You are on page 1of 91

Hệ thống smc của ICT thì có nhiều khái niệm, thuật ngữ hơn cần nắm.

Thực tế thì
hệ thống smc nào cũng cần cả, chẳng qua là có những người sẽ đơn giản hóa chúng
để anh em dễ tiếp cận hơn.

Trong nội dung về hệ thống smc mình luôn cố gắng viết dễ hiểu nhất cho anh em.
Đây là toàn bộ nội dung về hệ thống smc mà mình đã viết. Nay tổng hợp lại thành
ebook cho mọi người dễ đọc và nghiên cứu nhé.

Toàn bộ nội dung hệ thống SMC


Hệ thống này mình sẽ chia ra làm 10 phần:
• Phần 1: Cấu trúc thị trường
• Phần 2: Các vùng giá phản ứng
• Phần 3: Power of Three (PO3)
• Phần 4: Lý thuyết giá và thời gian
• Phần 5: Sự tương quan trong dòng tiền thông minh
• Phần 6: Hồ sơ thị trường
• Phần 7: Mô hình mua bán theo Ict
• Phần 8: Cách sử dụng các khung thời gian lớn trên biểu đồ
• Phần 9: Ví dụ
• Phần 10: Cách phân tích đa khung thời gian
Mỗi phần đều có nội dung khá dài và nhiều khái niệm cần nắm. Mọi thứ cuối cùng
cũng chỉ dẫn đến tìm kiếm một thiết lập giao dịch chất lượng cao mà thôi. Bây giờ
chúng ta đi vào phần đầu tiên, đó luôn luôn là cấu trúc thị trường. Đây là phần
quan trọng nhất nhưng cũng là phần dễ bị nhiều trader bỏ qua nhất.

Phần 1: Cấu trúc thị trường

Nền tảng của giá – Swing Point hay các điểm xoay (Fractals)

Chúng ta có thể hiểu điểm xoay (swing point) chính là các đỉnh đáy xuất hiện trong
biểu đồ giá. Vậy làm sao để hình thành một đỉnh hoặc một đáy.
Swing high

Thiết lập lý tưởng để hình thành một swing high sẽ có 2 nến thấp hơn bên trái và
phải. Một nến cao hơn ở chính giữa.

Swing low

Thiết lập lý tưởng để hình thành một swing low sẽ ngược lại, cần có 2 nến cao hơn
ở bên trái và phải. một nến thấp hơn ở chính giữa. Như hình bên dưới:
Khái niệm về cấu trúc thị trường

Anh em lưu ý những điểm sau:


• Các điểm đảo chiều thực tế sẽ bao gồm các đỉnh và đáy trong đó.
• Thị trường giao dịch theo một mô hình chung có nhịp điệu và điều đó rất dễ
đọc được nếu bạn nhận thức được cấu trúc cơ bản về xu hướng mà giá di
chuyển.
• Khái niệm này rất phổ biến. Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về các
điểm xoay (đỉnh và đáy) của thị trường.
• Khi thị trường giảm và tạo đáy thấp hơn, mỗi đáy mới được tạo nó sẽ tiếp
cận hoặc phản ứng với một đáy thấp hơn hoặc cao hơn khác. Nói cách khác,
mọi đợt dao động giá thường sẽ có những dao động ngược lại bằng với nó và
cố gắng lấp đầy nó.
• Nhìn chung, thị trường giao dịch từ đáy ngắn hạn (Short Term Low – STL)
đến đỉnh ngắn hạn (Short Term High – STH), rồi lại quay trở lại STL. Khi
những đỉnh đáy ngắn hạn này được hình thành, chúng sẽ phát triển thành cấu
trúc thị trường thể hiện qua hành động giá.
• Bất kỳ đáy ngắn hạn (STL) nào có đáy ngắn hạn cao hơn ở 2 bên nó, thì nó
được coi là đáy trung hạn (Intermediate Term Low – ITL).
• Tương tự, bất kỳ đỉnh ngắn hạn (STH) nào có đỉnh ngắn hạn thấp hơn ở 2
bên thì nó được xem là đỉnh trung hạn (Intermediate Term High – ITH).
• Bất kỳ đáy trung hạn (ITL) nào có đáy trung hạn cao hơn ở 2 bên nó thì nó
được xem là đáy dài hạn (Long Term Low – LTL).
• Tương tự, bất kỳ đỉnh trung hạn (ITH) nào có đỉnh trung hạn thấp hơn ở 2
bên thì nó được xem là đỉnh dài hạn (Long Term High – LTH).
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Biểu đồ cho thấy xu hướng di chuyển giá ở khung thời gian cao hơn:
• Từ 1 đến 4 cho thấy các đỉnh đáy ngắn hoặc trung hạn. Đây là kiểu mô hình
3 nến. Một đỉnh với 2 đỉnh thấp hơn ở 2 bên nó, cho thấy mô hình giảm giá
và chúng ta nên bán ra khi gặp kiểu mô hình này.
• Từ 5 đến 8 cho thấy các đỉnh đáy trung hạn. Đây là kiểu mô hình 5 nến. Một
đỉnh với 2 đỉnh thấp hơn ở 2 bên nó và ngược lại với đáy, đây là một fractal
điển hình. Hãy chú ý, đỉnh số 7 đã vượt qua số 5, điều đó có nghĩa là chúng
ta vẫn sẽ ưu tiên mua lên thậm chí khi vòng tròn màu xanh lá đang tạo
những đáy thấp hơn. Số 8 bật lên từ giai đoạn tích lũy trước đó và tạo điều
kiện cho chúng ta mua lên.
• 9 và 10 cho thấy các đỉnh cao hơn cho thấy khả năng đảo chiều tăng giá của
thị trường. Và có thể vào lệnh tại 11.
Minh họa về cấu trúc thị trường

Cách xu hướng tăng hình thành

Ngược lại, xu hướng giảm sẽ có cấu trúc đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau
thấp hơn đáy trước. Nếu đỉnh thấp hơn (LH) bị phá vỡ tạo một đỉnh cao hơn (HH)
theo sau đó là một đáy cao hơn (HL) thì xu hướng tăng hình thành).
Các bạn xem hình bên dưới:

Cách xu hướng giảm hình thành


Thị trường nằm trong cấu trúc tăng giá sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy
sau cao hơn đáy trước. Nếu đáy cao hơn (HL) trong cấu trúc này bị phá vỡ khi giá
tạo đáy thấp hơn (LL) theo sau đó là một đỉnh thấp hơn (LH) thì tức là xu hướng
giảm hình thành.

Các bạn nhìn hình bên dưới:


Giao dịch với cấu trúc thị trường

Khi giao dịch trong cấu trúc thị trường, anh em lưu ý những điểm bên dưới đây:
• Khi phân tích của bạn cho thấy thị trường đang tăng giá, sẽ khôn ngoan nếu
như ta chỉ xem xét giao dịch mua lên và lọc những thiết lập ngược xu hướng
sao cho tỷ lệ cược có lợi cho bạn.
• Hãy giả sử rằng bạn đang tìm kiếm cơ hội mua lên trong thị trường bằng
cách sử dụng cấu trúc thị trường để đánh dấu các đáy trung và dài hạn. Vị
thế mà bạn giao dịch có thể kéo dài hàng tuần chứ không phải hàng tháng.
• Chưa kể nếu bạn bỏ lỡ cơ hội để tiếp cận đáy dài hạn (LTL) hoặc đáy trung
hạn (ITL), thì việc mua ở gần đáy ngắn hạn (STL) sẽ có nhiều lần cho bạn
một điểm vào lệnh đẹp để giao dịch với mục tiêu dựa trên việc đo con sóng
trước đó và chiếu lên từ LTL hoặc ITL. Đối với cơ hội bán thì ta đơn giản
chỉ cần đảo ngược hướng và săn tìm LTH, ITH, STH tương ứng.
• Cấu trúc thị trường sẽ bị phá vỡ sau khi đạt đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ và
đã tạo được ITL hoặc ITH, nếu cấu trúc bị phá vỡ theo hướng ngược lại
thì bạn hãy tìm cách tối ưu điểm vào lệnh theo hướng đó.
• Mọi con sóng đa phần đều có khoảng cách tương đương nhau về giá. Dù là
giao dịch ngược hướng, thuận hướng và việc đo lường giá cả về mục tiêu dự
đoán đều cho kết quả khá đáng kinh ngạc.
• Nếu một đợt sóng tăng 50 pip sau một giai đoạn tích lũy, nếu nó tiếp tục
tăng cao hơn dự đoán thêm 50 pip nữa, thì giá có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn
từ điểm thấp nhất từ quá trình tích lũy. Nếu không giao dịch cao hơn dự
đoán, thì giá có thể giảm 50 pip từ điểm cao hơn được tạo ra từ đợt tăng giá
gần đó nhất. Và những điều trên sẽ ngược lại với đợt sóng giảm từ vùng tích
lũy.
• Nếu cấu trúc thị trường đang tăng giá, giá sẽ phá vỡ đỉnh trước đó những sẽ
duy trì phía trên đáy thấp hơn trước đó. Như hình trên.
• Nếu cấu trúc thị trường là giảm giá, giá sẽ phá vỡ đáy trước đó nhưng duy trì
bên dưới đỉnh cao hơn trước đó.
• Săn tìm những dao động giá trung hạn, sẽ giới hạn những quyết định hoặc sự
cân nhắc của bạn khi chỉ bán tại ITH và mua tại ITL.
• Nên thực hiện các giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch trong ngày theo cùng
hướng đó. Nhưng bạn cần biết rằng, kế hoạch giao dịch của bạn không phải
là bắt mọi chuyển động giá trong thị trường.
• Sử dụng cấu trúc thị trường của khung H4 và H1 và biết cách phối hợp các
đỉnh đáy sẽ là một khái niệm hành động giá cực kỳ có lợi cho bạn.
• Khi cấu trúc thị trường giảm giá bị phá vỡ, cấu trúc sẽ chuyển đổi sang tăng
giá và ngược lại.
• Kỳ vọng cấu trúc thị trường bị phá vỡ tại các ngưỡng kháng cự hỗ trợ.
• Sau khi cấu trúc thị trường di chuyển từ ngưỡng kháng cự và phá vỡ đáy gần
nhất thì cấu trúc sẽ chuyển sang giảm giá. Và ngược lại với cấu trúc tại
ngưỡng hỗ trợ.
• Theo dõi cấu trúc thị trường ở trên khung thời gian cao hơn như D1, W1,
MN.
• Có thể có những đợt tăng giá trong cấu trúc thị trường giảm giá. Ví dụ sẽ có
những giao dịch mua ở khung thời gian thấp hơn trong cấu trúc thị trường
giảm giá ở khung thời gian cao hơn.
• Đợi cho cấu trúc thị trường trên khung thời gian cao hơn đồng bộ với dòng
chảy thị trường ở khung thời gian thấp hơn.
• Cấu trúc thị trường sẽ được xem là sự dịch chuyển giá từ đỉnh quan trọng
xuống đáy quan trọng và ngược lại.
• Trong cấu trúc thị trường tăng giá hãy chú ý đến các đáy chứ không phải các
đỉnh. Vì chúng ta sẽ tập trung mua ở vùng đáy. Và ngược lại với cấu trúc thị
trường giảm giá thì nên chú ý vào các đỉnh.
• Có khả năng thị trường sẽ có sự thay đổi lớn sau mỗi quý (3 tháng). Theo
dõi thị trường trong khoảng thời gian này và bao gồm cả việc phân tích chỉ
số đô la, và phân tích COT.
Hãy đếm số nến (ngày) từ đáy này đến đáy tiếp theo. Sau đó nhân số đó với 1.28
(nhớ làm tròn xuống). Hãy thêm số nến đó vào đỉnh ở giữa 2 đáy. Nó sẽ đưa bạn
đến đỉnh tiếp theo.

Khá nhiều lưu ý nhưng đây đều là những mẹo giao dịch theo cấu trúc đã được tổng
hợp lại khi chúng ta giao dịch theo hệ thống smc.

Dòng tiền thị trường


• Chỉ có những đỉnh đáy gần nhất mới được sử dụng để xác định dòng tiền của
thị trường so với những điểm xoay cũ.
• Có một sự thống nhất chặt chẽ về Dòng Tiền của Thị Trường nếu các khung
D1, H4 và H1 nằm cùng một hướng. Tập trung vào dòng tiền thị trường
khung H4 để có được sự nhất quán (hay nói cách khác đó là nhìn khung H4
để thấy được dòng tiền thị trường).
• Nếu cấu trúc thị trường và dòng tiền của thị trường không cùng một hướng
hoặc không rõ ràng với bạn thì tốt nhất đừng giao dịch.
• Nếu đỉnh gần nhất bị phá vỡ, dòng tiền thị trường sẽ tăng cho tới khi đáy gần
nhất bị phá vỡ. Và ngược lại, nếu đáy gần nhất bị phá, thì dòng tiền thị
trường sẽ giảm cho đến khi đỉnh gần nhất bị phá vỡ.
• Dòng tiền thị trường có thể thay đổi bất cứ khi nào.
• Tập trung vào các đỉnh đáy trung hạn chứ không phải đỉnh đáy ngắn hạn.

Giao dịch với các ngưỡng kháng cự hỗ trợ


• Hỗ trợ và kháng cự là những vùng giá tốt để biết giá có thể có những hành
động gì.
• Hỗ trợ kháng cự giúp chúng ta biết được các khu vực cung cầu

Các loại kháng cự hỗ trợ

Kháng cự hỗ trợ tự nhiên


• Đỉnh hoặc đáy của 12 tháng: Hãy vẽ một đường ngang ở đỉnh và đáy trong
12 tháng để xem cách giá phản ứng tại những vùng đó.
• Đỉnh đáy 3 tháng: Đây là loại tốt nhất, hãy vẽ một đường ngang ở mỗi đỉnh
hoặc đáy của 3 tháng và xem phản ứng giá tại đó.
• Đỉnh đáy hàng tháng: Sử dụng đỉnh đáy quan trọng nhất của mỗi tháng và
xem cách giá phản ứng tại những vùng đó.
• Đỉnh đáy tuần: Tương tự, chúng ta xác định đỉnh đáy của tuần và xem cách
giá phản ứng tại đó.
• Đỉnh đáy ngày:
o Hãy tìm hỗ trợ kháng cự bằng cách nhìn lại 3 ngày trước đó (hãy nhớ
rằng các đỉnh đáy được tạo bởi 3 nến trên khung D1 thường sẽ là 3
ngày).
o Đỉnh của ngày trước đó có thể là đáy của ngày hôm nay
o Nếu giá đến những vùng này trong phiên Âu hoặc phiên Mỹ thì đó sẽ
là những thiết lập giao dịch tốt nếu những tiêu chí khác được đáp ứng.
• Đỉnh hoặc đáy của phiên giao dịch (Á, Âu Mỹ)
o Trong đó phiên Á sẽ thiết lập thông số cho phiên Âu: Phiên Á mở cửa
lúc 7pm EST hoặc 12am GMT và kết thúc lúc 4am EST hoặc 9am
GMT.
o Phiên Âu sẽ thiết lập thông số cho phiên Mỹ: Phiên Âu mở cửa lúc
3am EST hoặc 8am GMT và đóng cửa lúc 12pm EST hoặc 5pm
GMT.
o Phiên Mỹ thiết lập thông số cho phiên giao dịch mới tiếp theo: Phiên
Mỹ mở cửa lúc 8am EST hoặc 1pm GMT và đóng cửa lúc 5pm EST
hoặc 10pm GMT.
o Cho phép chênh lệch tối đa 1 giờ sau những khoảng thời gian trên.
• Đỉnh đáy trong ngày:
o Đỉnh đáy được hình thành và điều chỉnh về đỉnh hoặc đáy của phiên
giao dịch.
o Bạn có thể sử dụng những vùng này để tìm điểm vào lệnh với rủi ro
thấp và kiếm lợi nhuận.
o Sử dụng biểu đồ M15 để theo dõi các ngưỡng hỗ trợ kháng cự trong
ngày.
• Phân tích trendline (kênh giá, đường cung hoặc đường cầu).

Về cơ bản của hệ thống smc đó chính là xác định cấu trúc thị trường và dấu hiệu
gần nhất cho thấy sự có mặt của tổ chức lớn và sau đó tìm cơ hội giao dịch đi theo
cấu trúc.

Những vùng giá đánh dấu sự có mặt của các tổ chức lớn là những vùng cung
cầu và thường tồn tại những khối lệnh (order block). Và như đã chia sẻ ở phần
trước thì những vùng này thường xuất hiện ở những hỗ trợ kháng cự quan trọng mà
mình cũng đã liệt kê ra ở trước rồi.
Còn bây giờ chúng ta đi vào một vài ví dụ về cách thức đọc cấu trúc thị trường
nhé.

Cấu trúc thị trường là chìa khóa


Cấu trúc chính là chìa khóa của hệ thống này. Biết được cấu trúc sẽ định hình được
chiến lược giao dịch của mình. Thị trường cơ bản là một chuỗi các đỉnh đáy tăng
(xu hướng tăng) hoặc giảm (xu hướng giảm).

Việc của trader chúng ta là nhận biết được cấu trúc của thị trường và xác định được
vị trí mà chúng ta sẽ tìm tín hiệu để giao dịch.

Nhắc lại một chút về cấu trúc đơn giản nhất đã nói ở phần 1. Đối với cấu trúc giảm
giá, thị trường sẽ tạo đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước. Và đáy trước đó được
hình thành thì phải bị phá vỡ, như hình bên dưới:

Tương tự nhưng ngược lại với xu hướng tăng:


Trường hợp xu hướng đảo chiều đó là khi đỉnh tạo đáy thấp nhất trong xu hướng
giảm bị phá vỡ hoặc 2 đáy cao hơn trong xu hướng tăng được hình thành. Như
hình bên dưới:
Và ngược lại với đảo chiều xu hướng tăng, đó là khi đáy tạo đỉnh cao nhất của xu
hướng bị phá vỡ hoặc hình thành 2 đỉnh giảm dần trong cấu trúc giảm giá:
Nói chung cơ bản cấu trúc thị trường là sẽ có những đợt sóng đẩy và những đợt
sóng hồi như hình bên dưới:

Ví dụ về cấu trúc thị trường

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là cấu trúc thị trường giảm giá, thị trường tạo đỉnh
đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước:
Tương tự bên dưới là cấu trúc thị trường tăng giá với các chuỗi đỉnh đáy được hình
thành cao hơn:

Lưu ý với các xu hướng trên. Ví dụ như xu hướng tăng, thị trường có thể đang tăng
hoặc giảm trên khung thời gian cao hơn, nhưng ở khung thời gian thấp hơn, chúng
ta có thể có được những vị thế bán trên cùng xu hướng tăng giá ở những cú
pullback trên các khung thời gian thấp hơn. Và tương tự ngược lại với xu hướng
giảm.

Về đỉnh đáy

Về đỉnh đáy trong cấu trúc thì anh em cần quan tâm đến độ mạnh yếu của nó. Có
một vài điều kiện để xác nhận cho chúng ta đó là một đỉnh hoặc đáy mạnh.

Cụ thể hơn đó là, một đỉnh mạnh thì cần phải tạo được đáy thấp hơn đáy trước đó
và ngược lại, một đáy mạnh thì nó cần tạo được đỉnh cao hơn đỉnh trước đó. Nếu
không thỏa điều kiện này thì những đỉnh đáy đó là yếu.

Như biểu đồ bên dưới:

Theo đó chúng ta có, các đỉnh trong biểu đồ trên đều là những đỉnh mạnh vì nó phá
vỡ được đáy trước đó để tạo đáy thấp hơn, trong khi các đáy trong biểu đồ trên đều
là đáy yếu vì nó thất bại trong việc phá vỡ đỉnh để tạo đỉnh cao hơn.

Như vậy có thể có một kết luận nho nhỏ rằng, trong xu hướng giảm thì chúng ta có
đa phần đỉnh thấp hơn là đỉnh mạnh và đó là lý do vì sao trong xu hướng giảm thì
chúng ta chỉ nên tập trung ở đỉnh là vậy. Nguyên tắc này mình đã có nói trong bài
viết đầu tiên rồi.

Ngược lại xu hướng ta cũng vậy, nó sẽ thường hình thành đáy mạnh nhiều hơn và
đa phần đỉnh hình thành là yếu. Nên trong xu hướng tăng chúng ta chủ yếu là tập
trung vào đáy.

Một lời khuyên là không nên suy nghĩ quá nhiều về cấu trúc, bạn có thể phân tích
theo hướng của bạn nhưng có một điều quan trọng mà bạn cần nhớ là đâu là cấu
trúc nhỏ và đâu là cấu trúc lớn. Để biết được bạn đang nằm trong vị trí nào của cấu
trúc thị trường và lên chiến lược cho đúng hướng.
Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung phần tiếp theo. Ở phần này chúng ta sẽ
tìm hiểu những khái niệm kỹ thuật quan trọng nhất để vận hành được hệ
thống smc. Hiểu được cách hình thành và ý nghĩa của những khái niệm này sẽ giúp
anh em hiểu được cách thức các tổ chức lớn hoạt động trên thị trường, từ đó xây
dựng chiến lược giao dịch của chúng ta dễ hơn rất nhiều.

Vùng cung/cầu (Supply/demand)


Đây là khái niệm kỹ thuật đầu tiên mà chúng ta cần nắm. Có lẽ vùng cung
cầu không phải là khái niệm xa lạ với anh em trader chúng ta. Đây là khái niệm rất
quan trọng trong hệ thống smc vì nó giúp trader xác định được vùng giá quan trọng
để giao dịch.

Mọi thị trường đều có cung và cầu. Trong đó cung đại diện cho người bán và cầu
đại diện cho người mua. Khi giá tăng người bán sẵn sàng bán ra và theo đó sản
phẩm cũng vì vậy mà tăng theo. Nó sẽ tăng đến một giới hạn nào đó thì nhu cầu
của người mua sẽ giảm vì họ sẽ muốn mua với giá thấp hơn. Hay còn gọi là mua
thấp bán cao.

Hình bên dưới thể hiện đơn giản nhất về cung và cầu, với mua ở giá thấp và bán ở
giá cao:
Mua ở giá thấp (Discount Price):
Bán ở giá cao (Premium Price):
Giá thực tế sẽ đi từ vùng giá này đến vùng giá khác hay cụ thể là đi từ vùng
cung đến vùng cầu và ngược lại. Đó là lý do chúng ta cần mua ở vùng cầu và bán
ở vùng cung, như hình bên dưới:
Và ngược lại, bán ở vùng cung và mua ở vùng cầu. Như hình bên dưới:

Biểu đồ bên dưới là một ví dụ thực tế về việc bán ở vùng cung trên thị trường
Forex:
Hoặc mua ở vùng cầu:

Có thể thấy ý tưởng giao dịch ban đầu cho hệ thống smc này chính là lựa chọn
những vùng cung cầu mạnh để chúng ta tìm cơ hội giao dịch.

Phần 2: Các vùng giá phản ứng


Vùng phản ứng giá (Reaction Levels)

Đối với vùng phản ứng giá thì anh em nhớ những điều sau:
• Sử dụng những khung thời gian lớn để xác định như khung tháng, tuần và
khung ngày.
• Trong hệ thống này chúng ta sẽ nhìn vào khung D1 và H4 sau khi có xu
hướng của khung tháng và khung tuần.
• Những tổ chức lớn sẽ nhìn vào những phản ứng giá trên khung thời gian lớn,
bao gồm:
• Những vùng đỉnh đáy trên khung ngày (mọi điểm đảo chiều hoặc fractal).
• Những vùng hành động giá quan trọng xảy ra xung quanh những đỉnh đáy
của năm hoặc quý. Hãy đánh dấu lại những đỉnh cao nhất hoặc đáy thấp nhất
của mỗi quý, mỗi tháng và mỗi ngày.
• Bất kỳ khi nào mà bạn thấy những điểm đảo chiều trên khung thời gian lớn,
bạn hãy đánh dấu lại những điểm đó và tìm kiếm sự phản ứng giá tại đó.
• Khi bạn chuyển từ khung thời gian cao về khung thời gian thấp như từ D1 về
H4, bạn có thể thêm những ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên khung thời gian
thấp bởi vì chúng sẽ không hiển thị trên khung D1.
• Bạn sẽ không tìm kiếm mô hình giao dịch trên biểu đồ giao dịch trong ngày
trừ khi là bạn đang giao dịch trên những vùng giá phản ứng của khung thời
gian cao hơn.
• Bạn cũng có thể vẽ hỗ trợ kháng cự trên khung M15 nhưng chúng sẽ không
quan trọng bằng những ngưỡng trên khung D1 và H4 vì đó mới là những
vùng mà các tổ chức đang tìm kiếm giá trị.
• Chỉ tập trung vào việc theo dõi các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong khung
thời gian cao hơn. Không tập trung giao dịch ở vùng lưng chừng hoặc ở giữa
kháng cự và hỗ trợ.
Vùng phản ứng giá có khá nhiều, và trong hệ thống smc thì chúng ta tập trung vào
những vùng sau:
• Khối order block
• Vùng thanh khoản
• Fair Value Gap
• Mitigation Block
• Breaker Block
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng vùng giá một và thực hành xác định chúng trên biểu
đồ nhé.

Khối order block

•OB là những nến đặc biệt, chúng làm nổi bật lên việc mua bán của
dòng tiền thông minh.
• Ngoài việc sử dụng vùng cung cầu thì khối lệnh có thể được tinh
chỉnh lại ở khung thời gian thấp hơn.
• Các dòng đơn đặt hàng theo khung thời gian cao hơn là rất quan trọng
để lựa chọn các khối OB có xác suất cao để giao dịch.
Khối OB tăng giá

• Là nến thấp nhất có giá đóng cửa giảm ở hầu hết phần thân nến và gần
với ngưỡng hỗ trợ.
• Nó chỉ được xác nhận khi mức giá cao nhất của nến được giao dịch
bởi nến tiếp theo đó. Các bạn nhìn hình trên, cây nến xanh cuối cùng
chính là nến xác nhận.
• Khi giá giao dịch cao hơn khối OB tăng giá và sau đó quay trở lại
mức giá cao nhất của nó thì bạn có thể vào lệnh theo hướng tăng giá.
Hình thứ 3 ở trên.
• Rủi ro được đặt bên dưới mức thấp nhất của khối OB.
• Mức 50% của khối OB là mức khá tốt để dời dừng lỗ theo sau khi giá
rời khỏi điểm vào lệnh.
Khối OB giảm giá

• Chúng ta có tương tự, là nến cao nhất có giá đóng cửa tăng ở hầu hết
phần thân nến và gần với ngưỡng kháng cự.
• Nó chỉ được xác nhận khi mức giá thấp nhất của nến được giao dịch
bởi nến tiếp theo đó.
• Khi giá giao dịch thấp hơn khối OB giảm giá và sau đó quay trở lại
mức giá thấp nhất của nó thì bạn có thể vào lệnh theo hướng giảm giá.
• Rủi ro được đặt bên trên mức cao nhất của khối OB.
• Mức 50% của khối OB là mức khá tốt để dời dừng lỗ theo sau khi giá
rời khỏi điểm vào lệnh.
• Nói tóm lại một cách đơn giản cho anh em dễ hiểu, khối OB tăng giá
là nến giảm cuối cùng trước khi giá di chuyển mạnh để phá vỡ mức
cao trước đó và ngược lại khối OB giảm giá là nến tăng cuối cùng
trước khi giá di chuyển xuống để phá vỡ đáy trước đó

Cách lựa chọn khối OB

Các bạn hãy nhìn vào những tiêu chí dưới đây để lọc ra được khối OB tốt nhé:
• Nếu một khối OB bị phá cvowx hãy nhìn vào khối OB trước đó nữa, đó có
thể là điểm đảo chiều tiếp theo của giá.
• Luôn luôn đánh dấu khối OB trước đó bởi vì dòng tiền thông mình sẽ quay
trở lại đó một lần nữa và phản ứng với chúng trong tương lai.
• Sau khi thị trường đảo chiều tại ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ, thì khối OB
cao nhất hoặc thấp nhất sẽ rất khó để giá trở về, thay vào đó thì bạn nên chờ
giá hồi về vùng mất cân bằng hay vùng Fair Value Gap, hoặc là khối OB thứ
2 đi theo hướng của thị trường. Và trong quá trình giá điều chỉnh về khối OB
thứ 2 này, nếu bạn nhìn thấy bên trái có yếu tố hỗ trợ như đỉnh đáy cũ,
kháng cự hỗ trợ,.... thì sẽ hỗ trợ thêm cho khối OB này.
• Trong một giao dịch mua, hãy xem nơi giá mua trước khi thị trường giảm
giá và đó chính là vùng chúng ta sử dụng như ngưỡng hỗ trợ trong tương lai
và ngược lại với lệnh bán.
• Nếu giá hồi về quá 50% khối OB thì khối OB đó không còn chất lượng nữa
và tốt nhất chúng ta nên xem xét khối OB trước đó.
• Nếu như có môt đáy gần với khối OB giảm giá thì giá có thể không đi đến
chính xác khối OB mà có khi đảo chiều tại vùng đáy. Và ngược lại.
• Sau một động thái mạnh, khi thị trường trở lại khối OB thì thường nó sẽ
hình thành những đỉnh đáy ngắn hạn trong quá trình di chuyển về phía khối
lệnh. Và nó thường bị phá vỡ trong đợt di chuyển thực sự về khối OB này.
• Tuy nhiên nếu như đỉnh đáy ngắn hạn nằm ở mức 50% của fibo thì nó lại là
một giao dịch tốt vì các trader nhỏ lẻ thường sử dụng mức 50% này để giao
dịch và họ thường bị dừng lỗ tại vùng đó.
• Nếu như bạn nhìn thấy một vùng giá tích lũy hoặc đi ngang gần với khối OB
trong phiến Á hoặc phiên Mỹ thì đó cũng là một vùng giá tốt để giao dịch.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Có thể thấy thị trường thường tìm về khối OB thứ 2 thay vì xuống tận khối OB đầu
tiên. Và trong quá trình hồi về khối OB thứ 2 này thì nó hình thành những đáy
ngắn hạn, những đáy này thường bị phá vỡ.

Nếu chọn khối OB để giao dịch thì anh em lưu ý những điều trên nhé.

Tiếp theo chúng ta chuyển qua các vùng thanh khoản.

Nhóm thanh khoản hay vùng thanh khoản (Liquidity Pool)


Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới nhé:

Có thể nói nhóm thanh khoản nằm ngay trên mức đỉnh đáy trước đó.

Dòng tiền thông mình sẽ tạo những cú phá vỡ giả đến những vùng này để lấy đi
dừng lỗ và những lệnh giao dịch khác ở vùng này nhưng không duy trì hướng đi
chung của thị trường.
Như hình trên thì bạn có thể thấy được những vùng đỉnh và đáy trước đó đều trở
thành thanh khoản của dòng tiền thông minh.

Khi bạn mở biểu đồ ra, thì câu hỏi đầu tiên mà bạn cần đặt ra đó là: :tiền nằm ở
đâu?”. Đối với giao dịch mua thì anh em cứ nhìn ở những vùng đáy, đó là những
vùng tiềm năng có thể bị săn dừng lỗ. Và đối với những lệnh bán thì anh em cứ
nhìn những vùng đỉnh đó là những vùng có khả năng sẽ bị săn.

Khoảng trống thanh khoản (Liquidity Void)

Cách xác định khoảng trống thanh khoản:

• Khoảng trống thanh khoản là một phạm vi mà giá phân phối về một
hướng của thanh khoản thị trường được thể hiện bởi một khoảng rộng
và dài về một hướng. Như biểu đồ bên dưới:
• Giá thường sẽ quay trở lại vùng khoảng trống thanh khoản này.
• Thị trường sẽ trượt về vùng giá giao dịch có thanh khoản mỏng và
những khoảng trống thanh khoản này sẽ được xem xét lại sau đó.
• Thị trường sẽ tìm cách lấp đầy bất kỳ khoảng tống nào hoặc vùng giá
nào thiếu sự thanh khoản trong giao dịch. Trong đó những đợt sóng
đẩy là những vùng thường xuất hiện khoảng trống thanh khoản như
vậy.
• Khoảng trống thanh khoản mà bạn thường thấy trên biểu đồ thường là
một đợt di chuyển bùng nổ hoặc một đợt di chuyển rất dài nhưng
không tạm dừng sau giai đoạn giá tích lũy. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội giao
dịch ở vùng này thì bạn cũng đừng lo vì giá sẽ cố gắng lấp đầy phạm
vi giá này và kiểm tra lại các khối lệnh trước khi tiếp tục di chuyển.
• Bạn cần phải tìm sự tích lũy trước khi giá bùng nổ và xác định khối
lệnh để bạn có thể tìm cơ hội giao dịch khi giá di chuyển trở lại khối
lệnh này. Tuy nhiên kiểu giao dịch này không được khuyến khích lắm
vì việc di chuyển sẽ khá nhanh

Như biểu đồ bên dưới là ví dụ về Liquidity Void:

Ở phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu về Fair Value Gap và thêm một vài khái niệm quan
trọng khác trong việc xác định vùng giá phản ứng chất lượng để giao dịch

Fair Value Gap (khoảng trống giá trị hợp lý)


Fair Value Gap (FVG) là một phạm vi mà giá phân phối thanh khoản về một phía
của thị trường, và nó thường được xác nhận bằng khoảng trống thanh khoản ở
khung thời gian thấp hơn trong cùng một phạm vi giá.
Như hình bên dưới các bạn có thể thấy đó chính là FVG của chúng ta:

Những vùng có sự xuất hiện FVG là những vùng mất cân bằng cung cầu nên chúng
ta có thể hiểu chúng như những vùng mất cân bằng Imbalance).

Thường thì giá sẽ quay trở lại và lấp đầy những khoảng trống giá trị hợp lý này,
như hình bên dưới:
Ta thấy FVG được đánh dấu chính là FVG của biểu đồ trên. Và giá sau đó đã quay
trở lại lấp đầy khoảng trống thanh khoản này.

Đó là lý do vì sao mà chúng ta thường tìm những cơ hội giao dịch với các vùng
FVG là vậy.
Liquidity Injection (vùng cung cấp/bơm thanh khoản)
Các đợt săn dừng lỗ thường sẽ xuất hiện ở những đỉnh hoặc đáy trước đó. Nên các
đỉnh đáy trước đó thường là vùng vùng có thể cung cấp thanh khoản cho các tổ
chức lớn để họ lấy nhiên liệu và di chuyển giá.

Như hình bên dưới, có thể thấy được thị trường lấy thanh khoản từ những vùng
đỉnh đáy trước như thế nào:
Neutralizing Open Float (Vô hiệu hóa giá những giao dịch có sẵn)
Open float là những giao dịch đang tồn tại hay có trên thị trường. Nếu bạn nhìn
thấy một đỉnh với một đợt giảm mạnh theo sau bởi một vùng giá tích lũy ở phiên Á
thì hãy đánh dấu đỉnh đó và dự đoán phạm vi cao nhất của vùng giá tích lũy phiên
và đỉnh trước đó tới vùng giá tích lũy cùa phiên Á sẽ bị phá vỡ trước khi bạn bán.
Và ngược lại với giao dịch mua.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Neutralizing Pending Stops (Vô hiệu hóa những lệnh chờ dừng lỗ)
Đây có thể nói là động thái tìm kiếm và tiêu diệt. Những động thái tăng hoặc giảm
giá lên xuống sẽ lấy đi thanh khoản của cả đỉnh và đáy, và điều này sẽ khiến cho
bạn có có được lợi nhuận trong ngày giao dịch.

Bạn sẽ thấy những động thái này thường xuất hiện vào trong tuần đầu tiên của
tháng (tin NFP). Và những động thái này sẽ kết thúc ở giữa vùng giá tích lũy.

Các bạn nhìn hình bên dưới có thể hình dung rõ hơn:
Neutralizing Open Float và Neutralizing Pending Stops giúp bạn đễ hình dung hơn
về cách giá di chuyển và nơi và MM xuất hiện để lấy thanh khoản đi để phục vụ
cho mục đích chính của họ.

Engineering Liquidity (Vùng thanh khoản kỹ thuật)


Đây là những những động thái giả sau khi vùng giá tích lũy phiên Á mà nó sẽ xác
nhận giao dịch đối với xu hướng chung của thị trường. Động thái này sẽ dừng ở
phiên Âu hoặc phiên Mỹ trước khi nó đi theo hướng dự định.

Để tránh được các cú phá vỡ giả từ phạm vi của phiên Á thì hãy đảm bảo rằng bạn
đã hiểu rõ hướng đi của giá trong mỗi khung thời gian và khối OB.

Mỗi khi bạn nhìn thấy 2 đỉnh hoặc 2 đáy thì bạn phải hiểu rằng dừng lỗ sẽ nằm ở
phía trên hoặc phía dưới đó. Và MM sẽ lấy đi những lệnh dừng lỗ này trước khi
tiếp tục hướng đi dự định của họ.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Như hình trên bạn có thể thấy được giá tạo một động thái tăng giả lên khỏi vùng
giá đi ngang phiên Á và động thái này để xác nhận hướng đi chung của thị trường
sau phiên Á là tăng.

Nhưng sau đó giá về lại và lấy đi thanh khoản những lệnh dừng lỗ bên dưới vùng 2
đáy trước đó của phiên Á và sau đó thì giá mới thực sự tăng mạnh

Khối OB trên khung thời gian lớn


Đây là một trong những thiét lập mạnh nhất để giao dịch trong phiên Âu hoặc
phiên Mỹ. Nhất là ở những thời điểm như mở cửa/đóng cửa phiên Âu hoặc mở cửa
phiên Mỹ.
Đơn giản là khi giá đi đến khối OB trong khung thời gian cao hơn sẽ là thời điểm
đẹp để giao dịch. Như hình bên dưới:

Các bạn có thể thấy được giá trở về lại khối OB trên khung H4 tại thời điểm phiên
Âu đóng cửa và giá đã đảo chiều từ khối OB này.

Một lưu ý quan trọng đó là, chúng ta hãy chú ý, một vùng giá sẽ trở nên giá trị hơn
khi các bạn chú ý đến thời điểm mà giá tiếp cận về đó. Cụ thể trong hệ thống smc,
nếu giá tiếp cận một khối OB trên khung thời gian lớn ở thời điểm phiên Âu hoặc
phiên Mỹ thì nó sẽ càng có xác suất cao.

Giá tổ chức (Institutional Pricing)

Giá tổ chức là những mức giá cụ thể khi mà nó nằm ở những ngưỡng kháng cự hỗ
trợ hoặc khối OB hoặc trên mức hồi của Fibo, thì những mức giá này sẽ cung cấp
cho chúng ta những tín hiệu để giao dịch theo xu hướng hiện tại của thị trường.

Các mức giá tổ chức thường là những vùng số tròn như 10, 20, 30, 50, 60, 90. Và
lưu ý nên tập trung vào phần thân nến tại những mức giá này chứ không phải tập
trung vào đuôi nến.

Mitigation Block
Mitigation Block thực tế là những khối lệnh thường xuất hiện tại những ngưỡng
kháng cự hỗ trợ quan trọng hoặc đỉnh/đáy trung và dài hạn bị phá vỡ.

Đối với giao dịch bán thì bạn sẽ sử dụng nên giảm cuối cùng (khối OB giảm giá)
trước khi giá tăng lên lấy đi những điểm dừng được đặt phía trên đỉnh và sau đó thị
trường quay trở lại phá vỡ đáy trong cấu trúc thị trường.

Sau khi cấu trúc thị trường bị phá vỡ, hãy đợi giá giao dịch khỏi điểm mà nó đã
phá vỡ và hãy chú ý đến khối OB giảm giá đã đề cập lúc trước, đó chính là một
đáy ngắn hạn và đó sẽ là một vùng giá có xác suất cao để thị trường có thể trở lại
và phản ứng với giá thấp nhất của khối lệnh.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới để dễ hình dung hơn nhé:
Và như hình trên thì bạn có thể thấy được khối OB giảm giá được đánh dấu bên
trái biểu đồ đã đẩy giá lên phá vỡ đỉnh, lấy hết dừng lỗ phía trên đó và sau đó giá
giảm xuống phá vỡ cấu trúc. Khối OB giảm giá này trở thành khối Mitigation
Block mà chúng ta cần xem xét vì giá có thể sẽ hồi về vùng này để phản ứng.

Breaker Block
Thêm một khối OB khác nữa mà anh em cần nắm, đó chính là khối Breaker Block.
Về cơ bản thì khối Breaker Block này khá giống với khối Mitigation Block. Tuy
nhiên thì khối lệnh này xuất hiện trước khi con sóng đẩy di chuyển hoặc trong
phiên Âu phá vỡ phạm vi giá của phiên Á ngược lại với xu hướng của thị trường.

Sau khi có một cú phá vỡ giả thì giá sẽ đi theo hướng dự định và phá vỡ phạm vị
của vùng giá phiên Á và đi theo hướng thực của thị trường và khối lệnh trước cú
phá vỡ giả xảy ra.

Khối lệnh này cho phép giá di chuyển sau khối lệnh phá vỡ và chờ cho giá hồi về
khối lệnh này rồi giao dịch.

Các khối Breaker Block sẽ lấy đi vùng đỉnh trước đó trước khi lấy đi vùng hỗ trợ
và nó sẽ lấy đi vùng đáy trước đó trước khi láy đi vùng kháng cự.

Các anh em nhìn các hình minh họa bên dưới cho dễ hình dung nhé.

Khối Breaker Block tăng giá

Hình bên dưới là minh họa cho khối Breaker Block tăng giá:

Một khối Breaker Block tăng giá là một phạm vi tăng giá hoặc một nến tăng với
giá đóng cửa gần với đỉnh gần nhất trước trước khi đáy cũ bị giá vi phạm.
Người bán đẩy giá xuống bên dưới đáy trước và sau đó chúng ta sẽ thấy một động
thái đẩy giá tăng ngược trở lại để vi phạm vùng đỉnh trước đó. Sau đó giá sẽ quay
trở lại vùng này để giảm thiểu (mitigate) thua lỗ. Khi giá quay trở lại mức đỉnh bị
phá vỡ gần nhất, thì đó là thời điểm mà bạn có thể tìm một thiết lập tăng giá để
giao dịch.

Tương tự chúng ta có khối Breaker Block giảm giá:

Tổng hợp
Các vùng giá phản ứng của chúng ta sẽ bao gồm:
• Khối order block, trong đó bao gồm:
o Khối OB thông thường
o Khối mitigation block
o Khối breaker block
o Các khối OB trên khung thời gian lớn
• Các vùng thanh khoản trong đó có:
o Vùng thanh khoản
o Khoảng trống thanh khoản
o Vùng thanh khoản kỹ thuật
o Vùng bơm thanh khoản
• Đỉnh đáy của ngày/tuần/tháng trước đó
• Các vùng vô hiệu hóa các lệnh có sẵn hoặc các lệnh dừng
• Đỉnh/đáy phiên Á
• Giá tổ chức
Phần bổ sung cho phần 2

Order Block (Khối lệnh)


Order Block (OB) là khái niệm tiếp theo, thực tế OB là một vùng cung cầu đặc
biệt.

Thị trường di chuyển bởi các lệnh đặt hàng. Khi giá giao dịch trong một phạm vi
kéo dài, giá được giữ ở 2 mức nơi mà các Ngân hàng và tổ chức tài chính (Bank
and Financial Institution - BFI) tích lũy các lệnh cả từ bên bán và bên mua, mục
tiêu của họ là tích lũy đủ khối lượng lệnh để hỗ trợ động thái lớn tiếp theo mà họ
thực hiện.

Nên chúng ta có thể thấy được một đặc điểm rất đặc trưng của khối OB đó là giá
sau khi thoát ra khỏi những khối lệnh này thì di chuyển rất mạnh, nó thể hiện được
động thái mạnh của các tổ chức lớn sau khi họ tích lũy đủ vị thế của mình.

Dưới đây là mình họa đơn giản về cách mà một khối OB được hình thành:
Ví dụ thực tế trên thị trường:
Thực tế vùng hình thành các khối lệnh (OB) là khá lớn nên các trader thường lấy
phần cuối cùng của khối lệnh này trước khi động thái mạnh bắt đầu. Hay nói cách
khác đó là chúng ta có thể chọn phần giá giảm cuối cùng trước khi thị trường tăng
giá và ngược lại chọn phần tăng giá cuối cùng trước khi thị trường giảm giá.

Điều này rất quan trọng trong việc tìm ra nhóm đơn hàng cuối cùng được đặt trước
khi những động thái mạnh diễn ra. Trong điều kiện thuận lợi, một forex trader có
thể tìm cơ hội để giao dịch cùng hướng với tổ chức lớn để kiếm được mức lợi
nhuận tiềm năng nhưng rủi ro lại rất nhỏ. Nên việc xác định được khối OB cuối
cùng trước khi thị trường di chuyển mạnh là rất quan trọng, nó tạo ra lợi thế giao
dịch rất lớn cho trader sau này.

Các bạn nhìn hình bên dưới:


Một vùng giá đi ngang được hình thành trước một đợt tăng giá bùng nổ tạo
nên vùng cầu.

Giá thấp nhất của vùng giá đi ngang đã được nắn chỉnh để lấy thanh
khoản (Liquidity Grab) và như hình trên thì ta gọi là quét thanh khoản hay sweep
of liquidity.

Hành động này khiến những người mua và bán trong vùng giá đi ngang này đều bị
dừng lỗ, đồng thời tạo thêm thanh khoản cho BFI để mua hoặc bán.

Sau khi quét thanh khoản xong, thị trường tăng mạnh phá vỡ vùng kháng cự của
vùng giá đi ngang thì chúng ta xác định được vùng cầu như hình trên. Tuy nhiên
vùng giá này đôi khi rất lớn, đó là lý do vì sao chúng ta phải về khung thời gian
thấp hơn để tinh chỉnh (Refinement) và chúng ta gọi đó là order block (khối
lệnh).

Anh em nhìn hình trên, đó chính là cách chúng ta xác định vùng cung cầu và cách
mà giá rời khỏi vùng cầu.

Cũng theo nguyên tắc tương tự chúng ta có cách thức xác định khối OB với vùng
cung:
Giá quét thanh khoản của người mua và người bán trong vùng giá đi ngang đồng
thời tạo thanh khoản cho BFI. Sau đó giá giảm mạnh phá vỡ hỗ trợ của vùng giá đi
ngang và tạo nên vùng cung. Chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn
để tinh chỉnh vùng cung này, ta có khối OB.

Các bạn nhìn biểu đồ thực tế, hình bên dưới là vùng cầu được hình thành sau khi
quét thanh khoản:
Biểu đồ bên dưới là vùng cung được hình thành sau khi quét thanh khoản:

Premium & Discount


Anh em có thể hiểu đơn giản là nếu như chúng ta mua, thì cần mua được với giá
thấp, tức là Discount Price. Và nếu chúng ta bán thì cần bán ở giá cao và chúng ta
gọi đó là Premium Price.
Giá di chuyển giữa mức cao (high) và thấp (Low), hình thành một phạm vi giao
dịch. Sẽ hiệu quả hơn khi mua ở mức thấp tức vùng giá đã được chiết khấu, hay
giảm xuống và chúng ta gọi đó là Discount Price. Và tương tự, sẽ hiệu quả hơn khi
bán ở mức cao và ta gọi đó là Premium Price.

Thị trường di chuyển và hình thành vùng giá đi ngang trong mọi khung thời gian,
di chuyển từ vùng này đến vùng khác. Trong một phạm vi, điểm cân bằng
(Equilibrium) là nơi có lượng người mua và lượng người bán bằng nhau.

Đối với người mới bắt đầu thì chúng ta nên tập trung vào việc mua từ phạm vi của
vùng Discount Price trong thị trường tăng giá và ngược lại, bán ở vùng Premium
Price trong thị trường giảm giá.

Một khi bạn đã thuần thục rồi thì có thể thực hiện những giao dịch ngược với xu
hướng, tức là mua trong xu hướng giảm hoặc bán trong xu hướng tăng.

Hình bên dưới là minh họa cho việc giá hình thành một phạm vi giao dịch như thế
nào:
Và biểu đồ thực tế:

Như chúng ta đã nói trước đó, điểm bán sẽ tốt hơn nếu chúng ta giao dịch ở nửa
trên của phạm vi giá tức vùng Premium Price. Bạn chỉ cần đơn giản là sử dụng fibo
để xác định được vùng giá nào là Premium và vùng nào là Discount.

Hình bên dưới là bán ở vùng Premium Price:


Và biểu đồ bên dưới là mua ở vùng Discount Price:
Sự hiệu quả và không hiệu quả (Efficiency and Inefficiency) và vùng mất cân
bằng (Imbalance)

Như chúng ta đã thảo luận trước đó, BFI đặt các khối lệnh nhỏ để di chuyển thị
trường theo hướng mà họ mong muốn. Nhưng đôi khi những dãy lệnh này nhỏ
trong khi thị trường di chuyển thì tạo ra nhiều khối lệnh và khai thác chúng gần
như ngay lập tức sau đó, tạo đủ hoặc tương đương các cơ hội mua bán trên thị
trường và chúng ta gọi đó là thị trường hiệu quả (Efficient Market).

Đôi khi các khối lệnh lớn được đặt và di chuyển thị trường theo một hướng, tạo ra
sự mất cân bằng trong cung cầu, và điều này ta gọi đó là không hiệu quả
(Inefficiency). Đây là những vùng giá cho thấy có nhiều người mua hơn người bán
hoặc ngược lại. Và đôi khi thị trường có thể sẽ lấp đầy những khu vực kém hiệu
quả này ngay sau đó.

Vùng mất cân bằng (Imbalance)

Chính là một dạng kém hiệu quả được hình thành khi có lượng người mua và
người bán mất cần bằng, khiến thị trường di chuyển nhanh chóng theo một hướng.

Vì những khu vực này có sự mua bán không cân bằng, giá quay trở lại để tạo ra
thêm các cơ hội mua bán khác để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng.

Như hình bên dưới thể hiện sự mất cân bằng cung cầu của vùng giá không hiệu
quả:
Và biểu đồ dưới là ví dụ về thị trường hiệu quả:
Mitigation

Khi BFI tạo ra một phạm vi nơi có cơ hội mua bán ngang nhau trên thị trường, và
điều này được dùng để tạo nên tính thanh khoản cho cả 2 bên.

Trước khi thị trường phá vỡ khỏi phạm vi và di chuyển về một hướng chúng ta sẽ
thấy một chuỗi đơn hàng cuối cùng thường được đặt theo hướng ngược lại với
hướng mà giá thoát ra khỏi phạm vi đi ngang.

Ví dụ như hình bên dưới ta thấy một loạt các đơn hàng được bán ra liên tục, xếp
chồng lên nhau trước khi một đợt tăng giá mạnh xuất hiện:

Các hình chữ nhật màu hồng nhạt thể hiện những đơn hàng bán ra đẩy giá xuống
thấp hơn để có được những vùng giá Discount cho BFI mua vào. Và ô vuông màu
xanh thể hiện một lệnh mua lớn được thực hiện ở vùng Discount Price.

Tương tự ngược lại với những động thái bán ra của BFI tại vùng Premium Price:
Như bạn có thể thấy, sau khi một lệnh mua hoặc bán lớn được đặt. Thì sẽ có một
loạt lệnh nhỏ được hình thành trước đó. Và quá trình đưa giá trở lại những vùng
trước khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh để đóng những lệnh trước đó thì ta gọi
đó là Mitigation. Và một đợt giá tăng hoặc giảm mạnh khác sẽ được đặt tại đó để
tiếp tục đưa giá theo hướng mà họ muốn.

Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật này để
xem BFI đặt các đơn hàng của họ ở đâu và lần theo dấu vết của họ. Như vậy chúng
ta sẽ biết được vùng giá tiếp theo mà họ sẽ khai thác hay (mitigate) ở đâu để lên
chiến lược giao dịch.
Return to zone (Trở lại vùng giá)

Anh em nhìn biểu đồ bên dưới:

Thị trường hình thành một vùng giá đi ngang, tạo được vùng order block (vùng
màu hồng), sau đó giá giảm mạnh thoát khỏi vùng này.

Giai đoạn tiếp theo khi giá hồi về khai thác khối order block này chính là giai đoạn
mitigation.

Giá vượt đến gần cạnh trên của order block để khải thác nó và sau đó quay trở lại
theo hướng mà thị trường muốn.

Tương tự như biểu đồ bên dưới cũng vậy:


Vậy thì làm cách nào để chúng ta bắt được những động thái này?

Các bạn nhìn hình minh họa cho lệnh bán tại khối order block giảm giá bên dưới:

Đối với một vùng cung cầu, chúng ta sẽ di chuyển về khung thời gian thấp hơn để
tinh chỉnh (refinement) thành một khối order block, thể hiện khối đơn hàng cuối
cùng của BFI.
Sau đó chúng ta đặt lệnh sell limit tại khối order block đó và chờ cho giá chạm vào
đó. Với mục tiêu là ở đáy trước đó.

Và ngược lại với giao dịch mua:

Lý thuyết Liquidity và Inducement

Liquidity

Liquidity (thanh khoản) về cơ bản là yếu tố thúc đẩy thị trường. Để thị trường
Forex hoạt động thì cần một lượng lớn tiền được bơm hoặc đưa vào thị trường
dưới dạng lệnh. Lệnh dừng lỗ và lệnh chờ ở trên các vùng đỉnh đáy hoặc 2 đỉnh 2
đáy.

Một mức giá được thiết lập trên thị trường nơi mà có nhiều lệnh chờ và lệnh dừng
được đặt thì ta gọi đó là nhóm thanh khoản, là các khu vực mà BFI nhắm đến, vì
họ cần tìm kiếm thêm thanh khoản để hỗ trợ cho các đơn đặt hàng lớn của mình,.

Các mô hình phổ biến được tạo ra trong thị trường hối thường trở nên không được
an toàn khi sử dụng để giao dịch vì chúng trở thành nơi mà hầu hết các nhà giao
dịch thường tập trung vào, từ đó tạo ra các vùng thanh khoản cho các tổ chức lớn.

Rất nhiều mô hình biểu đồ được hình thành trong thị trường trở nên rất dễ phát
hiện và giao dịch trong lần thử đầu tiên hoặc lần thứ 2. Đó là lý do tại sao chúng ta
không giao dịch các mô hình biểu đồ vì đối với chúng ta nó không nhất quán và
khó có thể nắm bắt được chúng.
Anh em nhìn các trường hợp mô hình có thể trở thành mục tiêu lấy thanh khoản
của BFI:

Và trong biểu đồ thực tế:


Inducement
Inducement hay còn được gọi là các vùng thu hút, nó hình thành trong trường hợp
mà thanh khoản được hình thành trong thị trường.

Vùng thu hút là yếu tố cần thiết khi thị trường hoạt động dựa trên tính thanh khoản
và nó thường bị thu hút bởi những vùng giá có thanh khoản.

Vậy thì inducement có ích gì cho chúng ta?

Trong trường hợp cấu trúc thị trường khi mà đỉnh không phá vỡ được đáy thì ta
xác định mức đỉnh đó là một đỉnh yếu và nó có thể thu hút giá, khả năng cao có thể
khiến giá tăng cao hơn. Và điều này cũng tương tự như với một đáy yếu.

Đây cũng là cách mà chúng ta có thể xác định được một đỉnh đáy là yếu (vùng thu
hút) hoặc mạnh.

Các đỉnh đáy mạnh được biết đến như những đỉnh đáy được bảo vệ và các đỉnh đáy
yếu thì được biết đến như các đỉnh đáy mục tiêu.

Một loạt các đỉnh đáy không được hình thành ở khối lệnh (order block) trong quá
trình khai thác (mitigation), thì các đỉnh đáy đó trở thành những vùng thu hút
(inducement) và chúng không phải là một thành phần của quá trình khai thác.

Nó có thể giúp chúng ta trong việc lựa chọn POI (điểm xem xét) và xây dựng được
xác suất vùng nào có thể giữ và vùng nào thì không.
Như biểu đồ bên dưới:

Chúng ta có thể thấy các đáy yếu là những đáy trở thành các vùng dẫn dụ.

Kỳ vọng của dòng tiền


Đây là việc xây dựng nhiều xác suất về thanh khoản cũng như cấu trúc thị trường,
dòng tiền để có thể kết luận được nơi mà giá có thể tìm đến tiếp theo.

Điều này rất cần thiết trong việc hiểu hướng giá đi trong ngày, giúp bạn xác định
những vùng giá chính để thực hiện tốt nhất các giao dịch trong ngày đó.

Ví dụ như trong một xu hướng tăng giá, ta ta sẽ tiếp tục mua cho đến khi chu kỳ
tăng giá cạn kiệt.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:


Phía bên trái biểu đồ hình thành một vùng cầu mạnh, sau đó giá di chuyển từ vùng
cung xuống vùng cầu này. Chúng ta thấy những vùng cầu tiếp đó được hình thành
đã giữ được giá và thị trường liên tục khai thác vùng cầu này bằng cách xây dựng
thanh khoản theo hướng giảm giá.

Tương tự phía bên phải biểu đồ chúng ta thấy, những ô màu hồng thể hiện
các vùng cung được hình thành, chúng giữ được giá và thị trường liên tục khai thác
vùng này xây dựng thanh khoản theo hướng tăng giá.

Nhìn vào vùng cung cầu, và cách thị trường xây dựng thanh khoản và khai thác
một vùng giá chúng ta có thể xác định được dòng tiền của thị trường đang đi về
hướng nào.

Điểm vào lệnh

Có một vài mô hình vào lệnh theo smc, tuy nhiên chủ yếu là chúng ta sẽ tập trung
vào tín hiệu BOS (phá vỡ cầu trúc) và CHoCH (Change of Character – Sự thay
đổi đặc tính) và Flips. Chúng ta sẽ học cách xác định và sử dụng chúng để giao
dịch.

CHoCH
CHoCH hay Change of Character, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng có sự
thay đổi. Điều này chủ yếu xảy ra ở vùng cung cầu trên khung thời gian lớn.

Chúng ta sử dụng tín hiệu này để bắt kịp xu hướng mới ngay từ đầu, đưa ra quyết
định với tỷ lệ RR tốt hơn.

Anh em nhìn hình minh họa CHoCH bên dưới:


Có thể thấy ChoCH chính là tín hiệu phá vỡ đỉnh gần nhất (trong xu hướng giảm)
hoặc phá vỡ đáy gần nhất (của xu hướng tăng).

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Cây nến giảm cuối cùng trước đợt tăng phá vỡ đỉnh gần nhất chính là vùng cầu gần
nhất. Những lệnh mua cuối cùng được thực hiện trước khi giá phá vỡ vùng này.

Hoặc như hình bên dưới:


Flips

Flips (mình tạm dịch là vùng hoán đổi nhé), nói đơn giản Flips là khi giá phản ứng
với một vùng cung cầu và sau đó phá vỡ nó gần như ngay lập tức và đi ra xa khỏi
vùng này.

Thì những vùng cung cầu mới được hình thành trong quá trình phá vỡ vùng cung
cầu cũ được gọi là Flips.

Anh em nhìn hình bên dưới:


Chúng ta thấy ở hình này, trước tiên giá về phản ứng với vùng cầu trước tiên, sau
đó phá vỡ vùng cầu này ngay sau đó.

vùng cung phá vỡ vùng cầu hoặc đáy trước đó sau khi phản ứng từ vùng cầu chúng
ta gọi đó là Flips. Vùng màu hồng chính là Flips.

Tương tự với vùng cung nhé anh em:

Anh em nào vẫn chưa hiểu thì có thể nhìn hình bên dưới:
Khá đơn giản đúng không ạ, nhưng tốt nhất chúng ta nên luyện tập để nhận biết
được những vùng này tốt hơn nhé.

Mô hình vào lệnh


Dưới đây là mô hình vào lệnh đơn giản để có thể áp dụng vào thực tế giao dịch
trong bất cứ khung thời gian nào. Những gì xảy ra ở khung thời gian thấp hơn cũng
đều xảy ra ở khung thời gian lớn, đó là lý do mô hình này hoạt động với mọi khung
thời gian mà bạn chọn.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Ở trên khung thời gian lớn chúng ta sử dụng thân nến để xác định những cú phá vỡ
cấu trúc (BOS) và CHoCH mạnh trên khung thời gian này.

Điểm vào lệnh của chúng ta sẽ là khung thời gian thấp hơn khi có sự phá vỡ cấu
trúc đồng dạng với cấu trúc của khung thời gian lớn.
Điểm dừng lỗ cho các điểm vào lệnh là bên dưới những vùng kém hiệu
quả (Ineffeciency) và bên dưới các đuôi nến đối với tín hiệu mua và ngược lại.

Cấu trúc nâng cao


Thị trường di chuyển theo các giai đoạn trong đó là các giai đoạn thị trường có xu
hướng hoặc không có xu hướng. Khi chúng ta giao dịch thì sẽ tập trung vào trong
giai đoạn thị trường có xu hướng. Bạn có thể đi theo con sóng đẩy (pro trend) hoặc
giao dịch theo xu hướng của con sóng hồi (counter trend).

Dù bạn lựa chọn cách thức giao dịch nào thì bạn cũng phải tìm cấu trúc thị trường
và nương theo nó để giao dịch.

Hình bên dưới là đánh dấu đơn giản nhất về điều kiện thị trường có xu hướng:

Như chúng ta thấy thị trường tạo cấu trúc đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước thể
hiện thị trường đang có cấu trúc giảm giá. Nếu chúng ta giao dịch theo những đợt
sóng giảm, thì gọi là bạn đang đi theo xu hướng chính (pro trend) để giao dịch.
Nếu bạn giao dịch ở giai đoạn giá điều chỉnh thì gọi là bạn đang giao dịch theo
counter trend.
Nếu giao dịch theo cấu trúc thị trường chính thì bạn sẽ tiếp tục bán cho đến khi nào
đỉnh mạnh trong cấu trúc giảm hiện tại này bị phá vỡ. Chỉ có khi nào đỉnh quan
trọng trong cấu trúc giảm bí phá thì chúng ta xác định cấu trúc đã thay đổi từ giảm
qua tăng.

Như biểu đồ bên dưới thì chúng ta thấy được cấu trúc thị trường là tăng giá khi các
đỉnh yếu trong cấu trúc liên tục bị phá vỡ để tạo đỉnh cao hơn. Và trong điều kiện
thị trường này thì chúng ta sẽ chỉ canh mua cho tới khi nào mà đáy mạnh trong cấu
trúc bị phá vỡ, lúc đó chúng ta mới chuyển hướng xác định cấu trúc thị trường
chuyển qua giảm giá:

Trong một cấu trúc tăng giá, chúng ta sẽ thấy thị trường mở rộng về hướng tăng
giá mạnh hơn, việc mua vào sẽ thuận lợi hơn cho chúng ta hơn là việc bán ra. Vì
những đợt giảm thực tế là những đợt giá điều chỉnh.

Như hình bên dưới bạn có thể thấy được điều này:
Tương tự, trong cấu trúc giảm giá cũng như vậy:

Chúng ta thấy thị trường mở rộng về hướng giảm giá nhiều hơn, chúng ta bán ra
trong điều kiện này sẽ có lợi hơn cho chúng ta rất nhiều hơn là việc mua vào.
Anh em có thể hiểu đơn giản là thị trường di chuyển từ vùng giá này đến vùng giá
khác. Tích lũy tại vùng cầu và phân phối tại vùng cung. Với khái niệm này, chúng
ta có thể hiểu được rằng, một đợt tăng giá bắt đầu tại một vùng giá giảm thiểu
(mitigation) tạo ra một vùng cầu và tương tự một đợt giảm giá sẽ bắt đầu khi nó
quay trở về khai thác lại vùng cung trước đó hoặc tạo ra một vùng cung.

Tất cả các chuyển động trong khung thời gian cao hơn đều do chạm vào vùng
cung hoặc vùng cầu, đây là lý do vì sao mà việc đánh dấu vùng cung cầu của bạn
từ khung thời gian lớn là lý tưởng nhất. Tín hiệu mitigation ở khung thời gian lớn
sẽ là tín hiệu tiếp diễn ở khung thời gian thấp hơn.

Hình bên dưới là một ví dụ bề thị trường tăng giá đến các vùng cung (vung màu
hồng) hoạt động như một chất xúc tác cho tín hiệu thị trường bắt đầu cú điều
chỉnh:

Biểu đồ thực tế:


Tương tự về cấu trúc giảm giá, thị trường giảm xuống chạm vào vùng cầu như một
chất xúc tác để bắt đầu sự điều chỉnh:

Biểu đồ thực tế:


Kết hợp tất cả những điều này lại với nhau, bạn có thể mường tượng được phương
hướng giao dịch của chúng ta đó là sẽ tham gia vào một động thái trên thị trường
bằng cách bán ở vùng cung hoặc mua từ vùng cầu.

Trong cấu trúc tăng giá, chúng ta xác định đáy mạnh và đỉnh yếu. Sau đó đánh
dấu vùng cầu trong đợt tăng giá gần nhất kèm theo sự phá vỡ cấu trúc. Việc còn lại
là chờ giá hồi về vùng cầu đó và giao dịch với mục tiêu là đỉnh yếu hoặc nhắm đến
mục tiêu mà thị trường sẽ mitigation một vùng cung nào đó trên khung thời gian
lớn.

Tương tự, cấu trúc giảm, chúng ta sẽ xác định đỉnh mạnh và đáy yếu. Sau đó đánh
dấu những vùng cung trong đợt giảm giá gần nhất kèm theo sự phá vỡ cấu trúc.
Việc còn lại là chờ giá hồi về vùng cung đó và giao dịch với mục tiêu là đỉnh yếu
hoặc nhắm đến mục tiêu mà thị trường sẽ mitigation một vùng cầu nào đó trên
khung thời gian lớn.

2 biểu đồ bên dưới sẽ đánh dấu lại cho chúng ta những vùng có thể giao dịch theo
cấu trúc thị trường:
Biểu đồ trên, chúng ta thấy thị trường nằm trong cấu trúc giảm, chúng ta đánh dấu
đỉnh mạnh và đáy yếu. Trong đó các vùng cung gần với đỉnh là những vùng lý
tưởng để giao dịch. Hay chính xác hơn là những vùng giá Premium (trên mức
50%). Chúng ta sẽ chờ giá hồi về những vùng cung này và tìm tín hiệu giao dịch.

Tương tự biểu đồ bên dưới chúng ta có cấu trúc tăng giá, chúng ta chờ giá hồi về
những vùng cầu trong cấu trúc tăng giá rồi tìm cơ hội mua lên theo cấu trúc:
Tất nhiên là chúng ta cần thêm nhiều yếu tố khác xác nhận mới có thể quyết định
mua lên theo cấu trúc tăng hoặc bán theo cấu trúc giảm trên các đợt hồi.

Thực tế chiến lược này là các chiến lược đi theo xu hướng nhưng các cú hồi nó có
tính định hướng hơn. Chúng ta sẽ mong chờ giá mitigate vùng cầu trong cấu trúc
tăng và ngược lại giá mitigate vùng cung trong xu hướng giảm thì mới tìm cơ hội
giao dịch.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể tận dụng đợt điều chỉnh trên khung thời gian thấp
hơn với ý tưởng là sự mitigation của khung thời gian lớn sẽ được tiếp diễn ở khung
thời gian thấp hơn và từ đó những động thái lớn hơn sẽ di chuyển theo đó.
Kỳ vọng của dòng tiền

Việc xác định kỳ vọng của dòng tiền là việc xây dựng xác suất về thanh khoản, cấu
trúc thị trường và dòng lệnh với mục đích là đưa ra kết luận về nơi giá có thể đi
đến tiếp theo và giao dịch tốt nhất mà bạn có thể thực hiện ngày hôm đó.

Đây là điều rất cần thiết cho việc xác định xu hướng của giá trong ngày, nó giúp
bạn xác định được những vùng giá quan trọng và tìm được những điểm vào lệnh
chính xác và lợi thế nhất. Nếu thị trường bắt đầu cấu trúc tăng giá thì bạn sẽ mua
cho đến khi cấu trúc tăng giá này kết thúc và ngược lại với cấu trúc giảm giá.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:


Phía bên dưới biểu đồ chúng ta có thể thấy được một loạt những vùng cầu được
xây dựng và giữ giá. Giá hồi về mitigate vùng đó, xây dựng thanh khoản theo
hướng giảm giá.

Và tương tự phía trên bên phải biểu đồ có thể thấy được một loạt các vùng
cung được xây dựng và giữ giá, thị trường hồi về mitigate vùng này và xây dựng
thanh khoản theo hướng tăng giá.

Dựa vào việc xác định các vùng cung cầu và vùng thanh khoản hình thành có thể
giúp chúng ta nhận biết được dòng tiền hiện tại của thị trường.

Vùng cung cầu

Vùng cung cầu mình đã có viết ở các phần trước rồi, các vùng cung cầu trên biểu
đồ thường khá lớn nên để tối ưu hóa được điểm vào lệnh thì chúng ta nên về khung
thời gian thấp hơn để tinh chỉnh những vùng cung cầu này thành một khối lệnh
cuối cùng trước thời điểm thị trường tăng hoặc giảm mạnh.

Các bạn nhìn hình bên dưới chính là cách thức đơn giản để xác định được vùng
cung:
Thị trường cần hình thành một vùng giá đi ngang trước khi giá bật tăng mạnh để
quét thanh khoản và giảm xuống hình thành vùng cung.

Như hình trên thì chúng ta có thể thấy, giá phá vỡ vùng giá cao nhất của phạm vi
giá đi ngang để quét thanh khoản của cả người mua và người bán ở vùng này và
sau đó tạo thanh khoản cho BFI mua hoặc bán.

Sau khi quét thanh khoản xong thì thị trường giảm mạnh hình thành cho chúng
ta vùng cung. Sau đó thì anh em về khung thấp hơn để tinh chỉnh vùng cung này
nhỏ hơn, và chúng ta gọi đó là order block.

Và lưu ý thêm một điều nữa đó là thị trường tăng mạnh lên để quét thanh khoản
trước khi giảm mạnh chính là vùng cung của chúng ta.

Tương tự ngược lại chúng ta có cách thức xác định vùng cầu:
Yếu tố hợp lưu quan trọng để có được một vùng cung cầu mạnh hay một
vùng cung cầu có khả năng cao sẽ giữ được giá bao gồm:
• Vùng cung cầu phải phá vỡ cấu trúc thị trường
• Vùng cung cầu phải có quét thanh khoản
• Vùng cung cầu phải có một đợt sóng đẩy mạnh theo sau
• Và thêm một yếu tố hợp lưu nữa đó là vùng cung cầu phải gây ra sự mất cân
bằng (imbalance)
Tinh chỉnh vùng cung cầu (refinement)

Vùng cung cầu được tinh chỉnh lại còn được gọi là khối lệnh hay order block.

Một khối lệnh được hình thành bởi chuỗi lệnh cuối cuối cùng được đặt được khi thị
trường mở rộng sang hướng ngược lại. Với tư duy này chúng ta có thể hình dung
rõ hơn về vùng cung cầu.

Bên dưới là các ví dụ về cách tinh chỉnh vùng cung cầu để xác định những khối
lệnh:
Hình trên là vùng cung được hình thành sau khi thị trường quét thanh khoản. Và
hình bên dưới là khung thời gian thấp hơn của biểu đồ phía trên:

Chúng ta thấy ở khung thời gian thấp hơn, vùng cung được tinh chỉnh lại thành
một khối lệnh trước khi thị trường giảm mạnh và hình thành vùng cung.

Tiếp theo là vùng cầu được hình thành tren khung H1:

Chúng ta thấy là đã có sự quét thanh khoản trước khi thị trường tăng mạnh và hình
thành vùng cầu.

Ngoài ra các yếu tố để xác nhận vùng cung cầu mạnh chúng ta thấy đều thỏa, và
việc còn lại là di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh lại vùng
cầu này là được.

Biểu đồ bên dưới là vùng cầu gần nhất được xác định ở khung thời gian thấp hơn
và chúng ta thấy vùng cầu này được hình thành sau khi có tín hiệu quét thanh
khoản:
Có thể thấy được một điều rằng, việc tỉnh chỉnh lại các vùng cung cầu có thể dẫn
đến các điểm vào lệnh của bạn không được khớp nhưng chúng ta nên sử dụng
những vùng này để giao dịch vì ở khung thời gian thấp hơn, số pip của những vùng
được tinh chỉnh rất nhỏ, như vậy nó sẽ mang lại cho bạn tỷ lệ RR rất lớn. Đôi khi
không phải lúc nào thị trường cũng sẽ kiểm tra, khai thác lại những vùng giá tinh
chỉnh nhưng chúng sẽ mitigate lại những vùng cung cầu.

Hình bên dưới cho thấy nếu bạn tinh chỉnh một vùng giá quá mức thì giá có thể sẽ
không chạm tới được:
Hoặc như biểu đồ bên dưới:

Nhưng nếu bạn xác định chúng cùng với vùng cung cầu bạn có thể thấy giá đã khai
thác vùng cung cầu rất hiệu quả:
Hoặc như biểu đồ bên dưới:

Như vậy là chúng ta cũng đi được kha khá nội dung trong hệ thống smc, trước mắt
là bạn đã nắm được cách thức xác định cấu trúc, sự phá vỡ cấu trúc, cách xác định
vùng cung cầu/khối lệnh và vùng giá tốt để giao dịch. Tín hiệu ChoCH, thanh
khoản và inducement,...

Về cơ bản hệ thống này là hệ thống giao dịch theo cấu trúc thị trường, chúng ta sẽ
nương theo cấu trúc lớn, đợi giá hồi về những vùng quan trọng sau đó tìm tín hiệu
để giao dịch. Các vùng mà chúng ta theo dõi thường là vùng cung cầu hoặc các
khối lệnh được tinh chỉnh lại từ những vùng cung cầu.

Tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem, điều mà chúng ta kỳ vọng khi giá tìm về
những vùng giá xem xét này là gì? Và đâu là tín hiệu khả thi để chúng ta giao dịch.
Chúng ta kỳ vọng điều gì khi giá tìm về vùng mà chúng ta xem xét (POI)

Có lẽ điều mà chúng ta kỳ vọng nhất khi giá tìm về vùng POI đó là giá có tín hiệu
mitigate, quét thanh khoản hoặc thao túng giá tại đó.

Khi giá tiếp cận vùng POI của bạn thì tốt nhất đó là có sự phản ứng chứ không phải
là dự đoán. Hay nói các khác, những vùng giá đó thường sẽ bẫy trader khi họ cố
gắng giao dịch trong những bước di chuyển đầu tiên của thị trường.

Tại những vùng giá này thường sẽ có nhiều sự thao túng giá để cố gắng quét hết
thanh khoản của trader nhỏ lẻ và thực tế thì động thái thực sự của thị trường chỉ
xảy ra khi hầu hết các giao dịch đac bị quét thanh khoản (hay bị săn dừng lỗ).

Thực tế rằng, đa số những vùng mitigate thường xảy ra ở vùng 50% của vùng giá,
và khi giá đi vào khu vực này ở khung thời gian cao hơn thì bạn nên chuyển về
khung thời gian thấp hơn để giao dịch.

Dưới đây là một vài ví dụ về POI:


Ở hình trên bạn có thể thấy, ô kẻ ngang màu hồng là vùng cung trên khung thời
gian cao hơn. Đây cũng chính là vùng mà chúng ta xem xét. Khi giá tiếp cận đến
vùng này thì chúng ta chuyển về khung thời gian thấp hơn là H1. Như biểu đồ bên
dưới:

• Ở biểu đồ này bạn có thể thấy được rõ hành động giá hơn khi thị
trường bắt đầu tiếp cận vùng này. Các bạn nhìn phía bên trái biểu đồ,
giá chạm đến vùng cung màu hồng lần đầu tiên và tạo đỉnh nhưng nó
đã thất bại trọng việc tạo ra cấu trúc mới. Sau đó thì đỉnh này đã bị
quét thanh khoản.
• Giá bật tăng và hình thành một loạt các vùng cầu giữ giá.
• Sau đó thị trường tạo ChoCH ở đỉnh khi nó phá vỡ vùng cầu gần nhất
và cú hồi bắt đầu. Đây cũng là vùng mua cuối cùng trước khi thị
trường giảm mạnh.
Khi giá tạo ChoCH ở đỉnh, lúc này bạn có thể trở về khung thời gian thấp hơn như
M1 để tìm tín hiệu giao dịch. Hình bên dưới là vùng cung trên khung M15 phút
trước khi chúng ta nhảy về M1 để tìm tín hiệu giao dịch:
Nhìn hình trên có thể thấy, giá tăng mạnh lên lại vùng cung để mitigate vùng này.

Vậy khi nào thì chúng ta giao dịch được khi giá tiếp cận vùng mà chúng ta
theo dõi (POI) hay đúng hơn là một POI có hiệu lực?

Mô hình của nó sẽ là như sau. Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:
Giá chạm vào vùng giá bạn theo dõi và sau đó tạo ChoCH đi theo hướng mà bạn
nhận định. Tức là giá phải phá vỡ được vùng giá đối diện. Như hình bên dưới là
giá phải phá vỡ được vùng cầu đánh dấu màu xanh:
Hoặc trường hơp giá không tiếp cận đến vùng đối diện hoặc không có nến mitigate
vùng này nhưng sau đó giá quay trở lại phá vỡ vùng này thì chúng ta vân có thể
giao dịch được. Như hình bên dưới:
Vậy khi nào thì không nên giao dịch ngay cả khi giá chạm vào vùng mà chúng
ta theo dõi/POI?

Có một trường hợp mà các bạn cần lưu ý đó là khi giá chạm vào vùng cầu màu
xanh, như biểu đồ bên dưới:
Đó được coi như tín hiệu mitigate và có thể tăng cao hơn. Trong trường hợp này có
thể thấy người mua vãn đang nắm quyền kiểm soát nên chúng ta không nên bán
ở vùng cung lúc này.
Đây có thể xem như phần cuối của hệ thống, có nghĩa là sau phần này anh em có
thể bắt đầu backtest và thực hành. Hệ thống smc về phần lý thuyết không quá
nhiều nhưng việc rèn luyện và giao dịch cho thành thạo thì lại khá tốn thời gian. Vì
mỗi một khái niệm kỹ thuật trong hệ thống này anh em nên dành chút thời gian để
luyện cách xác định chúng trên biểu đồ.

Ví dụ đơn giản như vùng thanh khoản hay tín hiệu ChoCH hoặc là khối OB, tất cả
những cái này nếu anh em đưa vào áp dụng luôn sẽ rất dễ bị rối. Đọc lý thuyểt
cũng có vẻ không phải là quá khó nhưng nếu muốn tìm và xác định được chúng
trên biểu đồ lại không dễ. Nên chắc chắn chúng ta cần thời gian để rèn luyện là
vậy.

Những khái niệm kỹ thuật này, khi các bạn tập nhìn và xác định chúng trên biểu đồ
thì có thể bạn sẽ chẳng thấy được chúng sẽ đem về cho bạn lợi nhuận gì nhưng để
có được một chiến lược chuẩn theo smc thì lại không thể thiếu những yếu tố kỹ
thuật này. Nên khi bạn xác định chúng càng chuẩn thì xác suất thành công cho
chiến lược của bạn càng cao.

Cuối cùng đó là đưa chúng vào trong một quy trình giao dịch nhất định. Bấy nhiêu
khái niệm kỹ thuật thôi nhưng anh em có thể thấy chúng ta có cực nhiều cách thức
giao dịch. Chưa bàn về chiến lược có tốt hay không, đúng hay sai, miễn là nó đi
đúng bản chất của thị trường thì chúng ta có thể áp dụng được.

Rồi, luyên thuyên khá nhiều rồi. Bây giờ đi vào nội dung chính. Phần này chúng ta
sẽ nói về những mô hình vào lệnh của hệ thống smc.

Ví dụ như viết kỹ hơn về đọc cấu trúc, hoặc cách xác định thanh khoản hoặc khối
OB hoặc ChoCH,...

You might also like