You are on page 1of 11

1.

Market Structure
I, Muilti timeframe market structure

a) Market structure

Khái niệm cấu trúc thị trường :


• Nếu chúng ta thấy 1 loạt các mức cao cao hơn và mức thấp cao hơn liên tiếp
chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang ở trong 1 xu hướng tăng

• Và ngược lại nếu chúng ta thấy các mức thấp thấp hơn và mức cao thấp hơn liên
tiếp chúng ta có thể nói là xu hướng giảm

• Tầm quan trọng của khái niệm này thực sự cộng hưởng từ quan điểm phân tích
khung đa thời gian để thực sự hiểu liệu chúng ta có đang ở trong một giai đoạn
pullback hoặc giai đoạn impulse khi chúng ta sắp xếp các giao dịch trên khung
thời gian thấp hơn.
b) Multi timeframe (Đa khung thời gian)

• Đây là 1 xu hướng tăng, giá tạo các mức HH và HL, giả sử daily chart là màu đỏ
tạo ra các mức HH và HL

• Chart 1h là màu trắng, nhìn vào biểu đồ 1h giá tạo các mức HH và HL trong 1
pha impulse của khung Daily

• Khi biểu đồ D bắt đầu pullback về mức HL những gì chúng ta bắt đầu thấy cấu
trúc thị trường thay đổi trên khung H1, nó tạo ra các mức HL, LL trên khung h1,
điều này rất quan trọng cần hiểu vì khi chúng ta thấy điều này trên biểu đồ h1
,chúng ta có thể bắt đầu nghĩ rằng giá bắt đầu đảo chiều và giá sẽ tiếp tục đi
xuống.

• Chúng ta sử dụng HTF để hiểu rằng khung D đang tạo ra mức HH và HL


• Chúng ta cũng hiểu rằng ở khung H1 khi giá phá cấu trúc tăng tạo ra mức thấp
hơn (HL, LL) . Chúng ta có thể tìm cơ hội sell trong khung H1

• Nhưng chúng ta nên giữ khung thời gian giao dịch cao hơn trong đầu và biết tại
1 thời điểm nào đó giá sẽ tạo mức HL (khung D) nếu xu hướng D vẫn còn tiếp
tục (có nghĩa là khung thời gian thấp hơn H1 dowtrend trong pullback của
khung D đã kết thúc).
• Về cơ bản thì những gì chúng ta thấy sau đó là sự phá vỡ cấu trúc thị trường và
chúng ta sẽ bắt đầu thấy biểu đồ H1 tạo ra các mức HH, HL và sau đó sẽ hình
thành 1 pha impulse của khung D

c) Mapping and break of structure identification

Có 3 cách để lập biều đồ và xác định sự phá vỡ cấu trúc thị trường

• 1.Sử dụng thân nến mapping và thân nến xác nhận sự phá vỡ
• 2. Sử dụng râu nến mapping và thân nến xác định sự phá vỡ

• 3. Sử dụng râu nến mapping và râu nến xác định sự phá vỡ

• PHANTOM sử dụng cách 2


Tùy vào sở thích và phù hợp với từng người ( cần backtest để thấy cái nào hợp vs
mình)
Điều cần nhấn mạnh là bất cứ pp nào bạn chọn cuối cùng phụ thuộc vào ý nghĩa
nhất với bạn và không thể nhấn mạnh hơn rằng điều quan trọng là phải áp dụng 1
cách nhất quán, không thể áp dụng cách 1 một ngày, cách 2 một ngày và mong nó
hiệu quả.
Nhưng đã nói: vạch ra cấu trúc thị trường và xác điịnh các điểm phá phá vỡ thực sự
chỉ là khuôn khổ để chúng ta xem xét các giao dịch và cách chúng ta thiết lập để
hiểu tâm lý chung của thị trường :
Ví dụ : khi chúng ta thấy giá tạo các mức HH và HL thì sẽ có ý nghĩa hơn khi tìm
kiếm lệnh buy và ngược lại, vì thế chúng ta giao dịch theo xu hướng đó nhưng
không giao dịch cấu trúc thị trường, chúng ta tập trung nhiều hơn vào:

• order block

• inefficency

• wyckoff.
Vì vậy market structure chỉ là khung tổng thể để hiểu nơi có khả năng sẽ xẩy ra ra
hướng nào, cuối cùng để giao dịch ở xác suất cao nhất.
Cả 3 pp cơ bản đều rất giống nhau, chúng ta đều đi tới điểm cuối cùng nói rằng giá
đang tăng lên phá vỡ cấu trúc và tạo ra mức cao hơn.
Sự phân định ở pp 1,2 và 3 là phá vỡ bằng wick và body. Vì các broker  sử dụng các
nguồn khác nhau nên bạn sẽ thấy wick khác nhau ở các broker nhưng về cơ bản thì
về thân nến đa số sẽ giống nhau.
Vì vậy cách 3 có thể có nhiều sự khác biệt giữa các broker.
Và 1 điều khác ở cách 3 là điều này có thể  bị nhầm lẫn nếu không hiểu thực sự điều
gì đang xẩy ra ở khung thời gian cao hơn.
Ví dụ uptrend chuyển qua dowtrend 1 cách nhanh chống và nếu không cẩn thận mà
sell thì có khả năng bị stop out.
Vì vậy bất cứ pp nào bạn chọn bạn luôn phải tự hỏi bản thân : Điều gì xẩy ra sau khi
chúng phá vở cấu trúc bất kể pp bạn đang dùng để xác định sự phá vỡ cấu trúc đó.
Nếu thấy sự phá vỡ cấu trúc và sau đó giá ngay lập tức bắt đầu đảo ngược thì nhiều
khả năng là không đúng hoặc không có gì hỗ trợ nó, không có động lượng  ( phá vở
giả và phá vở thật), do đó bạn sẽ thấy 1 số thay đổi đặc điểm trong khi nếu bạn thấy
phá vỡ cấu trục thật sau đó tập hợp lại hoặc 1 seri di chuyển từ sự phá vỡ đó bạn có
thể biểu thị rõ ràng đó là sự phá vỡ thật sự của cấu trúc và nó đang theo 1 xu
hướng.
Nếu bạn rơi vào những tình hướng bối rối hoặc giá tạo các mức HH, HL rồi HL, LL và
bạn không hoàn toàn chắc chắn thì hãy luôn xem những khung thời gian cao hơn
mà chúng ta thực sự giao dịch, rất dễ lạc trong các khung thời gian thấp hơn và
nhiễu ở trên các khung thời gian đó.
Ví dụ: khung D uptrend, HH, HL và thấy khung H4, H1 tạo ra LL, LH chúng ta có thể
nghĩ ngay rằng chúng ta đang ở trong downtrend và chúng ta chỉ nên tìm kiếm lệnh
sell, điều đó có thể đúng trong daytrading
Và khi chúng ta bước thêm 1 bước vào 15M, 5M, 1M thì rất dễ lạc mọi thứ trong cấu
trúc thị trường, khi tt di chuyển bull to bear and low to high…. Và đó là lúc để xem
các khung thời gian cao hơn và tiếp tục dựa trên động lượng thực tế và ý tưởng
giao dịch tổng thể mà bạn đang giao dịch.
Một điều chúng ta luôn ghi nhớ là cái gì ở khung thời gian cao  hơn gọi ý từ quan
điểm cấu trúc, nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang trong 1 xu hướng giá tăng
mạnh và giá nhiều khả năng sẽ tăng lên mức cao hơn. Mức thấp hơn mà chúng ta
đang đang thấy ở khung thời gian thấp hơn nhiều khả năng là 1 pullback hoặc 1 giai
đoạn thoái lui của biểu đồ hằng ngày, để khi chúng ta có thông tin đó chúng ta có
thể định khung thời gian giao dịch của mình theo 1 cách hoàn toàn khác.
Không có pp nào là nhanh hơn hoặc chính xác hơn, cái nào dễ hơn cho bạn, và tất
cả đều đi vào cùng 1 quyết định. Vấn đề chỉ là cách bạn xem nó.
Nên lên biểu đồ và kiểm tra lại, cái nào hợp với bạn
Điều cuối cùng : luôn nhớ thời gian cao hơn đang làm gì, để không bị lạc vào các
khung thời gian nhỏ
Điều quan trọng nữa: là điều gì xẩy ra khi chúng ta phá vỡ cấu trúc, chúng quay lại
hay tiếp tục trend
Đây là những câu hỏi bạn nên tự hỏi và liên tục áp dụng vào giao dịch của bạn để
có thể tạo ra chất lượng cao nhất
trade decisions that ultimately go in line with the higher time frame momentum and
allow you to stack confluences so that you're framing your trades in the best manner
and taking them in the best manner by having that multi-time frame confirmation
and confluence
Các quyết định giao dịch cuối cùng phù hợp với khung thời gian cao hơn, động
lượng và cho phép bạn xếp chồng các hợp lưu để bạn định hình giao dịch theo cách
tốt nhất và lấy chúng theo cách tốt nhất bằng cách xác nhận đa khung thời gian và
hợp lưu.

II, Market Structure Walk Through


Thực hành mapping và xem các phá vỡ thị cấu trúc
Mapping type 2 :

• Khung H1 nằm trong 1 rang lớn giữa mức H và L, nên chúng ta có thể vào
khung M15 để xem sự phá vỡ cấu trúc bên trong khung M15, và xem cấu trúc
con phía bên trong .

• Chúng ta xem cấu trúc phụ bên trong

• Nếu chúng ta chỉ xem xét phạm vi giá cả cho tới khi mức H và L chính được
break thì chúng ta sẽ ngồi yên và không làm gì. Và chờ cơ hội sell phía trên vì có
order block, hoặc sẽ bị phá vỡ xuống mức thấp hơn.

• Vì vậy chúng ta có thể vạch ra cấu trúc con bên trong

• 1 phần nữa là cần xác định các đoạn pullback đúng, các đoạn market dừng lại
để đi chuyển tiếp 1 cách nhanh chóng thì không gọi là pullback đúng. Pullback
sâu hơn (ý là vậy) thì mới tạo ra mức H và L mới
Pullback đúng nên sâu hơn.
Nhìn vào tổng thể thì tất cả điều này chỉ nằm trong phạm vi

Nhưng vẫn có thể xem giá đang hoạt động trong phạm vi giá đó, vì vậy sẽ có 1 chút
linh hoạt trong đó các mức cao bị phá vỡ , vì bạn có thể xem ở LTF
Nếu nhìn trong phạm vi lớn này thì bạn chỉ ngồi chờ và không làm gì cả, trong khi
hiểu cấu trúc thị trường và cấu trúc con trong phạm vi đó bạn vẫn có thể nhìn và
vẫn giao dịch hành động giá tổng thể trong phạm vi chính. Và có thể tìm kiếm các
giao dịch ngược xu hướng.
Cả 3 phương pháp đều hiệu quả, và cuối cùng là làm sao để có ý nghĩa hơn đối với
bạn, phù hợp hơn
Thiên vị khung thời gian lớn hơn, và ghi nhớ khung tg lớn, range lớn

• Nhận xét cuối cùng khi nói đến cấu trúc thị trường là : cấu trúc thị trường là 1
công cụ chúng ta sử dụng để hiểu những gì đang xẩy ra và định khung giao
dịch của chúng ta.

• Chúng ta không giao dịch trực tiếp cấu trúc thị trường mà chúng ta đang sử
dụng các điểm quan tâm khung thời gian cao hơn (POI HTF) để hiểu khi chúng
ta thấy cấu trúc thị trường bị phá vỡ.
• Cho dù bạn chọn phương pháp nào thì cũng đều đi tới 1 kết quả là tìm được
điểm quan tâm ở khung thời gian cao mà chúng ta nên xác định theo thứ tự để
tìm giao dịch, vì chúng ta giao dịch các khối lệnh, sử dụng tính thanh khoản,
tính ko hiệu quả, cấu trúc thị trường để hiểu giá ở đâu và có khả năng sẽ quay
trở lại và phản ứng trước khi di chuyển theo 1 hướng nhất định

• Tóm lại Tuấn : dùng HTF và cấu trúc thị trường để tìm POI ở khung HTF, refine
điểm POI để tìm được OB và tinh chỉnh, kèm theo tính mất thanh khoản, tính
không hiệu quả. Và đây là bước đầu.

You might also like