You are on page 1of 62

Chương 4

QUANG HỢP

4.1. QUANG HỢP NHƯ LÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG

Hoạt động quang hợp của thực vật tự dưỡng giúp chúng có thể chuyển đổi năng
lượng của mặt trời toả xuống bề mặt trái đất (tối đa khoảng 500 W m 2 được cung cấp
dưới dạng dòng photon gần bằng 2 mmol m 2 s1) thành năng lượng hữu dụng sinh
học, là thế năng hoá học. Thực vật sử dụng ít hơn 1% năng lượng bức xạ. Năng lượng
nầy được hấp thu bởi các sắc tố và được chuyển đổi thành thế năng điện - hoá học
cung cấp cho nhiều bước khác nhau như: vận chuyển điện tử, vận chuyển proton, các
phản ứng redox và truyền phosphate; là năng lượng để tổng hợp các phân tử hữu cơ
giàu năng lượng:

năng lượng
Các phân tử vô cơ (H2O, CO2) các phân tử hữu cơ (đường) (4.1)
ánh sáng

Người ta đã ước lượng rằng hằng năm khoảng 3 x 10 18 kJ năng lượng hoá học
đến từ ánh sáng mặt trời được trái đất cố định dưới dạng 2 x 10 11 t carbon cố định.
Điều nầy ít hơn 0,1% năng lượng bức xạ toả xuống mặt đất hàng năm. Mặc dù năng
suất nầy thấp, sự biến đổi năng lượng quang hợp là quá trình cung cấp năng lượng căn
bản trên trái đất. Chỉ sự ngoại lệ của vi khuẩn hoá - tự dưỡng, tất cả sự sống thì trực
tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào sự quang hợp của thực vật. Sự phụ thuộc nầy đạt đến
sự cung cấp của nguyên liệu thô và năng lượng của công nghệ hiện đại: than đá, dầu
hoả, khí đốt là những sản phẩm của sự quang hợp từ những kỷ nguyên đầu tiên trong
lịch sử của trái đất. Năng lượng sử dụng để chạy xe hơi của chúng ta đã được thực vật
nguyên thuỷ sản xuất ra từ ánh sáng mặt trời.
Ngược lại với hệ thống thu nhận ánh sáng thực vật mà nó không dùng để biến
đổi năng lượng nhưng có chức năng của sự truyền thông tin (chức năng cảm ứng ánh
sáng, như phytochrome), bộ máy quang hợp có tính chất đặc trưng của một bộ chuyển
đổi ánh sáng. Các phân tử sắc tố được tụ tập đậm đặc trong màng nơi mà nó có thể
truyền năng lượng kích thích của chúng, kết quả từ sự thu bắt ánh sáng, một cách hữu
hiệu vào thế năng hoá học. Trong phạm vi này, lưu ý rằng vận tốc của quá trình
chuyển đổi năng lượng phải diễn tiến giảm dần từ sự hấp thu rất nhanh của photon
(1015 s) đến vận tốc của các phản ứng sinh học (101 s).
Trong chương nầy, chúng ta xem xét chủ yếu sự quang hợp của các thực vật
bậc cao, chúng có lục lạp như là những bào quan đặc biệt để quang hợp. Chúng ta sử
dụng thuật ngữ “quang hợp” trong ý nghĩa của công thức (4.1) được trình bày ở trên,
nghĩa là hàm chứa sự chuyển đổi năng lượng thật sự cũng như các quá trình sinh hoá
sau đó dẫn đến sự tổng hợp của các phân tử hữu cơ, được mô tả qua Hình 4.1 dưới
đây:

127
Hình 4.1. Sơ đồ trình bày 4 dãy chức năng của quang hợp ở thực vật
bậc cao. Các dãy nầy được mô tả bởi 1 sự gia tăng bậc thang
của các thời gian phản ứng (1 fs = 1015 s, 1 ps = 10 12 s,
1 ns = 10 9 s, 1 ms = 103 s).

4.2. TÓM TẮT LỊCH SỬ CỦA SỰ NGHIÊN CỨU QUANG HỢP

Trước đầu thế kỷ XVIII, các nhà khoa học tin tưởng rằng cây trồng thu nhận tất
cả nguyên tố từ đất. Năm 1727, Stephen Hales đã đề nghị rằng một phần thức ăn đến
từ bầu khí quyển và ánh sáng tham gia vào quá trình nầy. Vào thời đó, người ta chưa
biết rằng không khí có chứa nhiều chất khí khác nhau.
Năm 1771, Joseph Priestly, một nhà hóa học và văn học người Anh, đã ám chỉ
vai trò của O2, trong việc phát hiện cây xanh có thể làm mới không khí sau khi hô hấp
của động vật. Kế đến, một nhà vật lý Hà lan, Jan Ingenhousz, đã chứng minh rằng ánh
sáng cần thiết cho sự làm sạch nầy của không khí. Ông ta cũng đã phát hiện là cây làm
không khí xấu đi vào ban đêm. Điều ngạc nhiên nầy đã làm cho ông đưa đến khuyến
cáo rằng cây trồng phải được mang ra khỏi nhà vào ban đêm để tránh khả năng độc hại
cho chủ nhân. Phát hiện nầy và những thí nghiệm tiên phong vào đầu những năm
1700s của Stephen Hales đã được H. Gest (1988) tổng hợp lại.
Năm 1782, Jean Senebier chứng minh rằng sự hiện diện của không khí không
trong lành (CO2) do động vật và thực vật tạo ra về đêm đã kích thích sự sản xuất
“không khí tinh khiết” (O2) dưới ánh sáng. Vì vậy, vào thời điểm nầy sự tham gia của
hai chất khí vào quang hợp đã được chứng minh. Công trình nghiên cứu của Lavoisier
và nhiều tác giả khác đã làm sáng tỏ rằng các khí nầy đích thực là CO2 và O2.
Năm 1804, N.T. de Saussure đã ám chỉ vai trò của H2O khi ông lần đầu tiên tiến
hành xác định định lượng sự quang tổng hợp.
Năm 1864, Julius von Sachs đã chứng minh sản phẩm hóa học khác của quang
tổng hợp là chất hữu cơ, khi ông quan sát sự tăng trưởng của các hạt tinh bột trong
những lục lạp được chiếu sáng. Tinh bột được phát hiện chỉ trong vùng diện tích lá

128
phơi bày ra ánh sáng. Vì vậy, phản ứng tổng quát của quang hợp đã được chứng minh
như sau:

n CO2 + n H2O + ánh sáng (CH2O)n + n O2 (4.2)


(CH2O)n là viết tắt của tinh bột

Vào đầu thập kỷ 1930s, một phát hiện quan trọng của C.B. van Niel trên sự
quang tổng hợp của nhiều loài vi khuẩn (bacteria); phản ứng tổng quát đã được đề
nghị là:

n CO2 + 2n H2S + ánh sáng (CH2O)n + n H2O + 2n S (4.3)

Khi so sánh hai công thức (4.3) với (4.2), có một sự giống nhau giữa vai trò của
H2S và H2O, và của O2 và lưu huỳnh. Điều nầy đã giúp van Niel thấy rằng O2 được
cây trồng phóng thích bắt nguồn từ H2O, chứ không phải từ CO2.
Tư tưởng nầy đã được ủng hộ ở Anh quốc vào cuối thập kỷ 1930s bởi những
công trình nghiên cứu của Robin Hill và R. Scarisbrick. Các ông đã làm thí nghiệm nổi
tiếng chứng minh rằng các hạt lục lạp phân lập có thể giải phóng O2 dưới ánh sáng nếu
chúng được cung cấp một chất nhận điện tử thích hợp bị tách ra từ H2O. Những muối
sắt tam (Fe3+) nào đó là chất nhận điện tử được cung cấp cho lục lạp, chúng trở nên bị
khử thành dạng sắt nhị (Fe2+). Sự phân ly nước do ánh sáng (photolysis) trong sự vắng
mặt của sự cố định CO2 đã trở nên nổi tiếng là phản ứng Hill (Hill reaction).
Năm 1941, Samuel Ruben và Martin Kamen đã dùng phương pháp đánh dấu
H2O với 18O để nghiên cứu sự quang tổng hợp trên tảo lục Chlorella. Kết quả thí
nghiệm đã góp phần bảo vệ cho giả thuyết của van Niel.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1975, công trình nghiên cứu của Alan Stemler và
Richard Radmer mới cung cấp được bằng chứng cụ thể. Vì vậy, công thức quang tổng
hợp được hiệu chỉnh và tóm tắt lại như sau:

lục lạp
n CO2 + 2n H2O + ánh sáng (CH2O)n + n O2 + n H2O (4.4)

Vào năm 1951 người ta đã phát hiện một thành phần thực vật tự nhiên, đó là
một coenzyme chứa vitamin B (niacin hay nicotinamide) được gọi là nicotinamide
adenine dinucleotide phosphate (viết tắt là NADP +) cũng có thể hoạt động như một
chất tham gia phản ứng Hill bằng cách nhận điện tử từ nước trong phản ứng xảy ra ở
màng thylakoid hay lục lạp phân lập. Khám phá nầy một lần nữa đã kích thích nghiên
cứu quang hợp, bởi vì người ta cũng đã biết dạng khử của NADP+ là NADPH, có thể
vận chuyển điện tử đến nhiều hợp chất trong cây.
Từ đó, người ta đúc kết rằng hai vai trò quan trọng của ánh sáng trong quang
tổng hợp là:
- Vận hành điện tử của H2O để khử NADP+ thành NADPH.
- Cung cấp năng lượng để tạo thành ATP từ ADP và H2PO4 (viết tắt là Pi).
Sự chuyển đổi của ADP và Pi thành ATP trong lục lạp đã được khám phá tại
phòng thí nghiệm của Daniel Arnon, Trường Đại học California, Berkeley. 1954.

lục lạp

129
ADP + Pi + ánh sáng ATP + H2O (4.5)

Vì phản ứng nầy chỉ xảy ra dưới ánh sáng nên được gọi là hiện tượng quang
phosphoryl hoá (photophosphorylation).
Sự quang phosphoryl hoá trong lục lạp giải thích cho sự thành lập ATP trong lá
vào ban ngày nhiều lần hơn sự ô-xy phosphoryl hoá trong ty thể của cùng những lá đó,
và vì vậy rõ ràng là rất có ý nghĩa định lượng. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng công thức
tóm tắt của chúng ta về quang hợp đã nêu trên (4.4) không đề cập đến ATP, NADPH,
hoặc NADP +. Lý do là khi ATP và NADPH được thành lập, năng lượng của chúng
được sử dụng ngay vào việc khử CO2 và tổng hợp nên carbohydrates; quá trình nầy sẽ
trả lại ADP, Pi và NADP+. Vì thế, ADP và Pi được chuyển hoá nhanh chóng thành
ATP bởi năng lượng ánh sáng, và ATP chỉ bị bẻ gãy nhanh chóng khi sự quang hợp
xảy ra ở một tốc độ không thay đổi. Quá trình nầy được tổng quát hoá qua Hình 4.2
dưới đây, cũng như sẽ được đề cập chi tiết ở các phần kế tiếp.

Hình 4.2. Sơ đồ mô tả các phản ứng “sáng” và “tối” của quang hợp.
Ánh sáng được cần đến để sinh ra ATP và NADPH. Các ATP và
NADPH được tiêu thụ bởi các phản ứng carbon (phản ứng tối), mà
chúng khử CO2 thành carbohydrate ([CH2O]n).

4.3. CÁC CƠ QUAN QUANG HỢP

4.3.1. Lá là cơ quan quang hợp


Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá, kế đến là các phần
xanh khác như búp hoa, bẹ lá,... Do đó, các lá có những đặc điểm đặc biệt về hình thái,
cũng như cấu tạo giải phẩu thích hợp với chức năng quang hợp.
Về mặt hình thái: Lá thường có dạng phiến mỏng và mang đặc tính hướng
quang, nên luôn được bố trí và chuyển động sao cho mặt phẳng của lá vuông góc với
tia sáng mặt trời để nhận được nhiều nhất năng lượng ánh sáng.
Về mặt giải phẩu: Cấu tạo của phiến lá cắt ngang gồm có (xem Hình 4.3):
+. Lớp tế bào biểu bì trên, bao phủ trên cùng là lớp cutin mỏng và trong suốt
(ánh sáng xuyên qua dễ dàng).
+. Kế đến là lớp mô hàng rào (mô giậu) dày chứa nhiều lục lạp, xếp khít vào
nhau thành lớp nhằm hấp thu được nhiều năng lượng ánh sáng.

130
+. Bên dưới mô giậu là lớp mô xốp có các khoảng gian bào lớn, là nơi chứa
CO2 cung cấp cho quang hợp.
+. Hệ thống mạch dẫn dày đặc.
+. Biểu bì dưới với nhiều khí khẩu (khổng) hiện diện.
Tæíâinh hæång (Syringa) khêkháø
u våïi caïc tãúbaìo baío vãû Truïc âaìo (Nerium)
biãø
u bçtrãn låïp cu-tin
våïi låïp cu-tin biãø
u bç trãn

nhu mä giáû
u tãúbaìo giáû
u

tãúbaìo bao boïmaû


ch tãúbaìo bao boïmaû
ch
mä gäù boïmaû ch
mä li-be nhu mä xäú
p

nhu mä xäú
p

biãø
u bç dæåïi
biãøu bçdæåïi
våïi låïp cu-tin
(a) khêkháø
u
läng tãúbaìo baío vãû(khêkháø
u)
låïp cu-tin

Thäng tràõ
ng (Pinus strobus)
(b) häú
c khêkháøu
äú
ng resin khêkháø
u
tãúbaìo daû
ng boïng
cu-tin
Bàõ
p (Zea mays) khêkháø
u våïi caïc tãúbaìo
baío vãû
biãø
u bç
vaìcu-tin biãø
u bç

haûbç buäö
ng dæåïi kháø
u
mä li-be
tãúbaìo thët laï
mä gäù
khêkháø u våïi caïc tãúbaìo bao boïmaû
ch
tãúbaìo baío vãû
maû
ch gäù
mä truyãö
n
näü
i bç mä li-be

nhu mä gán cheïo


(thaình pháö
n maû
ch)
khêkháø
u quang håü
p

(c) (d) khê kháø


u

Hçnh 4.3. Pháø u diãû


n càõ t ngang cuía 4 laïâaû i diãûn. M äü t laïvåïi khêkháø
u “ bçnh
thæåìng” (a), mäü t våïi khêkháø u loîm sáu vaìo khoang khêkhäø ng (b), mäü
t
laï thäng våïi kháø u håi loîm vaìo (c), vaìmäü t laï hoühoaìbaín våïi säúkháøu
gáön bàòng nhau åíhai màû t laï(d). Caïc muîi tãn chèvëtrêläùkháø u.

4.3.2. Lục lạp là vị trí của quang hợp


Ở các loài chân hạch có quang hợp, quang tổng hợp diễn ra trong bào quan của
tế bào gọi là lục lạp. Hình 4.4a cho thấy ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử truyền dẫn
của một lát mỏng từ một lục lạp đậu tây (Pisum sativum). Điểm nổi bật nhất về cấu
trúc của lục lạp là hệ thống mở rộng của các màng nội bào gọi là thylakoids. Tất cả
diệp lục tố được chứa đựng trong hệ thống màng nầy, là vị trí của các phản ứng ánh
sáng của sự quang hợp. Các phản ứng khử carbon, mà chúng được xúc tác bởi các
enzyme tan trong nước, diễn ra trong stroma, là vùng lục lạp bên ngoài thylakoids. Hầu
hết thylakoids dường như được liên kết rất chặt chẽ với nhau. Các màng được xếp
chồng lên nhau nầy gọi là grana lamellae (các phiến grana, mỗi chồng [phiến] gọi là
granum), trong khi các màng phơi ra mà ở đó không có các chồng được gọi là stroma
lamellae (các phiến stroma).
Hai màng tách rời nhau, mỗi màng được cấu tạo bởi một màng đôi lipid và
cùng được gọi là vỏ, bao quanh hầu hết các kiểu lục lạp (Hình 4.4b). Hệ thống màng
đôi nầy chứa đựng nhiều hệ thống vận chuyển chất trao đổi. Lục lạp cũng chứa DNA,
RNA và ribosomes riêng của nó.

131
. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của lục lạp
- Hình dạng: thay đổi theo loài.
- Số lượng: thí dụ ở thầu dầu = 3 x 107  5 x 107/mm2.
- Kích thước: đường kính tối đa (max) khoảng 5 - 10 m.
- Cấu tạo bên trong:
+. Dịch không màu (matrix hạt mịn) stroma, có 40  50 grana.
+. Các hạt grana, gồm nhiều túi dẹt, mỗi túi gọi là thylakoid. Mỗi
grana có 5 - 20 thylakoids.
Thylakoid tạo thành kênh nối liền nhau. Trong kênh nầy chứa nước, những
muối hòa tan, giữ nhiệm vụ đặc biệt trong quang tổng hợp.

Hình 4.4a. Ảnh quan sát dưới Hình 4.4b. Sự sắp xếp các nội màng trong
kính hiển vi điện tử một lục lạp.
của một lục lạp (đậu).

4.3.3. Các sắc tố quang hợp và tính chất của chúng


Năng lượng của ánh sáng mặt trời được hấp thu trước tiên bởi các sắc tố của
thực vật. Tất cả các sắc tố hoạt động trong quang hợp được tìm thấy trong lục lạp. Cấu
trúc và phổ hấp thu của nhiều sắc tố quang hợp được mô tả lần lượt trong Hình 4.5, 4.6
và 4.10. Bảng 4.1 cho thấy sự phân bố của các sắc tố trong các loài sinh vật quang hợp
khác nhau.
Các sắc tố hiện diện trên màng thylakoids của thực vật bậc cao chủ yếu gồm có
hai loại chlorophylls (diệp lục tố, viết tắt là chl): chl a và chl b.
Cũng có các sắc tố từ màu vàng tới cam của carotenoids. Có hai loại là:
hydrocarbon tinh khiết carotenes và xanthophylls có chứa oxygen (Hình 4.6). Ngoài ra
còn có violaxanthin (là một xanthophyll) cũng hiện diện trên vỏ của lục lạp, làm cho
nó có màu vàng.
Công thức hoá học của một số sắc tố tiêu biểu:
- Diệp lục tố a = C55H72O5N4Mg (lục-lam)
- Diệp lục tố b = C55H70O6N4Mg (lục-vàng)
- -carotene = C40H56 (vàng).
- Lutein (xanthophyll) = C40H56O2 (vàng da cam).

132
Hình 4.5. Công thức hóa học của chlorophylls và một số sắc tố khác.

Hình 4.6. Công thức hóa học của carotenes và xanthophylls.

133
4.3.4. Vài nguyên tắc của sự hấp thu ánh sáng bởi cây trồng
Để hiểu rõ ánh sáng gây nên quang tổng hợp như thế nào, chúng ta phải tìm
hiểu một chút về thuộc tính của nó.
Ánh sáng có bản chất sóng và bản chất hạt. Ánh sáng thể hiện một phần của
năng lượng bức xạ có độ dài sóng mà mắt người thấy được ( 390 đến 760 nm). Đây
là một vùng rất hẹp của phổ điện từ trường (Hình 4.7).
Ánh sáng cũng là một hạt, thường được gọi là photon. Mỗi photon chứa một
lượng năng lượng được gọi là quantum (số nhiều là quanta). Hàm lượng năng lượng
của ánh sáng thì không liên tục mà đúng hơn được phát ra trong những bó (viên)
quanta rời rạc nầy. Năng lượng (E) của một photon phụ thuộc vào tần số của ánh sáng
theo một sự quan hệ đã được biết là định luật Planck:
E = h (4.6)
34
Trong đó, h là hằng số Planck (6,626 x 10 J s)
Ánh sáng mặt trời như là một đám mưa của các photon với các tần số khác
nhau. Mắt của chúng ta chỉ cảm nhận được một dãy nhỏ của các tần số - vùng ánh
sáng thấy được của phổ điện từ trường (Hình 4.7b và 4.10). Ánh sáng của những tần số
hơi cao hơn một ít (hay các bước sóng thấp hơn) nằm trong vùng cực tím (ultraviolet),
và ánh sáng của các tần số thấp hơn một chút (hay các bước sóng dài hơn) ở trong
vùng hồng ngoại (infrared). Vì thế, những độ dài sóng màu lam và tím có photon năng
lượng cao hơn các độ dài sóng dài hơn màu đỏ và cam. Đơn vị của ánh sáng có thể
được diễn tả bằng thuật ngữ của năng lượng, chẳng hạn như watts m 2. Thời gian
(giây) được bao hàm trong thuật ngữ watt: 1 W = 1 joul (J) s1. Như đã được đề cập ở
trên, ánh sáng cũng là một dòng của các hạt, hay quanta. Trong trường hợp nầy, đơn vị
được diễn tả bằng mol m2 s1, trong đó “moles” là số photon (1 mol ánh sáng = 6,02 x
1023 photons, Avogadro’s number). Số đo nầy được gọi là bức xạ photon.
Một nguyên tắc căn bản của sự hấp thu ánh sáng, thường được gọi là Định luật
Stark Einstein, là một phân tử bất kỳ chỉ có thể hấp thu một photon trong một lần và
photon nầy chỉ gây ra sự kích thích của một electron.

134
Hình 4.7. Mô tả phổ điện từ trường của ánh sáng.

Khi các phân tử hấp thu hay phát xạ ánh sáng, chúng thay đổi trạng thái
điện tử của chúng. Chlorophyll hiện ra màu lục (xanh lá cây) đối với mắt chúng ta bởi
vì nó hấp thu ánh sáng ở phần đỏ và lam của quang phổ, do đó chỉ có phần ánh sáng
giàu bước sóng xanh lục (khoảng 550 nm) được phản chiếu vào mắt ta. Sự hấp thu ánh
sáng được trình bày bằng biểu thức 4.7, trong đó chlorophyll (Chl) ở năng lượng thấp
nhất của nó, hay trạng thái nền, hấp thu photon (biểu thị bởi h ) và tạo ra sự chuyển
tiếp đến một năng lượng cao hơn, hay trạng thái kích thích, (Chl*):
Chl + h  Chl* (4.7)
Sự phân bố các điện tử trong phân tử bị kích thích hơi khác với sự phân bố
trong phân tử ở trạng thái nền. Hình 4.8a mô tả sự hấp thu và phát xạ ánh sáng bởi các
phân tử chlorophyll. Sự hấp thu ánh sáng màu lam kích thích chlorophyll đến một
trạng thái năng lượng cao hơn sự hấp thu của ánh sáng màu đỏ, do năng lượng của
photon cao hơn khi bước sóng của chúng ngắn hơn. Ở trạng thái kích thích cao hơn,
chlorophyll cực kỳ không ổn định, loại bỏ rất nhanh một phần năng lượng của nó vào
môi trường xung quanh dưới dạng nhiệt, và đi vào trạng thái kích thích thấp nhất, nơi
mà nó có thể ổn định tối đa trong nhiều nano-giây (10-9 s). Vì tính không ổn định cố
hữu nầy của trạng thái kích thích, bất kỳ quá trình nào bắt giữ năng lượng của nó phải
cực nhanh.

135
Hình 4.8a. Sự hấp thu và phát xạ ánh sáng của diệp lục tố.

Ở trạng thái kích thích thấp nhất, chlorophyll bị kích thích có thể có nhiều con
đường để truất phế năng lượng sẵn có của nó (Hình 4.8b). Nó có thể tái phát xạ photon
và do đó trở lại trạng thái nền của nó–một quá trình gọi là sự phát huỳnh quang. Khi
nó làm như vậy, bước sóng của sự phát huỳnh quang hầu như luôn luôn hơi dài hơn
bước sóng của sự hấp thu của cùng trạng thái điện tử, bởi vì một phần của năng lượng
kích thích được biến đổi thành nhiệt trước khi photon huỳnh quang được phát sáng. Sự
bảo toàn năng lượng do đó đòi hỏi năng lượng của photon huỳnh quang thấp hơn của
photon kích thích–vì vậy sự thay đổi thành bước sóng dài hơn (xem Hình 4.8a). Các
chlorophyll phát huỳnh quang ở vùng đỏ của quang phổ.
Một cách khác, chlorophyll bị kích thích có thể trở về trạng thái nền của nó
bằng cách biến đổi trực tiếp năng lượng kích thích của nó thành nhiệt, mà không phát
xạ photon. Quá trình thứ ba khử hoạt hoá chlorophyll bị kích thích là sự truyền năng
lượng (energy transfer), trong đó một chlorophyll bị kích thích truyền năng lượng của
nó đến một phân tử khác. Quá trình thứ tư là quang hoá học (photochemistry), trong
đó năng lượng của trạng thái kích thích làm cho các phản ứng hoá học xảy ra. Tốc độ
của các bước sớm nhất trong quá trình tồn trữ năng lượng quang hợp ở trong số những
phản ứng hoá học nhanh nhất đã được biết đến. Vận tốc cực nhanh nầy cần thiết để
quang hoá học cạnh tranh với các phản ứng có thể có khác của trạng thái kích thích.

136
(truyền năng lượng
và quang hoá học)

Hình 4.8b. Sự chuyển đổi năng lượng của Chlorophyll sau khi bị kích thích
bởi ánh sáng.

Sự quang hợp diễn ra trong những phức hợp chứa các ăng-ten thu hoạch
ánh sáng và các trung tâm phản ứng quang hoá hoc. Một phần năng lượng ánh sáng
được hấp thu bởi các chlorophylls và những sắc tố khác được tồn trữ dưới dạng năng
lượng hoá học thông qua sự thành lập các cầu nối hoá học. Sự biến đổi năng lượng nầy
từ một dạng sang dạng khác là một quá trình phức tạp phụ thuộc vào sự hợp tác giữa
nhiều phân tử sắc tố và một nhóm của các protein truyền điện tử. Đa số các sắc tố làm
nhiệm vụ như một ăng-ten (antenna), thu thập ánh sáng và truyền năng lượng đến
trung tâm phản ứng (reaction center), nơi mà các phản ứng hoá học làm cho sự tồn
trữ năng lượng dài hạn diễn ra (Hình 4.9).

sàõ
c täúàng-ten
Hçnh 4.9a. Så âäö mä taí khaïi niãûm
cå baín cuía sæû truyãön
nàng læåüng trong khi
quang håüp .

trung tám phaín æïng

cháú
t cho âiãû
n tæí cháú
t nháû
n âiãû
n tæí

váû
n chuyãø
n âiãû
n tæí

137
Hình 4.9b. Cấu trúc trung tâm phản ứng
của khuẩn tía Rhodopseudo-
monas viridis.

Lá của hầu hết các loài hấp thu hơn 90% của độ dài sóng tím và lam và cũng
hầu như hấp thu một phần trăm rất cao của độ dài sóng cam và đỏ.
Như đã đề cập ở trên, Chlorophylls có màu lục bởi vì chúng không hấp thu và
phản chiếu lại nó. Chúng ta có thể đo độ hấp thu tương đối của các độ dài sóng khác
nhau bằng cách dùng một sắc tố tinh khiết với một máy đo quang phổ. Một biểu đồ
của sự hấp thu này theo biến thiên của độ dài sóng được gọi là phổ hấp thu. Phổ hấp
thu của chlorophylls và carotenoids được trình bày trong Hình 4.10.
Phổ hấp thu của chlorophyll a và b đã chỉ ra rằng rất ít ánh sáng lục và vàng lục
giữa 500 và 600 nm được hấp thu; cả hai chlorophylls hấp thu mạnh mẽ các độ dài
sóng tím - lam và cam - đỏ.

Hình 4.10. Phổ hấp thu của một số sắc tố quang hợp.
Đường cong số 1, bacteriochlorophyll a; số 2, chlorophyll a;
số 3, chlorophyll b; số 4, phycoerythrobilin; số 5, -carotene.

138
Một vài carotenoids trong thylakoids cũng truyền năng lượng kích thích của
chúng đến trung tâm phản ứng giống như chlorophylls làm. Phổ hấp thu của -
carotene và lutein cho thấy rằng chúng chỉ hấp thu độ dài sóng lam và tím. Vì chúng
phản chiếu và truyền qua các độ dài sóng lục, vàng, cam và đỏ; và sự tổ hợp các sắc tố
này biểu lộ ra màu vàng. Bằng chứng cho thấy rằng -carotene hiệu quả hơn lutein
hay các xanthophylls khác trong việc truyền năng lượng đến một trong hai trung tâm
phản ứng của cây xanh. Tuy nhiên, trong tảo nâu, một xanthophyll gọi là fucoxanthin
có hiệu quả cao trong việc truyền năng lượng. Ngoài chức năng là sắc tố thu nhận ánh
sáng để đóng góp cho quang hợp, carotenoids có một chức năng thứ hai trong
thylakoids là bảo vệ chlorophylls chống lại sự phá hủy ô-xít hóa bởi O2 khi mức độ
chiếu sáng cao.

4.4. BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

4.4.1. Hiệu ứng khuếch đại Emerson: Sự hợp tác của hai hệ thống
quang

Do Robert Emerson phát hiện năm 1950, tại trường Đại Học Illinois – Hoa kỳ.
Nhóm nghiên cứu của ông phát hiện rằng nếu ánh sáng của độ dài sóng ngắn hơn được
cung cấp cùng lúc với độ dài sóng đỏ dài hơn thì sự quang tổng hợp sẽ nhanh hơn
mong muốn so với vận tốc tìm thấy của mỗi sắc tố riêng rẽ cộng lại. Sự cộng hưởng
hay khuếch đại (trở nên) được gọi là hiệu ứng khuếch đại Emerson (Hình 4.11). Sự
quan trọng của nghiên cứu của Emerson là nó đã chỉ ra sự hiện diện của hai hệ thống
quang phân biệt, mà ngày nay đã được phân lập và làm rõ chức năng. Phản ứng dưới
đây sẽ tóm tắt cách thức PS I và PS II sử dụng năng lượng ánh sáng để ô-xít hoá H2O
và sự hợp tác chuyển vận hai điện tử sẵn có trong nó đến NADP+, vì vậy hình thành
NADPH.

+ ánh sáng + ánh sáng


PS II PS I 2NADPH + 2H+

2H2O O2 + 4H+ 2NADP+

Kết quả khám phá của Emerson (công bố năm 1957) đã được giải thích bởi các
thí nghiệm của Louis Duysens (1961) ở Hà Lan. Các lục lạp có chứa cytochrome, là
những proteins chứa sắt giữ chức năng như là các chất mang điện tử trung gian trong
quang hợp. Duysens đã tìm thấy rằng khi một mẫu tảo đỏ được chiếu sáng với ánh
sáng sóng dài, cytochrome trở nên bị ô-xít hoá hầu hết. Nếu ánh sáng sóng ngắn hơn
cũng hiện diện, hiệu quả phần nào đó bị đảo ngược lại (Hình 4.11B). Các hiệu ứng đối
kháng nầy có thể được giải thích do cơ chế liên quan đến 2 sự kiện quang hoá học: 1
có khuynh hướng ô-xít hoá cytochrome và 1 có khuynh hướng khử nó (Hill và
Bendall, 1960).

139
(A (B
) )

Hình 4.11. Thí nghiệm chứng minh hiệu ứng khuếch đại Emerson (A) và
hiệu ứng đối kháng của ánh sáng trên sự ô-xít hoá cytochrome (B).

Ngày nay chúng ta biết rằng trong vùng đỏ của quang phổ, một trong những
phản ứng quang, gọi là hệ thống quang I (PS I), hấp thu ưu tiên ánh sáng đỏ xa (far-
red light) của các bước sóng lớn hơn 680 nm, trong khi phản ứng thứ hai, gọi là hệ
thống quang II (PS II), hấp thu tốt ánh sáng đỏ (red light) của 680 nm và được vận
hành rất yếu bởi ánh sáng đỏ xa. Sự phụ thuộc bước sóng nầy giải thích cho hiệu ứng
khuếch đại. Một sự khác nhau nữa giữa hai hệ thống quang là hệ thống quang I tạo ra
một chất khử mạnh, có khả năng khử NADP+, và một chất ô-xít hoá yếu. Hệ thống
quang II hình thành một chất ô-xít hoá rất mạnh, có khả năng ô-xít hoá nước, và một
chất khử yếu hơn của hệ thống quang I. Chất khử nầy khử chất ô-xít hoá do hệ thống
quang I tạo ra, mà nó giải thích cho hiệu ứng đối kháng. Các đặc tính nầy được trình
bày dưới dạng giản đồ ở Hình 4.12.

Hình 4.12. Giản đồ chữ Z của quang hợp.

Giản đồ mô tả sự quang hợp, gọi là giản đồ chữ Z (viết tắt của “zigzag”), đã trở
nên cơ sở để am hiểu về các sinh vật quang hợp giải phóng O2 (oxygenic). Nó giải
thích cho sự vận hành của hai hệ thống phân biệt lý và hoá học (I và II), mỗi hệ thống
với các sắc tố antenna và trung tâm phản ứng quang hoá riêng của nó. Hai hệ thống
quang được nối liền với nhau bằng một chuỗi vận chuyển điện tử. Các sinh vật không
giải phóng O2 (anoxygenic), như khuẩn tía quang hợp thuộc chi Rhodobacter và
Rhodopseudomonas, chỉ chứa một hệ thống quang đơn độc và do đó không biểu lộ các
hiệu ứng đã được mô tả ở trên. Tuy nhiên, các vi sinh vật đơn giản nầy rất hữu ích để

140
nghiên cứu cấu trúc và chức năng chi tiết góp phần cho sự hiểu biết tốt hơn về sự
quang hợp tạo ra oxygen.

4.4.2. Thành phần, chức năng và vị trí của PS I và PS II trong thylakoids

. PS I (Photosystem I): chứa đựng chl a, một lượng nhỏ chl b và một ít -
carotene được gắn vào các proteins qua những cầu nối không cộng hóa trị
(noncovalent).
Một trong những phân tử chl a được cấu tạo đặc biệt bởi môi trường hóa học để
hấp thu ánh sáng gần 700 nm cũng như ở độ dài sóng ngắn hơn, vì thế được gọi là
P700. P700 là trung tâm phản ứng cho PS I và tất cả các phân tử chl a và -carotene
bao xung quanh sẽ chuyển năng lượng của chúng. Cũng có sự hiện diện ít nhất 2
proteins chứa sắt tương tự với ferredoxin (Fd) mà một trong 4 nguyên tử sắt trong mỗi
protein được liên kết vào 2 nguyên tử lưu huỳnh; chúng được gọi là protein Fe-S.
Protein Fe-S là chất nhận điện tử chủ yếu cho PS I, có nghĩa là trước tiên điện tử được
chuyển từ trung tâm phản ứng của PS I (P700) đến một trong những proteins này
(Hình 4.13).

Hình 4.13. Mô hình của trung tâm


phản ứng PSI.

Chỉ có 1 trong 4 nguyên tử sắt hiện diện có thể nhận 1 điện tử và sẽ khử nó từ
Fe3+ thành Fe2+. Rồi sau đó, Fe2+ nầy bị tái ô-xít hóa thành Fe3+ trong khi trải qua đoạn
đường vận chuyển điện tử.

Ánh sáng + 4 PC(Cu+) + 4 Fd(Fe3+) 4 PC(Cu2+) + 4 Fd(Fe2+) (4.8)

4 Fd(Fe2+) + 2 NADP+ + 2 H+ 4 Fd(Fe3+) + 2 NADPH (4.9)

. PS II (Photosystem II): cũng chứa chl a và -carotene (liên kết với 2 protein
chính), và một ít chl b hiện diện. Trung tâm phản ứng là P680, một phân tử chl a trong
một môi trường hóa học khác với của P700 hay những chl a khác. Nó cũng hiện diện
trong PS II là chất nhận điện tử chính, ngày nay được biết là chl a không màu thiếu

141
Mg2+. Phân tử này được gọi là Pheophytin, viết tắt là Pheo. Kết hợp chặt với Pheo,
P680 và protein liên kết P680 là Quinone, được gọi tắt là Q do khả năng dập tắt sự
phát huỳnh quang của P680 bằng cách thu nhận điện tử kích thích của nó. Sau cùng,
PS II chứa 1 hay nhiều hơn proteins chứa Mn liên kết, được gọi là protein manganese.
Nó được nghĩ rằng 4 ion Mn2+ liên kết vào 1 hay nhiều hơn proteins trong PS II và 1
ion chloride làm cầu nối hai Mn2+ lại với nhau. Nếu vậy, điều nầy sẽ giải thích cho sự
cần thiết của cả Mn 2+ và Cl đối với quang tổng hợp. Mn2+ dường như bị ô-xít hóa
thành Mn3+ và sau đó bị khử trở lại khi sự vận chuyển điện tử xảy ra. Protein
manganese là một phần của phía trong của màng thylakoid gần với kênh và có lẽ có
liên quan trực tiếp trong bước đầu tiên của sự ô-xít hóa H2O (Hình 4.14).
Bên cạnh hai hệ thống quang nầy, hai dãy màu lục chính khác có thể được tách
ra khỏi lục lạp bằng phương pháp điện di. Mỗi chúng chứa cả chl a và b và carotenoid
xanthophyll nhưng rất ít -carotene; tất cả sắc tố nầy liên kết với protein. Hai dãy
xanh lục nầy là phức hợp thu nhận ánh sáng (light-harvesting complexes), một làm
việc với PS I và cái kia làm việc với PS II. Chức năng của chúng là thu nhận năng
lượng ánh sáng bằng cách hấp thu và chuyển vận nó đến hệ thống quang riêng, nơi
cuối cùng nó sẽ tới P700 hay P680 (Hình 4.15).

Hình 4.14. Mô hình của trung


tâm phản ứng PSII.

Người ta đã ước lượng rằng mỗi granum chứa khoảng 200 đơn vị của PS I và
PS II (Junge, 1982). Số lượng trong thylakoid của stroma thì thay đổi hơn, bởi vì các
thylakoids nầy khác rất nhiều về chiều dài và diện tích bề mặt so với các thylakoids
trong grana. Trước tiên người ta đã nghĩ rằng số lượng của PS I và PS II bằng nhau
trong lục lạp. Bây giờ thì rõ ràng rằng tỉ lệ này thay đổi đáng kể tùy theo loài và điều
kiện sinh sống (Melis và Brown, 1980). Một vài loài cây C4 có ít grana và một cách
tương ứng có ít PS II và nhiều PS I. Ngược lại, những loài thường mọc trong bóng mát
có nhiều grana với nhiều túi thylakoids, và lục lạp của chúng dồi dào PS II và ít PS I.
Các kết quả đã cho thấy rằng thylakoids của stroma chứa chủ yếu PS I, trong khi
grana chứa chủ yếu PS II (Anderson và Melis, 1983; Barber, 1983) (xem Hình 4.16).

142
Hình 4.15. Tổ chức diệp lục tố của 2 hệ thống quang PSI và PSII.

Hình 4.16. Tổ chức các phức hợp


protein của màng thylakoid.

Việc xác định vị trí riêng biệt của PS I và PS II nảy sinh ra vấn đề về sự hợp tác
giữa chúng, bởi vì chúng phải phối hợp chặt chẽ để truyền điện tử từ nước đến
NADP+. Có hai chất truyền điện tử di động được nghĩ là mang điện tử từ PS II đến PS
I, vì vậy cung cấp sự nối liền cần thiết. Một chất mang là một protein nhỏ chứa nguyên
tố đồng, gọi là Plastocyanin (PC). PC được gắn lỏng lẻo vào mặt trong của màng
thylakoid sát cạnh với kênh. Khi đồng bị khử từ Cu2+ thành Cu + bằng PS II, nó di
chuyển dọc theo màng để mang một điện tử đến PS I, nơi nó sẽ được tái ô-xít hóa
thành dạng Cu2+. Sau đó nó đi lùi trở lại PS II và tiếp tục đón nhận một điện tử khác.
Một hệ thống chất mang khác thường là một nhóm của Quinones, chủ yếu là
Plastoquinones (PQ), di chuyển ở mặt bên và thẳng đứng trong màng dịch. PQ mang
hai điện tử và hai H+ từ PS II đến PS I (Hình 4.17).
2 H2O + 4 photons + 2 PQ + 4 H+ O2 + 4 H+ + 2 PQH2 (4.10)
2 PQH2 + 4 PC(Cu2+) 2 PQ + 4 PC(Cu+) + 4 H+ (lumen) (4.11)

143
Hình 4.17. Cấu trúc và phản ứng của plastoquinone và chức năng
cổng điện tử trong hệ thống quang II.

Sự hoạt động và hợp tác của hệ thống quang đòi hỏi các thành phần truyền điện
tử nhiều hơn. Một phức hợp protein khác (không chứa chlorophylls và carotenoids)
được phân lập từ thylakoids chứa 2 cytochrome: cytochrome b6 và cytochrome f, cùng
với một protein Fe-S khác. Phức hợp nầy nằm giữa PS I và PS II và giữ nhiệm vụ
quan trọng trong sự truyền điện tử giữa chúng. Sau cùng, một cytochrome nữa,
cytochrome b 3, và một protein Fe-S khác, ferredoxin, tham gia trong sự truyền điện tử
của hệ thống quang. Chức năng của cytochrome b3 chưa được xác định chắc chắn,
thành thử sẽ không được đề cập trong mô hình này. Tuy nhiên, chức năng của
ferredoxin thì rõ ràng. Ferredoxin truyền các điện tử từ protein Fe-S của PS I đến trực
tiếp cho NADP+, hoàn tất xuyên suốt quá trình truyền điện tử do ánh sáng tác động
(cung cấp năng lượng).
Một thành phần cuối cùng của thylakoids cần thiết cho quang phosphoryl hóa là
một phức hợp protein được gọi là ATP synthase hay phức hợp nhân tố bắt cặp
(coupling factor, CF, complex) (xem Hình 4.21). Phức hợp nầy có thể, dưới những
điều kiện khác nhau, hoặc là thủy phân ATP thành ADP và Pi, hoặc là tổng hợp ATP
từ Pi và ADP bằng sự quang phosphoryl hoá. Sự tổng hợp ATP được hỗ trợ mạnh mẽ
bởi sự truyền điện tử do ánh sáng cung cấp năng lượng, và sự truyền điện tử được hỗ
trợ bởi quang phosphoryl hóa. Vì thế CF kết hợp (bắt cặp) hai quá trình với nhau.

4.4.3. Cơ chế vận chuyển điện tử và proton


Trong phần nầy chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết các phản ứng hoá học liên
quan đến sự truyền điện tử trong khi quang hợp. Chúng ta sẽ thảo luận sự kích thích
của chlorophyll bởi ánh sáng và sự khử của chất nhận điện tử đầu tiên, dòng điện tử
xuyên qua hệ thống quang II và I, sự ô-xít hoá của nước như là nguồn chủ yếu của
điện tử, sự khử của chất nhận điện tử cuối cùng (NADP+), và cơ chế thẩm thấu hoá học
trung gian cho sự tổng hợp ATP.
Hình 4.18 cho thấy một phiên bản hiện nay của giản đồ hình chữ Z, trong đó tất
cả chất mang điện tử đã biết chức năng trong dòng điện tử từ H2O đến NADH+ được
sắp xếp thẳng hàng tại trung điểm thế năng ô-xít hoákhử của chúng. Các thành phần

144
đã biết phản ứng với nhau được nối liền bởi các mũi tên, vì thế giản đồ chữ Z thật sự là
một sự tổng hợp của cả thông tin về động lực và nhiệt động lực học. Các mũi tên thẳng
đứng lớn mô tả cho nguồn vào hệ thống của năng lượng ánh sáng.

Hình 4.18. Giản đồ chữ Z chi tiết cho các sinh vật quang hợp giải phóng O2.

Hình 4.19 dưới đây mô tả mối quan hệ giữa các thành phần thylakoids thông
thường nhất có trách nhiệm trong sự truyền điện tử (do ánh sáng cung cấp năng lượng)
từ H2O đến NADP+, và trong sự quang phosphoryl hóa.

Hình 4.19. Sự truyền điện tử và proton trong màng thylakoids được


thực hiện bởi 4 phức hợp proteins.

. Sự vận chuyển điện tử không tuần hoàn


Sở dĩ gọi như thế là vì điện tử đi từ H2O đến NADP+ không bao giờ quay trở
lại. Sự thành lập ATP bằng sự vận chuyển điện tử nầy gọi là quang phosphoryl hóa
không tuần hoàn.
Quá trình tổng quát của sự truyền điện tử không tuần hoàn đòi hỏi năng lượng
ánh sáng. Bởi vì H2O, về mặt nhiệt động học, khó bị ô-xít hóa và NADP+ khó bị khử.
Khi một photon được hấp thu bởi một sắc tố trong phức hợp thu nhận ánh sáng
gắn liền với PS II, năng lượng của nó được truyền dẫn do bởi sự cộng hưởng cảm ứng
đến P680. Năng lượng nầy sẽ kích thích một điện tử trong P680, vì vậy nó có thể bị

145
lấy đi bởi Pheo. Sự mất điện tử làm cho P680 trở nên mang điện dương, và đến lượt nó
thu hút một điện tử từ protein chứa Mn kế cận. Khi Mn-protein trở nên bị ô-xít hóa
(mất một điện tử), nó sẽ thu hút một cách mạnh mẽ 1 điện tử từ H2O. Mỗi phân tử H2O
chỉ có thể cho tối đa 2 điện tử; mỗi điện tử đó bắt nguồn từ 1 trong 2 điện tử trong các
nối cộng hóa trị gắn H vào O trong H2O. Do đó, khi H2O bị ô-xít hóa do bởi mất hai
điện tử, nó cũng phóng thích 1/2 O2 và 2 H+. Sự ô-xít hóa nầy đòi hỏi sự hấp thu của 2
photons bởi PS II và lần lượt 2 lần kích thích của P680 với 2 lần kèm theo sự mất 2
điện tử, mỗi lần 1 điện tử. Mỗi điện tử sẽ di chuyển từ Q sang PQ. Sự khử PQ thành
PQH2 cần 2 điện tử và 2 H+. Một sự kiện quan trọng về sự quang phosphoryl hóa là nó
phụ thuộc vào sự hấp thu những H+ nầy từ phía stroma của màng khi sự khử PQ xảy
ra. Một sự kiện quan trọng tương tự là chính những H+ nầy sẽ được vận chuyển vào
kênh thylakoids khi PQH2 bị tái ô-xít hóa thành PQ; ở đây những H+ nầy sẽ cùng với
H+ được phóng thích từ sự ô-xít hóa của H2O, làm cho pH trong kênh thylakoids giảm
thấp.
Từ PQH2, các điện tử di chuyển (1 lần 1 điện tử) đến cytochrome b6 hay protein
Fe-S rồi đến cytochrome f trong phức hợp protein nằm giữa PS II và PS I. Từ đây,
chúng đi đến PC và PC di chuyển dọc theo mép của màng đến PS I, nơi mà P700 sẽ
nhận điện tử. Tuy nhiên, P700 không thể nhận 1 điện tử trừ khi nó bị mất đi 1 ngay
trước đó. Sự mất điện tử chỉ có thể xảy ra bởi sự kích thích của ánh sáng và mô hình
đã chỉ sự truyền năng lượng ánh sáng từ phức hợp thu nhận ánh sáng đến P700 để kích
thích trung tâm phản ứng đó. P700 bị kích thích sẽ cho điện tử của nó đến một trong
những ion Fe3+ trong protein Fe-S gắn liền với hệ thống, và rồi điện tử sẽ được truyền
sang 1 phân tử ferredoxin (Fd), khử Fe3+ thành Fe2+. Sau đó, ferredoxin khử NADP +
bằng cách cung cấp 2 điện tử, mỗi lần 1 điện tử, cho NADP+ (Hình 4.20). Sự khử nầy
được xúc tác bởi enzyme ferredoxin:NADP+ reductase, trong stroma, theo công thức
sau:

NADP+ + 2 Fd(Fe2+) + H+ NADPH + 2 Fd(Fe3+) (4.12)

Hình 4.20. Sự khử NADP+ thành NADPH.

Tóm lại, mô hình trên (Hình 4.19) chỉ ra rằng sự chuyển vận 1 điện tử từ H2O
đến NADP+ cần 2 photons, vì sự kích thích cần thiết của cả hai hệ thống quang.
Bây giờ chúng ta hãy liên hệ mô hình nầy với công thức tóm tắt cho sự quang
hợp. Công thức đó chỉ rằng để cho mỗi phân tử CO2 được cố định, 1 O2 được phóng
thích và 2 phân tử H2O được sử dụng.

146
lục lạp
[CO2 + 2H2O + ánh sáng (CH2O)n + O2 + H2O] (4.13)

Trong mô hình cần 2 photons cho mỗi điện tử được truyền. Mỗi phân tử H2O
cung cấp 2 điện tử, và 2 phân tử H2O được cần đến; do đó, 8 photons phải được cần
dùng đến để ô-xít hóa 2 phân tử H2O, phóng thích 1 O2, và cung cấp 4 điện tử. 4 điện
tử nầy có thể khử 2 NADP+, và 2 NADPH thật sự cần thiết để khử 1 CO2. Vì vậy, chỉ
dựa vào sự thành lập NADPH thì mô hình trên đây cho thấy một sự cần thiết 8 photons
để hoàn tất sự khử của 1 phân tử CO2. Đối với lá của nhiều loài cây, 1520
photons/CO2 thường cần thiết (Ehleringer và Pearcy, 1983; Osborne và Garrett, 1983),
nhưng thường dưới những điều kiện lý tưởng nhất chỉ cần khoảng 12 photons
(Ehleringer và Bjorkman, 1977).
Để hiểu rõ sự khác nhau giữa mô hình và số liệu đã tính toán như trên, chúng ta
phải giải thích lượng ATP cần thiết cho quang hợp.

. Sự quang phosphoryl hóa


Sự thành lập ATP từ ADP và Pi thì không được hỗ trợ từ một cơ sở nhiệt động
học. Quang phosphoryl hóa chỉ có thể xảy ra do năng lượng ánh sáng vận hành nó.
Để hiểu rõ, chúng ta hãy xem xét ATP synthase hay nhân tố bắt cặp (CF) trong
Hình 4.21 dưới đây, và Hình 4.19 đã đề cập ở trên.
Sự thành lập của ATP hoàn toàn cần đến sự vận chuyển của H+. Sự ô-xít hóa
của H2O và PQH2 làm cho nồng độ H+ trong kênh thylakoids (pH=5) trở nên khoảng
1.000 lần lớn hơn trong stroma (pH=8) khi sự quang tổng hợp xảy ra. Vì vậy, có một
khuynh độ khuếch tán mạnh mẽ hướng về phía stroma, nhưng thylakoids hoàn toàn
không thấm đối với H+ và các ion khác trừ phi chúng được vận chuyển bởi CF. Sự
chênh lệch (gradient) pH xuyên qua màng thylakoids cung cấp một dạng lực của năng
lượng thế năng hóa học chịu trách nhiệm để chạy bộ máy quang phosphoryl hóa.

Hình 4.21. Cấu trúc của


ATP synthase,
hay nhân tố bắt
cặp, ATPase, và
CF0C1.
Theo Boyer (1997)

Tư tưởng về gradient pH có thể cung cấp năng lượng cho sự thành lập ATP
trong lục lạp, ty thể, và vi khuẩn... được đề nghị đầu tiên bởi Peter Mitchell ở Anh
quốc vào năm 1961, nhưng tư tưởng nầy của ông đã không được các nhà hóa học chấp
nhận qua nhiều năm liền. Cuối cùng, Mitchell đã nhận được giải Nobel về hóa học

147
năm 1978. Thuyết của ông được gọi là thuyết thẩm thấu hóa học (chemiosmotic
theory) mặc dù nó không rõ ràng liên quan với sự thẩm thấu như đã trình bày ở các
chương trước. Bằng chứng trực tiếp của thuyết thẩm thấu hóa học đã được chấp nhận
bởi các nhà nghiên cứu quang hợp tại trường Đại học Cornell vào khoảng năm 1963
(Hình 4.22).

Hình 4.22. Tóm tắt thí nghiệm của Andre Jagendorf và ctv. (1967)
đã ủng hộ cơ chế thẩm thấu hoá học.

Tiếp tục cơ chế hình thành ATP của CF, chúng ta biết được rằng 3 H+ được vận
chuyển qua màng để tạo thành 1 ATP. Do đó, bởi vì 8 photons được cần để phân cắt 2
phân tử H2O, 8 photons nầy cũng cung cấp 8 H+, gần đủ để tạo thành 3 ATP. Nhưng,
như đã đề cập từ trước, phải cần hơn 3 ATP để chuyển đổi 1 CO2 thành những hợp
chất phức tạp và duy trì những quá trình tế bào khác.

. Sự vận chuyển điện tử tuần hoàn


Sự thành lập của ATP cộng thêm bắt nguồn từ con đường vận chuyển điện tử
+
và H khác biệt với con đường vận chuyển không tuần hoàn đã mô tả như trên. Con
đường nầy liên quan đến PS I, ferredoxin, phức hợp cytochrome b6 và f, plastoquinone
và plastocyanin, nhưng không có PS II. Hình 4.23 dưới đây đã chỉ ra cách mà 1 photon
của ánh sáng chỉ được hấp thu bởi phức hợp thu nhận ánh sáng của PS I đã hoạt hóa
P700 và vận chuyển 1 điện tử trên con đường trở lại P700 thông qua cũng với các chất
mang điện tử đã sử dụng trong con đường vận chuyển không tuần hoàn. Bởi vì điện tử
tuần hoàn từ P700 trở lại P700, chúng ta gọi sự vận chuyển nầy là sự vận chuyển điện
tử tuần hoàn. Sự hấp thu 2 photons gây ra 2 điện tử tuần hoàn và tích lũy 2 H+ trong
kênh thylakoids khi PQH2 bị ô-xít hóa. Không có phân tử H2O bị phân cắt vì không có
sự tham gia của PS II. Nhưng ATP sẽ được sinh ra bởi CF theo sự đáp ứng lại sự giảm
pH trong kênh thylakoids. Sự thành lập ATP bằng con đường nầy, do đó, được gọi là
sự quang phosphoryl hóa tuần hoàn.

148
Hình 4.23. Cơ chế vận chuyển điện tử
tuần hoàn trong lục lạp.

Một cách định lượng, nếu 8 photons liên quan cả hai hệ thống quang cung cấp 8
H+ do bởi sự vận chuyển điện tử không tuần hoàn, và nếu 4 photons được hấp thu
thêm vào chỉ do bởi PS I tạo ra thêm 4 H+, tổng cộng 12 photons sẽ sản xuất 12 H+
trong kênh thylakoids. Nếu đúng như 3 H+ phải được vận chuyển bởi CF để tạo thành
mỗi ATP, 12 photons nầy sẽ dẫn đến 4 phân tử ATP. Như vậy, cả hai con đường vận
chuyển điện tử (tuần hoàn và không tuần hoàn) đã cung cấp lượng tối thiểu là 12
photons cần thiết để chuyển đổi một CO2 thành một phức chất hữu cơ hữu ích. Chúng
ta sẽ viết lại công thức tóm tắt cho sự quang tổng hợp như sau:

CO2 + 2 H2O + 12 photons (CH2O)n + O2 + H2O (4.14)

4.4.4. Sản phẩm của sự cố định CO2

. Sản phẩm đầu tiên


Bằng phương pháp sắc ký trên giấy cùng với sử dụng 14CO2, Melvin Calvin và
cộng sự viên đã giải quyết vấn đề quang tổng hợp trong vòng 7 năm (1946 - 1953) tại
trường Đại học California ở Berkeley, Hoa kỳ. Họ đã dùng tảo lục đơn bào (green
algae) như Chlorella để đạt được vận tốc quang hợp không thay đổi và cung cấp
14
CO2 vào môi trường mà tảo đang sinh sống. Kết quả là, hầu hết 14C đã được tìm thấy
trong một a-xít 3 carbon đã được phosphoryl hóa, gọi là 3-phosphoglyceric acid (3-
PGA). A-xít nầy đã là sản phẩm đầu tiên của sự cố định quang hợp CO2 trong tảo lục
nầy và trong lá của những cây khác (Hình 4.24).

. Hợp chất liên kết với CO 2


Việc nghiên cứu đã bắt đầu bằng cách cho CO2 phản ứng với một hợp chất 2
carbon để tạo thành 3-PGA. Người ta nghĩ rằng hợp chất mà 14CO2 liên kết bình
thường sẽ tích tụ nếu 14CO2 được cung cấp cho tảo trong một thời gian ngắn sau đó sự
cung cấp CO2 được lấy ra bất thình lình. Đã không có hợp chất chứa 2 carbon được
tìm thấy. Chất tích tụ là 5 carbon, phosphoryl hóa ở hai đầu, đó là ribulose-1,5-
bisphosphate (RuBP). Cùng lúc ấy, có một sự sụt giảm nhanh về mức độ của 3-PGA
đánh dấu, đã đề nghị rằng ribulose bisphosphate là chất phản ứng thông thường mà
CO2 được thêm vào để tạo thành PGA.

149
Hình 4.24a. Sự đánh dấu của các Hình 4.24b. Ảnh phóng xạ tự ghi
sản phẩm trung gian cho thấy các hợp chất
với 14C trong giai đoạn carbon đánh dấu ở tảo
quang hợp ổn định. Chlorella pyrenoidosa
sau khi xử lý với 14CO2.

. Phản ứng của sự cố định CO2


Enzyme xúc tác phản ứng nầy là ribulose bisphosphate carboxylase, viết tắt là
rubisco. Rubisco giữ nhiệm vụ trong tất cả thực vật và một vài vi khuẩn quang hợp.
Nó quan trọng không chỉ vì phản ứng cần thiết nó xúc tác, mà còn vì nó là protein
phong phú nhất trên trái đất. Lục lạp chiếm 1/2 tổng protein trong lá, và 1/2 đến 1/4
của tổng protein của chúng là rubisco, vì thế 1/8 - 1/4 protein trong lá tồn tại như là
enzyme nầy; do đó là thực phẩm quan trọng của động vật, bao gồm con người chúng
ta.

4.4.5. Chu trình Calvin


Một đường tuần hoàn mà nó sử dụng 3-PGA để tạo thành những đường
phosphate khác và chuyển đổi một vài carbon của nó trở lại thành RuBP đã được tìm
ra sau đó. Những phản ứng nầy có tên gọi là chu trình Calvin, chu trình khử carbon
quang tổng hợp, hay con đường quang tổng hợp C3 (bởi vì sản phẩm đầu tiên là 3-
PGA chứa 3 carbon). Calvin đã được trao giải Nobel vào năm 1961 về công trình
nghiên cứu nầy.
Chu trình Calvin xuất hiện trong stroma của lục lạp và gồm 3 giai đoạn chính
sau đây: sự carboxyl hóa (carboxylation), sự khử (reduction), và sự tái tạo
(regeneration) RuBP (Hình 4.25).

150
Hình 4.25. Chu trình Calvin diễn
tiến trong 3 giai đoạn:
(1) sự carboxyl hoá,
trong đó CO2 được nối
cộng hoá trị vào 1 sườn
carbon; (2) sự khử, trong
đó carbohydrate được
hình thành với sự tiêu
dùng của ATP dẫn xuất
quang hoá học và đương
lượng khử ở dạng NADPH;
và (3) sự tái tạo, trong đó
chất nhận CO2 là ribulose-
1,5-bisphosphate tái hình
thành.

. Sự carboxyl hóa
Liên quan đến sự thêm CO2 và H2O vào RuBP để tạo thành 2 phân tử 3-PGA.

. Sự khử
Là sự khử gốc carboxyl trong 3-PGA thành nhóm aldehyde trong 3-
phosphoglyceraldehyde (3-PGaldehyde).
Chất khử là NADPH cung cấp 2 điện tử cho carbon trên cùng liên quan đến
nhóm ester anhydride. Trong phản ứng nầy đã sử dụng 2 NADPH và 2 ATP. ADP,
NADP+ và Pi phóng thích ra được sử dụng trở lại trong các phản ứng do ánh sáng cung
cấp năng lượng.

151
. Sự tái tạo RuBP
Cần thiết để phản ứng với CO2 thêm vào, đang khuếch tán vào algae hoặc vào
lá thông qua khí khổng. Pha nầy phức tạp và liên quan đến các đường phosphoryl hóa
với 4, 5, 6 và 7 carbon. Trong phản ứng sau cùng của chu trình, ATP thứ ba được sử
dụng để chuyển đổi ribulose-5-phosphate thành RuBP; sau đó chu trình sẽ bắt đầu trở
lại.
Hình 4.26 và Bảng 4.2 ở các trang tiếp theo trình bày một cách chi tiết các phản
ứng của chu trình Calvin.

Hình 4.26. Chu trình Calvin (con đường quang tổng hợp của cây C3).

152
153
154
. Chu trình Calvin tái sinh các thành phần sinh hoá riêng của nó
Tốc độ vận hành của chu trình Cavin có thể được nâng cao bởi sự gia tăng nồng
độ của các chất trung gian của nó; nghĩa là, chu trình tự xúc tác. Thêm vào đó, chu
trình Calvin có đặc tính trao đổi như mong ước là nó có thể sản xuất nhiều cơ chất
(ribulose-1,5-bisphosphate, viết tắt là RuBP) hơn là được tiêu thụ cho tới khi mà
đường triose phosphate chưa bị rẽ hướng tới một nơi nào khác:
5 RuBP4 + 5 CO2 + 9 H2O + 16 ATP4 + 10 NADPH 
6 RuBP4 + 14 HOPO32 + 6 H+ + 16 ADP3 + 10 NADP + (4.15)
Sự quan trọng của đặc tính tự xúc tác nầy đã được đề cập bởi các thí nghiệm
trước đây mà các lá trong tối hoặc các lục lạp phân lập được chiếu sáng. Trong những
thí nghiệm như vậy, sự cố định CO2 chỉ khởi sự sau một sự trễ, gọi là thời kỳ cảm ứng,
và tốc độ quang hợp tăng theo thời gian trong vài phút đầu tiên sau khi sự chiếu sáng
bắt đầu. Sự gia tăng về tốc độ quang hợp trong thời kỳ cảm ứng một phần do sự gia
tăng về nồng độ các chất trung gian của chu trình Calvin và một phần do sự hoạt hoá
của các enzyme bởi ánh sáng.
Một đặc tính quan trọng khác của chu trình Calvin là tính hoá học lượng pháp
toàn diện của nó. Lúc bắt đầu chiếu sáng, hầu hết các triose phosphate bị kéo trở vào
chu trình để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích luỹ đủ nồng độ của các chất trao đổi.
Tuy nhiên, khi quang hợp đạt đến trạng thái ổn định, 5/6 triose phosphate góp phần
cho sự tái tạo của ribulose-1,5-bisphosphate và 1/6 được xuất ra tế bào chất để tổng
hợp đường sucrose hoặc các chất trao đổi khác bị biến đổi thành tinh bột trong lục lạp.
Hãy phân tích năng lượng cần thiết của chu trình để cố định 6 phân tử CO2.

6 RuBP + 6 CO2 + 6 H2O  12(3-phosphoglycerate) + 12 H+


12(3-phosphoglycerate) + 12 ATP  12(1,3-bisphosphoglycerate) + 12 ADP
12(1,3-bisphosphoglycerate) + 12(NADPH + H+)  12(triose P) + 12 NADP+ + 12 Pi
6(triose P)  3(fructose-1,6-bisP)
3(fructose-1,6-bisP) + 3 H2O  3(fructose-6-P) + 3 Pi
2(fructose-6-P) + 2(triose P)  2(xylulose-5-P) + 2(erythrose-4-P)
2(erythrose-4-P) + 2(triose P)  2(sedoheptulose-1,7-bisP)
2(sedoheptulose-1,7-bisP) + 2 H2O  2(sedoheptulose-7-P) + 2 Pi
2(sedoheptulose-7-P) + 2(triose P)  2(xylulose-5-P) + 2(ribose-5-P)
4(xylulose-5-P)  4(ribulose-5-P)
2(ribose-5-P)  2(ribulose-5-P)
6(ribulose-5-P) + 6 ATP  6(ribulose-1,5-bisP) + 6 ADP

Tính chung: 6 CO2 + 11 H2O + 12 NADPH + 18 ATP 


fructose-6-P + 12 NADP+ + 6 H+ + 18 ADP + 17 Pi (4.16)

Sự tính toán nầy cho thấy rằng để tổng hợp đương lượng của 1 phân tử đường
hexose, 6 phân tử CO2 được cố định với mức tiêu dùng 18 ATP và 12 NADPH. Nói
cách khác, chu trình Calvin tiêu thụ 2 phân tử NADPH và 3 phân tử ATP cho mỗi
phân tử CO2 cố định thành carbohydrate. Chúng ta có thể tính toán hiệu suất nhiệt

155
động học chung tối đa của quang hợp nếu chúng ta biết hàm lượng năng lượng của ánh
sáng, nhu cầu quantum tối thiểu (số phân tử gram của quanta hấp thu trên phân tử
gram của CO2 được cố định), và năng lượng tồn trữ trong 1 phân tử gram của
carbohydrate (đường hexose).

. Cơ chế bảo vệ của bộ máy quang hợp chống lại sự huỷ hoại
do hiện tượng quang – ô-xy hoá

Dưới dòng ánh sáng cao, đặc biệt trong khoảng bảo hoà của đường cong phản
ứng ánh sáng quang hợp (xem Hình 4.46), ánh sáng được hấp thu bởi bộ máy quang
hợp nhiều hơn phần mà nó có thể được sử dụng cho các phản ứng sinh hoá trong pha
tối, như sự cố định CO2. Điều nầy dẫn đến sự truyền năng lượng vào các phân tử O2
dồi dào. Các phân tử oxygen hoạt hoá (đời sống rất ngắn) sẽ được tạo thành có khả
năng gây phản ứng không chuyên hoá với các phân tử hữu cơ và huỷ hoại chúng.
Dioxygen ở trạng thái năng lượng cơ bản (3O2) được xem như là một phân tử trơ bởi vì
trạng thái triplet của nó. Tuy nhiên, người ta đã biết từ lâu rằng O2 rất độc trong một
số điều kiện nào đó. Sở dĩ có điều nầy vì các quá trình vận chuyển điện tử sinh học
thường gắn liền với sự thành lập của radicals (những phân tử có một hoặc nhiều điện
tử không theo cặp) và đặc biệt là các oxygen radicals, mà chúng sẽ gây ảnh hưởng
độc. Sự truyền điện tử đến oxygen xảy ra trong nhiều compartment của tế bào, ví dụ
như ở tất cả các phản ứng xúc tác flavin trong ty thể và trong tế bào chất, nhưng đặc
trưng nhất trong lục lạp bị chiếu sáng vì có nồng độ O2 cao. Nguồn quan trọng nhất
cho oxygen radicals trong sự vận chuyển điện tử quang hợp là các chất nhận điện tử bị
khử của hệ thống quang I, đặc biệt là ferredoxin, mà nó sẽ truyền điện tử đến O2 (nếu
chuỗi redox dẫn đến NADP+ hầu hết bị khử) do sự tích tụ của các điện tử (hiện tượng
quang - khử của O2, phản ứng Mehler). Trước tiên, superoxide radical (O2 + e 
O2; E’o = 330 mV) được thành lập, sau khi hấp thu điện tử sẽ tạo thành hydrogen
peroxide (H2O2) và hydroxyl radical:

e e e e

O2 O2 H2O2 HO H2O (4.17)
2 H+ H+ H+
H2O

Sự thành lập của hydroxyl radical (đặc biệt độc) sẽ thuận lợi khi cả hai O2 và
H2O2 đều hiện diện:

H2O2 + O2 HO + OH + O2 (4.18)

Các oxygen hoạt hoá xa hơn, oxygen kích thích điện tử (singlet oxygen, 1O2*),
có thể được tạo ra trong quang tổng hợp nếu năng lượng kích thích từ trạng thái triplet
của chlorophyll được truyền trực tiếp đến O2:
3
Chl* 1
Chl
3 1
O2 O2* (4.19)

156
Thời gian tồn tại của O2, HO và 1O2* đủ cho phép phản ứng của các loại
oxygen hoạt hoá nầy với các phân tử khác, ví dụ như sự thêm vào các nối đôi, thường
dẫn đến sự huỷ hoại ô-xy hoá của các phân tử đó. Quá trình quang cảm nầy được gọi
là quang phân huỷô-xy hoá (hay hiệu ứng quang động). Điều nầy quan trọng đặc biệt
trong sự nối liền với sự khử peroxide (peroxidation) của những a-xít béo chưa no và
có thể dẫn đến, trong chuỗi phản ứng, sự huỷ hoại các chất béo của màng và các phân
tử khác. Các proteins, nucleic acids và chlorophylls cũng rất dễ bị tấn công bởi các
hợp chất độc tính cao nầy.
Các lục lạp có nhiều cơ chế rất hiệu quả trong việc bảo vệ chúng chống lại các
trường hợp gây độc do hiện tượng quangô-xy hoá. O2 có thể bị loại trừ bởi en-zym
superoxide dismutase (SOD), hiện diện trong matrix của lục lạp và trên màng
thylakoid; hình thành H2O2 và O2:

SOD
O2 + O2 + 2 H+ H2O2 + O2 (4.20)

SOD cũng tồn tại, ở nhiều dạng khác nhau, trong nhiều compartments khác,
như ty thể và peroxisomes. Nó có một chức năng khử độc tổng quát đối với O2 trong
tế bào. Sự phá huỷ H2O2 trong lục lạp không thể thực hiện bởi catalase, vì enzyme nầy
bị giới hạn trong peroxisome. Ở đó, một chuổi redox ascorbate-glutathione sẽ khử
H2O2 thành H2O bằng cách tiêu thụ NADPH (Hình 4.27).

Hình 4.27. Sự phân huỷ H2O2 thông qua chuỗi redox ascorbateglutathione
trong lục lạp. Ascorbate, glutathione (GSH, glutathione dạng khử;
GSSG, glutathione dạng ô-xít hoá) và các enzyme liên quan đã được
phát hiện ở nồng độ cao trong lục lạp, và do đó giữ cho nồng độ
H2O2 ở một mức rất thấp. (Theo Halliwell và Gutteridge, 1985)

Bằng cách loại bỏ O2 và H2O2, sự thành lập hydroxyl radical cũng bị ức chế.
Trong lục lạp cũng có nhiều chất chống ô-xy hoá (antioxidant) không chuyên biệt khác
hoạt động như là chất “bẫy radical”, chẳng hạn như ascorbate, glutathione và -
tocopherol.
Ngoài ra, các carotenoids cũng là chất dập tắt hữu hiệu của 1O2* (Hình 4.28a).

157
Hình 4.28a. Sự bất hoạt hoá của năng lượng kích thích thừa thải trong bộ máy
quang hợp bởi các carotenoids.

Trong hình trên, với năng lượng ánh sáng vượt mức bảo hoà của trung tâm phản
ứng quang hợp, có sự chuyển tiếp các chlorophylls ăng-ten từ trạng thái singlet sang
triplet (S1  T1). Trường hợp a, trong khi bất hoạt chlorophyll triplet, oxygen singlet
bị kích thích (1O2*) có thể được hình thành, mà nó trở lại trạng thái năng lượng căn bản
(3O2) thông qua sự hình thành nghịch đảo của carotenoid triplet bị kích thích (3Car*).
Trường hợp b, chlorophyll triplet có thể bị bất hoạt với sự thành lập của carotenoid
triplet bị kích thích (sự truyền năng lượng trực tiếp giữa các sắc tố lân cận). Phản ứng
nầy chịu trách nhiệm chính cho sự thải trừ năng lượng ánh sáng dư thừa và sự biến đổi
của nó thành năng lượng nhiệt không gây hại.
Hơn nữa, các carotenoids còn hoạt động như các sắc tố (lá chắn) che chở trong
dãy ánh sáng lam/cực tím.

Asada (1996) đã đề suất một mô hình tổng quát về tổ chức của hệ thống điều
tiết sự bắt giữ photon, và sự bảo vệ và sửa chữa sự tổn thương quang học; như đã được
mô tả bởi Hình 4.28b dưới đây.

158
Hình 4.28b. Bức tranh tổng quát của sự điều tiết quá trình thu nhận photon
và sự bảo vệ và sửa chữa những tổn thương quang học.
SP, sản phẩm; TV, tự vệ.

4.4.6. Sự quang hô hấp

Một nhà sinh hóa người Đức nổi tiếng là Otto Warburg đã ghi nhận từ năm
1920 rằng: sự quang tổng hợp trên tảo bị ức chế bởi O2. Sự ức chế nầy xuất hiện trong
tất cả các loài C3 đã nghiên cứu trước đây và được đặt tên là hiệu ứng Warburg (Hình
4.29). Quang hợp trên cây C4 không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về nồng độ O2.
Sự quang hô hấp được kích thích bởi ba nhân tố ngoài mức độ ánh sáng cao:
mức O2 cao, mức CO2 thấp và nhiệt độ cao.
W.L. Ogren và G. Bowes (1971) đã chứng minh rằng O2 có thể ức chế sự cố
định CO2 bởi rubisco, vì vậy giải thích rõ hiệu ứng Warburg. Họ cũng chứng minh
rằng rubisco xúc tác một sự ô-xít hóa của ribulose bisphosphate bởi O2. Vì thế rubisco
cũng là một oxygenase. Phân tử O2 và CO2 cạnh tranh cùng enzyme rubisco và cùng
chất phản ứng ribulose bisphosphate.

159
Tính ái lực của rubisco đối
với CO2 thì lớn hơn rất nhiều so
với O2, nhưng sự cố định O2
trong tất cả thực vật có thể xảy ra
vì nồng độ O2 trong lá hoặc tế
bào của tảo thì cao hơn nồng độ
CO2. Tại một thời điểm bất kỳ
nào đó, enzyme rubisco cố định
O2 tối đa 1/4 1/3 phần của CO2.
Khi nhiệt độ ấm, tỉ lệ O2 so với
CO2 hòa tan trong lục lạp thì cao
hơn so với khi nhiệt độ mát, vì
thế sự cố định O2 bởi rubisco
xuất hiện nhanh hơn và sự quang
hô hấp gián tiếp làm chậm quá
trình sinh trưởng ở cây C3 nhưng
kgông làm ở cây C4. Sự quang hô
hấp thì phụ thuộc vào ánh sáng
bởi nhiều lý do. Trước tiên, sự
thành lập RuBP xảy ra ở ngoài
sáng nhanh hơn ở trong tối, bởi
vì sự vận hành chu trình Calvin
cần thành lập RuBP đòi hỏi ATP Hình 4.29. Hiệu ứng Warburg: sự ức chế
và NADPH mà cả hai sản phẩm quang hợp ở cây C3 bởi O2.
đều phụ thuộc vào ánh sáng. Hơn
nữa, ánh sáng trực tiếp gây ra sự phóng thích O2 từ H2O trong lục lạp, vì thế O2 của lục
lạp thì phong phú ở ngoài sáng hơn ở trong tối. Cuối cùng, rubisco bị hoạt hoá bởi ánh
sáng và bị bất hoạt ở trong tối, vì vậy nó không thể cố định O2 (hay CO2) trong tối.
Sự quang hô hấp vắng mặt trong cây C4 vì hai lý do chính sau đây: (1) Rubisco
và những enzymes khác của chu trình Calvin chỉ hiện diện trong các tế bào màng bao
bó mạch, và (2) nồng độ CO2 ở tại các tế bào đó được duy trì quá cao không cho O2
cạnh tranh với CO2.

160
. Chu trình C2 Ô-xy hoá Carbon Quang hô hấp PCO
(Photorespiratory Carbon Oxidation Cycle)

Hình 4.30. Sự vận hành của chu trình ô-xy hoá carbon quang hô hấp
liên quan đến các liên phản ứng giữa 3 bào quan: lục lạp,
vi thể và ty thể.

Để hiểu rõ sự mô tả của các phản ứng đã được đánh số trong Hình 4.30, hãy
xem Bảng 4.3 ở trang kế tiếp.

161
162
. Mối quan hệ giữa sự Carboxyl hoá và Ô-xy hoá trong lá cây

Hình 4.31. Dòng carbon trong lá được


quyết định bởi sự cân bằng
giữa 2 chu trình qua lại đối
nghịch nhau.

4.4.7. Con đường quang tổng hợp của cây C4

Vào năm 1965, sự khám phá của H.P. Kortschak, C.E. Hartt, và G.O. Burr đã
mở ra một kỷ nguyên mới trong nghiên cứu quang hợp. Họ khám phá rằng lá của cây
mía, cố định hầu hết CO2 vào các acid 4 carbon: malic và aspartic acid. Sau khoảng 1
giây quang hợp với 14CO2, 80% của 14C hiện diện trong hai a-xít nầy, và chỉ có 10%
hiện diện trong PGA; cho thấy rằng trong thực vật nầy 3-PGA không phải là sản phẩm
đầu tiên của quang tổng hợp (Hình 4.32). Kết quả nầy đã được củng cố bởi Hatch và
Slack ở Australia, là người đã phát hiện một số loài có nguồn gốc nhiệt đới như bắp đã
biểu lộ sự cố định CO2 đánh dấu tương tự như ở mía.
Kết quả của Kortschak và cộng tác viên và của Hatch và Slack đã cho thấy rằng
phản ứng carboxyl hóa đầu tiên của một vài loài là khác với ribulose bisphosphate liên
quan đến quang hợp. Do đó, những loài nào sản xuất a-xít 4-carbon là sản phẩm cố
định CO2 đầu tiên thường được xem như là loài C4; và những loài cố định CO2 khởi
đầu vào 3-PGA được gọi là loài C3. Tuy nhiên, cũng có một vài loài mang đặc tính
trung gian nên chúng được nghĩ là nhóm đại diện cho sự tiến hóa chuyển tiếp từ loài
C3 và C4 (Rathnam và Chollet, 1980).
Hầu hết loài C4 là cây một lá mầm, đặc biệt là cỏ và lác, mặc dù hơn 300 loài
thuộc cây 2 lá mầm. Trong số các loài thân thảo thì mía, bắp và sorghum là những cây
nông nghiệp quan trọng, và một số lớn loài cỏ (đặc biệt ở Nam vĩ tuyến) cũng thuộc
cây C4.

163
Hình 4.32. Sự đánh dấu ngắn hạn của các chất trung gian quang hợp
với 14C trong trạng thái quang hợp ổn định của lá một cây C4.
Vật liệu thí nghiệm là mía (Saccharum officinale). Rõ ràng rằng 14C được
cố định trong 5 giây đầu tiên sau khi xử lý với 14CO2 hầu hết ở trong các a-
xít C4 malate và aspartate; oxaloacetate đã không thể xác minh được bởi
vì nguồn nhỏ và tính không ổn định của nó. Phosphoglycerate và các sản
phẩm xa hơn được tạo thành từ nó thông qua chu trình Calvin, như hexose
phosphate, sucrose và tinh bột, được đánh dấu tăng dần sau đó. (Theo
Hatch, 1971)

Mặc dù sự hiện diện của con đường C4 chiếm tỉ lệ khiêm nhường: 0,4% trong
tổng số loài thực vật có hoa đã được nghiên cứu, nó cho thấy có tầm quan trọng về mặt
kinh tế trên một số loài. Bởi vì dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ ấm chúng có
thể quang tổng hợp nhanh hơn và sản xuất nhiều sinh khối hơn cây C3. Sự nghiên cứu
con đường C4 cũng đã dạy chúng ta rất nhiều về sự giới hạn đối với sự quang hợp
trong cây C3 và mở rộng kiến thức sinh thái về các nhân tố kiểm soát năng suất trong
các vùng khí hậu khác nhau.
Phản ứng mà CO2 (thực chất là HCO3) được chuyển đổi thành 4 carbon của
malate và aspartate là thông qua sự kết hợp khởi đầu của nó với phosphoenol pyruvate
(PEP) để tạo thành oxaloacetate và Pi.

COOH COOH

H*CO3 + C O PO3H C O + Pi (4.21)

CH2 H C H
*
COOH
(PEP) (Oxaloacetic acid)

Lưu ý rằng, oxaloacetate thường không là một sản phầm có thể phát hiện của
quang hợp. Nhưng nó có thể được tìm thấy khi có sự cẩn thận nhằm ngăn ngừa sự

164
chuyển đổi nhanh chóng của nó thành a-xít malic và aspartic, và nhằm ngăn ngừa khả
năng mẫn cảm bất thường đối với sự hủy hoại trong thủ thuật phân lập và sắc ký.
Phosphoenolpyruvate carboxylase (PEP carboxylase), hiện diện trong tất cả tế
bào sống, là chất xúc tác liên quan đến phản ứng nầy (O’ Leary, 1982). Nó giữ vai trò
quan trọng đặc biệt trong lá của cây C4 là vì sự hiện diện phong phú của nó trong lá
các loài nầy và sự cung cấp PEP cũng tương đối phong phú. PEP carboxylase dường
như hiện diện trong tế bào chất bên ngoài các tổ chức như lục lạp.

NADPH + H+
COOH COOH
C O HO C H
+ NADP+ (4.22)
H C H CH2
* *
COOH COOH
(Oxaloacetic acid) (L-malic acid)

CH3
H C NH2 COOH
CH3
COOH H C NH2
+ C O (4.23)
(L-alanine) CH2
*
COOH
COOH
(Pyruvic acid)
(L-aspartic acid)

Sự thành lập malate được xúc tác bởi malate dehydrogenase, với điện tử cần
thiết được cung cấp bởi NADPH. Thật lý thú là malate dehydrogenase là 1 enzyme của
lục lạp, nghĩa là oxaloacetate phải di chuyển vào lục lạp để khử thành malate. Sự di
chuyển nầy xuất hiện bởi một chất mang nghịch chiều (antiport) lục lạp khác hay hệ
thống con thoi mà qua đó oxaloacetate được vận chuyển vào trong trên một chất mang
mà chính nó cũng di chuyển malate ra ngoài.
Sự thành lập aspartate từ oxaloacetate xảy ra trong tế bào chất và đòi hỏi một
amino acid khác như là alanine để làm nguồn của nhóm chức amino. Dạng phản ứng
nầy được xem là transamination, bởi vì liên quan đến sự chuyển tiếp của một nhóm
chức amino.
Rõ ràng là có một sự phân chia công việc giữa hai dạng tế bào quang hợp khác
nhau trong loài C4, tế bào thịt lá (mesophyll cells) và tế bào màng bao bó mạch (bundle
sheath cells) (Hình 4.33 – 4.36 và Bảng 4.4).

165
Hình 4.33. Chu trình đồng hoá carbon căn bản ở cây C4 liên quan đến
2 loại tế bào.
(a) Hình thái giải phẩu lá cây C4; (b) Con đường C4.

Hình 4.34. Sự hiện diện của lục lạp ở hai loại tế bào trong lá cây C4.

166
Hình 4.35. Chu trình đồng hoá carbon căn bản ở cây C4 liên quan đến
2 loại tế bào và qua 4 giai đoạn:
(1) sự đồng hoá CO2 thành 1 a-xít 4 carbon trong tế bào thịt lá;
(2) sự vận chuyển a-xít 4 carbon từ tế bào thịt lá đến tế bào bao
bó mạch; (3) sự khử carboxyl hoá a-xít 4 carbon, tạo ra một nồng độ
CO2 cao trong tế bào bao bó mạch; và (4) sự vận chuyển a-xít
3 carbon dư thừa trở lại tế bào thịt lá, nơi mà chất nhận CO2 ban đầu
(phosphoenolpyruvate) được tái tạo. Chu trình C4 tập trung hữu hiệu
CO2 trong tế bào bao bó mạch sao cho rubisco và các enzymes khác
của chu trình Calvin bị hạn chế. Sự tập trung nồng độ CO2 cao nầy
trong tế bào bao bó mạch ngăn chặn sự ô-xy hoá của ribulose-1,5-
bisphosphate bởi rubisco.

167
Hình 4.36. Ba dạng khác nhau của chu trình đồng hoá carbon ở cây C4.

168
169
Tính toán năng lượng cần thiết cho hoạt động của con đường C4 cho thấy rằng
để cho mỗi CO2 cố định phải cần 2 ATP ngoài 3 ATP đã cần trong chu trình Calvin.
Hai ATP thêm vào nầy cần thiết để tái tạo ATP từ AMP, vì thế sự tổng hợp PEP có thể
được duy trì cho sự cố định CO2 được liên tục. Mặc dù sự không hiệu quả biểu kiến về
mặt sử dụng ATP trong các loài C4, các thực vật nầy hầu như luôn luôn cho thấy tốc
độ quang tổng hợp nhanh hơn trên cơ sở diện tích lá so với những loài C3 khi cả hai
được phơi bày trước mức độ ánh sáng cao và nhiệt độ ấm. Các loài C4 được thích nghi
và rõ ràng tiến hóa trong những vùng bị hạn chu kỳ, như là những trảng cỏ nhiệt đới.
Khi nhiệt độ đạt tới 2535C và bức xạ ánh sáng cao, cây C4 hiệu quả gấp 2 lần so với
cây C3 trong việc chuyển hóa năng lượng mặt trời thành sản phẩm chất khô (Bảng
4.5).

Bảng 4.5. Sự khác nhau về cấu trúc và sinh lý quan trọng nhất giữa cây C3
và C4.
Các số chỉ định giá trị trung bình, có thể thấp hoặc cao hơn trong
các trường hợp đặc biệt.

Cây C4 Cây C3
1. Sản phẩm cố định CO2 đầu Các hợp chất C4 Hợp chất C3
tiên có thể đo được (malate, aspartate)
2. Cường độ quang hợp Cao Thấp
thuần (60100 mg CO2 dm2 h1) ( 30 mg CO2 dm2 h1)
3. Độ bảo hoà ánh sáng của Cao Thấp
cường độ quang hợp thuần (400600 W m2) ( 200 W m2)
4. Điểm bù CO2,  Thấp, không phụ thuộc Cao, phụ thuộc nhiệt độ
nhiệt độ ( 10 l CO2 l1) (30-60 l CO2 l1) a
5. Quang hô hấp (lá) Không đo được Hiện diện
(đến 30% quang hợp tổng)
6. Hiệu ứng Warburg (lá) Không đo được Hiện diện
7. Nhiệt độ tối hảo cho quang 3045C 1025C
hợp thuần
8. Hình thái giải phẩu lá Kiểu Kranz Lớp (tế bào) thịt lá
9. Tính lưỡng hình lục lạp Hiện diện Vắng mặt
10. Tỷ lệ đồng hoá 13C/12C Tương đối cao Tương đối thấp
(13C  140/00) b (13C  28 0/00) b
a
Trong hầu hết các cây C3 ,  vào khoảng 40 l CO2 l1 (25C).

b 13
(13C/12C)mẫu
 C=  1 . 103 [0/00].
(13C/12C)chuẩn
Về giải phẫu, lá của cây C4 có hai loại tế bào đồng hoá và hai loại lục lạp có cấu trúc và chức năng khác nhau.
+ Tế bào thịt lá chứa lục lạp. Lục lạp của tế bào thịt lá có cấu trúc grana phát triển. Chúng thực hiện chu trình C4 tức cố
định CO2.
+ Tế bào bao quanh bó mạch nằm sát cạnh các bó mạch dẫn. Tế bào này chứa lục lạp của tế bào vòng bao quanh bó mạch
với cấu trúc grana kém phát triển. Trong các lục lạp này chứa rất nhiều hạt tinh bột. Chức năng này của chúng là thực hiện
chu trình C3 để khử CO2 tạo nên các sản phẩm quang hợp.
Kiểu cấu trúc của lá thực vật C4 như trên gọi là cấu trúc Kranz.

170
4.4.8. Sự cố định CO2 trong các loài mọng nước (CAM)
Crassulacean Acid Metabolism

Hình 4.37. Tóm tắt sự cố định CO2 ở cây CAM.

Hình 4.38. Sự trao đổi acid của nhóm crassulacean (CAM) liên quan đến
sự phân biệt đồng hoá CO2 vào ban đêm, và khử carboxyl hoá
và tái cố định CO2 nội phóng thích vào ban ngày.

171
CAM chủ yếu là một sự thích nghi để tối thiểu hoá sự mất nước khi khẩu mở để
nhận CO2. Ở cây CAM, khí khẩu mở trong điều kiện mát về đêm, CO2 được đồng hoá
thành malic acid và tồn trữ trong không bào. Vì sự tích tụ malic acid, các không bào
của lá trải qua sự acid hoá trong tối. Ngoài sáng khí khẩu sẽ đóng và sự khử acid hoá
của lá xảy ra. Malic acid được phục hồi từ không bào và trải qua sự khử carboxyl hoá.
CO2 phóng thích ra sẽ bị giữ lại bởi khẩu đóng và được cố định thông qua chu trình
Calvin, sử dụng ATP và NADPH được tạo ra từ quang hoá học.

Hình 4.39. So sánh sự khác nhau giữa con đường đồng hoá carbon
của cây C4 và CAM.

172
4.5. SỰ TỔNG HỢP SUCROSE VÀ TINH BỘT

Hình 4.40. Sự trao đổi và chuyển vị các sản phẩm quang tổng hợp đã được
tạo thành bởi chu trình Calvin.

Hình 4.41. Sự tổng hợp của tinh bột và sucrose là những quá trình
cạnh tranh xuất hiện trong những compartments khác nhau.

173
174
175
Hình 4.42. Ảnh chụp dưới kính
hiển vi điện tử một
tế bào màng bao bó
mạch của bắp, cho
thấy các hạt tinh bột
trong lục lạp.

Hình 4.43. Sự điều tiết tế bào của sự trao đổi fructose-6-phosphate/fructose-


1,6-bisphosphate bởi fructose-2,6-bisphosphate, orthophosphate
(Pi) và triose phosphate.

176
4.6. SỰ KHỬ VÀ CỐ ĐỊNH NITRATE VÀ SULPHATE

Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N và S thường được cây trồng hấp thu ở dạng
ô-xy hoá toàn phần (NO3, SO42) như trong trường hợp của C (CO2). Vì N và S chỉ có
thể được sử dụng trong các phân tử hữu cơ như NH3, hay các gốc SH, các nguyên tố
nầy trước tiên phải được biến đổi thành dạng khử cao nhất của chúng. Khả năng khử
nitrate và sulphate sinh học được giới hạn ở giới thực vật (và nhiều vi khuẩn), vì vậy
cung cấp nền tảng cơ sở cho sự tồn tại của tất cả các sinh vật khác. Trong các cơ quan
dị dưỡng, thí dụ như ở rễ, sự khử nầy có thể được thực hiện bởi việc tiêu thụ các
đương lượng khử do các quá trình hô hấp tạo ra. Ở các cây xanh hầu hết N và S đã
được khử trong lá nhận được bằng cách sử dụng năng lượng ánh sáng.

4.6.1. Tổng quan sự khử đạm nitrate

Hçnh 4.44. Sæûkhæívaìcäúâënh (quang täø


ng håü
p) cuía nitrogen.

Qua Hình 4.44 cho thấy sự khử nitrate thành nitrite bằng chuỗi ô-xy hoákhử
nội phân tử của nitrate reductase (1 a - d) diễn ra trong tế bào chất. Thế năng trung
điểm (Em, pH 7) đã được xác định với nitrate reductase của Chlorella. Nitrite bị khử
trong lục lạp bởi nitrite reductase (2), với sự ô-xy hoá của ferredoxin (Fd), thành
ammonium ion. Chúng được gắn kết bởi glutamine synthase (GS, 3) thành glutamate
(Glu), trong phản ứng tiêu thụ ATP. Glutamine (Glu  NH2) phản ứng với 2-
oxoglutarate (OG), xúc tác bởi glutamate synthetase (GOGAT, 4), để tạo thành 2 phân
tử glutamate, ferredoxin khử được tiêu thụ (sự amine hoákhử). Trong quá trình nầy 1
phân tử glutamate tạo thành có thể chuyển nhóm amino của nó bởi sự chuyển amine
hoá (5) thành 2 a-xít -oxo khác. Trong lục lạp, cùng với chu trình GS/GOGAT nầy, có
một glutamate dehydrogenase (NADP+), tuy nhiên hoạt tính của nó tương đối nhỏ.
(Theo Lea và Miflin, 1974)

177
4.6.2. Tổng quan sự khử sulfate

Tổng quan của sự hấp thu và khử sulfate được mô tả qua hình 4.45 dưới đây.

Hình 4.45. Sơ đồ mô tả con


đường hấp thu và
đồng hoá sulfate ở
thực vật.

Ngoài sáng, các lục lạp phân lập khử sulphate thành sulphide:
(ATP)

SO4 2
+ 8e + 9H +
[HS] + 4 H2O (4.24)

SO42 được hoạt hoá trước tiên bởi ATP (sự hình thành adenosine
phosphosulphate = “sulphate hoạt động”) và sau đó, bị kết hợp với một protein vận
chuyển, nó được khử bởi enzyme sulphate reductase thông qua ferredoxin thành nhóm
(gốc) SH, mà nó kế đến được chuyển đến phân tử chất nhận O-acetylserine. Phức hợp
nầy phân huỷ với sự thành lập của cysteine.

4.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ QUANG HỢP


178
4.7.1. Ánh sáng
Sự sử dụng ánh sáng bởi bề mặt lá đã được thảo luận ở phần đầu của chương
nầy. Đường cong phản ứng với ánh sáng của lá được mô tả qua Hình 4.46 và 4.47.
Nếu không có ánh sáng, sẽ có hô hấp tối, mà đối với lá thường là 5 đến 10% của CO2
hấp thu ở ngoài sáng (chói chang). Khi mức ánh sáng tăng lên dần, quang hợp gia tăng
cho tới mức điểm bù ánh sáng, là mức ánh sáng mà tại đó sự hấp thu CO2 bằng với sự
thải CO2 (tốc độ trao đổi carbon, CER, = 0). Nếu mức ánh sáng tiếp tục gia tăng, sự
gia tăng rất ít về CER cho mỗi đơn vị gia tăng của ánh sáng cho đến khi đạt tới mức
bảo hoà ánh sáng. Bất kỳ gia tăng về ánh sáng sau mức bảo hoà nầy sẽ không có sự
gia tăng CER một cách có ý nghĩa thống kê; do đó các lá sử dung hữu hiệu hơn năng
lượng ánh sáng ở mức bức xạ thấp.

Hình 4.46. Đường cong phản ứng ánh sáng đối với sự đo vận tốc trao đổi
CO2 (CER) của lá Red clover (loài C3). Mức bù ánh sáng là mức
chiêú sáng mà ở đó sự hấp thu CO2 do quang hợp bằng với sự thải
CO2 do hô hấp. Mức bảo hoà ánh sáng là mức chiếu sáng mà tại đó
một sự gia tăng chiếu sáng sẽ không gây nên một sự gia tăng CER
một cách có ý nghĩa thống kê.

Các loài thực vật khác nhau về phản ứng với ánh sáng. Hầu hết các loài C4
(Hình 4.47, A) có thể gia tăng quang hợp ngay cả ở mức ánh sáng bằng với ánh sáng
mặt trời toàn phần, khi mà hầu hết các loài C3 đạt đến sự bảo hoà ánh sáng trước khi
ánh sáng mặt trời toàn phần. Hình 4.47 cho thấy rằng thường thì thấp hơn CER tối đa
sẽ thấp hơn mức ánh sáng mà ở đó sự bảo hoà ánh sáng sẽ xảy ra. Nên lưu ý rằng ngay
cả các loài C4 thường không bị bảo hoà ánh sáng và sử dụng mức ánh sáng cao tốt hơn
các loài C3, chúng sử dụng ánh sáng mờ nhạt hơn một cách hiệu quả (sự hấp thu
CO2/đơn vị ánh sáng) hơn ánh sáng chói chang. Ví dụ, ở 50 và 10% của ánh sáng mặt
trời toàn phần, CER đạt xấp xỉ lần lượt là 72 và 17% của tổng số ở sáng mặt trời toàn
phần; sự sử dung ánh sáng hiệu quả nhất bởi CER luôn luôn ở mức ánh sáng thấp nhất.
Hiệu suất (sử dụng ánh sáng) là độ dốc của đường cong phản ứng ánh sáng.

179
Hình 4.47. Đường cong phản ứng ánh sáng lý tưởng của các loài khác nhau.
Hình bên phải là một sự phóng đại của phần che tối (dưới gốc) của
hình bên trái. Các chữ ký hiệu đại diện cho các loài sau: (A), loài C4
(bắp, sorghum, mía, cỏ gà); (B), loài C3 chịu sáng (đậu nành, bông
vải, alfalfa); (C), loài C3 ít chịu sáng (thuốc lá, cỏ ba lá đỏ, cỏ vườn);
(D), loài C3 chịu bóng râm.

4.7.2. CO2
Nồng độ trong khí quyển. CO2 là một thành phần của không khí. Không khí
khô chứa 78% nitrogen (N2), 21% oxygen (O2), 0,93% argon (Ar), 0,034% (340 ppm)
CO2, và vệt của các khí khác. Mặc dù CO2 ở nồng độ thấp, 85 đến 92% của trọng
lượng khô thực vật bắt nguồn từ sự hấp thu CO2 trong quang hợp.
Bởi vì việc đốt nhiên liệu hoá thạch (mà nó đại diện cho sản lượng quang hợp
của hàng triệu năm về trước) và sự cháy rừng, đã có sự gia tăng về nồng độ CO2 trong
khí quyển (Hình 4.48). Các dự tính về sự sử dụng nhiên liệu hoá thạch (chủ yếu là than
đá) cho thấy một sự gia tăng ngay cả lớn hơn của nồng độ nầy trong tương lai. Vì CO2
gây ra hiệu ứng nhà kính do sự hấp thu các dãy hồng ngoại của ánh sáng, nồng độ
càng cao sẽ làm cho quả đất giữ nhiệt nhiều hơn, mà nó có thể gia tăng nhiệt độ trung
bình toàn cầu. Sự gia tăng như vậy có thể ảnh hưởng đến kiểu khí hậu toàn cầu đủ để
làm thay đổi các kiểu mưa và khả năng sản xuất hoa màu trong nhiều vùng của trái đất
(Williams, 1979).

180
Hình 4.48. CO2 trong khí quyển của trái đất từ 1860 đến 1976 và dự kiến
đến năm 2030 trên sự sử dụng nhiên liệu hoá thạch tiên đoán.
(Nguồn: Kellog, 1977 và Woodwell, 1978)

Dưới những điều kiện ánh sáng cao, hầu hết các loài hoa màu biểu lộ một phản
ứng đường thẳng của quang hợp ở lá đối với mức độ CO2 (vượt) trên nồng độ khí
quyển 340 ppm đương thời (Hình 4.49). Năng suất hoa màu có thể được gia tăng đáng
kể trong một môi trường không khí giàu CO2 cho tới 1.500 ppm. Mặc dù hiện nay
chưa có phương tiện thực tiễn để làm điều nầy ở điều kiện đồng ruộng, sự làm giàu
CO2 đã cho thấy rất có lợi trong nhà kính, không chỉ gia tăng năng suất chất khô mà
còn thúc đẩy sự phát triển của cây. Thật lý thú để biết rằng nồng độ CO2 đã tăng bao
nhiêu trong khí quyển trong 100 năm qua (từ gần 290 đến 340 ppm) đã gia tăng năng
suất hoa màu và ảnh hưởng sự chín (độ thành thục) cây trồng.

Hình 4.49. Vận tốc trao đổi CO2 (CER) của 4 loài thực vật trong phản ứng
với nồng độ CO2 tại mức bức xạ hoạt hoá quang hợp bằng với
ánh sáng mặt trời toàn phần. Hình bên phải là cận cảnh của các
mức bù CO2 từ hình bên trái. (Nguồn: Hesketh, 1963)

181
Sức đề kháng của lá đối với sự đồng hoá CO2. Carbon dioxide đi vào lục lạp
bằng sự khuếch tán từ không khí xuyên qua khí khẩu để đến tế bào và tiếp theo là lục
lạp.
Sự trở ngại cho di chuyển CO2 vào và xuyên qua lá có xảy ra, và các khoa học
gia đã gọi chúng là “sức đề kháng” và định lượng chúng.

rCO2 = ra + rs + rm (4.25)

trong đó: rCO2 = vận tốc trao đổi CO2; ra = sức đề kháng phiến lá; rs = sức đề kháng
khí khẩu; và rm = sức đề kháng thịt lá. Sức đề kháng phiến lá (ra) là nồng độ CO2 tại bề
mặt lá (cũng được gọi là hiệu ứng lớp biên); nồng độ càng thấp, sức đề kháng càng
cao. Bởi vì nồng độ CO2 bao quanh là giữa 300 và 600 ppm, các nhân tố gây ra sự
giảm nồng độ sẽ gia tăng ra. Trong đồng ruộng, sự xáo trộn (xoáy lốc) là nhân tố chính
ảnh hưởng đến. Nếu không có sự di chuyển không khí xảy ra, sự hấp thu CO2 do lá
gây ra một khuynh độ khuếch tán mà nó sẽ giảm nồng độ CO2 tại bề mặt lá. Khi sự
xáo trộn của gió gia tăng, nó sẽ làm giảm rõ rệt đến mức tối thiểu tại hầu hết các mặt lá
trong tán cây.
Sức đề kháng khí khẩu (rs) là sức đề kháng của sự khuếch tán CO2 từ bên ngoài
lá xuyên qua khí khẩu. Lá cây thường có tần suất khí khẩu cần thiết để cho sự khuếch
tán CO2 hiệu quả. Nhân tố chính ảnh hưởng rs là độ mở của khí khẩu. Để tính rs, các
nhà sinh lý cây trồng đo phần nước mất đi từ lá, mà nó là một số đo của trở kháng và
khuếch tán khí khẩu. rs được đo dễ dàng, mô phỏng rằng ẩm độ tương đối trong lá duy
trì gần bảo hoà và bất kỳ sự mất nước là do mở khẩu.
Sức đề kháng thịt lá (rm) được tính như là sức đề kháng thặng dư của sự hấp thu
CO2 bởi lá: rm = rCO2  ra  rs. Sức đề kháng thịt lá là một số đo của mọi thứ về lá
mà nó ảnh hưởng đến sự hấp thu CO2 ngoại trừ ra và rs. Đây là vì bất cứ điều gì ảnh
hưởng đến sự cố định CO2 sẽ ảnh hưởng đến nồng độ CO2 ở lục lạp, mà đến lượt nó sẽ
ảnh hưởng vận tốc khuếch tán tổng số của CO2 từ không khí vào lục lạp.
Công thức của sức đề kháng (4.25) được các nhà sinh lý cây trồng sử dụng như
là một phương pháp để xác định xem liệu có phải sự hấp thu CO2 của cây trồng bị ảnh
hưởng bởi sức đề kháng với sự khuếch tán CO2 vào trong lá (ra và rs) hay bởi sự cố
định CO2 trong lá (rm).

4.7.3. Nhiệt độ
Quang hợp phải được phân chia ra các bộ phận thành phần để thiết lập phản
ứng của nó với nhiệt độ. Phản ứng sáng, hay sự quang phosphoryl hoá, thì không phụ
thuộc nhiệt độ trong dãy nhiệt độ mà thực vật sinh trưởng. Sự cố định CO2 là một phản
ứng có kiểm soát về mặt enzyme và gia tăng ở một tốc độ gia tăng theo nhiệt độ cho
đến khi nhiệt độ đạt đến một mức thuận lợi cho sự biến tính enzyme học. Các vận tốc
hô hấp sẽ tiếp tục gia tăng khi nhiệt độ gia tăng. Sự đo lường vận tốc trao đổi thực của
CO2 (net CER) cho thấy một phản ứng tối thiểu của CER đối với nhiệt độ. Sự quang
hô hấp cũng gia tăng theo nhiệt độ, bởi vì nó cũng bị kiểm soát về mặt enzyme học, kết
quả đem lại vận tốc CER của các loài C3 thấp hơn của các loài C4, trong sự sinh trưởng
của cây ở nhiệt độ cao.

182
4.7.4. Nước
Nước là một cơ chất của quang tổng hợp, nhưng chỉ có khoảng 1% của tổng
lượng nước được sử dụng bởi thực vật dành cho quang hợp. Sự bốc thoát nước giải
thích cho 99% của nước sử dụng bởi cây; gần 1% được sử dụng để thuỷ hoá cây, duy
trì áp suất trương, và làm cho cây có thể sinh trưởng. Ảnh hưởng chủ yếu của “stress”
nước trên CER là một sự gia tăng về rs do sự đóng khí khẩu. Nếu sự stress nước trở
nên nghiêm trọng, rm cũng sẽ gia tăng bởi vì sự tổn thương vĩnh viễn cho bộ máy
quang hợp.

4.7.5. Tuổi lá và tình trạng dinh dưỡng khoáng


Tuổi của lá có một ảnh hưởng trên quang hợp: sự lão hoá gây ra sự giảm sút
trong tiến trình. Nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ của sự lão hoá là tình trạng dinh
dưỡng khoáng của lá. Sự cung cấp dinh dưỡng khoáng đầy đủ cho phép cả lá già và lá
non thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên, các dưỡng chất giới hạn
thường ưu tiên phân phối đến các lá non và giảm vận tốc quang hợp của các lá già.
Ở bắp, Peaslee và Moss (1966) đã đo các vận tốc quang hợp thấp hơn ở các lá
già hơn. Vận tốc thấp hơn đã tương quan với các mức thấp hơn của potassium,
phosphorus, magnesium và nitrogen (Bảng 4.8). Rõ ràng là nếu các dưỡng chất nầy
khan hiếm chúng sẽ được chuyển vị từ các lá già đến lá non, gây ra các triệu chứng già
nua nhanh chóng hơn ở các lá thấp hơn. Các dưỡng chất khác ít di động trong cây (như
Ca, Fe) có thể giảm quang hợp ở các lá non, trong khi quang hợp gia tăng trong các lá
già hơn do sự gia tăng đều đặn về hàm lượng calcium và iron suốt thời gian.

Bảng 4.8. Hàm lượng potassium và quang tổng hợp của lá bắp.

Số lá Hàm lượng K Quang hợp


(từ ngọn) (g/g TL tươi) (mg CO2 · dm2 · h 1)
Bón phân tốt
2 6.100 40
4 5.500 38
7 5.000 36
11 4.350 36
Thiếu K
2 2.150 33
6 800 15
7 600 14
11 250 1

Các mức dưỡng chất suy giảm ảnh hưởng quang hợp chủ yếu bởi sự ảnh hưởng
đến bộ máy quang hợp. Ví dụ, diệp lục tố có chứa cả nitrogen và magnesium; nếu sự
cung cấp của chúng bị giới hạn, diệp lục tố không thể thành lập. Các phân tử tiền chất
để tổng hợp diệp lục tố bao gồm sắt, và nếu nó không hiện diện, diệp lục tố không thể
được tổng hợp.

4.8. SỰ KHÁC NHAU VỀ VẬN TỐC QUANG HỢP GIỮA VÀ TRONG


CÁC LOÀI

183
Qua Hình 4.47 (đã đề cập ở mục 4.7.1. Ánh sáng) cho thấy các vận tốc trao đổi
CO2 (quang hợp) trong phản ứng với ánh sáng. Phản ứng A thì tiêu biểu cho các loài
cây trồng thuộc con đường C4. Các phản ứng B và C đại diện cho các loài cây trồng
thuộc con đường C3. Phản ứng D đại diện cho các cây C3 mà chúng biểu lộ sự thích
nghi với các điều kiện bóng râm; chúng bao gồm các cây gỗ cứng nào đó và cây trồng
trong nhà. Các cây thuộc phản ứng D chỉ có khí khẩu ở mặt dưới lá (tuy nhiên, điều
nầy không giải thích hoàn toàn cho vận tốc quang hợp thấp của chúng) và không hiệu
quả trong việc sản xuất chất khô. Một vài loài cây trồng (nếu có) có vận tốc quang hợp
theo phản ứng D.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dòng trong một loài cây trồng có vận tốc
trao đổi CO2 khác nhau (Bảng 4.9), cách nhau 2 đến 3 lần về sự hấp thu CO2 giữa mẫu
thấp nhất và cao nhất. Điều nầy đã cổ vũ cho sự suy đoán rằng năng suất có thể được
gia tăng bởi sự chọn lọc và phát triển những quần thể với vận tốc hấp thu CO2 cao hơn.
Bởi vì các loài C4 có một vận tốc hấp thu CO2 cao và là trong số những loài cây
trồng cho sản lượng cao nhất (ví dụ: bắp, sorghum, và mía), người ta ước muốn việc
đưa cơ chế C4 vào các loài cây trồng C3. Nhiều cố gắng đã được thực hiện trên cây đậu
nành, lúa mạch, và một vài cây trồng khác để xác định xem liệu có cây C4 nào xuất
hiện trong các loài C3, nhưng chưa thành công. Trong tương lai người ta có thể thử
nghiệm với các phương pháp khác để thay đổi một loài C3 thành ra loài C4.

Bảng 4.9. Sự biến thiên quang tổng hợp trong các loài chọn lọc.

Quang hợp
Loài Địa điểm (mg CO2 · dm2 · h 1)
Bắp, Zea mays L. New York 21 - 59
Philippines 28 - 85
Iowa 22 - 52
Đậu nành, Glycine max L. Iowa 29 - 43
Illinois 12 - 24
Cỏ alfalfa, Medicago sativa L. Maryland 28 - 60
Ghi chú: Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau (Gardner và ctv., 1985). Trong mỗi loài, có ít nhất 3 lần
khác nhau về quang hợp.

4.9. THỰC VẬT SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM QUANG HỢP ĐỂ TỒN
TRỮ VÀ CẤU TRÚC

Mặc dù thật đúng lúc để xem quá trình quang tổng hợp chấm dứt bằng sự tạo
thành đường hexose, nhiều thay đổi xa hơn có thể xảy ra. Đường hexose có thể ngay
lập tức chuyển đổi qua lại từ glucose đến fructose, hoặc liên kết tạo thành sucrose để
chuyển vị đến các tế bào khác, hay polymer hoá thành tinh bột để tồn trữ tạm thời
trong lục lạp. Đường sucrose có thể đi đến vách tế bào, nơi mà nó có thể được biến đổi
thành các thành phần cấu trúc như cellulose. Đường sucrose cũng có thể được vận
chuyển tới các vùng khác của cây nơi có sự sinh trưởng tích cực (đỉnh sinh trưởng)
hay nơi mà nó bị chuyển đổi thành các polysaccharides như là các hợp chất dự trữ hay
cấu trúc.

184
4.10. ƯỚC LƯỢNG VẬN TỐC SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG TỐI ĐA

Kiểu mẫu của các mức bức xạ mặt trời trong một diện tích, mà nó duy trì khá
ổn định từ năm nầy sang năm khác, được xem như là sự giới hạn cơ bản cho năng suất
cây trồng. Loomis và Williams (1963) đã báo cáo một sự phân tích sâu sắc của sản
lượng chất khô tối đa, có thể có, bằng cách sử dụng các mức năng lượng mặt trời như
là nhân tố giới hạn (Bảng 4.10) (tổng bức xạ mặt trời dựa trên giai đoạn 100 ngày từ
1/6 đến 8/9/1960 ở một địa điểm của Hoa Kỳ). Hai ông chọn lựa một cách bảo thủ 500
cal · cm2 · ngày1 và chuyển đổi nó thành micro-Einsteins (E). Hai ông đã sử dụng
nhiều thừa nhận khác: (1) 82% của ánh sáng thấy được đã được chắn giữ bởi lục lạp,
(2) hiệu suất lượng tử tối đa là 10% (10 photons để khử một phân tử CO2), và (3) sự hô
hấp có thể lấy ra 33% của CO2 đã được khử trong quang hợp. Với các các thừa nhận
nầy hai ông có thể đặt một ước lượng tối đa cho sự gia tăng trọng lượng khô hằng ngày
ở 77 g · m 2 · ngày1, mà nó được gọi là vận tốc sinh trưởng cây trồng (crop growth
rate, CGR). Sự ước lượng của họ đã đặt ra hiệu suất của sự chuyển đổi năng lượng ở
5,3% của tiềm năng và 12% của bức xạ mặt trời thấy được.

Bảng 4.10. Sự tính toán sức sản xuất tiềm năng hàng ngày của một bề mặt
cây trồng.

1. Tổng bức xạ mặt trời 500 cal · cm2


2. Bức xạ mặt trời thấy được (400700 nm) = 44% 222 cal · cm2
3. Tổng lượng tử trong dãy ánh sáng thấy được ( 19,5 E/cal) 4320 E · cm2
a. Albedo (mất do phản chiếu) 612% của quang phổ thấy được  360 E · cm2
b. Mất do hấp thu không hoạt hoá = 10% (ví dụ: vách tế bào)  432 E · cm2
4. Tổng lượng tử hấp thu hữu ích trong quang phổ thấy được và
sẵn sàng để quang hợp 3528 E · cm2
5. Lượng của CO2 bị khử (10 lượng tử [photon] /1 phân tử CO2 bị
khử) 353 mol CO2 · cm2
6. Mất do hô hấpa của CO2 (33%)  116 mol CO2 · cm2
7. Sản lượng thực của CH2O (1 CH2O sản sinh/CO2 bị khử) 237 mol CH2O · cm2
8. Sự chuyển đổi của (moles · cm2 sang g · m2)
a. 237 mol · cm2 = 0,000237 mol · cm2 2,37 mol · m2
b. CH2O = 30 g · mol1 x 2,37 mol · m2 71 g · m2 · ngày1
9. Nếu CH2O là 92% của TL khô và các thành phần vô cơ là 8%,
tổng chất khô = 71 g · m2 · ngày1/0,92 77 g · m2 · ngày1
77 g · m2 · ngày1 = 687 lb · acre1 · ngày1
= 34,35 T (2000 lb · T1) trong mùa 100 ngày
Nguồn: Loomis và Williams, 1963.
a, Mất do hô hấp là một sự ước lượng. Các giá trị đo được cách nhau rất lớn, thường từ 25-50%.

Khi CGR tối đa của 77 g · m2 · ngày1 được so sánh với các số đo của CGR
ngắn hạn, chúng ta thấy rằng dưới điều kiện lý tưởng một vài cây trồng có thể đạt tới
60% của tối đa ước lượng (Bảng 4.11).

185
Bảng 4.11. Vận tốc sinh trưởng ngắn hạn tối đa đã ghi nhận được trên nhiều
loài cây trồng.

Loài Kiểu
carboxyl hoá CGR tối đa
Cỏ alfalfa Medicago sativa C3 23
Cỏ bermuda Cynodon dactylon C4 20
Cây hương bồ (cat tail) Typha latifolia C3 34
Bắp Zea mays C4 52
Kê (millet) Pennisetum typhoides C4 54
Khóm (Dứa) Ananas comosus CAM 28
Khoai tây Solanum tuberosum C3 37
Lúa Oryza sativa C3 36
Đậu nành Glycine max C3 17
Cỏ sudan Sorghum vulgare C4 51
Củ cải đường Beta vulgaris C3 31
Mía Saccharum officinarum C4 38
Ghi chú: Các CGR nầy nên được so sánh với 77 g · m2 · ngày1 đã được thiết lập bởi Loomis và
Williams khi CGR tối đa có thể có tại bức xạ mặt trời 500 cal · cm2 · ngày1. Tuy nhiên, một vài loài
cây trồng trên đây đã được trồng khi trung bình bức xạ mặt trời gần 700 cal · cm2 · ngày1 trong thời
gian đo mẫu, mà nó gia tăng CGR có thể đến 100 g · m2 · ngày1.
(Nguồn: Thu thập từ Loomis và Williams, 1963; Evan, 1975; và Monteith, 1978).

4.11. CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP, HIỆU SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG


CÂY TRỒNG

4.11.1. Triển vọng của việc sử dụng các nguyên tắc và cơ chế của
quang hợp trong những hệ thống nhân tạo

Theo các tác giả Vũ Văn Vụ và ctv. (1998), 4 giai đoạn chính của sự phát triển
năng suất thực vật:
+. Giai đoạn 1: sử dụng các chất hoá học để diệt cỏ, chống sâu, bệnh.
+. Giai đoạn 2: sử dụng các giống mới và các chất có hoạt tính sinh học.
+. Giai đoạn 3: nâng cao hoạt động quang hợp của cây trồng.
+. Giai đoạn 4: sử dụng các hệ thống nhân tạo (một dạng mới của sản xuất nông
nghiệp) được mệnh danh là “quang hợp trong ống nghiệm”.
Mục đích của việc nghiên cứu bản chất và cơ chế của quá trình quang hợp là tái
lập và sử dụng các nguyên tắc và phản ứng của nó trong các hệ thống công nghiệp và
một hướng quan trọng khác (hướng chính) là xây dựng những con đường và phương
thức nhằm tăng năng suất quang hợp ở cây trồng.
Chúng ta thấy rằng quang hợp nhân tạo, phỏng theo cơ chế của quang hợp tự
nhiên và dựa vào các nguyên liệu sẵn có như CO2, N2, H2O, dưỡng chất khoáng và
nguồn năng lượng dồi dào từ ánh sáng mặt trời; có thể chế tạo ra các chất đơn giản của
thực phẩm cũng như các nguyên liệu cần thiết khác, chẳng hạn như: đường, amino

186
acid, protein, các thành phần của lipid, các chất có hoạt tính sinh lý, các chất trùng
hợp, …
Tuy vậy, hiệu quả quan trọng nhất của việc nghiên cứu quang hợp vẫn là khả
năng điều khiển hoạt động quang hợp của cơ thể thực vật với mục đích nâng cao năng
suất thu hoạch.
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trên Trái Đất đã đặt ra vấn đề gay go phải giải
quyết là làm sao để đảm bảo nguồn lương thực và thực phẩm đủ cho nhu cầu tiêu thụ
của con người. Thực tế cho thấy còn nhiều điều vẫn chưa được thoả mãn. Có nhiều
nguyên nhân của vấn đề là: (1) nguyên nhân xã hội; (2) nguyên nhân kỹ thuật; và (3)
cái chính là con người vẫn còn thiếu những biện pháp cải tạo đúng mức và sử dụng
hợp lý chức năng quang hợp của cây xanh trên cơ sở của một trình độ hiểu biết cao
hơn về bản chất của quá trình quang hợp.

4.11.2. Lý thuyết thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quan điểm
quang hợp

Vũ Văn Vụ và cộng tác viên (1998) cũng đã giới thiệu phương trình của
Nhitriporovich, một nhà sinh lý thực vật Nga, như sau:

(FCO2 . L . Kf . KKT) 1, 2, … n
NKT = (T/ha)
10.000

Trong đó,
NKT: năng suất kinh tế (năng suất chất khô tích luỹ trong các “cơ quan
kinh tế” của thực vật)
FCO2: cường độ quang hợp = mg CO2/dm 2/h.
L: diện tích đồng hoá (diện tích làm nhiệm vụ quang hợp).
Kf: hệ số hiệu quả của quang hợp.
KKT: hệ số kinh tế.
n: thời gian hoạt động của diện tích đồng hoá.
10.000: số đổi ra T/ha.

Như vậy, rõ ràng là năng suất thu hoạch phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp (diện tích đồng hoá, L)
- Thời gian (n) hoạt động của bộ máy quang hợp.
- Cường độ quang hợp (FCO2) và hệ số hiệu quả quang hợp (Kf).
- Hệ số kinh tế (KKT), tức là phần năng suất chất khô tích luỹ trong các cơ
quan kinh tế.
Những yếu tố nầy phụ thuộc vào thành phần tạo nên hệ quang hợp (giống cây
trồng), vào cấu trúc của hệ (sự sắp xếp giữa các cá thể, các thành phần của bộ máy
quang hợp), và vào hoạt tính của hệ bao gồm các hoạt động trao đổi chất (quá trình
hấp thu, vận chuyển và tích luỹ, đồng hoá và dị hoá) và các hoạt động trao đổi năng
lượng của hệ (trao đổi nhiệt, hấp thu năng lượng, trao đổi nước, chuyển hoá nội năng).
Do đó, trên quan điểm quang hợp, muốn tăng năng suất cây trồng ta phải điều
khiển hệ quang hợp về cả 3 mặt: thành phần tạo nên hệ, cấu trúc của hệ và hoạt tính
của hệ sao cho nó hoạt động tốt nhất.

187
Trong thực tế sản xuất, người ta đã nghiên cứu tạo ra được những hệ quang hợp
cho năng suất rất cao như: hệ quang hợp của tảo, hệ quang hợp tối ưu của thực vật bậc
cao trong điều kiện khí hậu nhân tạo. Sự phát hiện ra các nhóm thực vật với con đường
đồng hoá carbon quang hợp khác nhau (C3, C4, CAM) đã thúc đẩy hướng nghiên cứu
quang hợp giống cây trồng: gây đột biến, lai tạo, đặc biệt các tổ hợp lai giữa cây C3 và
C4, để tạo ra những giống cây trồng có cường độ và hiệu suất quang hợp cao; hoặc
nghiên cứu ức chế quá trình quang hô hấp ở cây C3 để tăng hiệu suất quang hợp của
nó.
Nếu so sánh giữa hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng lý thuyết ( 33%) và hệ số
sử dụng năng lượng ánh sáng thực tế (5% ở tảo, 0,5-1,5% ở thực vật bậc cao) chúng ta
thấy khả năng nâng cao năng suất cây trồng vô cùng lớn.

188

You might also like