You are on page 1of 21

Chương 8

SỰ TỰ BẢO VỆ CỦA THỰC VẬT

8.1. GIỚI THIỆU

Trong đời sống thực vật bị vây quanh bởi nhiều kẻ thù tiềm tàng, bao gồm
nhiều loài gây hại cho thực vật như vi khuẩn, nấm, virus, tuyến trùng, côn trùng, động
vật và ngay cả con người. Nhưng do bản chất tự nhiên, thực vật không thể tránh xa
những đối tượng này, đơn giản là thực vật không di chuyển được. Do đó, nó phải tự
bảo vệ chống lại các sinh vật bên ngòai có ảnh hưởng bất lợi cho nó.
Lớp cutin của mô biểu bì lá có chức năng làm giảm sự mất nước và tạo nên một
hàng rào bảo vệ chống sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn. Ngoài ra, các hóa chất do
thực vật tạo ra có tác động bảo vệ nó chống lại vi sinh vật và động vật ăn thực vật. Các
chất nầy thuộc vào một nhóm chất gọi là chất biến dưỡng thứ cấp (secondary
metabolite). Đó là các chất được thực vật tổng hợp từ các chất biến dưỡng sơ cấp
(primary metabolites) và sản phẩm được tạo ra từ các quá trình biến dưỡng khác nhau
như quang hợp, hô hấp...

8.2. CUTIN, SUBERIN VÀ SÁP

Tất cả các bộ phận của thực vật tiếp xúc với không khí được bao phủ bên ngoài
nhiều lớp có nguồn gốc lipid để làm giảm sự mất nước và giúp cho thực vật khống chế
sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn gây bệnh. Các chất bao phủ nầy là cutin, suberin và
sáp. Cutin được tìm thấy ở hầu hết các bộ phận trên không của thực vật. Trong khi
suberin hiện diện ở các bộ phận dưới đất và có tác dụng làm lành vết thương. Sáp có
liên hệ với cutin và suberin. Cutin, suberin và sáp tạo nên các hỗn hợp kỵ nước.

Cutin
Là một đại phân tử, một polymer bao gồm nhiều chuỗi acid béo dài gắn với
nhau do liên kết ester, tạo thành một mạng lưới ba chiều cứng chắc. Cutin được thành
lập từ acid béo với nhóm hydroxyl hoặc ê-pô-xít (epoxide) ở vị trí ở giữa chuỗi hoặc ở
cuối đối diện với nhóm chức carboxylic acid (Hình 8.1).
Cutin là thành phần chính của vách tế bào, có một cấu trúc gồm nhiều lớp bao
phủ vách tế bào ngoài lớp biểu bì của các phần trên không ở tất cả thực vật thân thảo
(Hình 8.2). Cutin cấu tạo một lớp trên của sáp, một lớp giữa dầy chứa cutin lẫn vào sáp
và một lớp thấp thành lập cutin và sáp xen lẫn với các chất của vách tế bào như pectin,
cellulose. Nghiên cứu gần đây đề nghị là cutin có thể chứa một polymer lipid thứ hai,
tạo thành một chuỗi dài hydro carbon được đặt tên là cutan.

Sáp
Sáp không phải là một đại phân tử, nhưng là một sự pha trộn phức tạp của các
lipid acyl chuỗi dài kỵ nước. Thành phần thông thường nhất của sáp là alkane và
alcohol chuỗi thẳng gồm 25-35 nguyên tử carbon. Các acid béo tự do, ester, ketone,

275
aldehyde chuỗi dài cũng được tìm thấy. Sáp của cutin được tổng hợp do tế bào biểu bì.
Phần bao phủ bên trên của lớp sáp cutin thường kết tinh ở dạng que, ống hoặc dĩa.

(a) Acid béo polymer hóa để tạo ra cutin

(b) Acid béo polymer hóa để tạo ra suberin

alkane chuỗi thẳng

ester acid béo


acid béo chuỗi dài
chuỗi dài alcohol
(c) Thành phần của sáp thông dụng

Hình 8.1. Thành phần của cutin (a), suberin (b) và sáp (c).

Hình 8.2. Sơ đồ sự hiện diện của cutin, sáp trên bề mặt tế bào biểu bì lá.

Suberin
Suberin là một polymer mà cấu trúc của nó chưa được biết. Giống như cutin, nó
thành lập từ các acid béo hydroxyl hoặc epoxit liên kết ester. Tuy nhiên, suberin khác

276
cutin là nó có dicarboxylic acid (Hình 8.1b), nhiều thành phần chuỗi dài và tỷ lệ có ý
nghĩa của các hỗn hợp phenol như là phần cấu trúc của nó. Suberin là thành phần của
vách tế bào thực vật được tìm thấy ở nhiều vị trí khác nhau của thực vật. Chúng ta đã
để ý sự hiện diện của nó trong vòng Caspary của tế bào nội bì rễ thành lập một hàng
rào ngăn cản apoplast giữa phần vỏ và phần lõi. Suberin là thành phần chính của vách
tế bào ngoài của các cơ quan dưới đất và có quan hệ với tế bào biểu bì vỏ của thân và
rễ trong quá trình sinh trưởng của cây thân gỗ. Surberin cũng thành lập ở vị trí rụng lá
và ở những nơi bị tổn hại do bệnh và vết thương.

Cutin, sáp và surberin giúp giảm sự thoát hơi nước và sự xâm nhập bệnh
Cutin, surberin và sáp thành lập một chướng ngại vật giữa cây và môi trường
của nó. Nó có chức năng giữ nước trong cây và ngăn ngừa bệnh xâm nhập. Cutin rất
có hiệu quả giới hạn sự mất nước từ các phần trên không của cây, nhưng không hạn
chế sự thoát hơi nước hoàn toàn, vì ngay cả khi khẩu đóng nước vẫn còn bị mất. Độ
dầy của lớp cutin thay đổi theo điều kiện môi trường. Các loài thực vật sống ở vùng
khô hạn có lớp cutin dầy hơn các loài thực vật ở vùng ẩm, nhưng thực vật ở vùng ẩm
thường phát triển lớp cutin dầy khi được trồng ở vùng khô.
Các mô cutin và surberin quan trọng trong sự ngăn cản nấm và vi khuẩn, mặc
dù chúng không hiện diện như là các chất kháng bệnh quan trọng. Khi có sự xâm nhập
của nấm, một số nấm tạo ra cutinase, một loại enzyme thủy phân cutin và làm cho sự
xâm nhập nấm dễ dàng vào trong cây.

8.3. CÁC CHẤT BIẾN DƯỠNG THỨ CẤP

Thực vật tạo ra nhiều hợp chất hữu cơ không có chức năng trực tiếp đến sự sinh
trưởng và phát triển. Các chất nầy được biết như là các chất biến dưỡng thứ cấp, hoặc
sản phẩm thứ cấp, hoặc sản phẩm tự nhiên. Không như các chất biến dưỡng sơ cấp
như chlorophyll, amino acid, nucleotide, carbohydrate hoặc lipid màng, các chất biến
dưỡng thứ cấp thường không được thừa nhận như là vai trò trong quang hợp, hô hấp,
vận chuyển chất hòa tan, chuyên chở, đồng hóa dinh dưỡng và chuyên hóa. Các chất
biến dưỡng thứ cấp khác với các chất biến dưỡng sơ cấp là có sự phân bố hạn chế
trong giới thực vật. Có nghĩa là các chất biến dưỡng thứ cấp đặc biệt chỉ được tìm thấy
ở loài nầy hoặc là loài liên hệ gần không thấy ở loài khác. Trong khi các chất biến
dưỡng sơ cấp được tìm thấy hầu hết ở thực vật.

Các chất biến dưỡng thứ cấp bảo vệ cây chống lại động vật ăn thực vật và
bệnh
Từ lâu, người ta không biết các chất biến dưỡng thứ cấp có vai trò gì trong đời
sống thực vật. Những người tiên phong trong công việc nghiên cứu các chất nầy là các
nhà hóa học hữu cơ. Họ quan tâm đến các chất nầy vì chúng có nhiều giá trị về mặt y
học, về độc chất, về mặt mỹ phẩm (mùi thơm) và là nguyên liệu cho công nghiệp.
Gần đây, nhiều chất biến dưỡng thứ cấp được đề nghị vì có chức năng chủ yếu
trong sự bảo vệ cây chống lại động vật ăn thực vật và sự xâm nhập của vi sinh vật gây
bệnh. Chất biến dưỡng thứ cấp còn được xem như là chất thu hút côn trùng, gây thụ
phấn và sự cạnh tranh giữa thực vật với thực vật.

277
Sự tiến hóa của thực vật trong tự bảo vệ
Người ta tự hỏi là làm cách nào thực vật tự bảo vệ được. Theo các nhà sinh học
tiến hóa, thực vật tự bảo vệ phát sinh từ sự đột biến, chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. Đột
biến ngẫu nhiên theo con đường biến dưỡng dẫn đến xuất hiện nhiều hỗn hợp mới có
tác dụng độc đối với động vật ăn thực vật và các vi sinh vật gây bệnh, miễn là các hỗn
hợp nầy không tự gây độc cho chính thực vật tạo ra nó.

Ba nhóm chính của các chất biến dưỡng thứ cấp

Hình 8.3. Các con đường đi chủ yếu của sinh tổng hợp các chất biến dưỡng
thứ cấp và sự liên hệ với chất biến dưỡng sơ cấp.

Có ba nhóm chính: terpene, phenol và hỗn hợp chứa nitrogen. Hình 9.3 trình
bày hình thức đơn giản hóa của con đường sinh tổng hợp các chất biến dưỡng thứ cấp
và sự quan hệ của nó với các chất biến dưỡng sơ cấp.
+ Terpene là các lipid được tổng hợp từ Acetyl CoA hoặc từ các sản phẩm
trung gian của đường phân.
+ Hỗn hợp phenol là các chất thơm thành lập thông qua con đường shikimic
acid hoặc con đường malonic acid.
+ Hỗn hợp chứa nitrogen như các alkaloid được sinh tổng hợp chủ yếu từ amino
acid.

8.3.1. Terpene
278
Terpene hay terpenoid là lớp lớn nhất của các sản phẩm thứ cấp. Các chất của
lớp nầy thường không tan trong nước và được sinh tổng hợp từ Acetyl CoA hoặc từ
sản phẩm trung gian của đường phân.
Terpene được thành lập bằng cách dung hợp 5 đơn vị isoprene. Tất cả terpenes
được dẫn xuất từ sự đồng nhất của 5 nguyên tố carbon có khung carbon phân nhánh
chính là isopentane.
H3C
CH CH2 CH3
H3C

Cấu trúc cơ bản của terpene đôi khi gọi là đơn vị isoprene, bởi vì terpene có thể
phân hủy ở nhiệt độ cao cho isoprene; Vì thế, tất cả terpene thường được đề cập như là
isoprenoid. Terpene được phân loại theo số carbon mà nó chứa. Mười carbon terpene
chứa 2 đơn vị C5 được gọi là monoterpene, 15 carbon terpene (ba đơn vị C5) là
sesquiterpene, 20 carbon terpene (bốn đơn vị C5) là diterpene và terpene lớn hơn là
triterpene (30 carbon), tetraterpene (40 carbon) và polyterpen (C5)n trong đó n>10.

Có hai con đường sinh tổng hợp terpene

Hình 8.4. Con đường đi của mevalonic acid. Terpen có đơn vị 5 carbon được tổng
hợp từ acetyl CoA. Mỗi đơn vị 5 carbon cần 3 phân tử acetyl CoA .

279
Terpene được tổng hợp từ các chất biến dưỡng sơ cấp theo hai cách khác nhau.
Theo con đường mevalonic 3 phân tử Acetyl CoA liên kết vớï nhau để thành lập
mevalonic (Hình 8.4). Sản phẩm trung gian gồm 6 carbon sau đó biến đổi thành
isopentenyl pyrophosphate (IPP). IPP là thành phần xây dựng nên terpene. Isopentenyl
pyrophosphate và đồng phân của nó kết hợp để thành lập terpene lớn hơn. Gần đây
người ta đã khám phá ra là IPP được thành lập từ sản phẩm trung gian của đường phân
hoặc chu trình khử carbon trong quang hợp, thông qua con đường phân chia họat động
trong lục lạp và các bào quan khác. Mặc dù tất cả các chi tiết chưa được làm rõ
(Lichtenthaler và cộng sự, 1997). Các màu đỏ, cam và vàng của carotenoid là
tetraterpene, có chức năng như sắc tố phụ trong quang hợp và bảo vệ mô quang hợp
khỏi bị quang oxi hóa. ABA là chất ức chế sinh trưởng, cũng là terpene C15 được tạo
ra cho sự phân hủy tiền chất carotenoid. Polyterpene được biết như dolichol có chức
năng như chất mang đường ở tế bào và sự tổng hợp glycoprotein. Terpene chuỗi bên
như rượu phytol của chlorophyll giúp gắn phân tử vào màng.

Hình 8.5. Các lọai terpene chủ yếu được sinh tổng hợp từ các đơn vị 5 carbon
IPP và DMAPP.

Terpene được xem như là các hỗn hợp bảo vệ chống lại động vật ăn thực
vật
Hầu hết các cây khỏe mạnh có nhiều chất biến dưỡng thứ cấp có tính chất
kháng đối với nhiều vi sinh vật gây bệnh. Các hỗn hợp nầy hiện diện dưới dạng họat
động hoặc được trữ dưới dạng bất động, nhưng có thể biến đổi sang dạng họat động
280
khi thực vật bị vi sinh vật tấn công. Các chất nầy có thể trữ trong thủy thể, hoặc một số
bào quan khác, hoặc chứa bên ngòai lớp biểu bì
Terpne được xem như là độc với một số côn trùng ăn thực vật và động vật
(Gershenzon và Croteau, 1991).
+ Monoterpene: nhiều monoterpene và dẫn xuất của nó là tác nhân quan trọng
có độc tính đối với côn trùng. Ví dụ monoterpene ester pyrethroid có ở lá và hoa các
loài Cúc (Chrysenthenum) rất độc cho côn trùng, được sử dụng như thuốc bảo vệ thực
vật. Ở cây họ Thông, Tùng monoterpene chứa trong nhựa của những cây nầy như -
pinene, -pinene, limonene và myrcene độc với nhiều loại côn trùng. Nhiều loại thực
vật có hỗn hợp monoterpene bay hơi thường gọi là dầu cơ bản, các dầu nầy có tác
dụng xua đuổi côn trùng, ví dụ peppermint oil là menthol, ở chanh có limonene.
+ Sesquiterpene: trong số các sesquiterpene được biết là chất kháng động vật
thì sesquiterpene lactone được tìm thấy ở các lông tuyến (glandular hair) của các cây
hoa Hướng Dương. Một hỗn hợp bảo vệ khác của sesquiterpene là gossypol là một
chất có mùi thơm. Chất nầy được tìm thấy ở các tuyến sắc tố biểu bì của cây Bông Vải
có đặc tính chống lại một số côn trùng và các vi sinh vật gây bệnh.
+ Diterpene: thực vật họ Euphorbiaceae tạo ra các diterpene ester như phorbol
có tác dụng gây ngứa da. Một số khác có tác dụng chống ung thư như taxol từ cây
Paufre Yew (Taxus brevifolia).
+ Triterpne: như steroid, một số steroid alcohol là thành phần quan trọng của
màng tế bào thực vật, sterol làm giảm tính thấm của màng tế bào. Các sản phẩm thứ
cấp khác như phytolecdysone là một nhóm của steroid thực vật có cùng cấu trúc cơ
bản như hormone của côn trùng. Một nhóm khác của triterpene là limonoid, là chất có
vị đắng ở Cam Quýt ngăn cản sự tấn công của côn trùng. Một phức chất limonoid của
cây Neem là Azadirachtin, ngăn cản côn trùng ở lượng rất nhỏ 50 phần tỉ.
Cardenolides là một glycosides (hỗn hợp có chứa đường) có vị đắng và cực độc đối
với động vật có xương sống và có tác dụng dược lý đối với người bị bệnh đau tim.
Saponin là steroid và cũng là triterpene glycoside, có đặc tính giống như xà bong, hòa
tan trong nước và trong chất béo. Độc tính của saponin được cho là độc do sự thành
lập phức chất với sterol. Saponin ngăn cản sự hấp thu sterol và làm hư màng tế bào. Ở
cây Khoai Mỡ (yam) Dioscorea chứa saponin là yamogenin được sử dụng rộng rãi như
vật liệu trong sự tổng hợp các hỗn hợp như progesterone để kiểm soát sự sinh đẻ. Ở rễ
cây Sồi, avenacin A-1 rất hiệu quả chống lại Gacumannomyces graminis var tritici
một bệnh chủ yếu của rễ cây hạt cốc.
+ Polyterpene: vài polyterpene trọng lượng phân tử cao xuất hiện ở thực vật.
Cao Su (rubber) là một polymer chứa 1.500 – 15.000 đơn vị isopentenyl. Cao Su tìm
thấy ở nhiều loài thực vật, nhưng quan trọng nhất vẫn là cây Cao Su (Hevea
brasillensis), Cao Su Gutta có nối đôi trong cấu trúc, hiện diện ở cây Sa Pô (Manikara
zapota) và các cây khác. Ở cây Cao Su, Cao Su hiện diện như những phần nhỏ trong
nhựa trắng (latex) gọi là laticifer. Laticifer có chứa triterpene. Chức năng chính của
laticifer là bảo vệ cây và làm lành vết thương.

8.3.2. Hỗn hợp phenol


Thực vật tạo ra một số lượng lớn các chất có chứa phenol. Các chất nầy được
phân loại như là hỗn hợp phenol. Phenol thực vật là một số nhóm dị hình, đôi khi hòa
tan trong dung môi hữu cơ, một số hòa tan trong nước,một số khác là các polymer
không tan.

281
Phenylalanine là sản phẩm trung gian của sinh tổng hợp hầu hết các phenol
Sự tổng hợp theo 2 con đường cơ bản:
+ Con đường shikimic acid
+ Con đường malonic acid
Shikimic acid là con đường chủ yếu tổng hợp phenol của thực vật. Malonic acid
là con đường tạo sản phẩm thứ cấp ở nấm và vi khuẩn.
Con đường shikimic biến đổi các tiền chất carbohydrate xuất phát từ chu trình
đường phân và chu trình pentose thành ra amino acid thơm (Hình 8.6). Con đường
shikimic chỉ được tìm thấy ở thực vật, nấm và vi khuẩn, không tìm thấy ở động vật.
Động vật không có khả năng tổng hợp các amino acid vòng thơm: phenylalanin,
tyrosine, tryptophan; Do đó, các amino acid nầy là thành phần dinh dưỡng cơ bản của
động vật. Hầu hết các sản phẩm thứ cấp có phenol ở thực vật đều xuất phát từ
phenylalanine, thông qua việc loại đi một phân tử ammonia để thành lập cinnamic
acid. Phản ứng nầy được xúc tác bởi phenylalanin ammonia lyase (PAL). Nghiên cứu
một số lòai thực vật khác nhau cho thấy là họat động của PAL được gia tăng do yếu tố
môi trường như mức độ dinh dưỡng thấp, ánh sáng và sự nhiễm nấm (Hahlbrock and
Scheel, 1989). Ví dụ khi nấm xâm nhập tế bào khởi động sự sao chép RNA thông tin
mã hóa PAL, gia tăng lượng PAL trong cây kích thích sự tổng hợp hỗn hợp phenol.
Sản phẩm của PAL, trans cinnamic acid được biến đổi sang para coumaric acid
bằng cách thêm vào nhóm hydroxyl trên vòng thơm ở vị trí para. Các chất nầy, trans
cinnamic acid, para coumaric acid và các dẫn xuất của nó là các hỗn hợp phenol đơn
giản được gọi là phenylpropanoid (do nó chứa vòng benzen và một chuỗi 3 carbon).

Hình 8.6. Con đường đi của Shikimic acid. Các amino acid thơm được tổng hợp từ
carbohydrate có nguồn gốc từ chu trình đường pentose và đường phân.
282
Hình 8.7. Sinh tổng hợp phenol từ phenylalanine. Sự thành lập nhiều hỗn hợp phenol
bao gồm phenylpropanoid, coumarin, benzoid acid, lignin, anthocyanin,
isoflavone, tanin.

Một số phenol đơn giản được hoạt hóa bởi tia tử ngoại
Nhiều hỗn hợp phenol đơn có vai trò quan trọng trong sự chống lại động vật ăn
thực vật, nấm, côn trùng. Một chất độc do ánh sáng gọi là quang độc (phototoxicity),
vài loại coumarin gọi là furanocoumarin có một vòng furan. Các hỗn hợp nầy không
độc khi không có ánh sáng và trở nên độc khi chúng được hoạt hóa bởi ánh sáng. Ánh
sáng mặt trời trong vùng tử ngoại (320-400 nm) gây cho một số furanocoumarin trở
nên hoạt hóa với tình trạng điện tử năng lượng cao. Furanocoumarin hoạt hóa có thể
chèn vào trong sợi DNA và kết dính vào base pyrimidine, cytosine và thymine; Vì

283
thế, nó khống chế sự sao chép và sửa đổi, cuối cùng tế bào chết. Furanocoumarin
quang độc (phototoxic) hiện diện nhiều ở họ Umbelliferacea, bao gồm cây Cần Tây
(celery), Củ Cải vàng (parsnip) và cây Ngô Tây (parsley). Ở cây Cần Tây mức độ của
các hỗn hợp nầy gia tăng 100 lần nếu cây bị stress hoặc bệnh.

Hình 8.8. Một số hỗn hợp phenol đơn có vai trò đa dạng trong cây. Cafeic acid và ferulic
acid có thể phóng thích vào trong đất ngăn cản sự sinh trưởng của các thực vật
sống gần. Psoralen là một furanocoumarin tạo ra độc chất đối với côn trùng ăn
lá. Salicylic acid là chất tạo kích kháng bệnh.

Sự phóng thích các hợp chất phenol đơn giản có thể ảnh hưởng đến sinh
trưởng của các cây khác
Từ lá, rễ và từ thực vật phân hủy phóng thích nhiều loại biến dưỡng thứ cấp vào
môi trường. Các khảo sát ảnh hưởng của các hỗn hợp nầy đối với các cây kế cận gọi là
sự ảnh hưởng tương hỗ (allelopathy). Nếu một cây có thể làm giảm sự sinh trưởng của
cây bên cạnh bằng cách phóng thích hóa chất vào môi trường, nó có thể làm gia tăng
sự xâm nhập của nước, ánh sáng và dinh dưỡng. Các hỗn hợp phenol thường được chỉ
ra như là có tác động bất lợi cho cây kế cận (allelopathic activity). Các hỗn hợp như
caffeic acid, ferulic acid (Hình 8.8) hiện diện trong đất, cho thấy ngăn cản sự nẩy mầm
của nhiều loại cây.

Lignin là một đại phân tử phenol phức tạp


Lignin là một đại phân tử, nhưng cấu trúc chính xác của nó vẫn chưa được biết.
Lignin được tìm thấy trong vách tế bào, chủ yếu trong vách hậu lập, nhưng cũng hiện

284
diện trong vách sơ lập và lập chung. Lignin giúp cho các mô mạch trở nên cứng chắc.
Ngoài chức năng cơ học, lignin còn có chức năng bảo vệ cây như là nguồn thức ăn khó
tiêu đối với động vật và khống chế bệnh.
Lignin được thành lập từ ba phenylpropanoid alcohol: coniferyl, coumaryl và
sinapyl alcohol được tổng hợp từ phenylalanin thông qua các dẫn xuất cinnamic acid.

Flavonoid được thành lập bởi hai con đường sinh tổng hợp khác nhau
Một trong những lớp lớn nhất của phenol là flavonoid. Khung carbon cơ bản
của flavonoid chứa 15 carbon bằng sự kết hợp của hai vòng thơm nối với một cầu 3
carbon (Hình 8.9). Flavonoid được phân loại thành các nhóm khác nhau trên cơ sở độ
oxi hóa của cầu ba carbon: anthocyanin, flavon, flavonnoid và isoflavone.

Hình 8.9. Khung carbon flavonoid được sinh tổng hơp từ các sản phẩm của chu trình
shikimic acid và malonic acid. Các vị trí trên hệ thống vòng được đánh số như
trên hình vẽ.

Athocyanin thu hút côn trùng để thụ phấn và phát tán hạt
Athocyanin là glucoside có đường ở vị trí số 3 (Hình 8.10B) và đôi khi không
có đường, được biết như là anthocyanidin. Cấu trúc và màu sắc của anthocyanidin
được trình bày ở Hình 8.10. Màu sắc của anthocyanidin bị ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, bao gồm số nhóm hyroxyl và methoxyl ở vòng B của phân tử anthocyanidin
Sắc tố tạo màu của thực vật bao gồm hai kiểu chính: carotinoid và flavonnoid.
Flavonoid là các hỗn hợp phenol tạo màu. Nhóm tạo màu nhiều nhất của flavonoid là
anthocyamin thường là màu đỏ, tím, xanh dương. Anthocyamin rất quan trọng trong
việc thu hút côn trùng để thụ phấn và phát tán hạt.

285
Hình 8.10. Cấu trúc của anthocyanidin (A) và anthocyanin (B).

Màu sắc của anthocyaidine tùy thuộc vào phần thay thế gắn vào vòng B. Sự gia
tăng nhóm hydroxyl dịch chuyển sự hấp thu bước sóng dài và cho màu hơi xanh
dương. Sự thay thế nhóm hydroxyl với nhóm methoxyl (OCH3) dịch chuyển sự hấp
thu bước sóng ngắn hơn cho màu hơi đỏ.

Flavonoide bảo vệ cây chống lại sự gây hại bởi tia tử ngoại
Hai nhóm chủ yếu khác nhau của flavonoid được tìm thấy ở hoa là flavones và
flavonol. Những flavonoid nầy thường hấp thu ánh sáng sóng ngắn, vì vậy mắt người
không thấy được. Tuy nhiên, côn trùng có khả năng thấy được ở các bước sóng ngắn
và coi như là tín hiệu thu hút. Flavone và flavonol không giới hạn ở hoa, chúng hiện
diện ở lá của tất cả cây xanh, hai chất nầy có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại sự dư
thừa của tia tử ngoại (280- 320 nm). Chúng tích lũy trong lớp biểu bì lá, thân và hấp
thu mạnh vùng tử ngoại. Các thí nghiệm đặt cây nơi có tia tử ngoại kích thích sự thành
lập flavone và flavonol.

Isoflavonoid hỗn hợp bảo vệ được tổng hợp qua sự nhiễm nấm hoặc vi
khuẩn
Isoflavonoid được tìm thấy hầu hết ở cây họ Đậu. Retenoid có tác động hỗn hợp
như thuốc diệt côn trùng. Phytoalexin hỗn hợp chống vi sinh vật được tổng hợp do sự
xâm nhiễm của nấm và vi khuẩn được đề cập ở chương nầy.

Tanin là polymer phenol thực vật có chức năng bảo vệ cây. Từ tanin được sử dụng
trong quá trình thuộc da. Có hai loại tanin: tanin cô đặc (condensed tanin) và tanin
thủy phân (hydrolyzed tanin).

286
Hình 8.11. Cấu trúc của một số tanin được thành lập từ phenolic acid và
flavonoid. (A) tanin cô đặc; (B) tanin thủy phân.

Tanin cô đặc là các hỗn hợp được thành lập bởi sự polymer hóa các đơn vị
flavonoid. Chúng thường là thành phần của cây thân gỗ. Do tanin cô đặc có thể bị thủy
phân để tạo ra anthocyanidin bằng cách xử lý với acid mạnh, nên đôi khi gọi là tiền
chất anthocyanidin.
Tanin thủy phân là các phenolic acid chứa polymer dị hình, đặc biệt là galic
acid và đường đơn. Chúng nhỏ hơn tanin cô đặc và thủy phân dễ dàng hơn. Hầu hết
tanin có phân tử khối từ 600 đến 3000.
Tanin thường là các chất độc, làm giảm sự sinh trưởng và sống sót của nhiều
động vật ăn thực vật khi được cho vào thức ăn. Đặc tính bảo vệ tanin thường được cho
là sự kết hợp với protein. Tanin cũng có tác động chống lại vi sinh vật gây bệnh.

Hình 8.12. Cơ chế đề nghị sự tương tác giữa tanin và protein. (A) nối hydrrogen giữa
tanin và protein; (B) nhóm hydroxyl của phenol nối cộng hóa trị với protein.
287
8.3.3. Các hỗn hợp chứa nitrogen
Các hỗn hợp nầy thường được biết như là các alkaloid và cyanogenic glycoside.
Các chất nầy độc với con người và cũng có tác dụng dược lý. Hấu hết các chất biến
dưỡng thứ cấp nitrogen được sinh tổng hợp từ các amino acid thông thường.

Alkaloid
Alkaloid là một nhóm lớn của các chất biến dưỡng thứ cấp chứa nitrogen được
tìm thấy khoảng 20% của các thực vật có mạch. Chúng có tác dụng dược lý đối với
động vật có xương sống. Nguyên tử nitrogen của các chất nầy thường là thành phần
của dị vòng, một vòng chứa cả nitrogen và carbon. Hầu hết alkaloid là alkaline.
Alkaloid thường được tổng hợp từ một trong vài amino acid thông thường, đặc biệt,
aspartic acid, lysine, tyrosine và tryptophane. Tuy nhiên, khung carbon của một số
alkaloid chứa một thành phần xuất phát từ con đường terpene (Bảng 8.1) là danh sách
của các alkaloid chính.

Bảng 8.1. Các kiểu alkaloid chủ yếu, các tiền chất là các amino acid và
các ví dụ alkaloid đã được biết.

Một số khác bao gồm nitrogen và nicotine cũng là tiền chất của nicotinic acid
[vitamin (PP)]. Nicotinic acid cũng là thành phần của NADH và NADPH, có chức
năng như là chất mang điện tử trong quá trình biến dưỡng. Chức năng của alkaloid
trong cây được cho là bảo vệ chống lại động vật ăn thực vật gần như tất cả alkaloid
độc với con người tùy thuộc vào lượng tiếp xúc, nhưng ở lượng thấp nó có tác dụng
dược lý. Morphine, codeine, atropine thường được sử dụng như là thuốc. Các alkaloid
khác đươc sử dụng không phải là thuốc như cocain, nicotine và caffeine, được sử dụng
rộng rãi như là chất kích thích.
288
Hình 8.13. Sinh tổng hợp nicotinic acid.

Cyanogenic gluoside
Cyanogenic glucoside phóng thích cyanide hydrogen độc. Các hỗn hợp khác
hơn alkaloid cũng được phát hiện ở thực vật. Tự bản than hai chất cyanogenic
glucoside và glucosinolate thì không độc, nhưng khi bị phá vỡ chuyển sang bay hơi nó
sẽ độc. Cyanogenic glucoside phóng thoát ra khí cyanide hydrogen (HCN).

Hình 8.14. Các alkaloid đại diện thuộc chất biến dưỡng thứ cấp chứa nitrogen.
289
Tác động bảo vệ của cyanogenic glucoside là HCN một chất độc hoạt động
nhanh khống chế hô hấp của tế bào bằng cách kết vào các nhóm Heme chứa sắt của
cytocrome oxidase và các enzyme hô hấp khác. Vì vậy, nó ngăn cản côn trùng và ốc.
Củ Khoai Mì chứa một lượng cao cyanogenic glucoside. Glucosinolate cũng phóng
thích chất độc bay hơi glucosinolate hoặc glucoside. Dầu mustard được tìm thấy ở cây
họ thập tự (Cruciferae). Glucosinolate tạo ra mùi và vị của các cây cải như Cải Bắp,
Broccoli và Củ Cải đỏ. Sự phóng thích mùi bay hơi mustard từ glucosinolate được
thủy phân bởi enzyme, gọi là thioglucoside hoặc myrosinase cắt đứt glucose với
nguyên tử sulfur (Hình 8.15), tạo ra aglucone, để sau cùng tạo thành isothiocyanate và
nitrite. Các chất nầy có chức năng chống lại động vật ăn thực vật.

Tự phát

Hình 8.15. Sự thủy phân glucosinolate để phóng thích hơi mùi mustard. R và R’ đại diện
thành phần thay thế alkyl hoặc aryl.

Các amino acid không protein có chức năng như là bảo vệ chống lại động
vật ăn thực vật
Thực vật và động vật chứa cùng 20 amino acid trong cấu trúc protein. Tuy
nhiên, nhiều loại thực vật chứa các amino acid bất thường gọi là không protein
(nonprotein). Hiện diện ở hình thức tự do như là chất bảo vệ. Amino acid không
protein thường rất giống với các amino acid thông thường. Ví dụ canavaninerất gần
với arginine và azetidine-2-carboxylic acid có cấu trúc giống như proline (Hình 8.16).

Hình 8.16. Các amino acid không protein và amino acid protein. Amino acid không
protein không kết hợp vào protein nhưng là các hỗn hợp bảo vệ được tìm
thấy ở tế bào thực vật.

Amino acid không protein tiết ra chất độc theo những cách khác nhau. Một số
khống chế sự tổng hợp hoặc hấp thu protein amino acid, một số khác kết hợp vào vị trí
sai của protein. Thực vật tổng hợp nonprotein amino acid không mẫn cảm với các chất
độc nầy.

290
8.4. SỰ BẢO VỆ CÂY CHỐNG LẠI BỆNH

8.4.1. Các con đường cây bị nhiễm bệnh


Mỗi loại bệnh phát triển một cách riêng để xâm nhập vào cây chủ. Một số vi
sinh vật gây bệnh xâm nhập trực tiếp vào cây chủ thông qua lớp bề mặt của lá, thân
hoặc rễ bằng cơ chế cơ học như sử dụng áp suất hoặc cơ chế hóa học như sử dụng
enzyme. Các vi sinh vật khác xâm nhập vào cây chủ thông qua các khe hở như khí
khẩu và còn lại là nhóm vi sinh vật xâm nhập vào cây chủ thông qua vết thương. Một
khi đã xâm nhập vào bên trong cây chủ, một trong ba nhóm vi sinh vật sử dụng cây
chủ như là nguồn thực phẩn. Các vi sinh vật nầy có ba nhóm tác động đối với cây chủ.
- Vi sinh vật gây bệnh giết tế bào cây chủ (necrotrophy).
- Vi sinh vật gây bệnh không giết tế bào cây chủ (biotrophy).
- Vi sinh vật gây bệnh không giết tế bào cây chủ ngay, nhưng giết chết cây
chủ sau nầy (hemibiotrophy).

8.4.2. Bệnh gây ra do nấm tạo một phạm vi rộng cho chiến lược tạo bệnh
Khoảng 2% trong 100.000 loài nấm được biết có thể gây bệnh
- Các loài gây chết tế bào có khả năng sản xuất enzyme phân huỷ vách tế bào,
có khuynh hướng tấn công trong một phạm vi rộng các loài thực vật. Ví dụ nấm
Pythium và Botrytis mỗi loài tấn công hơn 1000 loài thực vật. Một số nấm giết tế bào
tạo ra độc tố chọn lọc cho từng cây chủ và chỉ tác động trên một vài loài. Mỗi độc chất
có cách tác động riêng, ví dụ độc chất HC trên cây Bắp được tạo ra bởi nấm gây bệnh
Cochliobolus carbonum ngăn cản sự hoạt động của Histon deacetylase, một enzyme
cần cho sự hoạt hoá gen bảo vệ cây chủ.
- Nấm không giết chết tế bào cây chủ như nấm phấn trắng.
- Nấm giết chết cây chủ sau thưòng không giết chết tế bào trước, sau đó giết
chết tế bào sau như nấm phytophthora.

8.4.3. Hệ thống bảo vệ cây

8.4.3.1. Phức chất giúp cho cây khỏi bị tấn công bởi bệnh
Chỉ một phần nhỏ của cây bị nhiễm bệnh thực sự. Có 4 lý do bệnh không phát
triển:
- Trước hết, loài thực không phải là đối tượng gây bệnh của vi sinh vật tấn công
gây bệnh, vì nó không phải là nơi cung cấp thức ăn cho vi sinh vật gây bệnh.
- Thực vật có cấu trúc bảo vệ ngăn cản sự xâm nhập bệnh bằng cơ học hay bằng
hóa học.
- Cơ chế bảo vệ được họat hóa để tránh sự xâm nhập.
- Điều kiện môi trường thay đổi.
Người ta cho rằng ba lý do đầu đại diện cho sự không tương thích di truyền
(genetic incompatibility), trong đó yếu tố thứ ba được cho là có tính kháng. Ngòai ra,
sự xâm nhập của bệnh vào thực vật còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường thích hợp
cho sự phát triển bệnh.

291
8.4.3.2. Tế bào bị tổn thương phóng thích protein như tín hiệu
Chất ngăn cản protease và các chất bảo vệ khác không hiện diện liên tục trong
cây, nhưng được tổng hợp sau khi bị động vật ăn thực vật hoặc bệnh tấn công.

Hình 8.17. Chu trình tín hiệu để kích thích nhanh sinh tổng hợp chất ngăn cản protease
ở cây Cà chua bị thương.

Hình 8.18. Con đường bến đổi Linolenic acid (18:3) sang Jasmonic acid.
292
Ở cây Cà chua, ngay khi côn trùng tấn công cây, sự tích lũy nhanh các chất
ngăn cản protease khắp cây, ngay cả những nơi không bị tổn thương. Sự sản sinh các
chất ngăn cản protease ở cây non được khởi động bởi một chuỗi phức tạp. Trước hết,
lá cây Cà chua bị thương tạo ra polypeptide 18 amino acid gọi là systemin. Systemin
được phóng thích từ tế bào bị thương vào trong apoplast và vận chuyển ra bên ngòai lá
thông qua libe (Hình 8.17). Người ta cho rằng, systemin gắn vào màng tế bào và bắt
đầu sinh tổng hợp jasmonic acid, là một chất điều hòa sinh trưởng có hiệu quả rộng
(Creelman và Mullet, 1997). Trong cây, jasmonic acid được tổng hợp từ linolenic acid
(18:3) được phóng thích từ lipid màng và được biến đổi sang jasmonic acid qua nhiều
bước với sự hịên diện của enzyme. Cuối cùng, jasmonic họat hóa sự biểu hiện gen mã
hóa tạo ra chất ngăn cản protease.

8.4.4. Sinh hóa của phản ứng bảo vệ cây

8.4.4.1. Sự bảo vệ chống lại bệnh được kích thích bởi sự nhiễm
Để họat hóa sự đáp ứng bảo vệ ở vị trí bệnh xâm nhập, mỗi tế bào thực vật cần
có một hệ thống giám sát. Hệ thống nầy có chức năng đầy đủ ở cây khỏe mạnh và khả
năng phân biệt giữa tín hiệu được tạo ra từ cây, cũng như tín hiệu được tạo ra do bệnh
gây ra. Ngòai ra, hệ thống nầy phải phân biệt được giữa tín hiệu do vi sinh vật gây
bệnh và tín hiệu do vi sinh vật có lợi như Rhizobium.
Sự công nhận một bệnh không tương thích di truyền dẫn đến sự họat hóa một
lọat phức chất đáp ứng cho sự bảo vệ. Quá trình được điều phối cả không gian lẫn thời
gian để đảm bảo rằng các con số cần thiết của tế bào được bổ sung từ sự biến dưỡng sơ
cấp sang vai trò bảo vệ. Sự kích thích bảo vệ nhanh của thực vật dẫn đến tạo ra môi
trường bất lợi cho sự sinh trưởng và sinh sản của bệnh. Trong cùng thời gian, các tế
bào đáp ứng làm mất độc tố, làm suy yếu sự lan rộng của các enzyme gây hại và các
độc chất được tạo ra bởi vi khẩn. Sự hoạt hóa hòan toàn xảy ra trong vòng 24 giờ và
dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp làm chết các tế bào và mô, sự họat hóa nhanh của các
phản ứng bảo vệ liên quan đến sự chết của các tế bào cây chủ, được gọi là sự đáp ứng
mẫn cảm cao (hypersensitive response = HR). Do các tế bào chết chứa nồng độ cao
của các phân tử kháng với vi sinh vật. Các tế bào khác sẽ không bị tấn công bởi các vi
sinh vật làm chết tế bào. Sự đáp ứng mẫn cảm cao thường được đến trước bằng cách
tạo ra các loại oxygen phản ứng (reactive oxygen species). Các tế bào ở vùng phụ cận
tổng hợp ra các chất độc bằng cách khử oxygen, bao gồm các superoxide anion (O2-),
hydrogen peroxide (H2O2) và gốc hydroxyl (OH). Một enzyme oxydase phụ thuộc
NADPH định vị trên màng tế bào được cho là để sản xuất ra O2- biến đổi thành OH và
H2O2. Gốc hydroxyl là chất oxygen hóa mạnh nhất của các loại oxygen hoạt động nầy
và bắt đầu các phản ứng chuỗi gốc với một phạm vi phân tử hữu cơ, dẫn đến lipid bị
oxy hóa sự bất động enzyme và sự phân hủy acid nhân (Lamb và Dixon, 1997). Lòai
oxy phản ứng có thể đóng góp cho sự chết tế bào như là phần đáp ứng mẫn cảm cao
hoặc họat động giết chết bệnh trực tiếp.

293
Hình 8.19. Cách bảo vệ chống lại sư xâm nhập của bệnh. Các đoạn phân tử gây bệnh
được gọi là chất kích hoạt (elicitor) khởi động chu trình tạo tín hiệu phức tạp
dẫn đến sự hoạt hóa sự đáp ứng bảo vệ.

Nhiều loài phản ứng với nấm hoặc vi khuẩn bằng cách tổng hợp lignin hoặc
callose. Các polymer nầy được xem như một hàng rào ngăn cản sự lây lan của bệnh.
Sự đáp ứng quan hệ là sự thay đổi thành phần protein của vách tế bào. Một sự đáp ứng
bảo vệ khác là thành lập các enzyme thủy phân tấn công vào vách tế bào bệnh.

8.4.4.2. Phytoalexin
Có lẽ nghiên cứu tốt nhất về sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm vào trong cây là
nghiên cứu sự tổng hợp ra phytoalexin. Phytoalexin là một hỗn hợp hóa học thuộc chất
biến dưỡng thứ cấp, có tác dụng ngăn cản sự họat động của vi sinh vật. Sự xuất hiện
phytoalexin là một cơ chế thông thường của thực vật kháng lại sự xâm nhập của vi
sinh vật vào bên trong. Các họ thực vật khác nhau sản xuất ra các phytoalexin khác
nhau. Ví dụ isoflavonoid là phytoalexin thông dụng, thường thấy ở cây họ đậu. Trong
khi đó, cây Cà chua, cây Khoai Tây, cây Thuốc Lá thì các phytoalexin xuất phát từ
sesquiterpene. Phytoalexin được thực vật tổng hợp rất nhanh, khi cây bị nhiễm vi sinh
vật. Mặc dù phytoalexin được tích lũy trong cây với nồng độ độc cho vi sinh vật, tuy
nhiên sự hiểu biết về cơ chế bào vệ cây vẫn chưa được biết.

Hình 8.20. Cấu trúc hóa học của một số phytoalexin có đặc tính kháng vi sinh vật và
được tổng hợp nhanh sau khi nhiễm vi sinh vật.
294
8.4.4.3. Sự nhiễm bệnh có thể gia tăng sự kháng bệnh trong tương lai
Khi cây bị nhiễm bệnh sống sót ở một nơi, nó có thể gia tăng sự kháng bệnh kế
dó. Hiện tượng nầy được gọi là sự kích kháng (systemic required resistance = SAR)
phát triển vài ngày sau khi ngày đầu nhiễm (Ryals et al., 1996). Kích kháng xuất hiện
do sự gia tăng một số chất bảo vệ mà chúng ta đã đề cập ở trên, bao gồm chitinase và
các enzyme thủy phân khác. Mặc dù cơ chế dẫn dụ kích kháng vẫn chưa rõ. Một trong
những tín hiệu nội sinh là salicylic acid (Hình 8.21). Các nghiên cứu gần đây đã đề
nghị là methyl ester, methyl salicylate họat động như tín hiệu kích thích SAR bay hơi
truyền sang các cây chung quanh (Shulaev và cộng sự, 1997). Vì vậy, cây không có cơ
chế miễn nhiễm như động vật, nhưng nó đã phát triển một cơ chế phức tạp để tự bảo
vệ chống lại sự tấn công của vi sinh vật.

Hình 8.21. Sự nhiễm bệnh đầu có thể gia tăng sự kháng bệnh về sau bằng cách tạo ra
sự kích kháng.

295

You might also like