You are on page 1of 81

MỤC LỤC

Unit 15: 5 Bước Đặt Stop Loss Dễ Dàng ............................................................. 1

Bước 1. Xác định điểm vào lệnh .................................................................. 1

Bước 2. Xác định điểm Take Profit và Stop Loss ....................................... 1

Bước 3. Xem xét tỷ lệ R:R (Risk:Reward) .................................................. 2

Bước 4. Xác định số lot................................................................................. 4

Bước 5. Vào lệnh........................................................................................... 5

Unit 16: Sử Dụng ATR Để Đặt Stop Loss ........................................................... 6

1. Định nghĩa ATR........................................................................................ 6

2. Cách tính của chỉ báo ATR ...................................................................... 7

3. Cách sử dụng ATR ................................................................................... 7

Unit 17: Cách Sử Dụng Chỉ Báo Bollinger Bands Và Chiến Thuật Đi Kèm .... 9

1. Khái niệm .................................................................................................. 9

2. Cấu tạo chỉ báo Bollinger Bands ............................................................. 9

3. Cách sử dụng Bollinger Bands ............................................................... 10

4. Kết hợp Bollinger bands với RSI và các vùng hỗ trợ/kháng cự ........... 11

Unit 18: Chỉ Số Báo Trước & Báo Sau ............................................................. 13

1. Khái niệm chỉ báo trước và chỉ báo sau ................................................ 13

2. Cách hoạt động ....................................................................................... 14

3. Sử dụng trong phân tích kĩ thuật........................................................... 15

Unit 19: RSI Là Gì? Chiến Thuật Sử Dụng RSI .............................................. 18

1. RSI là gì? ................................................................................................. 18

2. Cách hoạt động của chỉ báo RSI ............................................................ 18


3. Sử dụng RSI hiệu quả ............................................................................ 19

Unit 20: Chỉ Báo MACD Là Gì? Chiến Thuật Giao Dịch Sử Dụng MACD ... 22

1. MACD Là Gì?......................................................................................... 22

2. Cấu tạo của MACD ................................................................................ 23

3. Cách đọc chỉ báo MACD ........................................................................ 23

Unit 21: Lý Thuyết SÓNG ELLIOTT............................................................... 26

1. Định nghĩa sóng Elliott ........................................................................... 26

2. Mô hình sóng Elliott cơ bản ................................................................... 26

3. Sử dụng sóng Elliott trong phân tích kỹ thuật ...................................... 28

Unit 22: Cách Sử Dụng StochRSI Và Chiến Thuật Đi Kèm ............................ 29

1. Định nghĩa ............................................................................................... 29

2. Cách hoạt động StochRSI ...................................................................... 30

3. Cách sử dụng StochRSI.......................................................................... 31

Unit 23: Lý Thuyết Dow..................................................................................... 34

1. Khái niệm lý thuyết Dow ........................................................................ 34

2. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow ............................................. 34

3. Các giai đoạn của xu hướng chính ......................................................... 37

4. Khối lượng giao dịch đi cùng với xu hướng thị trường ........................ 38

5. Sự đảo chiều xu hướng chính ................................................................. 39

Unit 24: Giao Dịch Với Chỉ Báo Parabolic Sar ................................................ 40

1. Định nghĩa ............................................................................................... 40

2. Cách tính toán SAR Parabol .................................................................. 40

3. Ưu điểm chỉ báo Parabolic SAR ............................................................ 42

4. Nhược điểm của chỉ báo Parabolic SAR ............................................... 43


5. Sử dụng Parabolic SAR với các chỉ báo ................................................ 44

Unit 25: Giao Dịch Với Đường Moving Average .............................................. 46

1. Định nghĩa đường MA............................................................................ 46

2. Các đường MA........................................................................................ 46

3. Giao dịch với đường MA ........................................................................ 48

Unit 26: Biểu Đồ Nến Heikin Ashi Là Gì? Chiến Thuật Sử Dụng
Heikin Ashi ......................................................................................................... 51

1. Nến Heikin Ashi ...................................................................................... 51

2. Heikin Ashi với biểu đồ nến Nhật .......................................................... 52

3. Giao dịch với biểu đồ nến Heikin Ashi .................................................. 52

Unit 27: Ichimoku Cloud Là Gì? Chiến Thuật Với Ichimoku Cloud ............. 56

1. Giới thiệu mây Ichimoku ....................................................................... 56

2. Cấu tạo chỉ báo Ichimoku ...................................................................... 56

3. Giao dịch với chỉ báo Ichimoku ............................................................. 60

Unit 28: Fibonacci Là Gì? Bí Quyết Giao Dịch Với Fibonacci ........................ 63

1. Sự ra đời của Fibonacci .......................................................................... 63

2. Một số dạng Fibonacci ........................................................................... 64

3. Kết hợp Fibonacci cùng các chỉ báo ...................................................... 65

Unit 29: Pivot Point - Công Cụ Bắt Đỉnh Đáy Của Nhà Giao Dịch ................ 69

1. Khái niệm Pivot Point ............................................................................ 69

2. Giao dịch với Pivot Point ....................................................................... 70

Unit 30: Chỉ Báo Hàng Hóa Cci Là Gì? Chiến Thuật Giao Dịch Với CCI .... 74

1. Khái niệm CCI ........................................................................................ 74

2. Phương pháp giao dịch với CCI ............................................................ 75


Unit 15: 5 Bước Đặt Stop Loss Dễ Dàng

Bước 1. Xác định điểm vào lệnh

Để xác định được một điểm vào lệnh đẹp thì việc điều đầu tiên chúng ta cần
làm đó chính là chọn ra một chiến thuật cho riêng mình.

Chẳng hạn như ở ví dụ dưới đây, mình đã sử dụng đường MA200 và xác định
vùng hỗ trợ cứng kết hợp cùng với chỉ báo RSI (Relative Strength Index) đang ở
dưới mức 50. Dựa vào những điều kiện đó chúng ta đã xác định được một điểm vào
lệnh như trên hình.

Chú ý: Cần phải kết hợp thêm các chỉ báo khác để độ tin cậy cao hơn

Bước 2. Xác định điểm Take Profit và Stop Loss

Cách đơn giản nhất để chúng ta có thể tìm được điểm dừng lỗ và chốt lời là
chúng ta có thể dựa vào những vùng hỗ trợ và kháng cự cũ hoặc là vùng hợp lưu của
các phân tích khác.

1
Ví dụ: Trong cặp tiền EUR/JPY, sau khi xác định được Entry Buy mình bắt
đầu xác định các vùng kháng cự trước đó để làm vùng đặt Take Profit vì trước đó
giá đã nhiều lần chạm vùng này nhưng chưa phá qua được. Tiếp theo mình cũng xác
định Stop Loss bằng cách xác định mức hỗ trợ trước đó.

Lưu ý: Đây chỉ là một cách đơn giản, chúng ta cần kết hợp thêm các yếu tố và
chỉ báo khác như là: Fibonacci, ATR... để đặt Take Profit, Stop Loss hợp lý.

Bước 3. Xem xét tỷ lệ R:R (Risk:Reward)


Sau khi xác định được điểm vào lệnh, điểm đặt Take Profit và điểm đặt Stop
Loss. thì chúng ta bắt đầu đi xét xem tỷ lệ R:R (Risk:Reward) đó có phù hợp không.

Ví dụ: Trong một xu hướng tăng, chúng ta có thể đặt một lệnh Buy với mức
R:R (1:2) và đây là một tỷ lệ hợp lý cho một xu hướng tăng và Entry đẹp. Điều này
sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho chúng ta hơn là thua lỗ.

2
Ngược lại, khi bạn chọn mức R:R (2:1) tức là lúc này bạn đang chấp nhận tỷ
lệ thua lỗ nhiều hơn là lãi. Đây là một tỷ lệ không hợp lý vì khi giá đi không đúng
theo những gì bạn kì vọng thì thay vì bạn sẽ bị lỗ một phần so với mục tiêu lãi bạn
đề ra thì với tỷ lệ R:R (2:1) bạn đã bị lỗ nhiều hơn. Vì vậy chúng ta không nên vào
lệnh với tỷ lệ này.

3
Bước 4. Xác định số lot

Nhiều traders thường lấy một mức R:R với số lot cố định để áp dụng cho nhiều
loại tiền tệ. Nhưng từng loại tiền lại có mức biến động khác nhau nên chúng ta không
thể áp dụng một mức R:R cho tất cả các loại tiền. Mà thay vào chúng ta dựa trên số
vốn mà mình có để vào với số lot hợp lý.

Bạn có thể dùng phần mềm https://www.myfxbook.com/forex-


calculators/position-size để tính kích thước lot của các cặp tiền khi bạn vào lệnh
không bị thua lỗ quá mức.

Ví dụ: Bạn vào lệnh với cặp tiền EUR/USD vốn của bạn là 1000$ và bạn chỉ
muốn tỷ lệ rủi ro của mình chỉ ở mức 2% và mức stop loss 60 pip thì bạn chỉ vào
được với số lot 0.033.

Nhưng cùng với mức đó nhưng trên cặp AUD/CAD thì chúng ta lại có thể vào
được 0.043 lot.

4
Bước 5. Vào lệnh

Khi vào lệnh chúng ta cần phải tin tưởng vào những setup mà chúng ta đã chuẩn
bị. Khi mới vào lệnh giá thị trường có thể chạy chưa đúng như những gì bạn đã nhận
định trước đó. Lúc này điều bạn cần làm là phải kiên định theo những gì mà mình
đã đề ra.

Đa phần mọi người sẽ thường không giữ được tâm lý theo những gì mà mình
đã đề ra điều này chính là nguyên nhân lớn gây ra việc thua lỗ quá mức.

5
Unit 16: Sử Dụng ATR Để Đặt Stop Loss

1. Định nghĩa ATR

ATR (Average True Range) hay Khoảng dao động thực tế trung bình, do
Welles Wilder giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng của ông có tên “New Concepts
in Technical Trading Systems”, vào năm 1978, là một chỉ báo phân tích kỹ thuật
được xem như một công cụ đo lường độ biến động giá gây ra bởi các khoảng trống
giá (Gap) hay các biến động giới hạn.Không được dùng để dự báo xu hướng tăng
giảm của giá.

Chính vì thế, ATR luôn được sử dụng như một công cụ để thiết lập các mức
chốt lời Take Profit hay cắt lỗ Stop Loss.

Nhiều hơn là để tìm điểm Entry nhằm thiết lập một lệnh Buy hay Sell theo xu
thế của thị trường.

6
2. Cách tính của chỉ báo ATR

- Xác định phạm vi dao động (14 phiên, 20 phiên....)

- Thực hiện 3 phép tính:

+ Lấy giá đỉnh của thời kì hiện tại trừ đi giá đáy của thời kì hiện tại.

+ Giá trị tuyệt đối của giá đỉnh giai đoạn hiện tại trừ đi giá đóng cửa giai
đoạn trước.

+ Giá trị tuyệt đối của giá đáy hiện tại trừ đi giá đóng cửa giai đoạn trước.

3. Cách sử dụng ATR

Bước 1. Thêm chỉ báo ATR vào biểu đồ, xác định Trendline và các vùng hỗ
trợ kháng cự.

Bước 2. Lấy giá trên điểm Entry trừ đi giá trên ATR.

Ví dụ: Như trên cặp tiền EUR/USD

7
Sau khi giá chạm vùng hỗ trợ và phản ứng tăng mạnh thì mình thấy giá vẫn còn
có thể tiếp tục tăng. Vì vậy mình đã quyết định vào một lệnh Buy với Entry tại mức
giá 1.68666. Lúc này giá trên ATR đang chỉ mức giá 0.01719.

Tiếp theo mình xác định điểm Stop Loss bằng cách lấy giá điểm Entry trừ giá
của ATR và mình đã xác định được điểm đặt Stop Loss hợp lý 1.66947. Với kì vọng
giá sẽ tăng đến mức kháng cự trước đó vậy nên mình đã đặt Take Profit tại
vùng này.

8
Unit 17: Cách Sử Dụng Chỉ Báo Bollinger Bands
Và Chiến Thuật Đi Kèm

1. Khái niệm

Dải Bollinger là một công cụ phân tích kĩ thuật do John bollinger phát minh
trong thập niên 1980. Được sử dụng để đo đạc "mức cao" hay "mức thấp" của giá so
với các giao dịch trước đó.

2. Cấu tạo chỉ báo Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands gồm 3 phần:

• Lower Band (dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation).
• Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20.
• Upper Band (dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn (Standard
deviation).

9
3. Cách sử dụng Bollinger Bands

3.1. Điều kiện để thể hiện thị trường quá mua hoặc quá bán

Chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản sau. Khi giá vượt quá qua đường
band giữa (SMA20) và cả dải band trên của chỉ báo thì tức là lúc này thị trường đang
trong mức quá mua.

Ngược lại, khi giá giảm mạnh qua cả band dưới của chỉ báo tức là lúc này có thể giá
đang trong trạng thái quá bán.

3.2. Bollinger bands phân kì, hội tụ

• Phân kì dải bollinger band là khi mà giá tăng hoặc giảm mạnh. Việc mở rộng
quá mức này cho ta biết dấu hiệu của việc thị trường chuẩn bị kết thúc một xu hướng
và có dấu hiệu đảo chiều.

10
• Hội tụ của dải bollinger band là khi hai đường band co hẹp lại. Điều này thể
hiện thị trường đang trong quá trình tích luỹ, chuẩn bị cho một xu hướng tăng mạnh
hoặc giảm mạnh trong thời gian sắp tới.

4. Kết hợp Bollinger bands với RSI và các vùng hỗ trợ/kháng cự


Ví dụ: Như trong cặp tiền GBP/AUD. Đầu tiên ta xác định các vùng hỗ trợ và
kháng cự đã hình thành trước đó. Sau đó ta thêm chỉ báo RSI.

Lúc này, nhìn vào chart chúng ta có thể thấy. Sau rất nhiều lần khi giá tăng
hoặc giảm mạnh rồi vượt mở rộng ra ngoài dải bollinger band và chạm vào vùng hỗ
trợ và kháng cự. Thì chỉ báo RSI cũng thể hiện được các vùng quá mua và quá bán.
Tại đây giá đã bắt đầu có xu hướng đảo chiều.

Như vậy sau khi kết hợp chỉ báo bollinger band cùng với RSI và vùng hỗ trợ
kháng cự thì chúng ta đã có một điểm vào lệnh với tỷ lệ thắng cao.

11
12
Unit 18: Chỉ Số Báo Trước & Báo Sau

1. Khái niệm chỉ báo trước và chỉ báo sau

Chỉ số báo trước và chỉ số báo sau là các công cụ đánh giá điểm mạnh hay điểm
yếu của các nền kinh tế hoặc thị trường tài chính.

Nói một cách đơn giản, các chỉ số báo trước thể hiện những thay đổi sắp diễn
ra đối với một chu kỳ kinh tế hoặc xu hướng thị trường. Ngược lại, các chỉ số báo
sau được dựa trên các sự kiện đã xảy ra và cung cấp thông tin chuyên sâu về dữ liệu
lịch sử của một thị trường hoặc nền kinh tế cụ thể.

13
2. Cách hoạt động

2.1. Chỉ số báo trước

Các chỉ số báo trước cung cấp thông tin và dự báo về các xu hướng chuẩn bị
diễn ra. Do đó, chúng ta có thể dùng các chỉ báo này để xác định xu hướng tiếp theo
cho thị trường.

Ví dụ: Các báo cáo tài chính của các ngân hàng trung ương. Đây có thể coi là
một chỉ số báo trước vì nó cung cấp các thông tin ảnh hưởng đến thị trường tài chính
về các chính sách điều chỉnh tiền tệ trong tương lai.

2.2. Chỉ số báo sau

Các chỉ số báo sau được sử dụng cho các phân tích dài hạn, dựa trên các dữ liệu
về lịch sử kinh tế hoặc giá trước đó.

Ví dụ: Khi bạn giao dịch trên Forex, bạn có thể dựa vào các mốc và hướng đi
mà giá đã tạo ra trong quá khứ để dự báo cho hướng đi và các mốc giá trong

14
tương lai. Chúng ta cũng có thể sử dụng các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) vì nó được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử.

2.3. Chỉ số trùng hợp

Chỉ báo này ít được mọi người đề cập nhưng đây cũng là một chỉ báo khá quan
trọng. Các chỉ số của chỉ báo này được đưa ra gần như tức thời, cung cấp thông tin
về tình hình kinh tế hiện tại.

Lưu ý: Các định nghĩa về các chỉ số báo trước, báo sau và trùng hợp không
phải lúc nào cũng rõ ràng.

3. Sử dụng trong phân tích kĩ thuật

3.1. Phân tích kĩ thuật với chỉ số báo trước

Trong phân tích kĩ thuật chúng ta có thể một số các indicator báo trước như
RSI (Relative Strength Index chỉ số sức mạnh tương đối), Stochastic RSI, biểu
đồ nến… Vì những chỉ báo này có thể cho chúng ta những dự báo về xu hướng tiếp
theo của thị trường trong thời gian sắp tới.

15
Trên đây là một ví dụ về chỉ báo RSI và Stochastic. Hai chỉ báo này là chỉ báo
động lượng dùng để đo mức độ thay đổi giá gần nhất, các tín hiệu của RSI, Stochastic
thường đi trước giá. Vì vậy, ưu điểm của RSI, Stochastic là cho phép chúng ta phát
hiện sớm các dấu hiệu vào lệnh, nhưng nhược điểm là nhiều tín hiệu sai (nhiễu) và
có thể khiến quyết định vào lệnh của bạn trở nên vội vàng.

3.2. Phân tích kỹ thuật với chỉ số báo sau

Chẳng hạn như chỉ báo Moving Average (đường trung bình di động). Nó
được xem như một chỉ báo chậm vì nó được tính toán dựa trên mức giá đóng cửa
trung bình của các nến trước đó.

Ví dụ: Một đường MA20 và MA50.

Như ví dụ trên khi đường MA 20 cắt lên trên MA 50 thể hiện xu hướng cho giá
tăng trong thời gian sắp tới. Ngược lại khi đường MA 20 cắt xuống đường MA 50
thì nó báo hiệu một xu hướng giảm sắp diễn ra.

16
3.3. Phân tích kĩ thuật với chỉ số trùng hợp

Chỉ số trùng hợp là chỉ số tích hợp của chỉ số báo trước và chỉ số báo sau.

Ví dụ: Chúng ta có thể dùng chỉ báo Ichimoku làm chỉ số trùng hợp. Với các
đường Senkou Span A, Senkou Span B sử dụng như chỉ số báo trước. Các đường
Kijun-Sen, Chikou Span, Tenkan-Sen Sử dụng nư các chỉ số báo sau.

17
Unit 19: RSI Là Gì? Chiến Thuật Sử Dụng RSI

1. RSI là gì?

RSI (Relative Strength Index - Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo
động lượng đo độ lớn biến động giá cũng như tốc độ của các biến động này. Chỉ báo
RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator) - là biểu đồ đường di chuyển
giữa hai mức giới hạn được đo theo thang điểm từ 0 đến 100.

RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder, được xuất bản trong cuốn sách “Khái
niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật” vào năm 1978 và trên tạp chí Modern
Trader (nay là tạp chí Futures) trong số ra tháng 6 năm 1978.

2. Cách hoạt động của chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI thường được sử dụng nhiều nhất với chu kỳ 14 phiên, giá trị cũng
được chuẩn hóa thành phạm vi từ 0 đến 100 và các đường biên tiêu chuẩn được vẽ
ở mức 30 và 70 để thể hiện các mức quá mua và quá bán.

18
Nếu muốn, bạn cũng có thể sử dụng mức quá mua và quá bán là 80-20 hoặc
thậm chí 90-10 (rất hiếm xảy ra) thay cho mức mặc định 70-30.

Bạn có thể sử dụng với chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào ý đồ của
bạn đối với việc đánh giá triển vọng thị trường trong dài hạn hay ngắn hạn.

3. Sử dụng RSI hiệu quả

3.1. Vùng quá mua, quá bán RSI

Chỉ báo RSI gồm hai phần chính gồm:

• Đường thể hiện mức độ biến động của giá mặc định sẽ là 14 nhưng có thể
thay đổi chỉ số này tùy thuộc vào mức độ biến động của loại hàng hóa hay tiền tệ mà
bạn muốn giao dịch...
• Hai đường biên trên và biên dưới. Mặc định là 70-30 thể hiện hai vùng quá
mua và quá bán. Chúng ta cũng có thể thay đổi vùng quá mua và quá bán này để phù
hợp với giao dịch mà mình tham gia.

19
Như ví dụ trên chúng ta có thể sử dụng vùng quá mua và quá bán của giá như
một tín hiệu đảo chiều của thị trường.

Lưu ý: Không phải lúc nào thị trường vùng quá mua và quá bán cũng cho tín
hiệu đảo chiều.

3.2. Kết hợp RSI và đường MA50

Trong phân tích kĩ thuật chúng ta có thể kết hợp RSI với đường MA 50 để xác
định xu hướng tăng hay giảm trong một khoảng thời gian ngắn của thị trường.

Ví dụ như khi giá nằm trên MA 50, RSI trên mức 50 thì đó là một xu hướng
tăng. Ngược lại, khi giá nằm dưới MA 50, RSI dưới mức 50 thì đó là một xu
hướng giảm.

20
3.3. Phân kỳ RSI

Ví dụ: Nếu giá tạo ra các đỉnh cao hơn nhưng RSI lại tạo các đỉnh thấp hơn,
hoặc giá tạo ra các đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo ra đáy cao hơn. Đây là một dấu
hiệu cho thấy giá có thể đảo chiều tại vùng này

21
Unit 20: Chỉ Báo MACD Là Gì?
Chiến Thuật Giao Dịch Sử Dụng MACD

1. MACD Là Gì?

Chỉ báo MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence
(Đường trung bình động hội tụ phân kì).

Được phát triển bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970, chỉ báo Phân kỳ
Hội tụ Trung bình Động theo dõi các sự kiện định giá đã xảy ra. Do vậy chỉ báo này
được xếp vào nhóm các chỉ báo trễ (đưa ra các tín hiệu dựa trên hành động định giá
hoặc dữ liệu giá đã xảy ra trong quá khứ). Chỉ báo MACD được thiết kế để tiết lộ
những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng.

22
2. Cấu tạo của MACD

Đường MACD được cấu tạo dựa trên 3 yếu tố:

• Đường MACD: Giúp xác định được đà tăng hay giảm của thị trường. Tính
bằng EMA12 - EMA26. Tuy nhiên, chỉ báo MACD có thể được tùy chỉnh để phù
hợp với các chiến lược giao dịch khác nhau.
• Đường tín hiệu: Được cấu thành từ đường EMA của đường MACD (thông
thường là EMA của 9 phiên).
• Histogram: Biểu diễn đồ hoạ của sự phân kỳ và hội tụ của đường MACD
và đường tín hiệu. Biểu đồ được tính dựa trên sự chênh lệch giữa hai đường (Lấy
đường MACD - Đường tín hiệu).

3. Cách đọc chỉ báo MACD

3.1. Giao thoa với đường trung tâm

• Khi đường MACD di chuyển trên vùng dương điều này thể hiện giá đang trên
một xu hướng tăng.

23
• Ngược lại khi đường MACD di chuyển phía dưới điều này thể hiện giá đang
trong một xu hướng giảm.

3.2. Giao thoa với đường tín hiệu

Khi đường MACD cắt lên trên đường signal bắt đầu một xu hướng tăng tín
hiệu mua được đưa ra.

Khi đường MACD cắt dưới đường signal bắt đầu một xu hướng giảm tín hiệu
bán được đưa ra.

24
3.3. Phân kỳ MACD

Phân kỳ giảm: Giá tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, MACD lại tạo ra đỉnh
sau thấp hơn đỉnh trước => giá tăng nhưng áp lực mua không còn mạnh như trước
dấu hiệu cho sự đảo chiều giảm sau một chu kì tăng.

Ví dụ trong cặp tiền GBP/JPY:

Phân kỳ tăng: Giá tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước, MACD lại tạo ra đáy
sau cao hơn đáy trước => giá giảm nhưng áp lực bán không còn mạnh như trước
dấu hiệu đảo chiều cho một xu hướng tăng bắt đầu.

25
Unit 21: Lý Thuyết SÓNG ELLIOTT

1. Định nghĩa sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott (EWT) cho rằng các chuyển động của thị trường tuân
theo một trình tự tự nhiên của chu kì tâm lý đám đông. Các mẫu thức được tạo ra
theo cảm tính thị trường hiện tại, luân phiên giữa giảm giá và tăng giá.

Elliott Wave không phải là một chỉ báo hay kỹ thuật giao dịch mà là một lý
thuyết có thể dự đoán hành vi, xác định chu kì và xu hướng thị trường.

2. Mô hình sóng Elliott cơ bản

Sóng Elliott cơ bản thể hiện xu hướng (tăng/giảm) đều được chia ra làm 02 pha,
pha dịch chuyển theo xu hướng chính (motive phase) và pha điều chỉnh (corrective
phase). Trong đó pha dịch chuyển chính gồm 05 sóng và pha điều chỉnh gồm
03 sóng.

Ví dụ: Trong một xu hướng tăng chúng ta có:

26
• Pha tăng 5 sóng đầu tiên là sóng động lực trong đó sóng 1, 3, 5 là sóng di
chuyển lên; sóng 2, 4 là sóng giảm.
• Pha giảm được gọi là sóng điều chỉnh gồm 3 sóng A, B, C trong đó A, C là
sóng giảm; B là sóng tăng.

Lưu ý: Sóng động lực di chuyển cùng hướng với xu hướng chung. Sóng động
lực cũng bao gồm 05 sóng nhỏ hơn. Đây gọi là mô hình năm sóng và Elliott đã tạo
ra 03 quy tắc để mô tả sự hình thành của nó:

• Sóng 2, 4 không thể truy xuất hơn 100% bước di chuyển của sóng 1
trước đó.
• Trong số 1, 3 và 5 thì sóng 3 không thể là sóng ngắn nhất và thường là sóng
dài nhất.
• Sóng 4 không được đi vào khu vực của sóng 1.

27
3. Sử dụng sóng Elliott trong phân tích kỹ thuật

Khi phân tích kỹ thuật việc nhìn đồ thị ở góc độ tổng thể sẽ giúp bạn có thể xác
định được xu hướng thị trường một cách chuẩn xác hơn. Ở khung thời gian càng lớn
xu hướng và các tín hiệu nhận biết sóng Elliott càng rõ và ít nhiễu hơn.

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/CAD.

Để sử dụng được sóng Elliott một cách hiệu quả cũng như muốn có một điểm
vào lệnh đẹp với tỷ lệ R:R cao. Bạn nên kiên nhẫn chờ đợi sóng 2 kết thúc với một
tín hiệu đảo chiều để vào lệnh. Một điều rất quan là bạn cần luôn ghi nhớ là sóng 2
không được giảm dưới phạm vi của sóng 1.

Lưu ý: Từ các quy tắc đếm sóng và giao dịch thực tế, sóng 3 thường là sóng
quan trọng nhất. Vì trong sóng 3 giá thường di chuyển rất mạnh theo xu hướng chính
tạo ra các cơ hội giao dịch đem lại lợi nhuận cao.

28
Unit 22: Cách Sử Dụng StochRSI Và Chiến Thuật Đi Kèm

1. Định nghĩa

RSI ngẫu nhiên (Stochastic RSI hay StochRSI) là một chỉ số phân tích kỹ
thuật được sử dụng để xác định xem một tài sản có bị mua quá mức hay bán quá
mức hay không, cũng như để xác định các xu hướng thị trường hiện tại. Trong đó,
Stochastic là một đạo hàm của chỉ báo RSI vì vậy đây được xem như là chỉ báo của
chỉ báo.

StochRSI được mô tả lần đầu tiên năm 1994 trong cuốn sách có tiêu đề Nhà
giao dịch Kỹ thuật Mới của các tác giả Stanley Kroll và Tushar Chande. Các nhà
giao dịch chứng khoán thường xuyên sử dụng chỉ báo này, nhưng chỉ báo này cũng
có thể được sử dụng trong các giao dịch khác như Forex và thị trường tiền mã hóa.

29
2. Cách hoạt động StochRSI

Chỉ báo StochRSI được tạo từ một RSI thông thường bằng cách áp dụng công
thức Bộ dao động ngẫu nhiên Stochastic.

StochRSI = (RSI Hiện tại - RSI Thấp nhất)/(RSI Cao nhất - RSI
Thấp nhất)

Kết quả thu được là một xếp hạng số duy nhất dao động quanh một đường trung
tâm (0,5), trong phạm vi 0-1. Tuy nhiên, có một số phiên bản sửa đổi của chỉ báo
StochRSI, trong đó kết quả được nhân với 100, do đó, các giá trị nằm trong khoảng
từ 0 đến 100 thay vì 0 và 1.

Ngoài ra, bạn sẽ thấy một đường trung bình đơn giản SMA 3 phiên (%K)
cùng với đường StochRSI (%D). Đường này có vai trò như đường tín hiệu để giảm
rủi ro khi giao dịch.

30
3. Cách sử dụng StochRSI

3.1. Xác định điểm vào, điểm ra

Khi chỉ báo ở dưới mức 20 cho thấy thị trường đang trong vùng quá bán. Đây
có thể được coi là một tín hiệu mua vào tốt.

Ngược lại, khi StochRSI ở vùng 80 cho thấy thị tâm lý mua của các nhà giao
dịch đã không còn nhiều. Điều này cho thấy thị trường đang trong vùng quá mua và
chuẩn bị có sự đảo chiều tại đây.

3.2. StochRSI và đường trung tâm

Khi StochRSI di chuyển đều phía trên đường trung tâm hướng lên vùng 80.
Điều này chứng tỏ thị trường đang tiếp diễn một xu hướng tăng.

Ngược lại, khi chỉ báo di chuyển từ đường trung tâm hướng xuống vùng 20 cho
ta thấy thị trường đang tiếp diễn một xu hướng giảm.

31
3.3. StochRSI và RSI

StochRSI và RSI đều là các chỉ báo dao động ngẫu nhiên giúp các nhà giao
dịch dễ dàng xác định các điều kiện mua quá mức và bán quá mức tiềm năng, cũng
như các điểm đảo ngược có thể xảy ra.

Chỉ báo RSI tiêu chuẩn là một chỉ báo chuyển động tương đối chậm tạo ra một
số lượng nhỏ các tín hiệu giao dịch. Do đó, chất lượng tín hiệu mà nó tạo ra cao hơn.

Tuy nhiên, StochRSI là một chỉ báo dễ biến động, nhạy bén hơn, có thể giúp
cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch hơn cho các nhà giao dịch, chỉ báo này cũng rủi ro
hơn vì nó thường tạo ra một lượng nhiễu (tín hiệu sai).

32
Như ví dụ trên trong cặp tiền GBP/AUD StochRSI cho tín hiệu tại vùng quá
bán nhưng giá vẫn tiếp tục tăng. Đây là một tín hiệu sai, còn RSI thì cho tín hiệu
đúng. Vì lý do này, nên sử dụng StochRSI cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật
khác có thể giúp xác nhận các tín hiệu mà nó tạo ra.

33
Unit 23: Lý Thuyết Dow

1. Khái niệm lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow được đặt theo tên của Charles Dow, người đã đề ra thuyết này.
Ông cũng được biết đến là người sáng lập chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones
trên thị trường tài chính. Lý thuyết Dow được biết đến là nền tảng cơ bản để vận
dụng trong việc phân tích kỹ thuật thị trường Forex, Crypto, chứng khoán…

Lý thuyết Dow chỉ giúp nhà đầu tư nhìn nhận xu hướng chính của thị trường.
Tuy nhiên, những thay đổi ngắn hạn khó có thể áp dụng.

2. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow

2.1. Thị trường phản ánh mọi thứ

Thị phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà đầu tư
và nó được phản ánh trong giá.

Ví dụ: Khi mà giá đang trong một xu hướng tăng thì điều đó chứng tỏ các nhà
đầu tư đang quan tâm đến loại hàng hoá, tiền tệ đó. Chẳng hạn như khi bạn tham gia
giao dịch Forex. Bạn đầu tư vào đồng đô la Mỹ, khi đó Mỹ có một kế hoạch hay dự

34
định mới mang lại rất nhiều lợi nhuận cho đất nước. Thì lúc này, trên thị trường giá
sẽ có phản ứng tăng.

2.2. Ba xu hướng của thị trường.

I) Xu hướng cấp 1 (Xu hướng chính)

Xu hướng chính là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị trường,
thường kéo dài hơn một năm và có thể là trong vài năm.

II) Xu hướng cấp 2

Xu hướng cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận
động của giá theo xu hướng chính. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung
gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các Bull Market, hoặc những đợt
tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các Bear Market. Thường thì những
biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng.

35
III) Xu hướng cấp 3

Đây là một xu hướng có thời gian ngắn không quá 06-10 ngày. Một số trường
hợp chỉ kéo dài một ngày hoặc một vài giờ.

Ví dụ: Trong cặp tiền USD/CHF.

Xu hướng chính là một xu hướng giảm. Xu hướng cấp 2 là những đợt tăng phục
hồi nhưng lại không được kéo dài. Việc xác định được xu hướng chính mang lại rất
nhiều lợi ích cho những nhà đầu tư dài hạn.

36
3. Các giai đoạn của xu hướng chính

Lý thuyết Dow xác định rằng thị trường trong một xu hướng dài hạn luôn có 3
giai đoạn.

Ví dụ: Trong một thị trường có xu hướng tăng (Bull Market)


- Giai đoạn tích luỹ

Giai đoạn này thường xuất hiện cuối các xu hướng giảm. Các nhà đầu tư hoàn
toàn cảm thấy thất vọng khi tham gia vào thị trường bởi họ thấy lượng tiền đã đầu
tư của họ đang giảm giá trị nhanh chóng và có nguy cơ còn giảm nữa, vì vậy mà họ
muốn thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, cuối giai đoạn này thị trường bắt đầu có
chuyển biến xuất hiện những đợt hồi phục nhỏ. Lúc này, các nhà đầu tư và các nhà
tạo lập thị trường bắt đầu tích luỹ trong giai đoạn này.

- Giai đoạn tham gia của công chúng

Ở giai đoạn này nhiều nhà đầu tư tham thị trường đã nhận ra điều mà các trader
lâu năm đã quan sát thấy. Điều này làm cho thị trường ngày càng tích cực mua vào.
Trong giai đoạn này giá có xu hướng tăng nhanh.

- Giai đoạn dư thừa và phân phối

Trong giai đoạn thứ 3, công chúng vẫn tiếp tục đầu cơ, nhưng xu hướng đã gần
kết thúc. Các nhà tạo lập thị trường bắt đầu phân phối cổ phần của họ, tức là bán cho
những người tham gia khác vẫn chưa nhận ra rằng xu hướng sắp đảo ngược.

37
4. Khối lượng giao dịch đi cùng với xu hướng thị trường

Điều này thể hiện một thực tế là khi giá biến động theo đúng xu thế cấp 1 thì
các hoạt động kinh doanh trên có xu hướng mở rộng hơn. Do vậy, với Bull Market,
khối lượng giao dịch sẽ tăng nếu giá tăng, và sẽ thu lại nếu giá giảm; với Bear Market
giá trị giao dịch sẽ tăng nếu giá giảm và ít khi giá có dấu hiệu phục hồi.

38
5. Sự đảo chiều xu hướng chính
Trong thực tế, rất nhiều nhà đầu tư bị nhầm sự đảo chiều của xu hướng chính
với một đợt giá hồi của xu hướng thứ cấp. Vậy nên bạn hãy chờ xu hướng chính đảo
chiều một cách rõ ràng để giao dịch mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/CAD.

39
Unit 24: Giao Dịch Với Chỉ Báo Parabolic Sar

1. Định nghĩa

Parabolic SAR là viết tắt của “parabolic stop and reverse” nghĩa là dừng lại và
đảo chiều theo hình parabol. Đây là điểm chuyển từ vị thế mua sang vị thế bán.
Chỉ số này là một trong những nhóm kỹ thuật giao dịch được phát triển bởi J.
Welles Wilder, vào cuối thập niên 70. Ông cũng chính là người đã sáng tạo ra một
số chỉ báo như RSI (Relative Strength Index), ATR (Average True Range), ADX
(Average Directional Index).

2. Cách tính toán SAR Parabol

• Đối với giai đoạn giá tăng:

SAR = SAR trước đó + AF x (EP trước đó - SAR trước đó)

40
• Đối với giai đoạn giá giảm:

SAR = SAR trước đó - AF x (SAR trước đó - EP trước đó)

Trong đó:

- EP (Extreme Points): các điểm cao nhất và thấp nhất trong một xu hướng.
- AF (Acceleration Factor): Hệ số tăng tốc bắt đầu ở mức 0,02 và tăng 0,02 bất
cứ khi nào mức giá đạt một đỉnh mới (trong giai đoạn xu hướng tăng) hoặc một đáy
mới (trong giai đoạn xu hướng giảm).

41
3. Ưu điểm chỉ báo Parabolic SAR

3.1. Xác định xu hướng thị trường

Chỉ báo Parabolic SAR gồm các đường chấm nhỏ nằm trên hoặc dưới
đường giá.

• Parabolic SAR nằm dưới đường giá => Thị trường đang trong xu hướng tăng.
• Parabolic SAR nằm trên đường giá => Thị trường đang trong xu hướng giảm.

PSAR càng nằm xa giá thì lực của xu hướng càng mạnh.

3.2. Xác định điểm vào lệnh

Parabolic SAR chỉ ra cả xu hướng và các điểm đảo chiều tiềm năng. Giúp các
nhà đầu tư tìm thấy cơ hội mua và bán tốt.

• Vào lệnh Buy khi Parabolic SAR chuyển từ phía trên đường giá xuống phía
dưới đường giá.
• Vào lệnh Sell khi Parabolic SAR chuyển từ phía dưới đường giá lên phía
trên đường giá.

42
3.3 Xác định điểm thoát lệnh

Ngược lại so với việc xác định điểm vào lệnh:

• Nếu đang nắm giữ lệnh Buy => thoát lệnh khi Parabolic SAR bắt đầu di
chuyển lên trên đường giá, nghĩa là chấm bi từ phía dưới giá bỗng nhảy lên phía
trên giá.
• Nếu đang nắm giữ lệnh Sell => thoát lệnh khi Parabolic SAR bắt đầu di
chuyển xuống dưới đường giá, nghĩa là chấm bi từ phía trên giá bỗng nhảy xuống
phía dưới giá.

4. Nhược điểm của chỉ báo Parabolic SAR

• Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng, chỉ báo có thể cung cấp các tín
hiệu sai.
• Khi thị trường có biến động lớn do các thông báo thay đổi về chính sách kinh
tế, dịch bệnh, chiến tranh… thì chỉ báo cũng có thể tạo ra nhiều tín hiệu sai lệch.
• Chỉ báo Parabolic không cung cấp được nhiều thông tin về khối lượng
giao dịch.
=> Vì vậy chúng ta cần phải kết hợp các chỉ báo khác để giảm thiểu rủi ro như
đường trung bình, RSI….

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/AUD sau khi thị trường có biến động lớn đã tạo
nên một cây nến rút râu dài. Nhưng lúc này chỉ báo Parabolic lại cho ra tín hiệu
SELL nhưng giá lại tăng, đây là một tín hiệu sai.

43
5. Sử dụng Parabolic SAR với các chỉ báo

5.1. Parabolic SAR với kháng cự, hỗ trợ

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/CHF khi chỉ báo Parabolic SAR cho tín hiệu SELL
thêm vào đó giá phản ứng với vùng kháng cự. Lúc này, chúng ta đã có thêm tỷ lệ
vào lệnh với chiến thắng cao.

44
5.2. Parabolic với Trendline

Khi sử dụng Parabolic SAR với Trendline chúng ta cũng sử dụng như kết hợp
với vùng hỗ trợ, kháng cự.

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/CAD trong một xu hướng giảm. Khi giá chạm cản
trên của xu hướng giảm và chỉ báo Parabolic SAR cho tín hiệu Sell thì lúc này chúng
ta có thể vào lệnh Sell với tỷ lệ thắng cao hơn.

45
Unit 25: Giao Dịch Với Đường Moving Average

1. Định nghĩa đường MA

Đường trung bình MA (Moving Average) gọi là đường trung bình động,
được hiểu là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Đường MA là chỉ báo rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Được nhiều người
tin dùng giúp nhà đầu tư nhận biết được tín hiệu mua-bán. Thực tế, có 02 loại đường
MA hay được các nhà đầu tư sử dụng là SMA (Simple Moving Average - Đường
trung bình động đơn giản) và EMA (Exponential Moving Average - Đường trung
bình động số mũ).

2. Các đường MA

2.1. Đường SMA (Simple Moving Average)

Đường trung bình động đơn giản được lấy dữ liệu từ một khoảng thời gian rồi
tính ra giá trị trung bình.

46
Tất cả các dữ liệu nhập vào trong đường SMA được gán trọng số bằng nhau bất
kể thời gian chúng được nhập vào.

Công thức tính SMA: SMA= (P1 + P2 + …. + Pn)/N

Trong đó: P: là giá đóng cửa

N: là số phiên

2.2. Đường EMA (Exponetial Moving Average)

Đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ. Giống với SMA,
đường EMA cung cấp các phân tích kỹ thuật dựa trên biến động giá trong quá khứ.

EMA thường phản ứng nhanh hơn với các biến động giá bất thường và
đảo chiều.

47
3. Giao dịch với đường MA

3.1. Khác biệt SMA và EMA

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/CAD khi chúng ta sử dụng 02 đường SMA và EMA
cùng với cài đặt 09 chu kì. Thì đường EMA đã có phản ứng nhanh hơn và bám sát
đường giá hơn so với đường SMA.

48
3.2. Các thông số MA thường sử dụng
Trong thực tế có rất nhiều cách cài đặt được thực hiện bởi các trader để phù
hợp với tài sản họ giao dịch. Nhưng thông thường đa phần các trader đều sử dụng
các thông số cơ bản sau 20, 50, 100, 200.

Ví dụ: Trên khung ngày, với các thông số cài đặt của MA là 20, 50,100, 200
ngày. Thì MA(20) biểu thị thời gian cho một tháng giao dịch. MA(50) biểu thị thời
gian cho một quý. Đây cũng là khoản thời gian quan trọng dành cho các báo cáo về
tài chính. Tương tự vậy, MA(100) cũng đại diện cho 2 quý và MA(200) tượng trưng
cho một năm.

Khi giá nằm dưới các đường MA điều này chứng tỏ thị trường đang trong một
xu hướng giảm và ngược lại.

Lưu ý: Tuỳ khung thời gian để chọn các đường MA phù hợp.

49
3.3. Tín hiệu từ các đường MA

Khi giao dịch, các đường MA được sử dụng như các vùng hỗ trợ và kháng cự
giúp nhà giao dịch nhận biết được tín hiệu đảo chiều của thị trường và mang lại lợi
nhuận tối ưu.

Ngoài ra, khi các đường MA cắt nhau cũng tạo ra các tín hiệu đảo chiều.

Ví dụ: Trong cặp tiền EUR/USD khi đường MA20 cắt lên trên các đường MA
50, 100, 200 thì thị trường đang bắt đầu một xu hướng tăng. Lúc này tín hiệu buy có
thể được đưa ra. Ngược lại, khi MA 20 cắt xuống dưới các đường MA còn lại thì lúc
này chứng tỏ thị trường đã kết thúc xu hướng tăng và bắt đầu xu hướng giảm mới.

50
Unit 26: Biểu Đồ Nến Heikin Ashi Là Gì?
Chiến Thuật Sử Dụng Heikin Ashi

1. Nến Heikin Ashi

Nến Heikin Ashi bắt nguồn từ Nhật, sử dụng trong các mô hình biểu đồ. Được
tính từ giá trung bình của cây nến trước, lấy đó làm mốc để hình thành nên những
cây nến tiếp theo.

Công thức tính Heiken Ashi:

- Giá mở cửa HA = [Mở (nến trước) + Đóng (nến trước)]/2

- Giá đóng cửa HA = (Mở + Cao + Thấp + Đóng)/4

- Giá cao nhất = Giá tối đa đạt được

- Giá thấp nhất = Giá tối thiểu đạt được

51
2. Heikin Ashi với biểu đồ nến Nhật

- Đồ thị nến Heikin Ashi vẽ ra sẽ có độ mượt hơn so với đồ thị nến Nhật
thông thường. Qua đó giúp chúng ta giao dịch thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Trong một xu hướng Heikin Ashi thường biểu thị theo một màu. Còn nến Nhật
có thể xen lẫn các màu khác nhau. Điều này có thể làm các nhà giao dịch bị dao
động về tâm lý khi vào lệnh.

3. Giao dịch với biểu đồ nến Heikin Ashi

3.1. Phát hiện xu hướng

Cũng giống như xu hướng của nến Nhật. Tuy nhiên, trong một xu hướng thì
các cụm nến cùng màu sẽ xuất hiện liền nhau sau đó sẽ đến một loạt nến màu khác
và ngược lại.

Các nến Heikin Ashi có động lượng càng nhỏ dần thì giá bắt đầu có động thái
mới có thể là tín hiệu đảo chiều.

52
3.2. Kết hợp đường xu hướng cùng với Heikin Ashi

- Xu hướng tăng: Được xây dựng chủ yếu bằng nến tăng và gần như không có
nến giảm hoặc có nhưng rất ít.

- Xu hướng giảm: Được xây dựng chủ yếu bằng nến giảm và gần như không
có nến tăng hoặc có nhưng rất ít.

53
Lưu ý: Trong một xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh các nến thường không
có râu.

3.3. Heikin Ashi và các mô hình nến đảo chiều

Cũng giống như biểu đồ nến Nhật thì biểu đồ Heikin Ashi cũng có các mô hình
và mẫu nến cho biết tín hiệu đảo chiều.

- Mô hình tam giác: Ví dụ trong cặp EUR/GBP khi giá phá qua cạnh dưới của
mô hình tam giác thì tại đây giá có thể xuất hiện một xu hướng giảm.

- Mô hình cái nêm: Có hai loại nêm là nêm tăng và nêm giảm. Trong đó nêm
tăng biểu thị trạng thái yếu dần của xu hướng tăng và ngược lại nêm giảm.

Ví dụ: Trong cặp tiền EUR/GBP khi giá phá qua cạnh dưới của mô hình dấu
hiệu cho một xu hướng giảm.

54
- Nến đảo chiều Doji, Pinbar: Ví dụ cuối xu hướng tăng giá xuất hiện các nến
pinbar râu trên dài điều này chứng tỏ phe mua đã cố đẩy giá lên nhưng phe bán đã
mạnh hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường bắt đầu có xu hướng giảm và
ngược lại.

Khi thị trường trong một xu hướng tăng hoặc giảm, giá bắt đầu xuất hiện nến
Doji điều này chứng tỏ thị trường đang trong một xu thế cân bằng. Lực mua hoặc
bán đã giảm và giá có thể đảo chiều tại đây.

55
Unit 27: Ichimoku Cloud Là Gì?
Chiến Thuật Với Ichimoku Cloud
1. Giới thiệu mây Ichimoku

Ichimoku có tên gọi đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, nhưng các nhà giao dịch
thường gọi ngắn gọn là mây Ichimoku hay Ichimoku Cloud vì thành phần quan trọng
nhất của chỉ báo này có hình dạng giống đám mây. Đây là một phương pháp phân
tích kỹ thuật gồm nhiều chỉ báo khác nhau.

Người đã cho ra đời hệ thống giao dịch Ichimoku chính là nhà báo người Nhật,
có tên Goichi Hosoda. Được khái niệm hoá vào năm 1930 nhưng đến năm 1969
mới được công bố.

2. Cấu tạo chỉ báo Ichimoku

2.1. Đường cơ sở (Kijun-Sen)

Đường Kijun-Sen tiếng anh còn gọi là Base Line được xác định bằng cách lấy
trung bình cộng của giá thấp nhất và giá cao nhất của 26 phiên giao dịch trước đó

56
(tính cả phiên hiện tại). Chính vì vậy khi đường Kijun-Sen nằm ngang tức là thị
trường đang đi sideway.

Công thức: Kijun-Sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2, Chu kỳ 26

2.2. Đường chuyển đổi (Tenkan-Sen)

Đường Tenkan-Sen còn có tên tiếng anh là Conversion Line được xác định
bằng cách lấy trung bình cộng của giá thấp nhất và cao nhất của 9 phiên giao dịch
trước đó (tính cả phiên hiện tại).

Công thức: Tenkan-Sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2, chu kỳ 9

2.3. Đường trễ (Chikou-Span)

Chikou-Span được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại
vẽ lùi về trước 26 phiên. Khi bạn sử dụng khung D1 thì đó chính là khoảng thời gian
một tháng, mốc thời gian khá quan trọng trên các thị trường tài chính. Chikou-Span
nằm trên đường giá cho thấy xu hướng đang tăng và giá tạo đỉnh cao hơn so với 26
phiên trước.

Công thức: Chikou-Span = giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại

57
2.4. Đường dẫn A (Senkou Span A)

Các giá trị Senkou-Span A chính là trung bình cộng của Kijun-Sen và Tenkan-
Sen của phiên giao dịch hiện tại. Được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai (được vẽ
dịch về trước)

Công thức: Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen)/2

2.5. Đường dẫn B (Senkou Span B)

Cách tính của Senkou-Span B giống với Kijun-Sen, nhưng thay vì 26 kỳ thì sẽ
là 52 kỳ và tương tự Senkou-Span B, các giá trị của Senkou-Span B cũng được dịch
chuyển về phía trước 26 phiên (trong tương lai).

Công thức: Senkou-Span B = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2, chu kỳ 52

2.6. Cấu tạo đám mây Kumo

Đám mây Kumo được tạo bởi khoảng cách giữa Đường dẫn A và Đường dẫn
B. Đóng vai trò như 02 đường giới hạn trên và dưới, tạo thành hình dạng những đám

58
mây. Hai đường này đại diện cho 26 giai đoạn trong tương lai để đưa ra những
thông tin dự báo. Do đó, được coi là chỉ báo sớm.

Dựa vào màu sắc, độ dày và khoảng cách giữa đám mây đến đường giá, trader
có thể xác định được xu hướng và diễn biến tâm lý của thị trường.

Hình ảnh hoàn chỉnh của hệ thống giao dịch Ichimoku

59
3. Giao dịch với chỉ báo Ichimoku

Chỉ báo ichimoku là một chỉ báo được kết hợp bởi nhiều chỉ báo. Vì vậy mỗi
thành phần trong hệ thống này đều có thể sử dụng để nhận biết được xu hướng thị
trường trong tương lai.

3.1. Giao dịch với đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen

Khi giá nằm trên đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen thì thể hiện cho chúng ta
thấy thị trường đang trong một xu hướng tăng. Ngược lại, khi giá nằm dưới đường
Kijun và Tenkan thì thị trường đang trong xu hướng giảm.

- Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên => Tín hiệu vào lệnh Buy.

- Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống => Tín hiệu vào lệnh Sell.

3.2. Giao dịch với đường Chikou-Span và đường giá

- Chikou-Span cắt đường giá từ dưới lên => Tín hiệu vào lệnh Buy

- Chikou-Span cắt đường giá từ trên xuống => Tín hiệu vào lệnh Sell.

60
3.3. Giao dịch với đám mây Kumo

Đám mây Kumo được tạo bởi đường dẫn Senkou-Span A và Senkou-Span B vì
vậy khi:

- Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ dưới lên thì màu của Kumo là màu của
Senkou-Span A. Tín hiệu Buy được đưa ra

61
- Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ trên xuống thì màu của Kumo là màu
của Senkou-Span B. Tín hiệu Sell được đưa ra.

Lưu ý: Mây Kumo càng mỏng thì khả năng giá breakout sẽ cao hơn. Nếu giá
đóng cửa bên ngoài một đám mây Kumo quá dày thì có thể đó chỉ là một pha phá
vỡ giả. Các bạn cần cẩn thận hơn khi giao dịch với tín hiệu này.

3.4. Giao dịch hoàn chỉnh với Ichimoku cloud

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/AUD khi đường Chikou (đường trễ) cắt lên trên
đường giá thì lúc này đường Tenkan cũng có dấu hiệu cắt lên trên đường Kijun.
Nhưng lúc này tín hiệu cắt lên vẫn chưa rõ ràng và giá chưa phản ứng mạnh. Để tăng
tỷ lệ cao hơn khi vào lệnh thì chúng ta quan sát thêm tín hiệu từ đám mây Kumo
cho tín hiệu Buy khi mà Span A cắt từ dưới lên Span B. Lúc này tại đây chúng
ta có thể vào lệnh Buy với tỷ lệ thắng đã cao hơn.

62
Unit 28: Fibonacci Là Gì? Bí Quyết Giao Dịch Với Fibonacci

1. Sự ra đời của Fibonacci

Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu là 0 và 1, các số phía sau là tổng
2 số liền trước. Leonardo Pisano Bigollo, một nhà toán học người Ý, là người đã
phát hiện ra quy luật của dãy số này và đặt tên là Fibonacci. Ngoài dãy số Fibonacci
ông còn phát hiện ra tỷ lệ vàng trong dãy số này.

Một số đặc điểm của dãy Fibonacci

• Ngoại trừ 4 số đầu tiên, tỉ số của một số bất kỳ với số lớn hơn tiếp theo luôn
xấp xỉ bằng 0.618 ví dụ: 3/5 = 0.6; 5/8 = 0.625; 8/13 = 0.615…
• Tỷ số giữa hai số bất kỳ với số nhỏ hơn đều bằng 1.618 hoặc nghịch đảo của
nó là 0.1618 ví dụ: 8/5 = 1.6; 13/8 = 1.625; 21/13 = 1.615…
• Tỷ số giữa giữa các số xen kẽ cũng luôn xấp xỉ 2.618 hoặc nghịch đảo của
nó là 0.382 ví dụ: 3/8 = 0.375; 8/21= 0.38; 55/21 = 2.619…

Các tỷ số này được sử dụng thành các ngưỡng thoái lui hay các ngưỡng mở
rộng để chốt lời, hoặc thoát lệnh khi tham gia giao dịch.

63
2. Một số dạng Fibonacci
Trong phân tích kĩ thuật có rất nhiều dạng Fibonacci được sử dụng ví dụ như
Fibonacci thoái lui, Fibonacci vòng cung, Fibonacci dạng quạt, Fibonacci
mở rộng…

2.1. Giao dịch với Fibonacci mở rộng (Fibonacci Extensions)

Fibonacci mở rộng bạn sẽ chủ yếu sử dụng các mức mở rộng 0.618 - 0.784 -
1 -1.618 - 2.1618 - 3.618.

Các mức mở rộng giúp chúng ta xác định được chuyển động tiếp theo của giá
có thể kết thúc. Tuy nhiên chúng ta không nên coi đây như một tín hiệu để vào lệnh
trực tiếp.

2.2. Giao dịch với Fibonacci thoái lui

Thông thường Fibonacci thoái lui được dựng giữa hai điểm giá quan trọng
trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Thường là đỉnh và đáy tạo ra trong một xu
hướng để làm cơ sở để phân tích.

64
Trong một xu hướng tăng, đáy sẽ là một (hoặc 100%), trong khi đỉnh sẽ là 0
(0%). Bằng cách vẽ các đường hồi quy Fib qua một xu hướng tăng, các nhà giao
dịch có thể có ý tưởng về các mức kháng cự và hỗ trợ dựa trên tỷ lệ 0 - 0.236 - 0.382
- 50 - 0.618 - 0.784 - 1. Trong các mức này mức 0.382 - 0.5 - 0.618 là những mức
thoái lui phổ biến nhất, dựa vào các mức này mà nhà giao dịch có thể chọn được
các mức giá vào và thoát lệnh hợp lý.

3. Kết hợp Fibonacci cùng các chỉ báo

3.1. Fibonacci thoái lui với MACD

Ví dụ: Trong một xu hướng giảm khi mà giá pullback về mức 0.5 và đường
MACD dưới đường tín hiệu. Lúc này, chúng ta có thể chờ thêm các dấu hiệu từ thị
trường để có thể vào một lệnh SELL hợp lý.

65
3.2. Fibonacci thoái lui với kháng cự, hỗ trợ

Ví dụ: Cặp tiền GBP/CAD, khi giá bắt đầu đảo chiều tại cuối một xu hướng
tăng và hình thành một xu hướng giảm mới. Lúc này, chúng ta có thể sử dụng
Fibonacci để có thể tìm điểm hồi của giá ở mốc 0.618 và mốc này giá phản ứng
với vùng kháng cự trước đó. Tại đây, sau khi xác nhận đóng nến giảm chúng ta có
thể vào một lệnh SELL.

66
3.3. Giao dịch Fibonacci mở rộng

Đối với Fibonacci mở rộng chúng thường để dùng xác định vùng mà giá có thể
tiếp tục hồi lại hay phá qua để tiếp tục xu hướng.

Như ví dụ dưới đây, khi bắt đầu xu hướng giảm giá đã có sự điều chỉnh tăng.
Nhưng sự điều chỉnh này lại không thể tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, điều này
chứng tỏ giá có thể vẫn đang trong một xu hướng giảm. Lúc này, chúng ta có thể
dùng Fibonacci mở rộng để xác định xem đâu là vùng kết thúc của xu hướng giảm.

Ví dụ: Trong một xu hướng giảm. Từ vị trí điểm A (đỉnh của xu hướng giảm)
ta kéo đường thứ nhất của Fibo mở rộng đến vị trí điểm B (điểm bắt đầu của sự
điều chỉnh giá). Sau đó chúng ta tiếp tục kéo đường Fibo mở rộng đến vị trí điểm
C (đỉnh của nhịp điều chỉnh giá).

Như vậy, chúng ta đã vẽ được các mức Fibo mở rộng. Tại đây, chúng ta có thể
thấy các mốc 0,5 - 0,618 trùng với vị trí của điểm B (điểm bắt đầu của sự điều
chỉnh giá). Khi mà giá phá qua các vùng này chúng ta có thể vào một lệnh SELL với

67
kỳ vọng giá có thể tiếp tục xu hướng và phá qua các vùng tiếp theo mang lại lợi
nhuận cao.

68
Unit 29: Pivot Point - Công Cụ Bắt Đỉnh Đáy
Của Nhà Giao Dịch

1. Khái niệm Pivot Point

Pivot Point hay còn gọi là điểm xoay (điểm mấu chốt), là một mức giá mà tại
đó các trader sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự xoay quanh nó.

Công thức tính Pivot Point như sau:

Điểm xoay chính giữa (central Pivot Point) = (Đỉnh của nến trước + Đáy
của nến trước + Giá đóng cửa nến trước)/3.

Pivot Point có tất cả 6 mức giá:

- Đường trung tâm gọi là đường P.

- Ba mức kháng cự chúng ta sẽ gọi là R1, R2 và R3.

- Ba mức hỗ trợ chúng ta sẽ gọi là S1, S2 và S3.

69
Đây là một công cụ cự kỳ có ích đối với những người giao dịch ngắn hạn, lướt
sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá, hoặc những nhà giao
dịch trung hạn cũng có thể làm được điều đó.

2. Giao dịch với Pivot Point

2.1. Xác định xu hướng với Pivot Point

Để xác định xu hướng thị trường tăng hay giảm thì chúng ta so sánh giá của thị
trường với mức Pivot Point.

Nếu điểm Pivot Point cao hơn giá mở cửa trước thì có thể xu hướng tiếp theo
của thị trường là tăng và ngược lại.

70
2.2. Sử dụng Pivot Point làm hỗ trợ và kháng cự

Đối với những trader thích giao dịch theo kiểu ngược xu hướng, họ sẽ dùng
Pivot Point để tìm vùng đảo chiều.

Cách 1: Mua tại mức hỗ trợ, bán tại mức kháng cự.

Với trường hợp này, các nhà giao dịch sẽ coi các mức R1, R2, R3 và S1, S2,
S3 như các vùng kháng cự và hỗ trợ. Ví dụ, Tỷ giá chạm mức R3 sẽ có khả năng sụt
giảm và tỷ giá chạm mức S3 thì sẽ có khả năng phục hồi lại.

Khi muốn đặt lệnh mua tại mức hỗ trợ thì chúng ta phải quan sát phản ứng của
giá tại mức hỗ trợ này. Xem giá có thể hồi phục tại đây không hay tiếp tục phá qua
mức này. Đối với vùng kháng cự thì ngược lại.

71
Cách 2: Giao dịch khi giá đã phá qua các mức hỗ trợ và kháng cự

Theo cách này, khi giá vượt qua các mức hỗ trợ và kháng cự thì thường nó sẽ
tiếp tục di chuyển mạnh theo hướng đó. Lúc này, chúng ta cần chờ thị trường test lại
một lần nữa để xác nhận giá đã chính thức phá qua để có thể vào lệnh theo
hướng đó.

Lưu ý: R1, R2, R3 đóng vai trò là kháng cự khi thị trường tăng nhưng nếu giá
vượt lên trên, chúng có thể đóng vai trò là đường hỗ trợ và ngược lại với S1, S2, S3.

72
73
Unit 30: Chỉ Báo Hàng Hóa Cci Là Gì?
Chiến Thuật Giao Dịch Với CCI

1. Khái niệm CCI

CCI (Commodity Channel Index) chỉ báo kênh hàng hoá là một chỉ báo dao
động dựa trên động lượng để xác định khi nào hàng hoá đạt tới tình trạng quá mua
hoặc quá bán, cũng như dùng để phân tích xu hướng giá. Giúp nhà giao dịch xác
được thời điểm vào, thoát lệnh hợp lý.

Chỉ báo này được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980. Với biên độ
dao động từ 05-25 phiên. Nhưng thông thường đa phần các trader thường sử dụng
14 phiên.

Công thức tính: CCI = (AP- MA)/(0.015 x MD)

AP = (High + Low + Close)/3

74
Trong đó:

- AP (Average Price): Giá trị trung bình của tài sản trong một giai đoạn
nhất định.

- MA: Mức trung bình động đơn giản của giá trong số kì đã chọn.

- MD: Độ lệch của giá so với giá trung bình.

2. Phương pháp giao dịch với CCI

2.1. Các chỉ số trong CCI

Chỉ báo CCI được tạo ra để giúp các nhà giao dịch xác định được xu hướng thị
trường. Lấy các mức dao động +100, -100 để làm hai ngưỡng quá mua và quá bán.
Khi CCI chạy từ 0 -100 tức là xu hướng tăng đang tiếp diễn. Ngược lại, khi
CCI di chuyển từ mức 0 đến -100 thể hiện giá đang xu hướng giảm. Đối với một
số nhà giao dịch, họ có thể chỉnh sửa các mức quá mua và quá bán lên mức +200 và
-200 để phù hợp với biến động của loại hàng hoá đó.

Nếu CCI vượt qua đường 100 lúc này giá đang trong tình trạng quá mua.
Thị trường sẽ điều chỉnh giảm dấu hiệu cho sự đảo chiều giảm. Khi CCI vượt qua
đường -100 giá đang trong tình trạng quá bán và bắt đầu tăng ngược lên dấu hiệu
đảo chiều một xu hướng tăng mới.

75
2.2. Sử dụng CCI trong các đợt hồi giá khi quá mua hoặc quá bán

Như trong cặp tiền GBP/AUD:

Chỉ báo CCI vượt qua ngưỡng -100 lúc này giá đang trong tình trạng quá bán
(1). Khi CCI tăng dần trở lại cắt lên trên đường -100 thì đây là cơ hội để các nhà đầu
tư mua vào. Chúng ta tiếp tục chờ đợi giá tăng cắt qua đường 0 thì tại vị trí này
chúng ta có thể vào lệnh với mức Stop Loss tại đáy đáy cũ và chốt lời khi CCI cắt
đường +200.

Ngược lại, khi giá rơi vào ngưỡng quá mua thì chúng ta có thể tìm entry vào
lệnh tương tự như ngưỡng quá bán.

76
2.3. Phân kì CCI

Phân kì tăng giá: Xảy ra khi giá tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng CCI
lại tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước.

Trước khi xảy ra hiện tượng phân kì giữa giá và chỉ báo CCI thì giá đang trong
một xu hướng giảm. Khi có hiện tượng phân kỳ xảy ra, thị trường bắt đầu thay đổi
xu hướng từ giảm sang tăng.

Phân kì giảm giá: Xảy ra khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng CCI
tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

77
Trong trường hợp xảy ra phân kì giữa giá và chỉ báo CCI, thị trường bắt đầu
thay đổi từ xu hướng tăng trước đó chuyển sang xu hướng giảm sau khi phân kì.

2.4. Những hạn chế khi sử dụng CCI

CCI là một chỉ báo trễ nên đôi khi cung cấp thông tin muộn hơn so với hành vi
giá và các hình thức phân tích kỹ thuật khác.

Các mức quá mua, quá bán đôi khi sẽ có nhiều tính chủ quan và chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm của trader.

78

You might also like