You are on page 1of 39

Giới thiệu:

Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC

Chiến lược Trend Bar thất bại.......................................................................................................................... 5


Trend Bar là gì? ............................................................................................................................................... 5
Ý tưởng chiến lược Trend Bar thất bại ........................................................................................................... 6
Ví dụ................................................................................................................................................................ 7
Chiến lược vận dụng Inside Bar để Day Trade ................................................................................................ 11
Khung thời gian để Day Trade ...................................................................................................................... 11
Chiến lược Inside Bar Day Trading ............................................................................................................... 11
Ví dụ.............................................................................................................................................................. 12
Đánh giá chiến lược Inside Bar Day Trading ................................................................................................. 13
Chiến lược Inside Bar NR4 cho những ngày ít biến động ................................................................................ 15
Inside Bar và NR4 là gì? ................................................................................................................................ 15
Quy tắc vào lệnh Inside Bar NR4 .................................................................................................................. 16
Ví dụ chiến lược Inside Bar NR4 ................................................................................................................... 16
Đánh giá chiến lược Inside Bar NR4 ............................................................................................................. 19
Chiến lược NR7 kiếm lời từ động lực phá vỡ ................................................................................................. 20
NR7 là nến gì? ............................................................................................................................................... 20
Quy tắc vào lệnh chiến lược NR7 ................................................................................................................. 20
Ví dụ chiến lược NR7 .................................................................................................................................... 21
Đánh giá chiến lược NR7 .............................................................................................................................. 22
Mô hình tiếp diễn Yum-Yum chuyên đánh Break Out ..................................................................................... 24
Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là gì? ............................................................................................................... 24
Ví dụ mô hình tiếp diễn Yum-Yum................................................................................................................ 24
Đánh giá mô hình tiếp diễn Yum-Yum.......................................................................................................... 26
PHỤ LỤC – 10 bộ sách hay nhất về Price Action .............................................................................................. 28
Trading Price Action của A.I.Brooks ............................................................................................................. 28
Forex Price Action Scalping của Bob Volman ............................................................................................... 29
YTC Price Action của Lance Beggs ................................................................................................................ 30
Bộ sách Price Action của Galen Woods ........................................................................................................ 31
Martin Pring on Price Pattern....................................................................................................................... 32
Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison ....................................................................... 33
Integrated Pitchfork Analysis - Basic to Intermediate bởi Mircea Dologa ................................................... 34
A complete guide to Volume Price Analysis của Anna Coulling ................................................................... 35
Trend Qualification and Trading của L. A. Little ........................................................................................... 36
The Art and Science of Technical Analysis của Adam Grimes ...................................................................... 37
Chiến lược Trend Bar thất bại

Chúng ta đang bước qua tập 5 của series Price Action chuyên sâu – Phần chiến lược giao dịch
Price Action. Có lẽ đây là phần anh em mong chờ nhất, vì có thể áp dụng kiếm lợi nhuận ngay.

Chân thành cảm ơn các anh em đã theo dõi và ủng hộ series Price Action của Hoài cho tới tận
bây giờ, Hoài thật sự rất vui.

Thôi giờ vô chiến lược nhé anh em.

Trend Bar là gì?

Trend Bar là cây nến chứa đựng 1 xu hướng nhỏ trong khung thời gian nhỏ hơn. Nó mở và đóng
tại 2 đầu của toàn cây nến.

Một Trend Bar tăng giá mở cửa gần giá thấp nhất và đóng cửa gần giá cao nhất. Một Trend Bar
giảm giá mở cửa gần giá cao nhất và đóng cửa gần giá thấp nhất.

Câu chuyện của Trend Bar: Trend Bar cho thấy Trader đã “cam kết” đi Theo 1 hướng nào đó.
Trong 1 giao dịch được khớp, số lượng người mua và người bán là hoàn toàn bằng nhau, như vậy
để cho giá tăng lên thì TÂM LÝ của người mua là mạnh mẽ hơn, muốn mua nhiều hơn là người
bán. Ngược lại cũng vậy.

Trend Bar phải có thân nến lớn hơn 50% toàn bộ chiều dài cây nến.
Ý tưởng chiến lược Trend Bar thất bại

Trong 1 xu hướng tăng, các nến Trend Bar giảm giá đại diện cho các trader đi ngược xu
hướng cố gắng đảo ngược xu hướng. Như vậy khi các trader này thất bại trong việc đảo ngược xu
hướng (thường là sẽ thất bại vì xu hướng luôn có khả năng tiếp diễn cao hơn đảo chiều), xu
hướng sẽ được tiếp diễn. Như vậy các Trend Bar giảm giá trong xu hướng tăng sẽ có xác suất
thất bại cao. Ta sẽ tận dụng các Trend Bar thất bại này để vào lệnh khi xu hướng tiếp diễn.

Chiến lược của chúng ta sẽ được hỗ trợ bởi vì khi các trader ngược xu hướng nhận ra rằng họ đã
sai, họ sẽ thoát lệnh bằng lệnh buy, cộng thêm lệnh buy từ các trader thuận xu hướng hiện tại, sẽ
làm cho giá tăng lên.

Chiến lược Trend Bar thất bại

Ta sẽ vào lệnh khi 1 Trend Bar ngược xu hướng thất bại, tức là lúc xu hướng chính được tiếp
diễn.

Nếu 1 Trend Bar không xuất hiện sau 1 Trend Bar trước đó, chúng ta sẽ chuẩn bị cho sự xuất
hiện của cây Trend Bar thất bại.

Quy tắc vào lệnh Buy:


1. EMA 20 hướng lên, hoặc xu hướng hiện tại là tăng
2. Trend Bar giảm giá xuất hiện
3. Đáy của Trend Bar giảm này bị phá thủng, nhưng giá không hình thành 1 Trend Bar giảm
giá tiếp theo
4. Đặt lệnh buy stop phía trên đỉnh của nến hiện tại
5. Huỷ lệnh nếu không được kích hoạt trong cây nến tiếp Theo

Quy tắc vào lệnh Sell:

1. EMA 20 hướng xuống, hoặc xu hướng hiện tại là giảm


2. Trend Bar tăng giá xuất hiện
3. Đỉnh của Trend Bar tăng này bị phá thủng, nhưng giá không hình thành 1 Trend Bar tăng
giá tiếp theo
4. Đặt lệnh sell stop phía dưới đáy của nến hiện tại
5. Huỷ lệnh nếu không được kích hoạt trong cây nến tiếp Theo

Ví dụ

Ví dụ lệnh ES Futures M5:

Các Trend Bar được đánh dấu bằng mũi tên trên biểu đồ:

1. Trend bar giảm mạnh, đằng sau nó là 1 nến nhỏ phá vỡ đáy Trend Bar, nhưng không phải
là 1 Trend Bar giảm. Đây là 1 setup đẹp của chiến lược, nhưng lệnh buy stop không được
kích hoạt vì giá không phá lên đỉnh của cây nến nhỏ này tại cây nến sau nó
2. Nến Trend Bar giảm test đường EMA và không thể giảm sâu hơn. Đáy Trend Bar bị phá
bởi cây nến sau nó, nhưng cây nến này không phải trend bar, như vậy thoả điều kiện đặt
lệnh. Lệnh buy stop được kích hoạt ngay cây nến tiếp Theo và cho lợi nhuận
3. Trend Bar này cũng chính là 1 inside bar. Nến sau nó phá vỡ đáy của nó và không phải là
trend bar, như vậy có thể đặt lệnh buy stop tại đỉnh cây nến này. Lệnh được kích hoạt
ngay cây nến tiếp Theo và cho lợi nhuận rất tốt
4. Nến đằng sau nến marubozu giảm mạnh phá đáy của marubozu, nhưng lệnh buy stop
không được kích hoạt

Nên nhớ, ta sẽ HUỶ LỆNH nếu lệnh không được kích hoạt NGAY CÂY NẾN TIẾP THEO.

Bởi vì các lệnh đẹp nhất thường sẽ cho kết quả ngay lập tức, càng đợi lâu thì setup càng mất đi
tính hiệu quả. Ta sẽ huỷ lệnh để loại bỏ rủi ro các lệnh không đẹp, chỉ vào những lệnh đẹp.

Ví dụ AMEREN CORP D1:

1. Setup buy khi nến sau phá vỡ đáy trend bar giảm, tuy nhiên ta huỷ lệnh vì nến tiếp Theo
không kích hoạt lệnh
2. Setup buy đẹp và lệnh được kích hoạt ngay
3. Setup không được kích hoạt

Ví dụ EURUSD D1:
1. Trend bar giảm, nến tiếp Theo phá đáy trend bar. Lệnh buy stop được kích hoạt
2. Setup buy, lệnh được kích hoạt nhưng bị thua lỗ
3. Trend bar giảm, nến tiếp Theo phá đáy trend bar. Lệnh được kích hoạt và đem lại lợi
nhuận
Ví dụ S&P 500 MN1:

1. Setup buy đẹp, nhưng có thể đem lại thua lỗ nếu anh em không thoát sớm
2. Setup buy đẹp
Trên đây là 1 ý tưởng giao dịch khá đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, ta tận dụng sự thất bại của
Trend Bar để kiếm lời. Nếu tuân thủ đúng quy tắc của hệ thống, anh em hoàn toàn có thể kiếm
lời đều đặn trong dài hạn.
Chiến lược vận dụng Inside Bar để Day Trade

Inside Bar là 1 mẫu hình cực kỳ phổ biến và hấp dẫn trong Price Action, và nếu biết cách ứng
dụng, anh em hoàn toàn có thể Day Trade kiếm lợi nhuận rất tốt bằng Inside Bar.

Khung thời gian để Day Trade

Khung 5 phút - M5 là 1 lựa chọn phổ biến trong giới Day Trader, tuy nhiên nó chỉ là phổ biến.
Anh em hoàn toàn có thể thoải mái day trade với M1, M15, thậm chí H1 cũng có thể day trade.
Cái anh em cần quan tâm ở đây là inside bar nào đáng trade, inside bar nào không.

Trong bài này tác giả Galen Woods trade các setup inside bar của YM Futures trên khung thời
gian 4 phút, tuy nhiên anh em hoàn toàn có thể ứng dụng với forex và trên các khung thời gian
khác nhau.

Chiến lược Inside Bar Day Trading

Các quy tắc vào lệnh sau đây nhằm mục đích bắt được cú hồi đầu tiên trong 1 xu hướng mới
bằng 1 inside bar. Ta xác định xu hướng bằng đường trung bình SMA 21.

Quy tắc vào lệnh buy:

 Từ dưới SMA, giá bắt đầu cố gắng vượt lên trên nó. 1 cây nến phải xuyên thủng và đóng
cửa trên SMA
 Đợi inside bar tăng giá xuất hiện
 Đặt buy stop ngay phía trên inside bar, dừng lỗ phía dưới

Quy tắc vào lệnh sell:

 Từ trên SMA, giá bắt đầu cố gắng vượt xuống dưới nó. 1 cây nến phải xuyên thủng và
đóng cửa dưới SMA
 Đợi inside bar giảm giá xuất hiện
 Đặt sell stop ngay phía dưới inside bar, dừng lỗ phía trên

Ví dụ

YM Futures inside bar giảm giá - lệnh thắng:

1. Market đang nằm trên SMA 21


2. Nến này xuyên thủng và đóng cửa dưới SMA cho dấu hiệu sự thay đổi xu hướng. Lúc này
ta bắt đầu tìm các inside bar giảm giá
3. Sau khi giá rớt khỏi SMA, ta không thấy tín hiệu tăng giá nào, giá không thể hồi lại
chạm SMA, như vậy tâm lý giảm đã rõ ràng
4. Inside bar giảm giá hình thành, ta đặt sell stop tại đáy mother bar (cây nến lớn) với dừng
lỗ tại đỉnh

Có rất nhiều cách để thoát lệnh, vì ta kỳ vọng xu hướng sẽ tiếp diễn nên cách tốt nhất là trail stop
cho tới khi 1 tín hiệu đảo chiều xuất hiện.
YM Futures inside bar tăng giá - lệnh thua:

Nến đầu tiên của biểu đồ này cũng là nến đầu tiên của phiên giao dịch

1. Phiên bắt đầu khi giá nằm dưới SMA 21


2. Trong vòng nửa giờ, giá thành công và vượt lên trên SMA
3. Sóng hồi nhỏ này bị từ chối bởi SMA, cho thấy khả năng tâm lý tăng đã rõ ràng và giá
không thể điều chỉnh thêm nữa
4. Khi market hình thành đỉnh mới, nó chuyển sang trạng thái đi ngang. Các nến này có bóng
trên và bóng dưới dài, cho thấy lực bán và mua khá cân bằng nhau
5. Trong đoạn tích luỹ, 1 setup inside bar hình thành. Ta đặt buy stop tại đỉnh nến mẹ -
mother bar với stop loss tại đáy. Lệnh này bị dừng lỗ ngay sau đó

Đánh giá chiến lược Inside Bar Day Trading

Trong 1 thị trường thanh khoản cao, tại 1 khung thời gian phù hợp, các setup inside bar cung cấp
các cơ hội vào lệnh xác suất cao. Nó vừa là công cụ để timing - xác định thời điểm vào lệnh, vừa
có thể xác định chính xác rủi ro (với dừng lỗ ở vị trí tự nhiên là đuôi còn lại của mother bar). Tuy
nhiên có 2 điểm anh em cần lưu ý khi trade chiến lược này
1. hãy xác định các xu hướng mới hình thành. Bởi vì các cú trade hồi lại tại thời điểm xu
hướng mới hình thành có xác suất thắng cao hơn và cơ hội lợi nhuận lớn hơn
2. Hãy TRÁNH XA các vùng tích luỹ. Đây là điểm rất quan trọng khi trade với inside
bar. inside bar rất thường xuyên xuất hiện tại các vùng giá tích luỹ, và các inside bar thế
này thường vô giá trị, vì khi nằm trong vùng tích luỹ giá rất khó đoán và thường xuyên có
phá vỡ giả. Vấn đề ở đây là phân biệt inside bar có nằm ở vùng tích luỹ hay không.

Xem lại 2 ví dụ trên, trong lệnh thắng, giá đang hồi lên và bearish sentiment thể hiện rất rõ qua
các bóng nến trên dài, nó không hề tích luỹ. Trong lệnh thua, các bóng nến trên và dưới rất ngang
nhau, như vậy đây là 1 vùng tích luỹ. Các lệnh thua luôn có nguyên do của nó.
Chiến lược Inside Bar NR4 cho những ngày ít biến động

Có 1 điều mình muốn anh em lưu ý trước khi bước vào bài học tiếp theo, đó là chúng ta đã bước
vào Phần 5 của chuỗi bài Price Action chuyên sâu - chuyên về các chiến lược giao dịch Price
Action. Vì là chuyên về chiến lược nên KHÔNG NHẤT THIẾT phải đọc và học hết tất cả các
bài trong phần này, anh em chỉ cần chọn ra cho mình MỘT chiến lược ưa thích, luyện tập nó và
hoàn thiện nó. Đừng đọc quá nhiều, áp dụng quá nhiều rồi tẩu hoả nhập ma.

Những bài về Price Action mà anh em cần đọc hết nằm từ phần 1 - phần 4, anh em chỉ cần bấm
vào link trên là thấy được tất cả các bài trong chuỗi Price Action của Hoài. Từ phần 5 trở đi, anh
em chỉ đọc những chiến lược nào thấy thích và muốn áp dụng mà thôi.

Inside Bar và NR4 là gì?

Inside Bar NR4 là chiến lược được hoàn thiện bởi Toby Crabel, dựa trên 2 mẫu hình Price Action
là Inside Bar và NR4.

Inside Bar thì anh em biết rồi, gồm 2 nến: nến mẹ đứng trước bao bọc toàn bộ đỉnh đáy của
nến Inside Bar đứng sau.

NR4 (Narrow Range 4) là cây nến có chiều dài ngắn nhất trong 4 cây nến gần nhất.
Như vậy, Inside bar NR4 cho thấy thời điểm đó thị trường di chuyển ít và có biến động thấp, tức
là đang bị nén. Khi thấy cặp Inside bar NR4, ta sẽ trade breakout khi biến động quay trở lại.

Quy tắc vào lệnh Inside Bar NR4

Quy tắc vào lệnh buy:

 Xu hướng là tăng
 Một inside bar với cây nến inside bar có chiều dài ngắn nhất trong 4 cây nến gần nhất (so
với 3 cây nến trước đó)
 Đặt lệnh buy stop tại đỉnh của cây nến này
 Đợi break out làm kích hoạt lệnh.

Quy tắc vào lệnh sell:

 Xu hướng là giảm
 Một inside bar với cây nến inside bar có chiều dài ngắn nhất trong 4 cây nến gần nhất (so
với 3 cây nến trước đó)
 Đặt lệnh sell stop tại đáy của cây nến này
 Đợi break out làm kích hoạt lệnh.

Ví dụ chiến lược Inside Bar NR4

Ví dụ lệnh thắng EURUSD D1:


Mũi tên xanh chính là setup inside bar NR4 - cây nến inside bar có chiều dài ngắn nhất so với 3
cây nến trước đó. Setup này xuất hiện tại hỗ trợ trong 1 xu hướng tăng. Như vậy ta đặt lệnh buy
stop tại đỉnh cây nến này, và lệnh này được kích hoạt vào cây nến ngày tiếp theo. Anh em thấy
setup đã dẫn tới 1 sóng tăng rất mạnh và đẹp.

Quan trọng là setup này được hỗ trợ bởi hành động tăng giá trước đó:

1. Pin bar từ chối giá đẩy giá tăng lên


2. Lực tăng được tiếp diễn bởi hành động follow-through của market
3. Setup xuất hiện sau sóng điều chỉnh nhẹ và nằm ngay tại hỗ trợ, như vậy nó đáng để vào

Ví dụ lệnh thua DuPont D1:


Mũi tên xanh là setup của chúng ta. Nó thoả toàn bộ điều kiện của setup. Lệnh buy stop được đặt
tại đỉnh cây nến này nhưng bị thoát dừng lỗ vài ngày sau đó. Anh em cùng xem chuyện gì xảy ra:

1. Sau 1 đoạn giảm dài, market hình thành mẫu hình hai đáy (double bottom) - khả năng đảo
chiều sang tăng
2. Hành động giá tăng từ mẫu hình hai đáy
3. Giá bị từ chối rất mạnh bởi pin bar đuôi dài giảm giá (long-tailed bearish pin bar). Cái
đuôi của pin bar này đã khiến cho khá nhiều Trader đang buy bị đu đỉnh, market để lại
đuôi cho thấy vùng này có lực bán mạnh
Như vậy lý do cho lệnh thua là setup xuất hiện ngay sau khi market bị từ chối tăng, động lực tăng
đã không còn nữa.

Ví dụ: USDJPY D1:


Setup inside bar NR4 rất đẹp của UJ mà Hoài đang theo.

Đánh giá chiến lược Inside Bar NR4

Khác với hành động co thắt dải băng của Bollinger Bands, Inside Bar NR4 chỉ cho thấy biến
động giảm đi của market trong ngắn hạn. Do đó, việc xem xét hành động giá trước các
setup Inside Bar NR4 là cực kỳ quan trọng. Hoàn cảnh của market lúc đó sẽ quyết định là setup
có thắng lợi hay không.

Khi nằm đúng ngữ cảnh là động lực tăng giá đang bị nén lại, Inside Bar NR4 có thể cho 1 setup
rất đẹp với rủi ro thấp. Ngược lại nếu market đang tích luỹ trong 1 range giá đi ngang, khi mà
động lực tăng chưa rõ ràng (như trong ví dụ 2), thì Inside Bar NR4 chỉ là 1 phần trong đoạn tích
luỹ đó, có thể dẫn tới tích luỹ dài hơi dẫn tới thua lỗ, hay thậm chí là bẫy giá.
Chiến lược NR7 kiếm lời từ động lực phá vỡ

Giai đoạn sóng yên biển lặng trước 1 cú phá vỡ của market có thể là thời điểm vào lệnh hợp lý,
từ đó ta có thể kiếm lời từ cú nổ tiếp theo sau đó. Chiến lược NR7 với mẫu hình 7 cây nến có thể
giúp anh em làm được việc này.

NR7 là nến gì?

NR7 là Narrow Bar 7, dùng để chỉ cây nến có chiều dài từ đỉnh tới đáy ngắn nhất trong cụm 7
cây nến gần nhất, tức là so với 6 cây nến trước nó. Cây nến này báo hiệu khả năng phá vỡ của
market sau 1 thời gian tích luỹ.

Nếu anh em hỏi tại sao lại chọn 7 cây nến mà không phải là 8 hay 10 thì cụm 7 cây nến cho xác
suất phá vỡ đúng cao nhất, tựa như NR4 vậy. Người ta đã làm thống kê và chọn ra cụm 4 cây nến
và 7 cây nến là đáng vào lệnh nhất.

Chiến lược ngày hôm nay của Price Action chuyên sâu sẽ bàn về cụm nến NR7 để vào lệnh thuận
theo xu hướng, tận dụng động lực phá vỡ của market sau tích luỹ để kiếm lợi nhuận.

Quy tắc vào lệnh chiến lược NR7

Quy tắc vào lệnh buy:


 6 cây nến trước đó đều nằm trên đường EMA 20
 Buy tại cú phá vỡ đỉnh cây nến NR7 (đặt buy stop tại đỉnh cây nến này)
Quy tắc vào lệnh sell:

 6 cây nến trước đó đều nằm dưới đường EMA 20


 Sell tại cú phá vỡ đáy cây nến NR7 (đặt sell stop tại đáy cây nến này)

Ví dụ chiến lược NR7

Ví dụ lệnh thắng NR7 thuận xu hướng giảm:

Đây là biểu đồ 3 phút của CL futures trên sàn NYMEX. Đường cam là 20 EMA. Các cây
nến NR7 được đánh dấu vàng.

1. Giá rơi xuống khỏi đường EMA bằng 8 cây nến giảm liên tiếp
2. 6 cây nến dẫn tới nến NR7 đều nằm dưới EMA, như vậy thoả mãn điều kiện của hệ thống,
cho thấy động lực giảm vẫn được giữ vững. Mặc dù nến NR7 là nến tăng, nhưng nó vẫn
chưa chạm được tới đường EMA. Ta có thể sell cú break đáy của nến NR7 này bằng lệnh
sell stop
3. Sau khi giá giảm đẹp, market bắt đầu quay lại retest mức hoà vốn của trade. Tuy nhiên cố
gắng phá vỡ ngược trend của sóng tăng này đã thất bại và giá quay đầu giảm tiếp

Anh em để ý nến NR7 thứ hai là 1 doji, do đó nếu đã lỡ kèo đầu tiên thì vẫn có thể sell cú break
của doji này, đánh dấu sóng hồi điều chỉnh kết thúc.
Ví dụ lệnh thua NR7 thuận xu hướng giảm:

Cũng là biểu đồ CL 3 phút, ở ví dụ này ta sẽ xem 1 setup NR7 bị thất bại và phân tích tại sao
lệnh này lại bị dừng lỗ.

1. 6 cây nến dẫn tới NR7 đều nằm dưới EMA, như vậy đủ điều kiện đặt lệnh. Ta đặt sell stop
dưới đáy của NR7. Để ý cụm nến NR7 có tới 5 nến tăng, như giá không thể chạm
tới EMA cho thấy động lực giảm vẫn còn mạnh
2. Lệnh được kích hoạt, tuy nhiên market lại rơi vào trạng thái tích luỹ chặt ngay sau đó
3. Lệnh bị dừng lỗ bởi 1 upthrust - bẫy giá tăng, ngay sau đó lại rơi rất mạnh.

Đánh giá chiến lược NR7

NR7 với NR4 đều là các mẫu hình nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống giao
dịch của nhiều Trader. Trong chiến lược NR7 chúng ta đang bàn, ta đang tìm kiếm các xu
hướng mạnh và sử dụng NR7 như là 1 mẫu hình để vào lệnh thuận xu hướng.

Tuy nhiên không nên tuân theo quy tắc vào lệnh 1 cách máy móc, khả năng thắng phụ thuộc rất
nhiều vào cách anh em đánh giá market tại thời điểm đó. Vài nến NR7 xuất hiện tại đỉnh của 1 xu
hướng tăng hoặc tại đáy của 1 xu hướng giảm. Đó đương nhiên không phải là các vị trí đẹp để
vào lệnh.
Bên cạnh đó, cực kỳ cẩn trọng khi anh em phát hiện nhiều nến NR7 liên tiếp, vì khi đó rất có thể
market đã rơi vào 1 đoạn tích luỹ hẹp, và NR7 trở nên không đáng tin cậy. Tất cả các setup price
action đều không đáng tin cậy nếu nó xuất hiện tại sai vị trí.

NR7 đẹp nhất khi nó xuất hiện tại cuối sóng điều chỉnh của 1 xu hướng.
Mô hình tiếp diễn Yum-Yum chuyên đánh Break Out

Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là 1 setup price action rất đẹp và có xác suất cao, được giới thiệu
trong cuốn sách Ultimate Trading Guide by John R. Hill, George Pruitt, and Lundy Hill. Hôm
nay chúng ta sẽ thử xem mô hình này có thơm ngon như cái tên của nó không.

Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là gì?

Đi thẳng vào vấn đề luôn nhé anh em. Quy tắc vào lệnh Buy với mô hình tiếp diễn Yum-Yum như
sau:

 Xu hướng hiện tại đang là tăng (có thể dùng EMA 21 để xác định Xu hướng)
 Swing high bị phá bởi 1 cây nến có thân dài hơn chiều dài của 10 cây nến trước đó
 Giá đóng cửa của nến này phải gần giá cao nhất, và đương nhiên phải là nến tăng
 Đặt lệnh buy stop tại đỉnh cây nến này. Nếu lệnh không được kích hoạt trong 1-3 cây nến
tiếp Theo thì huỷ lệnh.
Quy tắc vào lệnh sell:

 Xu hướng hiện tại đang là giảm (có thể dùng EMA 21 để xác định Xu hướng)
 Swing low bị phá bởi 1 cây nến có thân dài hơn chiều dài của 10 cây nến trước đó
 Giá đóng cửa của nến này phải gần giá thấp nhất, và đương nhiên phải là nến giảm
 Đặt lệnh sell stop tại đáy cây nến này. Nếu lệnh không được kích hoạt trong 1-3 cây nến
tiếp Theo thì huỷ lệnh.

Ví dụ mô hình tiếp diễn Yum-Yum

Ví dụ lệnh thắng - lệnh sell mô hình tiếp diễn Yum-Yum:


Trên đây là biểu đồ 5 phút của Russell 2000 Futures. Phần biểu đồ nằm dưới cùng là range (chiều
dài) của mỗi cây nến với 1 đường trung bình 10 chu kỳ. Thật ra ta không cần phải sử dụng tới
phần range này, vì mắt thường hoàn toàn có thể phân biệt được cây nến có chiều dài lớn nhất so
với các nến nhỏ trước đó trên biểu đồ.

Xu hướng giảm đang tồn tại trong ngày, như vậy ta có thể canh sell tiếp diễn với mô hình Yum-
Yum tiếp diễn giảm. Anh em cùng xem setup.

1. Phiên giao dịch bắt đầu với 1 xu hướng giảm mạnh, giá chững lại và hình thành 1 tam giác
2. 1 nến giảm mạnh phá cạnh dưới của tam giác, và có range lớn hơn rất nhiều so với các cây
nến trước đó, như vậy đây là 1 cú breakout xuống rất đẹp. Đặt lệnh sell stop tại đáy cây
nến này
3. Lệnh được kích hoạt ngay cây nến tiếp Theo. Điều này cho thấy sự gấp gáp trong lực bán
và xác nhận khả năng tiếp diễn của xu hướng giảm. Dừng lỗ cho lệnh này có thể đặt 1
cách hợp lý phía cạnh trên của tam giác

Ví dụ lệnh thua - lệnh buy mô hình tiếp diễn Yum-Yum:


Biểu đồ ngày của Wal-Mart với mô hình tiếp diễn tăng Yum-Yum bị thất bại, chúng ta cùng xem
tại sao nó thất bại.

1. Xu hướng tăng tồn tại trên khung ngày, điều quan trọng cho 1setup vào lệnh tiếp diễn
2. Nến breakout có range lớn hơn 10 cây nến trước đó nhưng không quá vượt trội, và vượt
hẳn lên trên vùng kháng cự, như vậy có thể vào lệnh tại nến này. Lệnh buy stop được đặt
tại đỉnh nến với dừng lỗ tại swing low gần nhất
3. Lệnh được kích hoạt ngay ngày tiếp Theo, tuy nhiên không có hành động giá tiếp diễn nào
đáng kể. Market đi ngang trong vài ngày tiếp Theo và chạm dừng lỗ.

Điểm mấu chốt ở đây là chiều dài - range của cây nến breakout KHÔNG QUÁ vượt trội so với
chùm nến trước đó. Nôm na ta phải cố gắng 1 chút mới nhận ra sự xuất hiện của nó trong chùm
nến lân cận. Do đó nên sự hứng thú (interest) của phe mua thời gian sau đó nhanh chóng lụi dần,
khiến market đi ngang và chạm dừng lỗ.

Đánh giá mô hình tiếp diễn Yum-Yum

Yum-Yum là mô hình đánh tiếp diễn xu huống. Do đó điều đầu tiên mà anh em cần chắc chắn
khi muốn đánh setup này là market đang tồn tại 1 xu hướng mạnh.

Có 2 cách để đánh Theo xu hướng: 1) vào lệnh khi market đang có sóng hồi ngược với xu
hướng chính, gọi là đánh pullback. 2) vào khi market breakout khỏi đỉnh đáy trước đó, gọi là
đánh breakout. Setup Yum-Yum này dựa vào cách thứ 2, nhưng cải thiện được cách đánh này
bằng 2 cách:
1. nó vận dụng range - chiều dài cây nến để xác nhận cú breakout. Các cú breakout với range
lớn thường có xác suất cao hơn
2. nó giới hạn thời gian cho các hành động giá tiếp sau cú breakout. Nếu lệnh không được
kích hoạt trong vòng 1-3 cây nến sau nến chính, ta sẽ huỷ lệnh do interest đã bị mất đi.

Nhìn chung đây là 1 chiến lược rất thơm, vừa có xác suất cao, vừa có tỷ lệ RR hấp dẫn.
PHỤ LỤC – 10 bộ sách hay nhất về Price Action

Vậy là ta đã đi xong phần các chiến lược Price Action thông dụng, và cuối cùng sẽ là các cuốn
sách và nguồn tài liệu dành cho anh em muốn nghiên cứu sâu thêm. Price Action là 1 phương
pháp giao dịch đơn giản nhưng các tài liệu về nó thì rất là nhiều, việc đọc thêm các tài liệu này sẽ
“mài” cho con dao của anh em ngày càng sắt bén hơn.

Thành công của Price Action Trading chính là nhờ vào con người sử dụng nó, chứ không phải
nhờ vào 1 công cụ, mà con người thì luôn cần được hoàn thiện, mài giũa. Hy vọng rằng
series Price Action chuyên sâu đã phần nào giúp anh em hiểu về Price Action, và tuyệt vời nhất
là vận dụng được vào trading để kiếm lợi nhuận. Cảm ơn anh em đã đồng hành với Hoài để hoàn
thành chuỗi bài viết này.

Trading Price Action của A.I.Brooks

Download tại đây

Bộ sách về Price Action của A.I.Brooks thuộc hàng kinh điển trong sách Price Action trading,
mặc dù Brooks không phải là người phát minh ra Price Action. Đây cũng là bộ sách mà các Price
Action Trader nghiên cứu nhiều nhất khi muốn giao dịch với Price Action.

Trong bộ sách này, Brooks giới thiệu các khái niệm như second entry (vào lệnh lần 2), trend bar
(nến xu hướng), M2B/M2S, cùng những mẫu hình Price Action có xác suất cao khi áp dụng
đúng xu hướng và hoàn cảnh của market. Cái hay của bộ sách này là nó đã kết hợp các mẫu hình
Price Action để hình thành nên các hệ thống giao dịch vững chắc, có thể áp dụng được.
Forex Price Action Scalping của Bob Volman

Download tại đây

Bob Volman tập trung vào 1 phong cách giao dịch price action có lẽ không phù hợp với toàn bộ
mọi người. Ông scalping (lướt sóng ngắn) để kiếm lợi nhuận nhỏ sử dụng khung thời gian 70
tick.

Trong khi Brooks giới thiệu các mẫu hình Price Action mang tính phân tích và ít tập trung hơn
vào các thiết lập giao dịch (trading setup), Bob giải thích 7 thiết lập giao dịch chính xác. Do đó
nếu anh em đang tìm kiếm các trading setup price action để scalping, cuốn sách này là dành cho
anh em.
YTC Price Action của Lance Beggs

Download tại đây

Sau A.I. Brooks thì Lance Beggs là người được nhắc tới nhiều thứ nhì trong giới Price
Action trader. Bộ sách YTC Price Action của Beggs cũng được gọi là cửu âm chân kinh của
Price Action trader, và nó có lợi thế là ngắn hơn và dễ hiểu hơn sách của A.I. Brooks. Mình thì
khuyên anh em nên đọc bộ này trước rồi mới nên đọc Brooks, để tránh việc tẩu hoả nhập ma.

Ngoài viết sách ra thì Lance Beggs cũng có 1 cái blog tên là yourtradingcoach.com , nơi ông ghi
lại các giao dịch và kinh nghiệm của mình. Sắp tới Hoài sẽ khai thác triệt để trang này cho anh
em, vì Beggs viết bài hay và chất lắm.
Bộ sách Price Action của Galen Woods

Download tại đây

Nếu anh em tinh ý thì không khó để nhận ra TOÀN BỘ các bài viết trong chuỗi Price Action
chuyên sâu của Hoài là lược dịch từ chuỗi bài trên trang tradingsetupreview.com của Galen
Woods. Mình chọn đây làm chuỗi bài chính vì nó cực kỳ dễ hiểu, văn phong đơn giản, ví dụ chi
tiết. Galen Woods còn viết sách, và bộ sách này đương nhiên sẽ đầy đủ hơn chuỗi Price Action
chuyên sâu mà Hoài đã lược dịch.

Cảm ơn bác @Hunter287 vì đã chia sẻ bộ sách cực chất này.


Martin Pring on Price Pattern

Download tại đây

Đừng nghe price pattern mà ngán nhé anh em. Các mô hình giá được đưa ra trong sách của
Martin chỉ là các mẫu hình đơn giản, nhưng hay ở chỗ tập trung hơn vào cách xác định các mẫu
hình sao cho đúng, và cách kiếm lợi nhuận từ các mẫu hình đó. Anh em xác định được vai đầu
vai hay hai đỉnh, hay đáy rồi, nhưng làm sao biết cái nào sẽ phát huy tác dụng, cái nào không?
Hoặc nếu đã xác định đúng mô hình nhưng trade như thế nào cho hiệu quả? Đây là các vấn đề
đau đầu, không hề đơn giản đã được Martin trình bày cực kỳ hay và dễ hiểu.

Kỳ này đi tiếp 5 bộ còn lại nhé, chúng ta đang bước vào những kỳ cuối cùng của Price Action
chuyên sâu rồi.
Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison

Download tại đây

Sau khi Steve Nison giới thiệu nến Nhật cho các Trader phương tây, biểu đồ nến đã trở thành
công cụ không thể thiếu cho bất kỳ người nào muốn giao dịch tài chính. Có thể nói việc này đã
lật sang 1 trang mới cho các Trader ở phương tây, trong đó có Price Action Trader.

Cuốn sách này tập trung chuyên sâu về các mô hình nến ngắn hạn, đào sâu hơn các mô hình
thông dụng ta thường thấy. Các cái tên như nến nhận chìm (engulfing), Hammer, Shooting
star giờ đây đã quen thuộc hơn với nhiều Trader. Các chiến lược tiêu biểu bao gồm việc kết hợp
mô hình nến với mô hình giá và các điểm xoay (pivot point).
Integrated Pitchfork Analysis - Basic to Intermediate bởi Mircea Dologa

Download tại đây

Phân tích đường xu hướng là 1 công cụ khá mạnh trong Price Action trading, và cuốn sách này sẽ
hướng dẫn anh em vận dụng đường xu hướng và cây đinh ba huyền thoại Andrew Pitchfork vào
giao dịch Price Action. Có vài quyển viết về phương pháp này, nhưng cuốn sách này của Tiến sỹ
Mircea Dologa là nổi bật hơn cả. Nó được viết và trình bày 1 cách rõ ràng dành cho những người
mới bắt đầu cũng có thể hiểu và vận dụng được. Nếu anh em là fan của cây đinh ba Andrew, anh
em không thể bỏ qua nó.
A complete guide to Volume Price Analysis của Anna Coulling

Download tại đây

Cuốn này xứng đáng được ghi vào danh sách vì rất rất nhiều Price Action Trader có sử dụng
Volume vào phân tích, và thật sự phân tích volume rất mạnh mẽ. Volume khác với các chỉ báo
khác là nó chỉ lấy dữ liệu thô, không hề bị biến đổi qua công thức nào, nên các kết quả mà nó
đem lại cũng thuần khiết tương tự như dữ liệu giá. Volume cũng không hề bị trễ tín hiệu như các
chỉ báo kỹ thuật khác.

Anna Coulling đã viết tất cả những thứ anh em cần biết về phân tích Volume trong cuốn sách
này. Cách cô giải thích khiến cho việc phân tích và áp dụng volume trong trading trở nên dễ dàng
hơn.

Cuốn sách này đặc biệt hữu ích cho các anh em giao dịch trên các thị trường mà volume mang
vai trò quan trọng, như Stock và cryptocurrency.
Trend Qualification and Trading của L. A. Little

Download tại đây

Xác định 1 xu hướng có đang tồn tại hay không trên thị trường là chìa khoá của giao dịch thành
công, vì mọi lợi nhuận ổn định đều kiếm được trên các thị trường có xu hướng. Phân tích xu
hướng là kỹ năng không thể thiếu đối với không chỉ Price Action Trader, mà toàn bộ
các Trader khác. Do đó xu hướng xứng đáng được nghiên cứu nhiều hơn là chỉ đọc 1 cái khái
niệm.

L. A. Little đã dựng nên 1 cái khung để đánh giá chất lượng xu hướng và tìm ra xu hướng đẹp
nhất, chỉ sử dụng giá và volume. Ý tưởng vận dụng giá và volume để xác định xu hướng cực kỳ
hấp dẫn với Price Action Trader, những con người chỉ thích lối giao dịch tối giản.

Chúng ta chỉ xác định xu hướng bằng đường trung bình, hoặc trendline hoặc nhìn bằng mắt,
nhưng tác giả đi sâu hơn và viết ra được cấu trúc của xu hướng để đánh giá chất lượng của nó.
Đọc xong cuốn sách này, anh em sẽ không còn bị bối rối khi xác định xu hướng nữa.
The Art and Science of Technical Analysis của Adam Grimes

Download tại đây

Cuốn sách này nói về “Cấu trúc thị trường, Hành động giá và các chiến lược giao dịch”, những
nội dung không thể thiếu nếu anh em muốn nghiên cứu sâu hơn về Price Action trading.

Cuốn sách này được trình bày Theo 1 hệ thống rất dễ hiểu và bao gồm nhiều ý tưởng giao dịch
hay. Và cái hay của nó còn thể hiện ở chất “nghệ thuật” (Art) của việc giao dịch. Cùng với phần
quản lý rủi ro và phần về “cái tôi cá nhân được định hướng đúng của Trader”, cuốn sách này là 1
trong những tài liệu đầy đủ nhất dành cho Price Action Trader.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

You might also like