You are on page 1of 4

1

Hợp đồng dân sự vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng dân sự


Một trong các bên trong hợp
Điều kiện Hợp đồng dân sự vi phạm một
đồng vi phạm các điều khoản
chấm dứt trong các điều kiện có hiệu lực
có trong hợp đồng hoặc một
hợp đồng của hợp đồng
bên yêu cầu hủy hợp đồng.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do:
- Vi phạm điều cấm
- Giả tạo
- Người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi
Các trường dân sự xác lập, thực hiện
Một bên có quyền hủy bỏ hợp
hợp chấm - Nhầm lẫn
đồng và không phải bồi thường
dứt hợp - Bị lừa dối, đe dọa
khi bên kia vi phạm hợp đồng.
đồng - Người xác lập không nhận
thức và làm chủ hành vi của
mình
- Không tuân thủ quy định về
hình thức
- Có đối tượng không thể thực
hiện được
Bên hủy hợp đồng phải thông
Hợp đồng không đủ điều kiện
Trách nhiệm báo cho bên kia về việc hủy bỏ,
có hiệu lực thì đương nhiên vô
thông báo nều không thông báo mà gây
hiệu.
thiệt hại thì phải bồi thường
Bên có lỗi phải bồi thường thiệt
hại (một trong số các bên trong
hợp đồng)
Bên có lỗi gây thiệt hại có trách
Bên yêu cầu hủy hợp đồng nều
Trách nhiệm nhiệm bồi thường (có thể là
không có lỗi thì không phải bồi
bồi thường một trong số các bên trong hợp
thường.
đồng, có thể là người thứ ba).
Bên vi phạm hợp đồng phải bồi
thường phần hợp đồng đã được
thực hiện (nếu có thỏa thuận).

2
Theo Tòa án nhân dân tỉnh vĩnh long, hợp đồng trên bị vô hiệu
“Xét, theo quy định tại Điều 124 BLDS 2015 thì “khi các bên xác lập giao dịch
dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu cho một giao dịch dân sự khác thì giao dịch
giả tạo vô hiệu, còn giao dịch che dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch
dân sựu đó cũng vô hiệu theo bộ luật này”. Đối chiếu quy định trên với trường hợp
giữa nguyên đơn với bà Trang thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được xác lập ngày 23/01/2013 giữa nguyên đơn và bà Trang là vô hiệu do giả tạo
và giao dịch vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có hiệu lực.”
3
Theo nhóm, hướng giải quyết của TAND tỉnh Vĩnh Long là hợp lý. Bởi vì bà Thúy
đã cho bà Trang vay số tiền 100 triệu đồng, sau đó hai bên lại thiết lập hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Trang hứa trả góp trong 06 tháng, 1 triệu
đồng/ngày, tức 180 triệu đồng; tuy nhiên bà Trang chỉ trả bà Thúy 5 triệu và cũng
không có căn cứ nào khác chứng minh được rằng bà Trang đã trả đủ tiền cho bà
Thúy. Căn cứ theo điều 124: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả
tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu,
còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng
vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.” Nhằm che giấu
giao dịch vay 100 triệu đồng, mà bà Thúy và bà Trang đã xác lập hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, do đó hợp đồng lập ra với mục đích che giấu là hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, còn giao dịch vay ban đầu là có
hiệu lực. Vì thế hướng giải quyết của Tòa là hoàn toàn hợp lí.
4
Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì không áp dụng án phạt vi phạm hợp đồng
Vì căn cứ theo khoản 2, Điều 131 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả.”
Khi giao kết hợp đồng, bà Trang và bà Thúy đều biết rằng hợp đồng này nhằm che
giấu giao dịch vay tài sản, do đó các bên có lỗi ngang nhau, và phải hoàn trả những
gì đã nhận, không phải bồi thường.
5
Hướng giải quyết của TAND tỉnh Vĩnh Long: “Do hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất được kí giữa nguyên đơn và bà Trang bị vô hiệu nên xử lí hậu
quả hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 131 BLDS. Khi giao kết hợp đồng
chuyền nhượng quyền sử dụng đất thì nguyên đơn và bà Trang đều biết việc lập
hợp đồng này nhằm che giấu cho giao dịch vay tài sản. Do vậy, các bên có lỗi
ngang nhau trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu do vậy các bên hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận và không phải bồi thường.”
Theo nhóm, hướng giải quết trên là đúng. Theo khoản 2, Điều 131 BLDS 2015:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả.”
Cả nguyên đơn và bà Trang đều biết hợp đồng này xác lập để che giấu cho giao
dịch vay 100 triệu đồng, do đó không thể xác định bên nào có lỗi, bên nào ngay
tình, vì cả hai đều có lỗi, khi biết mục đích che giấu của hợp đồng mà vẫn kí kết
xác lập hợp đồng, hợp đồng bị vô hiệu là lỗi cuả cả hai bên, do đó cách giải quyết
thỏa đáng nhất là để hai bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại những gì
đã nhận. Tức là bà Trang (bởi vì không chứng minh được rằng đã hoàn trả đủ 180
triệu đồng cho nguyên đơn) nên phải trả lại đủ số tiền lúc đầu bà đã vay nguyên
đơn (giao dịch vay vẫn có hiệu lực theo Điều 124 BLDS) là 100 triệu đồng. Tuy
nhiên nguyên đơn xác nhận bà Trang đã thanh toán cho nguyên đơn 5 triệu đồng
và nguyên đơn không tính lãi suất, nên bà Trang phải trả 95 triệu đồng cho nguyên
đơn. Tóm lại, hướng giải quyết của Tòa là đúng đắn và phù hợp.
6
Sự giống nhau của hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng
- Do một bên thực hiện
- Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp
đồng. Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng.
- Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm dứt
hợp đồng
Các trường hợp - Do chậm thực hiện - Khi một bên vi phạm
nghĩa vụ nghiêm trọng nghĩa vụ
- Do không có khả năng trong hợp đồng
làm - Do hai bên thỏa thuận
- Do tài sản bị hư hại, bị - Do pháp luật quy định
hỏng, bị mất
Điều kiện áp dụng Phải có sự vi phạm hợp Không bắt buộc phải có
đồng và đây cũng là điều sự vi phạm hợp đồng bởi
kiện để hủy bỏ hợp đồng hai bên có thể thỏa thuận
hoặc do pháp luật quy
định
Hậu quả - Hợp đồng không có - Hợp đồng chấm dứt kể
hiệu lực từ thời điểm từ thời điểm bên kia nhận
giao kết, các bên không được thông báo chấm dứt
phải thực hiện nghĩa vụ - Các bên không phải tiếp
đã thỏa thuận tục thực hiện nghĩa vụ
- Hoàn trả cho nhau nữa
những gì đã nhận sau khi
trừ đi chi phí

7
Ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên. Vì ông Minh và
ông Cường khi giao kết hợp đồng có thời hạn thành toán trong hợp đồng (do hợp
đồng giữa 2 ông là 1 hợp đồng hợp pháp). Nhưng ông Cường không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán dù ông Mình đã nhiều lần nhắc nhở, do đó, ông Cường đã vi
phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. Căn cứ theo điểm b, khoản 2, Điều 423
BLDS 2015, ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng trên.

You might also like