You are on page 1of 12

Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH HỌC E-LEARNING

Mục tiêu Hướng dẫn học

Sau khi học bài này bạn sẽ:  Trước khi đi vào nội dung chi tiết hãy
nghiên cứu kỹ mục tiêu và các đầu mục
 Nêu được các bước trong quá trình học
chính.
E-Learning.
 So sánh từng nội dung đã đọc với mục
 Nêu được tầm quan trọng trong việc nắm
tiêu của bài học
vững của các thông tin của lớp học.
 Làm các bài tập trắc nghiệm trên trang
 Áp dụng được phương pháp học tập hiệu
chủ của lớp học.
quả vào lớp học thực tế.
 Trao đổi với các thành viên cùng nhóm
về các vấn đề bạn chưa nắm vững.

ICT101_Bai4_v1.1012102228 73
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

Nội dung

Chào mừng bạn đã đến với Bài 4 Phương pháp và Quy trình học E-Learning. Trong bài
trước bạn đã hiểu được khái niệm về E-Learning, bạn cũng biết cách chuẩn bị các công cụ
cho môi trường học tập hiện đại. Vậy bạn sẽ sử dụng các công cụ của môi trường
E-Learning như thế nào? Học tập như thế nào cho hiệu quả? Học E-Learning khác với học
lớp truyền thống ở đâu?. Bài học Phương pháp và Quy trình học E- Learning sẽ mang đến
những giải đáp về từng vấn đề bạn đang quan tâm.
Các nội dung chính của bài là:
 Các bước của quá trình học E-Learning là gì
 Những điều bạn nhất thiết phải biết về lớp học E-Learning
 Các công việc của bạn trong lớp học E-Learning

74 ICT101_Bai4_v1.1012102228
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.1. Các bước trong quy trình học E-Learning


Quy trình học E-Learning bao gồm 03 bước sau:
(1) Đăng ký lớp học
(2) Tìm hiểu thông tin lớp học
(3) Học tập

Hình 4.1. Các bước trong quy trình học E-Learning

4.2. Đăng ký lớp học


 Kết quả cần đạt được: Bạn có tên trong danh sách lớp và như vậy truy cập được
vào trang chính của lớp học E-Learning.
 Yêu cầu: Bạn có đủ kiến thức để học môn này. Nếu bạn đã thu thập đủ các kiến
thức cần có để học môn này thì bạn đã đủ khả năng để học lớp này.
 Trợ giúp: Nếu bạn có khó khăn trong quá trình lựa chọn, cố vấn học tập sẽ giải
thích cho bạn về việc bạn có đủ điều kiện và nên chọn môn học này không.
 Điều kiện: Sau khi bạn đăng ký học tập lớp học này. Thông thường nhà trường sẽ
yêu cầu bạn nộp học phí để có thể vào học.
 Sau khi bạn đã thực hịên các điều kiện trên bạn sẽ được vào danh sách học viên
của lớp học. Từ đây bạn đã có thể truy cập vào trang chính của lớp học. Ngay sau
đó bạn chuyển sang bước quan trọng tiếp theo “Tìm hiểu các thông tin quan trọng
của lớp học E-Learning”

ICT101_Bai4_v1.1012102228 75
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.3. Tìm hiểu thông tin của lớp học E-Learning


Để học tập tốt bạn nhất thiết cần phải nắm vững những thông tin sau:
 Mục tiêu của môn học
 Danh sách giảng viên, trợ giảng, cố vấn học tập và bạn cùng lớp
 Kế hoạch học tập
 Danh sách học liệu được cung cấp

4.3.1. Mục tiêu môn học


Khi bạn nói rằng bạn đã học xong điều gì đó, nghĩa là bạn đã có thêm một giá trị. Liệu
có thể có trường hợp khi bạn học được điều gì đó một cách vô tình, không có mục tiêu
hay ý định từ trước? Thực tế, có những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, theo các nhà
tâm lý học, khi muốn ghi nhớ điều gì mà chúng ta có ý định từ trước thì điều đó sẽ lưu
trong vỏ não chúng ta được lâu hơn. Trường hợp đó gọi là ghi nhớ có chủ định.
Bạn cần chuẩn bị và xác định được những vấn đề mình cần học một cách có chủ định
thì mới có quyết tâm học tập. Có kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình.
Đối với lớp học E-Learning, thông thường mục tiêu môn học được xác định rất rõ
ràng cho mọi học viên. Mục tiêu học tập được phổ biến nhằm mục đích:
 Mô tả chính xác những gì bạn phải đạt được sau khi hoàn thành lớp học
 Mô tả chi tiết kết quả mà người dạy muốn bạn phải hướng tới sau từng bài học
 Chỉ ra sự thay đổi về nhận thức, kỹ năng và hành vi mà bạn cần đạt được sau khi
hoàn thành quá trình học tập.
Nắm vững mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hướng phải học và học bằng cái nào. Khi nắm
rõ được mục tiêu bạn sẽ:
 Tập trung vào những phần của nội dung bài học
 Hưng phấn hơn vì có phương hướng rõ ràng
 Biết được cái gì cần học trước, cái gì cần ưu tiên, thời gian cho các nội dung
 Thông qua sự hiểu biết rõ ràng về mục tiêu của môn học, bạn sẽ cảm nhận được sự
đánh giá công bằng của giảng viên.

4.3.2. Kế hoạch Học tập


Với phương châm “Mọi lúc mọi nơi”, E-Learning cho bạn sự thuận tiện để lựa chọn
thời gian học tâp. Tuy nhiên, dù sự lựa chọn tự do đến đâu, bạn cũng cần bám sát kế
hoạch học tập của lớp.
Đối với lớp học E-Learning, kế hoạch học tập luôn luôn được xác định rõ ràng và
được thông báo tới từng học viên. Kế hoạch học tập sẽ bao gồm những thông tin sau:
 Nội dung kiến thức cần tiếp thu theo từng tuần (hoặc tháng)
 Thời điểm nhận và nộp các bài tập về nhà
 Thời điểm khai giảng môn học; Thời điểm phụ đạo và thời điểm thi kết thúc môn học.

76 ICT101_Bai4_v1.1012102228
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

 Thời gian giải đáp thắc mắc trực tuyến của các giảng viên theo từng tuần. Trong
những thời gian này bạn sẽ nhận được giải đáp thắc mắc tức thì từ giảng viên.

Hình 4.2. Ví dụ: Kế hoạch học tập của 01 lớp học E-Learning
Bạn cần nắm vững kế hoạch này học tập thuận lợi nhất.

4.3.3. Danh sách giảng viên, trợ giảng, cố vấn học tập và bạn cùng lớp
Nếu ta chỉ có một mình thì ta có thể tiếp thu nội dung kiến thức của cả môn học hay
không. Rõ ràng những trường hợp đặc biệt như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng bản
thân học tập đã là một hoạt động cộng đồng. Đối với E-Learning thì càng được nhấn
mạnh thành 03 loại hình học tập: Học trên lớp; Học trực tuyến; Và học từ cuộc sống
thực tế.
Lớp học E-Learning, như một cộng đồng học tập nhỏ, có các thành viên là các giảng
viên, trợ giảng, cố vấn học tập và các học viên. Danh sách thành viên tham gia thường
được đăng tải ngay trên trang chủ của lớp học.
Những thông tin liên lạc như địa chỉ E-mail, số điện thoại liên lạc của các giảng viên,
trợ giảng, lớp trưởng sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi cần.

ICT101_Bai4_v1.1012102228 77
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.3.4. Học liệu được cung cấp


Chắc chắc bạn đã quá quen thuộc với sách giáo khoa, loại học liệu phổ biến nhất.
E-Learning như một cuộc cách mạng về học tập, mang lại những điều kiện học tập
hiện đại hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và phân phối học liệu. Bạn cần nắm
vững danh sách những học liệu của lớp học E-Learning. Sẽ thuận tiện hơn rất nhiều
cho các thành viên của lớp học, nếu khi cần trao đổi về nội dung kiến thức cụ thể,
từng người đã có sẵn tài liệu đó trong tay.
Các loại học liệu trong lớp học E-Learning thường là:
 Giáo trình tự học được in ấn.
 Đĩa CD chứa học liệu đa phương tiện (bài giảng video hoặc có tiếng, câu hỏi
trắc nghiệm).
 Những nội dung học tập được đăng tải ngay trên trang WEB của lớp học.
 Các tài liệu tham khảo mà giảng viên gửi cho bạn (ví dụ qua E-mail hoặc qua diễn
đàn lớp học).

4.4. Các công việc của học viên trong lớp học E-Learning
Như vậy bạn đã nắm vững được các thông tin cần biết về lớp học E-Learning. Phải
chăng đây là những điều mới, chỉ ở lớp học E-Learning mới có? Câu trả lời là không,
thực ra những thông tin này là những điều mà những học viên của lớp học truyền
thống cũng cần nắm vững. Điểm khác nhau cơ bản là E-Learning đòi hỏi sự chủ động
học tập của học viên ở mức rất cao. Chính vì thế đối với học viên E-Learning những
thông tin này trở thành thiết yếu.
Cũng như vậy, nắm vững phương pháp học tập trong lớp học E-Learning là điều kiện
cần để bạn hoàn thành lớp học. Bạn có thể theo dõi 04 hoạt động chính của học viên
E-Learning trên hình sau:

Hình 4.3. Các hoạt động của bạn tại lớp học E-Learning được các công cụ truyền thống và
truyền thông điện tử hỗ trợ bao gồm:

 Tiếp thu Bài giảng


 Thảo luận
 Thực hành
 Thi cử

78 ICT101_Bai4_v1.1012102228
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.4.1. Tiếp thu Bài giảng


Hình thức truyền tải: Bạn có thể tiếp thu bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Những buổi gặp mặt trực tiếp: Lớp học E-Learning vẫn có những buổi gặp mặt
trực tiếp để giảng viên trao đổi kiến thức với học viên. Trong những buổi học này,
thông thường giảng viên sẽ tập trung vào phổ biến khung nội dung kiến thức,
phương pháp học tập và hướng dẫn học tập.
 Bằng giáo trình in ấn: Giáo trình in ấn cho lớp E-Learning thường được thiết kế
theo từng bài. Bạn sẽ tìm thấy mục tiêu học tập, hướng dẫn sử dụng và bài tập tự
đánh giá trong từng bài học. Nhiệm vụ của học viên là hoàn thành nội dung các bài
học theo kế hoạch học tập của lớp.
 Bằng bài giảng đa phương tiện trên máy tính: Bài giảng đa phương tiện bao gồm
nội dung dạng đoạn văn (text), dạng trình chiếu (powerpoint hay flash), lồng ghép
với tiếng nói và video. Loại học liệu hiện đại này sẽ mang đến lợi ích đáng kể cho
bạn. Học viên cần theo dõi những bài giảng này và làm bài tập ở cuối từng bài.
 Các bài giảng trực tiếp qua mạng Internet: Bạn sẽ được truy cập các bài giảng
được đăng trên trang chủ của lớp học. Trong dạng này sẽ có bài giảng thời gian
thực (bài giảng được phát trực tiếp) và bài giảng phát chậm (bài giảng được quay
thành phim và phát lại).
 Hình thức khác: Để phục vụ được nhiều đối tượng học viên với các trang thiết bị
khác nhau. Các hình thức truyền tải qua Radio, qua VCD hoặc bằng phương tiện
mobile cũng được sử dụng trong từng môn học.
Những công việc cần thực hiện để tiếp thu bài giảng hiệu quả:
 Nắm vững mục tiêu của môn học và từng bài học (thường được nêu trước các bài).
Đối chiếu nội dung bài giảng với những mục tiêu này.
 Đối với các buổi gặp mặt hoặc truyền hình trực tiếp qua mạng bạn cần nghiên cứu
bài từ trước. Ghi lại những thắc mắc của mình để được giải đáp trực tiếp.
 Khi gặp một nội dung khó chưa thể giải quyết được ngay, bạn hãy nghiên cứu tiếp
các nội dung khác để có thể kết thúc bài học theo kế hoạch. Sau đó hãy mạnh dạn
yêu cầu sự giúp đỡ của giảng viên và trao đổi với bạn cùng lớp về những vấn đề
còn sót lại.

4.4.2. Thảo luận – Giải đáp thắc mắc


Tự học luôn là thử thách lớn, bạn sẽ vượt qua thử thách này nếu tận dụng tốt sự trợ
giúp và tham gia giúp đỡ những người khác. Theo các nghiên cứu khoa học, sự trao
đổi kiến thức giúp người ta tiếp thu được tốt hơn. Ví dụ bạn có thể tự mình đọc thuộc
bài này, nhưng nếu bạn trao đổi và hoặc giảng giải nội dung bài học cho những người,
thì bạn sẽ nắm vững hơn và nhớ được lâu hơn.
Những người mà bạn thường xuyên trao đổi sẽ là giảng viên hoặc bạn học. Bạn cần
liên lạc với giảng viên thường xuyên và đặt ra các thắc mắc về nội dung học tập. Các
bạn cũng lớp, nhất là bạn trong cùng nhóm học tập, là nguồn hỗ trợ tích cực của bạn.
Các lớp học E-Learning bao giờ cũng đưa ra các chuẩn mực để đẩy nhanh và khuyến
khích sự trao đổi thông tin giữa các thành viên. Các thành viên trao đổi kiến thức càng
nhiều lớp học E-Learning càng đạt chất lượng tốt.

ICT101_Bai4_v1.1012102228 79
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

Hình thức trao đổi kiếng thức và giải đáp thắc mắc: Có 02 hình thức chính là đồng
bộ (hay còn gọi là thời gian thực) và không đồng bộ.
 Trao đổi đồng bộ (thời gian thực): Bạn trao đổi với bạn học và giảng viên trực tiếp
qua mạng. Các buổi gặp qua mạng sẽ được tiến hành sử dụng các công cụ như
Text Chat (cho mạng chậm), Voice Chat (mạng tốc độ trung bình) và sử dụng
WEB Cam nếu bạn có đường truyền tốt. Lợi thế cơ bản của phương pháp này là
bạn có thể trao đổi trực tiếp.
 Trao đổi không đồng bộ: Bạn sử dụng các công cụ thư điện tử, diễn đàn lớp học
hay HelpDesk (bàn hỗ trợ) để gửi các thắc mắc và nhận lời giải đáp. Bạn cũng có
thể trả lời những bạn học trong lớp về các nội dung mà bạn nắm vững.
Vậy những nội dung nào nên trao đổi ở hình thức đồng bộ? Nội dung nào nên sử
dụng hình thức không đồng bộ? Theo kinh nghiệm của những giảng viên đã có hàng
chục năm kinh nghiệm trong môi trường E-Learning thì mỗi phương pháp trao đổi có
những lợi thế và thách thức như sau (E-Learning Guild, “The E-Learning Guilde’s
Hand Book of E-Learningearning Strategy”):
Đồng bộ Không đồng bộ

 Nội dung được trình diễn thời gian thực  Tự do về môi trường (ví dụ: tư thế ngồi
 Có giải đáp ngay lập tức viết; thời gian viết)

Lợi  Cảm giác trực quan (ngôn ngữ cơ thể, mô tả  Làm được ở nhà hay văn phòng
thế bằng bảng phấn, hình vẽ, …)  Nội dung được chọn lọc, suy nghĩ kỹ
 Rất tốt cho những người có kỹ năng đọc  Xem lại sách vở nếu cần
hoặc viết kém  Tự thực hiện theo ý muốn
 Được hướng dẫn thực hiện
 Thời gian phải cố định từ trước  Không được trả lời ngay
 Không có thời gian để suy nghĩ (phải trả lời  Không có những mô tả trực quan (dẫn
Thách ngay) đến hiểu nhầm)
thức
 Chỉ xoay quanh một sự kiện hoặc chủ đề cho  Dễ mệt mỏi khi cần được sự trợ giúp
tất cả người tham gia ngay
 Phải theo sự hướng dẫn  Đòi hỏi tính tự giác
 Phòng học ảo (Virtual Classroom)  Bàn hỗ trợ (helpdesk)
Công
cụ  Chat Voice,Video, WEBCam  Diễn đàn
 Email

4.4.3. Thực hành – Giải đáp thắc mắc


Hình thức thực hiện: Lớp học E-Learning tổ chức các bài thực hành đa dạng phù
hợp nhất với nội dung kiến thức và điều kiện học tập của bạn. Các hình thức thực hiện
chính sẽ là:
 Trực tiếp tại phòng thí nghiệm: Một số nội dung cần thực hiện trực tiếp trên máy
sẽ được giảng viên trực tiếp hướng dẫn bạn. Ví dụ những thao tác cơ bản với máy
tính cho học viên chưa có kinh nghiệm sử dụng.

80 ICT101_Bai4_v1.1012102228
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

 Bằng phương pháp trắc nghiệm: Như bạn đã biết, trắc nghiệm khách quan là
phương pháp được rất nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng. Trong lớp học
E-Learning phần lớn các nội dung luyện tập được cung cấp cho bạn dưới dạng bài
trắc nghiệm trực tuyến trên trang WEB của lớp học hoặc trên đĩa CD học liệu.
 Bằng phần mềm mô phỏng: Có một số phần
mềm mô phỏng giúp trực quan hóa các thao
tác. Ví dụ phần mềm mô phỏng chuyển động
của lưỡi và miệng khi phát âm các từ tiếng
Anh giúp bạn luyện tập phần phát âm. Phần
mềm mô phỏng thiết bị nối mạng giúp bạn thực
hiện thao tác cấu hình thiết bị mạng. Phần mềm
mô phỏng hóa học giúp bạn thực hiện thí
nghiệm mà không cần thiết bị và hóa chất như Hình 4.4. Mô phỏng thí nghiệm Vật lý
phòng thí nghiệm.
 Bằng trò chơi nhập vai 3D: Trò chơi nhập vai 3D sẽ giúp Bạn thực tập tốt hơn
trong những nội dung cần nhiều sự tương tác. Ví dụ: Bạn học ngành Tài chính –
Ngân hàng và cần thao tác kỹ năng tiếp khách hàng tại quầy giao dịch. Môi trường
3D sẽ cung cấp cho bạn quầy giao dịch giống như ở ngân hàng thật, với bàn ghế,
trang thiết bị, chứng từ… Bạn có thể lựa chọn nhập vai giao dịch viên để tiếp
khách hàng (do bạn cùng lớp của bạn hoặc thầy giáo nhập vai). Bạn cũng có thể
đổi vai với những người khác để đánh giá tình huống được từ nhiều khía cạnh hơn.
 Nội dung trên Mobile: Một số nội dung kiến
thức sẽ được truyền tải qua điện thoại di động.
Với các loại điện thoại có chức năng đồ họa và
âm thanh tốt bạn sẽ được sử dụng với đầy đủ
tiện ích. Nếu bạn sử dụng điện thoại đời cũ hơn
có thể bạn chỉ sử dụng được các nội dung được
cài tại trên máy dạng TEXT hoặc trao đổi với
tổng đài cung cấp nội dung học tập qua SMS.
Hình 4.5. Các bài thực hành trên
Thực hành như thế nào cho hiệu quả: Mobile sẽ giúp việc học tập của Bạn
trở lên thật sự linh hoạt
 Dành nhiều thời gian thực hành trước kỳ thi.
Điểm mạnh của E-Learning là cung cấp cho học viên khả năng tự đánh giá. Kết
quả khi thực hành (ví dụ làm bài trắc nghiệm) sẽ gần tương đương với kết quả thi
kết thúc môn học của bạn.
 Trong khi luyện tập nếu thấy có những thắc mắc cần mạnh dạn hỏi giảng viên và
bạn cùng lớp. Tránh dừng lại quá lâu ở từng chi tiết nhỏ.
Trong lớp học E-Learning, thời gian từ lúc bạn nhận được và phải nộp bài tập thường
là 2 đến 3 tuần. Bạn cần có kế hoạch làm bài tập ngay từ tuần đầu tiên. Như vậy sẽ
nhận được trợ giúp và không bị quá tải trong những ngày trước khi phải nộp bài tập.
 Nếu bạn có những vướng mắc về kỹ thuật (sử dụng phần mềm mô phỏng, nhập vai
tình huống môn học) hãy trực tiếp nhờ nhân viên kỹ thuật của chương trình trợ giúp.

ICT101_Bai4_v1.1012102228 81
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.4.4. Thi kết thúc môn học


 Để đảm bảo chất lượng của E-Learning, các kỳ thi được tổ chức tập trung.
 Tùy theo nội dung môn học mà thi kết thúc có thể là tại phòng máy tính, thi trắc
nghiệm trên giấy, trên máy hoặc thi vấn đáp.
 Hình thức thi trắc nghiệm trên giấy hoặc máy sẽ là hình thức chủ yếu mà bạn gặp
trong lớp học E-Learning.
 Bạn cần hiểu rằng trong lớp học E-Learning, kết quả thi kết thúc chỉ chiếm một
phần trong tổng kết môn học. Một phần quan trọng của kết quả học tập sẽ được
tích lũy từ các hoạt động trong kỳ.

82 ICT101_Bai4_v1.1012102228
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI


Trong bài này bạn đã nắm được các kỹ năng cơ bản để học tập trong lớp học E-Learning
 Các bước trong quá trình học E-Learning: Bạn cần liệt kê và nêu được tuần tự thực hiện và
tầm quan trọng của các bước.
 Tầm quan trọng trong việc nắm vững của các thông tin của lớp học: Nắm vững thông tin của
lớp học đặc biệt quan trọng đối với lớp học E-Learning. Bạn phải liệt kê được các nhóm
thông tin cần nắm vững.
 Hoạt động chính trong lớp học E-Learning: Bạn đã hiểu được 4 hoạt động chính của lớp học
E-Learning. Đó là Tiếp thu bài giảng, tương tác phụ đạo, luyện tập và thi cử. Đối với từng
hoạt động bạn cần hiểu được phương pháp thực hiện hiệu quả.
 Theo phương châm học đi đôi với hành: Bạn cần vận dụng được kiến thức này vào lớp học
E-Learning thực tế. Nên nhớ rằng bạn không thể tối ưu hóa phương pháp học tập ngay từ
đầu. Cần phải đánh giá và nỗ lực từng bước để có cách học tập tốt hơn.

ICT101_Bai4_v1.1012102228 83
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mục tiêu môn học nhằm mục đích (chọn nhiều đáp án)
a) Mô tả chính xác những gì bạn phải đạt được sau khi hoàn thành lớp học
b) Mô tả chi tiết kết quả mà người dạy muốn bạn phải hướng tới sau từng bài học
c) Đưa ra thời gian mà bạn phải hoàn thành khóa học
d) Chỉ ra sự thay đổi về nhận thức, kỹ năng và hành vi mà bạn cần đạt được sau khi hoàn
thành quá trình học tập.
2. Các thông tin quan trọng nhất đối với lớp học E-Learning là gì (chọn nhiều đáp án)
a) Mục tiêu môn học
b) Danh sách giảng viên, trợ giảng và bạn cùng lớp
c) Trình duyệt WEB cần sử dụng để truy cập vào lớp học
d) Kế hoạch học tập
e) Danh sách học liệu được cung cấp
3. Thi kết thúc môn học trong E-Learning thường được tổ chức dưới hình thức
a) Gửi đầu bài và nhận bài thi qua bưu điện
b) Trên Internet
c) Tập trung tại cơ sở đào tạo
d) Cả bả phương án trên
4. Công cụ chính giúp học viên lớp học E-Learning trong giải đáp thắc mắc và trao đổi kiến
thức là gì?
a) Thư điện tử (E-mail)
b) Trang chủ lớp học
c) Diễn đàn của lớp học (Forum)
d) Phần mềm hội thoại Chat hoặc Video
5. Hãy nêu 04 hoạt động của khóa học E-Learning
Gợi ý: xem phần Các hoạt động của khóa học E-Learning.
6. Hãy nêu các trường hợp trong đó nên sử dụng phương pháp Thảo luận – Giải đáp thắc mắc
đồng bộ và không đồng bộ? Có trường hợp nào cần kết hợp cả 02 phương pháp không?
Gợi ý: xem bảng so sánh các phương pháp thảo luận.

84 ICT101_Bai4_v1.1012102228

You might also like