You are on page 1of 68

1

Pin bar đảo chiều là gì


Là một nến đơn lẻ và nó thể hiện sự từ chối mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của cây
nến. Sau thời điểm mở cửa, giá sẽ di chuyển về một hướng nhất định và sau đó phản ứng rồi
đảo chiều thay đổi giá theo hướng ngược lại.
Nến pin bar rất dễ nhận ra bởi vì nó có một đuôi bóng nến dài và điểm quan trọng đó là:
Không phải tất cả cây nến có bóng nến dài đều là pin bar mà chỉ những nến có bóng nến dài
hơn nhiều so với thân nến mới có thể xem xét là pin bar. Thông thường, giá đóng cửa gần
hoặc ngay vị trí giá mở cửa.
Pin bar là một nến tín hiệu đảo chiều rất phổ biến, nó rất hay xảy ra ở vị trí ngưỡng hỗ
trợ và kháng cự. Một số trader thường dùng chúng kết hợp với Fibonacci Retracement, điểm
chốt sóng...
Thông thường, một nến pin bar đẹp sau một vài nến đi ngược lại với xu hướng chính,
nó gọi là trend retracement, cái mà bạn sẽ được tìm hiểu sâu hơn về sau.

Những yếu tố tạo nên một pin bar đẹp


Pin bar nên có một đuôi dưới hoặc trên dài, đó là điểm nhấn của một nến pin bar mà thể
hiện cho chúng ta thấy rằng có một sự false breakout ở đây.
- Thân nến nên rất nhỏ và nó phải nằm lệch nhiều về một đầu của cây nến.
- Lý tưởng nhất là thân nến không vượt quá 1/3 tổng độ dài của cây nến.
- Đuôi nến còn lại thường là không đáng kể. Tạm gọi nó như là cái “Đầu” (nòng nọc).

Hình 1: Ví dụ về Pin Bar


Tham khảo một số ví dụ về pin bar
BULLISH PIN
2

Hình 2: Một số mẫu nến Bullish Pin đẹp và không đẹp

BEARISH PIN

Hình 3: Một số mẫu nến Bearish Pin đẹp và không đẹp

CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ VÀO LỆNH VỚI PIN BAR


Có 3 cách để vào lệnh với pin bar
Có một yếu tố không thật sự cần thiết nhưng sẽ tốt hơn nếu như đuôi dài của pin bar đi
vào khu vực có ngưỡng hỗ trợ kháng cự như: Đường trung bình, ngưỡng fibonacci
retracement, điểm chốt...vv.
Phần lớn thời gian của cây nến giá không ở mức giá đầu và thân nến. Tốt nhất là phần
đầu và thân nến được hình thành vài phút hoặc vài giây (tùy khung thời gian) trước khi kết
thúc cây nến.
Cách 1: Vào lệnh thị trường
Nếu trong một trend mạnh và xuất hiện pin bar đẹp thì rất nhiều khả năng ngay sau khi
nến pin bar đóng cửa, thị trường sẽ vọt đi mạnh theo hướng mà bạn mong muốn. Và đôi khi
bạn không thể bắt kịp và bị bỏ lại khi mà thị trường đi quá nhanh và bạn do dự. Nếu vào sau
đó thì lợi nhuận cũng rất ít. Do vậy, để chắc chắn, các bạn có thể dùng thành thị trường để
vào trực tiếp ngay sau khi nến pin bar đóng cửa.

Hình 4: Vào lệnh thị trường


Cách 2: Đặt lệnh stop
3

Đây là một lệnh mang tính xác nhận. Với Bullish Pin thì chúng ta đặt lệnh buy stop
ngay trên đỉnh pin bar và khi giá phá vỡ đỉnh để khớp lệnh cũng là một sự xác nhận cho việc
giá tăng. Ngược lại với Bearish Pin ta đặt lệnh sell stop dưới đáy nến pin bar.

Hình 5: Đặt lệnh Stop


Cách 3: Đặt lệnh limit
Rất thường xuyên, ngay sau khi kết thúc nến pin bar thì đến cây nến tiếp theo giá sẽ hồi
về khoảng giữa của đuôi nến rồi sau đó mới đi theo hướng có lợi cho bạn. VÌ thế, chúng ta
có thể đặt lệnh một cách thụ động với limit order. Với bullish pin chúng ta đặt buy limit ở
khoảng 50% (điểm chính giữa) độ rộng của thân nến. Ngược lại, với bearish pin chúng ta
đặt sell limit ở khoảng 50% (điểm chính giữa) độ rộng của thân nến. Trong trường hợp
chúng ta đã vào lệnh thị trường thì khi khớp lệnh limit chúng ta sẽ chịu âm tạm thời đối với
lệnh thị trường. Nhiều trường hợp tôi vào được một lúc 3 lệnh với chỉ một nến pin bar.
Chẳng hạn, khi pin bar đóng cửa tôi vào ngay một lệnh thị trường, sau đó giá hồi về để tiếp
tục khớp lệnh limit và khi giá phá vỡ đỉnh (đáy) pin bar thì tiếp tục khớp lệnh stop. Tuy
nhiên, bên cạnh khả năng lợi nhuận lớn gắp nhiều lần thì cũng có nhược điểm của nó mang
lại cho chúng ta là nhiều khi giá đi ngược lại mong đợi khiến chúng ta lỗ đậm.

Hình 6: Đặt lệnh Limit


4

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁCH VÀO LỆNH VỚI PIN BAR


1. Vào lệnh trực tiếp

Hình 7: Vào lệnh trực tiếp


1. Xu hướng giảm đang mạnh.
2. Xuất hiện sóng hồi tăng với một vài cây nến xanh.
3. Sau đó xuất hiện nến pin bar.
4. Ta vào lệnh bán ngay khi nến pin bar đóng của và đã không lỗ một pip nào từ
điểm vào lệnh.
Trường hợp vào lệnh trực tiếp còn phù hợp với trường hợp mà nến pin bar không có
đầu và nếu đặt lệnh stop thì gần như ngay lập tức khớp lệnh (Nến pin bar tăng với lệnh mua
và pin bar giảm với lệnh bán). Do đó có thể vào ngay một lệnh thị trường và bỏ qua lệnh
stop.

Hình 8: Vào lệnh trực tiếp khi nến Pin Bar không có đầu
2. Lệnh Limit
Với lệnh limit, chúng ta có thể gặp những trường hợp mà nến ngay sau pin bar sẽ lập
tức hồi về 50% pin bar và rồi đi theo hướng có lợi cho chúng ta. Nhưng cũng có những
trường hợp mà phải cần đến một vài cây nến sau đó mới có dấu hiệu hồi về test lại 50% nến
pin bar (những trường hợp này chỉ nên xem xét các pin bar cực đẹp)
5

Hình 9: Nến ngay sau pin bar hồi về và khớp lệnh limit ở 50% nến pin bar

Hình 10: Sau một vài nến rồi mới hồi về 50% pin bar
3. Lệnh stop

Hình 11: Buy stop với bullish pin bar


6

Hình 12: Sell stop với bearish pin bar


Một vài lưu ý về điểm vào lệnh và điểm dừng lỗ
- Khi sử dụng pin bar giao dịch ngắn hạn (trong ngày). Ta nên sử dụng lệnh thị trường
để vào lệnh, hoặc chờ cho giá di chuyển lên trên đỉnh hoặc đáy (vượt qua đầu pin bar) và
vào lệnh trực tiếp chứ không nên đặt lệnh stop vì khung thời gian ngắn thì khoảng giá của
nến cũng hẹp hơn.
- Với daily chart, việc vào lệnh sẽ phụ thuộc kích cỡ của pin bar gần nhất, nếu nó là một
pin bar có độ rộng lớn và đuôi rất dài thì không nên sử dụng lệnh thị trường mà bạn nên chờ
đến ngày tiếp theo để theo dõi và chờ giá hồi về như chúng ta đã nói ở trên. Nếu như giá đi
theo như dự đoán của chúng ta đó là hồi về khoảng 50% độ rộng của nến rồi đi theo hướng
có lợi cho chúng ta thì có thể tiếp tục vào thêm một lệnh bằng cách chờ trên (dưới) đầu pin
bar. Khi đó stop loss của cả hai lệnh đều đặt ở vị trí chính giữa nến pin bar. Nếu giá quay lại
một lần nữa thì rất có thể chúng ta đã giao dịch sai hướng và chấp nhận thua một lệnh và
hòa vốn một lệnh. Với những newbie, các bạn trước tiên hãy cứ giao dịch với phương pháp
vào lệnh limit ở khoảng 38-55% nến pin bar. Đây là một cách an toàn và rèn luyện tính kiên
nhẫn. Chúng ta không có một quy tắc hoàn toàn tuyệt đối nào trong price action. Chìa khóa
thành công là chúng ta biết được dấu hiệu giá thể hiện qua nến, thêm vào đó là một thời gian
dài quan sát thị trường cùng với kinh nghiệm giao dịch với chúng.
- Stop loss là rất quan trọng. Phần lớn các giao dịch chúng ra đặt stop loss ngay dưới
(mua) hoặc trên (bán) đuôi pin bar. Với những trường hợp sử dụng lệnh xác nhận tín hiệu
(stop trên đỉnh hoặc dưới đáy) thì ta có thể đặt stop loss hẹp hơn (có thể 50% đến 75% pin bar
tính từ điểm cuối đuôi pin bar. Điều này thường áp dụng cho những pin bar có độ rộng lớn.
- Một điều bạn cũng nên nhớ rằng vào lệnh sau khi giá đã hồi về là cách thu hẹp stop
loss một cách tự nhiên. Một inside bar hình thành sau pin bar sẽ cho chúng ta điểm stop loss
ngay vị trí thấp nhất (hoặc cao nhất với lệnh bán) của inside bar.
- Một vài lưu ý khác:
- Khi pin bar xuất hiện ở các khung thời gian dài hạn thì bạn có thể sử dụng nó để định
hướng cho việc giao dịch trong ngày ở các khung thời gian nhỏ hơn dựa trên các tín hiệu
của khung thời gian lớn.
- Những vị trí ngưỡng kháng cự, hỗ trợ quan trọng cùng một việc sử dụng đường trung
bình (ví dụ như EMA 21) là những vị trí tốt để xem xét giao dịch pin bar khi chúng bắt đầu
xuất hiện.
- Khi đã vào lệnh, hãy đặt mục tiêu lợi nhuận ít nhất bằng 2 lần khoảng dừng lỗ. Pin bar có
thể là điểm bắt đầu cho một cú di chuyển mạnh của giá cho nên bạn đừng ngần ngại và lo lắng.
7

- Nếu bạn giao dịch với pin bar ngược xu hướng thì phải chắc chắn rằng pin bar đó cực
đẹp và ở vị trí cũng đáng tin cậy (ngưỡng hỗ trợ quan trọng, vùng cung cầu, ....). Nếu có
chút nghi ngờ thì đừng giao dịch, hãy chỉ giao dịch với một tâm lý thoải mái nhất. Kiên
nhẫn chờ đến pin bar hợp ý mình nhất.
- Việc giao dịch ở mức hồi về 50% pin bar hoặc là chờ ở trên (dưới) đầu pin bar suy cho
cùng cũng một nguyên tắc mang tính lý thuyết để tôi giảng dạy cho các bạn. Nó hoàn toàn
có thể linh hoạt và bạn có thể thay đổi nó cho phù hợp với thực tế giao dịch mà bạn cho là
hay hơn. Ví dụ, các bạn cũng thấy rằng nếu pin bar quá lớn thì giá khó mà hồi về mức 50%
và ngược lại điều đó dễ xảy ra với pin bar có độ lớn vừa phải.

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ GIAO DỊCH VỚI PIN BAR:


1. Ví dụ về một trường hợp pin bar hoàn hảo
Sự hoàn hảo ở đây không phải là setup đó sẽ giúp chúng ta có 100% cơ hội thắng lệnh
mà đơn giản là nó cho ta khả năng thắng cao, tự tin và giảm thiểu rủi ro, ở setup đó hội tụ
nhiều yếu tố có sức nặng. Một pin bar có các yêu tố dưới đây sẽ là một tín hiệu rất tốt để
vào lệnh:
- Chính bản thân pin bar là một dạng nến pin bar đẹp: đuôi dài vừa phải, thân nhỏ, đầu
nhỏ hoặc gần như không có.
- Pin bar vào lệnh thuận theo xu hướng và có nhiều hành động giá xảy ra ở vị trí tương
đương pin bar.
- Đuôi pin bar thể hiện rõ sự phản ứng với ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
- Sau đây là một ví dụ cụ thể:

Hình 13: Pin bar đẹp vào lệnh bán ví dụ 1


1. Nến pin bar có các yếu tố cấu thành đẹp.
2. Xuất hiện nhiều phản ứng của hành động giá pử vị trí tương đương.
3. Với sự phản ứng giá ở phần 2 cho ta một ngưỡng hỗ trợ, kháng cự quan trọng.
4. Thị trường đang trong xu hướng giảm.
5. Pin bar hồi về vị trí mức 50% Fibonacci retracement của sóng giảm mạnh gần nhất.
6. Nến pin bar thể hiện sự phản ứng mạnh với các ngưỡng kháng cự đã nói ở trên.
Ngoài ra các bạn nào đã học kiên thức trong bộ sách đầu tiên của mình cũng có thể thấy
trong trường hợp này, chúng ta đã vào lệnh với mẫu hình giảm dần tăng nhưng sau đó nến
8

pin bar đã làm chúng ta thua lỗ lệnh ban đầu. Theo quy tắc vào lệnh lại mà gặp thêm nến pin
bar nữa thì rất tuyệt vời. Re-entry là mạnh hơn lệnh gốc còn thêm pin bar thì chúng ta có thể
tin tưởng hơn rất nhiều khi vào lệnh.

Hình 14: Pin bar đẹp vào lệnh bán ví dụ 2


1. Xuất hiện pin bar đẹp
2. Vị trí kháng cự và hỗ trợ thể hiện qua một loạt các nến ở vị trí đỉnh đáy có bóng nến
dài cho thấy sự phản ứng của thị trường tại mức giá này.
3. Chúng ta có đường trendline giảm theo quy tắc ta đã học trong bộ sách đầu tiên.
4. Mẫu hình giảm dần đẹp, chúng ta hoàn toàn có thể vào lệnh bán khi xuất hiện nến
giảm. Tuy nhiên, sau đó giá hồi về khiến chúng ta thua lỗ. Khi này, hoàn toàn có thể tìm cơ
hội vào lệnh lại lần hai.
5. Sau khi hồi về, giá hình thành nên nến pin bar ở vị trí tập hợp nhiều ngưỡng kháng cự
như: Ngưỡng kháng cự theo phương ngang, đường trung bình EMA 21, đường trendline
giảm, điểm chốt cơ bản. Ta hoàn toàn tự tin vào lệnh với pin bar.

2. Giao dịch với các pin bar ở vị trí đẹp theo Fibonacci
Hãy tập trung giao dịch chủ yếu các pin bar xuất hiện ở vị trí 38.2; 50 và 61.8. Sau đây
là một vài ví dụ:
- Ví dụ 1
9

Hình 15: Giao dịch pin bar ở ngưỡng 38.2


1. Ngưỡng fibonacci 38.2%
2. Mẫu hình giảm dần được học ở bộ sách thứ nhất
3. Pin bar đẹp xuất hiện ở ngưỡng fibonacci 38.2, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của
đường EMA 21, và hình thành mẫu hình giảm dần. Ta có thể tự tin để vào lệnh.

- Ví dụ 2

Hình 16: Pin bar xuất hiện ở ngưỡng 50 và 61.8


Trong trường hợp này pin bar là một nến khá lớn. Chúng ta có thể thấy độ rộng của nó
bao toàn bộ từ ngưỡng 38.2 cho đến 61.8. Do đó nếu sợ rủi ro cao thì có thể chờ giá hồi về
50% nến pin bar để vào lệnh và đã khớp lệnh. Nếu làm như vậy chúng ta có thể thắng được
một lệnh với tỉ lệ khoảng 5:1.
10

Lưu ý khi sử dụng fibonacci:


-Trong bộ sách trước tôi đã nói về các setup xuất hiện ở ngưỡng 50% fibonacci là
những setup có chất lượng cao, nhưng chưa nói rõ lắm về cách xác định sóng nào thì nên
được sử dụng để xác định ngưỡng fibonacci. Thông thường chúng ta nên sử dụng những
sóng đi dứt khoát và những sóng hồi nếu có thì là rất nhỏ. Chẳng hạn như trong trường hợp
trên các bạn sẽ thấy

Hình 17: Cách xác định sóng để sử dụng fibonacci


1. Con sóng tăng mà chúng ta sử dụng để xác định các ngưỡng fibonacci là con sóng đi
khá dứt khoát, nó chỉ bao gồm một vài sóng giảm nhỏ.
2. Khi một con sóng tăng đang tiến triển mà xuất hiện sóng giảm hồi về mạnh thì chúng
ta mới bắt đầu nghĩ về việc sử dụng fibonacci để xem giá đã hồi về các ngưỡng quan trọng
hay chưa.
3. Sau cú hồi về ngưỡng fibo mạnh và giá bật lên thì sau đó chúng ta không được sử
dụng con sóng mà tôi đã đánh dấu đường đứt đoạn màu đen để xác định ngưỡng fibonacci
nữa vì nó đã chứa một sóng hồi sâu.
Các tình huống sau đó thì chúng ta có thể sử dụng linh hoạt những yếu tố khác mà ta
đã được học để phân tích và vào lệnh, chẳng hạn như:
11

Hình 18: Vào lệnh không phụ thuộc fibonacci


1. Sau khi xuất hiện pin bar và giá vọt tăng lên đã hình thành lên điểm chốt đáy vững
bền và do đó ta có thể vẽ đường trneldine tăng. Với độ dốc như trên thì thường là các đường
trendline này rất mạnh.
2. Sau cú tăng mạnh thì giá tiếp tục hồi về và đến vị trí gần đáy vững bền của pin bar và
đường trendline thì có dấu hiệu phản ứng của giá với hai nến pin bar và hai nến khác có
đuôi nến dưới dài. Từ đó tạo thành gộp của hai mẫu hình là giảm dần và vùng sức ép mua.
Do đó hoàn toàn có thể xem xét để vào lệnh mua với cơ hội này.
3. Nếu vào lệnh theo cách mà tôi đã hướng dẫn các bạn trong bộ sách đầu tiên thì cây
nến tín hiệu để vào lệnh là quá lớn. Để khắc phục nhược điểm này và tránh mất đi cơ hội
giao dịch thì tôi sử dụng lệnh chờ mua khi giá vượt qua đỉnh của nến pin bar gần nhất (bỏ
lệnh nếu như xuất hiện nến nằm dưới hoàn toàn nến pin bar đó). Như thế chúng ta sẽ không
bỏ lỡ một cơ hội giao dịch đẹp như vậy.
3/ Pin bar thuận trend trên D1
Đây là một trong những cách giao dịch với pin bar mà tôi thấy hay nhất. Chúng ta chờ
một pin bar xuất hiện sau một cú hồi điều chỉnh và quan trọng hơn là nó ở những ngưỡng hỗ
trợ và kháng cự quan trọng.
12

Hình 19: Nến pin bar thuận xu hướng trên D1 vào lệnh đẹp
1. Một dãy các nến pin bar ở cuối mỗi sóng hồi của trend tăng, trong đó chỉ có pin bar
thứ hai là khiến chúng ta thua lệnh còn lại đều cho ta cơ hội thắng đẹp với tỉ lệ cao.
2. Với những pin bar đã xuất hiện khi trước đó thị trường chưa có dấu hiệu hồi về và giá
còn đang ở khá cao thì ta không nên vào lệnh, khả năng thua lỗ cao hơn rất nhiều so với khả
năng thắng.

4/ pin bar xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ, kháng cự ngang

Hình 20: Pin bar ở các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự ngang


1. Pin bar xuất hiện ở vị trí ngưỡng hỗ trợ của ba đỉnh tương đương nhau trước đó. Đây
là ba đỉnh mà trước đó là ngưỡng kháng cự nhưng bị giá vượt quá dễ dàng cho nên sau đó
trở thành ngương hỗ trợ.
2. Rất nhiều pin bar hình thành ở vị trí ngang nhau . 3 pin bar ở hàng trên là nơi mà
chúng xuất hiện tương đương với đáy trước đã bị phá vỡ. Trong trường hợp này ta thấy rằng
13

pin bar đầu tiên (trong 3 pin bar ở hàng trên) dù trước đó chỉ là một đỉnh (không mạnh bằng
vị trí có 3 đỉnh trước đó) nhưng nếu như chúng ta thuận theo trend đang mạnh thì có thể tự
vào lệnh vì ngoài đỉnh cũ bị giá vượt qua thì còn có một số vùng cung tiếp diễn hỗ trợ thêm
ngưỡng hỗ trợ này. Nếu như bạn còn do dự thì đến pin bar thứ hai không có lý do gì mà ta
không vào một lệnh mua.
5/ Pin bar ở trong vùng giữa hai đường trung bình (thuận trend)
Hệ thống đường trung bình mà chúng ta sử dụng ở đây gồm hai đường EMA 8 và 21.
Khi thuận theo xu hướng mạnh, đặc biệt một điểm thuận lợi là khi xu hướng mạnh mới bắt
đầu thì hai đường trung bình này sẽ có khoảng cách xa nhau và khi đó chúng ta chờ đợi xuất
hiện pin bar trong vùng này.
Vài lưu ý quan trọng:
- Khi mà tín hiệu hành động giá có thể vào lệnh của chúng ta (không chỉ là pin bar mà
cả các mẫu hình mà chúng ta được học ở bộ sách đầu tiên) xuất hiện trong vùng tạo ra bởi
các đường trung bình thì sẽ tăng khả năng thắng cho lệnh của chúng ta.
- Hành động giá không phải lúc nào cũng xảy ra ở chính xác trong vùng giữa các
đường trung bình, nó có thể đi xuyên qua các đường trung bình hoặc nằm ở trên (dưới) các
đường trung bình. Điều quan trọng là chúng ta chọn tín hiệu thuận theo xu hướng và nhìn
vào hướng dốc của đường trung bình.
- Một chú ý quan trọng là không phải lúc nào hệ thống EMA 8 và 21 cũng hoạt động
hiệu quả. Trong thị trường side way (trading range) thì tốt nhất là không sử dụng đến chúng
để xem xét. Ta nên sử dụng chúng khi thấy xu hướng giá rõ ràng.

Hình 21: Các pin bar xuất hiện trong khoảng trống giữa hai đường EMA
1. Sau một loạt các nến tăng liên tiếp thì thị trường bắt đầu hồi nhẹ và cuối sóng hồi
hình thành nên nến pin bar rất đẹp. Trường hợp nến pin bar này ta vào lệnh thị trường ngay
khi nến đóng cửa.
2. Với một loạt những nếntăng và các đường trung bình vẫn cách xa nhau đồng thời có
độ dốc lên chứng tỏ xu hướng tăng khả năng cao vẫn tiếp tục. Ở đây có một sóng hồi rất yếu
đồng thời cuối sóng xuất hiện pin bar khá đẹp có đuôi nến nằm giữa hai đường trung bình
cho nên đây là một cơ hội giao dịch rất tốt.
14

3. Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh ở nơi pin bar thứ hai xuất hiện hỗ trợ thêm độ tin
cậy cho lệnh giao dịch của chúng ta.
Các bạn hãy thử cài đặt các đường EMA 21 và 8 lên biểu đồ của mình và quan sát, có
thể thấy rằng: Khi một xu hướng mạnh thì hai đường EMA luôn có độ dốc đồng thời giữa
chúng luôn có một khoảng cách nhất định, gần như không cắt nhau. Trong khi đó , với một
thị trường sideway thì các đường EMA rất thường xuyên cắt nhau, liên tục dốc lên rồi dốc
xuống với khoảng thời gian ngắn.
Các bạn cũng nên lưu ý rằng trong một xu hướng mới bắt đầu thì đó là những thời điểm
tốt nhất để ta trông đợi vào một pin bar sẽ hình thành sau những cú hồi đầu tiên. Bởi vì khi
một trend mới hình thành nó sẽ có hướng đi rất dứt khoát, khi đó tìm kiếm một pin bar sau
những cú hồi là cơ hội để tăng thêm độ tin cậy cho giao dịch của chúng ta. Các bạn có thể
thấy rõ điển hình như ở ví dụ hình số 21 ở trên, đó là một trend mới hình thành (điểm bắt
đầu là đường EMA 8 cắt lên trên đường EMA 21 và có thể thấy rằng xu hướng đi rất đẹp và
hình thành pin bar sau những cú hồi ngắn.
Pin bar thuận trend cho chúng ta cơ hội giao dịch tốt và ngược lại pin bar ngược trend lại
rất nguy hiểm, nó như một màn giẵng bẫy người giao dịch với những ai tham ăn đậm và
muốn bắt trọn xu hướng. Thêm một lý do nữa khiến cho người ta giao dịch với pin bar ngược
trend đó là: các bạn có thể để ý rằng rất nhiều pin bar ngược trend là điểm dánh dấu cho sự
thay đổi xu hướng thật sự, vì thế cho nên các bạn muốn giao dịch nhiều cơ hội hơn cùng với
việc tăng lợi nhuận cho nên mù quáng lao vào. Các bạn không biết rằng trong một con trend
thì cũng đã xuất hiện rất nhiều pin bar ngược xu hướng rất đẹp nhưng kết quả là giá vẫn theo
xu hướng chung. Những pin bar này chủ yếu hình thành do tâm lý chốt lời chủa một bộ phận
người giao dịch chứ không phải thể hiện sự thay đổi tâm lý giao dịch của đám đông. Còn pin
bar thuận trend thì ngược lại, nó thể hiện sử nhảy vào của đám đông để bắt cơ hội giá hồi về ở
ngưỡng phù hợp hơn, từ đó đi theo xu hướng chính hiện tại của thị trường.

Hình 22: pin bar ngược xu hướng rất nguy hiểm


1.Trong 3 pin bar ngược xu hướng thì pin bar thứ 3 chính thực đánh dấu sự chuyển xu
hướng và có thể thấy rằng nếu vào được lệnh thì ăn rất đậm trong khoảng thời gian ngắn.
Trong đó, pin bar 1, 2 cực kỳ đẹp nhưng có thể thấy ta thua lệnh gần như ngay sau đó.
2.Tôi sẽ ôn lại cho các bạn một số kiến thức cũ, ở đây là vùng giằng co. Với vùng giằng
co đầu tiên chúng ta hoàn toàn tự tin vào lệnh vì trước đó là một dãy nến tăng mạnh. Tuy
15

nhiên sau đó thị trường vẫn tiếp tục một sóng hồi nhẹ và khiến lệnh của chung ta thua lỗ bởi
một vài cây nến ngay sau đó.
3.Tuy vậy chúng lại tiếp tục hình thành cho ta một mẫu hình phá vỡ vùng giằng co thất
bại khác và ta vào lệnh với cơ hội này.
4.Tiếp tục là một vùng giằng co thất bại nữa và ta ăn đậm với cơ hội này
5.Pin bar thuận xu hướng ở vị trí hỗ trợ của đáy cơ bản liến trước và đặc biệt là gần vị trí
hợp của bốn vùng giằng co trước đó. Đây là một ngưỡng hỗ trợ mạnh.
6.Chúng ta có thể thấy rằng đáy cơ bản và pin bar được hình thành ngay vị trí có sự xuất
hiện của nhiều vùng giằng co cho nên đây là một ngưỡng hỗ trợ mạnh, ta có thể coi như đáy
cơ bản là sự xác nhận ngưỡng hỗ trợ này. Sau đó pin bar xuất hiện ở vị trí này làm tăng độ
tự tin cho lệnh giao dịch của chúng ta.

Vậy khi nào thì nên giao dịch với pin bar ngược xu hướng
Nói đi cũng phải nói lại. Nếu như pin bar ngược xu hướng xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ,
kháng cự mạnh cùng một vài yếu tố tin cậy khác thì ta có thể xem xét vào lệnh những với
điều kiện phải có sự quản lý vốn chặt chẽ.
Một vài yếu tố cần xem xét:
- Pin bar ở các khung thời gian tuần sẽ đáng tin cậy hơn ngày và ngày sẽ đáng tin cậy
hơn H4. Nhưng tôi khuyến khích các bạn nên giao dịch pin bar ngược xu hướng trên D1 còn
W1 thì thời gian quá dài và ngược lại H4 thì hơi ngắn. Khi có đủ kinh nghiệm thì có thể
xem xét giao dịch trên H4 để tìm kiếm thêm lợi nhuận những tuyệt đối không nên giao dịch
với pin bar ngược xu hướng ở các khung thời gian ngắn hơn H4.
- Chẳng hạn khi ta giao dịch với pin bar ngược xu hướng trên D1 thì ta nên xem xét vị
trí xuất hiện của pin bar so với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên weekly hoặc monthly vì
đó là các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự mạnh hơn rất nhiều so với D1.
- Bản thân pin bar phải là một pin bar cực đẹp.
- Pin bar nên kết hợp với một vài mẫu hình đã học trong bộ sách thứ nhất như phá vỡ
giằng co thất bại, tăng dần, giảm dần...

Hình 23: Pin bar đảo chiều


1. Trước khi pin bar xuất hiện có thể thấy rằng phía trước đó là 3 đỉnh ở vị trí gần như
ngang nhau cho ta một ngưỡng kháng cự rất mạnh.
16

2. Thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng.


3. Sau đó đã xuất hiện một pin bar với bóng nến trên dài và thể hiện sự kháng cự rõ rệt
của 3 đỉnh trước đó. Sau đó thị trường đã đảo chiều giảm rất mạnh.
Pin bar cũng là một cách để giao dịch tốt trong thị trường side way

Hình 24: Pin bar thường xuất hiện ở vị trí vùng trên và dưới của side way
17

INSIDE BAR
Thế nào là Inside bar tôi sẽ không nhắc lại nữa, về cơ bản mẫu hình này đã rất quen
thuộc với cúng ta.
Các dạng inside bar:
- Two bar

Hình 1: Inside bar gồm 2 nến


ở hình trên là một vài ví dụ về mẫu hình inside bar gồm có hai nến, trong đó nến màu
đỏ gọi là nến Mother Bar còn các nến màu xanh gọi là nến inside bar
- 3 nến inside bar trở lên

Hình 2: Inside bar nhiều hơn 2 nến


- Nhiều inside bar có chung mother bar

Hình 3: Hai inside bar có chúng mother bar


Phương pháp giao dịch với inside bar
18

Hình 3: Giao dịch với inside bar


Khi giao dịch với inside bar chủ yếu ta dùng lệnh stop để chờ ở một trong hai đầu của
mother bar. Đây là một sự tận dụng sự phá vỡ điểm chững lại của thị trường rồi sau đó phá
vỡ. Chúng ta đều biết thị trường sớm muộn gì cũng phải di chuyển do đó có thể đặt lệnh chờ
để mai phục. Tuy nhiên, chúng ta không thể lạm dụng việc đặt lệnh này mà không xem xét
đến nhiều yếu tố khác. Thông thường đặt lệnh đơn giản như vậy sẽ áp dụng cho một thị
trường đang trong đà xu hướng mạnh. Nhiều bạn đặc biệt là các người mới sẽ thắc mắc đơn
giản rằng thế thì khi gặp inside bar thì cứ việc đặt lệnh chờ ở cả hai đầu của mother bar để
giá phá vỡ hướng nào ta ăn hướng đó. Nhưng đời luôn không dễ dàng như vậy. Có nhiều
trường hợp ngay khi khớp lệnh chờ đầu này thì lập tức giá quay lại dính tiếp lệnh chờ ở đầu
còn lại. Đa phần chúng ta sẽ đặt stop loss ở đầu còn lại của mother bar, khi đó lệnh đầu tiên
ta sẽ thua lỗ. Thậm chí các bạn sẽ gặp nhiều trường hợp khi dính lệnh thứ hai thì giá lại tiếp
tục quay đầu khiến ta thua lỗ lệnh thứ hai. Cho nến giao dịch luôn phải bằng cái đầu chứ
không bao giờ có thể thắng thị trường bằng cách thụ động như thế.
Để giao dịch với pin bar hiệu quả thì cần phải có cách thức và áp dụng vào những hoàn
cảnh cụ thể, từ đó mới tối ưu được khả năng thắng. Đồng thời phải có sự phân tích và nhận
định để vào lệnh một hướng duy nhất chứ không nên đặt cả hai đầu để giăng bẫy thị trường,
bạn có thể ăn một vài lệnh nhưng cuối cùng chắc chắn sẽ phải ôm hận.
Cách tốt nhất để giao dịch với inside bar
Cách tốt nhất, dễ nhất và có lợi nhất đó là giao dịch với vùng tiếp diễn trên khung D1.
Inside bar trở nên ít tin cậy hơn khi bạn giao dịch ở các khung thời gian ngắn hơn
D1. Inside bar ở các khung thời gian ngắn thường là quá nhiều đồng thời chúng hay là mẫu
hình false breakout cho nên tôi khuyến khích các bạn nên giao dịch ở các khung thời gian
D1 trở lên
Vả lại không phải dạng mấu hình inside bar nào cũng có hiệu quả như nhau, các bạn
hãy chú ý đến mẫu hình gộp inside pin bar, tức là nến inside bar là một nến dạng pin bar
như thế nó sẽ thể hiện cho chúng ta phần nào về việc giá đã từ chối một đầu của mother bar
và ta có cơ sở để tự tin hơn vào lệnh giao dịch ở đầu còn lại của mother bar.
19

Hình 4: Hai inside bar có chung mother bar


1. Mother bar là một nến giảm rất lớn do đó mà sau hai cây nến vẫn chưa thể phá vỡ
được mother bar này.
2. Inside bar thứ hai là một pin bar rất đẹp. Vì đang thuận xu hướng giảm nên ta có thể
đặt lệnh như hướng dẫn với pin bar. Nếu chắc chắn hơn thì ta có thể đặt lệnh chờ bán ở dưới
mother bar, tuy nhiên trong trường hợp này các bạn sẽ phải chịu khoảng rủi ro lớn.

Hình 5: Nến inside pin bar


Đây là trường hợp mẫu hình inside bar gồm hai nến và chỉ có một inside bar. Bản thân
inside bar là một pin bar. Xu hướng cũng đang giảm mạnh do đó ta đặt lệnh chờ bán ở dưới
mother bar và gần như khớp lệnh ngay sau đó.
20

Hình 6: đặt lệnh và tận dụng sự di chuyển của khoảng giá


Trường hợp này ta đặt lệnh chờ bán ở dưới mother bar để thuận theo xu hướng của thị
trường nhưng có một yếu tố khác đáng tin cậy hơn đó là mother bar thể hiện lực bán xuống
với bóng nến trên dài. Nến inside bar là một trend bar tăng nên khi ta đặt lệnh bán dưới
mother bar và dính lệnh thì giá phải đi một lực bán xuống trước khi lệnh được khớp, do đó
ta tận dụng được sự di chuyển của giá để chứng minh phần nào cho sự giao dịch của chúng
ta thêm chắc chắn.
Một cách giao dịch với inside bar rất hiệu quả nữa đó là kết hợp với hệ thống hai đường
EMA 8 và 21 như đã nói ở chương Pin bar. Cách giao dịch ở đây đó là khi trong một xu
hướng đang mạnh thì hai đường EMA này sẽ tách xa nhau, trong đó EMA 8 ở gần chart hơn
EMA 21. Chúng ta sẽ giao dịch với những mẫu inside bar khi về gần EMA 8 sau một cú hồi
rất nhỏ.
Một xu hướng mạnh thường có nến giao động dứt khoát về một hướng và biên độ của
nó sẽ không lớn như khi thị trường giằng co (Ngoại trừ khi thị trường ít biến động và khối
lượng giao dịch ít), khi đó inside bar thường được tạo ra khi thị trường chững lại hoặc có cú
hồi chỉ trong vòng 1,2 cây nến.
21

Hình 7: Giao dịch inside bar với EMA 8 và 21


1. Hai inside bar có cùng mother bar
2. Đặt chờ mua trên mother bar và sau đó giá đi rất mạnh.
3. Dạng inside bar thông thường nhưng giá về gần EMA 8 và đặt chờ mua sẽ tận dụng
được đà tăng của thị trường khi dính lệnh.

Hình 8: Inside bar phá vỡ vùng giằng co


1. Vùng giằng co với 3 cây nến
2. Sau khi phá vỡ vùng giằng co thì giá hồi về và hình thành nên nến inside bar
Chúng ta thấy rằng việc phá vỡ vùng giằng co trong setup phá vỡ vùng giằng co thất
bại là ngược với xu hướng và sau đó hình thành nến xác nhận sự phá vỡ thất bại thì chúng ta
mới vào lệnh theo xu hướng còn ở setup trên sự phá vỡ là thuận theo xu hướng cho nên khi
hình thành inside bar thì chúng ta sẽ đặt lệnh chờ trên đỉnh của
Inside bar ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ

Hình 9: Inside bar ở ngưỡng kháng cự


1. Ngưỡng kháng cự mạnh của đỉnh vững bền trước đó.
22

2. Mẫu hình inside bar hình thành ở tương đương với đỉnh vững bền. Có thể thấy rằng
mẫu hình này cũng tương đương mẫu hình bullish engulfing. Có hai cách có thể vào lệnh đó
là đặt chờ bán dưới nến inside bar và cách thứ hai là đặt chờ bán dưới nến mother bar.
Inside bar false breakout
Đây cũng là mẫu hình Fakey mà chúng ta sẽ đi sâu hơn ở chương tiếp theo.

Hình 10: Mẫu hình inside bar false breakout


Với mẫu hình như trên thì thường là chúng ta vào lệnh với nến false breakout vì nến
false breakout sẽ luôn có một bóng nến dài giống như pin bar vì vậy chúng ta có thể tận
dụng đà đi của giá với cây nến false breakout để vào lệnh mà không cần phải chờ ở đỉnh
hoặc đáy nến mother bar nữa, như thế sẽ tăng khoảng risk và đặt stop loss quá rộng.
Thông thường một nến inside bar hình thành ở ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của khung
thời gian ngày sẽ dễ thấy giá phá vỡ mấu hình inside bar rồi sau đó mới quay đầu đảo chiều,
đó là bẫy dành cho nhiều trader non nớt thiếu kinh nghiệm, cứ lao vào thị trường theo đà
hiện tại mà ko nghĩ rằng đễn ngưỡng kháng cự, hỗ trợ giá đột ngột quay đầu
Ngoài ra inside bar cũng cho chúng ta một cách tốt để giao dịch với những pin bar quá
lớn bằng cách chờ hình thành mẫu hình inside bar sau nến pin bar để vào lệnh:

Hình 11: Inside bar sau nến pin bar rất lớn
Chúng ta sẽ thấy rằng mẫu hình inside bar thỉnh thoảng sẽ được hình thành sau khi nến
pin bar lớn, nến pin bar lớn thường là biến động thị trường khi có tin tức hoặc sự kiện nào
đó xảy ra, chúng ta sẽ không tính cây nến ngay sau pin bar là một inside bar vì đa phần cây
23

nến sau pin bar dễ nằm trong pin bar nhưng lại khó có thể vào lệnh nếu như coi pin bar là
mother bar vì khoảng risk quá lớn.
FAKEY SIGNAL AND FALSE-BREAKOUT
Trong phần inside bar các bạn được học ở trước, tôi đã có một ví dụ về mẫu hình
“Inside bar false breakout” ở cuối. Đó là setup mà chúng ta sẽ thảo luận ở đây và
chúng bao gồm hai yếu tố đó là mẫu hình inside bar và sự phá vỡ thất bại.
Setup fakey sẽ bao gồm cả inside bar và pin bar những chắc chắn rồi, pin bar phải
xảy ra sau inside bar.
Đặc điểm tâm lý của Fakey
Các mẫu hình phá vỡ thất bại là một trong những setup tôi ưa thích nhất, trước đó
là setup phá vỡ vùng giằng co thất bại và bây giờ là mẫu hình fakey.
Thông thường, thị trường sẽ có nhiều tình huống giá đang đi về một hướng thì
đột ngột đảo chiều, giết chết những người non kinh nghiệm và thiếu kiến thức trong
khi những người đầu tư chuyên nghiệp sẽ lợi dụng những lúc giá đẩy ngược trở lại.
Nếu thị trường đang trong một xu hướng và mẫu hình fakey hình thành cùng
hướng với xu hướng đó (hướng phá vỡ ngược xu hướng và nếu vào lệnh thì thuận xu
hướng) thì đó như là một kết quả của một bộ phận trader cố gắng bắt đáy hoặc bắt
đỉnh, đa phần những trader nghiệp dư thường làm cho giao dịch trở nên khó khăn đi
khi mà họ luôn muốn ăn thật đậm, thể hiện khả năng dự báo và cảm nhận thị trường
của mình.
Mẫu hình fakey hình thành là một tín hiệu cho thấy thị trường có một số lượng
người nghĩ rằng vị trí đó có thể là đỉnh hoặc đáy, nhưng sau đó Big Boy nhảy vào
cuộc và làm cho giá đi theo xu hướng chính của nó, đó là vì sao những trader chuyên
nghiệp thường có tâm lý kiên nhẫn hơn những người bình thường, họ luôn chờ giá
hồi về rồi mới nhảy vào thị trường. Nói cách khác, một bộ phận trader thiếu kinh
nghiệm luôn chống lại xu hướng trong khi trader chuyên nghiệp chờ cơ hội để trở lại
xu hướng chính.

Cấu trúc Fakey và các dạng fakey

Hình 1: Fakey với pin bar

Hình 2: Fakey với hai nến


24

\
Hình 3: Fakey với dạng inside bar đặc biệt
Lưu ý quan trọng:
Không phải mẫu hình fakey nào cũng phải chính xác như hai mẫu trên, trong
thực tế không phải lúc nào các mẫu hình fakey cũng đẹp và đôi khi nó cần sự cảm
nhận của chúng ta. Chẳng hạn như sau:

Hình 4: Fakey không hoàn hảo


Mâu hình như trên là một fakey không hoàn hảo, chúng yếu hơn rất nhiều các
trường hợp chuẩn do không thể hiện sự false breakout rõ ràng và mạnh mẽ. Với những
trường hợp này chúng ta phải linh hoạt và dùng trực giác của bản thân. Trong bộ sách
1 tôi cũng có đề cập đến một số trường hợp đối với mẫu hình phá vỡ vùng giằng co
thất bại. Một ví dụ để bạn có thể giao dịch với những mẫu hình không hoàn hảo như
trên, chúng ta có thể chờ cây nến tiếp theo để xác nhận sự giảm giá hoặc nếu liều lĩnh
hơn bạn có thể đặt lệnh chờ bán dưới nến phá vỡ để nếu lệnh được khớp thì giá cũng
đã có một khoảng giảm, tuy nhiên chờ kết thúc cây nến tiếp theo để xác nhận vẫn là
giải pháp an toàn nhất, bên cạnh đó các bạn cũng không được quên việc xem xét một
số yếu tố khác để việc vào lệnh thêm chắc chắn.

Hình 5: Chờ bán dưới cây nến xác nhận với mẫu hình fakey không hoàn chỉnh
Sau đây sẽ là một ví dụ thực tế cho các bạn và các bạn cũng hãy tập theo dõi trên
biểu đồ của mình có thể thấy rằng mẫu hình fakey rất nhiều và fakey không hoàn
chỉnh càng nhiều hơn nữa, vì thế mà việc luyện tập và quen với giao dịch với các
mẫu hình fakey không hoàn chỉnh là việc rất nên làm.
25

Hình 6: Ví dụ thực tế giao dịch với mẫu hình fakey không hoàn chỉnh

Trở lại vấn đề chính, việc vào lệnh có thể được thực hiện sau khi xuất hiện sự
false breakout. Với fakey có xuất hiện pin bar thì ta có thể áp dụng các quy tắc vào
lệnh như đã học ở chương pin bar. Ngoài ra, chúng ta còn có thể đặt lệnh chờ ở đỉnh
(đáy) của inside bar và của mother bar để tối đa số lệnh.
Ở đây tôi sẽ phân fakey ra làm hai dạng đó là dạng chính và dạng phụ. Dạng chính
là giá phá vỡ được mother bar còn dạng phụ là giá chỉ có thể phá vỡ inside bar.
DẠNG CHÍNH

Hình 7: Phương pháp vào lệnh với fakey có pin bar


1. Ba phương pháp vào lệnh với pin bar.
2. Cách thứ hai là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) inside bar.
3. Cách thứ ba là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) mother bar.
26

Hình 8: Phương pháp vào lệnh với fakey hai nến false breakout
1. Chờ mua (bán) trên đỉnh (đáy) của nến xác nhận.
2. Cách thứ hai là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) inside bar.
3. Cách thứ ba là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) mother bar.
Trên đây là các cách vào lệnh điển hình nhưng trong thực tế các bạn sẽ gặp tình
huống không thể kịp vào lệnh như sau:

Hình 9: Dạng fakey không kịp vào lệnh theo thông thường
Trên thực tế ta vẫn có thể đặt lệnh chờ khi chưa kết thúc cây nến false breakout,
nếu có thời gian theo dõi diễn biến thị trường thì khi giá bắt đầu đã phá vỡ một hướng
của mẫu hình inside bar thì chúng ta sẽ đặt ngay lệnh ở hướng còn lại, tuy nhiên đây
là phương pháp ăn xổi và tiềm ẩn nguy hiểm, tốt nhất hãy để mọi chuyện rõ rãng khi
nến false breakout kết thúc rồi ta mới xem xét vào lệnh.

DẠNG PHỤ

Hình 10: fakey pin bar không phá vỡ mother bar


27

Hình 11: Fakey hai nến không phá vỡ mother bar


Trong trường hợp dạng phụ, vì sự phá vỡ là yếu cho nên chúng ta cần thiết phải
sử dụng mother bar để đặt chờ nhằm tăng độ an toàn cho lệnh giao dịch vì khi đó giá
có một xung lượng mạnh hơn để đi theo hướng mong muốn của chúng ta, như thế sẽ
tốt hơn thay vì sử dụng inside bar.
Vấn đề stop loss
Với dạng fakey chính có pin bar, nếu vào lệnh theo pin bar thì đặt stop loss theo
như trong chương pin bar chúng ta đã tìm hiểu. Nếu vào lệnh theo inside bar, chúng
ta sẽ đặt stop loss ở đầu còn lại của inside bar, nếu vào lệnh với mother bar thì tùy độ
lớn của mother bar mà chúng ta có thể đặt ở đầu còn lại nếu mother bar vừa phải và
50% nếu như mother bar quá lớn.

Hình 12: các phương pháp đặt stop loss với fakey pin bar
28

HÌnh 13: Đặt stop loss với fakey hai nến


Chú ý rằng nếu như inside bar chúng ta thấy quá lớn thì có thể bỏ qua chứ không
nên vào lệnh và đặt stop loss ở 50% inside bar
Với dạng phụ thì chúng ta chỉ đặt stop loss ở đầu còn lại của pin bar hoặc nến xác
nhận, sau đó khi dính lệnh thì ta có thể điều chỉnh về 50% pin bar hoặc ở một đầu của
nến đã khớp lệnh.

Hình 14: Stop loss với dạng phụ có pin bar


29

Hình 15: Stop loss với dạng phụ hai nến


Các dạng stop loss điều chỉnh nêu trên mục đích để chúng ta giảm rủi ro lại nếu
như lệnh đi không theo ý muốn còn nếu các bạn cảm thấy khoảng rủi ro ban đầu là
chấp nhận được thì có thể giữ nguyên. Ở dạng phụ có pin bar tôi đề ra hai trường hợp
mà chúng ta có thể điều chỉnh stop loss là phụ thuộc vào giá đóng cửa của nến khớp
lệnh, nếu như giá đi được khoảng xa và ít quay lại thì ta có thể đặt stop loss ở đỉnh
(đáy) của nến khớp lệnh và ngược lại nếu giá chưa đi xa và nến khớp lệnh đóng cửa
với thân nến nhỏ thì ta có thể đặt stop loss ở 50% nến pin bar.
Cá nhân tôi rất ít khi xem xét giao dịch với dạng phụ bởi vì các bạn có thể thấy
rằng dạng fakey phụ vẫn là một dạng inside bar đặc biệt và các cây nến sau đó dù là
phá vỡ inside bar thì vẫn đều có chung mother bar. Vì thế cho nên sự phá vỡ mother
bar mới thật sự ý nghĩa hơn
CÁC VÍ DỤ GIAO DỊCH VỚI FAKEY

Hình 16: vào lệnh với fakey hai nến


1. Mẫu hình fakey hai nến hình thành sau một cú hồi nhẹ.
30

2. Ta đặt lệnh chờ bán dưới nến xác nhận sự phá vỡ thất bại đó là cây nến giảm
dạng spinning top.
3. Mẫu hình fakey hai nến có dạng inside bar đặc biệt, ở đây ta thấy rằng mẫu
hình fakey cũng được hình thành ở đỉnh một cú hồi nhưng tiếc rằng nến xác nhận
giảm quá mạnh nên chúng ta không có cơ hội để đặt lệnh.

Hình 17: Giao dịch với fakey pin bar


1. Dạng fakey phụ khi mà nó chỉ phá vỡ nến inside bar, nếu như vào lệnh thì ta sẽ
thua.
2. Giá đang ở ngưỡng hỗ trợ mà nó vừa vượt qua
3. Sau khi mấu hình fakey phụ thất bại thì giá tăng nhẹ sau đó hồi nhẹ với hai nến
giảm và hình thành nên mẫu hình fakey pin bar ngay ngưỡng hỗ trợ nên ta có
thể xem xét vào lệnh.
CHƯƠNG2thuyết Nến Nhật Bản
Biểu đồ nến Nhật Bản là loại biểu đồ thông dụng nhấtvới các nhà kinh doanh Ngoại
hối. Nguyên nhân củađiều này là biểu đồ nến Nhật Bản cung cấp thông tin đầy đủ, rõ
ràngvà dễ hình dung về những động lực của giá. Chính vì có tính đa chức
năng mà các biểu đồ nến được sử dụng rộng rãi trong phân tích tàichính. Trong
chương này, chúng ta sẽ bàn đến các loại nến và môhình nến cơ bản.
Các loại nến
31

Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng tăng giá hoặc giảm giá mạnh, khi mà
một nến khác màu áp đảo hoàn toàn nến liền trước nó. Nến đảo chiều là nến trắng
trong thị trường giá xuống và nến đen trong thị trường giá lên. Trong cả hai trường
hợp, thân chính của nến đảo chiều áp đảo hoàn toàn bóng của nến liền trước nó. Nếu
sau khi nến nghịch đảo được hình thành mà có thêm những nến nhỏkhác xuất hiện
theo cùng xu hướng thì điều đó chứng tỏ xu hướng nghịch đảo là rất mạnh mẽ.

Hình 3. Mô hình lòng vực xuôi (EUR/AUD, H1, Meta Trader-Admiral Markets)
Nến dạng búa, Đảo chiều giá lên

Nến dạng búa là loại nến với thân chính nhỏ và bóng dưới dài (thường dài gấp
đôi thân chính của nến). Nến dạng búa xuất hiện trong xu hướng giá xuống và báo
hiệu thị trường đã xuống đến đáy. Thông thường thì màu sắc của nến không quan
trọng, bóng trên của nến cũng vậy cho dù bóng này có thể nhỏ hoặc thậm chí không
xuất hiện.
32

Hình 4. Nến dạng búa (GBP/CHF, 1 giờ), MetaTrader - Admiral Markets

Nến hình người treo cổ, Đảo chiều giá xuống

Trong trường hợp này, một nến với thân chính nhỏ và bóng dưới dài xuất hiện
trong xu hướng giá lên. Bóng dưới thường dài gấp đôi thân chính của nến. Màu sắc
của nến hình người treo cổkhông quan trọng và bóng trên có kích thước nhỏ hoặc
thậm chí không xuất hiện.
33

Hình 5. Biểu đồ nến hình người treo cổ (USD/JPY, 1 giờ), MetaTrader-Admiral


Markets

Mô hình mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover),Đảo chiều giá xuống

Mô hình mây đen bao phủ xuất hiện trong xu hướng đi lên của thị trường. Nó
được tạo thành khi một nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa và
giá đóng cửa thấp hơn điểm giữa thân của nến giá lên trước đó, cho thấy dấu hiệu đảo
chiều của xu hướng.
34

Hình 6. Mô hình mây đen bao phủ (EUR/AUD, Ngày), MetaTrader-Admiral Markets

Mô hình Sắc nhọn (Piercing Pattern), Đảo chiều giá lên

Mô hình Sắc nhọn xuất hiện trong một xu hướng đi xuống. Nến đảo chiều có giá
mở cửa thấp hơn giá đóng cửa và giá đóng cửa cao hơn điểm giữa của nến giá xuống
liền trước nó.

Hình 7. Mô hình Sắc nhọn (USD/CAD, Ngày), MetaTrader-Admiral Markets


35

Sao Mai (Morning Star), Đảo chiều giá lên

Mô hình Sao Mai xuất hiện trong xu hướng giá xuống. Nến đảo chiều có mức giá
mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến tiếp theo nến đảo chiều có
mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nó. Nến đảo chiều này có thể là một nến
doji hoặc một nến thểhiện giá lên.

Hình 8. Sao Mai (AXP, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets

Sao Hôm, Đảo chiều giá xuống


36

Nến Sao Hôm xuất hiện khi xu hướng đi lên chuyển sang đi xuống. Nến đảo
chiều mở cửa tại mức giá cao hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến theo sau nến
đảo chiều mở cửa ở mức giá thấp hơn giá đóng cửa của nó. Nến đảo chiều có thể là
nến thể hiện giá xuống hoặc nến doji.

Nến sao chổi (Shooting Star) là nến Sao Hôm với một bóngtrên dài

Hình 9. Sao Hôm (ZSX7, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets

Mô hình nến gọng kìm (Pincers)

Nến hình gọng kìm là mô hình trong đó hai hoặc nhiều nến có độ dài bóng bằng
nhau xuất hiện. Các nến với bóng dưới bằng nhau xuất hiện khi xu hướng đi xuống
chuyển thành xu hướng đi lên. Các nến với bóng trên bằng nhau xuất hiện khi xu
hướng đi lên chuyểnthành xu hướng đi xuống. Màu sắc của cả hai loại nến đều không
quan trọng và có thể xuất hiện một hoặc hai nến nằm giữa chúng.
37

Hình 10. Mô hình nến gọng kìm (EUR/CHF, Ngày), MetaTrader-Admiral Markets

Ba Ngôi sao, Đảo chiều đi lên và đi xuống


Ba nến doji là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đổi chiều của thị trường. Chúng
không cần phải xuất hiện trên cùng một mức và có thể có các mức giá mở cửa với
nhiều khoảng chênh nhau.

Hình 11. Ba Ngôi sao (AIG, 4 giờ), MetaTrader - Admiral Markets


38

Các đường Gặp nhau (Meeting Lines), Đảo chiều đi lên và đi xuống

Khi mô hình Các đường Gặp nhau xuất hiện trong xu hướng đi lên, chúng là dấu
hiệu của một sự đảo chiều đi xuống. Nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá
đóng cửa của nến trước đó nhưng sau đó giá nhanh chóng chạm mức đóng cửa của
nến trước đó. Khi mô hình Các đường Gặp nhau xuất hiện trong xu hướng đi xuống,
chúng là dấu hiệu cho một sự đảo chiều đi lên và trong trường hợp này, nến đảo chiều
có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến trước nó. Nến tiếp sau nến đảo chiều có
cùng màu với nến đảo chiều.

Hình 12. Các đường Gặp nhau (AIG, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets

Mô hình nến đứt rời (Breakaway Candlestick), Đảo chiều đi lênvà đi xuống

Khi xuất hiện một vài nến cùng chiều với xu hướng và một nến xuất hiện ngược
chiều với xu hướng và lấn át hoàn toàn nến trước đó; đó là tín hiệu cho thấy thị
trường đã xuống tới đáy hoặc lên tớiđỉnh. Bóng của nến lấn át không cần phải che
phủ hoàn toàn bóng của nến bị lấn át.
39

Hình 13. Mô hình nến đứt rời (EUR/CHF, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets

Mô hình nến Harami, Đảo chiều đi lên và đi xuống

Harami là một mô hình có 2 nến bị che phủ bởi thân của một nến khác. Màu sắc
của nến che phủ là trắng khi xu hướng là đi lên và đen khi xu hướng là đi xuống. Màu
sắc của nến bị che phủ không quan trọng. Sự đảo chiều được xác nhận khi thân nến
tiếp theo sau nến bị che phủ gối lên thân của nến che phủ.
40

Hình 14. Harami (EUR/CHF, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets

Các mô hình Tiếp diễn (Continuation Patterns)

Ba nến với thân chính dài có cùng màu đứng cạnh nhau là tín hiệu tiếp diễn mạnh
mẽ. Nếu xu hướng là đi lên, mô hình do ba nến trắng như vậy tạo nên sẽ được gọi là
Ba chiến binh trắng. Nếu xu hướng là đi xuống, mô hình do ba nến đen như vậy tạo
nên sẽ được gọi là Ba con quạ đen.

Hình 15. Ba con quạ đen (USD/CAD, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets
41

Khi có hai hoặc nhiều nến xuất hiện ngược chiều xu hướng và bịche phủ bởi nến
tiếp theo có thân dài và cùng chiều với xu hướng, đó là tín hiệu cho thấy xu hướng đó
sẽ tiếp diễn (Hình 16).

Hình 16. (USD/CAD, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets


Khi hai hay nhiều nến xuất hiện ngược chiều xu hướng, cần phải xem xét là loại
nến nào xuất hiện sau chúng. Nếu màu sắc của thân nến tiếp theo xác nhận chiều của
xu hướng thì nó là một tín hiệu tiếp diễn mạnh mẽ, nếu không, nó là một dấu hiệu
đảo chiều mạnh mẽ. (Hình 17).
42

Hình 17. Tấn công Ba đường (BA, 4 giờ), MetaTrader - Admiral Markets
Nếu khoảng chênh giá (giữa giá đóng cửa của phiên trước và giá mở cửa của
phiên sau) là cùng chiều với xu hướng và nến tiếp theo không lấp đầy được khoảng
chênh đó bằng thân chính của nó thì đó là một dấu hiệu tiếp diễn (Hình 18).

Hình 18. Tasuki theo chiều lên (C, Ngày), MetaTrader - Admiral Markets
43

Nếu hai nến với thân chính bằng nhau có cùng màu sắc xuất hiện ngược chiều xu
hướng thì đó là một dấu hiệu tiếp diễn (Hình 19).

Hình 19. Liền kề (AXP, Ngày), MetaTrader – Admiral Markets


Còn có rất nhiều mô hình tiếp diễn và đảo chiều khác nữa, nhưng tất cả chúng, ở
một chừng mực nào đó, đều xuất phát từnhững mô hình mà chúng ta đã xem xét ở
trên. Việc áp dụng có hiệu quả các phân tích dựa trên các mô hình nến sẽ cho ta thấy
lịch sửdiễn biến giá của một số công cụ tài chính, mô hình đặc trưng nhất
cho từng công cụ đó và cách thị trường phản ứng với mô hình đó trong quá khứ.
Các thuật ngữ và loại hình biểu đồ mà chúng ta vừa nghiên cứu phía trên là công cụ
rất quan trọng để các bạn đọc hiểu các chương tiếp theo và đặc biệt, chúng rất hữu
dụng khi đưa ra quyết định tham gia thị trường.
44

TAIL BAR

Hình 1: Dạng nến tailed bar

Ngoài pin bar, inside bar, fakey thì tailed bar cũng là dạng nến rất thường xuyên
gặp, dựa vào dạng nến này chúng ta có thể có những manh mối cho những diễn biến
tiếp theo của thị trường, điều đó không có nghĩa rằng mọi nến đều có thể giao dịch
mà chỉ đơn giản là chúng ta nắm bắt được thị trường từ những nến đó và sử dụng
chúng như một yếu tố để nhận định chuyện gì khả năng sẽ xảy ra tiếp theo.
GIẢI THÍCH VÀ GIAO DỊCH VỚI TAILED BAR
Bóng nến là rất quan trọng bởi vì nó thể hiện sự phản ứng, từ chối một vùng giá,
sự đảo chiều, phủ nhận. Chúng ta có thể học nhiều về việc thị trường đã làm gì và sẽ
làm gì. Đôi khi một cây nến không thể nói lên nhiều điều nhưng nhiều cây nến có
hướng đuôi nến dài về một phía thì có thể thấy được một bên đang thắng thế, như vậy
thì khả năng trong tương lai xác xuất cao là hướng đi của thị trường sẽ theo bên áp
đảo (Khả năng cao chứ không phải chắc chắn).
Đôi khi bạn không có một mẫu hình pin bar hay fakey rõ ràng thì những nến tailed
bar có thể giúp bạn theo xu hướng và vào lệnh với một sự linh hoạt của riêng bạn.
ở chart tôi sẽ ví dụ bên dưới các bạn sẽ thấy với những tailed bar có bóng nến
trên rõ ràng và ở một vùng khá gần nhau chứng tỏ chúng đang trong một vùng giá mà
nhiều người đang muốn bán xuống. Khi chúng ta thấy một bên bắt đầu có dấu hiệu áp
đảo và các bòng nến đi vào một vùng nhất định giống như chart bên dưới thì đó sẽ là
cơ sở rõ ràng cho việc giá từ chối vùng giá đó.

Hình 2: Tailed bar vào một vùng giá gần nhau

Chú ý quan trọng: Vì tailed bar rất nhiều cho nên đây là một dạng setup yếu, để
giao dịch với tailed bar cần nhiều sự sáng tạo và linh hoạt và tốt nhất là ta nên kết
hợp thật nhiều yếu tố như các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ. Đường trung bình, mức 50%
retracement...
Ở chart bên dưới chúng ta sẽ thấy một ví dụ điển hình cho việc giao dịch tailed
bar thuận xu hướng.
45

Hình 3: Giao dịch với tailed bar


1. Vùng giằng co được hình thành trong một đà tăng mạnh.
2. Sau đó thị trường đã hồi về ngay vị trí có sự hỗ trợ của hai yếu tố là vùng giằng
co và đường EMA 21 cùng với đó là hình thành nên nến pin bar khá đẹp, ta hoàn toàn
có thể vào lệnh với tình huống này. Tuy nhiên thì sau đó lệnh đã không thành công.
3. Ngay sau khi lệnh vào với pin bar bị dính stop loss thì thị trường lại lập tức trở
lại xu hướng tăng và hình thành nên một vùng giằng co nữa gần vị trí của vùng giằng
co trước đó. Do vậy vùng này gần như là hợp của vùng giằng co nên là ngưỡng hỗ trợ
rất mạnh.
4. Giá hồi về vị trí có sự hỗ trợ mạnh của hợp các vùng giằng co cùng với đường
trendline và EMA 21 và lập tức thể hiện sự phản ứng với ngưỡng hỗ trợ quan trọng này.
Ở tình hướng này chúng ta có thể vào lệnh với cây nến tăng mạnh xác nhận sau đó.
5. Giá tiếp tục tăng mạnh sau vị trí vào lệnh số 4 và vượt qua đỉnh cao nhất trước
đó, từ đó cho ta một ngưỡng hỗ trợ đáng tin cậy.
6. Ở vị trí giá hồi về ngay vị trí hỗ trợ của đỉnh cũ cũng có sự hỗ trợ của đường
EMA 21 như vậy khi xuất hiện hai tailed bar và tailed bar thứ hai là nến tăng nên ta
có thể vào lệnh với nến này.
46

5-GIAO DỊCH NGẮN HẠN

Phần lớn các kiến thức trong bộ sách này tôi chủ yếu đề cập đến việc giao dịch
trong khung thời gian ngày. Nói chúng, trên khung thời gian ngày sẽ cho chúng ta
những cơ hội giao dịch đáng tin cậy hơn, tại sao lại nói như thế? Bởi vì thực ra không
phải khung thời gian thấp hơn như H1 chẳng hạn, không có setup giao dịch tin cậy
mà là chúng có quá nhiều cơ hội để giao dịch vì thế mà chúng trở thành “loãng”. Dễ
dẫn đến chúng ta lao vào giao dịch với các cơ hội mà ta mong muốn, trong khi khung
thời gian ngày cần nhiều thời gian hơn cho một nến nên khi xuất hiện cơ hội giao
dịch thì nó sẽ có độ tin cậy cao hơn.
Đa phần với những người mới tìm hiểu thị trường họ luôn muốn được theo dõi
biểu đồ thật nhiều và giao dịch thật nhiều vì thế họ sẽ ko đủ kiên nhẫn để chờ cơ hội
giao dịch trên D1. Vì vậy tôi cần phải có hướng dẫn cho các bạn giao dịch trên khung
thời gian ngắn. Thực ra, nếu các bạn giao dịch ngắn hạn thì nên biết những kiến thức
trong bộ sách đầu tiên của tôi, đó là những cách phân tích cùng những mẫu hình rất
thích hợp cho việc giao dịch ngắn hạn.
Có hai cách nguyên tắc cơ bản để giao dịch các khung thời gian ngắn H1 và H4:
- Giao dịch cùng xu hướng với khung thời gian D1.
- Giao dịch ở các ngưỡng quan trọng của khung thời gian D1
Sau đây sẽ là một số ví dụ cho các bạn:
Thứ nhất, giao dịch cùng xu hướng với khung thời gian D1
Khi giao dịch khung thời gian 4 giờ hay 1 giờ, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó
là nhìn xem điều gì đang diễn ra ở khung thời gian D1. Nếu daily chart là đang trong
một xu hướng giảm thì chúng ta sẽ chỉ chú ý đến các mẫu hình cho tín hiệu bán trên
khung thời gian H1 và H4. Và ngược lại, nếu khung thời gian D1 trong một xu hướng
tăng thì chúng ta chỉ nhận các tín hiệu xác nhận nên mua mà thôi. Đôi khi nói các vấn
đề trên khá là trừu tượng và mang tính lý thuyết nhưng bạn phải vận dụng lý thuyết
đó cùng với kinh nghiệm thực tế của bạn để vận dụng sao cho hợp lý với bản thân.
Thêm nữa, để xác định xu hướng tốt và chuẩn nhất thì các bạn nên học kiến thức mà
tôi đã trình bày trong bộ sách thứ nhất.
Hình dưới dây sẽ là một chart ở khung thời gian D1

Hình 1: Biểu đồ tổng quát ở khung thời gian D1


47

Sau đây tôi sẽ thể hiện một số vị trí mà có thể vào lệnh trên khung thời gian thấp
hơn là H4 theo như những kiến thức mà ta đã học.

Hình 2: Khoanh vùng trên D1

Hình 3: Biểu đồ trên H4


1. Mẫu hình fakey đẹp xuất hiện ở đáy cú hồi, đồng thời khi hình thành nó đã làm
cho một bộ phận người giao dịch bị hit stop loss khi vào lệnh ở đáy gần trước đó cho
nên khi vào lệnh ở đây khá là chắc chắn.
2. Chúng ta đặt lệnh mua với cây nến xác nhận sự phá vỡ thất bại.
3. Chúng ta thấy rằng trong đà tăng của thị trường đã hình thành nên mô hình nến
sức ép nhưng có thể thấy đây là một mẫu hình được hình thành trong sóng tăng chứ
không phải sóng hồi vì thế giá đang ở vị trí khá cao so với các mức giá trước đó.
4. Ở vị trí này giá hình thành nên mẫu hình giảm dần trong một cú hồi vì thế mà
ta có thể vào lệnh khi mẫu hình được hoàn thành.
5. Tuy nhiên thì lệnh đã thua sau đó không lâu và chúng ta có thể xem xét vào
lệnh lại. Đó là cái hay của nghệ thuật vào lệnh lại.Chúng ta sẽ đến với hoàn cảnh thứ
hai
48

Hình 4: Hoàn cảnh thứ 2 trên D1

Hình 5: Biểu đồ trên H4


1. Mẫu hình đẹp với fakey pin bar và ta có thể vào lệnh.
2. Hai pin bar đẹp xảy ra gần nhau và vào lệnh với hai pin bar này chúng ta ăn
đậm.
3. Ta thực hiện vào lệnh theo quy tắc vào lệnh với pin bar.
4. Mẫu hình giảm dần trong một cú hồi rất mạnh đồng thời cũng ngang với
ngưỡng hỗ trợ của đỉnh trước nên ta có thể vào lệnh với nến tailed bar tăng.
5. Tuy nhiên, nếu như chúng ta đặt tỉ lệ ăn thua là 2:1 thì ta đã thua lệnh này.
6. Sau khi thua lệnh trên thì thị trường tiếp tục hồi về và giá tiếp tục hồi về sâu
hơn và gần ngay vị trí đáy cũ thì xuất hiện một tailed bar khá đẹp, nếu tự tin ta có thể
vào lệnh nhưng rất tiếc là ta tiếp tục thua.
7. Đến vị trí này giá vẫn đang cố thoát xuống nhưng bị một lực cản mạnh mua lên
thể hiện thông qua nến pin bar rất lý tưởng cả về hình thức lẫn vị trí cho nên không
có lý do gì ta bỏ lỡ cơ hội này.

Chúng ta đến với vị trí tiếp theo


Nếu như các bạn quan sát toàn cảnh với việc thu nhỏ biểu đồ ngày để xem giá
có đến ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ quan trọng nào không thì bạn sẽ thấy như sau:
49

Hình 6: Ngưỡng kháng cự của vùng chart ta xem xét

Đây chỉ là yếu tố ta xem xét thêm còn trên thực tế chưa thể chắc chắn. Chúng ta
sẽ quay về chart H4 để xem những diễn biễn thế nào.

Hình 7: Dạng nến trên biểu đồ H4


1. Sau khi giá tăng mạnh gần như thẳng đứng và đẩy giá lên cao thì đã thể hiện rõ
sự chững lại với một vùng giằng co gồm 8 nến, điều đó có thể thấy rằng là một sự cân
bằng và tâm lý dè chừng khá lâu. Kết thúc vùng giằng co là một nến pin bar không
thể đẹp hơn, nến này phá vỡ lên trên vùng sự giằng co của 7 nến trước đó nhưng ngay
lập tức bị gặp phải sự kháng cự và đảo chiều. Bấy nhiêu cũng là cơ sở để ta dự đoán
về khả năng đảo chiều thị trường. Tuy nhiên cũng chưa thể chắc chắn điều gì, ta chờ
thêm diễn biến giá tiếp theo.
2. Sau pin bar đẹp giá đã giảm mạnh đâm xuyên sâu xuống dưới đường EMA 21
nhưng...
50

3. Cuối sóng là một nến tailed bar khá đẹp. Giả sử khi thị trường mới xảy ra đến
cây nến này thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở để vào lệnh mua bằng cách chờ mua trên
đỉnh nến tailed bar, lý do đó là giá hồi về ngưỡng hỗ trợ mạnh của nhiều đỉnh trước
đó cùng với một vùng hợp của khá nhiều vùng giằng co cho nến chúng ta có thể vào
lệnh. Lệnh được khớp ngay cây nến tăng mạnh sau đó.
4. Tuy nhiên ngay sau đó thì lệnh của chúng ta bị dính stop loss nhanh chóng với
một loạt nến giảm mạnh và qua đó có thể thấy rằng lực bán đang rất chiếm ưu thế và
tốt nhất chúng ta nên dừng mua để xem xét thêm và có thể tìm cơ hội bán.

Hình 8: Theo xu hướng giảm vào lệnh bán


1. Có thể bán với hai pin bar xuất hiện cuối mỗi cú hồi giá, đây là hai pin bar khá
đẹp và xuất hiện ở ngưỡng cản của đường EMA 21cho nên hoàn toàn là cơ hồi tốt để
vào lệnh.
2. Với pin bar thứ hai chúng ta vẫn có thể ăn được tỉ lện 2:1. Ở đây chúng ta có
thể thấy được giá bắt đầu chững lại với một vùng giằng co gồm 7 cây nến. Sau đó giá
tăng lên xác nhận hình thành mô hình hai đáy thì chúng ta có cơ sở để nghĩ về sự thay
đổi xu hướng. Chúng ta hãy xem xét trên chart D1
51

Có thể thấy trên D1 giá đã về vùng cầu khá mạnh và cũng là gần đáy cũ (Đáy
vững bền) cho nên đây là một ngưỡng hỗ trợ đáng tin cậy
3. Khi giá tăng vọt bởi chỉ một cây nến. Cây nến này là do tin tức ra và chúng ta
vẫn có thể thấy khả năng cao là xu hướng đã đổi bởi vì có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố
từ dạng biểu đồ đến tin tức và ngưỡng EMA 21 bị phá vỡ.
Sau đó chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội để vào lệnh mua
52

PHỐI HỢP CÁC YẾU TỐ CHO MỘT GIAO DỊCH

Khi giao dịch chúng ta nên tìm những cơ sở để kết hợp thật nhiều yếu tố cùng
một lúc, chúng tập hợp và hòa lẫn với nhau thì chắc chắn sẽ làm tăng cơ hội thắng
lệnh. Và việc chờ đợi cho một cơ hội có tập hợp nhiều yếu tố cũng giống như một
người lính bắn tỉa vậy, chờ cơ hội đến và bóp cò.
Vậy như thế nào thì coi là giao dịch kết hợp nhiều yếu tố
Tôi có một công thức giúp ghi nhớ dễ dàng về sự giao dịch với nhiều yếu tốt đó
là: Xu hướng, vị trí và tín hiệu.
Thứ nhất, tôi xác định thị trường đang trong xu hướng nào (để xác định xu hướng
một cách khoa học thì các bạn nên học trong bộ sách thứ nhất). Nếu như thị trường
không rõ xu hướng ra sao thì tức là nó đang trong giai đoạn trading range. Khi thị
trường trading range (không xu hướng) thì có thể áp dụng giao dịch với các mẫu hình
trên khi giá về vùng đỉnh hoặc đáy trước.
Thứ hai, xác định vị trí giá hiện tại ở ngưỡng hỗ trợ kháng cự nào không và đánh
dấu lên chart để lưu ý. Ngoài những ngưỡng theo phương ngang của đỉnh (đáy) thì
cần kết hợp thêm đường trung bình EMA21 hoặc sử dụng khoảng trống giữa hai
đường EMA21 và EMA8, ngưỡng fibonacci...
Thứ ba, chờ tín hiệu vào lệnh hay có thể nói là những mẫu hình phù hợp mà
chúng ta đã được học. Ba yếu tố trên xuất hiện cùng lúc thì khả năng thắng lệnh của
chúng ta rất cao.
Do đó, các bạn đừng cứ nhìn vào biểu đồ rồi trade theo cảm tính mà chúng ta cần
phải làm rõ các vấn đề trên.
Hãy để ý đến những “điểm nóng”
Không quan trọng giá đang ở đâu mà bạn hãy vẫn cứ lưu ý một vài điểm quan trọng
trên biểu đồ. Những điểm này có thể là hợp của một vài yếu tố như đỉnh (đáy), trendline,
... để từ đó chúng ta chờ giá về vùng lân cận để xem xét các tín hiệu price action.
Sau đây sẽ là một số ví dụ để các bạn nhận thấy rõ hơn

Hình 1: Giao dịch kết hợp nhiều yếu tố


53

1. Xu hướng tăng hình thành và ta có thể vẽ trendline không lâu sau đó bằng việc
hình thành nên đáy vững bền.
2. Đường trendline điều chỉnh.
3. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh với rất nhiều đỉnh và đáy trước đó.
4. Thêm sự hỗ trợ của đường EMA 21.
5. ở đây có tới ba cơ hội giao dịch với pin bar rất đẹp. Trong đó pin bar đầu tiên
tuy không gần đường trendline ban đầu nhưng cũng đã ở vị trí rất đẹp để giao
dịch. Hai pin bar sau thì có sự hỗ trợ của đỉnh gần nhất mới bị giá vượt qua.

Như vậy các bạn có thể thấy rằng chúng ta đã xem xét đủ 3 yếu tố như đã nói
ban đầu đó là xu hướng, vị trí và tín hiệu price action. Các bạn lưu ý để khi giao dịch
hãy luôn nằm lòng 3 yếu tố trên khi xem xét để củng cố sự vững chắc cho giao dịch
của chúng ta.

7-TÂM LÝ CHIẾN GIAO DỊCH

Như chúng ta đã thảo luận ở trước thì những yếu tố góp phần cho sự thành công
của trader đó là: Vốn, Phương pháp và tâm lý.
Nếu bạn không hiểu được sự ảnh hưởng của tâm lý đến công việc giao dịch của
bạn và tâm lý nó phức tạp như thế nào thì bạn khó mà thắng được thị trường. Bạn
phải tỉnh táo để điều khiển được tâm lý giao dịch của mình, từ đó tránh khỏi những
quyết định ngốc nghếch khi mà setup giao dịch chưa thật sự đến và rủi ro quá lớn.
Nếu không tỉnh táo chắc chắn bạn sẽ là con mồi cho thị trường và nhanh chóng bị
cuốn vào vòng xoáy.
Sự sợ hãi
Nỗi sợ hãi có thể vì sợ mất tiền, sợ bị sai, sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội... Nỗi sợ này có thể
bám lấy người giao dịch và khiến họ không hành động nhưng với sự nỗ lực cùng kinh
nghiệm thì chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được. Bạn có thể sẽ thua vài lệnh liên
tiếp nhưng vẫn bám chặt lấy phương pháp giao dịch của mình. Người giao dịch thành
công luôn hành động một cách chủ động mặc cho trong họ có chút lo lắng hay không.
Hãy bảo vệ vốn với stop loss vì không phải giao dịch nào cũng có thể thắng.
Bạn phải chuẩn bị tinh thần cho việc chấp nhận rủi ro về tài chính cho một phần
thành quả mà ta đã đạt được, chẳng hạn nếu bạn đã lời được 1000USD thì chuẩn bị
tâm lý rằng sẽ không giữ được trọn vẹn thành quả đó cho những giao dịch sau.Tâm lý
chúng ta thường là không muốn mất đi số tiền mà ta đã đạt được và chỉ muốn tiếp tục
gia tăng số tiền đó. Đó là một trong những tâm lý chết người mà sẽ nhen nhóm ngọn
lửa đốt cháy tài khoản của bạn. Giao dịch là một trò chơi xác xuất và bạn không thể
chắc chắn về mọi thứ.
Đừng cố gắng để thắng mọi lệnh vì nhiều trường hợp dù chúng ta đã có đặt stop
loss nhưng có dấu hiệu lệnh sai và gần dính stop loss thì chúng ta lại không chấp
nhận thua lỗ và dời stop loss ra xa hoặc thậm chí bỏ stop loss, đôi khi là với mong
muốn tỉ lệ thắng cao và đồng thời là chấp nhận để rủi ro cao cho hy vọng giá sẽ quay
54

về với một ít lợi nhuận. Nếu bạn có 5 lệnh liên tiếp thua lỗ thì hãy để cho ngày tiếp
theo hãy giao dịch vì lúc đó có lẽ bạn sẽ không còn tỉnh táo.
Tất cả các phương pháp giao dịch luôn không tránh khỏi những thua lỗ. Khi lệnh
của bạn bị thua lỗ không có nghĩa bạn là một trader thất bại mà nó chỉ là một thời
điểm nhất định.
ĐỪng nói “tôi là trader giỏi nhất” hay “Tôi sẽ bắt được mọi sự di chuyển của thị
trường” hay “Tôi sẽ kiếm được ... dollar trong tháng này/năm này”. Đừng nghe
những thằng thầy dởm ngoài kia mà hãy tập trung vào cái mà bạn có thể làm tốt nhất
và làm chủ được nó. Thử, sai, sửa sai thì sẽ dần dần hoàn thiện được hệ thống giao
dịch của mình. Cũng không nên đặt mục tiêu về số lợi nhuận cụ thể vì bạn không thể
chắc chắn về kết quả giao dịch của mình cũng như là tạo thêm gánh nặng tâm lý cho
bản thân.
Lòng tham
Một người giao dịch theo cách hùng hổ sẽ vào quá nhiều lệnh hoặc duy trì một
lệnh giao dịch quá lâu và đôi khi từ thắng chuyển thành thua lỗ. Chúng ta không nên
tham lam làm gì bởi vì chắc chắn một điều rằng nhiều cơ hội tốt vẫn đang chờ đợi
bạn phía trước. Đừng cố gắng để có một lệnh giao dịch với lợi nhuận thật lớn làm gì.
Khi người giao dịch trở nên tham lam thì họ thường lại ko nhận ra và không để ý
đến nó. Nó thường thể hiện thông qua việc luôn luôn chăm chăm vào lợi nhuận của
một giao dịch và suy nghĩ về việc bạn kiếm được bao nhiêu và một khi đóng lệnh thì
bạn lại nghĩ rằng nếu mình tiếp tục lệnh thì có thể còn ăn đậm hơn nữa.... Hay những
lệnh đang mở và đang có lợi nhuận thì đôi khi lòng tham khiến cho bạn nghĩ rằng có
nên đóng lệnh với những lợi nhuận đang mở này không, liệu giá có đi ngược lại và
làm ta mất lợi nhuận hay không... Lợi nhuận hiện tại thì tốt nhất đừng quan tâm đến
vì nó cũng chỉ là tự bù qua bù lại, nếu bạn cứ mặc kệ thì sẽ có những lệnh đi được
đến mức chốt lời của bạn còn ngược lại nếu bạn cứ lo đóng lệnh sớm thì có thể số
lệnh thắng nhiều nhưng lợi nhuận lại chẳng bao nhiêu. Người giao dịch thường có
cảm xúc lẫn lộn, rối tung khi mà lệnh của chúng ta đang mở. Khi có lợi nhuận chúng
ta thường liên tưởng đến số tiền sẽ nằm trong tài khoản của chúng ta và nếu như thị
trường đang di chuyển thuận lợi thì có thể dẫn đến hành vi kéo ra xa khi mà giá gần
chạm đến take profit ban đầu. Nhiều khi chưa chạm đến take profit mới thì giá tạm
thời có dấu hiệu hồi về đã làm cho bạn cuống cuồng, lo sợ mất lợi nhuận hiện tại và
có thể dẫn đến việc đóng lệnh mà lợi nhuận không bằng điểm take profit ban đầu.
Đó có thể là những lý do mà khi quá tham lam sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận
của bạn. Nếu bạn xác định trước tỉ lệ risk:reward là 1:2 hay 1:3 và khi giá đến gần
điểm take profit thì bạn cho rằng giá có thể đi thêm một đoạn nữa và lâu lâu mới
được lệnh đi đẹp như thế nên kéo take profit ra xa thì đó là nảy sinh lòng tham và gần
như kết quả hoàn toàn sẽ ít hơn cái mà bạn sẽ có ban đầu. Chúng ta luôn có cảm giác
rất khó chịu nếu đóng một lệnh đang đi đẹp theo mong muốn của chúng ta nhưng giữ
lệnh quá lâu sẽ ại gây thêm những hệ lụy rất nguy hiểm về mặt tâm lý. Trong bộ thứ
nhất tôi cũng có nói về việc dời stop loss để bảo vệ vốn và các bạn nên tham khảo để
có thêm kinh nghiệm cho việc đầu tư chứ không nên di chuyển take profit.
Mong đợi và hy vọng
Sự hy vọng hay mong đợi là vấn đề tâm lý xảy ra khi bạn thèm muốn, khao khát
một điều gì đó xảy ra. Khi một người giao dịch với quá nhiều hy vọng thì họ thường
55

hy vọng chính mình sẽ đưa ra những quyết định đúng để kiếm tiền. Sự hy vọng có thể
là nguyên nhân mà người giao dịch di chuyển stop loss ra xa hơn ban đầu và thậm chị
là bỏ hẳn stop loss. Họ làm như vậy khi thị trường đi ngược theo ý muốn của họ và
với mong muốn ko bị thua lỗ và hy vọng giá sẽ quay lại theo hướng mong đợi.
Ngoài ra thì sự hy vọng này cũng diễn biến cùng với việc bạn dời xa take profit
với mong muốn và hy vọng có thêm nhiều lợi nhuận hơn. Nếu không biết điểm dừng
thì khả năng cao là bạn sẽ thoát lệnh với rất ít lợi nhuận bởi vì thị trường không thể đi
mãi theo mong muốn của bạn được.
Hy vọng vào mỗi giao dịch bạn sẽ là người chiến thắng là một điều ngu xuẩn.
Khi người giao dịch hy vọng như vậy thì cũng có nghĩa là họ rất tham vọng về mọt
thành quả giao dịch ấn tượng, như thế nó sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ tâm lý giao dịch.
Tốt nhất là bạn phải có một cái nhìn khách quan và thực tế đó là dù price action
là một phương pháp cực kỳ hay nhưng không có nghĩa là bạn luôn luôn phải thắng
hoàn toàn các lệnh, điều đó là không thể, hiểu rằng lệnh thua luôn là một phần không
thể thiếu trong giao dịch của chúng ta.
Chính sự kỷ luật sẽ làm tăng độ hiệu quả của chiến thuật giao dịch bạn theo thời
gian cùng với nó là kinh nghiệm tích lũy cho bản thân chứ không phải hoàn toàn ở
chiến thuật đó đã tốt hẳn hay dở hẳn. Đó là sự củng cố từ hai phía.
Quá tự tin
Một trader quá tự tin có thể giao dịch rất nhiều và liên tục, và cũng có thể từ đó
mà giữ quá nhiều lệnh. Có những giai đoạn mà bạn dường như nghĩ rằng mình không
thể sai vì một chuỗi lệnh thắng làm sự tự tin của bạn dâng cao đến mức ngông cuồng.
Tuy nhiên, giao dịch là một trò chơi của xác xuất nến có những thời điểm chỉ mang
tính tạm thời chứ không thể mãi mãi như thế, chắc chắn sẽ có lúc này lúc khác.
Bạn phải thật cẩn thận không chỉ sau một lệnh thua mà cả một lệnh thắng. Lệnh
thua làm bạn nổi lòng tham và điên cuồng muốn trả thù thị trường còn lệnh thắng
cũng sẽ khiến bạn nổi lòng tham và quá tự tin. Trong thực tế phần lớn các trader khi
mới bắt đầu có thể trade rất tốt nhưng nó cũng khiến họ quá tự tin và thiếu cẩn trọng.
Nhận thức của họ về sự rủi ro rất lớn của thị trường cũng vì đó mà giảm đi sau một
vài lệnh thắng. Và họ làm những việc ngốc nghếch như tăng khối lượng và số lượng
giao dịch. Đó là lý do mà sau đó gần như các bạn lại trả lại toàn bộ lợi nhuận và thậm
chí là cháy tài khoản.
Bạn phải luôn duy trì sự kỷ luật của mình và tỉnh táo đối mặt với những cảm xúc
đang thay đổi trong con người sau mỗi lệnh thua và lệnh thắng. Đó mới là chìa khóa
quyết định cho việc giao dịch thắng lợi hay không KỶ LUẬT THÉP. Đừng bao giờ
thay đổi chiến thuật giao dịch mà hãy thay đổi cách nghĩ, cảm xúc đối với công việc
giao dịch. Bạn nên giữ tỉ lệ risk ở mức cố định cho đến khi tài khoản gấp hai hoặc
thậm chí là ba lần chì mới tăng lên. Ví dụ như bạn mở một tài khoản và bắt đầu giao
dịch. Bạn chấp nhận một lệnh thua mất 10USD thì dù tài khoản bạn đã nhân lên gấp
rưỡi thì vẫn giữ mức tủi ro là 10USD cho đến khi tài khoản nhân lên 2 lần thì sẽ tăng
mức thua lỗ lên là 20USD. Nhiều trader thường mắc lỗi khi chỉ sau một vài lệnh
thắng đã tăng rủi ro thua lỗ vì nghĩ rằng ta đã có chút lời “bảo kê” rồi, nhưng điều đó
là rất nguy hiểm.
Tự tin
56

Sự tự tin là một điều tốt và rất quan trọng. Nó khác hẳn với sự quá tự tin vì quá tự
tin đi đôi với việc cẩu thả, không sáng suốt, tỉnh táo...
Người giao dịch thành công xây dựng cho mình sự tự tin bằng cách kiên trì với
phương pháp mình theo đuổi, nhưng quan trọng là họ cảm thấy phương pháp đó hay
và có thể đem lại sự thành công cho bản thân, một khi chưa thành công thì họ sẽ cố
gắng hoàn thiện hơn nữa phương pháp của họ. Hãy luôn bám chặt vào phương pháp
giao dịch và xem lại bản thân đã hết sức kỷ luật và theo đúng như những gì mình đã
học hay chưa. Sự tự tin là khi bạn xem mọi thứ là bình thường và trong sự kiểm soát
của bạn. Bạn thua lỗ thấy bình thường, thắng lợi không phấn khích và biết khi nào
nên dừng lại và khi nào nên hành động.
Bạn sẽ có được sự tự tin trong công việc giao dịch thực tế bằng cách kiên trì theo
đến cùng phương pháp giao dịch của mình và thực hiện nghiêm túc quy tắc, kế hoạch
giao dịch của mình. Đến một lúc mà đám đông cứ nháo nhào theo thị trường và đi
đấu cũng thấy bàn tán “Thị trường ảm đảm” “đẫm máu” “giảm thấp kỷ lục”... thì bạn
vẫn có lợi nhuận đều đặn trong mọi hoàn cảnh.
Check list
Bằng cách dùng check list và kế hoạch giao dịch, bạn sẽ không phải nhìn quá
nhiều vào biểu đồ để tìm kiếm setup giao dịch và những mẫu hình thích hợp, từ đó
cũng sẽ bớt căng thẳng hơn. Có một chack list do bản thân lập ra và thấy phù hợp thì
sẽ làm tăng sự kỷ luật trong giao dịch của bạn lên rất nhiều, sự tự tin từ đó cũng được
củng cố. Qua đó nó cũng hình thành nên những thói quen giao dịch tốt.
Kỷ luật
Người giao dịch phải vào lệnh khi có tín hiệu giao dịch và tính toán điểm cắt lỗ
cũng như khả năng về tỉ lệ lợi nhuận nhân được. Nếu không là một tín hiệu nào có
trong từ điển kiến thức của mình thì không vào lệnh. Tuyệt đối không đi lệch hướng
phương pháp giao dịch mà bạn đã học. Phương pháp giao dịch price action mà chúng
ta học rất tuyệt vời nhưng khả năng sử dụng phương pháp đó là ở chúng ta. Khả năng
sử dụng phương pháp nó như một con dao cùn vậy. Chúng ta cần phải mài dũa để nó
ngày càng trở nên sắc bén hơn.
Sự tập trung
Nhiều bạn cứ muốn giao dịch với nhóm vì cho rằng kinh doanh phải có đội nhóm
thì mới thành công. Đúng, nhưng giao dịch không hẳn là việc kinh doanh truyền
thống và với những nhà đầu tư cá nhân như chúng ta thì nó không thể là một trò chơi
của tập thể. Vì vậy, bạn nên tránh những ảnh hưởng từ những lời nói và những suy
nghĩ của bạn bè và người thân xung quanh. Đừng cố gắng học thật nhiều hệ thống,
biết thật nhiều chỉ báo, nó chỉ làm bạn chẳng đi đến đâu cả. Phần lớn trader bị thôi
thúc bởi việc nghiên cứu và học hỏi rất nhiều thứ, ở phương diện nào đó thì tốt nhưng
với việc giao dịch thì không, bạn hãy nhớ câu nói nổi tiếng của Lý Tiểu Long “Tôi sợ
đối thủ tập một cú đấm 10000 lần hơn là đối thủ tập 10000 cú đấm khác nhau”. Đôi
khi chỉ một vài lệnh thua họ đã nghĩ hệ thống giao dịch của họ có vấn đề mà không
hề cho rằng lỗi là ở bản thân.
Lướt internet tìm đủ thứ thông tin, kiến thức, đọc đủ loại sách, nghi ngờ về những
kiến thức và những gì mình đã làm là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu tập trung.
Sự kiên nhẫn
Một trong những việc làm đã khiến tôi giao dịch tốt hơn đó là chậm lại và ngừng
57

tham lam, để làm được điều đó không hề đơn giản và bạn phải kiên nhẫn. Nếu chúng
ta có một khoản tiền và đầu tư sinh lãi 10% một năm có lẽ là đã có lời và chống được
lạm phát. Vì vậy mà nếu như việc giao dịch chúng ta có thể lời 5%/tháng đã là một
thành công lớn vì một năm trung bình ta có lãi là 60%. Ồ! Thật tuyệt vời. Thế nhưng
nhiều người tham vọng một tháng phải ăn ít nhất 15% hay thậm chí với một tài khoản
1000USD mà muốn kiếm 100USD một ngày. Vâng, tài khoản bốc hơi trong một
ngày đẹp trời là chuyện tất yếu.
Để luyện sự kiên nhẫn thì tốt nhất ta giao dịch các khung thời gian cao như từ H4
trở lên. Trước hết là bạn sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của thị trường và tránh
khỏi việc lao vào giao dịch quá nhiều.
Hãy xem bản thân như là một người lính bắn tỉa. Chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi.
Đôi khi có ngày hoặc có tuần mà chúng ta không thể giao dịch vì không có tín hiệu
phù hợp và đó là chuyện bình thường, đừng đặt mục tiêu ngày kiếm bao nhiêu tiền, ý
nghĩ ấy sẽ giết chết bạn.
Sự kiên nhẫn cũng sẽ làm công việc giao dịch của chúng ta trở nên chủ động hơn
và nó sẽ dần trở thành một thói quen. Chỉ khi bạn giao dịch một cách kiên nhẫn thì
bạn mới thấy mình là một con người khôn ngoan hơn. Bạn chỉ cần vài giao dịch tốt
cũng là quá đủ cho một tháng thành công. Bạn sẽ học cách đứng ngoài thị trường khi
cần thiết chứ không phải cứ nhìn biểu đồ là phải vào lệnh cho bằng được. Nó sẽ
không giống như những người giao dịch kiệt quệ và nản lòng với việc suốt ngày dán
mắt vào biểu đồ và mất phương hướng như một con ma sống không bao giờ biết
dừng lại và giao dịch ít đi.
Sự kiên định
Hãy giữ cho công việc giao dịch trở nên đơn giản và luôn theo quy tắc thì bản sẽ
kiếm được tiền. Lợi nhuận có thể thay đổi khác nhau và thậm chí có tuần có tháng
chúng ta sẽ lỗ một ít nhưng không thành vấn đề. Hãy bền bỉ theo phương pháp giao
dịch và những quy tắc bạn cho là hợp lý. Điều bất ngờ sẽ đến với bạn qua một thời
gian dài và thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy điều đó.
58

8. CUNG – CẦU
Cung (supply) là bán, cầu (demand) là mua, mua và bán có mặt ở khắp mọi ngóc
ngách cuộc sống và trong forex cũng không ngoại lệ. Hiểu đơn giản: có 300 người
đang mua bán với khối lượng như nhau cùng 1 thời điểm cùng 1 đồng tiền.
Nếu Có 150 người mua và 150 người bán, giá sẽ không di chuyển. Nếu có 100 người
mua và 200 người bán. Lệnh mua của 100 người sẽ bị hấp thị hết bởi 100 người bán.
100 người bán còn lại, họ muốn bán thì họ phải chấp nhận giá thấp nơi có người mua
để có thể bán. Nếu có 200 người mua, 100 người bán, 100 lệnh bán sẽ bị hấp thụ hết
bởi 100 lệnh mua, 100 lệnh mua còn lại. Phải chấp nhận mua giá cao hơn nơi người
bán đang chờ bán. Như vậy, vùng giá chúng ta chờ gia nhập thị trường là vùng nơi
bắt đầu có sự mất cân bằng giữa mua và bán, nơi người bán hoặc người mua sẵn sàng
mua thêm hoặc bán thêm để giữ vị thế của mình trước đó.
NHƯNG: vấn đề và cách làm thì đã rõ nhưng hẳn đơn giản như vậy thì chúng ta
giàu hết rồi. Vì ở 1 khung thời gian bất kì, 1 thời điểm bất kỳ luôn có rất vùng cân
bằng, vùng mất cân bằng. Vì vậy, chúng ta phải xác định được vùng tiềm năng nơi
bigboy, bank nó giữ vị thế để có rủi ro thấp với khả năng kiếm xèng cao để gia nhập
thị trường.
VÀ DÙ CHO BẠN ĐANG DÙNG PHƯƠNG PHÁP CAO SIÊU NÀO ĐI NỮA,
ĐÂY CŨNG CHỈ LÀ TRÒ CHƠI SẮC XUẤT, NÊN BẠN CÓ THỂ NẰM SÀN
BẤT CỨ LÚC NÀO.
Diễn giải 1 chút về cung cầu như vậy để vài bạn mới hình dung cho dễ, còn đối
với tay cao thủ thì rất mong chia sẻ thêm để mình và gà mới có thể học hỏi thêm
- mở bài xong, giờ đi vào thân bài ae nhé Phương pháp này gồm mấy vấn đề:
- áp dụng tối thiểu 3 khung thời gian: ví dụ d-h4-h1 trong đó: d là tf để xác định xu
hướng, h4 là khung thời gian phân tích và h1 là tf vào lệnh.
- cách vẽ vùng supply zone, demand zone
- cách phân biệt vùng: vùng ban đầu, vùng nguyên bản, vùng kiểm tra
- cách xác định cấu trúc vùng: ở đây có 4 cấu trúc vùng: RBR, DBR, RBR, DBD
- cách vẽ đường động lượng (không phải đường xu hướng) . Ý nghĩa của đường này
là để xác định đà hiện tại của xu hướng
- Phương pháp này xác định xu hướng bằng cách đảo chiều:
+ 2 vùng bị đưa ra
+ 1 vùng bị đưa ra và khả năng vẽ được đường động lượng đảo chiều
- Xác định chất lượng của vùng: cơ sở vùng, khởi hành của vùng, vị trí của vùng,
biên độ vùng so với vị trí giá hiện tại...
- ema20 để xác định xu hướng và là s/p động (áp dùng cho tf xu hướng)
- các yếu tố bên ngoài: tin tức siêu đỏ, xu hướng chung các đồng tiền liên quan ...
- khung thời gian càng cao thì vùng càng có giá trị giao dịch
- kim chỉ nam của pp này là: khi đường động lượng hoặc vùng khung thời gian
hiện tại bị loại bỏ ta phải chờ vùng ở khung thời gian cao hơn để vào lệnh
Và, mọi câu chữ tôi viết ra ở đây đều là học mót trên các diễn đàn. Nay viết lên đây
để chia sẻ đến người chưa biết mà học của người biết hơn^^
Kết bài, viết thì cũng dài rồi. Nhưng mọi thứ thực ra còn rất chung chung nên tôi sẽ
chia sẽ thêm ở các bài viết tiếp sau đây. Còn ae nảo muốn đốt cháy giai đoạn thì liên
59

hệ anh google nhé Và ở đây chỉ chia sẻ pp cung cầu, mọi pp khác đều không được
chào đón nhé
Kết thúc series hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand tuần trước, tuần
này mình sẽ bắt đầu với series mới hướng dẫn cách vẽ vùng supply demand. Bản thân
mình trước đây chỉ dùng support resistance nên khi được giới thiệu về vùng
supply demand cảm thấy rất hào hứng. Tánh mình thì cứ cái gì naked đều thích cả ,
nên sẽ share cho anh em tận tâm nhất có thể, vừa share vừa được học tiện cả đôi
đường nên anh em đừng ngại comment nhé.
Kể từ khi khái niệm vùng supply demand xuất hiện trong giới phân tích kỹ
thuật đã có rất nhiều biến thể khác nhau liên quan đến cách nhận biết vùng
supply demand. Mỗi chuyên gia mỗi kiểu xác định nên trader rất dễ tẩu hỏa nhập ma,
thêm nữa anh em trader cũng hay phụ thuộc indicator nên bị "mất gốc" rất nhiều vì
thế các trader nên chú ý, học trade thì phải vạn kiếm quy tông, xem cái nào là gốc thì
mình học để không bị rời rạc. Chú ý, series mới yêu cầu anh em trader nắm chắc kiến
thức từ series cũ nhé.

Xác định vùng supply


Vùng supply được xác định khi giá rớt mạnh trong một cây nến hay có một vùng
nến sideway trước đó (small consolidation). Vùng có nến sideway trước đó được gọi
là The Base (tạm dịch và vùng cơ sở).
Vùng cơ sở bao gồm một chuỗi nến sideway để hình thành nên vùng
consolidation. Đây là một hình ví dụ minh họa về vùng supply có tồn tại một vùng cơ
sở.

Một ví dụ khác về vùng supply hình thành khi không có vùng cơ sở, chỉ có một cây
nến giảm mạnh.
60

Xác định vùng demand


Vùng demand được xác định khi thị trường có một đợt tăng giá mạnh trong một
cây nến hay có vùng cơ sở (the base) tồn tại trước đó.
Bên dưới là một ví dụ cho vùng demand được tạo ra trong một cây nến.

Còn đây là ví dụ vùng demand có vùng cơ sở.


61

Tất cả những hình trên đều cho các bạn thấy có 2 loại vùng supply demand tồn tại
trong thị trường forex, một loại hình thành trong 1 cây nến mạnh, loại còn lại phải có
vùng cơ sở trước đó.
Cách vẽ vùng supply demand
Bây giờ bạn đã biết cách xác định vùng supply demand trên chart, việc tiếp theo
bạn cần làm là học cách vẽ vùng supply demand cho chuẩn.
Cả 2 loại vùng supply demand có vùng cơ sở hay không có vùng cơ sở (hình
thành trong một cây nến) đều được vẽ theo cùng một cách.
Cách vẽ vùng supply
Chúng ta bắt đầu bằng cách vẽ vùng supply trước.
Để có thể vẽ vùng này bạn cần phải chọn công cụ rectangle của phần mềm mt4.

Chúng ta sẽ vẽ vùng supply từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi giá
giảm mạnh để tạo nên vùng supply.
Chú ý: bạn phải luôn luôn vẽ vùng supply từ cây nến tăng cuối cùng trước khi thị
trường rớt giá mạnh, nếu như cây nến này là cây nến giảm, bạn cần xác định một cây
nến tăng khác trước đó và bắt đầu vẽ vùng supply kể từ đó.

Giá mở cửa từ cây nến tăng trong hình với dấu mũi tên chính là nơi bạn bắt đầu vẽ
vùng supply.
Một khi bạn đã hoàn thành, bạn cần phải kéo vùng ô vuông lên bên trên đỉnh cao nhất
gần đó trước khi giá đổ xuống trong hình. Đỉnh của vùng supply chính là cây
nến pinbar gần đó (bạn có thể dùng công cụ tìm swing high hay fractals... để tìm).
62

Ngược lại với vùng supply, ta vẽ vùng demand khi tìm thấy nến giảm điểm trước khi
giá hình thành cây nến tăng mạnh.

Trong hình trên, bạn thấy vùng demand hình thành từ giá mở cây nến giảm được
tìm thấy trước khi thị trường hình thành một cây nến tăng mạnh.
Từ đây bạn sẽ cần tìm giá thấp nhất (swing low) được hình thành trong vùng nến
gần đó. Bạn kéo ô vuông cho đến khi cạnh dưới chạm đến vùng giá thấp nhất này,
bạn sẽ vẽ xong vùng demand trên chart.
Để hiểu cách vẽ vùng supply demand như trên, ta cần nắm rõ bản chất của giá và
hành vi trader trên thị trường (đọc lại series hướng dẫn đầy đủ về vùng supply
demand)...
Nếu bạn thấy một cây nến tăng mạnh nghĩa là phần lớn các lệnh tham gia vào thị
trường là lệnh buy. Ngược lại, nến giảm hình thành do phần lớn các lệnh tham gia
vào thị trường là lệnh sell. Một vùng supply demand hình thành khi các big boy bẫy
phần đông trader trên thị trường nên ta cần phải thấy một hành vi giá bị "bẫy" trước
khi giá giảm hay tăng mạnh. Điều này dẫn đến việc giá thị trường cần tăng trước khi
giảm để hình thành vùng supply, ngược lại giá thị trường cần giảm trước khi tăng để
hình thành vùng demand.
Kết thúc phần 1 tại đây, mình viết in ít để anh em "dễ thấm", tiện trao đổi. Phần 2
sẽ nói về xác suất thắng giữa 2 loại vùng supply demand (có và không có vùng cơ
sở), các bạn có thể thử dự đoán xem sao .

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand – phần 2


Như đã hẹn, tiếp sang phần 2 này mình sẽ hướng dẫn phân biệt độ mạnh yếu của
vùng supply demand và mất khoảng bao lâu thì một vùng supply demand vô hiệu.
Vùng supply demand vô hiệu khi nào?
Một trong những quy tắc mà anh em trader hay "đồn đại" với nhau là những vùng
supply demand có tuổi càng lớn thì càng quan trọng, và vì quan trọng nên tỉ lệ đảo
chiều càng cao. Sự thực có giống như lời đồn không? Mình nghĩ là không, chẳng có
lý do nào khiến cho giá chưa bao giờ quay lại một vùng supply demand "cao tuổi"
nào đó sẽ chắc chắn đảo chiều.
Anh em trader nào còn "sống sót" qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2007-
2008 chắc biết vụ bác Kiên và các đại ca bán rải giá vàng khi giá vượt đỉnh 850
USD/oz kể từ năm 1981. trader tiếp tục bán rải giá vàng kể cả khi giá vượt đỉnh 1000
63

với niềm tin "vùng giá này quan trọng lắm, đã lâu rồi chưa test... nên chắc chắn nó
phải đảo chiều".
Các bạn xem một ví dụ nhỏ dưới đây:

Nếu bạn so sánh vùng supply demand cũ (vùng màu xanh) so với các vùng
supply demand mới (màu cam) gần đây, bạn sẽ nhận ra các vùng supply demand mới
có nhiều cơ hội giao dịch hơn, chưa kể có nhiều lợi nhuận hơn so với vùng
supply demand cũ.
Vậy ta cũng có thể rút ra một kết luận nho nhỏ: thị trường càng quay trở lại vùng
supply demand càng nhanh, cơ hội thắng khi ta trade vùng supply demand đó càng
cao. Thế nên, tốt hơn là ta chỉ nên trade vùng supply demand được tạo ra gần đây.

Có phải giá thoát khỏi vùng supply demand càng nhanh thì vùng đó càng
mạnh?
Đây cũng là một "lời đồn" nổi tiếng khác khi trader xác định vùng
supply demand mạnh hay yếu: vùng supply demand càng mạnh khi giá thoát khỏi
vùng đó càng nhanh. Xét theo quy luật cung cầu của kinh tế học thì nó có vẻ khá
đúng: khi giá của một tài sản tăng mạnh đó là vì cầu vượt cung, và ngược lại giá giảm
mạnh khi cung vượt cầu.
Nhưng khi ta đem khía cạnh kinh tế học để áp đặt lên thị trường thực sự thì
dường như không đúng lắm. Sự thật là các vùng supply demand có tỉ lệ đảo chiều cao
chẳng liên quan gì đến cách mà giá thoát khỏi vùng supply demand đó mạnh hay yếu
trong quá khứ.
64

Một số trader sẽ xem vùng demand trên hình là vùng demand mạnh vì giá đã tăng rất


mạnh thoát khỏi vùng này trong quá khứ. Nhưng cho đến khi giá quay trở lại vùng
này, nó không thể nào ngăn cản được giá dù chỉ 1 cây nến…

Cách xác định sức mạnh của vùng supply demand?


Câu trả lời nằm ở cách mà vùng supply demand đó hình thành. Nó nằm ở đâu so với
con trend thị trường ở thời điểm hiện tại.

Đây là chart EURUSD trên khung thời gian daily. Khi thị trường càng trending,
các đợt sóng đẩy (impulse wave) càng dài hơn, ngày càng có nhiều người bắt đầu
trade theo xu hướng (đọc thêm thấu hiểu tâm lý đám đông trader tham gia giao dịch).
Cho đến con sóng giảm giá cuối cùng (khi vùng demand hình thành trên chart), khi cả
trăm ngàn trader bắt đầu đổ xô bán tháo để "hóng" đợt giảm giá tiếp theo trên thị
trường, thị trường đảo chiều và bãy toàn bộ các trader này khiến họ dính stop loss
hàng loạt, từ lệnh short sell, họ buộc phải đóng lệnh thành buy, cấp thanh khoản cho
"phe khác" của thị trường.
Không ai biết trader nào giật dây đằng sau chuỗi sự kiện này, nhưng họ đã và
đang làm điều này liên tục trên thị trường.
Những "thánh giật dây" này (tạm gọi là big boy), liệu họ có biết thị trường sẽ đảo
chiều để vào lệnh buy không? Làm thế nào để họ đặt cược số tiền lớn để mua toàn bộ
lệnh bán từ các trader đang mong đợi thị trường sẽ giảm giá?
65

Nhìn sâu hơn ở chart H1 bạn sẽ hiểu rõ vấn đề. Bạn sẽ thấy sau khi có một
downtrend mạnh trước đó, thị trường hình thành một cột giá tăng mạnh, gần như
thẳng đứng. Sự tăng giá đột ngột này chứng tỏ có một khối lượng giao dịch được
thanh khoản đột ngột từ phe sell sang phe buy.
Nghĩa là, vùng supply demand có cơ hội đảo chiều cao hơn khi nó được tìm thấy
tại vùng trend đảo chiều. Một vùng demand mới hình thành khi giá đang trong xu
hướnggiảm càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao hơn so với
vùng demand hình thành khi trend giảm chỉ mới bắt đầu. Tương tự với vùng supply.
Hẹn các bạn kỳ sau: chính xác thì mất bao lâu vùng supply demand mới vô hiệu.

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 3


Đây là phần 3 trong chuỗi bài viết giới thiệu về vùng supply demand và cũng là
phần kết thúc của chuỗi bài cơ bản về vùng supply demand. Phần này chúng ta sẽ
hiểu chính xác bao lâu thì vùng supply demand vô hiệu.
Chính xác thì khi nào vùng supply demand vô hiệu?
Như bạn cũng biết trên thị trường có 2 loại trader là trader giao dịch ngắn hạn
và tradergiao dịch dài hạn. Tương tự, big boy cũng sẽ có 2 loại big boy là những big
boy giao dịch ngắn hạn và big boy giao dịch dài hạn.
Các big boy giao dịch trong ngày (intra-day) là những người thích bắt các đợt
sóng nhỏ của thị trường, họ kiếm ít nhưng kiếm lợi nhuận dần dần trên thị trường. Họ
đặt lệnh trong ngày nên họ sẽ có mong muốn lệnh giao dịch của họ phải được thanh
khoản ngay trong ngày, chẳng ai trong số họ muốn đặt lệnh rồi qua hôm sau lệnh của
họ mới "khớp".
Và như các bạn cũng biết các big boy sẽ chờ cho các lệnh giao dịch của
retail trader bị dính stop loss tại vùng supply demand, các vùng supply demand vì thế
sẽ không tồn tại quá 24 giờ (như đã giải thích lý do ở trên vì các bank trader không
muốn lệnh chờ của họ bị thanh khoản qua đêm).
Vì vậy, có một quy luật mà các trader nên cân nhắc khi trading với vùng
supply demand. Các vùng supply demand trade trên khung H1 chỉ nên tồn tại trong
vòng 24 giờ. Nếu hơn 24 giờ mà thị trường không quay lại vùng đó, ta nên xem nó đã
trở nên vô hiệu.
Nếu bạn trade vùng supply demand trên khung daily, nếu thị trường không quay
trở lại vùng đó trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu. Với khung thời gian
daily, vùng supply demand ở khung này chịu sự ảnh hưởng của các bank trader thích
trade dài hạn (loại 2). Vị thế của những trader này là nguồn gốc hình thành trend trên
thị trường forex.
Tuy gọi là trader, big boy v.v... nhưng họ là các thể chế lớn có vai trò định hình thị
trường forex (các ngân hàng lớn, các quỹ lớn...). Họ sẽ hợp tác với nhau để điều phối
thị trường và khiến cho các trader nhỏ lẻ như chúng ta nghĩ thị trường đang đi theo
đúng xu hướng nhưng thực ra là ngược lại, thế là họ bẫy được chúng ta.
Xu hướng của thị trường
Cũng như hầu hết các phương pháp trading, trader sử dụng vùng
supply demand cũng phải nắm khái niệm về trend và sử dụng trend trong giao dịch.
Tuy nhiên, vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.
66

Các trader thường hay quan sát khung thời gian daily và dựa vào đó để ra quyết định
giao dịch dù họ giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời
gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng, họ vô tình trade
ngược xu hướng khung thời gian thấp mà họ giao dịch, dẫn đến lỗ những lệnh không
cần thiết.
Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là
trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian daily thì bạn nên trade
theo xu hướng của daily, nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung
H1.

Tổng kết
Với hàng loạt những thông tin mà bạn cập nhật xưa nay về vùng supply demand,
bạn có thể đã mắc sai lầm. Bạn cần hiểu thị trường từ bản chất cốt lõi để biết thực sự
vùng supply demand là loại vùng như thế nào.
 Các loại lệnh chờ (limit order) không đóng vai trò di chuyển thị trường. Limit
order cung cấp thanh khoản cho thị trường, stoploss của trader chính là limit order.
 Tuổi của vùng supply demand cũng như sức mạnh của giá khi thoát khỏi vùng
supply demand không liên quan đến độ mạnh yếu của vùng supply demand đó.
 Vùng supply demand mới hình thành sau khi giá đã đi trong một xu hướng càng
lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao.
 Vùng supply demand ở khung H1 sẽ vô hiệu khi hình thành quá 24 giờ, và vùng
supply demand ở khung daily sẽ vô hiệu khi hình thành quá 1 tháng.
Việc xác định vùng supply demand chỉ là mảnh ghép đầu tiên để trader có thể biết
cách trade với loại vùng này. Có thể tuần tới, mình sẽ viết về cách vẽ vùng
supply demandvà cách vào lệnh với vùng supply demand.
Một lần nữa cảm ơn các bạn đã theo dõi series này và xin lỗi các bạn vì bài này
không có hình minh họa. Các phần sau mình sẽ cố gắng khắc phục điểm này.
5 "chiêu thức" ứng dụng Supply Demand Indicator

Supply Demand là indicator giúp đánh dấu các vùng giá kháng cự-hỗ trợ cho trader.
Nếu bạn là trader mới vào nghề hoặc có ý định chuyển sang học trade price action,
hãy tải về dùng và xem các cách dưới đây để trade tốt hơn nhé.
67

Thức thứ 1: Sử dụng Supply và Demand làm điểm chốt lời mục tiêu.

Đơn giản là khi bạn đang buy và thấy giá sắp chạm tới vùng supply thì nên đặt
chốt lời trước khi giá chạm tới vùng này. Và ngược lại, đặt chốt lời gần
vùng demand khi đang trong trạng thái sell.
Lưu ý:
 Hãy xem xét các yếu tố như supply/demand ở khung thời gian cao hơn khung
bạn đang trade (ví dụ bạn đang trade khung H1 thì xem supply/demand ở khung H4,
Daily), mục đích để loại bỏ những vùng supply/demand gây "nhiễu" giúp tăng lợi
nhuận cho lệnh trade.
 Đừng đặt chốt lời qua khỏi vùng supply/demand (đặt cao hơn vùng supply hay
bên dưới vùng demand, khả năng giá dính chốt lời sẽ bị giảm thấp).

Thức thứ 2: Sử dụng Supply/Demand để đặt Stop Loss.


Khi bạn đang sell, hãy đặt stop loss bên trên vùng supply và ngược lại khi bạn
đang buy hãy đặt stop loss bên dưới vùng demand.
Đây là một trong những phương pháp cổ điển nhất khi dùng
supply/demand indicator vì bạn biết rằng, một khi giá đã chạm Stop Loss của mình
vùng supply/demand này chắc chắn đã không còn hiệu quả nữa.

Thức thứ 3: Sử dụng Supply/Demand để xác nhận tín hiệu Sell hoặc Buy.
Các trader mới trade hoặc mới biết tới price action có thể sẽ gặp khó khăn với việc
tìm kiếm các vùng giá kháng cự-hỗ trợ. Tin tốt là bạn sẽ khỏi lo điều đó nữa nếu
dùng indicator này.
Một trong những cách đơn giản nhất để dùng Supply/Demand indicator là chờ cho
giá chạm các vùng này và kết hợp với tín hiệu buy/sell do hệ thống của bạn thông báo.

Thức thứ 4: Sử dụng Supply/Demand để trailing stops (kéo stop loss khi lệnh
đang có lời).
Khi bạn vào lệnh và giá bắt đầu đổ theo trend bạn mong muốn (ví dụ downtrend) thì
bạn hãy chờ cho giá phá vùng demand cũ và hình thành vùng supply mới. Sau đó,
kéo stop loss xuống vùng supply mới hình thành này. Cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ vừa
có cảm giác an toàn vì lệnh trade vẫn có lời, vừa chắc chắn khi giá có hồi lại cũng sẽ
test vùng supply của bạn, sau đó tiếp tục đổ giá xuống tiếp.

Thức thứ 5: Supply/Demand có thể được xem là vùng bẫy giá của trader.
Đây là chiêu khó nhất, anh em đọc kĩ. Vùng demand cơ bản là vùng hỗ trợ vì thế khi
giá đi vào vùng này có thể sẽ dính "bẫy" do khối lượng giao dịch trở nên thấp. Phe
bán ít dần đi do lo ngại giá không thể xuống sâu hơn. Tâm lý bất ổn lúc này là thời
điểm để phe mua lật kèo và "đổi trend".
Ngược lại, vùng supply là vùng kháng cự nên là vùng tốt để bẫy phe mua. Nắm rõ
đặc điểm này của giá và áp dụng các mô hình bẫy giá theo phương pháp price
action là phương pháp được rất nhiều cao thủ sử dụng.
Một số bài viết liên quan với chủ đề supply demand, các bạn tham khảo dưới đây:
68

 Nhận diện vùng kháng cự - hỗ trợ cực nhanh với Supply Demand
Indicator.
 Lớp học Price Action.
 Lớp học mô hình nến Nhật.
 Lớp học giao dịch theo xu hướng.
Indicator mình để ở cuối bài viết. Các bạn tải về (có nhiều phiên bản khác nhau) rồi
làm theo bài viết cài đặt indicator từ ngoài vào mt4 để sử dụng indicator.

Chúc các bạn trade thành công và tìm được indicator phù hợp với hệ thống giao
dịchcủa mình.

You might also like