You are on page 1of 35

TẤT TẦN TẬT VỀ

CÔNG CỤ

TẬP 3
Giới thiệu:

Khi nhắc đến những chỉ báo phổ biến và lâu đời nhất thì có lẽ không thể không kể đến
Fibonacci (Fib/ Fibo), một công cụ giao dịch không quá phức tạp nhưng hiệu quả và được
đánh giá rất cao cả bởi những trader nghiệp dư lẫn các trader chuyên nghiệp.

Đã có rất nhiều bài viết, chủ đề nói về Fibonacci, ngoài ra cũng có nhiều đầu sách được
viết riêng cho công cụ giao dịch này, trong đó có quyển Fibonacci Trading do tác giả
Carolyn Boroden chắp bút.

Trong loạt ebook mới, mình xin được phép tổng hợp những bài viết về công cụ Fibo này
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những anh em muốn nghiên cứu nhiều hơn về nó. Nội
dung của chuỗi ebook này sẽ trải dài từ những kiến thức cơ bản như cách xác định các
mức Fibo chuẩn xác nhất, đến cách vận dụng nó vào các chiến lược/ hệ thống giao dịch
khác nhau để tăng độ hiệu quả của chỉ báo, bên cạnh đó sẽ là một vài thủ thuật và một số
dạng chỉ báo “custom” dựa trên công cụ này.

Mời anh em cùng đọc!


MỤC LỤC

Chiến lược giao dịch Bollinger Bands kết hợp với công cụ Fibonacci ....................................................5
QUY TẮC VÀO LỆNH .................................................................................................................................... 5
Tín hiệu BUY từ Bollinger Bands ........................................................................................................................................... 6
Tín hiệu SELL từ Bollinger Bands........................................................................................................................................... 6
CÁCH THOÁT LỆNH HIỆU QUẢ ..................................................................................................................... 7
Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp Supply - Demand và Fibonacci ........................................... 10
Kỹ thuật giao dịch pullback đa khung thời gian đơn giản chỉ dựa vào công cụ Fibonacci ................... 18
Pullback là gì? ........................................................................................................................................... 18
Cách thức giao dịch cụ thể......................................................................................................................... 19
Bước 1: Xác định xu hướng tăng ........................................................................................................................................ 19
Bước 2: Chuyển sang khung H1 để chờ cú pullback trong xu hướng tăng ........................................................................ 20
Bước 3: Vẽ fibonacci trên con sóng đẩy gần nhất trước khi cú pullback kết thúc ............................................................. 21
Bước 4: Thực hiện lệnh mua khi giá hồi về khoảng 50% - 61.8% trên fibonacci................................................................ 21
Bước 5: Đặt dừng lỗ ............................................................................................................................................................ 22
Bước 6: Chốt lời .................................................................................................................................................................. 23

Vận dụng Fibonacci hồi lại để xác định chính xác đỉnh đáy thị trường ............................................... 25
Dùng Fibonacci hồi lại để xác định đỉnh đáy thị trường .............................................................................. 25
Vài ví dụ: .................................................................................................................................................. 28
Chiến lược giao dịch Bollinger Bands kết hợp với công cụ
Fibonacci
Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ quay lại với các indicator căn bản và bắt đầu bằng chỉ
báo Bollinger Bands. Lần này chúng ta sẽ có một chiến lược mới khác khi kết hợp BBs
và Fibonacci để giải quyết vấn đề ra vào lệnh.

Sau một chuỗi bài về Market Profile thì có vẻ như anh em cần thời gian để nghiên cứu và nghiền
ngẫm nhiều hơn. Những bài viết về MP cũng đã soạn sẵn, nhưng chưa post, tôi nghĩ phải đợi
thêm một thời gian nữa, sau khi mọi người đã quen với các sử dụng MP thì chúng ta sẽ tiếp tục
thảo luận về nó và đẩy nó lên một tầm cao mới.

Trong thời gian này, tôi sẽ quay lại với phần indicator và đặc biệt là các indicator kinh điển
như Bollinger Bands, RSI, Stochastic,... để những anh em mới có cơ hội tiếp cận thêm những
chiến lược liên quan đến những indicator này.

Bollinger Bands là công cụ quá quen thuộc đối với mọi người rồi, cho nên tôi không giới thiệu
thêm nữa nhé. Ai chưa rõ về Bollinger Bands này căn bản sử dụng như thế nào xin mời comment
bên dưới để tôi giải thích.

Chúng ta sẽ có một chiến lược vào lệnh bao gồm một bộ quy tắc vào lệnh và thoát lệnh như sau:

QUY TẮC VÀO LỆNH

Các bạn có thể sử dụng chiến lược Bollinger Bands này ở bất cứ khung thời gian nào cũng được
nhưng khuyến khích sử dụng khung càng cao càng tốt.

1. Nếu giá di chuyển dưới biên giữa (SMA 20 kỳ) thì thị trường được coi là xu
hướng xuống.

2. Nếu giá di chuyển bên trên biên giữa (SMA 20 kỳ) thì thị trường được coi là xu
hướng tăng.

3. Sử dụng góc của biên giữa nếu giá vượt quá được trung bình 20 kỳ.
Tín hiệu BUY từ Bollinger Bands

Chúng ta cần để ý sự di chuyển của giá xem có nằm trên biên giữa của BBs hay không. Nếu có,
chúng ta chỉ kỳ vọng BUY và chờ cho giá pullback để vào lệnh.

Khi giá pullback (hồi lại) về vùng biên giữa của BBs để chúng ta đã có 1 gợi ý để vào lệnh BUY.

Tiếp tục quan sát những yếu tố xung quanh để tăng xác suất thành công: thế nến hồi về là thế nến
gì (engulfing, pin bar, harami,...); kết hợp với kháng cự và hỗ trợ gần đó.

Tín hiệu SELL từ Bollinger Bands

Chúng ta cần để ý sự di chuyển của giá xem có nằm dưới biên giữa của BBs hay không. Nếu có,
chúng ta chỉ kỳ vọng SELL và chờ cho giá pullback để vào lệnh.

Khi giá pullback (hồi lại) về vùng biên giữa của BBs để chúng ta đã có 1 gợi ý để vào lệnh
SELL.

Tiếp tục quan sát những yếu tố xung quanh để tăng xác suất thành công: thế nến hồi về là thế nến
gì (engulfing, pin bar, harami,...); kết hợp với kháng cự và hỗ trợ, trendline gần đó.
Sau đây sẽ là hình minh họa để các bạn dễ hiểu:
CÁCH THOÁT LỆNH HIỆU QUẢ

Điểm vào lệnh thì dễ rồi, thậm chí cũng cũ rồi, nhưng điểm mới ở chiến lược này nằm ở cách
thoát lệnh, thoát lệnh sao cho hợp lý và khoa học nhất. Tôi sẽ sử dụng hai biên ngoài
của Bollinger Bands và Fibonacci để đo lường giá và tìm điểm thoát lệnh.

Giá chạm vào biên giữa thì chúng ta xem xét vào lệnh, khi giá chạm vào hai biên, chúng ta sẽ
xem xét để cắt lệnh.
Cụ thể như sau:

+ Ở con sóng giảm thứ nhất, giá giảm rất mạnh, xu hướng vẫn là xu hướng tăng, do đó ta chờ con
sóng giảm này kết thúc và giá nằm trên biên giữa thì mới vào lệnh BUY.

+ Sau khi giá breakout đường trendline ở (1) và đóng cửa trên biên giữa Bollinger Bands, đồng
thời ở đáy giá tạo một cây pinbar thể hiện từ chối giảm tiếp => ba tín hiệu cho lệnh BUY

+ Kẻ Fibonacci ở con sóng giảm để đo lường con sóng tăng sẽ tăng đến khi nào. Chúng ta có các
mức gợi ý 1.272 và 1.618, hai mức này sẽ là hai mức thoát lệnh. Một khi giá chạm vào biên trên
của BBs và chạm vào 1.272 hoặc 1.618 thì đó là lúc chúng ta nên thoát lệnh (thoát một phần hay
thoát toàn bộ tùy thuộc phong cách mỗi người).

+ Trường hợp thứ hai cũng tương tự như vậy.

+ Riêng ở trường hợp thứ ba, sau con sóng giảm thì giá đi lên cắt đường trendline, nhưng không
đóng cửa trên đường biên giữa. Tín hiệu này không đúng với chiến lược ban đầu, do đó, chúng ta
sẽ không vào lệnh ở điểm số 3.
Tóm lại, chiến lược giao dịch với Bollinger Bands đơn giản là như thế này:

1. Xác định xu hướng

2. Chờ giá hồi về biên giữa, đóng cửa trên biên giữa và breakout trendline của sóng hồi thì
vào lệnh

3. Kẻ Fibonacci ở sóng hồi, điểm thoát lệnh sẽ là khi giá chạm vào hai biên và đồng thời
cũng chạm vào mức 1.272, 1.618 và 2.0 của Fibonacci.
Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp Supply - Demand và
Fibonacci

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tiếp cận một sự kết hợp cực kỳ đặc biệt giữa price
action với công cụ supply - demand và Fibonacci. Nếu nắm vững chiến lược này, các bạn thậm
chí có thể tự mình giao dịch mà không cần một sự hỗ trợ của các indicator khác nữa.

Nghe anh em trader than rằng volume khó hiểu quá, market profile cũng khó hiểu quá. Tôi thì sử
dụng hai công cụ này để giao dịch cho nên muốn chia sẻ với anh em đôi chút nhưng có vẻ không
phù hợp với mọi người nên qua món khác vậy. Chủ đề thì bao la. Món ăn mà tôi có thể đưa đến
cho các bạn thì nhiều vô tận. Nhưng cái chính ở đây là tôi muốn các bạn hiểu rằng chúng ta muốn
đi đường dài thì nên tập trung vào cái gốc vấn đề, tức là bản chất của thị trường, đó mới chính là
"chén thánh" theo quan điểm của tôi.

Và một những công cụ phản ánh được bản chất của thị trường đó chính là supply - demand (cung
- cầu) vì về cơ bản, giá chuyển động nguyên nhân cũng là vì sự chênh lệch cung cầu mà ra.
Chúng ta sẽ sử dụng công cụ này kết hợp cùng với price action và Fibonacci đã quá quen thuộc
với mọi người.

Hãy cùng xem chiến lược này sử dụng ra sao nhé!

Bước đầu tiên là mở sang đồ thị h1 và bắt đầu tìm kiếm các vùng tích lũy làm bùng nổ giá. Nếu
bạn chưa hiểu vùng này là vùng gì thì xem hình bên dưới:
Sau khi tìm được các vùng đó xong, bạn sẽ thấy có những kháng cự / hỗ trợ xuất hiện gần gần
với vùng bùng nổ giá đó.

Bây giờ tới lượt Fibonacci, bạn hãy sử dụng công cụ này kẻ từ đỉnh xuống đáy con sóng. Chúng
ta để ý vùng giữa hai mức 38.2% và 61.8% - đó chính là vùng sẽ đặt lệnh chờ với điều kiện nó
phải hợp lưu với vùng bùng nổ giá lúc nãy chúng ta có nói và một chút yếu tố xác nhận của price
action.
Nghe có vẻ khó hiểu, mời xem hình:

Vậy là chúng ta có hai điểm vào lệnh tốt, 2 lựa chọn vì hai vùng làm bùng nổ giá đều hợp lưu với
vùng fibonacci 38.2% - 61.8%.

Dựa vào hai yếu tố này, chúng ta sẽ kỳ vọng khi giá chạm vào 2 vùng này sẽ đảo chiều xu hướng.
Lúc đó, ta sẽ vào lệnh SELL.

Bây giờ xét tới yếu tố thứ 3 - yếu tố timing, đó là price action. Một khi giá hình thành một
cây Pinbar, Outsidebar hoặc Two-Bar-Reversal tại vùng chúng ta kỳ vọng SELL, chúng ta sẽ đặt
lệnh SELL.
Lần chạm đầu tiên vào vùng Fibonacci 38.2% - 61.8% chưa thỏa điều kiện SELL vì giá chưa
chạm vào vùng bùng nổ giá trước đó. Giá cũng chưa hình thành thế nến nào cả. Mặt khác, ở đáy
con sóng có một mẫu hình vai - đầu - vai khá vững chắc cho nên xác suất giá đi lên cao hơn là
quay đầu giảm. Vào lệnh tại vùng này là hoàn toàn bất lợi.

Kể khi có chạm vào vùng giá bùng nổ và tạo thế nến đảo chiều đi chăng nữa thì theo điều kiện thị
trường hiện tại, trader cũng hạn chế vào lệnh trong trường hợp này. Phần này thuộc về kinh
nghiệm.

Vậy chúng ta xử lý sao đây, không lẽ không vào lệnh? Không, vẫn còn lựa chọn 2 cơ mà.
Vùng thứ nhất coi như xong, không hợp lý. Nhưng vùng thứ hai chúng ta có thể xem xét vào lệnh
với 3 lý do:

1. Chạm vùng supply mạnh

2. Chạm mức Fibonacc 61.8%

3. Thế nến pin bar báo hiệu giá đã từ chối đi lên tại vùng supply này.

Dựa vào 3 yếu tố này, chúng ta vào lệnh SELL.

Chiến lược này có một ưu điểm là cho ta một tỷ lệ R : R rất tốt, tệ nhất là 1.5 : 1, ngon hơn nữa là
3 : 1 (như TP 2 trên hình).

Nếu như các bạn vẫn còn chưa hiểu chiến lược này thì tiếp tục theo dõi các ví dụ dưới đây.
Chúng ta sẽ có các ví dụ thua lỗ bên cạnh các ví dụ ăn đậm để trader dễ dàng rút kinh nghiệm :
RRR 2.5:1, Ăn

RRR 2.5:1, Thua


RRR 3:1, Ăn

RRR 4:1, Ăn
RRR 3:1, Ăn

Trên đây là toàn bộ những gì tôi muốn chia sẻ cho các bạn về một chiến lược giao dịch kết hợp
price action kết hợp supply - demand và fibonacci.
Kỹ thuật giao dịch pullback đa khung thời gian đơn giản chỉ dựa
vào công cụ Fibonacci

Một trong những cách thức giao dịch theo xu hướng an toàn và hiệu quả đó là giao dịch pullback.
Đây cũng là cách thức giao dịch được nhiều trader sử dụng. Tiếp theo đây sẽ là phần chia sẻ cho
anh em trader một trong những phương thức giao dịch với pullback hiệu quả vận dụng chỉ báo
Fibonacci.

Trước khi đi vào nguyên tắc giao dịch, chúng ta nhắc lại một chút về giao dịch pullback nhé.

Pullback là gì?

Hình bên dưới là thể hiện những cú pullback trong một xu hướng:

Pullback là những hành động giá nào đi ngược lại với xu hướng chính. Như hình trên, những cú
pullback là sóng giảm trong xu hướng tăng. Hoặc như hình dưới, những cú pullback là sóng tăng
trong xu hướng giảm:
Trong chiến lược này chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo Fibonacci để xác định ngưỡng hỗ trợ kháng
cự mà giá có thể hồi về. Trong đó ta tập trung vào các mức 50% và 61.8%.

Để xác định dược mức giá có khả năng hồi về. Nếu xu hướng càng mạnh thì giá hồi về càng nhỏ.
Trường hợp đó khả năng giá sẽ chỉ về tới mức 38.2% trên fibo mà thôi. Bây giờ chúng ta đi vào
phần các nguyên tắc giao dịch nhé. Chúng ta sẽ làm ví dụ với lệnh mua. Lệnh bán các bạn có thể
tư duy ngược lại nhé.

Cách thức giao dịch cụ thể


Bước 1: Xác định xu hướng tăng
Chúng ta dựa vào cấu trúc, thị trường tạo đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước trên khung thời
gian cao hơn như hình bên dưới:
Nếu bạn giao dịch H1 thì có thể sử dụng khung thời gian lớn hơn như H4, D1 để kiểm tra xu
hướng .

Bước 2: Chuyển sang khung H1 để chờ cú pullback trong xu hướng tăng


Sau khi xác nhận xu hướng trên khung thời gian lớn, thì ta quay về khung H1 chờ cú pullback.
Như hình bên dưới:
Bước 3: Vẽ fibonacci trên con sóng đẩy gần nhất trước khi cú pullback kết thúc

Sau khi vẽ fibo, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được các ngưỡng hỗ trợ ở các mức trên fibo mà giá có
thể hồi về như 50% và 61.8%. Như hình bên dưới:

Bước 4: Thực hiện lệnh mua khi giá hồi về khoảng 50% - 61.8% trên fibonacci

Bạn có thể điều chỉnh điểm vào lệnh dựa vào mức 50% hoặc 61.8% hoặc là bạn chia khối lượng
giao dịch ra mua ở cả 2 vùng giá này. Như hình bên dưới chúng ta có thể thực hiện lệnh mua
ngay mức 61.8%.
Bước tiếp theo là phần đặt dừng lỗ và chốt lời.

Bước 5: Đặt dừng lỗ


Đối với dừng lỗ, chúng ta đặt dừng lỗ bên dưới đáy của con sóng đẩy để chũng ta vẽ fibo. Như
hình bên dưới:

Khi giá phá vỡ vùng đáy của đợt sóng tăng gần nhất cho chúng ta thấy cấu trúc thị trường đã thay
đổi. Và đó là thời điểm hợp lý để chúng ta cắt lỗ.

Bước 6: Chốt lời

Đối với điểm chốt lời, vị trí lý tưởng để thu lợi nhuận là khi xu hướng tạo đỉnh cao mới. Vì ở
những vùng giá này, thị trường thường sẽ xuất hiện một đợt giảm giá. Nên đó là thời điểm thích
hợp để chúng ta thu về lợi nhuận của mình. Các bạn xem hình bên dưới:

Ngoài ra, nếu bạn thấy xu hướng có thể đi được xa hơn thì bạn có thể cắt bớt một nửa vị thế,
phần còn lại ta có thể cắt ở mức fibo mở rộng hoặc dời dừng lỗ đi theo xu hướng. Như hình bên
dưới:
Trên đây là 6 bước cho một chiến lược mua theo pullback. Hình bên dưới là chiến lược bán với
nguyên tắc giao dịch tương tự nhé.
Vận dụng Fibonacci hồi lại để xác định chính xác đỉnh đáy thị
trường
Fibonacci hồi lại (Fibonacci Retracement) thì anh em quá quen thuộc rồi, công dụng cơ bản của
nó là xác định các vị trí mà market sẽ hồi lại để vào lệnh thuận xu hướng. Vậy nên đó đương
nhiên không phải là những gì Hoài viết trong bài này. Trong bài này, mình sẽ chia sẻ cách vận
dụng Fibonacci hồi lại để tìm các đỉnh đáy của thị trường, trước khi chúng hình thành.

Dùng Fibonacci hồi lại để xác định đỉnh đáy thị trường

Lấy luôn 1 ví dụ cho lẹ:


Nhìn chart NZDUSD trên, thông thường anh em sẽ dùng Fibonacci hồi lại kẻ từ đáy sóng tới
đỉnh sóng để xác định các hỗ trợ tiềm năng để vào lệnh buy, quá đơn giản. Vẽ xong thì chart nó
thành ra thế này:

Để ý giá phản ứng cực kỳ chuẩn xác với các mức Fibo 61.8, 50 và 38.2. Đồng ý rằng đây là các
mức quan trọng cần để ý, và có thể tiềm năng vào các lệnh buy. Đây là 1 khởi đầu tuyệt đẹp khi
phân tích, giờ chỉ cần chờ giá tìm về các vùng đó rồi buy khi thấy setup thôi, vì rõ ràng NZD
đang có xu hướng tăng mà.

Nhưng trên biểu đồ tuần, thì câu chuyện là hoàn toàn khác:
NU trên chart tuần đang nằm trong xu hướng giảm dài hạn, và các mức Fibonacci hồi lại 61.8, 50
và 38.2 TRÙNG KHỚP HOÀN TOÀN với các đỉnh đáy của con sóng tăng gần nhất.

Như vậy thay vì chờ giá hồi về các vùng đó để mua lên, mình kỳ vọng 1 đỉnh quan trọng trung
hạn của NZD đang hình thành, và khả năng xu hướng sẽ chuyển sang giảm.

Làm sao có được kết luận đó?

Bởi vì nếu market tăng vượt cao hơn đỉnh cao nhất hiện tại, các mức Fibonacci 61.8, 50 và 38.2
sẽ không còn trùng khớp 1 cách chính xác với các đỉnh đáy của sóng tăng đó nữa.
Nói cách khác, ta đang kết hợp việc phân tích bức tranh toàn cảnh và các mức Fibo để xác định
các đỉnh đáy quan trọng sắp hình thành. Như vậy các “cơ hội mua vào tại hỗ trợ” lại trở thành
dấu hiệu tạo đỉnh, không nên mua vào nữa.

Luôn nhớ rằng bất kỳ hình thức phân tích kỹ thuật nào chỉ có giá trị tại thời điểm mà nó hình
thành, và tại hoàn cảnh của market lúc đó.

Vài ví dụ:

Các đỉnh đáy dài hạn của thị trường thường ít khi xảy ra, đương nhiên rồi, vì chúng tốn nhiều
thời gian để hình thành.

Biểu đồ GBPJPY tuần, kéo Fibo từ đáy tới đỉnh, ta thấy các mức Fibo trùng khớp với các swing
high và swing low quan trọng của con sóng tăng này.
Ủa vậy thì sao?

Nhìn kỹ hơn nè:

Các mức Fibo hồi lại đều đi ngang qua 1 swing high hoặc swing low của con sóng tăng, một cách
chính xác, từ mức 100 tới mức 0. Điều đó chứng tỏ GJ đã đi hết khả năng của nó rồi, không thể
tăng cao hơn nữa. Nếu GJ vượt đỉnh hiện tại, các mức này sẽ không còn đi chính xác qua các
đỉnh đáy đó nữa.

Kết quả GJ giảm 5700 pip:


Nếu chưa đủ thuyết phục thì thêm ví dụ nữa:
Trên là biểu đồ tháng của NZDJPY. Một lần nữa, để ý các mức fibo hồi lại 38.2 và 50 đi qua
chính xác các đỉnh đáy quan trọng. Đây không phải là 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên, nó cho thấy NJ
đã tạo đỉnh và khả năng cao là không thể tăng cao hơn được nữa.

Và đây là kết quả:


Nhìn có vẻ rơi ít nhỉ, nhưng đó là biểu đồ tháng, do đó đoạn giảm của NJ là khoảng 1600 pip,
không ít chút nào.

Có 1 sự thật cần phải chấp nhận, đó là không ai biết trước được tương lai. Không có cách nào có
thể đoán chính xác đây là đỉnh đáy hay chưa.

Nhưng việc các đỉnh đáy quan trọng của 1 xu hướng trùng khớp chính xác với TẤT CẢ các mức
của Fibo hồi lại kéo từ đáy thấp nhất tới đỉnh cao nhất hiện tại, cho ta 1 dấu hiệu rằng đỉnh đã
hoàn thành, và giá không thể tăng cao hơn được nữa. Đó chỉ là dấu hiệu, ta chỉ có thể kỳ vọng
chứ không khẳng định.

Và nên nhớ cần phải đặt phân tích Fibo này trên bức tranh toàn cảnh, tức là khung thời gian lớn
hơn khung đang giao dịch: nếu anh em trade D1 thì xem trên W1 hoặc MN1 (1 tháng); hoặc nếu
trade trên H4-H1 thì xem trên D1.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

You might also like