You are on page 1of 12

Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.

me/tailieuPriceaction

Trade price action trong vùng supply demand

Theo dõi tác giả


Khi bắt đầu biết đến khái niệm vùng supply demand, phương pháp vào lệnh của mình là sử dụng các lệnh limit để
đặt tại các vùng supply demand. Mình đoán cũng có nhiều bạn từng dùng cách này để vào lệnh. Điều hấp dẫn nhất
của phương pháp vào lệnh này là giúp trader có tâm lý thoải mái, bạn chỉ cần đặt lệnh tại vùng này, có stop loss và
take profit đầy đủ, thị trường sẽ lo liệu phần còn lại cho bạn.

Vấn đề lớn của phương pháp này chỉ xảy ra khi bạn nhận ra bạn bị động so với thị trường. Bạn không biết khi nào
giá chạm tới vùng supply demand rồi đảo chiều hay nó sẽ đi luôn một mạch tới stop loss của bạn.

Như ví dụ trên hình, nếu bạn đã đặt một lệnh chờ buy ở vùng demand, bạn sẽ gặp trường hợp giá đâm xuyên qua
vùng demand mà không hề do dự chút nào. Không cần nói các bạn cũng biết mình chán nản như thế nào khi
thường xuyên lỗ với cách giao dịch này.

Theo quy luật thông thường, những lúc như thế mình thường đoán là vùng supply demand này yếu, có vấn đề nào
đó với vùng supply demand mà mình chọn... và cứ thế mình đi tìm cách vẽ vùng supply demand chính xác hơn,
tìm thêm tài liệu về price action cho đến khi nhận ra mình đã tiếp cận sai hướng ngay từ đầu.

Khi mục tiêu trading của bạn là muốn thoải mái, có thu nhập bị động, tự do tài chính blah blah... bạn đã không
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

nghĩ đến việc nên nghiên cứu hành vi giá tại thời điểm thị trường tiến vào vùng supply demand. Cho đến khi
chuyển sang vào lệnh theo cách mới, bạn buộc phải theo dõi thị trường nhiều hơn, đó là điều rất khó khăn với
nhiều người mới bước vào thị trường.

Một điều mà mình tin là khi đặt lệnh chờ, bạn đã cho rằng bạn có thể đoán được hướng đi thị trường. Điều này lại
là một nghịch lý lớn. Không ai có thể đoán được hướng đi của thị trường, mọi thứ trader gọi là phân tích chỉ mang
tính ước đoán dù bạn dùng phân tích cơ bản hay kỹ thuật.

PRICE ACTION TRONG VÙNG SUPPLY DEMAND

Trade price action trong vùng supply demand đòi hỏi bạn chuẩn bị 2 điều:
Một là, bạn cần phải nắm kiến thức về vùng supply demand, như mình có giới thiệu ở các series trước.
Thứ hai, bạn cần phải nắm các mô hình giá đảo chiều trong vùng supply demand. Và đây chính là nội dung chính
của series với ví dụ minh họa về pinbar và engulfing candle.
Price action trong vùng supply demand
Như mình đã giới thiệu ở phần trước, để có thể trade price action trong vùng supply demand, bạn cần phải nắm rõ mô hình
nến đảo chiều trong vùng này. Bằng việc sử dụng các mô hình đảo chiều, bạn sẽ bắt đầu hiểu hơn về price action trong vùng
supply demand và chủ động hơn khi trade

Mô hình nến che phủ trong vùng supply demand (engulfing candles)

Loại mô hình nến này không quá xa lạ với nhiều anh em đã quen thuộc với các mô hình nến. Nó là loại mô hình mà ta tin cậy
nhất khi giao dịch trong vùng supply demand.
Nến engulfing khi tìm thấy trong các vùng supply demand cho thấy các bank trader muốn đẩy cho thị trường thoát ra khỏi
vùng suppy demand, nến engulfing chính là kết quả của bank trader tham gia vào thị trường.

Hình trên cho thấy


một vùng supply tại khung H1 của cặp AUDUSD với một nến engulfing.

Cách chúng ta giao dịch trước tiên là xác định vùng supply demand trên chart, sau đó, khi thị trường quay trở lại vùng này,
chúng ta sẽ chuyển sang khung thời gian thấp hơn (lower timeframe) để xem các nến engulfing vừa xuất hiện. Đây chính là
thời điểm chúng ta sẽ vào lệnh

Lưu ý: Khi chuyển sang khung thời gian thấp hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh mình khuyên bạn đi không chọn khung thời
gian thấp hơn chart M5. Nếu bạn sử dụng chart như M1, bạn sẽ gặp phải rất nhiều tín hiệu sai trước khi giá thực sự thoát
khỏi vùng supply demand.
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Bây giờ chúng ta đang nhìn vào vùng supply trên chart M5, ta có thể thấy nến engulfing đang xuất hiện ngay sau khi giá
bước vào vùng này. Đây là thời điểm chúng ta đặt lệnh. Bạn sẽ chờ cho nến này hoàn thành trước khi vào lệnh sell.

Bạn có thể sử dụng khung thời gian chính mà bạn đã đánh dấu vùng supply demand để vào lệnh nhưng tốt hơn là nên chuyển
sang khung thời gian thấp hơn vì bạn sẽ có tỉ lệ risk reward tốt hơn. Do đó, bạn sẽ giảm rủi ro hơn và tăng lợi nhuận nhiều
hơn.

Nếu bạn vào lệnh bằng nến engulfing trên biểu đồ H1, khoảng dừng lỗ của bạn từ điểm entry sẽ là 19 pips, tuy nhiên nếu bạn
đã chuyển sang biểu đồ M5 và vào lệnh bằng cách sử dụng nến engulfing trên chart này, bạn chỉ có thể bị lỗ 12 pips, do đó
bạn đã làm giảm rủi ro của bạn nhiều hơn. Bạn càng trade nhiều theo cách này, rủi ro của bạn càng giảm.

Ngoài việc giảm rủi ro, chúng ta cũng tăng lợi nhuận tiềm năng của cú trade kể từ khi chúng ta vào lệnh ngay tại thời điểm
đầu của xu hướng giảm. Nếu bạn vào lệnh với nến engulfing trên biểu đồ H1, chúng ta sẽ vào lệnh sau khi thị trường đã di
chuyển được một khoảng, do đó lợi nhuận của cú trade có thể kiếm được đã giảm nhiều hơn.

Nếu bạn nhìn vào hình biểu đồ M5, bạn sẽ thấy rằng thị trường cho bạn nhiều mô hình nến engulfing hơn so với biểu đồ H1
(tín hiệu nhiễu nhiều hơn). Điều này là một trong những vấn đề lớn mà rất nhiều trader gặp phải: nến engulfing nào là nến
nên trade? Cái nào nên bỏ qua?

Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong phần 3 và mình sẽ chỉ cho bạn cách xác định dấu hiệu rõ ràng một vùng
supply demand có thể giữ giá lại được hay không.

Chúng ta đi tiếp tới mô hình nến tiếp theo - nến pinbar.

Mô hình nến pinbar trong vùng supply demand

Một tín hiệu price action nổi tiếng khác mà bạn có thể sử dụng khi tìm điểm vào lệnh tại các vùng supply demand là
nến pinbar.

pinbar, như bạn đã biết, thể hiện sự từ chối khi giá tiến vào một vùng trên thị trường, thường là từ ngưỡng hỗ trợ và kháng
cự, nhưng có thể từ các đường xu hướng và những đỉnh cao hay thấp gần đó.
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Ta xem xét một số ví dụ:

Đây là một vùng supply trên biểu đồ H1 của cặp EURUSD

Nếu bạn muốn đặt lệnh tại vùng supply này, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh dấu sẵn vùng supply trên biểu đồ của bạn ở tất
cả các khung thời gian, sau đó bạn sẽ chờ thị trường quay lại vùng supply này một lần nữa.

Tương tự cách vào lệnh với nến engulfing, khi giá trở lại vùng này, bạn sẽ cần chuyển sang một khung thời gian thấp hơn để
tìm nến pinbar mà bạn có thể vào lệnh.

Thị trường tạo một nến pinbar khi giá tiến vào vùng supply (chỗ đánh dấu X).

Cách bạn giao dịch này là chờ đợi cho đến khi pinbar hình thành, sau đó bạn đặt một lệnh bán hoặc lệnh chờ sell bên dưới
nến. Stoploss sẽ đặt đặt bên trên giá cao nhất của nến pinbar.
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Dưới đây là một ví dụ khác, biểu đồ H1 của USDJPY:

Bạn thấy nến pinbar đã hình thành trên khung thời gian này mà không cần ta phải vào khung thời gian thấp hơn để tìm, bạn
có thể đặt lệnh ngay từ khung thời gian H1. Nhưng để có tỉ lệ risk reward tốt hơn bạn vẫn cần phải chuyển sang khung thời
gian thấp.

Vùng supply trên biểu đồ M15:

Chúng ta có thể thấy một nến pinbar khác. Cách chúng ta vào lệnh cũng chính xác giống như những gì mình vừa thảo luận
lúc nãy. Ta đặt một lệnh sell order khi nến đóng cửa hoặc lệnh chờ sell bên dưới mô hình nến. Stoploss được đặt bên trên
đỉnh cây nến.

Một số trader có ý kiến nên đặt stoploss bên trên vùng supply nhưng điều đó là sai lầm. Ý tưởng trade của bạn dựa trên việc
thị trường sẽ giảm nhanh sau khi pinbar đã xuất hiện. Vì bank trader đã tham gia thị trường, họ không muốn giá đảo chiều trừ
khi tín hiệu đó sai lầm. Trường hợp bạn dính lỗ, đơn giản bạn cần chấp nhận và chờ một tín hiệu khác hình thành.
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Trade price action trong vùng supply demand - phần 3 (đi tìm điểm vào lệnh
chính xác)

Nến engulfing nào là nến ta nên vào lệnh khi giá tiến vào vùng supply demand?

Nếu bạn đã đọc qua phần trước, mình đã giới thiệu về 2 mô hình nến đảo chiều thông dụng khi trader giao dịch trong vùng
supply demand đó là dùng nến pinbar hoặc nến engulfing và trade các mô hình này ở khung thời gian thấp để tăng tỉ lệ risk
reward.
Nhưng có một vấn đề lớn khi trade nến engulfing hay pinbar ở khung thời gian thấp là bạn sẽ phải gặp những tín hiệu nhiễu
nhiều hơn, bạn sẽ thấy xuất hiện nhiều nến engulfing và không biết nên chọn cái nào để vào lệnh. Vậy thì có cách nào để
phân biệt chúng không?
Các bạn xem hình ví dụ bên dưới:
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Hình ở trên là khung thời gian H1, hình dưới là khung thời gian thấp hơn M15. Mình muốn bạn tập trung nhìn vào nến
engulfing được đánh dấu bởi các đường màu đen xung quanh.

Cấu trúc của nến engulfing này gồm 2 thành phần:

Đầu tiên là một nến tăng giá nhỏ và thứ hai là một nến engulfing giảm mạnh.

Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một cây nến nhỏ bị nhấn chìm bởi một cây nến lớn trong vùng supply demand, đó là dấu hiệu
tốt cho thấy thị trường sẽ muốn thoát nhanh ra khỏi vùng supply demand này.

Để giải thích cho điều này, ta cần hiểu cách trader suy nghĩ và ra quyết định. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy hai nến trước
khi xuất hiện nến engulfing giảm có một nến tăng giá mạnh. Nến này thể hiện các retail trader đang nghĩ rằng thị trường
đang tăng lên, vì vậy họ bắt đầu mua vào để hình thành một nến tăng thân nhỏ ngay sau đó.

Bây giờ khi ngọn nến engulfing giảm mạnh xuất hiện và đẩy giá giảm nhanh chóng, điều này khiến các retail trader thực sự
rất sốc và buộc họ phải đóng lệnh. Đây là một điểm rất quan trọng, các bạn cần chú ý kỹ.

Nếu các nến engulfing có thân nhỏ và nến tăng trước đó cũng nhỏ nghĩa là đám đông trader bị sập bẫy không quá lớn.
Các trader không bị dính stop loss nhiều thì cũng không tạo thanh khoản cho giá đi sâu hơn được vì thế xác suất thành công
của giao dịch cũng sẽ không cao.

Khi nến engulfing có thân lớn, giống như trong ví dụ trên, đám đông trader bị dính stop loss nhiều hơn, bất ngờ hơn so với
trường hợp cả hai nến hình thành mô hình engulfing đều có thân nhỏ.

Một số ví dụ khác:
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Nến engulfing nào là nên ta không nên vào lệnh?


Cách tốt nhất để nắm bắt một vấn đề đó là ta phải hiểu nó theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong trường hợp này, mình tiếp
tục đặt câu hỏi ngược: vậy thì nến engulfing nào ta không nên vào lệnh?
Bạn xem chart dưới đây:
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Chart ở trên là một ví dụ về vùng supply với một nến engulfing giảm bên trong, đây là một trading setup mà có lẽ nhiều bạn
cũng đã từng gặp phải.

Nến engulfing có dấu mũi tên trên chart, trong khi vẫn đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của môt mô hình nến engulfing cơ
bản, lại không phải là một setup tốt để ta vào lệnh. Hãy nhìn vào kích thước của các nến engulfing, nó chỉ có thể che phủ cây
nến nhỏ trước đó. Kết quả sau đó, giá đã không thể đi xuống sâu hơn.

Nếu nến engulfing quá nhỏ, nó sẽ không làm cho những trader vào lệnh mua trước đó đủ bất ngờ để khiến họ phải sợ hãi và
thoát lệnh, nếu nến engulfing lớn hơn nhiều so với nến trước đó, sự đảo chiều bất ngờ của thị trường sẽ là áp lực lớn giúp lan
truyền sự sợ hãi khiến cho đám đông thoát lệnh nhanh và đẩy giá đi sâu hơn.

Các trader này - những người bị dính bẫy không muốn lệnh của họ bị lỗ nhiều hơn vì thế ưu tiên của họ là phải đóng lệnh
càng sớm càng tốt (để bảo toàn tài khoản). Tâm lý chung của hầu hết trader (cũng như mình và các bạn) đều lo lắng và sợ hãi
khi biết mình có thể đã sai ngay khi vừa vào lệnh. Các nến engulfing có kích thước nhỏ không thể nào đạt được hiệu ứng
này, họ chỉ làm cho một vài trader đóng lệnh và vì thế không khiến thị trường đi xa hơn được

Trade price action trong vùng supply demand - phần cuối: thời điểm quyết
định tất cả

Theo dõi tác giả

Bạn đã biết rằng một vùng supply demand không nên có tuổi thọ quá cao. Bạn đã biết rằng một vùng supply demand có vùng
cơ sở (the base) sẽ có khả năng đảo chiều cao hơn. Nhưng, vẫn còn một yếu tố nữa giúp bạn xác định chính xác vùng
supply demand có tỉ lệ đảo chiều thành công cao hay không? Yếu tố đó chính là thời điểm hình thành vùng supply demand.

Thời điểm quyết định tất cả


Trader ít khi nào bàn luận về khái niệm thời gian trong phương pháp giao dịch của họ, nhưng thời gian lại là một thành phần
quan trọng của thị trường mà bạn không thể bỏ qua.

Các Trader giao dịch trên thị trường làm việc trong các khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ như các Trader ở các khung thời
gian khác nhau sẽ vào lệnh tại những thời điểm khác nhau. Trader dài hạn khác với Trader ngắn hạn. Hoặc cũng cùng một
khung thời gian nhưng khác phương pháp cũng khác nhau trong thời điểm vào lệnh.
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Thời điểm phiên Âu mở cửa (thường 1-2h chiều theo giờ Việt Nam), các Trader châu Âu sẽ tham gia thị trường. 6 tiếng tiếp
theo khi phiên Mỹ mở cửa, các Trader ở Mỹ mới bắt đầu đặt lệnh. Thời điểm thị trường mở cửa ảnh hưởng trực tiếp đến
volume thị trường, và volume lại liên quan chặt chẽ đến cách vùng supply demand hình thành (xem lại series hướng dẫn đầy
đủ về vùng supply demand).

Theo lý thuyết mà mình đã giải thích từ series trước, thị trường quay trở lại vùng supply demand vì các bank trader không
thể thanh khoản tất cả các lệnh giao dịch của họ. Họ sẽ đợi cho giá quay trở lại vùng supply demand cũ để bẫy đám
đông trader này. Bank trader cần đám đông "đủ lớn" để thanh khoản cho giao dịch của họ và thời điểm tốt nhất là từ phiên
Âu đến phiên Mỹ mở cửa (đặc biệt là khoảng thời gian giao nhau giữa 2 phiên này).

Vùng supply ở trên được hình thành vào lúc 13h00 (giờ broker), đây là thời điểm giao nhau giữa 2 phiên Âu và phiên Mỹ.
Đến ngày hôm sau, thị trường quay trở lại khu vực này và tiếp tục bị đẩy xuống sâu hơn. Nghĩa là các vùng
supply demand hình thành khi thị trường hoạt động mạnh sẽ có tỉ lệ đảo chiều cao hơn.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa một vùng supply demand được hình thành trong lúc thị trường không hoạt động mạnh
không hẳn sẽ không trade được. Đơn giản là vì đám đông trader có thể không đủ lớn để thu hút bank trader tiếp tục đặt lệnh.
Bạn có thể giao dịch nhưng nên đặt khối lượng thấp hơn để giảm thiểu rủi ro.

Không phải vùng supply demand ở tất cả các cặp tiền đều như nhau
Một điểm nữa bạn cần chú ý là thời điểm vùng supply demand hình thành có tỉ lệ đảo chiều cao cũng khác nhau giữa các cặp
tiền. Không hẳn các vùng supply demand hình thành trong phiên Âu, phiên Mỹ sẽ là vùng đảo chiều mạnh trong tương lai.
Ví dụ: vùng supply demand của cặp AUDUSD hay USDJPY sẽ có tính chất đảo chiều khác so với cặp EURUSD, GBPUSD.
Điều này xảy ra do ảnh hưởng của quốc gia liên quan đến cặp tiền đó (ảnh hưởng của múi giờ, chính trị và các ngân hàng
trung ương tại mỗi quốc gia...)

Để chắc chắn, bạn cần nghiên cứu kỹ những hành vi khác nhau giữa các cặp tiền (đây là lúc bạn cần sự hỗ trợ của nhật ký
giao dịch). Một trader chuyên nghiệp không chỉ dựa vào thông tin sẵn có như thời điểm các phiên giao dịch mở cửa vì thị
trường không hề đơn giản như vậy.

Hãy luôn nhớ kỹ điều này nhé.


Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

Không có khái niệm chuyển đổi từ supply sang demand và ngược lại

Một trong những khái niệm đầu tiên mà các trader được học là sự chuyển đổi từ support sang resistance (và ngược lại) khi
giá breakout. Giải thích của các support resistance trader là khi giá breakout, các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ trước đó đóng vai
trò là các "ngưỡng tâm lý" nên vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đám đông trader trên thị trường trong tương lai.

Tính chất này cũng được nhiều trader áp dụng khi trade supply demand. Họ cho rằng khi giá breakout vùng supply theo xu
hướng tăng, vùng supply sau đó sẽ chuyển thành vùng demand mới và tiếp tục là khu vực đóng vai trò quan trọng cho giá
đảo chiều tăng trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu giả định là các vùng supply này có tồn tại các lệnh chờ (lệnh buy) ở đó thì khi thị trường breakout vùng
supply, tất cả các lệnh chờ sẽ phải được thanh khoản toàn bộ để giá có thể breakout. Có nghĩa là không còn lệnh chờ nào tồn
tại ở vùng supply này nữa. Thế thì ai sẽ cung cấp thanh khoản cho bank trader vào lệnh trong tương lai?

Quan điểm cá nhân mình nghĩ cách sử dụng vùng supply demand chuyển đổi khi giá breakout đã sai ngay từ đầu khi
nhiều trader không nắm bản chất khác nhau giữa 2 khái niệm vùng supply demand và ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Các
ngưỡng kháng cự hỗ trợ là một ngưỡng chính xác đóng vai trò tâm lý, trong khi vùng supply demand liên quan đến khái
niệm thanh khoản thị trường (do đó cũng thực tế hơn).

Kết luận
Hy vọng chuỗi bài viết đã giúp cho bạn hiểu thêm về vùng supply demand và cách vào lệnh với price action trong vùng này.
Các bài viết mang tính chủ quan của người dịch do có áp dụng một số kiến thức và kinh nghiệm của chính bản thân, vì thế sẽ
có nhiều điểm sai sót rất mong các bạn góp ý để mình cải thiện tốt hơn

Cá nhân mình không xem đây là cách vào lệnh price action đúng nhất vì mình cho rằng có rất nhiều cách để chiến thắng thị
Kiến thức miễn phí về Price Action và Supply Demand tại kênh: https://t.me/tailieuPriceaction

trường. Với mỗi phương pháp, mình khuyên các bạn nên xem như một ý kiến để tham khảo. Theo thời gian, mỗi bạn sẽ hình
thành một quy tắc vào lệnh riêng và mình hy vọng chuỗi bài viết này sẽ đóng góp chút gì đó cho thành công của mỗi người.

Nguồn : Khành trình traderviet

You might also like