You are on page 1of 36

Bài 1

Tìm hiểu nghề trading và những công cụ


cần thiết.

Đỗ Trung Quân
Mục lục
• Lời nói đầu
I. Cái nhìn chung
1. Tìm hiểu cấu trúc thị trường và nghề trading
a. Cầu trúc thị trường
• Ví dụ thị trường forex
• Ví dụ thị trường cryptor
b. Nghề trading và con đường bạn chọn
2. Tìm hiểu chính mình
3. Trở về với chính mình
II. Các hệ thống giao dịch
1. Các hệ thống giao dịch truyền thống
2. Một số phương pháp trade
3. Lựa chọn phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân

III. Phương tiện, công cụ giao dịch


Lời nói đầu
• Không có thầy giáo nào vĩ đại hơn chính sai làm lầm bản thân mình
• Không có kinh nghiệm nào tốt bằng tự thực hành

• Nội dung slide này được tổng kết từ các kiến thức trên mạng không rõ
tác giả cùng với kinh nghiệm của tôi.
I: Cái nhìn chung
• Cấu trúc thị trường
I: Cái nhìn chung
• Cấu trúc thị trường Forex
I:2 Nghề trading
• Bản chất của con người là tham lam và thích cờ bạc
B: Nghề trading(Buôn bán-giao dịch)
• Trading là 1 nghề giao dịch, chuyển đổi giữa các cặp tiền tệ, hàng hóa với nhau trên mọi
thị trường.

• Trader - Nhà giao dịch. Là một trong những người giao dịch trên thị trường ngoại hối hoặc thị trường
chứng khoán, tiền kỹ thuật số. Nhà giao dịch thực hiện các giao dịch thương mại trên tài sản của họ
(bao gồm đòn bẩy) hoặc số tiền nhận từ nhà đầu tư mà nhà giao dịch đang quản lý.

• Trader có cần quá thông minh?


• William Eckhardt - một trader huyền thoại với quan điểm cứng rắn ban đầu là nghề trading chỉ phù hợp
cho những ai có năng khiểu bẩm sinh (either you’re born with trading skills or you’re not) rốt cuộc đã
phải thừa nhận: “Bất kỳ ai có mức độ thông minh trung bình đều có thể học nghề trading. Đấy không
phải là khoa học về tên lửa. ”
I:2 Tìm hiểu chính mình
• Có 2 dạng trader
• - Trader quả cầu sắt bảo thủ
• - Trader dễ bị fomo

Chúng ta cần là người kết hợp cả 2


Nguyên lý thị trường

1. Thị trường chỉ là một sản phẩm qui ước của con người, không tồn tại một cái thực thể thị trường
riêng biệt nào cả và sự qui ước này lại được xây dựng dựa trên những khái niệm qui ước khác như
cổ phiếu, tài khoản, tỉ giá,… Theo góc nhìn của Đạo Trading thì thị trường tài chính là pháp tục đế
không có thực tánh, nên các thành viên thị trường thường xuyên làm việc trong môi trường của
những quan niệm, khái niệm, tư tưởng nên rất dễ bị chìm đắm ảo tưởng, xa rời cuộc sống thực tế.

2. Thị trường mang đặc tính con người: Thị trường biến động do tổ hợp tương tác của tất cả tư
tưởng và cảm xúc giữa các thành viên thị trường nên nó mang nhiều đặc tính con người, rất khó
lường. Mặt khác, các sản phẩm tài chính khác nhau thường mang “cá tính” giao dịch khác nhau
(phụ thuộc tính cách của nhà cái) bất kể người ta ngày càng ứng dụng tự động hóa nhiều hơn.
Nguyên lý thị trường

• 3. Thị trường luôn luôn đúng (The market is always right): Khoảng 100 năm về trước, J.Livermore
đã tuyên bố câu nói lịch sử này cho thấy ông luôn tôn trọng mọi biến động của thị trường, đúng
như bản thân nó đang là tại mỗi thời điểm. Sau này có một số người có quan điểm khác cho rằng
thị trường không phải lúc nào cũng đúng như khi so sánh với giá trị (value), do tâm lý đám đông
chi phối, hoặc do thanh khoản kém gây sai lệch, v.v… nhưng đó chỉ là sự so chiếu với phân tích tính
toán của cá nhân hay tổ chức chứ không phải bản thân thị trường.

• 4. Tính phi logic: Thị trường luôn biến động theo lý lẽ riêng của nó và bạn không thể lập luận tính
toán để biết trước về phản ứng của nó. Khi phát hiện các động thái chuyển mình của thị trường,
bạn chỉ cần bám theo mà không cần thiết phải biết lý do
Nguyên lý thị trường
5. Xu hướng là người bạn (The trend is your friend): Xu hướng biểu hiện tính bản năng bầy đàn của con người trong thị
trường tài chính. Khi thị trường đã chọn được hướng đi, đám đông đã bị dẫn dắt, bạn hãy đi theo. Nếu bạn càng thấu hiểu
giá trị của xu hướng, công việc giao dịch của bạn càng dễ dàng.

6. Quán tính: Thị trường có khuynh hướng tiếp tục trạng thái đang có (xu hướng hay phi hướng) cho đến khi xuất hiện một
yếu tố tác động bất thường làm thay đổi trạng thái đó. Tâm trí con người một khi đã chấp trước vào điều gì thì thường khó
thay đổi nếu chưa xuất hiện một sự kiện gây sốc làm nhả nó ra.

7. Cạm bẫy: Cạm bẫy thị trường mang tính tất yếu, bởi đó là cách thức mà người ta giành giật tiền của nhau. Khi chọn nghề
này, bạn cần xác định sống chung với lũ, chấp nhận hoàn toàn sự mơ hồ và không chắc chắn nhưng luôn cảnh giác. Nói theo
Ed Seykota thì cách duy nhất để tránh thua lỗ do cạm bẫy là hãy bỏ nghề giao dịch này đi.
Nguyên lý thị trường
8. Giá là một khái niệm: Giá thị trường được hình thành qua một phương thức đấu giá. Người nào muốn bán giá nào thì đưa
lên, nếu phù hợp thì sẽ có người mua và cứ lần lần như thế mà giá được tạo thành. cho nên giá thật ra chỉ là một khái niệm,
chứ không phải là một giá trị sản phẩm nào đó. Một trader mua hay bán một sản phẩm tài chính chỉ cần biết là nếu mua vào
thì giá có khả năng tăng nữa để chốt lời không và bán ra thì giá có khả năng giảm nữa để chốt lời không ?

9. Giá là ngôn ngữ của thị trường. Giá luôn thay đổi bởi tác động của mỗi thành viên trong cuộc chơi, tùy theo tin tức kinh tế,
diễn biến chính trị,… và tùy theo thái độ cảm xúc của họ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ra quyết định cuối cùng đều nhìn vào
giá thị trường nên có thể nói thị trường có một ngôn ngữ duy nhất đó là giá. Chúng ta nên nghiên cứu và lắng nghe những
mách bảo trực tiếp từ giá.
Ba định luật Wyckoff:
• Các nguyên lý cơ bản này do R.D. Wyckoff quan sát ghi nhận thực tế biến đổi của thị trường (áp dụng trong chứng khoán):

-Luật cung cầu (the law of supply and demand): luật cung cầu xác định hướng đi của giá. Khi cầu lớn hơn cung, giá sẽ tăng và
khi cung lớn hơn cầu, giá sẽ giảm. Bằng cách sử dụng đồ thị, trader có thể thấy được mối quan hệ cung cầu thông qua giá và
khối lượng theo thời gian.

- Luật nhân quả (the law of cause and effect): luật nhân quả giúp tiên đoán mức độ tăng giảm của xu hướng giá sắp tới. Mỗi
kết quả xảy ra đều có nguyên nhân của nó và kết quả đó sẽ tỉ lệ với nguyên nhân. Cụ thể, chúng ta thấy năng lượng tích lũy
của một vùng giá phi hướng sẽ được chuyển hóa thành xu hướng sau khi bứt phá khỏi vùng đó và có thể ước lượng được
mức độ mạnh yếu của xu hướng đó. Sự tăng vọt cung cầu không phải xảy ra ngẫu nhiên, mà bởi ảnh hưởng của các sự kiện
quan trọng nào đó hoặc chỉ là kết quả của một quá trình chuẩn bị âm thầm từ trước. Về mặt kỹ thuật thì luật này biểu hiện
qua một vùng nến tập trung trên đồ thị.
Ba định luật Wyckoff:
- Luật tương xứng (the law of effort versus result): luật tương xứng giúp nhận biết dấu hiệu cảnh báo sớm về biến động sắp
tới của xu hướng. Biến động giá là kết quả của những tương tác thị trường biểu hiện qua khối lượng nên hiện tượng bất
tương xứng (divergence) giữa giá và khối lượng thường báo hiệu một sự thay đổi về hướng đi của xu hướng. Luật này biểu
hiện qua nến và khối lượng về mặt kỹ thuật.

- Kết hợp với nhau, ba định luật Wyckoff chỉ ra được ý đồ của nhà cái (thành phần chi phối thị trường), tức là dòng tiền thông
minh. Luật nhân quả chỉ ra qui mô chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới của nhà cái, trong khi sự chênh lệnh cung cầu chỉ ra ý đồ
của nhà cái chuẩn bị chiến dịch đánh lên hay đánh xuống. Chúng ta có thể phán đoán hành động bứt phá hay đảo chiều sắp
xảy ra căn cứ vào sự ủng hộ hay bất tương xứng giữa giá và khối lượng theo luật còn lại. Cần nhớ luật cung cầu là cơ bản nhất
và chi phối sự biến đổi của thị trường còn hai định luật kia là hỗ trợ để ước lượng ảnh hưởng của cung cầu.
II. Hệ thống giao dịch

Khái niệm hệ thống giao dịch


- Hệ thống là gì?

Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp


có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt đông thống
nhất. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ
thống,đồng thời là một bộ phận của hệ thống lớn
hơn.

- Giao dịch là gì?

Hình ảnh 1 ví dụ về 1 hệ thống giao dịch


tất cả trader đều biết.
Ví dụ cho một hệ thống giao dịch kết hợp 3 yếu
tố là 1-2-3,EMA cross cùng nến heikin ashi
Bước 1: Cài đặt nến Heikin ashi
Bước 2: Cài đặt các đường EMA
Bước 3: Xác định set up 1-2-3
Bước 4: Xác định điểm vào lệnh qua EMA từ set up 1-2-3
• XÁC NHẬN CHO MỘT VỊ THẾ MUA (BUY ORDER)
Bạn có giao cắt lên của EMA12/36 ?
Bạn có vùng hỗ trợ tại mức giá mua?
Bạn có break khỏi vùng kháng cự?
Bạn có break đường kẻ 2-3 hướng lên trong 1-2-3 setup?
• XÁC NHẬN CHO MỘT VỊ THẾ BÁN(SELL ORDER)
Bạn có giao cắt xuống của EMA12/36 ?
Bạn có vùng Kháng cự tại mức giá muốn bán?
Bạn có break khỏi vùng hỗ trợ?
Bạn có break đường kẻ 2-3 hướng xuống trong 1-2-3 setup?
Xác định hệ thống 1-2-3
Giá sẽ có giai đoạn nghỉ ngơi và thoái lui
thường xuyên trước khi đạt đỉnh trong
một xu hướng tăng và đạt đáy trong một
xu hướng giảm.
• -    Dấu hiệu đầu tiên của một thay đổi
xu hướng:
• 1.       khi thị trường tạo một đáy thấp
hơn đáy cũ “Lower Low”  ( Điểm 2) và
một đỉnh thấp hơn đỉnh cũ “Lower high”
( Điểm 3) sau một xu hướng tăng trước
đó “Previous high” (Điểm 1) trong một
xu hướng tăng
Xác định hệ thống 1-2-3
2. Khi thị trường tạo một đỉnh cao hơn
đỉnh cũ “Higher high”  ( Điểm 2) và một
đáy cao hơn đáy cũ “Higher Low” ( Điểm
3) sau một xu hướng giảm trước đó
“Previous low” (Điểm 1) trong một xu
hướng giảm
Xác định hệ thống 1-2-3
Tiếp tục thực hành theo diễn biến tăng ta có thêm một setup 1-
2-3.
Nó xác nhận rằng xu hướng tăng vẫn đang tiếp tục.
Đỉnh cao mới được xác lập sau đó nhưng giá không cho chúng ta
thấy được ý định rõ ràng của nó.
Và khi quan sát chúng ta thấy nến đã không thể tung lên đường
xu hướng tăng và điều này có nghĩa rằng kẻ mua đã bắt đầu suy
yếu dần.
1.      Lần đầu tiên sau khi đat điểm cao nhất (Điểm 1) ta đã thấy
xuất hiện điểm thấp hơn “Lower Low” (Điểm 2) và Đỉnh thấp hơn
“Lower high” (Điểm 3), Bạn còn thấy gì nữa..? Đường xu hướng
tăng đã bị phá vỡ..
2.       Thiết lập 1-2-3 giảm được hình thành sau xu hướng tăng
trước đó là một dấu hiệu cảnh báo.
3.      Và bây giờ bạn có thể thấy 1 setup 1-2-3 nữa được hình
thành và bây giờ chính thức xác nhận xu hướng đã thay đổi
thành xu hướng giảm ( Đường màu xanh)
Rủi do của yếu phương pháp 1-2-3
1. Không tối ưu hóa được điểm vào lệnh
2. Khả năng đảo chiều lớn cho các khung giờ nhỏ.
Phương pháp EMA cross
 Giá nằm dưới đường EMA 200 chúng ta luôn tìm kiếm
giao dịch
 Giá nằm dưới đường EMA 200 chúng ta luôn tìm kiếm
giao dịch bán và ngược lại

• 1.      EMA 200: sử dụng tại tất cả các khung thời gian dùng để
định vị và theo dõi xu hướng thị trường đồng thời là vùng
kháng cự hỗ trợ
• 2.      EMA 633: sử dụng làm kháng cự hỗ trợ trên tất cả các
biểu đồ
• 3.      EMA 12/EMA 36 giao cắt tại tất cả các biểu đồ dùng xác
định điểm vào, định hình xu hướng và để quản lý giao dịch tại
vùng hỗ trợ kháng cự
Phương pháp EMA cross
Cài đặt: (EMA 9, EMA 26, EMA99) (EMA12, EMA36, EMA200)
Khi EMA 9 cắt xuống EMA26 báo hiệu xu hướng gần giá sẽ giảm.

Dấu hiệu nhận biết trước: Độ dốc của đường EMA có mượt không, có bị gấp khúc nhiều không.

Bước 1: Chờ đợi đường EMA nhỏ hơn có độ dốc khoảng 45 độ. Và sắp cắt EMA lớn
Bước 2: Xác định 2 vùng cản gần nhất bên dưới và bên trên (EMA100, EMA200)
Bước 3: Đợi giá hồi về vùng cản gần nhất (Thường là đường EMA100 hoặc EMA 200)và vào lệnh
Ví dụ short:
1.      Đầu tiên hãy tập trung nhắc nhở bản thân về 4 nguyên tắc đã đưa ra ở trên trước khi có bất kỳ một hành động nào
2.      Tại phần trên cùng bên trái của hình 9 chúng ta
có thể thấy giá đã dừng tăng tại đó ( Điểm 1). Sau khi
giao cắt xuống của 2 đường EMA 12/36 xảy ra, nến phá
đồng thời luôn hỗ trợ EMA200 rất nhanh và tạo một
đáy thấp mới “Lower Low” (Điểm 2)
3.      Sau đó giá thoái lui về đường EMA200 lần nữa ( Điểm 3)
tại đó chính la điểm kháng cự và tạo phương pháp 1-2-3 setup
4.      Hãy ghi nhớ là điểm 3 luôn luôn phải thấp hơn điểm 1. Khi
chúng ta nói về setup 1-2-3 trong mô hình nến tăng. Sau khi giảm
giá phá khỏi đường line 2-3 ( mũi tên màu đỏ) lúc đó hãy hành
động mở vị thế bán.
5.      Điều quan trọng là mở vị thế  ở điểm tốt nhất thì chúng ta luôn có giá đẹp nhất đặc biệt đối với người giao dịch lướt
sóng Scalper.
6.      Nhìn đường kẻ 2-3 bị phá vỡ lần nữa. Chú ý rằng cây nến đỏ đầu tiên sau khi break. Có thể nhận thấy một cây nến có
thân lớn và chân ngắn trên đường EMA 200/36 và 12 ( Trong ô hình chữ nhật). ĐIều quan trọng phải ghi nhớ là thân cây nến
đỏ này phải đóng cửa tối thiểu 50% dưới đường EMA 12 ( Trên EMA 200 đối với lệnh Mua) để cảnh báo bạn. Sau đó bạn chờ
giá vượt khỏi đáy cây nến đó rồi enter vào lệnh tại điểm đó
Tổng kết:
• XÁC NHẬN CHO MỘT VỊ THẾ MUA (BUY ORDER)

 Bạn có giao cắt lên của EMA12/36 ?


 Bạn có vùng hỗ trợ tại mức giá mua?
 Bạn có break khỏi vùng kháng cự?
 Bạn có break đường kẻ 2-3 hướng lên trong 1-2-3 setup?
• XÁC NHẬN CHO MỘT VỊ THẾ BÁN(SELL ORDER)

 Bạn có giao cắt xuống của EMA12/36 ?


 Bạn có vùng Kháng cự tại mức giá muốn bán?
 Bạn có break khỏi vùng hỗ trợ?
 Bạn có break đường kẻ 2-3 hướng xuống trong 1-2-3 setup?
2. Các hệ thống giao dịch
2.1: Những phương pháp truyền thống
• A, Phân tích cơ bản dựa trên lý thuyết giá thị
trường của một tài sản có khuynh hướng di
chuyển về phía “Giá trị thật” của nó. Giúp nhà
đầu tư có thể nhận biết được xu hướng về giá của
cổ phiếu. (ví dụ ảnh 2)
II. 2 Một số phương pháp trade
A, Phương pháp đầu tư dài hạn dựa trên phân
tích cơ bản:
- Đánh giá giá trị của đồng tiền dựa trên những
phân tích vềnền kinh tếquốc gia, từđó quyết định
nên mua hay bán và giữ tương đối lâu dài (đồ thị
Daily hoặc Weekly).

B, phương pháp đánh theo tin tức (News):


- Chơi theo tin, lịch công bố, tác động của nó đối
với biến động giá v.v. Chơi theo tin có 2 cách: hiểu
rõ vềtác động của tin đó và vào lệnh cực nhanh
ngay khi công bốnews, hoặc đặt lệnh stop orders
ở hai đầu (straddle).
II. 2: Một số phương pháp trade:
+ C, PP Sideways:
Cách chơi là khi thị trường biến động không rõ xu hướng (ít xảy ra
với forex) thì đặt lệnh ngẫu nhiên ở một mức nào đó theo bất kể
chiều nào (buy/ sell), đặt stop loss rất rộng thậm chí không có stop
loss, và take profit ngay khi có profit nhỏ, (có nhiều người đặt stop
loss 1000 điểm và take profit 50 điểm!). Cách này kiếm lời dựa vào
tin tưởng rằng xác suất giá đụng vào take profit lớn hơn rất nhiều
so với xác suất đụng stop loss do khoảng cách đến stop loss và đến
take profit khác nhau như vậy (tỉ lệ reward:risk cực nhỏ).

+ D, PP Daily volatility:
Trong forex khác thị trường coin sẽ thấy thông thường biến động
một ngày không quá bao nhiêu điểm, ví dụ có thời kỳ không quá
200 điểm, hiện nay biến động một ngày có thể lên tới 400 điểm.
Thông thường sau khi kết thúc phiên London (11h đêm ởVN) thì ít
khi biến động tăng thêm, bởi vậy nếu tính từ giá open, giá hiện tại
đang tạo ra một khoảng trên xxx điểm (vd 300 điểm) thì có thể
tính chuyện trade theo chiều ngược lại.
II. 2: Một số phương pháp trade:

Một số PP khác trong forex.

E, PP Daily breakout: nếu giá vượt qua mức high/ low của ngày hôm trước thì nhiều khảnăng sẽvượt qua ít nhất là xxx
điểm (ví dụ ít nhất 30), vì thếđặt stop orders sẵn ở hai đầu, stop loss tương đối rộng. Chỉ sử dụng daily chart. points

F-Swaps: nếu có lệnh qua đêm thì sẽ được tính swap, đại khái nếu mua EURUSD nghĩa là mua EUR bán USD, thì sẽ
được hưởng phần lãi tương ứng với giá trị EUR trừ đi phần lãi tương ứng với giá trị USD. Do các đồng tiền được định
lãi suất (yield) khác nhau nên kết hợp thế nào đó đểdù biến động ra sao chung cuộc cũng luôn được swap có lợi (sau
khi đã trừđi những thiệt hại do biến động giá).

G-Averaging down: giống như các quỹ đầu tư lớn trên thị trường stocks, khi dự báo giá đến đáy thì Buy, nếu xuống nữa
thì buy tiếp, xuống nữa lại buy tiếp, cứ như vậy thành hình tháp, đến đáy thực sự lượng buy đã khá lớn, khi giá quay
lên là ... cứ thế thu lời.(Yêu cầu bạn nhiều tiền như Bank và quản lý vốn tốt–giống như nhồi lệnh và trung bình giá....
Ví dụ kết hợp sideway và break out.

• Hệ thống NR7
parttern
III.2 Lựa chọn phương pháp giao dịch phù
hợp
1. Chiến thuật dài hạn
2. Chiến thuật trung hạn
3. Chiến thuật ngắn hạn

Không có chiến lược và phương pháp giao dịch nào hiệu quả mãi mãi
Chỉ có pp và chiến lược phù hợp với thời điểm hiện tại.
III.2 Lựa chọn phương pháp giao dịch phù
hợp
Các bước cơ bản để xác định một chiến lược phù hợp

• B1: Xác định thị trường trong khung thời gian bạn chơi là đà tang hay
đà giảm. Ví dụ như giá đang trượt giảm trong 9, 20 hay 26 chu kỳ như
vậy là có thể xác nhận thị trường đang có xu hướng giảm chứ không
cần chờ đến chu kỳ 50 hay 100,200.
Chú ý với nhà đầu tư ngắn hạn (muốn bảo tồn vốn trong 2 đến 3 ngày).
Đó là chú ý đến break out khỏi trend, volumn, cấu trúc nến …
III.2 Lựa chọn phương pháp giao dịch phù
hợp

• Ví dụ: Giá thị trường tụt xuống trong 2 đến 3 ngày trong một tuần,
chúng ta có thể nghĩ sau đó có 1 đợt tăng giá mới. Cũng không hẳn là
như vậy, nó chỉ có thể là sự hồi giá đột ngột rồi tụt tiếp.

- Nếu đồ thị tuần thể hiện sự tăng nhưng đồ thị ngày thể hiện giảm bạn
có thể mua vào.
- Nếu cả đồ thị ngày và đồ thị tuần đều tăng > sẽ có sự hồi giá nhất thời
(Chúng ta không mua)
III.2 Lựa chọn phương pháp giao dịch phù
hợp

Các bước cơ bản để xác định một chiến lược phù hợp

• Bước 2: Xác định khung thời gian bạn trade


• Bước 3: Xác định khung thời gian chốt lời
• Bước 4: Xác định khung thời gian cắt lỗ
• Bước 5: Viết tất cả các thông tin bạn đã lựa chọn ra giấy.
III.2 Lựa chọn phương pháp giao dịch phù
hợp

• Ví dụ bằng phương pháp 3 màn hình:

Bạn A quen trade trong khung thời gian h4.


- Vậy trung hạn sẽ là khung H4, dài hạn và D1 và W1, ngắn hạn sẽ là H1.
Để xác định điểm vào lệnh bạn sẽ kiểm tra trên biểu đồ H4. Để xác định
điểm take profit (Chốt lời) sẽ kiểm tra trên khung D1. Để tìm điểm cắt
lỗ sẽ xác định trên khung h1.
III: Phương tiện công cụ giao dịch
• Các chỉ báo RSI, Bollingerband, Stock, MACD, volumn, sar…
• Hệ thống ichimoku
Thank You

You might also like