You are on page 1of 43

Giới thiệu:

Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC
6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục ................................................................................................. 5
Tìm các điểm xoay chiều (swing point) .......................................................................................................... 5
Xác định xu hướng 1 cách chính xác .............................................................................................................. 6
Vẽ đường xu hướng ....................................................................................................................................... 9
Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại ....................................................................... 9
Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến ..................................................................................... 10
Đặt ra các mục tiêu giá khả thi ..................................................................................................................... 11
Trend Bar: Cách đơn giản để thấy được hành động giá .................................................................................. 13
Trend Bar là gì? ............................................................................................................................................. 13
Cách đọc hiểu Price Action với Trend Bar .................................................................................................... 13
Ví dụ đọc hiểu Price Action bằng Trend Bar ................................................................................................. 14
Price Action Swing Trading với đường xu hướng ........................................................................................... 17
Cách vẽ đường xu hướng đúng .................................................................................................................... 17
Tại sao đường xu hướng lại hữu dụng để swing trade?............................................................................... 18
Swing trading với đường xu hướng .............................................................................................................. 19
Ví dụ biểu đồ UTX: ........................................................................................................................................ 19
Sự nhất quán là chìa khoá ............................................................................................................................ 21
Price Action trading với kênh giá ................................................................................................................... 22
Giao dịch theo xu hướng với kênh giá.......................................................................................................... 22
Giao dịch ngược xu hướng với kênh giá ....................................................................................................... 22
Giao dịch trong range với kênh giá............................................................................................................... 23
Giao dịch breakout (phá ngưỡng) với kênh giá ............................................................................................ 24
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade.................................................................................................. 26
Đường trung bình với Price Action ............................................................................................................... 26
Kênh giá với Price Action .............................................................................................................................. 28
So sánh 2 phương pháp xác định xu hướng trong ngày............................................................................... 28
3 cách sử dụng vùng giằng co ........................................................................................................................ 30
Vùng giá giằng co là các hỗ trợ kháng cự tự nhiên ...................................................................................... 30
Vùng giằng co để thoát lệnh......................................................................................................................... 31
Vùng giằng co dài là các vùng giá nguy hiểm ............................................................................................... 32
Phân tích hành động giá qua từng thanh nến chuyên sâu ............................................................................... 33
Phân tích từng thanh nến là gì? ................................................................................................................... 33
Các quy tắc cơ bản........................................................................................................................................ 34
Ví dụ 1: HD D1 (NYSE) ....................................................................................................................... 34
Ví dụ 2: CL 3M (NYMEX) .................................................................................................................... 36
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng Price Action ...................................................................... 39
Sử dụng các khung thời gian cao hơn .......................................................................................................... 39
Đường xu hướng .......................................................................................................................................... 40
Cách xác định xu hướng nào là tốt nhất? ..................................................................................................... 41
6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục
Vậy là chúng ta đã đi xong tập 2 của series Price Action chuyên sâu, tập trung vào cách đọc hiểu
Price Action qua từng thanh nến, các mẫu hình Price Action quan trọng cần nắm, và cách thiết
lập nên một chiến lược Price Action Trading.

Và trong tập 3 này chúng ta sẽ đi tìm hiểu công cụ mà Price Action tận dụng. Anh em với vai trò
là 1 Price Action Trader phải biết xài thành thục các công cụ này. Chúng bao gồm các thứ đơn
giản nhưng quan trọng như các điểm xoay chiều, xu hướng, hỗ trợ kháng cự, đường xu hướng,
vùng giá giằng co. Anh em phải luyện tập thành thạo các kỹ năng dưới đây:

Tìm các điểm xoay chiều (swing point)


Giá di chuyển theo các sóng, các sóng đảo chiều tạo nên các điểm xoay chiều. Xác định các điểm
xoay chiều này tức là chúng ta đang xác định cấu trúc thị trường. Đó là các dấu hiệu đơn giản mà
chính xác nhất của hỗ trợ kháng cự.

Cấu trúc thị trường giống như chiến trận vậy. Đó là trận địa mà anh em sẽ đánh kẻ thù tại đó.
Càng thấu hiểu về địa hình của trận địa, lợi thế anh em càng lớn.

Hãy quan sát các điểm xoay chiều của sóng giá, chúng sẽ cho anh em thấy:

 Xu hướng chủ đạo;


 Hỗ trợ kháng cự - vùng vào lệnh tiềm năng.
Ví dụ:
1. 2 điểm swing đầu tiên là các swing point quan trọng
2. mặc dù trước đó là đoạn giảm giá mạnh, giá vẫn được hỗ trợ tốt bởi vùng 2 điểm swing
point trước đó đi qua
3. sóng giảm số 3 này sẽ phóng to trong chart bên dưới

1. Quan sát các swing high và swing low. Chúng thấp dần. Các cố gắng vượt lên điểm swing
trước đó đều thất bại. Đây là xu hướng giảm.
2. Giá chạm vùng hỗ trợ trước đó trên chart đầu tiên và hình thành 1 long tailed candle - từ
chối giảm
Có anh em dùng chỉ báo ZigZag để xác định các swing point. Đừng như vậy, hãy tự xác định để
tập cho mắt nhạy hơn với hành động giá.

Xác định xu hướng 1 cách chính xác


Nói thì nghe dễ, nhưng phần lớn chúng ta xác định xu hướng 1 cách rất cảm tính, cứ thấy giá
tăng 1 đoạn thì bảo là xu hướng tăng, hoặc giá giảm mạnh 1 phát là bảo xu hướng giảm.

Có rất nhiều trường hợp giá đang giảm nhưng đó chỉ là sóng hồi của xu hướng tăng chủ đạo.
Ngược lại giá đang tăng nhưng chỉ là sóng hồi của xu hướng giảm lớn trước đó. Đôi khi chúng ta
còn bị rối khi phân tích đa khung, thậm chí không xác định được xu hướng thật sự là gì.

Xu hướng tăng gồm các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn (higher high-higher low), Xu hướng giảm
gồm các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn (lower high-lower low). Như vậy để có được 1 Xu
hướng tăng, ta phải thấy ít nhất 1 cặp đỉnh cao hơn-đáy cao hơn, và ngược lại.
Bây giờ mạn phép mượn nội dung và hình của bác @Hà Trí Quyền để minh hoạ cho anh em:

Trong 1 xu hướng tăng chúng ta có 2 thành phần chính là: sóng tăng và sóng điều chỉnh (sóng
giảm). Trong hình vẽ thể hiện 2 xu hướng tăng, những bước sóng (1-2), (3-4), (5-6) là những
sóng điều chỉnh trong 1 xu hướng tăng. Những khung hình chữ nhật được vé ra từ (đỉnh 1-đáy 2),
(đỉnh 3-đáy 4) được gọi là vùng điều chỉnh của 1 xu hướng. Thông thường trong 1 xu
hướng tăng, sóng điều chỉnh sẽ có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh (hình A), xu
hướng này được cho là xu hướng tăng thường, độ bền vững cao, độ tin cậy cao (các đáy khó bị
phá vỡ, nếu vỡ là vỡ luôn xu hướng). Với hình (B), ta thấy sóng điều chỉnh không có giá đóng
cửa nằm trong vùng điều chỉnh, xu hướng tăng này được cho là xu hướng tăng mạnh, quá gấp rút
nên thường không bền vững, độ tin cậy thấp (các đáy dễ bị phá vỡ, vỡ rồi chưa chắc xu
hướng vỡ).
Với hình (A), xu hướng tăng bị phá vỡ khi giá đóng cửa dưới đáy 6. Với hình (B), khi giá đóng
cửa dưới đáy 4 hay 6 thì vẫn chưa chắc xu hướng bị phá vỡ, vì rất có thể xảy ra trường hợp như
hình (B’):
Chúng ta tiếp tục đi qua các kỹ năng quan trọng tiếp theo mà Price Action Trader cần phải có,
bên cạnh xác định các điểm xoay chiều và xác định xu hướng chính xác.

Vẽ đường xu hướng
Đường xu hướng là 1 hình tượng tự nhiên của 1 xu hướng, nó nối các điểm xoay chiều với nhau.
Nếu xu hướng tôn trọng đường xu hướng, đó là 1 xu hướng mạnh và bền vững.

 Đường xu hướng cho ta biết xu hướng hiện tại là gì, có bền vững không;
 Có thể coi là 1 hỗ trợ hay kháng cự thứ cấp;
 Cho chúng ta 1 cảm nhận về động lực của xu hướng.

Để vẽ đường xu hướng tốt, Trader trước tiên phải xác định chính xác các điểm xoay chiều, từ đó
vẽ 1 đường nối chúng với nhau từ trái sang phải. Luôn luôn vẽ đường xu hướng từ trái sang phải
nhé anh em. Đường xu hướng có thể nối các đỉnh đáy của cây nến hoặc giá đóng cửa của cây nến
đều được. Miễn sao khi vẽ xong anh em cảm thấy rằng đường xu hướng đó đang được tôn trọng,
và có khả năng được tôn trọng thêm lần nữa trong tương lai.

Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại

Nếu anh em kỳ vọng 1 vùng hỗ trợ sẽ giữ được, anh em sẽ buy khi giá test vùng hỗ trợ. Ngược
lại nếu kỳ vọng vùng đó sẽ không giữ được, anh em sẽ sell khi giá phá khỏi hỗ trợ và đi xuống.
Giữ được hay thất bại? Quyết định này sẽ thay đổi chiến lược của anh em.

Chìa khoá để cho 1 quyết định đúng là Kiên Nhẫn. Nếu còn nghi ngờ, hãy chờ đợi thêm cho
nhiều tín hiệu hành động giá hơn xuất hiện. Price Action Trader nào cũng quen với việc chờ đợi
cả. Thực ra việc chờ đợi đem lại cho chúng ta nhiều lợi hơn hại, chúng ta ít khi thua lỗ vì chờ đợi
mà sẽ thường thua lỗ vì hấp tấp nhiều hơn.

Anh em xem thử phân tích sau:

1. Các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn gợi ý 1 đợt giảm giá tiếp diễn
2. Giá phá xuống đường xu hướng, ta vẫn chưa biết đây là 1 cú phá vỡ đường xu hướng hay
chưa
3. Nếu kiên nhẫn, chúng ta có thể thấy được 1 swing low cao hơn xuất hiện, tức là vùng hỗ
trợ này vẫn còn tốt và có thể buy được. Cú bật lên là 1 nến đảo chiều chủ chốt (key
reversal bar)

Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến

Lực mua và lực bán đều thể hiện tất cả trên biểu đồ. Price Action Trader phải biết đọc các dấu
hiệu đó và thấy được lực mua và lực bán có mạnh không, lực nào mạnh hơn, phe nào đang thắng
thế.
Anh em có theo dõi các bài phân tích trong “hôm nay trade coin gì” của mình sẽ thấy mình
thường xuyên “kể” câu chuyện giữa bò và gấu, đánh nhau thế nào, con nào đang thắng thế.
Giống như đọc trong sách ra vậy. Đó là kỹ năng nhận ra lực mua và lực bán. Các phương pháp
đọc hiểu từng thanh nến trong Price Action cũng đã được chúng ta bàn qua khá nhiều trong phần
2 của series.

Anh em có nhận ra được lực mua và lực bán trong biểu đồ này không?

Lực bán thể hiện qua các bóng trên của nến, lực mua thể hiện qua các bóng dưới của nến. Chiều
dài cả cây nến chính là độ biến động. Chiều dài thân nến cho thấy phe nào đang thắng thế. Cả
bóng trên, bóng dưới, chiều dài nến đều cung cấp cho chúng ta 1 mảnh thông tin giá trị.

Đặt ra các mục tiêu giá khả thi

Chốt lời là 1 kỹ năng thường bị bỏ qua trong các phương pháp giao dịch. Price
Action Trader phải biết đặt ra các mục tiêu giá khả thi để khả năng đạt được là cao nhất. Các
cách để chốt lời sử dụng Price Action mình đã trình bày trong bài viết dưới
Như vậy, tổng kết lại, 1 Price Action Trader cần phải có những kỹ năng sau:

1. Tìm các điểm xoay chiều (swing point)


2. Xác định xu hướng 1 cách chính xác
3. Vẽ đường xu hướng
4. Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại
5. Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến
6. Đặt ra các mục tiêu giá khả thi để có thể thoát lệnh với lợi nhuận
Trend Bar: Cách đơn giản để thấy được hành động giá

Hiểu được Price Action - hành động giá, không phải là điều gì quá khó khăn.

Mình chưa bàn tới chuyện kiếm được tiền với Price Action, chỉ là đọc hiểu nó thôi. Không quá
khó để hiểu được câu chuyện đang xảy ra trên thị trường và những điều mà nó muốn nói.

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu 1 cây nến cực kỳ quan trọng, mà nhờ nó anh em có thể nhanh chóng
thấy được hành động giá của thị trường hiện tại. Cây nến này là Trend Bar.

Trend Bar là gì?

Trend Bar là 1 khái niệm Price Action được đưa ra trong các quyển sách của AI Brooks - Thánh
Price Action Trader.

Một Trend Bar phải có thân nến chiếm nhiều hơn 50% toàn bộ chiều dài của nó.

Nếu Trend Bar đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nó là Bullish Trend Bar. Nếu Trend Bar đóng cửa
thấp hơn giá mở cửa, nó là Bearish Trend Bar.

Cách đọc hiểu Price Action với Trend Bar


Có 3 quy tắc cần ghi nhớ:

 Các Trend Bar xuất hiện liên tục Theo cùng 1 hướng thể hiện sức mạnh. Hãy tìm các trend
bar này;
 Các Trend Bar ngược hướng nhau thể hiện 1 trận chiến giữa bò và gấu. Hãy xác định xem
ai là kẻ chiến thắng;
 Các Trend Bar đứng 1 mình, riêng lẻ là những cái bẫy tiềm năng. Bẫy thì rất là rủi ro.

Ví dụ đọc hiểu Price Action bằng Trend Bar

Giờ chúng ta sẽ lấy 2 ví dụ chi tiết để anh em thấy được cách phân tích hành động giá dựa trên
Trend Bar. Trong 2 ví dụ này:

 Nền xanh là các Trend Bar;


 Khoanh tròn xanh - các Trend Bar liên tiếp cùng 1 hướng;
 Khoanh tròn hồng đứt nét - các Trend Bar ngược hướng;
 Mũi tên xanh lá nhỏ - Bearish Trend Bar riêng lẻ (các bull trap tiềm năng);
 Mũi tên đỏ nhỏ - Bullish Trend Bar riêng lẻ (các bear trap tiềm năng).

Ví dụ 1: Biểu đồ SPY khung ngày


1. Vùng chiến sự rõ rệt với các Trend Bar ngược hướng nhau xuất hiện liên tục. Đang có
đánh lộn thì chớ vào lệnh
2. Bò đang cố gắng lật ngược thế cờ
3. Gấu quay trở lại mạnh mẽ hơn
4. 2 cụm nến Trend Bar ngược hướng cho thấy 2 trận chiến, ngay sau 2 cụm nến này thì xuất
hiện 2 cụm Bullish Trend Bar liên tục. Rõ ràng Bò đã chiến thắng, thị trường sẽ đi lên sau
các Trend Bar này
5. Sức mạnh của bò, điều này chúng ta đã kỳ vọng từ các Trend Bar trước đó
6. Bò Gấu lại đánh lộn nữa khi giá tiến vào 1 vùng giằng co tiếp Theo. Chưa xác định được
là phe nào thắng thế, do cú đẩy của Bò vừa rồi chưa vượt được đỉnh cao nhất trước đó
7. 2 nến bearish trend bar liên tục và dài, cho thấy Gấu đã thắng.

Giờ anh em có thể để ý các nến trend bar đứng riêng lẻ, đánh dấu bằng các mũi tên xanh đỏ nhỏ,
chúng là các bull trap - bẫy giá tăng, hay bear trap - bẫy giá giảm nguy hiểm.

Ví dụ 2: Biểu đồ ES 5 phút

1. Phiên bắt đầu khi bò chiếm ưu thế


2. Giá bắt đầu chững lại khi gấu nhập chiến trận
3. Gấu đẩy 1 cú mạnh, nhưng vẫn yếu hơn khi so với cú đẩy của bò đầu phiên, và cú đẩy này
cũng chưa đưa giá ra khỏi vùng giằng co
4. Bear trap rất đẹp (còn được gọi là bullish pin bar, cái đuôi của nó thể hiện sự từ chối giảm
tiếp)
5. Bò đã chiến thắng trận đấu nhỏ này sau khi đẩy giá lên phía trên
6. Tiếp tục giằng co và bò đã chiến thắng
7. Giá tiếp cận 1 kháng cự mạnh khi bò không thể đẩy lên cao hơn, về cuối phiên gấu đã táng
bò sml bằng 2 nến trend bar giảm liên tiếp
Ví dụ 3: biểu đồ BTCUSD khung tuần

1. Nến doji cho thấy trong suốt tuần, bò và gấu đã ngang tài ngang sức. Giá phân vân chưa
biết đi về đâu
2. Nến bullish engulfing với nến sau bao trùm toàn bộ đà giảm của nến trước, bò tạm thời
thắng. Giá có thể tăng lên từ đây
3. Là 1 bearish pin bar, giá đã tăng vọt lên cao nhưng bị đẩy xuống và phải đóng cửa bên
dưới, khả năng cao là giá sẽ giảm sau nến này
4. Tuy nhiên giá không giảm mà chấp nhận tăng tiếp
5. Inside bar xuất hiện, cho thấy sự phân vân của giá. Do trước đó là 1 đoạn tăng nên có thể
giá sẽ phá lên Inside bar để tăng tiếp
6. Inside bar đã phá lên tốt
7. Nến trend bar mạnh, bò toàn thắng trong trận chiến này
Anh em thử phân tích hành động giá theo cách trên xem sao.
Price Action Swing Trading với đường xu hướng

Chúng ta sẽ đi qua 1 công cụ khác của Price Action - Đường xu hướng, hay còn gọi là trendline.

Đường xu hướng, mặc dù mang tính chủ q uan và chỉ là công cụ thứ cấp so với hỗ trợ kháng cự,
vẫn là 1 công cụ mạnh và nhiều hữu ích nếu biết vẽ chính xác và kết hợp với những thành tố
khác để tạo nên 1 setup vào lệnh.

Đừng bỏ quên đường xu hướng khi phân tích Price Action, nếu thấy vị trí nào phù hợp, hãy vẽ
đường xu hướng, anh em sẽ thấy được xu hướng, động lực, các vùng vào lệnh tiềm năng, và 1 chỉ
báo sớm cho sự đảo chiều của xu hướng.

Cách vẽ đường xu hướng đúng


Ta cần 2 điểm trên biểu đồ để vẽ được 1 đường xu hướng.
Cách vẽ đường xu hướng tăng:

1. Chọn 2 điểm hỗ trợ hoặc swing low trên chart


2. Điểm swing low sau phải dốc lên (cao hơn so với điểm trước)
3. Nối 2 điểm này với nhau, ta được đường xu hướng tăng. Đường này càng đi qua nhiều
swing low càng tốt, và các hoàn toàn có thể cắt ngang các cây nến (khi đó có thể coi đó là
các false breakout, phá vỡ giả)
Cách làm ngược lại đối với đường xu hướng giảm. Đường xu hướng giảm hoàn toàn có thể cắt
ngang vài cây nến, khi đó các cây nến này chính là các false breakout.

Anh em có thể thấy vẽ đường xu hướng đúng hay sai phụ thuộc vào cách chọn 2 điểm swing low
đầu tiên. Đó phải là 2 swing low quan trọng trên chart, thể hiện qua số cây nến nằm ở 2 bên nến
swing low đó: càng nhiều nến ở 2 bên cao hơn nến swing low thì swing low đó càng quan trọng.
Tương tự đối với swing high. Các điểm swing này không quá khó để phát hiện.

Và nến nhớ, luôn luôn vẽ đường xu hướng từ trái sang phải.

Tại sao đường xu hướng lại hữu dụng để swing trade?

Swing trader kỳ vọng kiếm lợi nhuận từ các sóng (swing) của thị trường. Cách phổ biến nhất là
vào lệnh tại điểm cuối của sóng điều chỉnh và kiếm lời từ sóng tăng hoặc giảm lớn sau đó.

Đường xu hướng giúp swing trader xác định xu hướng chủ đạo để buy hay sell.

Độ dốc của đường xu hướng cho thấy sức mạnh của xu hướng hiện tại. Đường xu hướng không
dốc cho thấy các hành động giá sideway tiềm năng và khó kiếm lợi nhuận. Đường xu hướng dốc
đứng cho thấy 1 xu hướng không bền vững và dễ đảo chiều, chỉ nên vào khi xu hướng dạng này
vừa mới bắt đầu, không nên đu theo quá lâu. Cái ta cần tìm kiếm là những xu hướng có độ dốc
vừa phải, càng gần với 45 độ thì càng tốt, đó là các xu hướng bền vững.

Đường xu hướng chính là 1 hỗ trợ hay kháng cự thứ cấp. Ta sẽ vào lệnh tại các lần giá test
đường xu hướng tại vị trí hợp lưu với 1 vùng hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang. Kết hợp với 1
setup xác suất cao của price action như pin bar, fakey tại đường xu hướng, ta đã có 1 cú trade đẹp
với rủi ro được hạn chế và lợi nhuận tốt.

Đường xu hướng cũng chính là chỉ báo sớm cho sự đảo chiều của xu hướng. Nếu đường xu
hướng bị phá vỡ, đặc biệt nếu bị phá bởi 1 nến mạnh ngược chiều, ta có thể cân nhắc thoát các
lệnh trước. Tuy nhiên, cần cẩn trọng bởi các false breakout của trendline xuất hiện rất nhiều.

Swing trading với đường xu hướng

Ví dụ biểu đồ UTX:
1. Nối 2 điểm swing high ta kỳ vọng 1 đường xu hướng giảm nét đứt
2. Giá hồi phục và tạo 1 đỉnh mới, từ đó ta vẽ thêm được 1 đường xu hướng tăng
3. Giá quay trở lại test giao điểm của cả 2 đường xu hướng, đây cũng là 1 vùng hỗ trợ, do đó
ta có 3 yếu tố hợp lưu cho 1 lệnh swing buy

Biểu đồ UTX:

1. Chính là ví dụ ta vừa phân tích


2. Khi giá di chuyển cao hơn, ta điều chỉnh sang 1 đường xu hướng khác (màu nâu) bằng
cách nối điểm swing low đầu tiên với swing low vừa được tạo ra. Tiếp tục swing buy khi
giá test lại đường xu hướng mới này
3. Tiếp tục điều chỉnh đường xu hướng bằng cách nối điểm đầu tiên với swing low mới nhất,
ta được đường xu hướng tím. Tiếp tục swing buy khi giá quay về retest đường xu
hướng mới này
4. Giá phá đường xu hướng 1 cách chắc chắn, thoát lệnh khi thấy xu hướng đã đảo chiều
Áp dụng phương pháp vẽ trendline thế này, anh em sẽ phát hiện rất nhiều cơ hội vào lệnh swing
trading, nhưng nhớ phải kết hợp với hỗ trợ kháng cự và các setup price action, thì khả năng thắng
của lệnh mới cao được.

Sự nhất quán là chìa khoá


Không có cách vẽ đường xu hướng nào là hoàn hảo và chính xác trong mọi trường hợp cả. Trên
đây chỉ là 1 trong nhiều cách vẽ đường xu hướng khác nhau, và đương nhiên sẽ có lúc nó sai.

Nhưng nếu anh em liên tục áp dụng nó trong thời gian dài, luôn áp dụng nó để vẽ đường xu
hướng, thì kết quả đem lại sẽ rất tốt. Chìa khoá chính là sự nhất quán. Đừng hôm nay vẽ kiểu
này, mai vẽ kiểu khác. Hãy chọn 1 kiểu và chỉ xài nó thôi. Sự nhất quán cũng chính là chìa khoá
để trading thành công.
Price Action trading với kênh giá
Chúng ta sẽ tiếp tục bàn về cách sử dụng kênh giá kết hợp với Price Action để tạo ra 1 chiến lược
giao dịch xác suất thắng cao.

Giao dịch theo xu hướng với kênh giá


Đây là chiến lược đi Theo xu hướng, do đó điều kiện tiên quyết là thị trường đang có 1 xu
hướng lành mạnh, và anh em vẽ được 1 kênh giá gồm 2 đường xu hướng song song theo nó:

1. Vẽ đường xu hướng giảm bằng cách nối 2 swing high cấu trúc gần nhất
2. Vẽ đường song song với đường vừa vẽ và dịch chuyển nó sao cho đi qua nhiều swing low
nhất, ta được 1 kênh giá giảm
3. Giá hồi lên test lại trendline, trùng với vùng giằng co trước đó. Như vậy ta có 3 yếu tố hợp
lưu cho 1 lệnh sell: cạnh trên kênh giá giảm + vùng giằng co + giá vừa mới thoát ra khỏi
vùng giằng co. Ta sell với setup bearish inside bar (gồm nến tăng dài bao bọc toàn bộ nến
giảm đằng sau nó) bằng cách sell stop tại đáy mother bar và stop loss tại đỉnh mother bar
4. Thoát lệnh khi giá chạm cạnh dưới của kênh giá

Giao dịch ngược xu hướng với kênh giá


Khi giá thoát hẳn ra khỏi kênh (thoát ra khỏi cạnh dưới của kênh giá giảm, hoặc cạnh trên
của kênh giá tăng), đó là dấu hiệu đuối sức của xu hướng: đoạn giá thoát ra khỏi kênh đó chỉ là
do những con bò (hoặc gấu) cuối cùng cố gắng đẩy giá theo xu hướng cũ, nhưng lại không thành
công và giá nhanh chóng bật ngược lại vào trong. Ta có thể đánh đảo chiều khi gặp các trường
hợp thế này, nhưng vẫn phải đảm bảo 1 vài thứ để giảm thiểu xác suất thua của kèo trade:

 Đảm bảo rằng kênh giá đi ngược lại với xu hướng của khung thời gian cao hơn, ví dụ
khung H1 đang có kênh giá giảm, thì anh em phải chắc chắn là H4 đang có xu hướng tăng
mới được vào. Như vậy đoạn giảm của H1 chỉ là sóng hồi trong xu hướng tăng H4, nếu
bắt được lần đảo chiều của sóng hồi này thì ta có thể thu lợi nhuận rất lớn từ nguyên 1
sóng tăng mới;
 Kênh giá vẽ ra càng dốc càng tốt, Kênh giá dốc thường dễ bị phá vỡ;
 Sự từ chối đi tiếp mạnh mẽ khi giá vượt ra khỏi kênh, như setup outside bar (nến sau
là pin bar) của ví dụ trên.

Giao dịch trong range với kênh giá

Anh em có thể sử dụng các kênh giá động như Keltner Channel hay Bollinger Bands để giao dịch
range giá đi ngang rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với các setup thắng cao của price action khi giá
chạm band trên hoặc band dưới.

Ví dụ sau sử dụng Price Action kết hợp Bollinger Bands để giao dịch range:
1. Giá chạm band 3 lần mà không phá vỡ, chứng tỏ thị trường đã chuyển sang trạng thái đi
ngang
2. Setup Gimmee bar hiếm gặp. Đây có thể coi là 1 bearish outside bar
3. Thoát lệnh khi giá gặp band dưới
Đương nhiên mình không ưu tiên giao dịch các thị trường đi ngang vì lợi nhuận tiềm năng không
hấp dẫn.

Giao dịch breakout (phá ngưỡng) với kênh giá

Kênh giá cũng có thể tạo ra các setup breakout rất đẹp để vào lệnh với xác suất thắng cao, tuy
nhiên việc đánh giá các breakout dựa trên Kênh giá cần tới kinh nghiệm để tránh các false break
khiến chúng ta thường xuyên dính đỉnh đáy:

 Để ý tới volume nếu trade breakout. Các cú breakout thật thường đi kèm volume tăng vọt;
 Các cây nến breakout phải có độ dài lớn hơn các nên lân cận;
Ý tưởng là buy ngay khi giá breakout ra khỏi kênh giá để tận dụng đà FOMO và ăn lợi nhuận
trong thời gian ngắn:
Anh em thấy chỉ với kênh giá đơn giản mà ta đã có 4 loại setup để vào lệnh, và tất cả đều cho
chúng ta 1 lợi thế (edge) trên thị trường. Tuy nhiên anh em đừng bao giờ cố gắng tận dụng hết tất
cả các setup này, chỉ nên chọn 1 setup để thuần thục nó, để trách việc overtrade và tăng xác suất
của mỗi lệnh lên cao nhất.
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade

Chúng ta sẽ đi qua các phương pháp xác định xu hướng trong ngày để Day Trade với Price
Action.

Đối với tất cả Trader, xu hướng là bức tranh toàn cảnh. Nhưng đối với Day Trader, xu
hướng trong ngày là thứ tạo ra sự khác biệt giữa các lệnh lời và các lệnh lỗ. xu hướng trong ngày
có đặc điểm là không bền vững và kết thúc nhanh, đặc biệt khi nó là sóng điều chỉnh ngược lại
với xu hướng lớn.

Ta hoàn toàn có thể sử dụng các indicator như đường trung bình để xác định xu hướng trong
ngày. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp indicator với Price Action, chúng ta có thể tạo được các kết
quả tốt hơn. Trong bài này chúng ta sẽ bàn về 2 indicator có thể dùng để xác định xu hướng trong
ngày, bài sau sẽ là 2 phương pháp không đụng tới indicator.

Đường trung bình với Price Action

Ta sẽ dùng đường SMA 20 (simple moving average) kết hợp với Price Action để xác định xu
hướng trong ngày. Ta sẽ tìm 1 đoạn pull back nông tiếp nối bởi 1 đỉnh/đáy để xác nhận 1 xu
hướng tăng/giảm.

Để xác nhận 1 xu hướng tăng trong ngày, ta sẽ tìm kiếm các điều kiện sau:
1. Giá chạm đường ma (lúc này giá đang tạo vùng giá nền)
2. Giá nằm trên đường ma ít nhất 1 thanh nến (bullish)
3. Giá hồi xuống đường ma mà không có 1 thanh nến nào có đỉnh nằm dưới ma (không có sự
tham gia của phe gấu hoặc lực bán yếu)
4. Xu hướng tăng được xác nhận khi giá vượt lên và đóng cửa trên đỉnh cao nhất gần nhất
(xác nhận cấu trúc của 1 Xu hướng tăng)

Tương tự, để xác định 1 xu hướng giảm trong ngày, ta sẽ tìm kiếm những điều kiện sau

1. Giá chạm đường ma


2. Giá nằm dưới đường ma ít nhất 1 thanh nến (bearish)
3. Giá hồi lên đường ma mà không tạo ra thanh nến nào có đáy nằm trên đường ma (không
có sức mạnh của bò)
4. Xu hướng giảm xác nhận khi giá rớt xuống và đóng cửa dưới đáy thấp nhất gần nhất (xác
nhận cấu trúc giảm giá)

Cùng xem ví dụ sau cho đỡ mơ hồ nhé anh em

Phiên mở đầu với 1 bullish gap.

1. Thay vì dự đoán cú gap này sẽ mở đầu cho xu hướng tăng hay sẽ bị lấp đầy, chúng ta chờ
đợi giá quay về đường SMA
2. Giá chạm đường SMA
3. Nến này nằm dưới SMA, xác nhận thiên hướng giảm (chưa phải xu hướng)
4. Nến này hồi lên nhưng chưa chạm được SMA
5. Khi giá xuyên thủng và đóng cửa dưới đáy thấp nhất lân cận, ta xác nhận 1 xu hướng giảm
trong ngày đã hình thành
Kênh giá với Price Action

Trong cách thứ 2 này, thay vì sử dụng 1 đường ma, chúng ta sẽ sử dụng 1 kênh giá gồm 2 đường
ma. kênh giá này sẽ cho chúng ta thấy xu hướng trong ngày.

2 đường ma này gồm 1 đường SMA 20 tính bằng các đỉnh (high) của cây nến, đường còn lại
là SMA 20 tính bằng các đáy (low) của cây nến. Như vậy khi thêm SMA, anh em vào phần thông
số chọn mục Apply to là High và Low.

Cách phân tích kênh giá này khá đơn giản: khi có 2 cây nến nằm hẳn bên trên (không chạm đuôi
hay thân nến) của kênh giá, ta xác nhận xu hướng tăng. Ngược lại khi có 2 cây nến vượt hẳn ra
ngoài kênh giá, ta xác nhận xu hướng giảm.

Trong ví dụ trên, đầu phiên ta có xu hướng tăng, nhưng từ giữa trở về cuối là xu hướng giảm.

So sánh 2 phương pháp xác định xu hướng trong ngày

Cả phương pháp sử dụng đường SMA và kênh giá đều vận dụng các indicator để xác định xu
hướng trong ngày, nhưng logic của 2 cái thì khác nhau. Anh em phải hiểu được logic của chúng.

Phương pháp SMA tập trung vào việc tìm kiếm sự yếu đi của động lực từ các đoạn giá hồi (pull
back) để xác định xu hướng, với ý tưởng đoạn pull back sẽ có momentum yếu dần
Phương pháp kênh giá tìm kiếm các đoạn tăng/giảm mạnh mẽ đẩy thị trường vượt lên 2 band và
bắt đầu 1 xu hướng mới.

Trong phần sau, chúng ta sẽ đi nốt 2 phương pháp còn lại để xác định xu hướng trong ngày bằng
Price Action thuần tuý, không có indicator.
3 cách sử dụng vùng giằng co
Khi thấy các kiểu Price Action đi ngang, hay còn gọi là các vùng giá giằng co, anh em nghĩ gì?
Nó là cơ hội, vùng nguy hiểm, hay chẳng có gì? Đừng bỏ phí chúng. Các vùng giá giằng co thực
ra có khá nhiều ứng dụng. Hãy tận dụng vùng giá giằng co để tăng khả năng đọc hiểu hành động
giá của anh em.

Vùng giá giằng co là các hỗ trợ kháng cự tự nhiên


Vùng giá giằng co hoàn toàn có thể dùng như các hỗ trợ kháng cự rất tốt, và độ mạnh của chúng
đôi khi còn tốt hơn hỗ trợ kháng cự nối các swing point với nhau.

Biểu đồ dưới đây là ES 5 phút trải qua 3 phiên giao dịch, các ô đóng khung là 2 vùng giằng co
của giá.

1. Giá giằng co tại cuối phiên giao dịch đầu tiên


2. Thời gian đầu của phiên tiếp Theo giá vượt lên trên vùng giằng co, retest vùng này bằng
các cây nến đuôi dài cho thấy sự từ chối giảm mạnh mẽ và bật lên. Như vậy sức đẩy giá
lên từ vùng giằng co này là rất lớn
3. Trong đầu phiên tiếp Theo, giá lại retest vùng giằng co này và bật lên ngay lập tức
4. Quay ngược về phiên thứ 2 1 chút, ta thấy 1 vùng giằng co tiếp Theo đang hiện ra, đây có
thể là 1 hỗ trợ tiềm năng trong tương lai
5. Phiên tiếp Theo giá mở gần vùng này, để lại 1 cái đuôi trên cho thấy sự từ chối tăng và
giảm xuống ngay
6. Giá retest vùng bằng 1 cây pin bar giảm xuống nhưng lại hồi lên phá thủng vùng, như vậy
vùng giằng co này không mạnh bằng vùng bên dưới.

Phương pháp này tương tự cách sử dụng các vùng giá mà volume tập trung tại đó làm hỗ
trợ kháng cự tiềm năng: khi thị trường đi ngang tạo nên các vùng giằng co, khối lượng giao dịch
tập trung quanh đó rất dày đặc, từ đó hình thành nên 1 vùng hỗ trợ hay kháng cự. Phương pháp
này còn mạnh mẽ ở chỗ nó tập trung hơn vào sức mạnh và sự chấp nhận của đám đông ở hiện tại,
hiện tại đám đông đang chấp nhận vùng nào là hỗ trợ kháng cự, do đó sẽ chính xác hơn xác định
các vùng hỗ trợ kháng cự dựa trên các swing point trong quá khứ.

Vùng giằng co để thoát lệnh


Phần lớn các xu hướng không đảo chiều ngay lập tức. Chúng thường chuyển sang sideway trước
khi tiếp diễn hoặc đảo chiều.

Nếu anh em đã lướt được 1 phần của con sóng, hãy sử dụng các vùng giằng co để làm dấu hiệu
thoát lệnh.

Day trader có thể kết hợp vùng giằng co với thời điểm trong ngày để thoát lệnh hiệu quả hơn.
Các tín hiệu vùng giằng co thường xuất hiện thời điểm giữa ngày, và từ đó cho tới cuối phiên sẽ
tạo ra các tín hiệu thoát lệnh rõ ràng hơn.

Ví dụ biểu đồ ES:
1. Đoạn sideway này khiến thị trường bước vào giai đoạn không xác định. Nếu anh em đã
sell từ trước, đây có thể là thời điểm hợp lý để thoát lệnh
2. Giá vượt lên mạnh mẽ sau khi thoát ra khỏi vùng giằng co, như vậy anh em có lợi khi đã
thoát lệnh từ trước
3. Đoạn giằng co tiếp Theo là cơ hội thoát lệnh
4. Giá đảo chiều sau khi thoát ra khỏi vùng giằng co này

Vùng giằng co dài là các vùng giá nguy hiểm


Khi thị trường giằng co trong 1 thời gian dài, đó là dấu hiệu nguy hiểm. Bất kỳ lệnh nào anh em
vào tại lúc này đều không hấp dẫn và có thể bị thua lỗ. Thị trường tích luỹ dài, tất sẽ chứa đựng
năng lượng, và ta sẽ không bao giờ biết được giá sẽ phá theo hướng nào cho tới khi phá vỡ xảy
ra.

Tốt nhất là không nên vào lệnh tại các vùng giằng co này. Hãy đứng ngoài.
Phân tích hành động giá qua từng thanh nến chuyên sâu
Phân tích hành động giá qua từng thanh nến (bar by bar analysis) là phần khó nhất của Price
Action Trading. Rất nhiều Trader đã tìm các cách để phân tích từng thanh nến dễ hơn, từ việc ghi
nhớ các mô hình cho tới việc tạo ra các danh sách (checklist).

Nó không phải là chén thánh hay 1 công cụ, nó là 1 kỹ năng cần được mài giũa bằng thời gian và
kinh nghiệm. Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra 2 ví dụ để anh em hình dung được về phân
tích hành động giá qua từng thanh nến và sức mạnh của nó.

Phân tích từng thanh nến là gì?


Phân tích từng thanh nến không có nghĩa là coi trọng toàn bộ các cây nến trên biểu đồ. Tức là
anh em không nhất thiết phải gán 1 ý nghĩa gì đó cho tất cả cây nến.

Nhưng có 1 quy tắc bất di bất dịch, đó là mỗi cây nến đều có thể quan trọng.

Có thể quan trọng. Đó là lý do ta cần để ý tới từng thanh nến một.

Có thể quan trọng. Đó là lý do ta không được phân tích quá mức. Anh em có thể cố gắng gắn cho
mỗi cây nến 1 ý nghĩa nào đó, tuy nhiên cuối cùng sẽ không đáng và đem lại lợi ích gì. Càng
phân tích nhiều chỉ làm cho anh em rối hơn. Trong các phân tích bên dưới, ta sẽ bỏ qua khá nhiều
thanh nến nếu thấy nó không quan trọng.

Phân tích hành động giá qua từng thanh nến tức là:

 Hiểu được chuyện gì đang xảy ra để


 Hình thành các kỳ vọng về tương lai, làm nền tảng để
 Đánh giá chính xác những gì đang xảy ra và
 Nhận định chuyện gì sắp diễn ra.

Các quy tắc cơ bản


Trong các ví dụ này, chúng ta sẽ:
1. Chọn 1 phần ngẫu nhiên của chart
2. Tập trung phân tích 20 cây nến
3. Sử dụng các swing point lân cận để kỳ vọng 1 kịch bản sắp tới

Ví dụ 1: HD D1 (NYSE)
Hoàn cảnh hành động giá: Trong ô đỏ, anh em sẽ thấy 20 thanh nến được đánh dấu, 2 đường
chấm chấm là vị trí các swing point lân cận

Phân tích từng thanh nến: Hơi nhiều chữ, anh em bấm vào hình để thấy rõ hơn
1. Bearish outside bar cố gắng chạm swing low trước đó
2. Nó thất bại, và market bật ngược lên trở lại
3. Nến outside bar trước đó là lần test xem lực tăng có giữ được không. Bullish outside bar
này xuất hiện xác nhận động lực tăng
4. Pin bar test swing high trước đó và thất bại, cho thấy sự từ chối tăng
5. Market thất bại không thể tăng tiếp được và rơi vào range giá đi ngang. 4 cây nến tăng
không vượt được range giá của nến đầu tiên, ta kỳ vọng giá sẽ giảm theo đà giảm trước đó
6. Giá chính xác đã giảm
7. Tuy nhiên giá bật lên rất mạnh sau khi test hỗ trợ dưới

Hành động giá tiếp sau đó: Vùng đỏ là vùng ta mới vừa phân tích. Xem giá đã hành động thế nào
sau khi phân tích.
Ví dụ 2: CL 3M (NYMEX)
Hoàn cảnh: tương tự ví dụ 1, chọn 20 thanh nến trong ô đỏ để phân tích dựa trên các swing point
trước đó
Phân tích:

1. Nến này là 1 cú break rất mạnh vượt lên trên đỉnh trước đó. Phe Bò có thể bị kiệt sức sau
cú này
2. Lực bán thể hiện rõ qua các nến có bóng trên dài
3. Market cố đẩy giá rơi thấp hơn
4. Tuy nhiên không có nến nào giảm tiếp theo, 2 nến tăng này cho thấy phe bò vẫn còn đang
kiểm soát thế trận
5. Các bóng nến trên này rất quan trọng. Nó cho thấy lực bán đè xuống quanh các bóng nến
trên trước đó. Như vậy lực bán xuất hiện 2 lần tại cùng 1 chỗ, cho thấy tín hiệu bearish
6. 3 nến tăng này thực ra không đạt được động lực tăng tốt cho lắm, đó chỉ là 1 lần cố gắng
vượt đỉnh thất bại, nến thứ 3 có bóng trên dài
7. Market không xác định sẽ đi Theo hướng nào

Hành động giá tiếp theo: Anh em thấy giá giảm rất mạnh sau khi phá ra khỏi đoạn tích luỹ.
Anh em có thể thấy ta không hề đưa ra dự đoán là chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, ta chỉ đọc những
gì đang diễn ra ở hiện tại. Từ đó không khó để kỳ vọng về 1 kịch bản hợp lý tiếp theo.
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng Price Action
Trước khi đọc tiếp, anh em có thể đọc lại cách xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng
2 công cụ indicator kết hợp một chút Price Action.

Mình sẽ ghi lại 2 cách để xác định xu hướng trong ngày nhằm Day Trade bằng Price Action
thuần tuý, không sử dụng đến indicator. Đương nhiên mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm
riêng của nó, và tuỳ vào anh em thích hay phù hợp với phương pháp nào mà sử dụng.

Sử dụng các khung thời gian cao hơn


Xu hướng là bức tranh toàn cảnh. Nó là 1 góc nhìn cao hơn, rõ ràng hơn của thị trường, giống
như anh em đang đứng trên đỉnh núi nhìn xuống vậy. Tất cả mọi biến động nhiễu của market khi
nhìn trên khung thời gian lớn đều bị loại bỏ đi hết. Do đó 1 cách rất hay để xác định Xu
hướng Day Trade trong ngày là nhìn trên khung thời gian lớn.

Ví dụ dưới đây sẽ cho anh em thấy cách sử dụng các đỉnh đáy của cây nến giờ để tìm Xu
hướng trong ngày của chart 5 phút.

Phần chart nằm trên là chart 5 phút, tương ứng với từng cây nến giờ nằm dưới:

1. Nến giảm này tạo 1 đáy thấp hơn và xác định 1 xu hướng giảm trong ngày
2. Nến tăng này tạo đỉnh cao hơn và chuyển xu hướng trong ngày từ giảm thành tăng
Phương pháp áp dụng khung thời gian cao hơn để xác định xu hướng cho khung thấp hơn được
sử dụng rất thành công trong chiến lược giao dịch Day Trading với đường Stochastic %K của
Kane. Ví dụ như sau:

Trên đây là biểu đồ ES 5 phút. Phần chart dưới cùng cho thấy 1 nến giảm khi cây nến giờ tạo 1
đáy thấp hơn. Ngược lại nếu tạo 1 đỉnh cao hơn thì tại đây sẽ xuất hiện 1 nến xanh.

Phần chart chính giữa là đường %K của Stochastic.

1. Chart H1 xuất hiện 1 nến giảm tạo đáy thấp hơn, xác nhận 1 xu hướng giảm trong ngày
2. Stoch %K tiến về mốc 80 và tạo 1 đỉnh cao hơn trong khi giá không thể. Đây là 1 tín
hiệu phân kỳ kín (hidden divergence) phù hợp cho 1 lệnh sell của chúng ta
3. %K vượt lên trên 80 chính thức. Ta sẽ đặt lệnh sell stop bên dưới cây nến tín hiệu.

Cách phân tích đa khung thời gian cũng được áp dụng triệt để trong hệ thống giao dịch Triple
Screen được giới thiệu trong cuốn sách The New Trading For a Living của tiến sỹ Alexander
Elder, anh em muốn nghiên cứu kỹ hơn có thể xem bên dưới

Trong hệ thống 3 màn hình này, tiến sỹ sử dụng cùng lúc 3 khung thời gian để phân tích, tìm tín
hiệu và vào lệnh. 1 cặp 3 khung đẹp có thể là 1 phút-5 phút-25 phút, trong đó khung 25 phút để
phân tích xu hướng lớn, 5 phút để tìm điểm vào lệnh và 1 phút để timing (tính chính xác thời
điểm vào lệnh và đặt stop loss). Ngoài ra anh em có thể áp dụng trên cặp 3 khung D1-H4-H1.

Đường xu hướng
Đường xu hướng rất hữu ích để xác định xu hướng trong ngày cho Day Trader. Nó cho chúng ta
thấy xu hướng cũng như độ mạnh yếu, động lực của xu hướng đó.

Ngoài ra, anh em cũng sẽ biết được tín hiệu sớm nhất của 1 xu hướng bị phá vỡ, đó là đi
đường xu hướng bị xuyên thủng.

Trong ví dụ trên, anh em thấy xu hướng giảm bị phá vỡ sau khi đường xu hướng giảm bị phá vỡ,
tức là anh em đã dự đoán được trước điều này xảy ra và tránh được các lệnh sell thua lỗ sau thời
điểm đó.

Cách xác định xu hướng nào là tốt nhất?

Không có các xác định xu hướng trong ngày nào là tốt nhất hết anh em. Mỗi cách đều có ưu và
nhược điểm của nó. Đó cũng là lý do chúng ta cần các trading setup (thiết lập vào lệnh) để xác
định thời điểm vào lệnh và hạn chế rủi ro.

Điều cần thiết ở đây là anh em chọn cho mình 1 phương pháp yêu thích và sử dụng nó cho tới khi
cực kỳ nhuần nhuyễn, thuần thục. Cố gắng đừng sử dụng qua loa và kết luận rằng nó không có
hiệu quả.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

You might also like