói chuyện hay bàn bạc đặc biệt là về công việc tại nơi
công cộng vì họ không muốn những người ngoài biết được chuyện của họ. Chính vì đặc
tính này của người Nhật mà “những bí mật” của chính họ hay của doanh nghiệp nơi họ
làm việc, ít khi bị rò rỉ ra bên ngoài.
Trong ứng xử, sự khen - chê của người Nhật rất đặc biệt, khiến người nghe dù có
bị chê bai vẫn cảm thấy hết sức thoải mái. Nụ cười của người Nhật cũng khiến nhiều
người trở nên bối rối, không hiểu hết được ý nghĩa của nụ cười đó. Tóm lại, giao tiếp của
người Nhật nhìn chung khá cầu kỳ và phức tạp. Nhiều điều rất nhỏ nhặt nhưng lại trở
thành những đặc trưng cơ bản trong giao tiếp. Và văn hóa giao tiếp chốn công sở là một
trong những mối quan tâm lớn của nhiều người yêu thích đất nước mặt trời mọc khi
muốn được tham dự vào đời sống công sở Nhật.

→ Đối với văn hóa này của người Nhật thì cần phải chú ý kết hợp nghe họ nói,
quan sát những gì họ thể hiện ra và cố gắng thấu hiểu tính cách của họ. Bởi những điều
nhỏ nhặt đó có thể là điểm nhấn để việc đàm phán trở nên dễ dàng hơn.

3.1.6. Quan niệm về thời gian (Puniuality):


Người Nhật Bản rất nghiêm khắc với thời gian, họ tôn trọng từng phút giây, không
lãng phí thời gian của bản thân và của người khác. 
Quan niệm về quý trọng thời gian trở thành một quy tắc cốt lõi trong tâm thức
người dân Nhật Bản, được thể hiện trong cuộc sống thường nhật lẫn trong công việc. Họ
luôn lên sẵn lịch trình trước khi làm gì đó, luôn đến sớm trước giờ hẹn, người đến trễ sẽ
bị đánh giá không tốt trong mắt người khác. Trái lại, người Việt Nam thường có tâm lý
“giờ cao su”, khác hẳn với người Nhật.
Người Nhật đặc biệt coi trọng sự đúng giờ, đây là một trong những mấu chốt quan
trọng trong mọi mối quan hệ với người Nhật. Đôi khi chỉ do không hài lòng về việc hay
trễ hẹn, đi muộn, người Nhật cũng sẵn sàng từ bỏ sự hợp tác. Không bao giờ sai hẹn là
điều ta luôn thấy ở mọi người Nhật, dường như nó đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người.
Và việc đến trước giờ hẹn 5 phút được coi là văn hóa tối thiểu của người đi làm.
Hẹn qua điện thoại trước khi đến công ty được coi như một phép lịch sự. Nếu vì lí
do nào đó không thể đến công ty đúng giờ thì bạn cần thông báo trước qua điện thoại. 

→ Đối với văn hóa này của người Nhật thì khi đi đàm phán nên chú trọng vào giờ
giấc, tránh thói quen “giờ cao su” mà ảnh hưởng đến công việc. Điều tốt nhất là nên làm
theo thói quen của họ là có mặt trước buổi hẹn 5 phút và nên hẹn qua điện thoại để tôn
trọng phép lịch sự.

3.1.7. Quyền thế, địa vị do ban tặng, quy gán (Ascription):


Người Nhật luôn quan tâm về những điểm như xuất thân, tuổi tác, trường học, nơi
làm việc, thời gian làm việc bao lâu, … Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến ấn
tượng gặp mặt đầu tiên, không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn trong kinh doanh
cũng vậy.
Cả Nhật Bản thuộc nền văn hóa mà quyền thế và địa vị thiên về ban tặng, quy gán,
làm việc tập thể và thăng tiến dựa trên thâm niên, quan hệ, tặng thưởng dựa trên thâm
niên, hơn là dựa trên công sức.
Môi trường làm việc trong công ty Nhật là chuẩn mực để nhiều người cố gắng, khi
làm việc ở đó luôn được đảm bảo các quyền lợi và một lương cao, được rèn giũa trong
môi trường làm việc với cường độ cao, sức ép công việc lớn giúp trưởng thành hơn, được
học tập và nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử bằng tiếng Nhật để hoàn thiện bản thân đó
là điều mà chắc chắn nhiều bạn trẻ ao ước, thế nhưng nếu ai đã từng làm việc trong công
ty Nhật đều hiểu rằng thăng chức là điều rất khó khăn so với các công ty nước ngoài
khác.
Người Nhật tôn kính những người lớn tuổi giữ vị trí quan trọng trong công ty, bởi
vì họ là người đã cống hiến nhiều và có nhiều kinh nghiệm, không phải ngẫu nhiên mà
các công ty của Nhật có quan niệm phải có sự gắn bó và cống hiến lâu dài cho công ty
mới có thể được thăng chức, xuất phát từ nền văn hóa lâu đời của đất nước hình thành
nền văn hóa công sở mang đặc trưng riêng. 

→ Đối với văn hóa này của người Nhật thì cần chú trọng đến địa vị của cá nhân
mỗi người trong tổ chức, nên tôn trọng từ người để tránh xảy ra việc xung đột trong đàm
phán.

3.1.8. Hòa hợp với thiên nhiên:


Nhật Bản là đất nước có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp thay đổi độc đáo theo sự
tuần hoàn của bốn mùa trong năm. Phương thức sản xuất truyền thống của người Nhật là
nông nghiệp. Nền nông nghiệp thiên về âm tính đã rèn đúc lòng tôn trọng tự nhiên, tình
yêu thiên nhiên và ước vọng sống hài hòa với tự nhiên.
Tình yêu thiên nhiên được thể hiện hết sức rõ nét và độc đáo trong cách người
Nhật ứng xử với môi trường. Những biểu hiện của tình yêu thiên nhiên như: chú trọng
đến sự chuyển đổi mùa trong năm, mô phỏng thiên nhiên, khát vọng sống hòa hợp với
thiên nhiên đều được phản ánh trong ẩm thực, trang phục và kiến trúc Nhật Bản.

→ Đối với văn hóa này của người Nhật thì nên chú ý đến địa điểm đàm phán và
thực phẩm trong buổi đàm phán.

3.1.9. Tính cẩn trọng cao/ Thái độ né tránh rủi ro cao (High uncertainty
avoidance).
Người Nhật Bản có tính cẩn trọng rất cao, Nếu như bạn làm kinh doanh tại đất
nước hoa anh đào thì mỗi tuần bạn nên mang theo trong túi 100 bưu thiếp. Không chỉ văn
hóa Nhật Bản trong kinh doanh mới có điều này mà từ lâu, việc trao danh thiếp đã được
xem như điều cơ bản trong kinh doanh mà bất cứ ai cũng cần phải có. Ngoài ra, thay vì
viết vào danh thiếp thì người Nhật luôn mang theo một cuốn sổ tay để có thể ghi chép lại
những gì quan trọng. 
3.1.10. Khoảng cách quyền lực (Power distance):
Nhật Bản được xem là nền văn hoá có khoảng cách quyền lực tương đối cao và hệ
thống tôn ti thứ bậc tương đối chặt chẽ . Sự phân phối quyền lực không đồng đều được
chấp nhận một cách đương nhiên và mọi người thường hành xử trong phạm vi vị trí xã
hội của họ cho phép. 
3.1.11. Trọng mối quan hệ (Relationship focus):
Ở người Nhật xem việc tạo lập mối quan hệ là tiền đề cần thiết để làm ăn vì trước
hết phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau. 
Trong giao tiếp, người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa
hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những
quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự hòa
thuận.
Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic, người Nhật cũng
thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công chuyện
kinh doanh. Vào thời điểm bắt đầu thảo luận công việc, nếu đại diện nhóm nói chuyện thì
những người còn lại nên ghi chú những điều cần thiết để bàn bạc thêm với nhóm sau đó,
vì người Nhật thường thể hiện mình khá phức tạp, khó hiểu.
3.1.12. Dương tính (Masculinity):
Người Nhật thuộc nền văn hóa dương tính cao, chú ý tới thành công, thành đạt và
thăng tiến. Tại Nhật, thành tích được định nghĩa trên khía cạnh được mọi người công
nhận và sự giàu có, áp lực nơi làm việc cao, hệ thống trường học khuyến khích đạt được
thành tích cao. Đứa trẻ ở Nhật sẽ luôn được dạy rằng phải có sự nghiệp, thành tích cao.
3.2. Phong cách đàm phán của người Nhật Bản:
-Địa điểm đàm phán không nhất thiết phải tại văn phòng mà còn có thể trên một
bữa ăn tại một nhà hàng nào đó.
-Các tài liệu cần thiết cho buổi đàm phán sẽ được trao cho nhau tại buổi đàm phán.
Đặc biệt trên các tài liệu là văn bản chính thức mà không dùng chữ kí phải đóng dấu mộc
đỏ.
-Trao đổi danh thiếp cho nhau là sự ý thức được về việc tôn trọng đối phương
đang trên bàn đàm phán.
-Tiếng anh không được sử dụng rộng rãi lắm trong các cuộc đàm phán thương mại
cũng như chính trị. Nên việc sử dụng tiếng Nhật cũng là một lợi thế.
-Về trang phục thì cũng cần được chú trọng đến hình thức, phải trang trọng và phù
hợp với môi trường đàm phán. Thường thì đối với nam là SUIT đen, áo sơ mi và cà vạt;
còn đối với nữ thì có thể là SUIT hoặc váy công sở.
-Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, không giống như người phương Tây thì người Nhật
thường tỏ ra lo lắng khi gặp gỡ người mới.
-Người Nhật luôn đại diện cho một nhóm người nên họ sẽ không thể thông báo
hay trò chuyện bất cứ điều gì nếu chưa tham khảo ý kiến toàn thể.
-Nên tìm hiểu trước về đối tác đàm phán vì việc trao đổi danh thiếp cũng không
cung cấp đầy thủ thông tin.
-Hãy gọi tên chính xác đối tác đàm phán được ghi trong danh thiếp. Xuất phát từ
truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời của mình, người Nhật dựa vào danh thiếp để gọi
chính xác và đúng tên người giao dịch bởi vì họ tên người Nhật rất phức tạp.
-Những nhà đàm phán đến từ Nhật thường sử dụng những lời nói gián tiếp, có ý
mơ hồ nhưng hàm chứa những ẩn ý hơn là cách nói trực tiếp. Chính vì thế nên khi giao
tiếp, trao đổi với người Nhật thì nên tăng cường vào những buổi gặp mặt trực tiếp.
-Người Nhật thường có sự phần biệt giữa cảm xúc thật, ý kiến cá nhân và những
điều họ hiểu họ nên nói giữa tập thể vì đó là điều thích hợp trong tình huống đó. Nên là
đôi khi, thay vì nói “không”, nhà đàm phán Nhật Bản có xu hướng nói “Tôi sẽ cố gắng
hết sức” hoặc “Cái này thật sự khó với chúng tôi” để tránh làm tổn thương đối phương.
Hoặc là trong buổi đàm phán, những người cấp dưới, chức thấp thường sẽ không tự mình
đưa ra ý kiến riêng, thực chất buổi đàm phán chính là phục vụ cho việc thiết lập bối cảnh
để chia sẻ và gắn kết nhóm. 
-Học im lặng và cách chấp nhận sự im lặng trong hơn 30 giây hoặc lâu hơn. Đây là
thời điểm then chốt để người Nhật đưa ra quyết định. Người Nhật nghiền ngẫm những gì
bạn nói và đưa ra các câu hỏi. Bạn cũng không nên bối rối trước những giây phút im lặng
trong đàm thoại của họ như vây. Cũng không nên tìm cách phá tan sự im lặng trong lúc
nói chuyện. Sự im lặng có nghĩa là đối tác người Nhật đang suy nghĩ một cách nghiệm
chỉnh về vấn đề đang bàn bạn. 
-Trong buổi đàm phán, thái độ và hành động trong giao tiếp của chúng ta đôi khi
lại thể hiện sự niềm nở và chuyên nghiệp của mình. Người Nhật Bản thường chú ý đến
những chi tiết nhỏ nhất. Khi chào hỏi đứng thẳng người, bắt tay bằng hai tay (hoặc
thường bằng tay phải), mỉm cười và cúi đầu nhẹ thể hiện sự thiện chí đồng thời nói tên
mình hoặc tên của công ty; tránh những ánh mắt nhìn căng thẳng hoặc bắt tay quá mạnh.
-Đối tác người Nhật có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ chững chạc. Đây không
phải là biểu hiện của một cá tính yếu đuối mà vì họ xem đó như là biểu hiện của sự khôn
ngoan, kinh nghiệm và tuổi tác. Vì vậy, cần phải có thái độ ôn hoà, mềm mỏng khi làm
việc với người Nhật, tránh tỏ thái độ bực dọc, nóng nảy. Điều này có thể mất đi mối quan
hệ tốt đẹp giữa hai bên. Trong khi đàm phán, người trẻ tuổi nên ngồi với 27 tay đặt lên
đùi, đầu và vai hơi nghiêng về phía trước để tỏ sự tôn kính với người lớn tuổi hơn.
-Vấn đề trao đổi quà tặng cũng là một phần quan trọng trong buổi đàm phán. Họ
thường chuẩn bị chu đáo những món quà muốn tặng cho đối tác. Sau buổi đầu tiên gặp
mặt thì nên đến tận nhà để tặng quà, trao quà một cách tự nhiên, khiêm tốn sẽ thể hiện
được sự tin tưởng và tầm quan trọng của mối quan hệ so với món quà.
-Thường thường trong các buổi đàm phán của người Nhật cũng cần một chút giải
trí để xây dựng mối quan hệ thân thiết. Nghi lễ uống rượu là một cách truyền thống để
hiểu thêm về đối tác của mình. Họ thường uống rất nhiều, thậm chí có thể say. Đối với
doanh nhân Nhật, uống rượu dường như làm tan độ cứng nhắc và sự trang trọng trong
buổi đàm phán. Người Nhật có xu hướng nhìn biểu hiện bên ngoài hoặc cuộc hội thoại
đang diễn ra để nói những gì bạn muốn nghe. Vì thế rượu được xem như một chất xúc tác
cho những cuộc đàm phán khó khăn.
-Người Nhật không mặc cả về giá và các điều khoản khác một cách chăm bẵm như
những người láng giềng châu Á khác. Thế nhưng đừng vì vậy mà đưa ra nhân nhượng
quá nhanh bởi vì nếu ta làm vậy họ sẽ hỏi về sự trung thực của bạn, lời đề nghị ban đầu
của bạn. Nếu có thể hãy để đối tác Nhật đưa ra sự nhân nhượng trước. Người Nhật quen
đưa ra từng vấn đề để bàn bạc chứ không đưa ra một loạt vấn đề để thảo luận, tuy mất
thời gian nhưng bạn cứ theo lối đó và đừng bao giờ đem hết “bài” của mình ra một lúc.

=> Phong cách đàm phán của người Nhật Bản: Tôn trọng lễ nghi thứ bậc;
Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại; Tránh xung đột bằng cách thỏa
hiệp; Tìm hiểu rõ đối tác trước khi đàm phán; Thao túng nhật trình đối thủ; Lợi
dụng điểm yếu đối thủ; Tôn trọng quyết định của nhóm; Tầm quan trọng của bữa
tiệc đàm phán; Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc.

Tài liệu tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Nhật_Bản

https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_hóa_Nhật_Bản

https://vi.wikipedia.org/wiki/Địa_lý_Nhật_Bản

You might also like