You are on page 1of 149

kpHệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 1: Cấu trúc thị

trường

Đây sẽ là bài đầu tiên về hệ thống giao dịch smc của ICT. Hệ thống này có thể nói là rất rộng, tuy
nhiên mình có chọn lọc ra một bộ tài liệu về những kiến thức cần thiết nhất để có thể phân tích và
giao dịch được.

Dự tính seri này sẽ rất dài, mình cũng không biết trước được sẽ viết bao nhiêu phần. Chỉ mong
anh em ủng hộ để mình có động lực. Trước đó mình cũng có viết một hệ thống smc khác, đơn
giản hơn chút. Anh em có thể xem lại ở link bên dưới:

[Ebook trading] Tổng hợp đầy đủ nội dung của hệ thống Smart Money Concept (SMC)

Hệ thống smc của ICT thì có nhiều khái niệm, thuật ngữ hơn cần nắm. Thực tế thì hệ
thống smc nào cũng cần cả, chẳng qua là có những người sẽ đơn giản hóa chúng để anh em dễ
tiếp cận hơn.

Trong các bài viết về smc mình luôn cố gắng viết dễ hiểu nhất cho anh em. Nếu như có chỗ nào
mình không hiểu hoặc thậm chí là hiểu sai thì mong anh em góp ý để mình điều chỉnh nhé.

Trước đó cũng có bạn @luckyguy91 tóm lược về hệ thống smc này. Nên hy vọng bạn sẽ góp ý
thêm cho seri này nhé.

Còn bây giờ thì chúng ta bắt đầu nhé.

Toàn bộ nội dung hệ thống SMC


Hệ thống này mình sẽ chia ra làm 4 phần:

· Phần 1: Cấu trúc thị trường


· Phần 2: Các vùng giá phản ứng
· Phần 3: Sức mạnh của chu kỳ thị trường
· Phần 4: Thời gian giao dịch
· Phần 5: Mô hình mua bán theo ICT
· Phần 6: Phân tích top-down
· Phần 7: Kế hoạch giao dịch và thiết lập giao dịch chất lượng cao
· Phần 8: Các điểm vào lệnh
Mỗi phần đều có nội dung khá dài và nhiều khái niệm cần nắm. Mọi thứ cuối cùng cũng chỉ dẫn
đến tìm kiếm một thiết lập giao dịch chất lượng cao mà thôi. Bây giờ chúng ta đi vào phần đầu
tiên, đó luôn luôn là cấu trúc thị trường. Đây là phần quan trọng nhất nhưng cũng là phần dễ bị
nhiều trader bỏ qua nhất.

Phần 1: Cấu trúc thị trường

Nền tảng của giá – Swing Point hay các điểm xoay (Fractals)

Chúng ta có thể hiểu điểm xoay (swing point) chính là các đỉnh đáy xuất hiện trong biểu đồ giá.
Vậy làm sao để hình thành một đỉnh hoặc một đáy.
Swing high

Thiết lập lý tưởng để hình thành một swing high sẽ có 2 nến thấp hơn bên trái và phải. Một nến
cao hơn ở chính giữa.
Swing low

Thiết lập lý tưởng để hình thành một swing low sẽ ngược lại, cần có 2 nến cao hơn ở bên
trái và phải. một nến thấp hơn ở chính giữa. Như hình bên dưới:

Khái niệm về cấu trúc thị trường

Anh em lưu ý những điểm sau:

· Các điểm đảo chiều thực tế sẽ bao gồm các đỉnh và đáy trong đó.
· Thị trường giao dịch theo một mô hình chung có nhịp điệu và điều đó rất dễ đọc được nếu
bạn nhận thức được cấu trúc cơ bản về xu hướng mà giá di chuyển.
· Khái niệm này rất phổ biến. Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về các điểm xoay (đỉnh
và đáy) của thị trường.
· Khi thị trường giảm và tạo đáy thấp hơn, mỗi đáy mới được tạo nó sẽ tiếp cận hoặc phản
ứng với một đáy thấp hơn hoặc cao hơn khác. Nói cách khác, mọi đợt dao động giá
thường sẽ có những dao động ngược lại bằng với nó và cố gắng lấp đầy nó.
· Nhìn chung, thị trường giao dịch từ đáy ngắn hạn (Short Term Low – STL) đến đỉnh ngắn
hạn (Short Term High – STH), rồi lại quay trở lại STL. Khi những đỉnh đáy ngắn hạn này
được hình thành, chúng sẽ phát triển thành cấu trúc thị trường thể hiện qua hành động giá.
· Bất kỳ đáy ngắn hạn (STL) nào có đáy ngắn hạn cao hơn ở 2 bên nó, thì nó được coi là
đáy trung hạn (Intermediate Term Low – ITL).
· Tương tự, bất kỳ đỉnh ngắn hạn (STH) nào có đỉnh ngắn hạn thấp hơn ở 2 bên thì nó được
xem là đỉnh trung hạn (Intermediate Term High – ITH).
· Bất kỳ đáy trung hạn (ITL) nào có đáy trung hạn cao hơn ở 2 bên nó thì nó được xem là
đáy dài hạn (Long Term Low – LTL).
· Tương tự, bất kỳ đỉnh trung hạn (ITH) nào có đỉnh trung hạn thấp hơn ở 2 bên thì nó được
xem là đỉnh dài hạn (Long Term High – LTH).

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Biểu đồ cho thấy xu hướng di chuyển giá ở khung thời gian cao hơn:

· Từ 1 đến 4 cho thấy các đỉnh đáy ngắn hoặc trung hạn. Đây là kiểu mô hình 3 nến.
Một đỉnh với 2 đỉnh thấp hơn ở 2 bên nó, cho thấy mô hình giảm giá và chúng ta
nên bán ra khi gặp kiểu mô hình này.
· Từ 5 đến 8 cho thấy các đỉnh đáy trung hạn. Đây là kiểu mô hình 5 nến. Một đỉnh
với 2 đỉnh thấp hơn ở 2 bên nó và ngược lại với đáy, đây là một fractal điển hình.
Hãy chú ý, đỉnh số 7 đã vượt qua số 5, điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn sẽ ưu tiên
mua lên thậm chí khi vòng tròn màu xanh lá đang tạo những đáy thấp hơn. Số 8 bật
lên từ giai đoạn tích lũy trước đó và tạo điều kiện cho chúng ta mua lên.
· 9 và 10 cho thấy các đỉnh cao hơn cho thấy khả năng đảo chiều tăng giá của thị
trường. Và có thể vào lệnh tại 11.
Minh họa về cấu trúc thị trường:
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 2: Giao dịch với
cấu trúc thị trường

Ở phần 1 chúng ta đã nắm được cách thức xác định đỉnh đáy ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên
thị trường. Phần này chúng ta đi tiếp nội dung tiếp theo, tất nhiên là vẫn về cấu trúc thị trường. Có
thể nói đây là phần quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của một chiến lược giao dịch.

Khi anh em đọc được cấu trúc thị trường và biết mình đang nằm ở vị trí nào trong cấu trúc thì mới
có thể xây dựng chiến lược cho đúng hướng được.

Phần 1 ở link bên dưới cho những anh em nào chưa đọc:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 1: Cấu trúc thị trường

Cách xu hướng tăng hình thành

Ngược lại, xu hướng giảm sẽ có cấu trúc đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy
trước. Nếu đỉnh thấp hơn (LH) bị phá vỡ tạo một đỉnh cao hơn (HH) theo sau đó là một đáy cao
hơn (HL) thì xu hướng tăng hình thành).

Các bạn xem hình bên dưới:


Cách xu hướng giảm hình thành

Thị trường nằm trong cấu trúc tăng giá sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn
đáy trước. Nếu đáy cao hơn (HL) trong cấu trúc này bị phá vỡ khi giá tạo đáy thấp hơn (LL) theo
sau đó là một đỉnh thấp hơn (LH) thì tức là xu hướng giảm hình thành.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Giao dịch với cấu trúc thị trường


Khi giao dịch trong cấu trúc thị trường, anh em lưu ý những điểm bên dưới đây:

· Khi phân tích của bạn cho thấy thị trường đang tăng giá, sẽ khôn ngoan nếu như ta chỉ
xem xét giao dịch mua lên và lọc những thiết lập ngược xu hướng sao cho tỷ lệ cược có lợi
cho bạn.
· Hãy giả sử rằng bạn đang tìm kiếm cơ hội mua lên trong thị trường bằng cách sử dụng cấu
trúc thị trường để đánh dấu các đáy trung và dài hạn. Vị thế mà bạn giao dịch có thể kéo
dài hàng tuần chứ không phải hàng tháng.
· Chưa kể nếu bạn bỏ lỡ cơ hội để tiếp cận đáy dài hạn (LTL) hoặc đáy trung hạn (ITL), thì
việc mua ở gần đáy ngắn hạn (STL) sẽ có nhiều lần cho bạn một điểm vào lệnh đẹp để
giao dịch với mục tiêu dựa trên việc đo con sóng trước đó và chiếu lên từ LTL hoặc ITL.
Đối với cơ hội bán thì ta đơn giản chỉ cần đảo ngược hướng và săn tìm LTH, ITH, STH
tương ứng.
· Cấu trúc thị trường sẽ bị phá vỡ sau khi đạt đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ và đã tạo được
ITL hoặc ITH, nếu cấu trúc bị phá vỡ theo hướng ngược lại thì bạn hãy tìm cách tối
ưu điểm vào lệnh theo hướng đó.
· Mọi con sóng đa phần đều có khoảng cách tương đương nhau về giá. Dù là giao dịch
ngược hướng, thuận hướng và việc đo lường giá cả về mục tiêu dự đoán đều cho kết quả
khá đáng kinh ngạc.
· Nếu một đợt sóng tăng 50 pip sau một giai đoạn tích lũy, nếu nó tiếp tục tăng cao hơn dự
đoán thêm 50 pip nữa, thì giá có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn từ điểm thấp nhất từ quá
trình tích lũy. Nếu không giao dịch cao hơn dự đoán, thì giá có thể giảm 50 pip từ điểm cao
hơn được tạo ra từ đợt tăng giá gần đó nhất. Và những điều trên sẽ ngược lại với đợt sóng
giảm từ vùng tích lũy.
· Nếu cấu trúc thị trường đang tăng giá, giá sẽ phá vỡ đỉnh trước đó những sẽ duy trì phía
trên đáy thấp hơn trước đó. Như hình trên.
· Nếu cấu trúc thị trường là giảm giá, giá sẽ phá vỡ đáy trước đó nhưng duy trì bên dưới
đỉnh cao hơn trước đó.
· Săn tìm những dao động giá trung hạn, sẽ giới hạn những quyết định hoặc sự cân nhắc
của bạn khi chỉ bán tại ITH và mua tại ITL.
· Nên thực hiện các giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch trong ngày theo cùng hướng đó.
Nhưng bạn cần biết rằng, kế hoạch giao dịch của bạn không phải là bắt mọi chuyển động
giá trong thị trường.
· Sử dụng cấu trúc thị trường của khung H4 và H1 và biết cách phối hợp các đỉnh đáy sẽ là
một khái niệm hành động giá cực kỳ có lợi cho bạn.
· Khi cấu trúc thị trường giảm giá bị phá vỡ, cấu trúc sẽ chuyển đổi sang tăng giá và ngược
lại.
· Kỳ vọng cấu trúc thị trường bị phá vỡ tại các ngưỡng kháng cự hỗ trợ.
· Sau khi cấu trúc thị trường di chuyển từ ngưỡng kháng cự và phá vỡ đáy gần nhất thì cấu
trúc sẽ chuyển sang giảm giá. Và ngược lại với cấu trúc tại ngưỡng hỗ trợ.
· Theo dõi cấu trúc thị trường ở trên khung thời gian cao hơn như D1, W1, MN.
· Có thể có những đợt tăng giá trong cấu trúc thị trường giảm giá. Ví dụ sẽ có những giao
dịch mua ở khung thời gian thấp hơn trong cấu trúc thị trường giảm giá ở khung thời gian
cao hơn.
· Đợi cho cấu trúc thị trường trên khung thời gian cao hơn đồng bộ với dòng chảy thị trường
ở khung thời gian thấp hơn.
· Cấu trúc thị trường sẽ được xem là sự dịch chuyển giá từ đỉnh quan trọng xuống đáy quan
trọng và ngược lại.
· Trong cấu trúc thị trường tăng giá hãy chú ý đến các đáy chứ không phải các đỉnh. Vì
chúng ta sẽ tập trung mua ở vùng đáy. Và ngược lại với cấu trúc thị trường giảm giá thì
nên chú ý vào các đỉnh.
· Có khả năng thị trường sẽ có sự thay đổi lớn sau mỗi quý (3 tháng). Theo dõi thị trường
trong khoảng thời gian này và bao gồm cả việc phân tích chỉ số đô la, và phân tích COT.
· Hãy đếm số nến (ngày) từ đáy này đến đáy tiếp theo. Sau đó nhân số đó với 1.28 (nhớ làm
tròn xuống). Hãy thêm số nến đó vào đỉnh ở giữa 2 đáy. Nó sẽ đưa bạn đến đỉnh tiếp theo.

Khá nhiều lưu ý nhưng đây đều là những mẹo giao dịch theo cấu trúc đã được tổng hợp lại khi
chúng ta giao dịch theo hệ thống smc. Anh em tham khảo nhé.

Hết phần 2....

Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các loại kháng cự và thời gian giao dịch. Đây mới chỉ là
những kiến thức cơ bản nhất. Những phần tới chúng ta sẽ còn tìm hiểu sâu hơn về chu kỳ thị
trường, vùng order block, khái niệm về thanh khoản, inducement, midigation block,.... Anh em đón
đọc nhé.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 3: Kháng cự hỗ trợ
quan trọng cần chú ý!

Ở phần trước chúng ta đã nắm được những lưu ý quan trọng khi giao dịch với cấu trúc của thị
trường. Anh em nào chưa xem phần trước thì có thể đọc lại ở link bên dưới nhé:

Ở phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một phần quan trọng khác nằm trong cấu trúc thị
trường, đó chính là kháng cự hỗ trợ. Kháng cự hỗ trợ là những vùng tồn tại áp lực mua bán
mạnh, ở đó có thể là vùng cung cầu, các khối order block, những đỉnh đáy quan trọng trong cấu
trúc,.... tại những vùng này sẽ cung cấp cho trader những tín hiệu mua bán chất lượng.

Dòng tiền thị trường

· Chỉ có những đỉnh đáy gần nhất mới được sử dụng để xác định dòng tiền của thị trường so
với những điểm xoay cũ.
· Có một sự thống nhất chặt chẽ về Dòng Tiền của Thị Trường nếu các khung D1, H4 và H1
nằm cùng một hướng. Tập trung vào dòng tiền thị trường khung H4 để có được sự nhất
quán (hay nói cách khác đó là nhìn khung H4 để thấy được dòng tiền thị trường).
· Nếu cấu trúc thị trường và dòng tiền của thị trường không cùng một hướng hoặc không rõ
ràng với bạn thì tốt nhất đừng giao dịch.
· Nếu đỉnh gần nhất bị phá vỡ, dòng tiền thị trường sẽ tăng cho tới khi đáy gần nhất bị phá
vỡ. Và ngược lại, nếu đáy gần nhất bị phá, thì dòng tiền thị trường sẽ giảm cho đến khi
đỉnh gần nhất bị phá vỡ.
· Dòng tiền thị trường có thể thay đổi bất cứ khi nào.
· Tập trung vào các đỉnh đáy trung hạn chứ không phải đỉnh đáy ngắn hạn.
Giao dịch với các ngưỡng kháng cự hỗ trợ

· Hỗ trợ và kháng cự là những vùng giá tốt để biết giá có thể có những hành động gì.
· Hỗ trợ kháng cự giúp chúng ta biết được các khu vực cung cầu.

Các loại kháng cự hỗ trợ


Kháng cự hỗ trợ tự nhiên

· Đỉnh hoặc đáy của 12 tháng: Hãy vẽ một đường ngang ở đỉnh và đáy trong 12 tháng để
xem cách giá phản ứng tại những vùng đó.
· Đỉnh đáy 3 tháng: Đây là loại tốt nhất, hãy vẽ một đường ngang ở mỗi đỉnh hoặc đáy của 3
tháng và xem phản ứng giá tại đó.
· Đỉnh đáy hàng tháng: Sử dụng đỉnh đáy quan trọng nhất của mỗi tháng và xem cách giá
phản ứng tại những vùng đó.
· Đỉnh đáy tuần: Tương tự, chúng ta xác định đỉnh đáy của tuần và xem cách giá phản ứng
tại đó.
· Đỉnh đáy ngày:
o Hãy tìm hỗ trợ kháng cự bằng cách nhìn lại 3 ngày trước đó (hãy nhớ rằng các đỉnh
đáy được tạo bởi 3 nến trên khung D1 thường sẽ là 3 ngày).
o Đỉnh của ngày trước đó có thể là đáy của ngày hôm nay.
o Nếu giá đến những vùng này trong phiên Âu hoặc phiên Mỹ thì đó sẽ là những thiết
lập giao dịch tốt nếu những tiêu chí khác được đáp ứng.
· Đỉnh hoặc đáy của phiên giao dịch (Á, Âu Mỹ)
o Trong đó phiên Á sẽ thiết lập thông số cho phiên Âu: Phiên Á mở cửa lúc 7pm EST
hoặc 12am GMT và kết thúc lúc 4am EST hoặc 9am GMT.
o Phiên Âu sẽ thiết lập thông số cho phiên Mỹ: Phiên Âu mở cửa lúc 3am EST hoặc
8am GMT và đóng cửa lúc 12pm EST hoặc 5pm GMT.
o Phiên Mỹ thiết lập thông số cho phiên giao dịch mới tiếp theo: Phiên Mỹ mở cửa lúc
8am EST hoặc 1pm GMT và đóng cửa lúc 5pm EST hoặc 10pm GMT.
o Cho phép chênh lệch tối đa 1 giờ sau những khoảng thời gian trên.
· Đỉnh đáy trong ngày:
o Đỉnh đáy được hình thành và điều chỉnh về đỉnh hoặc đáy của phiên giao dịch.
o Bạn có thể sử dụng những vùng này để tìm điểm vào lệnh với rủi ro thấp và kiếm lợi
nhuận.
o Sử dụng biểu đồ M15 để theo dõi các ngưỡng hỗ trợ kháng cự trong ngày.
· Phân tích trendline (kênh giá, đường cung hoặc đường cầu).

Hết phần 3.
Ở phần tới chúng ta sẽ đi vào một vài ví dụ về cách xác định cấu trúc thị trường, và thời điểm thị
trường phá vỡ cấu trúc. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong việc xác định tín
hiệu giao dịch chất lượng để đi theo smart money.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 4: Cách đọc cấu
trúc thị trường của một SMC trader!

Về cơ bản của hệ thống smc đó chính là xác định cấu trúc thị trường và dấu hiệu gần nhất cho
thấy sự có mặt của tổ chức lớn và sau đó tìm cơ hội giao dịch đi theo cấu trúc.

Những vùng giá đánh dấu sự có mặt của các tổ chức lớn là những vùng cung cầu và thường tồn
tại những khối lệnh (order block). Và như đã chia sẻ ở phần trước thì những vùng này thường
xuất hiện ở những hỗ trợ kháng cự quan trọng mà mình cũng đã liệt kê ra ở phần trước rồi. Anh
em nào chưa xem thì có thể vào link bên dưới đọc lại nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 3: Kháng cự hỗ trợ quan trọng cần chú ý!

Còn bây giờ chúng ta đi vào một vài ví dụ về cách thức đọc cấu trúc thị trường nhé.

Cấu trúc thị trường là chìa khóa

Cấu trúc chính là chìa khóa của hệ thống này. Biết được cấu trúc sẽ định hình được chiến lược
giao dịch của mình. Thị trường cơ bản là một chuỗi các đỉnh đáy tăng (xu hướng tăng) hoặc giảm
(xu hướng giảm).

Việc của trader chúng ta là nhận biết được cấu trúc của thị trường và xác định được vị trí mà
chúng ta sẽ tìm tín hiệu để giao dịch.

Nhắc lại một chút về cấu trúc đơn giản nhất đã nói ở phần 1. Đối với cấu trúc giảm giá, thị trường
sẽ tạo đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước. Và đáy trước đó được hình thành thì phải bị phá vỡ,
như hình bên dưới:
Tương tự nhưng ngược lại với xu hướng tăng:

Trường hợp xu hướng đảo chiều đó là khi đỉnh tạo đáy thấp nhất trong xu hướng giảm bị
phá vỡ hoặc 2 đáy cao hơn trong xu hướng tăng được hình thành. Như hình bên dưới:
Và ngược lại với đảo chiều xu hướng tăng, đó là khi đáy tạo đỉnh cao nhất của xu
hướng bị phá vỡ hoặc hình thành 2 đỉnh giảm dần trong cấu trúc giảm giá:

Nói chung cơ bản cấu trúc thị trường là sẽ có những đợt sóng đẩy và những đợt sóng hồi
như hình bên dưới:
Ví dụ về cấu trúc thị trường

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là cấu trúc thị trường giảm giá, thị trường tạo đỉnh đáy sau thấp
hơn đỉnh đáy trước:

Tương tự bên dưới là cấu trúc thị trường tăng giá với các chuỗi đỉnh đáy được hình thành
cao hơn:
Lưu ý với các xu hướng trên. Ví dụ như xu hướng tăng, thị trường có thể đang tăng hoặc giảm
trên khung thời gian cao hơn, nhưng ở khung thời gian thấp hơn, chúng ta có thể có được những
vị thế bán trên cùng xu hướng tăng giá ở những cú pullback trên các khung thời gian thấp hơn.
Và tương tự ngược lại với xu hướng giảm.

Về đỉnh đáy

Về đỉnh đáy trong cấu trúc thì anh em cần quan tâm đến độ mạnh yếu của nó. Có một vài điều
kiện để xác nhận cho chúng ta đó là một đỉnh hoặc đáy mạnh.

Cụ thể hơn đó là, một đỉnh mạnh thì cần phải tạo được đáy thấp hơn đáy trước đó và ngược lại,
một đáy mạnh thì nó cần tạo được đỉnh cao hơn đỉnh trước đó. Nếu không thỏa điều kiện này thì
những đỉnh đáy đó là yếu.
Như biểu đồ bên dưới:

Theo đó chúng ta có, các đỉnh trong biểu đồ trên đều là những đỉnh mạnh vì nó phá vỡ
được đáy trước đó để tạo đáy thấp hơn, trong khi các đáy trong biểu đồ trên đều là đáy
yếu vì nó thất bại trong việc phá vỡ đỉnh để tạo đỉnh cao hơn.

Như vậy có thể có một kết luận nho nhỏ rằng, trong xu hướng giảm thì chúng ta có đa
phần đỉnh thấp hơn là đỉnh mạnh và đó là lý do vì sao trong xu hướng giảm thì chúng ta
chỉ nên tập trung ở đỉnh là vậy. Nguyên tắc này mình đã có nói trong bài viết đầu tiên rồi.

Ngược lại xu hướng tăng cũng vậy, nó sẽ thường hình thành đáy mạnh nhiều hơn và đa
phần đỉnh hình thành là yếu. Nên trong xu hướng tăng chúng ta chủ yếu là tập trung vào
đáy.

Một lời khuyên là không nên suy nghĩ quá nhiều về cấu trúc, bạn có thể phân tích theo
hướng của bạn nhưng có một điều quan trọng mà bạn cần nhớ là đâu là cấu trúc nhỏ và
đâu là cấu trúc lớn. Để biết được bạn đang nằm trong vị trí nào của cấu trúc thị trường và
lên chiến lược cho đúng hướng.

Hết phần 4....

Ở phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu vùng cung cầu và một vài thuật ngữ khác cần nắm để
giao dịch hệ thống này nhé.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 5: Supply/Demand,
Liquidity grab, Order block,....

Ở phần trước chúng ta đã nắm được cách thức xác định cấu trúc và cách thực hiện trên biểu đồ.
Điều quan trọng nhất trong cấu trúc chính là xác định đúng đỉnh đáy và sự phá vỡ cấu trúc để xác
định đúng hướng đi của thị trường.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 4: Cách đọc cấu trúc thị trường của một
SMC trader!

Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung phần tiếp theo. Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu những
khái niệm kỹ thuật quan trọng nhất để vận hành được hệ thống smc. Hiểu được cách hình thành
và ý nghĩa của những khái niệm này sẽ giúp anh em hiểu được cách thức các tổ chức lớn hoạt
động trên thị trường, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch của chúng ta dễ hơn rất nhiều.

Vùng cung/cầu (Supply/Demand)

Đây là khái niệm kỹ thuật đầu tiên mà chúng ta cần nắm. Có lẽ vùng cung cầu không phải là khái
niệm xa lạ với anh em trader chúng ta. Đây là khái niệm rất quan trọng trong hệ thống smc vì nó
giúp trader xác định được vùng giá quan trọng để giao dịch.

Mọi thị trường đều có cung và cầu. Trong đó cung đại diện cho người bán và cầu đại diện cho
người mua. Khi giá tăng người bán sẵn sàng bán ra và theo đó sản phẩm cũng vì vậy mà tăng
theo. Nó sẽ tăng đến một giới hạn nào đó thì nhu cầu của người mua sẽ giảm vì họ sẽ muốn mua
với giá thấp hơn. Hay còn gọi là mua thấp bán cao.

Hình bên dưới thể hiện đơn giản nhất về cung và cầu, với mua ở giá thấp và bán ở giá cao:
Mua ở giá thấp (Discount Price):

Bán ở giá cao (Premium Price):


Giá thực tế sẽ đi từ vùng giá này đến vùng giá khác hay cụ thể là đi từ vùng
cung đến vùng cầu và ngược lại. Đó là lý do chúng ta cần mua ở vùng cầu và bán ở vùng
cung, như hình bên dưới:

Và ngược lại, bán ở vùng cung và mua ở vùng cầu. Như hình bên dưới:
Biểu đồ bên dưới là một ví dụ thực tế về việc bán ở vùng cung hoặc mua ở vùng cầu: trên
thị trường Forex:

Có thể thấy ý tưởng giao dịch ban đầu cho hệ thống smc này chính là lựa chọn những
vùng cung cầu mạnh để chúng ta tìm cơ hội giao dịch.
Order Block (Khối lệnh)

Order Block (OB) là khái niệm tiếp theo, thực tế OB là một vùng cung cầu đặc biệt.
Thị trường di chuyển bởi các lệnh đặt hàng. Khi giá giao dịch trong một phạm vi kéo dài, giá được
giữ ở 2 mức nơi mà các Ngân hàng và tổ chức tài chính (Bank and Financial Institution - BFI) tích
lũy các lệnh cả từ bên bán và bên mua, mục tiêu của họ là tích lũy đủ khối lượng lệnh để hỗ trợ
động thái lớn tiếp theo mà họ thực hiện.

Nên chúng ta có thể thấy được một đặc điểm rất đặc trưng của khối OB đó là giá sau khi thoát ra
khỏi những khối lệnh này thì di chuyển rất mạnh, nó thể hiện được động thái mạnh của các tổ
chức lớn sau khi họ tích lũy đủ vị thế của mình.
Dưới đây là mình họa đơn giản về cách mà một khối OB được hình thành:
Thực tế vùng hình thành các khối lệnh (OB) là khá lớn nên các trader thường lấy phần
cuối cùng của khối lệnh này trước khi động thái mạnh bắt đầu. Hay nói cách khác đó là
chúng ta có thể chọn phần giá giảm cuối cùng trước khi thị trường tăng giá và ngược lại
chọn phần tăng giá cuối cùng trước khi thị trường giảm giá.

Điều này rất quan trọng trong việc tìm ra nhóm đơn hàng cuối cùng được đặt trước khi
những động thái mạnh diễn ra. Trong điều kiện thuận lợi, một forex trader có thể tìm cơ
hội để giao dịch cùng hướng với tổ chức lớn để kiếm được mức lợi nhuận tiềm năng
nhưng rủi ro lại rất nhỏ. Nên việc xác định được khối OB cuối cùng trước khi thị trường di
chuyển mạnh là rất quan trọng, nó tạo ra lợi thế giao dịch rất lớn cho trader sau này.
Các bạn nhìn hình bên dưới:

Một vùng giá đi ngang được hình thành trước một đợt tăng giá bùng nổ tạo nên vùng cầu.

Giá thấp nhất của vùng giá đi ngang đã được nắn chỉnh để lấy thanh khoản (Liquidity
Grab) và như hình trên thì ta gọi là quét thanh khoản hay sweep of liquidity.

Hành động này khiến những người mua và bán trong vùng giá đi ngang này đều bị dừng
lỗ, đồng thời tạo thêm thanh khoản cho BFI để mua hoặc bán.

Sau khi quét thanh khoản xong, thị trường tăng mạnh phá vỡ vùng kháng cự của vùng giá
đi ngang thì chúng ta xác định được vùng cầu như hình trên. Tuy nhiên vùng giá này đôi
khi rất lớn, đó là lý do vì sao chúng ta phải về khung thời gian thấp hơn để tinh
chỉnh (Refinement) và chúng ta gọi đó là order block (khối lệnh).
Anh em nhìn hình trên, đó chính là cách chúng ta xác định vùng cung cầu và cách mà giá
rời khỏi vùng cầu.

Cũng theo nguyên tắc tương tự chúng ta có cách thức xác định khối OB với vùng cung:

Giá quét thanh khoản của người mua và người bán trong vùng giá đi ngang đồng thời tạo
thanh khoản cho BFI. Sau đó giá giảm mạnh phá vỡ hỗ trợ của vùng giá đi ngang và tạo
nên vùng cung. Chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh vùng
cung này, ta có khối OB.

Các bạn nhìn biểu đồ thực tế, hình bên dưới lần lượt là vùng cầu và vùng cung được hình
thành sau khi quét thanh khoản:
Hết phần 5....

Và các khái niệm cho hệ thống smc này vẫn chưa hết đâu, chúng ta mới chỉ nắm được
một phần thôi. Còn các khái niệm như Premium, Discount, Imbalance, Mitigation, Liquidity,
Inducement, ChoCH, Flips.... rất nhiều những khái niệm anh em cần nắm.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 6: Khái niệm
Premium Price, Discount Price và Imbalance!

Ở phần trước chúng ta đã nắm được cách thức thị trường hình thành vùng cung cầu cũng như
cách xác định vùng order block và ý nghĩa đằng sau đó. Ở phần này chúng ta đi tìm hiểu tiếp các
khái niệm kỹ thuật khác trong hệ thống smc này.

Anh em nào chưa đọc bài viết trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 5: Supply/Demand, Liquidity grab, Order
block,....

Premium & Discount

Ở phần trước mình cũng có nói qua về 2 khái niệm này rồi, thực tế chúng cũng không quá khó
hiểu đâu. Anh em có thể hiểu đơn giản là nếu như chúng ta mua, thì cần mua được với giá thấp,
tức là Discount Price. Và nếu chúng ta bán thì cần bán ở giá cao và chúng ta gọi đó là Premium
Price.

Giá di chuyển giữa mức cao (high) và thấp (Low), hình thành một phạm vi giao dịch. Sẽ hiệu quả
hơn khi mua ở mức thấp tức vùng giá đã được chiết khấu, hay giảm xuống và chúng ta gọi đó là
Discount Price. Và tương tự, sẽ hiệu quả hơn khi bán ở mức cao và ta gọi đó là Premium Price.

Thị trường di chuyển và hình thành vùng giá đi ngang trong mọi khung thời gian, di chuyển từ
vùng này đến vùng khác. Trong một phạm vi, điểm cân bằng (Equilibrium) là nơi có lượng người
mua và lượng người bán bằng nhau.

Đối với người mới bắt đầu thì chúng ta nên tập trung vào việc mua từ phạm vi của vùng Discount
Price trong thị trường tăng giá và ngược lại, bán ở vùng Premium Price trong thị trường giảm giá.

Một khi bạn đã thuần thục rồi thì có thể thực hiện những giao dịch ngược với xu hướng, tức là
mua trong xu hướng giảm hoặc bán trong xu hướng tăng.

Hình bên dưới là minh họa cho việc giá hình thành một phạm vi giao dịch như thế nào:
Như chúng ta đã nói trước đó, điểm bán sẽ tốt hơn nếu chúng ta giao dịch ở nửa trên của
phạm vi giá tức vùng Premium Price. Bạn chỉ cần đơn giản là sử dụng fibo để xác định
được vùng giá nào là Premium và vùng nào là Discount.

Hình bên dưới là minh hoạ bán và mua ở vùng Premium Price:
Sự hiệu quả và không hiệu quả (Efficiency and Inefficiency) và vùng mất
cân bằng (Imbalance)

Như chúng ta đã thảo luận trước đó, BFI đặt các khối lệnh nhỏ để di chuyển thị trường theo
hướng mà họ mong muốn. Nhưng đôi khi những dãy lệnh này nhỏ trong khi thị trường di chuyển
thì tạo ra nhiều khối lệnh và khai thác chúng gần như ngay lập tức sau đó, tạo đủ hoặc tương
đương các cơ hội mua bán trên thị trường và chúng ta gọi đó là thị trường hiệu quả (Efficient
Market).

Đôi khi các khối lệnh lớn được đặt và di chuyển thị trường theo một hướng, tạo ra sự mất cân
bằng trong cung cầu, và điều này ta gọi đó là không hiệu quả (Inefficiency). Đây là những vùng
giá cho thấy có nhiều người mua hơn người bán hoặc ngược lại. Và đôi khi thị trường có thể sẽ
lấp đầy những khu vực kém hiệu quả này ngay sau đó.

Vùng mất cân bằng (Imbalance)

Chính là một dạng kém hiệu quả được hình thành khi có lượng người mua và người bán mất cần
bằng, khiến thị trường di chuyển nhanh chóng theo một hướng.

Vì những khu vực này có sự mua bán không cân bằng, giá quay trở lại để tạo ra thêm các cơ hội
mua bán khác để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng.
Như hình bên dưới thể hiện sự mất cân bằng cung cầu lần lượt của vùng giá không hiệu quả và
hiệu quả:
Mitigation

Khi BFI tạo ra một phạm vi nơi có cơ hội mua bán ngang nhau trên thị trường, và điều này được
dùng để tạo nên tính thanh khoản cho cả 2 bên.

Trước khi thị trường phá vỡ khỏi phạm vi và di chuyển về một hướng chúng ta sẽ thấy một chuỗi
đơn hàng cuối cùng thường được đặt theo hướng ngược lại với hướng mà giá thoát ra khỏi phạm
vi đi ngang.
Ví dụ như hình bên dưới ta thấy một loạt các đơn hàng được bán ra liên tục, xếp chồng lên nhau
trước khi một đợt tăng giá mạnh xuất hiện:

Các hình chữ nhật màu hồng nhạt thể hiện những đơn hàng bán ra đẩy giá xuống thấp
hơn để có được những vùng giá Discount cho BFI mua vào. Và ô vuông màu xanh thể
hiện một lệnh mua lớn được thực hiện ở vùng Discount Price.
Tương tự ngược lại với những động thái bán ra của BFI tại vùng Premium Price:
Như bạn có thể thấy, sau khi một lệnh mua hoặc bán lớn được đặt. Thì sẽ có một loạt lệnh
nhỏ được hình thành trước đó. Và quá trình đưa giá trở lại những vùng trước khi thị
trường tăng hoặc giảm mạnh để đóng những lệnh trước đó thì ta gọi đó là Mitigation. Và
một đợt giá tăng hoặc giảm mạnh khác sẽ được đặt tại đó để tiếp tục đưa giá theo hướng
mà họ muốn.

Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật này để xem BFI
đặt các đơn hàng của họ ở đâu và lần theo dấu vết của họ. Như vậy chúng ta sẽ biết
được vùng giá tiếp theo mà họ sẽ khai thác hay (mitigate) ở đâu để lên chiến lược giao
dịch.

Hết phần 6.....


Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 7: Liquidity và
Inducement

Return to zone (Trở lại vùng giá)


Anh em nhìn biểu đồ bên dưới:

Thị trường hình thành một vùng giá đi ngang, tạo được vùng order block (vùng màu hồng),
sau đó giá giảm mạnh thoát khỏi vùng này.
Giai đoạn tiếp theo khi giá hồi về khai thác khối order block này chính là giai đoạn
mitigation.
Giá vượt đến gần cạnh trên của order block để khải thác nó và sau đó quay trở lại theo
hướng mà thị trường muốn.
Tương tự như biểu đồ bên dưới cũng vậy:
Vậy thì làm cách nào để chúng ta bắt được những động thái này?

Các bạn nhìn hình minh họa cho lệnh bán tại khối order block giảm giá bên dưới:

Đối với một vùng cung cầu, chúng ta sẽ di chuyển về khung thời gian thấp hơn để tinh
chỉnh (refinement) thành một khối order block, thể hiện khối đơn hàng cuối cùng của BFI.

Sau đó chúng ta đặt lệnh sell limit tại khối order block đó và chờ cho giá chạm vào đó. Với
mục tiêu là ở đáy trước đó.
Và ngược lại với giao dịch mua:
Lý thuyết Liquidity và Inducement

Liquidity

Liquidity (thanh khoản) về cơ bản là yếu tố thúc đẩy thị trường. Để thị trường Forex hoạt động thì
cần một lượng lớn tiền được bơm hoặc đưa vào thị trường dưới dạng lệnh. Lệnh dừng lỗ và lệnh
chờ ở trên các vùng đỉnh đáy hoặc 2 đỉnh 2 đáy.

Một mức giá được thiết lập trên thị trường nơi mà có nhiều lệnh chờ và lệnh dừng được đặt thì ta
gọi đó là nhóm thanh khoản, là các khu vực mà BFI nhắm đến, vì họ cần tìm kiếm thêm thanh
khoản để hỗ trợ cho các đơn đặt hàng lớn của mình,.

Các mô hình phổ biến được tạo ra trong thị trường hối thường trở nên không được an toàn khi sử
dụng để giao dịch vì chúng trở thành nơi mà hầu hết các nhà giao dịch thường tập trung vào, từ
đó tạo ra các vùng thanh khoản cho các tổ chức lớn.

Rất nhiều mô hình biểu đồ được hình thành trong thị trường trở nên rất dễ phát hiện và giao dịch
trong lần thử đầu tiên hoặc lần thứ 2. Đó là lý do tại sao chúng ta không giao dịch các mô hình
biểu đồ vì đối với chúng ta nó không nhất quán và khó có thể nắm bắt được chúng.

Anh em nhìn các trường hợp mô hình có thể trở thành mục tiêu lấy thanh khoản của BFI:
Inducement

Inducement hay còn được gọi là các vùng thu hút, nó hình thành trong trường hợp mà thanh
khoản được hình thành trong thị trường.

Vùng thu hút là yếu tố cần thiết khi thị trường hoạt động dựa trên tính thanh khoản và nó thường
bị thu hút bởi những vùng giá có thanh khoản.

Vậy thì inducement có ích gì cho chúng ta?

Trong trường hợp cấu trúc thị trường khi mà đỉnh không phá vỡ được đáy thì ta xác định mức
đỉnh đó là một đỉnh yếu và nó có thể thu hút giá, khả năng cao có thể khiến giá tăng cao hơn. Và
điều này cũng tương tự như với một đáy yếu.
Đây cũng là cách mà chúng ta có thể xác định được một đỉnh đáy là yếu (vùng thu hút) hoặc
mạnh.

Các đỉnh đáy mạnh được biết đến như những đỉnh đáy được bảo vệ và các đỉnh đáy yếu thì được
biết đến như các đỉnh đáy mục tiêu.

Một loạt các đỉnh đáy không được hình thành ở khối lệnh (order block) trong quá trình khai thác
(mitigation), thì các đỉnh đáy đó trở thành những vùng thu hút (inducement) và chúng không phải
là một thành phần của quá trình khai thác.

Nó có thể giúp chúng ta trong việc lựa chọn POI (điểm xem xét) và xây dựng được xác suất vùng
nào có thể giữ và vùng nào thì không.

Hết phần 7

Có lẽ tới phần này nhiều anh em vẫn chưa hình dung được những khái niệm này sẽ áp
dụng vào giao dịch như thế nào thì có lẽ phần sau sẽ rõ hơn được chút. Phần sau sẽ nói
về điểm vào lệnh và tín hiệu mà chúng ta có thể bắt đầu giao dịch.

Những phần trước đó đều là những khái niệm cần thiết để chúng ta có thể thiết lập được
một vùng giá tốt để giao dịch.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 8: CHoCH và Flips
Ở phần trước chúng ta đã nắm được một vài thuật ngữ cần thiết khi giao dịch theo smc. Ở phần
này chúng ta sẽ đi đến một phần khá quan trọng đó chính là ý tưởng cho điểm vào lệnh. Mà trong
đó dấu hiệu để xác định tín hiệu vào lệnh là rất quan trọng.

Kỳ vọng của dòng tiền

Đây là việc xây dựng nhiều xác suất về thanh khoản cũng như cấu trúc thị trường, dòng tiền để có
thể kết luận được nơi mà giá có thể tìm đến tiếp theo.

Điều này rất cần thiết trong việc hiểu hướng giá đi trong ngày, giúp bạn xác định những vùng giá
chính để thực hiện tốt nhất các giao dịch trong ngày đó.

Ví dụ như trong một xu hướng tăng giá, ta ta sẽ tiếp tục mua cho đến khi chu kỳ tăng giá cạn kiệt.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Phía bên trái biểu đồ hình thành một vùng cầu mạnh, sau đó giá di chuyển từ vùng
cung xuống vùng cầu này. Chúng ta thấy những vùng cầu tiếp đó được hình thành đã giữ được
giá và thị trường liên tục khai thác vùng cầu này bằng cách xây dựng thanh khoản theo hướng
giảm giá.

Tương tự phía bên phải biểu đồ chúng ta thấy, những ô màu hồng thể hiện các vùng cung được
hình thành, chúng giữ được giá và thị trường liên tục khai thác vùng này xây dựng thanh khoản
theo hướng tăng giá.

Nhìn vào vùng cung cầu, và cách thị trường xây dựng thanh khoản và khai thác một vùng giá
chúng ta có thể xác định được dòng tiền của thị trường đang đi về hướng nào.
Điểm vào lệnh

Có một vài mô hình vào lệnh theo smc, tuy nhiên chủ yếu là chúng ta sẽ tập trung vào tín
hiệu BOS (phá vỡ cầu trúc) và CHoCH (Change of Character – Sự thay đổi đặc tính) và Flips.
Chúng ta sẽ học cách xác định và sử dụng chúng để giao dịch.

CHoCH
CHoCH hay Change of Character, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng có sự thay
đổi. Điều này chủ yếu xảy ra ở vùng cung cầu trên khung thời gian lớn.

Chúng ta sử dụng tín hiệu này để bắt kịp xu hướng mới ngay từ đầu, đưa ra quyết định
với tỷ lệ RR tốt hơn.
Anh em nhìn hình minh họa CHoCH bên dưới:
Có thể thấy ChoCH chính là tín hiệu phá vỡ đỉnh gần nhất (trong xu hướng giảm) hoặc
phá vỡ đáy gần nhất (của xu hướng tăng).

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Cây nến giảm cuối cùng trước đợt tăng phá vỡ đỉnh gần nhất chính là vùng cầu gần nhất.
Những lệnh mua cuối cùng được thực hiện trước khi giá phá vỡ vùng này.

Hoặc như hình bên dưới:


Flips
Flips (mình tạm dịch là vùng hoán đổi nhé), nói đơn giản Flips là khi giá phản ứng với một
vùng cung cầu và sau đó phá vỡ nó gần như ngay lập tức và đi ra xa khỏi vùng này.

Thì những vùng cung cầu mới được hình thành trong quá trình phá vỡ vùng cung cầu cũ
được gọi là Flips.
Anh em nhìn hình bên dưới:

Chúng ta thấy ở hình này, trước tiên giá về phản ứng với vùng cầu trước tiên, sau đó phá
vỡ vùng cầu này ngay sau đó.
Vùng cung phá vỡ vùng cầu hoặc đáy trước đó sau khi phản ứng từ vùng cầu chúng ta gọi
đó là Flips. Vùng màu hồng chính là Flips.
Tương tự với vùng cung nhé anh em:
VD minh hoạ:

Khá đơn giản đúng không ạ, nhưng tốt nhất chúng ta nên luyện tập để nhận biết được những
vùng này tốt hơn nhé.

Mô hình vào lệnh

Dưới đây là mô hình vào lệnh đơn giản để có thể áp dụng vào thực tế giao dịch trong bất cứ
khung thời gian nào. Những gì xảy ra ở khung thời gian thấp hơn cũng đều xảy ra ở khung thời
gian lớn, đó là lý do mô hình này hoạt động với mọi khung thời gian mà bạn chọn.

Các bạn nhìn hình bên dưới:


Ở trên khung thời gian lớn chúng ta sử dụng thân nến để xác định những cú phá vỡ cấu
trúc (BOS) và CHoCH mạnh trên khung thời gian này.

Điểm vào lệnh của chúng ta sẽ là khung thời gian thấp hơn khi có sự phá vỡ cấu trúc
đồng dạng với cấu trúc của khung thời gian lớn.

Điểm dừng lỗ cho các điểm vào lệnh là bên dưới những vùng kém hiệu
quả (Ineffeciency) và bên dưới các đuôi nến đối với tín hiệu mua và ngược lại.

Hết phần 8...

Phần tới chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc phân tích và lựa chọn những vùng cung
cầu mạnh để giao dịch.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 9: Phân tích cấu
trúc nâng cao và xác định vùng giá vào lệnh

Ở những phần trước chúng ta đã nắm được các khái niệm cơ bản và cần thiết trong việc phân
tích và giao dịch theo hệ thống smc. Ở những phần tới này chúng ta sẽ áp dụng tất cả vào trong
việc phân tích cấu trúc và cách thức xác định điểm vào lệnh.

Anh em nào chưa đọc những phần trước thì có thể vào link bên dưới để xem lại nhé, mỗi phần
mình đều có đính kèm phần bài viết trước nữa nên các anh em cố gắng đọc từ đầu nhé:

Còn phần này thì chúng ta sẽ đi vào việc phân tích cấu trúc nâng cao.

Cấu trúc nâng cao

Thị trường di chuyển theo các giai đoạn trong đó là các giai đoạn thị trường có xu hướng hoặc
không có xu hướng. Khi chúng ta giao dịch thì sẽ tập trung vào trong giai đoạn thị trường có xu
hướng. Bạn có thể đi theo con sóng đẩy (pro trend) hoặc giao dịch theo xu hướng của con sóng
hồi (counter trend).

Dù bạn lựa chọn cách thức giao dịch nào thì bạn cũng phải tìm cấu trúc thị trường và nương theo
nó để giao dịch.

Hình bên dưới là đánh dấu đơn giản nhất về điều kiện thị trường có xu hướng:
Như chúng ta thấy thị trường tạo cấu trúc đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước thể hiện
thị trường đang có cấu trúc giảm giá. Nếu chúng ta giao dịch theo những đợt sóng giảm,
thì gọi là bạn đang đi theo xu hướng chính (pro trend) để giao dịch. Nếu bạn giao dịch ở
giai đoạn giá điều chỉnh thì gọi là bạn đang giao dịch theo counter trend.

Nếu giao dịch theo cấu trúc thị trường chính thì bạn sẽ tiếp tục bán cho đến khi nào đỉnh
mạnh trong cấu trúc giảm hiện tại này bị phá vỡ. Chỉ có khi nào đỉnh quan trọng trong cấu
trúc giảm bí phá thì chúng ta xác định cấu trúc đã thay đổi từ giảm qua tăng.

Như biểu đồ bên dưới thì chúng ta thấy được cấu trúc thị trường là tăng giá khi các đỉnh
yếu trong cấu trúc liên tục bị phá vỡ để tạo đỉnh cao hơn. Và trong điều kiện thị trường này
thì chúng ta sẽ chỉ canh mua cho tới khi nào mà đáy mạnh trong cấu trúc bị phá vỡ, lúc đó
chúng ta mới chuyển hướng xác định cấu trúc thị trường chuyển qua giảm giá:

Trong một cấu trúc tăng giá, chúng ta sẽ thấy thị trường mở rộng về hướng tăng giá mạnh
hơn, việc mua vào sẽ thuận lợi hơn cho chúng ta hơn là việc bán ra. Vì những đợt giảm
thực tế là những đợt giá điều chỉnh.

Như hình bên dưới bạn có thể thấy được điều này:
Tương tự, trong cấu trúc giảm giá cũng như vậy:

Chúng ta thấy thị trường mở rộng về hướng giảm giá nhiều hơn, chúng ta bán ra trong
điều kiện này sẽ có lợi hơn cho chúng ta rất nhiều hơn là việc mua vào.

Anh em có thể hiểu đơn giản là thị trường di chuyển từ vùng giá này đến vùng giá khác.
Tích lũy tại vùng cầu và phân phối tại vùng cung. Với khái niệm này, chúng ta có thể hiểu
được rằng, một đợt tăng giá bắt đầu tại một vùng giá giảm thiểu (mitigation) tạo ra
một vùng cầu và tương tự một đợt giảm giá sẽ bắt đầu khi nó quay trở về khai thác
lại vùng cung trước đó hoặc tạo ra một vùng cung.
Tất cả các chuyển động trong khung thời gian cao hơn đều do chạm vào vùng
cung hoặc vùng cầu, đây là lý do vì sao mà việc đánh dấu vùng cung cầu của bạn từ
khung thời gian lớn là lý tưởng nhất. Tín hiệu mitigation ở khung thời gian lớn sẽ là tín
hiệu tiếp diễn ở khung thời gian thấp hơn.

Hình bên dưới là một ví dụ bề thị trường tăng giá đến các vùng cung (vung màu hồng)
hoạt động như một chất xúc tác cho tín hiệu thị trường bắt đầu cú điều chỉnh:

Biểu đồ thực tế:


Tương tự về cấu trúc giảm giá, thị trường giảm xuống chạm vào vùng cầu như một chất xúc
tác để bắt đầu sự điều chỉnh:

Kết hợp tất cả những điều này lại với nhau, bạn có thể mường tượng được phương
hướng giao dịch của chúng ta đó là sẽ tham gia vào một động thái trên thị trường bằng
cách bán ở vùng cung hoặc mua từ vùng cầu.

Trong cấu trúc tăng giá, chúng ta xác định đáy mạnh và đỉnh yếu. Sau đó đánh dấu vùng
cầu trong đợt tăng giá gần nhất kèm theo sự phá vỡ cấu trúc. Việc còn lại là chờ giá hồi
về vùng cầu đó và giao dịch với mục tiêu là đỉnh yếu hoặc nhắm đến mục tiêu mà thị
trường sẽ mitigation một vùng cung nào đó trên khung thời gian lớn.

Tương tự, cấu trúc giảm, chúng ta sẽ xác định đỉnh mạnh và đáy yếu. Sau đó đánh dấu
những vùng cung trong đợt giảm giá gần nhất kèm theo sự phá vỡ cấu trúc. Việc còn lại là
chờ giá hồi về vùng cung đó và giao dịch với mục tiêu là đỉnh yếu hoặc nhắm đến mục tiêu
mà thị trường sẽ mitigation một vùng cầu nào đó trên khung thời gian lớn.
2 biểu đồ bên dưới sẽ đánh dấu lại cho chúng ta những vùng có thể giao dịch theo cấu
trúc thị trường:

Biểu đồ trên, chúng ta thấy thị trường nằm trong cấu trúc giảm, chúng ta đánh dấu đỉnh
mạnh và đáy yếu. Trong đó các vùng cung gần với đỉnh là những vùng lý tưởng để giao
dịch. Hay chính xác hơn là những vùng giá Premium (trên mức 50%). Chúng ta sẽ chờ giá
hồi về những vùng cung này và tìm tín hiệu giao dịch.
Tương tự biểu đồ bên dưới chúng ta có cấu trúc tăng giá, chúng ta chờ giá hồi về
những vùng cầu trong cấu trúc tăng giá rồi tìm cơ hội mua lên theo cấu trúc:
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 10: Yếu tố xác
nhận một vùng cung cầu mạnh để giao dịch

Chúng ta đi tiếp phần nội dung tiếp theo đó là kỳ vọng về dòng tiền trong thời điểm hiện tại và
cách xác định những vùng cung cầu mạnh có thể tham gia giao dịch.

Anh em nào chưa đọc bài trước thì có thể xem lại ở link bên dưới:

Kỳ vọng của dòng tiền

Việc xác định kỳ vọng của dòng tiền là việc xây dựng xác suất về thanh khoản, cấu trúc thị trường
và dòng lệnh với mục đích là đưa ra kết luận về nơi giá có thể đi đến tiếp theo và giao dịch tốt
nhất mà bạn có thể thực hiện ngày hôm đó.

Đây là điều rất cần thiết cho việc xác định xu hướng của giá trong ngày, nó giúp bạn xác định
được những vùng giá quan trọng và tìm được những điểm vào lệnh chính xác và lợi thế nhất. Nếu
thị trường bắt đầu cấu trúc tăng giá thì bạn sẽ mua cho đến khi cấu trúc tăng giá này kết thúc và
ngược lại với cấu trúc giảm giá.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Phía bên dưới biểu đồ chúng ta có thể thấy được một loạt những vùng cầu được xây
dựng và giữ giá. Giá hồi về mitigate vùng đó, xây dựng thanh khoản theo hướng giảm giá.

Và tương tự phía trên bên phải biểu đồ có thể thấy được một loạt các vùng cung được xây
dựng và giữ giá, thị trường hồi về mitigate vùng này và xây dựng thanh khoản theo hướng
tăng giá.
Dựa vào việc xác định các vùng cung cầu và vùng thanh khoản hình thành có thể giúp
chúng ta nhận biết được dòng tiền hiện tại của thị trường.

Vung cung cầu

Vùng cung cầu mình đã có viết ở các phần trước rồi, các vùng cung cầu trên biểu đồ thường khá
lớn nên để tối ưu hóa được điểm vào lệnh thì chúng ta nên về khung thời gian thấp hơn để tinh
chỉnh những vùng cung cầu này thành một khối lệnh cuối cùng trước thời điểm thị trường tăng
hoặc giảm mạnh.

Các bạn nhìn hình bên dưới chính là cách thức đơn giản để xác định được vùng cung:

Thị trường cần hình thành một vùng giá đi ngang trước khi giá bật tăng mạnh để quét
thanh khoản và giảm xuống hình thành vùng cung.

Như hình trên thì chúng ta có thể thấy, giá phá vỡ vùng giá cao nhất của phạm vi giá đi
ngang để quét thanh khoản của cả người mua và người bán ở vùng này và sau đó tạo
thanh khoản cho BFI mua hoặc bán.

Sau khi quét thanh khoản xong thì thị trường giảm mạnh hình thành cho chúng ta vùng
cung. Sau đó thì anh em về khung thấp hơn để tinh chỉnh vùng cung này nhỏ hơn, và
chúng ta gọi đó là order block.

Và lưu ý thêm một điều nữa đó là thị trường tăng mạnh lên để quét thanh khoản trước khi
giảm mạnh chính là vùng cung của chúng ta.

Tương tự ngược lại chúng ta có cách thức xác định vùng cầu:
Yếu tố hợp lưu quan trọng để có được một vùng cung cầu mạnh hay một vùng cung cầu có khả
năng cao sẽ giữ được giá bao gồm:

· Vùng cung cầu phải phá vỡ cấu trúc thị trường


· Vùng cung cầu phải có quét thanh khoản
· Vùng cung cầu phải có một đợt sóng đẩy mạnh theo sau
· Và thêm một yếu tố hợp lưu nữa đó là vùng cung cầu phải gây ra sự mất cân bằng
(imbalance)

Tinh chỉnh vùng cung cầu (refinement)

Vùng cung cầu được tinh chỉnh lại còn được gọi là khối lệnh hay order block.

Một khối lệnh được hình thành bởi chuỗi lệnh cuối cuối cùng được đặt được khi thị trường mở
rộng sang hướng ngược lại. Với tư duy này chúng ta có thể hình dung rõ hơn về vùng cung cầu.

Bên dưới là các ví dụ về cách tinh chỉnh vùng cung cầu để xác định những khối lệnh:
Hình trên là vùng cung được hình thành sau khi thị trường quét thanh khoản. Và hình bên
dưới là khung thời gian thấp hơn của biểu đồ phía trên:

Chúng ta thấy ở khung thời gian thấp hơn, vùng cung được tinh chỉnh lại thành một khối
lệnh trước khi thị trường giảm mạnh và hình thành vùng cung.

Tiếp theo là vùng cầu được hình thành tren khung H1:
Chúng ta thấy là đã có sự quét thanh khoản trước khi thị trường tăng mạnh và hình
thành vùng cầu.

Ngoài ra các yếu tố để xác nhận vùng cung cầu mạnh chúng ta thấy đều thỏa, và việc còn
lại là di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh lại vùng cầu này là được.

Biểu đồ bên dưới là vùng cầu gần nhất được xác định ở khung thời gian thấp hơn và
chúng ta thấy vùng cầu này được hình thành sau khi có tín hiệu quét thanh khoản:

Có thể thấy được một điều rằng, việc tỉnh chỉnh lại các vùng cung cầu có thể dẫn đến các
điểm vào lệnh của bạn không được khớp nhưng chúng ta nên sử dụng những vùng này
để giao dịch vì ở khung thời gian thấp hơn, số pip của những vùng được tinh chỉnh rất
nhỏ, như vậy nó sẽ mang lại cho bạn tỷ lệ RR rất lớn. Đôi khi không phải lúc nào thị
trường cũng sẽ kiểm tra, khai thác lại những vùng giá tinh chỉnh nhưng chúng sẽ mitigate
lại những vùng cung cầu.

Hình bên dưới cho thấy nếu bạn tinh chỉnh một vùng giá quá mức thì giá có thể sẽ không
chạm tới được:

Hoặc như biểu đồ bên dưới:


Nhưng nếu bạn xác định chúng cùng với vùng cung cầu bạn có thể thấy giá đã khai thác
vùng cung cầu rất hiệu quả:

Hoặc như biểu đồ bên dưới:

Hết phần 10.

Ở phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu cách giá quay trở lại phản ứng những vùng giá tinh chỉnh
như thế nào và mô hình mà chúng ta sẽ tìm tín hiệu giao dịch là gì.

Mời anh em tham khảo.


Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 11: POI và cách
thức xác định vùng POI hợp lệ để giao dịch

Như vậy là chúng ta cũng đi được kha khá nội dung trong hệ thống smc, trước mắt là bạn đã nắm
được cách thức xác định cấu trúc, sự phá vỡ cấu trúc, cách xác định vùng cung cầu/khối lệnh và
vùng giá tốt để giao dịch. Tín hiệu ChoCH, thanh khoản và inducement,...

Về cơ bản hệ thống này là hệ thống giao dịch theo cấu trúc thị trường, chúng ta sẽ nương theo
cấu trúc lớn, đợi giá hồi về những vùng quan trọng sau đó tìm tín hiệu để giao dịch. Các vùng mà
chúng ta theo dõi thường là vùng cung cầu hoặc các khối lệnh được tinh chỉnh lại từ những
vùng cung cầu.

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem, điều mà chúng ta kỳ vọng khi giá tìm về những vùng giá
xem xét này là gì? Và đâu là tín hiệu khả thi để chúng ta giao dịch.

Anh em nào chưa đọc bài viết trước đó thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 10: Yếu tố xác nhận một vùng cung cầu
mạnh để giao dịch

Chúng ta kỳ vọng điều gì khi giá tìm về vùng mà chúng ta xem xét (POI)

Có lẽ điều mà chúng ta kỳ vọng nhất khi giá tìm về vùng POI đó là giá có tín hiệu mitigate, quét
thanh khoản hoặc thao túng giá tại đó.

Khi giá tiếp cận vùng POI của bạn thì tốt nhất đó là có sự phản ứng chứ không phải là dự đoán.
Hay nói các khác, những vùng giá đó thường sẽ bẫy trader khi họ cố gắng giao dịch trong những
bước di chuyển đầu tiên của thị trường.

Tại những vùng giá này thường sẽ có nhiều sự thao túng giá để cố gắng quét hết thanh khoản
của trader nhỏ lẻ và thực tế thì động thái thực sự của thị trường chỉ xảy ra khi hầu hết các giao
dịch đac bị quét thanh khoản (hay bị săn dừng lỗ).

Thực tế rằng, đa số những vùng mitigate thường xảy ra ở vùng 50% của vùng giá, và khi giá đi
vào khu vực này ở khung thời gian cao hơn thì bạn nên chuyển về khung thời gian thấp hơn để
giao dịch.

Dưới đây là một vài ví dụ về POI:


Ở hình trên bạn có thể thấy, ô kẻ ngang màu hồng là vùng cung trên khung thời gian cao
hơn. Đây cũng chính là vùng mà chúng ta xem xét. Khi giá tiếp cận đến vùng này thì chúng
ta chuyển về khung thời gian thấp hơn là H1. Như biểu đồ bên dưới:

· Ở biểu đồ này bạn có thể thấy được rõ hành động giá hơn khi thị trường bắt đầu tiếp cận
vùng này. Các bạn nhìn phía bên trái biểu đồ, giá chạm đến vùng cung màu hồng lần đầu
tiên và tạo đỉnh nhưng nó đã thất bại trọng việc tạo ra cấu trúc mới. Sau đó thì đỉnh này đã
bị quét thanh khoản.
· Giá bật tăng và hình thành một loạt các vùng cầu giữ giá.
· Sau đó thị trường tạo ChoCH ở đỉnh khi nó phá vỡ vùng cầu gần nhất và cú hồi bắt đầu.
Đây cũng là vùng mua cuối cùng trước khi thị trường giảm mạnh.
Khi giá tạo ChoCH ở đỉnh, lúc này bạn có thể trở về khung thời gian thấp hơn như M1 để tìm tín
hiệu giao dịch. Hình bên dưới là vùng cung trên khung M15 phút trước khi chúng ta nhảy về M1 để
tìm tín hiệu giao dịch:
Nhìn hình trên có thể thấy, giá tăng mạnh lên lại vùng cung để mitigate vùng này.

Vậy khi nào thì chúng ta giao dịch được khi giá tiếp cận vùng mà chúng ta theo dõi (POI)
hay đúng hơn là một POI có hiệu lực?

Mô hình của nó sẽ là như sau. Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:
Giá chạm vào vùng giá bạn theo dõi và sau đó tạo ChoCH đi theo hướng mà bạn nhận định.
Tức là giá phải phá vỡ được vùng giá đối diện. Như hình bên dưới là giá phải phá vỡ
được vùng cầu đánh dấu màu xanh:

Hoặc trường hơp giá không tiếp cận đến vùng đối diện hoặc không có nến mitigate vùng
này nhưng sau đó giá quay trở lại phá vỡ vùng này thì chúng ta vân có thể giao dịch được.
Như hình bên dưới:
Vậy khi nào thì không nên giao dịch ngay cả khi giá chạm vào vùng mà chúng ta theo
dõi/POI?

Có một trường hợp mà các bạn cần lưu ý đó là khi giá chạm vào vùng cầu màu xanh, như
biểu đồ bên dưới:

Đó được coi như tín hiệu mitigate và có thể tăng cao hơn. Trong trường hợp này có thể
thấy người mua vãn đang nắm quyền kiểm soát nên chúng ta không nên bán ở vùng
cung lúc này.

Hết phần 11.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào những mô hình vào lệnh theo smc.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 12: Mô hình vào
lệnh!
Đây có thể xem như phần cuối của hệ thống, có nghĩa là sau phần này anh em có thể bắt đầu
backtest và thực hành. Hệ thống smc về phần lý thuyết không quá nhiều nhưng việc rèn luyện và
giao dịch cho thành thạo thì lại khá tốn thời gian. Vì mỗi một khái niệm kỹ thuật trong hệ thống này
anh em nên dành chút thời gian để luyện cách xác định chúng trên biểu đồ.

Ví dụ đơn giản như vùng thanh khoản hay tín hiệu ChoCH hoặc là khối OB, tất cả những cái này
nếu anh em đưa vào áp dụng luôn sẽ rất dễ bị rối. Đọc lý thuyểt cũng có vẻ không phải là quá khó
nhưng nếu muốn tìm và xác định được chúng trên biểu đồ lại không dễ. Nên chắc chắn chúng ta
cần thời gian để rèn luyện là vậy.

Những khái niệm kỹ thuật này, khi các bạn tập nhìn và xác định chúng trên biểu đồ thì có thể bạn
sẽ chẳng thấy được chúng sẽ đem về cho bạn lợi nhuận gì nhưng để có được một chiến lược
chuẩn theo smc thì lại không thể thiếu những yếu tố kỹ thuật này. Nên khi bạn xác định chúng
càng chuẩn thì xác suất thành công cho chiến lược của bạn càng cao.

Cuối cùng đó là đưa chúng vào trong một quy trình giao dịch nhất định. Bấy nhiêu khái niệm kỹ
thuật thôi nhưng anh em có thể thấy chúng ta có cực nhiều cách thức giao dịch. Chưa bàn về
chiến lược có tốt hay không, đúng hay sai, miễn là nó đi đúng bản chất của thị trường thì chúng ta
có thể áp dụng được.

Rồi, luyên thuyên khá nhiều rồi. Bây giờ đi vào nội dung chính. Phần này chúng ta sẽ nói về
những mô hình vào lệnh của hệ thống smc. Phần này xong thì Thúy sẽ hệ thống lại quy trình vào
lệnh cho các bạn và kết thúc series này. Nếu như anh em nào có thêm yêu cầu gì thì để lại
comment cho mình nhé.

Ví dụ như viết kỹ hơn về đọc cấu trúc, hoặc cách xác định thanh khoản hoặc khối OB hoặc
ChoCH,....

Mô hình vào lệnh


Dưới đây là một số mô hình vào lệnh đơn giản có thể được sử dụng trên bất kỳ khung thời gian
nào.

Chúng ta có 3 mô hình vào lệnh :

1. Risk Entry (RE): đó là điểm vào lệnh ngay khi giá chạm vùng giá chúng ta theo dõi mà
không có thêm sự xác nhận nào. Và với kiểu vào lệnh này thì anh em nên hạn chế sử
dụng.
2. Confirmation Entry (CE): vào lệnh khi giá đã có tín hiệu xác nhận đi theo hướng mà bạn
phân tích.
3. Continuation Entry (CE): điểm vào này được thực hiện khi giá tiếp tục mitigate sau điểm
vào lệnh xác nhận của bạn.
Hình bên dưới thể hiện 3 điểm vào lệnh trên:
Và mỗi loại điểm vào lệnh đều cần áp dụng quy trình như sau. Các bạn nhìn hình bên dưới:

· Đầu tiên là xác định cấu trúc với tín hiệu BOS và vùng cung cầu trên khung thời gian lớn.
· Sau đó khi giá hồi về vùng cung cầu đó thì chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp
hơn. Làm quy trình tương tự, đó là tìm tín hiệu BOS cùng hướng với cấu trúc khung thời
gian lớn tại vùng cung cầu.
· Sau khi có BOS ở khung thời gian thấp hơn thì chúng ta xác định vùng cung cầu hoặc khối
OB ở khung thấp.
· Và tiếp tục đợi giá hồi về vùng cung cầu hoặc khối OB này để giao dịch.
· Ở khung thời gian thấp chúng ta cũng áp dụng 2 loại điểm vào là Confirmation Entry hoặc
Continuation Entry. Tùy vào thị trường thời điểm đó và phong cách của bạn mà lựa chọn
tín hiệu vào lệnh phù hợp.
Lưu ý thêm, ở điểm vào lệnh với khung thời gian thấp, thì khối OB mà chúng ta xác định nên có tín
hiệu mitigate vùng cung trước khi phá vỡ nó, thì khối OB này sẽ có xác suất giữ được giá cao hơn.
Như hình bên dưới:
Tương tự, ở khung thời gian lớn, nếu giá đã BOS và bạn không giao dịch với tín hiệu
Confirmation Entry ở tín hiệu hồi về vùng cung cầu lần đầu tiên thì bạn tiếp tục chờ giá
BOS lần nữa và xác định vùng cung cầu và chờ giá hồi về đó và tiếp tục quy trình như
trên.
Lưu ý: các vùng cung cầu hoặc khối OB mà bạn xác định tốt nhất nằm ở giá Premium
hoặc Discount là tốt nhất, còn không thì chí ít cũng nên ngoài mức 50%.

Hình bên dưới là hình mình họa cho một mô hình giao dịch theo smc:

· Đầu tiên là vùng cầu màu tím nhạt dưới cùng, đây là vùng cầu của khung thời gian lớn.
Chúng ta chờ giá hồi về vùng này.
· Sau khi giá hồi về vùng này thì anh em chờ tín hiệu ChoCH tăng giá, cho thấy thị trường
quay trở lại xu hướng tăng. Lúc này thì chúng ta trở về khung thời gian thấp hơn.
· Ở khung thấp hơn, anh em xác định khối OB ở vùng giá Discount của đợt tăng giá gần
nhất trên khung thời gian thấp.
· Sau đó anh em chờ giá hồi về khối OB này và tiến hành giao dịch.
Khá là đơn giản phải không ạ? Bây giờ đi vào ví dụ thực tế cho anh em dễ hình dung nhé.

Hình bên dưới là tín hiệu ChoCH của khung thời gian lớn, được thể hiện lại ở khung thời gian thấp
hơn:
vùng cung được xác định là ô vuông màu hồng, giá mitigate vùng này và sau đó phá vỡ
nó tạo ChoCH. Điểm vào lệnh của chúng ta đó là vào lệnh khi giá hồi về khối OB của
khung lớn màu xanh được đánh dầu trên biểu đồ và mua lên.

Các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo chúng ta phân tích kỹ hơn một chút, đó là vùng giá
được đánh dấu ở khối OB này đó được xem là một vùng thanh khoản và giá có khả năng
quét qua chỗ này, nên chúng ta cần đặt dừng lỗ bên dưới vùng này, và ra một chút tranh
trường hợp bị quét:
Các ví dụ điểm vào lệnh với Confirmation Entry:
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 13: Bổ sung - Các
vùng giá phản ứng (Reaction Levels)
Đây là phần bổ sung thêm kiến thức cho phần giao dịch theo smc, nội dung phần này rất quan
trọng. Nó bao gồm những vùng sẽ có sự phản ứng giá và đó cũng là những vùng tiềm năng có
thể giao dịch.

Vùng phản ứng giá (Reaction Levels)


Đối với vùng phản ứng giá thì anh em nhớ những điều sau:

· Sử dụng những khung thời gian lớn để xác định như khung tháng, tuần và khung ngày.
· Trong hệ thống này chúng ta sẽ nhìn vào khung D1 và H4 sau khi có xu hướng của khung
tháng và khung tuần.
· Những tổ chức lớn sẽ nhìn vào những phản ứng giá trên khung thời gian lớn, bao gồm:
· Những vùng đỉnh đáy trên khung ngày (mọi điểm đảo chiều hoặc fractal).
· Những vùng hành động giá quan trọng xảy ra xung quanh những đỉnh đáy của năm hoặc
quý. Hãy đánh dấu lại những đỉnh cao nhất hoặc đáy thấp nhất của mỗi quý, mỗi tháng và
mỗi ngày.
· Bất kỳ khi nào mà bạn thấy những điểm đảo chiều trên khung thời gian lớn, bạn hãy đánh
dấu lại những điểm đó và tìm kiếm sự phản ứng giá tại đó.
· Khi bạn chuyển từ khung thời gian cao về khung thời gian thấp như từ D1 về H4, bạn có
thể thêm những ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên khung thời gian thấp bởi vì chúng sẽ không
hiển thị trên khung D1.
· Bạn sẽ không tìm kiếm mô hình giao dịch trên biểu đồ giao dịch trong ngày trừ khi là bạn
đang giao dịch trên những vùng giá phản ứng của khung thời gian cao hơn.
· Bạn cũng có thể vẽ hỗ trợ kháng cự trên khung M15 nhưng chúng sẽ không quan trọng
bằng những ngưỡng trên khung D1 và H4 vì đó mới là những vùng mà các tổ chức đang
tìm kiếm giá trị.
· Chỉ tập trung vào việc theo dõi các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong khung thời gian cao
hơn. Không tập trung giao dịch ở vùng lưng chừng hoặc ở giữa kháng cự và hỗ trợ.
Vùng phản ứng giá có khá nhiều, và trong hệ thống smc thì chúng ta tập trung vào những vùng
sau:

· Khối order block


· Vùng thanh khoản
· Fair Value Gap
· Mitigation Block
· Breaker Block
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng vùng giá một và thực hành xác định chúng trên biểu đồ nhé.
Khối order block

· OB là những nến đặc biệt, chúng làm nổi bật lên việc mua bán của dòng tiền thông minh.
· Ngoài việc sử dụng vùng cung cầu thì khối lệnh có thể được tinh chỉnh lại ở khung thời
gian thấp hơn.
· Các dòng đơn đặt hàng theo khung thời gian cao hơn là rất quan trọng để lựa chọn các
khối OB có xác suất cao để giao dịch.

Khối OB tăng giá

· Là nến thấp nhất có giá đóng cửa giảm ở hầu hết phần thân nến và gần với ngưỡng hỗ trợ.
· Nó chỉ được xác nhận khi mức giá cao nhất của nến được giao dịch bởi nến tiếp theo đó.
Các bạn nhìn hình trên, cây nến xanh cuối cùng chính là nến xác nhận.
· Khi giá giao dịch cao hơn khối OB tăng giá và sau đó quay trở lại mức giá cao nhất của nó
thì bạn có thể vào lệnh theo hướng tăng giá. Hình thứ 3 ở trên.
· Rủi ro được đặt bên dưới mức thấp nhất của khối OB.
· Mức 50% của khối OB là mức khá tốt để dời dừng lỗ theo sau khi giá rời khỏi điểm vào
lệnh.
Khối OB giảm giá

· Chúng ta có tương tự, là nến cao nhất có giá đóng cửa tăng ở hầu hết phần thân nến và
gần với ngưỡng kháng cự.
· Nó chỉ được xác nhận khi mức giá thấp nhất của nến được giao dịch bởi nến tiếp theo đó.
· Khi giá giao dịch thấp hơn khối OB giảm giá và sau đó quay trở lại mức giá thấp nhất của
nó thì bạn có thể vào lệnh theo hướng giảm giá.
· Rủi ro được đặt bên trên mức cao nhất của khối OB.
· Mức 50% của khối OB là mức khá tốt để dời dừng lỗ theo sau khi giá rời khỏi điểm vào
lệnh.
· Nói tóm lại một cách đơn giản cho anh em dễ hiểu, khối OB tăng giá là nến giảm cuối cùng
trước khi giá di chuyển mạnh để phá vỡ mức cao trước đó và ngược lại khối OB giảm giá
là nến tăng cuối cùng trước khi giá di chuyển xuống để phá cỡ đáy trước đó.

Hết phần 13
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 14: Liquidity Pool
& Liquidity Void
Ở phần trước chúng ta đã nắm được một trong những vùng giá sẽ phản ứng, đó là khối OB. Phần
này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về thanh khoản, một trong những vùng quan trọng mà khả năng
cao thị trường sẽ tìm về.

Trước khi tìm hiểu về những vùng thanh khoản thì mình bổ sung thêm một chút về cách lựa chọn
các khối OB đẹp để giao dịch.

Cách lựa chọn khối OB


Các bạn hãy nhìn vào những tiêu chí dưới đây để lọc ra được khối OB tốt nhé:

· Nếu một khối OB bị phá cvowx hãy nhìn vào khối OB trước đó nữa, đó có thể là điểm đảo
chiều tiếp theo của giá.
· Luôn luôn đánh dấu khối OB trước đó bởi vì dòng tiền thông mình sẽ quay trở lại đó một
lần nữa và phản ứng với chúng trong tương lai.
· Sau khi thị trường đảo chiều tại ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ, thì khối OB cao nhất hoặc
thấp nhất sẽ rất khó để giá trở về, thay vào đó thì bạn nên chờ giá hồi về vùng mất cân
bằng hay vùng Fair Value Gap, hoặc là khối OB thứ 2 đi theo hướng của thị trường. Và
trong quá trình giá điều chỉnh về khối OB thứ 2 này, nếu bạn nhìn thấy bên trái có yếu tố hỗ
trợ như đỉnh đáy cũ, kháng cự hỗ trợ,.... thì sẽ hỗ trợ thêm cho khối OB này.
· Trong một giao dịch mua, hãy xem nơi giá mua trước khi thị trường giảm giá và đó chính là
vùng chúng ta sử dụng như ngưỡng hỗ trợ trong tương lai và ngược lại với lệnh bán.
· Nếu giá hồi về quá 50% khối OB thì khối OB đó không còn chất lượng nữa và tốt nhất
chúng ta nên xem xét khối OB trước đó.
· Nếu như có môt đáy gần với khối OB giảm giá thì giá có thể không đi đến chính xác khối
OB mà có khi đảo chiều tại vùng đáy. Và ngược lại.
· Sau một động thái mạnh, khi thị trường trở lại khối OB thì thường nó sẽ hình thành những
đỉnh đáy ngắn hạn trong quá trình di chuyển về phía khối lệnh. Và nó thường bị phá vỡ
trong đợt di chuyển thực sự về khối OB này.
· Tuy nhiên nếu như đỉnh đáy ngắn hạn nằm ở mức 50% của fibo thì nó lại là một giao dịch
tốt vì các trader nhỏ lẻ thường sử dụng mức 50% này để giao dịch và họ thường bị dừng lỗ
tại vùng đó.
· Nếu như bạn nhìn thấy một vùng giá tích lũy hoặc đi ngang gần với khối OB trong phiến Á
hoặc phiên Mỹ thì đó cũng là một vùng giá tốt để giao dịch.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Có thể thấy thị trường thường tìm về khối OB thứ 2 thay vì xuống tận khối OB đầu tiên. Và trong
quá trình hồi về khối OB thứ 2 này thì nó hình thành những đáy ngắn hạn, những đáy này thường
bị phá vỡ.

Nếu chọn khối OB để giao dịch thì anh em lưu ý những điều trên nhé.

Tiếp theo chúng ta chuyển qua các vùng thanh khoản.

Nhóm thanh khoản hay vùng thanh khoản (Liquidity Pool)


Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới nhé:
Có thể nói nhóm thanh khoản nằm ngay trên mức đỉnh đáy trước đó.

Dòng tiền thông mình sẽ tạo những cú phá vỡ giả đến những vùng này để lấy đi dừng lỗ và
những lệnh giao dịch khác ở vùng này nhưng không duy trì hướng đi chung của thị trường.

Như hình trên thì bạn có thể thấy được những vùng đỉnh và đáy trước đó đều trở thành thanh
khoản của dòng tiền thông minh.

Khi bạn mở biểu đồ ra, thì câu hỏi đầu tiên mà bạn cần đặt ra đó là: :tiền nằm ở đâu?”. Đối với
giao dịch mua thì anh em cứ nhìn ở những vùng đáy, đó là những vùng tiềm năng có thể bị săn
dừng lỗ. Và đối với những lệnh bán thì anh em cứ nhìn những vùng đỉnh đó là những vùng có khả
năng sẽ bị săn.

Khoảng trống thanh khoản (Liquidity Void)


Cách xác định khoảng trống thanh khoản:

· Khoảng trống thanh khoản là một phạm vi mà giá phân phối về một hướng của thanh
khoản thị trường được thể hiện bởi một khoảng rộng và dài về một hướng. Như biểu đồ
bên dưới:
· Giá thường sẽ quay trở lại vùng khoảng trống thanh khoản này.
· Thị trường sẽ trượt về vùng giá giao dịch có thanh khoản mỏng và những khoảng trống
thanh khoản này sẽ được xem xét lại sau đó.
· Thị trường sẽ tìm cách lấp đầy bất kỳ khoảng tống nào hoặc vùng giá nào thiếu sự thanh
khoản trong giao dịch. Trong đó những đợt sóng đẩy là những vùng thường xuất hiện
khoảng trống thanh khoản như vậy.
· Khoảng trống thanh khoản mà bạn thường thấy trên biểu đồ thường là một đợt di chuyển
bùng nổ hoặc một đợt di chuyển rất dài nhưng không tạm dừng sau giai đoạn giá tích lũy.
Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội giao dịch ở vùng này thì bạn cũng đừng lo vì giá sẽ cố gắng lấp đầy
phạm vi giá này và kiểm tra lại các khối lệnh trước khi tiếp tục di chuyển.
· Bạn cần phải tìm sự tích lũy trước khi giá bùng nổ và xác định khối lệnh để bạn có thể tìm
cơ hội giao dịch khi giá di chuyển trở lại khối lệnh này. Tuy nhiên kiểu giao dịch này không
được khuyến khích lắm vì việc di chuyển sẽ khá nhanh.
Như biểu đồ bên dưới là ví dụ về Liquidity Void:

Ở phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu về Fair Value Gap và thêm một vài khái niệm quan trọng
khác trong việc xác định vùng giá phản ứng chất lượng để giao dịch.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 15: Fair Value Gap
Tiếp tục nội dung về các vùng giá phản ứng, trong đó chúng ta đã nắm được khối OB, vùng thanh
khoản rồi. Phần tiếp theo sẽ là Fair Value Gap (khoảng trống giá trị hợp lý) và Liquidity Injection
(vùng cung cấp thanh khoản). Đây đều là những vùng mà thị trường có thể tìm đến và phản ứng,
cũng là những vùng cung cấp tín hiệu giao dịch cho chúng ta.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 14: Liquidity Pool & Liquidity Void

Fair Value Gap (khoảng trống giá trị hợp lý)

Fair Value Gap (FVG) là một phạm vi mà giá phân phối thanh khoản về một phía của thị trường,
và nó thường được xác nhận bằng khoảng trống thanh khoản ở khung thời gian thấp hơn trong
cùng một phạm vi giá.

Như hình bên dưới các bạn có thể thấy đó chính là FVG của chúng ta:

Những vùng có sự xuất hiện FVG là những vùng mất cân bằng cung cầu nên chúng ta có
thể hiểu chúng như những vùng mất cân bằng Imbalance).

Thường thì giá sẽ quay trở lại và lấp đầy những khoảng trống giá trị hợp lý này, như hình
bên dưới:
Ta thấy FVG được đánh dấu chính là FVG của biểu đồ trên. Và giá sau đó đã quay trở lại lấp đầy
khoảng trống thanh khoản này.

Đó là lý do vì sao mà chúng ta thường tìm những cơ hội giao dịch với các vùng FVG là vậy.

Liquidity Injection (vùng cung cấp/bơm thanh khoản)

Các đợt săn dừng lỗ thường sẽ xuất hiện ở những đỉnh hoặc đáy trước đó. Nên các đỉnh đáy
trước đó thường là vùng vùng có thể cung cấp thanh khoản cho các tổ chức lớn để họ lấy nhiên
liệu và di chuyển giá.

Như hình bên dưới, có thể thấy được thị trường lấy thanh khoản từ những vùng đỉnh đáy trước
như thế nào:
Neutralizing Open Float (Vô hiệu hóa giá những giao dịch có sẵn)

Open float là những giao dịch đang tồn tại hay có trên thị trường. Nếu bạn nhìn thấy một đỉnh với
một đợt giảm mạnh theo sau bởi một vùng giá tích lũy ở phiên Á thì hãy đánh dấu đỉnh đó và dự
đoán phạm vi cao nhất của vùng giá tích lũy phiên và đỉnh trước đó tới vùng giá tích lũy cùa phiên
Á sẽ bị phá vỡ trước khi bạn bán. Và ngược lại với giao dịch mua.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:


Neutralizing Pending Stops (Vô hiệu hóa những lệnh chờ dừng lỗ)

Đây có thể nói là động thái tìm kiếm và tiêu diệt. Những động thái tăng hoặc giảm giá lên xuống
sẽ lấy đi thanh khoản của cả đỉnh và đáy, và điều này sẽ khiến cho bạn có có được lợi nhuận
trong ngày giao dịch.

Bạn sẽ thấy những động thái này thường xuất hiện vào trong tuần đầu tiên của tháng (tin NFP).
Và những động thái này sẽ kết thúc ở giữa vùng giá tích lũy.

Các bạn nhìn hình bên dưới có thể hình dung rõ hơn:
Neutralizing Open Float và Neutralizing Pending Stops giúp bạn đễ hình dung hơn về cách giá di
chuyển và nơi và MM xuất hiện để lấy thanh khoản đi để phục vụ cho mục đích chính của họ.

Engineering Liquidity (Vùng thanh khoản kỹ thuật)


Đây là những những động thái giả sau khi vùng giá tích lũy phiên Á mà nó sẽ xác nhận giao dịch
đối với xu hướng chung của thị trường. Động thái này sẽ dừng ở phiên Âu hoặc phiên Mỹ trước
khi nó đi theo hướng dự định.

Để tránh được các cú phá vỡ giả từ phạm vi của phiên Á thì hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ
hướng đi của giá trong mỗi khung thời gian và khối OB.

Mỗi khi bạn nhìn thấy 2 đỉnh hoặc 2 đáy thì bạn phải hiểu rằng dừng lỗ sẽ nằm ở phía trên hoặc
phía dưới đó. Và MM sẽ lấy đi những lệnh dừng lỗ này trước khi tiếp tục hướng đi dự định của
họ.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Như hình trên bạn có thể thấy được giá tạo một động thái tăng giả lên khỏi vùng giá đi
ngang phiên Á và động thái này để xác nhận hướng đi chung của thị trường sau phiên Á
là tăng.

Nhưng sau đó giá về lại và lấy đi thanh khoản những lệnh dừng lỗ bên dưới vùng 2 đáy
trước đó của phiên Á và sau đó thì giá mới thực sự tăng mạnh.

Hết phần 15.

Ở phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu nốt phần còn lại của những vùng giá phản ứng cần xem
xét. Phần sau thì chỉ còn khối Breaker Block và khối Mitigation thôi.

Và có một phần rất quan trọng trong hệ thống này đó là thời gian và giá trong những
khoảng thời gian này. Hay đúng hơn là giá trong mỗi phiên giao dịch khác nhau như thế
nào.

Mời anh em tham khảo nhé!


Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 16: Mitigation
Block vs. Breaker Block

Chúng ta tiếp tục nội dung các vùng giá phản ứng được sử dụng trong hệ thống smc. Ở các phần
trước thì anh em cũng nắm được các vùng như khối OB, vùng thanh khoản và các cùng đỉnh đáy
của ngày trước đó đều là những vùng có khả năng thị trường sẽ tìm về và phản ứng.

Trong phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một vài khối OB khác, cũng được xem là những
vùng mà giá có khả năng quay trở lại phản ứng.

Khối OB trên khung thời gian lớn

Đây là một trong những thiét lập mạnh nhất để giao dịch trong phiên Âu hoặc phiên Mỹ. Nhất là ở
những thời điểm như mở cửa/đóng cửa phiên Âu hoặc mở cửa phiên Mỹ.

Đơn giản là khi giá đi đến khối OB trong khung thời gian cao hơn sẽ là thời điểm đẹp để giao dịch.
Như hình bên dưới:

Các bạn có thể thấy được giá trở về lại khối OB trên khung H4 tại thời điểm phiên Âu đóng cửa và
giá đã đảo chiều từ khối OB này.

Một lưu ý quan trọng đó là, chúng ta hãy chú ý, một vùng giá sẽ trở nên giá trị hơn khi các bạn
chú ý đến thời điểm mà giá tiếp cận về đó. Cụ thể trong hệ thống smc, nếu giá tiếp cận một khối
OB trên khung thời gian lớn ở thời điểm phiên Âu hoặc phiên Mỹ thì nó sẽ càng có xác suất cao.

Giá tổ chức (Institutional Pricing)


Giá tổ chức là những mức giá cụ thể khi mà nó nằm ở những ngưỡng kháng cự hỗ trợ hoặc khối
OB hoặc trên mức hồi của Fibo, thì những mức giá này sẽ cung cấp cho chúng ta những tín hiệu
để giao dịch theo xu hướng hiện tại của thị trường.

Các mức giá tổ chức thường là những vùng số tròn như 10, 20, 30, 50, 60, 90. Và lưu ý nên tập
trung vào phần thân nến tại những mức giá này chứ không phải tập trung vào đuôi nến.

Mitigation Block

Mitigation Block thực tế là những khối lệnh thường xuất hiện tại những ngưỡng kháng cự hỗ trợ
quan trọng hoặc đỉnh/đáy trung và dài hạn bị phá vỡ.

Đối với giao dịch bán thì bạn sẽ sử dụng nên giảm cuối cùng (khối OB giảm giá) trước khi giá
tăng lên lấy đi những điểm dừng được đặt phía trên đỉnh và sau đó thị trường quay trở lại phá vỡ
đáy trong cấu trúc thị trường.

Sau khi cấu trúc thị trường bị phá vỡ, hãy đợi giá giao dịch khỏi điểm mà nó đã phá vỡ và hãy chú
ý đến khối OB giảm giá đã đề cập lúc trước, đó chính là một đáy ngắn hạn và đó sẽ là một vùng
giá có xác suất cao để thị trường có thể trở lại và phản ứng với giá thấp nhất của khối lệnh.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới để dễ hình dung hơn nhé:
Và như hình trên thì bạn có thể thấy được khối OB giảm giá được đánh dấu bên trái biểu đồ đã
đẩy giá lên phá vỡ đỉnh, lấy hết dừng lỗ phía trên đó và sau đó giá giảm xuống phá vỡ cấu trúc.
Khối OB giảm giá này trở thành khối Mitigation Block mà chúng ta cần xem xét vì giá có thể sẽ hồi
về vùng này để phản ứng.

Breaker Block

Thêm một khối OB khác nữa mà anh em cần nắm, đó chính là khối Breaker Block.

Về cơ bản thì khối Breaker Block này khá giống với khối Mitigation Block. Tuy nhiên thì khối lệnh
này xuất hiện trước khi con sóng đẩy di chuyển hoặc trong phiên Âu phá vỡ phạm vi giá của
phiên Á ngược lại với xu hướng của thị trường.

Sau khi có một cú phá vỡ giả thì giá sẽ đi theo hướng dự định và phá vỡ phạm vị của vùng giá
phiên Á và đi theo hướng thực của thị trường và khối lệnh trước cú phá vỡ giả xảy ra.
Khối lệnh này cho phép giá di chuyển sau khối lệnh phá vỡ và chờ cho giá hồi về khối lệnh này rồi
giao dịch.

Các khối Breaker Block sẽ lấy đi vùng đỉnh trước đó trước khi lấy đi vùng hỗ trợ và nó sẽ lấy đi
vùng đáy trước đó trước khi láy đi vùng kháng cự.

Các anh em nhìn các hình minh họa bên dưới cho dễ hình dung nhé.

Khối Breaker Block tăng giá


Hình bên dưới là minh họa cho khối Breaker Block tăng giá:

Một khối Breaker Block tăng giá là một phạm vi tăng giá hoặc một nến tăng với giá đóng
cửa gần với đỉnh gần nhất trước trước khi đáy cũ bị giá vi phạm.

Người bán đẩy giá xuống bên dưới đáy trước và sau đó chúng ta sẽ thấy một động thái
đẩy giá tăng ngược trở lại để vi phạm vùng đỉnh trước đó. Sau đó giá sẽ quay trở lại vùng
này để giảm thiểu (mitigate) thua lỗ. Khi giá quay trở lại mức đỉnh bị phá vỡ gần nhất, thì
đó là thời điểm mà bạn có thể tìm một thiết lập tăng giá để giao dịch.

Tương tự chúng ta có khối Breaker Block giảm giá:


Tổng hợp
Các vùng giá phản ứng của chúng ta sẽ bao gồm:

· Khối order block, trong đó bao gồm:


o Khối OB thông thường
o Khối mitigation block
o Khối breaker block
o Các khối OB trên khung thời gian lớn
· Các vùng thanh khoản trong đó có:
o Vùng thanh khoản
o Khoảng trống thanh khoản
o Vùng thanh khoản kỹ thuật
o Vùng bơm thanh khoản
· Đỉnh đáy của ngày/tuần/tháng trước đó
· Các vùng vô hiệu hóa các lệnh có sẵn hoặc các lệnh dừng
· Đỉnh/đáy phiên Á
· Giá tổ chức

Hết phần 16....

Phần tới chúng ta sẽ nói về 3 chu kỳ chính của thị trường và nếu bài chưa dài thì mình nói
thêm về thời gian và giá – một trong những yếu tố quyết định của một chiến lược chất
lượng cao trong smc.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 17: QUAN TRỌNG
- Lý thuyết giá và thời gian trong SMC

Phần này chúng ta sẽ nói về 3 chu kỳ của thị trường, nội dung phần này giúp cho anh em nắm
được thời điểm mà thị trường có xác suất cao để giao dịch. Từ đó kết hợp với những tín hiệu kỹ
thuật khác để xác nhận cho điểm vào lệnh của bạn.

3 chu kỳ chính của thị trường


3 chu kỳ chính của thị trường bao gồm:

· Giai đoạn tích lũy: đây là giai đoan dòng tiền thông minh tích lũy vị thế mua hoặc bán của
họ và bạn sẽ tìm cơ hội để giao dịch trong giai đoạn này.
· Giai đoạn phát triển lợi nhuận: đây là giai đoạn này trader sẽ phát triển lợi nhuận khi
phạm vi thị trường được mở rộng
· Giai đoạn phân phối:tương tự như giai đoạn tích lũy, dòng tiền thông minh sẽ tích lũy vị
thế mua hoăc bán của họ trong giai đoạn này.
Giá mở cửa

· Dòng tiền thông minh phân phối tiền ở phần trên của vùng mở cửa trong giai đoạn phân
phối và phần dưới của vùng mở cửa trong giai đoạn tích lũy.
· Đối với ngày tăng giá, việc di chuyển bên dưới giá mở cửa chính là tín hiệu săn dừng lỗ
(hay trong ICT còn gọi đó là Judas Swing). Nếu bạn thấy giá di chuyển nhanh bên dưới giá
mở cửa thì đó là tín hiệu xác nhận rằng giao dịch sẽ đi theo hướng của chúng ta.
· Giá mở cửa nên gần với mức giá thấp nhất của ngày, thường là 20% trên tổng phạm vi. Nó
sẽ là một thân nến dài ở giữa và sau đó thì đóng cửa gần với vùng giá cao nhất của ngày.
· Đối với những ngày giảm giá, giá di chuyển phía trên mức giá mở cửa chính là tín hiệu
săn dừng lỗ (hay Judas Swing). Nếu bạn thấy giá di chuyển nhanh phía trên giá mở cửa thì
đó là tín hiệu xác nhận rằng giao dịch sẽ đi theo hướng của chúng ta.
· Giá mở cửa nên gần với mức giá cao nhất của ngày, thường là 20% trên tổng phạm vi. Nó
sẽ là một thân nến dài ở giữa và sau đó thì đóng cửa gần với vùng giá thấp nhất của ngày.

Vùng giá tích lũy điển hình

· Vùng giá tích lũy điển hình bắt đầu từ giá mở cửa:
o Nếu chúng ta tìm kiếm một giao dịch mua, thì chúng ta sẽ phải đợi để thấy thị
trường di chuyển xuống bên dưới phạm vi của vùng giá tích lũy hoặc giá mở cửa.
o Tương tự nếu chúng ta tìm kiếm một giao dich bán thì sẽ phải đợi giá di chuyển lên
phía trên vùng giá tích lũy hoặc giá mở cửa.
o Dòng tiền thông minh mua trong cú giảm giá và bán trong xu tăng giá. Bạn cũng nên
như thế.
· Và khi giao dịch thì bạn cần đảm bảo được rằng, bạn cần nắm rõ cấu trúc của khung thời
gian cao hơn. Chờ giá đạt đến các vùng giá quan trọng và đừng giao dịch trước khi giá đi
đến được kháng cự hỗ trợ trên khung tuần, khung ngày, H4 và đừng bao giờ thấp hơn H1.
· Khi giá đang giao dịch ở kháng cự hỗ trợ ở khung lớn. Thì lúc này bạn hãy tìm tín hiệu
phân kỳ (SMT – cái này mình sẽ viết ở phần sau).
· Tiếp theo là áp dụng thêm yếu tố xác nhận cho chiến lược của bạn là thời gian và giá cả
(phần này mình sắp viết bên dưới đây).
· Sau đó thì chờ cho biểu đồ ngày hình thành đỉnh hoặc đáy và sau đó thì mới bắt đầu tìm
kiếm giao dịch.
· Nói tóm lại là bạn sẽ tìm kiếm giá mở cửa, sau đó là Judas Swing, và sau đó là tìm kiếm sự
mở rộng của thị trường hay đó chính là hướng đi thực sự.
Lý thuyết thời gian và giá trong smc
Những điều anh em cần lưu ý:

· Bạn cần xác định được thời gian cụ thể trong năm, tháng, tuần, ngày mà giá hình thành
nên đỉnh đáy quan trọng.
· Thời gian và giá là khu giá gặp kháng cự hỗ trợ tại một thời điểm đặc biệt trong ngày mà
chúng ta đã dự đoán đỉnh đáy sẽ được hình thành và trong ICT gọi đó là vùng hủy diệt (Kill
Zones). Khi tín hiệu này xuất hiện nó sẽ cho chúng ta xác nhận mạnh mẽ để giao dịch.
· Ví dụ như thứ 2, thứ 3 và thứ 4 là những ngày có khả năng hình thành nên đỉnh đáy của
tuần nhưng chúng ta nên xem xét kỹ thời điểm phiên Âu mở cửa ở thứ 3 và thứ 4.

Vùng hủy diệt (Kill Zones)

· Chúng ta cần hiểu những giờ đặc biệt trong ngày mà đỉnh đáy được hình thành, hiểu được
điều này sẽ giúp chúng ta biết được khi nào thì bạn sẽ tìm thiết lập để giao dịch và khi nào
thì không.
· Bên dưới là thời điểm đặc biệt hay vùng hủy diệt mà chúng ta sẽ sử dụng để san những
giao dịch đẹp.
o Vùng hủy diệt phiên Á: 23:00-3:00
o Vùng huỷ diệt phiên Âu: 7:00-10:00 GMT
o Vùng hủy diệt đóng cửa phiên Âu: 15:-18:00 GMT
o Vùng hủy diệt phiên Mỹ mở cửa: 12:-15:00 GMT
o Cho phép tăng lên 1 tiếng trước và sau vùng hủy diệt vì đôi khi thiết lập giao dịch sẽ
đến sớm hơn 1 tiếng vì giờ tiết kiệm năng lượng mặt trời.
· Hãy theo dõi 4 tiếng sau 5:00 GMT hoặc nửa đêm của phiên Mỹ vì nhiều khả năng đỉnh
đáy sẽ được hình thành trong 4 tiếng này.
· Bạn sẽ thấy mức đỉnh đáy trong ngày hình thành hầu hết trong khoảng thời gian 9:00-9:30
GMT.
· 10:00 GMT hầu hết là thời gian của Judas Swing hay săn dừng lỗ và tín hiệu phân kỳ (SMT
– nội dung này mình nói ở phần sau). 7:00-9:00 GMT giá thường hình thành đỉnh đáy theo
hướng của thị trường.
· Ví dụ như bạn đang trong một giao dịch bán, bạn sẽ thấy giá hồi về đỉnh trong ngày và sau
đó quay đầu tiếp tục giảm. Đánh dấu giá mở cửa cửa 10:00 GMT và trong hầu hết thời
gian này thì giá sẽ thiểt lập để vào lệnh ở phiên Mỹ (Optimal Trade Entry – OTE) đồng bộ
với đỉnh đáy được hình thành ở phiên Âu.
· Trong hầu hết phiên Mỹ, giá sẽ quay trở lại mức giá 7:00 GMT và cung cấp cho bạn OTE.
Nếu như trong trường hợp bạn không thấy Judas Swing trong phiên Âu thì nên kỳ vọng cú
săn dừng lỗ này sẽ xuất hiện ở 10:00 GMT.
· Đối với giao dịch bán, đỉnh của ngày thường sẽ hình thành trong 4 giờ đầu tiền sau 5:00
GMT (vùng hủy diẹt mở của của phiên Âu) nhưng khoảng thời gian lý tưởng để hình thành
đỉnh là từ 7:00-10:00 GMT và đáy trong ngày sẽ hình thành khoảng 15:00-16:00 GMT. Và
ngược lại đối với giao dịch mua. Điều đó có nghĩa là nêu như bạn đang bán từ các vùng
tiêu diệt của phiên Âu thì bạn nên đóng giao dịch vào khoảng 15:00-16:00 GMT.
· Thông thường, các đỉnh đáy hằng ngày được hình thành trong trong hướng ngược xu
hướng (Counter Trend) của ngày đó (Judas Swing/Stophunt).
· 5:00 GMT là thời điểm bắt đầu của ngày giao dịch thực sự và cũng là thời điểm kết thúc
phạm vi của phiên Á.
· 19:00 GMT là thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
· 20:00 GMT đến 00:00 GMT là vùng giá giao dịch của ngân hàng trung ương.
· 00:00 đến 5:00 GMT là vùng giá phiên Á.
· 10:00-11:00 GMT là thời điểm mà bạn sẽ thấy giá tạm dừng di chuyển sau phiên Âu hoặc
Judas Swing và nó sẽ tạo một đỉnh đáy đi theo hướng của thị trường trong khung thời gian
thấp hơn.
· 12:20 (20 phút sau vùng hủy diệt bắt đầu phiên Mỹ) là thời điểm thị trường tương lai bắt
đầu giao dịch.
· Chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm các thiết lập giao dịch ở phiên Mỹ từ 12:20. Đối với các giao
dịch mua thì bạn cần mua dưới mức giá tại 12:20 khoảng 10 pip và đối với các giao dịch
bán thì bạn cần bán trên mức giá tại 12:20 10 pip.
· Khá nhiều điều cần nắm cho chúng ta ở phần này. Tuy nhiên thì anh em chỉ cần lưu ý đến
vùng hủy diệt là được. Và nhớ rằng thị trường thường sẽ tạo một cú phá vỡ giả hay săn
dừng lỗ trước khi di chuyển thực sự.
Hết phần 17.

Ở phần tới thì mình sẽ viết về tín hiệu phân kỳ (SMT) trong hệ thống này.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 18: Phân kỳ trong
SMC - Tín hiệu xác nhận quan trọng

Ở phần trước chúng ta đã nắm được khái niệm thời gian và giá trong giao dịch smc. Mình lưu ý
lại đó là phần rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của thiết lập nhé. Điều đó có nghĩa là
chúng ta không chỉ chọn mức giá tại một vùng giá quan trọng mà còn ở tại một thời điểm đặc biệt
mà trong smc gọi đó là vùng hủy diệt (The Kill Zones).

Trong phần trước mình có nhắc đến một khái niệm đó là phân kỳ (SMT), một trong những tín hiệu
xác nhận thêm cho chiến lược giao dịch của chúng ta.

Phần này mình sẽ nói rõ hơn cho anh cách nhận biết tín hiệu phân kỳ (SMT) như thế nào nhé.

Smart money Correlation (Sự tương quan của dòng tiền thông minh)
chúng ta biết rằng:

· Các hành động của dòng tiền thông minh được tiết lộ thông qua các lỗ hổng trên thị trường
· Sự tương quan là dấu hiệu dòng tiền thông minh để lại trên biểu đồ khi chuyển đổi xu
hướng trung hạn.
· Các đỉnh đáy trung hạn là nơi có tiềm năng thực sự chứ không phải là những điểm dao
động nhỏ.
· Khi mối tương quan được thể hiện rõ ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng, chúng ta tin
rằng sẽ có phản ứng giả xảy ra.
Phân kỳ của USDX

· Khi chúng ta giao dịch tiền tệ, thì chỉ số USDX được sử dụng để xác định được tình trạng
của thị trường hiện tại.
· Nếu là điều kiện thị trường hiện tại là Risk On tức là rủi ro được cảm nhận ở mức thấp và
các nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào các tài sản rủi ro, thì lúc này đồng USD giảm giá.
· Nếu điều kiện thị trường hiện tại là Risk Off tức là rủi ro được cảm nhận ở mức cao và các
nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang đầu tư các tài sản an toàn, thì lúc này đồng USD
tăng giá.
· Vậy thì nếu USD tăng, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa, chứng khoán và các
tiền tệ khác sẽ giảm.
· Ngược lại, nếu USD giảm, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa, chứng khoán và
các tiền tệ khác sẽ tăng.
· Với mối tương quan nghịch đảo của các cặp tiền, thì khi giá trên một cặp tiền tạo mức đáy
thấp hơn, thì chúng ta kỳ vọng cặp tiền khác sẽ tạo mức đỉnh cao hơn. Nếu như điều này
không xảy ra thì chúng ta có tín hiệu phân kỳ (hay còn gọi là SMT)
· Tín hiệu phân kỳ như là một sự gợi ý về giai đoạn tích lũy trươc một động thái lớn theo
hướng ngược lại.
Các bạn nhìn hình bên dưới để dễ hình dung hơn:
Nhưng cặp tiền tương quan để xác định phân kỳ
Phân kỳ tăng giá

· Nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
· So sánh những mức đáy trong các cặp của EUR và GBP tại những ngưỡng hỗ trợ kháng
cự quan trọng. Nếu như một cặp thất bại trong việc tạo đáy thấp hơn sẽ cho thấy sự thay
đổi ngắn hạn trong thị trường để bật lên cao hơn.
· So sánh đỉnh trong các cặp tương quan tại ngưỡng kháng cự quan trọng, nếu không tạo
được đỉnh cao hơn thì cho thấy thị trường thay đổi trong ngắn hạn để giảm thấp hơn.
· Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đáy thấp hơn trong khi cặp kia lại thành công thì cả 2
cặp có khả năng cao sẽ bật lên cao hơn tại ngưỡng kháng cự quan trọng.
· Khi xác định ngưỡng hỗ trợ để canh mua hãy xem xét cặp không thể tạo ra được mức đáy
thấp hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm xuống được thấp hơn tức là nó
đang được mua vào nhiều hơn nên nó chưa sẵn sàng giảm xuống thấp hơn. Về cơ bản thì
đây chính là vùng cầu hoạt động để đẩy giá đi cao hơn.
Cụ thể như, EURUSD đang tạo đáy cao hơn trong khi GBPUSD tại đáy thấp hơn >>> chúng ta
chọn EURUSD để mua. Như hình bên dưới:
Phân kỳ giảm giá

Chúng ta có những điều kiện nhận biết tương tự:

· Nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng kháng cự quan trọng.
· Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đỉnh cao hơn trong khi cặp kia lại thành công thì cả 2
cặp có khả năng cao sẽ giảm xuống những ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
· Khi xác định ngưỡng kháng cự để canh bán hãy xem xét cặp không thể tạo ra được mức
đỉnh cao hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm xuống được thấp hơn tức
là nó đang được bán ra nhiều hơn nên nó chưa sẵn sàng tăng lên cao hơn nữa. Về cơ bản
thì đây chính là vùng cung hoạt động để đẩy giá xuống thấp hơn.
Các bạn nhìn hình bên dưới, ta có EURUSD tạo đỉnh cao hơn nhưng GBPUSD lại tạo đỉnh thấp
hơn, trong điều kiện này chúng ta canh bán GBPUSD:
Các bạn nhìn hình bên dưới là biểu đồ trong thị trường thực tế để thấy được sự tương quan
giữa các cặp tiền:

Ta thấy GBPUSD tạo được đỉnh cao hơn trong khi EURUSD lại thất bại, trong trường hợp này
chúng ta chọn EURUSD để giao dịch. Tuy nhiên anh em có thể thấy giá sau đó đã giảm ở cả 2
cặp tiền.

Phân kỳ trên CRB (chỉ số giá hàng hóa)

· Chỉ số CRB được sử dụng để theo dõi giá của hàng hóa như vàng, dầu,... và chúng ta thấy
CRB có mối tương quan nghịch đảo với USDX.
· Chỉ số CRB có sự thay đổi hướng hơi sớm và có thể cảnh báo về khả năng có thể xu
hướng thay đổi trong dài hạn.
Phân kỳ trên chỉ số chứng khoán

· Chúng ta tìm các chỉ số chứng khoán lớn như (S&P 500, Dow Jones, Nasdaq,..) để so
sánh đỉnh tại kháng cự hoặc đáy tại hỗ trợ.
Bảng bên dưới giúp anh em xác định được hướng chính của thị trường trong các điều kiện Risk
On/Risk/Off:
Hết phần 18.

Phần tới chúng ta sẽ nói hồ sơ của thị trường. Trong đó sẽ nói về giai đoạn tích lũy cũng
như các vùng giá phá vỡ giả hoặc có hiệu lực và tìm được những vùng giá đảo chiều chất
lượng.

Mặc dù kiến thức về smc trong hệ thống này hơi nhiều nhưng để xác định tín hiệu mua
bán thì nó cũng không đến nỗi phức tạp lắm đâu nhé anh em. Cứ thoải mái mà ngâm cứu.
Và cũng đừng o ép bản thân là trong một trade phải áp dụng hết ngần này kiến thức vô
đâu nhé. Chúng ta sẽ linh hoạt mà áp dụng.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 19: Hồ sơ thị
trường - Một yếu tố xác nhận thêm cho điểm vào lệnh trong SMC

Ở phần trước chúng ta đã nắm được cách thức xác định tín hiệu phân kỳ. Tín hiệu này được xem
như tín hiệu xác nhận thêm cho chiến lược giao dịch của chúng ta. Anh em nào chưa đọc thì có
thể xem lại ở link bên dưới này:

Phần này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu hồ sơ của thị trường và nắm được mô hình mua bán theo
hệ thống smc.

Hồ sơ của thị trường


Hồ sơ thị trường đơn giản là để chúng ta nắm được điều kiện hiện tại của thị trường và phân loại
được nó. Đa số các nhà giao dịch tìm cơ hội tham gia thị trường mà bỏ qua yếu tố này.

Yếu tố này sẽ thay đổi tỷ lệ thành công của bạn khi bạn áp dụng cho đúng điều kiện thị trường.

Những kiểu hồ sơ thị trường phổ biến


Hồ sơ cho vùng tích lũy

· Trong điều kiện giảm giá, khi thị trường tích lũy, bạn có thể xác định những cú phá vỡ giả
để giao dịch ngược hướng hoặc cơ hội để vào lệnh bán với OTE.
· Thiết lập vị thế trong quá trình tích lũy: giai đoạn thị trường tích lũy cơ hội để bạn thiết lập
vị thế với dự đoán xu hướng sẽ đi tới đâu.
· Tìm thời điểm thị trường có nến nhỏ để tham gia giao dịch.
· Tích lũy là trạng thái cân bằng, khi giá phá vỡ khỏi vùng giá tích lũy nó thường sẽ kiểm tra
lại vùng này và tiếp diễn theo hướng hiện tại của thị trường.
Hồ sơ thị trường phá vỡ

· Trong chiến lược giao dịch theo smc, chúng ta sẽ không giao dịch phá vỡ, chúng ta sẽ chờ
giá hồi về rồi mới tìm cơ hội giao dịch.
Hồ sơ thị trường xu hướng

· Đừng tham gia giao dịch khi một đợt di chuyển đã bắt đầu mà nên chờ cho vùng tích lũy
hình thành và sau đó tìm cơ hội giao dịch.
Hồ sơ thị trường đảo chiều

· Điều kiện thị trường này sẽ hình thành một ngày giảm trong khi phiên Á, Âu và có thể phiên
Mỹ tăng giá nhưng thất bại trong việc giữ được đà tăng và đảo chiều xuống thấp hơn.
· Hay nó sẽ hình thành một ngày mà thị trường mua lên trong phiên Á, Âu và có thể phiên
Mỹ giá thất bại trong việc giữ được đà giảm và đảo chiều tăng cao hơn.
· Điển hình là phiên Mỹ mở cửa và phiên Âu đóng cửa và cuối phiên Mỹ thường sẽ ghi nhận
sự đảo chiều.
Nói đơn giản và ngắn gọn của phần này, đó là anh em cần xác định được điều kiện hiện tại của
thị trường để chúng ta lên kế hoạch giao dịch cho hợp lý mà thôi.

Phần này thì không có gì khó hiểu, quan trọng nhất chính là phần hồ sơ thị trường đảo chiều, nó
có khá nhiều lưu ý cho anh em về thời gian giao dịch. Mà phần này thì mình có nói rồi. Anh em
nào chưa đọc thì xem lại link bên dưới:

Phần tới là phần rất quan trọng, chúng ta sẽ nói về mô hình mua bán trong ICT, đồng thời nói về
các đặc tính ở khung thời gian giao dịch từ W1 về tới M5 cho anh em. Chúng ta cần tập trung điều
gì ở những khung thời gian này. Phần tới khá dài nên mình tách ra thành một phần riêng nhé anh
em.

Mời anh em tham khảo.


Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 20: Mô hình mua
bán trong ICT

Đây là phần quan trọng, chúng ta sẽ nói về mô hình mua bán trong ICT

Mô hình mua bán trong ICT

Đối với mô hình mua

Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:

Mô hình mua, chính là quá trình giá đi từ vùng tích lũy đến vùng phân phối, trong đó:

1. Vùng giá tích lũy


2. Giá đi đến ngưỡng hỗ trợ
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh
4. Vùng tích lũy với rủi ro thấp để mua lên
5. Tái tích lũy
6. Vùng phân phối
Trong đó anh em lưu ý rằng:

1. Vùng giá tích lũy

1. Sự tích lũy cần xảy ra ở ngưỡng kháng cự ở khung thời gian lớn hoặc khối OB giảm giá.
· Nếu bạn muốn bán thì bạn có thể bắt đầu tìm những mô hình giao dịch tại đây.
2. Giá đi đến ngưỡng hỗ trợ
· Giá sẽ phá vỡ mức thấp nhất của vùng tuchs lũy và sau đó kiểm tra lại nó một lần nữa và
quay đầu giảm đến ngưỡng hỗ trợ quan trọng hoặc khối OB tiếp theo. Đôi khi giá sẽ không
trở lại kiểm tra vùng tích lũy mà sẽ trực tiếp giảm luôn đến ngưỡng hỗ trợ.
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh

· Khi đạt đến ngưỡng hỗ trợ quan trọng giá sẽ đảo chiều tăng, hãy chú ý để có thể mua vào
với OTE (Optimal Trade Entry) – còn gọi là điểm vào lệnh tối ưu.
4. Vùng tích lũy với rủi ro thấp để mua lên

· Sau khi bị từ chỗi ở hỗ trợ, giá sẽ di chuyển lên cao hơn và giao dich mua với rủi ro thấp ở
vùng tích lũy có thể được thực hiện tại đây.
5. Tái tích lũy

· Giá sẽ giao dịch bằng hoặc gần với vùng tích lũy trước đó.
· Đây là vùng mà bạn cần chú ý, ví dụ như cấu trúc thị trường ở khung thời gian lớn là giảm
giá, thì trong quá trình tái tích lũy tại hoặc gần với mức tích lũy trước đó, thì chúng ta đừng
mong đợi giá tăng cao hơn vùng giá tích lũy, mà thay vào đó dự đoán giá sẽ bật trở lại tại
mức thấp của vùng tích lũy trước và giảm xuống thấp hơn (có thể xem lại hồ sơ thị trường
có xu hướng).
· Nhưng nếu như cấu trúc thị trường ở khung thời gian lớn là tăng, thì giá có thể sẽ giao dịch
phía trên vùng giá tích lũy trước đó và khớp dừng lỗ của những ai bán trong đợt giảm về
ngưỡng hỗ trợ.
6. Vùng phân phối

· Sau khi lấy dừng lỗ ở phía trên mức giá tích lũy trước đó thì thị trường sẽ phân phối và sau
đó là tiếp tục tái phân phối.

Mô hình bán

Tương tự chúng ta có mô hình bán với nguyên tắc ngược lại, anh em nhìn hình bên dưới:
Mô hình bán thì ngược lại, nó là quá trình giá đi từ vùng phân phối đến vùng tích lũy, trong đó:

1. Vùng giá tích lũy


2. Giá đi đến kháng cự
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh
4. Vùng phân phối với rủi ro thấp để bán xuống
5. Tái phân phối
6. Vùng tích lũy
Trong đó anh em lưu ý rằng:

1. Vùng giá tích lũy

· Sự tích lũy cần xảy ra ở ngưỡng hỗ trợ ở khung thời gian lớn hoặc khối OB tăng giá.
· Nếu bạn muốn mua thì bạn có thể bắt đầu tìm những mô hình giao dịch tại đây.
2. Giá đi đến ngưỡng kháng cự

· Giá sẽ phá vỡ mức cao nhất của vùng tích lũy và sau đó kiểm tra lại nó một lần nữa và
quay đầu tăng đến ngưỡng kháng cự quan trọng hoặc khối OB tiếp theo. Đôi khi giá sẽ
không trở lại kiểm tra vùng tích lũy mà sẽ trực tiếp tăng luôn đến ngưỡng kháng cự.
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh

· Khi đạt đến ngưỡng kháng cự quan trọng giá sẽ đảo chiều giảm, hãy chú ý để có thể bán
với OTE (Optimal Trade Entry) – còn gọi là điểm vào lệnh tối ưu.
4. Vùng phân phối với rủi ro thấp để bán xuống

· Sau khi bị từ chối ở kháng cự, giá sẽ di chuyển xuống thấp hơn và giao dich bán với rủi ro
thấp ở vùng phân phối có thể được thực hiện tại đây.
5. Tái phân phối

· Giá sẽ giao dịch bằng hoặc gần với vùng tích lũy trước đó.
· Đây là vùng mà bạn cần chú ý, ví dụ như cấu trúc thị trường ở khung thời gian lớn là tăng
giá, thì trong quá trình tái phân phối tại hoặc gần với vùng giá tích lũy trước đó, thì chúng ta
đừng mong đợi giá giảm xuống thấp hơn vùng giá tích lũy, mà thay vào đó dự đoán giá sẽ
bật lên tại mức cao của vùng tích lũy trước và tăng lên cao hơn.
· Nhưng nếu như cấu trúc thị trường ở khung thời gian lớn là giảm, thì giá có thể sẽ giao
dịch phía dưới vùng giá tích lũy trước đó và khớp dừng lỗ của những ai mua trong đợt tăng
giá lên ngưỡng kháng cự.
6. Vùng tích lũy

· Sau khi lấy dừng lỗ ở phía dưới mức giá tích lũy trước đó thì thị trường sẽ tích lũy và sau
đó là tiếp tục tái tích lũy.
Quan trọng: chúng ta chỉ cần chú ý đến 3 điểm trong mô hình mua bán trên, đó là điểm 1,3 và 6.

Như vậy là hệ thống này cũng sắp đi vào hồi kết rồi, chỉ còn vài phần nữa thôi. Ở phần tới thì
mình sẽ viết về ví dụ cho điểm vào lệnh OTE, và các ví dụ khác về thanh khoản và cách vẽ fibo
cũng như áp dụng mô hình giao dịch nhé anh em.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 21: Ví dụ về OTE,
OB, BB và FVG

Vốn dĩ phần này mình tính viết về những lưu ý khi sử dụng các khung thời gian từ W1 trở xuống.
Nhưng nghĩ thấy anh em bữa giờ đọc lý thuyết chay nhiều rồi nên phần này mình sẽ đưa ví dụ
cho các mục trước giờ mình viết như điểm vào lệnh, thanh khoản, OB, FVG,.....

Một khái niệm mà mình nhắc khá nhiều trong các phần trước là OTE (optimal trade entry. Thì
trong vài viết này sẽ đưa ra cho anh em ví dụ về cách để xác nhận cho tín hiệu giao dịch này nhé.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem ở link bên dưới:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 20: Mô hình mua bán trong ICT

Ngoài ra, còn khá nhiều lưu ý khi thực hành một chiến lược theo smc. Nhưng có thể nói hệ thống
này mình viết cũng được kha khá rồi. Tầm vài phần nữa thôi là chúng ta sẽ kết thúc. Lúc đó mình
sẽ làm một file tổng hợp để anh em dễ tìm bài đọc hen.

Optimal Trade Entry (OTE)

Trong hệ thống này chúng ta sử dụng công cự Fibo khá nhiều để đo lường cú hồi của giá. Các
mức hồi như 62%, 70.5% và 79% được kết hợp với các khái niệm khác trong smc để xác định
điểm vào lệnh tối ưu (OTE).

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:


Chúng ta tháy giá phá đỉnh trước đó cho thấy xu hướng hiện tại là tăng giá. Và đáy thấp
nhất tạo đỉnh cao hơn chính là đáy mạnh. Và ở đỉnh thì anh em cũng thấy cấu trúc nhỏ
của chúng ta đã bắt đầu hồi nên đỉnh cao hơn đó ta kỳ vọng sẽ là đỉnh yếu.

Anh em thực hành vẽ fibo từ đáy lên đỉnh và chúng ta không sử dụng đuôi nên để vẽ mà
nên sử dụng thân nến thôi nhé. Lý do cho điều này là vì đuôi nến có thể khác nhau ở
mỗi broker vì spread mỗi sàn là khác nhau. Vậy nên chúng ta sử dụng thân nến để xác
định cho điểm vào lệnh.

Mục đích chúng ta sử dụng fibo là để xác định ra các vùng Discount và Premium. Và trong
điều kiện thị trường tăng giá thì chúng ta canh mua ở vùng Discount bên dưới mức 50%.
Anh em đừng mua vội mua ở vùng 50% mà nên đợi về vùng Discount thì giao dịch sẽ lý
tưởng hơn.

Như hình bên dưới, kịch bản tăng giá thì chúng ta sẽ mua ở vùng từ 62% đến 79%. Nó
đồng thời cũng là vùng Breaker Block (bb):

Anh em nhìn phần biểu đồ tiếp theo:


Giá đã hồi về vùng Discount có sự hợp lưu của Breaker Block và anh em thấy giá đã từ
chối ở mức 70.5%. Và đó chính là OTE cũng chúng ta.

Anh em nhìn phần biểu đồ tiếp theo, ta thấy giá hồi về lại vùng breaker một lần nữa, tại
đây chúng ta có thể vào lại lệnh mua, hoặc vào thêm lệnh, với điểm chốt lời ở vùng
cung gần nhất:
Điểm dừng lỗ chúng ta có thể đặt bên dưới khối breaker block. Và anh em nhìn biểu đồ
sau đó, giá đã bật lên khỏi khối bb của chúng ta.

Biểu đồ bên dưới là OTE ở vùng Premium trong cấu trúc giảm giá:

Về cơ bản thì OTE chính là điểm mua ở vùng Discount trong cấu trúc tăng giá và điểm bán ở
vùng Premium trong cấu trúc giảm giá.

Còn về việc giá trở về các khối OB trùng với các vùng DisCount/Premium thì chúng ta sẽ bán sau
nhé. Trước mắt anh em hãy nhớ giúp mình OTE đơn giản là thế thôi.

Tuy nhiên khi giao dịch thực tế thì để tối ưu hóa điểm vào lệnh nhằm tìm được tín hiệu có tỷ lệ RR
cao thì ở những khối OB ở vùng Discount hoặc Premium, trader thường tìm thêm sự xác nhận ở
khung thời gian thấp hơn nữa. Tuy nhiên thì chúng ta chưa nói việc đó ở trong phần này.

Bây giở chúng ta đi qua vài ví dụ về các khái niệm kỹ thuật như khối OB và FVG.

Ví dụ về khối OB

Chắc mình không cần nói nhiều về cách xác định khối Ob cho anh em nữa nhé. Anh em nào chưa
nắm thì có thể đọc lại từ đầu hệ thống này để hiểu rõ hơn vai trò và cách xác định chúng trên biểu
đồ.

Hình bên dưới là khối OB tăng giá, nó đơn giản là nến giảm cuối cùng trước khi thị trường tăng cao
hơn và phá vỡ cấu trúc:
Đối với các khối OB tăng giá trong điều kiện thị trường tăng giá thì chúng ta sẽ mua khí
giá quay trở lại kiểm tra khối OB (Return to order Block – RTO).

Ngược lại với khối OB giảm giá, chúng ta canh bán với chúng trong điều kiện thị trường
giảm giá:
Còn một kiểu OB khác đó chính là Breaker Block, nó là khối OB bị giá phá vỡ. Và như hình
bên dưới thì chúng ta sẽ mua khi giá trở lại retest lại khối Breaker Block (Return to Breaker
Block – RTB):

Khối OB đôi khi cũng được xác định ở giữa một đoạn giá di chuyển mạnh. Như hình bên
dưới:
Hoặc khối OB bị phá vỡ và trở thành Breaker Block:

Ví dụ về Fair Value Gap (FVG)

FVG là một khoảng giá được để lại sau khi giá tăng hoặc giảm mạnh. Nó giống như là vùng mất
cân bằng (Imbalance) mà mình có nói ở những phần trước. Như hình bên dưới:
Đối với FVG giảm giá thì chúng ta canh bán ở FVG, như hình bên dưới:
Tuy nhiên, các bạn nhìn trường hợp bên dưới:

Với trường hợp này thì chúng ta không nên bán vì lý do là thị trường hình thành 2 đỉnh trước
đó và phía trên FVG. Nên theo lý thuyết thanh khoản thì vùng 2 đỉnh này có thể sẽ bị quét.
Và các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, giá đã phá vỡ qua vùng FVG và 2 đỉnh trước đó:
Đây là những ví dụ mua bán với những vùng giá phản ứng mà mình có nói trước đó. Cái
mà anh em quan tâm có lẽ chính là làm sao để phân tích đa khung thời gian và cách vận
dụng những khái niệm này vào để tìm điểm vào lệnh như thế nào đúng không ạ? Vậy hãy
chờ tiếp những phần tới nhé.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 22: Ví dụ về lý
thuyết giá và thời gian trong SMC

Ở phần trước chúng ta đi về một vài ví dụ minh họa về điểm giao dịch OTE, ví dụ về khối OB và
FVG. Ở phần này, mình sẽ lấy một vài ví dụ về yếu tố rất quan trọng đó là giá và thời gian
trong smc. Anh em có thể đọc lại lý thuyết của giá và thời gian ở bài viết bên dưới:

Trong smc, anh em hãy lưu ý là chúng ta không chỉ giao dịch ở những vùng giá quan trọng mà
còn giao dịch ở thời điểm đặc biệt trong ngày hoặc tuần để có được xác suất cao.

Thì theo smc, chúng ta sẽ đợi vùng giá phiên Á hình thành, sau đó đợi cho một cú săn dừng lỗ
xảy ra quét một trong 2 phạm vi của phiên Á mà chúng ta gọi đó là Judas Swing. Đợi thị trường
hình thành đỉnh hoặc đáy thời điểm này, thì đó là thời điểm mà bạn có thể lên kế hoạch giao dịch
khi giá hồi về kiểm tra lại đỉnh đáy được hình thành trước đó.

Về cơ bản là thế. Trong phần lý thuyết giá và thời gian mình có nói rõ thời điểm nào vùng giá
phiên Á được hình thành, thời điểm nào thường có Judas Swing và thời điểm nào thị trường
thường hình thành đỉnh đáy. Anh em đọc lại để nắm rõ hơn nhé.

Còn bây giờ chúng ta đi vào ví dụ minh họa nhé.

Thời gian nửa đêm và diễn biến thị trường qua các phiên giao dịch

Trước khi đi vào phần ví dụ, thì anh em nhìn qua loạt hình minh họa về quá trình thị trường di
chuyển trong 3 phiên Á, Âu và Mỹ nhé.

1. Tích lũy (Accumulation)

Anh em nhìn hình bên dưới là vùng giá phiên Á (Asian Range):
Vùng giá này hình thành từ khoảng 7h sáng đến 12h trưa giờ VN (tức là nửa đêm ở Mỹ).

Trong giai đoạn này thì giá thường sẽ di chuyển lên xuống. Các trader nhỏ lẻ nếu giao
dịch trong giai đoạn này thường sẽ đặt dừng lỗ của họ ở trên và dưới của phạm vi phiên
Á.

2. Thao túng giá (Manipulation)

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới:


Sau khi vùng giá phiên Á hình thành, chính là thời điểm nửa đêm của Mỹ và đến 2-3 tiếng tiếp
theo (rơi vào khoảng 2-3 giờ chiều giờ VN) thị trường sẽ có Judas Swing. Tức thị trường sẽ quét
dừng lỗ phía trên vùng giá phiên á và thiết lập đỉnh của ngày hoặc quét ở vùng dưới phiên Á và
thiết lập đáy của ngày.

Lưu ý rằng sẽ có những ngày giai đoạn thao túng giá có thể diễn ra đến 4-5 giờ sau nửa đêm
hoặc thời điểm đó mới xảy ra thao túng giá. Không phải khi nào thị trường cũng sẽ thao túng giá
trong một thời điểm cả, nếu quy luật dễ như thế thì chúng ta đã không phải thua lỗ.

Nhiệm vụ của chúng ta là giao dịch sau thời điểm thao túng giá xảy ra. Giá trước tiên sẽ tăng lên
sau nửa đêm và nó sẽ cho chúng ta biết được là nên tìm cơ hội để bán. Và ngược lại với tín hiệu
mua.
3. Phân phối

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Cuối cùng đó là giai đoạn phân phối. Đây chính là thời điểm mà chúng ta bán và đặt mục tiêu ở
bên dưới vùng giá phiên Á.

Ví dụ về cách thị trường di chuyển trong các thời điểm trong ngày

Các bạn nhìn biểu đồ cặp EURUSD khung M15 bên dưới:
Chúng ta có giai đoạn 1 là tích lũy, sau đó là (2) thao túng giá và (3) phân phối.
Tương tự biểu đồ bên dưới cũng vậy nhé anh em:
Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:

Lưu ý quan trọng đó là giai đoạn thao túng giá thường sẽ tiếp cận đến ngưỡng kháng cự
hỗ trợ quan trọng trước đó, khối OB, FVG,... Luôn giữ tư duy này trong việc tìm kiếm điểm
vào lệnh chất lượng cho bản thân.

Ví dụ về thanh khoản (Liquidity)


Thanh khoản cũng là khái niệm quan trọng trong smc và trong phần này mình sẽ đề cập một vài ví
dụ để anh em nắm rõ hơn khái niệm này nhé. Ở phần trước vẫn còn hơi sơ sài.

Chúng ta cần hiểu rằng các tổ chức lớn sẽ tìm kiếm thanh khoản trên thị trường, đó là những nơi
mà các trader nhỏ lẻ sẽ đặt dừng lỗ. Đây cũng là câu hỏi đầu tiên mà bạn nên hỏi khi mở biểu đồ
đó là: “đâu là thanh khoản?”.

Như mình đã chia sẻ ở phần nói về thanh khoản thì các vùng có khả năng trở thành thanh khoản
có thể là các vùng:

· 2 đỉnh (Equal High) hoặc 2 đáy (Equal Low), 2 vùng này cũng được coi như ngưỡng kháng
cự và hỗ trợ.
· Ngoài ra các vùng như đỉnh hoặc đáy trên khung thời gian cao hơn, đỉnh đáy của ngày
trước đó, tuần trước đó.
· Một loạt đáy cao hơn hình thành theo xu hướng tăng hoặc đỉnh thấp hơn hình thành
trong xu hướng giảm.
· Vùng giá đi ngang
Nhưng vùng giá trên có khả năng cao trở thành thanh khoản bởi vì nếu các trader nhỏ lẻ giao dịch
tại đó thì điểm dừng lỗ họ đặt sẽ dựa vào những vùng giá này.

Như hình bên dưới là vùng Equal Low và trader nào mua lên trong trường hợp này thì dừng lỗ mà
họ đặt sẽ là bên dưới vùng 2 đáy này. Một khi xác định được vùng mà trader nhỏ lẻ đặt dừng lỗ
thì đó chính là thanh khoản:
Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo:

Giá giảm xuống thấp hơn và quét dừng lỗ sau đó thì đảo chiều. Các lệnh dừng lỗ và kể cả
các lệnh sell stop đều bị quét bên dưới vùng equal low.

Các trader canh bán sẽ đặt lệnh sell stop bên dưới khi giá phá vùng equal low này với kỳ
vọng giá giảm tiếp tục nhưng thực tế thì như bạn thấy đó.

Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:


1. Chúng ta bán ở đây nhưng lưu ý rằng dừng lỗ của chúng ta phía trên đuôi nến và mục tiêu
khoảng 20-30 pip đến vùng order block gần nhất.
2. Mua ở đây với 50% khối OB và mục tiêu chính là đuôi nến phía trên nơi bạn đặt dừng lỗ
cho lệnh bán.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, điểm vào lệnh OTE lần 2 tại vùng Discount:
Tiếp theo, là điểm bán của chúng ta với mục tiêu là giá quét dừng lỗ ở vùng equal low phía
dưới:

Ta thấy là điểm vào lệnh OTE đã được khớp ở một vùng FVG khá nhỏ và từ chối giá xuát
hiện ở khối OB.

Những khối OB có FVG là những vùng giá mạnh mẽ để giao dịch và như biểu đồ dưới,
chúng ta canh bán từ vùng này:
Sau khi chạm vào khối OB + FVG thì chúng ta thấy giá giảm mạnh và quét dừng lỗ vùng
equal low.

Tương tự biểu đồ bên dưới, một lần nữa chúng ta thấy vùng giá equal low bị quét:

Những vùng đỉnh đáy, equal low/high là những vùng giá rất tiềm năng có thể bị quét dừng
lỗ nên chúng ta cần lưu ý những vùng đó để đặt mục tiêu cho giao dịch của mình nhé.

Hết phần 22.

Phần tới chúng ta sẽ đi vào những ví dụ giao dịch và nếu bài chưa dài thì mình sẽ viết
luôn phần các mô hình giao dịch áp dụng trong smc nhé. Một phần lý thuyết quan trọng
cần nhắc tới nữa đó là vai trò của các khung thời gian. Mình cũng nói trong phần tới luôn
nhé.
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 23: Lưu ý quan
trọng khi phân tích đa khung thời gian trong SMC

Phần trước chúng ta đã nắm được ví dụ đơn giản về điểm vào lệnh. Về cơ bản đó là chúng ta cần
nắm được cấu trúc của thị trường hiện tại là gì, sau đó xác định được những vùng giá quan trọng
mà thị trường có thể quay trở lại phản ứng và sau đó tìm OTE để vào lệnh ở những vùng
Discount hoặc Premium.

Phần này mình sẽ lưu ý lại những điểm quan trọng cần lưu ý trong các khung thời gian cho chúng
ta. Và phần tới thì sẽ nói về mô hình chúng ta áp dụng để giao dịch smc.

Về cơ bản hệ thống smc mình cũng đã viết khá khá rồi, mình sẽ tổng hợp lại và đưa ra những
cách thức để áp dụng trong quá trình giao dịch ở phần cuối cùng nhé.

Các sử dụng khung thời gian lớn trên biểu đồ


Lưu ý:

· Nếu bạn bắt đầu tìm ý tưởng giao dịch thì nên nhớ rằng hãy luôn bắt đầu từ khung thời
gian lớn như từ khung tháng hoặc khung tuần và sau đó di chuyển từ từ xuống những
khung thời gian thấp hơn như khung H4, H1, M15 và M5.
· Tiếp theo đó là bạn cần định vị được hành động giá hiện tại đang nằm trong cấu trúc nào,
của khung thời gian nào vànos có thể đi đến đâu để định hướng giao dịch của mình cho
đúng.

1. Khung thời gian tháng (MN)

· Các ngưỡng kháng cự hỗ trợ chính trên khung tháng rất quan trọng, bạn cần đánh dấu ra
chúng. Hãy tìm các đỉnh đáy cũ và những phản ứng giá mạnh mẽ với các khối OB trên
khung thời gian này.
· Tìm nơi phạm vi giá thu hẹp và sau đó thì mở rộng mạnh mẽ.
· Sử dụng các mức trên fibo hồi quy.
· Khung thời gian tuần (W1)
· Sau khi chuyển từ khung thời gian tháng xuống khung tuần thì bạn hãy bắt đầu tìm kiếm hỗ
trợ kháng cự mới trên khung tuần.
· Tìm kiếm các khối lệnh trên khung tuần, xem xét khối lệnh cũ ở phía bên trái biểu đồ.
· Ngoài ra, chúng ta cũng phải tìm kiếm các vùng thanh khoản phía trên đỉnh cũ hoặc bên
dưới đáy cũ.
· Sau đó xác định cấu trúc hiện tại của khung thời gian này.

2. Khung thời gian hằng ngày (D1)

· Tìm kiếm những ngưỡng kháng cự hỗ trợ mới trong khung thời gian này, chủ yếu là 2-3
năm trước đó và lưu ý là không nên tinh chỉnh lại các mức đã xác định ở khung tuần và
khung tháng.
· Đánh dấu các đỉnh đáy và các mức phản ứng chính trong đó giá di chuyển rõ ràng và
mạnh mẽ khỏi mức đó.
· Đánh dấu những khối OB tiềm năng mà giá có thể phản ứng theo những kiểu tương tự và
anh em nên xem xét khối lệnh phái bên trái biểu đồ.
· Tìm kiếm các vùng thanh khoản phía trên đỉnh cũ hoặc bên dưới đáy cũ.
· Xác định cấu trúc thị trường hiện tại và chú ý đến sự tương quan.
· Tất cả những mức giá quan trọng và khối lệnh sẽ được chuyển về biều đồ H4 hoặc H1
thậm chí là thấp hơn nữa.

3. Khung thời gian H4

· Ở khưng thời gian này thì anh em cần lưu ý những phân tích ở khung D1 sẽ là trong tâm,
cơ sở nền tảng để thực hiện giao dịch ở khung thời gian thấp hơn.
· Nếu như trên D1 có cấu trúc giảm, chiến lược nhìn chung là bán thì chúng ta sẽ tìm kiếm
các mức kháng cự chính để tìm kiếm thiết lập bán tại đó.
· Và ngược lại, nếu D1 có cấu trúc tăng thì chiến lược chính sẽ là mua và chúng ta sẽ tìm
kiếm tín hiệu ở những ngưỡng hỗ trợ chính.
· Tìm kiếm những ngưỡng hỗ trợ kháng cự mới trên H4 và những vùng thanh khoản. Và lưu
ý là các khối OB cũng có thể được tinh chỉnh lại trong khung thời gian này.
· Lưu ý đến bộ ba như đỉnh đáy của 3 tháng trước.
· Xác định dòng lệnh (hướng đi của thị trường) ở thời điểm hiện tại kèm theo cấu trúc thị
trường.
· Các mức trên fibo.
· Tìm kiếm các mô hình giá như vai đầu vai, mô hình M/W,....
· Tất cả những phân tích của khung H4 sẽ được chuyển qua khung H1.

4. Khung thời gian H1

· Ở khung thời gian này thì phân tích trên khung D1 vẫn được chú trong nhất. Chúng ta sẽ
kết hợp kết quả phân tích với phân tích của khung D1 và tham khảo phân tích của H4. Lý
tưởng nhất là khi H4 và D1 đều có hướng phân tích đồng thuận với nhau.
· Các khối OB trên cả khung H4 và D1 sẽ tạo ra các thiết lập có xác suất cao nhất nên bạn
hãy tập trung vào nó.
· Tìm kiếm những ngưỡng kháng cự hỗ trợ mới trên khung H1.
· Những vùng phản ứng trên khung H1 sẽ cho phép những khối OB có sự chuyển đổi tốt.
· Xem bối cảnh khung tuần trên khung H1 sẽ cung cấp cho chúng ta những điểm thay đổi
hướng tốt.
· Lưu ý đến bộ 3 như đỉnh đáy của 3 tuần trước.
· Tìm kiếm mô hình giá và các mức pivot của tuần.
· Xác định các mức trên fibo.
· Tất cả những phân tích của H4 và H1 chúng ta sẽ chuyển về phân tích cho khung M15 và
M5.

5. Khung thời gian M15

· Các phân tích trên khung D1, H4 và H1 sẽ luôn được duy trì ngay cả khi chúng ta nghiên
cứu hành động giá ở khung M15.
· Chú ý đến những ngưỡng kháng cự hỗ trợ cao hơn khung H1.
· Tìm kiếm giá cao và thấp nhất của phiên giao dịch, giá mở, đóng cửa của hàng tuần và
hằng ngày.
· Tìm kiếm đỉnh đáy của 3 ngày trước đó.
· Tìm kiếm các mức trên fibo.
· Tìm kiếm phân kỳ SMT.
· Tìm kiếm phạm vi của phiên Á (đỉnh và đáy trong ngày).
· Tìm kiếm các mô hình giá và thiết lập và thời điểm trong ngày cho tỷ lệ cược cao nhất có
thể.

6. Khung thời gian M5

· Chú ý đến những ngưỡng kháng cự hỗ trợ cao hơn khung H1.
· Tìm kiếm đỉnh và đáy của phiên giao dịch, giá mở cửa và đóng cửa hàng tuần và hàng
ngày.
· Tìm kiếm đỉnh đáy trong 3 ngày trước.
· Các mức trên fibo.
· Lập bản đồ vùng Kill Zones – thời gian quan trọng trong ngày.
· Tìm kiếm phạm vi của phiên Á và tìm kiếm sự thao túng giá ở khung thời gian này.

Khi phân tích biểu đồ của các khung thời gian thì anh em hãy nhớ rằng, cần nắm rõ khung
thời gian, hướng, vùng giá và thời điểm mà bạn giao dịch.

Tư duy của một trader chuyên nghiệp


Thứ nhất, khung giao dịch của bạn nên trên ít nhất 3 khung thời gian.

· Nếu giao dịch dài hạn thì nên tập trung vào những khung thời gian lớn như khung ngày,
tuần hoặc khung tháng.
· Nếu bạn giao dịch swing thì tập trung vào những khung thời gian như khung H1, H4 và
khung D1.
· Giao dịch ngắn hạn thì tập trung vào những khung thời gian như D1, H4, H1 và M15.
· Giao dịch trong ngày hoặc scalping thì nến tập trung vào từ khung H1 trở xuống.

Chìa khóa của phân tích đa khung thời gian


Trọng tâm của bạn sẽ là:

· Khung thời gian cao nhất sẽ được sử dụng để xác định hướng di hiện tại của thị trường.
· Giao dịch của bạn sẽ được quản lý theo khung thời gian cao nhất hoặc khung thời gian
trung bình.
· Khung thời gian thấp nhất sẽ được sử dụng để xác định các điểm vào lệnh và tín hiệu tiềm
năng.
· Các giao dịch có xác suất cao nhất là những giao dịch được thực hiện theo hướng đi của
khung thời gian cao hơn.
· Hãy luôn chú ý đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ chính.
· Cho dù bạn là giao dịch trong ngày thì phân tích của bạn cũng nên bắt đầu từ khung thời
gian lớn như khung tháng.
Khá là nhiều lưu ý cho anh em về khung thời gian nhưng nó lại rất quan trọng đối với chúng ta khi
giao dịch smc. Việc phân tích đa khung thời gian có thể sẽ dễ bị rối nhưng nếu nắm được những
chú ý này thì sẽ giảm bớt được không ít.

Hết phần 23.

Phần tới chúng ta sẽ nói về 2 mô hình quan trọng được sử dụng trong giao dịch smc và đây là mô
hình cơ bản cũng là đơn giản nhất.

Mời anh em tham khảo bài viết.


Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 24: 2 Thiết lập giao
dịch chất lượng cao trong SMC

Phần trước là những lưu ý quan trọng trong phân tích đa khung thời gian. Ở phần này mình sẽ
viết về một vài ví dụ trong việc phân tích thời điểm sau nửa đêm (tức khi vùng giá phiên Á hình
thành) thì chúng ta cần tìm kiếm những giao dịch như thế nào.

Ví dụ về cách lựa chọn khối OB để giao dịch trong ngày

Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới là biểu đồ khung D1:

Ta thấy cuối đợt giảm giá thị trường hình thành một khối OB và giá quay trở lại kiểm tra khối
này. Vậy nếu mua ở khối này thì chúng ta sẽ mua như thế nào để có được kết quả tốt nhất.

Các bạn nhìn biểu đồ khung M15 bên dưới:


Phần ô vuông màu xanh là khối OB trên khung D1. Phần màu vàng là hành động giá ngày
chủ nhật và chúng ta không cần quan tâm đến nó.

Ta thấy ngày thứ 2 thị trường giao dịch phía trên giá của ngày thứ 6 và sau đó thì giá quay
trở lại bên trong vùng giá của ngày thứ 6 và chạm vào khối OB tkhung D1. Tại đây chúng
ta tìm cơ hội mua sao? Chưa nhé anh em.

Mà cái anh em cần tìm ở đây chính là khối OB M15 được hình thành, khối này sẽ hợp lưu
với khối OB trên khung D1. Và sau đó thì anh em tìm phản ứng từ chối giá từ khối này.
Như hình bên dưới:
Chúng ta thấy phản ứng từ chối giá từ khối OB M15 và hình thành được choch tăng giá.
Lúc này chúng ta có thể tìm cơ hội mua lên ở cú choch này. Các bạn nhìn hinh bên dưới là
điểm mà chúng ta có thể mua vào:
Điểm vào lệnh này chính là OTE đồng thời nó đã qua nửa đêm, là thời điểm thích hợp có thể tìm
cơ hội để giao dịch được. Và mục tiêu cho lệnh mua này chính là đỉnh của ngày thứ 2.

Các xác định khối OB sau vùng giá đi ngang hình thành

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, chúng ta có một vùng giá đi ngang vừa phải:

Hành động giá mà chúng ta cần thấy sau vùng giá như vậy đó là tín hiệu quét dừng lỗ ở cả
phía trên và phía dưới, nếu giá quét phía trên chúng ta tìm cách bán ở khối OB gần nhất.
Ngược lại, nếu giá quét bên dưới thì chúng ta tìm cơ hội mua lên với khối OB gần nhất.

Các bạn nhìn hình bên dưới, giá quét SL vùng đỉnh, sau đó giảm mạnh quét SL vùng đáy
của vùng giá đi ngang. Như vậy thì chiến lược chính của chúng ta sẽ là canh bán ở khối OB
gần nhất:
Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới, đây chính là khối OB mà chúng ta có thể giao dịch. Bán ở
ở mức 50% độ lớn của khối OB hoặc bb:

Tương tự, chúng ta có thêm một ví dụ khác với lệnh mua ở khối bb:
Cách giao dịch sau thời gian nửa đêm

Nửa đêm của Mỹ chính là 12h trưa giờ VN chúng ta, đó cũng được cho là thời điểm mà vùng giá
phiên Á được hình thành. Sau khi vùng giá phiên Á được hình thành thì đó mới là thời điểm mà thị
trường thực sự mới bắt đầu. Lý do cho điều này là vì giá sẽ hoạt động mạnh hơn vào phiên Âu
mà mạnh nhất là vào đầu phiên Mỹ, vì đồng USD được cho là đồng tiền có sức ảnh hướng lớn và
kiểm soát những đồng tiền còn lại.

Như biểu đồ bên dưới, đường dọc màu tím là đường đánh dấu thời khắc nửa đêm ở Mỹ:

Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:


Nếu như bạn muốn bán xuống thì hành động giá mà bạn cần thấy đó là giá cần tăng lên
trước để thiết lập đỉnh của ngày giao dịch trước khi chúng ta bán.

Đó chính là bước quan trọng trong việc thiết lập một chiến lược giao dịch của chúng ta. Từ
12pm – 3pm giờ VN chính là khoảng thời gian để giá làm việc này. Hành động giá này với
mục đích quét SL để lấy thanh khoản.

Thời điểm bán lý tưởng của chúng ta nên từ 2pm-5pm giờ VN. Còn những hành động giá
xảy ra sau đó nữa thì còn tùy thuộc vào phiên Mỹ.

Như các bạn thấy ở hình bên dưới, giá đã quét SL của 2 đỉnh trước đó và như phần trước
mình nói thì những vùng 2 đỉnh gọi là equal high (EQH) và 2 đáy gọi là equal low (EQL).
Đó là những vùng giá có thanh khoản và thị trường có khả năng cao sẽ quét ở những
vùng đó. Sau khi giá quét vùng EQH thì chúng ta có thể bán được rồi nhé:

Và tương tự ở biểu đồ bên dưới, sau nửa đêm giá giảm xuống quét thanh khoản của 2 đáy
trước đó cho tới 3am (3pm giờ vn) để thiết lập đáy của ngày và đó là thời điểm mà chúng
ta có thể mua lên:
2 thiết lập giao dịch được áp dụng để tìm điểm vào lệnh trong smc
Thiết lập đầu tiên: SMS + BMS + RTB
Nếu chưa hiểu những từ viết tắt kia thì anh em cứ đọc tiếp đi nhé.

Chúng ta nhìn vào biểu đồ bên dưới, đầu tiên ta thấy giá đang nằm trong một xu hướng giảm khá
rõ ràng với đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước:
Tuy nhiên đến biểu đồ tiếp theo ta thấy giá tạo một đáy cao hơn cho thấy đây là tín hiệu
thay đổi cấu trúc (Shift in Market Structure – SMS):

Như vậy bước đầu tiên cho thiết lập của chúng ta được hình thành đó là phải có sự thay đổi
cấu trúc.

Bước thứ 2, quan trọng hơn đó là tín hiệu giá phải phá vỡ được cấu trúc giảm giá trước đó,
tức là giá phải phá vỡ được đỉnh trước đó của cấu trúc giảm để tạo đỉnh cao hơn. Chúng ta
gọi đó là phá vỡ cấu trúc (Break in Market Structure – BMS). Và nó thực ra chính là BOS,
thuật ngữ mà mình viết từ đầu series này đó nhé.
Khi giá phá vỡ cấu trúc thì bước tiếp theo của anh em là phải tìm được khối Breaker
Block. Và một khối bb như thế nào được xem là có hiệu lực thì anh em đọc lại phần các
vùng giá phản ứng giúp mình nhé.
Như biểu đồ bên dưới chúng ta thấy giá đã tạo được đỉnh cao hơn, phá vỡ cấu trúc giảm
giá trước đó và có khối bb:
Việc còn lại của chúng ta là chờ cho giá quay trở lại khối bb này (Return to Breaker Block
– RTB) và giao dịch thôi nhé.

Thiết lập thứ 2: SMS + BMS + RTO

Thiết lập này tương tự thiết lập đầu tiên thôi nhưng điểm khác biệt chính là bước cuối
cùng. Thay vù chúng ta xác định khối bb thì anh em sẽ xác định khối OB và chờ giá trở lại
khối OB này để giao dịch (Return To Order Block – RTO).

Các bạn nhìn hình bên dưới:

· Giá tạo khối OB tăng giá đồng thời thiết lập đáy cao hơn cho thấy sự thay đổi cấu trúc
(SMS).
· Sau đó phá vỡ đỉnh trước, phá vỡ cấu trúc giảm giá trước đó tạo đỉnh cao hơn (BMS).
· Cuối cùng, chúng ta chờ giá quay trở lại phản ứng với khối OB này (RTO) rồi mua lên.
Kiến thức vận dụng vào giao dịch trong smc khá nhiều nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ dùng
hết chúng. Anh em chỉ cần đánh giá được một điểm vào chất lượng cần những yếu tố gì, tín hiệu
xác nhận như thế nào, có chất lượng hay không là được.

Phần tới được xem gần như là phần tổng kết. Mình sẽ đưa ra ví dụ về phân tích đa khung thời
gian và tìm tín hiệu vào lệnh với smc như thế nào. Sau đó tổng hợp lại những tiêu chí quan trọng
để tìm được một điểm vào lệnh chất lượng cho anh em.

Hết phần 24.


Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 25: Cách phân tích
đa khung thời gian trong SMC

Ở phần trước thì anh em đã nắm được những thiết lập giao dịch được áp dụng giao dịch trong hệ
thống smc. Phần này chúng ta sẽ nói về phân tích đa khung thời gian như thế nào.

Bây giờ chúng ta đi tiếp phần nội dung tiếp theo nhé.

Phân tích đa khung thời gian trong smc

Thứ khiến cho smc trở nên hấp dẫn với rất nhiều trader đó chính là tỷ lệ RR rất cao, có thể lên
đến 1:10, 1:20 thậm chí 1:30. Đương nhiên là để có được mức RR như thế là không hề đơn giản,
đòi hỏi trader phải nắm được vận động giá, cấu trúc của từng khung thời gian, hướng đi hiện tại
của thị trường đồng thời những vùng giá quan trọng để giao dịch. Vậy nên, phân tích đa khung
thời gian chính là chìa khóa giúp trader đạt được mức tỷ lệ RR ấn tượng như vậy.

Anh em đừng nên kỳ vọng quá cao, đặc biệt là những trader mới tiếp cận hệ thống, đừng chăm
chăm đi tìm những giao dịch có tỷ lệ RR cao như vậy, mà tốt nhất là nên tập trung vào việc hiểu
được cách phân tích và thực hiện giao dịch đúng nguyên tắc mới là quan trọng.

Một khi đã nắm được hệ thống rồi thì việc chúng ta nâng dần tỷ lệ RR lên không quá đỗi khó. Và
một điều quan trọng khác mà anh em phải nhớ rằng tỷ lệ RR càng cao thì winrate càng thấp. Để
có được RR cao như vậy đòi hỏi chúng ta phải xuống khung thời gian rất thấp để tối ưu hóa điểm
vào lệnh. Mà càng xuống khung thời gian thấp thì tín hiệu nhiễu sẽ càng nhiều, bạn khó có thể
timing đúng được chính xác, và đây chính là rủi ro mà bạn phải chấp nhận để có RR cao.

Lan man nhiều rồi, bây giờ chúng ta đi vao cách phân tích đa khung thời gian của hệ thống này
nhé.

Khung thời gian tháng (MN)

Các bạn nhìn biểu đồ tháng bên dưới:


Việc bạn cần làm ở khung thời gian này đó là xác định đỉnh đáy. Như biểu đồ trên thì
chúng ta xác định đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất của thị trường hiện tại (đường đánh dấu
màu đỏ).

Sau đó xác định các ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng của khung thời gian này (đường
ngang màu xanh).

Và nhìn vào biểu đồ trên thì chúng ta thấy giá đã giảm trong nhiều năm kể lần chạm cuối
cùng vào ngưỡng kháng cự cao nhất kể từ năm 2014.

Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới làm nổi bật lên ngưỡng kháng cự thứ 2:
Bởi vì ngưỡng này đã tạo ra một khối OB phá vỡ đáy trước đó của cấu trúc giảm giá hiện
tại.

Trước khi xuống khung tuần thì chúng ta cần nói thêm về các vùng giá thanh khoản của
khung này. Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:
Đường màu tím chính là vùng giá có thể thay đổi cấu trúc của khung tháng, đó cũng được xem
như vùng giá thanh khoản lớn của cấu trúc chính.

Đường màu xanh lá cây là vùng giá của cấu trúc nhỏ hơn (ta gọi đó là internal structure). Và
chúng ta cần hiểu rằng,

· Những vùng giá của khung thời gian lớn sẽ có những vùng giá nhỏ hơn bên trong chúng.
· Những đỉnh đáy của vùng giá trên khung thời gian lớn sẽ giữ thanh khoản của của vùng
giá khung thời gian lớn (ta gọi đó là external range).
· Và những đỉnh đáy được hình thành trong external range chúng ta gọi đó là thanh khoản
của internal range.
Chúng ta sẽ không tập trung vào external range cho đến khi một trong 2 vùng giá trong internal
range bị phá vỡ.

Sau khi xác định được những điểm quan trọng này thì bạn có thể về khung thời gian thấp hơn là
khung tuần.

Khung tuần (W1)

Hãy lưu ý rằng chúng ta cần tập trung vào mọi thứ xảy ra sau khi giá rời khỏi khối OB trên
khung tháng. Hình bên dưới chính là khối OB mà bạn cần tập trung vào:
Tiếp theo các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là biểu đồ tuần với khối OB trên khung tháng được
đánh dấu:
Tiếp theo, chúng ta làm công việc tương tự, đó là đánh dấu các vùng giá thanh khoản của
external và internal trên khung tuần. Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới:

Tương tự ta có đường màu đỏ là của external và đường màu xanh là của internal.

Các đường màu đỏ và đường màu xanh thể hiện những vùng giá có khả năng là những
vùng thanh khoản giá có thể tìm về những vùng đó và thậm chí bị quét thanh khoản.

Hướng đi hiện tại của giá trên khung tuần đó là tăng và giá có khả năng sẽ đi đến vùng
thanh khoản của internal trên khung tuần.

Tiếp theo chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn, đó là khung D1.

Khung D1

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, chúng ta đánh dấu ra đỉnh đáycuar external và internal
trên khung D1:
Các bạn nhìn biểu đồ D1 bên dưới, chúng ta có thể thấy giá di chuyển về đỉnh trước đó
tạo 2 đỉnh tương đương nhau (Equa High – EQH):
Ta thấy giá không quay trở về bên dưới vùng 50% của vùng giá trên external, mà nó có vẻ
sẽ đi tiếp đến vùng thanh khoản theo hướng có ít chướng ngại vật nhất.
Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới:

Biểu đồ này cho thấy giá đã quét thanh khoản của vùng 2 đỉnh và sau đó quay trở về khối OB.
Sau đó thì giá tăng lên và đã đạt đến vùng thanh khoản của internal range.
Chúng ta trở về khung H4.
Khung H4

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:


Hiện tại giá đang ở đỉnh của khung ngày, và vừa mới bước qua tháng 9. Giá quay trở về
khối OB trên khung H4 và có dấu hiệu bật lên, lúc này chúng ta có thể trở về khung H1.

Khung H1

Các bạn nhìn biểu đồ của khung H1 bên dưới:

Giá chạm vào khối OB ở khung H4 và bật tăng mạnh tuy nhiên trên H1 chúng ta chưa thấy
giá chuyển hướng đồng dạng với các khung thời gian lớn. Khi đó chúng ta có thể lên kế
hoạch giao dịch khi về khung thời gian nhỏ hơn.

Anh em có thể thấy, việc quan trọng trong phân tích đa khung thời gian đó là chúng ta cần
đánh dấu ra đỉnh đáy của các khung thời gian và những vùng thanh khoản, hướng đi của
giá hiện tại và nó có khả năng sẽ đi đến những vùng giá nào.

Như phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được khả năng giá tiếp tục tăng để quét thanh
khoản của vùng 2 đỉnh mới được hình thành trên khung D1 và thậm chí cao hơn là có thể
tiếp tục tăng lên để quét thanh khoản của đỉnh trên khung thời gian tuần như được phân
tích ở biểu đồ ngày. Chúng ta có thể về khung thấp hơn như H4, H1 thậm chí là M15 để
tìm xác nhận cho hướng đi này của giá trong tương lai.
Hết phần 25.
2 thiết lập giao dịch CHẤT LƯỢNG CAO được "thiết kế đơn giản"
theo hệ thống SMC của ICT

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader những cách thức giao dịch đơn giản theo hệ
thống smc của ICT. Anh em lưu ý là bài viết này không nằm trong series của hệ thống smc của
ICT, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về cách thức giao dịch này thì các bạn cũng cần nắm được những
kiến thức cơ bản nhất trong smc.

Hệ thống smc của ICT có rất nhiều thứ cần nắm những khi áp dụng giao dịch thì chúng ta không
sử dụng hết tất cả chúng mà chỉ chọn lựa ra những thứ hiệu quả với bạn, backtest chúng và biến
chúng thành một thiết lập riêng cho bạn để giao dịch. 2 cách thức giao dịch dưới đây chính là một
ví dụ.

Thiết lập thứ nhất: Thanh khoản kết hợp Order Block
Chiến lược này chủ yếu sử dụng những vùng giá thanh khoản và các khối lệnh để tìm cơ hội giao
dịch. Anh em nào có đọc series của mình về hệ thống này sẽ thấy có rất nhiều khái niệm kỹ thuật
trong hệ thống, thanh khoản (Liquidity) và khối lệnh (order block) là một trong số đó mà thôi.

Nhưng như mình đã nói đó là chúng ta không cần thiết phải vận dụng hết tất cả mới giao dịch tốt
được, bạn chỉ cần backtest và chọn ra thiết lập hiệu quả nhất với bạn là được.

Thiết lập giao dịch này như sau:

Bước 1: xác định xu hướng hàng ngày

Đây luôn là bước đầu tiên của hệ thống smc, việc nắm cấu trúc của thị trường và hướng đi hiện
tại trong ngày rất quan trọng nếu anh em nào muốn bắt được hành động giá của ngày hôm đó.

Khi xác định xu hướng hằng ngày thì chúng ta sẽ nắm được vùng thanh khoàn nào là hợp lệ để
có thể giao dịch.

Một vài nguyên tắc cơ bản cần nắm:

· Chiến lược này hiệu quả hơn nếu áp dụng cho chỉ số S&P 500.
· Chỉ giao dịch trong khoảng thời gian từ 9:30 am đến 11:59 am EST.
· Rủi ro tối đa 1% tài khoản cho một giao dịch (0.5% là lý tưởng nhất).
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Chúng ta sẽ xác định thanh khoản của khung ngày, H4, H1 hoặc M15. Đó thường là đỉnh
đáy trước đó của khung thời gian này. Như biểu đồ trên thì chúng ta có đỉnh trước đó trên
khung M15, vùng này có khả năng trở thành thanh khoản. Đó sẽ là vùng mà chúng ta sẽ
tập trung giao dịch.

Thường thì thanh khoản sẽ được thanh trừ sau 9:30 am EST.

Bước 2: tìm khối OB sau khi quét thanh khoản

Sau khi vùng giá thanh khoản bên mua bị quét, lúc đó chúng ta hãy đợi thân nến xác nhận
đóng cửa bên dưới cây nến tăng cao nhất và đó chính là khối OB của chúng ta. Như biểu
đồ khung M5 bên dưới:
Ngược lại với thanh khoản của bên bán.

Sau khi xác định xong khối OB của chúng ta thì bước còn lại khá đơn giản đó là chờ giá quay trở
lại khối OB và giao dịch.

Bước 3: chờ giá quay trở lại khối OB và giao dịch ở thân nến khối OB

Các bạn nhìn biều đồ bên dưới:


Chúng ta chờ giá quay trở lại khối OB, vào lệnh bán ngay khi giá chạm vào thân nến của khối
này. Điểm dừng lỗ phía trên khối OB một chút. Và điểm chốt lời của chúng ta là ở đáy tiếp theo
trên khung M15 hoặc H1.

Có một điều mà anh em cần ghi nhớ là chiến lược này không được thiết kế để giúp bạn dự đoán
thị trường mà chỉ giúp bạn tìm được những thiết lập có xác suất cao để giao dịch với tỷ lệ RR hợp
lý.

Giao dịch thắng trung bình có thể dao động trong khoảng từ 2R đến 10R, bạn chỉ cần thực hiện
đúng phân tích của mình là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Thiết lập thứ 2: Thanh khoản + phá vỡ cấu trúc + Fair Value Gap (FVG)
Về mô hình cơ bản của thiết lập này đó là:

· Giá cần quét thanh khoản của bên mua hoặc bên bán.
· Sau đó phá vỡ cấu trúc kèm theo xác nhận mạnh mẽ.
· Giao dịch ở FVG.

Khá đơn giản đúng không anh em. Bây giờ đi vào chi tiết nhé.

Đối với lệnh bán

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Đầu tiên chúng ta thấy giá tăng mạnh quét thanh khoản của đỉnh khá xa trước đó. Đây
chính là tín hiệu quét thanh khoản của bên mua (Buy Side Liquidity – BSL). Như vậy bước
đầu tiên là chúng ta đã có tín hiệu quét thanh khoản bên mua.

Sau đó chúng ta thấy giá quay đầu giảm phá vỡ cấu trúc (break of structure -BOS) với một
nến mạnh có kèm theo FVG.

Anh em nào chưa biết FVG là gì thì xem lại series hệ thống smc mình để link ở đầu bài
viết nhé.

Cuối cùng, giá quay lại FVG thì chúng ta vào lệnh bán với mục tiêu là vùng thanh khoản
của bên bán (Sell Side Liquidity – SSL).

Tương tự thêm một ví dụ khác cho anh em nhé:

Đối với lệnh mua

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, chúng ta có nguyên tắc cho lệnh mua tương tự như lệnh
bán nhưng ngược lại thôi nhé anh em:
· Giá quét thanh khoản bên bán (SSL).
· BOS có kèm theo FVG.
Ví dụ khác. Các bạn nhìn biểu đồ M15 bên dưới, giá hồi về vùng Discount và khối OB của M15:

Khung M3 có BOS kèm theo FVG. Chúng ta đợi giá hồi về FVG rồi vào lệnh mua:

Tương tự biểu đồ S&P 500 bên dưới:


Giá quét lên vùng FVG của M15, sau đó tạo BOS giảm giá quét luôn thanh khoản của đỉnh
nhỏ trước đó. Và kèm thêm FVG, chúng ta chờ giá hồi về FVG rồi vào lệnh bán.

Thiết lập tương tự với biểu đồ của US 100 bên dưới:

You might also like